Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 6

ĐĂNG KÍ KHÓA HỌC LIVESTREAM – CHINH PHỤC ĐIỂM 8,9,10 MÔN SINH HỌC !

- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

TỔNG HỢP BẪY LÝ THUYẾT


Livestream: 20H-9/6/2021
Fanpage: Sinh Học- Thầy Trương Công Kiên

MCLASS.VN

Câu 1. Trật tự tiêu hóa thức ăn trong dạ dày ở trâu như thế nào?
A. Dạ cỏ – dạ lá sách – dạ tổ ong – dạ múi khế
B. Dạ tổ ong – dạ cỏ – dạ lá sách – dạ múi khế
C. Dạ cỏ – dạ múi khế – dạ lá sách – dạ tổ ong
D. Dạ cỏ – dạ tổ ong – dạ lá sách – dạ múi khế
Câu 2. Khi nói về quá trình phát sinh sự sống trên Trái đất, kết luận nào sau đây là đúng?
A. Lịch sử Trái đất có 5 đại, trong đó đại Cổ sinh chiếm thời gian dài nhất.
B. Đại Trung sinh được đặc trưng bởi sự phát sinh và hưng thịnh của bò sát khổng lồ.
C. Đại Tân sinh được đặc trưng bởi sự phát sinh các loài thú, chim mà đỉnh cao là sự phát sinh loài
người.
D. Các loài động vật và thực vật ở cạn đầu tiên xuất hiện vào đại Cổ sinh.
Câu 3. Một loài giun dẹp sống trong cát ở vùng ngập thủy triều ven biển. Trong mô của giun dẹp có các
tảo lục đơn bào sống. Khi thủy triều xuống, giun dẹp phơi mình trên cát và khi đó tảo lục có khả năng
quang hợp. Giun dẹp sống bằng tinh bột do tảo lục quang hợp tổng nên. Quan hệ giữa tảo lục đơn bào và
giun dẹp là
A. quan hệ cộng sinh
B. quan hệ hội sinh
C. quan hệ kí sinh
D. quan hệ hợp tác.

Câu 4. Trong kỹ thuật di truyền, việc lựa chọn các thể truyền mang các gen kháng thuốc kháng sinh nhằm
mục đích
A. giúp tế bào chứa ADN tái tổ hợp có thể tồn tại trong môi trường có thuốc kháng sinh.
B. nhận biết được dòng tế bào vi khuẩn nào đã nhận được ADN tái tổ hợp.
C. tạo ra những chủng vi khuẩn có khả năng kháng thuốc kháng sinh.
D. tạo điều kiện cho gen đã ghép được biểu hiện.
Câu 5. Thế hệ xuất phát của một quần thể có 0,5AA + 0,4Aa + 0,1aa = 1. Quần thể tự thụ qua 5 thế hệ, các
cá thể có kiểu hình lặn bị chết ngay ở giai đoạn phôi. Cấu trúc di truyền của quần thể F5 là:
A. 0,49AA + 0,42Aa + 0,09aa = 1. B. 19/25AA + 6/25Aa = 1.
C. 13/17AA + 4/17Aa = 1 D. 111/113AA + 2/113Aa = 1

Câu 6. Một quần thể của một loài động vật sinh sản giao phối bao gồm các cá thể thân xám và thân đen.
Giả sử quần thể này đang đạt trạng thái cân bằng di truyền về kiểu gen quy định màu thân, trong đó tỉ lệ
cá thể thân xám chiếm 36%. Nếu người ta chỉ cho những con có kiểu hình giống nhau giao phối qua 2 thế
hệ thì theo lý thuyết, tỉ lệ thân đen trong quần thể thu được là bao nhiêu? Biết rằng tính trạng màu thân
do 1 gen quy định, thân xám trội hoàn toàn so với thân đen.
A. 54/65 B. 42/65 C. 50/65 D. 48/65.

