Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 302

TÂM LÝ HỌC GIỚI TÍNH VÀ GIÁO DỤC GIỚI

TÍNH
TÂM LÝ HỌC GIỚI TÍNH VÀ GIÁO DỤC GIỚI
TÍNH
Tác giả: PGS. TS. Bùi Ngọc Oánh

LỜI NÓI ĐẦU


Tâm lí học giới tính và Giáo dục giới tính là những ngành khoa
học mới, đang được tập trung nghiên cứu ở nước ta trong khoảng
vài chục năm gần đây. Mắc dù là một lĩnh vực mới nhưng do tầm
quan trọng của nó, Tâm lí học giới tính và Giáo dục giới tính đã thu
hút được sự quan tâm của xã hội. Hiện nay, các vấn đề giới tính đã
được nghiên cứu và giảng dạy ở nhiều trường học, nhiều địa
phương. Tuy nhiên, quan niệm về vấn đề này còn nhiều khác biệt
giữa các nhà khoa học, các nhà giáo dục. Đặc biệt, một số khái
niệm như giới, giới tính, tính dục, tình dục, giáo dục giới tính, giáo
dục sức khoẻ sinh sản… cũng chưa phải đã có sự thống nhất giữa
các nhà nghiên cứu.
Tập sách này bước đầu mạnh dạn xác định cụ thể hơn một số
khái niệm, một số vấn đề trong lĩnh vực giới tính. Những vấn đề lí
luận, thực tiễn được trình bày theo hướng hệ thống hoá lí luận cơ
bản của khoa học giới tính, và mối tương quan giữa chúng với
những chuyên ngành khoa học có liên quan.
Do đặc điểm xã hội, các vấn đề giới tính ở Việt Nam chịu sự
chi phối bởi phong tục tập quán, đạo đức truyền thống của dân tộc.
Có một số vấn đề (tình yêu, tình dục, hôn nhân…) được hiểu, đánh
giá không thống nhất với quan điểm ở một số nước khác. Những
vấn đề đó được chúng tôi trình bày chủ yếu dựa trên những quan
điểm đạo đức truyền thống của Việt Nam. Tuy nhiên, về cơ bản, các
khái niệm và lí luận vẫn đảm bảo tính khoa học, tuân theo những
quy định của Liên Hợp quốc và những hội nghị quốc tế liên quan đã
xác định.
Do tính phức tạp của các vấn đề, chắc chắn rằng, tập sách này
còn nhiều hạn chế. Chúng tôi rất mong được sự quan tâm, góp ý
của bạn đọc và các nhà chuyên môn để sách được hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
TÁC GIẢ
Phần 1: TÂM LÍ HỌC GIỚI TÍNH VÀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIỚI TÍNH VÀ


TÂM LÍ HỌC GIỚI TÍNH
I. ĐỜI SỐNG GIỚI TÍNH Ở CON NGƯỜI
1. Một số hiện tượng của đời sống giới tính
Trong đời sống tâm sinh lí của con người, ngoài những hiện
tượng thuộc về nhận thức, tình cảm, ý chí… còn có nhiều hiện
tượng khác như sự hình thành và phát triển sinh lí cơ thể, hiện
tượng thụ thai, kinh nguyệt, sự dậy thì và những biểu hiện đặc trưng
của chúng, tình yêu, hôn nhân, đời sống gia đình… Những hiện
tượng này vừa liên quan mật thiết với tâm lí, lại vừa mang những
sắc thái riêng của người nam và của người nữ. Nhiều hiện tượng
chỉ có ở nam hoặc ở nữ, nhưng lại tạo nên sự liên hệ giữa nữ nam
và người nữ.
– Chúng ta có thể thấy một số hiện tướng điển hình như:
+ Sự sinh trưởng và phát triển về sinh lí cơ thể ở người nam
và người nữ.
+ Sự dậy thì và những biểu hiện đặc trưng của nó ở nam và ở
nữ (sự phát triển khác nhau về hình thể, kinh nguyệt, sự mộng tinh
và hiện tượng thủ dâm…).
+ Đời sống tình dục.
+ Những hiện tượng bệnh lí liên quan đến đời sống tình dục,
trong đổ có những bệnh như: bạo dâm, thị dâm, loạn trang, ái nhi…
+ Một số hiện tượng đặc biệt: ái nam ái nữ, pê đê hay đồng
tính luyến ái…
+ Các phẩm chất tâm lí giới tính, đạo đức giới tính, thấm mĩ
giới tính.
+ Sự giao tiếp, cư xử giữa nam và nữ.
+ Những hiện tượng trong tình bạn khác giới; tình yêu nam nữ.
+ Những hiện tượng trong đời sống hôn nhân và gia đình.
– Những hiện tượng trên được gọi là những hiện tượng của
đời sống giới tính của con người.
2. Bản chất tâm lí của các hiện tượng giới tính
Các hiện tượng của đời sống giới tính có mối quan hệ với đời
sống tâm lí con người ở những mức độ khác nhau:
– Có mối quan hệ mật thiết hoặc ảnh hưởng mạnh mẽ tới tâm
lí con người, hay ngược lại, chịu sự chi phối, tác động của tâm lí con
người.
– Có sự tham gia của tâm lí con người như là một thành phần,
một bộ phận.
Biểu hiện đời sống tâm lí con người.
Như vậy các hiện tượng của đời sống giới tính gắn bó mật
thiết với đời sống tâm lí con người. Nhiều khi chúng là một bộ phận,
hoặc chính là các hiện tượng tâm lí con người. Khi nghiên cứu về
các hiện tượng của đời sống giới tính cần phải nghiên cứu dưới góc
độ của tâm lí con người. Việc tách chúng với tâm lí con người sẽ là
sự phiến diện, không đầy đủ, hoặc là đơn giản hoá... sẽ không phản
ánh được đúng bản chất của hiện tượng đổ. Những hiện tượng của
đời sống giới tính có bản chất là tâm lí con người hoặc quan hệ mật
thiết với tâm lí con người và đo đó chúng mang tính xã hội, lịch sử
như tâm lí con người.
3. Giới tính và nhân cách con người
Các hiện tượng của.đời sống giới tính có quan hệ mật thiết với
nhân cách con người.
– Các hiện tượng của đời sống giới tính có thể ảnh hưởng
mạnh mẽ đến những đặc điểm nhân cách, ảnh hưởng đến sự hình
thành và phát triển nhân cách.
– Nhiều hiện tượng của đời sống giới tính, đồng thời cũng là
những đặc điểm nhân cách, đặc điểm cá tính, đặc điểm khí chất.
– Nhiều đặc điểm giới tính hoà nhập vào nhân cách con người,
làm cho nhân cách con người mang những sắc thái riêng.
– Khi nghiên cứu về giới tính cần phải xem xét chúng trong mối
quan hệ với nhân cách con người, ngược lại khi tiến hiểu và đánh
giá nhân cách, luôn luôn phải chú ý tới những hiện tượng về đời
sống giới tính.
– Nhiều hiện tượng của đời sống giới tính ảnh hưởng mạnh
mẽ đến sự hình thành, phát triển, suy đồi, sa ngã… của nhân cách.
Như vậy giới tính có mối quan hệ mật thiết với nhân cách, là
một thành phân của nhân cách, hoặc ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự
hình thành và phát triển của nhân cách.

II. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ GIỚI TÍNH


Ngay từ thời Cổ đại, giới tính đã được quan tâm tìm hiểu, tuy
rằng rất thô sơ và mang màu sắc cảm tính, mê tín. Từ thời kì xa xưa
của văn minh loài người, giới tính đã được đề cập đến bằng một hệ
thống thần thoại cổ đại và các khảo luận về tình yêu nhu kinh “Kama
Sutra” của Ấn Độ, “Nghệ thuật yêu” của Ovidius, “Chuỗi ngọc của
người yêu” của Hazma, “Phaedr” và “Bữa tiệc” của Platon… Trong
đó các tác giả “không những đặt cơ sở các chuẩn mực về đạo đức
và tôn giáo cho tình yêu, mà còn cố gắng cung cấp những kiến thức
về sinh học và tâm lý học tình dục”.
Các thầy thuốc thời cổ đại như Hipocrates cũng hết sức chú ý
tới những vấn đề có liên quan đến chức năng tái tạo giống nòi và
những rối loạn của chức năng đó, đặc biệt là đời sống tình dục của
con người.
Khi nhân loại bước vào thời kì “đêm trường trung cổ”, tôn giáo
và nhà nước phong kiến đã lợi dụng sự ngu tối thất học của nhân
dân, khẳng định sự không bình đẳng giữa nam và nữ trong xã hội và
trong gia đình, cũng như trong lĩnh vực quan hệ tình dục. Họ đã gieo
rắc những quan niệm cho rằng quan hệ nam nữ có tính chất tội lỗi
nhằm tuyên truyền chủ nghĩa cấm dục, và khép sự ham muốn tính
dục vào loại đê tiện, tượng trưng cho một diều xấu xa mà quỷ xa-
tăng đã áp đặt cho loài người. Nhưng thực ra, việc tìm hiểu các vấn
đề về tính dục vẫn được quan tâm, được tiến hành, chỉ để phục vụ
cho sự ăn chơi sa đoạ của các tầng lớp vua quan phong kiến.
Công tác nghiên cứu khách quan các vấn đề về giới tính, tính
dục chỉ thật sự được tiến hành ở thời kì Phục hưng, khi bộ môn Giải
phẫu và Sinh học bắt đầu phát triển. Trong thời kì này, những khía
cạnh của tính dục, nhất là xét về phương diện đạo đức và giáo dục,
được người ta nghiên cứu tới.
Vào cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX, các đề tài nghiên cứu về
giới tính được mở rộng hơn… Cho đến cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ
XX, các nhà khoa học J. Bachocen (Thuy sĩ), J. Mặc Len nan (Anh),
E. Westennach (Phần Lan), Ch. Letoumeau và A. Espinas (Pháp),
Lewis Herưy Morgan (M), X.M. Kovalevxki (Nga)… không những đã
gắn sự phát triển quan hệ tính đục với các dạng hôn nhân và gia
đình, mà còn gắn cả với yếu tố khác của chế độ xã hội và văn hoá.
Đặc biệt, F. Enggels đã đưa ra một quan điểm mới về phương
pháp phân tích các dạng liên kết những mối quan hệ tính dục với
quan hệ kinh tế và quan hệ xã hội. Trong cuốn “Nguồn gốc của gia
đình, của quyền tư hữu là của Nhà nước”, F. Enggels đã phân tích
một cách có phê phán “các công trình nghiên cứu về giới tính và đời
sống gia đình theo những nguồn thư tịch về thời cổ đại, qua những
huyền thoại lịch sử và tôn giáo, qua những hiểu biết về tập tục và
truyền thống của các bộ lạc, dân tộc. Ông đã bổ sung thêm nhiều
dẫn liệu mới và đã ra những kiến thức rất xác thực và khác quát hoá
thành một hệ thống nhất quán”.
Cuối thế kỉ XIX, nhiều nhà khoa học: R. Kraft Ebing (Ao), M.
Hirschfeld và A.. Môn (Đức), H. Ellis (Anh), A. Forel (Thuy Sĩ… đã
bắt đầu tiến hành công tác nghiên cứu khách quan về tính đục của
con người. Họ đã miêu tả hàng loạt dạng bất thường trong tâm lí
tính dục và tán thành việc xúc tiến công tác giáo dục tính dục một
cách khoa học.
Đầu thế kỉ XX, xuất hiện một số quan điểm sinh học về vấn đề
giới tính, và trong chừng mực nào đó, lại có sự tham gia thêm của
các quan điểm tâm lí học. Giai đoạn này chịu ảnh hưởng sâu sắc
của thuyết Sigmund Freud. S. Freud đã tập trung chú ý vào mối
quan hệ giữa các vấn đề tâm lí nhân cách với các dạng tình dục
khác nhau. Ông cho rằng, bất kì dạng tình dục bất thuờng nào cũng
đều là sự định hình những giai đoạn phát triển nhất định của tâm lí
tính dục của con người. Tuy nhiên ông quá đề cao yếu tố sinh học;
yếu tố tính dục trong đời sống con người.
Trong những năm 20 – 30 của thế kỉ XX, việc nghiên cứu tính
dục phát triển mạnh và gắn với phong trào gọi là “Phấn đấu vì
những cải cách tính dục”, đòi hỏi bình đẳng nam nữ, giải phóng hôn
nhân khỏi quyền lực nhà thờ, tự do li hôn và sử dụng các biện pháp
phòng tránh thai, giáo dục tính dục trên cơ sở khoa học… Tuy nhiên,
những lí luận trong thời kì này còn nặng tính tư biện, tách rời khỏi
cơ sở xã hội và thực tiễn.
Năm 1926, T.Van de Velde (Hà Lan), đã cho ra đời cuốn “Hôn
nhân hiện đại”, cuốn sách khoa học hiện đại đầu tiên về sinh lí học
và kĩ thuật trong hôn nhân, trong đó người phụ nữ được coi là người
bạn đời có vai trò và chức năng tính đục tương đương với người
chồng.
Các công trình nghiên cứu tiến hành tại những nước khác
nhau đế chứng minh rằng, việc định hướng tâm lí tính dục và hành
vi của con người phụ thuộc vào những đặc điểm về văn hoá và vai
trò, địa vị xã hội của họ.
Năm 1921, tại Mĩ một Ủy ban liên ngành được thành lập để
nghiên cứu các vấn đề tình dục. Uỷ ban này đã hỗ trợ cho H.
Kingsey cùng các cộng sự của ông nghiên cứu một cách khá toàn
diện và khoa học trên quy mông về các định hướng tâm lí tính dục
và hành vi của con người. “Bản phúc trình của Kingsey” đã được
biên soạn dựa trên những liệu phong phú của trên 10 ngàn cuộc
điều tra khoa học khoá nhau, đã được nhiều người biết đến.
Nối tiếp công trình của H. Kingsey là công tính của W. Masters
và V Johnson, vào năm 1954. Các tác giả này đã tập trung vào việc
phát hiện các chuẩn mực trong tính dục. Công trình này đã được
công bố năm 1966 (sau 11 năm nghiên cứu), đã cung cấp những
tham số sinh lí dáng tin cậy về đời sống tính dục của con người.
Ở Nga, những công trình nghiên cứu từ năm 1903 đến 1904
của D.N. Zabanov và V.I. Iakovenko mang tên “Cuộc điều tra tính
dục” đã được tiến hành trong sự cấm đoán của Nga Hoàng. Trên
6000 bản điều tra được phát ra, nhưng đa số bị cảnh sát tịch thu, chỉ
còn 324 bản và công trình nghiên cứu được công bố năm 1922.
Nhiều nhà bác học lớn đã nghiên cứu các khía cạnh của đời
sống tính dục, góp phần xây dựng tính dục học thành một bộ phận
khoa học độc lập theo một quan điểm chủ đạo có hệ thống, trong đó
liên kết nhiều phương pháp và thủ pháp sinh lí, lâm sàng và tâm lí
xã hội. Các vấn đề về giới tính đã thu hút sự nghiên cứu của nhiều
chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như: sinh học, y học, xã
hội học, tâm lí học…
Nhiều nhà lãnh đạo hoạt động xã hội, hoạt động chính trị nổi
tiếng của Liên Xô (V.I. Lê nin, Marxim Gorki, Maiacovxki,
Secnưsevxki; đặc biệt là A.X. Makarenko và V.A. Sukhomlinxki) đưa
ra nhiều quan điểm khoa học về đời sống giới tính, tình yêu hôn
nhân gia đình… đã quan tâm đến việc giáo dục giới tính cho con
người và coi đó là một nội dung quan trọng cần phải giáo dục cho
học sinh.
Ngay từ những năm 20 của thế là XX, V.I. Lê nin đã nói: “Cùng
với việc xây dựng chủ nghĩa xã hội vấn đề quan hệ giới tính, vấn đề
hôn nhân gia đình cũng được coi là cấp bách”.
Các nhà khoa học, đặc biệt là các nhà khoa học về y học giáo
dục học, tâm lí học, sinh lí học đã cố gắng xây dựng nền móng vững
chắc cho nền khoa học giới tính và giáo dục giới tính theo quan
điểm Mác–xít. Họ đã đưa ra nhiều phương hướng quan trọng trong
việc giáo dục giới tính của Liên Xô. A.X. Makarenko viết: “Đạo đức
xã hội đặt ra những vấn đề về giáo dục giới tính cho thanh thiếu
niên. Sinh hoạt giới tính của con người liên quan mật thiết với việc
giáo dục về tình yêu, về đời sống gia đình tức là mối quan hệ gia
nam và nữ, mối quan hệ dẫn tới mục đích hạnh phúc của con người
và việc giáo dục con cái. Khi giáo dục một con người không thể
quên giáo dục loại tình cảm đặc biệt đó về giới tính”. Ông đã đưa ra
nhiều ý kiến rất cụ thể về nội dung phương pháp giáo dục giới tính.
Ông nói: “Các nhà giáo dục học Xô viết coi giáo dục giới tính và giáo
dục về đời sống gia đình là một nội dung của giáo dục đạo đức
chuẩn bị cho con người bước vào đời sống gia đình”.
I.X. Kon khẳng định: “Chuẩn bị cho nam nữ thanh niên bước
vào cuộc sống gia đình đòi hỏi phải hoàn thiện hệ thống giáo dục
đạo đức và giáo dục giới tính” và “dù xác định mối tương quan giữa
giáo dục giới tính là giáo dưỡng giới tính như thế nào đi chăng nữa,
thì cả hai thứ đều phải tuân theo các mục đích chung của giáo dục”.
A.X. Makarenko cho rằng, thanh niên cần “phải học tập cách
yêu đương, phải học tập để hiểu biết tình yêu, phải học tập cách
sống hạnh phúc, và như thế có nghĩa là học tập để biết tự trọng, học
tập để biết các vinh hạnh được làm người”. Trong các bài giảng về
giới tính, ông cho rằng: “Chúng ta phải giáo dục con em chúng ta
làm sao để các em có thái độ đối với tình yêu như đối với một tình
cảm nghiêm túc và sâu nặng, để các em sẽ được hưởng khoái cảm
của mình, tình yêu của mình, hạnh phúc của mình trong khuôn khổ
gia đình”.
Sukhomlinxki đã khuyên nhủ thanh niên: “Hãy sáng suốt và
yêu cầu cao trong tình yêu. Tình yêu là một loại tình cảm mãnh liệt,
nhưng lí trí phải điều khiển trái tim”. “Nữ tính chân chính là sự kết
hợp tính dịu dàng và tính nghiêm khắc, sự âu yếm với tính cứng rắn.
Tình yêu và sự nhẹ dạ không đi cùng nhau. Tình yêu có thể chính
đáng về mặt đạo đức, khi những người yêu nhau được kết hôn
trong tình bạn vững bền”.
Ông cũng nhấn mạnh rằng: '“Yêu là thời kì khởi đầu của việc
làm cha làm mẹ. Yêu có nghĩa là cảm thấy một trách nhiệm lớn lao
đối với người khác, với người mình yêu và với người mình sẽ tạo
ra”. “Trong cuộc đời có một hạnh phúc lớn và một công việc lớn, đó
là tình yêu. Tình yêu trai gái, vợ chồng là một lĩnh vực thuộc chủ
quyền đặc biệt về đạo đức”.
Từ năm 1968, hầu hết các địa phương của Liên Xô bắt đầu
chú ý tổ chức việc hướng dẫn và tổ chức giáo dục điều trị, hướng
dẫn các vấn đề về giới tính, nhất là đời sống tình dục và quan hệ
hôn nhân. Việc nghiên cứu và điều trị những bệnh về tính dục đã
được tiến hành. Tầm quan trọng của việc “cần phải phát triển và
hoàn thiện nội dung phương pháp giáo dục giới tính phù hợp với
đạo lý” đã được thừa nhận tại kì họp liên tịch giữa Viện hàn lâm
khoa học y học và Viện hàn lâm khoa học giáo dục Liên Xô 1971, và
tại cuộc “Hội thảo quốc tế của các nước xã hội chủ nghĩa về kế
hoạch hoá gia đình, giáo dục giới tính, về vợ chồng và gia định tại
Varsava” năm 1977.
Gần đây nhiều công trình lớn có tính khoa học về giới tính đã
được nghiên cứu hoặc đưa từ nước ngoài vết góp phần quan trọng
vào việc giáo dục giới tính thọ thanh niên, như các công lênh nghiên
cứu của A.V. Petrovxki, I.X. Kim, G.I. Gheraximovic, D.V. Kolexev,
ru.I. Kusnứuk, V.A. Serbakov… với nhiều tác phẩm rất có giá trị:
Bách khoa toàn thư Y học phổ thông; Trò chuyện về giáo dục giới
tính của Tiến sĩ y học D.V. Kolexev; Vệ sinh tinh thần trong sinh hoạt
tình dục của Tiến sĩ y học. I. Mielinxki… Ngay từ những năm 70,
việc giáo dục giới tính cho học sinh đã được đề xuất, giảng dạy ở
một số nơi. Năm 1981, Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô đã ra chỉ thị cho
tất cả các trường học trong cả nước thực hiện chương trình giáo
dục vệ sinh và giáo dục giới tính cho học sinh các trường phổ thông.
Một chương trình giáo dục giới tính được biên soạn rất tỉ mỉ và cụ
thể cho học sinh từ cấp 1 đến cấp 3 (trung học phổ thông). Đặc biệt,
trong chương trình giáo dục từ năm học 1983 – 1984 có thêm một
môn học cho học sinh lớp 9 và lớp 10 (tương đương lớp 11, 12 của
nước ta) gọi tên là “Đạo đức học và tâm lí học đời sống gia đình” với
34 tiết chính khoá.
Ở Đức hiện nay, có rất nhiều các nhà khoa học nổi tiếng với
những công trình nghiên cứu về giới tính và giáo dục giới tính như:
R. Neubert, Aresin, Smolka, Hopman và Klemm, Linser, Polte, Dierl,
Grassel… Một cuốn bách khoa toàn thư về giới tính được biên soạn
để giảng dạy và giáo dục giới tính cho học sinh.
Ngay từ năm 1959 nhiều tài liệu về giáo dục giới tính đã được
biên soạn công phu, như công trình của R. Neubert: Sách nói về
quan hệ vợ chồng, của Z. Snabl: Điều khó nói trong tình yêu… Vấn
đề giáo dục giới tính được tiến hành rộng rãi từ những năm 60, đặc
biệt từ những năm 70 của thế kỉ XX trở đi. Các nhà khoa học Đức
quan niệm rằng: “Những hiểu biết khoa học về vấn đề giáo dục giới
tính cần được trang bị ngay cho cả các cô mẫu giáo, vườn trẻ ở đó
cũng cần phải nói dền sự giáo dục về môn quan hệ đúng đắn gì
những người khác giới”. Từ năm 1974, một chương trình giáo dục
giới tính đã được xây dựng rất tỉ mỉ cụ thể, dạy cho học sinh phổ
thông từ lớp 8, với 15 chủ đề khác nhau và trên 20 sinh tham khảo
được quy định.
Nhiều nước như: Tiệp Khắc, Hungary. Ba Lan… đều đã tiến
hành giáo dục giới tính cho học sinh phổ thông bằng những thương
trình bắt buộc. Các nước phương Tây như: Anh. Đan Mạch, Thuỷ
Điển, Mi… đã tiến hành giáo dục cho học sinh khá sớm (1966). Ở
Pháp, thương tình giáo dục nội dung này được thực hiện từ năm
1973. Đặc biệt là một số nước châu Á, châu Phi, Mĩ Latin cũng đưa
giáo dục giới tính vào trường phổ thông và đã đạt kết quả tốt. Trung
Quốc đã tiến hành giáo dục giới tính cho học sinh từ năm 1974 và
hiện nay là một trong những nước có nhiều công trình nghiên cứu,
có sự phát triển cao trong nghiên cứu khoa học về giới tính.
Ngay các nước Đông Nam Á như: Thailand, Malaysia,
Indonesia, Singapore, Phihppines… cũng đã thực hiện nội dung giáo
dục này. Ở Philippines, giáo dục giới tính đã được đưa vào chương
trình nội khoá của trường phổ thông cơ sở và trường trung học phổ
thông, và là một bộ phận của giáo dục dân số và kế hoạch hoá gia
đình. Nội dung giáo dục giới tính đã được lồng ghép một cách hợp lí
vào nhiều bộ môn văn hoá khác, chủ yếu là môn kế hoạch hoá gia
đình qua các giờ chính khoá và qua các hoạt động ngoại khoá, theo
mức độ khác nhau ở các lứa tuổi khác nhau. Ở nước này, việc
nghiên cứu các tỉnh thức tổ chức dạy học, những phương pháp và
những phương tiện dạy học về giới tính rất được quan tâm và cuốn
hút học sinh, làm cho quá trình giáo dục đạt hiệu quả cao. Việc giáo
dục nội dung này cũng đã được mở rộng ra ngoài nhà trường, đến
các tầng lớp nhân dân khác nhau qua rất nhiều hình thức giáo dục
phong phú, qua các trung tâm tư vấn và đã được xã hội ủng hộ.
Ở Việt Nam ta, trong thời gian gần đây, cùng với giáo dục dân
số giáo dục giới tính đã bắt dầu được quan tâm rộng rãi.
Trong Chỉ thị số 176A ngày 24/12/1974 do Chủ tịch Hội đồng
Bộ trưởng Phạm Văn Đồng kí đã nêu rõ: “Bộ giáo dục, Bộ Đại học
và Trung học chuyên nghiệp, Tổng cục dạy nghề phối hợp với các tổ
chức có liên giùm xây dựng chương trình chính khoá và ngoại khoá
nhằm bồi dương cho học sinh những kiến thúc về khoa học giới
tính, về hôn nhân gia đình và nuôi dạy con cái”. Bộ Giáo dục đã đưa
ra Chỉ thị về việc giáo dục dân số và giáo dục giới tính trong toàn bộ
hệ thống trường học các cấp và các ngành học của cả nước.
Từ năm 1985, những công trình nghiên cứu của các tác giả về
giới tính, về tình yêu, hôn nhân gia đình đã bắt đầu được công bố.
Các tác giả Đặng Xuân Hoài, Tràn Trọng Thuỷ, Phạm Hoàng Gia,
Nguyễn Thị Đoan, Nguyễn Thị Tho, Bùi Ngọc Oánh, Lê Nguyên,
Phạm Ngọc, Minh Đức… đã nghiên cứu nhiều vấn đề, nhiều khía
cạnh chi tiết của giới tính và giáo dục giới tính. Nhiều công trình
nghiên cứu về giới tính, tình yêu, hôn nhân gia đình, nhiều cuộc điều
tra về tình yêu và đời sống hôn nhân gia đình đã được tiến hành từ
năm 1985 đến nay, bước dầu làm cơ sở cho việc giáo dục giới tính
cho thanh niên và học sinh. Những công trình này đã nêu lên nhiều
vấn đề rất phong phú đa dạng về vấn đề giới tính và giáo dục giới
tính ở Việt Nam.
Đặc biệt từ năm 1988, một đề án với quy mô lớn nghiên cứu
về giáo dục đời sống gia đình và giới tính cho học sinh (gọi tắt là
Giáo dục đời sống gia đình) có kí hiệu VIE/88/P09 (gọi tắt là đề án
P09) đã được Hội đồng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Viện
Khoa học Giáo dục Việt Nam thông qua và cho phép thực hiện với
sự tài trợ của UNFPA và UNESCO khu vực.
Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giáo sư Trần Trọng Thuỷ và
Giáo sư Đặng Xuân Hoài, đề án đã được tiến hành rất thận trọng và
khoa học, nghiên cứu khá sâu rộng nhiều vấn đề như: quan niêm về
tình bạn, tình yêu, hôn nhân; nhận thức về giới tính và giáo dục giới
tính của giáo viên, học sinh, phụ huynh… ở nhiều nơi trong cả
nước, để chuẩn bị tiến hành giáo dục giới tính cho học sinh phổ
thông từ lớp 9 đến lớp 12.
Từ khoảng năm 1990 đến nay, ở Việt Nam dã có nhiều dự án
Quốc gia, nhiều đề tài liên kết với các nước, các tổ chức quốc tế
nghiên cứu về giới tính và những vấn đề có liên quan như: Giáo dục
sức khoẻ sinh sản; Giáo dục về tình yêu trong thanh niên, học sinh;
Giáo dục đời sống gia đình; Giáo dục giới tính cho học sinh… Việc
nghiên cứu giới tính và giáo dục giới tính đã được sự quan tâm
nhiều của Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế, các nhà
khoa học và các bậc phụ huynh.

III. TÂM LÍ HỌC GIỚI TÍNH VÀ GIÁO DỤC HỌC GIỚI TÍNH
1. Khái niệm về Tâm lí học giới tính và Giáo dục học giới tính
Tâm lí học giới tính là một chuyên ngành của Tâm lí học,
nghiên cứu về đời sống giới tính, mối liên hệ giữa giới tính với các
hoạt động xã hội của con người và cuộc sống của con người trong
xã hội.
Giáo dục học giới tính là chuyên ngành của Giáo dục học,
nghiên cứu về vấn đề giáo dục giới tính cho con người, chủ yếu là
giáo dục cho thế hệ trẻ.
Tâm lí học giới tính và Giáo dục học giới tính là hai ngành khoa
học tuy khác nhau nhưng quan hệ rất mật thiết với nhau.
Trong thực tế nghiên cứu về giới tính hiện nay, người ta
thường kết hợp tâm lí học giới tính với giáo dục học giới tính như
một lĩnh vực khoa học thống nhất. Khi tìm hiểu về tâm lí học giới
tính, người ta phải kết hợp với vấn đề giáo dục giới tính cho học
sinh. Việc nghiên cứu những vấn đế của tâm lí giới tính phải phục vụ
cho giáo dục giới tính, phải đi tới nội dung, phương hướng giáo dục
những vấn đề giới tính đó… cho con người. Ngược lại, khi nghiên
cứu về giáo dục học giới tính, các nhà giáo dục phải dựa trên cơ sở
tri thức của Tâm lí học giới tính để xác định chương rình, nội dung,
phương pháp, hình thức, kế hoạch… giáo dục giới tính phù hợp.
Vì vậy trong nhiều công trình nghiên cứu về khoa học giới tính
hiện nay ở nước ta, thường có sự kết hợp chặt chẽ của cả hai
ngành khoa học trên.
2. Đối tượng và nhiệm vụ của Tâm lí học giới tính và Giáo dục
học giới tính
– Đối tượng nghiên cứu:
+ Các hiện tượng của đời sống giới tính.
+ Mối liên hệ giữa các hiện tượng của đời sống giới tính.
+ Mối liên hệ giữa nam và nữ dưới ảnh hưởng của đời sống
giới tính.
+ Lịch sử nghiên cứu các vấn đề giới tính và sự hình thành
phát triển của các khoa học về giới tính.
+ Những vấn đề tâm lí trong giáo dục giới tính.
+ Nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục giới tính.
– Nhiệm vụ nghiên cứu
+ Mô tả và giải thích các hiện tương của đời sống giới tính.
+ Phát hiện các quy luật của các hiện tượng giới tính.
+ Nghiên cứu các hiện tượng tâm lí, các quy luật tâm lí về việc
giáo dục giới tính cho thanh niên, học sinh.
+ Đề xuất những phương hướng giáo dục, vững nội dung,
cách thức, biện pháp thích hợp để giáo dục con người về mặt giới
tính, tạo điều kiện để phát triển toàn diện dân cách cho thanh thiếu
niên học sinh và cho mọi người.
3. Mối quan hệ giữa Tâm lí học giới tính, Giáo dục học giới tính
với các ngành khoa học khác
Tâm lí học giới tính và Giáo dục học giới tính có mối quan hệ
mật thiết với nhiều ngành khoa học, phải dựa trên cơ sở của Sinh lí
học, Giải phẫu sinh lí, Tâm lí học, Tâm lí học xã hội, Tâm lí học giao
tiếp, Xã hội học…
Khi nghiên cứu Tâm lí học giới tính và Giáo dục học giới tính,
chúng ta còn phải dựa trên cơ sở của Giới tính học, Xã hội học giới
tính, Sinh lí học giới tính… Đây là những ngành khoa học còn non
trẻ ở nước ta.
Ngoài ra, việc nghiên cứu tâm lí giới tính còn phải gắn với
nhiều ngành khoa học khác như: Y học, Sinh học, Xã hội học, Giáo
dục học, Dân số học và Giáo dục dân số…
Ở nước ta hiện nay, việc nghiên cứu các vấn đề giới tính đang
được sự quan tâm đặc biệt của Y học, Xã hội học, Giáo dục học và
Tâm lí học.
4. Tình hình nghiên cứu các khoa học về giới tính ở Việt Nam
hiện nay
Việc nghiên cứu về giới tính, đặc biệt là tâm lí học giới tính và
giáo dục học giới tính ở nước ta hiện nay đang được quan tâm và
phát triển mạnh mẽ.
– Có nhiều quan điểm khác nhau về đời sống giới tính, về
những thuật ngữ cơ bản được sử dụng trong các ngành khoa học
về giới tính (giới, giới tính, tính dục, tình dục, tình yêu…).
– Có nhiều biểu hiện phức tạp trong việc nghiên cứu về giới
tính:
+ Sự lẫn lộn giữa các khái niệm, các thuật ngữ về giới và giới
tính.
Có người cho rằng, giới chỉ là những đặc điểm xã hội, do xã
hội tạo ra. Ngược lại, giới tính lại chỉ được hiểu là những đặc điểm
về sinh lí và không biến đổi. Nhiều thuật ngữ như: tính dục và tình
dục, giới và giới tính, tình dục và giới tính… thường bị sứ dụng lẫn
lộn hoặc phiến diện, lệch lạc.
+ Nội hàm của một số khái niệm chưa được thống nhất như
giới tính, tính dục, sức khoẻ sinh sản.
+ Sự pha trộn các quan điểm phương Tây với những quan
điểm truyền thống Việt Nam. Trong xã hội, nhiều người cho rằng
không cần thiết phải giáo dục giới tính trong nhà trường, trong thanh
niên, nhiều người có quan niệm tình dục tự do, tình yêu tự do, tình
yêu không cần hôn nhân…
+ Những tồn tại của các quan điểm phong kiến lạc hậu về các
hiện tượng của đời sống giới tính.
+ Sự xuất hiện nhiều tài liệu, sách báo thiếu khoa học về vấn
đề giới tính, nhằm mục đích chạy theo thị hiếu, thay theo kinh
doanh; thậm chí có sự nhầm lẫn giữa các sách báo, tài liệu khoa
học về giới tính với các sách báo mê tín dị đoan hoặc mang tính
kích dục, tính khiêu dâm, dồi trụy… Những sách này thiếu tính giáo
dục, tính khoa học, nhiều khi chỉ kích thần tính tò mò, gây tác hại
cho thanh thiếu niên.
+ Các văn hoá phẩm đồi trụy hoặc văn hoá phẩm theo những
quan điểm nước ngoài nhiều khi gây tác dụng tiêu cực trong giáo
dục thanh thiếu niên, không phù hợp với phong tục truyền thống Việt
Nam. Ngược lại, những tư tưởng, quan điểm phong kiến khắt khe,
lạc hậu vẫn song song tồn tại trong đời sống xã hội, trong nghiên
cứu và đánh giá các vấn đề của đời sống giới tính.
+ Nhận thức của nhiều tầng lớp xã hội như: phụ nữ, thanh
thiếu niên, người lớn, thậm chí, có cả một bộ phận không nhỏ của
nhà giáo, giới trí thức về nhiều vấn đề của đời sống giới tính còn
thấp hoặc phiến diện, hoặc sai lầm.
+ Những phương tiện thiết bị nghiên cứu về vấn đế giới tính
còn rất hạn thế. Do điều kiện xã hội phong kiến, những phương
pháp nghiên cứu chưa thật sự đa dạng và toàn diện, kể cả phương
pháp điều tra xã hội học cũng khó có thể phát huy hết tác dụng,
không thể hỏi nhiều vấn đề tế nhị.
+ Việc nghiên cứu về giới tính đang được quan tâm nhưng kết
quả thưa thật sự cao, thậm chì còn có lệch lạc trong một số công
trình nghiên cứu.
Tình hình trên do nhiều nguyên nhân:
+ Đời sống giới tính rất phức tạp nhưng chưa được quan tâm
nghiên cứu một cách đầy đủ và hệ thống bởi các nhà khoa học.
Nhiều người còn e ngại hoặc thành kiến, có quan niệm không đúng
về vấn đề nghiên cứu và giáo dục giới tính.
+ Những vấn đề của đời sống giới tính thường kích thích tính
tò mò của con người, nhất là đối với thanh niên. Họ thường rất quan
tâm đến những vấn đề của giới tính, thường xuyên trải nghiệm, thể
nghiệm những biểu hiện của giới tính trong đời sống hàng ngày
nhưng không tự giải thích được. Chính vì vậy, nhu cầu tìm hiểu về
giới tính rất cao. Họ thường tự tìm hiểu chúng trong mọi điều kiện có
thể có trong mọi tài liệu sách báo có đề cập đến những vấn đề giới
tính mà không có khả năng phân biệt những tài liệu khoa học hay
phản khoa học.
+ Những tri thức về đời sống giới tính có thể được tích luỹ qua
kinh nghiệm sống của con người. Nhiều trường hợp có những
người không học tập trong nhà trường nhưng vẫn có những hiểu
biết nhất định thông qua sự từng trải trong cuộc sống của họ. Những
kinh nghiệm và sự hiểu biết này có thể không có tính hệ thống khoa
học nhưng cũng có thể giúp cho họ vận dụng ở mức độ nhất định
trong cuộc sống. Có khi còn làm cho họ nghĩ rằng hình đã biết rất
nhiều.
+ Có những vấn đề của đời sống giới tính là những vấn đề tế
nhị ít khi được trình bày một cách công khai và chính thức trong xã
hội. Nhiều người còn cho rằng đó là những vấn đế thiếu đứng đắn,
thiếu lịch sự, do đó tuy rất quan tâm nhưng họ không dám nói ra.
Việc nghiên cứu và tìm hiểu chúng thường chỉ là vụng trộm, truyền
miệng, rỉ tai nhau hoặc bàn tán trong nhóm bạn bè… Vì vậy những
hiểu biết thường chỉ là vụn vặt, phiến diện và đôi khi không chính
xác.
+ Còn nhiều những quan điểm khác nhau về các khái niệm,
các thuật ngữ, thậm chí về cả nội dung và phương pháp nghiên cứu
các vấn đề giới tính ở Việt Nam. Các tài liệu sách báo lưu hành trên
thị trường rất phong phú đa dạng, có nhiều tài liệu khoa học nhưng
cũng có những tài liệu chỉ tập trung khai thác những vấn đề giới tính
thu hút sự quan tâm chú ý của người đọc, phục vụ cho việc kinh
doanh, vì vậy có nhiều tài liệu rất phiến diện, lệch lạc, thậm chí có
những tài liệu mang tính mê tín dị đoan, hoặc phản khoa học.
+ Việc dịch thuật các tài liệu nước ngoài sang tiếng Việt cũng
chưa được chuẩn hoá, hiệu đính một cách nhất quán bởi các nhà
chuyên môn. Chẳng hạn, từ “sex” trong tiếng Anh có thể dịch thành
nhiều nghĩa như: giới tính”, “tình dục, tính dục, “khoả thân”… Vì thế
nhiều tài liệu dịch từ tiếng nước ngoài, dù là của các tác giả có uy tín
khoa học, cũng không được chính xác và toàn diện.
Trong khi đó, ở nước ta, thưa có những công trình nghiên cứu
cần thiết để thống nhất các khái niệm, các thuật ngữ, cách sử dụng
từ trong nghiên cứu các vấn đề giới tính, chưa có những hội nghị
khoa học cần thiết để thống nhất và phát triển các khoa học về giới
tính.
+ Nhiều tệ nạn xã hội liên quan đến đời sống giới tính có chiều
hướng phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là ăn chơi trác táng, nhậu nhẹt
bia ôm, biến tướng của vũ trường, hoạt động của các “động lắc”,
mại dâm…
+ Vấn đề giáo dục giới tính còn nhiều quan niệm phức tạp,
mâu thuẫn. Nhiều ý kiến không thống nhất về nội dung, chương
trình, về phương thức giáo dục giới tính trong nhà trường. Thậm chí,
có ý kiến cho rằng, không nên tiến hành giáo dục giới tính trong
chương trình nội khoá, hoặc ngay cả trong ngoại khoá vì cần phải
dành thời gian cho các môn khoa học cơ bản hoặc các môn học
quan trọng hơn. Ngay cả khi đã có quyết định đưa một số nội dung
của đời sống giới tính vào chương trình giáo dục trong nhà trường
của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhiều địa phương, nhiều trường học
vẫn không nghiêm tức thực hiện, hoặc chỉ thực hiện một cách cầm
chừng, một cách hình thức để đối phó với những đợt kiểm tra của
Bộ.
+ Lực lượng các nhà nghiên cấm các giáo viên làm công tác
giáo dục giới tính, giảng dạy kiến thức giới tính cho học sinh còn rất
thiếu. Trong nhiều trường phổ thông không có giáo viên được đào
tạo chuyên môn để giảng dạy những kiến thức này. Trong trường sư
phạm, việc trang bị những kiến thức giới tính cho sinh viên, giáo
sinh cũng chưa được quan tâm.
+ Việc đào tạo cán bộ chuyên khoa về ngành này chưa được
thực hiện một cách tập trung, hoàn chỉnh, thưa có chương trình đào
tạo chuyên ngành, nội dung giảng dạy còn đơn giản, sơ lược.
5. Những phương hướng nghiên cứu và phát triển của Tâm lí
học giới tính
Hiện nay, việc nghiên cứu các khoa học về giới tính đang được
quan tâm ở nhiều ngành, nhiều cơ quan khoa học. Đây là một lĩnh
vực khoa học còn khá mới mẻ ở nước ta. Còn nhiều vấn đề cần
phải tập trung nghiên cứu như:
– Nghiên cứu chuyên sâu để phát triển các ngành khoa học về
các lĩnh vực của đời sống giới tính như: Giới tính học, Xã hội học
giới tính, Sinh lí học giới tính, những vấn đề y học về đời sống giới
tính, Giáo dục học và Tâm lí học giới tính…
– Nghiên cứu sâu hơn bản chất của các hiện tượng trong đời
sống giới tính như: sự phát triển sinh lí cơ thể ở nam và ở nữ trong
các giai đoạn lứa tuổi, đặc biệt là các lứa tuổi ở người lớn như: giai
đoạn từ khoảng 48 – 50 đến 54 55; từ 56 đến 65; từ trên 65 đến 70
– 75 ở nữ; từ trên 75 đến 85 ở nam, hiện tượng kinh nguyệt và sinh
nở; các hiện tượng bệnh lí giới tính, đời sống tình dục, sự già lão
của cơ thể, vấn đề sức khoẻ sinh sản, đời sống tình yêu và hôn
nhân…
– Vấn đề giáo dục giới tính, giáo dục tính dục cho học sinh,
sinh viên và các lứa tuổi lớn hơn…
– Các vấn đề tâm lí, diễn biến tâm lí về việc giáo dục giới tính
trong nhà trường và xã hội.
– Tăng cường việc nghiên cứu, giảng dạy các kiến thức giới
tính cho học sinh, sinh viên, đặc biệt là sinh viên các trường sư
phạm, để khi ra trường, họ sẽ là các giáo viên có khả năng, trình độ
làm công tác giảng dạy và giáo dục giới tính.
Thống nhất và chính xác hoá các khái niệm quan trọng (như
giới, giới tính, tính dục, tình dục, sức khoẻ sinh sản…) các nội dung
trình bày của những ngành khoa học có liên quan đến đời sống giới
tính mới được quan tâm nghiên cứu (như giáo dục dân số và sức
khoẻ sinh sản, giáo dục gia đình, tâm lí và giáo dục giới tính…).
– Xây dựng, bổ sung thêm những khái niệm, thuật ngữ mới
trong khoa học giới tính như “độ trẻ trung”, “sự già lão”, “chỉ số sinh
sản” ở nam, ở nữ, “vẻ đẹp cơ thể”, “động cơ yêu đương”, “hôn nhân
hạnh phúc”…

