Thiết kế nhà máy N4

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 75

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP. HỒ CHÍ MINH

KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM


- - -- - -

HỌC PHẦN THIẾT KẾ CÔNG NGHỆ VÀ NHÀ MÁY THỰC PHẨM

NHÀ MÁY SẢN XUẤT MỨT DỨA

GVHD: Phan Thế Duy

SVTH: Nhóm 4

1. Lê Hồng Thái MSSV:2005190579 Lớp: 10DHTP7

2. Lê Nguyễn Tường Vi MSSV: 2005190810 Lớp: 10DHTP7

3. Lê Thị Mỹ Linh MSSV: 2005190295 Lớp: 10DHTP7

4. Lê Thị Ninh MSSV: 2005190486 Lớp: 10DHTP2

5. Lưu Đỗ Trung Hậu MSSV: 2005191082 Lớp: 10DHTP5

TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 6 NĂM 2021


BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP. HỒ CHÍ MINH

KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM


- - -- - -

HỌC PHẦN THIẾT KẾ CÔNG NGHỆ VÀ NHÀ MÁY THỰC PHẨM

NHÀ MÁY SẢN XUẤT MỨT DỨA

GVHD: Phan Thế Duy

SVTH: Nhóm 4

1. Lê Hồng Thái MSSV:2005190579 Lớp: 10DHTP7

2. Lê Nguyễn Tường Vi MSSV: 2005190810 Lớp: 10DHTP7

3. Lê Thị Mỹ Linh MSSV: 2005190295 Lớp: 10DHTP7

4. Lê Thị Ninh MSSV: 2005190486 Lớp: 10DHTP2

5. Lưu Đỗ Trung Hậu MSSV: 2005191082 Lớp: 10DHTP5

TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 6 NĂM 2021


MỤC LỤC
1. SỰ CẦN THIẾT CỦA DỰ ÁN........................................................................1
1.1. Lập luận kinh tế.........................................................................................1
1.2. Căn cứ thực tiễn.........................................................................................4
2. PHƯƠNG ÁN SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN......................................................5
2.1. Nhu cầu thị trường trong nước..................................................................5
2.2. Giới thiệu về mứt jam dứa.........................................................................5
2.2.1. Giới thiệu chung.................................................................................5
2.3. Thị trường cạnh tranh................................................................................8
3. PHƯƠNG ÁN VÙNG NGUYÊN LIỆU..........................................................9
4. ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH......................................................10
4.1. Giới thiệu KCN Long Giang (tỉnh Tiền Giang)......................................10
4.2. Vị trí địa lí................................................................................................11
........................................................................................................................11
4.3. Nguồn lao động........................................................................................13
4.4. Cơ sở hạ tầng...........................................................................................13
4.4.1. Hệ thống cấp nước............................................................................13
4.4.2. Hệ thống xử lý nước thải..................................................................14
....................................................................................................................14
4.5. Nguồn điện...............................................................................................14
4.6. Chính sách thuế hấp dẫn..........................................................................14
4.7. Nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào......................................................14
5. QUY TRÌNH SẢN XUẤT CÔNG NGHỆ.....................................................15
5.1. Quy trình sản xuất mứt dứa.....................................................................15
5.2. Thuyết minh quy trình sản xuất mứt dứa.................................................17
5.2.1. Phân loại – Lựa chọn........................................................................17
5.2.2. Rửa....................................................................................................17
5.2.3. Cắt gọt...............................................................................................17
5.2.4. Chần..................................................................................................18
5.2.5. Xay nghiền........................................................................................19
5.2.6. Phối trộn 1.........................................................................................20
5.2.7. Phối trộn 2.........................................................................................20
5.2.8. Rót nóng – đóng nắp.........................................................................21
5.2.9. Tạo đông...........................................................................................21
6. CÁC PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN DÂY CHUYỀN TIẾT BỊ........................22
7. CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH VÀ NHU CẦU DIỆN TÍCH XÂY
DỰNG.................................................................................................................33
7.1. Kho chứa nguyên liệu dứa.......................................................................34
7.2. Khu nhà xưởng đặt dây chuyền phân loại và rửa, cắt gọt........................34
7.3. Khu nhà xưởng đặt dây chuyền chần, xay nghiền, phối trộn, chiết rót,
ghép mí, dán nhãn (khu nhà xưởng chính).....................................................34
7.4. Khu rửa chai lọ chuẩn bị cho công đoạn chiết rót...................................34
7.5. Kho đặt nguyên liệu phụ..........................................................................34
7.6. Kho bao bì................................................................................................35
7.7. Kho thành phẩm.......................................................................................35
7.8. Phòng điều hành......................................................................................35
7.9. Nhà để xe.................................................................................................35
7.10. Nhà ăn....................................................................................................35
7.11. Khu thể thao...........................................................................................35
7.12. Chốt bảo vệ............................................................................................36
7.13. Nhà vệ sinh............................................................................................36
7.14. Đường sân..............................................................................................36
7.15. Khu thu gom rác....................................................................................36
7.16. Tổng diện tích phân xưởng....................................................................37
8. NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT..........................................................................38
9. DỰ KIẾN VỐN ĐẦU TƯ VÀ GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG............................39
10. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐÔNG CỦA DỰ ÁN ĐẾN MÔI TRƯỜNG..................40
Nếu nước và khí thải khi thải ra môi trường mà không được xử lý sẽ gây ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng.........................................................................40
11. TÍNH DIỆN TÍCH PHÂN XƯỞNG............................................................40
11.1. Khái niệm về công trình xây dựng........................................................40
11.2. Giải pháp xây dựng................................................................................41
12. CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT HẠ TẦNG VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG
CHỐNG CHÁY NỔ...........................................................................................41
12.1. Các giải pháp kỹ thuật hạ tầng...............................................................41
12.1.1. Hệ thống đường giao thông nội bộ và xung quanh nhà máy..........41
12.1.2. Hệ thống thoát nước mưa...............................................................42
12.1.3. Nền móng công trình......................................................................42
12.1.4. Kết cấu thân công trình...................................................................42
12.1.5. Hệ thống thông gió nhà xưởng.......................................................43
12.1.6. Hệ thống xử lý nước thải................................................................43
12.1.7. Tính toán điện năng tiêu thụ...........................................................43
12.2. Giải pháp phòng chống cháy, nổ...........................................................47
12.2.1. Hệ thống báo cháy dạng thường (zone):.........................................48
12.2.2. Hệ thống báo cháy – PCCC địa chỉ:...............................................48
12.2.3. Thi công Hệ thống chữa cháy – PCCC bằng nước:........................49
12.2.4. Thi công Hệ thống chữa cháy – PCCC tự động Sprinkler:............50
12.2.5. Hệ thống PCCC – chữa cháy FM 200:...........................................50
12.2.6. Chữa cháy bằng bình xách tay bột hoặc khí:..................................51
13. TIẾN HÀNH THỰC HIỆN DỰ ÁN............................................................51
14. TỔ CHỨC SẢN XUẤT, VẬN HÀNH, KHAI THÁC DỰ ÁN...................55
15. PHƯƠNG ÁN THỊ TRƯỜNG.....................................................................58
16. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH............................................................................61
17. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ............................................................................66

MỤC LỤC ẢN
Hình 1: Mứt được dùng kèm với bánh mì sandwich............................................1
Hình 2: Tình hình tiêu thụ các sản phẩm mứt trên phạm vi toàn cầu.................2
Hình 3: Tình hình tiêu thụ mứt ở châu Âu giai đoạn 2012-2016........................2
Hình 4: Tình hình trồng cây ăn quả từ năm 2015-2017 (Nguồn: Bộ
NN&PTNT)...........................................................................................................3
Hình 5: Tình hình tiêu thụ các loại mứt trong năm 2015-2016 ở Kenya............4
Hình 6: Khu công nghiệp Long Giang..............................................................11
Hình 7: Diện tích khu công nghiệp....................................................................11
Hình 8: Hệ thống giao thông.............................................................................13
Hình 9: Hệ thống thoát nước.............................................................................14
Hình 10: Băng tải..............................................................................................23
Hình 11: Thiết bị cắt gọn dứa............................................................................24
Hình 12: Thiết bị chần.......................................................................................25
Hình 13: Thiết bị nghiền xé...............................................................................26
Hình 14: Thiết bị phối trộn................................................................................27
Hình 15: Máy dán nhãn.....................................................................................28
Hình 16: Thiết bị rửa lọ.....................................................................................29
Hình 17: Thiết bị đóng thùng.............................................................................30
Hình 18: Băng tải..............................................................................................31
Hình 19: Bồn chứa nguyên liệu phụ..................................................................32
Hình 20: Thiết bị chiết rót và đóng nắp............................................................33
Hình 21: Hệ thống báo cháy dạng thường........................................................48
Hình 22: Hệ thống báo cháy – PCCC địa chỉ...................................................49
Hình 23: Hệ thống chữa cháy – PCCC bằng nước...........................................50
Hình 24: Hệ thống chữa cháy – PCCC tự động Sprinkler................................50
Hình 25: Hệ thống PCCC – chữa cháy FM 200...............................................51
Hình 26: Chữa cháy bằng bình xách tay bột hoặc khí......................................51

1. SỰ CẦN THIẾT CỦA DỰ ÁN

1.1. Lập luận kinh tế

Hiện nay, bên cạnh bánh kẹo là sản phẩm được yêu thích thì mứt đông là một trong
những sản phẩm mới dễ dàng tìm thấy trong các siêu thị ở Việt Nam do mức độ ưa
chuộng của người tiêu dùng về sản phẩm này dần tăng lên.
Mứt đông là sản phẩm chế biến từ nước quả trong, puree hay miếng quả nấu với
nước đường đế nồng độ chất khô 65-70% và được tạo đông bằng pectin hoặc hỗn
hợp agar và pectin. Sản phẩm này có đặc điểm nổi bật là vị ngọt mạnh và có hương
vị tự nhiên của quả.

Mứt đông được chia làm ba loại như sau:

- Mứt trong Jelly: chế biến từ nước quả trong với đường, pectin, acid thành
sản phẩm có trạng thái đông đặc và trong suốt.
- Mứt nhuyễn Jam: chế biến từ puree quả, có thể dùng riêng một chủng loại
hoặc hỗn hợp nhiều loại quả.
- Mứt miếng Marmalade: Chế biến bằng cách nấu miếng quả với đường có
pha thêm axit thực phẩm và pectin.

Trong đó, mứt nhuyễn vẫn được người tiêu dùng ưa chuộng rất cao. Mứt nhuyễn
được dùng để phết lên bánh mì ăn trong bữa điểm tâm, ăn tráng miệng, dùng làm
nhân bánh kem, bánh quy, bánh bông lan hoặc cho thêm vào nước đá uống như nước
giải khát. Sản phẩm này rất phù hợp với những người bận rộn với công việc không
có nhiều thơi gian,
những người yêu
thích ăn ngọt đặc biệt
là trẻ em hay những
binh lính trong quân
đội…

Hình 1: Mứt được dùng kèm với bánh mì sandwich


Dưới đây là biểu đồ thống kế tình hình tiêu thụ jam trên thế giới (Hình 2).

Preserve
Hình 2: Tình hình tiêu thụ các sản phẩm mứt trên phạm vi toàn cầu
Theo hình 2, sản phẩm jam chiếm tỉ lệ cao nhất với
Jamhơn 50% trong tổng ba loại sản
phẩm. Jelly

Hình 3: Tình hình tiêu thụ mứt ở châu Âu giai đoạn 2012-2016

Về mặt giá trị, mức tiêu thụ của mứt đông tăng lên với tốc độ tăng trưởng trung bình
hàng năm là 2%. Tiêu thụ đã tăng từ 3,1 tỷ euro trong năm 2012 lên 3,36 tỷ euro trong
năm 2016 (Hình 3).
Tiêu thụ lớn nhất ở châu Âu là ở Pháp, chiếm khoảng 39% tổng tiêu thụ của châu Âu.
Các nước tiêu thụ đáng kể khác là Đức, Anh, Ý và Tây Ban Nha.
Hiện nay, mứt chủ yếu được làm từ nhiều loại trái cây khác nhau như cam, bưởi, táo,
dâu tây, chanh dây…. Và một sản phẩm được xem là tương đối mới ở Việt Nam đó là
mứt dứa.

Mứt dứa được sử dụng rộng rãi ở nhiều nơi trong đó phổ biến nhất vẫn là ở các nước
châu Âu. Ở Việt Nam, hiện nay sản phẩm này còn mới nên hiện chưa được quan tâm
nhiều từ phía người tiêu dùng. Dứa là một trong những loại quả dễ trồng và sản lượng
sản xuất hàng năm rất lớn nên ngoài việc bán tươi thì chế biến mứt dứa là một trong
những tiềm năng rất lớn.

Trái dứa có giá trị kinh tế rất cao vì dễ trồng, không đòi hỏi đất tốt, có thể trồng trên
các vùng đồi sỏi đá lẫn các vùng đất phèn có pH = 3-3.5 mau thu hoạch, năng suất
cao, từ khi trồng đến khi ăn trái khoảng 12 -14 tháng, năng suất turng bình trên 80
tấn/ha, giá trị dinh dưỡng cao và có chứa nhiều bromelin, một loại protease có nhiều
ứng dụng trong công nghiệp dược và thực phẩm.

Ở nước ta, dứa được trồng từ Bắc đến Nam, diện tích trồng dứa trên cả nước hiện nay
khoảng 40.000 ha với sản lượng khoảng 500.000 tấn/năm trong đó phía Nam là vùng
trồng dứa nhiều nhất trong cả nước. Các tỉnh trồng dứa nhiều ở miền Nam là Kiên
Giang, Tiền Giang, Cà Mau, Cần Thơ, Long An… miền Bắc có Thanh Hóa, Ninh
Bình, Tuyên Giang, Phú Thọ… miền Trung có Nghệ An, Quảng Nam, Bình Định, …
Năng suất quả bình quân một năm ở các tỉnh phía Bắc khoảng 10 tấn, phía Nam 15
tấn/ha/năm.
Hình 4: Tình hình trồng cây ăn quả từ năm 2015-2017 (Nguồn: Bộ NN&PTNT)

Hình 5: Tình hình tiêu thụ các loại mứt trong năm 2015-2016 ở Kenya
Ở Kenya, sự tăng trưởng và suy giảm của các loại mứt là khác nhau. Bên cạnh loại
mứt tăng đáng kể như mứt cam, mứt đào, mứt dứa… thì các loại mứt dâu, mứt mận
đỏ… có tỉ lệ tiêu thụ giảm. Trong đó, mứt dứa có sự tăng trưởng rõ rệt trên thị trường
mứt dứa so với các loại mứt khác, cụ thể là từ 6,46% năm 2015 lên 7,69% năm 2016
(Hình 5).

