Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 20

CHƯƠNG III – CÁCH THÀNH LẬP KÍ HIỆU

3.1. Các thành tố tạo kí hiệu:


Khi tìm cách phân tích “những yếu tố cấu tạo, được phối hợp đến vô tận” để tạo
nên kí hiệu giao tiếp, Rémi Valade đã nhận định: “Đôi cánh tay và đôi bàn tay tạo ra
rất nhiều tư thế khác nhau, sự biểu cảm của nét mặt biến thiên từng khoảnh khắc. Người
ta nhận thấy rằng cơ quan đang chuyển động mô tả các tuyến thật đa dạng, đặc biệt bàn
tay; rằng bình diện trong đó chuyển động được thực hiện lúc thì theo chiều thẳng đứng,
lúc thì theo chiều ngang, lúc thì theo chiều nghiêng, rằng tư thế của nó biến thiên rất
nhiều so với cơ thể; rằng các cử chỉ kí hiệu không có cùng một quá trình khai triển như
nhau; rằng có những quá trình nhanh, chậm, dài, ngắn khác nhau v.v…” [16, 54]
Từ nhận định đó, qua quan sát, giới nghiên cứu đã xác định rõ ngôn ngữ kí hiệu
của các nước đều có một điểm chung rất rõ nét là có năm thành tố cơ bản hình thành
nên ngữ nghĩa của mỗi kí hiệu giao tiếp, năm thành tố đó là:
Ø Vị trí làm kí hiệu (Location)
Ø Hình dạng bàn tay (Handshape)
Ø Chuyển động của tay (Movement)
Ø Chiều hướng của bàn tay (Orientation)
Ø Sự diễn tả không bằng tay (Non – manual expression)
Năm thành tố đó tương ứng với kết quả nghiên cứu NNKH Pháp của Bill Moody:
Ø Định vị (L’emplacement)
Ø Cấu hình (La configuration)
Ø Chuyển động (Mouvement)
Ø Định hướng (L’orientation)
Ø Biểu cảm khuôn mặt (L’expressoon du visage)
Như vậy mỗi kí hiệu được xây dựng bởi sự phối hợp 5 thông số này, chúng được
tạo ra tất cả trong cùng một lúc - khác với các âm vị, các nguyên âm và các phụ âm,
trong ngôn ngữ nói, vốn đi theo nhau, cái này sau cái kia. Các thông số này là những
yếu tố cơ bản của ngữ pháp NNKH, chỉ cần khác một thành tố thì kí hiệu đã mang một
ngữ nghĩa khác.

Kí hiệu ngôn ngữ và ngôn ngữ kí hiệu Việt Nam_Cao Thị Xuân Mỹ-Trần Thị Ngọc Lan
3.1.1. Định vị - các vị trí của tay khi thực hiện kí hiệu
- Trong không gian thực hiện kí hiệu có 3 vùng
chính: tầm từ ngực đến bụng, tầm từ mắt đến cổ và tầm
từ tai đến vai (hình 1). Do phải dùng mắt (thị giác) để
quan sát kí hiệu nên yêu cầu các kí hiệu phải được thực
hiện trong khoảng không này – tay được không quá cao,
quá thấp, quá xa vị trí trung tâm – việc thực hiện hay
quan sát kí hiệu được dễ dàng, giúp giao tiếp thuận lợi
hơn. (hình 2)
Hình 1

Bất kỳ kí hiệu nào cũng đều xuất phát từ một trong 17 vị trí thuộc các vùng trên cơ
thể, đó là: đầu, trán, mắt, mũi, tai, má, miệng, cằm, cổ, bên trái ngực, bên phải ngực,
chính giữa ngực, vùng bụng, cánh tay, khuỷu tay (cùi chỏ), lòng bàn tay và lưng bàn tay
(hình 3).
Với sự định vị này, chỉ cần vị trí của tay thay đổi thì nghĩa của kí hiệu lập tức thay
đổi. Chẳng hạn:
NHÀ: Hai lòng bàn tay hướng vào nhau, đầu các ngón tay chạm nhau, đặt trước
tầm ngực
TRƯỜNG HỌC: Hai lòng bàn tay hướng vào nhau, đầu các ngón tay chạm nhau,
đặt trước tầm mắt.
NÔNG TRẠI: Hai lòng bàn tay hướng vào nhau, đầu các ngón tay chạm nhau,
đưa chếch xuống về phía phải rồi đẩy ra trước.
Kí hiệu ngôn ngữ và ngôn ngữ kí hiệu Việt Nam_Cao Thị Xuân Mỹ-Trần Thị Ngọc Lan
Kí hiệu Nông trại Kí hiệu Nhà Kí hiệu Trường
Theo trực quan, các vị trí này cũng có những ý nghĩa nhất định trong cách tạo dựng
kí hiệu. Chẳng hạn những kí hiệu xuất phát vị trí ở đầu đều liên quan đến hoạt động của
não (suy nghĩ, học, hiểu, biết, điên, kinh nghiệm, trống rỗng, quên, ngu dốt,
….) hay vị trí đứng đầu, quyền lực (thủ đô, lớp trưởng, vua, …)
Đây là điểm chung của tư duy hình thành kí hiệu của người khiếm thính, trong
ASL, các kí hiệu Tổng thống, Tổng giám đốc,….cũng xuất phát từ vị trí đầu, trong kí
hiệu Ấn Độ có các kí hiệu: vua, nữ hoàng, ….

