QUẢN TRỊ HỌC- FINAL

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

v Khái niệm nhà quản trị:

Nhà quản trị là người làm việc trong tổ chức, có nhiệm vụ thực hiện chức năng qu
ản trị trong phạm vi được phân công phụ trách, được giao nhiệm vụ điều khiển công việc
của người khác và chịu trách nhiệm trước kết quả hoạt động của những người đó.
Nhà quản trị là người lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra con người, tài ch
ính, vật chất và thông tin trong tổ chức sao cho có hiệu quả để giúp tổ chức đạt mục tiêu. 
Nhà quản trị là người hoàn thành mục tiêu thông qua những người khác. Nhà quản
trị cần hoàn thành nhiệm vụ mà sử dụng ít nguồn lực nhất có thể. Những nguồn lực mà n
hà quản trị có thể sử dụng bao gồm: con người, tài chính, thông tin, cơ sở vật chất.

v Các kỹ năng của nhà quản trị:

Kỹ năng nhận thức: là khả năng dựa trên sự hiểu biết để nhìn nhận tổ chức ở góc độ tổn
g thể và mối quan hệ giữa các bộ phận. 

Kỹ năng nhân sự: là khả năng của nhà quản trị làm việc với người khác và thông qua ng
ười khác một cách hiệu quả. 

Kỹ năng chuyên môn: là khả năng am hiểu và thành thạo trong thực hiện các công việc c
ụ thể. 

v Chức năng:

Các chức năng quản trị là những nhiệm vụ quản lý chung, cần phải được thực hiện trong t
ất cả các tổ chức kinh doanh sản xuất. Thông thường, quản trị có 4 chức năng chính như s
au:

 Các chức năng quản trị là những nhiệm vụ quản lý chung, cần phải được
thực hiện trong tất cả các tổ chức kinh doanh sản xuất. Thông thường, quản
trị có 4 chức năng chính như sau:
Hoạch định là việc xác định các mục tiêu của tổ chức và phác thảo những cách
thức để đạt được những mục tiêu đó. 
Tổ chức là tiến trình thiết lập một cấu trúc về các mối quan hệ giúp cho mọi
người có thể thực hiện kế hoạch đã đề ra và thoả mãn các mục tiêu của tổ
chức.
Lãnh đạo bao gồm các hoạt động nhằm thúc đẩy mọi người thực hiện những
công việc cần thiết để hoàn thành mục tiêu của tổ chức.
Kiểm tra là tiến trình mà trong đó một cá nhân, nhóm hoặc tổ chức giám sát kết
quả thực hiện một cách liên tục và thực hiện các hoạt động điều chỉnh những
sai lệch so với mục tiêu.

 Vai trò của NQT: Theo Henry Mentzberg, vai trò của nhà quản trị được chia thành
3 nhóm lớn:
- Nhóm vai trò quan hệ với con người:
+ Nhà quản trị có vai trò đại diện cho tổ chức.
+ Nhà quản trị có vai trò lãnh đạo.
+ Nhà quản trị có vai trò liên lạc.
- Nhóm vai trò thông tin:
+ Vai trò tiếp nhận và thu thập thông tin liên quan đến tổ chức.
+ Vai trò phổ biến thông tin.
+ Vai trò cung cấp thông tin cho bên ngoài.
- Nhóm vai trò quyết định:
Vai trò doanh nhân. Nhà quản trị cần tìm ra phương pháp cải thiện giúp tổ chức tiến bộ v
à làm việc hiệu quả.
+ Vai trò giải quyết xáo trộn.
+ Vai trò phân phối các nguồn lực.
+ Vai trò thương thuyết.

 Hành vi ứng xử là gì?