1.2. Căn cứ thực tiễn


Huyện Tân Phước (Tiền Giang) đã có hơn 16.000 ha đất trồng khóm với sản
lượng khoảng 260.000 tấn/năm. Đây là địa phương đứng nhất, nhì cả nước về diện
tích cây khóm. Đặc biệt, huyện đã áp dụng quy trình sản xuất dứa theo tiêu chuẩn
VietGAP đảm bảo chất lượng, sức khỏe và an toàn lao động đối với người sản xuất và
bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, Cục Sở hữu trí tuệ cũng đã cấp văn bằng bảo hộ
Nhãn hiệu tập thể số 178303 cho sản phẩm Khóm Tân Lập.

Với diện tích và chất lượng dứa ở huyện Tân Phước, Tiền Giang sẽ đảm bảo nguồn
nguyên liệu đầu vào sẵn sàng đáp ứng với quy mô của nhà máy sản xuất các sản phẩm
từ dứa và tạo điều kiện ổn định giá cho người nông dân an tâm sản xuất.

.3. Sự cần thiết của dự án

 Tạo ra nhiều sản phẩm mới như mứt hay kẹo từ nguyên liệu chính là trái
dứa, nâng cao chất lượng cũng như giá trị hay sự đa dạng hóa của sản
phẩm để cạnh tranh với nhiều sản phẩm từ dứa khác: dứa tươi, dứa
khoanh ngâm đường đóng hộp, nước dứa ép,..; với các doanh nghiệp
khác thì nâng cao hiệu quả kinh tế cũng như thương hiệu của doanh
nghiệp.
 Không những giúp doanh nghiệp cạnh tranh trong thị trường, đầu tư dự
án này sẽ giúp cho nhiều người có thêm thu nhập trong cuộc sống hơn.
 Dứa là một loại trái cây có nguyên liệu dồi dào ở Việt Nam và là một
trong những loại quả dễ trồng và sản lượng sản xuất hàng năm rất lớn nên
ngoài việc bán tươi thì chế biến mứt hay sản xuất kẹo dứa là một trong
những tiềm năng rất lớn.
 Trái dứa có giá trị kinh tế rất cao vì dễ trồng, không đòi hỏi đất tốt, có thể
trồng trên các vùng đồi sỏi đá lẫn các vùng đất phèn.
 Xu hướng tiêu dùng đồ ăn tiện dụng, giá cả hợp lí mà vẫn đảm bào an
toàn vệ sinh, chất lượng của người tiêu dùng lại ngày càng tăng cao.
 Sản phẩm phù hợp với nhiều lứa tuổi và thành phần trong xã hội.
 Trong các sản phẩm mà nhà máy sản xuất có sản phẩm mứt dứa là nột
sản phẩm khá mới trong thị trường tiêu dùng Việt Nam.

2. PHƯƠNG ÁN SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN

2.1. Nhu cầu thị trường trong nước


Hiện nay, bên cạnh bánh kẹo là sản phẩm được yêu thích thì mứt đông là một trong
những sản phẩm mới dễ dàng tìm thấy trong các siêu thị ở Việt Nam do mức độ ưa
chuộng của người tiêu dùng về sản phẩm này dần tăng lên.

2.2. Giới thiệu về mứt jam dứa

2.2.1. Giới thiệu chung

 Quả dứa có giá trị dinh dưỡng cao, cung cấp calo khá lớn, có đủ các loại
vitamin ngoại trừ vitamin D, giàu khoáng, nhất lá Kali, enzyme Bromelin giúp tiêu
hoá tốt protein nên người ta hay trộn dứa với các món ăn khai vị hoặc dùng làm mềm
thịt trong y học, dứa được chỉ dẫn làm thuốc trong các trường hợp thiếu máu, thiếu
khoáng chất. Nó giúp sự sinh trưởng và dưỡng sức, dùng khi ăn uống không tiêu, khi
bị ngộ độc, bị xơ cứng động mạch, viêm khớp, thống phong, sỏi than và trị chứng béo
phì.
 Jam dứa hay còn gọi là Mứt nhuyễn chế biến từ purê quả, có thể dùng riêng
một chủng loại hoặc hỗn hợp nhiều loại quả, có thể dùng purê quả tươi hay purê quả
bán chế phẩm gia nhiệt với nồng độ đường cao.
 Vị chua chua ngọt ngọt của mứt dứakhông làm chúng ta ngán như những loại
mứt khác. Màu của dứa lại vàng tươi rất đẹp mà không cần dùng thêm phẩm màu.
 Mứt dứa cung cấp nhiều chất đường (từ đường cát và đường trong quả dứa),
chất xơ và vitamin C. 100g mứt dứa (không tính bao bì) cung cấp khoảng 250-300
Kcal (tương đương 1,5 chén cơm trắng hay bốn trái chuối xanh)
 Với vị hương vị dễ ăn mứt dứa là món ăn phù hợp cho tất cả lứa tuổi từ trẻ đến
lớn , đặc biệt phù hợp với những người không có thời gian chuẩn bị cho mình một
buổi ăn sáng như học sinh sinh viên, nhân viên văn phòng.Chỉ cần có một hủ mứt dứa
và vài lát bánh mì họ sẽ có một bữa ăn vừa tiện lợi vừa ngon miệng.
 Năng suất ước tính của sản phẩm là 365 tấn/ năm
 Tiêu chuẩn của sản phẩm jam dứa:
Quy cách chất lượng cho sản phẩm jam dứa được xây dựng dựa trên TCVN
10393:2014 cho mứt nhuyễn, mứt đông và mứt từ quả có múi.

 Tiêu chuẩn cảm quan:


 Màu sắc: vàng mật, có thể hơi sậm, đồng nhất.
 Mùi vị: Mùi thơm của dứa, không có mùi lạ.
 Vị: có vị chua dễ chịu, vị của đường không lấn át vị của dứa.
 Cấu trúc: đặc, sệt, không lỏng, không vữa. Đồng nhất về độ mịn, không có các
miếng dứa, xơ to, tạp chất.

 Tiêu chuẩn hóa lý:

 Nồng độ chất khô: 65%


 pH: 2.8-3
 Canxi propionate: < 1 ppm

 Tiêu chuẩn vi sinh:

Bảng 1: Chỉ tiêu vi sinh sản phẩm mứt dứa

Vi sinh vật CFU/g


Tổng số vi khuẩn hiếu khí 100
Coliform 10
E. coli 0
Tổng số bào tử nấm men, nấm mốc 10

 Giá trị dinh dưỡng:

Bảng 2: Thành phần dinh dưỡng trong 25g mứt dứa

Thành phần Giá trị


Năng lượng 61 kcal
Cacbohydrate tổng 16g

Đường 14g
Chất béo 1g
Hàm lượng Na 40 mg
Theo bảng trên, ta có thể thấy được thành phần chiếm tỉ lệ cao nhất (16g) đó là
carbohyrate. Carbohyrate có vai trò rất quan trọng trong việc dự trữ, cung cấp năng
lượng và vai trò cấu trúc của các hợp chất sinh học. Ngoài ra, carbohydrate còn có vai
trò bảo vệ cơ thể, vận chuyển các chất, thông tindi truyền….

Bromelain được biết đến như là một enzyme phân giải protein (tiêu hóa
protein) có trong dứa tươi, kích thích hóa chất hoạt động trong cơ thể. Bằng cách phá
bỏ fibrin, bromeain giúp ngăn ngừa đông máu và cải thiện lưu thông máu. Hoạt động
của enzyme còn ngăn ngừa sự tích tụ của các mảng bám trong động mạch và làm
chậm quá trình đông máu của tiểu cầu. Đó là lý do tại sao người Mỹ không chỉ dùng
dứa làm trái cây tráng miệng mà còn dùng để chữa bệnh.

Trong 5 năm nghiên cứu trên 200 người, chất bromelain được tìm thấy trong
dứa có hiệu quả trong việc làm chậm sự tăng trưởng của prostaglandin. Prostaglandin
được tìm thấy gần mô của cả nam giới và phụ nữ. Prostaglandin có mối liên hệ với
nhiều chức năng từ làm đông máu đến tái sản xuất máu. Khi lượng prostaglandin quá
cao sẽ dẫn đến các tác động tiêu cực bao gồm viêm nhiễm, sưng tấy và kèm theo sốt.

Dưới đây là một số tác dụng của Bromelain:

+ Trong một số nghiên cứu, bromelain đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc
giảm sưng như thuốc ibuprofen, naprofen, diclofenac và piroxicam. Bromelain ngoài
giúp chống viêm cũng có thể làm giảm đau và cải thiện hoạt động ở những bệnh nhân
bị hội chứng ống cổ tay.

+ Bromelain còn được sử dụng để điều trị viêm phế quản, viêm xoang và các bệnh
khác liên quan đến viêm đường hô hấp, điều trị các bệnh liên quan đến máu như đau
thắt ngực, huyết khối.

+ Bromelain giúp làm giảm chứng khó tiêu và đau dạ dày, bằng cách phá vỡ các
protein. Nó đặc biệt hiệu quả khi kết hợp với enzym tiêu hóa carbohydrate và chất
béo. Bromelin chỉ tác động lên trên lớp niêm mạc đã chết, ít tác động lên lớp niêm
mạc còn sống. Chính vì vậy, ăn nhiều dứa, bạn có cảm giác rát lưỡi vì đã bị enzym
này bào mòn hết các niêm mạc chết ở ngoài. Nhờ công dụng này, khi bôi lên vết
thương, vết bỏng, các tổ chức tế bào chết tiêu đi, tế bào mầm phát triển, vết thương
mau lành sẹo.

 Cách thức bảo quản, thời gian lưu kho:

+ Loại kho: Kho mát

+ Điều kiện bảo quản:

 Nhiệt độ trong kho: 20oC


 Độ ẩm trong kho: 80-85%

+ Thời gian: 2 ngày

+ Cách sắp xếp trong kho: sản phẩm sẽ được xếp trên các pallet nhựa

2.3. Thị trường cạnh tranh

Theo thống kê, hiện nay nước ta có khoảng 11 nhà máy chế biến da và các sản phẩm
từ dứa để xuất khẩu. Nổi trội lên trong những nhà máy chế biến dứa này là Công ty
NaFoods, Công ty chế biến dứa xuất khẩu Bắc Giang. Đây là 2 nhà máy đi đầu trong
việc thu mua và chế biến sản phẩm dứa xuất khẩu. Một vài trong sốcác nhà máy hoạt
động có lãi, còn lại đều làhoạt động cầm chừng hoặc không hoạt động. Các nhà máy
tập trung khá nhiều khu vực Thanh Hoá, NGhệAn, Hà Tĩnh. Thịtrường cho sản phẩm
dứa ởnước ta hiện còn rất tiềm năng. Vì như đã nói ở trên, các nhà máy sản phẩm dứa
hiện nay đều cho ra những sản phẩm dứa cót hời gian bảo quản kém, chất lượng chưa
được đầu tưtối đa. Vì thế, khi nhà máy đi vào hoạt động với lợi thếđánh mạnh là chất
lượng và thời gian bảo quản lâu, nhất định sẽcó những nhiều bạn hàng. Các đối
thủcạnh tranh chính.
 Nhà máy chếbiến dứa NhưThanh – Thanh Hóa
 Nhà máy được xây dựng năm 2003, công suất thiết kế là 7 tấn nguyên liệu/ giờ.

 Nhà máy dứa NghệAn – NAFOODS NAFOODS là một trong những công ty
chếtrái cây hàng đầu của Việt Nam. Công ty có vùng nguyên liệu 5000 ha và
một dây chuyền chếbiến Dứa, Vải dưới dạng puree, cô đặc. Công nghệ tiên tiến
của Italia và Đức với công suất 10 tấn nguyên liệu/giờ.
3. PHƯƠNG ÁN VÙNG NGUYÊN LIỆU

Tân Phước – một con huyện nhỏ nằm trong vùng Đồng Tháp Mười, mệnh danh
là vùng trung tâm đất phèn thuộc địa bàn tỉnh Tiền Giang, được thành lập vào
năm 1994. Sau khi huyện được thành lập là quá trình di dân vào khai hoang
phát triển. Lúc này bà con nông dân đã đưa một số loại cây ăn trái như: xoài,
mít, dừa… vào trồng thử nghiệm, nhưng do bị nhiễm phèn nặng, tầng sinh phèn
cạn nên các loại cây trồng trên không thể thích nghi và tăng trưởng tốt trên vùng
đất này. Duy chỉ có cây dứa (khóm), thích nghi và sinh trưởng mạnh mẽ trên
vùng đất hoang sơ ngập phèn này. Trước đây, khi huyện Tân Phước mới thành
lập, cây khóm chỉ xuất hiện rải rác ở các xã Mỹ Phước, Thạnh Mỹ, Hưng
Thạnh… nhưng đến nay, hầu hết các xã, thị trấn trong huyện đều có mặt cây
dứa. Do có hiệu quả kinh kế cao, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng nên dứa
được tỉnh Tiền Giang xác định là một trong những loại trái cây chủ lực để phát
triển kinh tế lâu dài. Diện tích trồng dứa luôn gia tăng theo từng năm, nhờ sự
cần cù lao động và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhiều
nông dân huyện Tân Phước đã trồng và xử lý dứa đạt năng suất, chất lượng cao,
làm thay đổi diện mạo vùng đất rốn phèn này.