Kí hiệu : Tổng thống (ASL)

Hoặc những kí hiệu xuất phát từ vị trí ở vai thường liên quan đến gánh nặng, trách nhiệm,
cấp bậc, như: vai trò, trách nhiệm, nghĩa vụ, thuyền trưởng, sĩ quan,…

Kí hiệu ngôn ngữ và ngôn ngữ kí hiệu Việt Nam_Cao Thị Xuân Mỹ-Trần Thị Ngọc Lan
Kí hiệu Trách nhiệm Kí hiệu Vai trò
3.1.2. Cấu hình - hình dạng của bàn tay
Cấu hình là những hình thái khác nhau của bàn tay khi thực hiện kí hiệu: số ngón
tay, độ mở của lòng bàn tay, độ mở của các ngón tay. Chỉ cần một chi tiết khác sẽ dẫn
đến một nghĩa hoàn toàn khác.
Ví dụ:
SUY NGHĨ: Bàn tay nắm, chĩa ngón trỏ ra, đầu ngón đặt chạm ở thái dương, nét
mặt biểu cảm.
ĐIÊN: Bàn tay nắm, chĩa ngón trỏ ra, đầu ngón đặt chạm vào thái dương, xoáy
một cái.
HIỂU: Bàn tay nắm, chĩa ngón trỏ ra hơi cong, gõ đầu ngón vào thái dương 2
hoặc 3 cái, đầu gật nhẹ.
Hoặc cách thực hiện các chữ cái ngón tay: số lượng, chiều hướng, độ lệch giữa
các ngón tay, …sẽ quy định nhiều chữ cái khác nhau.

Chữ M Chữ N Chữ U Chữ V Chữ M Số 3


Hoặc cùng hình dạng bàn tay ấy, nhưng tăng độ mở của lòng bàn tay ta được kí hiệu
khác:

Kí hiệu ngôn ngữ và ngôn ngữ kí hiệu Việt Nam_Cao Thị Xuân Mỹ-Trần Thị Ngọc Lan
Hình kí hiệu: Nụ Hình kí hiệu: Hoa

Hoặc cùng các ngón tay và số ngón tay nhưng hình dạng khác nhau thì kí hiệu cũng
mang một ý nghĩa khác hẳn:

Chữ I Dấu móc Dấu mũ Chữ V


3.1.3. Định hướng - chiều hướng của bàn tay
Định hướng nhằm xác định chiều hướng bàn tay như thế nào: Lòng bàn tay quay
xuống hay hướng lên? Hai lòng bàn tay hướng vào nhau không? Các cánh tay nằm
ngang, thẳng đứng hay theo chiều riêng? Xác định những định hướng này là điều cốt
yếu để phân biệt một số kí hiệu.
Ví dụ:
+ Bàn tay nắm, chìa ngón cái hướng xuống: DỞ
+ Bàn tay nắm, chìa ngón cái hướng lên, nhấn một cái: TỐT, GIỎI
+ Bàn tay phải khép, lòng bàn tay hướng lên (ngửa) hơi khum khum, chuyển
động qua lại 3-4 lần: NƯỚC
+ Bàn tay phải khép, lòng bàn tay hướng xuống (úp), chuyển động qua lại 3-4
lần: BÌNH THƯỜNG.
Hay: + Bàn tay nắm, chĩa ngón út ra: CHỮ CÁI I
+ Bàn tay nắm, chĩa ngón út ra, từ vị trí chữ cái i, đẩy ngón út hướng lên: MÀU
TÍM

Kí hiệu ngôn ngữ và ngôn ngữ kí hiệu Việt Nam_Cao Thị Xuân Mỹ-Trần Thị Ngọc Lan
+ Bàn tay nắm, chĩa ngón út ra, từ vị trí chữ cái i, đẩy ngón út tay hướng sang
phải: MÀU VÀNG.

+ BÀ NGOẠI : kí hiệu “bà”, sau đó đánh chữ N đặt ngay trước tầm ngực.
+ BÀ NỘI : kí hiệu “bà” sau đó đánh chữ N đưa ra ngoài phía phải hoặc phía
trước.

Kí hiệu Bà nội Kí hiệu Bà ngoại


3.1.4. Sự chuyển động:
a. Liên quan đến sự chuyển động của cánh tay, cổ tay, những ngón tay hay hai
bàn tay, cùng những yếu tố khác như sự lập lại động tác, mức độ căng thẳng cơ bắp, sự
rung chuyển các ngón tay, mở ra hoặc đóng lại bàn tay, xoay tròn cổ tay… Bàn tay nắm
lại hay mở ra? Tay chuyển động: ra phía trước hay sau? Xoay tròn, vòng cung hay bắt
chéo? Chuyển động bằng một tay hay cả hai tay. Hai tay chuyển động lại gần
nhau, hai tay chuyển động ra xa nhau.
Kí hiệu ngôn ngữ và ngôn ngữ kí hiệu Việt Nam_Cao Thị Xuân Mỹ-Trần Thị Ngọc Lan
* Ví dụ về chuyển động của cánh tay:
ĐƯỜNG: Hai tay đưa ra trước, lòng bàn tay hướng vào nhau, đẩy thẳng ra trước.
SÔNG: Hai tay đưa ra trước, lòng bàn tay hướng vào nhau, đưa dần về phía trước
theo hình chữ chi.
Ví dụ chuyển động của các ngón tay và cổ tay:

