Tvcs

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

Các loại hình ngôn ngữ trên thế giới : ngôn ngữ đơn lập, ngôn ngữ hòa

kết , ngôn ngữ chắp dính và


ngôn ngữ đa tổng hợp.
Đặc điểm loại hình của tiếng Việt: từ không biến đổi hình thái, sử dụng chủ yếu hư từ, trật tự từ đề thể
hiện YNNP và QHNP, số lượng hình vị trùng với từ đơn trùng với âm tiết khá lớn, Khái niệm từ loại rất
mơ hồ .
Chữ viết và chữ viết tiếng Việt :
Chữ viết là hệ thống kí hiệu đồ họa dùng để cố định hóa ngôn ngữ bằng âm thanh. Chữ viết ra đời để khắc
phục hạn chế về không gian và thời gian của NN bằng âm thanh.Tiền thân của chữ viết là dùng hiện vật
và dùng hình vẽ. Có hai kiểu chữ viết là chữ viết ghi ý và chữ viết ghi âm (ghi âm tiết và ghi âm vị)
Tiếng Việt đã trải qua hai hình thức chữ viết là chữ Nôm và chữ quốc ngữ
Thời điểm xuất hiện chữ Nôm
Phạm Huy Hổ, chữ Nôm có từ thời Hùng Vương, bài vị các thần đời vua Hùng. Nguyễn Văn San, chữ
Nôm có từ thời Sĩ Nhiếp, cuối đời Đông Hán, TKII. Nguyễn Văn Tố, cuối TK VIII (791), danh xưng gọi
Phùng Hưng “Bố cái đại vương”. Chữ Nôm được đặt ra từ thời Hàn Thuyên, TK XIII.Chữ Nôm ra đời
sau khoảng TKXI, dựa vào đặc điểm cấu trúc chữ Nôm, vào cứ liệu ngữ âm lịch sử tiếng Hán và tiếng
Việt, so sánh đối chiếu hệ thống âm tiếng Hán và tiếng Hán Việt.Từ thế kỷ XIII - XVIII phát triển mạnh
mẽ trong văn chương. Năm 1920, thực dân pháp cấm dùng chữ Nôm
Chữ Nôm được hình thành dựa theo mẫu tự chữ Hán.
Xuất hiện sớm nhất vào khoảng TK XI (khi đã hoàn thiện cách đọc Hán – Việt ).Chữ Nôm đó là một
loại văn tự khối vuông. Đây là một loại văn tự ghi ý. Hệ thống chữ Nôm có 3 loại chữ: Chữ Hán dùng
nguyên dạng, Chữ Nôm được kết hợp từ hai chữ Hán, Chữ Nôm kết hợp một chữ Hán với một chữ Nôm.
Chữ quốc ngữ là một lối chữ viết ghi âm dùng chữ Latinh. Xuất hiện vào TK XVII (1651), đánh dấu
bằng việc xuất bản.ba tác phẩm nổi tiếng: Từ điển Việt – Bồ - La, Báo cáo văn tắt về tiếng An Nam hay
tiếng Đông Kinh, Phép giảng tám ngày. Nguyên nhân nội tại: tiếng Việt có tính thống nhất khá cao, đặc
biệt ở bình diện ngữ âm.Người có công lớn sáng tạo là giáo sĩ Alexandre de.Rhodes. Giáo sĩ Pigneaux de
Béhaine là người hoàn thiện chữ quốc ngữ (Từ điển Việt – La, xuất bản 1772). Chữ quốc ngữ hiện vẫn
tồn tại một số hạn chế
Các họ ngôn ngữ ở đông nam á: họ hán tạng, họ nam đảo, họ thái- ka đai, họ mèo (mông)- dao, họ nam
á
Âm tiết và đặc điểm âm tiết tiếng Việt: Âm tiết (syllable) là đơn vị phát âm nhỏ nhất.
Về ranh giới âm tiết, hình vị, từ đơn thường trùng nhau.Cấu trúc âm tiết gồm 5 thành tố: thanh điệu, âm
đầu, âm đệm, âm chính và âm cuối. 4 loại âm tiết: mở, nửa mở, nửa đóng và đóng.
Đặc điểm âm tiết tiếng Việt: Có tính độc lập cao. Có khả năng biểu hiện nghĩa. Có cấu trúc chặt chẽ
Cấu trúc âm tiết : Âm tiết -> 3 phần : phần đầu, hạt nhân, phần cuối
Cấu trúc âm tiết tiếng Việt : Âm tiết-> 3 phần : thanh điệu, âm đầu , vần . Trong vần có âm đệm, âm
chính, âm cuối.
Các kiểu âm trong tiếng Việt: Âm tiết mở : âm tiết kết thúc bằng nguyên âm. Âm tiết đóng: âm tiết kết
thúc bằng phụ âm tắc vô thanh( p,t,c,ch). Âm tiết nửa đóng: âm tiết kết thúc bằng phụ âm vang
(m,n,ng,nh) . âm tiết nửa mở: Âm tiết kết thúc bằng bán nguyên âm ( o,u,I,y)
Âm vị và hệ thống âm vị tiếng việt:
 Đơn vị tối thiểu của hệ thống ngữ âm của một ngôn ngữ dùng để cấu tạo và phân biệt vỏ âm thanh của
các đơn vị có nghĩa của ngôn ngữ. Kí hiệu phiên âm: /a/, /b? Phân biệt nhau ở đặc trưng âm học và