Hiện nông dân trồng dứa trên địa bàn huyện đang sử dụng giống dứa Queen
với 3 dạng trái cơ bản là hình trụ đều, ngắn - mập và hình chóp. Trong đó, cây dứa có
dạng trái hình trụ là giống dứa có chất lượng tốt nhất, bởi cây dứa dạng này cho trái
to, đẹp và cho năng suất cao. Dứa được trồng theo 2 mùa vụ trong năm:

+ Mùa thuận: từ tháng 4 đến tháng 6 dương lịch.

+ Mùa nghịch: từ tháng 7 đến tháng 3 dương lịch.

Năm 2021, huyện Tân Phước (Tiền Giang) đã có hơn 16.000 ha đất trồng khóm
với sản lượng khoảng hơn 300.000 tấn/năm. Đây là địa phương đứng nhất, nhì
cả nước về diện tích cây khóm. Đặc biệt, huyện đã áp dụng quy trình sản xuất
dứa theo tiêu chuẩn VietGAP đảm bảo chất lượng, sức khỏe và an toàn lao động
đối với người sản xuất và bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, Cục Sở hữu trí tuệ
cũng đã cấp văn bằng bảo hộ Nhãn hiệu tập thể số 178303 cho sản phẩm Khóm
Tân Lập.

Tổng lượng nguyên liệu ước tính cần thiết cho hoạt động 1 năm của nhà máy:

Nguồn nguyên liệu chính phục vụ cho sản xuất là dứa: dứa tươi để chế
biến thành sản phẩm mứt dứa 300 tấn sản phẩm/1 năm. Vậy nguyên liệu cần sử
dụng ước tính 330 tấn/năm

4. ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

Lựa chọn địa điểm là một việc hết sức quan trọng vì khi xây dựng thì không có
khả năng thay đỗi địa nữa. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn địa điểm
xây dựng nhà máy như: Vị trí địa lý, vị trí so với nguồn nguyên liệu và nơi phân phối
sản phẩm đầu ra, giao thông, đường xá, giá nhân công, nguồn nước, nơi thoát nước,
xử lý chất thải, an ninh, ….

Ngày nay các phân xưởng thường được đặt trong các khu công nghiệp vì có
nhiều lợi ích như: xây dựng trong các khu này thì quy hoạch diện tích xây dựng tốt
hơn, thu hút nguồn lao động, nhân công…

Địa điểm đặt phân xưởng: Khu công nghiệp Tân Phước tỉnh Tiền Giang

4.1. Giới thiệu KCN Long Giang (tỉnh Tiền Giang)


Hình 6: Khu công nghiệp Long Giang
- Địa điểm: xã Tân Lập 1 huyện Tân Phước tỉnh Tiền Giang

- Khu công nghiệp Long Giang (LJIP) được thành lập vào tháng 11 năm 2007 với thời
hạn dự án là 50 năm. LJIP tọa lạc tại xã Tân Lập 1, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền
Giang.

4.2. Vị trí địa lí

Hình 7: Diện tích khu công nghiệp


- Diện tích:

 Đất dành cho công nghiệp: 357,59 ha


 Đất dành cho công trình kỹ thuật: 13,37 ha
 Đất dành cho đường nội bộ: 64,13 ha
 Đất dành cho cây xanh cảnh quan: 70,18 ha
 Đất dành cho kho bãi: 20,94 ha
 Đất dành cho dịch vụ, giải trí: 13,79 ha

 Vị trí thuận lợi: LJIP nằm sát cạnh đường Cao tốc Tp. Hồ Chí Minh - Trung
Lương, cách trung tâm Tp. Hồ Chí Minh, sân bay Tân Sơn Nhất, cảng Sài Gòn, cảng
Hiệp Phước khoảng 50km, cách cảng Bourbon khoảng 35 km và cách trung tâm Tp.
Mỹ Tho 15 km.

 Giao thông thuận lợi:

 Đường bộ: Từ LJIP đến Tp. Hồ Chí Minh có thể đi bằng Quốc lộ 1A và đường
Cao tốc Tp. Hồ Chí Minh - Trung Lương;

 Đường thủy: LJIP có bến thủy, sà lang khoảng 500 - 600 tấn vận chuyển hàng
hóa đi từ LJIP đến Cảng Mỹ Tho và Cảng Hiệp Phước.
Hình 8: Hệ thống giao thông

4.3. Nguồn lao động

 -  Dân số tỉnh Tiền Giang khoảng 1,7 triệu người, dân ở độ tuổi lao động chiếm 68%
dân số của tỉnh, ngoài ra nhiều lao động cũng đến từ các tỉnh lân cận thuộc vùng đồng
bằng Sông Cửu Long. Phần lớn lao động trẻ, năng động, cần cù.

4.4. Cơ sở hạ tầng

4.4.1. Hệ thống cấp nước

- KCN Long Giang tự cung cấp nước cho các nhà máy trong KCN về chất lượng nước
được khoan lên từ các giếng nước ngầm và được xử lý theo tiêu chuẩn giốc gia đối với
nước sinh hoạt. Các mẫu nước được gửi đi kiểm tra ở Viện pasteur Tp. Hồ Chí Minh
theo quy định kỳ hàng tháng để luôn đảm bảo chất lượng nước. Nguồn nước theo tiêu
chuẩn QCVN 01:2009/BYT với công suất 48.000m3/ngày.
4.4.2. Hệ thống xử lý nước thải

- Nhà máy xử lý nước thải với công suất hoạt động 40.000 m 3/ngày và hệ thống xử lý
nước thải được thiết kế có hệ thống kiểm tra hàm lượng chất thải có trong nước trước
khi thải ra đường thoát nước công cộng.

Hình 9: Hệ thống thoát nước

4.5. Nguồn điện

- Nguồn điện theo tiêu chuẩn TCVN 1985 - 1994.

- Tổng công suất điện lên đến là 40 MVA được cấp từ hai trạm điện trung thế (22KV)
là Trạm Tân Hưng cách KCN Long Giang 5km và Trạm Mỹ Tho cách KCN Long
Giang 12km.

4.6. Chính sách thuế hấp dẫn

- Thuế thu nhập doanh thu 15 năm ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp từ khi có doanh
thu với mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 15%, bao gồm 04 năm miễn thuế
từ khi có thu nhập chịu thuế, 09 năm tiếp theo được giảm 50% trên số thuế phải nộp.

-Thuế nhập khẩu:  Nhà đầu tư đầu tư vào LJIP được miễn thuế nhập khẩu máy móc
thiết bị tạo tài sản cố định vàđược miễn 5 năm thuế nhập khẩu nguyên liệu, vật tư và
bán thành phẩm mà trong nước chưa sản xuất được.
- Doanh nghiệp chế xuất tại LJIP được hưởng chính sách ưu đãi thuế theo quy chế
Khu chế xuất.

4.7. Nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào

- Tân Phước là một trong những nơi trồng khóm nổi tiếng nhất ở miền Tây. Hiện
toàn huyện có trên 16.000 ha chuyên canh khóm với sản lượng trên 200.000 tấn trái
mỗi năm. Lúc mới thành lập huyện năm 1994, chỉ có vài xã trồng. Nay hầu hết đất
nông nghiệp đều chuyển sang trồng khóm, nhiều nhất ở các xã Hưng Thạnh, Tân Hòa
Đông, Thạnh Mỹ… Chính vì lẽ đó nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào rất đầy đủ và
khâu vận chuyển nguyên liệu gần với nhà máy đảm bảo sự ổn định về mặt sản xuất.

5. QUY TRÌNH SẢN XUẤT CÔNG NGHỆ

5.1. Quy trình sản xuất mứt dứa


Dứa

Lựa chọn-
phân loại Quả
dập.hư

Rửa

Cắt gọt
Vỏ
cuống

Chần

Đường
Xay nghiền

Xay Pectin
Phối trộn 1 Đường acid
citric

H2O
Phối trộn 2
Ngâm Canxi
propionate

Rót nóng –
đóng nắp

Tạo đông

SP
5.2. Thuyết minh quy trình sản xuất mứt dứa

5.2.1. Phân loại – Lựa chọn

-Mục đích:

+ Phân chia nguyên liệu đồng đều về kích thước, hình dạng, màu sắc, độ chín.

+ Loại bỏ một phần hay toàn bộ những trái dứa không đủ quy cách, men mốc, thối
hỏng, hoặc chưa đạt độ chín.

-Các biến đổi:

+ Chủ yếu là sự đồng đều về độ chín và loại bỏ những quả dứa hư hỏng nặng,
không đạt chất lượng.

+ Tỉ lệ giảm khối lượng: 5%  1

-Thiết bị: Băng tải

Dứa sẽ chạy trên băng tải và sẽ được công nhân lựa chọn thủ công bằng tay.

5.2.2. Rửa

-Mục đích:

Loại bỏ các tạp chất như bụi bẩn, đất cát, côn trùng và một phần vi sinh vật, hóa
chất bám trên bề mặt vỏ quả.

-Các biến đổi:

+Đất cát, bụi bẩn và vi sinh vật trên bề mặt sẽ bị loại bỏ.

+Tỉ lệ giảm khối lượng: 0,3%

-Thiết bị: Thiết bị rửa băng tải.

-Thông số công nghệ:

+Thời gian rửa: 10 phút.

+ Dùng nước rửa ở nhiệt độ thường.

5.2.3. Cắt gọt


-Mục đích:

+Chuẩn bị: Loại bỏ những phần không sử dụng cũng như không có giá trị dinh
dưỡng như vỏ, mắt của quả dứa, đồng thời loại bỏ những phần bị hư hỏng gây ảnh
hưởng đến chất lượng sản phẩm.

+Khai thác: Lượng thịt quả được tách hoàn toàn ra khỏi vỏ quả.

-Các biến đổi:

+ Vật lý:

 Thay đổi hình dạng, kích thước, khối lượng quả.

 Tỉ lệ giảm khối lượng: 17 %

+ Hóa học: Xảy ra phản ứng oxy hóa do dịch bào tiết ra trên bề mặt quả làm cho
quả bị thâm đen.

+ Sinh học: Vi sinh vật có thể phát triển trên môi trường dịch bào.

-Thiết bị: Thiết bị cắt gọt.

Thiết bị sẽ cắt bỏ 2 đầu và gọt bỏ phần vỏ. Dứa sau khi được gọt vỏ sẽ được gắp
mắt dứa bằng nhíp.

-Thông số công nghệ: Mỗi đầu quả dứa cắt khoảng 1-1,5 cm

5.2.4. Chần

-Mục đích:

+Bảo quản: Tiêu diệt một số vi sinh vật kém chịu nhiệt góp phần kéo dài thời gian
bảo quản sản phẩm.

+Hoàn thiện: Bất hoạt các enzyme gây ra sự oxy hóa giúp giữ được màu sắc tự
nhiên của quả và tăng giá trị cảm quan của sản phẩm.

+Chuẩn bị: Tăng độ thẩm thấu và chuyển protopectin không tan thành pectin hòa
tan tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xay nghiền.

-Các biến đổi:


+ Vật lý:

 Nguyên liệu trở nên mềm hơn.

 Thể tích nguyên liệu giảm.

 Nhiệt độ của nguyên liệu tăng lên.

 Tỉ lệ giảm khối lượng: 0,2% do đường và 1 số chất hòa tan trong dứa bị tổn
thất theo nước chần.

+ Hóa học:

 Protopectin không tan chuyển thành pectin hòa tan

 Tổn thất vitamin C dưới tác dụng của nhiệt.

+ Sinh học: Một số vi sinh vật bị tiêu diệt và một số enzyme bị bất hoạt.

-Thiết bị: Thiết bị chần băng tải.

-Thông số công nghệ:

+ Nhiệt độ nước: 80-90oC.

+ Thời gian: 3 phút.

5.2.5. Xay nghiền

-Mục đích: Nguyên liệu sẽ bị cắt xé thành những mảnh nhỏ tạo điều kiện thuận lợi
cho quá trình phối trộn tiếp theo.

-Các biến đổi:

+Vật lý:

 Giảm kích thước, hình dạng nguyên liệu.

 Nhiệt độ tăng nhẹ do ma sát.

 Tỉ lệ giảm khối lượng: 0,5% chủ yếu là do puree dứa sau khi bị nghiền bám vào
thành thiết bị.
+ Hóa học: Các phản ứng sinh hóa xảy ra dưới tác dụng của enzyme.

+ Sinh học: Vi sinh vật phát triền.

+ Hóa sinh: Enzyme nội bào xúc tác các phản ứng sinh hóa.

-Thiết bị: Thiết bị nghiền trục răng cưa.

Máy nghiền có 2 trục nghiền với lưỡi dao răng cưa để tăng hiệu quả cắt.

-Thông số công nghệ: Kích thước thịt quả sau nghiền: < 5mm.

5.2.6. Phối trộn 1

-Mục đích: Điều chỉnh thành phần hóa học của sản phẩm, tạo ra các giá trị cảm
quan phù hợp cho sản phẩm.

-Các biến đổi:

+Vật lý:

 Nhiệt độ tăng lên.

 Giảm độ nhớt.

 pH thay đổi.

 Tỉ lệ giảm khối lượng: 17% chủ yếu do nước bốc hơi.

+Hóa lý: Khả năng hòa tan của các chất phối trộn.

+Hóa học: Thành phần hóa học thay đổi so với ban đầu.

-Thiết bị: Bồn phối trộn có cánh khuấy.

-Thông số công nghệ:

+Nhiệt độ: 80oC

+ pH: 2.8-3

5.2.7. Phối trộn 2

-Mục đích:
+ Tăng hàm lượng chất khô và chất hòa tan trong sản phẩm.

+ Tạo nên cấu trúc đặc sệt của sản phẩm jam thành phẩm.

-Các biến đổi:

+Vật lý: Giảm khối lượng nguyên liệu với tỉ lệ là 0,5% so với tổng nguyên liệu.

+Hóa lý: Xảy ra sự chuyển pha của nước và một số chất dễ bay hơi.

-Thiết bị: Bồn phối trộn.

Pectin sẽ hòa tan với đường đã xay nhuyễn theo tỉ lệ 1:1 rồi ngâm nước theo tỉ lệ
1:19 để pectin hút nước, trương nở và phân tán đều thành dung dịch rồi mới đưa
vào phối trộn.

-Thông số công nghệ:

+Thời gian: 10 phút.