1 Tham gia trọn bộ khóa LiveStream để chinh phục 8,9,10 điểm Sinh
ĐĂNG KÍ KHÓA HỌC LIVESTREAM – CHINH PHỤC ĐIỂM 8,9,10 MÔN SINH HỌC !
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
Câu 7. Về bản chất pha sáng của quá trình quang hợp là:
A. Pha ôxy hoá nước để sử dụng H+, CO2 và điện tử cho việc hình thành ATP, NADPH, đồng thời
giải phóng O2 vào khí quyển.
B. Pha ôxy hoá nước để sử dụng H+ và điện tử cho việc hình thành ADP, NADPH, đồng thời giải
phóng O2 vào khí quyển.
C. Pha ôxy hoá nước để sử dụng H+ và điện tử cho việc hình thành ATP, NADPH, đồng thời giải
phóng O2 vào khí quyển.
D. Pha khử nước để sử dụng H+ và điện tử cho việc hình thành ATP, NADPH, đồng thời giải
phóng O2 vào khí quyển.
Câu 8. Bằng chứng trực tiếp chứng minh quá trình tiến hóa của sinh vật là
A. bằng chứng sinh học phân tử. B. bằng chứng hóa thạch.
C. bằng chứng giải phẫu so sánh D. bằng chứng tế bào học
Câu 9. Trong quá trình diễn thế nguyên sinh, những quần xã xuất hiện sau so với các quần xã xuất hiện
trước thường có đặc điểm là:
A. Độ đa dạng loài tăng lên nhưng số lượng cá thể mỗi loài giảm xuống.
B. Lưới thức ăn phức tạp hơn và chuỗi thức ăn mùn bã hữu cơ ngày càng kém quan trọng.
C. Sản lượng sơ cấp tinh dùng làm thức ăn cho sinh vật dị dưỡng ngày càng tăng.
D. Kích thước và tuổi thọ các loài đều giảm đi.
Câu 10. Trong quần thể người có một số bệnh, tật và hội chứng di truyền như sau:
(1) Bệnh ung thư máu. (2) Bệnh hồng cầu hình liềm.
(3) Bệnh bạch tạng. (4) Hội chứng Claiphentơ.
(5) Tật dính ngón tay số 2 và 3. (6) Bệnh máu khó đông.
(7) Hội chứng Tớcnơ. (8) Hội chứng Đao. (9) Bệnh mù màu.
Những thể đột biến lệch bội trong các bệnh, tật và hội chứng trên là:
A. (2), (3), (9) B. (4), (7), (8). C. (1), (4), (8). D. (4), (5), (6).
Câu 11. Nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực không có chức năng nào sau đây?
A. Phân chia đều vật chất di truyền cho các tế bào con trong pha phân bào.
B. Tham gia quá trình điều hòa hoạt động gen thông qua các mức cuộn xoắn của nhiễm sắc thể.
C. Quyết định mức độ tiến hóa của loài bằng số lượng nhiễm sắc thể trong bộ nhiễm sắc thể 2n.
D. Lưu giữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.
Câu 12. Nơi diễn ra sự hô hấp ở thực vật là:
A. Lá B. Thân
C. Rễ D. Ở tất cả các cơ quan của cơ thể.
Câu 13. Nhân tố tiến hoá có thể làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng xác định là:
(1) Đột biến. (2) Di - nhập gen. (3) Giao phối không ngẫu nhiên.
(4) Chọn lọc tự nhiên. (5) Các yếu tố ngẫu nhiên.
Phương án đúng là:
A. (3), (4). B. (4). C. (2), (4). D. (1), (3), (4), (5).
Câu 14. Xét các mối quan hỗ trợ giữa các sinh vật trong quần xã, có bao nhiêu mối quan hệ đem lại lợi ích
hoặc ít nhất không có hại cho các loài khác.
A. 3 B. 2 C. 1 D. 4
Câu 15. Trong các dạng đột biến gen sau có bao nhiêu dạng đột biến chắc chắn làm thay đổi trình tự axit
amin trong prôtêin hoàn chỉnh?
(1) Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit thứ 2 của một bộ 3 nằm gần bộ 3 mở đầu.
(2) Mất một nuclêôtit trong một intron ở giữa gen.
(3) Thay thế 1 cặp nuclêôtit nằm gần bộ 3 kết thúc của trình tự mã hóa.
(4) Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit trong bộ 3 mã hóa cho Tirôzin.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

