Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 89

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG


--------------------------------------

NGUYỄN VĂN YÊN

NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN


TRONG CƠ SỞ SẢN XUẤT GIẤY TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH VĨNH PHÚC

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG

Hà Nội - 2012

1
Đại học quốc gia hà nội
Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi trƣờng
--------------------------------

NGUYỄN VĂN YÊN

TÊN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN


Nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn trong cơ sở sản xuất giấy trên địa
bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Chuyên ngành: Môi trƣờng trong phát triển bền vững


(Chƣơng trình đào tạo thí điểm)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Trần Yêm

Hà Nội, năm 2012

2
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 5
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................. 9
1.1. Tổng quan về sản xuất sạch hơn ....................................................... 9
1.1.1. Khái niệm sản xuất sạch hơn: ....................................................... 9
1.1.2. Các khái niệm và thuật ngữ liên quan ......................................... 10
1.1.3. Nhu cầu SXSH ............................................................................ 12
1.1.4. Các kỹ thuật SXSH ...................................................................... 15
1.1.5. Các lợi ích khi áp dụng sản xuất sạch hơn .................................. 16
1.2. Tổng quan công nghiệp sản xuất giấy và bột giấy ......................... 20
1.2.1. Sơ lược về công nghệ sản xuất giấy và bột giấy .......................... 20
1.2.2. Chất thải trong công nghiệp sản xuất giấy và bột giấy ............... 25
1.2.3. Tổng quan về công nghiệp giấy và bột giấy Việt Nam ................. 28
1.2.4. Vấn đề về ô nhiễm môi trường ngành công nghiệp giấy và bột giấy ở
Việt Nam ............................................................................................... 29
1.2.5. Tổng quan công nghiệp sản xuất giấy và bột giấy trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Phúc ............................................................................................. 31
1.3. Tổng quan nghiên cứu về sản xuất sạch hơn ngành giấy trên thế
giới và ở Việt Nam .................................................................................. 35
1.3.1. Trên thế giới ............................................................................... 35
1.3.2. Ở Việt Nam ................................................................................. 37
CHƢƠNG 2. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 42
2.1. Địa điểm nghiên cứu ........................................................................ 42
2.2. Thời gian nghiên cứu ....................................................................... 42
2.3. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu ............................ 42
2.3.1 Phương pháp luận và 6 bước đánh giá SXSH .............................. 42
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................ 44
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................... 46
3.1. Tình hình sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp tƣ nhân Anh
Đức .......................................................................................................... 46
3.1.1. Nhu cầu nguyên, nhiên liệu, hóa chất sản xuất ........................... 46
3.1.2. Hệ thống máy móc thiết bị phục vụ sản xuất ............................... 46
3.1.3. Quy trình công nghệ sản xuất của nhà máy ................................ 48
3.2. Đánh giá các công đoạn sản xuất chƣa hợp lý của Doanh nghiệp để
áp dụng sản xuất sạch hơn ..................................................................... 50
3.3.1. Về bộ phận nồi hơi và cấp nhiệt cho lô xeo giấy ......................... 50
3.3.2. Về bộ phận bãi chứa than phục vụ cho lò hơi ............................ 50
3.3.3. Về hệ thống thông gió nhà xưởng ............................................... 51
3.3.4. Hệ thống kho chứa nguyên liệu .................................................. 51

3
3.3.5. Tận thu bột giấy thải làm giấy bao bì......................................... 51
3.4. Đánh giá cân bằng vật chất và năng lƣợng trong sản xuất ............. 52
3.4.1. Nguyên liệu ................................................................................. 52
3.4.3. Cân bằng năng lượng ................................................................. 54
3.4.4. Xác định tính chất dòng thải ........................................................ 55
3.5. Đánh giá công tác quản lý nội vi của doanh nghiệp ....................... 57
3.5.1. Quản lý sản xuất ......................................................................... 58
3.5.2. Quản lý chất thải ....................................................................... 58
3.6. Xác định nguyên nhân ..................................................................... 64
3.6.1. Các nguyên nhân kỹ thuật ........................................................... 64
3.6.2. Các nguyên nhân quản lý ............................................................ 66
3.7. Đánh giá hiệu quả về môi trƣờng và kinh tế nếu áp dụng SXSH . 67
3.7.1. Hiệu quả kinh tế.......................................................................... 67
3.7.2. Hiệu quả môi trường................................................................... 69
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 73

4
MỤC LỤC BẢNG
Bảng 1.1: So sánh tiêu thụ tài nguyên và tiềm năng cho các cơ hội SXSH ... 15
Bảng 1.2: Các nguồn nƣớc thải từ các bộ phận và thiết bị khác nhau ........... 25
Bảng 1.3: Ô nhiễm của nhà máy giấy và bột giấy điển hình tại Việt Nam .... 27
Bảng 1.4. Giá trị sản xuất công nghiệp giấy, bao bì và tổng giá trị sản xuất
công nghiệp theo giá thực tế phân theo ngành công nghiệp cấp II trên địa bàn
tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm vừa qua .................................................... 31
Bảng 1.5. Các cơ sở sản xuất giấy trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc .................... 32
Bảng 1.6. Tiềm năng áp dụng sản xuất sạch hơn của các cơ sở sản xuất giấy
đã khảo sát ................................................................................................... 34
Bảng 1.7: Kết quả thu đƣợc sau 01 năm thực hiện SXSH tại nhà máy giấy và
bột giấy Ashoka, Ấn Độ ............................................................................... 36
Bảng 3.1: Nhu cầu nguyên, vật liệu phục vụ sản xuất .................................. 46
Bảng 3.2: Danh mục máy móc và thiết bị công nghệ .................................... 47
Bảng 3.3: Danh mục các thiết bị phụ trợ....................................................... 47
Bảng 3.5: Bảng cân bằng nguyên liệu sản xuất ............................................. 53
Bảng 3.6: Cân bằng lƣợng nƣớc trƣớc và sau khi sản xuất ........................... 53
Bảng 3.7: Cân bằng năng lƣợng lò hơi Doanh nghiệp tƣ nhân Anh Đức....... 55
Bảng 3.8: Bảng xác định tính chất dòng thải ................................................ 56
Bảng 3.9: Danh mục các loại chất thải rắn, nguồn phát sinh và khối lƣợng .. 62
Bảng 3.10: Hệ số các chất ô nhiễm khi đốt than ........................................... 69
Bảng 3.11: Lƣợng phát thải các chất ô nhiễm khi đốt cháy 90 tấn than. ....... 69

5
MỤC LỤC HÌNH
Hình1-1. Sự phát triển các công nghệ sản xuất giấy và bột giấy ................... 24
Hình 1-2. Xu thế tiêu thụ hoá chất tẩy trắng trong ngành bột giấy thế giới
(trái) và công ty Weyerhaeuser (phải)........................................................... 25
Hình 2-1: Phƣơng pháp luận về đánh giá SXSH ........................................... 43
Hình 3-1: Sơ đồ công nghệ sản xuất giấy từ bột giấy và giấy loại ................ 49
Hình 3-2: Sơ đồ quy trình xử lý nƣớc thải sinh hoạt ..................................... 60
Hình 3-3: Sơ đồ hệ thống tuần hoàn nƣớc trong quá trình sản xuất giấy từ bột
và giấy cũ ..................................................................................................... 60
Hình 3-4: Quy trình xử lý nƣớc thải sản xuất ............................................... 61

6
MỞ ĐẦU

Trong những năm qua, tỉnh Vĩnh Phúc đã và đang phát triển nhanh chóng
ngành công nghiệp và dịch vụ. Ngành công nghiệp trở thành ngành kinh tế mũi
nhọn thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Bên cạnh những ngành công nghệ cao, Vĩnh Phúc vẫn còn nhiều cơ sở sản
xuất quy mô nhỏ lẻ, công nghệ sản xuất chƣa tiên tiến. Các cơ sở sản xuất này sử
dụng khá nhiều nguồn năng lƣợng (điện, than…), việc tận thu các phế liệu chƣa
đƣợc chú trọng, công tác bảo vệ môi trƣờng vẫn chƣa đƣợc quan tâm đúng mức…

Việc nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn tại các cơ sở sản xuất đƣợc các
cơ quan quản lý nhà nƣớc quan tâm và khuyến khích các cơ sở sản xuất áp dụng.
Trong thời gian qua, có một số cơ sở sản xuất ở Việt Nam đã triển khai áp dụng sản
xuất sạch hơn và có những kết quả nhất định. Tuy nhiên, các cơ sở đã triển khai áp
dụng hầu hết là các cơ sở có quy mô sản xuất lớn; việc nghiên cứu áp dụng sản xuất
sạch hơn ở các cơ sở sản xuất quy mô vừa và nhỏ hầu nhƣ chƣa đƣợc triển khai
thực hiện.

Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc chƣa có nghiên cứu cụ thể về áp dụng sản xuất
sạch hơn tại các cơ sở sản xuất quy mô nhỏ và vừa, trong khi đó các cơ sở sản xuất
giấy đƣợc đánh giá là một trong những loại hình sản xuất có mức độ gây ô nhiễm
môi trƣờng lớn nhất, đặc biệt là môi trƣờng nƣớc, bên cạnh đó nền công nghiệp sản
xuất giấy vừa và nhỏ chƣa có nhiều cải tiến về công nghệ. Vì vậy, việc nghiên cứu
áp dụng sản xuất sạch hơn trong cơ sở sản xuất giấy trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc là
cần thiết.

Nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn trong cơ sở sản xuất giấy sẽ góp phần
giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và năng
lƣợng.

7
Đề tài tập trung nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn tại cơ sở sản xuất của
Doanh nghiệp tƣ nhân Anh Đức tại cụm công nghiệp Hợp Thịnh, huyện Tam
Dƣơng, tỉnh Vĩnh Phúc.

Luận văn là tài liệu tham khảo hữu ích cho các cơ quan chức năng định
hƣớng phát triển bền vững ngành sản xuất giấy; các cơ sở sản xuất giấy áp dụng sản
xuất sạch hơn để cải tiến công nghệ, giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng, tiết kiệm tài
nguyên và năng lƣợng, tăng cƣờng sức cạnh tranh của sản phẩm.
Luận văn đƣợc trình bày theo các chƣơng, phần nhƣ sau:

- Chƣơng 1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu;

- Chƣơng 2. Địa điểm, thời gian, phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên
cứu;
- Chƣơng 3. Kết quả nghiên cứu;

- Kết luận và kiến nghị;

- Tài liệu tham khảo.

8
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Tổng quan về sản xuất sạch hơn


1.1.1. Khái niệm sản xuất sạch hơn:
Theo Chƣơng trình Môi trƣờng Liên hiệp quốc (UNEP, 1994) [8]:

Sản xuất sạch hơn là sự áp dụng liên tục chiến lƣợc môi trƣờng tổng hợp
mang tính phòng ngừa trong các quy trình, sản phẩm, và dịch vụnhằm nâng cao
hiệu suất và giảm thiểu rủi ro cho con ngƣời và môi trƣờng.
- Với các quy trình sản xuất, SXSH bao gồm việc bảo tồn các nguyên liệu
thô và năng lƣợng, loại bỏ các nguyên liệu thô độc hại, và giảm lƣợng và độ độc của
tất cả các phát thải cũng nhƣ chất thải;

- Với các sản phẩm, SXSH bao gồm việc giảm thiểu các tác động tiêu cực
trong vòng đời sản phẩm, từ khi khai thác nguyên liệu thô cho tới khi thải bỏcuối
cùng; và

- Với các dịch vụ, SXSH là sự tích hợp các mối quan tâm về môi trƣờng
trong quá trình thiết kế và cung ứng dịch vụ.

- SXSH đòi hỏi áp dụng các bí quyết, cải tiến công nghệ và thay ñổi thái độ.

Sự khác biệt căn bản giữa cách tiếp cận xử lý cuối đƣờng ống (EOP) hay còn
gọi là kiểm soát ô nhiễm và SXSH là thời điểm. Kiểm soát ô nhiễm là phƣơng pháp
tiếp cận sau khi vấn đề đã phát sinh, “phản ứng và xử lý”; trong khi đó, SXSH lại
mang tính chủ động, theo "triết lý dự đoán và phòng ngừa". Phòng ngừa, nhƣ đƣợc
thừa nhận rộng rãi, luôn luôn tốt hơn xử lý, nhƣ câu nói “phòng bệnh hơn chữa
bệnh”. Khi giảm thiểu chất thải và ô nhiễm thông qua SXSH thì đồng thời sẽ giảm
tiêu thụ nguyên liệu và năng lƣợng. SXSH luôn hƣớng tới hiệu suất sử dụng đầu
vào gần tới 100% trong giới hạn về khả thi kinh tế. Một điểm quan trọng cần nhấn
mạnh rằng, SXSH không chỉ đơn thuần là thay đổi thiết bị mà SXSH đề cập tới thay
đổi thái độ, quan điểm, áp dụng các bí quyết và cải tiến quy trình công nghệ sản
xuất cũng nhƣ cải tiến sản phẩm.

9
1.1.2. Các khái niệm và thuật ngữ liên quan
1.1.2.1. Công nghệ sạch (Clean technology)
Bất kỳ biện pháp kỹ thuật nào đƣợc các ngành công nghiệp áp dụng để giảm
thiểu hay loại bỏ quá trình phát sinh chất thải hay ô nhiễm tại nguồn và tiết kiệm
đƣợc nguyên liệu và năng lƣợng đều đƣợc gọi là công nghệ sạch. Các biện pháp kỹ
thuật này có thể đƣợc áp dụng từ khâu thiết kế để thay đổi quy trình sản xuất hoặc là
các áp dụng trong các dây chuyền sản xuất nhằm tái sử dụng sản phẩm phụ để tránh
thất thoát (OCED, 1987).
1.1.2.2. Công nghệ tốt nhất hiện có (Best Available Technology - BAT)
Là công nghệ sản xuất có hiệu quả nhất hiện có trong việc bảo vệ môi trƣờng
nói chung, có khả năng triển khai trong các điều kiên thực tiễn về kinh tế, kỹ thuật,
có quan tâm đến chi phí trong việc nghiên cứu, phát triển và triển khai bao gồm
thiết kế, xây dựng, bảo dƣỡng, vận hành và loại bỏ công nghệ (UNIDO, 1992).
BAT giúp đánh giá tiềm năng áp dụng SXSH.
1.1.2.3. Hiệu quả sinh thái (Eco-efficiency)
Hiệu quả sinh thái (HQST) là sự tạo ra hàng hoá và dịch vụ có giá cả rẻ hơn
trong khi giảm đƣợc tiêu thụ nguyên liệu, năng lƣợng và các tác động môi trƣờng
trong suốt vòng đời của sản phẩm và dịch vụ (WBCSD, 1992). Nói cách khác, hiệu
quả sinh thái chính là hiệu quả sử dụng các tài nguyên sinh thái để tạo ra sản phẩm,
dịch vụ đáp ứng nhu cầu của con ngƣời. Hai khái niệm SXSH và HQST đƣợc xem
nhƣ là đồng nghĩa.
1.1.2.4. Phòng ngừa ô nhiễm (Pollution prevention)
Hai thuật ngữ SXSH và phòng ngừa ô nhiễm (PNÔN) thƣờng đƣợc sử dụng
thay thế nhau. Chúng chỉ khác nhau về mặt địa lý. Thuật ngữ PNÔN đƣợc sử dụng
ở Bắc Mỹ trong khi SXSH đƣợc sử dụng ở các khu vực còn lại trên thế giới.
1.1.2.5. Giảm thiểu chất thải (Waste minimisation)
Khái niệm về giảm thiểu chất thải (GTCT) đƣợc đƣa ra vào năm 1988 bởi
Cục Bảo vệ Môi trƣờng Hoa Kỳ(US. EPA). Hai thuật ngữ GTCT và PNÔN thƣờng
đƣợc sử dụng thay thế nhau. Tuy nhiên, GTCT tập trung vào việc tái chế chất thải

10
và các phƣơng tiện khác để giảm thiểu lƣợng chất thải bằng việc áp dung nguyên
tăc 3P (Polluter Pay Principle) và 3R (Reduction, Reuse, Recycle).
1.1.2.6. Năng suất xanh (Green productivity)
Năng suất xanh (NSX) là thuật ngữ đƣợc sử dụng vào năm 1994 bởi Cơ quan
năng suất Châu Á (APO) để nói đến thách thức trong việc đạt đƣợc sản xuất bền
vững. Giống nhƣ SXSH, năng suất xanh là một chiến lƣợc vừa nâng cao năng suất
vừa thân thiện với môi trƣờng cho sự phát triển kinh tế- xã hội nói chung.
1.1.2.7. Kiểm soát ô nhiễm (Pollution control)
Kiểm soát ô nhiễm (KSÔN) là cách thể hiện khác của xử lý cuối đƣờng ống.
Sự khác nhau cơ bản KSÔN và SXSH, do đó, là ở thời gian “can thiệp”. KSÔN là
một cách tiếp cận từ phía sau (chữa bệnh), trong khi SXSH là cách tiếp cận từ phía
trƣớc, mang tích chất dự đoán và phòng ngừa [8].
Tiếp cận KSÔN Tiếp cận SXSH
- Kiểm soát chất ô nhiễm bằng các bộ - Ngăn ngừa chất ô nhiễm từ nguồn nhờ
lọc, các hệ thống xử lý nƣớc thải,... các giải pháp tổng hợp
- Áp dụng khi các quá trình và sản phẩm - Là một bộ phận tích hợp trong quá
đã đƣợc phát triển và vấn đề đã nảy sinh trình phát triển sản phẩm và quá trình
- Là yếu tố đóng góp vào chi phí, giá - Chất thải đƣợc xem nhƣ nguồn tài
thành nguyên
- Trách nhiệm giải quyết là bởi các - Trách nhiệm giải quyết là của tất cả
chuyên gia môi trƣờng mọi ngƣời trong công ty
- Cải thiện môi trƣờng bằng giải pháp kỹ - Cải thiện môi trƣờng gồm cả tiếp cận
thuật kỹ thuật và phi kỹ thuật
- Cải thiện môi trƣờng nhằm đáp ứng - Cải thiện môi trƣờng là quá trình liên
các tiêu chuẩn có tính pháp lý tục để đạt các tiêu chuẩn ngày càng cao
hơn
- Chất lƣợng là sự đáp ứng yêu cầu của - Chất lƣợng vừa là đáp ứng nhu cầu
khách hàng khách hàng, vừa là gây tác động thấp
nhất lên sức khỏe và môi trƣờng

11
1.1.2.8. Sinh thái công nghiệp (Industrial ecology)
Việc quảng bá và nâng cao nhận thức về SXSH đã đạt đƣợc nhiều tiến bộ
đáng kể ở nhiều nơi trên thế giới. Tuy nhiên, các nỗ lực về SXSH thƣờng chỉ tập
trung vào các quá trình sản xuất đơn lẻ, các sản phẩm cụ thể hoặc các vật liệu độc
hại mang tính cách cá nhân hơn là một bức tranh toàn cảnh về các tác động môi
trƣờng do một hệ thống sản xuất công nghiệp gây ra. Do vậy, song song với sự phát
triển của SXSH, các nhà khoa học, các kỹ sƣ và các nhà quản lý công nghiệp đã
nhận ra rằng cần phải xây dựng một hệ thống sản xuất công nghiệp mang tính chất
tuần hoàn dẫn ñến việc tất cả các đầu ra của quá trình sản xuất này trở thành các
đầu vào của các quá trình sản xuất khác để giảm thiểu tối đa lượng chất thải [8].
Chính các mối quan hệ phức tạp giữa các sinh vật và vật chất trong các hệ
sinh thái tự nhiên đã cung cấp cho con ngƣời một bài học giá trị về việc làm thế nào
để thiết kế tốt hơn các hệ thống công nghiệp. Tƣơng tự nhƣ các hệ sinh thái trong tự
nhiên mà ở đó chất thải của một sinh vật này trở thành nguồn thức ăn của một sinh
vật khác, con ngƣời cần phải phát triển các hệ thống sản xuất mà trong đó không
còn chất thải. Chính ý tƣởng này đã dẫn đến khái niệm về sinh thái công nghiệp
(STCN). Điều này có nghĩa là tất cả các đầu ra của một quá trình sản xuất sẽ là các
đầu vào của các quá trình sản xuất khác theo một vòng tuần hoàn [8].
1.1.3. Nhu cầu SXSH
Phƣơng pháp kiểm soát cuối đƣờng ống truyền thống khi áp dụng cho các cơ
sở sản xuất giấy và bột giấy quy mô vừa và nhỏlà rất tốt kém. Trong một số trƣờng
hợp, chi phí cho một trạm xử lý chất thải lên tới 20% tổng chi phí vốn của nhà máy
và thiết bị. Ngoài ra phí vận hành hàng năm có thểlên đến 12-15% tổng doanh thu
của ngành. Vì vậy một phƣơng pháp tiếp cận tốt hơn sẽ là khai thác các cơ hội
SXSH để giảm thiểu ô nhiễm tại nguồn rồi tiến hành kiểm soát phần ô nhiễm còn
lại. Tiếp cận này không chỉmang lại hiệu quảvềnguồn lực, giảm chi phí sản xuất, mà
còn giảm thiểu cả chi phí xử lý dòng thải.
Khái niệm về SXSH cũng cần thiết khi nhìn nhận từ các khía cạnh khác nhƣ
[14]:

12
Nhu cầu do các quy định pháp luật

Để đảm bảo các tiêu chuẩn quy định vềphát thải (lỏng, rắn hoặc khí) thì
thƣờng đòi hỏi các cơ sở sản xuất phải trang bị các hệ thống kiểm soát ô nhiễm
phức tạp và tốn kém, ví dụ các trạm xử lý nƣớc thải. Sau khi áp dụng SXSH, việc
xử lý lƣợng chất thải còn lại trở lên dễ dàng và ít tốn kém hơn. Sở dĩ làm đƣợc điều
này là do SXSH đã giúp giảm thiểu chất thải về mọi mặt: khối lƣợng, trọng lƣợng,
và cả độ độc.
Nhu cầu do việc triển khai hệ thống quản lý môi trường (EMS)

ISO 14000 là một quy trình cấp chứng nhận đối với EMS, nhằm đảm bảo
rằng các công ty cam kết thực hiện cải tiến liên tục trong hoạt động môi trƣờng của
mình. Chứng nhận này cũng thể hiện sự quan tâm của công ty đến môi trƣờng. Một
số nhà nhập khẩu luôn đòi hỏi chứng chỉ ISO của công ty trƣớc khi họ đặt hàng.
SXSH sẽ giúp việc triển khai hệ thống quản lý môi trƣờng nhƣ ISO 14000 dễ dàng
hơn nhiều. Sở dĩ nhƣ vậy là do hầu hết các công việc ban đầu đã đƣợc thực hiện
thông qua đánh giá SXSH.