+ Nồng độ chất khô sau phối trộn 2: 65%

5.2.8. Rót nóng – đóng nắp

-Mục đích: Hoàn thiện

+Đuổi bớt không khí trong lọ thủy tinh và trong sản phẩm ra ngoài. Do đó giảm sự
oxy hóa, đảm bảo sự an toàn khi bảo quản.

+ Nhiệt độ của dịch rót cao giảm được độ nhớt nên dễ dàng rót vào lọ.

-Các biến đổi: giảm khối lượng 0,5% so với tổng lượng dịch rót.

-Thiết bị: Thiết bị rót và đóng nắp tự động.

-Thông số công nghệ:

+Nhiệt độ rót: 60-70oC

5.2.9. Tạo đông

-Mục đích: Hoàn thiện

+Tạo cấu trúc gel cho sản phẩm.


-Các biến đổi:

+Vật lý: Nhiệt độ nguyên liệu giảm

+Hóa lý: Sự hình thành cấu trúc gel bằng cách tạo thành các liên kết giữa các sợi
polysaccharide.

-Thiết bị: Kho mát

-Thông số công nghệ:

+Nhiệt độ: 20oC

+Thời gian lưu kho: 2 ngày

6. CÁC PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN DÂY CHUYỀN TIẾT BỊ

STT Thiết bị Model Xuất Công Năng Số Giá


xứ xuất suất lượng thành
Thiết bị chính
1 Băng tải 3.000.000.
Trung
phân loại QW-RC 1,5 kW 2000 kg/h 1 000
Quốc
VNĐ
2 Thiết bị Trung
MS500 1,1 kW 1000 kg/h 1
rửa xối Quốc
3 Thiết bị Trung 30
JC series 0,8 kW 1
cắt gọt Quốc quả/phút
4 Thiết bị Trung
PT-2000 3,7 kW 1000 kg/h 1
chần Quốc
5 Thiết bị
Trung
xay TOPP 1.1kW 1000 kg/h 1
Quốc
nghiền
6 Bồn phối Trung
FK-500 2,2 kW 1000 lít 2
trộn Quốc
7 Thiêt bị
Trung
rót-đóng MIC-18 1,1 kW 2400 hủ/h 1
Quốc
nắp
8 Thiết bị Việt
TB-90L 2 kW 3000 hủ/h 1
dán nhãn Nam
9 Thiết bị 5
Việt
đóng CA800P 3kW thùng/phú 1
Nam
thùng t
Thiết bị phụ
10 Trung
Bơm CPM-130 0,25 kW 3000 L/h 4
Quốc
11 Thiết bị
VP Việt
rửa lọ 0,8kW 150 lọ/h 1
QSD150 Nam
thủy tinh
12 Bồn chứa Việt
1 kW 200 lit 1
phụ liệu Nam
13 Băng tải Trung
Shanson 0,75 Kw 1000 kg/h 1
thang Quốc

+ Thiết bị dùng để phân loại, lựa chọn là thiết bị băng tải con lăn:
Chọn băng tải con lăn QW-RC của hãng Jiangsu, Trung Quốc.

Hình 10: Băng tải

Thông số kỹ thuật của băng tải con lăn

Thông số Giá trị


Năng suất (kg/h) 2000
Công suất điện (kW) 1,5
Kích thước (mm x mm x mm) 6000 x 900 x 1000
Tốc độ băng tải (m/s) 0,15
Khoảng cách 2 con lăn (mm) 70

 Số thiết bị sử dụng: 1

 Số công nhân vận hành: 6 người


 Nguyên tắc hoạt động: Dứa được vận chuyển trên băng tải và có công
nhân lựa chọn những quả hư, dập loại ra. Dứa đi qua thiết bị phân loại
dạng trục lăn để phân loại theo kích thước.

+ Thiết bị dùng để rửa là thiết bị rửa xối:

+ Thiết bị dùng để cắt gọt là thiết bị cắt gọt dứa

Thiết bị cắt gọn dứa JC của hãng Henan, Trung Quốc.

Hình 11: Thiết bị cắt gọn dứa

Thông số kỹ thuật máy cắt gọt JC

Thông số Giá trị


Năng suất (quả/h) 300
Công suất điện(kW) 0.8
Kích thước thiết bị (mm x mm x 2000 x 800 x 1600
mm)
Đường kính quả (mm) 80-100
Độ dày của vỏ (mm) 1.5-10

 Số thiết bị sử dụng: 1

 Số công nhân vận hành: 2 người


 Nguyên tắc hoạt động: Quả dứa sẽ được nâng lên một vị trí thích hợp.
Sau đó một thanh kẹp sẽ đẩy ngang để gọt hai đầu của quả và được cố
định bằng hai thanh kẹp, tiếp theo đó dao gọt sẽ chuyển động để gọt vỏ ở
hai bên quả, vỏ quả được thu gom ở một máng hứng phía dưới, phần thịt
quả sẽ theo một máng khác đi ra băng tải và đi qua thiết bị chần.

+ Chọn thiết bị chần: với tác nhân chần là nước nóng

Thiết bị chần PT-2000 của công ty Zhaoquing Fengxiang Food Machinery


Co., Ltd.

Hình 12: Thiết bị chần

Thông số kỹ thuật của thiết bị chần PT-200

Thông số Giá trị


Năng suất (kg/h) 2000
Công suất điện (kW) 3,7
Kích thước (mm x mm x mm) 3600 x 1000 x 1700

 Số thiết bị sử dụng: 1

 Số công nhân vận hành: 1 người

 Nguyên tắc hoạt động: Dứa sau cắt gọt được được vào thiết bị chần, di
chuyển từ đầu này đến đầu kia và ra khỏi thiết bị nhờ băng tải có các cánh
ngang. Trong quá trình di chuyển, dứa được chần nhờ nước nóng được
cung cấp từ bộ phận cấp nước nóng. Khi quá trình chần kết thúc thì dứa
được đưa qua thiết bị nghiền và nước chần được tháo ra ngoài.

+ Xay nghiền bằng thiết bị xay nghiền:

Chọn thiết bị nghiền xé model TOPP của hãng Henan, Trung Quốc.

Hình 13: Thiết bị nghiền xé

Thông số kỹ thuật thiết bị xay nghiền TOPP

Thông số Giá trị


Năng suất (kg/h) 1000
Công suất (kW) 1.1
Kích thước (mm x mm x mm) 2000 x 1000 x 2000
Kích thước puree ( 3-8mm) 3-8

 Số thiết bị sử dụng: 1

 Số công nhân vận hành: 1 người.

 Nguyên lý hoạt động: Nguyên liệu được đưa vào phễu nhập liệu và đi
vào thiết bị. động cơ hoạt động làm quay các lưỡi dao động, các lưỡi dao
động được lắp xen kẽ với các lưỡi dao tĩnh. Khi lưỡi dao động quay kết
hợp với lưỡi dao tĩnh sẽ tạo ra sự nghiền xé dẫn đến nguyên liệu được
nghiền nhỏ. Khi kích thước nguyên liệu nhỏ hơn lỗ lưới sàng thì sẽ được
tháo ra khỏi thiết bị ở máng dẫn, nguyên liệu có kích thước lớn sẽ tiếp tục
được xay cho đến khi lọt qua được lưới sàng.

+ Phối trộn:

Thiết bị phối trộn của hãng Hundom FK500

Hình 14: Thiết bị phối trộn

Thông số kỹ thuật của thiết bị phối trộn Hundom – FK500

Thông số Giá trị


Công suất (kW) 2,2
Tốc độ khuấy (vòng/phút) 60 - 180
Kích thước (D x H) (mm) 2000 x 2000

 Số thiết bị sử dụng: 2

 Số công nhân vận hành: 2 người

 Nguyên tắc hoạt động: Thiết bị phối trộn có vỏ áo, có cánh khuấy, giúp
đảo trộn nguyên liệu.

+ Dán nhãn bằng thiết bị dán nhãn tự động:


Máy dán nhãn tự động tốc độ cao TB-90L của công ty máy thiết bị Hoàng
Long

Hình 15: Máy dán nhãn

Thông số kỹ thuật thiết bị dán nhãn tự động TB-90L

Thông số Giá trị


Thời gian dán(lọ/phút) 100-300
Công suất (kW 2
Kích thước (mm x mm x mm) 1700 x 700 x 1300
Phạm vi dán (mm) Đường kính: 20-90mm và độ cao: lớn hơn
20mm
Khối lượng (kg) 190kg

 Số thiết bị sử dụng: 1
 Số công nhân vận hành: 1 người
 Nguyên tắc hoạt động: Lọ thủy tinh được cấp vào thông qua một mâm
cấp, qua băng tải sẽ đi qua khe hở giữa con lăn di động và con lăn cố
định. Nhãn được cấp liên tục, dẫn động bằng cặp bánh ma sát. Dưới tác
dụng kéo của băng tải, lực ép của lò xo, các con lăn di động thì nhãn sẽ
được dán lên thành lọ.

+ Thiết bị rửa lọ thủy tinh:


Hình 16: Thiết bị rửa lọ

Thông số kỹ thuật thiết bị rửa lọ VP QSD

Thông số Giá trị


Năng suất (lọ/h) 150 lọ/h
Công suất điện (kW) 0,8
Kích thước (mm x mm x mm) 3780 x 1400 x 1780

 Số thiết bị sử dụng: 1
 Số công nhân vận hành: 2
 Nguyên lý hoạt động: Khi máy rửa lọ thủy tinh họat động theo cách di
chuyển từng nấc chuyển đô ̣ng, ở chu kỳ dừng, tại vị trí nhâ ̣n, lọ sẽ được
xếp thẳng hàng rồi đưa vào các giá giữ. Sau đó lọ được chuyển dần xuống
bên dưới và ngâm trong bể nước ấm để că ̣n bẩn sẽ rơi ra. Kế tiếp lọ được
đưa lên và dốc ngươc, phun dung dịch rửa phía bên trong và ngoài. Lọ
được tráng lại nhiều lần bằng nước nóng, và lần cuối cùng là bằng nước
lạnh. Lọ được giữ dốc ngược để ráo nước sau đó được đẩy khỏi giá giữ lọ
và được ra ngoài.

+ Thiết bị đóng thùng:

Chọn thiết bị đóng thùng tự động của Công Ty Chế Tạo Máy Miền Nam
Hình 17: Thiết bị đóng thùng

Bảng thông số kỹ thuật thiết bị đóng thùng

Thông số Giá trị


Tốc độ thùng (thùng/phút) 5
Công suất điện (kW) 3
Kích thước (mm x mm x mm) 4000 600 x 1800

 Số thiết bị sử dụng: 1
 Số công nhân vận hành: 2

+ Băng tải thang:


Hình 18: Băng tải

Thông số kỹ thuật của băng tải thang Sanshon

Thông số Giá trị


Công suất (kg/h) 1000
Công suất điện (kW) 0,75
Kích thước (mm x mm x mm) 2500 x 1000 x 1700

 Số thiết bị sử dụng: 2
 Số công nhân vận hành: 1

+ Bồn chứa nguyên liệu phụ:


Hình 19: Bồn chứa nguyên liệu phụ

Thông số kỹ thuật bồn chứa nguyên liệu phụ, Trung Quốc

Thông số Giá trị


Thể tích làm việc (l) 200
Công suất điện (kW) 1
Kích thước (mm x mm x mm) 800 x 720x 1400

 Số thiết bị sử dụng: 2
 Số công nhân vận hành: 2 người

+ Thiết bị chiết rót và đóng nắp tự động của hãng MIC-XGF18-1


Hình 20: Thiết bị chiết rót và đóng nắp

Thông số kỹ thuật của thiết bị rót, đóng nắp hãng RIC

Thông số Giá trị


Năng suất (lọ/h) 2400
Công suất điện (kW) 1.1
Kích thước (mm x mm x mm) 1800 x 1200 x 2000
Số lượng đầu rót (cái) 12
Khối lượng (kg) 2800

 Số thiết bị sử dụng: 1

 Số công nhân vận hành: 1 người

 Nguyên tắc hoạt động: Dịch sẽ được bơm vào thông qua bốn đầu rót và
rót xuống hộp, sau đó lọ mứt dứa sẽ đi qua khu vực đóng nắp. Tại khu
vực đóng nắp, các nắp lọ sẽ đi theo băng tải và được ép chặt vào miệng
lọ.

7. CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH VÀ NHU CẦU DIỆN TÍCH XÂY
DỰNG
7.1. Kho chứa nguyên liệu dứa

- Kho có kích thước 20m x 09m (180m2), cao 6-8m khung thép, vách tole, mái
tole, có hệ thống thông gió hai chiều và quạt, một cửa, đựng trong các sọt:
0,25m2/sọt

- Kho chứa nguyên liệu đặt gần khu nhà xưởng phân loại và rửa, cắt gọt

7.2. Khu nhà xưởng đặt dây chuyền phân loại và rửa, cắt gọt

- Nhà xưởng có kích thước 25m x 10m (200m 2), cao 6-8m, tường gạch dày
20mm, mái tole, có hệ thống thông gió hai chiều và quạt. Đặt thiết bị băng tải
phân loại, thiết bị rửa sối và thiết bị cắt gọt.

- Thiết bị được sắp xếp dọc theo chu vi của phân xưởng và 2 cửa

- Khu nhà xưởng phân loại và rửa, cắt gọt đặt gần khu nhà xưởng chính

7.3. Khu nhà xưởng đặt dây chuyền chần, xay nghiền, phối trộn, chiết rót,
ghép mí, dán nhãn (khu nhà xưởng chính)

- Nhà xưởng có kích thước 60m x 25m (1500m2), cao 6-8m khung thép, vách
tole, mái tole, có hệ thống thông gió hai chiều và quạt, đóng trần cách nhiệt. Đặt
hệ thống thiết bị chần - thiết bị nghiền xé - bồn phối trộn - thiết bị chiết rót -
ghép nắp - dán nhãn.

- Thiết bị được sắp xếp dọc theo chu vi của phân xưởng

- Phân xưởng chính được đặt cạnh kho nguyên liệu chính và phụ để thuận tiện
cho việc tiếp nhận nguyên liệu vào sản xuất (nhờ 2 cửa).