2 Tham gia trọn bộ khóa LiveStream để chinh phục 8,9,10 điểm Sinh
ĐĂNG KÍ KHÓA HỌC LIVESTREAM – CHINH PHỤC ĐIỂM 8,9,10 MÔN SINH HỌC !
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -

Câu 16. Quá trình hình thành loài mới ở một loài thực vật được mô tả ở hình sau:

Biết rằng 2 loài A và B có mùa sinh sản trùng nhau nhưng hình thái lá và cấu tạo cơ quan sinh sản khác
nhau.
Cho một số phát biểu sau về con đường hình thành loài này:
(1) Con đường hình thành loài này gặp phổ biến ở thực vật và ít gặp ở động vật.
(2) Điều kiện độ ẩm khác nhau đã tạo ra sự khác biệt về hình thái lá và cấu tạo cơ quan sinh sản của hai
quần thể A và quần thể B.
(3) Hai quần thể A và B có thể được xem là hai nòi sinh thái.
(4) Trong quá trình hình thành loài của loài thực vật này đã có sự tham gia của các yếu tố ngẫu nhiên, cách
li địa lý và cách li cơ học.
Số phát biểu không đúng là:

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 17. Trong quá trình dịch mã,


A. mỗi tARN có thể vận chuyển nhiều loại axit amin khác nhau.
B. trên mỗi mARN nhất định chỉ có một ribôxôm hoạt động.
C. mỗi loại axit amin chỉ được vận chuyển bởi một loại tARN nhất định.
D. mỗi ribôxôm có thể hoạt động trên bất kì loại mARN nào.

Câu 18. Khi nói về diễn thế sinh thái,


(1) Diễn thế sinh thái thứ sinh luôn khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật.
(2) Loài ưu thế đóng vai trò quan trọng hơn loài đặc trưng trong quá trình diễn thế.
(3) Trong diễn thế sinh thái, song song với quá trình biến đổi của quần xã là quá trình biến đổi về các điều
kiện tự nhiên của môi trường.
(4) Sự cạnh tranh giữa các loài trong quần xã là một trong những nguyên nhân gây ra diễn thế sinh thái.
(5) Nghiên cứu về diễn thế sinh thái giúp chúng ta có thể khai thác triệt để nguồn tài nguyên thiên nhiên
và khắc phục những biến đổi bất lợi của điều kiện môi trường.
Số phát biểu sai là?
A. 2 B. 3 C. 1 D. 4

3 Tham gia trọn bộ khóa LiveStream để chinh phục 8,9,10 điểm Sinh
ĐĂNG KÍ KHÓA HỌC LIVESTREAM – CHINH PHỤC ĐIỂM 8,9,10 MÔN SINH HỌC !
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
Câu 19. Trong quá trình giảm phân của một tế bào sinh dục đực ở một loài đã xảy ra hiện tượng được mô
tả ở hình dưới đây:

Cho một số nhận xét sau:


(1) Hiện tượng đột biến trên là chuyển đoạn không tương hỗ.
(2) Hiện tượng này đã xảy ra ở kỳ đầu của lần giảm phân 2.
(3) Hiện tượng này xảy ra do sự trao đổi chéo không cân giữa 2 cromatit cùng nguồn gốc thuộc cùng một
cặp NST tương đồng.
(4) Sức sống của cơ thể bị xảy ra đột biến này hoàn toàn không bị ảnh hưởng.
(5) Tỉ lệ giao tử mang đột biến tạo ra từ tế bào này là 1/2.
(6) Giao tử chỉ có thể nhận được nhiều nhất là một chiếc nhiễm sắc thể đột biến từ bố nếu quá trình phân
li nhiễm sắc thể diễn ra bình thường.
Số kết luận đúng là:
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 20. Vì sao nồng độ O2 khi thở ra thấp hơn so với hít vào phổi?
A. Vì một lượng O2 còn lưu giữ trong phế nang.
B. Vì một lượng O2 còn lưu giữ trong phế quản.
C. Vì một lượng O2 đã ô xy hoá các chất trong cơ thể.
D. Vì một lượng O2 đã khuếch tán vào máu trước khi ra khỏi phổi.
Câu 21. Khi quan sát quá trình phân bào bình thường ở một tế bào sinh dưỡng (tế bào A) của một loài
dưới kính hiển vi, người ta bắt gặp hiện tượng được mô tả ở hình bên dưới.