Chương 2: GIỚI VÀ GIỚI TÍNH


I. KHÁI NIỆM GIỚI VÀ GIỚI TÍNH
1. Khái niệm giới
a) Tìm hiểu khái niệm giới
Giới là một khái niệm rất phức tạp, được nghiên cứu theo
nhiều góc độ khác nhau, và theo nhiều quan điểm khác nhau.
– Giới có thể được hiểu theo mặt sinh học, là một tập hợp
những đặc điểm sinh lí cơ thể đặc trưng ở con người (ở động vật,
giới ở đây có nghĩa là giống. Trong động vật có giống đực và giông
cái). Những đặc điểm sinh lí cơ thể thường bao gồm những đặc
điểm di truyền, những hệ cơ quan sinh lí cơ thể, điển hình và quan
trọng nhất là hệ cơ quan sinh dục. Ở con người có hai loại hệ cơ
quan sinh dục chính là hệ cơ quan sinh dục nam và hệ cơ quan sinh
dục nữ, vì vậy loài người có hai giới là giới nam và giới nữ. Giới
theo nghĩa này được hiểu là giới sinh học, giới di truyền.
– Giới còn được hiểu theo góc độ xã hội, là những đặc điểm
mà xã hội đã tạo nên ở người nam và người nữ, là quy định của xã
hội về người nam và người nữ, là những đặc trưng xã hội ở nam và
nữ. Đó là giới xã hội. Giới xã hội thường bao gồm nhiều vấn đề như:
vai trò, vị trí của mỗi giới, đặc điểm và nhiệm vụ của mỗi giới trong
xã hội… Những vấn đế này thường do xã hội quy định và biến đổi
theo từng giai đoạn lịch sử, từng quốc gia, tuỳ theo truyền thống,
phong tục tập quán của mỗi dân tộc…
– Tổng quát hơn có thể định nghĩa giới như sau:
Giới là một tập hợp người trong xã hội có những đặc điểm
sinh học cơ bản giống nhau.
Định nghĩa này cho thấy:
+ Giới là một tập hợp người mang những đặc điểm sinh học cơ
bản giống nhau. Những đặc điểm sinh học cơ bản này bao gồm
nhiều đặc điểm sinh lí cơ thể, như hình dáng, cấu tạo các hệ cơ
quan sinh lí, nhưng điển hình là hệ cơ quan sinh dục. Ở loài người
chủ yếu có hai loại hệ cơ quan sinh dục: hệ cơ quan sinh đục nam
và hệ cơ quan sinh dục nữ. Do đó, loài người có hai giới (hai tập
hợp người) cơ bản: giới nam và giới nữ… Khi một em bé lọt lòng mẹ
sinh ra, người ta dựa vào hệ cơ quan sinh dục để xác định em bé
thuộc về giới nam hay nữ. Như vậy, giới được hình thành bởi những
đặc điểm sinh lí cơ thể. Cũng có thể nói một cách khác, những đặc
điểm sinh lí cơ thể là căn cứ để xác định giới, là cơ sở hình thành
giới.
Tuy ở loài người chủ yếu có hai giới là giới nam và giới nữ,
nhưng trong thực tế vẫn có một số ít người không thuộc về hai giới
trên, người ta thường gọi là giới thứ ba. Giới này xuất hiện do
nguyên nhân chủ yếu là hệ cơ quan sinh dục không được bình
thường về mặt cấu tạo hoặc chức năng, dẫn tới việc phát triển tâm lí
sinh lí cơ thể không bình thường. Nhiều người cho rằng đây là
những người có sự lệch lạc trong sự hình thành và phát triển của hệ
cơ quan sinh dục.
Định nghĩa giới như trên dựa trên cơ sở những đặc điểm sinh
hệ cơ thể, chủ yếu là hệ cơ quan sinh dục. Trong trường hợp này,
giới được quy định bởi những đặc điểm sinh lí cơ thể.
Đó là giới sinh thể.
+ Giới là một tập hợp người trong xã hội, vì vậy, giới mang
những đặc điểm về nhóm người, về xã hội loài người. Với ý nghĩa
này, khái niệm giới có thể được dùng để chỉ các tập hợp người như
giới trí thức, giới sinh viên, giới bình dân…
Tuy nhiên, theo góc độ của Tâm lí học giới tính, Giới được hiểu
như là một tập hợp người có chung những đặc điểm sinh lí điển
hình. Mỗi một tập hợp người đó bị thi phối và bị ảnh hưởng bởi các
yếu tố xã hội một cách khác nhau, tạo nên những giá trị xã hội khác
nhau. Từ đó hình thành những đặc tính riêng của từng giới và dần
dần hình thành những đặc điểm xã hội đặc trưng cho mỗi giới (về
chức năng, vai trò xã hội, nghĩa vụ, quyền hạn…). Trong trường hợp
này, giới được quy định bởi những đặc điểm xã hội. Nói một cách
khác giới mang tính xã hội.
Đó là giới xã hội.
Như vậy giới bao gồm hai loại thuộc tính, thuộc tính sinh lí cơ
thể và thuộc tính xã hội.
Xét về mặt sinh lí cơ thể, giới là những đặc điểm bẩm sinh, có
tính di truyền. Yếu tố quan trọng và điển hình của giới ở đây là hệ
cơ quan sinh dục. Và dưới ảnh hưởng chủ yếu của hoạt động của
hệ cơ quan sinh dục, cơ thể con người còn có nhiều những biến đổi
khác tạo nên những đặc trưng của giới về hệ xương và hệ cơ, chiều
cao và cân nặng, tỉ lệ giữa cơ và mỡ, hình dáng đặc trưng của cơ
thể nam và cơ thể nữ, sức lực của từng giới (trương lực của cơ bắp,
của gân, khớp…) và về nhiều đặc điểm sinh lí cơ thể khác. Do cấu
tạo sinh lí cơ thể khác nhau, ở mỗi giới có những chức năng sinh lí
khác nhau, như giới nữ có khả năng thụ thai, sinh nở, có hiện tượng
kinh nguyệt… giới nam không có những chức năng trên, nhưng
thường cao lớn khoẻ mạnh hơn, có khả năng sản xuất ra tinh
trùng…
Xét về mặt xã hội, giới là những đặc điểm do xã hội tạo ra, do
những quy định, luật lệ, đòi hỏi… của xã hội đối với con người là
nam hay nữ. Ban đầu, dưới ảnh hưởng của những đặc tính về sinh
lí cơ thể như chiều cao, tầm vóc to lớn của cơ thể, sức mạnh…
người nam và người nữ được phân công những công việc, những
vai trò khác nhau trong đời sống xã hội. Dần dần mỗi người, mỗi
giới tạo nên những đặc tính về mặt xã hội như vai trò trong gia đình,
địa vị trong xã hội hoặc những yếu tố về mặt tâm lí như nhu cầu về
sự thành dạt, nhu cầu về đời sống tình cảm… Những yếu tố trên
chịu sự tác động của xã hội, của lịch sử, tạo nên những đặc điểm,
chức năng, vai trò xã hội khác nhau. Giới được thể hiện ở vai trò,
chức năng, nghĩa vụ xã hội. Giới là tập hợp người có những vai trò
chức năng xã hội nhất định.
Như vậy giới có thể được hiểu là giới sinh học hay giới xã hội.
Khi nói đến giới sinh học, người ta thường chú ý nhiều đến hệ
cơ quan sinh dục của con người. Khi em bé lọt lòng mẹ sinh ra,
người ta chỉ dựa vào hệ cơ quan sinh dục để xếp em bé đó thuộc về
giới nam hay giới nữ (em tra hay em gái). Khi em bé lớn lên, đặc
biệt là khi bước vào thời kì dậy thì, người ta có thể xếp một người
vào giới thứ ba nếu hoạt động của hệ cơ quan sinh dục của người
đó là không bình thường.
Khi nói đến giới xã hội, có nhiều vấn đề được quan tâm như:
– Vai trò của người nam, người nữ trong xã hội.
– Sự phân công lao động trong xã hội cho người nam và người
nữ.
– Sự bình đẳng giữa giới nam và giới nữ (vấn đề bình đẳng
giới).
Những quan điểm đánh giá về vai trò của người nam và của
người nữ trong xã hội.
– Sự phát triển, sự tiến bộ của con người ở mỗi giới trong xã
hội.
– Mối quan hệ xã hội và sự cư xử giữa hai giới.
b) Một số vấn đề tâm lí xã hội và giới
Ngày nay, trong xã hội ta, còn tồn tại nhiều vấn đề phức tạp về
giới xã hội như: vấn đề bình đẳng giới, vấn đế quan hệ giữa hai giới,
vấn đề giới tính ở mỗi giới…
– Do ảnh hưởng của nhiều yếu tố tâm lí xã hội, do những đặc
điểm về mặt sinh lí cơ thể, giới nữ (còn gọi là nữ giới thường có
nhiều khó khăn và thiệt thòi hơn giới nam (gọi là nam giới) trong đời
sống xã hội như:
+ So với nam giới, nữ giới có tầm vóc bé nhỏ hơn, sức lực yếu
đuối hơn nhưng lại mang nhiều thiên chức nặng nề hơn: có hiện
tượng kinh nguyệt, có sự thụ thai và sinh nở… Việc sinh nở là một
thiên chức cao cả của người phụ nữ đồng thời cũng là một gánh
nặng đối với họ. Để cho ra đời một con người, người phụ nữ phải
mang nặng đẻ đau, hao tổn rất nhiều về mặt sức lực, về mặt cơ thể
và thường phải mất từ 3 đến 5 năm lo lắng cho việc chăm sóc và
nuôi dạy một đứa con, khiến cho họ gặp nhiều khó khăn hơn nam
giới trong việc vươn lên, học tập, rèn luyện để phát triển nhân cách.
Đó là chưa kể việc sinh nở một đứa con có thể làm cho người phụ
nữ xấu đi, già đi, ốm yếu đi nhanh hơn bình thường (trong thực tế
sự “xấu đi”, “già đi”, “ốm yếu đi” dễ xảy ra trong những trường hợp
sinh đẻ không đúng khoa học, sinh đẻ quá sớm, quá mau, quá
nhiều…).
+ So với nam giới, ở Việt Nam, nữ giới thường chịu nhiều sự
đánh giá khắt khe, nặng nề hơn, chịu nhiều những quy định bất
công trong xã hội như: nữ giới bị coi như phải gánh chịu toàn bộ
việc lao động nội trợ trong gia đình, phải “đảm đang”, “chịu khó” lo
lắng mọi công việc nhà, chăm sóc con cái, cơm nước… phải lo việc
nhà cho nam giới đi giao tiếp ngoài xã hội, nữ giới phải thụ động
trong tình yêu, bị đánh giá nặng nề, bị kiểm soát chặt chẽ trong đời
sống tình cảm yêu đương, trong sự chung thuỷ và thậm chí ngay cả
trong trách nhiệm đối với con cái.
+ So với nam giới, nữ giới ít được tạo điều kiện để hoạt động
xã hội, để học tập vươn lên. Ngày nay vẫn còn nhiều người có quan
niệm lạc hậu, bất công về phụ nữ, như “trọng nam khinh nữ',
“thuyền theo lái, gái theo chồng”, “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng
phu”… Thực tế người phụ nữ vẫn chưa thực sự bình đẳng với nam
giới trong xã hội. Những quan niệm này thậm chí còn tồn tại ngay
trong bản thân người phụ nữ khiến cho họ thường thiếu tự tin, thiếu
bản lĩnh và thiếu điều kiện thuận lợi để vươn lên ngang tầm với nam
giới trong xã hội.
+ Người phụ nữ còn chịu nhiều thiệt thòi khác trong đời sống
sinh lí, tâm lí, xã hội, trong tình yêu, hôn nhân, gia đình, trong việc
tham gia quản lí và hoạt động xã hội… Thậm chí ở nhiều vùng,
người phụ nữ còn bị đánh đập, hành hạ và bị sử dụng như một công
cụ lao động biết nói.
Vì vậy vấn đề đấu tranh cho quyền bình đẳng giới, vấn đề xây
dựng bình đẳng giới thực sự là một vấn đề rất cần thiết, rất quan
trọng, nhưng cũng là một vấn đề rất phức tạp, khó khăn và còn
nhiều quan điểm chưa thống nhất.
– Quan niệm về sự bình đẳng giới:
+ Trong việc đấu tranh cho bình đẳng giới, còn nhiều quan
niệm chưa đầy đủ và đúng đắn như: Có người cho rằng bình đẳng
giới chỉ là việc người nữ có thể làm mọi việc giống như người nam,
có quyền ăn mặc và sinh hoạt giống như nam giới. Có người cho
rằng, đấu tranh cho sự bình đẳng giới là chỉ cần thực hiện sự đãi
ngộ ngang bằng giữa hai giới. Có người còn hiểu sai lệch về khái
niệm “đảm đang” ở người phụ nữ…
+ Sự bình đẳng giới cần phải được hiểu một cách đúng đắn
toàn diện theo nhiều khía cạnh sau đây:
Người nữ cần phải được tôn trọng như người nam giới,
cần phải tin tưởng ở người phụ nữ trong việc đảm
nhiệm những chức năng, những vai trò xã hội của họ.
Người nữ phải được hưởng mọi tiêu chuẩn và quyền lợi
giống như nam giới trong lao động, trong hoạt động xã
hội, trong học tập, và hưởng thụ các giá trị xã hội.
Người nữ phải được phân công lao động và làm việc
phù hợp với đặc điểm sinh lí cơ thể của mình để bảo vệ
sức khoẻ và có điều kiện tiến bộ, phát triển. Sự bình
đẳng giới trong trường hợp này là sự bình đắng xuất
phát từ những đặc điểm sinh lí cơ thể.
Người nữ phải được chăm sóc và quan tâm về mọi
mặt, đặc biệt là được học tập để nâng cao trình độ,
được tham gia quản lí xã hội, được hưởng đầy đủ mọi
cơ hội để vươn lên trong xã hội như nam giới.
Do chịu nhiều thiên chức nặng nề, người nữ phải được
ưu đãi hơn, phải được tạo điều kiện và được tham lo
nhiều hơn, giúp cho họ được học tập, có điều kiện
thuận lợi tham gia các hoạt động của xã hội, có điều
kiện để phát triển nhân cách toàn diện.
+ Cần cụ thể hoá hơn việc đấu tranh cho quyền bình đẳng giới,
tạo điều kiện cho người phụ nữ vươn lên trong cuộc sống xã hội,
phát triển tài năng và nhân cách toàn diện bằng nhiều biện pháp:
Tăng cường các thiết bị hiện đại trong gia đình (máy
giặt, tủ lạnh, máy hút bụi bếp gas…) để người phụ nữ
khỏi vất vả với công việc nội trợ.
Dành thời gian cho người phụ nữ được giao tiếp xã hội,
tham gia các hoạt động xã hội.
Dành thời gian cho người phụ nữ được học tập theo
nhu cầu vươn lên của mỗi người.
Giúp cho người phụ nữ có điều kiện được tham gia các
hoạt động văn hoá văn nghệ, nghỉ ngơi và vui chơi giải
trí, làm đẹp và trang điểm, đọc sách báo và tập luyện
thể dục thể thao…
2. Khái niệm giới tính
a) Tìm hiểu khái niệm giới tính
– Giới tính có thể được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau và
thường bị sử dụng lẫn lộn với nhiều thuật ngữ khác như: giới, tình
dục, tình dục, sinh dục… Nhiều người thường quan niệm giới tính
đồng nghĩa với tình dục hoặc với tính dục. Đó là quan niệm chưa
thực sự đầy đủ chỉ hiểu một cách đơn giản hoặc hiểu về một mặt
nào đó của giới tính.
– Giới tính cần được hiểu một cách toàn diện hơn:
+ Trước hết, theo từ ngữ, giới tính có thể được hiểu là những
đặc điểm của giới. Những đặc điểm này có thể rất phong phú và đa
dạng. Vì giới vừa bao gồm những thuộc tính về sinh học và những
thuộc tính về tâm lí xã hội, nên giới tính cũng bao gồm những đặc
điểm về sinh lí cơ thể và tâm lí xã hội.
+ Giới tính cũng có thể được hiểu là những đặc điểm tạo nên
những đặc trưng của giới, giúp cho chúng ta phân biệt giới này với
giới kia.
Những đặc điểm giới tính cổ thể là những đặc điểm
sinh lí cơ thể như: cấu trúc và chức năng của các bộ
phận cơ thể đặc biệt là hệ cơ quan sinh dục con người,
sự phát triển (biến đổi về kích thước, hoàn thiện dần về
chức năng…) của chúng, những chức năng đặc biệt
của hệ cơ quan sinh dục như: kinh nguyệt, sinh nở, sự
vỡ giọng, mọc râu… những trạng thái bệnh lí của các
bồ phận sinh lí cơ thể ở nam và ở nữ và do mối quan
hệ nam nữ tạo ra…
Những đặc điểm giới tính cũng có thể là những đặc
điểm về tâm lí, tính cách như sự dịu dàng, hiền hậu, sự
kín đáo, tính cương trực thẳng thắn, tính dũng mãnh…
Những đặc điểm trên thường mang đặc trưng của từng giới và
tạo nên sự khác biệt giữa hai giới. Giới tính là những yếu tố xác định
sự khác biệt giữa giới này và giới kia.
Có thể định nghĩa, giới tính là toàn bộ những đặc điểm ở con
người, tạo nên sự khác biệt giữa nam và nữ.
– Trong đời sống con người, hai giới không thể tồn tại độc lập
mà luôn luôn tác động đến nhau, có mối quan hệ qua lại mật thiết
vôi nhau. Sự quan hệ qua lại này bị thi phối bởi nhiều đặc điểm về
sinh lí, về tâm lí ở mỗi người, bởi những đặc điểm về văn hoá, chính
trị, phong tục tập quán của xã hội, trong đó có các đặc điểm đặc
trưng của mỗi giới. Từ đó lại hình thành nên nhiều yếu tố mới, hiện
tượng mới trong đời sống giới tính như: Sự giao tiếp giữa hai giới,
quan hệ bạn khác giới, quan hệ tình yêu, hôn nhân…
Đời sống giới tính của con người rất phong phú và đa dạng.
Đó là những hiện tượng tâm lí và sinh lí nảy sinh trong đời sống của
mỗi người, trong mối quan hệ giữa người này với người kia, trong
cuộc sống chung của mỗi người, trong sự tồn tại của xã hội. Đời
sống giới tính là một tổng hợp phức tạp các hiện tượng tâm lí và
sinh lí có liên quan đến mỗi giới, là mọi yếu tố, mọi mặt hoạt động,
mọi mối quan hệ… trong đời sống của con người, trong đời sống xã
hội loài người:
Đời sống giới tính là toàn bộ những hiện tưởng về mặt sinh lí
cơ thể xuất hiện trong con người có liên quan đến hệ cơ quan sinh
dục (đời sống tính dục), những hiện tượng tâm lí đặc trưng ở mỗi
giới, những hiện tượng tâm lí người trong mối quan hệ với người
khác giới (tình bạn khác giới, tình yêu…), những hiện tượng trong
đời sống xã hội như hôn nhân, gia đình… Gần đây, còn xuất hiện
những biểu hiện phức tạp hơn của đời sống giới tính như: các quan
điểm yêu đương ngoài hôn nhân, tình dục ngoài hôn nhân, tình bạn
và sự giao tiếp giữa những người khác giới…
Như vậy khái niệm về giới tính cần được hiểu một cách đầy đủ
toàn diện về nhiều mặt sinh lí và tâm lí, cá nhân và xã hội, hôn nhân
và gia đình, tình yêu và tình bạn, sự giao tiếp nam nữ…
b) Ngồn gốc của giới tính
Những đặc điểm giới tính do hai nguồn gốc chủ yếu tạo ra:
Nguồn gốc sinh học
Theo Giáo sư Nguyễn Quang Vinh, giới tính cua con người do
các tế bào sinh sản quyết định. Tế bào sinh sản nam (tinh trùng) có
2 loại: loại chứa nhiễm sắc thể X quy định giới tính nữ; loại chứa
nhiệm sắc thể Y quy định giới tính nam. Tế bào sinh sản nữ (trứng)
chỉ chứa một loại nhiễm sắc thể X. Nếu tinh trùng mang nhiễm sắc
thể X thụ tinh với trứng, em bé sinh ra sẽ là nữ (X+X). Nếu tinh trùng
mang nhiễm sắc thể Y thụ tinh với trứng, em bé sinh ra sẽ là nam
(X+Y). “Giới tính của động vật (trong đó có con người được quyết
định ngay từ lúc thụ tinh, tuỳ theo trứng X được kết hợp với tinh
trùng X hay tinh trùng Y”. Theo Iu.I. Kusniruk và A.P. Serbakov đó là
giới tính di truyền. Có thể nói, giới tính di truyền là giới tính được xác
định bởi sự thụ tinh giữa trứng và tinh trùng. Sự thụ tinh như vậy
(X+Y hay X+X) trong những điều kiện thông thường, sẽ làm cho thai
nhi có cấu tạo đặc trưng của cơ thể nam hoặc nữ trong quá trình
phát triển của nó. Do cấu tạo khác nhau nên hoạt động sinh lí mỗi
giới có những đặc điểm khác nhau. Các tuyến sinh dục và các hoóc
môn (nội tiết tố) tiết ra từ các tuyến này sẽ quy định những đặc điểm
sinh lí cơ thể riêng biệt và các thành phần tạo nên những nét tính
cách đặc trưng cho mỗi giới.
Trong quá trình phát triển cơ thể, sự trưởng thành về sinh lí cơ
thể cũng góp phần quan trọng tạo nên những đặc điểm giới tính
nhất định. Đến một độ tuổi nhất định, tuyến sinh dục sẽ hoạt động,
và ngày càng hoạt động mạnh hơn, sự hoạt động của tuyến sinh
dục, nhất là khi tuyến này bước vào thời kỳ trưởng thành (thời kỳ
chín muồi tình dục), sẽ tạo nên những chức năng sinh lí đặc biệt của
cơ thể người: sự dậy thì, hoạt động tình dục, sinh sản… Tuyến sinh
dục ở người hình thành từ tuần thứ 8 trong đời sống ờ tử cung,
nhưng mãi đến tuổi dậy thì mới hoạt động. Đây là “tuổi thành thục về
sinh dục”, hay “tuổi chín muồi sinh dục”, nó đánh dấu thời kì bắt đầu
có khả năng sinh sản, ở nữ từ 13, 14 tuổi; ở nam từ 15 đến 16 tuổi.
Vai trò của tuyến sinh dục rất lớn đối với việc tạo nên giới tính. Các
tác giả Iu.I. Kusniruk và A.P. Serbakov cho rằng chính các tuyến sinh
dục (buồng trứng hoặc tinh hoàn) tạo nên “giới tính đích thực” của
con người. “Gọi là giới tính đích thực và nó phản ánh đặc trưng khả
năng của tuyến sinh dục sản sinh ra tinh trùng hay trứng, đồng thời
cũng tạo ra những hoóc môn giới tính nam hoặc nữ đặc thù. Các
hoóc môn này ảnh hưởng quyết định đến cấu trúc và sự phát triển
của các cơ quan sinh dục bên trong và bên ngoài cùng những đặc
điểm giới tính phụ khác. Qua đó, nó giúp cho con người có đầy đủ
những chức năng thực sự của người nam hay người nữ. Như vậy
giới tính đích thực là giới tính được xác định do sự hoạt động thực
tế của hệ cơ quan sinh dục. Ở những người có hệ cơ quan sinh dục
nam, những hoạt động của hệ cơ quan này không bình thường,
chẳng hạn, không tiết ra được nội tiết tố nam đủ tỉ lệ cần thiết sẽ
không thể trở thành một người nam giới bình thường. Họ sẽ không
có giới tính bình thường.
Giới tính đích thực có thể được tình thành trong quá trình phát
triển của con người theo lứa tuổi, và có thể được thể hiện rõ từ
khoảng 13, 14 tuổi trở đi, đặc biệt là từ độ tuổi 18 – 20, khi đến độ
chín muồi giới tính.
Nguồn gốc xã hội:
Những đặc điểm sinh học chưa đủ để xác định giới tính. Theo
Giáo sư Trần Trọng Thuỷ “Tình cảm và ý thức về giới tính của một
người chỉ được hình thành qua sự giao tiếp với những ngời khác
qua sự ảnh hưởng của giáo dục và các điều kiện xã hội. Những đặc
điểm về giải phẫu và sinh lí của cơ thể mới chỉ là tiền đề, là cơ sở
vật chất tạo nên sự khác biệt giới tính mà thôi”. Do đó có thể nói,
giới tính của con người còn do các mối quan hệ xã hội chi phối.
Xã hội ảnh hưởng đến giới tính con người ở nhiều mặt:
+ Xã hội quy định, đánh giá con người theo những phẩm chất,
đặc điểm, tư thế, tác phong riêng, phù hợp giới tính. Điều này thể
hiện ở phong tục, tập quán, đạo đức xã hội. Như phong tục tập quán
Việt Nam thường đòi hỏi người con gái phải dịu dàng, hiền hậu ý tứ,
người con trai phải cao thượng, dũng cảm, cương quyết… Xã hội
cũng đòi hỏi mối quan hệ và cư xử nam nữ phải tuân theo những
chuẩn mực nhất định: phải có “khoảng cách” (giới hạn) nhất định,
phải có tư thế, tác phong lịch sự, phải tuân theo những quy định nào
đó trong giao tiếp…
+ Xã hội quy định sự phân công lao động giữa nam và nữ khác
nhau: người nam thường được đòi hỏi nhiều hơn ở những công việc
khó khăn, nguy hiểm, nặng nhọc… ở người nữ lại là những công
việc cần sự khéo léo, nhẹ nhàng hơn…
+ Xã hội ảnh hưởng đến yếu tố có nguồn gốc sinh học: người
nam thường được đòi hỏi phải cao lớn, khoẻ mạnh, người nữ cơ thể
nhỏ bé, “xinh xắn” hơn: Ngay cả bản năng tình dục cũng được xã
hội nhìn nhận, đánh giá theo những tiêu chuẩn, đạo đức văn hoá
nhất định: “Tình dục ở con người chịu sự chi phối của các quy luật
tâm lí, quy luật tình cảm, của ý thức đạo đức, văn hoá, xã hội. Ở Việt
Nam ta, vấn đề tình dục thường được coi là một vấn đề gắn với đạo
đức xã hội”.
+ Sự giáo dục của xã hội, của người lớn ảnh hưởng nhiều đến
đặc điểm giới tính của con người. Nếu một em gái được nuôi
dưỡng, giáo dục theo những điều kiện và môi trường của con trai,
em đó dễ có hành vi cư xử của con trai, dễ có nhiều nam tính hơn
và ngược lại đối với một em trai cũng vậy.
Giới tính còn được xác định bởi tâm lí, ý thức của chính bản
thân mỗi người. Đến một độ tuổi nhất định, đến một sự phát triển
nhất định về mặt ý thức, mỗi một người có thể ý thức được giới của
mình, mình thuộc về giới nào và cần phải có những phẩm chất nào
để thể hiện giới… Sự ý thức về giới này bị chi phối bởi nhiều yếu tố
như:
+ Sự nhận thức về những quy định của xã hội về giới của mỗi
người. Chẳng hạn, nếu là con trai, cần phải có những phẩm chất
nào cần phải ăn mặc như thế nào, cần phải hành động, làm việc
như thế nào. Nếu là con gái, cần phải rèn luyện những khả năng gì,
cần phải trang điểm, ăn mặc, làm việc, có tác phong tư thế dáng
điệu như thế nào…
+ Sự nhận thức những đánh giá của mọi người về giới của bản
thân hình làm cho mỗi người chú ý rèn luyện về những phẩm chất
đặc điểm mà mình cần có theo ý thức về giới của họ.
+ Sự nhận thức bản thân hoặc tự cảm nhận mình thuộc về giới
nào và có những nhu cầu đặc trưng cho giới đó. Có những người
tuy cơ thể là nam giới nhưng luôn luôn nghĩ mình cần phải là nữ và
hướng hoạt động, sinh hoạt của mình theo nữ giới (hiện tượng “xu
hướng giới”, “bản sắc giới”).
+ Sự tác động của những người xung quanh, chủ yếu là sự
giáo dục của gia đình và nhà trường.
3. Mối quan hệ giữa giới và giới tính
Giới và giới tính có mối quan hệ rất chặt chẽ và phức tạp. Giới
là cơ sở để tạo nên giới tính. Những đặc điểm sinh học của giớí xác
định giới tính về mặt sinh học đồng thời cũng là những biểu hiện của
giới tính về mặt sinh học. Ở góc độ này, giới là một bộ phận của giới
tính, đồng thời giới chi phối và quyết định giới tính. Những đặc điểm
xã hội của giới cũng góp phần hình thành những đặc điểm xã hội
của giới tính. Chúng cũng chi phối và quyết định sự hình thành giới
tính.
Ngược lại, giới tính lại phải phù hợp với giới và bị xã hội đánh
giá theo giới, giới tính cũng góp phần khắc hoạ rõ nét thêm về giới.
Ở một mức độ nào đó giới tính cũng chính là giới hoặc giới tính lại là
một thành phần của giới
Khi nói đến giới người ta hiểu giới tính là những đặc điểm của
giới, giới tính là một bộ phận của giới, là những yếu tố tạo nên khái
niệm giới, là cơ sở để phân định rõ hơn vai trò, chức năng, vị trí của
giới.
Khi nói đến giới tính, giới lại được hiểu như là những đặc điểm
của giới tính. Chẳng hạn, giới là những đặc điểm giới tính về mặt
cấu trúc sinh lí cơ thể.
Trong thực tế đời sống xã hội, khái niệm giới và giới tính
thường bị dùng lẫn lộn nhưng mọi người vẫn có thể chấp nhận.
II. NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA GIỚI TÍNH
1. Sự phức tạp của đời sống giới tính
Do giới tính có nguồn gốc sinh vật và nguồn gốc xã hội, nên
đặc điểm của giới rất đa dạng.
Theo nhà xã hội học nổi tiếng Eveline Sullezot, chuyên gia của
Liên Hợp Quốc, việc nghiên cứu những đặc điểm giới tính con
người phải xem xét trên ba bình diện: cơ thể (sinh học), cá nhân
(tâm lí học) và xã hội (xã hội học).
Khi phân tích sự khác biệt giũa nam và nữ, Giáo sư Trần Trọng
Thuỷ đã nhấn mạnh những đặc trưng sinh lí và những đặc trưng tâm
lí xã hội.
Xét riêng về mặt sinh lí, E. Sullezot cũng đưa ra 7 dấu hiệu có
sự khác biệt rõ ràng giữa nam và nữ như sau: Những ngóc môn tính
dục, sự hình thành những tế bào sinh sản, cơ quan sinh sản và
chức năng của nó, hình thái cơ thể, sự già lão của cơ thể, bệnh lí cơ
thể tuổi thọ. Về mặt tâm lí và xã hội, E. Sullezot cũng tán thành với
quan niệm của E. Maccoby: “Sự khác biệt giới tính biểu hiện từ khi
trẻ em còn rất nhỏ (2, 3 tuổi) và biểu hiện ở nhiều mặt hoạt động
khác nhau: vui chơi, chơi đồ chơi, quan hệ với người lớn, hoạt động
trí tuệ…” và quan niệm của Streven Golđberg: “Mỗi giới có một số
đặc trưng về tính khí, dù môi trường xã hội là như thế nào và những
khác biệt ấy quy định vai trò xã hội của đàn ông và đàn bà một cách
khác nhau. Vì đàn ông có tính gây hấn hơn và có xu hướng thiết lập
những quan hệ đẳng cấp thống trị hơn đàn bà, nên họ nhất định
vượt qua mọi các để đi tới vị trí lãnh đạo và quyền lực mà một xã hội
có thể xem lại”.
Quan niệm của Rene Zazzo đề cập đến hai xu hướng khác
nhau: ở con gái có ưu thế trong ngôn ngữ (nói năng), ở con trai lại
có ưu thế về hoạt động trí tuệ, trong lĩnh vực logic và nhìn nhận
không gian.
Sự khác biệt giới tính còn thể hiện ở nhiều mặt khác. Kể cả
quá trình trưởng thành của cơ thể. “Nhiều khác biệt về các thuộc
tính sinh học của đàn ông và đàn bà cũng còn bí ẩn, đặc biệt là
những đặc điểm không có liên quan trực tiếp với con người mới đẻ
ra. Chẳng hạn, đồng hồ sinh học của mỗi giới hoạt động một cách
khác nhau. Theo mức độ trưởng thành (trạng thái của xương trong
các giai đoạn phát triển khác nhau của cơ thể) khi đẻ ra, con gái
phát triển trước con trai một tháng. Con gái biết đi, biết nói sớm hơn.
Dần dần, khoảng cách ấy càng tăng lên cho đến lúc bước vào lứa
tuổi quá độ (dậy thì) thì cách nhau tới 2 năm, và đến khi kết thúc sự
tăng trưởng thể chất thì cách nhau tới 3 năm”.
Nhiều tác giả khác đều đã khẳng định các đặc điểm giới tính về
sinh lí, tâm lí, xã hội trong các công trình nghiên cứu của mình.
Trong đời sống xã hội, con người luôn có quan hệ mật thiết với
nhau, do đó, trong quan hệ giữa những người khác giới, có nhiều
vấn đề phức tạp về giới tính nảy sinh, như: tình bạn khác giới,
khoảng cách giữa người nam và người nữ, những rung cảm xuất
hiện trước người khác giới, tình yêu, hôn nhân…
– Có thể kết luận về những đặc điểm giới tính như sau:
+ Những đặc điểm giới tính ở con người rất phức tạp. Nó bao
gồm những đặc điểm về sinh lí, về tâm lí, về xã hội.
+ Giới tính biểu hiện trong mọi lĩnh vực hoạt động của con
người trong đời sống.
+ Giới tính biểu hiện trong quá trình trưởng thành của cơ thể,
ngay từ lúc thụ tinh, trong quá trình phát triển cơ thể từ khi mới sinh
ra đến lúc trưởng thành và trong suốt cuộc dời. Sự biểu hiện ấy bị
chi phối bởi nhiều yếu tố, sinh lí, tâm lí, điều kiện xã hội, hoạt động
cá nhân, những thuộc tính di truyền, những tác động xã hội.
+ Giới tính biểu hiện trong các hoạt động tâm lí con người,
trong toàn bộ các phẩm chất nhân cách. Nó gắn liền với đời sống
tâm lí và toàn bộ nhân cách con người.
+ Giới tính của con người có thể bị biến đổi do những tác nhân
về tâm lí, sinh lí, xã hội. Những ảnh hưởng của sự hoạt động của sự
rèn luyện, những can thiệp của con người về mặt xã hội, về mặt y tế
đều có thể làm cho giới tính thay đổi. Những chức năng của các bộ
phận sinh lí cơ thể, đặc biệt là chức năng của hệ cơ quan sinh dục
tạo nên nhiều đặc điểm về giới tính, nhiều vấn đề của giới tính như
tình dục, các bệnh lây lan qua đường tình dục…
+ Sự quan hệ giữa hai giới trong đời sống xã hội lại làm nảy
sinh nhiều đặc điểm giới tính mới và làm phức tạp thêm những đặc
điểm giới tính đã có ở con người.
+ Các phong tục tập quán, các quy định của xã hội, cũng chi
phối nhiều đặc điểm giới tính, làm cho đặc điểm giới tính ở từng
vùng, từng miền, từng giai đoạn lịch sử có những đặc trưng riêng
làm phong phú và phức tạp thêm đời sống giới tính của con người.
2. Mối quan hệ giữa hai giới
Những đặc điểm tạo nên sự khác biệt về giới (giới tính) không
làm cho hai giới đối lập nhau, mà ngược lại, làm cho hai giới có
quan hệ mật thiết với nhau hơn, tạo nên những mối quan hệ đặc
biệt giữa hai giới.
Những mối quan hệ này rất phức tạp, đa dạng, chủ yếu bao
gồm: sự cư xử giao tiếp trong xã hội, tình bạn khác giới, tình yêu
nam nữ, hôn nhân gia đình…
a) Mối quan hệ cư xử, giao tiếp giữa hai giới
Khác với mối quan hệ giữa hai người đồng giới, quan hệ giữa
hai người khác giới thường đặc biệt hơn: Khi giao tiếp cư xử với
người khác giới, ở con người thường xuất hiện những rung cảm,
những ý nghĩ “không bình thường”, không tự nhiên. Những cảm xúc
này được tạo bởi những đặc điểm sinh học (nhất là do chức năng
của hệ cơ quan sính dục tạo ra) hoặc những đặc điểm tâm lí xã hội
(tính e thẹn, mắc cỡ, mọi người gán ghép, nhận xét đánh giá…):
Đặc biệt từ tuổi dậy thì trở đi, khi con người bước vào thời kì chín
muồi sinh dục.
Ở thời kì này, do sự trưởng thành về sinh dục, do sự quan tâm
đánh giá một cách chặt chẽ của xã hội, do sự phát triển tâm lí… mỗi
khi giao tiếp cư xử với người khác giới, con người thường có những
cảm xúc giới tính rõ rệt, mạnh mẽ. Họ có thể thận trọng, ý tứ tế nhị,
e ngại, mắc cỡ hoặc cũng có thể xuất hiện những rung động, ham
muốn, đòi hỏi về tình cảm hoặc tình dục. Những cảm xúc này bị chi
phối bởi những quy định của xã hội bởi những chuẩn mực đạo đức,
phong tục, tập quán. Nó cũng có quan hệ mật thiết với đạo đức
phong tục, tập quán. Chẳng hạn, xã hội quy định giữa nam và nữ khi
giao tiếp với nhau phải có giới hạn nhất định, không được quá thân
mật, suồng sã, người nam, người nữ phải có những tư thế tác
phong phù hợp, lời ăn tiếng nói, và hành vi cử chỉ ý nhị, lịch sự… Có
những dân tộc, địa phương, người nam không được bước vào
buồng riêng của người nữ, không được cầm tay người nữ…
Do những đặc điểm giới tính, con người phải tuân theo những
chuẩn mực đạo đức nhất định khi cử xử giao tiếp với nhau. Nói cách
khác, giới tính tạo nên những mối quan hệ đặc biệt giữa nam và nữ,
chi phối những hành vi giao tiếp, cư xử giữa người nam và người
nữ. Trong mỗi mối quan hệ, có những hành vi cư xử tương ứng:
Nếu hai người xa lạ, hành vi cư xử phải tế nhị, lịch sự, phải giữ
khoảng cách… Nếu đó là hai vợ chồng, họ có thể rất thân mật, có
thể có hành vi âu yếm, yêu thương…
Như vậy, vấn đề giới tính gắn liền với đạo đức, phong tục tập
quán. Chính vì thế khi nghiên cứu, tác động vào giới tính con người,
ta phải chú ý đến những yếu tố đạo đức, phong tục, tập quán và
những yếu tố xã hội khác.
b) Mối quan hệ bạn khác giới
Do những đặc điểm giới tính, mối quan hệ bạn khác giới có
những đặc điểm khác hẳn mối quan hệ bạn đồng giới và trở thành
nhu cầu trong đời sống tình cảm con người. Nhưng cũng do đó, tình
bạn khác giới có nhiều điểm khác với tình bạn đồng giới như: trong
cư xử giữa hai người bạn, không thể có những hành động quá thân
mật, không thể suốt ngày bên nhau, đi đâu cũng có nhau… Tình bạn
khác giới có thể rất đẹp, rất tốt, tồn tay lâu dài, nhưng nó cũng có
thể chuyển hoá dần thành tình yêu.
Ở tuổi thanh niên, tình bạn khác giới rất khác với tình bạn đồng
giới, và nhiều khi “tình bạn khác giới chứa đựng một tình yêu đang
nảy sinh được chất chứa ở bên trong”.
Tình bạn khác giới ở các em nữ biểu hiện khác biệt so với các
em nam. Nhu cầu về tình cảm này ở các em nữ thường cao hơn,
sớm hơn và sâu sắc hơn ở các em nam. Theo Giáo sư I.X. Kon, các
em gái thường chọn bạn trai làm người bạn lí tưởng, trong nhóm
giao lưu của các em có đông bạn trai hơn, mà phần nhiều là bạn trai
cao tuổi hơn. Về nhu cầu tình bạn thân khác giới, ở các em gái
thường sớm hơn các em trai từ 1,5 năm đến 2 năm. Tình bạn khác
giới của các em gái cũng phức tạp, mang màu sắc cảm xúc nhiều
hơn. “Tình bạn khác giới của các em nữ có tiêu chuẩn tinh tế hơn,
mang nhiều động cơ tâm lí hơn ở các em nam”.
Ở cùng một lứa tuổi, nhu cầu bạn khác giới ở các em nữ
thường cao hơn. Trong công trình nghiên cứu của mình, I.X. Kon đã
kết luận, từ lớp 5 đến lớp 10 (tương đương từ lớp 9 đến lớp 12 ở
Việt Nam) trong tất cả các lứa tuổi, số lượng các em gái kết bạn
khác giới bao giờ cũng nhiều hơn các em trai, và tuổi càng lớn thì
sự khác biệt càng rõ hơn. Các công trình nghiên cứu của V.G.
Cacpion và B. Zazzo ở Pháp cũng cho kết quả tương tự. Những kết
quá điều tra của nhóm cán bộ nghiên cứu của Khoa Tâm lí Trường
Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh năm 1988 cũng hoàn
toàn thống nhất với nhận định trên.
Như thế, mối quan hệ khác giới nảy sinh ở tuổi thanh thiếu
niên từ tuổi dậy thì trở đi có tính tất yếu và tình bạn khác giới ở các
em nam cũng khác biệt so với các em nữ. Theo I.X. Kon, đó là sự
khác biệt rất cơ bản, nhưng “không phải đơn thuần chỉ là do khác
biệt giới tính, mà là những khác biệt lứa tuổi giới tính. Vấn đề không
chỉ là ở chỗ phụ nữ nói chung giàu cảm xúc hơn nam giới, mà là ở
chỗ các em gái chín muồi sinh dục sớm hơn, sớm có hình thức tự ý
thức hơn các em nam”. Tình bạn khác giới của các em nảy sinh do
sự khác biệt giới tính, và bị chi phối bởi sự phát triển giới tính, trước
hết là những đặc điểm phát triển tính dục và đời sống tình cảm của
các em.
c) Mối quan hệ tình yêu và quan hệ tình dục
Những đặc điểm giới tính, kể cả những đặc điểm tính dục, tình
dục và đặc điểm tâm lí thường thúc đẩy hai người bạn khác giới đi
đến tình yêu trong những điều kiện phù hợp. Sự khác biệt giới tính
thường có tác dụng hỗ trợ tình yêu thêm hấp dẫn, đằm thắm và sâu
sắc. Trong những trường hợp này, sự khác biệt giới tính có tác dụng
làm cho hai người bổ sung cho nhau, phối hợp với nhau, đan xen
nhau, có khi đến mức hoà nhập vào nhau, “Hai người trở thành
một”… Nói cách khác sự khác biệt giới tính có thể dẫn tới quan hệ
tình yêu và quan hệ tình dục.
Quan hệ tình yêu là một dạng quan hệ tình cảm đặc biệt giữa
hai người khác giới. Đó là một tình cảm cao cấp được nảy sinh trên
cơ sở sự gắn bó mật thiết, sự cảm thông sâu sắc, sự yêu thương
đằm thắm và sự rung cảm mạnh mẽ giữa hai người. Quan hệ tình
yêu thường nảy sinh khi hai người khác giới có sự nhận thức dầy đủ
và tốt đẹp về nhau, thông cảm với nhau, hoà hợp với nhau cả về đời
sống tâm hồn và thể xác. Chính vì vậy, quan hệ tình yêu là một trong
những dạng quan hệ mật thiết nhất giữa hai người khác giới.
Quan hệ tình dục là quan hệ đặc biệt về mặt sinh lí cơ thể, là
sự rung cảm giới tính mãnh liệt, là những nhu cầu hoà nhập đặc biệt
về mặt sinh lí cơ thể (thường được gọi là nhu cầu về thể xác) giữa
hai con người. Quan hệ tình dục thường được nảy sinh ở con người
trong một số điều kiện như: sự phát triển bình thường và trưởng
thành của đời sống tính dục bắt đầu từ giai đoạn dậy thì của cơ thể,
sự phát triển những cảm xúc giới tính, sự ham muốn được thoả mãn
những cảm xúc giới tính mãnh hệt, tình yêu nồng thắm… của con
người. Quan hệ tình dục thường được biểu hiện ở những hành vi cử
chỉ vuốt ve, âu yếm, ôm ấp, bởi những nụ hôn… Quan hệ tình dục
có thể xuất phát từ những bản năng đơn thuần nhưng cũng có thể
xuất phát từ tình yêu và bị chi phối mạnh mẽ bởi tình yêu. Ngược lại,
tình yêu cũng có thể nảy sinh và phát triển từ sự hoà hợp về quan
hệ tình dục.
Một vài quan niệm sai lầm cho rằng tình yêu chỉ là vấn đề tình
dục, hoặc trong tình yêu chủ yếu là tình dục. Trong thực tế, khi yêu
nhau, ngoài tình dục còn nhiều yếu tố tâm lí có tác dụng rất mạnh
mẽ đến tình yêu như sự thương mến, sự gần gũi, sự đồng cảm, sự
giúp đỡ và quan tâm đến nhau thậm chí có thể hi sinh vì nhau. Tuy
nhiên, trong tình yêu, yếu tố tình dục cũng có vai trò rất quan trọng.
Tình dục có thể làm nảy sinh tình yêu, là thành phần và cũng là sự
biểu hiện của tình yêu, có thể làm cho tình yêu thêm say đắm, mãnh
liệt hơn, làm cho tình yêu phát triển mạnh thêm, sâu nặng thêm.
Ngược lại, tình dục không phù hợp có thể làm cho tình yêu phai nhạt
hoặc tan vỡ.
S. Freud cho rằng: “Hạt nhân của cái mà ta gọi là tình yêu, đó
là tình yêu tình dục”, “là sự đam mê tình dục, “có mục đích là hai giới
được gần nhau”.
Như vậy giữa hai người khác giới có thể nảy sinh mối quan hệ
tình yêu và mối quan hệ về tình dục. Những mối quan hệ này có ý
nghĩa rất lớn đến cuộc sống, sự phát triển, sự tồn tại của con người.
d) Mối quan hệ hôn nhân
Hôn nhân trước hết là một hiện tượng xã hội, trong đó, xã hội
thừa nhận hai người khác giới được chung sống với nhau, bị ràng
buộc với lulđu bởi luật pháp. Xã hội quy định hai người phải có trách
nhiệm đối với nhau và cùng có trách nhiệm trước xã hội. Bình
thường, xã hội quy định chỉ hai người khác giới mới được kết hôn
với nhau.
Chính do giới tính tác động, hai người khác giới mới có nhu
cầu kết hôn với nhau. Chính giới tính có vai trò đặc biệt quan trọng
tạo nên hôn nhân. Nhờ những đặc điểm tính dục và tâm lí tính dục,
mới có những quan hệ yêu đương, quan hệ vợ chồng, có sự sinh
con, có quan hệ cha con, mẹ con, có đời sống gia đình…
Hôn nhân và đời sống gia đình còn bị chi phối bởi những quy
luật tâm lí, xã hội. Nó cũng là những hiện tượng tâm lí xã hội phức
tạp gắn liền với đời sống sinh lí, tâm lí, đời sống tính dục của con
người. Trong hôn nhân, quan hệ tình dục giữa hai vợ chồng được
coi như là trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi. Trong hôn nhân, những
vấn đề giới tính khác, nhất là tâm lí tính dục có vai trò rất quan trọng.
Có thể nói, quan hệ hôn nhân là hệ quả, là sản phẩm của đời sống
giới tính.
e) Một vài kết luận về quan hệ giữa hai giới
– Giữa hai giới có mối quan hệ rất mật thiết và phức tạp.
Những mối quan hệ đó được tạo nên bởi giới tính, bởi sự khác
biệt giữa nam và nữ, đồng thời bị chi phối bởi chính sự khác biệt đó.
Chúng gắn bó mật thiết với giới tính và trở thành những vấn đề điển
tình, quan trọng của giới tính.
Như thế, nghiên cứu về giới tính, hoặc nói đến giới tính không
thể chỉ đơn thuần chú ý đến những đặc điểm giới tính (đã nêu ở
mục c), mà còn phải nghiên cứu đến những mối quan hệ giữa hai
giới. Những mối quan hệ đó, cùng với những đặc điểm giới tính, đều
là những vấn đề của giới tính, đều có ý nghĩa quan trọng đối với
cuộc sống của con người. Giới tính là một lĩnh vực rất phức tạp, đa
dạng, phong phú trong đời sống con người. Cần phải hiểu giới tính
một cách toàn diện và sinh động. Cũng cần phải tránh một số quan
điểm sai lầm trong nhiều người hiện nay cho giới tính chỉ là tình yêu,
tình dục.
– Những vấn đề cần chú ý của giới tính.
Giới tính và mối quan hệ giữa hai giới có nội dung rất phong
phú và đa dạng, bao gồm các đặc điểm, các vấn đề sinh lí, tâm lí xã
hội. Trong đó, có những đặc điểm, những vấn đề điển hình hoặc có
ý nghĩa quan trọng nổi bật trong đời sống con người.
Khi xét đến giới tính hoặc tiến hành giáo dục giới tính cho con
người, cần chú ý đến những vấn đề quan trọng, điển hình sau đây:
Những vấn đề sinh lí cơ thể, cấu tạo và chức năng của nhiều bộ
phận, sức khoẻ, vẻ đẹp cơ thể… Đặc biệt là đời sống tính dục của
con người. Trong đó có những chức năng đặc biệt như sự dậy thì,
sự sinh sản, hiện tượng kinh nguyệt, đời sống tình dục…
– Những vấn đề tâm lí xã hội như mối quan hệ và sự cư xử
giữa nam và nữ, tình bạn khác giới, tình yêu nam nữ, đời sống vợ
chồng, cuộc sống gia đình. Đây là những vấn đề liên quan rất mật
thiết với giới tính.
– Những vấn đề giới tính liên quan mật thiết với đạo đức,
phong tục tập quán như đạo đức giới tính, thẩm mĩ giới tính, phong
tục tập quán về giới tính, vấn đề đời sống, sinh hoạt dưới góc độ
của giới tính như: ăn mặc, sửa soạn trang điểm, hành vi cử chỉ, tư
thế tác phong…
Sau đây chúng ta sẽ xem xét cụ thể hơn về những vấn đề
quan trọng và điển tính của giới tính.
3. Những vấn đề quan trọng và điển hình của giới tính
Các đặc điểm giới tính rất đa dạng, phức tạp. Tuy nhiên, khi
nghiên cứu các đặc điểm giới tính, cần chú ý đến các loại đặc điểm
giới tính điển hình chủ yếu sau đây:
a) Những đặc điểm giới tính về mặt sinh lí
+ Cấu tạo và chức năng của hệ cơ quan sinh dục. Đây là sự
khác biệt dễ thấy và quan trọng nhất về mặt sinh học.
+ Hình thái, cấu tạo và chức năng của các hệ cơ quan khác
trong cơ thể (hệ xương, cơ, tỷ lệ mỡ, da…).
+ Tốc độ sinh trưởng và phát triển sinh lí cơ thể. Độ lớn của cơ
thể (chiều cao, cân nặng…).
+ Sự già lão và độ trẻ trung.
+ Hiện tượng dậy thì, kinh nguyệt.
+ Sự sinh nở và nuôi con.
+ Thể lực, hình dáng và sự phát triển cơ thể.
+ Tỉ lệ mắc bệnh và các bệnh thường mắc.
+ Tuổi thọ.
+ Hoạt động tình dục, và các bệnh thuộc về lĩnh vực này.
b) Những đặc điểm giới tính về mặt tâm lí, xã hội
Đó là những đặc điểm khác biệt của người nam so với người
nữ về mặt tâm lí xã hội như:
+ Nhu cầu, thái độ, hoạt động của người nam, người nữ trong
đời sống xã hội.
+ Hoạt động nhận thức, tình cảm, ý chí, tính cách, năng lực,
tính khí, xu hướng…
+ Vai trò, chức năng xã hội.
+ Các mối quan hệ xã hội và hoạt động xã hội.
+ Hành vi, cử chỉ, tư thế, tác phong, cách ăn mặc, trang
điểm…
+ Các vấn đề thẩm mỹ giới tính và đạo đức giới tính.
Như vậy giữa nam và nữ có nhiều đặc điểm rất khác biệt. Sự
khác biệt đó thể hiện trong toàn bộ đời sống tâm lí, sinh lí, hoạt động
cuộc sống của con người. Sự khác biệt này dần dần được xã hội
thừa nhận, và cũng dần dần trở thành những điểm đặc trưng cho
mỗi giới, tạo nên sự khác biệt giữa hai giới. Đó là những đặc điểm
giới tính của con người. Xã hội căn cứ vào những đặc điểm này để
sử dụng, đánh giá con người theo giới của họ. Một người không có
những đặc điểm phù hợp với những đặc điểm mà xã hội quy định
giới của họ phải có họ có thể sẽ bị coi là không bình thường, hoặc bị
đánh giá thấp hơn về mặt phẩm chất nhân cách. Nói một cách khác,
nếu con người không có những đặc điểm giới tính phù hợp với giới
của họ, sẽ bị coi là người không bình thường”.
c) Những vấn đề giới tính nảy sinh do mối quan hệ giữa
hai giới
Sự khác biệt nam nữ không làm cho nam và nữ xa cách mà
ngược lại làm cho hai giới có mối quan hệ mật thiết hơn, gắn bó với
nhau hơn, đặc biệt từ tuổi dậy thì trở đi. Từ độ tuổi này, hai giới
thường hướng đến nhau, quan tâm đến nhau, ảnh hưởng tác động
đến nhau, thậm chí họ tìm đến nhau để xây dựng những mối quan
hệ đặc biệt trong xã hội, thủ yếu là các mối quan hệ sau:
Quan hệ giao tiếp và cư xử giữa hai giới.
– Vấn đề tình bạn khác giới.
– Vấn đề tình yêu nam nữ.
Quan hệ hôn nhân – gia đình.
Việc nghiên cứu về giới tính phải gắn với việc nghiên cứu về
các mối quan hệ trên. Các mối quan hệ đó vừa là hệ quả của những
đặc điểm giới tính, vừa là biểu hiện của đời sống giới tính. Các mối
quan hệ đó chính là những vấn đề, những nội dung sinh động của
đời sống giới tính.

III. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN GIỚI TÍNH


1. Sự xuất hiện và quá trình hình thành của giới tính ở con
người
Trong nhiều công trình nghiên cứu, người ta đều thấy rằng từ
tuần lễ thứ 8 đến tuần lễ thứ 10, giới tính tuyến sinh dục mới phân li,
và khi ấy, thai nhi bắt đầu phát triển theo giới tính một cách rõ ràng.
Khi ra đời, đứa trẻ chỉ có một dấu hiệu giới tính bề ngoài, đó là
cấu tạo cơ quan sinh dục bên ngoài. Đây là yếu tố chủ yếu và quan
trọng, để xã hội xác nhận giới tính của em là trai hay gái, và từ đó
đánh giá em theo những phẩm chất giới tính tương ứng. Đặc điểm
này cũng là cơ sở cho sự giáo dục và hình thành ý thức về giới tính
của đứa trẻ cho đến khi em bé bước vào tuổi dậy thì.
– Theo nhiều tác giả từ tuổi lên 3 lên 4, trẻ em đã bước đầu ý
thức được giới tính của mình, biết được mình thuộc giới nào và
phân biệt được giới tính của những người xưng quanh mặc dù mới
chỉ dựa vào những thuộc tính bên ngoài. Từ khoảng 6, 7 tuổi, giới
tính bắt đầu rõ rệt, biểu hiện ở sự phân hoá các hoạt động và định
hướng giá trị. Các em trai và các em gái chơi trò chơi khác nhau
theo góc độ giới tính… Sự khác biệt giới tính này càng ngày càng rõ
rệt hơn. “Đứa trẻ bắt đầu biết xử sự theo những dấu hiệu mà nó
nhận thấy là nó thuộc về giới nào, đồng thời ngược lại nó thấy thẹn
thùng trước các dấu hiệu mà theo nó thuộc về giới kia”. Đứa trẻ sẽ
lựa chọn những dạng nào đó trong số các khuôn mẫu hành vi được
chấp nhận ở môi trường xung quanh nó.
Từ tuổi dậy thì trở đi, ở trẻ em có sự biến đổi rất quan trọng và
rõ rệt về giới tính, với những sự thay đổi lớn về cơ thể và bắt đầu có
sự định hướng giới tính. Nhiều người cho rằng từ tuổi này, cơ thể
người bước sang giai đoạn thứ hai của quá trình hình thành giới
tính… Thời kì này ở nữ bắt đầu từ 12 đến 14 tuổi, ở nam từ 13 đến
15 tuổi. Trong thời kì này, các tuyến sinh dục bắt đầu hoạt động tích
cực làm con người phát triển rõ rệt theo giới: họ đần đần thực sự trở
thành nam hay nữ (hoặc giới thứ ba). Đồng thời các dấu hiệu tương
ứng với giới tính theo hoóc môn sinh dục cũng được phát triển và
chức năng sinh dục hình thành… Nhiều tác giả gọi thời kì này là thời
kì trưởng thành sinh dục hay thời kì chín muồi về tính dục, chín muồi
giới tính.
Ở thời kì này, cơ thể đạt đến sự trưởng thành về sinh dục, tức
là bắt đầu có khả năng sinh sản. Toàn bộ cơ thể thay đổi một cách
sâu sắc nhưng sự thay đổi này ở nam và nữ, và ở từng cá thể có
khác nhau. Dần dần, nó làm cho những đặc điểm về bề ngoài của
con người được xác định, chẳng hạn, người nam có hình thể khác
hẳn với người nữ.
Mặt khác, những dấu hiệu lệnh thành chức năng tính dục xuất
hiện ở nam có những đợt mộng tinh đầu tiên, và ở nữ là hiện tượng
kinh nguyệt. Cùng với các hiện tượng đó, sự biến đổi về hình dáng
cơ thể biến đổi về tâm sinh lí ngày càng nhiều và rõ nét, tác động
mạnh mẽ đến ý thức của trẻ em về bản thân mình.
Những chức năng tính dục ngày càng xuất hiện rõ rệt và phát
triển với nhiều biểu hiện khác nhau như khả năng tình dục, sinh
sản… tuy rằng ở nam và nữ khác nhau.
Ở nam, vào khoảng từ 14 đến 19 tuổi đã xuất hiện sự quan
tâm đến giới nữ. Điều này liên quan đến việc tuyến sinh dục hoạt
động mạnh, sản sinh ra các hoóc môn sinh dục nam (Testosteron).
Dần dần, sự quan tâm đến giới nữ được thể hiện một cách cụ thể,
và xuất hiện lòng ham muốn gần gũi về thể xác.
Ở nữ, chức năng tính dục hình thành sớm hơn nam (khoảng
từ 12 đến 16 tuổi) nhưng sự phát triển tính tích cực tính dục do cơ
quan phát dục tạo ra chậm hơn, và từ từ đạt tới đỉnh cao sau nhiều
năm. Đồng thời sự phát triển tính tích cực này lại phức tạp hơn
nhiều so với nam, nó gắn liền với nhiều đặc điểm tâm lí, xã hội khác
một cách mật thiết hơn so với nam. Tính tích cực tính dục ở nữ
được quy định bởi số lượng hoóc môn sinh dục nữ (Prosestoron) do
các tuyến sinh dục tiết ra. Đó là những biểu hiện cụ thể cho thấy các
em đã bước vào thời kì chín muồi tính dục, chín muồi giới tính. A.V.
Petrovxki cho rằng, ở những trường hợp bình thường, thời kì chín
muồi tính dục bắt đầu ở nữ từ 12 đến 14 tuổi và kết thúc khoảng từ
16 đến 18 tuổi: còn ở nam bắt đầu từ khoảng 13 đến 15 tuổi và kết
thúc ở tuổi 18 – 20.
Tuy nhiên, thời hạn và cường độ của sự chín muồi tính dục
phụ thuộc vào nhiều yếu tố: có những đặc điểm sinh lí có tính di
truyền lẫn yếu tố điều kiện sinh hoạt, kinh tế, xã hội, tình trạng sức
khoẻ, dinh dưỡng, khí hậu, đời sống tâm lí… Các yếu tố bất lợi (như
điều kiện sinh hoạt thấp kém, ăn uống thiếu chất, bệnh tật…)
thường gây ra sự thay đổi chậm trễ, mất cân bằng… trong sự phát
triển cơ thể, tính dục, tâm lí.
Sự chín muồi tính dục bị chi phối bởi nhiều yếu tố phức tạp
khác dẫn tới sự biến đổi to lớn về đời sống vật chất và tinh thần của
con người. Đồng thời, được tác động của nhiều yếu tố, ý thức về
giới tính dần dần được hình thành. Đó là khả năng nhận biết mình
mang giới tính nào, khả năng điều chỉnh hành vi cho phù hợp với
những đòi hỏi, những định hướng về tinh thần, đạo đức đã được
thừa nhận trong xã hội về giới tính.
Trong thời kì này, các em cũng “thức tỉnh môn quan tâm với
người khác giới”. Sự quan tâm này chưa có ngay sắc thái tình dục
dặc thù vốn tiêu biểu cho thời kì tình dục trưởng thành. Theo I.X.
Kon, A.V. Petrovxki, ở các em thiếu niên hình thành mối quan hệ đặc
biệt, có thể xác định đó như là sự yêu thương mang màu sắc tình
cảm thanh cao. Chỉ về sau, cùng với lúc kết thúc thời kỳ chín muồi
giới tính, con người mới thức tỉnh những cảm xúc tình dục đặc thù,
bộc lộ tính hoạt động sinh dục và hình thành ý thức giới tính trưởng
thành.
Cùng với sự biến đổi rõ rệt về đời sống tâm lí của các em trong
thời kì chín muồi giới tính, tâm lí của thiếu niên phong phú hơn lên
rất nhiều nhờ những ấn tượng mới, cảm xúc mới, nhưng lại không
ổn định. Các em thường nhạy cảm quá mức, dẫn đến sự mất cân
bằng về tâm lí: lúc hiếu động, lúc lầm lì, khi lạnh lùng, khi nhiệt tình
quá mức, lúc rụt rè, lúc quá trớn cố ý kèm theo những hành vi có
tính thách thức… Có trường hợp các em thiếu cân bằng trong hoạt
động thần kinh, khả năng làm việc giảm sút, hay bực bội, cáu có gắt
gỏng hay khóc lóc… Tình trạng này dễ xảy ra ở em gái, nhất là
những ngày hành kinh.
Những đặc điểm nêu trên của thời kì chín muồi giới tính đặt ra
những yêu cầu đối với các bậc phụ huynh và các nhà sư phạm trong
việc giáo dục các em. Việc tác động giáo dục các em một cách phù
hợp tế nhị là hết sức quan trọng trong thời kì này. Trong đó, việc
trang bị cho các em những kiến thức cần thiết, đúng đắn về giới
tính, việc đối xử có tính sư phạm, sự quan tâm đến các em, tạo cho
các em một môi trường hoạt động tốt đẹp… có ý nghĩa rất to lớn
đến sự phát triển nhân cách, đến cuộc đời của các em sau này.
– Sự hình thành những nét tâm lí giới tính, kể cả tâm lí tính dục
còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác: sự phát triển xã hội và điều
kiện sống, các mối quan hệ giao tiếp của cá thể, nền giáo dục mà trẻ
em được hấp thụ, phong tục tập quán xã hội, toàn bộ đặc điểm nhân
cách… Đặc biệt, sự hình thành đặc điểm giới tính gắn liền với sự
hình thành phát triển nhân cách. Nhân cách chi phối những đặc
điểm và đời sống giới tính. Nhiều đặc điểm của đời sống giới tính
cũng chính là đặc điểm nhân cách. Thậm chí những đặc điểm đơn
thuần về sinh lí, về tính dục được “xã hội hoá”, “tâm lí hoá”, có khi
cũng trở thành những đặc điểm nhân cách.
Sự hình thành phát triển giới tính gắn bó hữu cơ với sự hình
thành phát triển nhân cách. Không thể tách rời hai quá trình này. Tác
động vào giới tính cũng chính là tác động vào nhân cách và ngược
lại. Những phẩm chất đạo đức, năng lực, xu hướng, khí chất… đều
có thể mang màu sắc của giới tính, gắn bó với giới tính, phát triển
theo giới tính. Những đặc điểm giới tính lại ảnh hưởng trở lại đến
nhân cảm và toàn bộ đời sống tâm lí con người.
2. Các giai đoạn phát triển của giới tính
Có nhiều cách phân chia các giai đoạn phát triển giới tính dựa
trên những cơ sở khác nhau như: lứa tuổi, quan hệ xã hội, sự giao
tiếp xã hội, đời sống hôn nhân, sinh nở… Sau đây là cách phân chia
các giai đoạn phát triển giới tính phổ biến nhất:
a) Dựa trên sự phát triển sinh lí cơ thể theo lứa tuổi
Có thể phân chia sự phát triển giới tính của con người theo các
giai đoạn sau đây:
Giai đoạn 1: từ khi lọt lòng mẹ đến 6, 7 tuổi
Giới tính chưa hình thành một cách rõ rệt mặc dù có những
biểu hiện khác nhau giữa các em trai và em gái trong hoạt động vui
chơi (chơi trò chơi hay các đồ chơi). Chưa có sự khác biệt rõ ràng
về đặc điểm cơ thể do hoạt động của tuyến sinh dục nam và nữ
chưa phát triển mạnh về chức năng sinh lí giới tính (các chức năng
tính dục chưa rõ rệt). Ở giai đoạn này, các em trai và gái quan hệ
với nhau rất tự nhiên, chưa bị chi phối bởi các cảm xúc giới tính.
Giai đoạn 2: từ 7, 8 tuổi đến 10, 12 tuổi
Giới tính đã bắt đầu hình thành rõ rệt và sự phát triển của các
em nam và nữ có sự khác nhau cả về sinh lí và tâm lí. Tốc độ sinh
trưởng của các em nữ nhanh hơn các em nam nên ở thời kì này các
em nữ thường cao hơn các em nam. Đã có sự “xác định khoảng
cách” giữa nam và nữ. Các em nam ít thân mật hoặc là chơi chung
với các em nữ. Sự giao tiếp giữa hai giới đã có sự giữ kẽ hơn do
các rung cảm giới tính đã bắt đầu xuất hiện dù các em chưa ý thức
được.
Giai đoạn 3: từ 10, 12 tuổi đến 14, 15 tuổi ở nữ; từ 11, 12
tuổi đến 16, 17 tuổi ở nam.
Bắt đầu bước vào thời kì dậy thì. Tốc độ sinh trưởng của nữ
tiếp tục tăng nhanh hơn nam nên cơ thể các em nữ to lớn và khoẻ
mạnh hơn nam. Các chức năng tính dục bắt đầu hoạt động, đặc biệt
là từ độ tuổi 13, 14 trở đi (kinh nguyệt, trứng cá, vỡ tiếng, mộng
tinh…). Đã có sự cư xử khác biệt rõ rệt giữa nam và nữ. Các em có
ý thức rõ rệt về giới của mình và có sự quan tâm đến người khác
giới. Các em đã bắt đầu chú ý đến vẻ đẹp cơ thể và có nhiều băn
khoăn về các vấn đề tính dục, tình yêu ở người lớn…
Giai đoạn 4: từ 15, 16 tuổi đến 18, 20 tuổi ở nữ; từ 17, 18
tuổi đến 22, 25 tuổi ở nam.
Các em bước vào thời kì chín muồi giới tính. Ở giai đoạn cuối
của lứa tuổi này, con người phát triển tương đối hoàn chỉnh về các
chức năng tính dục (có khả năng sinh sản), xuất hiện những rung
cảm yêu đương chân thực và chân chính, có ý thức đầy đủ về giới
và giới tính. Có ý thức trách nhiệm trong tình yêu và hôn nhân.
Giai đoạn 5: từ 20, 21 tuổi đến 30, 35 tuổi ở nữ; từ 25, 27
tuổi đến 35, 40 tuổi ở nam.
Giai đoạn phát triển cao của đời sống giới tính, các chức năng
tính dục và sinh sản phát triển mạnh. Cơ thể phát triển hoàn thỉnh và
đẹp nhất trong cuộc đời. Có ý thức cao về thầm mĩ, đạo đức và xã
hội giới tính. Có sự phát triển mạnh trong đời sống tình yêu và hôn
nhân, là lứa tuổi mà con người nên kết hôn và sinh nở.
Giai đoạn 6: từ 35, 37 tuổi đến 48, 50 tuổi ở nữ; từ 40, 45
tuổi đến 55, 60 tuổi ở nam.
Thời kì phát triển cao của đời sống giới tính cả về sinh lí cơ thể
và tâm lí xã hội giới tính.
Giai đoạn 7: từ 50, 52 tuổi đến 55, 60 tuổi ở nữ; từ 60, 62
tuổi đến khoảng 70, 75 tuổi ở nam.
Đây là giai đoạn có nhiều biến đổi mạnh (khủng hoảng) của đời
sống giới tính. Là thời kì hồi xoan và mãn kinh ở nữ. Ở nam cũng có
nhiều biến đổi mạnh theo chiều hướng các chức năng tính dục yếu
dần đi, đặc biệt là đời sống tình dục.
Giai đoạn 8: từ trên 55, 60 tuổi ở nữ và trên 70, 75 ở nam.
Đây là giai đoạn bước sang tuổi già, các chức năng cơ bản
của đời sống tính dục tắt dần.
Sự phân chia theo lứa tuổi như trên có tính tương đối vì đời
sống giới tính và các chức năng tính dục còn tuỳ thuộc rất nhiều vào
tình trạng sức khoẻ, tình trạng yêu đương và hôn nhân… chẳng hạn
đối với những người phụ nữ bệnh tật, không có tình yêu, không kết
hôn, không có khả năng sinh nở… việc mãn kinh có thể diễn ca rất
sớm, khoảng 40 – 45 tuổi và không có hiện tượng hồi xuân. Ở nam,
nếu khoẻ mạnh, các chức năng sinh lí tính dục có thể kéo dài tới
tuổi 75, 80 hoặc hơn nữa. Các giai đoạn lứa tuổi có thể chênh lệch
từ 2 đến 3 tuổi.
b) Sự phân chia giai đoạn phát triển giới tính theo sự hình
thành và phát triển các mối quan hệ giới tính
Giai đoạn 1: thời kì giao tiếp nam nữ không bị chi phối bởi giới
tính, thường từ khi mới sinh ra đến 6, 7 tuổi.
Đây là thời kì các đặc điểm giới tính không bộc lộ rõ rệt, các
em nam nữ quan hệ thân mật, hồn nhiên trong sáng, không bị chi
phối bởi các rung cảm tính dục.
Giai đoạn 2: thời kì giao tiếp nam nữ bắt đầu bị chi phối bởi
giới tính.
Đây là thời kì mà con người có những giao tiếp cư xử với bạn
khác giới, thường khoảng 7, 8 tuổi trở đi. Quan hệ của các em chịu
sự chi phối bởi những rung cảm giới tính, rung cảm tình đúc nên các
em thường giữ kẽ, e ngại khi tiếp xúc với nhau. Những rung cảm
giới tính, rung cảm tình dục tạo nên sự quan tâm đến những người
khác giới, đặc biệt từ 16 đến 18 tuổi trở đi. Những rung cảm này
thường là cơ sở giúp cho con người hướng tới việc xây dựng tình
yêu đôi lứa hoặc tìm hiểu về đời sống hôn nhân gia đình. Nếu thời kì
này kẻo quá dài, trên 30 tuổi ở nữ hoặc 40 tuổi ở nam mà chưa đi
tới tình yêu hoặc hôn nhân, con người dễ bị mất cân bằng trong đời
sống tâm sinh lí.
Giai đoạn 3: thời kì yêu đương.
Thời kì này bắt đầu từ khi con người xuất hiện những rung
cảm yêu đương, đặc biệt là có tình yêu thực sự (thường khoảng 17,
18 tuổi trở đi ở nữ và khoảng 20, 25 tuổi trở đi ở nam). Những rung
cảm yêu đương và những cảm xúc trong tình yêu, tình dục làm cho
con người có sự phát triển đầy đủ và hoàn chỉnh hơn về mặt nhân
cách và cá tính. Những rung cảm này giúp cho con người hướng tới
việc chinh phục và xây dựng tình yêu đôi lứa. Tình yêu làm cho con
người có sự phát triển đặc biệt về mặt tâm hồn, tâm lí, giúp phát
triển cao hơn về mặt tài năng và nhân cách, giúp cho con người có
cuộc sống và hoạt động ổn định hơn, cân bằng hơn. Tình yêu giúp
cho con người quan tâm hơn về đời sống hôn nhân và hướng tới
hôn nhân. Tuy nhiên, sự hiểu sai lệch và những cư xử không đúng
trong tình yêu, sự tan vỡ trong tình yêu và những hậu quả của các
cuộc tình không đứng đắn, có thể dẫn tới sự khủng hoảng trong sự
phát triển nhân cách và tài năng.
Giai đoạn 4: thời kì hôn nhân và gia đình.
Thời kì này có thể bắt đầu từ 20, 22 tuổi ở nữ và 25, 27 tuổi ở
nam, khi con người bước vào đời sống hôn nhân. Nhiều chức năng
giới tính phát triển mạnh, các đặc trưng giới tính thể hiện rõ ràng,
đậm nét, ảnh hưởng tới sự hình thành, phát triển của nhân cách. Sự
kết hôn giúp cho con người trưởng thành hơn, chín chắn hơn trong
cuộc sống, dễ tạo lập được sự phát triển mạnh mẽ trong sự nghiệp
và công danh. Con người trưởng thành hơn trong hoạt động, trong
giao tiếp. Có ý thức trách nhiệm hơn đối với xã hội và gia đình. Việc
kết hoạt chung sống vợ chồng thường dễ giúp cho con người biết lo
toan hơn trong cuộc sống, biết. tu chí làm ăn, có sự cẩn trọng và
chu đáo trong hoạt động, giao tiếp. Con người trưởng thành hơn,
hiểu biết đầy đủ và chín chắn hơn, ổn định hun về tính cách. Nếu
hôn nhân bất hạnh, con người sẽ sớm biến động về nhân cách, bất
ổn trong sự phát triển, có thể dẫn tới những cực đoan trong xu
hướng, thế giới quan, nhân sinh quan.
Giai đoạn 5: thời kì gia đình đa thế hệ.
Thường bắt đầu từ độ tuổi 48 đến 50, khi gia đình đã nảy sinh
thế hệ thứ ba trở đi. Các đặc điểm của đời sống giới tính đã ổn định
và gắn liền với sự phát triển của nhân cách, của gia đình. Các đặc
điểm này được điều chỉnh và biến đổi dần theo hướng giảm dần về
tính chất, chức năng hoặc cường độ hoạt động.
IV. MỘT SỐ VẤN ĐỀ GIỚI TÍNH CẦN CHÚ Ý Ở TUỔI THANH
NIÊN, HỌC SINH
Tuổi thanh niên, học sinh là lứa tuổi từ khoảng 14, 15 đến 17,
18 tuổi. Đây là lứa tuổi học sinh ở cuối cấp phổ thông cơ sở và trung
học phổ thông, đó là lứa tuổi bước vào thời kì chín muồi tính dục, từ
khi bắt đầu cho đến khi kết thúc thời kì này. Bởi vậy đời sống giới
tính của lứa tuổi này rất phức tạp, bao gồm cả sự khủng hoảng mất
cân bằng của giai đoạn phát dục, và cả những nét đặc trưng của
hoạt động giới tính, tính dục của giai đoạn trưởng thành sinh dục.
Bởi vậy ở lứa tuổi này, những đặc trưng cơ bản của đời sống giới
tính đều được biểu hiện khá rõ nét.
Thực ra, sự phát dục bắt đầu diễn ra ở lứa tuổi sớm hơn (12 –
13 tuổi). Chính sự phát triển này đã đưa các em vào đời sống tính
dục và thúc đẩy hoạt động tâm lí tính dục. Ngay từ tuổi thiếu niên đã
xuất hiện những “vấn đề giới tính” trong đời sống tâm lí, sinh lí của
các em. Giáo sư A.V. Petrovxki đã khẳng định sự phát dục kích
thích, phát triển sự quan tâm đến người khác giới, làm xuất hiện
những cảm xúc, tình cảm mới. Ông cũng cho rằng, “Mức độ bận tâm
và tập trung vào nội tâm, vào những cảm giác và rung động mới vào
vị trí của chúng trong đời sống của thanh thiếu niên được quyết định
bởi những điều kiện xã hội rộng rãi, cũng như bởi những hoàn cảnh
cụ thể riêng biệt trong đời sống và sự giáo dục thiếu niên, bởi đặc
điểm của sự giao tiếp của thiên niên”. Nhiều công trình nghiên cứu
cho thấy ngay ở tuổi thiếu niên các em đã có thể quan tâm tới
những quan hệ bạn khác giới, tình yêu, đến việc đọc sách báo, tranh
ảnh khiêu dâm, thậm chí, đã có thể quan tâm đến vấn đề sinh dục,
tình dục. Ngay từ khi có kinh lần đầu, hoặc có tinh trùng, tức là từ
lúc bắt đầu dậy thì, các em đã có thể quan tâm đến những vấn đề về
giới tính, kể cả chuyện người lớn”. “Ảnh hưởng xấu có thể do việc
đọc những sách báo không phù hợp lứa tuổi, do xem những phim
ảnh dành cho người lớn”. Tất cả những điều đó cũng như những
câu chuyện với bạn bè về những vấn đề khác nhau của tình yêu và
giới tính sẽ kích thích sự phát triển rất mạnh hứng thú đối với khía
cạnh tâm lí của những quan hệ con người theo xu hướng khiêu dâm
và tình dục quá sớm. Các nhà tâm lí học Việt Nam: Phạm Minh Hạc,
Trần Trọng Thuỷ, Lê Khanh… cũng khẳng định, “ở tuổi thiếu niên đã
xử hiện sự quan tâm đến bạn khác giới”.
Đến tuổi thanh niên, học sinh, đời sống tính dục và quan hệ
yêu đương còn thể hiện rõ ràng, phong phú và phát triển ở mức cao
hơn. Nhiều em đã có những biểu hiện khá sâu sắc của đời sống tính
dục, thậm chí, bước vào hoạt động tình dục. “Đa số nam nữ thanh
niên lứa tuổi này đã ở vào thời kỳ trưởng thành tính dục”. Vì thế
những mối quan hệ yêu đương và quan hệ tính dục rất có thể xảy ra
ở các em. Mặt khác, do hiện tượng “gia tốc” phát triển, ngày nay,
hiện tượng yêu đương hoặc quan tâm đến người bạn khác giới có
thể xuất hiện rất sớm ở thanh thiếu niên.
Ở tuổi thanh niên, học sinh, ngoài những biểu hiện vệ sinh lí
tính dục như biến đổi hình dáng cơ thể, xuất hiện những “rung động
thầm kín”, mộng tinh, thủ dâm… nhu cầu về tình bạn khác giới ngày
càng tăng. Đặc biệt là quan hệ yêu đương. Bên cạnh sự âu yếm thơ
ngây của trẻ em (những cái nhìn, những lá thư ngắn…) đã xuất hiện
những say mê thực sự dầu tiên, những nhu cầu thực sự về tình yêu
và sự kích thích tò mò trước những rung động thầm kín. Hiện tượng
này thậm chí, có thể có ngay cá ở các em học sinh từ lớp 7 trở đi.
A.V. Petrovxki cũng nhận định rằng có khi, “tình yêu say đắm ở các
học sinh thường có tính chất “bệnh dịch” – trong lớp này không có ai
yêu, còn trong lớp kia tất cả, không trừ một ai”.
Tình yêu ở tuổi thanh niên, học sinh cũng đã rất phức tạp và ở
mức độ phát triển mạnh mẽ. Nhiều nhà tâm lí học trên thế giới trong
những công trình nghiên cứu của mình đều thừa nhận rằng trong
các em có tình yêu thực sự, mạnh mẽ, sâu sắc. Tình yêu nam nữ
của các em không phải chỉ xuất phát từ những nhu cầu tính dục, nhu
cầu sinh lí, mà là sự thống nhất hài hoà của sự say mê những “cảm
giác tính dục” với nhu cầu giao tiếp về nhân cách, nhu cầu về tình
cảm sâu sắc và sự hoà hợp với người yêu. Nhiều trường hợp, “tình
yêu bằng tâm hồn, bằng rung động của tình cảm, tình yêu thanh
cao, thuần khiết, trong sáng đến trước, và là chủ yếu trong quan hệ
yêu đương của các em”. Trong khi ấy tình yêu do sự “đòi hỏi về sinh
lí” thường đến sau và có khi rất mờ nhạt. Có nhiều trường hợp tình
yêu của các em còn lẫn lộn với quan hệ bạn bè. Tình trạng “nửa yêu
nửa bạn” ấy có khi kéo dài cho đến hết tuổi học sinh trung học phổ
thông.
Nhiều nhà khoa học cũng khẳng định rằng, biểu hiện về tình
yêu của nam và nữ ở lứa tuổi thanh niên, học sinh cũng khác nhau.
Ở các em nữ, mặc dù xuất hiện những chức năng tính dục sớm hơn
nhưng do sự phát triển chậm hơn và từ từ, và do đặc điểm tâm lí
tính dục, tâm lí giới tính, nhu cầu về “tình yêu thanh cao” thường lớn
hơn và lấn át sự yêu đương “chung đụng thể xác”. Trong khi đó ở
các em nam “những hứng thú và say mê tình dục lại đến sớm hơn
và chỉ sau đó mới xuất hiện khả năng kết hợp chung với sự giao
cảm sâu sắc”.
Tình yêu ở lứa tuổi thanh niên, học sinh về cơ bản là một tình
cảm dẹp đẽ, lành mạnh, trong sáng, là bình thường và tất yếu trong
sự phát triển của con người. Tuy nhiên, nếu các em sống trong một
môi trường không được lành mạnh”, bị ảnh hưởng nhiều bởi văn
hoá phẩm đồi trụy, hoặc bởi những nếp sống ăn chơi đua đòi… tình
yêu của các em dễ bị “tầm thường hoá”, “vật chất hoá”, dễ chỉ trở
thành sự thoả mãn những cảm giác thấp hèn và có thể đưa các em
đến sự sa ngã, tan vỡ, đau khổ.
Quan hệ bạn khác giới, quan hệ tình yêu và đời sống tính dục
của thanh niên, học sinh quan hệ mật thiết với đời sống sinh lí, tâm
lí của các em. Đó là những quan hệ phức tạp, đa dạng và mang tính
quy luật. Những quan hệ đó “đưa họ đến gần với vấn đề đạo đức, từ
thủ tục săn đón, tỏ tình cho đến các vấn đề tinh thần trách nhiệm là
tinh thần kỉ luật, đạo đức, tự giác”. Các em thường rất dễ bị lúng
túng, bối rối, đôi khi là sự bế tắc, sự sai lầm trong cách giải quyết
vấn đề, trong việc xử lí các “tình huống gay cấn”.
Do đó, “các em rất cần sự giúp đỡ của người lớn trước hết là
của cha mẹ và thầy cô giáo”. Người lớn còn biết cầm giúp đỡ,
hướng dẫn các em. Người lớn không nên can thiệp thô bạo, cấm
đoán, phá hoại những tình cảm thiêng liêng này của các em. “Bất
luận trong trường hợp nào đều không được phỉ báng, chế nhạo, bất
bình với sự xuất hiện của nó”. V.A. Sukhomlinxki cũng yêu cầu. “Loại
trừ khỏi nhà trường câu chuyện ồn ào và không cần thiết về tình yêu
của các em học sinh”. Việc can thiệp vào chuyện tâm tình là “đôi bàn
tay sắt”. Nhưng chúng ta không thể buông rơi nó, để mặc cho các
em chập chững, bỡ ngỡ bước vào tình yêu với những hoang mang,
lúng túng, không biết giải quyết, xử sự như thế nào. Cần phải có thái
độ trân trọng và tế nhị, đồng thời cũng không được thờ ơ, lãnh đạm.
Đời sống giới tính của thanh niên, học sinh rất phức tạp, đa
dạng. Ở lứa tuổi này diễn ra toàn bộ quá trình chín muồi tính dục, từ
thời kì phát dục đến khi hoàn thiện những chức năng sinh dục. Do
đặc điểm của đời sống, hoạt động và nhiều nguyên nhân tâm lí xã
hội phức tạp khác, các em đã thể hiện rõ rệt những đặc điểm giới
tính, đã thể hiện đầy đủ những vấn đề giới tính điển hình nhất ở con
người.
Có thể nói, đời sống giới tính ở lứa tuổi thanh niên, học sinh
chủ yếu là những đặc điểm về tính dục, đời sống tâm lí giới tính và
những quan hệ giới tính đặc trưng, trong đó có quan hệ tình bạn
khác giới và tình yêu nam nữ. Đây là những vấn đề, những mối
quan hệ phổ biến, điển hình, quan trọng đặc trưng cho đời sống giới
tính ở các em. Chúng có ý nghĩa lớn đến đời sống, sinh hoạt, có vai
trò quan trọng trong sự phát triển nhân cách, tài năng, đạo đức của
các em, nhất là trong điều kiện tình hình kinh tế, xã hội, giáo dục ở
nước ta hiện nay.