Kí hiệu: Mây Kí hiệu: Mưa


MÂY: hai bàn tay ngang đầu, song song nhau, lòng bàn úp, các ngón tay hướng
ra trước, hai tay chuyển động từ trái sang phải, đồng thời mấp máy các ngón tay máy.
MƯA: hai bàn tay ở hai bên ngang đầu, song song nhau, lòng bàn úp, các ngón
tay hướng vào nhau, chuyển động gập cổ tay lên xuống.
* Ví dụ về chuyển động lặp lại:
ĐÁNH GIÁ: Bàn tay phải nắm, chìa ngón cái ra hướng sang trái, lòng bàn tay
hướng xuống, chuyển dộng lắc cổ tay lặp lại 2 lần.
3.1.5. Sự diễn tả không bằng tay
Sự diễn tả không bằng tay là những cử chỉ, điệu bộ, cử động hay nét mặt diễn ra
đồng thời với kí hiệu.
Cụ thể ở nét mặt đó là: chân mày chau lại hoặc nhướng lên; mắt mở to hay nheo
lại; hướng nhìn của mắt; má phồng hay tóp; miệng mở hay đóng; môi chu tròn (thể hiện
sự ngạc nhiên), môi chúm lại, trề môi hay bặm môi, …nhếch môi; hai hàm răng cắn lại,
răng cắn môi, … Người khiếm thính sử dụng những biểu cảm trên khuôn mặt là khi họ
muốn diễn tả mức độ của cái gì.
Cụ thể ở đầu: gật hay lắc đầu, nghiêng đầu, nghiêng mặt,
Cụ thể ở vai: nhướng hay rụt vai;
Người chuyển động ra trước hay ra sau.
Ví dụ:

Kí hiệu ngôn ngữ và ngôn ngữ kí hiệu Việt Nam_Cao Thị Xuân Mỹ-Trần Thị Ngọc Lan
Kí hiệu: Sợ hãi Kí hiệu: Chưa

Phần lớn các kí hiệu biểu thị những cảm nhận bằng khứu giác, cảm xúc được biểu
cảm bằng nét mặt như: hôi, thơm, nồng nàn, thoang thoảng, ngạt mũi, cay, mặn, đắng,
chát, buồn, mệt, ghen, giận, tức, vui vẻ, ngửi, …

Kí hiệu: Ngạt mũi

Do đó, sự biểu cảm nét mặt và cử chỉ cơ thể (ngoài tay) giữ vai trò rất quan trọng
trong sự tạo ra một kí hiệu riêng rẽ đối với ngữ cảnh, nhằm phân biệt cùng cách thực
hiện kí hiệu hoàn toàn như nhau, nhưng nét mặt biểu cảm khác nhau thì nghĩa của kí
hiệu sẽ khác.

Tóm lại, nắm được các thành tố cấu thành kí hiệu người ta có thể nhận dạng, phân biệt
các kí hiệu một cách nhanh chóng; người học kí hiệu sẽ nhanh hơn, ghi nhớ được lâu
hơn và thực hành được chính xác hơn khi thực hiện giao tiếp bằng NNKH. Đồng thời
nó còn tạo cơ sở giúp giới nghiên cứu phát hiện tính bất hợp lý trong việc xây dựng một
số kí hiệu tự phát hiện nay của các địa phương, thanh lọc dần để tiến đến những kí hiệu
chuẩn mực thống nhất trong cả nước.

Kí hiệu ngôn ngữ và ngôn ngữ kí hiệu Việt Nam_Cao Thị Xuân Mỹ-Trần Thị Ngọc Lan
3.2. Các kiểu hình thành kí hiệu:
3.2.1. Phân loại kí hiệu ngôn ngữ:
“Trong một cộng đồng người bị điếc câm không được huấn luyện, lần đầu tiên
được tiếp xúc với con voi mà không được biết tên gọi, ngay lập tức họ sẽ sáng tạo ra
một kí hiệu bằng cách tái hiện những đặc điểm của chúng. Do vậy, đã có một ngầm định
trong cộng đồng của những người trưởng thành đó là những cảm giác của họ được thay
thế hoàn toàn trong những tình huống tương tự, họ sẽ có thể diễn tả những đặc điểm
cảm giác của mình bằng một kí hiệu đi kèm với một vài biểu lộ cảm xúc, và sự cảm thán
đó có thể tạo thành tên của động vật đó. Từ đó, con người sẽ chuyển tải toàn bộ ý niệm
về con voi bằng âm thanh, trong khi người bị điếc câm chỉ có thể thực hiện bằng một kí
hiệu” [20-311] . Do đó cơ sở của việc hình thành nên các kí hiệu luôn là câu hỏi mà giới
nghiên cứu NNKH luôn đặt ra khi tìm hiểu về NNKH của một cộng đồng khiếm thính.
Tìm hiểu NNKH Pháp, Desloges đã đề xướng 1 phương pháp phân loại hệ thống
kí hiệu LSF, theo Fischer [20-397], Desloges xác định có 3 loại kí hiệu: kí hiệu “thông
thường hay nguyên gốc”, kí hiệu “phản ánh” và kí hiệu “mang tính phân tích”.
Như đã trình bày, những kí hiệu này có sự phân loại tương đương nhau. Ở loại thứ nhất
bao gồm “những kí hiệu bẩm sinh của con người trên thế giới, nghe được hay bị điếc,
sử dụng thường xuyên”. Những kí hiệu này là những cử điệu hình tượng rộng rãi của sự
diễn đạt thông dụng mà sự diễn đạt này có sự kết hợp chặt chẽ để hình thành ngôn ngữ
kí hiệu. Loại thứ hai có thể được mô tả như là “bẩm sinh nhưng có thể tạo ra và hiểu
được chỉ với một đôi chút trong quá trình phản ánh”. Cuối cùng, kí hiệu mang tính phân
tích có vị trí “là những khái niệm mà không thể diễn tả trực tiếp bằng hình ảnh”. Vì vậy,
Desloges đã phân loại kí hiệu của hệ thống LSF bằng hình thái biểu thị mối quan hệ của
chúng [20, 397].
Theo kết quả của đề tài “Tìm hiểu cách hình thành kí hiệu giao tiếp của người
khiếm thính Việt Nam” [3, 52], trong phạm vi khảo sát các kí hiệu của Thuận An trong
DVD Từ điển kí hiệu giao tiếp của người KT, có đến 6 loại: kí hiệu mô phỏng hình
tượng trực tiếp, kí hiệu mô phỏng hình tượng gián tiếp, kí hiệu mang tính qui ước, kí
hiệu tự ý, kí hiệu cử điệu hỗ trợ và kí hiệu phân nhánh dựa trên đặc điểm cơ bản.

