Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

MIỀN BẮC

Vai trò cách mạng miền băc : cách mạng xhcn ở miền bắc có nhiệm vụ xây dựng tiềm
lực và bảo vệ căn cứ địa của cả nước , hậu thuẫn cho cách mạng miền nam , cb cho cả
nước đi lên cnxh về sau , nên giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của toàn bộ
cách mạng VN và đối với sự nghiệp thống nhất nước nhà
*Cơ sở
Để tạo ra và phát huy sức mạnh của miền Bắc, miền Bắc phải đi theo con đường của chủ
nghĩa xã hội. Đó chẳng những là yêu cầu phát triển khách quan của xã hội miền Bắc sau
khi đã hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân mà còn là yêu cầu rất cấp bách
của cách mạng cả nước, của cách mạng miền Nam lúc đó. Vì miền Bắc thực sự vững
mạnh về mọi mặt là cơ sở vững chắc cho nhân dân cả nước trong cuộc đấu tranh chống
chính sách xâm lược thực dân mới của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, đồng thời thiết thực
chuẩn bị điều kiện và tạo tiền đề vững chắc cho bước phát triển mới của cách mạng cả
nước sau khi đánh thắng chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ.
*Tại sao xác định
Từ những phân tích trên lý giải được trong nghị quyết đại hội III năm 1960:Đảng xác
định cách mạng ở miền Bắc có vai trò quyết định nhất bởi lẽ, nó mang trong mình nhiệm
vụ xây dựng tiềm lực bảo vệ căn cứ địa của cả nước để làm hậu phương lớn cho tiền
tuyến miền Nam. Mặt khác, nhiệm vụ chung của đất nước ta là thực hiện thống nhất đất
nước trên cơ sở độc lập và dân chủ, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất,
độc lập, dân chủ và giàu mạnh,thiết thực tăng cường phe xã hội chủ nghĩa và bảo vệ hòa
bình ở Đông Nam Ávà thế giới. Suy cho cùng nhiệm vụ này là Đảng đã có phương hướng
xây dựng nước ta theo con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, mà lúc này chỉ có miền Bắc
hoàn toàn giải phóng. Vì vậy Đảng đã tiến hành cách mạng đi lên chủ nghĩa xã hội ở
miền Bắc để chuẩn bị cho cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội về sau, nên cách mạng ở miền
Bắc đóng vai trò quyết định nhất đến việc đi lên chủ nghĩa xã hội ở toàn đất nước

- Vai trò của cách mạng miền Bắc

1.Miền Bắc xây dựng xã hội chủ nghĩa: từ 1 nền NN lạc hậu tiến thẳng lên CNXH là
ko trải qua giai đọan phát triển tư bản CN(sd chính quyền dân chủ nhân dân làm nv của
lsử chuyên chính vô sản để thực hiện cải tạo XHCN đối với NN ,thủ công nghiệp ,
thương nghiệp nhỏ và công thương tư bản tư doanh ,phát triển kte quốc doanh , thực hiện
CNH xhcn bằng cách ư tiên phát triển công nghiệp nặng hợp lý ,dựa trên phát triển công
nghiệp nhẹ và NN , đẩy mạnh CM XHCN về tư tưởng VH và KThuat biến nước ta thành
1 nc xhcn có CN hiện đại , NN hiện đại ,vh và KH tiên tiến), đó là 1 quá trình cải biến về
mọi mặt, đấu tranh gay go giữa 2 con đường là CNXH và TBCN trên tất cả lĩnh vực kinh
tế, chính trị, VH và kĩ 4XHN dựa trên sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể, từ nề sx nhỏ lên
sx lớn XHCN
Đại hội đề ra đg lối chung trong thời kì quá độ lên CNXH ở miền Bắc là: đoàn kết toàn
dân, phát huy truyền thống yêu nước và đoàn kết vs các nước XHCN đưa miền Bắc tiến
nhanh lên CNXH và củng cố miền Bắc trở thành cơ sở vững mạnh cho cuộc đấu tranh
thống nhất nước nhà

2.Khôi phục kt ổn định đời sống

Miền Bắc bước đầu xây dựng được một chế độ mới, chế độ xã hội chủ nghĩa:Giai đoạn
1954-1964: thực hiện kế hoạch khôi phục kinh tế và hoàn thành cải cách ruộng đất (năm
1954-1957), kế hoạch 3 năm phát triển kinh tế - xã hội và cải tạo xã hội (1958-1960), kế
hoach 5 năm lần thứ nhất (1961-1965).Giai đoạn 1965-1975 đã liên tục chuyển hướng
xây dựng kinh tế để đáp ứng với yêu cầu và phù hợp với hoàn cảnh của miền Bắc trong
từng giai đoạn.Đánh bại 2 cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ; chiến tranh phá
hoại lần thứ nhất (1964-1968) và chiến tranh phá hoại lần thứ hai (1972)