Nhu cầu do mong muốn tiếp cận các cơ hội phát triển thị trường mới

Nhận thức của khách hàng về các vấn đề môi trƣờng ngày càng nâng cao đã
làm nảy sinh nhu cầu về các sản phẩm xanh trên thị trƣờng quốc tế. Kết quả là khi
nỗ lực thực hiện SXSH thì đã mở ra các cơ hội phát triển thị trƣờng mới cho mình
và sản xuất ra các sản phẩm chất lƣợng cao hơn, có thể bán đƣợc với giá cao hơn.

Nhu cầu do mong muốn tiếp cận dễ dàng hơn tới các nguồn tài chính

Các đề án đầu tƣ dựa vào SXSH sẽ chứa đựng thông tin chi tiết về tính khả
thi môi trƣờng, kỹ thuật và kinh tế của khoản đầu tƣ dự kiến. Điều này tạo ra một cơ
sở vững chắc để giành đƣợc sự hỗ trợ tài chính từ các ngân hàng hoặc các quỹ môi
trƣờng. Ví dụ: trong công nghiệp giấy và bột giấy, nếu một giải pháp SXSH là lắp
đặt một chụp kiểm soát vận tốc ở bộ phận xeo giấy, thì cần phải tiến hành phân tích
chi tiết về tiềm năng tiết kiệm hơi nƣớc, tăng công suất sản xuất… Công ty có thể
trình kết quả phân tích này lên các ngân hàng để xin vay vốn cho dự án lắp đặt chụp

13
kiểm soát vận tốc. Trên thị trƣờng quốc tế, các tổ chức tài chính đang rất quan tâm
đến vấn đề suy thoái môi trƣờng và đang nghiên cứu đơn xin vay vốn theo quan
điểm môi trƣờng.

Nhu cầu cần thiết cho việc cải thiện môi trường làm việc
Bên cạnh nâng cao hiệu quảmôi trƣờng và kinh tế, SXSH còn có thể cải thiện
các điều kiện về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp cho ngƣời lao động. Ví dụ, việc
giảm thiểu rò rỉ clo tại công đoạn tẩy trắng sẽ giảm mùi clo khó chịu trong không
khí nhờ đó có thể nâng cao năng suất của ngƣời công nhân. Các điều kiện làm việc
thuận lợi có thể nâng cao tinh thần cho ngƣời lao động và đồng thời tăng cƣờng sự
quan tâm tới vấn đề kiểm soát chất thải. Các hành động nhƣ vậy sẽ giúp cho công ty
của bạn thu đƣợc lợi thế cạnh tranh.

Nhu cầu do vấn đề bảo tồn tài nguyên

Bảo tồn nguyên liệu thô: Vì chi phí nguyên liệu đầu vào tăng nên không có
nhà sản xuất công nghiệp nào có thể trang trải cho những tổn thất tài nguyên dƣới
dạng chất thải. Suất tiêu hao các nguyên liệu này có thể giảm đi đáng kể khi áp
dụng các giải pháp SXSH nhƣ tối ƣu hóa quy trình, tuần hoàn và các biện pháp
quản lý tốt nội vi.

Bảo tồn nguồn nước:

Nƣớc là nguồn tài nguyên đang bị cạn kiệt và một số cơ sở công nghiệp đang
phải đối mặt với vấn đề thiếu nƣớc. Việc khai thác nguồn nƣớc ngầm liên tục còn
phải cộng thêm cả chi phí cho việc bơm hút nƣớc. Hơn thế nữa, một yếu tố rất quan
trọng thƣờng bị bỏ qua trong các ngành công nghiệp chế biến đó là càng sử dụng
nhiều nƣớc trong quy trình sản xuất thì chi phí cho hóa chất và năng lƣợng cũng
càng nhiều.
Bảo tồn năng lượng:

Ngày nay dƣới sức ép về thay đổi khí hậu và hiện tƣợng nóng lên toàn cầu,
các chƣơng trình nhƣ: Cơ chế phát triển sạch và thƣơng mại Carbon đang là cơ hội
sẵn sàng để các cơ sở công nghiệp tận dụng bằng cách bán lƣợng phát thải khí nhà

14
kính (GHG) mà họ đã giảm đƣợc qua các năm nhờ áp dụng các biện pháp bảo tồn
năng lƣợng.

Bảng 1.1 mô tả tình hình tiêu thụ tài nguyên trong các cơ sở sản xuất giấy và

bột giấy ở Việt Nam so với các quốc gia khác, từ đó gợi ý tiềm năng có thể khai

thác bằng việc áp dụng các nguyên lý của phƣơng pháp luận SXSH.

Bảng 1.1: So sánh tiêu thụ tài nguyên và tiềm năng cho các cơ hội SXSH

Hạng mục Việt Nam Ấn Độ (nhà Nhà máy ở Tiềm năng


máy sử dụng Bắc Âu (giấy
phế thải nông bao bì tẩy
nghiệp) trẳng –
ỗmềm)
Xơ (sản lƣợng %) 44 – 55% 40 – 44% 55% Trung bình
Hóa chất (kg/T) 80 – 150 71-135 75 Trung bình
Nhiệt năng 3.106 – 8.106 3.106 – 5.106 1.106 – 4,6.106 Cao
(kCal/tấn)
(Kg/tấn than đá) 575- 1500 575 - 1000 192 -880

(Kg/tấn dầu) 294 – 784 294 - 490 98- 450

Điện (kWh/tấn) 900-1900 855 - 980 700 - 850 Cao

Nƣớc (m3/tấn) 175 – 350 180 - 280 20- 40 Cao

Nguồn: Tài liệu hướng dẫn sản xuất sạch hơn trong ngành giấy và bột giấy, Trung
tâm sản xuất sạch Việt Nam, 2008

1.1.4. Các kỹ thuật SXSH


Sản xuất sạch hơn là phƣơng pháp tiếp cận mới và sáng tạo để giảm mức độ
sử dụng tài nguyên trong quá trình sản xuất dựa vào một loạt các kỹ thuật. Các kỹ
thuật này có thể đƣợc phân thành 3 nhóm nhƣ sau:
 Quản lý tốt nội vi

15
Đây là kỹ thuật phòng ngừa các chỗ rò rỉ, chảy tràn thông qua bảo dƣỡng
phòng ngừa và kiểm tra thiết bị thƣờng xuyên, cũng nhƣ kiểm soát việc thực
hiện đúng hƣớng dẫn công việc hiện có thông qua đào tạo và giám sát phù hợp.

 Thay đổi quy trình


- Thay đổi nguyên liệu đầu vào: Thay thế nguyên liệu đầu vào bằng các
nguyên liệu tái tạo, ít độc hại hơn hoặc dùng các vật liệu phụ trợ có tuổi thọ hữu ích
dài hơn.
- Kiểm soát quy trình tốt hơn: Theo dõi việc tuân thủ thông số vận hành của
quy trình thiết kế, sửa đổi các quy trình làm việc, các hƣớng dẫn vận hành thiết bị
để đạt hiệu quả cao hơn hơn, giảm lãng phí và phát thải.

- Cải tiến thiết bị: Cải tiến các thiết bị sản xuất và phụ trợ hiện có, ví dụ lắp
thêm bộ phận đo đạc kiểm soát nhằm vận hành các quy trình với hiệu quả cao hơn
và giảm tỉ lệ phát thải.

- Thay đổi công nghệ: Thay thế công nghệ, trình tự trong quy trình và cách
thức tổng thể nhằm giảm thiểu lãng phí và phát thải trong quá trình sản xuất.

 Tuần hoàn và tái sử dụng


- Thu hồi và tái sử dụng tại chỗ: tái sử dụng các nguyên liệu bị lãng phí cho
công đoạn khác trong dây chuyền sản xuất hoặc cho một ứng dụng hữu ích khác
trong công ty.

- Sản xuất các sản phẩm phụ hữu dụng: Thay đổi quy trình phát sinh chất
thải nhằm biến nguyên liệu bị lãng phí thành một dạng nguyên liệu có thể đƣợc tái
sử dụng hoặc tuần hoàn cho ứng dụng khác ngoài công ty.

- Cải tiến sản phẩm


Các tính chất, mẫu mã và bao bì của sản phẩm có thể đƣợc điều chỉnh để
giảm thiểu tác động môi trƣờng khi sản xuất hoặc sau khi đã sử dụng (thải bỏ).

1.1.5. Các lợi ích khi áp dụng sản xuất sạch hơn

16
Tiếp cận tài chính dễ dàng: Cơ quan tài chính ngày một nhận thức rõ sự
nghiêm trọng của việc huỷ hoại môi trƣờng và hiện đang nghiên cứu các dự thảo dự
án mở rộng hoặc hiện đại hoá mà trong đó các khoản vay đều đƣợc nhìn nhận từ
góc độ môi trƣờng. Các kế hoạch hành động về sản xuất sạch hơn sẽ đem lại hình
ảnh môi trƣờng có lợi về doanh nghiệp của bạn tới các nhà cho vay, do đó sẽ tạo
điều kiện tiếp cận dễ dàng hơn với các nguồn hỗ trợ tài chính.

Các cơ hội thị trường mới: Việc nâng cao nhận thức của ngƣời tiêu dùng về
các vấn đề môi trƣờng đã dẫn đến sự bùng nổ nhu cầu về sản phẩm xanh trên thị
trƣờng quốc tế. Chính vì vậy, khi bạn có những nỗ lực nhận thức về sản xuất sạch
hơn, bạn sẽ có cơ hội thị trƣờng mới và sản xuất các sản phẩm chất lƣợng cao, bán
với giá cao hơn. Các doanh nghiệp thực hiện sản xuất sạch hơn sẽ đáp ứng các tiêu
chuẩn môi trƣờng, ví dụ nhƣ ISO 14001, hoặc các các yêu cầu của thị trƣờng nhƣ
nhãn sinh thái.
Tạo nên hình ảnh công ty tốt hơn: Sản xuất sạch hơn phản ánh và cải thiện
hình ảnh chung về doanh nghiệp của bạn. Một công ty với hình ảnh “xanh” sẽ đƣợc
cả xã hội và và các cơ quan hữu quan chấp nhận dẽ dàng hơn.
Môi trường làm việc tốt hơn: Việc nhận thức ra tầm quan trọng của môi trƣờng làm
việc sạch và an toàn đang ngày một gia tăng trong lực lƣợng công nhân. Bằng cách
đảm bởi các điều kiện làm việc thích hợp thông qua thực hành sản xuất sạch hơn,
bạn có thể làm tăng ý thức tiết kiệm năng lƣợng của ngƣời lao động, đồng thời xây
dựng ý thức kiểm soát chất thải. Các hoạt động nhƣ vậy giúp doanh nghiệp của bạn
đạt đƣợc khả năng cạnh tranh.

Tuân thủ luật môi trường tốt: Các tiêu chuẩn môi trƣờng về phát thải các
chất thải (lỏng, rắn, khí) đang trở nên ngày càng chặt chẽ hơn. Để đáp ứng đƣợc các
tiêu chuẩn này thƣờng yêu cầu việc lắp đặt các hệ thống kiểm soát ô nhiễm phức tạp
và đắt tiền. Sản xuất sạch hơn hỗ trợ cho việc xử lý các dòng chất thải, do đó doanh
nghiệp sẽ tuân thủ các tiêu chuẩn một cách dễ dàng, đơn giản và rẻ tiền hơn.

1.1.6. Tổng quan về sản xuất sạch hơn tại Việt Nam trong thời gian qua:

17
Ở nƣớc ta bắt đầu đƣa khái niệm này vào năm 1996 và theo Trung tâm Sản
xuất sạch Việt Nam cho biết từ năm 1996 đến nay Chính phủ đã tiếp nhận 20 dự án
quốc tế và đề tài cấp nhà nƣớc về SXSH, giảm thiểu chất thải và các lĩnh vực liên
quan. Ngày 22/9/1999, Bộ trƣởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trƣờng đã ký
Tuyên ngôn quốc tế về SXSH. Kế hoạch hành động quốc gia về SXSH (2001-2005)
đã đƣợc ban hành.
Các hoạt động sản xuất sạch ở nƣớc ta những năm gần đây chủ yếu tập trung
vào các hoạt động chính nhƣ sau:
- Phổ biến thông tin và nâng cao nhận thức;
- Trình diễn kỹ thuật đánh giá SXSH tại doanh nghiệp nhằm thuyết phục giới
công nghiệp tiếp cận SXSH vào hoạt động sản xuất kinh doanh;
- Đào tạo nguồn nhân lực và xây dựng năng lực quốc gia về sản xuất sạch hơn.
Từ năm 1999 đến nay, số doanh nghiệp thực hiện SXSH tăng lên theo từng năm.
Theo Trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam, năm 1999 có 10 DN, đến năm 2005 có 45
DN và đã có trên 35 tỉnh triển khai thực hiện SXSH trong công nghiệp, đến năm
2008 thì con số này đã lên đến hàng trăm doanh nghiệp.
Những con số trên quả là còn rất khiêm tốn so với tổng số DN trong cả nƣớc
nhất là trong tiến trình hội nhập hiện nay, các DN không ngừng phát triển cả về quy
mô và công nghệ sản xuất. Tuy nhiên, SXSH trong công nghiệp cũng gặp không ít
những rào cản nhƣ:
- Thiếu sự quan tâm và cam kết của các cơ sở công nghiệp với chiến lƣợc
SXSH;
- Thiếu các chuyên gia về SXSH cho các ngành công nghiệp khác nhau;
- Thiếu các thông tin về công nghệ tốt nhất hiện có và công nghệ tốt nhất có
tính hấp dẫn về mặt kinh tế;
- Thiếu nguồn tài chính để đầu tƣ cho các công nghệ mới, sạch hơn. Đặc biệt
thiếu hệ thống quy định có tính chất pháp lý khuyến khích tiết kiệm;
- Quyết định đầu tƣ chƣa đƣợc đặt ra trên cơ sở tính toán chi phí tổng thể bao
gồm cả các chi phí môi trƣờng.

18
Hiện nay, SXSH vẫn đƣợc xem nhƣ là một dự án chứ không phải là chiến
lƣợc thực hiện liên tục của một DN, công ty, mặc dù Bộ Công Thƣơng đã xây dựng
và đƣợc Chính phủ phê duyệt Chiến lƣợc quốc gia về sản xuất sạch hơn trong công
nghiệp, đây là cơ sở pháp lý quan trọng để SXSH hơn thực sự phát triển và lan rộng
trong các DN trên cả nƣớc.
Từ thực trạng môi trƣờng trong công nghiệp cho thấy, tác động tổng hợp các
chất thải ra môi trƣờng là rất lớn và ngày càng nghiêm trọng. Các loại chất thải
không chỉ ảnh hƣởng tới môi trƣờng sản xuất kinh doanh của các DN mà tác hại lớn
hơn là ảnh hƣởng tới môi trƣờng và đời sống nhân dân ở các khu vực xung quanh.
Do vậy, việc áp dụng SXSH trong công nghiệp là rất cần thiết.
Nếu tính theo từng công đoạn trong quá trình sản xuất thì hiệu quả và lợi ích
từ việc áp dụng SXSH trong công nghiệp là rất lớn. cụ thể có thể tóm tắt các lợi ích
cơ bản nhƣ sau:
- Tiết kiệm chi phí thông qua giảm lãng phí năng lƣợng và nguyên liệu;
- Cải thiện hiệu quả hoạt động của công ty;
- Chất lƣợng và độ đồng đều của sản phẩm tốt hơn;
- Thu hồi một lƣợng nguyên liệu bị hao phí trong quá trình sản xuất;
- Có khả năng cải thiện môi trƣờng làm việc (sức khỏe và an toàn);
- Cải thiện hình ảnh của công ty;
- Tuân thủ các quy định môi trƣờng tốt hơn;
- Tiết kiệm chi phí xử lý cuối đƣờng ống;
- Có đƣợc các cơ hội thị trƣờng mới và tốt hơn.
Tài liệu của Trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam đã có ví dụ thực tế về hiệu
quả và lợi ích thu hồi bột giấy và nƣớc sau xeo của một công ty. Trƣớc khi áp dụng
SXSH, hệ thống xeo giấy sử dụng nƣớc xong thải bỏ ngay. Nhƣng sau khi đã áp
dụng SXSH công ty đã đầu tƣ một hệ thống bể lắng thu hồi bột và tuần hoàn nƣớc
quay về công đoạn xeo, giá thành đầu tƣ là 370 triệu đồng, thời gian hoàn vốn là 3,9
năm. Hiệu quả thu hồi 152 tấn bột giấy/năm và 37.975m3 nƣớc/năm. Về mặt kinh
tế, tiết kiệm 94 triệu đồng/năm, về môi trƣờng giảm thải 152 tấn bột giấy và

19
37.975m3 nƣớc thải/năm. Một ví dụ khác về cô đặc thu hồi dung dịch crom, trƣớc
SXSH nƣớc rửa sau bƣớc mạ crom có nồng độ loãng và bị thải bỏ, sau SXSH công
ty này đã cô đặc dung dịch nƣớc rửa và tuần hoàn trở lại bể mạ, giá thành đầu tƣ
không đáng kể nhƣng hiệu quả mang lại rõ rệt. Đã giảm tiêu thụ 64kg crom/năm,
tiết kiệm 2.359.000 đồng/năm, giảm thải 64kg crom/năm. Nhƣ vậy, việc áp dụng
SXSH trong DN đem lại nhiều lợi ích về kinh tế và môi trƣờng cho các công ty.
Hơn nữa, hiện nay nhận thức của ngƣời tiêu dùng ngày một tăng về các vấn
đề môi trƣờng, tạo nên nhu cầu về các sản phẩm xanh trên thị trƣờng quốc tế. Điều
này dẫn đến việc có thể mở ra một cơ hội thị trƣờng mới và sản xuất ra sản phẩm có
chất lƣợng cao với giá thành cạnh tranh hơn nếu tập trung nỗ lực vào SXSH. Các
DN khi áp dụng SXSH hầu hết đều đƣợc tiếp nhận hỗ trợ tài chính của ngân hàng
hoặc các quỹ môi trƣờng. Bên cạnh việc cải thiện hiện trạng kinh tế và môi trƣờng,
SXSH còn có thể cải thiện các điều kiện an toàn và sức khỏe nghề nghiệp cho nhân
viên. SXSH sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các DN thực hiện hệ thống quản lý môi
trƣờng nhƣ ISO 14000. Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thƣơng mại thế giới năm
2006. Đây là thử thách cho các DN Việt Nam khẳng định khả năng cạnh tranh của
mình trên thị trƣờng. Khả năng cạnh tranh không chỉ chịu ảnh hƣởng của giá cả và
chất lƣợng của sản phẩm mà còn có cả các yếu tố liên quan đến thái độ của DN đối
với các vấn đề xã hội và môi trƣờng. Tiếp cận SXSH chính là công cụ và cơ hội
giúp ngành công nghiệp hƣớng tới hiệu quả cao hơn trong sản xuất kinh doanh.
1.2. Tổng quan công nghiệp sản xuất giấy và bột giấy
1.2.1. Sơ lược về công nghệ sản xuất giấy và bột giấy
Bản chất của công nghiệp giấy và bột giấy (CNGBG) là từ các nguyên liệu
chứa xellulô (tre nứa, gỗ ...) bằng các tác nhân khác nhau ta loại bỏ phần không
xellulô, phần bột xellulô thu đƣợc là bột giấy, tuỳ vào chủng loại của giấy sản
phẩm, bột giấy có thể đƣợc tẩy trắng bằng hoá chất hoặc không tẩy trắng rồi đƣợc
trộn với các thành phần khác (bột độn, bột màu, keo ...) để xeo thành giấy.
Các tác nhân để phân huỷ nguyên liệu tre, nứa, gỗ... thƣờng là xút, các hợp
chất của lƣu huỳnh (Na2S hoặc Na2SO4), cơ, nhiệt.

20
Các tác nhân tẩy trắng thƣờng là các hợp chất chứa clo hoạt động nhƣ clo,
nƣớc javen, clođioxit, các hợp chất chứa ôxy hoạt nhƣ ôxy kỹ thuật, H 2O2. Nhƣ vậy,
điều tất yếu là nƣớc thải của CN GBG tất yếu là chứa nhiều loại hoá chất độc hại,
nhất là các hợp chất hữu cơ chứa clo và tất nhiên là một lƣợng lớn xút dƣ.
So với các nghành công nghiệp khác, CN GBG đƣợc liệt vào nhóm 5 ngành
lớn (thép, nhôm, giấy, hoá chất, ximăng) về mặt tiêu hao năng lƣợng và gây ô
nhiễm môi trƣờng. Đối với môi trƣờng nƣớc, CN GBG thuộc loại thải nhiều số một.
Nhƣ vậy, một nhà máy giấy hoàn chỉnh sẽ gồm các công đoạn sau:

 Chuẩn bị nguyên liệu: băm, rửa nguyên liệu thành các mảnh nhỏ;

 Nấu bột với các hoá chất thích hợp để hoà tan những phần không phải
xellulô;

 Rửa và tẩy bột;

 Xeo giấy thành sản phẩm.

 Đối với những nhà máy hiện đại

 Thu hồi hoá chất (xem sơ đồ kèm theo)

Ngành công nghiệp giấy và bột giấy là một trong những ngành sản xuất lâu
đời nhất, tuy nhiên quá trình tẩy trắng bằng hoá chất có thể coi là sản phẩm của thế
kỷ 20 và đang có những bƣớc ngoặt ở những năm cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21 này.
Quá trình tẩy trắng bột giấy (xenlulo thực vật) trải qua những bƣớc tiến hoá sau:
1. Hipoclorua một giai đoạn (H): Ca(ClO)2 đƣợc điều chế bằng cách thổi khí
Cl2 qua huyền phù Ca (OH)2, sản phẩm thu đƣợc trộn với huyền phù 7% bột giấy ở
35 oC. Tới những năm 1920, quá trình này đã là chủ đạo.

2. Hipoclorua hai giai đoạn (HH): khoảng 70% của tổng H theo yêu cầu
đƣợc cho vào từ đầu khuấy trộn tới khi hết clo tự do, rửa sạch rồi cho nốt 30% còn
lại vào. HH tăng khả năng tẩy trắng và giảm thiểu ảnh hƣởng của chất oxi hoá lên
cƣờng độ của sợi xenlulo.

21
3, 4. Clo hoá bằng khí clo (C): khí Cl2 đƣợc áp dụng quy mô công nghiệp từ
năm 1930, C tỏ ra là chất oxi hoá lignin chọn lọc (nghĩa là ôxy hoá lignin mạnh hơn
trong khi ít oxi hoá xenlulo hơn) hiệu quả hơn H nhiều. Đây là bƣớc ngoặt trong kỹ
thuật tẩy trắng. Đặc biệt do C phân huỷ mạnh lignin nên khi kết hợp với xử lý kiềm
(ankali extraction - công đoạn E) hiệu quả tẩy lignin (delignin) rất lớn.
Sự kết hợp CEH giảm thiểu chi phí H, tăng mạnh độ trắng, giảm thiểu ảnh hƣởng
tới cƣờng độ sợi xenllulô (do ôxy hoá xellulô). Quá trình CEHH chính là công nghệ
đang áp dụng ở nhà máy giấy lớn nhất nƣớc ta là nhà máy giấy Bãi Bằng, trong đó
CE chủ yếu là quá trình lôi kéo lignin ra khỏi tế bào gỗ, HH tạo độ trắng của sản
phẩm.