Có bao nhiêu kết luận sau đây là không đúng?


(1) Tế bào A đang ở kì đầu của quá trình nguyên phân.
(2) Tế bào A có bộ nhiễm sắc thể 2n = 4.
(3) Tế bào A khi kết thúc quá trình phân bào tạo ra các tế bào con có bộ nhiễm sắc thể 2n = 2.
(4) Số tâm động trong tế bào A ở giai đoạn này là 8.
(5) Tế bào A là tế bào của một loài thực vật bậc cao.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

4 Tham gia trọn bộ khóa LiveStream để chinh phục 8,9,10 điểm Sinh
ĐĂNG KÍ KHÓA HỌC LIVESTREAM – CHINH PHỤC ĐIỂM 8,9,10 MÔN SINH HỌC !
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
Câu 22. Ở một quần thể (P) của một loài thực vật, xét gen có 2 alen A và a qui định chiều cao cây. Chọn
ngẫu nhiên cây thân cao từ quần thể đem tự thụ phấn thì thấy rằng cứ 4000 cây con thì có 250 cây thân
thấp. Nếu cho các cây thân cao ở thế hệ P ngẫu phối thì tỉ lệ cây thân thấp thu được ở thế hệ sau là:

A. . B. . C. . D. .
Câu 23. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về quá trình hình thành quần thể thích nghi?
A. Môi trường đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra các đặc điểm thích nghi của quần thể.
B. Chọn lọc tự nhiên đóng vai trò sàng lọc và làm tăng số lượng cá thể có kiểu hình thích nghi tồn
tại sẵn trong quần thể cũng như tăng cường mức độ thích nghi của các đặc điểm bằng cách tích luỹ các
alen tham gia quy định các đặc điểm thích nghi.
C. Tốc độ hình thành quần thể thích nghi phụ thuộc vào: quá trình phát sinh và tích luỹ các gen
đột biến ở mỗi loài; tốc độ sinh sản của loài và áp lực của CLTN.
D. Các đặc điểm thích nghi chỉ mang tính tương đối vì trong môi trường này thì nó có thể là thích
nghi nhưng trong môi trường khác lại có thể không thích nghi.
Câu 24. Ở ruồi giấm đực có thành phần kiểu gen AaBbDdXY. Quan sát quá trình phát triển của phôi, ở
lần phân bào thứ 6 có một số tế bào cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Dd không phân li. Cho rằng phôi đó
phát triển thành thể đột biến thì có mấy dòng tế bào khác nhau về số lượng nhiễm sắc thể?
A. Phát sinh 3 dòng tế bào: 1 dòng tế bào bình thường (2n) và 2 dòng tế bào đột biến (2n+2 và 2n-
2).
B. Phát sinh 3 dòng tế bào: 1 dòng tế bào bình thường (2n) và 2 dòng tế bào đột biến (2n+1 và 2n-
1)
C. Phát sinh 3 dòng tế bào: 1 dòng tế bào bình thường (2n) và 2 dòng tế bào đột biến (2n+1+1 và
2n-1-1).
D. Phát sinh 5 dòng tế bào: 1 dòng tế bào bình thường (2n) và 4 dòng tế bào đột biến (2n+2, 2n-2,
2n+1+1 và 2n-1-1).
Câu 25. Phát biểu sau đây về ổ sinh thái là đúng?
A. Ổ sinh thái là một khoảng không gian sinh thái được hình thành bởi tổ hợp các nhân tố sinh thái.
B. Hai loài có nơi ở trùng nhau thì luôn có xu hướng cạnh tranh với nhau về dinh dưỡng.
C. Hai loài có ổ sinh thái dinh dưỡng không trùng nhau thì không bao giờ xảy ra sự cạnh tranh.
D. Sinh vật chỉ có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian bên trong ổ sinh thái.
Câu 26. Trong thành phần operon Lac của vi khuẩn E.coli, theo chiều trượt của enzyme phiên mã thì thứ
tự các thành phần là:
A. Gen điều hòa, vùng vận hành (O), vùng khởi động (P), gen cấu trúc Z, gen cấu trúc Y, gen cấu trúc A.
B. Gen điều hòa, vùng khởi động (P), vùng vận hành (O), gen cấu trúc Z, gen cấu trúc Y, gen cấu trúc A.
C. Vùng vận hành (O), vùng khởi động (P), gen cấu trúc A, gen cấu trúc Y, gen cấu trúc Z.
D. Vùng khởi động (P), vùng vận hành (O), gen cấu trúc Z, gen cấu trúc Y, gen cấu trúc A.
Câu 27. Trong các xu hướng sau:
(1) Tần số các alen không đổi qua các thế hệ.
(2) Tần số các alen biến đổi qua các thế hệ.
(3) Thành phần kiểu gen biến đổi qua các thế hệ.
(4) Thành phần kiểu gen không đổi qua các thế hệ.
(5) Quần thể phân hóa thành các dòng thuần.
(6) Đa dạng về kiểu gen.
(7) Các alen lặn có xu hướng được biểu hiện.
Những xu hướng xuất hiện trong quần thể tự thụ phấn và giao phối gần là
A. (1), (3), (5), (7). B. (1), (4), (6), (7). C. (2), (3), (5), (6). D. (2), (3), (5), (7).