3.Hoàn thành xuất sắc vai trò của một hậu phương lớn, chi viện cho tiềntuyến lớn
miến Nam, là căn cứ địa cách mạng của cả nước và hoàn thành nghĩa vụ quốc tế với Lào
và Campuchia.Ngoài ra dù có chiến tranh ác liệt song không có nạn đói, dịch bệnh, sự rối
loạn xã hội.Văn hóa, xã hội, giáo dục có sự phát triển mạnh, sản xuất nông nghiệp phát
triển mạnh, công nghiệp địa phương được tăng cường.

Trong quan điểm chỉ đạo, Đảng ta luôn thống nhất: phải xây dựng miền Bắc thành hậu
phương chiến lược vững mạnh toàn diện trên tất cả các mặt chính trị, tư tưởng, kinh tế,
quốc phòng, văn hóa, giáo dục, kết hợp giữa xây dựng và và bảo vệ vững chắc hậu
phương.
Thực tế đã chứng minh, nơi nào có tổ chức đảng mạnh thì hậu phương phát huy được
sức mạnh, huy động được sức mạnh vật chất, tinh thần cho chiến trường. Tại Đại hội Mặt
trận dân tộc thống nhất toàn quốc (9-1955), Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ, miền Bắc là
nền tảng, là gốc rễ lực lượng đấu tranh của nhân dân ta, nền có vững nhà mới chắc, gốc
có mạnh cây mới tốt. Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ III (năm 1960) chủ trương
tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc - cuộc cách mạng gắn bó chặt chẽ với
cách mạng dân chủ nhân dân ở miền Nam giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển
của toàn bộ sự nghiệp cách mạng chung cả nước. Năm 1965, khi đế quốc Mỹ dùng không
quân, hải quân đánh phá miền Bắc, Trung ương Đảng tiếp tục xác định, miền Nam vẫn là
tiền tuyến lớn, miền Bắc vẫn là hậu phương lớn, nhưng nhiệm vụ của miền Bắc là vừa
xây dựng, vừa trực tiếp chiến đấu, vừa chi viện cho tiền tuyến miền Nam.

-Xây dựng hậu phương về kinh tế là một lĩnh vực quan trọng có ý nghĩa quyết định trong
vai trò của hậu phương đối với cuộc kháng chiến. Kinh tế có phát triển, hậu phương mới
có thể đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu ngày càng lớn của chiến tranh, mới đủ sức
đánh lâu dài, càng đánh càng mạnh để đi đến thắng lợi cuối cùng. Năm 1965, hậu phương
miền Bắc xây dựng được 18.600 hợp tác xã bậc cao, trên 90% hộ nông dân vào hợp tác
xã, “Gần 700 hợp tác xã đạt năng suất 5 tấn thóc trên một héc-ta mỗi năm. Về công
nghiệp, toàn miền Bắc có 1.132 xí nghiệp, trong đó có 205 xí nghiệp trung ương. Tỷ
trọng công nghiệp trong tổng sản phẩm công - nông nghiệp từ 42,4% năm 1960 lên 53%
năm 1965. 90% hàng tiêu dùng thiết yếu và một phần tư liệu sản xuất do các ngành công
nghiệp trung ương và địa phương đảm bảo. Ngoài ra, hệ thống giao thông vận tải, bưu
điện cũng được mở rộng và nâng cấp được trang bị thêm phương tiện, máy móc, thiết bị
mới”quân sự. Công cuộc xây dựng quân sự ở hậu phương được Đảng ta thường xuyên
quan tâm. Bộ đội chủ lực miền Bắc từ 16 vạn (năm 1960) tăng lên 27 vạn (năm 1965). Bộ
đội địa phương tăng từ 18.000 (năm 1959) lên 46.000 (năm 1965). Năm 1962, có gần 1
triệu người đăng ký ngạch dự bị. Năm 1960, dân quân tự vệ có khoảng 1 triệu người, đến
năm 1965 đã có gần 1,7 triệu người được huấn luyện theo định kỳ, đảm nhận vai trò nòng
cốt trong bảo đảm trật tự trị an, xung kích trong lao động, chiến đấu và phục vụ chiến đấu
tại các địa phương. Vũ khí trang bị cho lực lượng vũ trang được đổi mới, ngày càng hiện
đại. Qua nhiều cuộc diễn tập hiệp đồng quân - binh chủng, hỏa lực và sức cơ động của bộ
đội được tăng cường và không ngừng phát triển.