5. Clorua dioxit (D): quá trình này đƣợc áp dụng từ 1940. D tỏ ra là tác nhân
tạo độ trắng chọn lọc hơn cả H. Chất lƣợng giấy của dây chuyền CEHD tỏ ra cao
hơn CEHH mà cƣờng độ sợi ít bị ảnh hƣởng lớn.

6. Hydrogen peroxit (P): P tƣơng tự D nghĩa là có tính tẩy trắng chọn lọc
cao. Do lí do kinh tế, P thƣờng đƣa vào sau D khi mà lƣợng lignin còn ít. Từ 1960,
CEDEP trở nên tiêu chuẩn trong ngành bột giấy. ở BaPaCo, quá trình D đƣợc đƣa
vào từ 1997 cùng với E.

7. Oxygen (O): bắt đầu từ phát hiện của nhóm Robert (Pháp) về nghiên cứu
bảo vệ xenllulo bằng muối của Mg2+. Ngƣời ta thấy khi đó ôxy oxi hoá mạnh lignin
trong khi không động tới xenllulo. Quá trình này đƣợc thƣơng mại hoá đầu tiên từ
1970 ở Nam Phi. ở VN, BaPaCo có kế hoạch đƣa công nghệ này vào trong kế hoạch
mở rộng nhà máy giai đoạn 1 (khoảng 2001). ở Thuỷ Điển phần lớn các nhà máy
chuyển sang dùng O từ 1980. ở Bắc Mỹ thì bắt đầu chậm hơn.
8. Ozon: về nguyên tắc, O3 mạnh hơn O và có thể tẩy hoàn toàn lignin, tuy
nhiên nó cũng phá huỷ xenllulo. Mãi 1992, vấn đề này mới đƣợc kiểm soát và nhà
máy đầu tiên áp dụng là Union Camp Co., Virginia (1.000 tấn /ngày) sử dụng ozon
và D. Tới 1995 có tổng số khoảng 15 nhà máy, chủ yếu ở Châu Âu áp dụng công
nghệ này.

22
9. Những công nghệ khác:

Độ trắng của giấy phụ thuộc chủ yếu vào dƣ lƣợng lignin sau nấu và tẩy.
Vậy, để loại lignin, vấn đề thay đổi kỹ thuật nấu và tẩy đều rất quan trọng. Từ
những năm 1980, việc nghiên cứu nấu tẩy lignin tăng cường đã đem lại những kết
quả mang tính bƣớc ngoặt. Ví dụ, thêm 0,1% antraquinone (AQ) chỉ số  giảm
mạnh tới 15% và nhu cầu sunfua giảm trong khi hiệu suất xơ không giảm. Gần đây
xuất hiện công nghệ ASAM (Alkaline -Sulfite-Antraquinon-Methanol) với 15%
sulfit, 5% NaOH (tính theo Na2O/gỗ) và 0,1% AQ hoà tan trong 80% nƣớc và 20%
methanol. So với công nghệ nấu Kraft tăng cƣờng, ASAM cho kết quả xử lý lignin
tăng thêm 15-25%, hiệu suất xơ tăng 3%, cơ lý tính tốt hơn 20%. Tuy nhiên,
phƣơng pháp này còn chƣa thƣơng mại hoá. Bên cạnh thay đổi hoá chất, việc thay
đổi kỹ thuật nấu cũng góp phần tăng hiệu quả đề lignin, ví dụ công nghệ EMCC
(Extended Modified Continuous Cooking). Hệ quả của các công nghệ nấu mới này
là giảm chi phí hoá chất tẩy trắng và giảm tổng lƣợng thải vào môi trƣờng.

Gần đây, ở các nƣớc công nghiệp đã nghiên cứu quá trình đề lignin bằng quá trình
sinh hoá, ngƣời ta chờ đợi sự áp dụng kỹ thuật rất sinh thái này vào những năm đầu
thế kỉ 21. Tóm tắt sự phát triển các công nghệ sản xuất giấy và bột giấy đƣợc biểu
diễn ở hình 1-1 [6].

NÊu TÈy tr¾ng


Gç Bét (5%L) (CDEHDED) Bét tÈy tr¾ng
(27%ligni (%L)
n)
N-íc th¶i=
100%

*1950s:
Thu 100m3/t
håi *1970s: 50m3/t
HC

H×nh 1-1a- Nhµ m¸y bét


1970

23
DEopDED

=15  20 DeL  =8  12
NÊu
deL b»ng TÈy
Gç (27%L) Bét oxy Bét tr¾n Bét tÈy tr¾ng
t¨ng
(3%L) (O) (1,5%L) g (0%L)
c-êng

N-íc th¶i = 50%


DÞc
h
®en *1950s: 100m3/t
*1970s:
Thu 3
50m /t
håi
HC
H×nh 1-1b- Nhµ m¸y bét 1990

DEopP/ZEopP

TÈy
NÊu  =15  20 DeL  =8  12
b»ng tr¾n
deL Bét tÈy tr¾ng
Gç(27%L) Bét oxy Bét g
t¨ng (0%L)
(1,5%L)
c-êng (3%L) (O)

DÞc
h
®en
Thu
håi N-íc th¶i
HC

515m3/ t

H×nh1-1c- Nhµ m¸y bét 2010

Hình1-1. Sự phát triển các công nghệ sản xuất giấy và bột giấy

24
L-îng ho¸ chÊt t-¬ng ®èi

L-îng ho¸ chÊt t-¬ng ®èi


dïng cho tÈy tr¾ng

N¨m dïng cho tÈy tr¾ng N¨m

Hình 1-2. Xu thế tiêu thụ hoá chất tẩy trắng trong ngành bột giấy thế giới (trái)
và công ty Weyerhaeuser (phải)

1.2.2. Chất thải trong công nghiệp sản xuất giấy và bột giấy
Nhà máy giấy và bột giấy sinh ra chất thải dạng nƣớc thải, khí thải, và chất
thải rắn. Loại phát thải nổi bật nhất là nƣớc thải, tiếp đó là khí thải và chất thải rắn.

1.2.4.1 Nước thải


Các nhà máy giấy và bột giấy sinh ra một lƣợng lớn nƣớc thải và nếu không
đƣợc xử lý thì có thể ảnh hƣởng tới chất lƣợng nguồn tiếp nhận. Bảng 1.2 cho thấy
các nguồn nƣớc thải khác nhau trong một nhà máy giấy và bột giấy {14}.
Bảng 1.2: Các nguồn nước thải từ các bộ phận và thiết bị khác nhau

Bộ phận Các nguồn điển hình

Sản xuất bột giấy � Hơi ngƣng khi phóng bột

� Dịch đen bị rò rỉ hoặc bị tràn


� Nƣớc làm mát ở các thiết bị nghiền đĩa

25
Bộ phận Các nguồn điển hình

� Rửa bột giấy chƣa tẩy trắng

� Phần tách loại có chứa nhiều sơ, sạn và cát

� Phần lọc ra khi làm đặc bột giấy


� Nƣớc rửa sau tẩy trắng có chứa chlorolignin

� Nƣớc thải có chứa hypochlorite

Chuẩn bị phối liệu � Rò rỉ và tràn các hoá chất / phụ gia

bột � Rửa sàn

Xeo giấy � Phần tách loại từ máy làm sạch ly tâm có chứa
xơ, sạn và cát

� Chất thải từ hố lƣới có chứa xơ


� Dòng tràn từ hố bơm quạt

� Phần nƣớc lọc ra từ thiết bị tách nƣớc có chứa


xơ, bột đá và các chất hồ

Khu vực phụ trợ � Nƣớc xả đáy

� Nƣớc ngƣng tụ chƣa đƣợc thu hồi

� Nƣớc thải hoàn nguyên từ tháp làm mềm


� Nƣớc làm mát máy nén khí

Thu hồi hóa chất � Nƣớc ngƣng tụ từ máy hóa hơi

� Dịch loãng từ thiết bị rửa cặn


� Dịch loãng từ thiết bị rửa bùn

� Nƣớc bẩn ngƣng đọng

� Nƣớc ngƣng tụ từ thiết bị làm mát và từ hơi nƣớc

Nguồn: Tài liệu hướng dẫn sản xuất sạch hơn trong ngành giấy và bột giấy, Trung
tâm sản xuất sạch Việt Nam, 2008

26
Phần lớn nƣớc thải phát sinh là nƣớc dùng trong quy trình tiếp xúc với
nguyên liệu thô, với các sản phẩm và sản phẩm phụ, và chất dƣ thừa.

Sản xuất giấy về căn bản là một quá trình vật lý (thuỷ cơ), nhƣng các chất
phụ gia trong quá trình xeo giấy nhƣ các hợp chất hồ và phủ, cũng là một trong
những nguyên nhân gây ra ô nhiễm. So với quá trình làm bột, nƣớc thải từ các công
đoạn sản xuất giấy có phần cao hơn về hàm lƣợng chất rắn lơ lửng nhƣng hàm
lƣợng BOD lại ít hơn. Các chất ô nhiễm xuất phát từ nƣớc trắng dƣ, phần tách loại
từ quá trình sàng, và do tràn xơ, các chất độn và chất phụ gia. Chất ô nhiễm lơ lửng
chủ yếu là xơ và hợp chất với xơ, các chất độn và chất phủ, chất bẩn và cát trong
khi đó các chất ô nhiễm hòa tan là các chất keo từ gỗ, thuốc nhuộm, các chất hồ
(tinh bột và gôm), và các phụ gia khác. Tổng lƣợng nƣớc thải và giá trị tải lƣợng ô
nhiễm cho một tấn giấy khô gió trƣớc khi xử lý của một nhà máy giấy và bột giấy
tại Việt Nam đƣợc trình bày ở bảng 1.3.
Bảng 1.3: Ô nhiễm của nhà máy giấy và bột giấy điển hình tại Việt Nam
Thông số Giá trị

Lƣu lƣợng (m3/t) 150-300

BOD5 (kg/t) 90- 330

COD (kg/t) 270- 1200

SS (kg/t) 30-50

Nguồn: Tài liệu hướng dẫn sản xuất sạch hơn trong ngành giấy và bột giấy, Trung
tâm sản xuất sạch Việt Nam, 2008

1.2.4.2 Khí thải


Một trong những vấn đề về phát thải khí đáng chú ý ở nhà máy sản xuất giấy
là mùi. Quá trình nấu tạo ra khí H2S có mùi rất khó chịu, methylmercaptant,
dimethylsulphide và dimethyl-disulphide. Các hợp chất này còn thƣờng đƣợc gọi là
tổng lƣợng lƣu huỳnh dạng khử (TRS). Các hợp chất này đƣợc thoát ra từ quá trình

27
nấu, khi phóng bột. Các hợp chất mùi phát sinh khác có tỉ lệ tƣơng đối nhỏ hơn so
với TRS và có chứa hydrocarbons.

Một nguồn ô nhiễm không khí khác là do quá trình tẩy trắng bột giấy. Tại
đây, clo phân tử bị rò rỉ theo lƣợng nhỏ trong cả quá trình tẩy. Tuy nồng độ ô nhiễm
không cao nhƣng loại phát thải này lại cực kỳ độc hại.

Trong quá trình thu hồi hóa chất, một lƣợng SO2 nồng độ cao cũng bị thoát
ra ngoài. Các ô-xít lƣu huỳnh đƣợc sinh ra từ các nhiên liệu có chứa sulphur (nhƣ
than đá, dầu FO, v.v...) đƣợc sử dụng cho nồi hơi để tạo hơi nƣớc. Phát thải bụi
cũng đƣợc quan sát thấy tại một số lò hơi đốt than khi không có đủ các thiết bị kiểm
soát bụi (cyclon, túi lọc, ESP, v.v...). Một lƣợng nhỏ bụi cũng đƣợc thoát ra khi cắt
mảnh gỗ. Bên cạnh những loại phát thải này còn có rất nhiều loại phát thải tức thời
khác từ quá trình sản xuất.
1.2.4.3 Chất thải rắn

Chất thải rắn gồm bùn, tro, chất thải gỗ, tạp sàng, phần tách loại từ quá trình
làm sạch ly tâm, cát và sạn. Nguồn chính của bùn là cặn của bể lắng, và cặn từ tầng
làm khô của trạm xử lý nƣớc thải. Bên cạnh đó, đôi khi còn có cặn dầu thải từ thùng
chứa dầu đốt. Khi sử dụng than, xỉ và phần than chƣa cháy từ lò hơi cũng là nguồn
thải rắn cần phải đƣợc thải bỏ một cách an toàn. Lƣợng thải rắn của các công
đoạn/hoạt động khác nhau phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố nhƣ quy mô hoạt động,
thành phần nguyên liệu thô, v.v... và rất khó ƣớc tính.

1.2.3. Tổng quan về công nghiệp giấy và bột giấy Việt Nam
CNGBG Việt Nam có qui mô vừa và nhỏ, tổng công suất và mức tiêu thụ so
với khu vực và thế giới còn rất thấp. Năm 1995 sản xuất giấy của thế giới là cỡ 300
triệu tấn so với mức tiêu thụ bình quân đầu ngƣời là 48,7 kg, nhịp độ tăng so với
năm 91 là 3,15%. Ở khu vực Đông Nam á (ĐNA) con số tƣơng ứng là 6,85 triệu
tấn; 16,9 kg và 61%. Việt nam có năng lực sản xuất giấy là 239.000 tấn /năm đứng
thứ 5 ở khu vực ĐNA (2,7%) chiến tỷ lệ 0,31% châu á và bằng 0,08% năng lực sản
xuất giấy của thế giới. Năm 1995 Việt nam sản xuất 201.000 tấn, tiêu thụ 250.000

28
tấn giấy, tăng 130.000 tấn so với năm 1991 (108%), đây là mức tăng cao nhất ĐNA.
Tuy nhiên, mức tiêu thụ đầu ngƣời vẫn rất thấp: 3,4 kg/năm, bằng 20% ĐNA và 7%
thế giới [Võ Quốc Lam, 1997]. Là một nƣớc nhiệt đới có tiềm năng lớn về nguyên
liệu tre, nứa, gỗ..., với xu thế phát triển nói trên có thể chờ đợi sự tăng trƣởng vƣợt
bậc của CNGB VN.
Hiện nay, đã có một số dự án sản xuất bột giấy lớn đƣợc triển khai: dự án
Nhà máy Giấy và bột giấy ở Thanh Hóa, công suất 50.000 tấn bột và 60.000 tấn
giấy/năm; Nhà máy Bột giấy Phƣơng Nam (Long An) 100.000 tấn /năm; Nhà máy
Bột giấy An Hòa (Tuyên Quang) 130.000 tấn /năm; mở rộng Công ty Giấy Bãi
Bằng giai đoạn 2, công suất 250.000 tấn /năm … Các nhà máy này sẽ đáp ứng nhu
cầu về nguyên liệu bột giấy cho nhiều doanh nghiệp sản xuất trong nƣớc trong thời
gian tới.
Về công nghệ, hiện tại công nghệ sản xuất ngành giấy của Việt Nam còn
nhiều cơ sở sản xuất có quy mô vừa và nhỏ, thiết bị của các cơ sở này khá lạc hậu,
chính điều này đã làm năng suất không cao, chất lƣợng kém [6]. Công nghệ của CN
GBG VN nhìn chung là cũ. Phần lớn các NMG sử dụng công nghệ kiềm hoặc
Kraft, chỉ có Cogita sử dụng công nghệ bột cơ nhiệt (CTMP). Về trang thiết bị trừ
Bapaco có trang bị đồng bộ kĩ thuật của những năm 1980, các nhà máy khác đều là
kĩ thuật của những năm 1960-1970 là chính. Sự đổi mới thiết bị (ví dụ máy xeo
30.000 tấn/năm của Pháp -1990 ở Cogita; hệ cô-đốt thu hồi kiềm của Cogido -
1997..) chỉ là những trƣờng hợp riêng. Riêng các xí nghiệp nhỏ địa phƣơng hoặc tƣ
nhân hay xử dụng công nghệ “bán hoá-kiềm lạnh“ và thiết bị Đài Loan phát triển
khá nhanh từ 1990 trở lại đây [6].

1.2.4. Vấn đề về ô nhiễm môi trường ngành công nghiệp giấy và bột giấy ở Việt
Nam
Theo thống kê [11], cả nƣớc có gần 500 doanh nghiệp sản xuất giấy, trong
đó chỉ có khoảng 10% doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn môi trƣờng cho phép, còn hầu
hết các nhà máy đều không có hệ thống xử lý nƣớc thải hoặc có nhƣng chƣa đạt yêu

29
cầu, vì thế tình trạng gây ô nhiễm môi trƣờng do sản xuất giấy cũng đang là vấn đề
đƣợc nhiều ngƣời quan tâm.
So với nhiều ngành công nghiệp sản xuất khác, ngành giấy có mức độ ô
nhiễm cao và dễ gây tác động đến con ngƣời và môi trƣờng xung quanh do ô nhiễm
từ nguồn nƣớc thải xử lý không đạt yêu cầu.

Công nghệ sản xuất giấy ở Việt Nam còn rất lạc hậu. Để sản xuất ra một tấn
giấy thành phẩm, các nhà máy phải sử dụng từ 30-100 m3 nƣớc, trong khi các nhà
máy giấy hiện đại của thế giới chỉ sử dụng 7-15 m3/tấn giấy. Sự lạc hậu này không
chỉ gây lãng phí nguồn nƣớc ngọt, tăng chi phí xử lý nƣớc thải mà còn đƣa ra sông,
rạch lƣợng nƣớc thải khổng lồ.

Trong các cơ sở công nghiệp giấy và bột giấy, nƣớc thải thƣờng có độ pH
trung bình 9 - 11, chỉ số nhu cầu ôxy sinh hoá (BOD), nhu cầu oxy hoá học (COD)
cao, có thể lên đến 700mg/l và 2.500mg/l. Hàm lƣợng chất rắn lơ lửng cao gấp
nhiều lần giới hạn cho phép. Đặc biệt nƣớc có chứa cả kim loại nặng, lignin (dịch
đen), phẩm màu, xút, các chất đa vòng thơm Clo hoá là những hợp chất có độc tính
sinh thái cao và có nguy cơ gây ung thƣ, rất khó phân huỷ trong môi trƣờng. Có
những nhà máy giấy, lƣợng nƣớc thải lên tới 4.000 - 5.000m3/ngày, các chỉ tiêu
BOD, COD gấp 10 – 18 lần tiêu chuẩn cho phép; lƣợng nƣớc thải này không đƣợc
xử lý mà đổ trực tiếp vào sông [6].

Ngoài ra, trong công nghiệp xeo giấy, để tạo nên một sản phẩm đặc thù hoặc
những tính năng đặc thù cho sản phẩm, ngƣời ta còn sử dụng nhiều hóa chất và chất
xúc tác. Những chất này nếu không đƣợc thu hồi hoặc xử lý mà xả thẳng ra sông
ngòi thì vấn đề ô nhiễm là không tránh khỏi, làm mất cân bằng sinh thái trong môi
trƣờng nƣớc.

Hiện nay, ở các khu vực có cơ sở sản xuất giấy đang phải chịu sức ép nặng
nề về ô nhiễm môi trƣờng, để sản xuất mỗi tấn bột giấy phải thải ra 10 tấn dịch đen.
Riêng khu vực sông Cầu, chỉ với 3.500 m3 nƣớc xả mỗi ngày, nhƣng ngành giấy đã

30
là thủ phạm số một gây ô nhiễm nặng cho dòng sông này, trong đó nhà máy giấy
Hoàng Văn Thụ đứng đầu bảng [6].

Ở Bắc Ninh, mỗi ngày Phong Khê thải ra sông 4500m3 nƣớc thải và theo
thống kê của Sở Tài nguyên và Môi Trƣờng [6], các chỉ số COD, BOD, coliform
đều cao hơn mức cho phép 4- 6 lần. Khói và bụi giấy đã làm cho bầu không khí ở
Phong Khê bị ô nhiễm trầm trọng. Chính lƣợng nƣớc thải đã làm cho nhiều diện
tích sản xuất nông nghiệp thành đất chết.
Điều đặc biệt là việc đặt các nhà máy ở thƣợng nguồn sông Hậu nhƣ: Khu
công nghiệp Trà Nóc II hay Thốt Nốt, Ô Môn, đã gây ô nhiễm nguồn nƣớc trầm
trọng, làm ảnh hƣởng đến nuôi trồng thủy sản.

1.2.5. Tổng quan công nghiệp sản xuất giấy và bột giấy trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Phúc
Cùng với quá trình phát triển nhanh các cơ sở sản xuất công nghiệp, nhu cầu
sử dụng giấy và bao bì cũng tăng. Bởi vậy, công nghiệp sản xuất giấy của tỉnh Vĩnh
Phúc thực sự đã phát triển trong mấy năm gần đây. Tuy nhiên, các cơ sở sản xuất
giấy chủ yếu là các cơ sở vừa và nhỏ, dây chuyền công nghệ chƣa tiến tiến.
Những đóng góp ngành công nghiệp sản xuất giấy trên địa bàn tỉnh Vĩnh
Phúc so với các ngành khác là chƣa nhiều. Cụ thể, giá trị sản xuất công nghiệp giấy,
bao bì và tổng giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm vừa
qua đƣợc thể hiện tại bảng 1.4.
Bảng 1.4. Giá trị sản xuất công nghiệp giấy, bao bì và tổng giá trị sản xuất công
nghiệp theo giá thực tế phân theo ngành công nghiệp cấp II trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Phúc trong những năm vừa qua

Năm 2008 2009 2010 2011


Giá trị sản xuất công nghiệp 62.831 8.774 13.323 17.654
giấy và bao bì (triệu đồng)
Tổng giá trị sản xuất công 52.900.687 58.680.138 81.281.158 99.127.830
nghiệp (triệu đồng)
(Nguồn: Niêm giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2011)

31
Tính đến tháng 10/2012, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có 05 cơ sở sản xuất
giấy, cụ thể nhƣ sau:
Bảng 1.5. Các cơ sở sản xuất giấy trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
(Số liệu điều tra tháng 7 năm 2012)
Tên cơ sở sản Công suất
TT Địa chỉ Sản phẩm
xuất (tấn/năm)
1 Công ty TNHH KCN Khai Quang, TP. Giấy vệ sinh 12.000
Vinatissue Vĩnh Yên cao cấp
2 Công ty TNHH Thị trấn Hƣơng Canh, Giấy bìa 2.000
Bình Xuyên 1 huyện Bình Xuyên carton
3 Công ty TNHH KCN Bình Xuyên,
Bình Xuyên 2 huyện Bình Xuyên
4 Doanh nghiệp Tƣ Cụm CN Hợp Thịnh, Giấy vệ sinh 350
nhân Anh Đức huyện Tam Dƣơng cao cấp
5 Công ty TNHH KCN Bình Xuyên, Giấy bìa 2.500
Giấy Việt Nhật huyện Bình Xuyên Duplex

Kết quả điều tra khảo sát các cơ sở sản xuất giấy và đánh giá tiềm năng áp
dụng sản xuất sạch hơn
Để thực hiện vấn đề nghiên cứu, hoạt động điều tra, khảo sát đƣợc thực hiện
tại 04 cơ sở sản xuất giấy bao gồm: Doanh nghiệp tƣ nhân Anh Đức, Công ty
TNHH Bình Xuyên I, Công ty TNHH Bình Xuyên II và Công ty TNHH Giấy Việt
Nhật, kết quả điều tra, khảo sát tại các cơ sở này nhƣ sau (trong phần này chỉ đề cập
đến kết quả điều tra, khảo sát tại 03 cơ sở, riêng phần kết quả của Doanh nghiệp Tƣ
nhân Anh Đức đƣợc trình bày ở phần Kết quả nghiên cứu):
a. Công ty TNHH Bình Xuyên I
Đây là Công ty hoạt động trong lĩnh vực giấy bao bì, với tổng số lƣợng công
nhân viên trong Công ty là 65 ngƣời; trong đó, số lao động làm việc gián tiếp làm
công tác quản lý và làm việc tại văn phòng là 23 ngƣời, số lao động trực tiếp là 42
ngƣời.

