Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

BÀI 10

1. Liệt kê tất cả sản phẩm mới mà em biết? Đặc sản quê em?
❖ Sản phẩm mới:
● MacBook Pro đầu tiên dùng CPU do Apple thiết kế ra mắt: không chỉ là một trong những
máy Mac đầu tiên sử dụng bộ xử lý dựa trên ARM, Apple cũng nhấn mạnh MacBook Pro
mới là một phần cốt lõi của dòng sản phẩm dành cho cả các chuyên gia sáng tạo và kỹ
thuật.
● iPhone 12 Pro và 12 Pro Max ra mắt với màn hình lớn hơn, hỗ trợ 5G
● Bose vừa trình làng các mẫu tai nghe không dây thực sự gồm Noise Cancelling Earbuds
700 và Sport 500:cung cấp 11 cấp độ khử tiếng ồn
● Galaxy Z Fold 2 - smartphone màn hình uốn
● Logitech giới thiệu một con chuột chơi game mới mang tên đầy đủ là Pro X Superlight là
chuột chơi game nhẹ nhất
● Habeco trình làng dòng bia Hanoi Bold và Hanoi Light cho giới trẻ
● Hublot đưa thiết kế hiển thị 2 múi giờ vào đồng hồ Big Bang GMT
● Xiaomi ra mắt một mẫu tủ lạnh MIJIA mới trên nền tảng gây quỹ cộng đồng Youpin
❖ Đặc sản quê em: Cốm, Ô mai, Bánh chè lam, Bánh chả, Sấu, Bánh tôm Hồ Tây, Chả
cá Lã Vọng, Bún ốc Hà Nội, Bún thang Hà Nội,…

2. Liệt kê các từ gắn với Giá?

● Giá thâm nhập thị trường (Pricing for Market Penetration)


● Giá cho chương trình khuyến mãi (Economy Pricing)
● Giá hớt váng (Price Skimming)
● Giá tâm lý (Psychology Pricing)
● Giá theo vị trí địa lý
● Giá theo nhóm sản phẩm
● Giá bán kèm (Captive Pricing)
● Giá cao cấp
● Khảo giá
● Giá theo dòng sản phẩm
● Chiến lược định giá
● Tỷ suất thị giá
● Thị giá vốn
● Giá tham chiếu
● Giá niêm yết
3. Nêu các loại giá tâm lý?
Giá tâm lý chỉ là việc thiết lập giá bán sản phẩm hoặc dịch vụ làm kích thích người dùng, khiến
họ mua hàng ngay lập tức.
Ví dụ, thiết lập giá của 1 chiếc đồng hồ đeo tay là $199 chứng minh việc thu hút nhiều người tiêu
dùng hơn là thiết lập giá là $200, thậm chí sự khác biệt thật sự ở đây là rất nhỏ. Sự giải thích cho
điều này khá đơn giản, bởi vì phần lớn tâm lý khách hàng sẽ dựa vào những con số đầu tiên của
giá để đi đến quyết định mua hàng. Mục tiêu của định giá theo tâm lý là để tăng thêm nhu cầu
bằng cách tạo ra một ảo giác về giá trị gia tăng cho người tiêu dùng.
Chiến thuật con số 9
Chiêu đưa ra mức giá 99 được sử dụng lần đầu tiên bởi R.H. Macy, người sáng lập ra cửa hàng
bách hóa .H. Macy. Ông đã quảng cáo lụa đen với giá 99 xu trong một tờ báo vào năm 1880.
Kết thúc giá bằng con số 9 là một chiến thuật bán hàng hiệu quả. Theo ông Lee E. Hibbett, một
chuyên gia kinh tế, người tiêu dùng thường quan tâm tới giá nhưng họ ít khi để ý tới số cuối 99
này. Các đơn vị bán hàng thường chọn thấp hơn 1 đồng trong đó có nguyên nhân khi làm tròn có
thể chạm tới ngưỡng phải đóng thuế.
Ông phân tích, đơn cử 0,99, chúng ta đọc từ trái sang phải, chữ số đầu tiên sẽ gây ấn tượng nhiều
nhất. Đó là lý do người mua người chọn những sản phẩm 4,99 USD nhiều hơn với các sản phẩm
có giá 5 USD, mặc dù hai thiết kế giống như nhau. Bắt con số 4 có vẻ vẫn luôn lấy được lòng
người mua hơn là 5, mặc dù chỉ hơn nhau có 1 đơn vị rất nhỏ.