-Sản xuất quốc phòng ở hậu phương miền Bắc cũng hết sức được coi trọng. Khi mới giải
phóng, với nền công nghiệp nhỏ bé, Đảng ta kịp thời chỉ đạo chuyển hướng sản xuất phục
vụ nhiệm vụ quốc phòng, lấy nhiệm vụ sản xuất ra các mặt hàng quân trang, quân dụng
cung cấp cho chiến trường, như đạn dược, thuốc men, vải mặc… làm trọng

Phát huy vai trò của hậu phương chiến lược, miền Bắc đã không ngừng vươn lên, chi viện
liên tục sức người, sức của cho chiến trường miền Nam và các mặt trận khác, đáp ứng
yêu cầu tác chiến ngày càng cao của chiến trường.

Về tiếp tế cho chiến trường miền Nam, theo con số thống kê chưa đầy đủ, hậu phương
miền Bắc đã giao cho các chiến trường từ năm 1959 đến năm 1975 gần 700.000 tấn vật
chất (gấp 2 lần số lượng vật chất khai thác tại chỗ), trong đó có trên 180.000 tấn vũ khí
trang bị kỹ thuật. Năm 1959, miền Bắc đưa vào miền Nam 5.000 người, năm 1964 là
17.000 người, năm 1968 là 141.000 người, năm 1972 là 153.000 người, năm 1975 là
117.000 người.

 +Miền Bắc chi viện cho miền Nam bằng tuyến đường vận chuyển chiến lược Bắc – Nam
mang tên Hồ Chí Minh trên bộ và trên biển bắt đầu được khai thông từ năm 1959, dài
hàng nghìn km.
+ Khẩu hiệu của miền Bắc là “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mĩ xâm
lược”, “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”…

+Trong 5 năm (1961 – 1965), một khối lượng lớn vũ khí, đạn dược, thuốc men… được
chuyển vào chiến trường. Ngày càng có nhiều đơn vị vũ trang, cán bộ quân sự và cán bộ
các ngành được đưa vào miền Nam tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu và xây dựng
vùng giải phóng. Sự chi viện của miền Bắc trong thời gian này là nhân tố quyết định đến
thắng lợi của nhân dân miền Nam đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ.

+ Trong 4 năm (1965 – 1968), miền Bắc đã đưa vào miền Nam hơn 30 vạn cán bộ, chiến
sĩ tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu và xây dựng vùng giải phóng cùng hàng chục
vạn tấn vũ khí, đạn dược, lương thực, thuốc men… Tính chung, trong 4 năm, sức người,
sức của từ miền Bắc chuyển vào chiến trường miền Nam tăng gấp 10 lần so với giai đoạn
trước.=> Những thành quả trên là một nguồn lực đáng kể giúp cho miền Bắc làm tròn
nghĩa vụ hậu phương lớn cho miền Nam .Qua hai tuyến đường vận chuyển chiến lược Hồ
Chí Minh trên bộ và trên biển đã nối liền hậu phương với tiền tuyến

- Sự chi viện to lớn đó đã góp phần quyết định thắng lợi của quân dân ta ở miền Nam
trong cuộc chiến đấu chống “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ – Ngụy.

4. Chống CTranh phá hoại bằng không quân và hải quân của Mĩ

Tấn công phá hoại miền Bắc là một kế hoạch được tiến hành song song với chiến lược
“Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam nhằm đánh vào hậu phương của cách mạng miền Nam.
Để có cớ tấn công miền Bắc, ngày 31/7/1964, Mĩ dựng lên “sự kiện vịnh Bắc bộ” và cho
máy bay ném bom bắn phá một số nơi ở miền Bắc như sông Gianh (Quảng Bình), Vinh –
Nghệ An…Để phù hợp với tình hình mới, tháng 01/1965, Hội đồng quốc phòng đã họp
và đề ra nhiệm vụ, phương hướng công tác trước mắt của miền Bắc là tăng cường công
tác phòng thủ, trị an, sẳn sàng chiến đấu.