Nguồn nguyên liệu đầu vào chủ yếu là bao bì, giấy phế liệu, nhựa thông và
sản phẩm của Công ty là giấy bìa carton.

32
Công nghệ sản xuất đa số đƣợc nhập ngoại đồng bộ (từ Trung Quốc), có một
vài phần bổ sung thay thế sau đƣợc gia công trong nƣớc. Do hệ thống máy móc
không đồng bộ nên hiệu quả sản xuất chƣa cao. Đồng thời quy trình quản lý sản
xuất của Công ty chƣa tốt nên lƣợng nguyên, nhiên vật liệu thất thoát tƣơng đối cao,
đã làm giảm lợi nhuận và tăng chi phí sản xuất, gây ô nhiễm môi trƣờng.
b. Công ty TNHH Giấy Việt Nhật
Công ty hoạt động sản xuất giấy bìa Duplex, với tổng số lƣợng công nhân
viên trong Công ty là 60 ngƣời; trong đó, số lao động làm việc gián tiếp làm công
tác quản lý và làm việc tại văn phòng là 9 ngƣời, số lao động trực tiếp là 52 ngƣời.
Nguồn nguyên liệu đầu vào chủ yếu là: bìa carton cũ, báo cũ, bột trắng, phèn đơn,
nhựa thông đã chế biến.

Toàn bộ dây chuyền công nghệ sản xuất của Công ty đƣợc nhập ngoại đồng
bộ nên trong quá trình hoạt động sản xuất chƣa bị thất thoát nhiều nhiên liệu. Tuy
nhiên, việc bố trí điện chiếu sáng của nhà máy sản xuất chƣa hợp lý, chƣa tận dụng
ánh sáng tự nhiên nên hàng tháng Công ty phải mất một khoản chi phí khá lớn cho
nguồn năng lƣợng điện; công tác quản lý các sản phẩm hỏng chƣa đƣợc quan tâm,
lƣợng chất thải rắn chƣa đƣợc kiểm soát qua các tháng làm ảnh hƣởng đến môi
trƣờng xung quanh.

c. Công ty TNHH Bình Xuyên II


Đây là Công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất bao bì hộp carton, với tổng
số lƣợng công nhân viên trong Công ty là 121 ngƣời; trong đó, số lao động làm việc
gián tiếp làm công tác quản lý và làm việc tại văn phòng là 19 ngƣời, số lao động
trực tiếp là 102 ngƣời. Nguồn nguyên liệu đầu vào của Công ty là: giấy cuộn, than,
bột sắn. Các dây chuyền sản xuất của Công ty đƣợc nhập ngoại đồng bộ (Trung
Quốc), hơn nữa nhà máy mới đi vào hoạt động (khoảng 02 năm) nên quá trình sản
xuất đạt hiệu quả cao.

33
d. Đánh giá tiềm năng áp dụng sản xuất sạch hơn tại các cơ sở sản xuất giấy
đã khảo sát
Trên cơ sở kết quả điều tra, khảo sát tại các cơ sở sản xuất giấy, nghiên cứu
đánh giá tiềm năng áp dụng sản xuất sạch hơn của từng doanh nghiệp nhƣ sau:
Bảng 1.6. Tiềm năng áp dụng sản xuất sạch hơn của các cơ sở sản xuất giấy đã
khảo sát
TT Tên doanh Tiềm năng áp dụng sản xuất Lợi ích đem lại sau khi
nghiệp sạch hơn áp dụng SXSH
1 Công ty TNHH Các đề xuất áp dụng SXSH: - Nâng cao hiệu quả
Bình Xuyên 1 + Giảm tổn thất nhiệt năng và sử dụng nhiên liệu
nguyên vật liệu - Tiết kiệm nguyên,
- Làm nhà mái che cho kho vật liệu sản xuất
chứa than để nâng cao hiệt suất - Giảm thiểu ô nhiễm
đốt và giảm tổn thất than; môi trƣờng tại nguồn
- Cải tạo kho chứa nguyên liệu - Nâng cao hiệu quả
giấy để tránh thất thoát nguyên sử dung tài nguyên
liệu và ô nhiễm môi trƣờng cho - Nâng cao hiệu quả
khu tập kết nguyên liệu; quản lý nội vi
+ Nâng cao hiệu quả xử lý nước
thải và tiết kiệm tài nguyên nước
- Hoàn thiện hệ thống xử lý
nƣớc thải để đáp ứng yêu cầu
xử lý
- Tái sử dụng nƣớc thải phục vụ
sản xuất để tiết kiệm tài nguyên
nƣớc và giảm chi phí xử lý
2 Công ty TNHH Các đề xuất áp dụng SXSH: - Tiết kiệm điện năng
giấy Việt Nhật - Cải tạo và nâng cấp hệ thống - Giảm thiểu ô nhiễm
xử lý nƣớc thải môi trƣờng tại nguồn
- Cải tiến công tác quản lý nội - Cải thiện điều kiện
vi làm việc của công
- Đo kiểm lại định mức điện nhân

34
TT Tên doanh Tiềm năng áp dụng sản xuất Lợi ích đem lại sau khi
nghiệp sạch hơn áp dụng SXSH
năng tiêu thụ của các thiết bị điện
3 Công ty TNHH Công ty chỉ thuần túy sản xuất Bìa
Bình Xuyên 2 carton đóng hộp nên cơ hội áp
dụng sản xuất sạch hơn là không
cao

1.3. Tổng quan nghiên cứu về sản xuất sạch hơn ngành giấy trên thế giới
và ở Việt Nam
1.3.1. Trên thế giới
Ngày nay, sản xuất sạch hơn đã và đang xâm nhập rất nhiều vào lĩnh vực sản
xuất cả trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Nhiều giải pháp, công nghệ
sản xuất sạch hơn đã đƣợc ứng dụng hiệu quả.

Chương trình môi trường của Liên hiệp quốc (UNEP, 1998) đã xây dựng
một tài liệu hƣớng dẫn sản xuất sạch trong các nhà máy bột giấy và giấy. Trong tài
liệu đã đƣa ra các cơ hội SXSH tại một số công đoạn của quá trình sản xuất bột giấy
và giấy. Bên cạnh đó, UNEP còn trình bày chi tiết các cản trở đối với sản xuất sạch
và đƣa ra các giải quyết những cản trở đó. Đặc biệt quan tâm là UNEP trình bày về
khái niệm xây dựng mức chuẩn và các số chỉ thị về sản xuất sạch. Đây là một khái
niệm khá mới mẻ, đòi hỏi nhiều thời gian nghiên cứu, nhƣng lại giúp các doanh
nghiệp có thể đánh giá đúng mức về tình hình sản xuất hiện tại để có thể áp dụng
các biện pháp SXSH phù hợp. Tài liệu đã minh họa một trƣờng hợp áp dụng SXSH
tại nhà máy giấy ở Ấn Độ và đã đạt đƣợc kết quả to lớn về môi trƣờng và kinh tế,
đƣợc tóm tắt dƣới bảng sau:

35
Bảng 1.7: Kết quả thu được sau 01 năm thực hiện SXSH tại nhà máy giấy và bột
giấy Ashoka, Ấn Độ
Trƣớc áp Sau khi áp Thay đổi
Thông số
dụng SXSH dụng SXSH (%)

Công suất (tấn/ngày) 36 42 + 17

Lƣu lƣợng nƣớc thải (m3/ngày) 153 92 - 40

COD (kg/tấn) 700 498 - 29

TSS (kg/tấn) 980 700 - 40

Chi phí xử lý dòng thải (trăm 116 97 - 17


nghìn Rubi/năm)

Hóa chất 155 144 -7

Năng lƣợng 430 393 - 8,6

(Nguồn: UNEP, nd)


Aquatech (1997) đã từng trình bày vấn đề mức chuẩn cho việc áp dụng
SXSH trong một báo cáo trình cho Tập đoàn bảo vệ môi trƣờng Australia. Aquatech
nhận định mức chuẩn có tiềm năng tạo điều kiện đánh giá khách quan các kết quả
của SXSH. Mức chuẩn cho phép so sánh hiệu suất giữa các ngành công nghiệp với
nhau trong cùng một khu vực thực hiện theo một thời gian nhất định. Aquatech đã
thực hiện SXSH và áp dụng các chỉ số đo mức chuẩn, theo đó hiệu suất ngành giấy
của Australia đƣợc so sánh với nƣớc cụ thể khác nhƣ: Canada, Mỹ và Đức. Kết quả
là có thể rút ra đƣợc các nhận xét về các mặt ƣu, khuyết điểm của từng công đoạn
sản xuất, từ đó có giải pháp cải tiến quy trình sản xuất hay thay đổi công nghệ sản
xuất phù hợp.

Ngoài ra còn nhiều nghiên cứu áp dụng SXSH khác cho ngành giấy ở các
nƣớc nhƣ: Trung Quốc, Canada, Mỹ, Đức....

36
1.3.2. Ở Việt Nam
Nhƣ đánh giá ở phần trên, ngành sản xuất giấy có nhiều thuận lợi áp dụng
các giải pháp sản xuất sạch hơn để vừa mang lại hiệu quả kinh tế vừa bảo vệ đƣợc
môi trƣờng nếu đáp ứng đƣợc yêu cầu về sản xuất xanh trên thị trƣờng quốc tế.
Đồng thời có cơ hội tiếp cận dễ dàng hơn tới các nguồn tài chính, cải thiện môi
trƣờng làm việc; tham gia vào công cuộc bảo tồn tài nguyên, bảo tồn nguồn nƣớc và
bảo tồn năng lƣợng. Nếu làm tốt thì một cơ sở sản xuất quy mô vừa và nhỏ cũng có
thể tiết kiệm từ 6-15% nguyên liệu thô (xơ và hóa chất tẩy), mang lại lợi ích khoảng
4 tỷ đồng mỗi năm. Theo số liệu từ Trung tâm sản xuất sạch Việt Nam, chỉ tính trên
9 doanh nghiệp sản xuất giấy và bột giấy tham gia chƣơng trình đã giảm khối lƣợng
tiêu thụ nguyên liệu thô 700 tấn tre, nứa mỗi năm; giảm tiêu thụ nhiên liệu than 217
tấn/năm; dầu FO giảm trên 788 nghìn lít; giảm 1.850 m3 nƣớc/năm đồng thời giảm
khối lƣợng nƣớc thải 1.850.000 m3; lƣợng khí CO2 giảm 5.890 tấn/năm. Số tiền các
công ty tiết kiệm hàng năm là trên 10 tỷ đồng tƣơng đƣơng 720.000 USD trong khi
tổng số tiền đầu tƣ cho sản xuất sạch hơn chỉ là 3,3 tỷ đồng với thời gian hoàn vốn
ngắn dƣới 1 năm {14}.
Nhƣ vậy, nếu tính cả ngành công nghiệp sản xuất giấy và bột giấy, tiềm năng
tiết kiệm nƣớc khoảng từ 15-20%, tƣơng đƣơng với khoản tiền chi phí mỗi năm là
275 triệu đồng. Hiện nay, chi phí năng lƣợng trong ngành đang ở mức từ 12-15%
tổng chi phí. Chỉ cần áp dụng các biện pháp đơn giản và chi phí thấp, sẽ giảm đƣợc
từ 2 tới 3%; còn nếu thực hiện các giải pháp thay đổi công nghệ, có thể đạt tới mức
bảo tồn năng lƣợng từ 20 - 25%. Điều này đƣợc minh chứng rõ ràng, nếu so sánh
mức độ tiêu thụ tài nguyên trong sản xuất giấy và bột giấy ở nƣớc ta với các nƣớc
trên thế giới.
Riêng lĩnh vực sản xuất bột giấy là nơi gây ô nhiễm nhiều nhất (chiếm
khoảng 80% tải lƣợng ô nhiễm) lại càng có cơ hội áp dụng sản xuất sạch hơn nhất.
Bao gồm từ việc thay thế nguyên liệu thô, cải tiến công nghệ và tuần hoàn nƣớc.
Theo tính toán, nếu thực hiện các giải pháp quản lý nội vi, thay đổi công nghệ, chỉ
cần giảm 1% một số hóa chất, thu hồi từ 20 - 45kg xơ, tiết kiệm từ 20 - 60 m3 nƣớc,

37
giảm năng lƣợng hơi từ 0,2 - 0,6 tấn, giảm sử dụng hóa chất tẩy trắng từ 2-10 kg và
tăng năng suất bột giấy từ 5 - 7 %, thì mỗi tấn giấy đã có thể giảm chi phí từ 9 tới
18,5 USD.

Bên cạnh đó, có một số nghiên cứu nhằm tìm kiếm các giải pháp SXSH thích
hợp và đạt hiệu quả cao [12]. Viện công nghiệp giấy và xenlulo có một số đề tài
nghiên cứu về vấn đề này nhƣ:

- “Nghiên cứu sản xuất bột giấy bằng công nghệ sạch hơn đối với
nguyên liệu là cây ngắn ngày” – Đề tài cấp Bộ năm 1996.

- “Nghiên cứu công nghệ tẩy trắng bột giấy sử dụng ôxy – kiềm” – Đề
tài cấp nhà nƣớc năm 2000 – 2001.

- “Nghiên cứu công nghệ sản xuất bột giấy, lignin và đường xyloza từ
nguyên liệu bã mía và rơm lúa sử dụng môi trường dung môi hữu cơ
và chất xúc tác” – Đề tài cấp Bộ năm 2001.

Nhìn chung, các giải pháp SXSH cho ngành giấy đƣợc tóm tắt trong sơ đồ
sau:

38
SẢN XUẤT SẠCH HƠN

TÁI CHẾ CẢI THIỆN SẢN PHẨM GIẢM NGUỒN THẢI

Thu hồi và Tạo ra phế Bảo dƣỡng Thay đổi quy


tái sử dụng phẩm có ích tốt hàng trình
tại chỗ ngày

- Tuần hoàn - Sản xuất - Sản xuất - Sửa - Thay đổi nguyên liệu đầu vào:
nƣớc đen và dung dịch các loại chữa tất + Dùng thuốc nhuộm không
nƣớc trắng trong sunphat từ giấy có cả rò rỉ. độc.
khâu tẩy rửa bột, dịch đen. chất - Đóng + Tẩy bằng hydrogen peroxide
tẩy và pha loãng - Sử dụng lƣợng chặt các - Kiểm soát quy trình tốt hơn:
bột. sợi cao. van/vòi + Tối ƣu hóa quy trình nấu.
- Tuần hoàn bột ngắn/thải - Sản xuất khi + Tinh chế ở mức độ ổn định bột
tồn lƣu trong các làm bìa. giấy không cao nhất có thể.
hốc. - Tạo biogas không sử dụng. + Dùng các hóa chất phụ trợ quá
- Thu hồi và từ chất tẩy thay - Loại bỏ trình lƣu để tận dụng tối đa thuốc
tuần hoàn hơi thải hữu cho giấy cặn vẩn nhuộm.
nƣớc ngƣng tụ. cơ. tẩy trong - Cải biến thiết bị:
- Thu hồi và - Sử dụng sàng + Lắp vòi phun nƣớc hiệu quả.
tuần hoàn sợi từ phế liệu từ lƣới và + Có bể thổi kích cỡ hợp lý, tránh
nƣớc trắng bằng khâu làm vòi phun rỡi vãi bột.
cách lắp các hệ sạch nƣớc + Cung cấp máy nghiền bột vụn.
thống duy trì nguyên + Dùng bộ thu gom sợi có áp lực
cao trong máy làm sạch ly tâm.
hiệu suất. liệu, làm
+ Dùng các bộ điện dung để nâng
nhiên liệu
cao hệ số điện năng.
nồi hơi
+ Cung cấp các bộ nạo hốc có
kích cỡ hợp lý.
+ Lắp bộ điều chỉnh bộ ổn định.
- Thay đổi công nghệ:
+ Cải biến quy trình nghiền bột.
+ Cân nhắc các quy trình nghiền
bột thay thế.
+ Cải biến quy trình rửa và khử
nƣớc.
+ Dùng các quy trình tẩy thay thế,
nhƣ tẩy ozone/tẩy oxy
Hình 1-3: Sơ đồ tóm tắt các giải pháp thực hiện SXSH ngành giấy
(Nguồn: UNEP, nd)

39
Một số ví dụ tiêu biểu áp dụng SXSH trong ngành giấy

Cách đây hơn 10 năm các doanh nghiệp sản xuất giấy ở nƣớc ta đã tiếp cận
với mô hình SXSH [16]. Các giải pháp SXSH không chỉ đơn thuần là thay đổi thiết
bị, công nghệ mà còn là thay đổi trong cách vận hành và quản lý doanh nghiệp. Các
giải pháp SXSH đƣợc chia thành các nhóm nhằm giảm chất thải tại nguồn, cải tiến
sản phẩm, tận thu và tái sử dụng chất thải, tạo ra các sản phẩm phụ và tiết kiệm
nguyên liệu. Đến nay, đã có nhiều doanh nghiệp sản xuất giấy tham gia mô hình
SXSH đạt kết quả đáng khích lệ [16].
Có thể kể một vài ví dụ tiêu biểu: Năm 2003, Nhà máy Giấy Bãi Bằng [16 ]
đã đầu tƣ công nghệ tiên tiến phục vụ xử lý chất thải. Gần 20.000 m3 nƣớc thải mỗi
ngày mà nhà máy thải ra, đều đƣợc thu gom và xử lý triệt để qua hệ thống xử lý tập
trung theo cả hai phƣơng pháp hóa học và sinh học. Chất lƣợng nƣớc thải sau khi
xử lý đạt yêu cầu bảo vệ môi trƣờng. Công ty Giấy Việt Trì, Giấy Lửa Việt, Giấy
Bãi Bằng, đã tham gia dự án trình diễn SXSH trong công nghiệp của Hợp phần
SXSH trong công nghiệp (CPI), thời gian triển khai từ tháng 7/2005 đến hết năm
2010. Những kết quả thu đƣợc trong cách quản lý, vận hành sản xuất, tiết kiệm
nguyên liệu, năng lƣợng, cải thiện môi trƣờng làm việc cũng đang đƣợc nhân rộng.
Theo Trung tâm sản xuất sạch Việt Nam, chỉ tính trên 9 doanh nghiệp sản xuất giấy
và bột giấy tham gia chƣơng trình SXSH, đã tiết kiệm hàng năm từ nguyên liệu,
than, dầu FO, nƣớc sạch tổng cộng là trên 10 tỷ đồng, trong khi tiền vốn đầu tƣ cho
SXSH chỉ là 3,3 tỷ đồng với thời gian hoàn vốn ngắn dƣới 1 năm. Đáng chú ý là 9
doanh nghiệp tham gia mô hình SXSH trong quá trình sản xuất đã giảm khối lƣợng
nƣớc thải hơn 1.800.000 m3/năm; lƣợng khí CO2 giảm gần 6.000 tấn/năm.

Công ty Giấy Đồng Nai [16] đã vận hành và chuyển đổi công nghệ sản xuất
giấy, quyết định ngƣng hoạt động phân xƣởng Bột, Hóa chất, Thu hồi kiềm, là
những phân xƣởng phát sinh nguồn ô nhiễm lớn về khí thải, nƣớc thải. Công ty còn
lắp đặt hệ thống lọc bụi tĩnh điện tại lò đốt, thay đổi nồi cầu nấu bột bằng nồi đứng,
giảm đƣợc chất thải rắn. Hiện nay, Tổng công ty Giấy (Vinapaco) đang áp dụng các
biện pháp quản lý và kỹ thuật nhằm giảm tiêu hao nguyên, nhiên vật liệu, giảm chi

40
phí, hạ giá thành và hoàn thiện quản lý theo ISO 9001-2000. Trong 5 năm từ 2003
đến 2008, Vinapaco đã chi gần 400 tỷ đồng và dự định sắp tới đầu tƣ gần 3.500 tỷ
đồng xử lý các biện pháp kỹ thuật nhằm giải quyết vấn đề môi trƣờng, thực hiện sản
xuất sạch ở các phân xƣởng và bảo dƣỡng kiểm định thƣờng xuyên các hệ thống
thiết bị máy móc. Mới đây Tổng Công ty Giấy Việt Nam đang xây dựng một dây
chuyền công nghiệp mới sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh fitohoocmôn. Với dây
chuyền này, các chất phế thải có nguồn gốc thực vật dùng để làm giấy sẽ đƣợc sản
xuất thành phân vi sinh, dùng để bón cho các cây nguyên liệu giấy, cây ăn quả, rau
mầu.
Sản xuất sạch hơn đối với ngành Giấy hiện nay là nhu cầu cấp bách, để phát
triển bền vững, đảm bảo sản lƣợng hàng năm và đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi
trƣờng. Việc đầu tƣ chiều sâu, đổi mới công nghệ, hoàn thiện công nghệ bột hóa
nhiệt cơ, cải tiến công nghệ nấu sunfat, ứng dụng công nghệ dung môi hữu cơ, loại
bỏ dần tiến tới công nghệ tẩy trắng không sử dụng Clo là cần thiết. Do đó, Nhà
nƣớc cần có chính sách ƣu đãi đối với các dự án nhà máy ứng dụng công nghệ tiên
tiến, sản xuất sạch; Khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng và thực hiện các giải
pháp hoàn thiện các hệ thống thu gom, tái chế, tái sử dụng chất thải, hạn chế chất
thải, đồng thời thực hiện việc kiểm toán môi trƣờng theo quy định.