cấu âm
Hệ thống âm vị tiếng Việt: hệ thống thanh điệu, hệ thống âm đầu, hệ thống đệm , hệ thống âm chính, hệ
thống âm cuối
Thanh điệu là sự nâng cao hoặc hạ thấp giọng nói trong một âm tiết có tác dụng cấu tạo và khu biệt
vỏ âm thanh của từ hoặc hình vị.
Tiếng Việt có 6 thanh điệu: 1: không dấu, 2 huyền, 3 ngã, 4 hỏi, 5 sắc ,6 nặng. 1 và 6: âm điệu bằng trắc,
3: âm điệu gãy- không gãy, 2 4 5 âm vực cao – thấp.
Hệ thống âm đầu
Chức năng mở đầu âm tiết và nhận diện ranh giới âm tiết.
Âm đầu bao giờ cũng là phụ âm và phần lớn có chữ viết để ghi. Có tất cả 22 phụ âm làm nhiệm vụ âm
đầu. Có 10 phụ âm đầu được thể hiện bằng 1 con chữ: b, m, n,v, t, đ, x, s, l, h. Có 9 phụ âm đầu được
ghép từ 2 con chữ: ph, th, kh, tr, gi, nh, ng, ch, gh. Có 1 phụ âm được ghép từ 3 con chữ: ngh Một số
trường hợp 1 âm vị được thể hiện bằng 2 hoặc 3 cách viết: /z/, /k/, / ɣ /, /ŋ/
Hệ thống âm đệm
Âm đệm /w/ có chức năng làm trầm hoá âm sắc của âm tiết.Trên chữ viết được thể hiện bằng hai con
chữ: o và u. Có cấu tạo gần giống như nguyên âm làm âm chính /u/ nhưng khác với âm chính ở vị trí và
chức năng. Không xuất hiện trong các âm tiết có yếu tố tròn môi
Hệ thống âm chính:
Âm chính là một trong hai thành tố hạt nhân của âm tiết, thể hiện âm sắc của âm tiết. Là nơi ghi dấu
thanh và làm đỉnh âm tiết. Âm chính do nguyên âm đảm nhiệm. Tiếng Việt có 13 nguyên âm đơn và 3
nguyên âm đôi làm âm chính: /i, e, ε, ɤ, ɤˇ, a, ɯ, ă, u, o, ɔ, ɔˇ, εˇ, ie, ɯɤ, uo/. 10 nguyên âm chỉ có một
cách thể hiện trên chữ viết: /e, ε,ɤ, ɤˇ, a, ɯ, ă, u, o, ɔˇ/. 5 nguyên âm có 2 cách thể hiện: /i, ɔ, εˇ, ɯɤ, uo/ 1
nguyên âm có 4 cách thể hiện: / ie /.
Hệ thống âm cuối
Âm cuối có chức năng kết thúc âm tiết.Tiếng Việt có 8 âm cuối, trong đó có 6 phụ âm /m,
n, ŋ, p, t, k/ và hai bán nguyên âm /-w, -j/.
Chính tả và 1 số quy tắc chính tả
Chính tả là sự chuẩn hóa hình thức chữ viết của ngôn ngữ. Đó là một hệ thống các quy tắc về cách viết
các âm vị, âm tiết, từ, cách dùng dấu câu, lối viết hoa.
Quy tắc viết hoa tên riêng tiếng Việt
 Tên người và tên địa điểm  Tên tổ chức, cơ quan  Quy tắc viết tên riêng, thuật ngữ không phải
tiếng Việt.  Viết tắt  Dùng dấu câu
Quy tắc viết tên riêng tiếng nƣớc ngoài:
 Viết nguyên dạng: Washington,  Phiên âm  Phiên âm trực tiếp: I-ta-li-a (Italia), Ô-xtrây-li-a
(Australia), Pa-ri (Paris).  Phiên âm gián tiếp qua tiếng Hán: Luân Đôn (London); Hàn Quốc
(Korea); Úc (Australia)  Dịch nghĩa  Trường Giang (長江, pinyin: Cháng Jiāng); Nam Phi (South
Africa), Thái Bình Dương (The Pacific Ocean), Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (United Nations Children's
Fund - UNICEF); Tổ chức Y tế thế giới ((World Health Organization - WHO).  Chuyển tự: Chuyển tự
từ các văn tự không phải Latinh sang chữ Latinh còn gọi là Latinh hoá: Hú Jǐntāo (Hồ Cẩm Đào); Xí
Jìnpíng (Tập Cận Bình), Tchaikovskiy
Viết hoa các trƣờng hợp khác:
 Tên các huân huy chương  Tên chức vụ, học hàm, học vị, danh hiệu  Tên các ngày lễ, ngày kỷ
niệm  Tên các năm âm lịch, ngày tết trong năm  Tên các sự kiện lịch sử và các triều đại  Tên các
loại văn bản  Tên các tác phẩm, sách báo, tạp chí  Tên gọi các tôn giáo, giáo phái, ngày lễ tôn giáo
Dấu câu:
Dấu chấm, 2) Dấu phảy,3) Dấu chấm hỏi,4) Dấu chấm than,5) Dấu chấm lửng,6) Dấu hai chấm,7) Dấu
chấm phảy,8) Dấu gạch ngang,9) Dấu ngoặc đơn,10) Dấu ngoặc kép,11) Dấu móc vuông,12) Kết hợp dấu