Để chống chiến tranh phá hoại của Mĩ, miền Bắc đã thực hiện “quân sự hóa toàn dân”,
đào đắp công sự chiến đấu, hầm hào, phân tán dân khỏi những vùng trọng điểm để tránh
thiệt hại lớn, đảm bảo đời sống ổn định cho người dân.

Nhân miền Bắc đã huy động toàn dân chống giặc; bên cạnh lực lượng phòng không, hải
quân với vũ khí và phương tiện chiến tranh hiện đại, lực lượng dân quân, du kích, tự vệ
chiến đấu của toàn dân không ngừng ngày đêm hỗ trợ, phục vụ chiến đấu và khắc phục
hậu quả do chiến tranh tàn phá.
Cùng với những thất bại ở chiến trường miền Nam, đặc biệt là sau cuộc tổng công kích,
tổng khởi nghĩa tết Mậu Thân – 1968, Mĩ buộc phải tuyên bố ném bom hạn chế miền Bắc
từ vì tuyến 20 trở ra kể từ ngày 31/3/1968 và đến ngày 01/11/1968, Mĩ ngừng ném
bom, bắn phá miền Bắc hoàn toàn.
Trong hơn 4 năm (từ 5/8/1964 – 1/11/1968), quân và dân miền Bắc đã bắn rơi 3.234 máy
bay Mĩ (trong đó có 6 máy bay B52, 3 máy bay F.111) diệt và bắt sống hàng nghìn giặc
lái Mĩ; bắn chìm và bị thương 43 tàu chiến và tàn biệt kích.
-Không chỉ là hậu phương, miền Bắc còn là chiến trường trực tiếp đánh Mĩ. Quân dân
miền Bắc đã chiến đấu, đánh thắng hai lần chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải
quân của Mĩ, đặc biệt làm nên trận “Điện Biên Phủ trên không”, đập tan cuộc tập kích
chiến lược bằng B52 của Mĩ vào Hà Nội, Hải Phòng cuối năm 1972. Chiến thắng của
quân dân miền Bắc trong chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ, góp phần
đập tan ý chí xâm lược của Mĩ, buộc họ phải ngồi vào bàn đàm phán và kí Hiệp định Pari
về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam.
- Những thành tựu của miền Bắc trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội cùng với uy
tín của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh còn là nguồn động viên về tinh thần to lớn đối
với nhân dân miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.

MIỀN NAM
-Vai trò của cách mạng miền nam:cách mạng dân chủ nhân dân miền nam giữa vai
trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền nam khỏi ách thống trị
của đé quốc mỹ của đế quốc mỹ và bè lũ tay sai , thực hiện hòa bình thống nhất
nước nhà, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhan dân trong cả nước .
Đảng xác định cách mạng ở miền Nam có vai trò quyết định trực tiếp bởi lẽ, lúc này miền
Nam chưa được giải phóng, đối chiếu với nhiệm vụ chung thì chưa đủ điều kiện đi lên
chủ nghĩa xã hội ở miền Nam. Vì vậy muốn đi lên xâydựng chủ nghĩa ở miền Nam nói
riêng và xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước nói chung thì việc đầu tiên lúc
này là tiến hành cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân ở miền Nam, thống nhất đất
nước, hoàn toàn độc lập và dân chủ trong cả nước, giải phóng miền Nam khỏi ách thống
trị của đế quốc cùng bè lũ tay sai.Tiến hành cách mạng giải phóng miền Nam tức là giải
quyết hai mâu thuẫn cơ bản tồn tại trong xã hội miền Nam. Đó là mâu thuẫn giữa nhân
dân miền Nam với bọn đế quốc xâm lược,trước hết là đế quốc Mỹ cùng bè lũ tay sai và
mâu thuẫn giữa nhân dân miền Nam, trước hết là nông dân với giai cấp địa chủ phong
kiến, hai mâu thuẫn này ngày càng trở nên gay gắt, giải quyếtmâu thuẫn bằng cách tiến
hành giải phóng miền Nam đòi quyền lợi về cho nhândân, cho nên nói cách mạng ở miền
Nam có vai trò quyết định trực tiếp
*Thực tiễn

- Một là, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam - ngọn cờ tập hợp xây dựng
khối đoàn kết toàn dân đấu tranh chống Mỹ, cứu nước. Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền
Nam Việt Nam - người lãnh đạo, tổ chức các cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam
chống đế quốc Mỹ, giành độc lập dân tộc. Với vai trò xây dựng, củng cố khối đại đoàn
kết toàn dân, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam đã giải quyết đúng đắn, sáng tạo
vấn đề tập hợp rộng rãi lực lượng cách mạng và liên minh chính trị phù hợp với cơ cấu xã
hội Việt Nam.

