Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 4

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỀ THI GIỮA KỲ HÈ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Tên học phần: LỊCH SỬ ĐẢNG


Thời gian làm bài:
(20 câu trắc nghiệm + tự luận) / /2020

Mã học phần: LỊCH SỬ ĐẢNG - Số tín chỉ (hoặc đvht): 2 Mã đề thi


Lớp : 19TCLC_Nhat1 01
(Thí sinh được sử dụng tài liệu)
Họ, tên thí sinh:Phan Hữu Minh Trí Mã sinh viên:102190341

I. PHẦN THI TRẮC NGHIỆM (5 điểm)


Câu 1: Phan Bội Châu đã lãnh đạo phong trào nào sau đây?
A. Duy Tân. B. Việt Nam Quang phục hội.
C. Đông Du. D. Cả b và c đều đúng.
Câu 2: Nguyễn Ái Quốc lựa chọn con đường giải phóng dân tộc theo khuynh hướng chính trị vô
sản vào thời gian nào?
A. 1917. B. 1918. C. 1919. D. 1920.
Câu 3 Văn kiện nào của Đảng nhấn mạnh “Vấn đề thổ địa là cái cốt của cách mạng tư sản dân
quyền”?
A. Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt.
B. Chỉ thị thành lập Hội phản đế đồng minh (18-11-1930).
C. Luận cương chính trị tháng 10-1930.
D. Chung quanh vấn đề chính sách mới của Đảng (10-1936).
Câu 4: Mục tiêu cụ thể trước mắt của Cao trào cách mạng 1936 – 1939 là gì?
A. Độc lập dân tộc. B. Ruộng đất cho dân cày.
C. Các quyền tự do, dân chủ, dân sinh. D. Tất cả các mục trên.
Câu 5: Khẩu hiệu nào sau được nêu ra trong Cao trào kháng Nhật cứu nước?
A. Đánh đuổi phát xít Nhật- Pháp. B. Giải quyết nạn đói.
C. Đánh đuổi phát xít Nhật. D. Chống nhổ lúa trồng đay.
Câu 6: Bạn hãy cho biết tên gọi của các tổ chức quần chúng trong mặt trận Việt Minh?
A. Cứu quốc. B. Dân chủ. C. Phản đế. D. Giải phóng.
Câu 7: Quân đội phát xít Nhật vào xâm lược nước ta tháng, năm nào?
A. 9/1939. B. 2/1940. C. 9/1940. D. 3/1941.
Câu 8: Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam cộng sản Đảng được ra đời từ tổ chức tiền thân
nào?
A. Tân Việt cách mạng Đảng. B. Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên.
C. Việt Nam cách mạng đồng chí Hội. D. Cả a, b và c.
Câu 9: Trong các điểm sau, chỉ rõ điểm khác nhau giữa Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng
và Luận cương chính trị tháng 10-1930 là:
A. Phương hướng chiến lược của cách mạng. B. Chủ trương tập hợp lực lượng cách mạng.
C. Vai trò lãnh đạo cách mạng. D. Phương pháp cách mạng.-----------------------
Câu 10: Khi nào phong trào công nhân Việt Nam hoàn toàn trở thành một phong trào tự giác?
A. Năm 1920 (tổ chức công hội ở Sài Gòn được thành lập).
B. Năm 1925 (cuộc bãi công Ba Son).
C. Năm 1929 (sự ra đời ba tổ chức cộng sản).
D. Năm 1930 (Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời).
II. PHẦN THI TỰ LUẬN (5 điểm) (sinh viên chọn 1 trong hai câu sau để làm bài, sinh viên
làm luôn vào bài thi)
Câu 1: Phân tích vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
Câu 2: Phân tích vai trò của Đảng đối với thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945
Trang 1/4 - Mã đề thi 01
BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỀ THI GIỮA KỲ HÈ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Tên học phần: LỊCH SỬ ĐẢNG
Thời gian làm bài:
(10 câu trắc nghiệm + tự luận) / /2020

Mã học phần: LỊCH SỬ ĐẢNG - Số tín chỉ (hoặc đvht): 2


Mã đề thi
Lớp: 19TCLC_Nhat1
01
(Thí sinh được sử dụng tài liệu)
Họ, tên thí sinh:Phan Hữu Minh Trí Mã sinh viên: 102190341