Từ vụng và từ tiếng Việt


Từ vựng là tập hợp tất cả các từ và các đơn vị tương đương với từ trong ngôn ngữ.
 Đơn vị tương đương với từ là cụm từ cố định, cái mà người ta vẫn quen gọi là thành ngữ, quán ngữ,
như: con gái rượu, áo gấm đi đêm, của đáng tội…
 Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa của ngôn ngữ, có kết cấu vỏ ngữ âm bền vững, hoàn chỉnh, có chức
năng gọi tên, được vận dụng độc lập, tái hiện tự do trong lời nói để tạo câu.
Cấu tạo từ tiếng việt
Đơn vị cấu tạo từ là các tiếng.
 Tiếng là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa của ngôn ngữ và dùng để cấu tạo từ.  Về hình thức: Tiếng
trùng với âm đoạn phát âm tự nhiên nhỏ nhất (âm tiết)  Về nội dung: Tiếng là đơn vị nhỏ nhất có nội
dung được thể hiện. Sự có mặt hay vắng mặt của tiếng trong lời nói bao giờ cũng đem đến những tác
động về mặt này hay mặt khác (đỏ, đỏ chói, đo đỏ, đỏ rực… )
Cụm từ cố định: Cụm từ cố định do một số từ hợp lại; tồn tại với tư cách là đơn vị làm sẵn như từ, có
thành tố cấu tạo và ngữ nghĩa cũng ổn định như từ.  VD: mẹ tròn con vuông, kẻ cắp bà gì gặp nhau, kẻ
tám lạng người nửa cân, nói dại bỏ quá…
 Đặc điểm:  cấu trúc và ngữ nghĩa ổn định (đơn vị làm sẵn của hệ thống ngôn ngữ)  chức năng
định danh, tham gia cấu tạo câu  có tính thành ngữ
Phân loại cụm từ cố định: Ngữ cố định và thành ngữ . Ngữ cố định: quán ngữu và ngữ cố định
Thành ngữ: là cụm từ cố định; hoàn chỉnh về cấu trúc và ý nghĩa; nghĩa của chúng có tính hình tượng và
hoặc có giá trị gợi cảm
 Căn cứ vào cơ chế cấu tạo: (1) thành ngữ so sánh (lạnh như tiền); (2) thành ngữ miêu tả ẩn dụ
(bán bò tậu ễnh ương)
Quán ngữ là những cụm từ được dùng đi dùng lại trong các loại văn bản để đưa đẩy, rào đón, nhấn
mạnh, lôi kéo sự chú ý của người khác, liên kết nội dung.  Phong cách hội thoại: của đáng tội, nói thật
là…  Phong cách viết: như trên đã nói , đáng chú ý là…
Ngữ cố định định danh là những cụm từ cố định, gọi tên sự vật.  Thường có 1 thành tố
chính -TTC và một vài thành tố phụ miêu tả sự vật được nêu ở TTC. Nó miêu tả chủ yếu bằng con
đường so sánh nhưng không có từ so sánh  VD: mắt lá răm, tóc rễ tre
Nghĩa của từ: Nghĩa của từ là những liên hệ được xác lập trong nhận thức chúng ta giữa từ với những
cái mà từ chỉ ra (nghĩa biểu vật , biểu niệm,ngữ dụng, cấu trúc)
Nghĩa biểu vật là những liên hệ giữa từ với sự vật mà nó chỉ ra.Nghĩa biểu niệm là những liên hệ giữa từ
với ý. Nghĩa ngữ dụng là những liên hệ giữa từ với thái độ chủ quan, cảm xúc của người nói. Nghĩa cấu
trúc là những liên hệ giữa từ với các từ khác trong hệ thống từ vựng.
Phân loại từ trong tiếng Việt: theo nguồn gốc: từ thuần việt và từ ngoại lai. Phạm vi sử dụng: Từ toàn
dân, tiếng long, phương ngữ, thuật ngữ, từ nghề nghiệp, theo ngữ nghĩa: Số lượng nghĩa ( từ dơn nghĩa,
đa nghĩa), quan hệ ngữ nghĩa( từ đồng âm, đồng nghĩa, trái nghĩa)
Cơ sở chuyển nghĩa của từ
Ẩn dụ là một phương thức chuyển tên gọi dựa trên sự liên tưởng so sánh những mặt, những thuộc tính…
giống nhau giữa các đối tượng được gọi tên. VD: mũi  mũi kim, mũi tấn công .
Hoán dụ là một phương thức chuyển tên gọi dựa trên mối liên hệ lôgic giữa các đối tượng được gọi tên.
 VD: TP Bắc Kinh  Bắc Kinh vừa tuyên bố phong tỏa thành phố.