41
CHƢƠNG 2. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Địa điểm nghiên cứu


Nghiên cứu thực hiện chủ yếu tại cơ sở sản xuất của Doanh nghiệp tƣ nhân
Anh Đức có trụ sở tại Cụm công nghiệp Hợp Thịnh, huyện Tam Dƣơng, tỉnh Vĩnh
Phúc.

2.2. Thời gian nghiên cứu


Thời gian nghiên cứu từ tháng 3 đến tháng 10 năm 2012.

2.3. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu


2.3.1 Phương pháp luận và 6 bước đánh giá SXSH
Lý thuyết cơ bản sau mỗi đánh giá SXSH là bất kỳ vật chất nào đi vào một nhà
máy thì sẽ đi ra dƣới dạng này hoặc dạng khác; Tuy nhiên, giả định căn bản đƣợc đƣa
ra là nguyên liệu đƣợc dự trữ sẽ không trải qua bất cứ sự thay đổi nào về dạng và về
chất. Thực hiện ĐGSXSH giúp phát hiện ra nguồn phát thải trong quy trình để từ đó
có thể hạn chế các nguyên nhân và đồng thời chất lƣợng sản phẩm có thể cũng đƣợc
nâng cao.

Đánh giá SXSH tại một nhà máy cần có sự tham gia của tất cả các khu vực
sản xuất vì ở bất kỳ khu vực nào cũng có tiềm năng giảm thiểu phát thải. Ngoài ra,
các giải pháp SXSH của mỗi khu vực sẽ có hiệu ứng liên đới và tƣơng hỗ với các bộ
phận khác. Ví dụ, nếu thực hiện tốt khâu làm sạch nguyên liệu thô (cắt nhỏ tre trƣớc
khi đem nấu, hoặc phân loại giấy phế liệu kỹ hơn trƣớc khi nghiền thuỷ lực) thì sẽ
làm giảm lƣợng hóa chất, hơi nƣớc trong quá trình sản xuất bột và cũng sẽ có tác
động đến tổng lƣợng nƣớc tiêu thụ và chất lƣợng bột giấy tốt hơn, v.v… Vì thế,
điều quan trọng là phải áp dụng phƣơng pháp tiếp cận từng bƣớc để phối hợp tất cả
các bộ phận với nhau và đảm bảo thực hiện SXSH. Phƣơng pháp tiếp cận phải có sự
linh hoạt cần thiết để thích ứng với những tình huống bất ngờ. Phƣơng pháp tiếp cận
này cũng đảm bảo việc khai thác tối đa những cơ hội SXSH.

42
Phân tích dòng nguyên liệu và năng lƣợng vào và ra của một quy trình là yếu
tố trọng tâm của đánh giá SXSH. Việc thực hiện một đánh giá SXSH phải đƣợc
thực hiện theo tiếp cận có phƣơng pháp luận và logic giúp nhận diện đƣợc các cơ
hội SXSH, giải quyết các vấn đề về chất thải và phát thải ngay tại nguồn, và đảm
bảo tính liên tục của các hoạt động SXSH tại nhà máy. Tiếp cận đánh giá phân tích
này đƣợc tổng quan nhƣ mô tả trên Hình 2-1 và nội dung các bƣớc thực hiện đƣợc
mô tả trên Hình 2-2.

Hình 2-1: Phương pháp luận về đánh giá SXSH

43
BƯỚC 1: KHỞI ĐỘNG
Nhiệm vụ 1: Thành lập nhóm SXSH
Nhiệm vụ 2: Liệt kê các bước quy trình và nhận diện các dòng thải

BƯỚC 2 : PHÂN TÍCH CÁC BƯỚC QUY TRÌNH


Nhiệm vụ 3: Chuẩn bị lưu đồ của quy trình sản xuất
Nhiệm vụ 4: Cân bằng vật liệu, năng lượng và cấu tử
Nhiệm vụ 5: Xác định đặc tính dòng thải
Nhiệm vụ 6: Xác định chi phí cho các dòng thải
Nhiệm vụ 7: Xem xét lại quy trình để xác định ra các nguyên nhân

BƯỚC 3: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP SXSH


Nhiệm vụ 8: Xây dựng các giải pháp SXSH
Nhiệm vụ 9: Sàng lọc các giải pháp SXSH có thể thực hiện được

BƯỚC 4: LỰA CHỌN CÁC GiẢI PHÁP SXSH


Nhiệm vụ 10: Tính khả thi kỹ thuật
Nhiệm vụ 11: Tính khả thi kinh tế
Nhiệm vụ 12: Tính khả thi môi trường
Nhiệm vụ 13: Lựa chọn các giải pháp để thực hiện

BƯỚC 5: THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP SXSH


Nhiệm vụ 14: Chuẩn bị thực hiện
Nhiệm vụ 15: Thực hiện
Nhiệm vụ 16: Giám sát và đánh giá kết quả

BƯỚC 6: DUY TRÌ SXSH


Nhiệm vụ 17: Trở về bước 1

Hình 2-2: Các bước thực hiện phương pháp luận SXSH

Nguồn: Tài liệu hướng dẫn sản xuất sạch hơn trong ngành giấy và bột giấy, Trung
tâm sản xuất sạch Việt Nam, 2008

2.3.2. Phương pháp nghiên cứu


2.3.2.1. Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế

44
Đây là một phƣơng phƣơng pháp đƣợc sử dụng phổ biến trong các nghiên
cứu. Để có cơ sở đánh giá cụ thể các yếu tố nhằm áp dụng sản xuất sạch hơn tại các
cơ sở và lựa chọn đơn vị để thực hiện nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn, tôi đã
thực hiện khảo sát thực tế tại 04 cơ sở sản xuất giấy và một số cơ sở sản xuất gia
công cơ khí trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Việc khảo sát đƣợc đƣợc thực hiện làm
nhiều đợt khác nhau để có thể đánh giá một cách toàn diện, cụ thể các yếu tố có thể
áp dụng sản xuất sạch hơn, đồng thời đánh giá đầy đủ đƣợc các tác động của việc áp
dụng sản xuất sạch hơn đến hoạt động của đơn vị.

Bên cạnh đó, việc xây dựng các câu hỏi, bảng hỏi, phiếu điều tra để có đầy
đủ các thông tin, số liệu phục vụ giải quyết các vấn đề cần nghiên cứu.

2.3.2.2. Phương pháp tổng hợp, thống kê, hệ thống hóa

Trên cơ sở các thông tin, số liệu thu thập đƣợc trong quá trình điều tra, khảo
sát thực tế, việc tổng hợp, thống kê, hệ thống hóa làm cơ sở đánh giá chi tiết và giải
quyết các vấn đề nghiên cứu.

2.3.2.3. Phương pháp so sánh

Đây là một phƣơng pháp quan trong nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn.
Việc đánh giá, so sánh các yếu tố tích cực và các mặt hạn chế trong toàn bộ các
khâu, công đoạn của quá trình sản xuất là cơ sở để nghiên cứu áp dụng sản xuất
sạch hơn. Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu áp dụng các biện pháp sản xuất sạch
hơn cần phải đánh giá so sánh cụ thể các mặt có lợi, không có lợi của các biện pháp.

45
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Tình hình sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp tƣ nhân Anh Đức
3.1.1. Nhu cầu nguyên, nhiên liệu, hóa chất sản xuất
Doanh nghiệp tƣ nhân giấy Anh Đức với ngành nghề kinh doanh chủ yếu là
sản xuất, mua bán giấy vệ sinh và các sản phẩm từ giấy và bìa. Giấy đƣợc sản xuất
từ bột giấy hoặc các loại giấy cũ, giấy lề đã tiến hành khử mực hoặc chƣa khử mực
với nguyên liệu này để sản xuất bao bì hoặc giấy mịn tùy theo yêu cầu về chất
lƣợng và mục đích sử dụng của khách hàng.
Cụ thể nhu cầu nguyên, nhiên liệu, hóa chất phục vụ cho sản xuất của đơn vị
trong bảng sau:
Bảng 3.1: Nhu cầu nguyên, vật liệu phục vụ sản xuất

Tên nguyên, nhiên liệu, hóa chất Đơn vị tính Lƣợng sử dụng
Bột giấy Tấn/năm 100
Giấy loại, giấy lề Tấn/năm 290
Điện KWh/năm 202.800
Nƣớc M3/năm 4500
Than Tấn/năm 218
Javen kg/ngày 100

Chất keo tụ kg/ngày 0,7

(Nguồn: Doanh nghiệp tư nhân Anh Đức, 2011)

3.1.2. Hệ thống máy móc thiết bị phục vụ sản xuất


Hệ thống máy móc của doanh nghiệp chủ yếu đƣợc nhập khẩu có nguồn
gốc từ Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan. Một số thiết bị đƣợc đặt gia công
chế tạo trong nƣớc nhằm tiết kiệm nguồn vốn mà vẫn đảm bảo cho quá trình sản
xuất và tính cạnh tranh.

46
Bảng 3.2: Danh mục máy móc và thiết bị công nghệ

Tên thiết bị Số lƣợng Đặc tính Nguồn gốc


Máy nghiền thủy lực 04 Mới, V = 1,5-2m3 Việt Nam
Máy nghiền đãi đôi 04 Mới, Q = 10- Trung Quốc
15t/ngày
Máy lọc xoáy 02 Mới, Q = 580l/p Trung Quốc
Máy lọc tinh 02 Mới Trung Quốc
Máy cô đặc lƣới 02 Mới Trung Quốc
nghiêng
Máy sàng thô 02 Mới Trung Quốc
Máy băm 01 Mới Việt Nam
Máy cắt cuộn 01 Mới Việt Nam
Thiết bị xeo 02 Mới, p = 7-8t/ngày Trung Quốc
(Nguồn: Doanh nghiệp tư nhân Anh Đức, 2011)

Bảng 3.3: Danh mục các thiết bị phụ trợ

Tên thiết bị Đặc tính Số lƣợng Nguồn gốc


Bể công nghệ V=50m3/bể 06 Việt Nam
Bể tuần hoàn V=10m3/bể 03 Việt Nam
Bể điều tiết V=10m3/bể 03 Việt Nam
Bơm bột giấy Q=40m3/bể 08 Việt Nam
Bơm nƣớc Q=75m3/bể 02 Việt Nam
Pa lăng M=2 tấn 01 Việt Nam
Nồi hơi Q=1,5 tấn 01 Việt Nam
Máy biến thế 250KVA 01 Việt Nam
Thiết bị kiểm tra 01 Trung Quốc
Cân 20 tấn 01 Việt Nam
(Nguồn: Doanh nghiệp tư nhân Anh Đức, 2011)

47
3.1.3. Quy trình công nghệ sản xuất của nhà máy
Các loại thiết bị công nghệ của nhà máy chủ yếu đƣợc nhập khẩu từ Trung
Quốc, Đài Loan. Trên cơ sở hệ thống đƣợc thiết kế bởi các chuyên gia đầu ngành
của Viện nghiên cứu Giấy Việt Nam.
a) Quá trình sản xuất giấy từ bột giấy
Bột giấy đƣợc mua từ các nhà máy sản xuất bột giấy trong nƣớc (Nhà máy
giấy Việt Trì, giấy Bãi Bằng, giấy Hoàng Văn Thụ,…) sau đó bột đƣợc đƣa vào
làm tơi bằng máy nghiền thủy lực, bột ở dạng dung dịch có thành phần 7-8%
đƣợc đƣa qua bể chứa tại đây dung dịch tiếp tục đƣợc khuấy trộn và sau đó đƣa
qua sàng thô nhằm loại bỏ các hạt có kích thƣớc lớn và các mảnh gỗ còn sót lại
trong quá trình sản xuất bột. Sau đó dung dịch đƣợc đƣa qua sàng nghiêng để
thoát nƣớc. Sau đó bột lại đƣợc hòa vào nƣớc đạt tới nồng độ 2,5-3% đƣợc đƣa
xuống bể chứa bột. Sau đó dung dịch bột lại đƣợc đƣa qua máy nghiền tinh, quá
trình nghiền đƣợc diễn ra cho tới khi kích thƣớc của hạt bột đạt đƣợc yêu cầu sản
xuất cho từng loại giấy khác nhau. Dung dịch sau nghiền đƣợc chứa trong các bể
chứa khác nhau và lại tiếp tục đƣợc lọc để loại bỏ sạn, cát theo phƣơng pháp lọc
xoáy, cuối cùng dung dịch đƣợc đƣa vào lô máy xeo giấy.

b) Quá trình sản xuất giấy từ giấy loại


Giấy loại đƣợc thu gom bởi các cơ sở thu mua giấy phế thải. Doanh
nghiệp thu mua theo phƣơng thức ký hợp đồng mua thu gom. So với quá trình
sản xuất giấy từ bột giấy thì quá trình sản xuất giấy từ giấy loại và giấy lề đơn
giản hơn. Các loại giấy loại và giấy lề sau khi đƣa vào bể ngâm, đánh tơi (bằng
máy nghiền thủy lực) để xé và nghiền giấy thành bột giấy. Sau đó bột đƣợc đƣa
vào máy lọc xoáy để loại bỏ các tạp chất, rồi đƣa đến bể tuần hoàn và vào máy
nghiền tinh. Bột giấy đƣợc nghiền mịn tới khi đạt tiêu chuẩn về kích cỡ hạt sẽ
chuyển qua máy sàng tinh rồi đến công đoạn xeo giấy.

Quá trình chuẩn bị bột giấy có ảnh hƣởng rất lớn đến chất lƣợng của sản phẩm
giấy. Với các cấp độ sàng lọc và nghiền mịn các tạp chất chứa trong bột nhƣ cát,

48
sạn, sơ sợi bị loại bỏ để khi xeo bề mặt giấy có sự đồng đều tốt hơn. Giấy có độ
bóng mịn và độ bền tốt hơn.

Bột giấy Giấy loại, giấy lề

Nghiền thủy Nghiền thủy


lực lực

Sàng thô Lọc xoáy TB

Cô đặc bằng Lọc xoáy


lƣới nghiêng

Nghiền đĩa Nghiền đĩa

Lọc cát Lọc cát

Sàng tinh Sàng tinh

Xeo

Hệ thống cấp Cắt cuộn


hơi nóng (Thành)
)phẩm)

Hình 3-1: Sơ đồ công nghệ sản xuất giấy từ bột giấy và giấy loại

49
3.2. Đánh giá các công đoạn sản xuất chƣa hợp lý của Doanh nghiệp để
áp dụng sản xuất sạch hơn
Doanh nghiệp tƣ nhân giấy Anh Đức là loại doanh nghiệp có quy mô nhỏ,
thiết bị trong dây chuyền công nghệ sản xuất chủ yếu là nhập từ Trung Quốc và sản
xuất tại Việt Nam. Do loại hình của doanh nghiệp nhỏ, nên công tác quản lý chƣa đi
vào chuyên môn hóa cho các bộ phận. Trong năm 2008, Doanh nghiệp đƣợc sự hỗ
trợ của Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KHKT tỉnh hỗ trợ chƣơng trình tiết kiệm năng
lƣợng. Thông qua chƣơng trình này đã giúp doanh nghiệp tiết kiệm đƣợc 9.000kw
điện mỗi năm. Tuy nhiên, khi tiến hành khảo sát, đánh giá tổng thể doanh nghiệp để
tìm các giải pháp sản xuất sạch hơn, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn một số công
đoạn cần triển khai áp dụng SXSH cụ thể nhƣ sau:

3.3.1. Về bộ phận nồi hơi và cấp nhiệt cho lô xeo giấy


Kết quả khảo sát thực tế cho thấy, toàn bộ đƣờng ống và 02 mặt bích của lô
xeo giấy bảo ôn chƣa đảm bảo đã thất thoát một lƣợng nhiệt lớn và đã phát hiện 02
bích của lô xeo giấy hầu nhƣ chƣa bảo ôn, các đƣờng ống đã bảo ôn nhƣng chƣa
đảm bảo. Cụ thể các số liệu cần bảo ôn nhƣ sau:

- Đƣờng ống nhiệt D76 cần Bảo ôn có chiều dài khoảng 30 m.

- Tổng diện tích của 02 mặt bích quả lô xeo là 16 m2 (08 m2/mặt bích).

Có thể nói đây là phần thất thoát lớn lƣợng nhiệt, đồng nghĩa với việc tiêu
tốn một lƣợng lớn than và do đó cũng gia tăng ô nhiễm môi trƣờng. Do vậy, việc
triển khai Bảo ôn lại hệ thông này là rất cần thiết.

3.3.2. Về bộ phận bãi chứa than phục vụ cho lò hơi


Bãi chứa than hiện đang đƣợc để ở ngoài trời, không có mái che, do đó ngoài
việc thất thoát than ra, hiện tƣợng than bị ẩm vào các ngày mƣa sẽ ảnh hƣởng đáng
kể đến hiệu suất của lò hơi (bãi đổ than có diện tích khoảng 10 m2, ở gần khu vực
nồi hơi). Theo Tài liệu hƣớng dẫn sản xuất sạch hơn ngành giấy, lƣợng than thất
thoát có thể lên đến 5-7% nếu công tác quản lý than nhƣ hiện nay của Công ty. Do

50
đó, việc đầu tƣ nhà chứa than có mái che là rất cần thiết để giảm tổn thất than và
nâng cao hiệu suất lò hơi trong suốt quá trình sản xuất của công ty.

3.3.3. Về hệ thống thông gió nhà xưởng


Nhà xƣởng của công ty thiết kế không có hệ thống thông gió tự nhiên đã ảnh
hƣởng đáng kể đến điều kiện làm việc của công nhân trong những ngày nóng bức. Do
đó, việc cải tạo lại kết cấu mái nhà xƣởng để tạo sự thông gió tự nhiên là rất cần thiết,
góp phần cải thiện điều kiện làm việc của công nhân.

3.3.4. Hệ thống kho chứa nguyên liệu


Hiện nay công ty chƣa có quy hoạch các kho chứa nguyên liệu giấy phế thải
và bột giấy. Do đó, nhiều khi nguyên liệu nhập về để ở ngoài trời không có mái che
đã gây thất thoát, ảnh hƣởng đến hiệu quả sản xuất đồng thời gây ô nhiễm môi
trƣờng. Bên cạnh đó, việc quản lý nhƣ hiện nay sẽ làm gia tăng các chất sạn bẩn
trong nguyên liệu dẫn đến tiêu tốn nhân công và điện năng cho khâu lọc sạn cát
trong nguyên liệu. Vì vậy, việc đầu tƣ xây dựng kho chứa để giảm thất thoát nguyên
liệu, nâng cao hiệu quả trong quản lý sản xuất là rất cần thiết.

3.3.5. Tận thu bột giấy thải làm giấy bao bì


Lƣợng bột giấy thải (dạng bùn thải) khoảng 15 tấn/năm, lƣợng bùn thải này
chủ yếu là bột giấy thải có thể tận dụng để làm giấy carton phục vụ làm bao bì cho
công ty. Do đó, sẽ giảm chi phí xử lý môi trƣờng, đồng thời giúp công ty chủ động
đƣợc nguyên liệu bao bì phục vụ sản xuất mà không cần phải mua bao bì từ các công
ty khác.

Thứ tự ƣu tiên thực hiện nhƣ sau:

- Bảo ôn bộ phận cấp nhiệt và lô xeo giấy;


- Làm mái che cho khu vực chứa than phục vụ cho lò hơi;

- Quy hoạch các kho chứa nguyên liệu giấy phế thải và bột giấy;

- Tận thu bột giấy thải làm giấy bao bì;


- Cải tạo lại kết cấu mái nhà xƣởng để tạo sự thông gió tự nhiên là rất cần thiết.

51
3.4. Đánh giá cân bằng vật chất và năng lƣợng trong sản xuất
3.4.1. Nguyên liệu
Một trong những bƣớc quan trọng nhất trong quá trình áp dụng sản xuất sạch
hơn là tiến hành cân bằng nguyên liệu cho công đoạn đƣợc chọn. Cân bằng nguyên
liệu và năng lƣợng là một công cụ kiểm kê căn bản cho phép theo dõi định lƣợng
đầu vào và đầu ra về nguyên liệu và năng lƣợng. Nền tảng của cân bằng nguyên liệu
là sơ đồ quy trình công nghệ. Một hoạt động quan trọng trong cân bằng là kiểm tra
rằng “cái gì đi vào đều sẽ phải đi ra ở nơi nào đó”. Vì vậy, tất cả các đầu vào đều có
những đầu ra tƣơng ứng. Cân bằng nguyên liệu và năng lƣợng có ý nghĩa quan
trọng đối với các đánh giá SXSH vì sẽ giúp cho việc xác định và định lƣợng những
thất thoát và phát thải mà truớc đó không phát hiện đƣợc. Các phép cân bằng này
cũng hữu dụng cho việc giám sát các tiến bộ đạt đƣợc từ chƣơng trình SXSH và
đánh giá chi phí cũng nhƣ lợi ích của chƣơng trình này. Mặc dù ta không thể đặt ra
những hƣớng dẫn đầy đủ để xây dựng cân bằng nguyên liệu và năng lƣợng, nhƣng
một số chỉ số vẫn có thể có ích. Duới đây là các thành tố đặc biệt của phép cân bằng
nguyên liệu:

Thiết lập phép cân bằng nguyên liệu đối với tất cả các công đoạn lớn trong
nhà máy; ví dụ nhƣ chuẩn bị nguyên liệu, sản xuất bột, chuẩn bị phối liệu bột, xeo
giấy và thu hồi hóa chất.
Tiếp đến, chọn lựa một số công đoạn trong nhà máy làm trọng tâm dể tiến
hành đánh giá SXSH và tinh chỉnh lại bảng cân bằng nguyên liệu. Khi kiểm tra bất
cứ công đoạn nào của toàn bộ hệ thống, nên sử dụng các tiểu hệ thống đơn giản, đối
với năm công đoạn chính kể trên thì có thể chia ra đánh giá nhƣ sau:

Chuẩn bị nguyên liệu: - Làm sạch - Phân riêng giấy có nhiều mực, hoặc các
gim kim loại và nhựa trong giấy phế liệu

Sản xuất bột: Nghiền thuỷ lực với nguyên liệu giấy tái chế - Rửa - Nghiền và
sàng - Rửa ly tâm.