- Ứng xử là một biểu hiện của giao tiếp, là sự phản ứng của con người trước sự tác động c
ủa người khác với mình trong một tình huống nhất định được thể hiện qua thái độ, hành v
i, cử chỉ, cách nói năng của con người nhằm đạt kết quả tốt trong mối quan hệ giữa con n
gười với nhau.
- Văn hóa giao tiếp, ứng xử là những hành vi ứng xử được con người lựa chọn khi giao ti
ếp với nhau, sao cho vừa đạt được mục đích giao tiếp ở một mức độ nhất định, vừa mang
lại sự hài lòng cho các bên, phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện cụ thể.
Ví dụ như:
- Trong khi điều trị, tuy rất đau đớn, nhưng trước thái độ ân cần của các y, bác sĩ, ng
ười bệnh vẫn cố gắng chịu đựng, nói lời cảm ơn đến họ.
- Khi thấy người bệnh đến khám có những biểu hiện đau đớn, mệt mỏi, các bác sĩ th
ường thể hiện thái độ ân cần, hỏi han, chia sẻ để người bệnh giảm bớt lo âu. Người
đến khám an tâm kể tình trạng của mình cho bác sĩ.
-
 Đạo đức là gì ?
- Đạo đức là một từ Hán Việt, được dùng từ xa xưa để chỉ một thành tố trong tính cách
và giá trị của một con người. Đạo là con đường, đức là tính tốt hoặc những công trạng tạo
nên. Khi nói một người có đạo đức là ý nói người đó có sự rèn luyện thực hành các lời ră
n dạy về đạo đức, sống chuẩn mực và có nét đẹp trong đời sống và tâm hồn.

 Chức năng cơ bản của đạo đức


- Chức năng cơ bản của đạo đức là điều chỉnh hành vi của con người theo các chuẩn
mực và qui tắc đạo đức đã được xã hội thừa nhận bằng sức mạnh của sự thôi thúc l
ương tâm cá nhân, của dư luận xã hội, của tập quán truyền thống và của giáo dục.
- Đạo đức qui định thái độ, nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi người đối với bản thân cũ
ng như đối với người khác và xã hội. Vì thế đạo đức là khuôn mẫu, tiêu chuẩn để x
ây dựng lối sống, lí tưởng mỗi người.
- Những chuẩn mực và qui tắc đạo đức gồm: độ lượng, khoan dung, chính trực, khiê
m tốn, dũng cảm, trung thực, tín, thiện, tàn bạo, tham lam, kiêu ngạo, hèn nhát, ph
ản bội, bất tín...

 Những hành vi ứng xử của nhà quản trị thế nào được gọi là có đạo đức??
- Nhà quản trị có đạo đức là người luôn nỗ lực tác động đến hành vi của nhân viê
n, nỗ lực nâng cao chuẩn mực đạo đức của tổ chức thông qua việc truyền tải nhữ
ng qui tắc đến người lao động qua giao tiếp, thuyết phục và dẫn dắt nhân viên đạ
t đến những chuẩn mực đạo đức bằng các hệ thống khen thưởng và là tấm gương
đạo đức cho nhân viên noi theo.

 Các thang đo về hành vi ứng xử của nhà quản trị có đạo đức:

1/ Hành vi cá nhân: Có hành vi đạo đức và đạt những tiêu chuẩn đạo đức, bao
gồm: sự trung thực; tạo sự tin cậy; chính trực; khiêm tốn; tuân thủ các chuẩn mự
c đạo đức; thể hiện đạo đức trong công việc và cả đời sống thường ngày,…

- Làm mẫu về các hành vi đúng: Người lãnh đạo theo chuẩn mực đạo đức phải thể h
iện tính đạo đức ở mọi thời điểm, chứ không phải chỉ là lúc có người đang quan sá
t họ, tấm gương người tốt việc tốt để mọi người noi theo,..

2/ Đối với mọi người xung quanh: Thể hiện ở cách đối đãi với mọi người trong
giao tiếp hàng ngày, xem trọng và gìn giữ các mối quan hệ, coi trọng tinh thần tí
ch cực và chấp nhận thất bại của người khác,…

- Đối với nhân viên: Làm việc chăm chỉ và sẵn sàng giúp đỡ khi nhân viên cần đế
n; phân phối nguồn lực một cách công bằng; chào đón và quan tâm đến những th
ông tin, ý kiến của họ; thể hiện sự tôn trọng, bình đẳng - không bao giờ hạ thấp
người khác, ngay cả trong những lúc bất đồng, bất kể địa vị, cấp bậc chức vụ; đ
ưa ra những lời giải thích về quyết định của mình,…