Ngữ Pháp : Là một ngành của ngôn ngữ học nghiên cứu sự hoạt động, sự hành chức theo những quy
tắc nhất định để biến các đơn vị ngôn ngữ thành các đơn vị giao tiếp.
Phân nghành: Từ pháp học và cú pháp học ▪ Cú pháp học đại cương và ngữ pháp học cụ thể.
Đặc điểm: ▪ Có tính khái quát cao ▪ Có tính ổn định, bền vững ▪ Có mối quan chặt chẽ với ngữ âm và từ
vựng
Từ pháp học :Đối tượng nghiên cứu là các từ, với mục đích xác định các quy tắc biến đổi từ, quy tắc cấu
tạo từ, đặc tính ngữ pháp của từ loại
Cú pháp học : Nghiên cứu quy tắc kết hợp từ, nhóm từ thành các kết cấu cú pháp để ngôn ngữ trở thành
phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của loài người.

Quan niệm về từ loại: ❖ Lịch sử nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt có hai xu hướng:
❑ Một xu hướng cho rằng từ vựng tiếng Việt không được định loại ❑ Xu hướng khác là số đông các nhà
nghiên cứu tiếng Việt cho rằng tiếng Việt vẫn có từ loại và tồn tại những dấu hiệu khách quan để định
loại.
Từ loại là những lớp từ có cùng bản chất ngữ pháp, được phân chia theo ý nghĩa khái quát, theo khả năng
kết hợp với các từ ngữ khác trong ngữ lưu và thực hiện những chức năng ngữ pháp nhất định ở trong câu.
Ý nghĩa ngữ pháp Là nghĩa chung cho cả một lớp từ (ý nghĩa đi kèm với từ). Ở tiếng Việt, ý nghĩa này
không có dấu hiệu âm thanh biểu hiện ngay trong từ, nó chỉ tiềm ẩn trong từ và chỉ bộc lộ ra khi từ kết
hợp với từ khác
Chức vụ cú pháp Là vị trí của từ trong mối liên hệ ngữ pháp với từ (cụm từ) khác trong câu. Có thể gọi
chức vụ cú pháp của từ trong câu là thành phần câu

Khả năng kết hợp - Là cái thể tiềm ẩn của mỗi từ trong việc kết hợp với từ khác để tự bộc lộ bản tính
của mình - Có 2 cách xét khả năng kết hợp: +Dùng từ chứng +Dùng cụm từ chính phụ
Từ thực là những từ có ý nghĩa từ vựng. Từ hư là những từ chỉ có ý nghĩa ngữ pháp, chỉ có thể hoạt
động bên cạnh những thực từ.
Đây là 2 vấn đề ngữ pháp khác nhau: Loại từ là những từ luôn đi trước danh từ để quy loại danh từ. ▪
Trong tiếng Việt số lượng loại từ không nhiều, vd: con (con mèo); cái (cái bàn), chiếc (chiếc áo)…
Phụ từ ( phó từ) : Là những từ đi kèm danh từ, động từ, tính từ, bổ sung ý nghĩa cho danh từ, động từ &
tính từ.Phân loại: - Phó từ cho DT, mang nghĩa chỉ số: những, các, mấy,…- Phó từ cho vị từ (ĐT
&TT): đều, vẫn, cứ, còn, nữa, …
Vai trò & chức vụ cú pháp - Tham gia vào việc tổ chức một thành tố cú pháp - Đại bộ phận phó từ
đứng trước DT, ĐT, TT, làm thành tố phụ trước cho cấu trúc ngữ. (các bạn, những đường phố, …) - Giúp
xác định quan hệ cú pháp, xác định thành phần câu & vạch ranh giới các cấu trúc ngữ.

Kết từ: từ nối các từ ngữ hoặc các câu với nhau nhằm thể hiện mối quan hệ (bình đẳng, chính phụ) giữa
các từ ngữ hoặc các câu
Tình thái từ: là những thêm vào câu để cấu tạo câu theo mục đích nói hoặc biểu thị sắc thái, cảm xúc của
người nói. ❖ Chỉ xuất hiện ở bậc câu

Trợ từ: Gia tăng một sắc thái nghĩa cho từ, ngữ hoặc một câu, một cấu trúc trên câu (đoạn văn) nhằm
nhấn mạnh vào một nội dung cụ thể, một quan hệ cụ thể trong phát ngôn. ❖ Không có mặt trong cấu tạo
của nhóm từ

❖ Thán từ Dùng để biểu thị cảm xúc và có quan hệ trực tiếp với cảm xúc, không có nội dung ý nghĩa rõ
rệt - Không tham gia vào cấu trúc câu