Chương 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐIỂN HÌNH CỦA ĐỜI SỐNG


GIỚI TÍNH
I. ĐỜI SỐNG TÍNH DỤC
1. Khái niệm tính dục
a) Một số quan niệm về khái niệm tính dục
Khái niệm tính dục là một khái niệm rất phức tạp và được sử
dụng theo nhiều quan niệm khác nhau.
Một số tác giả thường quan niệm tính dục đồng nghĩa với tình
dục. Họ cho rằng, tính dục tức là tình dục. Dùng từ “tính dục” thay
thế cho “tình dục” để trong cách nói được tế nhị, thanh cao hơn mà
thôi.
Một số tác giả khác lại quan niệm tính dục theo nghĩa tương
đương với giới tính, để chỉ mọi hiện tượng của đời sống giới tính.
Sự khác biệt của cách dùng từ “tính dục” như trên là tuỳ thuộc
vào quan điểm của từng tác giả.
Tuy nhiên, hiện nay khái niệm tính dục ngày càng được xác
định rõ ràng và cụ thể hơn.
b) Khái niệm tính dục
– Trong nhiều công trình nghiên cứu về giới tính hiện đại, khái
niệm “tính dục” thường được dùng để chỉ những hiện tượng, những
đặc điểm sinh lí cơ thể nảy sinh do hoạt động của hệ cơ quan sinh
dục.
– Tính dục là một khái niệm rộng, bao gồm nhiều hiện tượng
như:
+ Sự phát triển và hình thành các chức năng hoạt động chung
của hệ cơ quan sinh dục nam nữ như: cấu tạo hệ cơ quan sinh dục,
sự sản sinh ra các hoóc môn giới tính sự thụ thai và sinh nở, những
biến đổi sinh lí cơ thể ở nam và ở nữ…
+ Những hiện tượng sinh lí đặc biệt của cơ thể như: dậy thì,
kinh nguyệt, mộng tinh, thủ dâm, tình dục…
+ Những thời kì phát triển đặc biệt của sinh lí cơ thể như: thời
kì dậy thì, sự hồi xuân, những giai đoạn biến đổi, khủng hoảng sinh
lí cơ thể khác…
Sự hoạt động của cơ thể thực hiện các chức năng tính dục, tạo
ra các hiện tượng tính dục được gọi là đời sống tính dục của con
người.
– Đời sống tính dục luôn gắn bó với các hoạt động tâm lí của
con người, gắn bó với các hiện tượng tâm lí xã hội. Nhiều hiện
tượng của đời sống tính dục chịu sự chi phối mạnh của tâm lí xã hội.
Hiện tượng dậy thì ở thanh thiếu niên làm biến đổi mạnh đời sống
tâm lí của các em, đặt ra cho xã hội và người lớn phải có sự quan
tâm và cảm đối xử với các em, cũng như xây dựng những nhiệm vụ,
nội dung, phương pháp giáo dục thích hợp. Hiện tượng kinh nguyệt,
sinh nở, hồi xuân… là những vấn đề lớn đối với cuộc đời của người
phụ nữ, là cơ sở của việc quan tâm và đấu tranh cho sự bình đẳng
nam nữ, xây dựng hạnh phúc gia đình… Vấn đề tình dục luôn luôn
là vấn đề của đạo đức, xã hội, ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát
triển nhân cách con người…
Như vậy tính dục của con người là một hiện tượng sinh vật –
xã hội phức tạp, là sản phẩm của quá trình tác động giữa các yếu tố
sinh vật và yếu tố xã hội. Đời sống tính dục của con người rất phức
tạp, do hoạt động của hệ cơ quan sinh dục tạo ra, bao gồm nhiều
biểu hiện như: sự dậy thì, hiện tượng kinh nguyệt, sự sinh nở, rung
cảm tình dục… Trong đó, tình dục chỉ là một hiện tượng của đời
sống tính dục nhưng là hiện tượng rất điển hình, có ý nghĩa lớn đối
với nhân cách con người và được nhiều người quan tâm. Tình dục
có ý nghĩa quan trọng đến mối quan hệ giữa những người khác giới,
đến sự phát triển nhân cách, đến tình yêu đôi lứa…
– Có thể định nghĩa tính dục như sau: Tính dục là toàn bộ
những đặc điểm sinh lí cơ thể về giới tính, được hình thành và phát
triển bởi hoạt động của hệ cơ quan sinh dục.
Những hoạt động được tạo ra bởi những đặc điểm sinh lí cơ
thể này được gọi là đời sống tính dục của con người.
2. Những vấn đề điển hình của đời sống tính dục được quan
tâm hiện nay
Hiện nay, trong đời sống tính dục của con người, có một số
hiện tượng được sự quan tâm đặc biệt của các nhà khoa học và
giáo dục như:
– Sự sản xuất ra trứng, tinh trùng và những hoóc môn giới tính.
– Các hiện tượng dậy thì, kinh nguyệt, mộng tinh, thủ dâm…
– Đời sống tình dục.
– Các vấn đề của sức khoẻ sinh sản, đặc biệt là: sự thụ thai,
sự phát triển của thai nhi và việc sinh nở, cách thức sinh ra một em
bé khoẻ mạnh thông minh, cao lớn…
Việc xác định và chuyển đổi giới tính.

II. HIỆN TƯỢNG KINH NGUYỆT DƯỚI GÓC ĐỘ TÂM SINH LÍ


Kinh nguyệt là một hiện tượng đặc biệt của đời sống tính dục ở
người nữ. Bản chất vấn đề kinh nguyệt đã được nghiên cứu sâu
dưới góc độ của y học, sinh lí học.
Ở đây chúng ta xem xét vấn đề kinh nguyệt dưới góc độ tâm lí
học giới tính.
1. Ý nghĩa của hiện tượng kinh nguyệt
Hiện tượng kinh nguyệt có ý nghĩa rất quan trọng đối với người
phụ nữ:
– Nó xác định giới tính ở người nữ một cách rõ rệt vì chỉ người
phụ nữ mới có kinh nguyệt. Chỉ những người phụ nữ nào có chu kì
kinh nguyệt đều đặn mới là người phụ nữ thực sự, có đầy đủ các
chức năng của người phụ nữ bình thường và khoẻ mạnh.
Là cơ sở để xác định, chẩn đoán sức khoẻ của người phụ nữ,
những chức năng nữ tính của người phụ nữ (khả năng sinh nở, tình
dục, nữ tính…).
– Là cơ sở để xác định một số biện pháp phòng tránh thai (đặc
biệt là dựa vào ngày trứng rụng).
– Là cơ sở để xác định một số biện pháp sinh con theo ý
muốn.
Kinh nguyệt ảnh hưởng đến nhịp sống sinh học của người phụ
nữ.
2. Vấn đề vệ sinh kinh nguyệt
Khái niệm vệ sinh kinh nguyệt cần phải hiểu theo nghĩa rộng,
bao gồm những nội dung cơ bản sau đây:
– Xác định những công việc và hoạt động phù hợp với người
phụ nữ trong thời kì hành kinh. Ở thời kì này (khoảng từ 3 đến 4
ngày đầu của chu kì), người phụ nữ có nhiều biến đổi trực tiếp về
mặt sinh lí cơ thể như: mất máu nhiều, cơ thể yếu hơn bình thường,
khả năng đề kháng thấp đi, tâm lí biến động và dễ mất cân bằng…
do đó phải có sự nghỉ ngơi và làm việc hợp lí, Không nên làm việc ở
những môi trường biến động mạnh về nhiệt độ, ô nhiễm. Không nên
lao động, hoạt động quá nặng nhọc…
– Tạo cho người phụ nữ một môi trường tâm lí ổn định, một
trạng thái tâm lí thoải mái, dễ chịu, tránh xúc động mạnh, tránh sự
căng thẳng tâm lí (stress).
– Đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lí, đầy đủ hơn những ngày
bình thường.
– Đảm bảo việc vệ sinh sạch sẽ.
Như vậy, đảm bảo giữ vệ sinh sạch sẽ mới chỉ là công việc tối
thiểu của khái niệm vệ sinh kinh nguyệt. Việc giữ “vệ sinh kinh
nguyệt” đúng đắn và toàn diện sẽ đảm bảo cho người phụ nữ khoẻ
mạnh, duy trì được sắc đẹp và độ trẻ trung bền lâu.
3. Chu kì tâm sinh tí học trong chu kì kinh nguyệt
Nhiều công trình nghiên cứu hiện nay cho thấy chu kì kinh
nguyệt của người phụ nữ thường diễn ra theo những giai đoạn nhất
định. Mỗi giai đoạn của chu kì có những đặc điểm riêng. Những giai
đoạn này hình thành tương đối ổn định, lặp lại ở mỗi chu kì kinh
nguyệt. Người ta thấy ở mỗi chu kì thường diễn ra theo 4 giai đoạn
chính sau đây:
– Giai đoạn 1: thời kì “hành kinh”
Giai đoạn này thường bắt đầu từ ngày thứ nhất đến ngày thứ
ba hoặc thứ tư của chu kì. Giai đoạn này là giai đoạn “hành kinh”,
máu từ trong tử cung chảy ra ngoài. Người phụ nữ thường mệt mỏi,
khó chịu, kém khả năng để kháng hơn, do đó dễ bị nhiễm bệnh, dễ
bị xúc động, kém khả năng kiềm chế, hay gắt gỏng, bực bội… Nhìn
chung, ở người phụ nữ có sự mất cân bằng về tâm sinh lí rõ rệt, vẻ
đẹp sinh lí cơ thể bị ảnh hưởng (nước da xanh, đường nét cơ thể dễ
bị biến đổi…)
– Giai đoạn 2: thời kì “khô khan” thường bắt đầu từ ngày thứ 5
đến ngày thứ 11/ 12 của chu kì.
Ở thời kì này, người phụ nữ chưa thực sự có sự cân bằng về
tâm sinh lí, nữ tính chưa biểu hiện ở mức độ cao, động tác, cử chỉ
chưa thật khéo léo và chính xác, khó xuất hiện những rung cảm tình
dục (khô khan) và năng lực tự kiềm thế thấp.
– Giai đoạn 3: thời kì “ướt át”, thường bắt dầu từ ngày thứ 13/
14 đến ngày 22/24 của chu kì.
Đây là thời kì đẹp nhất của người phụ nữ trong một chu kì kinh
nguyệt. Có sự cân bằng hài hoà về tâm sinh lí, giàu nữ tính, tính tính
thường nhu mì, hiền hậu hơn, nước da mịn màng, hồng hào, dễ
xuất hiện những rung cảm yêu thương và rung động tình dục (ướt
át) Trong thời kì này, người phụ nữ có những ngày rất dễ thụ thai,
thường trước và sau ngày rụng trứng từ hai đến ba ngày.
– Giai đoạn 4: thời kì “khô khan biến động”, thường bắt đầu từ
ngày thứ 22, 24 đến hết chu kì (trước ngày hành kinh của chu kì
sau).
Thời kì này có đặc điểm gần giống như giai đoạn 2, tuy nhiên
phức tạp hơn về mặt sinh lí cơ thể. Nhiều người phụ nữ thường bị
đau bụng, nhức đầu hoặc cơ thể có những biến động mạnh hơn về
mặt sức khoẻ một vài ngày trước khi hành kinh chu kì sau.
Mỗi một chu kì kinh nguyệt của người phụ nữ bình thường đều
có thể diễn ra theo 4 giai đoạn trên, tạo thành một chu kì tâm sinh lí
học trong chu kì kinh nguyệt của người phụ nữ. Tuy nhiên, do nhiều
yếu tố về mặt sức khoẻ hoặc về mặt tâm lí, xã hội, đặc biệt là chu kì
kinh nguyệt cũng có thể không đều (biến động từ khoảng 26 ngày
đến trên 30 ngày) ở mỗi người phụ nữ khác nhau, sự biểu hiện các
đặc điểm tâm sinh lí ở 4 giai đoạn trên có thể khác nhau, có thể rõ
rệt hoặc không rõ rệt. Thậm thí, nhiều người không ý thức rõ được.

III. TÌNH DỤC


1. Khái niệm chung về tình dục
a) Bản chất của tình dục
Tình dục là một biểu hiện điển hình của đời sống tính dục.
Tình dục thường được hiểu theo nhiều góc độ khác nhau dưới
ảnh hưởng tác động của các yếu tố xã hội, các quan điểm sống, các
tôn giáo, các giai đoạn lịch sử…
Ở các nước phương Đông, việc nhìn nhận vấn đề tình dục
khác với phương Tây, họ thường coi tình dục là một vấn đề rất tế
nhị, chuyện “phòng the”, chuyện “sâu kín”… và thường gắn với sự
đánh giá một cách khắt khe, thành kiến.
Tình dục thường được hiểu như là những rung cảm đặc biệt
nảy sinh ở con người. Những rung cảm này thường xuất hiện ở con
người trước người khác giới. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp
xuất hiện trước người đồng giới (hiện tượng đồng tình luyến ái).
Xét về bản chất, tình dục là một bản năng của con người được
nảy sinh từ hoạt động bình thường của hệ cơ quan sinh dục. Dưới
ảnh hưởng hoạt động của hệ cơ quan sinh dục, những rung cảm
tình dục nảy sinh và phát triển, trở thành những rung động, những
cảm xúc ham muốn cần phải được thoả mãn ở một con người.
Những cảm xúc ham muốn (rung cảm tình dục) này thường có
thể nảy sinh ở con người khi họ bắt đầu bước vào tuổi dậy thì, sau
đó dần dần trong đời sống ở mỗi người. Chúng thường được biểu
hiện ở những hành vi như: âu yếm, vuốt ve, ôm ấp, hôn…
Xét về mặt sinh lí cơ thể, những rung cảm tình dục có thể xuất
hiện rất sớm ở con người, tạo nên những khoái cảm khi vô tình
hoặc hữu ý va chạm vào bộ phận sinh dục hoặc một số bộ phận đặc
biệt ở con người. Tuy nhiên, chúng chủ yếu bắt đầu nảy sinh ở con
người khi hệ cơ quan sinh dục có khả năng sản xuất ra tinh trùng
hoặc trứng: Chúng đặc biệt phát triển nhanh và mạnh khi con người
trưởng thành. Như vậy, trước hết, tình dục (những rung cảm tình
dục hay hành vi tình dục) xuất hiện do hoạt động của hệ cơ quan
sinh dục tạo ra, là một chức năng đặc biệt của hệ cơ quan sinh dục,
là một bản năng tất yếu ở con người bình thường và khoẻ mạnh.
b) Vai trò của tình dục
Bản năng tình dục ở con người có ý nghĩa đặc biệt quan trọng:
– Nó đảm bảo cho sự sinh tồn của giống loài, tạo nên sự sinh
sản, tạo nên các thế hệ kế tiếp của loài người.
Từ độ tuổi trưởng thành, bản năng tình dục dẫn tới những hoạt
động tình dục, nhờ đó tạo nên sự cân bằng hài hoà cho sự phát
triển tâm sinh lí cơ thể. Đến một độ tuổi nhất định (thường thường,
nam từ 35 trên 40 tuổi; nữ từ 30 đến 35 tuổi trở đi), nếu con người
không có những sinh hoạt tình dục thích hợp sẽ có thể dẫn tới tình
trạng mất cân bằng tâm sinh lí, dẫn tới sự phát triển không bình
thường về mặt tính cách hoặc sinh lí cơ thể.
Từ độ tuổi trưởng thành trở đi, đặc biệt là sau khi kết hôn, tình
dục trở thành một nhu cầu có tính quy luật trong đời sống con
người, tạo nên sự hài hoà về đời sống tâm lí, sự cân bằng và khoẻ
mạnh về sinh lí cơ thể…
Nhu cầu tình dục nhiều khi là nhu cầu rất mạnh, nó có thể ức
chế các nhu cầu khác và chi phối đạo đức, nhân cách con người. Nó
có thể là nguyên nhân dẫn tới sự suy thoái nhân cách, tạo ra các tệ
nạn xã hội, đưa con người tới những hành vi tội lỗi.
c) Đặc điểm của đời sống tình dục ở con người
– Tình dục thường nảy sinh trong mối quan hệ giữa hai người
khác giới, tuy nhiên có khá nhiều trường hợp con người bị rối loạn
định hướng tình dục, dẫn tới trường hợp họ rung động về mặt tình
dục đối với người đồng giới.
– Tình dục là một hiện tượng tâm sinh lí rất phức tạp và đa
dạng.
+ Trước hết, nó là một bản năng, tạo thành một nhu cầu, một
yếu tố thúc đẩy từ bên trong của cơ thể con người dẫn tới những
hành vi thoả mãn nhu cầu đó, “nó như không khí để thở, như cơm
ăn, nước uống hàng ngày của con người”. Ở người trưởng thành,
nhu cầu này thường xuất hiện có tính chu kì tuỳ theo sức khoẻ, tâm
lí, cá tính của từng người. Nó trở thành động lực thúc đẩy con người
thực hiện những hành vi tình dục. Sự xuất hiện nhu cầu và những
hành vi tình dục thể hiện đời sống tình dục của con người.
+ Biểu hiện của đời sống tình dục thường rất phức tạp, theo
nhiều hình thức, nhiều mức độ. Chủ yếu là những mức độ sau đây:
Mức độ “rung cảm bên trong”, thường xuất hiện dưới
dạng những rung động, những cảm xúc mà con người
có thể ý thức hoặc không ý thức được. Đây là mức độ
“cơ bản” nhất của đời sống tình dục, thường được gọi
là “rung cảm tình dục”.
Mức độ “hành vi bên ngoài”, xuất hiện khi những rưng
cảm bên trong mạnh mẽ hơn, hoặc trở thành một yếu tố
thúc đẩy việc thực hiện những hành vi trong những điều
kiện nhất định (như hai người yêu nhau). Con người có
khả năng kiềm chế những hành vi tình dục của mình.
Mức độ “hành vi bên trong”, xuất hiện khi những rung
cảm trở nên quá mạnh mẽ, con người khó có thể kiềm
chế được những hành vi “yêu đương”.
Mức độ “hành vi sâu sắc”, những hành vi tình dục bị chi
phối bởi những ham muốn tột đỉnh, con người có nhu
cầu muốn “hoà nhập” với đối tượng, dẫn đến “hành vi
giao hợp” của con người.
Sự phân chia các mức độ trên đây chỉ mang tính tương đối, chỉ
có ý nghĩa trong các biểu hiện gắn bó với tình cảm. Trong thực tế,
những mức độ trên cũng có thể được hiểu là những hình thức của
đời sống tình dục của con người. Trong đó, mức độ “hành vi sâu
sắc”, được coi là mức độ cao nhất của các hình thức tình dục trong
đời sống tình dục. Trong quan hệ tình dục của con người, những
hình thức đó có thể không tuân theo một thứ tự nhất định như trên.
Ngày nay trong xã hội, nhiều người thường sử dụng khái niệm “tình
dục” theo nghĩa ở mức độ “hành vi sâu sắc”.
Trong đời sống giới tính, biểu hiện về mặt tình dục giữa nam
và nữ có nhiều điểm khác nhau, chủ yếu ở những khía cạnh sau:
+ Rung cảm tình dục ở người nam thường dễ xuất hiện, dễ
bộc lộ nhanh chóng đạt tới đỉnh cao và chóng tắt, nó mang tính trực
tiếp và ít chịu chi phối bởi các yếu tố ngoại cảnh…
+ Rung cảm tình dục của người nữ thường gắn bó mật thiết
với yếu tố tình cảm, tình yêu. Sự xuất hiện rung cảm tình dục của
người phụ nữ thường khó và chậm, nhưng lại kéo dài thời gian hơn,
chịu chi phối nhiều bởi các yếu tố ngoại cảnh…
Đời sống tình dục ở con người thường có quan hệ mật thiết
với đời sống tâm lí, xã hội, chịu sự chi phối của tâm lí, xã hội, đặc
biệt là tình yêu và hôn nhân. Đó là tính xã hội, tính tâm lí của tình
dục.
d) Tính xã hội và tính tâm lí của tình dục
Tình dục là hiện tượng sinh lí mang tính xã hội, tính tâm lí rất
cao:
+ Tình dục thường gắn với đạo đức, đặc biệt là ở các nước
phương Đông. Đời sống tình dục của con người bị ảnh hưởng nhiều
bởi quan niệm về đạo đức, lối sống. Hành vi tình dục của con người
thường bị chi phối bởi những quy định của đạo đức, của luật pháp
xã hội, dễ tạo nên những mặc cảm về đạo đức, ảnh hưởng mạnh
đến những giá trị xã hội, những phẩm chất nhân cách của con
người.
+ Những quan điểm về tình dục thường mang tính dân tộc, tính
địa phương và bị chi phối bởi những chuẩn mực đạo đức. Mỗi dân
tộc mỗi quốc gia, mỗi nền văn hoá, mỗi địa phương… đều có những
quan điểm, những chuẩn mực đạo đức, những cách đánh giá riêng
về vấn đề tình dục và đời sống tình dục của con người. Tuy nhiên,
hầu như mọi người đều thống nhất rằng, đây là một lĩnh vực tế nhị
riêng tư của mỗi người, nhưng gắn bó mật thiết với đạo đức và văn
hoá xã hội.
+ Tình dục thường góp phần tạo nên những quan điểm sống,
lối sống trong xã hội như: quan điểm tình yêu trong sáng, tình yêu
hoà nhập, tình dục tự do, tình dục không hôn nhân, tình dục không
tình yêu, lối sống buông thả… Sự hình thành những quan điểm trên
thường thể hiện và phụ thuộc vào tính độ văn hoá, đạo đức, cá tính
của mỗi người
+ Tình dục cũng là một nguyên nhân quan trọng dẫn tới lối
sống ăn chơi, trác táng, đồi trụy, các tệ nạn xã hội hoặc các hành vi
tội lỗi (hiếp dâm, quấy rối tình dục…). Trong những trường hợp này,
tình dục chỉ thể hiện ở những hành vi mang tính bản năng thô thiển,
làm thấp hèn nhân phẩm và dễ dẫn đến sự suy thoái nhân cách của
con người.
+ Tình dục ở con người thường ảnh hưởng mạnh mẽ và gắn
bó mật thiết với tình yêu và đời sống hôn nhân của họ. Tình dục chỉ
thực sự đem lái hạnh phúc cho con người khi sự thoả mãn các cảm
xúc tình dục gắn liền với thái độ trân trọng và quan tâm đối với nhau,
gắn liền với ý thức trách nhiệm về các hành vi yêu đương và tình
cảm yêu thương nồng thắm của hai người.
+ Tình dục còn chịu sự chi phối của nhiều yếu tố tâm lí khác
như nhận thức, quan điểm, cá tính, sự tự tin, mức độ yêu đương,
trạng thái tâm lí trong lúc “gặp gỡ”… Sự hiểu biết về tình dục giúp
cho con người thoả mãn rung cảm và đạt tới tột đỉnh hạnh phúc, chủ
động trong việc thụ thai, chống được bệnh tật hiểm nghèo. Tình cảm
yêu thương sâu nặng làm cho hành vi tình dục trở nên thiêng liêng,
tuyệt diệu, tạo nên sức hút mãnh hệt và sự hoà hợp sâu sắc giữa
hai người…
e) Tình dục trong tình yêu
– Đời sống tình dục và các hành vi tình dục thường gắn bó mật
thiết với tâm lí con người, quan điểm sống, cá tính, sở thích… đặc
biệt là tình yêu.
Tình dục nhiều khi là một nguyên nhân, một yếu tố dẫn tới tình
yêu và là một thành phần không thể thiếu được trong tình yêu đôi
lứa, trong cuộc sống vợ chồng. Tình dục là một yếu tố tạo nên hạnh
phúc tuyệt vời của cuộc sống yêu dương và hôn nhân của con
người.
– Tình yêu càng sâu nặng bao nhiêu thì tình dục sẽ càng mãnh
liệt bấy nhiêu. Tình dục trong nhiều trường hợp là biểu hiện của tình
yêu. Mức độ của tình dục trong mối quan hệ giữa hai người thể hiện
mức độ yêu đương của họ.
Tình dục cũng có ảnh hưởng tới đặc điểm của các quan hệ
yêu đương nhưng tình dục không phải là cơ sở duy nhất của quan
hệ ấy. Thậm chí ngay chính bản thân tình dục lại còn phụ thuộc vào
các điều kiện xã hội, đời sống tâm lí, đời sống tình cảm trong tình
yêu. Theo A.X. Makarenko, tình yêu của con người không thể hình
thành một cách đơn giản từ sự đam mê tình dục bản năng đơn
thuần. Theo ông, nếu một thanh niên đã không yêu cha mẹ, đồng
chí, bạn bè, thì người thanh niên ấy khó có thể thực sự yêu người
vợ chưa cưới và người vợ đã cưới của mình. Tình yêu càng ít mang
tính chất tình dục đơn thuần bao nhiêu sẽ càng tốt đẹp bấy nhiêu.
– Tình dục hoà hợp giữa hai người làm cho tình yêu ngày càng
sâu nặng, đằm thắm. Trong tình yêu chân thực và chân chính, tình
dục lại càng mãnh liệt hơn, đẹp hơn, trở thành một hành vi cao
thượng, một sự hiến dâng, tạo nên hạnh phúc tuyệt vời của con
người. Có thể nói rằng, tình yêu làm cho tình dục được thăng hoa và
ngược lại, tình dục làm cho tình yêu thêm phát triển, sâu nặng và
đằm thắm.
– Tình yêu là dạng tình cảm đặc biệt, có sự tham gia của
những đặc điểm tâm lí của con người, đồng thời có sự tham gia của
tình dục, và nhiều chức năng tính dục khác. Do đó, khi nói đến tình
yêu cần phải nói đến các vấn đề về tình dục, trong đó có “quan hệ
tình dục”. Cần phải nghiên cứu tìm hiểu một cách nghiêm tức về tình
dục, các khái niệm về tình dục như: sự phát dục, rung cảm tình dục,
những biểu hiện về tình dục, các mức độ của đời sống tình dục,
“nghệ thuật yêu đương”…
– Những cảm xúc tình dục ở con người thường có thể xuất
hiện ngay từ những giây phút đầu gặp gỡ. Chúng có thể là những
dấu hiệu đầu tiên tạo nên sự thiện cảm, yêu thích hoặc là “sản
phẩm” của sự thiện cảm, sự yêu thích đối với người khác giới và từ
đó có thể tạo nên tình yêu đối với đối tượng. Trong thực tế, nhiều
“mối tình” thường bắt đầu từ những rung cảm mạnh mẽ, yêu mến
hoặc ưa thích của con người đối với người khác giới, có khi ngay từ
lần gặp gỡ đầu tiên.
Tình dục có thể là bắt nguồn của tình yêu và thường là biểu
hiện của tình yêu. Khi có những rung cảm mãnh liệt với người khác
giới, có thể tạo nên cảm xúc yêu đương.
– Khi tình yêu phát triển thì rung cảm về tình dục cũng thường
mạnh mẽ hơn, xuất hiện nhiều hơn và là một yếu tố tạo nên sự nhớ
nhung trong tình yêu. Khi tình yêu càng sâu nặng thì người ta càng
mong muốn gặp nhau nhiều hơn và càng xuất hiện những “hành vi
yêu thương” nhiều hơn. Ngược lại những hành vi yêu thương càng
xuất hiện nhiều thì tình yêu lại càng mãnh hệt hơn, sâu nặng hơn.
Rất nhiều trường hợp cho thấy, những “hành vi tình dục được phép”
(được sự thoả thuận và hưởng ứng của cả hai bên) thể hiện mức độ
tương ứng của tình yêu.
Tình dục và tình yêu thường tác động, phối hợp và ảnh hưởng
tương hỗ đối với nhau. Trong nhiều trường hợp, khi không yêu nhau
nữa người ta thường bị ức chế những rung cảm về tình dục, ức chế
những đòi hỏi, những ham muốn về tình dục. Ngược lại, khi tình dục
bị nhàm chán (người ta không còn “thích” nhau nữa), tình yêu giữa
hai bên sẽ ngày càng giám sút. Đặc biệt, những hành vi tình dục
không phù hợp, “quá mức”, thường gây cho người kia những cảm
xúc khó chịu, bực bội, cảm giác “bị xúc phạm”, có thể dẫn tới sự rạn
nứt tình yêu.
Như vậy, tình yêu và tình dục luôn luôn gắn bó mật thiết với
nhau. Tình dục có thể là yếu tố thúc đẩy cho tình yêu phát triển,
nhưng cũng có thể làm xấu đi mối quan hệ yêu đương giữa hai
người. Có thể nói, tình dục là “con dao hai lưỡi” trong tình yêu.
– Thường thường, tình dục có thể là yếu tố thúc đẩy cho tình
yêu phát triển khi mối “quan hệ” giữa hai người đảm bảo được
những điều kiện sau đây:
+ Mức độ của tình dục phải phù hợp với mức độ tương
ứng của tình yêu
Tình yêu của con người thường có những mức độ cơ bản sau
đây: mức độ “nhớ thương”, mức độ “yêu đơn phương”, mức độ “yêu
cảm xúc”, mức độ “yêu sâu sắc”. Ở mỗi mức độ đó có những biểu
hiện tương ứng của rung cảm tính đục như: “rung cảm bên trong”,
rung cảm trong “hành vi bên ngoài”, “hành vi bên trong”, “hành vi yêu
thương sâu sắc”. Sự tương ứng giữa mức độ của tình yêu với mức
độ của tình dục thường tạo nên những cảm xúc dễ chịu và hạnh
phúc của hai bên và làm cho tình yêu phát triển. Nếu mức độ của
hành vi tình dục đi trước mức độ của tình yêu dễ dẫn tới hiện những
“phản ứng tự bảo vệ” những suy nghĩ thiếu thiện thí về nhau… dẫn
tới những xúc cảm âm tính (khó chịu, bực bội, sợ hãi, xấu hổ…) và
làm cho tình yêu giảm sút thậm chí có thể gây hiểu lầm dẫn tới sự
tan vỡ tình yêu.
+ Biểu hiện của tình dục phải phù hợp với quan điểm, cá
tính của người yêu
Ở nhiều người, đặc biệt là ở người nữ, thường có những ấn
tượng, những nhận thức không “đẹp đẽ” về tình dục. Họ thường có
quan niệm về một tình yêu “trong sáng”, phải yêu nhau bằng tâm
hồn, yêu nhau bằng sự rung động chân thành, bằng sự quan tâm
giúp đỡ lẫn nhau… Những người này cho rằng, khi gặp nhau, nếu
có những biểu hiện hành vi tình dục “quá mức” tức là thiếu đứng
đắn, là sự lợi dụng, là không phải yêu đương thực sự… Một quan
điểm ngược lại là trong tình yêu hai người phải hoà nhập với nhau,
phải hết lòng, hết mình với nhau, phải có những rung động thật
mãnh liệt, sâu sắc…
Những quan niệm như vậy thường chi phối các hành vi cư xử,
hành vi tình dục, chi phối sự đánh giá lẫn nhau giữa hai người, và
do đó, ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển tình yêu của họ. Vì
vậy trong tình yêu, mỗi người, nhất là con trai, phải căn cứ vào quan
điểm của người kia để có những cư xử thích hợp với quan điểm yêu
đương của người đó. Nhưng dù trong trường hợp nào, người con
trai cũng cần phải có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ cho bạn gái, đặc
biệt là không được để xảy ra những “hậu quả nghiêm trọng” cho bạn
gái phải gánh chịu một mình.
+ Hành vi tình dục phải phù hợp với đạo đức và đạo lí xã
hội
Dù trong bất kì trường hợp nào, dù “được phép của đối
tượng”, mỗi người phải biết kiềm chế những “hành vi yêu đương”
trong khuôn khổ của đạo đức xã hội, phải biết giữ gìn những hành vi
yêu đương cho phù hợp với phong tục tập quán của từng dân tộc,
từng vùng, từng địa phương. Điều đó có nghĩa là, dù được bạn gái
“cho phép” hoặc “hưởng ứng”, người con trai vẫn phải biết kiềm chế
những hành vi của mình, phải biết “giữ gìn” cho bạn gái, đặc biệt
không được để cho bạn gái phải chịu những “hậu quả nghiêm
trọng”.
+ Hành vi tình dục phải được giữ gìn, kiềm chế cho phù
hợp lại hoàn cảnh xung quanh
“Hành vi yêu đương” giữa hai người thường bị chi phối mạnh
mẽ bởi phong tục tập quán, bởi những quy định chung của xã hội.
Thường thường, những hành vi đó chỉ được diễn ra ở những nơi kín
đáo vắng vẻ “chỉ có hai người”. Vì vậy, mặc dù cá hai đều có rung
động yêu thương mãnh liệt và chấp nhận “tất cả”, nhưng biểu hiện
về hành vi tình dục của họ ở những nơi đông người, ở những nơi
tôn nghiêm mang tính văn hoá xã hội, những nơi công cộng… vẫn bị
xã hội phê phán. Những hành vi đó không phù hợp với văn hoá và
thuần phong mĩ tục Việt Nam. Sự phê phán này có thể dẫn tới
những hậu quả bất lợi cho tình yêu của đôi lứa. Nói một cách khác,
muốn tình yêu phát triển thuận lợi và tốt đẹp, hành vi tình dục phải
được giữ gìn và kiềm chế cho phù hợp với hoàn cảnh xung quanh.
– Từ mối quan hệ giữa tình dục và tình yêu, có thể phân chia
tình dục thành hai loại:
+ Tình dục không tình yêu: đó là tình dục mang tính bản năng
đơn thuần. Dạng tình dục này dễ làm cho con người trở nên thấp
hèn, suy thoái đạo đức. Ở những người yếu kém về nghị lực, ý chí,
về văn hoá, đạo đức, tình dục dễ dẫn con người tới nếp sống ăn
chơi đồi trụy, bị tha hoá về nhân cách (hiện tượng mua bán dâm, ăn
chơi trụy lạc…).
+ Tình dục trong tình yêu: là dạng tình dục gắn bó với tình cảm
yêu thương sâu nặng, nó là biểu hiện của tình yêu, phát triển cùng
với sự phát triển của tình yêu. Tình dục trong tình yêu chân thực,
chân chính trở nên đẹp đẽ, cao thượng, phát triển mạnh mẽ và
mang tính văn hoá cao. Nó là một trong những yếu tố quyết định tạo
nên hạnh phúc của tình yêu và hôn nhân.
2. Mối quan hệ giữa tình dục và tình yêu ở lứa tuổi thanh thiếu
niên
Ngày nay, mọi người đều thừa nhận rằng, vấn đề tình dục và
tình yêu ở thanh thiếu niên là những vấn dễ có ý nghĩa quan trọng
trong cuộc sống của các em. Mối quan hệ giữa tình dục và tình yêu
trong các em thường rất phức tạp. Ở độ tuổi dậy thì, trong các em
đã xuất hiện những nhu cầu tình dục nhất định, đồng thời, cũng xuất
hiện những rung cảm yêu đương.
Tình yêu và tình dục ở tuổi thanh thiếu niên thường có mối
quan hệ đặc biệt. Những rung cảm tình dục có thể xuất hiện do sự
dậy thì, sự phát triển sinh lí cơ thể nhưng cũng có thể xuất hiện do
cảm xúc yêu đương. Tình yêu và tình dục ở các em thường có mối
quan hệ rất mật thiết.
Tình yêu trong thanh thiếu niên thường là những tình cảm rất
mạnh mẽ và cũng chi phối sự xuất hiện những rung cảm tình dục.
Nó là một tổ hợp các yếu tố tâm lí trong đời sống tình cảm, trong đó
các đặc điểm nhân cách giữ một vai trỏ rất quan trọng. I.X. Kon
khẳng định: “Mỗi cá thể có một số tiềm năng tính dục tự nhiên nào
đó, những kịch bản hành vi tính dục của nó, tức là người đó yêu ai,
và yêu như thế nào, thể bị quy định bởi toàn bộ tổ hợp các điều kiện
hình thành nên nhân cách người đó”.
Sự phát dục là một hiện tượng, một giai đoạn đặc biệt của tuổi
dậy thì. Đó là quá trình biến đổi sinh học ở cơ thể, qua đó những
chức năng tính dục dần dần xuất hiện, hình thành, phát triển, trong
đó có những rung cảm của tình dục.
– Ngày nay, sự phát triển tình dục, trong đó có rung cảm tình
dục ở con người bắt đầu sớm hơn trước đây. Người ta nhận thấy có
hiện tượng “gia tốc” phát triển thể chất và phát dục. Theo A.V.
Petrovxki, ngay khi mới 9, 10 tuổi (hoặc sớm hơn) ở các em gái
tuyển sinh dục có thể bắt đầu hoạt động, tuyến vú bắt đầu hình
thành còn ở tuổi 10 – 11, một số em đã bước vào giai đoạn đầu của
sự trưởng thành về tính dục. Các em trai, hiện tượng trên có thể
xuất hiện khi bước vào tuổi 12, 13. Thời kì mạnh mẽ nhất trong quá
trình này diễn ra vào khoảng từ 11 đến 13 tuổi đối với các em gái và
từ 13 đến 15 tuổi đối với các em trai.
– Ở nhiều công trình nghiên cứu, các nhà khoa học đều thống
nhất rằng, ngày nay, trong trẻ em có hiện tượng dậy thì sớm. Trong
50 năm vừa qua, cứ 10 năm, tuổi dậy thì của các em gái lại sớm lên
4 tháng. Ở nhiều nước, còn có hiện tương quan hệ tình dục sớm.
Có các nước như Lyberia số thanh niên có quan hệ tình dục ở tuổi
từ 14 đến 17 chiếm đến 46% ở nữ và 62% ở nam (trong 1488 em
được nghiên cứu năm 1984). Ở Nhật Bản, Mĩ, Đức, số các em có
quan hệ tình dục sớm cũng rất cao. Ngay tại Việt Nam, nhiều công
trình nghiên cứu cũng cho thấy, lứa tuổi mà thanh thiếu niên có quan
hệ tình dục lần đầu tiên cũng ngày càng sớm hơn. Có những em
quan hệ tình dục lần đầu tiên ở lứa tuổi 14, 15 tuổi. Thậm chí, có em
13 tuổi đã có thai.
Hiện tượng đó do nhiều nguyên nhân về tâm lí xã hội, do quá
trình đô thị hoá, do tính tự lập của thanh niên lớn hơn trước đây, do
các nguồn thông tin đại chúng thiếu chọn lọc về các vấn đề giới tính,
ảnh hưởng của các tệ nạn xã hội, phim ảnh và các văn hoá phẩm
đồi trụy, do ảnh hưởng tiêu cực của các trang web đồi trụy trên
Intemet, nếp sống sinh hoạt ăn chơi trác táng, xì ke, ma tuý, thuốc
lắc… Chính những nguyên nhân đó dễ làm cho cuộc sống tình dục
bắt đầu sớm hơn, đạo đức tính dục thoải mái hơn.
– Vì thế, mặc dù ở nhiều thanh thiếu niên vẫn hướng tới một
tình yêu trong sáng đẹp đẽ, nhưng vẫn xuất hiện những biểu hiện
không tốt trong lĩnh vực này ở nhiều em. Đây là một thực trạng đáng
ngại có thể dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng. Do quan hệ tình
dục sớm có thể dẫn tới việc yêu đương sớm, kết hôn sớm, mắc
bệnh tình dục, nạo thai, tự tử vì tình… nhất là hình thành lối sống ăn
chơi hưởng thụ trụy lạc của một bộ phận không nhỏ trong các em
lứa tuổi vị thành niên… Ngược lại, tất cả những cái đó lại ảnh
hưởng tới sự tăng nhanh độ chín muồi tình dục ở các em.
Trong khi ấy, sự trưởng thành về xã hội của các em để có khả
năng độc lập về kinh tế, để có những nhận thức đúng đắn, ý thức
trách nhiệm đối với xã hơn đối với bạn bè, để có thể kết hôn, lại
chậm hơn nhiều (từ 20 đến 23 tuổi). Khoảng thời gian dài ấy (từ 7
đến 10 năm) “đã gây rất nhiều khó khăn cho các em trong quan hệ
với các bạn khác giới và cũng đặt ra cho xã hội, cho các nhà giáo
dục một số vấn đề cần quan tâm giải quyết”. Điều đó cũng “đặt ra
một loạt các vấn đề đạo đức và thực tiễn mà nhà trường không thể
bỏ qua được”.
– Hơn nữa, trẻ em rất sớm quan tâm đến các vấn đề giới tính,
đặc biệt quan tâm đến những vấn đề về tính dục, về tình gục. Sự
quan tâm này có thể xuất hiện ngay từ trước khi các em bước vào
tuổi chín muồi về tình dục (5, 6 tuổi). Lúc đầu sự quan tâm này
không gắn với các thể nghiệm tình dục, mà biểu hiện tính tò mò
thường tình: trẻ băn khoăn về những đặc điểm riêng của cơ thể, về
những đặc điểm của bạn khác giới có mà mình không có, về việc
sinh ra con người hoặc bản thân mình như thế nào… và nhiều điều
khác về con người mà người lớn giấu kín. Nhưng đến tuổi dậy thì,
tình hình phức tạp hơn. Sự quan tâm của các em ở độ tuổi này trở
nên nhiều hơn, và mang tính chất bức xúc hơn: Các em quan tâm
do sự thôi thúc bên trong, do chính sự thúc đẩy bởi những cảm xúc
khác lạ nảy sinh do sự phát triển tính dục của cơ thể. Sự quan tâm
đó càng trở nên mạnh mẽ, nếu hàng ngày các em lại “bị” tiếp cận
với “những hình ảnh và sinh hoạt có tính chất giới tính”, vẫn tràn
ngập trong đời sống của người lớn, trong phim ảnh, sách báo,
Intemet… Chính vì thế, các em rất cần phải được hướng dẫn và
giáo dục chu đáo.
– Chính sự che giấu, hoặc trả lời kiểu úp mở của người lớn lại
càng kích thích các em quan tâm đến những vấn đề đó và tìm hiểu
nó. Nếu không được hướng dẫn, sẽ có thể có nhiều tác hại to lớn
cho các em: các em dễ hiểu lầm về quan hệ nam nữ, tình yêu, tình
dục, và sẽ dẫn tới hậu quả tai hại.
Một số người cố né tránh vấn đề này khi giáo dục các em. Họ
cho rằng, nếu dạy cho các em những vấn đề đó sẽ làm các em “hư
người” đi, “vẩn đục” tâm hồn trong sáng của các em, là “vẽ đương
cho hươu chạy”.
Đó là quan niệm sai lầm.
Sự xuất hiện và phát triển đời sống tính dục ở con người là
hiện tượng có tính quy luật. Hiện tượng này ngày càng rõ rệt theo
lứa tuổi. Từ tuổi dậy thì trở đi, hiện tượng này trở thành một vấn đề
quan trọng của đời sống con người. “Đến thời kỳ phát dục dù muốn
hay không trẻ đều bắt đầu phải quan tâm đến lĩnh vực đó của các
sống”. Nhiều công trình nghiên cứu đã cho thấy rằng ngay ở các em
thiếu niên, đã có nhiều sự quan tâm đến những vấn đề tình dục. I.X
Kon cũng cho rằng, “nhiều thiếu niên rất thích các cuộc trò chuyện
bẩn thỉu, các câu chuyện khôi hài dơ dáy, các bức tranh khoả
thân…” và “những thứ này làm thấp hèn các thử nghiệm tình dục
trong các em, làm các em bị xúc động những rung cảm thầm kín”.
Trong khi đó, các em lại chưa được chuẩn bị về mặt tâm lí và văn
hoá khi có những xúc động đó.
– Tính dục ở tuổi thiếu niên và thanh niên có một đặc điểm
quan trọng là nó mang tính chất thử nghiệm. Phát hiện thấy mình có
năng lực tính dục, hoặc khi có những rung cảm anh dục, các em tìm
hiểu những vấn đề ấy từ mọi phía. Các em quan tâm tìm hiểu chúng
từ rất sớm, thậm chí, từ tuổi 12 đến tuổi 15, các em còn hay tìm mọi
cách quan sát các hành vi tình dục, đọc sách báo đồi trụy, nhìn trộm,
nhất là “những trường hợp hành vi tình dục sai lệch, gần với bệnh
lí”. Ở các em, những biểu hiện của đời sống tính dục rất đa dạng và
phức tạp, như hiện tượng kinh nguyệt, cơ thể nảy nở, vỡ tiếng, mọc
râu, mụn trứng cá, mộng tinh, thủ dâm… Những biểu hiện trên nhiều
khi lại là nguyên nhân dẫn tới những kích thích, những nhu cầu
muốn thử nghiệm, muốn được trực tiếp quan sát, tìm hiểu.
– Hiện tượng thủ dâm là biểu hiện khá phổ biến ở tuổi thiếu
niên và thanh niên. “Thanh thiếu nên dùng thủ dâm làm phương tiện
giảm bớt căng thẳng tình dục do các nguyên nhân sinh lí gây ra.
Đồng thời cũng có các yếu tố tâm lí tham gia vào kích thích thủ
dâm”. Hiện tượng thủ dâm ở thanh thiếu niên là một biểu hiện đặc
biệt của sự phát triển tính dục ở các em. Theo giáo sư A.M.
Sviados, “thủ dâm vừa phải ở tuổi thanh niên thường mang tính chất
tự điều chỉnh chức năng tình dục”. Nó làm giảm tính hưng phấn tình
dục cao và không nguy hiểm. Tuy nhiên, thủ dâm lại có ảnh hưởng
rất mạnh đến đời sống tình cảm, đến tính tò mò muốn tìm hiểu
những “sinh hoạt kín đáo” của người lớn, thậm chí tự kích thích
những rung cảm, những ham muốn “chuyện yêu đương” ở bản thân
các em.
Như vậy rung cảm yêu đương và rung cảm tình dục là những
hiện tượng có tính phổ biến và tính quy luật ở thanh thiếu niên từ
tuổi dậy thì trở đi. Bàn về tình yêu ở lứa tuổi này, các Giáo sư Phạm
Minh Hạc, Trần Trọng Thuỷ, Lê Khanh đều khẳng định rằng, sự xuất
hiện tình yêu của các em là “bắt đầu một giai đoạn bình thường và
tất yếu trong sự phát triển của con người”. Điều đó có nghĩa là sự
xuất hiện rung cảm tình yêu và rung cảm tình dục của các em lứa
tuổi này không phải là do “ai nhắc đến”, không phải là do sự giáo
dục của người lớn cho các em (nếu người lớn giáo dục các em
những vấn đề này), mà là đo chính đặc điểm của sự phát triển sinh lí
cơ thể, đặc điểm của đời sống tâm lí và cuộc sống, hoạt động xã hội
của các em tạo nên. Nói cách khác, dù không ai “vẽ đường”, những
con hươu vẫn cứ chạy, chỉ có điều chúng “chạy lung tung” trong
trường đời, để rồi có những con bị “sa xuống bùn, xuống hố” mà
thôi.
– Tất nhiên, mức độ và sự biểu hiện của các hiện tượng ấy,
đặc biệt là tình dục, khác nhau theo lứa tuổi, theo từng cá nhân,
từng điều kiện và hoàn cảnh nhất định. Đó là những mối quan hệ rất
đặc trưng của đời sống giới tính, của sự khác biệt giới tính. Đó cũng
là những mối quan hệ đặc biệt, điển hình ở con người do ảnh
hưởng của giới tính. Nó điển hình đến mức, nhiều người lầm tường
giới tính chỉ là tình yêu hay dù là quan hệ tình dục.
– Như vậy, ở thanh thiếu niên, tình dục cũng đã là một biểu
hiện tất yếu của đời sống tính dục, một yếu tố liên quan mật thiết
đến tình yêu:
+ Trước hết, tình dục như là một bản năng mang tính tất yếu
của con người. Nó được hình thành rõ nét ở con người thường vào
lứa tuổi trưởng thành. Tuy nhiên, ngay từ thời kì dậy thì, những dấu
hiệu của đời sống tình dục đã xuất hiện ở con người (thường vào
lứa tuổi 13, 14 tuổi). Ban đầu các em chưa xác định rõ được những
dấu hiệu đó, mà chỉ thấy có những rung cảm khác lạ của bản thân
trước những người khác giới, hoặc những hình ảnh liên quan tới đời
sống tình dục của người lớn. Dần dần những rung cảm này được
củng cố, phát triển và tạo nên những rung động thực sự trong bản
thân các em.
+ Những rung cảm tình dục thường bị xã hội đánh giá như là
những cảm xúc, những hành vi tội lỗi, xấu xa ở con người. Tuy
nhiên, trong thực tế không hoàn toàn như vậy, ở các em trong thời
kì dậy thì những rung cảm này nhiều khi lại tạo nên sự tế nhị, sự kín
đáo, duyên dáng hoặc những cảm xúc đặc biệt làm tho các em trở
nên duyên dáng hơn, dịu dàng hơn, đàng hoàng chững chạc hơn,
hoặc có những hành vi “kín đáo”, “giữ gìn” hơn trước người khác
phái.
+ Những rung cảm tình dục thường thúc đẩy các em tự khám
phá mình, quan tâm đến người khác giới… Những rung cảm này
làm cho các em trở nên tò mò, thích đọc những sách báo “người
lớn”, có những cảm giác “mới lạ “ trong khi tiếp cận với người khác
giới… Từ đó, ở các em xuất hiện cảm xúc yêu đương, quan tâm đến
chuyện yêu dương và xây dựng tình yêu.
Có thể khẳng định rằng, tình dục và tình yêu ờ lứa tuổi thanh
thiếu niên cũng có mối quan hệ rất gắn bó, rất phức tạp, mang tính
tâm lí, xã hội cao.
3. Vấn đề giáo dục tình dục và tình yêu cho thanh thiếu niên
Quan hệ tình dục và quan hệ tình yêu ảnh hưởng to lớn đến
sự phát triển nhân cách của con người, của thanh thiếu niên. Nếu
không được hướng dẫn chu đáo, tức là nếu không được giáo dục
những mối quan hệ này, các em sẽ dễ mắc sai lầm trong cuộc sống
và do đó, sự phát triển nhân cách của các em sẽ bị hạn chế rất
nhiều.
Tuy nhiên, cần tránh quan niệm cho rằng, cứ mạnh dạn hướng
dẫn và truyền đạt những tri thức về tình yêu và tình dục cho thanh
thiếu niên một cách “tự nhiên và đầy đủ”, không cần phải e ngại, vì
đằng nào rồi các em cũng sẽ biết. Đó là việc giáo dục những kiến
thức này cho các em theo kiểu “bóc trần” sự thật một cách thô thiển.
Việc giáo dục như vậy có thể gây nhiều tác dụng phản diện.
Giáo dục tình yêu và tình dục cho thanh thiếu niên phải hết sức
thận trọng và tế nhị. Cần phải lựa chọn những nội dung, mức độ,
những hình thức giáo dục phù hợp với lứa tuổi, với tôn giáo, với
phong tục tập quán từng địa phương…
Việc giáo dục những tri thức này phải tuân theo những yêu cầu
cơ bản sau đây:
Việc giảng dạy những tri thức này phải phối hợp với những nội
dung khác của giáo dục giới tính. Phải giáo dục giới tính một cách
toàn diện.
– Cần có thái độ nghiêm túc, tự nhiên, đảm bảo tính khoa học
khi lên lớp.
– Không nên chỉ tập trung vào những “yếu tố kĩ thuật” đơn
thuần, những tri thức sống sượng, hoặc mô tả những khái niệm,
những sự kiện, những hiện tượng một cách thiếu tế nhị.
– Phải kết hợp việc truyền thụ tri thức với việc giáo dục những
thái độ đúng đắn cần thiết. Đặc biệt là:
+ Phải giáo dục cho các em thái độ trân trọng đối với tình yêu
chân thực và chân chính, thấy được những giá trị cao cả của ình
cảm yêu thương nồng thắm, sâu nặng. Phải giáo dục các em có
lòng chung thuỷ, biết tôn trọng người yêu, tôn trọng tình yêu. Phải có
thái độ nghiêm túc và thận trọng khi nhận lời yêu thương của người
khác, biết “bảo vệ”, “giữ gìn” trong mối liên hệ với người yêu…
+ Khi truyền đạt những tri thức về tình yêu và tình dục, cần
nhấn mạnh đến những hậu quả tai hại của việc yêu đương và “quan
hệ” dễ dàng, bừa bãi, hậu quá của việc quan hệ tình dục sớm, hậu
quả của việc nạo phá thai, hậu quả của nếp sống sinh hoạt đồi trụy
hoặc ăn chơi trác táng, những thiệt thòi, khó khăn của các em gái
trong các “quan hệ” này…