+ Tổ chức các buổi đào tạo cho nhân viên về cách ra quyết định có đạo đức,
để họ rõ ràng về những gì bạn mong đợi ở họ, họ sẽ có thời gian để suy ngh
ĩ kỹ hơn và thảo luận các vấn đề có liên quan.
+ Lập hình phạt với những đối tượng không trung thực, không tuân theo các
giá trị tổ chức. Đồng thời, phạt cũng phải đi đôi với khen thưởng, thiết lập phần th
ưởng cho nhân viên luôn làm việc theo giá trị cốt lõi của tổ chức.

3/ Đối với công việc:


- Tuân thủ theo nguyên tắc và những qui định chung trong khi làm việc

- Có tầm nhìn, khả năng xem xét, nhìn nhận vấn đề một cách tổng quát, nhiều mặt.

- Có năng lực quản trị, hoàn thành trách nhiệm giúp gặt hái được thành quả trong
công việc.
- Khuyến khích sự tham gia: Sẵn lòng khuyến khích các ý kiến phản hồi và đón nhậ
n nghiêm túc, cầu thị những ý kiến trái chiều trong công việc.
- Phân biệt giữa đạo đức và luật lệ: Khuyến khích nhân viên nhìn đạo đức dưới khía
cạnh giá trị, chứ không phải tuân thủ.

4/ Đối với tổ chức và xã hội:

- Khả năng đặt cái tôi và tư lợi sang một bên để phục vụ cho lý tưởng/mục tiêu mìn
h theo đuổi, vì lợi ích của tổ chức họ dẫn dắt, vì nhu cầu của những người họ phục
vụ, và vì những ích cao cả hơn của cộng đồng.
- Xem xét và thảo luận về đạo đức, về các câu hỏi và những vấn đề đạo đức thuộc v
ề văn hóa của nhóm, tổ chức.
- Duy trì và mở rộng năng lực để dẫn dắt tổ chức đi đúng hướng và bằng những phư
ơng pháp tốt nhất, hiệu quả nhất – để đền đáp lại sự tin cậy mà những người khác
đã dành cho bạn.
- Điều quan trọng nhất là hiểu về quyền lực của vị trí lãnh đạo và sử dụng nó thật tốt
– chia sẻ quyền lực này càng nhiều càng tốt, không lạm dụng, và chỉ thực thi quyề
n lực khi điều đó có lợi cho các cá nhân và tổ chức mà bạn làm việc cùng, cho cộn
g đồng và xã hội.
-
 Vì sao cần phải lãnh đạo theo chuẩn mực đạo đức?

- Lãnh đạo theo chuẩn mực đạo đức có tác dụng làm gương cho toàn thể tổ chức và
cộng đồng.
- Lãnh đạo theo chuẩn mực đạo đức có tác dụng xây đắp lòng tin
- Lãnh đạo theo chuẩn mực đạo đức đem lại uy tín và sự tôn trọng, cho cả bạn lẫn tổ
chức
- Lãnh đạo theo chuẩn mực đạo đức dẫn tới sự hợp tác
- Lãnh đạo theo chuẩn mực đạo đức tạo ra bầu không khí lành mạnh trong nội bộ tổ
chức
- Một cách giản dị, lãnh đạo theo chuẩn mực đạo đức là điều đúng đắn phải làm.
- Lãnh đạo theo chuẩn mực đạo đức có tác dụng củng cố lòng tự tôn.

 Ví dụ cụ thể về Nhà quản trị có đạo đức.


Shark Khoa tên thật là Lê Đăng Khoa, anh sinh vào năm 1983 tại TpHCM, trong một g
ia đình có truyền thống kinh doanh nông nghiệp, Bố của anh là ông Lê Văn Huấn – Ch

ủ tịch Công Ty TNHH phân bón Ba Lá Xanh.