Cụm từ là gì? ❑ Là kết quả của sự mở rộng một từ để bổ sung ý nghĩa cho nó. Những yếu tố dùng để mở
rộng một từ có thể là thực từ hoặc hư từ.❑ Phân loại : Theo quan hệ ngữ pháp ▪ 1 Cụm từ đẳng lập ▪2
Cụm từ chủ vị ▪ 3 Cụm từ chính phụ
1. Là loại cấu tạo do nhiều thành tố liên kết theo quan hệ song song VD: Ông chủ
đứng dậy chào, bắt tay, mời ngồi
2. Là loại cấu tạo mà ngữ pháp truyền thống gọi là mệnh đề. Có 2 thành tố liên kết chặt chẽ với
nhau là chủ tố & vị tố. VD: Chúng ta thi đua là chúng ta yêu nước.
3. Là kiểu cấu tạo có thành tố phụ bổ nghĩa cho thành phần trung tâm VD: Việt Nam đã lên phương
án đối phó với đợt Covid này.

Đoản ngữ : Là một tổ hợp từ gồm có một trung tâm nối liền với các thành tố phụ bằng quan hệ chính
phụ. Cấu tạo gồm một trung tâm và một hay một số thành tố phụ quay quần xung quanh trung tâm.
Là một đơn vị trung gian giữa từ và câu✓ Mang các đặc trưng ngữ pháp của trung tâm ✓ Có chức năng
định danh thực tại hóa.

Động ngữ: là nhóm từ chính phụ có động từ làm thành tố chính. Cấu tạo gồm 3 phần:- Thành tố phụ
trước - Thành tố trung tâm - Thành tố phụ sau. /- Từ hư xuất hiện phía trước thành tố chính - Từ thực
phân bổ ở phía sau trung tâm.. Yếu tố phụ càng nhiều thì nghĩa càng đầy đủ

Câu là đơn vị của ngôn ngữ có cấu tạo ngữ pháp tự lập và có ngữ điệu kết thúc, mang một tư tưởng
tương đối trọn vẹn có kèm thái độ của người nói hoặc chỉ biểu thị thái độ của người nói, giúp hình thành
và biểu hiện, truyền đạt tư tưởng, tình cảm với tư cách là đơn vị thông báo nhỏ nhất.

Một số lỗi câu: Câu sai cấu tạo, câu sai quan hệ ngữ nghĩa, câu chập cấu trúc, câu sai logic, câu mơ hồ.

Thế nào là một câu mơ hồ? ❖ Xét ví dụ: Con có ăn chiếc bánh mẹ mua sáng nay không?

2 cách hiểu: + Hỏi về nguyện vọng của con: muốn ăn chiếc bánh hay không? + Tra hỏi về việc đã xảy ra:
có phải đứa con đã ăn chiếc bánh không?→ Câu mơ hồ là một câu trong khi có một biểu hiện duy nhất ở
cấp độ ngôn ngữ này thì lại có hai cách biểu hiện ở cấp độ ngôn ngữ khác.

❑ Mơ hồ từ vựng

Hiện tượng mơ hồ từ vựng là hiện tượng đồng âm hoặc đa

nghĩa của từ vựng.

❑ Mơ hồ cú pháp Kiểu câu mơ hồ này có đặc điểm là các từ ngữ trong câu đều rõ ràng, nhưng có một từ
hoặc cụm từ trong câu không rõ kết hợp với yếu tố đứng trước nó hay yếu tố đứng sau nó.

❑ Mơ hồ logic/ Mơ hồ quy chiếu Kiểu câu mơ hồ này xuất hiện do không rõ ai nói? Ai nghe? ai là
người thứ ba được nhắc tới?

Cách chữa

❑ Mơ hồ từ vựng: thay từ nhiều nghĩa gây mơ hồ bằng từ khác đơn nghĩa.

❑ Mơ hồ ngữ pháp và logic: ▪ Dùng dấu phẩy để phân cách rõ ràng các thành phần câu, làm mất đi
những khả năng kết hợp mà ta không mong muốn. ▪ Thay đổi trật tự từ ngữ ▪ Thêm bớt từ ngữ, nhất là các
từ hư
Hiện tượng chập cấu trúc trong những câu sai là hiện tượng lấy 1 phần hoặc toàn bộ một cấu trúc này
gắn với một phần hay toàn bộ một cấu trúc khác. Kết quả là dẫn tới sự không nhất quán về cấu trúc trong
một câu. VD: Muốn tiêu diệt nạn đói, thì phải nâng cao năng suất cả trong nông nghiệp, trong ngành vận
tải và trong công nghiệp nữa.

Chập 2 cấu trúc:

+ Cả A lẫn B (nữa) + Cả A nữa → Muốn tiêu diệt nạn đói, thì phải nâng cao năng suất trong nông
nghiệp, trong ngành vận tải và cả trong công nghiệp nữa

Liên kết là mạng lưới các mối liên hệ tạo nên sự gắn kết giữa các câu với nhau Liên kết được chia
hai loại: liên kết hình thức và liên kết nội dung Tính liên kết chính là nhân tố quan trọng nhất có tác
dụng biến một chuỗi câu thành văn bản.