52
Chuẩn bị phối liệu bột: - Trộn - Ðiều chỉnh tính chất bột - Thu hồi hóa chất -
Thiết bị bốc hơi - Lò thu hồi - Phân hủy tan chảy - Tôi vôi Kiềm hóa - Rửa bùn.
Xeo giấy: - Nghiền và làm sạch - Máy xeo - Tách nuớc - Sấy
Bảng 3.5: Bảng cân bằng nguyên liệu sản xuất

Nguyên liệu (kg/ngày) Sản phẩm Phế thải (kg/ngày)

Tên Khối lƣợng (kg/ngày) Tên Khối lƣợng

Bột nhập 231,2 Bột thải 11,113


Giấy thƣờng
Giấy phế liệu 671,3 Polyme, thủy tinh 4,167
945
Hóa chất, Javen 67,1 Giấy loại 8,332

Bột nhập 115,6 Bột thải 5,556


Giấy cao cấp
Giấy phế liệu 335,6 Polyme, thủy tinh 2,083
472,9
Hóa chất, Javen 33,5 Giấy loại 4,167

Tổng 1.454,3 1.417,9 36,4

Nhận xét:

Trong quá trình sản xuất, doanh nghiệp vẫn có một lƣợng đáng kể giấy loại
và bột thải loại ra từ quy trình sản xuất làm gia tăng lƣợng chất thải rắn gây ô nhiễm
môi trƣờng và ảnh hƣởng trực tiếp đến lợi ích kinh tế của doanh nghiệp. Vì vậy,
doanh nghiệp cần tận dụng các loại phế thải này để làm nguyên liệu trong quá trình
sản xuất giấy chất lƣợng thấp.
Bảng 3.6: Cân bằng lượng nước trước và sau khi sản xuất

Nƣớc đầu vào Nƣớc thải ra Nƣớc hao hụt


(m3/ngày) (m3/ngày) (m3/ngày)

Tên Thể tích

Nƣớc sản xuất 10 6 4

53
Nƣớc sinh hoạt 3 2,4 0,6

Nhận xét:

Do qui mô sản xuất của Doanh nghiệp Tƣ nhân Anh Đức là tƣơng đối nhỏ
nên nhu cầu sử dụng nƣớc cũng hết sức hạn chế, tổng lƣợng nƣớc đƣợc cấp cho sản
xuất chỉ là 10 m3/ngày đêm. Sở dĩ lƣợng nƣớc hao hụt sau quá trình sản xuất tƣơng
đối cao là do một phần lƣợng nƣớc vẫn đƣợc chứa đựng trong nguyên, nhiên liệu
chƣa sử dụng hết (nguyên nhiên liệu đƣợc rửa sạch trƣớc khi đƣa vào nồi nấu)
khoảng 1 – 2 m3 đƣợc sử dụng cho nồi hơi, số hao hụt còn lại là do sự thất thoát, rò
rỉ đƣờng ống, sự vƣơng vãi nƣớc trong các công đoạn hở trên tuyến ống thu gom.

Hiện nay, toàn bộ nƣớc thải sản xuất của Doanh nghiệp đƣợc xử lý sau đó
thải ra môi trƣờng mà không đƣợc tái sử dụng gây lãng phí, thất thoát tài nguyên
nƣớc. Để giảm lƣợng mức độ phát thải nƣớc thải, đồng thời hạn chế sử dụng tài
nguyên thiên nhiên, Doanh nghiệp cần xử lý nƣớc thải đảm bảo và tái sử dụng
(nước thải sản xuất sau xử lý đảm bảo được sử dụng trong hoạt động tại các khâu
vệ sinh hoặc tái sử dụng để cung cấp sản xuất).

3.4.3. Cân bằng năng lượng


Tiến hành một phép cân bằng năng lƣợng là một công việc phức tạp hơn cân
bằng nguyên liệu. Nguyên nhân là có thể truy tìm nguyên liệu đầu vào cho một hoạt
động thông qua các đầu ra định lƣợng và có thể quan sát đƣợc, còn đối với các dòng
năng lƣợng thì không phải lúc nào ta cũng có thể làm đƣợc điều này. Mặc dù đối
với các dòng năng lƣợng, ta vẫn áp dụng chung một nguyên lý cơ bản (lƣợng năng
lƣợng „vào‟ phải bằng lƣợng năng lƣợng „ra‟), nhƣng các dòng năng lƣợng đầu ra
thƣờng khó nhận biết hơn so với các nguyên liệu đầu ra. Vì thế, việc nhận diện và
đánh giá các dòng tổn thất năng lƣợng ẩn và mức độ không hiệu quả trong sử dụng
năng lƣợng là một phần việc khó khăn hơn rất nhiều. Thƣờng công việc kiểm toán
năng lƣợng đối với các thiết bị sử dụng điện là ngƣời ta căn cứ vào mức phụ tải của
đầu ra để lựa chọn loại động cơ có công suất cho phù hợp. Nếu động cơ chọn non
công suất thì sẽ nhanh bị hỏng, ngƣợc lại trong trƣờng hợp nếu chọn động cơ quá

54
dƣ công suất sẽ lãng phí điện năng. Ngoài ra, việc tổn thất điện năng trong quá trình
sản xuất còn phụ thuộc vào một số truờng hợp cụ thể dƣới đây:

- Tổn thất do tính ổn định của nguồn điện khu vực kém.

- Tổn thất do điều kiện làm mát mô tơ kém.

- Tổn thất do tổn hao trên đƣờng dây lớn (chất lƣợng dây dẫn không đảm
bảo)

- Tổn thất năng lƣợng do thiết bị xuống cấp (bánh công tác của bơm, vòng
đệm của bơm, v.v... xuống cấp sẽ làm tăng tiêu hao điện của mô tơ).
Ngành công nghiệp sản xuất giấy và bột giấy là một ngành tiêu thụ nhiều
năng lƣợng với chi phí chiếm từ 12-15% tổng chi phí sản xuất. Tiềm năng tiết kiệm
năng lƣợng thông qua các biện pháp đơn giản và chi phí thấp sẽ là khoảng 10-12%
tổng lƣợng năng lƣợng đầu vào. [14]

Ngoài kiểm toán để đánh giá tổn hao năng lƣợng điện, trong thực tế có thể không
thực hiện đuợc phép cân bằng năng lƣợng chính xác và đúng hoàn toàn, nhƣng các thiết
bị phụ trợ nhƣ nồi hơi, lò, thiết bị hóa hơi, v.v... bảng cân bằng năng lƣợng sẽ có ích
trong việc xác định và ƣớc lƣợng tổn thất năng lƣợng ở các thiết bị và từ các hệ thống đó.
Bảng 3.7: Cân bằng năng lượng lò hơi Doanh nghiệp tư nhân Anh Đức

Than đầu vào Sản phẩm hơi Chất thải Ghi chú
3
(kg/ngày) (m /giờ) Rắn (kg/ngày) Khí (m3/ngày)
800 6 83,3 - 100 10,745 Các khí chủ
yếu là CO,
Nox, PM10,
SO2, VOCs;
chất thải rắn là
tro cháy không
hoàn toàn

3.4.4. Xác định tính chất dòng thải


Việc xác định tính chất dòng thải đƣợc dựa trên 3 tiêu chí: Lƣợng thải, đặc
trƣng dòng thải và chi phí cho việc xử lý hoặc tái sử dụng.

55
Việc xác định tính chất các dòng thải sẽ giúp ta đánh giá đƣợc tải lƣợng ô
nhiễm đi vào môi truờng và hệ số phát thải riêng. Ðiều này sẽ giúp xác định đƣợc
chi phí xử lý và thải bỏ. Cần phải theo dõi các dòng thải đã đƣợc xác định; sau đó
có thể lấy mẫu và các thông số khác nhau để phân tích trong phòng thí nghiệm. Nếu
khác công ty không có phòng thí nghiệm riêng thì có thể lấy mẫu rồi gửi đi phân
tích tại các phòng xét nghiệm. Mặc dù trong một nhà máy giấy cũng còn có các phát
thải khí và chất thải rắn nhƣng các nguồn phát sinh nuớc thải đóng vai trò rất quan
trọng.

Kết quả phân tích môi trƣờng do Doanh nghiệp tƣ nhan Anh Đức phối hợp
với Trung tâm Tài nguyên và Bảo vệ môi trƣờng tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện tháng 9
năm 2012 cho thấy, các chỉ tiêu phân tích môi trƣờng nƣớc thải và không khí tại
doanh nghiệp đều nhỏ hơn giới hạn cho phép.
Bảng 3.8: Bảng xác định tính chất dòng thải
Định
Dòng thải lƣợng Đặc trƣng dòng thải Xử lý
dòng thải
Tận thu,
Chủ yếu là nilon, bìa, bán cho
Chất thải rắn bùn thải, xỉ than các cơ sở
4725
sản xuất trong quá trình sản làm bìa
Chất thải rắn xuất carton,
(kg/tháng) đóng gạch

Chất thải rắn Thức ăn thừa, rác thải


Cty thu
1360 sinh hoạt và rau cỏ
sinh hoạt gom xử lý
hữu cơ
CO Dàn phun
NOx mƣa để xử
Khí thải Do quá trình đốt than lý khói,
Bụi
lò hơi bụi và
SO2 đƣợc tuần
hoàn
VOCs

Nƣớc thải sản xuất (m3/tháng) 250 Nƣớc thải lẫn bột thải Hệ thống
xử lý nƣớc

56
thải
Nƣớc thải vệ sinh của
3 Hệ thống
Nƣớc thải sinh hoạt (m /tháng) 50 công nhân, nƣớc thải
bể phốt
nhà bếp

Nhƣ vậy, các công trình xử lý nƣớc thải và khí thải của Doanh nghiệp tƣ
nhân Anh Đức cơ bản đảm bảo yêu cầu môi trƣờng. Tuy nhiên, kết quả khảo sát
thực tế cho thấy, bột thải của đơn vị chƣa đƣợc tận dụng để tái sản xuất, nƣớc thải
sau xử lý chƣa đƣợc tái sử dụng (vừa lãng phí tài nguyên nước, doanh nghiệp vừa
mất thêm phí bảo vệ môi trường đối với nước thải – 519.000 đồng/quý); bên cạnh
đó, đối với chất thải rắn thông thƣờng và chất thải nguy hại đơn vị chuyển giao cho
các cơ sở để tái sử dụng, song các cơ sở này chƣa đƣợc cơ quan có thẩm quyền cho
phép vận chuyển, xử lý chất thải theo quy định.

3.5. Đánh giá công tác quản lý nội vi của doanh nghiệp
Quản lý nội vi là những biện pháp thiết thực dựa trên tƣ duy thuần túy mà
các doanh nghiệp có thể áp dụng ngay và dựa vào khả năng của họ để nâng cao
năng suất lao động, tiết kiệm chi phí và giảm tác động của các hoạt động của doanh
nghiệp lên môi trƣờng, cải tiến các thủ tục hành chính và an toàn lao động. Quản lý
nội vi bao gồm các thủ tục hƣớng dẫn và các biện pháp quản trị, điều hành mà
doanh nghiệp áp dụng để giảm thiểu nguồn thải.

Quản lý nội vi là biện pháp tốn rất ít chi phí, có phạm vi áp dụng rất rộng bao
gồm từ công đoạn cung cấp nguyên liệu, sản xuất, cho đến bảo quản thành phẩm,
bảo dƣỡng thiết bị. Nó là một công cụ để quản lý chi phí, quản lý môi trƣờng và
thay đổi cơ cấu tổ chức.
Quản lý nội vi là một trong những giải pháp của sản xuất sạch hơn vì vậy
đánh giá công tác quản lý nội vi hiện nay của doanh nghiệp là cần thiết.

Cụ thể đánh giá công tác quản lý nội vi của Doanh nghiệp tƣ nhân Anh Đức
nhƣ sau:

57
3.5.1. Quản lý sản xuất
3.5.1.1. Đánh giá thực trạng công nghệ sản xuất

Là một trong những doanh nghiệp trong nƣớc hoạt động trong lĩnh vực sản
xuất giấy vệ sinh, giấy ăn còn gặp nhiều khó khăn trong lĩnh vực đổi mới công
nghệ. Với quy mô sản xuất nhỏ, dây chuyền công nghệ của doanh nghiệp đƣợc sản
xuất và lắp ráp trong nƣớc. Qua khảo sát thực tế, doanh nghiệp vẫn còn nhiều khâu
gây thất thoát tổn thất trong quá trình sản xuất nhƣ hệ thống cấp hơi nóng gây mất
nhiệt trong quá trình truyền nhiệt đến bộ phận xeo giấy khiến lƣợng than tiêu thụ
hàng tháng sẽ lớn và ảnh hƣởng đến vi khí hậu trong môi trƣờng làm việc của nhân
viên.

3.5.1.2. Đánh giá công tác quản lý nguyên, nhiên liệu và năng lượng

Doanh nghiệp tƣ nhân Anh Đức là một trong những đơn vị đã tham gia kiểm
toán năng lƣợng do Sở Công Thƣơng tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức năm 2008. Trên cơ sở
tƣ vấn của cơ quan năng lƣợng, doanh nghiệp đã thay đổi một số tụ điện, thiết bị
biến tần và tận dụng nƣớc trong dây chuyền xeo giấy. Sau đó doanh nghiệp thống
kê so sánh trƣớc và sau quá trình kiểm toán, trung bình mỗi tháng doanh nghiệp đã
tiết kiệm đƣợc 5-7 triệu đồng tiền điện vận hành máy móc và lƣợng than đốt cháy
để làm nóng nƣớc. Tuy nhiên, kho chứa than của doanh nghiệp không đƣợc quy
hoạch cẩn thận, hiện không có mái che vì vậy lƣợng than thất thoát là không nhỏ do
tác động của các yếu tố bên ngoài nhƣ mƣa, gió,… ngoài ra còn làm giảm chất
lƣợng của than, giảm nhiệt lƣợng khi đốt cháy để cung cấp nhiệt cho nồi hơi.

3.5.2. Quản lý chất thải


3.5.2.1. Khí thải
Nguồn phát sinh khí thải từ quá trình sản xuất là do đốt nhiên liệu than cho
nồi hơi, lƣợng than sử dụng khoảng 800kg/ngày đêm.

Để giảm thiểu ô nhiễm không khí quá trình đun đốt nồi hơi biện pháp áp
dụng là sử dụng xiclo màng nƣớc. Nồi hơi đƣợc lắp đặt xiclo màng nƣớc sẽ giảm

58
thiểu ô nhiễm bụi cũng nhƣ các tác động gây ảnh hƣởng tới chất lƣợng không khí và
môi trƣờng.

Xƣởng sản xuất đƣợc thiết kế có mái che và quạt gió, tuy nhiên do quá trình
mất nhiệt của đƣờng ống truyền nhiệt từ nồi hơi đến các bộ phận cần cung cấp
khiến cho nhiệt độ trong khu vực sản xuất tƣơng đối cao, ảnh hƣởng đến điều kiện
làm việc của công nhân.

Hàng năm doanh nghiệp đều tiến hành giám sát chất lƣợng môi trƣờng
không khí để có biện pháp quản lý chất lƣợng môi trƣờng làm việc.

- Vị trí: 01 tại khu văn phòng công ty

05 tại phân xƣởng sản xuất

01 tại kho vật tƣ thiết bị

- Chỉ tiêu giám sát: CO, NOx, bụi lơ lửng, tiếng ồn


- Tần suất giám sát: 02 lần/năm

3.5.2.2. Nước thải

- Nước thải sinh hoạt: với số lƣợng công nhân khoảng 30 ngƣời nhƣ vậy
bình quân lƣợng nƣớc thải sinh hoạt mỗi ngày chỉ chiếm từ 3-5m3 bao gồm nƣớc
thải từ nhà ăn ca, nƣớc rửa, nƣớc thải từ nhà vệ sinh,…Thành phần chủ yếu là các
chất hữu cơ chƣa bị phân hủy gây mùi hôi thối, các vi sinh vật và thông thƣờng chỉ
số BOD cao.
Nguồn nƣớc thải sinh hoạt có hệ thống thu gom và xử lý riêng, nƣớc thải
đƣợc chảy theo một hệ thống rãnh thải riêng trƣớc khi chảy ra hệ thống thoát nƣớc
khu vực. Nƣớc thải sinh hoạt đƣợc xử lý bằng biện pháp kị khí thông qua hệ thống
tự hoại đƣợc tăng cƣờng bởi men vi sinh kích thích sự phân hủy các chất hữu cơ
trong môi trƣờng yếm khí. Tiếp sau đó đƣợc xử lý tiếp bằng biện pháp thoáng khí
với phƣơng pháp bão hòa oxy, khử mùi hôi bằng chế phẩm sinh học.
Việc xử lý nƣớc thải sinh hoạt tại doanh nghiệp đƣợc thực hiện thông qua hệ
thống bể tự hoại với dung tích của bể là 30m3 đảm bảo cho quá trình luân chuyển và

59
lƣu trữ phù hợp với quá trình phân hủy các chất hữu cơ và xi sinh trong nƣớc thải
sinh hoạt.

Khử trùng bằng


clo lỏng. Nƣớc thải
Nƣớc thải Bể xử lý yếm Xử lý thoáng
sinh hoạt khí tự hoại khí bằng sục khí Khử mùi hôi bằng
chế phẩm vi sinh

Hình 3-2: Sơ đồ quy trình xử lý nước thải sinh hoạt


- Nước thải sản xuất: Lƣợng nƣớc cung cấp cho quá trình sản xuất từ 100-
150m3/ngày đêm, nƣớc rửa các thiết bị sản xuất, nguồn nƣớc sử dụng này có thể
tuần hoàn và tái sử dụng. Lƣu lƣợng nƣớc thải từ quá trình sản xuất từ 10-
20m3/ngày đêm. Thành phần nƣớc thải từ quá trình sản xuất thƣờng chứa nhiều bột
giấy, sơ sợi, các tạp chất bẩn chứa cao lanh do quá trình nghiền giấy loại phát sinh,
các chất phụ gia, hàm lƣợng BOD, COD cao… Quy trình tuần hoàn nƣớc sản xuất
nhƣ sau: Nƣớc cấp

Chuẩn bị nguyên liệu Xeo giấy

Tạo hình Khử nƣớc Ép Sấy

Nƣớc ngƣng

Lắng thu hồi bột Nƣớc thải

Hình 3-3: Sơ đồ hệ thống tuần hoàn nước trong quá trình sản xuất giấy từ bột và
giấy cũ
Tuy nhiên, nguồn nƣớc cung cấp cho quá trình sản xuất khi đến một thời
điểm nhất định sẽ đạt tới mức độ đậm đặc các chất cặn bẩn, các chất màu gây ảnh
hƣởng tới chất lƣợng của sản phẩm thì bắt buộc phải xả thải.

60
Theo sơ đồ tuần hoàn nƣớc thải sản xuất sau khi đã tuần hoàn, các chất rắn
huyền phù đƣợc thu hồi nƣớc thải ra vẫn còn đậm đặc các chất hữu cơ
(COD>200mg/l) nhƣ vậy để thải nƣớc cần phải tiếp tục áp dụng biện pháp xử lý
hữu hiệu. Quy trình xử lý nhƣ sau:

Hình 3-4: Quy trình xử lý nước thải sản xuất

Hớt Trung Turb Mê Bùn


Nƣớc thải váng hòa có ocicu tan hoạt
bể thể lator hóa tính Nƣớc
đệm đông
tụ
Tuần hoàn nƣớc thải chung
- Nước mưa chảy tràn: nƣớc mƣa có thể kéo theo các loại vật liệu nhƣ vết
Tuần hoàn từng phần nƣớc
loang củađãdầu
lắngmỡ
trong
từ sản
cácxuất
máy móc thiết bị cơ khí, bụiLàm
bẩnđặc
đấtbùn
cát, bột giấy
Khửvànƣớc
các
vật liệu rời… Lƣợng mƣa trung bình năm là 2.386,8mm/năm. Với diện tích là
3.815m2 thì lƣợng nƣớc mƣa chảy tràn trong khu vực khoảng 760m3/tháng. Nƣớc
mƣa sẽ đƣợc thu gom bằng các rãnh thải mặt có nắp đậy có lƣới chắn rác, đất cát
đƣợc lắng đọng bằng các hố ga trƣớc khi thải ra bên ngoài nhà máy.
Chương trình giám sát chất lượng nước tại doanh nghiệp như sau:
- Vị trí: 01 mẫu nƣớc cấp
02 mẫu nƣớc thải (01 mẫu nƣớc thải sinh hoạt, 01 mẫu nƣớc thải sản xuất)
- Chỉ tiêu giám sát: pH, TSS, Fe, Cd, Mn, Ca, BOD, COD, DO, kim loại nặng, dầu
mỡ, phenol, coliform.
- Tần suất giám sát: 02 lần/năm
3.5.2.3. Chất thải rắn
- Chất thải rắn sinh hoạt
Rác thải sinh hoạt với khối lƣợng từ 240-360kg/tháng đƣợc Công ty môi
trƣờng đô thị Phúc Yên thu gom và xử lý. Công ty thực hiện các quy chế về vệ sinh
trong quá trình hoạt động sản xuất của mọi cán bộ công nhân viên sẽ là nội quy bắt
buộc phải thực hiện đối với mọi ngƣời.
- Chất thải rắn sản xuất:

61
Bảng 3.9: Danh mục các loại chất thải rắn, nguồn phát sinh và khối lượng
Thành phần chất thải và nguồn Khối lƣợng Vật liệu
phát sinh (kg/tháng)

Bột thải 300 - 400 Xenlulo, đất cát

Cát, sạn, thủy tinh, polyme phát sinh 100 - 150


Siliccat, thủy tinh
từ quá trình lọc

Các loại giấy loại không đủ tiêu 100 - 300


chuẩn từ quá trình tuyển chọn Xenlulo
nguyên liệu

Xỉ than phát sinh từ nồi hơi 2000 - 2400

Rác thải sinh hoạt 240 - 360 Hữu cơ, vô cơ

Chất thải phát sinh từ quá trình dọn 300 - 1000 Hỗn hợp đất cát và
dẹp và vệ sinh mặt bằng các tạp chất

Công tác quản lý, thu gom, phân loại, quản lý và xử lý

Đối với việc quản lý chất thải rắn của doanh nghiệp đƣợc thực hiện theo
đúng quy định do nhà nƣớc ban hành. Doanh nghiệp đã trang bị các loại thùng chứa
rác theo các loại rác khác nhau để thu gom và lƣu giữ thích hợp.

- Rác thải sinh hoạt của cán bộ công nhân viên đƣợc thu gom với khối lƣợng
từ 5-10 kg/ngày đƣợc thu gom và xử lý hàng ngày theo quy định của địa phƣơng.
Với số lƣợng công nhân chỉ có trên dƣới 30 ngƣời/ngày nhƣ vậy lƣợng rác thải ra
mỗi ngày có thể nói là không đáng kể. Tuy nhiên vệ sinh sạch sẽ là mục tiêu phấn
đấu của bất cứ mọi tổ chức cũng nhƣ các doanh nghiệp. Là bộ mặt có tác động lớn
tới quá trình sản xuất và phát triển của doanh nghiệp, vì vậy đối với doanh nghiệp
tƣ nhân Anh Đức việc thực hiện các quy chế về vệ sinh trong quá trình hoạt động

62
sản xuất của mọi cán bộ công nhân viên sẽ là một nội quy bắt buộc phải thực hiện
đối với mọi ngƣời.