Kí hiệu ngôn ngữ và ngôn ngữ kí hiệu Việt Nam_Cao Thị Xuân Mỹ-Trần Thị Ngọc Lan
Qua khảo sát thực tế (quan sát, trao đổi), so sánh, phân loại, chúng tôi nhận thấy
để đáp ứng tiêu chí “nhìn là hiểu”, người khiếm thính Việt Nam đã xây dựng kí hiệu
giao tiếp theo các kiểu như sau:
Kí hiệu hình thành bằng cách mô phỏng:
Dựa vào cách biểu hiện các kí hiệu sẽ mô phỏng giống như thật, kèm theo sự biểu
lộ của nét mặt, vì thế chỉ cần nhìn vào động tác kí hiệu, người giao tiếp có thể dễ dàng
biết ngay điều người kí hiệu muốn truyền đạt. Cách thực hiện kí hiệu này tương đương
với loại kí hiệu “thông thường hay nguyên gốc” của Desloges.

Kí hiệu Môi: Ngón trỏ Kí hiệu Áo: dùng 2 ngón trỏ


phải chỉ trực tiếp vào và cái nắm vào 1 góc áo,
vành môi. kéo nhẹ lên.

Cách thứ nhất: Khi muốn nói đến các bộ phận cơ thể như: bàn tay, tay phải, tay
trái, lúm đồng tiền,… ; các vật trang sức: dây chuyền, bông tai, nhẫn,…; các phụ liệu
hay các bộ phận của áo, quần: đinh áo, thắt lưng, cửa tay,… lúc giao tiếp người ta có thể
chỉ trực tiếp vào thì kí hiệu sẽ được thực hiện đơn giản bằng cách chỉ đúng vào đối
tượng hoặc vị trí đặc trưng của đối tượng muốn nói đến. Đây chính là cách “sử dụng
những kí hiệu trực tiếp” (theo Fischer, 2002).

Ví dụ:
Kí hiệu Bông tai: tay phải đưa lên, dùng ngón trỏ và ngón
cái cầm nhẹ vào dái tai – vị trí của bông tai.

Cách thứ hai: Dùng các kí hiệu vốn là những cử điệu đã tồn tại trong xã hội với một ý
nghĩa nhất định, do đó khi thực hiện kí hiệu tất cả mọi người đều có thể hiểu nội dung.
Kí hiệu ngôn ngữ và ngôn ngữ kí hiệu Việt Nam_Cao Thị Xuân Mỹ-Trần Thị Ngọc Lan
Chẳng hạn các kí hiệu: OK, giỏi, dở, vỗ tay, gọi điện thoại (a lô), v.v…
Cách thứ ba: Khi diễn tả lại những biểu hiện của nét mặt,
của sự vật, sự việc như: cười, khóc, buồn rầu, vui, giận dữ,
cáu gắt, ghê sợ,…dòng sông, cái bát (chén), đũa, sách, cái
chai, cái kéo,…mưa, nắng, sấm sét, chớp, ngủ, thức, kết
hôn, thay đổi,… nhanh, chậm, vận chuyển, kể chuyện,
sống, chết, các bệnh như ho, hắt hơi, nôn, … hay các hành
động thường nhật của con người trong cuộc sống như: ăn,
Kí hiệu: ghê sợ uống, đi, đi dạo, đi bộ, múa, nhảy, leo trèo, hét, kéo, bò,