7.4. Khu rửa chai lọ chuẩn bị cho công đoạn chiết rót

- Có kích thước 10m x 5m (50m2), cao 6-8m tường gạch dày 20mm, mái tole, có
hệ thống thông gió hai chiều và quạt, một cửa. Đặt bồn rửa chai lọ

- Đặt gần khu nhà xưởng chính


7.5. Kho đặt nguyên liệu phụ

- Có kích thước 10m x 5m (50m 2), cao 6-8m khung thép, vách tole, mái tole, có
hệ thống thông gió hai chiều và quạt, đóng trần cách nhiệt và một cửa.

- Đặt các chất đường, pectin, acid citric và canxi propionate (mỗi nguyên liệu
được đặt trên các pallet riêng: 0,25m2/pallet).

- Đặt gần khu nhà xưởng chính

7.6. Kho bao bì

- Có kích thước 15m x 10m (150m2), cao 6-8m, khung thép, vách tole, mái tole,
có hệ thống thông gió và một cửa. Đặt các thùng chứa chai lọ được đặt trên các
pallet.

- Đặt gần khu rửa chai lọ

7.7. Kho thành phẩm

- Có kích thước 25m x 10m (200m2), cao 6-8m, tường gạch dày 20mm, mái
tole, có hệ thống thông gió hai chiều và quạt, đóng trần cách nhiệt, có hệ thống
máy lạnh phù hợp với điều kiện bảo quản và hai cửa. Đặt các thùng sản phẩm
được đặt trên các pallet.

7.8. Phòng điều hành

- Kích thước khu nhà văn phòng: 20m x 8m (160m2)

Kết cấu: Nhà 2 tầng, cao 4m, tường gạch dày 20mm mái lợp tole, trần cách
nhiệt, vách ngăn, tường nhà xây gạch, trần nhà bằng tấm thạch cao lắp ghép,
cửa đi, cửa sổ bằng khung nhôm kính, nền nhà lát gạch có hệ thống máy lạnh.
7.9. Nhà để xe

- Có kích thước 500m2, cao 6-8m khung thép mái tole.

7.10. Nhà ăn
- Có kích thước 30m x 10m (300m 2), cao 6-8m tường gạch dày 20mm, mái tole,
có hệ thống thông gió, máy lạnh. Đặt các bàn ghế nhôm, lát gạch.

7.11. Khu thể thao

- Có kích thước 10m x 10m (100m2), trán xi măng làm khu bóng chuyền

- Đặt gần nhà ăn

7.12. Chốt bảo vệ

- Xây 2 chốt bảo vệ cổng trước và cổng sau kích thức 3m x 2m (6m 2), cao 4m
tường dày 20mm, mái tole.

7.13. Nhà vệ sinh

- Kích thước 6m x 5m (30m2) cao 4m tường gạch dày 20mm, mái tole, có bồn
rauwr tay xây dựng ở 4 nơi:

+ Khu nhà ăn

+ Khu văn Phòng, điều hành

+ Khu nhà xưởng đặt dây chuyền phân loại và rửa, cắt gọt

+ Khu nhà xưởng đặt dây chuyền chần, xay nghiền, phối trộn, chiết rót, ghép
mí, dán nhãn

7.14. Đường sân

- Đường sân bê tông si măng, có hệ thống thoát nước mưa phía dưới.

7.15. Khu thu gom rác

- Kích thước 10m x 5m (50m2) cao 4m tường gạch dày 20mm, mái tole, 1 cửa.

- Rác được bỏ trong các thùng rác công nghiệp


7.16. Tổng diện tích phân xưởng

STT Hạng mục công trình Diện tích


1 Kho chứa 20m x 09m (180m2), cao 6-
nguyên liệu dứa 8m
2 Khu nhà xưởng đặt dây chuyền phân 25m x 10m (200m2), cao 6-8m
loại và rửa, cắt gọt
3 Khu nhà xưởng đặt dây chuyền chần, 60m x 25m (1500m2),
xay nghiền, phối trộn, chiết rót, ghép cao 6-8m
mí, dán nhãn
4 Khu rửa chai lọ chuẩn bị cho công 10m x 5m (50m2),
đoạn chiết rót cao 6-8m tường gạch dày
20mm
5 Kho đặt nguyên liệu phụ 10m x 5m (50m2),
cao 6-8m

6 Kho bao bì 15m x 10m (150m2),


cao 6-8m
7 Kho thành phẩm 25m x 10m (200m2),
cao 6-8m, tường gạch dày
20mm
8 Phòng điều hành 20m x 8m (160m2),
Nhà 2 tầng, cao 4m, tường
gạch dày 20mm
9 500m2,cao 6-8m
Nhà để xe

10 Nhà ăn 30m x 10m (300m2),


cao 6-8m
11 Khu thể thao 10m x 10m (100m2)
12 Chốt bảo vệ (2 cổng ) 3m x 2m (6m2) x 2 =12 m2,
cao 4m tường gạch dày 20mm
13 Nhà vệ sinh 6m x 5m (30m2) x 4 = 120m2,
cao 4m tường gạch dày 20mm
14 Đường sân
15 Khu thu gom rác 10m x 5m (50m2) cao 4m
tường gạch dày 20mm
Tổng 3572m2
cộng

8. NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT

Tên dự án: Thiết kế nhà máy sản xuất các sản phẩm từ dứa năng suất 1 tấn/ 1 ngày.
- Vị trí khu đất của dự án:
Nhà máy được xây dựng trong khu công nghiệp Long Giang, xã Tân Lập 1, huyện
Tân Phước, tỉnh Tiền Giang.
- Đất đai:
Loại đất: đất đã giải phóng mặt bằng.
Theo đơn giá cho thuê của nhà đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp.
Hiện trạng: mặt bằng sạch.
- Ước tính nhu cầu sử dụng đất: tổng diện tích khu đất 4000m2
Nhà máy gồm có:
+ Khu sản xuất:
Các kho:
 Kho nguyên liệu chính
 Kho nguyên liệu phụ
 Kho bao bì
 Kho thành phẩm
+ Các khu phức hợp: nhà ăn, nhà để xe, nhà vệ sinh, chốt bảo vệ, khu xử lí rác thải.
Ước tính xây dựng nhà máy trên khu đất: 3500m2
Mật độ xây dựng = 3500.100/4000 = 87.5%
9. DỰ KIẾN VỐN ĐẦU TƯ VÀ GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG

Cần tính toán chi phí đầu tư xây dựng dự án nhà máy sản xuất các sản phẩm từ dứa,
lập kế hoạch huy động và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả.
- Chi phí quản lý dự án:
+ Chi phí cho mặt bằng
+ Chi phí lập dự án
+ Chi phí cho nhà thầu xây dựng
- Chi phí cho tư vấn đầu tư xây dựng
+ Chi phí tư vấn lắp đặt thiết bị
+ Chi phí tư vấn bản vẽ cơ sở
+ Chi phí tư vấn bản vẽ kỹ thuật
+ Chi phí tư vấn cho thi công dự án
 Tính vốn lưu động:
Giá cung cấp điện:
Giờ cao điểm 2.759VNĐ/KWH
Giờ bình thường 1.536 VNĐ/KWH
Giờ thấp điểm 970 VNĐ/KWH
Thông tin khác Tính theo giá điện lực VN/KWH
Phương thức thanh toán Hàng tháng
Giá cung cấp nước:
Giá nước 11.400VNĐ/m3
Thông tin khác Tính theo giá Nhà Nước
Phương thức thanh toán Hàng tháng
- Tổng điện năng sử dụng trong một ngày là: 777 (KW)

- Tổng lượng nước cần dùng trong ngày là 42 (m3/ngày)

Tổng tiền phải trả cho điện và nước trong một tháng ( 25 ngày ) là 65.563.575 VNĐ
Nguyên liệu chính
STT Loại nguyên liệu Lượng sửa Giá sản phẩm Thành tiền
dung/1 tháng
1 Dứa 50 tấn 9000 VNĐ/1kg 450,000,000
2 Acid citric 500kg 55000 VNĐ/1kg 27,000,000
VNĐ
3 Đường 25 tấn 18000 VNĐ/1kg 450,000,000
VNĐ
Tổng cộng 927,000,000 VNĐ
Số tiền công ty phải trả cho việc mua nguyên liệu chính là 927,000,000 VNĐ cho 25
ngày
- Các chi phí khác: chi phí san lắp mặt bằng, chi phí cho thiết bị, chi phí thẩm tra mức
đầu tư, chi phí cho đánh giá tác động đến môi trường.
- Chi phí dự phòng
Nguồn vốn: nguồn vốn của chủ sở hữu là 40% và nguồn vốn vay là 60%. Với nguồn
vốn vay 60% công ty cần có phương án thực hiện công trình đúng tiến độ. Lãi vay từ
ngân hàng trong thời gian xây dựng được lấy ra từ chi phí dự phòng hoặc từ nguồn
vốn đã vay. Khi dự án đưa vào hoạt động có nguồn thu cần có phương án trả tiền vốn
gốc. Thời gian trả theo quy định của hợp đồng của ngân hàng. Sau khi đưa nhà máy
vào hoạt động cần sản xuất có hiệu quả để đảm bảo số vốn được vay sẽ trả đúng hạn
và đem lại lợi nhuận cho công ty.
10. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐÔNG CỦA DỰ ÁN ĐẾN MÔI TRƯỜNG

Phụ phẩm dứa bao gồm chồi, ngọn, vỏ cứng ngoài, những vụn nát trong quá
trình chế biến dứa, bã dứa ép và toàn bộ lá của cây dứa của nhà máy rất lớn…
Các phế phẩm nêu trên nếu không được thu gom, xử lý, sẽ làm ô nhiễm môi
trường đất, nước, đặc biệt phát tán mùi hôi thối ra môi trường xung quanh.

Nếu nước và khí thải khi thải ra môi trường mà không được xử lý sẽ gây ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng.

11. TÍNH DIỆN TÍCH PHÂN XƯỞNG

11.1. Khái niệm về công trình xây dựng

Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật
liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao
gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt
nước, được xây dựng theo thiết kế. Công trình xây dựng bao gồm công trình xây dựng
công cộng, nhà ở, công trình công nghiệp, giao thông, thủy lợi, năng lượng và các
công trình khá.

11.2. Giải pháp xây dựng


 Sau khi nhận được yêu cầu thiết kế xây dựng nhà máy các chuyên
gia thiết kế, thi công nhà xưởng sẽ tới đo đạc các thông số tại vị trí
xây dựng nhà xưởng.
 Dựa trên cơ cấu, diện tích, mức độ lưu thông khí, áp suất… đã đo
được lập bản thiết kế xây dựng hoàn chỉnh.
 Xây dựng nhà máy với những thiết bị và vật liệu chuyên dùng
trong nhà máy. Với những yêu cầu nghiêm ngặt trong thi công để
đảm bảo mức độ kín, áp suất, những tiêu chuẩn về số lượng bụi
trong phòng thực phẩm.
 Tiến hành nghiệm thu cho vào sử dụng hệ thống nhà máy của
doanh nghiệp.
 Thực hiện bảo hành công trình xây dựng nhà máy.

12. CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT HẠ TẦNG VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG


CHỐNG CHÁY NỔ
12.1. Các giải pháp kỹ thuật hạ tầng
12.1.1. Hệ thống đường giao thông nội bộ và xung quanh nhà máy
- Đường ô tô trong khu công nghiệp (đường vận chuyển chính trong KCN, nối với hệ
thống giao thông bên ngoài). Phải có ít nhất là 4 làn xe, mỗi làn rộng 3,5m để thuận
tiện cho xe tải vừa và xe container di chuyển thuận lợi. Bố trí hệ thống đèn và bản
cảnh báo.

- Hệ thống đường nội bộ được thiết kế với bề rộng nền đường từ 3,5 – 11m, bao quanh
toàn bộ nhà xưởng thuận tiện cho vận chuyển hàng hóa ra và vào. Bố trí hệ thống đèn
xung quanh nhà máy và lắp đặt hệ thống camera an ninh.

- Toàn bộ khu nhà xưởng được bao bọc bởi hàng rào bằng tường có bề dày 12cm cao
2m và có rào kẽm gai.

- Hai bên đường bố trí trồng cây xanh, cây cỏ bụi. Nhằm giảm thiểu tác động xấu của
khí thải và bụi bẩn trong quá trình xe chạy.
- Nhà máy có 2 cổng rộng 6-8m thuận tiện cho xe tải và container ra vào, bố trí sân
trước và sân sau có chiều rộng tối thiểu 7m.

12.1.2. Hệ thống thoát nước mưa


- Là hệ thống thoát nước tự chảy bởi các ống, rảnh thoát nước nằm dưới vĩa hè KCN,
có chức năng vận chuyển nước mưa ra khỏi KCN một cách nhanh chống để tránh xảy
ra ngập lụt.

- Tính toán thiết kế hệ thống thoát nước mặt đường theo số liệu thủy văn của sở thủy
văn cung cấp, đảm bảo không ngập úng, di chuyển an toàn trong mọi điều kiện thời
tiết và an toàn cho công trình lân cân.

- Được thiết kế và xây dựng riêng biệt với hệ thống nước thải trong KCN. Được xây
dựng bằng cống tròn và cống hộp bê tông cốt thép

Đường kính cống: từ D600-D2000

Tổng chiều dài: 15m

Số lượng hố ga: 15 hố, có nắp đậy an toàn

12.1.3. Nền móng công trình


- Công trình xây dựng trên nền móng địa chất tốt, đảm bảo bền vững và an toàn.

- Trước khi thiết kế đã tiến hành khoan khảo sát địa chất và thiết kế theo tiêu chuẩn
hiện hành (TCVN 5547-2012, TCVN 4453-1995).

- Bê tông móng sử dụng bê tông thương phẩm cường độ 250Mpa, cốt thép CB400, địa
chất yếu có gia cố bằng ép cọc BTCT ly tâm.

12.1.4. Kết cấu thân công trình


- Sử dụng kết cấu cột kèo thép zamil, khẩu độ lớn. Khoảng cách cột khu nhà xưởng từ
30-36 (m). Tận dụng tối đa không gian bố trí kệ hàng và thiết bị cũng như vận hành
của xe nâng.