IV. TÌNH YÊU VÀ TÌNH YÊU CHÂN CHÍNH


1. Khái niệm chung về tình yêu
a) Một số quan niệm về tình yêu
Có rất nhiều quan niệm phức tạp về tình yêu. Có người cho
tình yêu là vấn đế lãng mạn, ủy mỵ, không đứng đắn. Có người cho
rằng, tình yêu chỉ là chuyện riêng của tuổi trẻ, của thanh niên. Khi
con người đã có gia đình hoặc khi lớn tuổi, không còn tình yêu
nữa…
Nhiều thanh niên thường lầm lẫn giữa tình yêu và tình dục,
hoặc cho rằng tình yêu tức là tình dục, tình yêu là không thể hiểu
được hoặc là tình yêu là duyên số trời định…
Những quan niệm trên đây là những quan niệm chưa đầy đủ,
chưa đúng đắn về tình yêu.
b) Khái niệm chung về tình yêu
– Tình yêu là dạng tình cảm cao cấp và rất phức tạp trong đời
sống con người. Tình yêu chịu sự thi phối của đời sống tâm lí và có
sự tham gia của nhiều loại tình cảm (tình thương, tình bạn, lòng
nhân ái, danh dự, lương tâm…), của nhiều hiện tượng tâm lí khác
như: nhu cầu nguyện vọng, lí tưởng, ước mơ, tài năng, đạo đức, cá
tính… của các hiện tượng sinh lí (tình dục, sức khoẻ...). tình yêu liên
quan gắn bó mật thiết với đời sống tâm sinh lí con người, liên quan
đến đời sống xã hội, kinh tế, văn hoá… Chính vì thế, tình yêu có khi
rất phức tạp, nhiều khi tưởng chừng như không tuân theo quy luật
nào.
Tình yêu phụ thuộc rất nhiều vào phong tục tập quán và trình
độ văn hoá xã hội, phụ thuộc vào cá tính của mỗi người (nhất là đạo
đức phong cách sống, lối sống, lẽ sống, tính khí và trình độ nhận
thức…).
– Tình yêu là dạng tình cảm tất yếu nảy sinh ở con người. Hầu
như ở con người ai cũng có những thời kì yêu đương nhất định. Tuỳ
từng người, đến một tuổi nào đó, gặp một điều kiện hoàn cảnh nào
đó người ta bắt đầu yêu. Tình yêu xuất phát từ bản chất xã hội, từ
sự phát triển tâm sinh lí của con người. Những người phát triển bình
thường đều có thể có tình yêu của mình (chỉ trừ một số ít người đặc
biệt trong xã hội: có lí tưởng đặc liệt, muốn tu hành, sinh lí đặc biệt,
hoặc mắc bệnh… mới không yêu). Tình yêu là, dạng tình cảm tự
nhiên tất yếu và rất cần thiết đối với con người (con người trưởng
thành) như cơm ăn, nước uống, không khí trong lành…
– Tình yêu có vai trò rất quan trọng đối với con người. Nó có
sức mạnh to lớn, ảnh hưởng đến toàn bộ nhân cách của con người.
+ Tình yêu về bản chất, là một tình cảm lành mạnh, trong sáng,
tốt đẹp là một nhu cầu tất yếu của con người trong cuộc sống xã hội,
nó tạo nên những rung cảm hạnh phúc, làm cho cuộc dời của con
người có ý nghĩa, hoàn thỉnh và đầy đủ hơn. Nhờ đó, con người
ngày càng phát triển nhân cách theo thiên hướng tốt đẹp hơn.
+ Tình yêu chân thực và chân chính ảnh hưởng mạnh mẽ đến
con người, tạo nên sức mạnh, làm cho con người tự biến đổi, đi tới
hoàn thiện, nâng cao ý thức trách nhiệm của bản thân đối với mọi
người, đối với xã hội, đối với người mình yêu.
+ Tình yêu giúp cho con người thoả mãn những nhu cầu đặc
biệt về đời sống tình cảm, đời sống giới tính. Tình yêu giúp cho con
người tạo nên sự cân bằng về đời sống tình cảm, cũng như về đời
sống tính dục. Nó được coi như là một dấu hiệu quan trọng thể hiện
sự trưởng thành thực sự về mặt xã hội, và trải nghiệm cuộc đời. Ở
tuổi trưởng thành, nếu con người chưa có tình yêu hoặc không có
tình yêu, thường dễ có những cảm xúc “đơn điệu”, “thiếu thốn”, “cô
đơn” hoặc “trống vắng” trong đời sống tình cảm.
+ Tình yêu là một trong những loại tình cảm ảnh hưởng mạnh
nhất đến sức mạnh tinh thần và sức mạnh vật chất của con người.
Nó có thể làm cho con người trẻ đẹp hơn, khoẻ ảnh hơn, làm cho
cuộc đời của con người trở nên vui tươi, hạnh phúc, tích cực hoạt
động, sáng tạo… Nhưng nó cũng có thể làm cho con người đau khổ,
rũ rượi, chán nản và tuyệt vọng, mất hết sức sống, thậm chí muốn
tìm đến cái chết để trốn tránh. Nó có thể làm cho con người thay đổi
hoàn toàn về lối sống, nếp sống, và cách nhìn nhận về cuộc đời.
+ Tình yêu là một yếu tố đặc biệt thúc đẩy con người tiến tới
hôn nhân, là cơ sở, là yếu tố quyết định hạnh phúc trong hôn nhân.
Con người chỉ thực sự hạnh phúc trong tình yêu khi tình yêu
của họ là tình yêu chân thực và chân chính. Việc xây dựng cuộc
sống hạnh phúc của con người phải gắn liền với việc xây dựng và
nuôi dưỡng tình yêu chân thực, chân chính đó. Tình yêu là cơ sở, là
nền tảng, là yếu tố quyết định hạnh phúc gia đình. Việc xây dựng và
giáo dục cho thanh niên về tình yêu chân thực và chân chính là việc
rất quan trọng và cần thiết, nhất là trong tình hình hiện nay.
2. Những thành phần cơ bản trong tình yêu
Tình yêu rất phức tạp, bao gồm nhiều thành phần tâm lí, sinh lí
và những thành phần đó quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn
nhau.
Tuỳ theo từng loại tình yêu, tuỳ theo đặc điểm đạo đức cá tính
mỗi người có thể có tình yêu khác nhau. Tuy nhiên xét về bản chất,
những tình yêu thực sự, đặc biệt là tình yêu chân thực, chân chính
đều có chung những thành phần điển hình. Qua những thành phần
này, chúng ta có thể nhận biết rằng, người đó đã yêu chưa? Có yêu
thực sự hay không? Yêu như thế nào? Chân chính hay không, mức
độ sâu sắc mãnh liệt đến đâu…
Những thành phần đó là dấu hiệu cơ bản và quan trọng nhất
của tình yêu
Chúng ta xét ba thành phần cơ bản sau:
a) Tình thương trong tình yêu
– Tình thương là thành phần cơ bản và quyết định trong tình
yêu, khi yêu nhau, bao giờ hai người cũng “thương nhau”. Sự
thương nhau này thường biểu hiện vô cùng phong phú và đa dạng.
Tình thương trong tình yêu chân thực làm cho người ta luôn lo
lắng, chăm sóc cho nhau. Đó là sự quan tâm chăm sóc đặc biệt, sâu
sắc toàn diện, về sức khoẻ, tâm hồn và toàn bộ cuộc sống của
nhau.
– Tình thương trong tình yêu làm cho người ta có ý thức trách
nhiệm với nhau, quan tâm giúp đỡ lẫn nhau một cách tự nguyện.
Người ta lo lắng cho nhau, bảo vệ nhau, thậm chí có thể hi sinh tất
cả vì nhau. Tình thương đôi khi làm cho con người thiếu sự sáng
suốt để thiên lệch khi đánh giá về nhau.
Những nhược điểm của người yêu đều được che đậy, đều
được bao phủ bằng một sắc màu rực rỡ, hoặc được bảo vệ bằng
một tình cảm nồng nàn. Những khuyết điểm của người yêu đều
được dễ dàng tha thứ.
Vì đặc điểm này nên khi yêu nhau thắm thiết, người ta dễ thiếu
tình táo dẫn đến chỗ mù quáng, sai lầm.
Tình thương trong tình yêu làm cho người ta có nguyện vọng
dâng tặng cho nhau tất cá mà không hề nuối tiếc. Đặc điểm này
cùng với tâm lí cả nể trong những phút giây mãnh liệt ở nhiều bạn
gái dễ bị lợi dụng, dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.
Cần chú ý rằng trong tình yêu thân thực, chân chính, tình
thương mãnh liệt và sâu nặng thường giúp cho con người biết lo
cho nhau, bảo vệ cho nhau và giữ gìn cho nhau những gì thiêng
liêng nhất.
Tình thương làm cho con người ta hoà hợp, thân thiết với nhau
hơn.
– Chính do những đặc điểm trên, tình thương trong tình yêu
mang dáng dấp của tình thương trong tình mẫu tử (nói một cách
khách tình thương đó gần giống với tình mẫu tử). Vì vậy, trong tình
yêu thắm thiết đặc biệt trong một gia đình hạnh phúc, hai người
thường có những rung cảm sâu sắc, đằm thắm, có cảm xúc muốn
bao bọc cho nhau hoặc “bé nhỏ lại” trước nhau.
– Mặc dù có những biểu hiện giống tình mẫu tử, nhưng tình
thương trong tình yêu có nhiều điểm khác với tình cảm đó. Đặc biệt
tình thương trong tình yêu phải diễn ra hai chiều, người ta thương
nhau, hoặc chăm sóc nhau, chiều chuộng nhau… phải cân bằng
hoặc đi tới cân bằng. Có nghĩa là cả hai bên đều phải có sự dâng
tặng và đón nhận. Có như thế tình yêu mới đẹp, mới phát triển để
hai người chung sống hạnh phúc. Nếu không có đặc điểm này, tình
yêu sẽ mất cân bằng, sẽ chỉ còn là sự chạy đuổi, sự giả tạo, hoặc
sự si mê ngu dại, dễ đi đến đổ vỡ.
– Tình thương trong tình yêu không phải là một sự thương hại,
một sự ban ơn, hoặc một sự chịu đựng, hi sinh một chiều. Đó là một
tình thương xuất phát từ đáy lòng, từ trái tim. Người ta thương nhau
một cách tự nguyện (ngấm ngầm hoặc công khai). Do những mãnh
lực thiêng liêng thôi thúc. Được hi sinh cho nhau, được chăm sóc
nhau… đó là niềm hạnh phúc. Có khi người ta tự giác lo lắng cho
người yêu, dù đối tượng không muốn thậm chí bực bội vì chính sự
chăm sóc đó.
– Tình thương trong tình yêu biểu hiện rất đa dạng và tinh tế,
từ mức độ lắng sâu “trong trái tim”, “đáy lòng” đến những hành vi
dáng điệu, nụ cười…
Có thể nói rằng, tình thương không thể thiếu trong tình yêu.
Nếu không có tình thương, sẽ không thể có tình yêu chân
chính và chân thực.
Tình thương là yếu tố cơ bản tạo nên tình nghĩa vợ chồng.
Tình thương gắn bó hai tâm hồn của hai người: Tình thương đem lại
cho con người ý chí và nghị lực, sức mạnh và sự chịu đựng, sự hi
sinh cao cả và sự chăm sóc quan tâm không hề tính toán…
Tình thương là yếu tố chủ yếu làm cho tình yêu trở nên thiêng
liêng, cao đẹp, làm cho tình yêu có sức mạnh vô tận.
Nếu thiếu tình thương, tình yêu chỉ còn là sự tận dụng những
cảm giác, sẽ chỉ còn lại những hành động vật chất thấp hèn. Nếu
thiếu tình thương, tình yêu sẽ nhạt nhẽo, đơn điệu và tàn lụi, cuộc
sống vợ chồng sẽ chỉ là sự tận dụng con người theo kiểu “mất tiền
mua mâm phải đâm cho thủng”. Cuộc sống vợ chồng luôn luôn va
chạm, xô xát hoặc chỉ còn là sự chịu đựng nhau cả đời.
Tình yêu cháy bỏng thường gắn với tình thương vô bờ bến.
Tình thương bao la sâu sắc sẽ làm cho tình yêu mãnh liệt, thuỷ
chung. Nếu thiếu tình thương, tình yêu thực sự không tồn tại. Tình
thương là thành phần quan trọng bao trùm nhất trong tình yêu, làm
tình yêu phát triển, bền vững.
Tuy nhiên, tình thương chưa phải là tình yêu. Khi yêu nhất định
phải thương nhưng thương chưa có nghĩa là yêu. Nhiều trường hợp
người ta thương nhau nhưng không yêu nhau, hoặc không thể yêu
nhau được. Vì ngoài tình thương, tình yêu còn bao gồm nhiều thành
phần khác.
b) Tình bạn trong tình yêu
Sự hình thành tình yêu thường rất phức tạp. Tuy nhiên, một
trong những con đường cơ bản dẫn đến tình yêu là từ tình bạn khác
giới.
– Tình yêu bắt đầu từ tình bạn khác giới thường trong sáng,
vững bền. Tình bạn khác giới là cơ sở, nền móng của tình yêu. Tình
bạn khác giới dễ đi đến tình yêu.
– Quan hệ yêu đương là quan hệ giữa hai con người, họ gặp
gỡ tiếp xúc với nhau, họ trao đổi, tủn hiểu nhau. Quá trình yêu
đương là quá trình giao tiếp giữa hai con người, làm hai người ngày
càng gắn bó, thân thiết với nhau hơn. Bởi vậy, có thể nói quá trình
yêu đương mang tính chất của quá trình bạn bè (quá trình quan hệ
thân thiết giữa người với người). Đó là tính chất bạn trong tình yêu:
Nói cách khác, trong tình yêu luôn có tình bạn. Hai người yêu đồng
thời cũng chính là hai người bạn của nhau. Hai vợ chồng chung
sống với nhau, đó là hai người bạn đời. Người ta thường nói, hai vợ
chồng là đôi bạn trăm năm.
– Tính chất bạn trong tình yêu được biểu hiện trước hết ở sự
thân thiết gắn bó giữa hai người. Hai người yêu nhau rất mong
được ở bên nhau, được tâm sự, trao đổi với nhau. Họ có thể nói với
nhau những điều sâu kín nhất mà có khi đến cha mẹ, anh em ruột
cũng không được biết.
Sự thân thiết gắn bó tạo ra nhu cầu gặp gỡ, tạo nên sự thương
nhớ mỗi khi xa nhau (có khi tới mức tương tư). Sự thương nhớ là
một trong những đặc trưng cơ bản của tình yêu.
– Một biểu hiện khác của “tính chất bạn” trong tình yêu là sự
hoà hợp giữa hai con người. Đó là sự cảm thông giữa hai tâm hồn,
là sự “tri âm, tri kỷ”, sự thống nhất về quan niệm sống, về cuộc đời
trên cơ sở hiểu biết lẫn nhau.
Sự hoà hợp càng cao, tình yêu càng có điều kiện phát triển.
Cần lưu ý rằng, để có sự hoà hợp, cả hai người đều cần phải có sự
biến đổi mình và sự cảm hoá lẫn nhau. Thực tế mối quan hệ giữa
hai người là sự đi tới hoà hợp (vì hầu như không có sự hoà hợp
tuyệt đối giữa hai con người). Bởi vậy, quá trình yêu nhau cũng
chính là quá trình cảm hoá lẫn nhau, chấp nhận lẫn nhau và tự cải
tạo mình để tạo nên sự hoà hợp.
Tính chất bạn trong tình yêu còn có biểu hiện rất quan trọng
nữa, đó là sự tôn trọng lẫn nhau giữa hai người. Mối quan hệ giữa
hai người là sự tôn trọng, quý mến lẫn nhau ở nhiều mặt: danh dự,
nhân phẩm, những kỉ niệm, kỉ vật… Nhiều khi những tặng vật bình
thường trong đời sống xã hội lại trở thành vô giá trong tình yêu đôi
lứa. Sự tôn trọng trong tình yêu mang một sắc thái đặc biệt: thân
thiết gắn bó trong sự bình đẳng, thân thiết, gắn bó mà vẫn có cái
độc lập cái riêng của từng người, mỗi người đều không dám và
không nên xâm phạm cái riêng của người kia, kể cả hai người đó đã
ăn ở với nhau đến đầu bạc răng long.
Như vậy trong tình yêu cũng như trong cuộc sống vợ chồng,
hai người vẫn cần giữ “lịch sự” với nhau, vẫn cần tuân theo nếp
sống văn hoá, văn minh khi đối xử với nhau.
Những biểu hiện của tính chất bạn như trên ảnh hưởng mạnh
mẽ đến tình yêu, góp phần tạo nên sự chân thật, chân chính của
tình yêu, làm cho tình yêu cao đẹp và vững bền.
Khi nào người ta kiếm cớ lẩn tránh nhau, không thật tình mong
muốn gặp nhau, khi người ta luôn sai hẹn, hoặc đối xử với nhau thô
lỗ hoặc muốn cải tạo người yêu theo ý muốn cá nhân của mình…
khi ấy “tính chất bạn” đã suy giảm, tình yêu sẽ không còn đẹp đẽ và
có nguy cơ tan vỡ. Thiếu tình bạn, tình yêu sẽ đơn điệu, tẻ nhạt, chỉ
còn lại sự chịu đựng, dễ trở thành sự si mê thù quáng, dễ trở thành
những cơn mê đắm phá hoại nhân phẩm và sự nghiệp của con
người.
Cùng với tình thương, tình bạn làm cho tình yêu trở thành gắn
bố, hấp dẫn, thi vị, trở thành thiêng liêng và thắm thiết, làm cho tình
yêu bèn vững và phát triển. Tình bạn làm cho tình yêu trở thành một
yếu tố thúc đẩy sự tiến bộ, sự phát triển nhân cảm của hai người,
chắp cánh cho con người vươn tới những đỉnh cao trong cuộc sống.
Tình bạn là một thành phần không thể thiếu được trong tình
yêu Tuy nhiên, tình bạn, và cả tình thương như đã nêu ở trên, chưa
đủ để hình thành tình yêu. Nhiều trường hợp hai người có thân thiết
gắn bó với nhau, thương nhau thật sự, nhưng tình yêu của họ không
hình thành, hoặc nếu đã có cũng không bền vững, không phát triển
vì ngoài tình thương và tình bạn, còn có một thành phần cơ bản
khác không thể thiếu được. Đó là những rung động về tình dục.
c) Tình dục trong tình yêu
– Tình dục là bản năng đặc biệt của con người (có người gọi
hiện tượng này là quan hệ sinh lí trong tình yêu). Tuy nhiên từ “tình
dục” được dùng phổ biến hơn. Ở mỗi người bình thường, đến một
độ tuổi nhất định sẽ xuất hiện bản năng tình dục.
Tình dục là hiện tượng sinh lí đặc biệt, nó gắn liền với đạo đức
xã hội, với phong tục tập quán, với tâm lí cá nhân… Ở mỗi địa
phương, mỗi thời đại và cá nhân có quan niệm khác nhau về tình
dục.
Mặc dù tình dục có thể độc lập tương đối với tình yêu (đơn
thuần là một nhu cầu sinh lí của con người nhưng thường thường
tình dục gắn liền với tình yêu, quan hệ mật thiết với tình yêu. Nhu
cầu tình dục có thể xuất hiện khi người ta không yêu (nhất là ở nam
giới. Nhưng khi đã yêu, tình dục thường nảy sinh và phát triển
mạnh. Tình dục là dấu hiệu cơ bản để phân biệt tình bạn với tình
yêu.
– Ở trạng thái độc lập với tình yêu tình dục tuân theo những
quy luật riêng biệt. Trong tình yêu, tình dục lại bị những quy luật của
tình yêu chi phối.
Đặc điểm tình dục ở mỗi người có thể rất khác nhau, có người
yếu, có người mạnh, mỗi người có sở thích, thói quen, cá tính về
tình dục khác nhau. Đặc điểm tình dục của nam có khác biệt nhiều
so với người nữ.
– Ở Việt Nam, do tâm lí dân tộc và phong tục tập quán chi
phối, biểu hiện về tình dục trong tình yêu thường có những mức độ
khác nhu: từ mức độ chỉ là những cảm xúc sâu kín bên trong (nên
người ngoài, có khi chính người yêu, khó có thể biết được) đến
những hành vi tình dục “bên trong”, hành vi tình dục “bên ngoài”, và
cao hơn cả là mức độ “sâu sắc nhất”. Những mức độ của tình dục
thường tương ứng với những mức độ nhất định của tình yêu và bị
đạo đức xã hội chi phối.
– Trong tình yêu, tình dục có vai trò rất đặc biệt: Người ta chỉ
có thể yêu nhau thực sự khi trong mỗi người có thể xuất hiện những
rung cảm tình dục trước người kia. Tình dục có thể làm nảy sinh tình
yêu và đặc biệt là tình dục thường hình thành và phát triển cùng với
sự hình thành và phát triển của tình yêu. Càng yêu tha thiết, tình dục
càng phát triển và đòi hỏi mạnh mẽ. Vì thế, tình dục có thể được coi
là dấu hiệu và sự biểu hiện của tình yêu. Thậm chí, người ta có thể
căn cứ vào những hành vi tình dục được biểu hiện để đánh giá xem
mình còn được yêu hay không và được yêu nhiều hay ít.
– Tính hai mặt của tình dục trong tình yêu: Tình dục như là con
dao hai lưỡi trong tình yêu, nó có thể làm tình yêu phát triển mãnh
liệt và cũng có thể bóp chết tình yêu. Đó là tác dụng tích cực và tiêu
cực của tình dục đối với tình yêu.
Tình dục thường có tác dụng tiêu cực đối với tình yêu khi mức
độ của tình dục không phù hợp với mức độ của tình yêu, không phù
hợp với người yêu, với quan niệm, đạo đức xã hội.
Chẳng hạn: mức độ tình yêu cao (sâu sắc, mãnh liệt) nhưng
mức độ của tình dục quá thấp: hai người yêu nhau đã lâu mà không
có hoặc ít có những rung cảm tình dục khi ở bên nhau. Trường hợp
này thường làm cho tình yêu trở nên cứng nhắc, nhạt nhẽo, đơn
diệu và thường đi đến tan vỡ. Tuy nhiên, tác dụng tiêu cực xảy ra
phổ biến trong trường hợp, mức độ yêu đương còn thấp nhưng đòi
hỏi tình dục của một bên (thường là ở người nam giới) lại quá cao,
quá nhiều hoặc thô bạo. Việc quan hệ tình dục ở mức “sâu sắc nhất”
trong lứa tuổi vị thành niên, đặc biệt là trước hôn nhân, thường tạo
ra những mặc cảm tội lỗi, dễ nhàm chán nhau, dễ coi thường lẫn
nhau, dễ dẫn tại “hậu quả nghiêm trọng”… dẫn đến sự tan vỡ trong
tình yêu.
Tình dục lại có thể tạo nên những ảnh hưởng tích cực đối với
tình yêu: làm cho tình yêu phát triển mạnh hơn, nồng nàn hơn, sâu
sắc hơn, đẹp đẽ hơn… Ảnh hưởng tích cực này thường xuất hiện
trong trường hợp những rung cảm tình dục phù hợp với mức độ yêu
thương, với quan niệm, cá tính của người yêu, với đạo đức, phong
tục tập quán của xã hội.
– Những điều kiện để tình dục làm cho tình yêu phát triển: Để
tình dục góp phần tạo ra những ảnh hưởng tích cực đối với tình yêu,
sự cư xử và biểu hiện tình dục trong tình yêu phải tuân theo những
điều kiện sau đây:
+ Có sự phù hợp với đạo đức xã hội, với phong tục tập quán.
+ Có sự phù hợp với tâm lí và cá tính.
+ Có sự phù hợp với hoàn cảnh và tình huống.
+ Có sự phù hợp với mức độ của tình yêu..
+ Có sự phù hợp với quan niệm, đặc điểm tình dục của “đối
phương”.
+ Có sự phù hợp với quy luật diễn biến của “đời sống tình dục”
con người.
Ngoài ra, một điều kiện quan trọng nữa là những biểu hiện của
tình dục thường phải gắn với những thái độ trân trọng, với tình cảm
yêu thương, với ý thức “bảo vệ” và “dâng tặng” cho nhau, với những
rung động mãnh liệt tương ứng của cả hai bên…
3. Sự hình thành và phát triển của tình yêu
a) Những mức độ phát triển của tình yêu
Tình yêu là một quá trình diễn tiến lâu dài và phức tạp, nó có
thể phát triển qua những mức độ sau đây:
– Mức độ cảm mến:
Hai người gặp nhau, biết nhau, ở họ nảy sinh những xúc cảm
ban đầu: dễ chịu, cảm tình, thiện cảm, khâm phục, mến mộ, tin
tưởng, từng động, thích thú… mức độ phát triển cao nhất ở giai
đoạn này là họ “thích nhau” mong được gặp để trò chuyện, trao đổi.
– Mức độ nhớ thương:
Sau nhiều lần gặp gỡ người ta thường xuyên nghĩ đến “đối
tượng”, mong muốn được gặp đối tượng. Nếu không được gặp
nhau thường xuất hiện cảm giác nhớ thương hoặc thấy “thiếu một
các gì đó”. Bản thân họ bắt đầu có biến đổi về tâm lí, nhất là hay
“làm dáng” khi được gặp đối tượng. Những khi gặp thường có cảm
xúc dễ chịu, thích thú.
– Mức độ yêu đơn phương:
Sự nhớ thương dã ở mức cao, thôi thúc người ta phải tìm cách
để gặp gỡ hoặc trao đổi với đối tượng. Dần dần họ cảm thấy rất
thân thiết gắn bó với đối tượng, không thể thiếu đối tượng. Họ nhận
thức được là mình đã yêu. Khi gặp nhau thường e ấp, lúng túng do
các cảm xúc xuất hiện mạnh mẽ.
“Tiếng sét ái tình” nổ ra có thể tiến ngay vào mức độ này. Đỉnh
cao của mức độ này là sự ngỏ lời.
– Mức độ yêu thương cảm xúc:
Tình yêu đã được hình thành ở cả hai bên, tuy nhiên vẫn còn
chịu sự thi phối mạnh của các cảm xúc, ít nhất một trong hai người
(hoặc cả hai) vẫn còn sự e ngại, giữ kẽ, “giữ gìn” mỗi khi gặp nhau,
hoặc che giấu không cho người ngoài biết tình yêu của mình. Họ
thường lúng túng mỗi khi gặp nhau hoặc nói chuyện với nhau, mặc
dù khi xa nhau họ lại nhớ thương và mong muốn được gặp.
– Mức độ yêu thương nồng thắm:
Hai người đã gắn bó thân thiết, có sự cảm thông sâu sắc, đã
có những “rung cảm yêu thương”, hành vi yêu thương sâu nặng,
mãnh liệt và hoà hợp. Các yếu tố cơ bản của tình yêu đều xuất hiện
đầy đủ rõ ràng và hài hoà. Hai người đều cảm thấy rất hạnh phúc,
mong thuốn được chung sống bên nhau lâu dài.
Trong quá trình phát triển của tình yêu, mỗi mức độ nói trên
đều có những đặc điểm, vai trò nhất định, mỗi mức độ đều có những
biểu hiện tương ứng của tình thương, sự thân thiết, gắn bó của tình
bạn, sự rung động tình dục. Muốn tình yêu phát triển con người phải
có cách cư xử thích hợp với đối tượng, tuỳ theo những mức độ này.
Đặc biệt những biểu hiện của mức độ tình dục phù hợp với mức độ
phát triển của tình yêu có ý nghĩa hết sức quan trọng, thường có tác
dụng thúc đẩy tình yêu phát triển tốt đẹp.
b) Những căn cứ để nhận biết sự phát triển của tình yêu
Muốn nhận biết tình yêu đã phát triển đến mức độ nào, ngoài
việc nắm được những đặc điểm của mỗi mức độ, chúng ta cần dựa
vào một số căn cứ (biểu hiện) nhất định. Có nhiều căn cứ để đánh
giá, sau đây là một số căn cứ, một số dấu hiệu quan trọng nhất:
Sự cảm thông: Hai người hiểu nhau đến mức độ nào, thương
nhau nhiều hay ít, có sự rung cảm hoà hợp đến đâu (sự tương đồng
tâm lí? Sự đồng cảm? Lối sống có hợp nhau?…).
– Sự thân thiết gắn bó: Hai người đã thân nhau đến mức nào
(nói chuyện sâu kín với nhau chưa, hành vi thân thiết đến độ nào
trong cư xử hàng ngày…).
– Sự xuất hiện của những cảm xúc yêu thương: Sự quý mến
nhau, sự thương nhớ, ý thức tôn trọng đối với nhau…
– Rung cảm tình dục: mức độ sâu sắc, hấp dẫn như thế nào,
sự mạnh dạn trong hành vi cư xử với nhau, độ mãnh liệt, sự ham
muốn, cảm xúc hạnh phúc…
– Sự quan tâm, cảm sóc, giúp đỡ lẫn nhau: Hai người quan
tâm lo lắng, chăm sóc, giúp đỡ nhau nhiều hay ít, mức độ của sự tự
giác, sự chân thành trong khi thực hiện những hành vi trên…
c) Những yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát
triển của tình yêu
Tình yêu chịu ảnh hường của rất nhiều yếu tố về xã hội, tâm lí,
sinh lí, hoàn cảnh sống của con người.
Sau đây là những yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến sự hình
thành và phát triển của tình yêu.
– Sự hiểu biết lẫn nhau:
Sự hiểu biết lẫn nhau ảnh hưởng rất quan trọng đến tình yêu.
Chính sự hiểu biết lẫn nhau sâu sắc làm tình yêu hình thành và phát
triển hoặc tan vỡ. Nói cách khác, sự hiểu biết lẫn nhau quyết định
tình yêu giữa hai người. Càng hiểu biết nhiều về nhau bao nhiêu,
tình yêu càng có điều kiện bền chặt bấy nhiêu.
Quan trọng nhất là sự hiểu biết lẫn nhau về các mặt:
+ Hoàn cảnh gia đình.
+ Nghề nghiệp, đời sống.
+ Cá tính, quan điểm sống, đạo đức, tài năng…
+ Sức khoẻ
Bởi vậy trong tình yêu, việc tìm hiểu nhau rất quan trọng, cần
tìm hiểu trước khi quyết định yêu và ngay cả khi đang yêu…
– Sự hoà hợp giữa hai người:
Trên cơ sở hiểu biết lẫn nhau, sự hoà hợp sẽ làm tình yêu hình
thành và phát triển. Đó là sự tương đồng về nhân cách, quan điểm
sống, lối sống, thẩm mĩ, sở thích, tình cảm… đồng thời là sự hoà
hợp về sinh lí như: sức khoẻ, cảm xúc tình dục (biểu hiện ở sự thích
nhau, gợi lên ở nhau sự đồng cảm…).
Sự hoà hợp tạo nên sự yêu thương, nhớ nhung, rung động,
mến mộ, hài lòng… đối với nhau. Sự hoà hợp thường biểu hiện ở
nhiều dấu hiệu: Hai bên rất thích gặp nhau, ở bên nhau, nói chuyện
với nhau, luôn đánh giá tốt dẹp về nhau, dễ dàng chấp nhận, bao
che cho cái xấu của nhau, luôn tán thành, hưởng ứng những ý kiến,
quan điểm của nhau…
Quan trọng nhất là sự hoà hợp về lối sống, đạo đức và cảm
xúc tình dục.
Muốn tình yêu phát triển, hai người phải luôn chú ý tạo ra sự
hoà hợp. Trong thực tế, không có hai người hoà hợp tuyệt đối. Quá
trình yêu nhau hay quá trình chung sống vợ chồng phải là quá trình
tiến tới sự hoà hợp (cảm hoá lẫn nhau để tạo nên sự hoà hợp, hoặc
tự biến đổi mình để để đến sự hoà hợp…).
– Sự giao tiếp hàng ngày:
Sự giao tiếp hàng ngày có ý nghĩa rất lớn. Nhờ giao tiếp mới
có sự hiểu biết, qua giao tiếp mới có thể nảy sinh sự hoà hợp, mới
cảm hoá lẫn nhau… đặc biệt qua giao tiếp hàng ngày, cảm xúc mới
xuất hiện dần dần, làm tình yêu phát triển. Chính vì vậy, người ta
thường nói: “Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén”.
Sự giao tiếp còn tạo nên những điều kiện thuận lợi để chinh
phục tình yêu (tác động cảm hoá dần dần, để hình thành tình yêu).
Vì thế nhiều người cho đó là một trong những yếu tố quan trọng
nhất: “Thứ nhất cự ly, thứ nhì tốc độ”. Nhờ giao tiếp, người ta mới
dần đần hiểu rõ về nhau, mới kiểm tra, đánh giá được tình yêu. Nếu
không giao tiếp, tình yêu sẽ nhạt dần… có thể nói, giao tiếp quyết
định sự hình thành, sự phát triển của tình yêu.
Sắc đẹp:
Là yếu tố ban đầu, kích thích cho tình yêu phát triển. Sắc đẹp
thường có vị trí quan trọng trong giai đoạn đầu của tình yêu. Nó có
thể là yếu tố ban đầu làm nảy sinh và phát triển tình yêu hoặc làm
cho tình yêu thêm mãnh liệt và sâu sắc hơn. Đặc biệt, sắc đẹp ở nữ
giới có vai trò rất quan trọng trong việc tạo nên rung cảm và tình yêu
ở nam giới.
Sắc đẹp thể hiện ở những vẻ đẹp, những nét đẹp của con
người.
Tuy nhiên, sắc đẹp chỉ thực sự ảnh hưởng mạnh đến tình yêu
trong một số điều kiện sau:
+ Những đặc điểm của sắc đẹp phải mang màu sắc đạo đức,
phải gắn với những phẩm chất đạo đức, để tạo thành những vẻ đẹp
hiền dịu, vẻ đẹp nhân hậu, vẻ đẹp đằm thắm và chân thành, vẻ đẹp
hiên ngang và dũng mãnh, vẻ đẹp của những hành vi có ý nghĩa văn
hoá, xã hội cao… Những vẻ đẹp trên làm cho tình yêu trở nên hấp
dẫn, phát triển và bền vững.
+ Những yếu tố của sắc đẹp phải phu hợp với trình độ nhận
thức văn hoá, cá tính của từng người; phong tục, truyền thống của
xã hội.
+ Những yếu tố của sắc đẹp phải mang tính toàn diện, phải là
sự kết hợp của vẻ đẹp tâm hồn và vẻ đẹp hình thức bên ngoài; của
vẻ đẹp giới tính, vẻ đẹp trong hành vi, cử chỉ, lời ăn tiếng nói; của sự