viết, ẵm, bế, ôm, quét nhà, di chuyển, đốn (chặt), cưa, đóng, cào, cuốc, cày, cấy, xay,
nằm, ... trồng, vun xới, nhổ cỏ, tưới cây, lái xe, đánh răng, bắt mạch, bơi, câu cá, săn
bắt, kéo lưới, cất vó, thả cá, cuốc đất, cày cấy, cầm (nắm), cạo, cắt, chụp ảnh, đẩy, đứng,
ngồi, chạy, lấy, phóng lao, đá bóng, đá cầu, đốt cháy, đánh trống, gõ mỏ, đánh chiêng,
chụp ảnh, … ngủ, khóc, cách chế biến các loại bánh, bún, v.v…
Ví dụ:
* Ăn chuối: người kí hiệu thực hiện động tác thường thấy của một người cầm quả
chuối và ăn, là kết hợp những động tác: bóc vỏ chuối + đưa chuối vào miệng
+ cắn và nhai chuối. Khi đó người đối diện sẽ biết ngay kí hiệu đang thực hiện là
hành động ăn quả chuối.
* Múa: người kí hiệu sẽ mô phỏng lại động tác múa: Hai tay giơ lên bên phải uốn
cổ tay múa cụ thể rồi hoán đổi múa qua bên trái.
* Uống nước: người kí hiệu sẽ mô phỏng lại việc cầm ly nước + đưa vào miệng
đổ nước vào miệng và uống.
* Ghét: Ngón cái và ngón trỏ nắm mũ rồi vuốt quăng rải ra ngoài, mặt diễn cảm.
Nhìn biểu cảm nét mặt và động tác tay của kí hiệu GHÉT, người đối diện sẽ nhận
diện được ngay kí hiệu này biểu thị thái độ không vừa lòng một ai đó, một việc gì
đó.
* Chụp ảnh: ba ngón: út, áp út, giữa của hai bàn tay nắm, ngón cái và trỏ của hai
bàn tay hơi cong tạo một khoảng cách, đặt trước tầm mắt rồi nhấn cụp bốn ngón
đó lại (vẫn còn khoảng cách).
* Câu cá: hai tay hơi nắm, gập tay trái qua phải, khủy tay phải gác nhẹ lên mu bàn
tay trái, tay phải hướng ra trước, lòng bàn tay úp, ngón trỏ tay phải hơi cong
Kí hiệu ngôn ngữ và ngôn ngữ kí hiệu Việt Nam_Cao Thị Xuân Mỹ-Trần Thị Ngọc Lan
rồi giật tay lên.
* Đốt cháy: hai tay hơi nắm, đầu ngón cái và trỏ chạm nhau, 2 ngón tay phải đánh
quẹt lên 2 ngón tay trái, sau đó 2 tay xòe ngửa rồi chuyển động các ngón tay phớt
lên đồng thời 2 bàn tay chuyển động.
* Sông: hai bàn tay đưa ra trước, hai lòng bàn tay hướng vào nhau tạo một khoảng
cách rồi đẩy ra trước đồng thời uốn lượn.v.v…
Những kí hiệu này đơn giản, biểu đạt khá rõ ràng những thuộc tính con người,
những hoạt động hay sự vật quen thuộc trong cuộc sống vì thế rất dễ hiểu, ngay cả trẻ
nhỏ hoặc người không biết chữ vẫn có thể nắm bắt được nội dung biểu đạt khi giao tiếp.
Tuy nhiên, không phải dễ để có thể diễn tả các sự vật, hiện tượng cụ thể chính xác
được nên số lượng kí hiệu mô phỏng này không nhiều lắm.

Kí hiệu hình thành bằng cách tượng trưng:


Trong cuộc sống có nhiều sự vật, sự việc, con vật, hiện tượng, v.v…phức tạp không
thể bằng những động tác kí hiệu mô phỏng có thể biểu đạt đầy đủ nội dung vì thế để xây
dựng kí hiệu, người ta đã chọn ra 1 đặc điểm nào đó của sự vật, hiện tượng, con vật
hay hành động, tính chất đó để thực hiện kí hiệu.
Chẳng hạn, đối với động vật thì dựa vào đặc điểm các bộ phận của các con vật như:
tai của chó,… sừng của hươu, nai, trâu, tê giác,…; bờm của sư tử, răng của chuột;… đôi
càng của cua; mỏ của vịt, ngỗng, cáo...; vòi của voi; cổ dài của hươu cao cổ, v.v…
Dựa vào cách di chuyển độc đáo của các con vật như động tác bò của sâu, giun,
tằm, thạch sùng, nhện, …; kiểu dáng bay của bướm, chim, ong…; cách bơi của cá; mực,
rùa, …; cách búng người của tôm; cách nhảy của cóc, nhái, cào cào,…; cách gãi gãi của
khỉ, vượn, …
Ví dụ:
* Trâu: hai bàn tay có hình dạng chữ cái Y đưa lên chạm 2 đầu ngón cái vào hai
bên đầu, chạm gần hai bên thái dương (hình ảnh 2 sừng trâu)
* Con chuột: tay phải nắm chìa ngón trỏ và giữa, đặt trước miệng, lòng bàn tay
hướng ra trước rồi cử động hai ngón tay cụp lên xuống 2 lần (hình ảnh 2 răng chuột)
* Cừu: hai tay nắm, chìa hai ngón trỏ cong đặt hai bên đầu rồi xoay hai ngón tai

Kí hiệu ngôn ngữ và ngôn ngữ kí hiệu Việt Nam_Cao Thị Xuân Mỹ-Trần Thị Ngọc Lan
một vòng (lông cừu xoắn)….
Với các hiện tượng trong tự nhiên gió, bão, sóng thần, động đất, lũ lụt, gió xoáy,
bão biển, cuồn cuộn, gợn sóng, sóng biển, mưa biển, sấm sét, chớp, hạn hán, mát mẻ,
nóng nực, thời tiết, cháy,… người kí hiệu sẽ phân tích ý nghĩa để chọn đặc điểm đặc
trưng của hiện tượng để hình thành kí hiệu.
Ví dụ:
* Sóng thần: đặc điểm nổi bật của sóng thần là ngọn nước dâng cao, cuộn tròn,
tốc độ nhanh nên để diễn tả hiện tượng SÓNG THẦN, người kí hiệu mô phỏng lại
đặc điểm nổi bật của sóng thần là ngọn nước dâng cao, cuộn tròn, tốc độ nhanh.