- Thép kết cấu tổ hợp sử dụng quy cách ss400B, Bu lông neo và bulong liên kết kết
cấu cường độ cao. Thiết kế theo TCVN 5575-2012 Tiêu chuẩn thiết kế kết cấu thép.
Đảm bảo tính ổn định, bền vững, sức chịu tải của bản thân công trình và điều kiện tự
nhiên bên ngoài.

- Mái che sử dụng tôn sóng vuông mạ màu dày 0.45mm, sử dụng lớp cách nhiệt, hạn
chế tác động nhiệt độ thời tiết. Bảo quản hàng hóa và tiết kiệm điện năng khi sử dụng
tối ưu.

- Mái che tại các vị trí cửa ra vào nhà xưởng.

- Mái che tại các vị trí đặt dock leveler giao nhận hàng đảm bảo an toàn cho hàng hóa
khi trời mưa nắng.

12.1.5. Hệ thống thông gió nhà xưởng


- Phần đỉnh mái che thiết kế hệ thống thông gió tự nhiên rộng 3,5m. Lấy gió tự nhiên,
lưu thông không khí bên ngoài và bên trong nhà xưởng.

- Phần bên hông bố trí các cửa lam tôn, lấy gió tự nhiên.

- Tạo môi trường lành mạnh, đảm bảo an toàn cho nhân công và hàng hóa trong kho
xưởng.

 12.1.6. Hệ thống xử lý nước thải


- Tất cả nước thải sinh hoạt, nhà vệ sinh khu văn phòng, nhà xưởng đều được lọc
thông qua hầm phân 3 ngăn, trước khi thải ra hệ thống ống thoát nước thải.

- Hệ thống ống thoát nước thải và hố ga được bố trí hợp lý, đảm bảo thông suốt trong
quá trình sử dụng.

- Trước khi thải ra hệ thống thoát nước thải của khu công nghiệp, nước thải được xử
lý qua hồ xử lý nước thải.

- Một số hệ thống xử lý nước thải:

Hệ thống xử lý nước bằng hệ thống điều lưu.

Hệ thống xử lý nước bằng trung hòa

Hệ thống xử lý nước thải bằng công nghệ keo tụ tạo bông

Hệ thống xử lý nước thải bằng kết tủa


Áp dụng công nghệ tuyến nổi xử lý nước thải

Hệ thống xử lý nước thải bằng công nghệ sinh học hiếu khí

12.1.7. Tính toán điện năng tiêu thụ


Điện dùng trong phân xưởng có hai loại:

Điện động lực: Điện vận hành thiết bị

Điện dân dụng: Điện thắp sáng và sinh hoạt.

12.1.7.1. Điện động lực

Bảng 6.1. Lượng điện tiêu thụ của các thiết bị chính trong một ngày

Thời gian Tổng lượng


Công Số
STT Thiết bị hoạt động điện tiêu thụ
suất (kW) lượng
(h) (kWh)
1 Băng tải phân loại 1.5 1 2 3
2 Thiết bị rửa 1.1 1 3 3.3
3 Thiết bị cắt 0.8 1 3 2.4
4 Thiết bị chần 3.7 1 3 22.2
5 Thiết bị nghiền 1.1 1 3 3.3
6 Bồn ngâm pectin 1 1 0.5 0.5
8 Bồn phối trộn 2.2 2 1 4.4
9 Thiết bị rót 1.1 2 2 4.4
10 Thiết bị dán nhãn 2 1 2 4
11 Thiết bị rửa lọ 0.8 1 1 0.8
Thiết bị đóng
12 3 1 2 6
thùng
Tổng 18.3 54
Tổng công suất của các thiết bị chính: P = 18.3 kW

Giả sử công suất của hệ thống cấp nước, thiết bị phụ… bằng 10% tổng công suất của
các thiết bị chính.
Công suất điện động lực thực tế:

Pđộng lực = k.Ptbị.1,1 = 0,8.18.3.1,1 = 16,1 (kW)

Với 0,8 là hệ số sử dụng đồng thời

12.1.7.2. Điện dân dụng

Điện năng chiếu sáng:

Điện chiếu sáng nhà xưởng sử dụng đèn Led để tăng hiệu suất làm việc, đem lại hiệu
quả kinh tế cao hơn các loại đèn thông thường.

Chọn nhà cung cấp Công ty Đèn LED Edison-Opto Việt Nam.

Sử dụng đèn LED Edison-Opto EDI-LNX.100 để chiếu sáng khu vực sản xuất. Các
thông số đèn:

+ Công suất: 100 W; điện áp: 95 – 265V.

+ Quang thông: 10000 lm; nhiệt độ màu ánh sáng: 3000k – 6500K.

+ Kích thước: Φ 350 x 340 mm.

Sử dụng đèn led LED EO-AT18WT để chiếu sáng các kho. Các thông số của đèn:

+ Công suất: 18 W; điện áp: 95 – 265V, ánh sáng trắng.

+ Quang thông: 5000 lm; nhiệt độ màu ánh sáng: 5500k – 6600K.

+ Kích thước: Φ 210 mm.

Số lượng đèn cần để chiếu sáng được tính theo công thức sau:

E.S
N
Q.CU .LLF

Trong đó:

N là số lượng đèn cần (cái)

E độ rọi tính bằng Lux, giá trị xác định theo TCVN 7114-2002.

Q là thông lượng của đèn (lm).


CU: Hệ số sử dụng của đèn, ta chọn CU=0,9.

LLF: Hệ số thất thoát ánh sáng (do dự suy giảm ánh sáng, bụi bám) chọn LLF=0,92.

Tính toán số lượng đèn và điện năng tiêu thụ chiếu sáng được trình bày trong bảng
sau:

Bảng: Điện năng tiêu thụ do chiều sáng của phân xưởng

Tiêu Thời
Số Công
Diện chuẩn gian Điện
lượng suất
STT Khu vực tích ánh chiếu năng
đèn chiếu
(m2) sáng sáng (kW.h)
(cái) sáng W
(lux) (giờ)
1 Khu sản xuất 1500 300 60 100 8 48
2 Kho sản phẩm 200 200 8 100 8 6,4
3 Kho nguyên liệu chính 180 200 7 100 8 5,6
4 Kho nguyên liệu phụ 50 200 2 100 8 1,6
5 Kho bao bì 150 200 6 100 8 4,8
6 Khu sản xuất đầu vào 200 200 8 100 8 6,4
Tổng 600 72,8
Hệ số sử dụng không đồng thời của là k=1

Công suất điện chiếu sáng là: Pcs = 600W = 0,6 kW.

Tổng điện năng chiếu sáng là Acs = 72,8 kW.h

Điện sinh hoạt

Bảng: Điện năng sinh hoạt trong phòng điều hành

Thời
Điện năng
Số lượng Công suất gian làm
STT Thiết bị tiêu thụ
(cái) (kW) việc
(kW.h)
(giờ)
1 Máy lạnh 4 1,2 8 38,4
2 Máy tính 10 0,3 8 24
Tổng 1,5 62,4
Tổng công suất điện sinh hoạt là Psh = 1,5kW

Tổng điện năng sinh hoạt của là Ash = 62,4 kW.h

Công suất điện dân dụng là:

Pdd= Pcs + Psh = 0,6 + 1,5 = 2,1 kW

Điện năng tiêu thụ của điện dân dụng trong 1 ngày là:

Add= Act + Ash = 72,8 + 62,4 = 135,2 kW.h

12.1.7.3. Điện năng tổng toàn phân xưởng

Công suất điện năng của phân xưởng:

Ptổng = Pđl + Pdd = 16,1 + 2,1 = 18,2 (kW)

12.2. Giải pháp phòng chống cháy, nổ


- Ngoài việc trang bị những thiết bị phòng cháy chữa cháy chất lượng, an toàn, thường
xuyên kiểm tra và bảo trì, việc thiết kế hệ thống PCCC đúng tiêu chuẩn là yếu tố
quyết định đến hiệu quả phòng cháy chữa cháy, đảm bảo an toàn khi sử dụng. Hệ
thống phòng cháy chữa cháy cần đáp ứng những tiêu chuẩn sau:

+ Địa điểm xây dựng công trình đảm bảo khoảng cách về PCCC đối với các công
trình xung quanh. Mức độ chịu lửa của công trình PCCC phù hợp với quy mô và tính
chất hoạt động tại công trình đó, chống cháy lan giữa các hạng mục công trình.

+ Hệ thống thoát nạn đảm bảo đầy đủ cửa, hành lang, lối đi, cầu thang thoát nạn, thiết
bị chiếu sáng, sơ đồ chỉ dẫn lối thoát, thiết bị thông gió, hút khói; thiết bị cảnh báo
cháy hoạt động trơn tru, đảm bảo việc thoát nạn nhanh chóng và an toàn nếu hoả hoạn
xảy ra.

+ Ngoài ra, hệ thống thiết bị báo cháy, chữa cháy cần đảm bảo về số lượng, vị trí lắp
đặt cũng như các thông số kỹ thuật phù hợp với nhà máy.
- Việc lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy được lắp đặt tương đối nhanh chóng với
quy trình 4 bước cơ bản sau đây:

Bước 1: Xác định vị trí lắp đặt chuông báo cháy, sau đó tập kết toàn bộ dây từ các vị
trí này về trung tâm báo cháy.

Bước 2: Sau khi đã lắp đặt dây điện, kỹ thuật viên sẽ thực hiện đo điện trở cách điện
cho toàn bộ dây đã được lắp đặt trước đó để đảm bảo an toàn.

Bước 3: Hoàn thiện việc lắp đặt các thiết bị báo cháy bao gồm: đèn báo cháy, thiết bị
báo cháy, nguồn nước….

Bước 4: Kiểm định lại hoạt động của toàn bộ hệ thống và tiến hành chạy thử các thiết
bị.

12.2.1. Hệ thống báo cháy dạng thường (zone):


- Trước khi thi công PCCC cần phải xác định rõ các thành phần của hệ thống báo cháy
thường bao gồm: Đầu báo khói, đầu báo nhiệt, đầu báo lửa, đầu báo khói Beam, nút
ấn báo cháy, chuông báo cháy, đèn báo cháy, tủ báo cháy trung tâm, hệ thống dây tín
hiệu và dây nguồn.

- Các thiết bị trong hệ thống báo cháy thường được mắc nối tiếp với nhau và mắc nối
tiếp với trung tâm báo cháy, nên khi xảy ra sự cố trung tâm chỉ có thể nhận biết khái
quát và hiển thị toàn bộ khu vực (zone) mà hệ thống giám sát (chứ không cho biết
chính xác vị trí từng đầu báo, từng địa điểm có cháy). Điều này làm hạn chế khả năng

xử lý của nhân viên giám sát


12.2.2. Hệ thống báo cháy – PCCC địa chỉ: 
- Các thành phần của hệ thống báo cháy địa chỉ bao gồm: Đầu báo khói địa chỉ, đầu
báo nhiệt địa chỉ, đầu báo lửa địa chỉ, đầu báo khói Beam, nút ấn báo cháy địa chỉ,
chuông báo cháy, đèn báo cháy, tủ báo cháy trung tâm địa chỉ, các module địa chỉ cho
đầu báo thường, Module kết nối và điều khiển thiết bị ngoại vi, hệ thống dây tín hiệu
Hình 21: Hệ thống báo cháy dạng thường
và dây nguồn.Việc thi công hệ thống báo cháy địa chỉ cần đúng theo quy trình của bản
thiết kế, trong quá trình lắp đặt luôn tuân thủ an toàn lao động theo quy định hiện
hành.

Hình 22: Hệ thống báo cháy – PCCC địa chỉ

Lưu ý: Với tính năng kỹ thuật cao, hệ thống báo cháy địa chỉ dùng để lắp đặt tại các
công ty mà mặt bằng sử dụng rộng lớn (vài chục ngàn m2), được chia ra làm nhiều
khu vực độc lập, các phòng ban trong từng khu vực riêng biệt với nhau. Từng thiết bị
trong hệ thống được mắc trực tiếp vào trung tâm báo cháy giúp trung tâm nhận tín
hiệu xảy ra cháy tại từng khu vực, từng địa điểm một cách rõ ràng, chính xác.
Từ đó trung tâm có thể nhận biết thông tin sự cố một cách chi tiết và được hiển thị
trên bảng hiển thị phụ giúp nhân viên giám sát có thể xử lý sự cố một cách nhanh
chóng.

12.2.3. Thi công Hệ thống chữa cháy – PCCC bằng nước:


- Trước khi thi công hệ thống PCCC bằng nước thì cần phải xác định rõ những sản
phẩm cần cho quá trình này bao gồm: hộp chữa cháy ngoài nhà, hộp chữa cháy trong
nhà, cuộn vòi chữa cháy, lăng chữa cháy, khớp nối, van góc chữa cháy, hệ thống
đường ống và máy bơm chữa cháy. Sau đó công ty sẽ thực hiện theo đúng kế hoạch và
chính xác theo bản thiết kế lắp đặt hệ thống PCCC đã bàn giao cho quý khách.

Hình 23: Hệ thống chữa cháy – PCCC bằng nước

12.2.4. Thi công Hệ thống chữa cháy – PCCC tự động Sprinkler:


- Hệ thống chữa cháy bằng nước tự động Sprinkler là một hệ thống chữa cháyphổ biến
nhất hiện nay.

- Các ứng dụng của hệ thống này phù hợp với các toà nhà cao tầng, nhà xưởng, công
trình…

- Không phù hợp cho lắp đặt các khu vực phòng máy chủ IT hoặc những sản phẩm có
đặc tính hư hại nhiều khi gặp nước.
Hình 24: Hệ thống chữa cháy – PCCC tự động
Sprinkler

12.2.5. Hệ thống PCCC – chữa cháy FM 200:


- Hệ thống này ứng dụng thích hợp tại những môi trường trong sạch, nơi có con người
làm việc, và có trang bị những loại máy móc hoặc dữ liệu có giá trị cao Phòng máy
tính trung tâm. Thiết bị điện, điện tử, viễn thông, thiết bị lưu trữ. Kho hàng hóa giá trị

Hình 25: Hệ thống PCCC – chữa cháy FM 200


cao, kho ngân quỹ.