hài hoà và phù hợp. Trong đó, vẻ đẹp tâm hồn, vẻ đẹp tạo nên từ
những phẩm chất đạo đức cao cả thường bền vững hơn, thường
mang giá trị xã hội cao hơn những vẻ đẹp ình thức bề ngoài (đường
nét, cách ăn mặc, trang điểm…).
Tác động của xã hội:
Tác động của xã hội ở đây bao gồm nhiều đối tượng: phong
tục tập quán, gia đình, xã hội, bạn bè, những người xung quanh.
Sự tác động của mọi người, sự “vun vào”, sự giúp đỡ, tạo điều
kiện, hoặc sự ngăn cản, phá hoại, chia rẽ “nội bộ”… ảnh hưởng rất
lớn đến sự hình thành và phát triển của tình yêu. Đặc biệt là sự xuất
hiện của “người thứ ba”.
Sự phân công xã hội, nghề nghiệp, hoàn cảnh xã hội có thể
giúp cho tình yêu hình thành, phát triển hoặc tan vỡ. Sự xa cách làm
tình yêu khó phát triển.
– Đạo đức và đặc điểm cá tính khác:
Những người có đạo đức tốt thường có ý thức xây dựng vun
đắp tình yêu, chung thuỷ bền chặt, có sự chịu đựng, vượt khó…
Những đặc điểm về xu hướng (thế giới quan, lôi sống, nhu
cầu, hứng thú…) chi phối rất mạnh đến tình yêu và hạnh phúc gia
đình.
Trình độ văn hoá, xã hội, tri thức khoa học cũng ảnh hưởng
đến sự biểu hiện độ bền chặt của tình yêu.
– Kinh tế:
Tình yêu bị ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố kinh tế. Nhiều trường
hợp tiền tài địa vị thi phối sự hình thành hoặc sự tan vỡ tình yêu.
Tuy nhiên, nếu xét “về lâu về dài”, vai trò của kinh tế chỉ có hiệu lực
trong một chừng mực nhất định. Có những trường hợp cả hai người
đều rất giàu có những tình yêu lại thiếu hạnh phúc. Có trường hợp,
khi hai người còn khó khăn thiếu thốn, tình yêu của họ rất đẹp và
hạnh phúc, nhưng đến lúc có nhiều tiền, kinh tế đầy đủ, tình yêu lại
bị “rạn nứt” và cuối cùng là sự tan vỡ. Nói một cách khác, không
phải giàu sang là yếu tố quyết định hạnh phúc trong tình yêu. Tuy
nhiên, nếu không có cơ sở vật chất tối thiểu để đảm bảo cuộc sống,
tình yêu của con người khó có hạnh phúc, vững bền.
Tuỳ theo đối tượng, lứa tuổi, hoàn cảnh, điều kiện… yếu tố
kinh tế có vị trí vai trò khác nhau trong tình yêu của họ. Ở tuổi chưa
trưởng thành, tình yêu thường mang tính lí tưởng, mơ mộng, họ sẵn
sàng chấp nhận cảnh “một túp lều tranh, hai trái tim vàng”. Nhưng từ
tuổi trưởng thành trở đi, hai người yêu nhau có “tính thực tế” hơn và
dần dần yếu tố kinh tế ngày càng có ý nghĩa hơn trong tình yêu.
Vai trò quan trọng và chủ yếu của yếu tố kinh tế đối với tình
yêu là ở tính chất ổn định và chân chính của nó. Nếu tấn đề kinh tế
của hai người càng được ổn định, càng thân chính bao nhiêu, tình
yêu của họ càng có điều kiện thuận lợi để phát triển bấy nhiêu. Nói
một cách khác, ở người có nghề nghiệp ổn định và hợp pháp, tình
yêu của họ có điều kiện phát triển thuận lợi hơn tình yêu của những
người không có nghề nghiệp, chỉ sống bằng “mánh mung” hoặc
“dựa dẫm vào đồng tiền phi nghĩa”, “ngồi không ăn bám”…
– Vấn đề tuổi tác:
Tuổi tác có thể ảnh hưởng đến tình yêu ở nhiều mặt.
Ở những lứa tuổi khác nhau, con người có quan niệm, có thái
độ sự biểu hiện đối với tình yêu khác nhau, do đó, độ bền vững của
tình yêu khác nhau.
Ở người còn son trẻ (nữ dưới 18, 20, nam dưới 24, 25 tuổi)
tình yêu có thể thiếu ổn định, hoặc không bền vững. Những bạn trẻ
ở độ tuổi này có thể chưa biết “yêu thực sự”, có khi thiếu trách
nhiệm đối với tình yêu của mình.
Sự chênh lệch tuổi quá nhiều, hoặc không phù hợp (nữ bằng
hoặc nhiều tuổi hơn nam) cũng ảnh hưởng bất lợi tới tình yêu giữa
hai người.
Các yếu tố khác:
Tình yêu còn bị ảnh hưởng bởi những yếu tố khác nữa như
trình độ học vấn, đặc điểm dân tộc, hoàn cảnh gia đình… Mỗi yếu tố
đó có vai trò nhất định đối với sự hình thành và phát triển của tình
yêu
d) Một số vấn đề cần lưu ý trong việc “chinh phục” và nuôi
dưỡng tình yêu
– Sự hình thành và phát triển của tình yêu tuân theo những
quy luật chung của đời sống tình cảm con người.
– Tình yêu dễ hình thành từ tình bạn khác giới.
– Sự hình thành tình yêu có thể có tính chất đột biến (đột ngột,
tương phản, đối cực…).
– Tình yêu có thể hình thành từ những dấu hiệu bất kì, tinh tế
(ánh mắt, nụ cười, cử chỉ, thái độ, các răng khểnh, cặp mắt đẹp…).
– Tình yêu thường chỉ phát triển thuận lợi khi có sự phù hợp
với hoàn cảnh, điều kiện, có sự phù hợp nhân cách giữa hai người.
– Quá trình yêu nhau là quá trình tìm hiểu, cảm hoá nhau,
đồng thời cũng là quá trình “chinh phục đối tượng” dần dần. Sự phát
triển của tình yêu phụ thuộc rất nhiều vào việc “nuôi dưỡng tình yêu”
của cả hai người.
– Sự giao tiếp, nhất là sự gặp gỡ, là điều kiện tất yếu và tối
thiểu để tình yêu hình thành và phát triển.
– Tình yêu của những người ở trước tuổi trưởng thành (nữ
dưới 18 tuổi, nam dưới 25 tuổi) thường để bị tan vỡ, do ở tuổi này
con người thường chưa biết yêu thực sự, nhất là ở nam. Ở họ,
thường chỉ mới xuất hiện những cảm xúc yêu đương, những ham
muốn nông nổi mà chưa có tình yêu chân thực và chân c tính.
– Tình yêu luôn gắn bó với đạo đức, phụ thuộc vào đạo đức
của mỗi người. Yếu tố đạo đức có ý nghĩa to lớn đến hạnh phúc và
sự bền vững của tình yêu. Yếu tố đạo đức ở đây vừa là những
phẩm chất tốt đẹp vừa là những lối sống, nếp sống sinh hoạt, những
nhận thức, quan điểm, quan niệm đúng đắn về cuộc sống…
e) Một số vấn đề đặc biệt trong sự hình thành và phát triển
tình yêu
Trong quá trình hình thành và phát triển của từ yêu, thường có
nhiều vấn đề phức tạp có thể xuất hiện, như:
– Hiện tượng “mẫu người yêu lí tưởng”.
– Hiện tượng “tiếng sét trong tình yêu”.
– Hiện tượng “chạy được trong tình yêu”.
– Sự thất bại trong tình yêu.
Hiện tương ngộ nhận trong tình yêu.
– Vấn đề chinh phục tình yêu.
Sự nhàm chán trong tình yêu.
Hình thành các dạng tình yêu mới.
Nghệ thuật cư xử trong tình yêu.
Những biểu hiện chưa tốt trong tình yêu của thanh niên hiện
nay.
4. Động cơ yêu đương và tình yêu chân chính
a) Động cơ yêu đương
+ Trong đời sống tình cảm của mình, con người thường yêu
nhau vì những yếu tố nào đó. Những yếu tố ấy được gọi là động cơ
yêu đương. Chẳng hạn người ta yêu nhau vì tiền tài, địa vị, sắc đẹp
hay vì cảm phục, yêu mến, vì tài năng, đạo đức…
+ Tùy theo đặc điểm của động cơ yêu đương mà tình yêu bền
vững hay dễ tan vỡ, đẹp đẽ, thắm thiết hay nhạt nhẽo, cứng nhắc.
+ Động cơ yêu đương thường có những đặc điểm quan trọng
sau:
– Tính toàn diện hay tính đơn điệu:
+ Tính toàn diện thể hiện ở chỗ động cơ yêu đương bao gồm
nhiều yếu tố, nhiều mặt, nhiều phẩm chất của con người.
Ví dụ: người ta yêu nhau vì đẹp, vì quý trọng cảm phục, vì dịu
dàng, lịch sự, vì cảm thông sâu sắc, vì tài năng…
Các yếu tố này thường tác động lẫn nhau, có mối quan hệ chặt
chẽ với nhau, tạo nên một tổng hợp hài hoà, nhiều khi chính bản
thân con người không phân tích nổi.
Nếu các yếu tố của động cơ yêu đương ít, và cũng ít gắn bó
với nhau, tính toàn diện sẽ thấp. Khi ấy, ta có thể nói động cơ yêu
đương có tính đơn điệu (như vậy tính đơn điệu là mặt trái của tính
toàn diện). Nếu động cơ yêu đương có tính đơn điệu (người ta yêu
nhau chỉ vì một vài yếu tố nào đó, sắc đẹp hay tiền tài…). Tình yêu
dễ trở thành sự si mê, và nhanh chóng nhàm chán.
– Tính “đạo đức” hay “tính phí đạo đức”:
Khi các yếu tố của động cơ yêu đương phù hợp với các chuẩn
mực đạo đức, động cơ yêu đương ấy có “tính đạo đức”. Đó là
những động cơ yêu đương mang tính cao thượng, trong sáng, được
xã hội tán thành… Thường thường, đó là những động cơ yêu
đương mang đậm nét văn hoá, nhân bản, chứa dựng những yếu tố
đẹp đẽ về mặt tâm lí, tâm hồn, phù hợp với chuẩn mực đạo đức của
xã hội…
Ngược lại, có những động cơ yêu đương mà các yếu tố của nó
mang tính vị kỉ, thấp hèn, lợi dụng, bị xã hội lên án… đó là những
động cơ yêu đương có tính phi đạo đức, không phù hợp với đạo
đức xã hội.
Những động cơ yêu đương “mang tính đạo đức” (phù hợp với
đạo đức xã hội) thường tạo nên tình yêu bền vững, cao đẹp.
– Tính “tinh thần” hoặc tính “vật chất”:
Một động cơ yêu đương có thể mang tính “tinh thần” hoặc “vật
chất” tuỳ theo tính chất của các yếu tố đó.
Chẳng hạn người ta yêu nhau vì tiền tài, địa vị, sắc đẹp…
những yếu tố này mang tính “vật chất” (vì nó chủ yếu thoả mãn
những nhu cầu vật chất của con người). Đó là động cơ yêu đương
mang tính “vật chất”.
Có những tình yêu mà người ta yêu nhau vì cảm phục, vì hoà
hợp, vì đạo đức tâm hồn, vì sự dịu dàng, lịch sự… những yếu tố này
mang tính “tinh thần”.
Khái niệm “vật chất” hay “tinh thần” ở đây được hiểu theo
nghĩa hẹp và mang tính tương đối. Chẳng hạn “sắc đẹp” được coi là
những yếu tố vật chất khi nó chỉ được hiểu là vẻ đẹp hình thức con
người và nhằm thoả mãn dục vọng. “Địa vị” được coi là yếu tố vật
chất khi nó được hiểu như là cơ hội để có nhiều tiền, để có cơ sở
vật chất đầy đủ trong cuộc sống.
Những động cơ yêu đương mang tính toàn diện, tính đạo đức,
tính tinh thần (những động cơ bao gồm nhiều yếu tố) dễ tạo nên
những tình yêu trong sáng, thiêng liêng, bền vững. Ngược lại,
những động cơ mang tính đơn điệu, tính vật chất thấp hèn, tính vị kỉ
cá nhân là những động cơ không tốt, khó có thể tạo nên một tình
yêu đẹp đẽ, vững bến.
Động cơ yêu đương không cố định mà có thể biến đổi và phát
triển dần dần, cả khi tình yêu giữa hai người đã xuất hiện. Nó tồn tại
và phát triển cùng với sự tồn tại và phát triển của tình yêu.
Chẳng hạn, ban đầu người ta yêu nhau vì sắc đẹp, tài năng,
nhưng sau đó trong quá trình yêu nhau các yếu tố của động cơ yêu
đương có thể tăng dần lên, vì hoà hợp, vì đạo đức tư cách tốt, vì sự
duyên dáng, tế nhị…
Muốn đánh giá một tình yêu có đẹp đẽ hay không, thiêng liêng
hay không, muốn dự đoán một tình yêu có bền vững hay không,
người ta phải dựa vào động cơ yêu đương.
Chỉ khi động cơ yêu đương có tính toàn diện, tính “đạo đức”,
tính “tinh thần” mới có thể tạo nên tình yêu chân thực và chân chính.
b) Tình yêu chân thực
Là tình yêu “thực sự” ở con người, thường mang những đặc
điểm sau:
– Có tính tự giác, trong đó mỗi người yêu một cách tự nguyện,
“tình yêu xuất phát tự đáy lòng”, tự “con tim”, nhiều khi bản thân
“không cưỡng nổi”.
– Có sự say mê, cuốn hút ở mỗi người đối với nhau, thúc đẩy
họ tích cực chủ động xây dựng và bảo vệ tình yêu của mình.
– Mang tính chung thủy, trung thực và bền vững.
– Thể hiện rõ ràng, đầy đủ những thành phần cơ bản của tình
yêu: có sự yêu thương sâu sắc, gắn bó thân thiết, sự hoà hợp, sự
tôn trọng lẫn nhau, có rung cảm tình dục mạnh mẽ.
– Tình yêu chân thực thường xuất phát từ động cơ yêu đương
đúng đắn (có tính toàn diện, đạo đức, tinh thần) và có tính bền vững.
Tình yêu chân thực có khi không được xã hội thừa nhận, tán
thành có thể trở thành tình yêu si mê, mù quáng có thể đưa đến hậu
quả không tốt cho con người. Đó là trường hợp tình yêu thân thực
nhưng không chân chính, tình yêu không phù hợp với đạo đức xã
hội, hoặc quá mê đắm yêu đương mà quên mất vai trò, vị trí, chức
năng, trách nhiệm, nhiệm vụ của mình trong xã hội. Trong thanh
niên, học sinh, có những trường hợp, dù là tình yêu chân thực,
nhưng làm cả hai người quên mất nhiệm vụ học tập, sa sút trong
việc rèn luyện tư dưỡng, bị mọi người phê phán.
Cần chú ý, tình yêu thân thực khác với tình yêu si mê. Ở tình
yêu si mê, động cơ yêu đương có thể mang tính đơn điệu, tính vật
chất: người ta si mê đến điên cuồng chỉ vì sắc đẹp hoặc chỉ vì hoà
hợp tình dục. Tình yêu si mê thường làm con người mất tỉnh táo, có
khi mù quáng.
Trong tình yêu chân thực, cần phân biệt hiện tượng “yêu chân
thực” và “yêu nhau chân thực”. Có những trường hợp, chỉ một bên
“yêu chân thực”. Khi đó, tình yêu không thể hạnh phúc. Chỉ khi cả
hai bên “yêu nhau chân thực”, tình yêu mới vững bền và hạnh phúc.
c) Tình yêu chân chính
Tình yêu chân chính là tình yêu có những đặc điểm cơ bản sau
đây:
– Có đầy đủ những đặc điểm của một tình yêu chân thực.
Phải có động cơ yêu đương đúng đắn trên cơ sở hiểu biết lẫn
nhau.
– Phải phù hợp với đạo đức xã hội, được dư luận xã hội tán
đồng.
– Phải có tính duy nhất: trong một thời điểm nhất định, tình yêu
đó là duy nhất của mỗi người.
– Phải có tính tiến bộ: tình yêu này có tác dụng thúc đẩy cả hai
người cùng tiến bộ, cùng vươn lên, tích cực học tập, tu dưỡng, rèn
luyện… vượt mọi khó khăn trở ngại vươn tới những đỉnh cao của
cuộc sống.
– Phải có tính bền vững, có mục đích tiến tới hôn nhân.
Tình yêu chân chính là tình yêu đẹp đẽ nhất, bền chặt nhất, là
tình yêu cao thượng và thiêng liêng. Nó có sức mạnh to lớn đối với
con người: nó có thể cải tạo, cảm hoá con người. Chỉ có tình yêu
chân chính mới vững bền và đem lại hạnh phúc thực sự cho con
người.
d) Việc giáo dục và xây dựng tình yêu chân chính
– Những điều cần chú ý trong tiếc xây dựng tình yêu chân
chính:
+ Nên xây dựng tình yêu trên cơ sở của tình bạn.
+ Luôn luôn tìm hiểu nhau kể cả khi đã yêu. Nếu có dấu hiệu
đáng ngờ, tình yêu có dấu hiệu “bị đe doạ”, hoặc một trong hai bên
có nghi ngại điều gì, cần tích cực giải quyết kịp thời trên cơ sở của
sự thiện chí.
+ Cần tăng cường hoạt động giao tiếp với nhau.
+ Luôn luôn chú ý chăm sóc giúp đỡ lẫn nhau, vì nhau.
+ Yêu chân thực và mãnh liệt.
+ Chú ý cảm hoá, giáo dục nhau.
+ Trân trọng người yêu và tình yêu của mình.
+ Luôn luôn có ý thức bảo vệ tình yêu (cảnh giác trước mọi
yếu tố có thể làm rạn nứt tình yêu), “giữ gìn”, bảo vệ danh dự cho
người yêu.
+ Minh bạch và tế nhị trong cư xử.
+ Chú ý một số phẩm chất cần thiết: chung thủy, trung thực,
đức hi sinh, sự cao thượng, sự thiện chí, ý thức xây dựng và bảo vệ
tình yêu… Một số đặc điểm không tốt về đạo đức luật: tính vị kỉ cá
nhân, tính tự ái, nhỏ nhen… là “kẻ thù”, kẻ “phá hoại” của tình yêu
hạnh phúc.
Vấn đề giáo dục tình yêu cho thanh niên:
Việc giáo dục tình yêu cho thanh niên là hết sức cần thiết và
quan trọng.
+ Cần chống những quan niệm sai lệch về tình yêu như: thành
kiến với chuyện yêu đương của thanh niên, hoặc ngược lại là không
quan tâm đến việc yêu đương của họ, để cho thanh niên bị thi phối
bởi những quan niệm không đúng đắn như: yêu đương tự do, tình
dục tự do, tình yêu không hôn nhân…
+ Việc giáo dục tình yêu chân chính cần gắn liền với việc giáo
dục đạo đức và rèn luyện những phẩm chất tốt đẹp của nhân cách.
+ Giáo dục cho thanh niên có nhận thức đầy đủ về tình yêu
(tình yêu là gì, bản chất của tình yêu chân thực và chân chính, phân
biệt được tình yêu và tình bạn).
+ Giáo dục cho họ quan điểm yêu đương đúng đắn (động cơ
yêu đương toàn diện, có thái độ trân trọng và cư xử đúng mực trong
tình yêu, ý thức trách nhiệm đối với người yêu…).
+ Trang bị cho họ tri thức và kĩ năng xây dựng tình yêu chân
thực và tình yêu chân chính.
+ Ngăn ngừa và hạn chế những biểu hiện không tốt trong tình
yêu của thanh niên hiện nay.
5. Mối quan hệ giữa tình yêu và hôn nhân
a) Tình yêu chân chính là bước đầu của hôn nhân
– Trước đây ở Việt Nam, vấn đề hôn nhân của thanh niên phần
lớn do cha mẹ định đoạt, khi con cái đến tuổi trưởng thành, cha mẹ
thường chủ động tìm vợ (tìm chồng) và con cái phải tuân theo ý của
cha mẹ thì mới gọi là con có hiếu. Việc “tìm kiếm” này thường dựa
trên những tiêu chuẩn như “môn đăng hộ đối”, hợp ý cha mẹ, có
danh vọng, tiền tài… Đặc biệt người con gái ngoan ngoãn, hiền đức
phải tuyệt đối tuân theo ý kiến xếp đặt của cha mẹ: “Cha mẹ đặt đâu
con ngồi đấy”. Khi lấy chồng, người con gái hoàn toàn chấp nhận
theo số phận may rủi “như giọt mưa sa”. Đó là những tư tưởng chịu
ảnh hưởng của quan điểm phong kiến, lạc hậu, dễ đem lại cuộc
sống đau khổ cho người con gái.
– Ngày nay, do sự biến đổi và phát triển của chế độ xã hội, sự
phát triển của khoa học, kĩ thuật, nền kinh tế xã hối… cũng như sự
biến đổi của tư tưởng, của tâm lí, đời sống tình cảm của con người
đã biến đổi một cách cơ bản. Quan niệm về hôn nhân, về việc “kết
hôn không tình yêu” kiểu như trước đây khó có thể tạo nên hạnh
phúc gia đình. Nhiều thanh niên nam nữ đã chủ động và giữ vai trò
quyết định chủ yếu vấn đề hôn nhân của mình (cha mẹ thường chỉ
làm cố vấn, tạo điều kiện thuận lợi hoặc giữ vai trò xét duyệt cuối
cùng). Việc hôn nhân này chủ yếu xây dựng trên cơ sở tự nguyện
giữa hai người, trong đó, tình yêu là yếu tố thúc đẩy và giữ vai trò
quan trọng quyết định nhất.
– Khi hai người thanh niên yêu nhau thực sự (có tình yêu chân
thực và chân chính), việc kết hôn dần dần trở thành nhu cầu chung
của cả hai bên.
Ngày nay, từ lí luận đến thực tế, người ta đều thống nhất rằng,
chỉ trên cơ sở tình yêu chân thực và chân chính mới có thể có hôn
nhân hạnh phúc và bến vững. Ngược lại những cuộc hôn nhân
không có tình yêu hoặc không xuất phát từ tình yêu chân thực và
chân chính, thường không thể đem lại hạnh phúc cho con người.
Khi bắt đầu yêu nhau, nhất là khi tình yêu phát triển thuận lợi
người ta thường tưởng tượng và thầm mong đến lúc nào đó, người
yêu sẽ thành vợ thành chồng của mình. Nếu cảm thấy việc kết hôn
không thể xảy ta, tình yêu của họ thường trở nên mất phương
hướng, không còn thi vị, dẫn đến bế tắc, tan vỡ.
Khi tình yêu phát triển đến mức cao, việc kết hôn thường trở
thành một nhu cầu ở cả hai người và thúc đẩy họ làm lễ cưới. Như
thế sự phát triển của tình yêu sẽ dẫn đến hôn nhân. Nếu tình yêu
càng sâu sắc, mãnh hệt, hôn nhân càng có điều kiện bền vững,
càng hạnh phúc hơn.
b) Tình yêu là cơ sở và là điều kiện cho hạnh phúc vợ
chồng
– Một số người quan niệm chưa đầy đủ, thường cho rằng tình
yêu chỉ tồn tại trước khi kết hôn. Còn trong cuộc sống vợ chồng, tình
yêu không còn nữa và cũng chẳng cần thiết nữa, thậm chí, nhiều
người phụ nữ khi đã có một vài con, thường nghĩ “mình đã già rồi,
còn yêu đương gì nữa”. Đó là quan niệm sai lầm.
Xét về bản chất, quan hệ vợ chồng vẫn là quan hệ tình yêu,
vẫn có đầy đủ những yếu tố cơ bản của tình yêu. Nói cách khác,
giữa vợ chồng vẫn có tình yêu, nhưng là tình yêu đặc biệt. Đó là tình
yêu vợ chồng. Tình yêu này vẫn mang đầy đủ những thành phần cơ
bản của ình yêu chân thực, nhưng có những sắc thái riêng do bị chi
phối bởi những đặc điểm của cuộc sống vợ chồng.
– Hạnh phúc vợ chồng tồn tại trên cơ sở của tình yêu giữa hai
người. Nếu hai người còn yêu nhau, cuộc sống vợ chồng còn hạnh
phúc. Càng yêu nhau thắm thiết, tình nghĩa vợ chồng càng đậm đà,
thi vị. Hạnh phúc sẽ càng giảm đi nếu tình yêu giữa hai người càng
phai nhạt. Nếu tình yêu mất hẳn, hạnh phúc sẽ không còn nữa, cuộc
sống vợ chồng chỉ còn là sự chung đụng khó chịu, lạnh nhạt và vô vị
sẽ chỉ còn là những chuỗi ngày chịu đựng nhau triền miên.
Bởi vậy, xây dựng hạnh phúc vợ chồng cũng đồng nghĩa với
việc xây dựng, bảo vệ, nuôi dưỡng tình yêu giữa hai người, làm cho
tình yêu đó ngày càng phát triển.
Nếu hai vợ chồng luôn luôn cư xử với nhau như hai người yêu
nhau, hạnh phúc vợ chồng luôn đằm thắm và phát triển. Ngược lại,
những cặp vợ chồng không quan tâm nuôi dưỡng tình yêu giữa hai
người, hạnh phúc thường dễ phai nhạt và cuộc sống chung cũng dễ
trở thành nhàm chán, vô vị, tình yêu giữa hai người tồn tại một trong
cuộc sống vợ chồng và giữ vai trò chủ yếu quyết định hạnh phúc vợ
chồng. Chỉ khi cả hai vợ chồng còn yêu nhau thì cuộc sống vợ
chồng mới còn hạnh phúc thực sự. Tình yêu vợ chồng là một trong
những điều kiện cơ bản cho hạnh phúc vợ chồng.
Ở một số trường hợp mà việc kết hôn không bắt nguồn từ tình
yêu giữa hai người (có thể do cưỡng ép hoặc và một lý do nào
khác) thì hạnh phúc của cặp vợ chồng ấy cũng tuỳ thuộc vào tình
yêu của họ sau này có nảy sinh hay không. Nếu trong quá trình
chung sống, tình yêu dần dần xuất hiện ở hai người, cặp vợ chồng
đó mới có thể hạnh phúc. Còn nếu không, sự chung sống vợ chồng
của họ sẽ có nhiều khó khăn, có khi chỉ là sự thấp nhận, chịu đựng.
Ngay cả ở những cặp vợ chồng đứng tuổi, hoặc đã về già,
hạnh phúc gia đình bị thi phối bởi nhiều yếu tố phức tạp hơn, nhưng
tình yêu giữa họ vẫn còn giữ vai trò quan trọng. Tuy nhiên, tình yêu
lúc này cũng mang những đặc điểm khác với thời tuổi trẻ, và thường
chuyển hoá thành tính nghĩa vợ chồng.
c) Những thời kì yêu đương của con người
Từ mối quan hệ thân thiết giữa tình yêu và hôn nhân, có thể
phân chia đời sống yêu đương của con người thành ba thời kì:
– Thời kì yêu đương tuổi trẻ: đây là thời kì yêu đương của lứa
tuổi thanh thiếu niên, tuổi chưa trưởng thành (thường là trước 18,
20 tuổi ở nữ, trước 22, 25 tuổi ở nam). Thời kì yêu đương này có
một số đặc điểm sau:
+ Tình yêu thường mơ mộng, lí tưởng, đẹp đẽ. Hai người yêu
nhau xuất phát từ tình cảm chân thực, trong sáng, thân thiết, ít mang
tính vụ lợi, vật chất, ích kỉ… Họ dễ chấp nhận cảnh “một túp lều
tranh hai trái tim vàng”.
+ Vấn đề hôn nhân chưa phải là mục tiêu chủ yếu, thậm chí
chưa được đặt ra. Hai người cũng có khi nghĩ đến nhưng thường
cho đó là “chuyện lâu dài”, chuyện “sau này sẽ tính”.
+ Tình yêu còn chưa rõ nét, đôi khi còn lẫn lộn với tình bạn, có
khi đương sự cũng không xác định rõ ràng hẳn là tình yêu hay mới
chỉ là tình bạn, tình yêu thời kì này thường mang tính lãng mạn
nhiều hơn và thường chưa được ý thức rõ rệt.
+ Những dấu hiệu cơ bản của tình yêu chưa được biểu hiện rõ
rệt, đầy đủ. Những rung cảm tình dục có khi chỉ ở dạng cảm xúc mờ
nhạt kín đáo mà chính đương sự cũng khó xác định.
+ Tình yêu thường dễ tan vỡ và khi tan vỡ gây nên những “cú
sốc” mạnh mẽ trong cả hai người, nhất là ở nữ. Có khi mạnh đến
mức có em tự tử vì tình yêu của nính.
Nói chung, thời kì này, tình yêu thường rất phức tạp, có khi
đem lại bất lợi cho thanh niên nhiều hơn là hạnh phúc, có khi còn
hạn chế sự vươn lên, ảnh hưởng không tốt đến việc học tập, công
tác ý chí phấn đấu của các em. Do đó, vấn đề giáo dục thanh niên
trong lĩnh vực này có ý nghĩa rất quan trọng.
Cần đặc biệt chú ý, ngày nay, những thanh niên không được
giáo dục đầy đủ; kém về đạo đức (trong lứa tuổi này), thường yêu
theo một “dạng” hoàn toàn khác. Tính đẹp đẽ, lí tưởng, thơ mộng
của tình yêu không có. Thay vào đấy là những kiểu yêu đương bậy
bạ, bừa bãi, vô trách nhiệm… Ở họ, thay vì những cảm xúc tình dục
mới lạ mang tính thiêng liêng, thơ mộng, bí ẩn, lại là những đòi hỏi
trắng trợn, để thoả mãn trí tò mò, để “thử cảm giác mạnh” và sau đó
thường là sự ruồng rẫy, tàn nhẫn, sự nhàm chán nhanh chóng…
Nhiều khi ở họ chỉ là những tình yêu đùa giỡn, lợi dụng, tạm bợ, ích
kỉ, chỉ là sự ăn chơi đua đòi, trụy lạc…
– Thời kì yêu đương trưởng thành: Là thời kì yêu đương thực
sự của con người, thường từ tuổi trưởng thành trở đi (nữ từ 18 đến
20, nam từ 24 đến 25 tuổi). Tình yêu của con người thời kì này
thường có một số đặc điểm sau:
+ Những dấu hiệu cơ bản của tình yêu thường biểu hiện rất rõ
rệt (tình thương, tình bạn, nhất là tình dục).
+ Tình yêu được xây dựng trên cơ sở nhận thức, có cân nhắc
suy xét có tính đến chuyện lâu dài. Hôn nhân là mục đích thường
được nhắc tới với ý thức rõ rệt.
+ Tình yêu ổn định và bền vững hơn, nhưng cũng khó hình
thành hơn. Trước khi quyết định yêu nhau, hai người thường có sự
suy xét phân tích khá kĩ lưỡng và nghiêm túc. Nhìn chung, tình yêu
thời kì này mang tính thực tiễn rõ rệt.
+ Ở mỗi lứa tuổi khác nhau, hoàn cảnh khác nhau… tình yêu ở
từng người có những đặc điểm khác nhau. Có thể có 3 loại chính
sau đây:
Tình yêu ở những người còn ít kinh nghiệm yêu đương.
Tình yêu thường đẹp, sâu sắc, bền vững: nó mang tính
trong sáng, lí tưởng của tình yêu trong trắng trong thời
kì đầu và cũng mang tính ổn định, bền vững, thận trọng
ở thời kì trưởng thành. Tình yêu loại này để đi đến hôn
nhân.
Tình yêu ở những người đã có kinh nghiệm yêu đương,
nhưng chưa có gia đình (đã yêu nhiều lần nhưng rồi lạc
bị tan vỡ vì sự không may nào đó, hoặc đã có vợ, có
chồng nhưng đã li dị hay goá bụa). Tình yêu thường
mang những màu sắc thực tiễn, có khi trở thành thực
dụng, thường nhanh chóng phát triển, những dấu hiệu
cơ bản của tình yêu rất rõ rệt. Tình yêu này cũng có thể
dễ dàng và nhanh chóng tiến tới hôn nhân.
Tình yêu ở những người đang có gia đình (đã có nợ
hoặc có chồng…), người ta thường gọi là '“tình yêu đối
với người thứ ba” hay sự ngoại tình. Tình yêu này rất
phức tạp, đa dạng, mang nhiều mâu thuẫn, đôi khi rất
mãnh liệt, trở thành sự si mê, mù quáng. Nhiều khi con
người không lường trước được diễn biến và hậu quả.
Nhiều người còn lẫn lộn giữa tình yêu này với những
đam mê, dục vọng tầm thường khác.
Ở những người kém về đạo đức, nhân cách suy đồi, tồi tệ, tình
yêu của họ thường biến dạng, thay đổi một cách phức tạp, tuỳ theo
quan điểm, lối sống, phẩm chất, tính cách… của họ. Thường thì tình
yêu của họ dễ mang tính chất lường gạt, lợi dụng, vị kỉ, giả dối, độc
ác… hay có khi chỉ là những hành động nhằm thoả mãn dục vọng
tầm thường. Thực chất đó không phải là tình yêu, mà chỉ là sự
lường gạt tình cảm hoặc sự ăn chơi sa đoạ, trụy lạc.
– Thời kì tình yêu vợ chồng: Khi hai người đã kết hôn (đã là vợ
chồng) tình yêu giữa họ không phải là chấm dứt mà chuyển sang
một thời kì mới: tình yêu vợ chồng.
Đó là tình yêu sau hôn nhân. Tình yêu này thường có những
đặc điểm chính sau:
+ Là tình yêu giữa vợ đối với chồng và chồng đối với vợ.
+ Có đầy đủ những dấu hiệu cơ bản của tình yêu, nhưng sự
thể hiện của các dấu hiệu này mang một sắc thái mới do cuộc sống
vợ chồng tạo nên. Tình yêu vợ chồng vẫn là tình yêu thực sự, và bị
chi phối bởi các quy luật của tình yêu.
+ Chịu ảnh hưởng nhiều bởi đặc điểm của cuộc sống vợ
chồng:
Có những thuận lợi hơn tình yêu trưởng thành hoặc
tình yêu trong trắng (do được lát pháp bảo trợ, được
gặp gỡ nhau thường xuyên, được tự do yêu thương…),
nhưng cũng có nhiều khó khăn hơn trong quá rình phát
triển. Loại tình yêu này thường khó phát triển vì nhiều lí
do (như tình thơ mộng trong tình yêu bị mỉm bớt, các
sống chung dễ nảy sinh nhiều va chạm, những đặc
điểm xấu của nhân cách mỗi người dễ bị bộc lộ, đời
sống vợ chồng bị chi phối bởi nhiều yếu tố phức tạp
của cuộc sống hơn…).
Cũng như một tình yêu khác, tình yêu vợ chồng cũng
rất phức tạp. Ở một chừng mực nhất định, nó cũng bị
chi phối bởi các quy luật chung của tình yêu, nó cũng
diễn biến phức tạp như tình yêu. Mặt khác, nó còn bị
chi phối bởi rất nhiều yếu tố của xã hội, của đời sống vợ
chồng. Trong quá trình chung sống, tình yêu vợ chồng
có thể ngày càng phát triển hoặc ngày càng giảm sút.
Cũng có thể tình yêu biến động thất thường. Ở những
cặp vợ chồng lớn tuổi hoặc đã về già, các thành phần
và tính chất của tình yêu dần dần thay đổi, tính trách
nhiệm ngày càng gia tăng, yếu tố tình dục giảm dần…
Tình yêu vợ chồng có ý nghĩa rất lớn đến cuộc sống vợ
chồng. Nó quyết định hạnh phúc của vợ chồng.