Trở lại với tư tưởng Hồ Chí Minh, Người đặt nền móng cho quan điểm tư tưởng của
Đảng về công tác Mặt trận đã khẳng định: "Chính sách mặt trận là một chính sách rất
quan trọng. Công tác mặt trận là một công tác rất quan trọng trong toàn bộ công tác cách
mạng. Các cán bộ và đảng viên ta cần nắm vững và chấp hành đúng nghị quyết của Đại
hội Đảng và nghị quyết Bộ Chính trị về vấn đề Mặt trận Dân tộc thống nhất. Trong cách
mạng cũng như trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, mặt trận dân tộc vẫn là một trong
những lực lượng to lớn của cách mạng Việt Nam"3.

Đứng trước cảnh đồng bào miền Nam đang hàng ngày, hàng giờ hy sinh xương máu, anh
dũng đấu tranh chống bọn cướp nước, hại dân, giành lấy quyền sống, quyền tự do, Chủ
tịch Hồ Chí Minh kêu gọi nhân dân miền Nam "đoàn kết chặt chẽ chung quanh Mặt trận
dân tộc giải phóng miền Nam, đồng bào miền Nam không phân biệt trai, gái, già, trẻ;
không phân biệt sĩ, nông, công, thương; không phân biệt người Kinh, người Thượng;
đồng tâm nhất trí, vượt qua mọi gian khổ, kiên quyết chiến đấu đến thắng lợi cuối
cùng"4.

Thực hiện Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền
Nam Việt Nam đã tập hợp quần chúng nhân dân, không phân biệt đối xử, trên dưới một
lòng, huy động sức mạnh toàn dân tộc đấu tranh phá "ấp chiến lược" và gom dân - vấn đề
có ý nghĩa quyết định thắng hay bại, sống hay chết của chế độ Mỹ, Diệm ở miền Nam
trong chiến lược "chiến tranh đặc biệt". Đây là chiến lược chiến tranh dùng người Việt
đánh người Việt bằng đôla và cố vấn Mỹ, tiến hành bình định miền Nam trong vòng 18
tháng. Vì vậy, Ủy ban Trung ương lâm thời Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt
Nam ra Tuyên bố hiệu triệu hàng triệu người dân miền Nam, tập trung mọi nỗ lực, kiên
quyết đánh thắng chiến lược "chiến tranh đặc biệt" của Mỹ - Ngụy. Để động viên toàn
dân kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Đại hội lần thứ nhất Mặt trận Dân tộc Giải phóng
miền Nam Việt Nam (năm 1962) chủ trương thành lập một chính quyền liên minh dân tộc
dân chủ rộng rãi ở miền Nam; thông qua Cương lĩnh với 10 chính sách đối nội, đối ngoại
để thực hiện những mục tiêu, nhiệm vụ trước mắt của cách mạng miền Nam, trong đó đặt
lợi ích dân tộc lên hàng đầu, tập trung mũi nhọn vào đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai và biểu
thị lòng mong muốn đoàn kết rộng rãi, sẵn sàng cộng tác với tất cả những ai có tinh thần
yêu nước.
Hai là, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam tích cực đẩy mạnh phong trào đấu tranh
chính trị sôi nổi khắp ba vùng đồng bằng, rừng núi và thành thị, phối hợp chặt chẽ với
phong trào đấu tranh vũ trang để đẩy lùi bước tiến công của địch, giành lại và bảo vệ
quyền lợi thiết thực của nhân dân, đưa cách mạng tiến lên. Phổ biến rộng rãi khẩu hiệu
đấu tranh của Ủy ban và động viên các tầng lớp nhân dân đấu tranh mạnh mẽ dưới mọi
hình thức.

Trong đô thị, đấu tranh chính trị đòi quyền dân sinh, dân chủ thiết thực đã lôi cuốn hàng
triệu người. Qua các cuộc đấu tranh đã hình thành sự liên kết giữa nhiều giai cấp, tầng
lớp như cuộc biểu tình của 70 vạn người thuộc các giới như học sinh, công nhân, viên
chức… xuống đường ủng hộ cuộc đấu tranh của đồng bào Huế phản đối chính quyền
Diệm cấm treo cờ vào ngày lễ Phật đản và khủng bố tín đồ Phật giáo… Để động viên tinh
thần chiến đấu của nhân dân, Mặt trận và Bộ chỉ huy quân sự phát động phong trào thi
đua Ấp Bắc, giết giặc lập công, phong trào thi đua quyết thắng… Với chiến thắng Bình
Giã (1964 - 1965) đã làm phá sản hoàn toàn chiến lược "chiến tranh đặc biệt”.