Phương thức liên kết là liên kết hình thức của hai câu văn được thực hiện bằng các phương tiện ngôn
ngữ. ▪ Trong hai câu liên kết với nhau có một câu làm chỗ dựa được gọi là chủ ngôn và một câu nối kết
với câu chủ được gọi kết ngôn. ▪ Chủ tố, kết tố ▪ VD: (1) Cơm xong, An trở về phòng nằm xem báo. (2)
Nó chưa đọc hết nửa trang báo thì nghe tiếng gọi ngoài cửa.

Phép lặp:

Lặp từ vựng• Lặp lại trong kết ngôn yếu tố từ vựng đã có ở chủ ngôn. • VD: Trung ương đã nhất trí về
đường lối chính sách, chỉ tiêu, biện pháp. Chúng ta phải biến sự nhất trí ấy thành quyết tâm.

Lặp ngữ pháp • Lặp lại trong kết ngôn mô hình cấu trúc của chủ ngôn và các hư từ • VD1: Từng ngày,
mẹ thầm đoán con đã đi đến đâu. Từng giờ, mẹ thầm hỏi con đang làm gì. • VD2: Họ đòi ưu đãi, họ đòi
danh dự và địa vị. Họ đòi hưởng thụ

Lặp ngữ âm: • Lặp lại trong kết ngôn những yếu tố ngữ âm đã có ở chủ ngôn • VD1: Muôn ngàn đời biết
ơn chiếc gậy tầm vông đã dựng lên thành đồng Tổ quốc! Và sông Hồng bất khuất có cái chông tre • VD2:
Mỗi tiếng reo trở thành một nốt nhạc. Mỗi ánh pháo là một hạt kim cương

Phép đối: Là phương thức liên kết thể hiện ở việc sử dụng trong kết ngôn một ngữ đoạn có ý nghĩa đối
lập với một ngữ đoạn nào đó có ở chủ ngôn. - Chủ tố và đối tố

Phép đối không đồng nhất với các khái niệm “từ trái nghĩa”, “hiện tượng trái nghĩa”

Đối trái nghĩa: Sử dụng ở kết ngôn một ngữ đoạn có ý nghĩa đối lập với một ngữ đoạn nào đó có ở chủ
ngôn. ▪ Chủ tố, đối tố ▪ VD: Những người yếu đuối vẫn hay hiền lành. Muốn ác phải là kẻ mạnh

Đối phủ định: ▪Kiểu đối mà một trong hai yếu tố liên kết là dạng phủ định của yếu tố liên kết kia ▪VD:
Họ tưởng Soạn ngủ, càng trêu tợn. Nhưng Soạn không ngủ, nước mắt chảy ướt cả gối.

Đối miêu tả: ▪ Một trong 2 yếu tố liên kết là cụm từ miêu tả ▪ VD: Nó cười rúc rích, rồi trở mình một cái,
ngáy khò khò luôn. Ông Sần không ngủ, nằm cân nhắc một lúc

Đối lâm thời: ▪Các cụm từ làm chủ tố và đối tố vốn không phải là những từ trái nghĩa ▪VD: Khẩu súng là
vũ khí có thể giết người. Trái tim là khái niệm gợi lên những tình cảm tốt đẹp.

Phép thế:
Thế đại từ: sử dụng trong kết ngôn một đại từ để thay thế cho một hoặc nhiều từ ngữ trong chủ ngôn

Thế đồng nghĩa là việc sử dụng trong chủ ngôn và kết ngôn những ngữ đoạn khác nhau có cùng một
nghĩa. Gồm: thế đồng nghĩa từ điển, thế đồng nghĩa định, miêu tả, lâm thời.

Ví dụ: ▪ Đáng lẽ, vấn đề phải được trình bày rõ ràng gãy gọn thì anh đã nói một cách úp mở, lờ mờ và
chẳng có qua cái gì gọi là bằng cơ. Chính anh, anh cũng tự cảm thấy là anh đã nói một cách úp mờ, lờ mờ
và chẳng có qua cái gì gọi là bằng cớ. Và khi đã biết rằng chính anh, anh cũng tự cảm thấy anh đã nói một
cách úp mở, lờ mờ và chẳng có qua cái gì gọi là bằng cớ thì anh càng hoang mang.
Thế đại từ: • Đáng lẽ, vấn đề phải được trình bày rõ ràng gãy gọn thì anh đã nói một cách úp mở, lờ mờ
và chẳng có qua cái gì gọi là bằng cơ. Chính anh, anh cũng tự cảm thấy THẾ.Và khi đã THẾ, anh càng
hoang mang

Hồi chỉ Thực hiện việc tham chiếu ngược lại phần đã nêu ở trước Vd 1: (1) Rõ ràng trống choai của
chúng ta đã hết tuổi bé bỏng thơ ngây. (2) Chú chẳng còn phải quấn quýt quanh chân mẹ nữa rồi.