V. HÔN NHÂN
1. Khái niệm hôn nhân
– Hôn nhân là một hiện tượng xã hội, trong đó, hai người khác
giới được xã hội thừa nhận sống chung với nhau, gắn bó với nhau,
có trách nhiệm với nhau và cùng có trình nhiệm trước xã hội.
– Hôn nhân thường là kết quả của tình yêu. Khi tình yêu phát
triển cao, nó trở thành một trong những yếu tố mạnh mẽ thúc đẩy
hai người kết hôn. Tuy nhiên, cũng có nhiều cuộc hôn nhân được
hình thành từ những động cơ tâm lí hoặc động cơ xã hội khác.
Hôn nhân thường được biểu hiện ở các hình thức:
+ Hình thức về mặt pháp lí: Đăng kí kết hôn.
+ Hình thức về phong tục tập quán: Lễ cưới.
Hình thức đăng kí kết hôn ở cơ quan chính quyền là cơ bản.
Nhưng do phong tục tập quán dân tộc, nhiều khi lễ cưới lại có ý
nghĩa quan trọng hơn. Có địa phương, lễ cưới có vai trò chủ yếu
quyết định nhất. Lễ cưới phụ thuộc rất nhiều vào phong tục tập
quán, nếp sống xã hội hoặc nghi lễ tôn giáo.
– Hôn nhân tạo nên một gia đình mới trong xã hội, tạo nên
cuộc sống vợ chồng. Cuộc sống gia đình và hạnh phúc vợ chồng
phụ thuộc nhiều vào động cơ hôn nhân.
2. Động cơ hôn nhân
– Động cơ hôn nhân là tổng hợp những yếu tố thúc đẩy hai
người đi tới hôn nhân. Những yếu tố này thường rất phức tạp, đa
dạng có thể bao gồm như sau:
+ Yếu tố thuộc về tâm lí xã hội: Sự thành đạt, ổn định về danh
phận, sự nghiệp, nhu cầu về cuộc sống gia đình, sự thúc đẩy của họ
hàng, bạn bè, sự hoà hợp cá tính…
+ Yếu tố lứa tuổi: Đến một độ tuổi nào đó, đến độ trưởng thành
về mặt cơ thể, người ta có nhu cầu kết hôn.
+ Yếu tố vật chất: Khi điều kiện sống phát triển đến một mức
nhất định, hoặc khi nhu cầu cơ thể phát triển đến một mức nhất định
nó trở thành yếu tố thúc đẩy con người đi tới hôn nhân.
+ Yếu tố tình yêu: Tình yêu phát triển đến một mức nào đó, hai
người có nhu cầu kết hôn.
+ Yếu tố tâm lí cá nhân: Đặc điểm tâm lí cá tính mỗi người.
Động cơ hôn nhân không nhất thiết phải gồm toàn bộ các yếu
tố đã kể trên, mà có thể chỉ bao gồm một số yếu tố nào đó, tuỳ từng
trường hợp cụ thể, từng người cụ thể (do đặc điểm đao đức, quan
điểm sống, cá tính…).
– Động cơ hôn nhân có vai trò quan trọng đến hạnh phúc gia
đình. Chỉ những động cơ đúng đắn, lành mạnh mới có thể có gia
đình hạnh phúc, cuộc sống vợ chồng êm ấm, thuận hoà, bến vững.
Động cơ hôn nhân đúng đắn, lành mạnh thường bao gồm
các yếu tố sau:
+ Tình yêu thân thực, chân chính phát triển ở mức cao.
+ Hai người tự nguyện và cùng mong được chung sống.
+ Có sự suy nghĩ, cân nhắc thận trọng về nhiều mặt ở cả hai
người (sự trưởng thành về tâm lý xã hội, về điều kiện hoàn cảnh, cơ
sở vật chất, tuổi tác, hoà hợp trên cơ sở hiểu biết lẫn nhau).
+ Sự kết hợp của nhiều yếu tố trên.
Nếu động cơ hôn nhân càng bao gồm nhiều yếu tố như trên,
cuộc sống gia đình càng có nhiều điều kiện để hạnh phúc và phát
triển hơn.
– Động cơ hôn nhân không đúng đắn thường có những
biểu hiện như:
+ Có mục đích lợi dụng (tiền tài địa vị, xác thịt) hoặc có sự vị kỉ,
tính toán cá nhân.
+ Có sự cả nể, thương hại.
+ Có sự bị động (thúc đẩy của gia đình, sự gả bán, cưỡng
ép…).
+ Có những dấu hiệu chưa tốt về tình yêu: chưa yêu thật sự
(tình yêu ngộ nhận) hoặc mức độ yêu chưa đến độ phát triển cao
(chưa yêu nồng thắm, chưa sâu sắc…).
+ Chưa tìm hiểu đầy đủ về nhau, chưa hiểu rõ nhau (cưới vội
vàng).
+ Chưa có sự chuẩn bị cho cuộc sống chung.
3. Một số vấn đề cần lưu ý trong việc xây dựng cuộc sống hôn
nhân
a) Cần chuẩn bị chu đáo cho hôn nhân theo nhiều hướng
– Xây dựng tình yêu thân thực và chân chính, và làm cho tình
yêu ngày càng phát triển.
– Phải tiếp tục tìm hiểu lẫn nhau khi đã yêu, khi sắp kết hôn và
trong toàn bộ cuộc sống vợ chồng sau này.
– Phải tìm hiểu về cuộc sống vợ chồng, về nội dung của cuộc
sống gia đình, những phương hướng, biện pháp xây dựng gia đình
hạnh phúc, luật hôn nhân gia đình…
Phải chuẩn bị cho cuộc sống chung: xây dựng cơ sở vật chất
cho sự chung sống vợ chồng, tìm hiểu những tri thức về cuộc sống
vợ chồng, về cuộc sống gia đình.
– Chuẩn bị cho lễ cưới.
b) Những điều kiện dẫn tới hôn nhân hạnh phúc
Có nhiều yếu tố điều kiện, ảnh hưởng đến việc kết hôn. Tuy
nhiên, để tiến tới hôn nhân hạnh phúc, người ta chỉ nên kết hôn khi
đã đạt được một số điều kiện chính sau đây:
Mức độ phát triển của tình yêu giữa hai người đến mức độ
cao.
– Hai người có sự hiểu biết tương đối đầy đủ về cá tính, trình
độ đạo đức thế giới quan… (đặc điểm tâm lí), nhất là hoàn cảnh gia
đình của nhau.
– Ít nhất một trong hai người phải có nghề nghiệp ổn định.
– Sự hiểu biết nhất định về cuộc sống vợ chồng, cuộc sống gia
đình.
– Có sự chuẩn bị tương đối đầy đủ về cuộc sống chung sau
này.
c) Đăng kí kết hôn và lễ cưới
Việc đăng kí kết hôn ở cơ quan chính quyền là việc cơ bản của
hôn nhân, nhưng ở nước ta, lễ cưới lại có ý nghĩa quan trọng (do
phong tục, tập quán).
Nghi lễ đám cưới ở mỗi địa phương, mỗi tôn giáo, mỗi gia đình
có thể khác nhau, nhưng việc chuẩn bị cho lễ cưới là điều rất quan
trọng.
Cần chú ý, vấn đề “lễ cưới” trong thanh niên còn nhiều biểu
hiện không tốt như: cầu kì, xa hoa, lãng phí… Nhiều khi sau đám
cưới, hai vợ tượng trẻ phải “kéo cày” nhiều năm để trả nợ. Điều đó
lại là một nguyên nhân ảnh hưởng không tốt đến hạnh phúc sau
này. Vì thế, việc xây dựng một quan điểm đúng đắn và một nghi
thức phù hợp về lễ cưới trang trọng, có ý nghĩa giáo dục, giản dị, tiết
tiệm nhưng có tác động mạnh mẽ cho cô dâu, chú rể và “hai họ”… là
điều rất cần thiết hiện nay.
Để có hôn nhân hạnh phúc cần chú ý đến các vấn đề sau:
– Phải có đăng kí kết hôn.
– Tổ chức lễ cưới phù hợp, trang trọng theo tục lệ.
Phải giáo dục mọi người hiểu biết ý nghĩa, tầm quan trọng của
vấn đề trên.
d) Vấn đề đêm tân hôn và tuần trăng mật
Đêm tân hôn và tuần trăng mật là những vấn đề phức tạp cần
quan tâm, hướng dẫn cho thanh niên khi kết hôn. Thường hai vợ
chồng trẻ còn nhiều bỡ ngỡ, mới lạ, lúng túng trong những hoàn
cảnh này. Thậm thí, tâm lí của họ có nhiều xáo động, bối rối, có thể
dẫn tới những hậu quả bất lợi cho cuộc sống chung. Vì vậy, việc
hướng dẫn chu đáo cho thanh niên về những vấn đề này rất cần
thiết sẽ góp phần tạo nên hạnh phúc gia đình nồng thắm, bền vững
sau này.
e) Những vấn đề cụ thể của thời kì đầu trong cuộc sống vợ
chồng
Trong thời kì đầu của cuộc sống chung, cả hai vợ chồng cần
quan tâm và hiểu biết về nhiều vấn đề sau đây:
– Đêm tân hôn và tuần trăng mật.
Làm quen với cuộc sống chung.
– Tiếp tục tìm hiểu lẫn nhau.
“Giáo dục”, “cảm hoá” lẫn nhau từ đầu (ngay từ đêm tân hôn).
– Xây dựng nề nếp cuộc sống gia đình.
– Cách cư xử với nhau giữa hai vợ chồng và với họ hàng hai
bên.
– Xây dựng cuộc sống vợ chồng hạnh phúc.
– Xây dựng cơ sở vật chất cho cuộc sống gia đình…
Những kiến thức và kỹ năng về những vấn đề trên sẽ giúp cho
hai vợ chồng trẻ có điều kiện thuận lợi để xây dựng cuộc sống gia
đình hạnh phúc.
4. Cuộc sống vợ chồng
Kết quả của hôn nhân là sự hình thành một gia đình mới. Mỗi
gia đình là một tế bào của xã hội. Những mối quan hệ trong gia đình
là những quan hệ xã hội phức tạp, trong đó mối quan hệ cơ bản
nhất, quan trọng nhất là quan hệ vợ chồng. Quan hệ vợ chồng là
một tổng hợp những mối quan hệ đa dạng, phức tạp, chịu tác động
của nhiều yếu tố: xã hội, kinh tế, tâm lí, đạo đức… Do đó, cuộc sống
vợ chồng là một quá trình phát triển lâu dài và nhiều biến động.
a) Đặc điểm của cuộc sống vợ chồng
– Là sự chung sống giữa hai người được xã hội công nhận
+ Từ hai người “xa lạ” gắn bó với nhau, cùng chung số phận,
cùng chia ngọt sẻ bùi, cùng chung những điều kiện và hoàn cảnh
sống.
+ Sự chung đụng hàng ngày trong sinh hoạt, cuộc sống của
hai người có những cá tính khác biệt.
+ Hai người lệ thuộc vào nhau, mất đi một phần tự do của
mình, phải chịu trách nhiệm về nhau.
+ Sự giao tiếp hàng ngày có thể làm nảy sinh những tình cảm
tốt đẹp hoặc những va chạm, mâu thuẫn:
+ Quan hệ tình dục tự do có thể dẫn đến sự nhàm chán.
+ Rất nhiều vấn đề mới nảy sinh: xây dựng cuộc sống gia đình,
mua sắm đồ đạc, những biểu hiện của mối quan hệ họ hàng và gia
đình hai bên, vấn đề sinh nở và nuôi con, vấn đề đảm bảo đời sống
vật chất hàng ngày, những nhu cầu vật chất và tinh thần mới luôn
luôn nảy sinh, vai trò của yếu tố kinh tế ngày càng quan trọng hơn…
+ Sự ảnh hưởng của xã hội đến cuộc sống vợ chồng rất đa
dạng và phức tạp.
Quan hệ vợ chồng là một tổng hợp của nhiều mối quan hệ tâm
lí xã hội:
+ Mối quan hệ giữa hai con người bình đẳng trong xã hội, phản
ánh các mối quan hệ xã hội.
+ Mối quan hệ luật pháp (hai nguồn phải tuân theo luật hôn
nhân, gia đình).
+ Mối quan hệ liên nhân cách (tâm lý).
+ Mối quan hệ tình cảm (tình người, tình bạn, tình nghĩa).
+ Mối quan hệ sinh lí, tình dục.
+ Tình yêu vợ chồng là mối quan hệ trung tâm bao trùm nhất.
Đó cũng là tình yêu, nhưng có nhiều đặc điểm khác biệt với tình yêu
nam nữ thông thường.
– Do hai đặc điểm trên; đời sống vợ chồng là một quá trình
phức tạp, biến động, có thể phát triển theo những diễn biến rất khác
biệt:
+ Theo hướng tốt đẹp: tình nghĩa phát triển ngày càng yêu
nhau sâu sắc, hai người sống ngày càng hạnh phúc bên nhau.
+ Theo hướng xấu: ngày càng mất hạnh phúc, càng nhàm
chán, khó chịu.
+ Theo hướng phức tạp: không ổn định, khi tốt, khi xấu
Sự biến động trên tuỳ thuộc thủ yếu vào tình yêu, cách sống,
cách cư xử phẩm chất đạo đức, trình độ của hai người… đồng thời
cũng chịu ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân khác.
b) Những yếu tố ảnh hưởng đến cuộc sống vợ chồng
Cuộc sống vợ chồng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Do tác
động của các yếu tố này, cuộc sống vợ chồng có thể hạnh phúc
hoặc bị tan vỡ.
Sau đây là một số yếu tố có ảnh hưởng chủ yếu, rõ rệt nhất.
Mức độ của tình yêu vợ chồng:
+ Thường khi mới cưới, tình yêu vợ chồng ở mức cao nhất,
sau đó trong quá trình sống, tình yêu vợ chồng có thể bị biến đổi đi.
Có những trường hợp tình yêu vợ chồng ngày càng tăng dần lên,
nhưng cũng có những trường hợp tình yêu này ngày càng giảm sút.
Sự giảm sút của tình yêu vợ chồng có thể làm cho hạnh phúc của
cuộc sống vợ chồng bị sút giảm theo. Để tình yêu vợ chồng ngày
càng phát triển, làm hậu thuẫn cho cuộc sống gia đình hạnh phúc,
cả hai vợ chồng phải cùng có đạo đức, trách nhiệm, có hiểu biết về
cuộc sống vợ thông và nhiều điều kiện khác.
+ Mức độ tình yêu vợ chồng càng cao, cuộc sống vợ chồng
càng hạnh phúc. Vì thế, việc xây dựng, gìn giữ tình yêu vợ chồng có
ý nghĩa, vai trò quan trọng.
– Mức độ và sự hiểu biết lẫn nhau:
+ Nếu hai vợ chồng càng hiểu biết về nhau, càng có nhiều điều
kiện chung sống hạnh phúc hơn. Sự hiểu biết lẫn nhau giúp cho hai
người giải quyết những biểu hiện rắc rối những nhược điểm của
nhau, có kế hoạch và cách cư xử thích hợp khi có “tình huống phức
tạp”, nảy sinh, có kế hoạch “giáo dục”, “cảm hoá” lẫn nhau, có điều
kiện để biểu hiện sự yêu thương, chăm sóc, giúp đỡ nhau…
+ Việc tích cực, chú ý tìm hiểu lẫn nhau có tác dụng lớn đến
hạnh phúc vợ chồng.
– Mức độ và sự hoà hợp giữa hai vợ chồng:
+ Sự hoà hợp có ý nghĩa rất quan trọng. Nó thúc đẩy cho tình
yêu vợ chồng phát triển, tạo điều kiện tốt cho vợ chồng hạnh phúc.
+ Sự hoà hợp ở đây chủ yếu là sự tương đồng tâm lí, cá tính,
nhất là sự tương đồng về quan điểm sống, lối sống. Sự hoà hợp còn
biểu hiện ở các hành vi yêu thương, quan tâm chăm sóc, giúp đỡ
lẫn nhau, thấp nhận nhau, ở cách hành xử đạo đức hàng ngày.
+ Sự hoà hợp nhiều khi không thể có ngay khi cưới, mà
thường là một quá trình, hình thành, phát triển phụ thuộc vào nhiều
yếu tố: xã hội, đạo đức, tình yêu, sự thiện chí… Hạnh phúc vợ
chồng phụ thuộc vào việc xây dựng tạo nên sự hoà hợp vợ chồng.
+ Sự hoà hợp có thể được tạo nên bởi sự cảm hoá lẫn nhau,
sự hi sinh cá nhân mình vì người kia. Quá trình chung sống vợ
chồng luôn là quá tình cảm hoá, giáo dục lẫn nhau, là quá trình giáo
dục và tự giáo dục để đi tới sự tương đồng, sự hoà hợp…
Đạo đức giữa hai người:
+ Những phẩm chất đạo đức tốt dẹp có tác động rất mạnh cho
hạnh phúc vợ chồng phát triển, bền vững.
+ Cần lưu ý đặc biệt các phẩm chất như sự trung thực và lòng
chung thuỷ, sự tôn trọng và tin tưởng, sự hi sinh và quan tâm chăm
sóc sự cao thượng và linh vị tha, sự hiền dịu và chăm chỉ, tính thời
đựng và kiềm chế, sự tế nhị và lòng nhân ái đối với nhau, tinh thần
trách nhiệm và lo lắng quan tâm cho nhau… Những phẩm chất này
có tác dụng rất lớn tạo nên hạnh phúc vợ chồng.
+ Ngược lại, có những nét tính cách tai hại như: tính tự ái, cố
chấp, tính lắm điều, tàn nhẫn, sự bần tiện, tham lam, sự nghi kị, tính
vị kỉ… Những nét tính cách trên là kẻ thù của hạnh phúc, thường là
những nguyên nhân dẫn tới sự rạn nứt trong mối quan hệ vợ chồng.
Có thể nói, những phẩm chất đạo đức ở mỗi người đều có ảnh
hưởng quan trọng đến hạnh phúc của cuộc sống vợ chồng.
Vấn đề tình dục giữa hai người:
Đây là vấn đề rất tế nhị nhưng cũng rất quan trọng trong cuộc
sống vợ chồng. Sự “trục trặc” trong “quan hệ tình dục” dễ làm quan
hệ vợ chồng mất hạnh phúc. Việc tạo ra tình hấp dẫn và sự hoà hợp
tình dục vợ chồng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Ngược lại, sự
thiếu hoà hợp, thiếu hiểu biết sâu sắc về tình dục vợ chồng sẽ làm
cuộc sống chung của hai người bị tẻ nhạt, đơn điệu, dẫn đến mất
hạnh phúc dần dần… Việc xây dựng “nghệ thuật quan hệ tình dục
vợ chồng” được coi là một trong những yếu tố quan trọng của “nghệ
thuật xây dựng hạnh phúc vợ chồng”.
Cách cư xử hàng ngày đối với nhau:
Cách cư xử hàng ngày giữa hai vợ chồng bao gồm toàn bộ hệ
thống thái độ, hành vi, cử chỉ, lời nói, nụ cười… Đó là sự giao tiếp
vợ chồng. Cách cư xử vợ chồng thường bao gồm hai phần:
+ Thái độ đối xử với nhóm chẳng hạn như: tôn trọng, bình
đẳng, lo lắng, quan tâm đến nhau, sự tươi cười, âu yếm, chăm
sóc…
+ Những hành vi biểu hiện tương ứng với các thái độ trên: sự
hỏi han, sự vuốt ve, ôm ấp, ánh mắt, nụ cười, những hành động
thân mật, sự giúp đỡ các công việc hàng ngày…
Sự cư xử khéo léo trung thực, đằm thắm, thân mật… sẽ làm
hạnh phúc vợ chồng phát triển. Ngược lại, sự cư xử không tốt, tàn
nhẫn, vô trách nhiệm… sẽ ảnh hưởng xấu đến cuộc sống chung.
– Yếu tố đẹp trong cuộc sống vợ chồng:
Yếu tố đẹp có vai trò quan trọng trong việc xây dựng hạnh
phúc vợ chồng.
Đây là cái đẹp trong tâm hồn ở mỗi người, vẻ đẹp cơ thể, vẻ
đẹp trong cách ăn mặc, trong hành vi, cử chỉ, lời nói, trang trí gia
đình… Cần chú ý rằng cái đẹp là nhu cầu tinh thần tất yếu ở mỗi
người. Nghệ thuật xây dựng hạnh phúc gia đình bao gồm nhiều yếu
tố trong đó có việc xây dựng cái đẹp của cuộc sống chung.
Trình độ hiểu biết, năng lực:
Trình độ tri thức và năng lực của mỗi người cũng ảnh hưởng
đến việc xây dựng hạnh phúc vợ chồng. Sự hiểu biết và năng lực
bao gồm hai mặt chủ yếu: trình độ, kỹ năng, kiến thức khoa học
(bằng cấp) và trình độ văn hoá đời sống (văn hoá, xã hội, kinh
nghiệm sống) Trình độ hiểu biết cao, những năng lực về tổ chức,
nghề nghiệp, hoạt động của mỗi người có thể giúp cho việc nâng
cao đời sống vật chất, tinh thần của cuộc sống chung của gia đình.
Sự chênh lệch về trình độ hiểu biết cũng có ý nghĩa rất đặc
biệt, nhiều trường hợp, sự chênh lệch quá mức thường gây khó
khăn cho sự phát triển của hạnh phúc vợ chồng như: vợ hơn chồng,
vợ khác chồng quá nhiều…
Ở Việt Nam, “sự chênh lệch thích hợp” về trình độ có tác dụng
thuận lợi trong việc xây dựng cuộc sống vợ chồng hạnh phúc nhưng
sự chênh lệch không quá xa.
– Con cái:
Những đứa con là niềm vui của hai vợ chồng, là niềm hạnh
phúc tuyệt vời của gia đình. Việc sinh con cái thuờng là nhu cầu
mạnh mẽ của cả hai vợ chồng nhất là khi vợ chồng đứng tuổi. Tuy
nhiên, yếu tố con cái do thực sự là nguồn hạnh phúc của vợ chồng
khi thoả mãn những điều kiện sau đây:
+ Là những đứa con khoẻ mạnh, thông minh, ngoan ngoãn,
học giỏi, vâng lời cha mẹ.
+ Số lượng con vừa phải, thích hợp với điều kiện về vật chất,
kinh tế gia đình, thích hợp về giới tính (trai hay gái, “có nếp có tẻ”).
+ Cha mẹ phải biết sinh nở và nuôi con khoa học, phải thống
nhất trong việc nuôi dạy con.
+ Con cái được phát triển nhân cách toàn điện, phải được “nên
người”.
Trong cuộc sống vợ chồng, cả hai người cần phải có những tri
thức, hiểu biết về việc sinh con, có khả năng sinh con, nuôi dạy con,
chăm sóc cho con trưởng thành, trở thành những người có ích cho
xã hội. Đó là một trong những tiêu chuẩn quan trọng của việc xây
dựng gia đình hạnh phúc.
– Các yếu tố xã hội:
Hạnh phúc của cuộc sống vợ chồng còn bị chi phối bởi nhiều
yếu tố xã hội. Các yếu tố của cuộc sống xã hội luôn luôn tác động
đến cuộc sống vợ chồng. Có những yếu tố quan trọng và điển hình
như:
+ Cuộc sống chung của xã hội, đời sống xã hội, các quan hệ
xã hội.
+ Sự giao tiếp xã hội của hai vợ chồng, địa vị xã hội của vợ,
của chồng.
+ Gia đình họ hàng hai bên, nhất là cha mẹ, anh chị em trong
gia đình bên chồng, bên vợ, mẹ chồng nàng dâu… Đặc biệt là
trường hợp hai vợ chồng ở chung với gia đình bố mẹ.
+ Sự tác động và mối quan hệ của bạn bè hai bên, bà con lối
xóm…
+ Sự tác động “của người thứ ba” theo hai hướng “người thứ
ba” tấn công vào một trong hai vợ chồng, hoặc một trong hai người
“chạy theo” người thứ ba…
Để có hạnh phúc vợ chồng, cả hai người cần quan tâm đến
các yếu tố xã hội trên. Cần phải gắn cuộc sống gia đình riêng của
hai vợ chồng với cuộc sống chung của xã hội. Phải góp phần tham
gia vào việc xây dựng xã hội phát triển.
– Vấn đề kinh tế và nghề nghiệp của từng người:
+ Yếu tố kinh tế có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống chung
của vợ chồng và trong từng thời kì của đời sống vợ chồng. Nếu đời
sống kinh tế quá khó khăn, thiếu thốn, hạnh phúc vợ chồng sẽ khó
có điều kiện phát triển thuận lợi.
+ Tuy nhiên, vai trò của yếu tố kinh tế thường chỉ có tác dụng ở
một chừng mực nhất định. Không phải giàu có mới có hạnh phúc,
hoặc nghèo nàn là hạnh phúc tan vỡ… Trong thực tế, có những
trường hợp khi vợ chồng còn nghèo, thậm chí kinh tế khó khăn
nhưng vợ chồng vẫn sống hạnh phúc. Đến khi giàu sang thì hạnh
phúc giữa hai người lại bị rạn nứt.
+ Yếu tố kinh tế thường chỉ thể hiện rõ vai trò, tác dụng mạnh
mẽ trong việc xây dựng và phát triển hạnh phúc vợ chồng khi nó
đám bảo một số điều kiện như: nghề nghiệp của vợ chồng được ổn
định, đồng tiền kiếm được bằng lao động chân chính, biết sử dụng
đúng mức đồng tiến, biết chi tiêu có kế hoạch, hợp lí…
Khả năng tổ chức cuộc sống gia đình của từng người:
Là sự hiểu biết và kĩ năng về cuộc sống vợ chồng, cách tổ
thức gia đình, kế hoạch hoá kinh tế gia đình, kế hoạch hoá sự phát
triển của gia đình và sự phát triển nhân cách của từng thành viên,
sự đảm đang, khéo léo, cách cư xử đúng mức và hợp lí, cách xây
dựng nề nếp cuộc sống gia đình, nuôi dạy con cái…
Cần chú ý đến việc tổ chức những hoạt động điển hình của
cuộc sống gia đình, bao gồm nhiều loại hình hoạt động như: sự giao
tiếp, trao đổi giữa các thành viên, cách nói năng, cư xử, chăm sóc
lẫn nhau, việc tổ chức sinh nhật và các ngày lễ Tết, việc tổ chức các
hoạt động vui chơi, giải trí, nghỉ ngơi, sự hưởng thụ những giá trị
văn hoá, tinh thần (xem nghệ thuật, ti vi, đi du lịch)…
Khả năng tổ chức cuộc sống gia đình của mỗi người sẽ góp
Phần tạo nên hạnh phúc của cuộc sống chung. Nếu cả hai vợ chồng
cùng quan tâm đến việc tổ chức cuộc sống gia đình, hạnh phúc vợ
chồng sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển cao.
– Một số vấn đề cần chú ý:
+ Mỗi yếu tố trên đều có ý nghĩa nhất định đến cuộc sống vợ
chồng. Trong từng thời kì, từng điều kiện, mỗi yếu tố đều có thể nổi
lên thành yếu tố quan trọng nhất và mỗi yếu tố đều có thể ảnh
hưởng nghiêm trọng đến hạnh phúc vợ chồng.
+ Sự tác động của các yếu tố vào cuộc sống vợ chồng rất
phức tạp tinh tế. Có khi nhiều yếu tố kết hợp với nhau, tác động một
cách tổng hợp đến hạnh phúc vợ chồng, có khi chỉ một yếu tố nào
đó cũng đủ phá vỡ hạnh phúc.
c) Những nguyên nhân chủ yếu làm suy giảm hoặc làm tan
vỡ hạnh phúc vợ chồng
Sự suy giảm hoặc tan vỡ hạnh phúc vợ chồng có thể do nhiều
nguyên nhân phức tạp. Nó có thể do các khía cạnh không tốt của
các yếu tố chi phối cuộc sống vợ chồng và cũng có thể do những
nguyên nhân khác.
Sau đây là những nguyên nhân chủ yếu nhất:
– Động cơ hôn nhân không đúng đắn:
Ví dụ: không yêu nhau thực sự, chưa hiểu biết lẫn nhau, kết
hôn vì ép buộc, gả bán, kết hôn vì những mục đích vị kỉ, cá nhân, vì
sự tính toán không lành mạnh…
+ Việc xây dựng gia đình quá sớm, nhất là kết hôn trước tuổi
trưởng thành.
+ Sự thoái hoá của nhân cách.
Do không biết kiếm chế và rèn luyện, giáo dục nhau, những
thói hư tật xấu có thể dẫn đần phát triển hoặc xuất hiện ở mỗi
người. Những thổi hư tật xấu thường gây nhiều tác hại nhất là
nghiện ngập, cờ bạc, rượu chè, ngoại tình, tính độc ác, tàn nhẫn, vị
kỉ, tham lam, sự thô lỗ thiếu tế nhị, tính nhỏ nhen, bần tiện…
Một số thói hư tật xấu khác như: tính chấp nhặt, dai dẳng, tai
quái sự vụng về, lười biếng, thích ăn diện, đua đòi, tính thiếu khiêm
tốn, bất lịch sự trước nhau, ghen tương, tranh khôn, mê tín dị đoan,
hay ăn hàng… cũng ảnh hường mạnh đến hạnh phúc gia đình.
Những thói hư tật xấu thường có liên quan với nhau, ảnh
hưởng lẫn nhau, từ cái xấu này nảy sinh cái xấu khác và tất cả
những cái xấu đó phá hoại hạnh phúc gia đình.
Nhiều khi chỉ một vài thói xấu đã đủ để làm tan vỡ cuộc sống
gia đình.
Những thói hư tật xấu thường xuất hiện do sự thoái hoá của
nhân cách và càng ngày càng làm cho nhân cách con người bị thoái
hoá thêm.
– Sự thiếu hoà hợp, ảnh hưởng nghiêm trọng nhất là:
+ Sự thiếu hoà hợp về cá tính (như về đạo đức, lối sống, quan
điểm sống), sự chênh lệch quá nhiều về trình độ, về tri thức và văn
hoá.
+ Sự thiếu hoà hợp về tình dục.
– Điều kiện kinh tế:
Điều kiện kinh tế thường ảnh hưởng không tốt đến cuộc sống
vợ chồng trong những trường hợp sau:
+ Đời sống kinh tế quá thiếu thốn, nghèo khó.
+ Nghề nghiệp không ổn định, không chính đáng (nhất là nghề
nghiệp làm ăn bất chính).
+ Nguồn kinh tế thiếu cơ bản, bền vững.
+ Sử dụng tiến bạc không đúng mức, thiếu kế hoạch.
+ Ăn chơi hoang toàng, xa xỉ, đua đòi, không hợp với xã hội.
Tác động không tốt của môi trường sống:
+ Do “người thứ ba” hoặc bạn bè không tốt.
+ Do quan hệ hoặc tác động không tốt của gia đình lớn” (cha
mẹ chồng, anh em họ hàng hai bên…).
+ Do các tệ nạn xã hội của môi trường sống: ăn chơi trụy lạc,
cờ bạc, nhậu nhẹt, ma tuý, mại dâm…
+ Do ít giao tiếp xã hội, gia đình cách biệt với xã hội.
+ Do hai vợ chồng sống xa cách nhau quá nhiều, quá lâu mà
không chú ý đến việc giao tiếp liên lạc…
– Do ảnh hưởng xấu của vấn đề con cái:
+ Con cái quá hư hỏng, dốt nát.
+ Không thống nhất trong cách nuôi dạy con.
+ Không có con hoặc quan niệm sai lầm về con trai con gái.
– Do không biết cách khắc phục những biểu hiện bất lợi,
khó khăn dễ nảy sinh trong cuộc sống chung, như:
+ Sự nhàm chán tâm lí xuất hiện. Tính chất đẹp đẽ, hấp dẫn
trong tình yêu và trong quan hệ giữa hai người có thể giảm dần.
+ Sự nhận biết càng ngày càng rõ những nhược điểm của
nhau.
+ Sự xung đột, mâu thuẫn có thể xuất hiện.
+ Quan hệ tình dục có thể giảm dần sự hấp dẫn…
5. Sự biến động của cuộc sống vợ chồng
– Quá trình chung sống vợ chồng là một quá trình biến động,
có thể diễn biến phức tạp. Sự biến động ấy có thể diễn ra theo mấy
hướng sau đây:
– Biến động tốt: Vợ chồng, gia đình ngày càng hạnh phúc hơn,
yêu nhau hơn, gia đình hạnh phúc đến già.
Biến động không tốt: Cuộc sống vợ chồng, gia đình ngày càng
mất dần hạnh phúc và có thể đi đến tan vỡ. Ở các cặp vợ chồng
này, khi mới cưới là thời kì hạnh phúc nhất, yêu thương nhau mãnh
liệt nhất sau đó hạnh phúc giảm dần…
Biến động phức tạp: Cuộc sống vợ chồng biến động phức tạp
thất thường có tính chất đột biến, có thời kì hạnh phúc, có thời kì bất
hạnh, sau đó lại hạnh phúc… Tuy nhiên, hạnh phúc của các cặp vợ
chồng thuộc dạng này nhìn chung, cũng thường biến động theo
chiều hướng không tốt.
– Trong tình hình hiện nay, sự biến động của gia đình diễn tiến
theo hướng hạnh phúc giảm dần là khá phổ biến (tức là sự bên
động không tốt).
Sự biến động đó do nhiều nguyên nhân phức tạp: về tâm lí xã
hội, về kinh tế… Sự biến động do thường dẫn tới việc hạnh phúc vợ
chồng có thể bị suy giảm, cuộc sống vợ chồng có thể dần dần trở
nên tẻ nhạt đơn điệu và đi đến tan vỡ.
Sự biến động không tốt có thể làm cho cuộc sống vợ chồng
diễn biến theo những thời kì nhất định sau đây:
a) Thời kì nồng thắm
+ Là thời kì hạnh phúc nhất, đẹp đẽ nhất của cuộc sống vợ
chồng.
+ Hai người yêu nhau thắm thiết, mãnh hệt, quan hệ vợ chồng
mang tính hấp dẫn, háo hức, mới lạ. Sự yêu thương thân thiết rất
sâu sắc. Hai người luôn luôn muốn âu yếm, cưng chiều nhau. Họ
mang tâm trạng mong chờ, nhớ thương nhau tha thiết…
+ Trong cuộc sống chung vẫn có xung đột giữa hai người.
Nhưng đó là sự xung đột “dễ thương”: thường là sự hờn giận, sự
bực dọc trong thốc lát, ít khi kéo dài. Người ta giận nhau và chờ đối
phương năn nỉ để làm lành.
+ Quan hệ tình dục vợ thông thường “vô tổ chức”, đầy hấp dẫn
và mãnh liệt.
+ Thời kì này thường bắt đầu từ ngay sau khi cưới, có thể kéo
dài tới 5, 7 năm, tuỳ theo từng cặp vợ chồng. Đỉnh cao của hạnh
phúc thường từ đêm tân hôn, qua tuần trăng mật một thời gian.
+ Nếu thời kì này càng kéo dài, càng ảnh hưởng tốt đến toàn
bộ cuộc sống gia đình sau này.
b) Thời kì tình nghĩa
Là thời kì tình yêu giữa vợ chồng đã trở nên sâu sắc, thắm
thiết, tuy nhiên tính háo hức, hấp dẫn, thú vị giảm dần. Tình cảm yêu
thương đã lắng đọng, đi vào chiều sâu của tâm hồn, tạo nên tình
nghĩa vợ chồng sâu nặng. Hai vợ chồng yêu quý, tôn trọng lẫn nhau,
chăm sóc, lo lắng cho nhau, cùng đồng tâm, nhất trí trong việc xây
dựng gia đình, nuôi dạy con cái. Thời kì này thường có một số đặc
điểm dáng chú ý:
– Đã có xung đột thực sự giữa hai người: cãi vã, giận nhau vài
ba ngày hoặc lâu hơn. Tuy nhiên, đây là “xung đột nội bộ”, cả hai
người cùng không muốn để người ngoài biết, dù là người trong gia
đình. Sự xung đột thường dù ở dạng cãi nhau hoặc “chiến tranh
lạnh”, không ai chịu nói với ai trước.
– Con cái có vai trò quan trọng trong gia đình, đứa con là niềm
hạnh phúc, là cầu nối giữa hai vợ chồng.
– Yếu tố kinh tế ngày càng trở nên có vai trò quan trọng trong
gia đình. Tuy nhiên, tính ổn định, tính chính đáng, tính kế hoạch hoá
tinh tế gia đình là yếu tố cơ bản, có vai trò chú yếu trong kinh tế.
– Vấn đề “sinh hoạt vợ chồng” đã đi vào ổn định, mang tính
chu kì, tuỳ theo sức khoẻ, đặc điểm cá tính, lứa tuổi của mọi người.
Trong sinh hoạt vợ chồng yếu tố kĩ thuật trở nên cần thiết và có ý
nghĩa lớn đối với hạnh phúc vợ chồng.
Đây vẫn là thời kì hạnh phúc và ổn định của cuộc sống vợ
chồng là thời kì xây dựng và vun đắp cho gia đình phát triển.
– Thời kì này có thể kéo dài tới 10, 15 hoặc 20 năm (sau thời
kí nồng thắm). Ở những gia đình hạnh phúc, có thể kéo dài đến lúc
hai vợ chồng “đầu bạc răng long”, “trăm năm hạnh phúc”.
c) Thời kì tình yêu – trách nhiệm
– Là thời kì hạnh phúc gia đình đã suy giảm, mức độ yêu
thương giữa hai vợ chồng đã nhạt dần đi do nhiều nguyên nhân:
+ Thói hư tật xấu đã bộc lộ rõ rệt, hoặc ngày càng trầm trọng,
gây nên những khó chịu, bực dọc cho người bạn đời. Đôi khi còn
gây nên những nỗi thất vọng, buồn chán, nảy sinh hiện tượng “thần
tượng bị đổ vỡ”.
+ Sự nhàm chán tâm lí đã xuất hiện.
+ Những khó khăn phức tạp của đời sống kinh tế, xã hội…
– Tình yêu không còn mặn nồng để tạo nên hạnh phúc và duy
trì cuộc sống gia đình, không còn đủ sức để ngăn chặn các thói hư
tật xấu
Gia đình muốn còn tồn tại và ổn định phải nhờ vào những ràng
buộc khác: trách nhiệm của mỗi người, luật pháp, con cái, ý thức
đạo đức của mỗi người. Lúc này đứa con là cầu nối của hạnh phúc
gia đình. Nhiều trường hợp, chỉ vì lo cho tương lai của con cái, nghĩ
đến danh dự của gia đình, hoặc vì tinh thần trách nhiệm, lòng nhân
ái… mà người ta cố gắng hàn gắn những rạn nứt gia đình.
– Tư tưởng ngoại tình có điều kiện nảy sinh, có thể có ngoại
tình thực sự Nhưng người ta không muốn gia đình đổ vỡ: vì tương
lai con cái, vì công danh sự nghiệp, vì đạo đức, lương tâm… có khi
vì tình nghĩa sâu nặng, hay vì mặc cảm tâm lí… người ta hay cảm
hoá lẫn nhau, hi sinh tình cảm riêng để duy trì hạnh phúc vợ chồng.
– Sự xung đột vợ chồng đã khá lớn, không còn tính nội bộ
nữa. Có thể xuất hiện những trận cãi vã, đánh nhau thực sự và bà
con lối xóm “chứng kiến”, có thể giận nhau hàng tuần, hàng tháng.
Những mâu thuẫn vợ chồng có thể âm ỉ kéo dài.
– Đây là “thời kì thất thường” của cuộc sống vợ chồng. Nếu hai
vợ chồng có ý thức cảm hoá, giáo dục lẫn nhau kịp thời, có những
phẩm chất đạo đức tốt… hạnh phúc vợ chồng vẫn có thể hàn gắn,
duy trì. Nếu hai vợ chồng kém sự chịu đựng, không biết giúp đỡ
hoặc không biết tha thứ, thiếu tính cao thượng, độ lượng… đặc biệt
là không biết và không quan tâm đến việc xây dựng hạnh phúc, cuộc
sống vợ chồng có thể chuyển sang thời kì đáng ngại hơn. Đó là thời
kì trách nhiệm chịu đựng.
d) Thời kì trách nhiệm chịu đựng
– Tình yêu thương giữa hai vợ chồng hầu như không còn nữa.
Sự chung sống giữa hai bên thường chỉ còn là sự chấp nhận.
Những biểu hiện “quá quắt” của một bên làm bên kia rất bực tức,
khó chịu. Những thói hư tật xấu đã đến mức độ tệ hại, gay gắt: cờ
bạc, rượu chè suốt ngày, ích kỉ nhỏ nhen, bần tiện, tàn nhẫn, độc ác,
tham lam… Cuộc sống vợ chồng chỉ còn là sự chịu đựng…
– Xung đột vợ chồng luôn ở mức căng thẳng, nặng nề, “trận
chiến” luôn đe doạ “bùng nổ”, con cái ngơ ngác, sợ sệt… những
cuộc cãi vã xô xát đã trở nên phổ biến và mang tính quyết liệt,
không khí gia đình căng thẳng, lạnh lùng, xa lạ…
Ý muốn li dị thường xuất hiện nhưng có khi chưa thành sự thật
vì một lí do nào đó: con cái, gia tài, danh dự cá nhân, vợ chồng chấp
nhận hi sinh vì tương lai của con cái và gia đình… Ngoại tình có khi
công khai, trắng trợn.
– Cuộc sống vợ chồng chỉ là những ngày tháng chịu đựng
căng thẳng, sự giáo dục, cảm hoá có thể vẫn còn hiệu quả nhưng
rất thấp rất khó xây dựng lại hạnh phúc như xưa.
e) Thời kì đau khổ – tan vỡ
Là thời kì tồi tệ nhất của cuộc sống vợ chồng: quan hệ vợ
chồng rất căng thẳng hai người giận nhau đến mức thù hận. Họ rất
khó chịu khi ở bên nhau, thường nhìn nhau bằng cặp mắt soi mói và
ác ý Những kỉ niệm đẹp xưa kia trở thành mỉa mai. Những yếu tố
ràng buộc (danh dự, con cái bây giờ không đủ hiệu lực, sự li dị là
điều không thể tránh khỏi và là sự giải thoát cho hai người. Cũng có
thể hai người không li dị, nếu họ tính toán rằng việc li dị có lợi cho
“đối phương”.
“Xung đột gia đình” lúc này mang tính chất quyết liệt “cạn tình”,
“cạn nghĩa”, có thể rất căng thẳng, không còn một chút xót thương
hoặc cũng có thể theo dạng đặc biệt: lạnh lùng, thù hận, tuy không
có trận chiến bùng nổ nhưng “không khí nặng nề”, xa lạ.
f) Một vài lưu ý:
Trên đây là 5 thời kì có thể diễn ra trong sự biến đổi của cuộc
sống vợ chồng. Sự xác định các thời kì như trên chỉ là tương đối, vì
thực chất không có giới hạn phân định rõ rệt. Đây chỉ là một trình tự
có thể có đối với một cặp vợ chồng, nếu cặp vợ chồng này không
quan tâm gì đến nhau, không chú ý tìm hiểu nhau để cùng xây dựng
hạnh phúc gia đình…
Như vậy không phải mọi gia đình đều phải trải qua cả 5 thời kì.
Những gia đình hạnh phúc, hai vợ chồng yêu thương nhau đến trọn
đời gia đình vẫn ở thời kì 2. Trái lại, có những gia đình dù 5, 7 tháng
sau khi cưới đã chuyển sang thời kì “chịu đựng” hoặc “thời kì đau
khổ tan vỡ”.
Sự li dị cũng không phải chỉ xảy ra ở thời kì 4 hay 5. Có những
trường hợp li dị đáng tiếc xảy ra ở thời kì 2 hoặc 3, do một hoặc hai
bên có sự sốc nổi, sự đam mê quá sức, hay do một thủ đoạn đáng
sợ nào đó của người ngoài. Vì thế, sau khi li dị, tình nghĩa vẫn còn,
để đôi lúc trong mỗi người vẫn trào dâng niềm hối hận, tiếc nuối…
– Sự ngoại tình cũng không nhất thiết sẽ xảy ra ở thời kì 3, 4
hay 5. Có khả tuy không ngoại tình, gia đình vẫn không có hạnh
phúc.
– Ở những cặp vợ chồng biến động phức tạp, sự biến đổi từ
thời kì này có thể không tuân theo một tự nhất định. Có thể từ thời kì
3 (có khi từ thời kì 4), quay trở lại thời kì 2 (hoặc 1), rồi lại biến động
chập chờn như cũ. Tuy nhiên, khi đã sang tới thời kì 4, nhất là thời
kì 5, khó có thể quay lại thời kì 2.
Nguyên nhân của sự biến động phức tạp này, có thể có nhiều
nhưng có một nguyên nhân đáng chú ý: “sự đột biến” trong tình yêu
vợ chồng. Có khi sống chung với nhau lâu, quan hệ giữa hai vợ
chồng đang “bình thường”, nhạt nhẽo bỗng nhiên họ phát hiện được
ở nhau “một cái gì đó” rất hấp dẫn, đặc biệt, hoặc họ hiểu sâu sắc,
tìm thấy cái tốt đẹp của nhau… do đó họ yêu nhau thắm thiết hơn
(có khi từ thời kì 3 quay trở lại thời kì 1, hoặc 2).
Vì thế, nếu hai vợ chồng quan tâm đến nhau, có ý chung sống,
có đạo đức tốt, nhất là biết cảm hoá giáo dục nhau, hi sinh vì nhau…
có thể xây dựng lại cuộc sống vợ chồng hạnh phúc.
Muốn gia đình hạnh phúc lâu dài (chú ở thời kì 2 cho đến già),
cả hai vợ chồng đều phải quan tâm lo lắng đến việc xây dựng hạnh
phúc. Cuộc sống vợ chồng cần đạt những điều kiện nhất định.
6. Điều kiện chủ yếu để tạo nên cuộc sống vợ chồng hạnh phúc
lâu dài
a) Phải có động cơ hôn nhân đúng đắn: Hai người kết hôn phải
tự nguyện yêu nhau thắm thiết, có sự hiểu biết nhau cần thiết (cá
tính, hoàn cảnh gia định…) có sự cân nhắc, suy nghĩ chín chắn.
b) Hai người cần có những phẩm chất đạo đức nhất định, có
trách nhiệm, có văn hoá.
c) Nên kết hôn đúng độ tuổi đó là nam từ 25, 26 trở lên, nữ từ
21, 22 trở lên,
Có nghề nghiệp ổn định, chân chính,
Có sự chuẩn bị chu đáo cho hôn nhân tìm hiểu nhau kỹ chuẩn
bị tốt cho lễ cưới, cho cuộc sống chung lâu dài… Có ý muốn sống
chung với nhau.
d) Kết hôn đúng lúc khi thời điểm đã “chín muồi”
e) Có ý thức ngăn chặn những nguyên nhân làm tan vỡ hạnh
phúc gia đình, luôn cảnh giác, cảm hoá, giáo dục nhau kịp thời. Cần
chú ý rằng, cuộc sống vợ chồng là quá trình tìm hiểu liên tục, cảm
hoá giáo dục nhau liên tục. Đó cũng là quá trình chấp nhận, hi sinh
vì nhau và tự giáo dục, tự cải tạo mình cho phù hợp.
f) Hai người cùng nắm được những tri thức cần thiết về cuộc
sống, hôn nhân gia đình, nhất là phương hướng, biện pháp cụ thể
để xây dựng cuộc sống vợ chồng tươi trẻ, hạnh phúc.
7. Vấn đề giáo dục cuộc sống gia đình cho thanh niên ngày nay
Hiện nay, vấn đề giáo dục về cuộc sống gia đình cho thanh
niên, cho mọi người đang trở thành một vấn đề cần thiết. Việc giáo
dục cuộc sống gia đình chủ yếu bao gồm những nội dung sau đây:
a) Làm cho thanh niên hiểu được bản chất của cuộc sống
gia đình
Khái niệm về gia đình và cấu trúc của gia đình, khái niệm về
gia đình hạt nhân và gia đình đa thế hệ, quy mô hợp lí trong sự phát
triển gia đình, những đặc điểm của đời sống gia đình, sự biến động
của gia đình, các yếu tố ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình, nguyên
nhân làm tan vỡ gia đình… để khi đó họ có ý thức và phương
hướng đúng đắn trong việc xây dựng gia đình hạnh phúc.
b) Làm cho thanh niên hiểu được nội dung của cuộc sống gia
đình và một loạt những vấn đề phức tạp, đa dạng như:
– Các mối quan hệ trong gia đình, quan hệ vợ chồng, quan hệ
cha mẹ và con cái…
– Trách nhiệm, vai trò của mỗi thành viên trong gia đình đối với
nhau và đối với xã hội.
– Việc tìm hiểu lẫn nhau, cảm hoá, giáo dục lẫn nhau, tự cải
biến mình để tạo nên sự hoà hợp trong cuộc sống chung.
Cư xử với nhau, với mọi người, từ đó xây dựng những mối
quan hệ tốt đẹp trong gia đình và với xã hội.
– Vấn đề sinh hoạt vợ chồng.
– Vấn đề tổ chức gia đình, xây dựng nề nếp cuộc sống gia
đình.
– Đảm bảo đời sống kinh tế gia đình.
– Sinh con, nuôi con, dạy con.
– Vấn đề phát triển nhân cảm của mỗi thành viên (đạo đức, tài
năng, sự nghiệp…).
Chức năng xã hội của gia đình.
– Xây dựng và phát triển gia đình theo hướng nâng cao chất
lượng cuộc sống và gia đình văn hoá mới.
– Bảo vệ và xây dựng hạnh phúc gia đình.
c) Giáo dục cho thanh niên có ý thức trách nhiệm đối với gia
đình, đối với vợ (hoặc chồng), đối với con cái, đối với xã hội. Đặc
biệt cần hiểu được luật hôn nhân gia đình.
d) Giáo dục những tri thức và kĩ năng xây dựng gia đình hạnh
phúc, đặc biệt là cách thức xây dựng gia đình hạnh phúc.
VI. VẤN ĐỀ XÂY DỰNG GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC
Việc xây dựng gia đình hạnh phúc có ý nghĩa rất lớn đối với xã
hội. Gia đình là một đơn vị xã hội. Gia đình hạnh phúc và phát triển
sẽ làm xã hội giàu mạnh và phát triển. Việc xây dựng gia đình hạnh
phúc và phát triển còn là ước mơ và nguyện vọng của tất cả mọi
người. Tuy nhiên, xây dựng gia đình hạnh phúc và phát triển lại là
một việc rất khó khăn. Trong thực tế đã có nhiều gia đình chưa hạnh
phúc.
Để có thể xây dựng gia đình hạnh phúc và phát triển, cần hiểu
rõ về bản chất của gia đình, quy luật của đời sống gia đình để từ đó
xác định được những phương hướng đúng đắn xây dựng gia đình
hạnh phúc và phát triển.
1. Gia đình là một đơn vị xã hội chứa đựng nhiều yếu tố tâm lí
xã hội phức tạp
a) Gia đình là kết quả và là sự phát triển của hôn nhân:
Mỗi gia đình đều có nhiều mối quan hệ tâm lí, xã hội như: vợ
chồng, cha mẹ con cái, họ hàng, bà con lối xóm, luật pháp, xã hội,
đời sống, sinh hoạt… Những mối quan hệ này chịu sự chi phối bởi
nhiều yếu tố: đặc điểm tâm lí của mỗi thành viên, tình yêu, sự hoà
hợp, thời gian chung sống, tuổi tác, kinh tế, xã hội, đạo đức, năng
lực, sức khoẻ của mỗi thành viên.
Trong các mối quan hệ của gia đình, quan hệ vợ chồng là quan
hệ cơ bản, có vai trò quan trọng ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát
triển của gia đình.
Mối quan hệ vợ chồng có một số đặc điểm chính sau đây:
Hai người chung sống với nhau: cùng ăn chung, ở chung, sinh
hoạt chung, cùng gặp gỡ nhau hàng ngày, cùng xây dựng cuộc sống
chung… Sự chung sống này chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi tình yêu
sự hoà hợp, bởi cách cư xử, ý thức trách nhiệm, sự quan tâm đến
nhau của mỗi người…
Hai người cùng bị ràng buộc với nhau, có trách nhiệm đối với
nhau, và cùng có trách nhiệm trước xã hội và cùng phải tuân theo
luật pháp của xã hội. Hai người cùng mất đi một phần tự do của
mình.
Hai người cùng có nghĩa vụ xây dựng và phát triển gia đình,
sinh con, nuôi dạy con khôn lớn, phát triển gia đình về mọi mặt: kinh
tế, văn hoá, xã hội… nhất là về sự phát triển nhân cách của mỗi
thành viên trong gia đình.
Mối quan hệ vợ chồng là niềm vui, là hạnh phúc của cả hai
người, nhưng cũng từ đó có thể nảy sinh ra nhiều vấn đề phức tạp
như:
Sự chung đụng lâu dài có thể dẫn đến sự va chạm, sự xung
đột (do khác biệt cá tính, do phát hiện những nhược điểm của
nhau), có thể làm nảy sinh những mâu thuẫn mới trong quá trình
sống chung…
– Sự gia tăng dần về tuổi tác làm cho sức khoẻ, độ trẻ trung,
sắc đẹp bị suy giảm dần.
– Do đặc điểm của cuộc sống chung, những rung cảm yêu
đương, thương nhớ cũng dễ giảm sút, có khi nảy sinh những va
chạm và xung đột, có thể dẫn đến hiện tượng “nhàm chán tâm lý,
“nhàm chán sinh lí”, “thần tượng đổ vỡ”…
– Nhiều vấn đề mới xuất hiện trong sự chung sống vợ chồng:
việc sinh nở và những vất vả trong việc nuôi dạy cơn, việc đảm bảo
nhu cầu cuộc sống về mặt vật chất, tinh thần hàng ngày, những mối
quan hệ xã hội, họ hàng, bạn bè… Những vấn đề đó có thể làm tăng
áp lực về nhiều mặt đối với cuộc sống của hai vợ chồng, có thể dẫn
tới những xung đột, làm nảy sinh những khó khăn, phức tạp cho
cuộc sống chung.
Ngoài ra còn rất nhiều yếu tố tâm lí xã hội phức tạp khác tác
động đến cuộc sống gia đình, ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình.
b) Nhiều yếu tố của xã hội như: pháp luật, đạo đức, khoa
học, kĩ thuật, kinh tế, chính trị… ảnh hưởng mạnh đến gia đình, đòi
hỏi mỗi gia đình phải đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao
để phù hợp với sự phát triển chung của xã hội. Mỗi gia đình phải
gắn bó mật thiết với xã hội, chịu sự chi phối, tác động của xã hội về
nhiều mặt và phải thực hiện các nghĩa vụ đối với xã hội. Vì vậy, mỗi
gia đình đều phụ thuộc vào xã hội, phát triển theo sự phát triển của
xã hội. Các mối quan hệ xã hội phức tạp cũng thể hiện ở các mối
quan hệ trong gia đình và làm cho các mối quan hệ trong gia đình
cũng phức tạp theo.
c) Ngày nay trong nền kinh tế thị trường, các yếu tố của xã
hội như: luật pháp, phong tục tập quán, khoa học kỹ thuật, đạo đức
xã hội, nếp sống sinh hoạt, đặc biệt là yếu tố kinh tế và sự cạnh
tranh làm cho các giá trị xã hội có nhiều biến đổi, do đó, các giá trị
trong gia đình cũng biến đổi theo như: vai trò của đồng tiền, các giá
trị đạo đức trong gia đình, tính chất của mối quan hệ cha mẹ và con
cái sự cư xử giữa các thành viên… Khoảng cách giữa cha mẹ và
con cái dự bị gia tăng. Vấn đề giáo dục trẻ em trong gia đình ngày
càng phức tạp hơn và khó khăn hơn do ảnh hưởng của yếu tố kinh
tế, của khoa học kĩ thuật và nhiều mối quan hệ xã hội phức tạp
khác.
d) Các tệ nạn xã hội như: cờ bạc, rượu chè, ăn chơi sa đoạ,
xì ke ma tuý… cũng ảnh hưởng mạnh đến gia đình, luôn cám dỗ,
quyến rũ các thành viên trong gia đình, nhất là người chồng và
người con trai, làm cho họ dễ sa ngã, dễ bị tha hoá nhân cách, có
khi trở thành kẻ phá hoại hạnh phúc gia đình, làm cho gia đình khó
có thể phát triển tốt đẹp và thuận lợi.
e) Trong thực tế, có nhiều gia đình sống chưa hạnh phúc,
tỉ lệ ly hôn ngày càng cao. Nhiều mâu thuẫn nảy sinh trong gia đình,
đặc biệt nạn bạo hành trong gia đình có chiều hướng gia tăng. Hiện
tượng cho hạnh phúc trong gia đình thường có nhiều biểu hiện,
nhiều mức độ khác nhằm tạo nên nhiều loại gia đình chưa có hạnh
phúc như:
Những gia đình đau khổ tan vỡ: Đó là những gia đình mà trong
đó quan hệ vợ chồng căng thẳng, thường xuyên xảy ra xung đột
nặng nề, người này đổ trách nhiệm cho người kia, hành hạ, đánh
đập tàn nhẫn người kia…
– Những gia đình hạnh phúc giả tạo: Đó là những gia đình nhìn
bề ngoài có vẻ hạnh phúc: nhà cửa đầy đủ tiện nghi, vợ chồng có
địa vị xã hội, con cái được học hành, đời sống kinh tế đầy đủ… Mọi
người tưởng lầm rằng đó là một gia đình hạnh phúc. Nhưng thực sự
bên trong là mối quan hệ căng thẳng giữa hai vợ chồng, họ chịu
đựng lẫn nhau, cố gắng che giấu những bất hạnh, những bực bội
không để người khác biết vì nhiều lí do: bảo vệ danh dự gia đình,
danh dự bản thân, hoặc để không bị ảnh hưởng đến công danh sự
nghiệp, công việc làm ăn hay vì nhiều lí do cá nhân khác. Thực tế
cuộc sống gia đình là cuộc sống căng thẳng, bực bội, là sự chịu
đựng lẫn nhau.
– Những gia đình thiếu hạnh phúc: Đó là những gia đình mà vợ
chồng có thể vẫn thương yêu nhau nhưng lại thiếu hạnh phúc vì
nhiều lí do như con cái hư hỏng, học hành dốt nát, bỏ nhà đi bụi đời
nhiễm xì ke ma tuý, bệnh hoạn, ốm đau, vợ chồng không hoà hợp,
thường xuyên cãi vã, hoặc kinh tế gia đình quá khó khăn thiếu
thốn…
Một vấn đề cần chú ý là trong những gia đình chưa hạnh phúc
trên, nỗi bất hạnh chủ yếu thường người phụ nữ phải gánh chịu. Nói
cách khác, người gây ra những nỗi bất hạnh đau khổ cho gia đình
đa số là người đàn ông, người chồng, người con trai. Đây là một
thực tế cần quan tâm nghiên cứu một cách đầy đủ hơn.
2. Những đặc điểm của một gia đình hạnh phúc và phát triển
Một gia đình được gọi là hạnh phúc và phát triển thường có
những đặc điểm sau:
– Cuộc sống vợ chồng hoà hợp, tràn đầy yêu thương, các
thành viên trong gia đình quan tâm chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau, biết
tôn trọng nhau, cư xử lễ độ đối với nhau…
– Kinh tế gia đình đầy đủ, đảm bảo cuộc sống thuận lợi cho
mỗi thành viên, đáp ứng được những nhu cầu phù hợp và chính
đáng của mỗi thành viên, làm cho các thành viên có điều kiện phát
triển tốt đẹp về nhân cách, tài năng, công danh, sự nghiệp…
Mỗi một thành viên đều có điều kiện phát triển hài hoà nhân
cách của mình, phát triển về trình độ văn hoá, đạo đức, tài năng…
góp phần xứng đáng xây dựng đất nước, rạng danh cho gia đình.
Đặc biệt, con cái được học hành, được phát triển một cách toàn
diện, trở thành những người công dân tốt của xã hội.
– Gia đình luôn luôn gắn bó với xã hội, hoà nhập với xã hội,
thực hiện tốt luật pháp và nghĩa vụ đối với xã hội, đóng góp tích cực
vào việc xây dựng xã hội phát triển.
Gia đình luôn luôn quan tâm đến việc nâng cao chất lượng
cuộc sống vật chất, văn hoá, tinh thần và ngày càng phát triển hơn
và đóng góp vào sự phát triển chung của xã hội.
Những gia đình hạnh phúc và phát triển thường là kết quả của
hôn nhân tự nguyện, được xây dựng trên cơ sở của tình yêu sâu
nặng, đằm thắm. Ngược lại, những cuộc hôn nhân vì tiền tài, địa vị
hoặc vì những mưu đồ tính toán vị kỉ nào đó đều khó có thể trở
thành một gia đình hạnh phúc.
Nếu vợ, chồng hoặc các thành viên khác trong gia đình là
những người có đạo đức tốt, có văn hoá, có hiểu biết, có thiện chí
đối với nhau, thì việc xây dựng gia đình hạnh phúc và phát triển
càng có nhiều thuận lợi và càng đạt tới mức độ phát triển cao.
Việc xây dựng gia đình hạnh phúc và phát triển là một vấn đề
khó khăn, phức tạp, không phải tự nhiên mà có. Mỗi người phải có
kiến thức, có sự hiểu biết, có trình độ và có ý thức trách nhiệm, có
đạo đức tốt, nhất là kiến thức và hiểu biết cuộc sống gia đình, tập
trung và quyết tâm xây dựng cuộc sống gia đình, mới có thể tạo nên
một gia đình hạnh phúc và phát triển.
3. Những phương hướng xây dựng gia đình hạnh phúc và phát
triển
Ngày nay việc xây dựng gia đình hạnh phúc và phát triển càng
có nhiều khó khăn, phức tạp. Cần phải quan tâm tới nhiều vấn đề:
a) Cần phải thay đổi những quan niệm xưa cũ, lạc hậu về
gia đình như:
– Quan niệm “chồng chúa vợ tôi” và những quan niệm bất bình
đẳng, quan niệm lạc hậu về cuộc sống gia đình.
– Quan niệm về người phụ nữ như là người lệ thuộc vào
chồng, coi công việc nội trợ gia đình là việc của người đàn bà.
Quan niệm về cuộc sống gia đình tách biệt với cuộc sống xã
hội.
– Quan niệm về cuộc sống gia đình là đơn giản, ai cũng biết,
coi số phận của gia đình hoàn toàn phụ thuộc vào ý muốn của người
đàn ông, chủ gia đình…
b) Để có một gia đình hạnh phúc, cần phải có kiến thức dầy
đủ, đúng đắn về bản chất cuộc sống gia đình, cuộc sống vợ chồng,
từ đó biết cách xây dựng gia đình.
c) Ngăn chặn một cách nghiêm khắc và kịp thời những biểu
hiện xấu trong gia đình như: bạo lực, cư xử tàn nhẫn hoặc vô trách
nhiệm đối với người vợ, hành hạ đánh đập con cái…
d) Nâng cao nhận thức và trang bị cho mọi thành viên của gia
đình những tri thức khoa học về cuộc sống gia đình (khái niệm về
gia đình hạt nhân, về quy mô vừa phải và kế hoạch hoá gia đình, về
nghệ thuật xây dựng gia đình hạnh phúc…). Tăng cường những
biện pháp nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình cả về vật chất
lẫn tinh thần (nâng cao dần những tiện nghi phục vụ cho cuộc sống,
nâng cao trình độ hưởng thụ các giá trị văn hoá nghệ thuật, đổi mới
về tổ chức cuộc sống gia đình…), phấn đấu xây dựng “Gia đình văn
hoá mới”…
e) Chuẩn bị tốt cho thanh niên nam nữ khi bước vào cuộc
sống hôn nhân gia đình
– Làm cho họ có nhận thức đầy đủ và đúng đắn về quan hệ vợ
chồng và cuộc sống gia đình.
Có sự trân trọng và suy nghĩ chín chắn khi quyết định các vấn
đề tình yêu hôn nhân.
– Phải đảm báo được những điều kiện nhất định và cần thiết
khi kết hôn như: đúng độ tuổi, nghề nghiệp ổn định, sự trưởng thành
nhân cách, yêu thương nồng thắm…
Những tiêu chuẩn cần thiết khi lựa chọn bạn đời.
– Biết chủ động chuẩn bị những yếu tố cần thiết cho cuộc sống
hôn nhân…
f) Tăng cường việc giáo dục gia đình cho thanh niên và cho
mọi người, với những nội dung phong phú, đa dạng về đời sống gia
đình như:
– Những kiến thức về bản chất cuộc sống gia đình và quan hệ
vợ chồng, chức năng của gia đình, quy mô thích hợp của gia đình
hiện nay (số lượng con và phải), vai trò trách nhiệm người chồng,
người vợ, của con cái, nội dung của đời sống vợ chồng, các yếu tố
ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình, các kiến thức về dân số, giáo
dục dân số, kế hoạch hoá gia đình…
– Những kiến thức về văn hoá gia đình, về chất lượng cuộc
sống gia đình, về xây dựng cơ sở vật chất cho gia đình, trang trí nhà
cửa.
Những kiến thức khoa học về sinh lí cơ thể người, về đời sống
tình dục vợ chồng, về chăm sóc sức khoẻ ban đầu, về cách giữ gìn
vẻ đẹp độ trẻ trung và các kiến thức cơ bản khác về y tế.
– Những kiến thức khoa học về sinh nở, nuôi dạy con…
– Những kiến thức về nghệ thuật xây dựng cuộc sống hạnh
phúc gia đình, đặc biệt là:
+ Nghệ thuật cư xử và chung sống vợ chồng.
+ Nghệ thuật tổ chức cuộc sống gia đình.
+ Nghệ thuật sinh nở, nuôi con.
+ Nghệ thuật quan hệ với xã hội và bà con lối xóm.
+ Nghệ thuật bảo vệ hạnh phúc gia đình.