Ba là, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tập hợp toàn dân đẩy mạnh đấu
tranh võ trang. Sau những thất bại liên tiếp của của Mỹ trên chiến trường miền Nam, với
quyết tâm xâm lược miền Nam Việt Nam, Mỹ tiếp tục tiến hành chiến lược "Việt Nam
hóa chiến tranh", chiến lược mà Mỹ sử dụng tổng hợp ba loại chiến tranh: chiến tranh
giành dân, chiến tranh bóp nghẹt và chiến tranh hủy diệt. Đứng trước những chuyển biến
to lớn của cách mạng miền Nam, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã
động viên nhân dân bám đất, bám làng, phối hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ
trang, từng bước đập tan kế hoạch "bình định" của Mỹ. Đồng thời, đẩy mạnh công tác
xây dựng các đội quân võ trang tự vệ, xã chiến đấu ở khắp nơi, đánh địch liên tục rộng
khắp nhằm tiêu hao, tiêu diệt sinh lực địch.

Bốn là, phát huy vai trò tích cực trong hoạt động đấu tranh ngoại giao. Là một tổ chức
của phong trào yêu nước do quần chúng nhân dân xây dựng nên, Mặt trận Dân tộc Giải
phóng miền Nam Việt Nam không chỉ là người lãnh đạo, tổ chức xây dựng khối đại đoàn
kết toàn dân đấu tranh chống đế quốc Mỹ mà còn là người đại diện nhân dân đấu tranh
trên mặt trận ngoại giao, gắn phong trào cách mạng Việt Nam với cuộc đấu tranh cho hòa
bình, độc lập dân tộc, dân chủ trên thế giới. Với phương châm giương cao ngọn cờ độc
lập, hòa bình, đề cao chính nghĩa, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã
tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân các nước yêu chuộng hòa bình trên thế giới, Mặt trận đã
từng bước vận động các nước, các tổ chức quốc tế công nhận Mặt trận Dân tộc Giải
phóng miền Nam là đại diện chân chính duy nhất của nhân dân miền Nam. Trên cơ sở đó,
đưa tiếng nói của nhân dân miền Nam tới các diễn đàn, các cơ quan thông tấn, báo chí,
làm cho bạn bè hiểu sự giả dối của luận điệu "đàm phán không điều kiện" của Mỹ. Mặt
trận đã cử nhiều đoàn đại biểu thăm các nước anh em, dự nhiều hội nghị quốc tế.

Mặt trận tích cực tố cáo tội ác chiến tranh của Mỹ, phê phán và bác bỏ luận điệu xuyên
tạc của chính quyền Johnson về đàm phán hòa bình không điều kiện và kiên quyết bác bỏ
trung gian trong đàm phán. Tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của Chính phủ và nhân dân
các nước Á, Phi, Mỹ Latinh, phong trào không liên kết, những người có thiện chí ở
phương Tây, giải thích họ hiểu, đồng tình và ủng hộ quan điểm Việt Nam, bản Tuyên bố
của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam ngày 22/3/1965 về việc Mỹ tăng cường mở
rộng chiến tranh xâm lược miền Nam và nêu rõ lập trường 5 điểm của nhân dân miền
Nam Việt Nam đã được 27 Đảng cộng sản và công nhân, 22 chính phủ, 22 tổ chức quốc
tế, 446 tổ chức và đoàn thể quốc gia của 92 nước ủng hộ.

Với quyết tâm bảo vệ độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, đứng trước
chiến lược "chiến tranh cục bộ" của Mỹ, Mặt trận dân tộc giải phóng đã vận dụng sách
lược ngoại giao một cách khôn khéo, linh hoạt nhằm khoét sâu mâu thuẫn giữa Mỹ và các
đế quốc khác, phân hóa nội bộ bọn cầm quyền Mỹ, cô lập bọn hiếu chiến ngoan cố nhất
làm tan rã tinh thần ngụy quân, ngụy quyền, làm hoang mang tinh thần quân Mỹ, quân
chư hầu, tạo thêm điều kiện cho đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị của ta ở miền
Nam giành thắng lợi lớn. Buộc Mỹ phải chấp thuận lập trường 4 điểm của ta trong đó
phải công nhận Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam là người đại diện chân
chính duy nhất của nhân dân miền Nam và phải thương lượng với Mặt trận, rút hết quân
đội Mỹ và chư hầu ra khỏi miền Nam.