- Các loại vỏ thùng chứa, các loại can, bình nhựa, hộp kim loại bùn thải các
tạp chất do xử lý nƣớc thải… đƣợc thu gom và lƣu trữ tại kho chứa chất thải. Sau
đó các đơn vị thu gom, vận chuyển và tái sử dụng.

- Bột thải của doanh nghiệp chủ yếu đƣợc phơi khô sau đó bán lại cho nhà
sản xuất giấy bao bì. Lƣợng chất thải rắn công nghiệp thông thƣờng đƣợc đổ tại bãi
thải trong khu vực của Công ty. Hiện nay, công ty chƣa quy hoạch tốt khu vực đổ
thải nên ảnh hƣởng đến hoạt động sản xuất và gây mất mỹ quan môi trƣờng.
3.5.3. Quản lý nhân sự

Là một trong những doanh nghiệp trong nƣớc hoạt động trong lĩnh vực sản
xuất giấy vệ sinh, giấy ăn còn gặp nhiều khó khăn trong lĩnh vực đổi mới công
nghệ. Với quy mô sản xuất nhỏ, tổng số cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp
khoảng 30 ngƣời, trong đó số lao động làm việc gián tiếp tại văn phòng là 06 ngƣời,
số lao động trực tiếp là 24 ngƣời. Với những lao động có tay nghề cao (khoảng 10
ngƣời) đƣợc tham gia đóng bảo hiểm. Lao động trực tiếp sản xuất đƣợc cấp bảo hộ
lao động, 02 bộ/năm. Doanh nghiệp có những chính sách khuyến khích cho ngƣời
lao động nhƣ thƣởng trong quá trình làm việc tăng ca, thời tiết nóng bức,… nhằm
khuyến khích tinh thần làm việc của nhân viên. Để đảm bảo công tác phòng chống
sự cố, toàn bộ nhân viên của doanh nghiệp đƣợc tham gia đào tạo về biện pháp an
toàn lao động và phòng chống sự cố cháy nổ.

Tuy nhiên, Doanh nghiệp chƣa có các bộ phận quản lý riêng biệt, cán bộ đều
làm kiêm nhiệm nhiều việc, chƣa có cán bộ kỹ thuật về công nghệ sản xuất giấy,
chƣa có cán bộ chuyên trách quản lý môi trƣờng và an toàn lao động, vì vậy việc
nghiên cứu cải tiến thiết bị và môi trƣờng là không đáng kể.

Để áp dụng sản xuất sạch hơn đảm bảo hiệu quả, thƣờng xuyên, doanh
nghiệp cần có các cán bộ chuyên trách về công nghệ và môi trƣờng….

63
3.6. Xác định nguyên nhân
Thông qua phép cân bằng nguyên liệu và năng lƣợng, ta tiến hành “phân tích
nguyên nhân” để xác định các nguyên nhân phát sinh dòng thải. Các nguyên nhân
này sẽ là những cơ sở để đề xuất các giải pháp SXSH. Các nguyên nhân này có thể
gồm cả những nguyên nhân vô tình hoặc hữu ý. Có thể có rất nhiều các nguyên
nhân khác nhau từ những lỗi đơn giản đến những lý do kỹ thuật phức tạp. Có thể
chia thành các dạng nguyên nhân sau:

3.6.1. Các nguyên nhân kỹ thuật


 Quản lý nội vi

+ Các vòi nƣớc, van, bích bị rò rỉ;

+ Khí nén, hơi nƣớc bị rò rỉ;

+ Vòi nƣớc chạy liên tục;


+ Các bể luôn bị chảy tràn;

+ Chảy tràn nguyên liệu từ các đai bị mòn;

+ Tràn hóa chất trong quá trình vận chuyển.

 Vận hành và bảo dưỡng

+ Ðiều kiện nấu không đạt mức tối ƣu – kiểm soát nhiệt độ không tốt;

+ Nồi nấu quá lớn hoặc non tải;


+ Nồi nấu và đƣờng ống hơi nƣớc bị mòn hoặc không đƣợc cách nhiệt;
+ Bảo dƣỡng bẫy hơi không đúng cách;

+ Mắt lƣới bị mòn rỉ trống rửa và bể làm đặc, dẫn đến rò rỉ/ thất thoát;
+ Vận hành máy nghiền đĩa khi không cần thiết dẫn đến nghiền đĩa quá độ;

+ Bảo dƣỡng lƣỡi cắt không đúng cách;

+ Áp suất nƣớc thấp và kiểm soát kém tại vòi cắt mép và vòi phun rửa lƣới;

+ Tiếp tục sử dụng các lô ép đã mòn với bề mặt gồ gề dẫn tới tốn lực và do
đó tăng tổn thất trong sản xuất;

64
+ Không bảo dƣỡng đúng cách hệ thống tách nƣớc ngƣng khỏi máy sấy.

 Chất lượng nguyên liệu thô

+ Mảnh quá cỡ hoặc dƣới cỡ;


+ Lƣu kho mảnh không đảm bảo;
+ Phân loại giấy phế liệu không tốt;

+ Dây nhựa lẫn trong giấy phế liệu.


 Bố trí mặt bằng
+ Mở rộng tạm thời và thiếu quy hoạch;
+ Thu thập và xử lý các phế loại từ công đoạn sàng không tốt;

+ Bố trí đƣờng hơi nƣớc và khí nén không đảm bảo dẫn đến giảm áp không
cần thiết.
 Công nghệ

+ Nạp trực tiếp nguyên liệu khô và hóa chất nấu vào nồi nấu thay vì nạp
nguyên liệu đã ngâm tẩm trƣớc;
+ Sử dụng bể rửa để rửa thay cho máy rửa chân không dẫn đến tiêu thụ nhiều
nuớc và dịch đen bị loãng;

+ Vận hành khi độ đồng đều thấp thay vì độ đồng đều cao và trung bình;

+ Lệ thuộc vào bom ly tâm;


+ Sử dụng chất tẩy Javen thay vì tẩy ozone/peroxide;

+ Ứng dụng nghiền đĩa lạnh thay vì nghiền đĩa bằng kiềm nóng;

+ Sử dụng cách loại hơi nƣớc tự nhiên khỏi máy sấy hơi nƣớc thay vì sử
dụng các chụp hút tốc độ cao;

+ Sử dụng các vòi không đảm bảo hoặc thậm chí là các đƣờng ống bị thủng
thay vì dùng các loại đầu phun dạng cánh quạt phẳng;

+ Sử dụng các hệ thống phát điện và hơi riêng biệt thay vì sử dụng một hệ
thống đồng phát;

65
+ Không thu hồi hóa chất trong dịch đen.

 Thiết kế quy trình/thiết bị

+ Sử dụng dao 3 lƣỡi trong máy cắt mảnh thay vì dùng dao 6 luỡi;
+ Kích thƣớc tháp phóng không đủ dẫn đến tràn dịch đen;
+ Không thu hồi hơi nƣớc xì từ tháp phóng;

+ Sử dụng các động cơ quá cỡ;


+ Không có các tụ bù điều chỉnh hệ số công suất;
+ Vận hành lò hơi ở mức duới 60% giá trị theo đánh giá;
+ Không có nghiền giấy đứt;

+ Sử dụng bộ tiết kiệm xeo áp thấp trong máy làm sạch ly tâm;

+ Không có thiết bị điều chỉnh/hiển thị độ đồng đều;

+ Hố dài và bom hố dài không đủ công suất;

+ Sử dụng chân đơn thay vì chân kép trong máy xeo đối với bột xeo ngắn.

3.6.2. Các nguyên nhân quản lý


 Ðào tạo nhân sự

+ Không có hệ thống đào tạo chính thống;

+ Tỷ lệ vào ra của nhân sự có trình độ kỹ thuật tốt là lớn;

+ Thiếu nhân sự kỹ thuật, gây gia tăng áp lực cho công nhân;
+ Thiếu các chính sách nhân sự về kế hoạch nhân sự.

 Ðộng lực của công nhân


+ Thiếu sự khuyến khích từ phía lãnh đạo đối với nhân viên;
+ Không có hệ thống khen thƣởng;

+ Sản xuất quá căng để tận dụng chi phí con ngƣời;

+ Thiếu cam kết và quan tâm của ban lãnh đạo cao nhất.

66
3.7. Đánh giá hiệu quả về môi trƣờng và kinh tế nếu áp dụng SXSH
3.7.1. Hiệu quả kinh tế
3.7.1.1. Đầu tư xây dựng nhà kho chứa than có mái che
Do chƣa nhận thức đƣợc mức độ thất thoát về nguyên, nhiên liệu trong sản
xuất ở các khâu quản lý nội vi, công nghệ sản xuất nên kho chứa than của doanh
nghiệp không đƣợc đầu tƣ mái che, tƣờng bao để tránh thất thoát cả về lƣợng than
lẫn nhiệt năng trong quá trình sử dụng.
Theo tính toán, tổng chi phí đầu tƣ cho nhà kho chứa than là 105.000.000đ.
Thông qua việc đầu tƣ này hàng năm công ty có thể tiết kiệm đƣợc lƣợng
than đá nhƣ sau:
Theo Tài liệu hƣớng dẫn sản xuất sạch hơn trong sản xuất giấy và bột giấy,
khi than không có mái che, để ngoài trời thƣờng lƣợng thất thoát tính bình quân
khoảng 5% trên tổng lƣợng nhiên liệu (mỗi năm Doanh nghiệp sử dụng 600.000 tấn
than). Nhƣ vậy có thể tính đƣợc ngay hiệu quả tiết kiệm đƣợc lƣợng than hàng năm
cho doanh nghiệp nhƣ sau:
Tổng lƣợng than tiết kiệm hàng năm là: 600.000 tấn/năm x 5% = 30.000 kg
Chi phí tiết kiệm mỗi năm: 30.000 x 3.000đ/kg = 90.000.000 đ
3.7.1.2. Bảo ôn lại hệ thống đường ống hơi nóng và lô xeo giấy
Khi khảo sát thực tế, nghiên cứu đã phát hiện 02 bích của lô xeo giấy chƣa
đƣợc bảo ôn, đồng thời hệ thống bảo ôn của đƣờng ống hơi nóng chƣa đáp ứng
đƣợc yêu cầu, vẫn có thất thoát nhiệt lớn cần bảo ôn lại, cụ thể nhƣ sau:
- Tổng diện tích đƣờng ống cần Bảo ôn là: 7,2 m2
- Tổng diện tích m2 mặt bích cần Bảo ôn là: 16 m2
Nhƣ vậy, theo Tài liệu hƣớng dẫn sản xuất sạch hơn trong sản xuất giấy và
bột giấy, về quá trình cân bằng nhiệt đã chỉ ra lƣợng nhiệt thất thoát tƣơng ứng với
tổn thất của lƣợng than phải đốt để sinh hơi cho nồi hơi là khoảng 10%.
Nhƣ vậy, thông qua việc Bảo ôn lại hệ thống đƣờng ống hơi và mặt bích của
lô xeo giấy sẽ giúp công ty tiết kiệm đƣợc khoảng:
600.000 kg than đá/năm x 10% x 3000đ/kg = 180.000.000đ/ năm

67
Chi phí vật liệu và nhân công cho công tác bảo ôn là:
23,2 m2 x 1.077.000 đ/m2 = 24.999.995 đ
Hiệu quả đem lại sau khi bảo ôn lại mặt bích lô xeo giấy và đƣờng ống là:
180.000.000đ – 24.999.995đ = 155.000.005 đ
3.7.1.3. Tận dụng bột giấy thải để đầu tư dây chuyền công nghệ
Với lƣợng bột giấy thải khoảng 15 tấn/năm, Doanh nghiệp tận dụng lƣợng
bột này cùng với các loại giấy phế thải để nghiền và đầu tƣ dây chuyền sản xuất
giấy làm bìa carton công suất 25 tấn/tháng, phục vụ cho nhu cầu làm bao bì cho
Doanh nghiệp và các sản phẩm giấy chất lƣợng thấp nhƣ giấy hàng mã....
- Tổng các hạng mục chi phí: 2.042.400.000đ, bao gồm:
+ Chi phí đầu tƣ dây chuyền: 1.200.000.000 đ;
+ Các hạng mục chi phí cho dây chuyền tái sử dụng bột giấy:
- Chi phí cho lƣơng công nhân: 6 x 2.200.000 x 12 tháng =
158.400.000 đ;
- Chi phí lãi vay ngân hàng: 14%/năm x 1.200.000.000 =
168.000.000đ;
- Chi phí phụ liệu: 300 tấn x 500.000đ = 150.000.000 đ;
- Chi phí điện, nƣớc, hơi: 300 tấn x 700.000 đ/tấn = 210.000.000 đ;
- Chi phí khấu hao: 120.000.000 đ.
- Doanh thu từ dây chuyền sản xuất: 300 tấn x 8.000.000đ = 2.400.000.000đ
Nhƣ vậy, lợi nhuận trƣớc thuế về đầu tƣ là:
2.400.000.000 – 2.042.400.000 = 357.600.000 đ

68
3.7.2. Hiệu quả môi trường
- Giảm thiểu lƣợng than thất thoát hàng năm do công tác quản lý sản xuất
chƣa tốt thông qua việc đầu tƣ nhà kho chứa than và bảo ôn lại hệ thống đƣờng ống
dẫn hơi và 02 mặt bích lô xeo giấy. Cụ thể lƣợng than đã tiết kiệm đƣợc trong 01
năm là khoảng: 60 tấn + 30 tấn = 90 tấn. Nhƣ vậy có thể nói hiệu quả môi trƣờng
đem lại từ tiết kiệm than là rất lớn thông qua việc giảm thiểu phát thải các chất khí
độc hại vào môi trƣờng.
Cụ thể ta tính đƣợc tải lƣợng các chất khí độc hại gây ô nhiễm môi trƣờng
giảm đƣợc thông qua việc giảm thiểu lƣợng than nhƣ sau:
Bảng 3.10: Hệ số các chất ô nhiễm khi đốt than

TT Chất ô nhiễm Do Đốt than (kg/tấn)

1 CO 2,5

2 NOx 5,5

3 PM10 4,4

4 SO2 19S

5 VOCs 0,025

Từ bảng hệ số phát thải các chất ô nhiễm khi đốt cháy hoàn toàn 01 tấn than,
ta có thể tính đƣợc lƣợng các loại khí thải tƣơng ứng khi đốt 90 tấn than nhƣ sau:
Bảng 3.11: Lượng phát thải các chất ô nhiễm khi đốt cháy 90 tấn than.

Hệ số phát thải Số lƣợng than Tổng lƣợng


Các chỉ tiêu ô
TT khi đốt than (tấn) phát thải
nhiễm
(kg/tấn)
1 CO 2,5 225

2 NOx 5,5 495


90
3 PM10 4,4 396

69
4 SO2 19S 1780 S

5 VOCs 0,025 2,25

Từ bảng trên cho thấy khi tiết kiệm đƣợc 90 tấn than đá/năm sẽ tƣơng đƣơng
với việc giảm thiểu phát thải lƣợng khí thải ra môi trƣờng với các thông số và số
lƣợng đƣợc tính tại bảng 3.11.
- Giảm thiểu lƣợng chất thải rắn nhờ đầu tƣ dây chuyền công nghệ tái sử
dụng lƣợng bùn thải làm giấy vệ sinh chất lƣợng thấp, giấy hàng mã, giấy bao bì.
Nhờ đầu tƣ công nghệ này, lƣợng chất thải giảm thiểu tƣơng ứng hàng năm là
1.673kg/tháng.
- Cải thiện các điều kiện vi khí hậu nhờ nâng cấp cải tạo hệ thống thông gió
tự nhiên của nhà xƣởng;
- Cải thiện chất lƣợng nƣớc thải đầu ra nhờ cải tiến hệ thống xử lý nƣớc thải
và tuần hoàn lại cho quá trình sản xuất.

70
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Kết luận
Kết quả nghiên cứu cho thấy, Doanh nghiệp tƣ nhân Anh Đức là cơ sở sản
xuất giấy nhỏ, mặc dù đã đƣợc tƣ vấn, hỗ trợ trong việc sử dụng nƣớc lƣợng hiệu
quả hơn trong năm 2008. Song, trong quy trình sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp
vẫn còn nhiều công đoạn chƣa hợp lý nhƣ: Bộ phận nồi hơi và cấp nhiệt cho lô xeo
giấy làm thất thoát nhiệt; bãi chứa than phục vụ cho lò hơi để ngoài trời không có
mái che gây thất thoát than và làm ẩm than vào các ngày mƣa sẽ ảnh hƣởng đáng kể
đến hiệu suất của lò hơi; nhà xƣởng không có hệ thống thông gió tự nhiên làm ảnh
hƣởng đến điều kiện làm việc của công nhân trong những ngày nóng bức....
Nghiên cứu cũng đã đánh giá về các lợi ích về mặt kinh tế và môi trƣờng nếu
doanh nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn, qua đó làm cơ sở để doanh nghiệp nghiên
cứu thực hiện, trong đó có một số biện pháp nếu áp dụng có thể nhận thấy ngay lợi
ích nhƣ: Bảo ôn lại hệ thống đƣờng ống hơi và mặt bích của lô xeo giấy (chi phí
thực hiện chỉ gần 25 triệu đồng, nhƣng hiệu quả kinh tế đem lại đƣợc 180 triệu
đồng/năm).
Áp dụng sản xuất sạch hơn đang đƣợc các doanh nghiệp và cơ quan quản lý
quan tâm, do các lợi ích của nó đem lại về môi trƣờng và kinh tế cho các doanh
nghiệp. Tuy nhiên, để việc áp dụng sản xuất sạch hơn đƣợc sử dụng rộng rãi trong
các doanh nghiệp, thì công tác truyền thông, nâng cao nhận thức và các chính hỗ trợ
của chính quyền là yếu tố quyết định thành công Chiến lƣợc sản xuất sạch hơn đã
đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt.

Khuyến nghị
Hiện nay, nhận thức của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp
trong nƣớc về sản xuất sạch hơn vẫn còn hạn chế, do đó các cơ quan quản lý nhà
nƣớc cần tăng cƣờng các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức cho các doanh
nghiệp.

71
Nhiều doanh nghiệp nhỏ mong muốn áp dụng sản xuất sạch hơn, song khả
năng tài chính của cơ sở còn hạn chế, vì vậy việc ban hành cơ chế ƣu đãi nhằm
khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn là cần thiết nhƣ: các cơ
sở áp dụng sản xuất sạch hơn có thể vay vốn Quỹ bảo vệ môi trƣờng hoặc vay ngân
hàng với lãi xuất thấp hơn; sản phẩm các cơ sở áp dụng sản xuất sạch hơn đƣợc
khuyến khích sử dụng....

Các cơ quan quản lý môi trƣờng cần tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra,
phát hiện và xử lý vi phạm nghiêm minh đối với các trƣờng hợp có hành vi vi
phạm, đồng thời có biện pháp bắt buộc các cơ sở này phải có biện pháp cải tiến kỹ
thuật, công nghệ nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng và áp dụng sản xuất sạch
hơn.

72
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Aquatech, 1997. A Benchmark of CurrentCleaner Production


Practices. Report submitted to Cleaner Industries Section – Environment Protection
Group – Environment Australia, Septemble 1997.

2. Bộ Công Thƣơng, 2012. Báo cáo tổng kết Hợp phần Sản xuất sạch
hơn trong công nghiệp (Chương trình Hợp tác phát triển Việt Nam Đan Mạch về
môi trường 2005-2011).
3. Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc, 2012. Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh
Phúc năm 2011.

4. Chính phủ, 2009. Quyết định số 1419/QĐ-TTg ngày 07/9/2009 của


Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp
đến năm 2020.

5. Cao Thế Hà, Nguyễn Hoàn Châu. Những nguyên lý cơ bản của công
nghệ xử lý nước. Bài giảng tập huấn nƣớc do CEWS và UNICEP tổ chức, tháng
9/1997.
6. Cao Thế Hà và các cộng sự, 2000. Nghiên cứu xử lý nước thải công
nghiệp giấy và bột giấy.
7. Doãn Thái Hòa, 2005. Bảo vệ môi trường trong công nghiệp bột giấy
và giấy. Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.
8. Đại học Khoa học Huế, 2011. Giáo trình sản xuất sạch hơn.

9. Hải Bằng, 2007. Cơ hội đầu tư dài hạn vào ngành giấy. Online:
http://vneconomy.vn/70715P0C7/co-hoi-dau-tu-dai-han-vao-nganh-giay.htm
(15/6/2010).
10. Nguyễn Phan Toàn, 2010. Nhu cầu về SXSH trong ngành giấy.
Online: http://www.giaythinhphat.com/news/view/14 (18/6/2010).
11. Trần Hữu Quế, 2009. Sản xuất sạch hơn ở ngành giấy, cơ hội tiết
kiệm cho doanh nghiệp. Online:

73
http://cp4bp.org/site/index.php?option=com_content&view=article&catid=1%3Ane
ws&id=86%3Asn-xut-sch-hn-nganh-giy-c-hi-tit-kim-cho-doanh-
nghip&Itemid=27&lang=en (18/06/2010).

12. Trần Hồng Phƣợng, 2007. Ô nhiễm từ ngành công nghiệp giấy và giải
pháp. Online: http://www.thiennhien.net/news/139/ARTICLE/3137/2007-09-
23.html (15/06/2010).

13. Trung tâm Công nghệ và Quản lý môi trƣờng CEFINEA, 1996. Báo
cáo khoa hoc: Nghiên cứu thực nghiệm xác định công nghệ thích hợp xử lý nước
thải công nghệ giấy và bột giấy. CEFINEA, TP HCM
14. UNEP – IE and CEST (nd), Trung tâm sản xuất sạch Việt Nam, 2008.
Tài liệu hướng dẫn sản xuất sạch hơn trong ngành giấy và bột giấy.

15. UNEP – IE and CEST, 1998. Cleaner Production in Pulp and Paper
Mills.

16. Yến Tuyết, 2009. Sản xuất sạch hơn – Một đòi hỏi cấp bách ở ngành
Giấy. Online:
www.tapchicongnghiep.vn/News/channel/1/News/273/10417/Chitiet.html
(18/9/2009).

74
PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Một số hình ảnh về Doanh nghiệp tƣ nhân Anh Đức

Ảnh 1: Bãi chứa than ngoài trời Ảnh 2: Khu vực để nguyên liệu

Ảnh 3: Khu vực mái che nhà xƣởng sản xuất

75
Ảnh 4,5,6,7: Hệ thống xử lý nƣớc thải

Ảnh 8,9: Khu vực sản xuất của Doanh nghiệp

76
Phụ lục 2. Phiếu điều tra
1. Phiếu điều tra tại Công ty TNHH Bình Xuyên 1
I. THÔNG TIN VỀ NGƢỜI CUNG CẤP THÔNG TIN
- Họ và Tên ngƣời cung cấp thông tin: Nguyễn Xuân Thịnh, Giới tính: Nam,
Tuổi: 60.