5 Tham gia trọn bộ khóa LiveStream để chinh phục 8,9,10 điểm Sinh
ĐĂNG KÍ KHÓA HỌC LIVESTREAM – CHINH PHỤC ĐIỂM 8,9,10 MÔN SINH HỌC !
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
Câu 28. Khi nói về các thành phần hữu sinh của hệ sinh thái,
(1) Nấm hoại sinh là một trong số các nhóm sinh vật có khả năng phân giải chất hữu cơ thành các chất vô
cơ.
(2) Sinh vật sản xuất bao gồm thực vật, tảo và tất cả các loài vi khuẩn.
(3) Sinh vật kí sinh và hoại sinh đều được coi là sinh vật phân giải.
(4) Sinh vật tiêu thụ bậc 1 thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1.
Số phát biểu không đúng là:
A. 2 B. 1 C. 3 D. 4
Câu 29. Một phân tử ADN mạch kép nhân đôi một số lần liên tiếp đã tạo ra được 62 mạch pôlinuclêôtit
mới. Khẳng định nào sau đây không đúng?
A. Tất cả các phân tử ADN tạo ra đều có chứa nguyên liệu mới từ môi trường nội bào.
B. Trong các phân tử ADN con được tạo ra, có 31 phân tử cấu tạo hoàn toàn từ nguyên liệu của
môi trường nội bào.
C. Phân tử ADN nói trên đã nhân đôi 5 lần liên tiếp.
D. Trong các phân tử ADN con được tạo ra, có 30 phân tử cấu tạo hoàn toàn từ nguyên liệu của
môi trường nội bào.
Câu 30.Ở một vùng biển, năng lượng bức xạ chiếu xuống mặt nước đạt đến 3.106 kcal/m2/ngày. Tảo silic
chỉ đồng hoá được 0,3% tổng năng lượng đó, giáp xác khai thác 10% năng lượng tích luỹ trong tảo, cá ăn
giáp xác khai thác được 15% năng lượng của giáp xác. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Năng lượng được tích lũy ở bậc dinh dưỡng có sinh khối lớn nhất là 900 kcal/m2/ngày.
B. Bậc dinh dưỡng bậc 2 có sự thất thoát năng lượng nhỏ nhất.
C. Năng lượng được tích lũy ở sinh vật tiêu thụ bậc 3 là 135 kcal/m2/ngày.
D. Sinh vật sản xuất tích lũy được 9.105 kcal/m2/ngày.

6 Tham gia trọn bộ khóa LiveStream để chinh phục 8,9,10 điểm Sinh

You might also like