Hình ảnh: ngọn sóng thần và kí hiệu Sóng thần

* Động đất: hai bàn tay xòe úp ra trước rồi chuyển động rung qua lại, sau đó lật
ngửa bàn tay trái lên (động tác rung), đưa các ngón tay phải chụp lên nửa lòng bàn
tay trái rồi khép vuốt lên chụm các ngón tay lại (động tác đất).

Lấy hình ảnh mặt trời mọc, lặn và vòng xoay của kim đồng hồ để tạo nên các kí
hiệu về thời gian như: sáng, chiều, trưa, tối, …
* Trưa: Cánh tay trái gập ngang tầm ngực, cánh tay phải gập khuỷu, gác khuỷu
tay lên mu bàn tay trái, lòng bàn tay phải hướng trái (lúc mặt trời đứng bóng).
Nhóm các kí hiệu biểu thị đồ vật như: ti vi, máy vi tính, tủ lạnh, bàn ghế, ấm
nước, con dao, cái kéo, bàn là (ủi), bình bông, búa, nồi chảo, chìa khóa, ống khóa, cây
dù, cây đàn, đồng hồ, quạt máy, máy giặt, cái cân, xà beng, xe ben, cái cuốc,…người ta
đã chọn cách con người tương tác với đồ vật đó để xây dựng kí hiệu.
* Xà beng: hai tay nắm, lòng bàn tay hướng xuống, đặt hai nắm tay sát nhau rồi
kéo hai nắm tay ra hai bên rộng ngang tầm vai sau đó tay trái nắm đổi hướng lòng

Kí hiệu ngôn ngữ và ngôn ngữ kí hiệu Việt Nam_Cao Thị Xuân Mỹ-Trần Thị Ngọc Lan
bàn tay hướng qua phải, tay phải nắm, lòng bàn tay hướng lên, hai ngón trỏ và giữa
cong đặt lên lỗ tròn của nắm tay trái rồi hất hai ngón tay đó lên - như cách sử dụng
của xà beng để bẩy vật nặng lên.
* Bàn ủi: Bàn tay trái khép ngửa, đặt tay trước tầm bụng,
tay phải nắm đặt hờ trên lòng bàn tay trái rồi đẩy nắm tay
phải qua lại trên lòng bàn tay trái – như động tác cầm bàn
ủi để ủi quần áo.

Kí hiệu bàn ủi

Đối với sự vật, người hay nghề nghiệp họ cũng chọn đặc điểm nào được dễ dàng
nhận biết bằng thị giác, xúc giác hoặc khứu giác để biểu thị.
Chẳng hạn:
* Kí hiệu Bệnh viện: người ta chọn Dấu chữ thập màu đỏ: Tay đưa lên trán, tạo
thành hình dấu cộng.
* Kí hiệu Người bảo vệ: người ta chọn đặc trưng là băng đeo ở tay làm kí hiệu.
Ngón cái và ngón cái của tay phải chỉa ra cong cong, tạo khoảng rộng song song đặt lên
bắp tay trái rồi kéo tay vòng vào nách.

* Kí hiệu Chùa: sau kí hiệu “nhà” người ta chọn đặc điểm nổi bật là hình ảnh mái
chùa cong và động tác gõ mõ tụng kinh làm kí hiệu.

Kí hiệu ngôn ngữ và ngôn ngữ kí hiệu Việt Nam_Cao Thị Xuân Mỹ-Trần Thị Ngọc Lan
Kí hiệu Chùa

* Kí hiệu Trái đất: người ta chọn đặc điểm tự quay quanh trục làm kí hiệu.
* Kí hiệu Đà Lạt: kí hiệu dựa vào đặc trưng là khí hậu luôn lạnh v.v…
Do mỗi sự vật, con người, sự việc có nhiều đặc điểm nên tùy theo vùng miền, tùy
theo văn hóa của mỗi nơi người ta chọn ra những đặc điểm khác nhau để thực hiện kí
hiệu cho sự vật, sự việc hay con người đó, dẫn đến hiện tượng “phương ngữ” hoặc 1 nội
dung có nhiều cách kí hiệu khác nhau.
Ví dụ:
Biểu thị người bà (grand mother) ở Hải Phòng có 3 cách kí hiệu:
- Bà: bà già quấn khăn mỏ quạ trên đầu.
- Bà: bà già chống gậy, lưng khòm.
- Bà: bà già chuyên ăn trầu và dùng tay quệt nước trầu quanh khóe miệng.
Biểu thị thợ mộc, Thuận An chọn động tác đóng đinh làm kí hiệu, trong khi các
vùng khác thì chọn động tác cưa gỗ làm kí hiệu.
Biểu thị ăn cơm:
* Ở Huế: chọn hành động ăn bằng thìa làm đặc trưng. Kí hiệu được thực hiện
bằng cách kết hợp bởi động tác tay trái cầm chén cơm, tay phải cầm thìa múc

Kí hiệu ngôn ngữ và ngôn ngữ kí hiệu Việt Nam_Cao Thị Xuân Mỹ-Trần Thị Ngọc Lan
cơm đưa vào miệng.