Khứ chỉ Thực hiện chức năng tham chiếu theo kiểu định hướng tới phía trước văn bản. Vd 2: Hắn vừa đi
vừa chửi. (2) Hắn chửi đời, chửi người. Hắn chửi đứa nào đẻ ra cái thằng Chí Phèo này.

Phép Liên tưởng ❑ Là việc sử dụng các yếu tố có liên quan về nghĩa với nhau và không chứa nét nghĩa
đối lập. ❑ Chủ tố, liên tố ❑ Vd 1: Người ta không dắt anh về đơn vị mà dẫn đến trạm xá. Y sĩ Hoàng
xem xét vết thương kĩ lưỡng ❑ Vd 2: Mưa vẫn ồ ạt như vỡ đập . Ánh chớp lóe lên soi rõ khuôn mặt anh
trong một giây gồm: liên tưởng bao hàm( lt bộ phận- toàn bộ), liên tưởng đồng loại, định lượng, định vị,
định chức, đặc trưng, nhân quả.

Phép tuyến tính: ▪ Sử dụng trật tự tuyến tính của các phát ngôn vào việc liên kết những phát ngôn có
quan hệ chặt chẽ với nhau về mặt nội dung.

▪ Phương thức liên kết không có các yếu tố liên kết ▪ Có 2 loại:▪ Liên kết tuyến tính của các phát ngôn
có quan hệ thời gian ▪ VD:▪ (1) Xe dừng. (2) Nó bước xuống.

▪ Liên kết tuyến tính của các phát ngôn không có quan hệ thời gian : ▪ (1) Trời nắng. (2) Nó mêt bở hơi
tai.

Phép nối:  Thể hiện ở sự có mặt trong kết ngôn những phương tiện từ vựng không làm biến đổi cấu
trúc của nó và diễn đạt mối quan hệ ngữ nghĩa giữa 2 kết ngôn và chủ ngôn.

 Phân loại theo tính chất, chức năng phương tiện nối:

Nối bằng tổ hợp từ (từ ngữ chuyển tiếp): Dùng ở câu thứ hai các từ ngữ chuyển tiếp để tạo liên kết
(đồng thời, bên cạnh đó, ngoài ra...).

Phương tiện nối là các từ làm phụ tố có nghĩa so sánh: - Các từ làm phụ tố trong động ngữ - Các từ
làm phụ tố trong danh ngữ VD: Trận lụt chưa rút. Nước vẫn mênh mông.

Liên kết chủ đề: Hai phát ngôn có liên kết chủ đề khi chúng nói đến những đối tượng chung hoặc
những đối tượng có quan hệ mật thiết với nhau.

 Vd1: Chị Mơ thấy cháu mệt thì đi nấu cháo. Cháo cháu cũng không ăn được.
 Vd2: Mà bà ấy lại giàu nữa mới rầy rà chứ!. Nhà, bà ấy có hàng dãy ở khắp các phố. Ruộng, bà ấy có
trăm mẫu ở quê.

 Các phương thức liên kết chủ đề: lặp từ vựng, thế đại từ, liên tưởng…

 Lỗi: Buổi sáng mọi người ra đồng, Long vẫn nằm im. Hắn cảm thấy thoải mái vì vừa nói dối được là
Long bị đau bao tử cần khám bệnh và nghỉ một ngày.

Liên kết logic: Sự kết hợp của hai đơn vị sẽ được coi là có liên kết logic khi chúng phù hợp với nhau
theo những quan hệ ngữ nghĩa nhất định.

 Các quan hệ ngữ nghĩa: quan hệ thứ tự (định vị thời gian, trình tự diễn đạt, nhân quả); quan hệ bao
hàm (giống loài, chung riêng, sở hữu, đặc trưng), quan hệ tương tự (đồng loại, đẳng lập, tuyển chọn);
quan hệ mâu thuẫn (tương phản, đối lập)

 Phương thức liên kết: phép nối, phép tuyến tính.  Vd: Phải loại bỏ những cảm tính tùy tiện, đồng
thời cũng phải đấu tranh để loại bỏ những nguyên tắc lỗi thời. Có thể sẽ còn thất bại vì nói bao giờ cũng
dễ hơn làm. Nhưng làm mà có khi thành khi bại vẫn tốt hơn không làm. Tất nhiên, chúng ta phải cố gắng
tìm ra cách làm tốt nhất, để không thất bại.

❑ Đoạn văn là đơn vị cơ sở để tổ chức văn bản, thường gồm một số câu gắn bó với nhau trên cơ sở một
chủ đề bộ phận, cùng nhau phát triển chủ đề đó theo định hướng giao tiếp chung của văn bản.

❑ Đoạn văn đúng và hay là đoạn văn có hình thức và nội dung phù hợp với nhau.