12.2.6. Chữa cháy bằng bình xách tay bột hoặc khí:
- Các loại bình chữa cháy loại BC, ABC, CO2, MFZ4, MFZ8, MFZ32, MT3, MT5

Hình 26: Chữa cháy bằng bình xách tay bột hoặc khí

13. TIẾN HÀNH THỰC HIỆN DỰ ÁN


Các giai đoạn chuẩn bị thực hiện dự án

GIAI ĐOẠN 1: Chuẩn bị đầu tư xây dựng công trình.

Lập báo cáo, nghiên cứu tính khả thi của dự án

Dự tính quy mô, lựa chọn địa điểm, thiết kế năng suất cho dự án.

Lập báo cáo đầu tư.

Tiến hành nghiên cứu, phân tích tính khả thi của dự án.

Lập dự án đầu tư:

Quy hoạch xây dựng công trình.

Lựa chọn nhà đầu tư.

Phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi và hồ sơ thiết kế cơ sở.

Báo cáo đánh giá tác động môi trường khi thực hiện dự án.

Hoàn thành các thủ tục về đất đai.

GIAI ĐOẠN 2: Thực hiện đầu tư xây dựng công trình.

Lập, thẩm định, phê duyệt bản vẽ thi công.


Lập và phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng.

Lựa chọn nhà thầu khảo sát và xây dựng.

Lập và phê duyệt phương án kỹ thuật.

Thực hiện khảo sát xây dựng.

Giám sát công tác khảo sát xây dựng.

Khảo sát bổ sung (nếu có).

Nghiệm thu kết quả khảo sát xây dựng.

Lưu trữ kết quả khảo sát xây dựng.

Trình tự thực hiện thiết kế xây dựng công trình:

Lập nhiệm vụ thiết kế thiết kế xây dựng công trình.

Tuyển chọn thiết kế kiến trúc công trình xây dựng (nếu có).

Lựa chọn nhà thầu thiết kế xây dựng công trình.

Thiết kế xây dựng công trình.

Thẩm định thiết kế cơ sở (được thực hiện cùng lúc với thẩm định dự án đầu tư); Thẩm
định Báo cáo kinh tế – kỹ thuật.

Thẩm định thiết kế kỹ thuật và dự toán xây dựng; thiết kế bản vẽ thi công và dự toán
xây dựng; thực hiện thẩm tra thiết kế để phục vụ công tác thẩm định.

Phê duyệt thiết kế kỹ thuật và dự toán xây dựng; thiết kế bản vẽ thi công và dự toán
xây dựng.

Thẩm định; phê duyệt thiết kế kỹ thuật và dự toán xây dựng; thiết kế bản vẽ thi công
và dự toán xây dựng.

Sửa đổi thiết kế (nếu có).

Nghiệm thu thiết kế xây dựng công trình.

Lập hồ sơ xin thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy.


Xin cấp giấy phép xây dựng.

Triển khai thi công dự án.

Thực hiện quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ, chi phí xây dựng, hợp đồng xây
dựng, an toàn lao động trên công trường xây dựng, môi trường xây dựng…

Thực hiện, quản lý hệ thống thông tin công trình

Nghiệm thu công việc, giai đoạn và công trình hoàn thành.

Tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành.

Kiểm tra chất lượng công trình xây dựng của cơ quan quản lý nhà nước khi nghiệm
thu hoàn thành để đưa công trình vào sử dụng.

Kiểm tra, xác nhận việc đã thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường
phục vụ giai đoạn vận hành dự án.

Phương án xây dựng công trình

Hạng mục công trình Diện tích


Kho chứa nguyên liệu dứa 180 m2
Khu nhà xưởng đặt dây chuyền phân loại, rửa và cắt gọt 200 m2
Khu nhà xưởng đặt dây chuyền chần, xay nghiền, phối trộn, chiết rót, 1500 m2
ghép mí, dán nhãn (khu nhà xưởng chính)
Khu rửa chai lọ chuẩn bị cho công đoạn chiết, rót 50 m2
Kho đặt nguyên liệu phụ 50 m2
Kho bao bì 150 m2
Kho thành phẩm 200 m2
Phòng điều hành 160 m2
Nhà để xe 500 m2
Nhà ăn 300 m2
Khu thể thao 100 m2
Chốt bảo vệ 6 m2
Nhà vệ sinh 30 m2
Đường sân
Khu thu gom rác 50 m2
Tổng diện tích 3476 m2

Thời gian thực hiện dự án

Hoàn thành các thủ tục về đất đai, giấy phép xây dựng, nguồn vốn và kế hoạch mua
thiết bị: bắt đầu tháng 10/2021 đến tháng 3/2022

Hoàn thành bản vẽ cho dự án: từ tháng 4/2022 đến tháng 6/2022

Tiến hành thi công xây dựng: từ tháng 7/2022

Xây dựng nhà máy: từ tháng 7/2022 đến tháng 7/2024

Xây dựng hệ thống cung cấp điện và nước: từ tháng 7/2023 đến tháng 12/2023

Xây dựng hệ thống kiểm tra chất lượng nguyên liệu và sản phẩm: từ tháng 1/2024 đến
tháng 3/2024

Xây dựng hệ thống chiếu sáng nhà xưởng và hệ thống thông gió: từ tháng 4/2025 đến
tháng 7/2024

Xây dựng hệ thống xử lí rác thải: từ tháng 8/2024 đến tháng 12/2024

Tiến hành lắp đặt máy móc và thiết bị: từ tháng 1/2025 đến tháng 6/2025

Vận hành chạy thử nhà máy: từ tháng 7/2025 đến tháng 10/2025

Đưa vào hoạt đông chính thức: từ tháng 11/2025

Tổng thời gian xây dựng: 4 năm.

Tổ chức, quản lí nhân sự thực hiện dự án


BAN GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH
BAN QUẢN LÍ DỰ ÁN

Phòng Phòng tài Phòng Phòng Phòng Đơn vị


14. TỔ CHỨC SẢN XUẤT, VẬN HÀNH, KHAI THÁC DỰ ÁN
+ Bộ phận quản lí điều hành:

Trách nhiệm chính của bộ phận quản lý điều hành chính là đảm bảo thực hiện mục
tiêu, trách nhiệm ở nhiều công đoạn khác nhau.

Nắm bắt rõ mục tiêu chiến lược: Thực hiện mục tiêu và dự án đúng tiến độ. Chỉ một
thay đổi nhỏ trong mục tiêu cũng có thể ảnh hưởng tới nhiều mặt của dự án (chỉnh
sửa, chấm dứt hoặc các dự án có liên quan …).

Đánh giá, chọn lọc dự án: Tìm hiểu kỹ càng về các dự án. Đánh giá các nỗ lực đóng
góp cho kết quả hoạt động chung của doanh nghiệp và loại bỏ những vấn đề không
cần thiết.

Lên kế hoạch cho dự án: Giúp việc quản lý điều hành có thể chủ động trong việc đưa
ra các danh sách đầu tư của nhiều dự án khác nhau, người đảm nhận vấn đề nhân sự
và theo dõi quá trình chạy dự án. Để ra được một sản phẩm hoàn chỉnh đòi hỏi cần
nhiều khâu kết nối từ các dự án.

Nắm rõ quá trình thực hiện dự án: Nắm bắt được bao quát tiến độ hoạt động chung
của dự án thông qua các cột mốc giúp việc quản lý điều hành có thể đo được hiệu suất
chạy dự án đó. Thời gian thực hiện thường sẽ được tính các mốc theo hàng tháng hoặc
hàng quý.
+ Bộ phận trực tiếp sản xuất:

- Bộ phận sản xuất chính: là bộ phận trực tiếp chế tạo ra sản phẩm chính. Đặc điểm
của bộ phận này là: Nguyên vật liệu mà nó chế biến phải trở thành sản phẩm chính
của doanh nghiệp.

- Bộ phận sản xuất phụ trợ: là bộ phận mà hoạt động của nó có tác dụng trực tiếp cho
sản xuất chính, đảm bảo cho sản xuất chính có thể tiến hành liên tục và đều đặn.

- Bộ phận sản xuất phụ: là bộ phận tận dụng phế liệu, phế phẩm của sản xuất chính để
chế tạo ra những sản phẩm phụ, ngoài danh mục sản phẩm thiết kế của doanh nghiệp. 

Tuỳ theo từng doanh nghiệp, nếu xét thấy có hiệu quả thì tổ chức bộ phận sản xuất
phụ. Nếu không có hiệu quả thì không cần tổ chức bộ phận sản xuất phụ mà tiến hành
thu gom và bán phế liệu, phế phẩm ra ngoài.

- Bộ phận phục vụ sản xuất: là bộ phận được tổ chức ra nhằm đảm bảo việc cung ứng,
bảo quản, cấp phát, điều chuyển nguyên vật liệu, nhiên liệu, bán thành phẩm và dụng
cụ lao động. Bộ phận này thường bao gồm: bộ phận quản lí kho tàng, điều chuyển nội
bộ, điều chuyển từ bên ngoài về.

+ Bộ phận cũng ứng/ thu mua và bộ phận kho:

Lựa chọn nhà cung cấp:

Giai đoạn khảo sát: Thu thập thông tin về các nhà cung cấp

Xem lại hồ sơ lưu trữ về các nhà cung cấp (nếu có)

Các thông tin trên mạng internet, báo, tạp chí, các trung tâm thông tin.

Các thông tin có được qua các cuộc điều tra.

Phỏng vấn các nhà cung cấp, người sử dụng vật tư...

Xin ý kiến các chuyên gia

Giai đoạn lựa chọn : Trên cơ sở những thông tin thu thập được, tiến hành:

Xử lí, phân tích, đánh giá ưu, nhược điểm của từng nhà cung cấp.
So sánh với tiêu chuẩn đặt ra, trên cơ sở đó lập danh sách những nhà cung cấp đạt yêu
cầu.

Đến thăm các nhà cung cấp, thẩm định lại những thông tin thu thập được.

Chọn nhà cung cấp chính thức.

Giai đoạn đàm phán, ký kết hợp đồng: Trong giai đoạn này phải thực hiện nhiều bước
có mối quan hệ mật thiết với nhau. Bước trước làm nền cho bước sau. Cụ thể gồm các
giai đoạn:

Giai đoạn chuẩn bị

Giai đoạn tiếp xúc

Giai đoạn đàm phán

Giai đoạn kết thúc đàm phán – ký kết hợp đồng cung ứng

Giai đonạ rút kinh nghiệm

Giai đoạn thử nghiệm: Sau khi hợp đồng cung ứng được ký kết, cần tổ chức tốt khâu
thực hiện hợp đồng. Trong quá trình này luôn theo dõi, đánh giá lại nhà cung cấp đã
chọn.

Nếu đạt yêu cầu thì đặt quan hệ dài lâu.

Nếu thực sự không đạt yêu cầu thì chọn nhà cung cấp khác.

Lập đơn hàng, ký hợp đồng cung ứng:

Người mua lập đơn đặt hàng – Quá trình giao dịch bằng thư, fax, email...(hoàn giá) –
Nhà cung cấp chấp nhận đơn đặt hàng/ Ký hợp đồng.

Người mua lập đơn đặt hàng – Quá trình đàm phán gặp mặt trực tiếp – Ký kết hợp
đồng cung ứng.

Tổ chức thực hiện đơn hàng, hợp đồng cung ứng: Khi đơn hàng đã được chấp nhận/
hợp đồng được ký kết, thì nhân viên phòng cung ứng tùy từng trường hợp cụ thể sẽ
thực hiện hàng loạt các công việc tương ứng để thực hiện đơn hàng/ hợp đồng: nhận
hàng, kiểm tra các ghi chú của nhà cung cấp so với đơn hàng, giám sát dỡ hàng từ
phương tiện vận tải, kiểm tra hàng hóa được giao, ký vào các chứng từ cần thiết, ghi
mã số hàng hóa và cho nhập kho, hiệu chỉnh lại sổ sách cho phù hợp, kiểm tra các hóa
đơn và thanh toán, tiến hành đánh giá lại toàn bộ quá trình cung ứng hàng hóa, rút
kinh nghiệm.

Nhập kho – bảo quản – cung cấp cho các bộ phận có nhu cầu: sau khi tiếp nhận vật tư,
bộ phận cung ứng/ bộ phận kho – quản lý vật tư cần làm tốt các công việc: nhập kho,
bảo quản (tùy theo tính chất của từng loại vật tư), cấp vật tư cho các bộ phận có nhu
cầu.

+ Đội xe vận tải: Vận chuyển nguyên liệu vào nhà máy cung cấp cho việc sản xuất và
vận chuyển sản phẩm được sản xuất ra ngoài thị trường, tới những điểm bán.

15. PHƯƠNG ÁN THỊ TRƯỜNG


+Phân khúc khách hàng

Sản phẩm mứt dứa được ưa chuộng hiện nay trên thế giới. Dứa có tác dụng rất tốt
cho sức khỏe của con người và đặc biệt là hệ thống tiêu hoá. Nó làm giảm lượng
Cholesterol trong máu.

Bước đầu, các sản phẩm của công ty sẽ tập trung vào thị trường trong nước, đáp
ứng nhu cầu của người dân về các sản phẩm nước hoa quả chất lượng cao. Với hệ
thống siêu thị, cửa hàng mọc lên ngày càng nhiều, cty sẽ tìm đến họ giới thiệu sản
phẩm và hợp tác bán hàng với họ.

Khi đã có nền tảng vững chắc tại thị trường trong nước, công ty sẽ xúc tiến, hợp
tác với các đối tác nước ngoài đưa sản phẩm ra các thị trường ngoại quốc. Đặc biệt là
thị trường Châu Âu, Trung Đông và Bắc Mỹ. Tại Châu Âu thì cây dứa không được
trồng, Người tiêu dùng tại tất cả các nước EU ở tất cả các độ tuổi đều ưa thích mặt
hàng dứa. Dứa đã trở thành một sản phẩm phổ biến ở nhiều siêu thị, đặc biệt là các
khu vực thành thị. Những nước có thu nhập cao ở Tây Âu có mức tiêu dùng cao nhất.
Tuy nhiên, các nước Đông Âu có thu nhập thấp cũng đang tăng trưởng rất nhanh theo
xu hướng tiêu dùng của các nước phương tây và ngày càng quan tâm nhiều đến các
loại hoa quả ngoại nhập như dứa. Các nước Nam Âu như Italia, Tây Ban Nha và Bồ 
Đào Nha đã có lịch sử tiêu dùng dứa từ rất lâu….
Một nguyên nhân nữa chính là Việt Nam là nước xuất khẩu dứa và các sản phẩm từ
dứa hàng đầu trong khu vực, đã tạo được sự tín nhiệm và tin tưởng của các bạn hàng
quốc tế. Vì thế, khi các sản phẩm của công ty thâm nhập thị trường nước ngoài sẽ
được giảm bớt và hạn chế các rào cản thương mại.