Kí hiệu ăn cơm của Huế Kí hiệu ăn cơm của Hải Phòng

* Ở Hải Phòng, chọn đặc điểm đặc trưng của hành động ăn cơm là dùng đũa để ăn
nên quy ước kí hiệu: Bàn tay trái khép, ngửa, đưa ra trước tầm ngực, bàn tay phải
nắm, chỉa thẳng ngón trỏ và ngón giữa xuống, đặt trên lòng bàn tay trái rồi gấp
hai ngón tay đó đưa lên miệng hai lần.
Tuy những đặc điểm được chọn là khác nhau, song đều là các đặc điểm bên ngoài
nên dễ nhận biết vì thế khi thực hiện kí hiệu tượng trưng người giao tiếp sẽ nhanh chóng
“nhận” ra được kí hiệu đó đang tượng trưng cho: cái/điều gì, của con vật nào?, nói về
vấn đề gì? v.v… Cách thành lập các kí hiệu mô phỏng và tượng trưng trong hệ thống kí
hiệu giao tiếp này là cơ sở lý giải vì sao người khiếm thính các nước khác nhau, dù
không hề biết ngôn ngữ nói cũng như không cùng NNKH nhưng họ vẫn dễ dàng giao
tiếp với nhau bằng NNKH.
Đây là cách chiếm ưu thế trong việc hình thành nên kí hiệu. Qua khảo sát chúng
tôi nhận thấy các kí hiệu được hình thành theo cách mô phỏng và tượng trưng phần lớn
được biểu thị bằng 1 kí hiệu, vừa đảm bảo nêu được đặc điểm của sự vật, hành
động,…vừa ngắn gọn, dễ hiểu, đảm bảo thời gian diễn đạt.

Kí hiệu hình thành bằng cách phân tích:


Trong hoạt động giao tiếp, con người cần có vốn từ phong phú, đa dạng. Với những
từ, khái niệm mang tính trừu tượng hoặc hàm nghĩa rộng lớn thì không thể chọn ra được
một đặc điểm tiêu biểu để diễn tả chỉ bằng 1 động tác kí hiệu như nhóm mô phỏng và
tượng trưng.
Với những khái niệm trừu tượng người khiếm thính diễn giải nội dung rồi chọn lựa
những nét đặc thù, kết hợp các kí hiệu với nhau để diễn tả nghĩa của khái niệm cần

Kí hiệu ngôn ngữ và ngôn ngữ kí hiệu Việt Nam_Cao Thị Xuân Mỹ-Trần Thị Ngọc Lan
biểu đạt. Một số các kí hiệu này được thực hiện bằng 2 tay với nhiều cách kết hợp khác
nhau trong không gian 3 chiều cùng với sự biểu cảm của nét mặt nhằm giúp người giao tiếp
hình dung ra nội dung cần biểu đạt. Chẳng hạn:
* Rừng: hai tay nắm, chỉa hai trỏ hướng lên rồi đẩy hai tay lên xuống so le nhau
(kí hiệu cây) với ý nơi có nhiều cây.
* Bệnh xơ gan: làm kí hiệu “bệnh” rồi tay phải chỉ vào vị trí bên phải bụng, sau
đó đánh tay ra hướng lên trên làm kí hiệu “nở”.
* Bệnh dịch: với nghĩa là loại bệnh lan rộng do bị lây nhiễm nên người ta dùng kí
hiệu “bệnh” kết hợp với kí hiệu “lây nhiễm”.
* Hiệu trưởng: hai tay với hình dạng chữ cái ngón tay B, tay trái lòng bàn tay
hướng sang phải, úp chếch góc 45 độ so với mặt đất, đầu ngón tay hướng lên (1
bên mái nhà); tay phải lòng bàn tay hướng vào người, đầu ngón tay hướng sang
trái, chạm nhẹ 2 lần mu bàn tay vào tay trái (bảng hiệu).
* Kinh nghiệm: kí hiệu “nhớ”, xoay tròn cổ tay, kí hiệu “tốt”.
* Nghiên cứu: kí hiệu “nhớ”, sau đó ngón trỏ và ngón giữa của cả 2 tay co, các
ngón còn lại nắm, lòng bàn tay hướng xuống, ngón tay đối nhau, cả 2 tay chuyển
động vào, ra đều nhau đồng thời 2 ngón tay lần lượt chuyển động thả lỏng, co lại.
* Đại học: sinh viên + học
* Đồng nghiệp: làm + chung

Kí hiệu: Đại học Kí hiệu: Đồng nghiệp

Có nhiều trường hợp NKT dùng kí hiệu nghĩa tương đồng để thay thế, chẳng hạn:
nam giới thay bằng kí hiệu “nam” (con trai), tàu thủy được thay bằng kí hiệu “thuyền”,
giàu sang được thay bằng kí hiệu “giàu”, bên cạnh được thay bằng kí hiệu “gần”, mau
chóng được thay bằng kí hiệu “nhanh”, biến đổi được thay bằng kí hiệu “thay đổi”, sân
được thay bằng kí hiệu “vườn”, v.v…

Kí hiệu ngôn ngữ và ngôn ngữ kí hiệu Việt Nam_Cao Thị Xuân Mỹ-Trần Thị Ngọc Lan
Loại kí hiệu này phức tạp nên thường khó xác định được nội dung mà người kí
hiệu muốn truyền đạt một cách chính xác, nó đòi hỏi người thực hiện cũng như người
giao tiếp phải có kiến thức nhất định, đã từng trải nghiệm hoặc có kèm theo chữ viết thì
người đối thoại mới có thể “hình dung” để hiểu được vấn đề.
Hiện nay ở Việt Nam lượng kí hiệu loại này chưa nhiều, có lẽ vì khả năng hiểu
khái niệm của người khiếm thính còn hạn chế nên khó xây dựng được những kí hiệu
thích hợp cho những khái niệm mang tính khái quát hoặc trừu tượng. Nhưng để phục vụ
cho việc giảng dạy cho học sinh hay dạy nghề cho nguời khiếm thính rất cần phát triển
những kí hiệu bằng cách phân tích để nâng cao năng lực nhận thức, giúp họ có được
nhiều cơ hội hòa nhập cộng đồng.