I. PHẦN THI TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

PHIẾU TRẢ LỜI TRẮC NGHIỆM

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
A X
B X X
C X X X X
D X X X

II. PHẦN THI TỰ LUẬN (5 điểm) (sinh viên chọn 1 trong hai câu để làm bài, sinh viên làm
luôn vào bài thi).
Câu 1: Phân tích vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam:

Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là sự kết hợp chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ
Chí Minh với phong trào công nhân và phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam ta. Từ khi ra
đời, Đảng ta đã có Cương lĩnh chính trị xác định đúng đắn con đường cách mạng là giải phóng
dân tộc theo khuynh hướng chính trị vô sản, từ đó lãnh đạo phong trào kháng chiến, cách mạng
Việt Nam, mở ra phương hướng phát triển mới cho đất nước Việt Nam. Quan đó cho ta thấy vai
trò to lớn của Nguyễn Ái Quốc trong quá trình thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam, đó là:

- Thứ nhất: Người đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam – Con
đường Cách mạng Vô sản. Người đã ra đi tìm đường cứu nước, bôn ba qua nhiều quốc gia
trong 10 năm (1911-1920). Quá trình đó đã giúp con người yêu nước này nhận thức rõ
ràng hơn diện mạo và bản chất của chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân: ở đâu bọn đế
quốc, thực dân cũng tàn bạo, độc ác; ở đâu những người lao động cũng bị bóc lột, áp bức
nặng nề. Bác nhận ra bản chất của các cuộc cách mạng qua việc nghiên cứu các cuộc cách
mạng của các nước tư bản chủ nghĩa và nhận rõ được sự không đến nơi và không triệt để
của các cuộc cách mạng này.  Bắt gặp lý tưởng của Chủ nghĩa Mác - Lênin: Người đã tìm
thấy con đường cứu nước giải phóng cho dân tộc - con đường cách mạng vô sản. Có thể
thấy rằng sự yêu nước đã đưa Nguyễn Ái Quốc tìm đến lý tưởng cao quý của chủ nghĩa
Mác – Lênin, với khát vọng mang lại hòa bình cho dân tộc, Người đưa ra những thông
điệp về hòa bình, độc lập, tự do, hạnh phúc, dân chủ, đó chính là: độc lập dân tộc gắn liền
với chủ nghĩa xã hội - con đường mà Người lựa chọn đã dẫn lối cho hoạt động cách mạng
Việt Nam.

- Thứ hai: Người đã tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, chuẩn bị về tư tưởng, chính
trị, tổ chức cho sự ra đời của Đảng. Khi xác định con đường cách mạng Việt Nam là con
đường cách mạng vô sản theo cách mạng Tháng Mười Nga thì Nguyễn Ái Quốc bằng hoạt
động thực tiễn tích cực của mình ở nước ngoài đã tiến hành truyền bá chủ nghĩa