4. Sự khác biệt của mạng lưới phân phối ở Việt Nam?


Kênh phân phối là đường dẫn dòng chảy sản phẩm và dịch vụ đến đúng các điểm bán, đúng nơi
khách hàng mục tiêu cùng phân khúc sản phẩm chạm vào được, thử được và mua được. Một ví
dụ điển hình như thương hiệu bút ký Montblanc không thể bán vào hệ thống nhà sách hay cửa
hàng văn phòng phẩm truyền thống bởi sản phẩm phân khúc là cao cấp thì kênh phân phối phải
là kênh hiện đại bán tại các shopping mall cao cấp trong trung tâm thương mại.
- Kênh phân phối truyền thống (GT) cho các sản phẩm tiêu dùng phổ biến hàng ngày như thực
phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm, sơn tường, vật liệu xây dựng, vật dụng gia đình.....
- Kênh phân phối hiện đại (MT) cho các sản phẩm cao cấp hơn, xa xỉ hơn, nhằm đáp ứng nhu
cầu "muốn mua" của khách hàng.
- Kênh HORECA là kênh bán hàng thông qua Khách sạn, Nhà Hàng và Cafe thì phù hợp cho các
sản phẩm F&B thực phẩm và thức uống.
- Kênh trực tiếp là các sản phẩm dịch vụ hoặc sản phẩm B2B được khai thác trực tiếp đến khách
hàng mà không qua trung gian phân phối nào khác.
Điều này cho thấy chiến lược chọn lựa kênh phân phối là sự sống còn của các công ty, nhằm
chiếm lĩnh kênh bán hàng, phân khúc và khách hàng mục tiêu.
Điểm bán hàng (POS - Point of Sales) là các điểm trung gian nhập hàng vào và bán hàng ra còn
gọi là OUTLET. Trên mỗi kênh bán hàng có nhiều loại hình kinh doanh điểm bán hàng khác
nhau.
- Cụ thể như kênh trên truyền thống có các điểm bán hàng như cửa hàng tạp hoá, chợ truyền
thống, điểm rửa xe, siêu thị mini....
- Kênh hiện đại là bao gồm các điểm bán như shop cao cấp, trung tâm thương mại, sân bay....
- Kênh Key Account là bao gồm các điểm bán Căn tin trường học, bệnh viện, khu vui chơi giải
trí...
Vậy điểm bán hàng là nơi để người mua hàng tiếp cận được sản phẩm và dịch vụ của công ty và
là nơi để chăm sóc, phục vụ khách hàng, quảng bá hình ảnh sản phẩm và dịch vụ. Mỗi sản phẩm
khác nhau sẽ đáp ứng đối tượng khách hàng khác nhau. Ví dụ cùng kênh bán là HORECA nhưng
sản phẩm bia thì chọn điểm bán là nhà hàng, quán nhậu và hotel. Tuy nhiên, bia bình dân thì
chọn điểm bán là quán nhậu bình dân, quán ăn bình dân. Sản phẩm cao cấp như bia Corona thì
bán vào nhà hàng sang trọng cao cấp, bar, pub.

5. Phân biệt PR và quảng cáo?

QUẢNG CÁO PR
là một quá trình truyền thông đến công chúng nhằm giới thiệu
về hàng hóa dịch vụ, hình ảnh của một tổ chức, doanh nghiệp;
GIỐNG NHAU tạo nên tình cảm và ấn tượng tốt đẹp trong họ, củng cố niềm
tin

KHÁC NHAU - Quảng cáo là thông tin của - PR là thông tin của bên thứ
chính các nhà kinh doanh nói ba, của giới truyền thông nói
về mình, mang tính thương về tổ chức nên nó mang tính
mại. gián tiếp và phi thương mại.

