Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 7

KHÓ THỞ

Câu 1: Thiếu oxy máu thường dẫn đến:


A. Kích thích hô hấp
B. Ức chế hô hấp
C. Không ảnh hưởng trung tâm hô hấp
D. Thở chậm
Câu 2: Trong các bệnh: hẹp phế quản, dị vật phế quản, u chèn ép trung thất, hen phế quản, giãn
phế nang, có bao nhiêu bệnh khó thở thì thở ra:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 3: Bệnh nhân vào viện than khó thở nhiều, nhưng tần số thở không thay đổi, thở ồn ào, nghĩ
tổn thương nằm ở:
A. Đường khí quản
B. Phế nang
C. Mô kẽ
D. Khó thở nguồn gốc thần kinh
Câu 4: Bệnh nhân khó thở, cần tìm các dấu hiệu như gan to, tĩnh mạch cổ nổi giúp:
A. Tìm nguyên nhân khó thở
B. Đánh giá mức độ khó thở
C. Vị trí tổn thương ở vùng hô hấp
D. Đánh giá tính chất khó thở
Câu 5: Co thắt là cơ chế thường gây khó thở do tổn thương ở
A. Thanh hầu
B. Phế quản
C. Nhu mô phổi
D. Màng phổi
Câu 6: Các yếu tố nào sau đây có vai trò kích thích trung tâm hô hấp, NGOẠI TRỪ:
A. Thiếu Oxy máu
B. Tăng CO2 máu
C. Trạng thái toan
D. Trạng thái kiềm
Câu 7: Quan sát kiểu thở bệnh nhân thở ngắn và nông giúp gợi ý tổn thương giảm độ đàn hồi
phổi, suy luận này dựa trên cơ chế:
1
Nhóm học tập Nội Cơ Sở II – YCK45
A. Phản xạ Churchill-Cope
B. Phản xạ Henring-Breuer
C. Phản xạ Harrison
D. Phản xạ từ xương khớp
Câu 8: Nguyên nhân sau đây gây khó thở thì hít vào:
A. Sẹo thanh quản
B. Hen phế quản
C. Giãn phế nang
D. Bệnh phổi tắt ngẽn mãn tính
Câu 9: Khó thở do yếu tố tâm lý thường có biểu hiện, NGOẠI TRỪ:
A. Hay xuất hiện ở người lo âu hồi hộp
B. Hay gặp cảm giác khó thở thì thở ra
C. Có thể dẫn đến co giật
D. Cần loại trừ khó thở do tổn thương phổi trước khi nghĩ đến nguyên nhân này
Câu 10: Bước đầu tiên trong các bước tiếp cận bệnh nhân khó thở:
A. Đánh giá mức độ khó thở
B. Khám tính chất khó thở
C. Tìm các biểu hiện đi kèm
D. Tìm nguyên nhân khó thở
Câu 11: Khó thở thanh quản thường kèm theo:
A. Tiếng rít
B. Ran rít
C. Tiếng ngáy
D. Ran ngáy
Câu 12: Khó thở xuất hiện khi công hô hấp có xu hướng:
A. Giảm dần so với thông khí tối đa
B. Đạt tới gần thông khí tối đa
C. Vượt quá thông khí tối đa
D. Bằng với thông khí tối đa
Câu 13: Bệnh nhân xơ phổi thường tăng thông khí phút, cơ chế:
A. Rối loạn pha trộn các khí
B. Giảm khuếch tán oxy
C. Tăng nhu cầu oxy
D. Tăng chuyển hóa cơ sở
Câu 14: Tăng CO2 hay gặp trong, chọn câu SAI:

2
Nhóm học tập Nội Cơ Sở II – YCK45
A. Giãn phế nang
B. Bệnh phế quản cấp
C. Bệnh phổi cấp
D. Bệnh màng phổi
Câu 15: Bệnh nhân vào viện có khó thở ở thì thở ra, phổi nhiều ran rít ngáy, nghĩ tổn thương
nằm ở:
A. Thanh quản
B. Trung thất
C. Phế quản
D. Phế nang
Câu 16: Bệnh nhân có tiếng thở rít, phát biểu SAI:
A. Tổn thương có thể ở khí quản
B. Tổn thương có thể ở thanh quản
C. Tổn thương có thể ở tiểu phế quản
D. Bắt buộc phải soi thanh quản
Câu 17: Bệnh nhân khó thở, sau khi đã loại trừ các nguyên nhân hệ hô hấp, chon câu SAI:
A. Nghĩ khó thở do tâm lý
B. Tìm nguyên nhân do chuyển hóa
C. Tìm nguyên nhân cơ xương
D. Tìm nguyên nhân tim mạch
Câu 18: Khó thở do tổn thương phổi thường kèm theo:
A. Giảm tần số hô hấp
B. Tăng tần số hô hấp
C. Giảm biên độ hô hấp
D. Tăng biên độ hô hấp
Câu 19: Khó thở do ứ động phổi có cơ chế giống với:
A. Nhược cơ
B. Ô nhiễm không khí
C. Xơ phổi
D. Dãn phế nang
Câu 20: Tác dụng của phản xạ nào là khác biệt nhất so với những phản xạ còn lại:
A. Hering-Breuer
B. Churchill-Cope
C. Harrison
D. Phản xạ từ cơ xương
Câu 21: Bệnh nhân khó thở, thở nhanh, nghe phổi có nhiều ran nổ, nghĩ tổn thương nằm ở:
3
Nhóm học tập Nội Cơ Sở II – YCK45
A. Thanh quản
B. Phế quản
C. Phế nang
D. Trung thất
Câu 22: Dựa trên cơ chế của phản xạ Hering-Breuer, nếu giảm độ đàn hồi của phổi sẽ làm:
A. Thở ngắn và nông
B. Thở nhanh và sâu
C. Thở chậm và sâu
D. Thở nông
Câu 23: Trung tâm hô hấp có thể bị kích thích bởi:
A. Phản xạ Hering-Breuer
B. Phản xạ Churchill-Cope
C. Phản xạ xuất phát từ các khớp xương
D. Tất cả đúng
Câu 24: Khó thở xuất hiện khi:
A. Công hô hấp đạt gần thông khí tối đa
B. Tăng thông khí phút
C. Giảm thông khí tối đa
D. Tất cả đúng
Câu 25: Các tính huống có tăng thông khí phút, NGOẠI TRỪ:
A. Dãn phế nang
B. Xơ phổi
C. Sốt
D. Nhược cơ
Câu 26: Tiếp cận bệnh nhân khó thở anh (chị) cần khai thác:
A. Hoàn cảnh xuất hiện khó thở
B. Mức độ khó thở, biên độ, tần số thở
C. Thời điểm, tư thế làm xuất hiện khó thở
D. Tất cả các câu trên đúng
Câu 27: Phản xạ Hering-Breuer có đặc điểm nào sau đây:
A. Sự căng giãn phế nang bình thường có thể làm ngừng thở ra và bắt đầu hít vào
B. Việc giảm căng phế nang gây hít vào
C. Việc giảm căng phế nang gây thở ra
D. Giảm độ đàn hồi của phổi gây thở dài và sâu
Câu 28: Phản xạ Churchill-Cope, phản xạ Herrison, các phản xạ xuất phát từ các khớp xương,
các cơ cử động và da, có thể kích thích trung tâm:
4
Nhóm học tập Nội Cơ Sở II – YCK45
A. Hô hấp
B. Vận mạch
C. Điều hòa nhiệt độ
D. Nhận cảm áp lực của tim và xoang cảnh
Câu 29: Các thụ cảm hóa học ở động mạch cảnh và động mạch chủ dễ nhận cảm với:
A. Nồng độ oxy hòa tan trong huyết tương
B. Độ bão hòa Hemoglobin
C. Nồng độ CO2 hòa tan trong huyết tương
D. Áp lực riêng phần của CO2 trong máu động mạch
Câu 30: Tăng thông khí phút KHÔNG gặp trong bệnh lý nào sau đây:
A. Tình trạng không đủ oxy sử dụng do các rối loạn pha trộn khí
B. Tình trạng giảm khuếch tán oxy
C. Tăng nhu cầu oxy
D. Tăng khí cặn
Câu 31: Bệnh lý nào sau đây khó thở ở thì thở ra:
A. Hẹp phế quản
B. Dị vật trong phế quản
C. Chèn ép trung thất
D. Giãn phế nang
Câu 32: Bệnh lý nào sau đây khó thở nhiều nhưng tổn thương không lớn:
A. Lao phổi
B. Ứ huyết phổi
C. Viêm phổi
D. Carcinom mô kẽ
Câu 33: Khó thở do yếu tố tâm lý KHÔNG có đặc điểm nào sau đây:
A. Tần số thở tăng mỗi khi gắng sức
B. Tần số thở tăng khi nghỉ ngơi
C. Tần sô thở tăng khi có người chứng kiến
D. Các cơn khó thở thường kèm theo những khó chịu khác có thể dẫn đến co giật, ngất
Câu 34: Khó thở do tổn thương thực thể KHÔNG có đặc điểm nào sau đây:
A. Lúc đầu là khó thở khi gắng sức
B. Lúc đầu là khó thở khi nghỉ ngơi
C. Về sau khó thở liên tục
D. Về sau khó thở cả khi nghỉ
Câu 35: Những bệnh nhân khó thở khi nằm là do khi chuyển từ tư thế ngồi sang tư thế nằm, dung
tích sống giảm:
5
Nhóm học tập Nội Cơ Sở II – YCK45
A. <10%
B. 10%
C. Có thể đến 20%
D. Có thể đến 30%
Câu 36: Sự hồi hộp:
A. Không làm thay đổi nhịp thở
B. Làm thay đổi tần số thở, không làm thay đổi biên độ của nhịp thở
C. Không làm thay đổi tần số thở, làm thay đổi biên độ của nhịp thở
D. Làm thay đổi tần số thở và biên độ của nhịp thở
Câu 37: Khó thở kịch phát KHÔNG gặp trong bệnh lý nào sau đây:
A. Hen tim
B. Hen phế quản
C. Tắt mạch phổi
D. Tràn khí màng phổi
Câu 38: Khó thở do thiếu máu KHÔNG có đặc điểm nào sau đây:
A. Khó thở thường nhẹ
B. Ít khi dẫn đến khí thở khi nằm
C. Thường xuất hiện khi gắng sức
D. Khó thở kiểu Kussmaul
Câu 39: Kiểu thở này:

A. Hôn mê do đái tháo đường


B. Suy hô hấp do thuốc
C. Hội chứng tăng thông khí
D. Tăng áp lực nội sọ
Câu 40: Kiểu thở này:

KHÔNG gặp trong bệnh lý nào sau đây:


A. Hội chứng tăng thông khí
B. Bệnh phổi hạn chế
C. Đau ngực do viêm màng phổi
D. Cơ hoành nâng cao
Câu 41: Khó thở đột ngột gặp trong bệnh lý nào sau đây:
A. Suy tim toàn bộ
B. Tràn dịch màng phổi
6
Nhóm học tập Nội Cơ Sở II – YCK45
C. Tràn khí màng phổi
D. Viêm phổi

7
Nhóm học tập Nội Cơ Sở II – YCK45

You might also like