Trang 2/4 - Mã đề thi 01


Mác - Lênin về Việt Nam, quá trình truyền bá đi từ thức tỉnh đến giác ngộ, từ lựa chọn con
đường đến hành động cách mạng theo con đường cách mạng vô sản.
+ Về tư tưởng: Nguyễn Ái Quốc đã dùng ngòi bút của mình tích cực tố cáo, lên án bản
chất bóc lột của chủ nghĩa thực dân đối với nhân dân các nước thuộc địa và kêu gọi, thức
tỉnh nhân dân bị áp bức đấu tranh giải phóng. Người đã tố cáo tội ác của chủ nghĩa thực
dân Pháp ở các nước thuộc địa. Chỉ rõ bản chất của chủ nghĩa thực dân, xác định chủ
nghĩa thực dân là kẻ thù chung của các dân tộc thuộc địa, của giai cấp công nhân và nhân
dân lao động trên thế giới. Đồng thời tiến hành tuyên truyền tư tưởng Mác - Lênin, xây
dựng mối quan hệ gắn bó giữa những người cộng sản và nhân dân lao động Pháp với các
nước thuộc địa.
+ Về chính trị:  Nguyễn Ái Quốc khẳng định con đường cách mạng của các dân tộc bị áp
bức đồng thời xác định cách mạng giải phóng dân tộc là một bộ phận của cách mạng vô
sản thế giới, xác định lực lượng cách mạng, xác định vai trò lãnh đạo của Đảng và cách
mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân. Những luận điểm ấy sau này phát triển thành
những nội dung cơ bản trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
+ Về tổ chức: Sau khi từ Liên Xô về Quảng Châu Người đã sáng lập nên Hội Việt Nam
cách mạng Thanh niên (6/1925) tại Quảng Châu - Trung Quốc, sau đó Người liên kết với
những cộng sản ở thuộc địa đang hoạt động cách mạng ở Pháp lập ra Hội Liên hiệp các
dân tộc bị áp bức Á Đông (7/1925). Các tổ chức là nơi để truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin
về nước và cũng là sự chuẩn bị quan trọng về tổ chức để tiến tới thành lập chính đảng của
giai cấp vô sản ở Việt Nam. Nhờ đó, thúc đẩy mạnh mẽ sự chuyển biến của phong trào
công nhân, phong trào yêu nước Việt Nam những năm 1928 - 1929 theo khuynh hướng
cách mạng vô sản. Nguyễn Ái Quốc đã chuẩn bị những tư tưởng, chính trị, tổ chức để dẫn
đến sự ra đời các tổ chức cộng sản ở Việt Nam.

- Thứ ba: Người đã triệu tập và chủ trì Hội nghị thành lập Đảng. Cuối năm 1929, phong trào
cách mạng phát triển mạnh mẽ dẫn tới sự ra đời của ba tổ chức cộng sản: Đông Dương
Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn. Sự ra đời của
các tổ chức cộng sản đã khẳng định bước phát triển quan trọng  của phong trào cách mạng
Việt Nam. Sau khi ra đời, ba tổ chức cộng sản đều tuyên bố ủng hộ Quốc tế cộng sản và
đều tự nhận mình là Đảng cách mạng chân chính. Tuy nhiên, trong quá trình tuyên truyền,
vận động quần chúng, các tổ chức cộng sản không tránh khỏi tranh giành ảnh hưởng, công
kích lẫn nhau. Đông Dương cộng sản Đảng cho An Nam cộng sản Đảng là “hoạt đầu, giả
cách mạng”. An Nam cộng sản Đảng lại cho Đông Dương cộng sản Đảng chưa “thật sự là
cộng sản”, “chưa thật là Bônsêvích”...Tình hình đó gây tổn hại lớn cho sự phát triển của
phong trào cách mạng và gây nên tâm trạng nghi ngờ, hoang mang trong quần chúng.
Đúng vào thời điểm khó khăn phức tạp ấy, Nguyễn Ai quốc đã xuất hiện như một vị cứu
tinh của cách mạng và phong trào cộng sản Việt Nam. Nguyễn Ái Quốc đến Hương Cảng
(Trung Quốc) triệu tập Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản để lập một chính đảng duy
nhất của Việt Nam, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Thứ tư: Người đã soạn thảo và thông qua Cương lĩnh chính trị đầu tiên của
Đảng. Cương lĩnh đã xác định đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam với nhiều
nội dung rất quan trọng: mục tiêu của cách mạng, nhiệm vụ cách mạng, lực lượng cách
mạng, phương pháp tiến hành cách mạng, quan hệ quốc tế, vai trò lãnh đạo của
Đảng. Những nội dung ấy dẫu rằng “vắn tắt” nhưng đã phản ánh những vấn đề cơ bản
trước mắt và lâu dài cho cách mạng Việt Nam, đưa cách mạng Việt Nam sang một bước
ngoặt lịch sử vĩ đại.

- Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đóng vai trò vô cùng to lớn trong công cuộc xây dựng Đảng
Cộng sản Việt Nam thành một đảng kiên cường, giàu bản lĩnh và kinh nghiệm trong lãnh
đạo cách mạng cũng như xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.
Trang 3/4 - Mã đề thi 01
Trang 4/4 - Mã đề thi 01

You might also like