Trước sự ủng hộ ngày càng lớn mạnh của nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới,
Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ra sức tuyên truyền cuộc đấu tranh
chính nghĩa và lập trường hòa bình của nhân dân Việt Nam, vạch trần tính chất phi nghĩa
của cuộc chiến tranh do Mỹ gây ra. Mặt trận khẳng định: Nếu đế quốc Mỹ ngoan cố và
điên cuồng vũ trang xâm lược quy mô toàn miền Nam Việt Nam để thực hiện mưu mô nô
dịch nhân dân ta, thì nhân dân Việt Nam quyết tâm đoàn kết, hy sinh, chiến đấu đến cùng
để giữ vững nền độc lập, giành quyền sống, tự do, dân chủ cho mình. Đồng thời, để bảo
vệ hòa bình, Mặt trận không ngừng tuyên truyền cho mọi người hiểu rằng đế quốc Mỹ là
kẻ xâm lược, chà đạp lên mọi điều khoản của Hiệp định Giơnevơ 1954, từ bên kia Thái
Bình Dương đem bom đạn, chất độc hóa học rải xuống miền Nam Việt Nam hòng áp đặt
sự thống trị của họ lên đất nước ta. Để giành quyền sống, nhân dân miền Nam Việt Nam
không còn con đường nào khác là phải nổi dậy chiến đấu. Mặt trận kêu gọi nhân dân thế
giới ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam, đòi giải tán ngay Bộ Chỉ
huy quân sự Mỹ ở miền Nam Việt Nam.

Trong lúc lực lượng hiếu chiến trên thế giới đang chạy đua vũ trang, Mặt trận Dân tộc
Giải phóng miền Nam Việt Nam đã giương cao ngọn cờ hòa bình, trung lập, khẳng định
quyết tâm cùng nhân dân thế giới chặn tay bọn hiếu chiến, giữ gìn hòa bình. Quyết tâm
đó thể hiện ý chí của nhân dân miền Nam quyết đánh và quyết thắng chính sách xâm lược
của đế quốc Mỹ dưới mọi hình thức. Là mong mỏi của nhân dân ta muốn làm bạn với tất
cả các dân tộc, không phân biệt chế độ chính trị hay xã hội.

Chủ trương miền Nam hòa bình, trung lập đã thu hút được sự quan tâm, ủng hộ của tất cả
những ai muốn hòa bình, phản đối chiến tranh, mở rộng mặt trận đoàn kết quốc tế, không
phân biệt chính kiến, đảng phái, tôn giáo. Do vậy, trên thế giới có những lực lượng không
tán thành chủ nghĩa xã hội nhưng lại nhiệt tình ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng của
nhân dân miền Nam Việt Nam. Gắn chặt cuộc đấu tranh của nhân dân ta với phong trào
bảo vệ hòa bình thế giới, với phong trào các nước không liên kết, đồng thời có tác dụng
rất lớn trong việc lợi dụng mâu thuẫn giữa các nước đế quốc, cô lập Mỹ.

Năm 1968, trước những thắng lợi trên mặt trận quân sự của nhân dân hai miền Nam - Bắc
đã buộc giới cầm quyền Mỹ phải thừa nhận một thực tế là họ không thể dùng một lực
lượng quân đội viễn chinh Mỹ để thắng trong chiến tranh xâm lược Việt Nam. Chính phủ
Mỹ phải tuyên bố chấm dứt chiến tranh phá hoại miền Bắc và chấp nhận họp Hội nghị
bốn bên ở Pari.