+ Sự cạnh tranh của sản phẩm

Sản phẩm của nhà máy đủ sức cạnh tranh với các loại sản phẩm khác trên thị trường

-Giá thành hợp lí, phù hợp với mọi tầng lớp

-Sử dụng nguyên liệu hoàn toàn từ thiên nhiên không gây độc hại

-Phế phẩm của quá trình chế biến (bã dứa) có thể được dùng là phân bón thân thiện
với môi trường

-Mẫu mã, bao bì bắt mắt thu hút người mua

-Các chương trình giảm giá, khuyến mãi phù hợp

+Địa bàn phân phối sản phẩm lúc đầu:

- Chính tại đại bàn nơi đặc nhà máy và các khu vực lân cận như Long An, Đồng Tháp,
Vĩnh Long...
Sau đó nhờ vào chiến lượt quảng cáo, khuyến mãi để giới thiệu sản phẩm đến tay
người tiêu dùng khác cả nước.Trên thực tế, doanh nghiệp có thể áp dụng một số chiến
lược marketing sau đây để vừa tiết kiệm chi phí, vừa có thể chuyền tải những thông
điệp quan trọng về sản phẩm đến người tiêu dung.

-Tiếp thị trực tuyến 


Khi kinh tế gặp khó khăn thì khai thác các kênh tiếp thị trực tuyến. Internet đang tạo
ra cho doanh nghiệp nhiều cơ hội thực hiện các hoạt động tiếp thị có hiệu quả (chi phí
thấp mà vẫn có thể nhắm đến đúng đối tượng khách hàng mục tiêu) . Chẳng hạn
doanh nghiệp có thể sử dụng dịch vụ AdWords của Google để tạo ra những chiến dịch
quảng cáo dựa trên các từ khóa chính và khu vực địa lý. Theo đó, các mẩu quảng cáo
của doanh nghiệp sẽ được hiển thị trên Google và các trang web đối tác của trang web
này khi khách hàng tìm kiếm thông tin trên Google và sử dụng các từ khóa chính mà
doanh nghiệp đã "đặt sẵn”. Có thể giới hạn phạm vi quảng cáo theo nước hoặc theo
khu vực địa lý. Khi chọn hình thức quảng cáo này, doanh nghiệp chỉ phải trả tiền khi
có khách hàng click vào các kết nối quảng cáo của mình. Một tính năng khác của
AdWords là cho phép doanh nghiệp giới hạn chi phí cho quảng cáo trên dịch vụ này
trong một ngày. Chẳng hạn, nếu doanh nghiệp giới hạn số tiền quảng cáo trên trang
web này là 10USD/ngày, các kết nối quảng cáo của doanh nghiệp sẽ không xuất hiện
nữa khi chi phí quảng cáo trong ngày vượt quá giới hạn. Doanh nghiệp cũng có thể sử
dụng Intemet để tham gia vào các chương trình quảng cáo liên kết. Hình ảnh, thông
tin và kết nối đến trang web của doanh nghiệp sẽ được đặt trên các trang web khác có
liên quan và doanh nghiệp chỉ phải trả số tiền nhỏ cho mỗi giao dịch phát sinh khi bán
được hàng thông qua kết nối từ chương trình quảng cáo. 
Tiếp thị truyền thông 
Dù sao đi nữa, doanh nghiệp cũng đừng nên bỏ qua các kênh tiếp thị truyền thống.
Chẳng hạn có thể xem xét thỏa thuận với các nhà hàng ở địa phương để cung cấp cho
họ poster, tờ rơi, đồ dung có in tên và logo của doanh nghiệp. Một cách làm khác là
đến thẳng các trường học, các câu lạc bộ, khu vực đông dân cư để phát hang thử, tờ
giới thiệu, hoặc bán trực tiếp sản phẩm. Việc cùng tham gia (như viết chương trình,
cung cấp thông tin, tổ chức các buổi hội thảo) cho các dự án công cộng để có cơ hội
đưa tên tuổi của doanh nghiệp mình ra công chúng nên dc áp dụng.
+ Để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng:

- Thông qua các kênh phân phối sản phẩm khắp cả nước để sản phẩm đến tay mọi
người một cách dễ dàng như siêu thị hay các cửa hàng tiện lợi, các tiệm tập hóa nhỏ
và lẽ.

Ngoài ra siêu thị không chỉ là nơi tiêu thụ dứa mà cửa hàng rau quả, chợ xanh cũng có
một thị phần đáng kể về doanh thu hoa quả nhập ngoại ở nhiều nước trong EU. Các
kênh phân phối này chủ yếu mua dứa từ các nhà nhập khẩu, đại lý. Họ là những đối
tác kinh doanh tiềm năng nhất đối với những nhà xuất khẩu ở các nước đang phát
triển. Họ có kinh nghiệm và kiến thức về thị trường thế giới và có mối quan hệ bền
vững với các nhà cung cấp và người mua. Họ có thể cộng tác, giúp đỡ các nhà cung
cấp tìm ra phương pháp phân phối tốt nhất cho sản phẩm của mình. Ngoài ra, bên
cạnh việc tập trung vào thị trường trong nước, những nhà nhập khẩu này còn rất năng
động trong việc xuất khẩu sang các thị trường EU khác.

16. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH


*Tính vốn lưu động

Giá cung cấp điện

Giờ cao điểm 2.759VNĐ/KWH


Giờ bình thường 1.536 VNĐ/KWH
Giờ thấp điểm 970 VNĐ/KWH
Thông tin khác Tính theo giá điện lực VN/KWH
Phương thức thanh toán Hàng tháng

Giá cung cấp nước:

Giá nước sạch (m3) 11.400VNĐ/m3


Thông tin khác Tính theo giá Nhà Nước
Phương thức thanh toán Hàng tháng
Tổng điện năng sử dụng trong một ngày là: 777 (KW)

Tổng lượng nước cần dùng trong ngày là 42 (m3/ngày)

Tổng lượng tiền, nước phải chi cho một tháng là 65.563.575 VNĐ

Số ngày mà nhà máy hoạt động trong một tháng là: 25 ngày.

Dầu Diesel

0.05s Dầu FO Gas Đường Dứa Pectin


Lượng 65kg/h 71kg/h 61kg/h 1 tấn/ng 2 tấn/ng 20kg/ng

KLR 0.87kg/l 0.929kg/l


Hàng tháng 1868.81(l) 1913.7(l) 1525kg 25 tấn 50 tấn 500kg

Số tiền doanh nghiệp phải chi cho số nguyên liệu tiêu thụ hàng tháng là:

STT Loại nguyên, Lượng tiêu thụ Giá sản phẩm Thành tiền
nhiên liệu hàng tháng
1 Dầu diesel 0.05s 1868.81 (l) 14,750đ/l 27,550,287.36VNĐ
2 Dầu FO 1913.7(l) 12,690đ/l 24,285,444.74VNĐ
3 Gas 1525kg 22,500đ/kg 34,312,500.00VNĐ
4 Acid citric 500kg 55000 VNĐ/1kg 27,000,000 VNĐ

5 Đường 25 tấn 18000 VNĐ/1kg 450,000,000 VNĐ


6 Dứa 50 tấn 9000 VNĐ/1kg 450,000,000 VNĐ
7 Pectin 500kg 240000đ/kg 120,000,000 VNĐ
Tổng 1,133,148,232.10 VNĐ
Vậy tổng số tiền doanh nghiệp phải chi cho một tháng để mua nguyên, nhiên liệu và chi trả cho tiền
điện nước là 1,133,148,232.10 VNĐ.

*Tính lương

Số tiền doanh nghiệp trả lương cho công nhân:

Căn cứ nghị định về: “Quy định mức lương tối thiếu vùng đối với người lao động làm việc ở công ty,
doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt
Nam có thuê mướn lao động.” của thủ tướng chính phủ đã kí ngày 30 tháng 10 năm 2009 và có hiệu
lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2010.

HỆ THỐNG THANG LƯƠNG, BẢNG LƯƠNG I - MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU:

Mức lương tối thiểu doanh nghiệp áp dụng: 880,000 đồng/tháng.

Tổng số người làm việc trong nhà máy là 88 người bao gồm 68 công nhân, 1 giám đốc, 1 kế toán
trưởng, 4 kế toán, 15 kỹ sư.

Mức lương cơ bản Mức thu nhập


(VNĐ) (VNĐ)
Chức danh công việc Hệ số lương Hệ số phụ cấp
Giám đốc (1) 6.2 12 5,456,000 16,016,000
Kế toán trưởng (1) 4.33 7,2 3,810,400 10,146,400
Kỹ sư chính (1) 4.33 7,2 3,810,400 10,146,400
Kế toán (4) 2.34 3.8 2,059,200 5,403,200
Kỹ sư (14) 2.34 3.58 2,059,200 5,209.600
Công nhân (67) 1.55 0.45 1,364,000 1,760,000

Ghi chú: *Mức lương = (Hệ số lương x mức lương tối thiểu doanh nghiệp áp dụng).

Vậy tổng số tiền doanh nghiệp phải trả cho nhân viên trong 1 tháng là 248,776,000đ

72
Số thuế doanh nghiệp đóng cho nhân viên bằng 30.5% mức lương cơ bản của mỗi người.

Số tiền mà doanh nghiệp phải đóng thuế là 43,166,772đ

Vốn lưu động của doanh nghiệp phải chi hàng tháng là: 1,701,674,873đ

Tổng số sản phẩm mà doanh nghiệp bán hàng tháng là xấp xỉ 223,000 lọ (275g), mỗi lọ với giá là
22.000đ.

Vậy tổng doanh thu ròng của doanh nghiệp hàng tháng là 4,894,450,000đ. Khấu trừ các khoản chi phí
của vốn lưu động, ta có doanh thu ròng của doanh nghiệp hàng tháng là 3,192,775,127đ.

Do không thể điều tra chính xác giá thị trường của các thiết bị máy móc nên nhóm thực hiện chỉ xin
đưa ra dự đoán tổng số vốn đầu tư xây dựng và tổng số vốn trang bị máy móc thiết bị của doanh
nghiệp vào khoảng 80 tỷ VNĐ.

Thời gian hoàn vốn là:

Tổng vốn đầu tư/Doanh thu ròng = 80 tỷ / 3,192,775,127đ = 25.1 tháng

Như vậy trong khoảng 25 tháng (2 năm lẻ 1 tháng) thì doanh nghiệp có khả năng hoàn vốn với điều
kiện năng suất đạt 100% và lợi nhuận đạt 100%.

TÍNH HIỆU QUẢ KINH TẾ

Thuế VAT (G)

doanh thu/năm = giá bán x doanh số/năm

Ta có bảng sau

Dung tích Năng suất Giá thành Giá bán (đ/năm)


lọ(g) (lọ/năm) (đ/que) (đ/que)

1 Mứt dứa 275 2,676,000 10,101 22,000

Việc làm và thu nhập của người lao động ổn định

Đóng góp vào ngân sách nhà nước: 43,166,772đ tiền thuế hàng tháng
73
Góp phần phát triển các ngàng nghề liên quan như trồng trọt, cưa hàng mua bán,…

Khách hàng được sử dụng và tiếp cận những sản phẩm chất lượng và an toàn, đáp ứng được ý kiến
cũng như thị hiếu của khách hàng.

74
17. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
Nhà máy mà nhóm em thiết kế là nhà máy sản xuất mứt dứa. Để thiết kế một nhà máy sản xuất
mứt dứa hoàn chỉnh với đầy đủ các bộ phận là một công việc rất phức tạp đòi hỏi nhiều thời
gian và phải có kiến thức tổng hợp về nhiều lĩnh vực. Điều này nói lên rằng thiết kế nhà máy
sản xuất mứt dứa là một yêu cầu và cũng là điều kiện cần thiết để mỗi thành viên trong nhóm
em có cơ hội để rèn luyện các kỹ năng và tiếp cận gần hơn với công nghệ sản xuất thực phẩm
và đặc biệt là sản xuất mứt dứa.
Trong bài tiểu luận này, nhóm em có nhiệm vụ thiết kế nhà máy sản xuất các sản phẩm từ dứa
năng suất 1 tấn/ 1 ngày đặt tại huyện Tân Phước tỉnh Tiền Giang.
 Các nội dung trong bài tiểu luận mà nhóm em đã cùng nhau thực hiện và hoàn thành
gồm các phần sau:
+ ND1: Sự cần thiết phải đầu tư dự án.
+ ND2: Phương án sản phẩm của dự án.
+ ND3: Phương án vùng nguyên liệu.
+ ND4: Địa điểm xây dựng công trình.
+ ND5: Phương án công nghệ của sản phẩm.
+ ND6: Phương án lựa chọn dây chuyền thiết bị.
+ ND7: Dự kiến các hạng mục công trình và nhu cầu diện tích xây dựng.
+ ND8: Nhu cầu sử dụng đất.
+ ND9: Dự kiến vốn đầu tư và giải pháp huy động.
+ ND10: Đánh giá tác động của dự án đến môi trường.
+ ND11: Giải pháp kiến trúc, xây dựng.
+ ND12: Các giải pháp kỹ thuật hạ tầng và giải pháp phòng chống cháy nổ.
+ ND13: Tiến hành thực hiện dự án.
+ ND14: Tổ chức sản xuất, vận hành, khai thác dự án.
+ ND15: Phương án thị trường.
+ ND16: Phân tích tài chính và hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án.
+ ND17: Kết luận và kiến nghị.

75

You might also like