Anh xuất hiện lần đầu tại mùa 1 chương trình Thương Vụ Bạc Tỷ – Shark Tank Việt N
am. Mặc dù mới chỉ 36 tuổi nhưng hiện nay anh đang làm 1 trong những nhà kinh doan
h trẻ tuổi nhất, và là người lãnh đạo hơn 10 công ty thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.

1/ Hành vi cá nhân:

Thông qua Shark Tank Việt Nam và những kênh truyền thông khác, Shark Khoa đ
ã chia sẻ nhiều kinh nghiệm quý báu của mình trong kinh doanh đến các bạn trẻ, ti
ếp thêm năng lượng cũng như động lực cho họ phấn đấu trên con đường khởi nghi
ệp.

2/ Đối với mọi người xung quanh:

- Đối với nhân viên: Anh là một người luôn chú trọng, và đầu tư rất nhiều về đội e
kip của mình. Anh chia sẽ rằng : “Điện thoại của tôi hiếm khi reng, vì tôi đã kết
nối mọi người lại với nhau. Họ chỉ tìm đến tôi khi các bên đã ngồi lại với nhau v
à không có giải pháp” – qua đó cho thấy anh là một người lãnh đạo biết dùng ng
ười và phân chia việc cho mọi người trong đội nhóm.

3/ Đối với công việc:


Shark Khoa cho biết anh giao quyền nhưng cũng giao KPI. Khi anh đầu tư cho ai a
nh luôn lắng nghe ý kiến của họ trước. Và một khi đã chốt KPI thì họ phải là ngườ
i chịu trách nhiệm chèo lái.

Việc của anh chính là chia sẻ tầm nhìn, đưa ra lời khuyên và hỗ trợ xây dựng. Một
khi đạt KPI, họ sẽ tiếp tục cầm quân, ngược lại thất bại quyền lực sẽ thuộc về anh.

4/ Đối với tổ chức và xã hội:


Bên cạnh hoạt động kinh doanh, Shark Khoa còn tích cực tham gia thiện nguyện v
à dạy khởi nghiệp cho các bạn sinh viên nghèo. Shark Khoa đặt nhiều tâm huyết c
ủa mình trong việc định hướng các bạn trẻ vào tương lai.

- Ngoài ra còn có các nhà quản trị có đạo đức như:


Tim Cook – Apple
Tim Cook đã rất thành công trong việc chứng tỏ năng lực bản thân kể từ khi gia nhập
Apple 16 năm trước. Các quyết định trên cương vị CEO tại Apple cho thấy tài năng quản
trị xuất chúng trước những thách thức, là một tấm gương lớn cho các doanh nhân đương
thời.
Văn hóa tôn trọng lẫn nhau giữa các quản lý và nhân viên tại Apple cũng do Tim Cook đề
xướng. Chính thành công trong quản trị này đã giúp ông ngày càng được tín nhiệm bởi
những nhân sự trong tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới hiện nay.
Bên cạnh sự quyến rũ, Tim Cook được đánh giá là người thân thiện với Phố Wall và
truyền thông. Tuy nhiên, lúc cần, ông vẫn tỏ ra là một người quyết liệt. Đặc biệt là
phương châm làm việc “không cố quá khả năng” của ông luôn khiến nhân viên được làm
việc trong một môi trường “dễ thở”.

Anne Mulcahy – Xerox


“Bà hoàng thuyết phục” Anne Mulcahy là người đã cứu Xerox khỏi phá sản và vực dậy
doanh nghiệp này trong giai đoạn tắm tối nhất của lịch sử Xerox.
Hành động khiến nhân viên khâm phục nhất ở bà chính là quyết định không cắt ngân sách
nghiên cứu dù đang chịu rất nhiều áp lực về tài chính và phải vực dậy con tàu đang chìm
Xerox.
Việc đầu tiên Anne làm luôn là lắng nghe nhân viên, khách hàng và nhà đầu tư. Phong
cách của Anne là luôn cho phép nhân viên đòi hỏi những mục tiêu kinh doanh rõ ràng,
thực hiện đúng cam kết với khách hàng. Chính điều này cùng với khả năng thuyết phục
đại tài của bà đã kêu gọi được một con số nhà đầu tư đáng nể.

You might also like