Hành vi tổ chức- tình huống 1.1

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

TÌNH HUỐNG CHƯƠNG 1

TÌNH HUỐNG 1.1


CÔNG TÁC LUÂN CHUYỂN CÁN BỘ TẠI SỞ GD&ĐT HÀ NỘI

1) Hãy cho biết nguyên nhân chính của việc Hiệu trưởng C đã xin chuyển công tác sang
đơn vị mới sau 5 tháng nhận nhiệm vụ ở phòng A?
Nguyên nhân chính của việc Hiệu trưởng C xin chuyển công tác sang đơn vị mới sau 5 tháng
nhận nhiệm vụ ở phòng A do không chịu được áp lực của công việc ở Phòng A. Khi Hiệu
trưởng C được nhận nhiệm vụ, công việc trong phòng không đạt hiệu quả, cộng thêm phát
sinh nhiều mâu thuẫn, chia bè phái do cấp dưới không chịu làm theo mệnh lệnh của ông.
Bên cạnh đó, còn có một số nguyên nhân Việc luân chuyển đã không thực hiện được theo
quy hoạch, chưa đảm bảo đúng nguyên tắc dân chủ trong công tác này, đồng thời thiếu sự kết
hợp vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng với trách nhiệm cá nhân Lãnh đạo Sở, thiếu biện pháp
cụ thể để giải quyết tình trạng này. Chưa tạo được nguồn cho các chức danh lãnh đạo cấp
phòng của Sở. Chưa làm tốt công tác nhận xét đánh giá đúng cán bộ hàng năm để từ đó có
hướng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuẩn bị cho các chức danh khi cần thiết.
Luân chuyển thực hiện vội vàng, chưa đánh giá đúng người đúng việc và chưa chuẩn bị công
tác tư tưởng trước thật tốt. Phòng Tổ chức cán bộ chưa chủ động tích cực đề xuất tham mưu
4 cho cấp ủy cũng như Lãnh đạo Sở để bổ nhiệm trưởng phòng chuyên môn nghiệp vụ nói
trên tránh việc luân chuyển nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu.
2) Hậu quả có thể xảy ra tại phòng A nếu không có biện pháp kịp thời là gì?
Trong thời gian ngắn mà Sở đã thực hiện luân chuyển một đồng chí để giữ chức Trưởng
phòng nhưng sau đó lại phải tiếp tục lựa chọn người khác vào chức vụ này. Đây là một tình
huống mà Phòng Tổ chức cán bộ sở GD&ĐT cần có biện pháp giải quyết ngay nếu như
không có phương án giải quyết kịp thời thì sẽ gây ra những hậu quả
+ Phòng A- thuộc cơ quan Sở giáo dục và Đào tạo Hà Nội hiện nay vẫn chưa có trưởng
phòng để đảm trách, quản lý những nhiệm vụ trong phòng sẽ ảnh hưởng đến kết quả công
việc của phòng. Không có sự thống nhất, dễ xảy ra bất đồng trong phòng vì có thể không có
ai chịu đồng tình với quan điểm của nhau khi trong phòng không có một người đứng lên lãnh
đạo và quản lý- là người đưa ra phương án cuối cùng
+ Không chỉ có vậy, việc phòng A chưa có Trưởng phòng sẽ tạo ra tâm lý cho đội ngũ cán bộ
của Sở cũng như của Phòng khi chưa tìm được người thích hợp, việc luân chuyển không
được diễn ra theo kế hoạch.
3) Hãy đưa ra một số phương án giải quyết tình huống trên.

- Phương án 1: Bổ nhiệm người trong văn phòng A


Nếu như chọn Ông Nguyễn Văn B làm trưởng phòng thì sau 1 năm nữa lại phải chọn ra một trưởng
phòng mới vì ông B đã đến tuổi nghỉ chế độ. Làm như vậy sẽ không đem lại hiệu quả vì lại phải tìm
một người khác để đảm nhiệm chức vụ, mọi người trong phòng đã quen với cách làm việc của ông B
sẽ phải thay đổi cách làm việc mới.

Nếu như chọn bà Nguyễn Thị H thì tuổi đời còn trẻ có thể mang lại một “làn gió mới” cho văn
phòng nhưng cũng chính vì vậy mà có thể không tạo được sự tin tưởng với mọi người trong văn
phòng vì nghi ngờ sự thiếu kinh nghiệm của bà H. Nhưng chúng ta có thể giải quyết việc này bằng
việc đưa bà H đi học các lớp bồi dưỡng nâng cao kiến thức, thích nghi với công việc của một trưởng
phòng.

Ngoài hai người trên, chúng ta cũng có thể đề cử những người khác mà đáp ứng đủ yêu cầu
để trở thành trưởng phòng. Thế nhưng, việc này có thể gây khó dễ cho chính người được
chọn bởi chưa có ai được quy hoạch chức danh trưởng phòng giai đoạn này, cộng thêm tâm
lý nặng nề bởi chưa từng giữ chức vụ lãnh đạo, không tránh khỏi lúng túng, giải quyết công
việc không được chỉnh chu sẽ ảnh hưởng đến kết quả trong phòng => Đây chỉ là 1 phương án
tạm thời khi chưa thể tìm được ai khác.
 Ưu điểm: Có thể hiểu được tâm lý, khả năng của từng người để phân công và đưa ra
công việc phù hợp với mọi người. Có sự liên kết sẵn có của các thành viên.
 Nhược điểm: Không thực hiện được việc luân chuyển cán bộ, cán bộ chỉ bó hẹp trong
một phòng. Đôi lúc, có thể diễn ra việc không công tư phân minh vì quý người này hơn
=> giao việc ít và ngược lại.

- Phương hướng 2: Bổ nhiệm người từ phòng khác


Việc thực hiện việc luân chuyển cán bộ tuân theo quy hoạch cán bộ mà sở đã xây dựng, tạo
ra cơ hội để cán bộ có thể thử sức ở các chức vụ quản lý khác nhau. Tránh tính cục bộ khép
kín công tác cán bộ ở mỗi địa phương, cơ quan, đơn vị
Luân chuyển các bộ mới sẽ xảy ra việc thiếu liên kết, thống nhất giữa Trưởng phòng mới và
thành viên trong phòng => bất đồng,
Chưa nắm hết được năng lực, đặc điểm riêng biệt của từng thành viên=> chưa thể quản lý và
giao nhiệm vụ một cách chính xác
4) Liên hệ 3 câu hỏi trên với các chức năng của việc nghiên cứu hành vi tổ chức.
Câu hỏi đầu tiên liên quan đến chức năng giải thích- lý giải những hành vi của cá nhân,
nhóm hay tổ chức. Nguyên nhân tại sao
Câu hỏi thứ hai liên quan đến chức năng dự đoán - cách xác định một hành động cho trước sẽ
dẫn đến những kết cục nào.
Câu hỏi thứ ba liên quan đến chức năng kiểm soát - cách điều chỉnh hành vi cá nhân, nhóm
hay tổ chức theo mục tiêu đã đề ra

You might also like