- Quảng cáo chủ yếu là cách - PR là các thông tin liên


thức truyền tải thông tin từ quan đến toàn bộ hoạt động
nhà sản xuất, kinh doanh đến giao tiếp đối nội và đối ngoại
khách hàng mục tiêu. Quá của một tổ chức, có tầm bao
trình thông tin này thường quát rộng hơn và thông tin
mang tính chất một chiều và mang tính hai chiều.
áp đặt không có sự phản hồi
ngay lập tức từ phía doanh
nghiệp, tổ chức. 
- Mục tiêu của quảng cáo là - Mục tiêu của PR là xây
kích thích tiêu thụ các sản dựng và bảo vệ danh tiếng, uy
phẩm hàng hóa dịch vụ và tín cho các tổ chức.
tăng cường khả năng cạnh
tranh cho các doanh nghiệp.

- Quảng cáo có thể kiểm soát - PR không kiểm soát được


được các thông tin để đảm nội dung và thời gian thông
bảo có tính thống nhất khi tin; mặt khác thông tin của
truyền tin trên các phương PR thiếu nhất quán, do nhiều
tiện khác nhau. người tiếp cận thông tin theo
góc độ và quan điểm khác
nhau.

- Chi phí cho hoạt động - Chi phí cho PR đỡ tốn kém
quảng cáo rất tốn kém hơn (do PR có sức lan tỏa
(Quảng cáo thường hướng tới lớn, được nhiều người biết
lượng khách hàng mục tiêu tới).
có giới hạn cụ thể, nên chi
phí trên lượng khách hàng sẽ
cao).

- Thông tin của quảng cáo - Thông tin của PR lan tỏa
hướng tới một nhóm khách đến nhiều nhóm công chúng
hàng mục tiêu cụ thể. rộng rãi (nhân viên, nhà đầu
tư, nhà cung cấp, nhà phân
phối, cộng đồng...).

- Hình thức chuyển tải thông - Hình thức chuyển tải thông
tin của quảng cáo linh hoạt, tin của PR nghiêm túc và
đa dạng và rất phong phú chuẩn mực hơn.
thậm chí hài hước.
6. Cho 1 ví dụ cụ thể về Promotion-Mix?
Advertising:
Coca Cola sử dụng một số kênh quảng cáo để tiếp cận khách hàng trên toàn thế giới. Ngoài việc
quảng bá trên phương tiện truyền thông xã hội, hãng cũng sử dụng các chương trình khuyến mãi
trả phí và không trả tiền để chạy các chiến dịch truyền thông xã hội cũng như quảng cáo trực
tuyến có trả tiền để quảng bá thương hiệu và sản phẩm của mình. Các kênh quảng cáo khác bao
gồm các kênh truyền thống như báo in, truyền hình và quảng cáo ngoài trời hoặc các chương
trình khuyến mãi cửa hàng bán lẻ.

Personal selling:
Coca Cola không sử dụng nhiều yếu tố này trong hỗn hợp quảng cáo. Đó là bởi vì hãng có một
lượng khách hàng lớn và đa dạng. Trong trường hợp như vậy, personal selling không cho thấy
hiệu quả cao trong việc tạo ra phạm vi tiếp cận hoặc tăng nhu cầu. personal selling hiệu quả nhất
khi bạn phải tiếp cận một phân khúc khách hàng nhỏ và được xác định rõ. Tuy nhiên, nó sử dụng
tài trợ của người nổi tiếng để tăng nhu cầu.

Sales promotions:
Khuyến mại và giảm giá cũng là một phần phổ biến trong chiến lược khuyến mại của Coca Cola
và chúng được sử dụng thường xuyên nhất trong mùa lễ hội. Nó cung cấp cho khách hàng giảm
giá trong mùa lễ hội và kỳ nghỉ cũng như khi nhu cầu thấp.

Public relations:
Quan hệ công chúng (PR) là một phần thường thấy trong chiến lược quảng bá của các thương
hiệu lớn bao gồm cả Coca Cola. Công ty sử dụng kênh này để ngăn chặn dư luận tiêu cực cũng
như xây dựng hình ảnh có lợi cho công chúng và các bên liên quan khác. Là một công ty nước
giải khát không cồn hàng đầu, Coca Cola thường xuyên đối mặt với rất nhiều dư luận và tin đồn
tiêu cực.

Direct Marketing:
Đây cũng là một trong những kênh quảng cáo ít được sử dụng của Coca Cola. Tuy nhiên, theo
thời gian, công ty sử dụng tiếp thị qua email để kể một câu chuyện hoặc tăng mức độ tương tác
của khách hàng.

You might also like