Sau một thời gian kiên trì đấu tranh trên bàn đàm phán, cùng với những thắng lợi trên
chiến trường, ngày 27/1/1973, Hiệp định Pari chính thức được ký kết. Sau khi Hiệp định
được ký kết, Mặt trận Dân tộc giải phóng tiếp tục tăng cường tuyên truyền, vận động các
tổ chức quốc tế, quốc gia nhất là các tổ chức dân chủ để đòi chính quyền miền Nam trao
trả hết tù binh chính trị của ta, đòi Mỹ thi hành nghiêm chỉnh và triệt để Hiệp định Pari.
Luôn đi sát với thực tế cách mạng miền Nam, Mặt trận đã giương cao ngọn cờ độc lập,
hòa bình để tranh thủ sự ủng hộ của Liên Xô, Trung Quốc, các nước anh em và nhân dân
thế giới, ngăn chặn Mỹ can thiệp trở lại, chuẩn bị dư luận cho cuộc phản công và tiến
công giành thắng lợi hoàn toàn (ngày 30/4/1975), giải phóng miền Nam, thống nhất đất
nước.
-Lực lượng chủ yếu trong xây dựng, phát triển căn cứ địa, hậu phương tại chỗ
Sau khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết (21-7-1954), địch ra sức phá hoại hiệp định, đàn
áp, khủng bố những người kháng chiến cũ. Trước tình hình đó, phát huy những kết quả
về xây dựng, phát triển căn cứ địa cách mạng trong cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp, nhiều tỉnh ở miền Nam đã thành lập các đội vũ trang tự vệ. Riêng tại Nam Bộ đã
xuất hiện các đơn vị vũ trang từ cấp tiểu đội đến cấp tiểu đoàn, dựa vào các căn cứ địa để
xây dựng và chiến đấu chống địch khủng bố, càn quét. Dưới ánh sáng Nghị quyết Trung
ương 15, phong trào Đồng khởi bùng lên mạnh mẽ khắp miền Nam, chuyển cách mạng
miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công, từ đấu tranh chính trị là chủ yếu
sang kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang; từ khởi nghĩa từng phần tiến lên
chiến tranh cách mạng. Trước yêu cầu thực tiễn, QGPMNVN được xây dựng và phát
triển trên cơ sở các đội vũ trang tự vệ, vũ trang tuyên truyền các địa phương miền Nam
và lực lượng cán bộ, chiến sĩ quân sự ở miền Bắc bổ sung, tăng cường từ năm 1959; đặt
dưới sự lãnh đạo về mọi mặt của BCH Trung ương Đảng và sự chỉ đạo thống nhất của Bộ
Quốc phòng, mà trực tiếp là Trung ương Cục miền Nam và Ban Quân sự Miền-tiền thân
của Bộ Chỉ huy Miền (10-1963), sau là Bộ tư lệnh Miền (3-1971).
Dựa vào thế trận chiến tranh nhân dân trên 3 vùng chiến lược, QGPMNVN vừa phát triển
về quy mô, tổ chức, lực lượng, vừa tiến hành xây dựng, bảo vệ vùng giải phóng, căn cứ
địa, căn cứ lõm, tiếp nhận nguồn chi viện từ miền Bắc kết hợp với hậu cần địa phương,
huy động nhân lực, vật lực tại chỗ, bảo đảm cho các LLVT mở các chiến dịch tiến công
quy mô ngày càng lớn. Tổ chức hậu cần quân đội gắn liền với căn cứ địa bằng hình thức
tổ chức khu vực hậu cần, hình thành thế bố trí chiến lược: Hậu cần khu vực-hậu phương
tại chỗ-hậu phương trực tiếp-hậu phương lớn miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Trong mỗi tổ
chức hậu cần khu vực đều có các lực lượng thu mua hàng hóa, sản xuất vũ khí, vận tải,
kho tàng dự trữ chiến lược và chiến dịch, giao thông liên lạc, các tuyến bệnh viện quân-
dân y, tổ chức chiến đấu. Hệ thống tổ chức và bố trí hậu cần theo khu vực đã bảo đảm nối
liền hậu cần tại chỗ với nguồn chi viện của Trung ương, giữ vững tính vững chắc liên
hoàn cho cả phía trước và phía sau, trên các hướng chiến lược quan trọng; đồng thời bảo
đảm tính ổn định, cơ động, kịp thời trước mọi nhu cầu và diễn biến chiến trường.
Phát huy tinh thần đoàn kết quốc tế, QGPMNVN tích cực giúp đỡ cách mạng Lào xây
dựng lực lượng, củng cố và mở rộng vùng giải phóng, tranh thủ sự ủng hộ của chính
quyền trung lập Campuchia. Hệ thống căn cứ địa, hậu phương tại chỗ ở miền Nam cùng
với các căn cứ giải phóng ở Lào và Campuchia hình thành thế đứng chân vững chắc cho
các LLVT cách mạng, bảo đảm thông suốt cho tuyến vận tải chi viện chiến lược Đông-
Tây Trường Sơn từ hậu phương miền Bắc tới các chiến trường miền Nam, căn cứ cách
mạng của Lào và Campuchia.

You might also like