Kí hiệu phái sinh:


Kí hiệu phái sinh là cách người ta dùng 1 kí hiệu cơ bản có tính tượng trưng chung
cho một số sự vật, sự việc – làm kí hiệu gốc - từ kí hiệu gốc đó nếu bổ sung vào một lớp
nghĩa riêng thì sẽ tạo nên 1 kí hiệu mới. Loại kí hiệu này tùy thuộc vào mỗi nền văn hóa,
vào điều kiện sinh hoạt của mỗi dân tộc, mỗi vùng miền nên chúng rất đa dạng và tồn
tại tùy từng địa phương.
Khảo sát cho thấy ở Việt Nam, người khiếm thính đã hình thành những kí hiệu
phái sinh như sau:
* Vuông, 4 cạnh là kí hiệu của hình vuông, đó sẽ là kí hiệu gốc để xây dựng
những vật có hình khối là hình vuông hoặc hình chữ nhật, có 4 cạnh như: bảng đen,
khăn mặt, khung tranh, bức tranh, đồng hồ treo tường hình chữ nhật, bánh chưng, tủ,
v.v…

Hình kí hiệu: khăn mặt

Kí hiệu ngôn ngữ và ngôn ngữ kí hiệu Việt Nam_Cao Thị Xuân Mỹ-Trần Thị Ngọc Lan
Khi thêm những động tác hoặc kí hiệu bổ sung sẽ hình thành những kí hiệu mới:
ü Hình vuông + động tác lau = Lau bảng
ü Hình vuông + kí hiệu vẽ = Khung tranh
ü Hình vuông + kí hiệu viết = Bảng đen
ü Hình vuông + kí hiệu màu đen = Bảng đen
ü Hình vuông + động tác lau mặt = Khăn mặt
ü Hình vuông + kí hiệu cửa. = Cái tủ
ü Hình vuông + động tác buộc lạt = Bánh chưng
ü Hình vuông + động tác đặt 4 ngón tay chéo nhau như hình dấu nhân (X)
= Bảng cửu chương
* Kí hiệu gốc là Người :
Người + KH may = thợ may
Người + KH bóng đèn = thợ điện
Người + KH xây dựng = thợ xây
Người + động tác lấy hồ xây gạch = thợ hồ
Người + động tác “đóng” = thợ mộc

* Kí hiệu gốc là Hình tròn:


Hình tròn + nước = ao, hồ
Hình tròn + dưới + nước = giếng
Hình tròn + bơi = bể bơi

* Kí hiệu gốc là Nhà:


Nhà + làm dấu thánh = nhà thờ
Nhà + KH tiền = ngân hàng
Nhà + KH con rồng = bến Nhà Rồng.
Nhà + hành động bỏ thư vào thùng = bưu điện
Nhà + CCNT “WC” = nhà vệ sinh
* Kí hiệu gốc là hình dạng của xe 4 bánh:
Hình dạng của xe 4 bánh + bảng hiệu = xe taxi
Hình dạng của xe 4 bánh + động tác gọi xe = xe buýt
Hình dạng của xe 4 bánh + động tác mô phỏng chuyển động của cửa xe bên hông
= xe van

Kí hiệu ngôn ngữ và ngôn ngữ kí hiệu Việt Nam_Cao Thị Xuân Mỹ-Trần Thị Ngọc Lan
Hình dạng của xe 4 bánh + động tác mô phỏng nâng thùng hàng phía sau = xe
ben
Hình dạng của xe 4 bánh + hình dáng của thùng xe = xe tải
Hình dạng của xe 4 bánh + hình dáng của thang cứu hỏa = xe cứu
hỏa Hình dạng của xe 4 bánh + hình ảnh của đèn xe báo = xe cấp
cứu
Hình dạng của xe 4 bánh + hình ảnh của đèn xe báo + động tác kí hiệu công
an = xe cảnh sát.

Cách hình thành kí hiệu này đáp ứng nhu cầu phát triển giao tiếp, vì các kí
hiệu tượng trưng tuy nhiều nhưng chỉ là phần “cứng”, đơn giản, không đáp ứng nhu
cầu diễn đạt trong học thuật. Trong giao tiếp sẽ xuất hiện nhiều từ mới, từ trừu
tượng, từ mang ý nghĩa tổng quát buộc người KT cần hiểu để xây dựng nên kí hiệu
cho nội dung mới vừa có tính khoa học, vừa dễ hiểu mang nét đặc thù của tư duy
người khiếm thính.
Tóm lại, việc phân loại cách hình thành kí hiệu trong NNKH là cơ sở để có thể xây dựng một kí hiệu mới
hoặc để xác định tính hợp lý của một kí hiệu mới được hình thành.

Kí hiệu ngôn ngữ và ngôn ngữ kí hiệu Việt Nam_Cao Thị Xuân Mỹ-Trần Thị Ngọc Lan

You might also like