❑ Đoạn văn có tính nhất thể và tính mạch lạc ❑ Các dấu hiệu hình thức và nội dung của đoạn văn❑
Hình thức: Mỗi đoạn văn tương ứng với một chỗ xuống dòng trong văn bản ❑ Nội dung: Đoạn văn diễn
đạt một ý tương đối hoàn chỉnh

Cấu trúc đoạn văn: câu chủ đề: nêu được vấn đề được bàn tới và nội dung chính của cả đoạn văn. Câu
triển khai: thuyết minh luận giải cho chủ đề. Câu kết: báo hiệu sự kết thúc, tóm lược luận điểm quan
trọng, gợi lên những suy nghĩ tiếp theo.

Văn bản (text) là sản phẩm của hoạt động giao tiếp ở dạng viết, thường là tập hợp của các câu, có tính
trọn vẹn về nội dung, hoàn chỉnh về hình thức, có tính liên kết chặt chẽ, và hướng tới một mục tiêu giao
tiếp nhất định.➢ Diễn ngôn/ Ngôn bản (discours)➢ Câu khẩu hiệu, tục ngữ, truyện ngắn… ➢ Đặc trưng
của văn bản: Tính mục đích, tính chỉnh thể, tính chính xác và tính phong cách

Cấu trúc văn bản khoa học: Đầu đề: yêu cầu ngắn gọn là ngữ danh từ, ngữ động từ, ngữ tính từ. Mở
đầu: khái quát vấn đề sẽ trình bày , giới thiệu đối tượng, nội dung, phạm vi bàn luận Nội dung( phần khai
triển): phát triển những tư tưởng chủ yếu đã được vạch ra ở phần mở đầu Kết luận: thông báo về sự hoàn
chỉnh, trọn vẹn của văn bản.

Phần mở đầu: lý do chọn đề tài, lịch sử vấn đề, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ và phương
pháp nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, dự kiến những đóng góp của đề tài , nguồn dữ liệu, bố cục của đề
tài.

Các kiểu tổ chức văn bản :

1,trình từ thời gian


Logic khách quan, tồn tại thực tế: toàn thể, bộ phận + nguyên nhân và kết quả

2, logic chủ quan: so sánh tương đồng tương phản, mức độ quan trọng

Tâm lí cảm xúc

Liên kết đoạn văn thành văn bản: ❖ Câu nối là phương tiện liên kết chỉ có ở cấp đoạn văn❖ Một số
phương tiện liên kết thường gặp: a. Dùng từ ngữ để liên kết b. Dùng câu nối liên kết

❑ Câu nối có các dạng sau: • Câu nối liên kết với phần trước của văn bản • Câu nối liên kết với phần
sau của văn bản • Câu nối liên kết cả phần trước lẫn phần sau của văn bản

❑ Mô hình câu nối :Câu nối có mô hình như sau: Ch – (C) – V – B

Trích dẫn và chú thích trích dẫn:

1. Trích dẫn nguyên văn (quote) Vd: Không như cách chào hỏi mang tính hình thức của nhiều dân tộc
khác, “người Việt phân biệt kỹ các lời chào theo quan hệ xã hội và theo sắc thái tình cảm” (Trần Ngọc
Thêm 1998, 67)

2. Trích dẫn diễn giải (paraphrase) Vd: Người Việt có những cách chào khác nhau tùy vào mối quan
hệ hoặc tình cảm giữa người chào và người được chào (Trần Ngọc Thêm 1998, 67)

3. Tóm tắt ý tưởng (summarise) • X phát biểu/nêu rõ rằng… • X chỉ ra rằng … • Theo X…

Lập danh mục tài liệu tham khảo: tiếng Việt và tiếng nước ngoài

I. Tài liệu tham khảo là sách, giáo trình, luận án

1. Nguyễn Minh Thuyết (Chủ biên) (1999). Tiếng Việt thực hành. Nxb Giáo dục, Hà Nội.

2. Phan Văn Hòa (1998). Phương tiện liên kết phát ngôn: Đối chiếu ngữ liệu Anh – Việt. Luận án tiến sĩ,
Đại học quốc gia Hà Nội.

II. Tài liệu tham khảo là bài báo trong tạp chí, bài trong một cuốn sách

1. Nguyễn Thiện Giáp (2017). Khái niệm Hình và Nền trong ngôn ngữ hoc. T/c Ngôn ngữ (số 8), tr3-14.

III. Tài liệu trên Internet

1. Phạm Văn Lam (2016). Thụ đắc ngôn ngữ thứ nhất ở trẻ em: Những thắc mắc thường gặp
http://tiasang.com.vn/-giao-duc/Thu-dac-ngon-ngu-thu-nhat-Nhung-thac-macthuong-gap--9781, trích dẫn
ngày 10/4/2017.

Nước ngoài

1. Thu, Dinh Thi Hong (2017). Overview of research on autonomy in learning foreign languages in
Vietnam. Journal of Foreign Studies, No.5, 3-15.

1. Yoshi, K. R. (2011). Learner perceptions and teacher beliefs about learner

autonomy in language learning. Journal of NELTA, 16(1-2), 13-31.

You might also like