- Chức vụ: Phó Giám đốc.


II. THÔNG TIN VỀ DOANH NGHIỆP

1. Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp: Sản xuất giấy bao bì.
2. Cơ cấu nguồn nhân lực của doanh nghiệp:

- Tổng số cán bộ công nhân viên: 65 ngƣời, trong đó:

+ Lao động gián tiếp: 23 ngƣời, nam 8 ngƣời, nữ 15 ngƣời;


+ Lao động trực tiếp: 42 ngƣời, nam 32 ngƣời, nữ 10 ngƣời;

- Doanh nghiệp có cán bộ là kỹ sƣ về công nghệ giấy không? Không.

- Doanh nghiệp bộ phận chuyên trách quản lý môi trƣờng và an toàn lao
động không? Không.

- Doanh nghiệp cán bộ chuyên trách quản lý môi trƣờng và an toàn lao động
không? Không.

- Cán bộ nào trong doanh nghiệp chịu trách nhiệm quản lý môi trƣờng và an
toàn lao động? Kế toán làm kiêm nhiệm.
3. Nguyên nhiên liệu, hóa chất đầu vào sản xuất:

Danh mục nguyên, Định mức tiêu


TT Đơn vị tính Lƣợng tiêu thụ
nhiên liệu hao trên SP
1 Giấy phế liệu Tấn/tháng 195 Chƣa cung cấp
2 Nhựa thông Kg/tháng 273 đƣợc thông tin
3 Than Tấn/tháng 27
4 Phèn Kg/tháng 1.170
5 NaOH Kg/tháng 35
6 Dầu Kg/tháng 240
7 Điện Kwh/tháng 160.000

77
8 Nƣớc m3/tháng 250
- Nƣớc sản xuất m3/tháng 200
- Nƣớc sinh hoạt m3/tháng 50
4. Thông tin về sản phẩm:

TT Danh mục SP Đơn vị tính Sản lƣợng Tỷ lệ SP hỏng


1 Giấy làm carton Tấn/tháng 174Chƣa cung cấp
đƣợc thông tin
- Các sản phẩm hỏng hoặc không đạt yêu cầu xử đƣợc xử lý thế nào? Tái sử
dụng.
5. Thông tin về công nghệ sản xuất:
- Công nghệ sản xuất của đơn vị thuộc loại nào duới đây?

Nhập ngoại đồng bộ Sản xuất và lắp ráp trong nƣớc

Khác: Có gia công một vài phần trong nƣớc.


- Thông tin về đổi mới công nghệ của doanh nghiệp: Có đầu tƣ khoảng 100
triệu đồng.

- Thông tin về đánh giá trình độ công nghệ của doanh nghiệp: Chƣa có.

6. Thông tin về môi trƣờng.

- Doanh nghiệp đã lập loại hồ sơ môi trƣờng nào dƣới đây:

Báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng


Bản cam kết bảo vệ môi trƣờng

Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trƣờng

Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại


Giấy phép xả nƣớc thải vào nguồn nƣớc

- Hàng năm doanh nghiệp có thực hiện quan trắc môi trƣờng không? Có
- Nếu có, xin cho biết tần suất giám sát bao nhiêu lần một năm: 02 lần.

- Kết quả quan trắc môi trƣờng của doanh nghiệp có đạt yêu cầu trong Quy
chuẩn/tiêu chuẩn môi trƣờng cho phép không? Có.
- Nƣớc thải sản xuất phát sinh: 200 m3/tháng.

78
- Biện pháp xử lý nƣớc thải sản xuất: Lắng lọc thu hồi bột, sau đó xử lý kỵ
khí.

- Nƣớc thải sinh hoạt phát sinh: 20 m3/tháng.

- Biện pháp xử lý nƣớc thải sinh hoạt: Bể phốt.

- Chất thải rắn công nghiệp thông thƣờng phát sinh: 22.730 kg/tháng, bao
gồm:

Tên chất thải Số lƣợng (kg/tháng) Tên chất thải Số lƣợng (kg/tháng)
Xỉ than 2.410 Sản phẩm hỏng 19.230
Dây buộc, 1.040 Chất thải sinh 50
nilon hoạt
- Đã ký hợp đồng với đơn vị nào để thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải
rắn công nghiệp thông thƣờng: Công ty CP Môi trƣờng và Dịch vụ đô thị Vĩnh Yên.

- Chất thải nguy hại phát sinh: ít, chủ yếu là giẻ lau dính dầu, dầu thải, bóng
đèn huỳnh quang.

- Đã ký hợp đồng với đơn vị nào để thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải
nguy hại: Công ty CP Môi trƣờng và Dịch vụ đô thị Vĩnh Yên.

- Khí thải đơn vị phát sinh tại công đoạn nào: Nồi hơi.

- Biện pháp xử lý khí thải: Xử lý bằng màng nƣớc vôi trong.

7. Thông tin về đầu tƣ mới công nghệ và sản phẩm:


- Đơn vị có định hƣớng đầu tƣ cải tiến sản phẩm theo hƣớng thân thiện với
môi trƣờng không? Có

- Nếu có xin cho biết sẽ đầu tƣ trong khâu nào?


Thiết kế sản phẩm Đổi mới công nghệ sản xuất

Thay đổi NVL đầu vào Đổi mới công nghệ xử lý môi trƣờng

8. Thông tin về công tác an toàn và vệ sinh lao động


- Trong thời gian hoạt động, đơn vị đã xảy ra trƣờng hợp tai nạn lao động
nào chƣa? Có.

79
Nếu có xin cho biết mức độ tai nạn

Nặng Bình thƣờng

- Hàng năm đơn vị có tổ chức tập huấn an toàn lao động cho công nhân
không? Có

9. Thông tin về sản xuất sạch hơn:

- Đơn vị đã có cán bộ tham gia lớp tập huấn về SXSH nào chƣa? Chƣa
- Đơn vị đã có công đoạn nào trong sản xuất đƣợc áp dụng sản xuất sạch hơn
không? Không.

2. Phiếu điều tra tại Công ty TNHH Bình Xuyên 2


I. THÔNG TIN VỀ NGƢỜI CUNG CẤP THÔNG TIN

- Họ và Tên ngƣời cung cấp thông tin: Trần Thị Mỹ, Giới tính: Nữ, Tuổi: 30.

- Chức vụ: Trƣởng phòng Hành chính Kế toán.

II. THÔNG TIN VỀ DOANH NGHIỆP

1. Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp: Sản xuất bao bì hộp carton.
2. Cơ cấu nguồn nhân lực của doanh nghiệp:

- Tổng số cán bộ công nhân viên: 121 ngƣời, trong đó:

+ Lao động gián tiếp: 19 ngƣời, nam 8 ngƣời, nữ 11 ngƣời;

+ Lao động trực tiếp: 102 ngƣời, nam 56 ngƣời, nữ 46 ngƣời;

- Doanh nghiệp có cán bộ là kỹ sƣ về công nghệ giấy không? Không.

- Doanh nghiệp bộ phận chuyên trách quản lý môi trƣờng và an toàn lao
động không? Không.

- Doanh nghiệp cán bộ chuyên trách quản lý môi trƣờng và an toàn lao động
không? Không.

- Cán bộ nào trong doanh nghiệp chịu trách nhiệm quản lý môi trƣờng và an
toàn lao động? Kế toán làm kiêm nhiệm.
3. Nguyên nhiên liệu, hóa chất đầu vào sản xuất:

80
Danh mục nguyên, Định mức tiêu
TT Đơn vị tính Lƣợng tiêu thụ
nhiên liệu hao trên SP
1 Giấy cuộn Tấn/tháng 174 Chƣa cung cấp
2 Bột sắn Kg/tháng 870 đƣợc thông tin
3 Mực in Tấn/tháng 609
4 Than Kg/tháng 2.100
5 Dầu Kg/tháng 140
6 Điện Kwh/tháng 53.600
7 NaOH Kg/tháng 170
8 Nƣớc m3/tháng 580
- Nƣớc sản xuất m3/tháng 520
- Nƣớc sinh hoạt m3/tháng 60
4. Thông tin về sản phẩm:

TT Danh mục SP Đơn vị tính Sản lƣợng Tỷ lệ SP hỏng


1 Bao bì hộp carton Tấn/tháng 170 1%

- Các sản phẩm hỏng hoặc không đạt yêu cầu xử đƣợc xử lý thế nào? Tái sử
dụng tại doanh nghiệp.

5. Thông tin về công nghệ sản xuất:

- Công nghệ sản xuất của đơn vị thuộc loại nào duới đây?
Nhập ngoại đồng bộ Sản xuất và lắp ráp trong nƣớc

- Thông tin về đổi mới công nghệ của doanh nghiệp: Đầu tƣ công nghệ mới
của Italia, Đài Loan, Trung Quốc.

- Thông tin về đánh giá trình độ công nghệ của doanh nghiệp: Chƣa có.
6. Thông tin về môi trƣờng.

- Doanh nghiệp đã lập loại hồ sơ môi trƣờng nào dƣới đây:

Báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng


Bản cam kết bảo vệ môi trƣờng
Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trƣờng

Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại

Giấy phép xả nƣớc thải vào nguồn nƣớc

81
- Hàng năm doanh nghiệp có thực hiện quan trắc môi trƣờng không? Có

- Nếu có, xin cho biết tần suất giám sát bao nhiêu lần một năm: 02 lần.

- Kết quả quan trắc môi trƣờng của doanh nghiệp có đạt yêu cầu trong Quy
chuẩn/tiêu chuẩn môi trƣờng cho phép không? Có.

- Nƣớc thải sản xuất phát sinh chủ yếu từ công đoạn in, lò hơi.

- Biện pháp xử lý nƣớc thải sản xuất: Ký hợp đồng với KCN Bình Xuyên để
xử lý.

- Nƣớc thải sinh hoạt phát sinh: 50 m3/tháng.


- Biện pháp xử lý nƣớc thải sinh hoạt: Bể phốt, sau đó chảy vào hệ thống thu
gom, xử lý nƣớc thải tập trung của KCN Bình Xuyên.

- Chất thải rắn công nghiệp thông thƣờng phát sinh: 8.528 kg/năm, bao gồm:

Tên chất thải Số lƣợng (kg/năm) Tên chất thải Số lƣợng (kg/năm)
Xỉ than 187 Sản phẩm hỏng 8.290
Chất thải sinh 50
hoạt
- Đã ký hợp đồng với đơn vị nào để thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải
rắn công nghiệp thông thƣờng: Công ty CP Môi trƣờng và Dịch vụ đô thị
Vĩnh Yên.

- Chất thải nguy hại phát sinh: ít, chủ yếu là mực in thải giẻ lau dính dầu, dầu
thải, bóng đèn huỳnh quang.

- Đã ký hợp đồng với đơn vị nào để thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải
nguy hại: Công ty CP Môi trƣờng và Dịch vụ đô thị Vĩnh Yên.
- Khí thải đơn vị phát sinh tại công đoạn nào: Nồi hơi.
- Biện pháp xử lý khí thải: Xử lý bằng màng nƣớc vôi trong.

7. Thông tin về đầu tƣ mới công nghệ và sản phẩm:

- Đơn vị có định hƣớng đầu tƣ cải tiến sản phẩm theo hƣớng thân thiện với
môi trƣờng không? Chƣa

82
- Nếu có xin cho biết sẽ đầu tƣ trong khâu nào?

Thiết kế sản phẩm Đổi mới công nghệ sản xuất

Thay đổi NVL đầu vào Đổi mới công nghệ xử lý môi trƣờng
8. Thông tin về công tác an toàn và vệ sinh lao động
- Trong thời gian hoạt động, đơn vị đã xảy ra trƣờng hợp tai nạn lao động
nào chƣa? Chƣa.
Nếu có xin cho biết mức độ tai nạn

Nặng Bình thƣờng


- Hàng năm đơn vị có tổ chức tập huấn an toàn lao động cho công nhân
không? Có

9. Thông tin về sản xuất sạch hơn:

- Đơn vị đã có cán bộ tham gia lớp tập huấn về SXSH nào chƣa? Chƣa

- Đơn vị đã có công đoạn nào trong sản xuất đƣợc áp dụng sản xuất sạch hơn
không? Không.

3. Phiếu điều tra tại Công ty TNHH Việt Nhật


I. THÔNG TIN VỀ NGƢỜI CUNG CẤP THÔNG TIN

- Họ và Tên ngƣời cung cấp thông tin: Nguyễn Xuân Phúc, Giới tính: Nam,
Tuổi: 48.

- Chức vụ: Giám đốc điều hành sản xuất.


II. THÔNG TIN VỀ DOANH NGHIỆP

1. Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp: Sản xuất giấy bìa duplex.

2. Cơ cấu nguồn nhân lực của doanh nghiệp:

- Tổng số cán bộ công nhân viên: 60 ngƣời, trong đó:

+ Lao động gián tiếp: 9 ngƣời, nam 5 ngƣời, nữ 4 ngƣời;


+ Lao động trực tiếp: 51 ngƣời, nam 30 ngƣời, nữ 21 ngƣời;

- Doanh nghiệp có cán bộ là kỹ sƣ về công nghệ giấy không? Không.

83
- Doanh nghiệp bộ phận chuyên trách quản lý môi trƣờng và an toàn lao
động không? Không.

- Doanh nghiệp cán bộ chuyên trách quản lý môi trƣờng và an toàn lao động
không? Không.
- Cán bộ nào trong doanh nghiệp chịu trách nhiệm quản lý môi trƣờng và an
toàn lao động? Kế toán làm kiêm nhiệm.

3. Nguyên nhiên liệu, hóa chất đầu vào sản xuất:

Danh mục nguyên, Định mức tiêu


TT Đơn vị tính Lƣợng tiêu thụ
nhiên liệu hao trên SP
1 Bìa carton cũ Tấn/tháng 200
2 Báo cũ Tấn/tháng 50
3 Bột trắng Tấn/tháng 30
4 Than Tấn/tháng 60 300 kg/tấn giấy
5 Phèn đơn Kg/tháng 150 5 kg/tấn bột
trắng
6 Điện Kwh/tháng 57.240
7 Nhựa thông Kg/tháng 90 3 kg/tấn giấy
8 Nƣớc m3/tháng 100
- Nƣớc sản xuất m3/tháng 10
- Nƣớc sinh hoạt m3/tháng 90
4. Thông tin về sản phẩm:

TT Danh mục SP Đơn vị tính Sản lƣợng Tỷ lệ SP hỏng


1 Giấy bao bì Tấn/tháng 200

- Các sản phẩm hỏng hoặc không đạt yêu cầu xử đƣợc xử lý thế nào? Tái sử
dụng tại doanh nghiệp.

5. Thông tin về công nghệ sản xuất:


- Công nghệ sản xuất của đơn vị thuộc loại nào duới đây?
Nhập ngoại đồng bộ Sản xuất và lắp ráp trong nƣớc

- Thông tin về đổi mới công nghệ của doanh nghiệp: Chƣa

- Thông tin về đánh giá trình độ công nghệ của doanh nghiệp: Chƣa có.
6. Thông tin về môi trƣờng.

84
- Doanh nghiệp đã lập loại hồ sơ môi trƣờng nào dƣới đây:

Báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng

Bản cam kết bảo vệ môi trƣờng


Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trƣờng
Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại

Giấy phép xả nƣớc thải vào nguồn nƣớc


- Hàng năm doanh nghiệp có thực hiện quan trắc môi trƣờng không? Có
- Nếu có, xin cho biết tần suất giám sát bao nhiêu lần một năm: 01 lần.
- Kết quả quan trắc môi trƣờng của doanh nghiệp có đạt yêu cầu trong Quy
chuẩn/tiêu chuẩn môi trƣờng cho phép không? Có.

- Nƣớc thải sản xuất phát sinh ít, doanh nghiệp thu gom rồi tài tuần hoàn sản
xuất.

- Nƣớc thải sinh hoạt phát sinh: 80 m3/tháng.

- Biện pháp xử lý nƣớc thải sinh hoạt: Bể phốt, sau đó chảy vào hồ lớn trong
khuôn viên của Công ty.
- Chất thải rắn công nghiệp thông thƣờng phát sinh: Chƣa cung cấp thông tin.

- Đã ký hợp đồng với đơn vị nào để thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải
rắn công nghiệp thông thƣờng: Chƣa cung cấp thông tin.

- Chất thải nguy hại phát sinh: Chƣa cung cấp thông tin.
- Đã ký hợp đồng với đơn vị nào để thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải
nguy hại: Chƣa cung cấp thông tin.
- Khí thải đơn vị phát sinh tại công đoạn nào: Nồi hơi.
- Biện pháp xử lý khí thải: Xử lý theo hệ thống đi kèm nồi hơi, doanh nghiệp
chƣa kiểm tra.
7. Thông tin về đầu tƣ mới công nghệ và sản phẩm:

85
- Đơn vị có định hƣớng đầu tƣ cải tiến sản phẩm theo hƣớng thân thiện với
môi trƣờng không? Chƣa

- Nếu có xin cho biết sẽ đầu tƣ trong khâu nào?

Thiết kế sản phẩm Đổi mới công nghệ sản xuất

Thay đổi NVL đầu vào Đổi mới công nghệ xử lý môi trƣờng

8. Thông tin về công tác an toàn và vệ sinh lao động


- Trong thời gian hoạt động, đơn vị đã xảy ra trƣờng hợp tai nạn lao động
nào chƣa? Chƣa.
Nếu có xin cho biết mức độ tai nạn

Nặng Bình thƣờng

- Hàng năm đơn vị có tổ chức tập huấn an toàn lao động cho công nhân
không? Có

9. Thông tin về sản xuất sạch hơn:

- Đơn vị đã có cán bộ tham gia lớp tập huấn về SXSH nào chƣa? Chƣa

- Đơn vị đã có công đoạn nào trong sản xuất đƣợc áp dụng sản xuất sạch hơn
không? Không.

86
Phụ lục 3. Kết quả phân tích chất lƣợng môi trƣờng Doanh nghiệp tƣ nhân
Anh Đức

1. Kết quả phân tích chất lƣợng nƣớc thải


Ngày lấy mẫu: 18/9/2012
Thời gian phân tích: Từ ngày 18/9 đến ngày 24/9/2012
Tình trạng hoạt động: Hoạt động bình thƣờng
Vị trí lấy mẫu và ký hiệu mẫu:
- NT: Nƣớc thải tại cửa xả ra hệ thống thoát nƣớc chung của CCN
Phƣơng pháp lấy mẫu: Lấy mẫu theo TCVN 5999:1995

Bảng tổng hợp kết quả phân tích

Giá trị giới


Phƣơng pháp Đơn vị
TT Tên chỉ tiêu Kết quả hạn Cmax
phân tích tính
B
1 Màu sắc TCVN 6185:1996 Pt-Co 19,034 162
2 pH* TCVN 6492:2011 - 7,98 5,5-9
Tổng chất rắn lơ
3 TCVN 6625:2000 mg/l 101 108
lửng (TSS)*
Nhu cầu ôxy sinh
4 TCVN 6001-1:2008 mg/l 38,16 54
hóa (BOD5)*
Nhu cầu ôxy hóa
5 TCVN 6491:1999 mg/l 69,33 162
học (COD)*

Ghi chú
- Giá trị giới hạn: Trích theo QCVN 12:2008/BTNMT Quy chuẩn này
quy định giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nƣớc thải
công nghiệp giấy và bột giấy khi xả vào nguồn tiếp nhận
- Giá trị tối đa Cmax của các thông số ô nhiễm trong nƣớc thải đƣợc tính
nhƣ sau
Cmax=C x Kq x Kf
Trong đó:
+ Cmax là giá trị tối đa cho phép của thông số ô nhiễm trong nƣớc thải
công nghiệp khi xả vào nguồn tiếp nhận nƣớc thải, tính bằng mg/lít

87
+ C là giá trị của các thông số ô nhiễm
+ Cột B1 quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán
giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nƣớc thải của các cơ sở
chỉ sản xuất giấy khi thải vào nguồn nƣớc không dùng cho mục đích cấp nƣớc
sinh hoạt.
+ Kq là hệ số lƣu lƣợng / dung tích nguồn tiếp nhận nƣớc thải. Nguồn
tiếp nhận nƣớc thải của Doanh nghiệp là sông Bến Tre (chƣa rõ số liệu về lƣu
lƣợng chảy) nên áp dụng Kq = 0,9
+ Kf là hệ số lƣu lƣợng nguồn thải: Lƣu lƣợng nguồn thải của công ty
nằm trong khoảng F ≤ 50m3/ ngày đêm, ứng với Kf = 1,2
- Các chỉ tiêu có dấu (*) đã đƣợc cấp chứng chỉ ISO/IEC 17025:2005 mã Vilas
329.

2. Kết quả phân tích môi trƣờng không khí


Ngày lấy mẫu: 18/9/2012
Đặc điểm thời tiết: Trời mát, gió nhẹ
Thiết bị sử dụng: Máy lấy mẫu khí SKC máy lấy mẫu bụi Kanomax, máy đo
nhiệt độ, độ ẩm Sato, và các thiết bị phụ trợ khác trong phòng thử nghiệm.
Vị trí lấy mẫu và ký hiệu mẫu:
- KK1: Khu vực nhà điều hành
- KK2: Khu vực cổng công ty
- KK3: Khu vực đầu xƣởng sản xuất

Bảng tổng hợp kết quả phân tích/đo


Tên Phƣơng pháp Kết quả Giá trị
TT Đơn vị
chỉ tiêu phân tích KK1 KK2 KK3 giới hạn
0
1 Nhiệt độ Đo nhanh C 26,5 26,5 27,5 -
2 Độ ẩm Đo nhanh % 75,5 75,5 7205 -
3 Vận tốc gió Đo nhanh m/s 1,2 1,1 1,0 -
4 Hƣớng gió Đo nhanh - ĐN ĐN ĐN -
5 Tiếng ồn Đo nhanh dBA 63,1 63,2 65 70
6 Bụi lơ lửng Trọng lƣợng mg/m3 0,23 0,22 0,25 0,3
7 CO 52TCN 352-89 mg/m3 5,5 5,1 5,4 30
8 SO2 TCVN 5971:1995 mg/m3 0,016 0,020 0,015 0,35
9 NO2 TCVN 6137:1996 mg/m3 0,024 0,032 0,017 0,2
Ghi chú

88
- Giá trị giới hạn: Trích theo QCVN 05:2009/BTNMT Quy chuẩn quy
định giá trị giới hạn các thông số cơ bản trong không khí xung quanh
- Quy chuẩn này áp dụng để đánh giá chất lƣợng không khí xung quanh
- Tiếng ồn: Trích theo QCVN 26:2010/BTNMT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về tiếng ồn
- (-) Quy chuẩn không quy định cụ thể.

89

You might also like