VII. VẤN ĐỀ SỨC KHỎE SINH SẢN


1. Khái niệm sức khoẻ sinh sản
a) Quan niệm về sức khoẻ sinh sản
Trên thế giới, vấn đề sức khoẻ sinh sản (SKSS) được quan
tâm nhiều từ khoảng thập niên 90 của thế kỉ XX, do yêu cầu của việc
giáo dục dân số, sự phát triển của các khoa học nghiên cứu về giới
tính, đặc biệt là do tình hình phức tạp của đời sống xã hội về các tệ
nạn xã hội, về sự bùng nổ dân số, về sự phát triển của những lối
sống không lành mạnh trong thanh thiếu niên.
Việc nghiên cứu SKSS thường được tiến hành theo các
hướng: Nghiên cứu theo góc độ Dân số học và Giáo dục dân số:
Các công trình nghiên cứu thường đi vào những phương thức điều
chỉnh sự phát triển dân số, hoạt động kế hoạch hoá gia đình, căn cứ
để xây dựng các chính sách dân số và Giáo dục dân số, xây dựng
chương trình, nội dung giáo dục dân số, giáo dục giới tính và đời
sống gia đình… Ở nhiều nước, việc nghiên cứu SKSS được gắn với
vấn đề Giáo dục dân số, được coi như là một bộ phận của Giáo dục
giới tính, của chính sách dân số.
+ Nghiên cứu theo góc độ Y học: Nghiên cứu những tri thức
khoa học về các vấn đề của SKSS, những vấn đề kĩ thuật của “kế
hoạch hoá gia đình”…
+ Nghiên cứu việc giáo dục SKSS cho thanh thiếu niên, cho
người lớn, đặc biệt cho trẻ vị thành niên, trẻ ngoài nhà trường.
Việc nghiên cứu trên ngày càng được phát triển hơn sau Hội
nghị Quốc tế về Dân số và Phát triển tại Công, Ai Cập tháng 9/1994
ở Việt Nam, vấn đề giáo dục sức khoẻ sinh sản được đặc biệt quan
tâm trong tình hình hiện nay, đặc biệt là ở đối tượng thanh thiếu
niên. Nhiều công trình nghiên cứu về SKSS đã được thực hiện và
công bố, trong đó, có những cõng anh đã kết hợp giáo dục dân số,
giáo dục giới tính với giáo dục SKSS, kết hợp Dân số học, Y học, Xã
hội học, Tâm lí học, Giáo dục học về các nội dung trên. Năm 2004,
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo đưa các nội dung giáo dục Dân
số – SKSS vào chương đào tạo trong các trường sư phạm.
Trước đây, người ta cho rằng, “sức khoẻ sinh sản” chỉ là
những vấn đề về tình trạng sức khoẻ và khả năng sinh sản của
người phụ nữ, về kế hoạch hoá gia định với việc thực hiện các biện
pháp tránh thai và một số vấn đề liên quan tới việc thụ thai và sinh
nở.
Tuy nhiên, ngày nay mọi người đều nhận thấy, nội dung của
khái niệm “sức khoẻ sinh sản” rộng hơn nhiều. Nó còn liên quan đến
hoạt động tình dục, những quan niệm về lối sống, về thái độ và cảm
xúc yêu đương trong đời sống tình dục của cả nam lẫn nữ, những
vấn đề bệnh lí về mặt tình dục, hoạt động của các cơ quan sinh dục,
về quá trình thụ thai và mang thai, về tri thức và nghệ thuật sinh nở,
nuôi con để các cặp vợ chồng có những đứa trẻ khoẻ mạnh và
thông minh…
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) định nghĩa: “Sức khoẻ sinh sản là
tình trạng khoẻ mạnh về thể chất, tinh thần và xã hội, của tất cả
những gì liên quan đến hoạt động và chức năng của bộ máy sinh
sản chứ không phải chỉ là không có bệnh tật hoặc là ốm yếu”.
Như vậy khi nói đến “sức khoẻ sinh sản”, cần phải chú ý đến
toàn bộ những vấn đề về cấu tạo, về chức năng, về tình trạng hoạt
động của hệ cơ quan sinh dục, về nhiều vấn đề tâm sinh lí nảy sinh
trong đời sống sinh lí giới tính và cả một số vấn đề về tâm lí xã hội
giới tính, trong đó có đời sống tình dục và nếp sống sinh hoạt liên
quan đến vấn đề tình dục, thái độ và trách nhiệm của người nam và
người nữ trong đời sống giới tính, trong việc thụ thai, khả năng sinh
nở, kế hoạch hoá sinh nở và nuôi con, về mối quan hệ giới tính giữa
hai giới…
b) Những nội dung cơ bản của vấn đề sức khoẻ sinh sản
Từ những quan niệm trên, vấn đề sức khoẻ sinh sản bao gồm
nhiều nội dung phong phú và phức tạp, chủ yếu là:
– Tình trạng sức khoẻ của hệ cơ quan sinh dục nam và nữ,
trong đó có cấu trúc, chức năng hoạt động, khả năng hoạt động của
các bộ phận của hệ cơ quan sinh dục nam nữ, đặc biệt là hoạt động
sản sinh các nội tiết tố giới tính (các hoóc môn sinh dục), hoạt động
sản sinh tinh trùng và sự xuất tinh, hoạt động sinh lí dẫn tới hiện
tượng kinh nguyệt, thụ thai, hệ thống sinh sữa…
Sự dậy thì và sự chín muồi giới tính, sự nảy sinh và xuất hiện
những nhu cầu của đời sống tình dục.
Những biểu hiện của đời sống tính dục và những chức năng
khác trong hoạt động của các cơ quan sinh dục như: hiện tượng
kinh nguyệt, hiện tượng mộng tinh, hiện tượng thủ dâm, xuất hiện
trứng cá, sự biến đổi hình thể ở nam và nữ, mọc râu… và những
biểu hiện bất thường về các hiện tượng trên.
– Đời sống tình dục trong đó có sức khoẻ tình dục, niềm hạnh
phúc trong đời sống yêu đương và cuộc sống vợ chồng, hoạt động
tư vấn và chăm sóc SKSS, phòng tránh các bệnh lây lan quan
đường tình dục, xây dựng lối sống lành mạnh, đề phòng và chống
lại lối sống ăn chơi, trụy lạc, trác táng, mại dâm, quan hệ tình dục
bừa bãi và không an toàn.
– Sự thụ thai và vấn đề phòng tránh, chữa trị hiện tướng vô
sinh, sự phát triển của thai nhi, việc thăm sóc người mẹ khi mang
thai, sự sinh con, cho con bú, việc nuôi con và những kiến thức về
nghệ thuật sinh nở, nuôi con khoẻ mạnh thông minh, cao lớn…
– Vấn đề kế hoạch hoá gia đình, các biện pháp tránh thai, nạo
phá thai và hậu quả nguy hiểm của việc nạo phá thai, nhất là nạo
phá thai ở lứa tuổi vị thành niên.
Những kiến thức về bệnh lí liên quan đến đường tình dục như:
sự hiểu biết và phòng tránh các bệnh lây lan qua đường tình dục,
các bệnh viêm nhiễm đường tình dục, các bệnh tâm thần tình dục…
– Ý thức trình nhiệm trong quan hệ yêu đương, quan hệ tình
dục.
– Ý thức tôn trọng phụ nữ, tôn trọng quyền bình đẳng nam nữ,
nhận thức được sự khó khăn của người phụ nữ trong đời sống sức
khoẻ sinh sản, trong đời sống xã hội; biết cách lo lắng, thăm sóc và
bảo vệ cho sức khoẻ sinh sản của người phụ nữ, thăm sóc sức
khoẻ bà mẹ và trẻ em, chống bạo lực tình dục, chống bạo hành
trong gia đình.
Như vậy, nội dung của SKSS bao gồm nhiều khía cạnh, nhiều
lĩnh vực: sức khoẻ của cơ thể và hệ cơ quan sinh đục, quan hệ tình
dục an toàn và hạnh phúc, các biện pháp tránh thai và kế hoạch hoá
gia đình, kiến thức và cảm phòng chống các bệnh lây lan qua đường
tình dục, vấn đề nạo phá thai và hậu quả, vấn đề tình yêu và hôn
nhân gia đình…
Sức khoẻ sinh sản là bộ phận ăn trọng và điển hình của đời
sống giới tính, gắn bó ít thiết với những yếu tố khác của đời sống
giới tính.
c) Tầm quan trọng của vấn đề sức khoẻ sinh sản
Sức khoẻ sinh sản là một bộ phận quan trọng của đời sống
giới tính, có ý nghĩa lớn đối với toàn bộ các biểu hiện khác của đời
sống giới tính của con người. Nó thể hiện rõ khả năng hoạt động
của hệ cơ quan sinh dục và qua đó khắc hoạ rõ nét, đặc trưng của
đời sống giới tính.
Sức khoẻ sinh sản liên quan đến bản năng tình dục và những
chức năng quan trọng nhất của đời sống sinh lí cơ thể.
Sức khoẻ sinh sản ảnh hường mạnh đến sức khoẻ, đến sự
phát triển sinh lí cơ thể, đến đời sống tâm lí, và qua đó ảnh hưởng
mạnh đến sự phát triển toàn bộ của nhân cách con người.
d) Giáo dục sức khoẻ sinh sản
Giáo dục sức khoẻ sinh sản là hoạt động giáo dục trang bị cho
con người tri thức và những kĩ năng giữ gìn, bảo đảm cho sức khoẻ
sinh sản ở tình trạng tốt, giúp cho con người có sức khoẻ, có đời
sống tình dục an toàn, yêu đương lành mạnh, gia đình hạnh phúc,
có tri thức đầy đủ về sức khoẻ sinh sản, bảo đảm được sự sinh nở
bình thường, nuôi con khoẻ mạnh, thông minh và phát triển.
Giáo dục SKSS phải gắn liền với giáo dục dân số. Đó là hai
vấn đề có mối quan hệ rất đặc biệt, rất mật thiết. Giáo dục SKSS là
một bộ phận của giáo dục giới tính, có ý nghĩa quan trọng trong giáo
dục giới tính.
Việc giáo dục sức khoẻ sinh sản phải được tiến hành toàn diện
và rộng rãi trong toàn xã hội cho mọi đối tượng, đặc biệt là đối với
trẻ vị thành niên.
Giáo dục sức khoẻ sinh sản phải được tiến hành ở nhiều hình
thức giáo dục phong phú và đa dạng, có thể thực hiện ở mọi lúc,
mọi nơi, bằng các phương tiện thông tin đại chúng (phát thanh,
quyền hình, quảng cáo tuyên truyền, các hình thúc hoạt động văn
hoá nghệ thật…), đặc biệt là giáo dục trực tiếp cho thanh niên, học
sinh, trẻ vị thành niên trong nhà trường qua các giờ chính khoá,
ngoại khoá và các hoạt động vui chơi, giải trí.
Có thể xác định nội dung chương trình giáo dục SKSS bao
gồm những vấn đề cơ bản sau:
1. Cấu tạo và chức năng của hệ cơ quan sinh dục nam nữ.
2. Một số hiện tượng đặc biệt điển hình trong đời sống sinh lí
tính dục.
3. Bản chất của hoạt động tình dục và biểu hiện của đời sống
tình dục ở thanh thiếu niên.
4. Các bệnh lây lan qua đường tình dục và cách phòng tránh.
5. Sự thụ thai và sự phát triển của thai nhi.
6. Các biện pháp tránh thai.
7. Kế hoạch hoá gia đình.
8. Vấn đề nạo phá thai ở tuổi vị thành niên và hậu quả.
9. Giới tính và vấn đề SKSS.
10. Tình yêu nam nữ.
11. Hôn nhân và đời sống gia đình.
12. Quan hệ vợ chồng và sự bình đẳng nam nữ.
13. Vấn đề chống bạo hành trong gia đình và sự xâm phạm
tình dục trẻ em.
14. Việc chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em.
15. Việc xây dựng gia đình hạnh phúc và phát triển.
Trên đây là những nội dung cơ bản của chương trình nội dung
giáo dục SKSS. Tuỳ theo đặc điểm đối tượng (địa phương, trình độ,
lứa tuổi, cấp học, thanh thiếu niên ngoài nhà trường, trẻ em có hoàn
cảnh đặc biệt…), sẽ xây dựng chương trình giáo dục thích hợp
riêng.
Để giáo dục sức khoẻ sinh sản có hiệu quả, cần phải có
chương trình, nội dung cụ thể, phù hợp cho từng đối tượng.
2. Giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên
a) Ý nghĩa của việc giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành
niên
Tuổi vị thành niên là một giai đoạn đặc biệt của đời sống con
người. Đây là giai đoạn dậy thì, chín muồi giới tính, những chức
năng sinh sản của hệ cơ quan sinh dục bắt đầu hoạt động và ảnh
hưởng mạnh đến sự phát triển cơ thể và nhân cách. Đây cũng là lứa
tuổi có nhiều biến động mạnh về tâm sinh lí, bắt đầu có những biểu
hiện quan trọng và điển hình của đời sống tính dục, đã xuất hiện
những rung cảm yêu đương, bắt đầu hình thành tình yêu… đồng
thời có những biến đổi đặc biệt về mặt tâm lí, nhất là những biểu
hiện tâm lí giới tính, tính xúc động mạnh của thời kì dậy thì, sự biến
động mạnh và thất thường trong đời sống tâm lí, thậm chí cớ sự
khủng hoảng tâm lí trong mối quan hệ với người lớn, với bạn bè
khác giới…
Ở lứa tuổi này, các em quan tâm nhiều đến những vấn đề về
tình dục, vệ sinh nở, về kinh nguyệt, về tình yêu… nhưng lại rất ít
hiểu biết về những vấn đề này.
Các em dễ bị kích thích bởi những rung cảm về tình dục và
những biểu hiện sớm của đời sống tính dục (bắt đầu có kinh nguyệt,
bắt đầu có hiện tượng mộng tinh, có nhu cầu thủ dâm…), ngoài ra
còn có nhiều những biến đổi khác về tâm sinh lí. Những yếu tố trên
ảnh hưởng mạnh đến lối sống, nếp sinh hoạt, quan hệ xã hội và sự
phát triển nhân cách. Đặc biệt, các em dự bị lôi cuốn và bị sa ngã
bởi văn hoá phẩm đồi trụy, bởi những nếp sinh hoạt không lành
mạnh, ăn chơi nghiện hút, ma tuý và thuốc lắc, dễ bị xâm hại tình
dục… Do đó, vấn đề giáo dục sức khoẻ sinh sản cho lứa tuổi vị
thành niên có ý nghĩa quan trọng đặc biệt.
b) Một số vấn đề cần chú ý trong việc giáo dục sức khoẻ
sinh sản vị thành niên
Giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên cần chú ý đến những
vấn đề sau đây:
– Giáo dục những tri thức về sự dậy thì, về việc giữ gìn vệ sinh
cho hệ cơ quan sinh sản, đặc biệt là tri thức về cấu trúc và chức
năng hoạt động của hệ cơ quan sinh dục, hiện tượng kinh nguyệt,
hiện tượng mộng tinh và di tinh, hiện tượng thủ dâm, sự phát triển
bất bình thường của hệ cơ quan sinh dục (nam hoặc nữ), các bệnh
lí liên quan đến cơ quan sinh dục…
– Giáo dục về hoạt động tình dục, tác hại của hoạt động tình
dục sớm, những bệnh lí tình dục, bệnh tâm thần tình dục, hiện
tượng đồng tính luyến ái, những dấu hiệu của hiện tượng lạm dụng
tình dục và của các hành vi cưỡng dâm.
Giáo dục kế hoạch hoá gia đình, trang bị các tri thức khoa học
về các biện pháp tránh thai, giúp cho các em nhận thức được hậu
quả nguy hiểm của việc có thai sớm, việc nạo phá thai…
– Giáo dục về nếp sống lành mạnh, văn hoá, văn minh. Giáo
dục cho các em thấy sự nguy hiểm của việc ăn chơi đua đòi, đọc
các sách báo văn hoá phẩm đồi trụy, tác hại của ma tuý, thuốc lắc,
bia rượu… và những lối sống ăn chơi sa đoạ khác.
– Giáo dục về tình bạn khác giới, về tình yêu trong sáng, về sự
tôn trọng đối với người khác giới, đặc biệt là tôn trọng phụ nữ. Giáo
dục thái độ tôn trọng và bảo vệ các bạn nữ, sự trân trọng đối với tình
bạn khác giới, tình yêu nam nữ… Giáo dục về đời sống gia đình, về
quan hệ giữa con cái với cha mẹ và ý thức trách nhiệm đối với việc
xây dựng gia đình hạnh phúc và phát triển.
Chương 4: GIÁO DỤC GIỚI TÍNH
I. VỀ KHÁI NIỆM GIÁO DỤC GIỚI TÍNH
1. Giáo dục giới tính
Giáo dục giới tính là một lĩnh vực phức tạp. Có nhiều quan
niệm, nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này.
Có những ý kiến cho rằng chỉ nên tiến hành giáo dục giới tính
khi các em vào thời kì chín muồi giới tính. Nhưng A.V. Petrovxki đã
khẳng định “Quan niệm đó không động bởi vì một loạt vấn đề liên
quan đến giáo dục giới tính phải được giải quyết ngay từ thời kì thơ
ấu”.
Một số ý kiến nhầm lẫn giáo dục giới tính với giáo dục tính dục,
hoặc giáo dục tình dục, giáo dục tình yêu. Thực ra tính dục chỉ là
một bộ phận của giới tính. Sự thu hẹp phạm vi của giáo dục giới tính
như vậy sẽ có thể đưa đến tác dụng phản diện hoặc hạn chế hiệu
quả của giáo dục giới tính.
Có một số người cho rằng, không nên giáo dục giới tính, vì
như thế là làm hoen ố tâm hồn thanh cao của các em, là thiếu tế nhị,
không phù hợp với môi trường sư phạm, là “vẽ đường cho hươu
chạy”.
IU. I. Kusniruk và A.P. Serbakov đã nhận xét về quan niệm đó:
“Trước đây trong một thời gian dài có một số ý kiến cực kỳ sai lầm,
cho rằng con người có khả năng tự định hướng một cách tự nhiên
và hầu như tự động trước những van đề thuộc quan hệ thầm kín
giữa nam và nữ; rằng việc thảo luận rộng rãi và toàn diện đề tài này,
việc tuyên truyền những kiến thức, dù trên cơ sở khoa học chăng
nữa, cũng đều là thiếu đạo đức, dung tục và có khả năng đưa đến
những quan tâm không lành mạnh về vấn đề quan hệ nam nữ và
đưa đến tình trạng suy đồi đạo đức”.
Trong khi đó “chính việc thiếu kiến thức về những vấn đề này,
cũng giống như mọi tình trạng dốt nát khác, lại là điều nguy hiểm và
có phương hại đến tâm lí và đạo đức con người”.
Gần đây, việc nghiên cứu về giáo dục giới tính đã được xã hội
quan tâm nhiều, và được tiến hành một cách hệ thống, khoa học.
Dần dần, vấn đề này đã ngày càng được đánh giá đầy đủ, đứng đắn
hơn. Quan niệm về giáo dục giới tính ngày càng hoàn thiện, cụ thể,
rõ ràng.
Theo A.G. Khrivcova, D.V. Kolexev, “Giáo dục giới tính là một
quá trình hướng nào việc vạch ra những nét, những phẩm chất,
những đặc trưng cũng như khuynh hướng phát triển của nhân cách,
xác định thái độ xã hội cần thiết của con người đối với người khác”.
Theo A.V. Petrovxki, giáo dục giới tính là hệ thống các biện
pháp y khoa và sư phạm nhằm giáo dục cho thiếu nhi, thiếu niên và
thanh niên có thái độ đúng đắn đối với các vấn đề giới tính.
Giáo sư Trần Trọng Thuỷ, Giáo sư Đặng Xuân Hoài cho rằng,
giáo dục giới tính có phạm vi rất rộng lớn, tác động toàn diện đến
tâm lí, đạo đức con người, “là hình thành tiêu chuẩn đạo đức của
hành vi có liên quan đến lĩnh vực thầm kín của đời sống con người,
hình thành những quan niệm đạo đức lành mạnh giữa em trai và em
gái, thanh nam và thanh nữ, giáo dục những sự “kiềm chế có đạo
đức”, sự thuần khiết và tươi mát về đạo đức trong tình cảm của các
em”.
Giáo dục giới tính là một bộ phận hữu cơ của phức hợp các
vấn đề giáo dục nhân cách, giáo dục con người mới, con người phát
triển toàn diện, kết hợp một cách hữu cơ hài hoà sự phong phú về
tinh thần, sự thuần khiết về đạo đức và sự hoàn thiện về thể xác.
Theo A.X. Makarenko, “khi giáo dục cho đứa trẻ tính ngay thẳng,
khả năng làm việc, tính chân thật, tôn trọng người khác, tôn trọng
những cảm xúc và hứng thú của họ là chúng ta đã đồng thời giáo
dục nó về quan hệ giới tính”.
Trong đời sống giới tính, tính dục có một vị trí rất quan trọng.
Việc giáo dục tính dục là một bộ phận không thể thiếu của giáo dục
giới tính. Nó không những đặt cơ sở các chuẩn mực về đạo đức cho
tình yêu mà còn cung cấp những kiến thức nhất định về sinh học và
tâm lí học tính dục. Trong giáo dục về tính dục, việc giáo dục sức
khoẻ sinh sản là một vấn đề đang được quan tâm đặc biệt hiện nay.
Nó là một bộ phận quan trọng và có ý nghĩa rất lớn trong giáo dục
giới tính.
Đời sống giới tính liên quan mật thiết với mối quan hệ giữa hai
giới, với hôn nhân và đời sống gia đình. Giáo dục giới tính cũng là
quá trình trang bị cho các em biết bách quan hệ, xử sự đúng mực
với người khác giới, biết cách thể hiện mình cho phù hợp với giới
tính, có những tư thế tác phong đúng đắn.
Giáo dục giới tính còn cung cấp cho thanh thiếu niên những
kiến thức về mối quan hệ với những người khác giới, về tình bạn
khác giới và tình yêu nam nữ, đời sống hôn nhân và gia đình.
Giáo dục giới tính liên hệ mật thiết với giáo dục đời sống gia
đình, giúp cho các em những tri thức của đời sống vợ chồng, mối
quan hệ với các thành viên trong gia đình, biết cách xây dựng cuộc
sống gia đình hạnh phúc. Bản thân cuộc sống gia đình, cuộc sống
vợ chồng cũng liên quan mật thiết với đời sống giới tính, tình dục,
bởi vậy không nên và không thể tách rời giáo dục giới tính với giáo
dục đời sống gia đình.
Giới tính cũng gắn liền với nhân cách con người. Giáo dục giới
tính quan hệ mật thiết với giáo dục nói chung, với việc phát triển
nhân cách toàn diện. Nhiều nhà khoa học còn cho giáo dục giới tính
gắn liền với giáo dục nhân cách, đạo đức, là một bộ phận của giáo
dục đạo đức, chuẩn bị cho con người bước vào đời sống xã hội.
Giáo dục giới tính làm cho con người sống có văn hoá, biết làm chủ
những hành vi và khát vọng của mình trong quan hệ với người khác
giới. Làm cho con người biết tôn trọng người khác, tôn trọng bạn
khác giới, tôn trọng phụ nữ và từ đó biết tôn trọng chính bản thân
mình. Giáo dục giới tính làm cho con người biết xử sự đúng mực với
mọi người, có hành vi, cử chỉ, tư thế tác phong phù hợp với giới tính
của mình theo các chuẩn mực đạo đức, văn hoá, xã hội.
Giáo dục giới tính là một bộ phận quan trọng của giáo dục
nhân cách, góp phần giúp cho con người phát triển cân đối và toàn
diện. Giáo dục giới tính nhằm hình thành cho thế hệ trẻ những phẩm
chất của giới tính, giúp cho các em biết cách cư xử đúng đắn, có
thái độ có thói quen giao tiếp lịch sự trong quan hệ với người khác
giới, chuẩn bị kiến thức và kĩ năng cho các em bước vào cuộc sống
xã hội, cuộc sống vợ chồng và biết tổ thức cuộc sống gia đình hạnh
phúc trong tương lai.
Theo Giáo sư Phạm Hoàng Gia, giáo dục giới tính phải được
xem xét như là một bộ phận hợp thành của nền giáo dục xã hội. Nó
có mối liên hệ mật thiết với giáo dục dân số, kế hoạch hoá gia đình,
hôn nhân – gia đình và với các mặt giáo dục khác trong nhà trường
phổ thông. Do vậy cần phải tiến hành công tác giáo dục giới tính một
cách đồng thời, đồng bộ trong mối quan hệ có tính chất hệ thống với
các mặt giáo dục khác.
Có thể nói rằng, giáo dục giới tính phải gắn liền với giáo dục
đạo đức tư tưởng và phải tiến hành trên cơ sở của giáo dục đạo
đức tư tưởng. Giáo dục giới tính cũng phải gắn bó mật thiết với các
mặt giáo dục khác trong nền giáo dục toàn diện.
Từ những quan niệm trán có thể đi tới kết luận: “Giáo dục giới
tính là quá trình giáo dục con người (thanh thiếu niên), nhằm làm
cho họ có nhận thức đầy đủ, có thái độ đúng đắn về giới tính và
quan hệ giới tính, có nếp sống văn hoá giới tính, hướng hoạt đồng
của họ vào việc rèn luyện để phát triển nhân cách toàn diện, phù
hợp với giới tính, giúp cho họ biết tổ chức tốt nhất cuộc sống riêng
cũng như xây dựng gia đình hạnh phúc, xã hội phát triển”.
2. Thời điểm giáo dục giới tính cho con người
Một vấn đề quan trọng đặt ra là nên giáo dục giới tính cho con
người vào thời điểm nào? Một số quan niệm cho rằng, chỉ nên giáo
dục giới tính khi các em đã trưởng thành. Một số khác lại đòi hỏi
phải giáo dục giới tính cho con người khi bước vào lứa tuổi dậy thì.
Tuy nhiên, ngày nay, nhiều nhà khoa học đều thống nhất rằng, nên
giáo dục giới tính cho con người càng sớm càng tốt.
– Giới tính xuất hiện từ rất sớm ở con người, bởi vậy để con
người phát triển toàn diện và tốt đẹp, cũng cần giáo dục giới tính từ
rất sớm. “Giáo dục giới tính thì có thể và cần phải bắt đầu càng sớm
càng tốt từ khi trẻ mới rời nhà hộ sinh”. Giáo sư Trần Trọng Thuỷ
cũng có quan điểm tương tự: Cũng như mọi vực giáo dục khác, giáo
dục giới tính phải được tiến hành ngay từ những năm đầu tiên của
cuộc đời con người (tất nhiên, ở mỗi lứa tuổi phải có nội dung và
hình thức thích hợp).
– Tuy nhiên, đối với tuổi dậy thì, giáo dục giới tính có ý nghĩa
đặc biệt quan trọng. Đây là lứa tuổi có nhiều biến động to lớn trong
đời sống tâm lí cơ thể, lứa tuổi diễn ra quá trình chín muồi tính dục.
Giáo dục giới tính trong thời kì này có tác dụng rất to lớn trong cuộc
sống. Nó tác động đến sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ
em. Giáo dục giới tính cho tuổi thiếu niên và tuổi thanh niên là rất
quan trọng vì các em đã bước sang thời kì phát dục và ở thời kì này,
gia đình và nhà trường giúp đỡ các em được nhiều nhất.
Do hiện tượng “gia tốc” phát triển về lứa tuổi, do đời sống kinh
tế ngày càng được nâng cao và ổn định, sự phát triển về giới tính ở
con người ngày càng nhanh và càng sớm hơn. Ngày nay, thậm chí
ngay từ 10, 12 tuổi, có khi còn sớm hơn, nhiều em đã bắt đầu quan
tâm đến một số vấn đề của đời sống tinh dục, của quan hệ yêu
đương thầm kín như người lớn. Đôi khi các em còn bắt chước hoặc
thể nghiệm những cảm xúc của chính mình. Vì thế, việc giáo dục
giới tính đối với các em là rất cần thiết.
Như vậy giáo dục giới tính phải được tiến hành càng sớm càng
tốt ở mỗi lứa tuổi nhất định, cần có những nội dung, chương rình,
phương pháp giáo dục thích hợp. Tuy nhiên, tuỳ theo diễu kiện của
từng quốc gia, từng vùng, từng thời kì… việc giáo dục giới tính có
thể bắt đầu ở những lứa tuổi khác nhau.
Trong tình hình và điều kiện hiện nay ở nước ta, giáo dục giới
tính đặc biệt có ý nghĩa quan trọng từ độ tuổi 13, 14 đến 18, 20 tuổi.

II. NHIỆM VỤ CỦA GIÁO DỤC GIỚI TÍNH


Giáo sư I.X. Kon cho rằng “Chuẩn bị cho nam nữ thanh niên
bước vào cuộc sống gia đình đòi hỏi phải hoàn thiện hệ thống giáo
dục đạo đức và giáo dục giới tính”. Nhưng giáo dục giới tính không
phải là cấm đoán thanh niên bước vào chuyện yêu đương, chuyện
tình dục. Theo I X Kon, “Nhiệm vụ không phải là giữ cho thanh niên
nam nữ tránh chuyện tình dục – không thể và không nên làm như
vậy”, mà là làm thế nào để dạy cho các em biết được một cách đúng
đắn vấn đề quan trọng ấy trong cuộc sống của xã hội và cá nhân.
Điều đó có nghĩa là học sinh trung học phổ thông không những phải
biết sinh lí học giới tính, mà còn phải có hiểu biết rõ ràng về các mặt
xã hội và tâm lí của vấn đề. Giáo dục giới tính phải dẫn các em tới
tính cảm trách nhiệm về đạo đức và về xã hội của người lớn, kêu
gọi các em cân nhắc thận trọng, nghiêm túc trong tình cảm của mình
(“yêu” hay “thích”), giúp các em trưởng thành về mặt xã hội của bản
thân, thấy được những khó khăn do có con sớm, các phức tạp vật
chất và các phức tạp khác do kết hôn sớm gây ra”…
Theo G.I. Gheraximovic và D.V. Kolexev, giáo dục giới tính
phải giúp cho thế hệ trẻ em làm chủ được văn hoá đạo đức trong
lĩnh vực các quan hệ qua lại giữa hai giới, và làm cho họ có được
nhu cầu và nguyện vọng tuân theo những tiêu chuẩn đạo đức trong
các mối quan hệ ấy. Việc tuân theo những tiêu chuẩn đạo đức trong
lĩnh vực các quan hệ giữa hai giới sẽ góp phần quan trọng đối với
xã hội, thể hiện ở:
Mức độ cao của sức khoẻ thể chất và tinh thần của mỗi công
dân.
– Nếp sống văn hoá, văn minh lành mạnh, bình đẳng nam nữ,
cư xử lịch sự với người khác giới, và với mọi người trong xã hội.
– Con người có tình yêu hạnh phúc, gia đình bền vững và phát
triển, làm tròn nhiệm vụ sinh con và giáo dục chúng trở nên những
thành viên xứng đáng của xã hội.
Bầu không khí xã hội thuận lợi nhờ mọi công dân đều biết các
đặc điểm giới tính đặc thù của những người khác giới (đặc điểm về
thể lực, tinh thần, xúc cảm, cá tính…) và tôn trọng những đặc điểm
đó trong quá trình hoạt động chung.
Như vậy việc giáo dục giới tính vừa có lợi cho từng người, vừa
có lợi chung cho mọi người, cho xã hội.
Theo đó, giáo dục giới tính góp phần giáo dục sứ khoẻ, chống
lại các bệnh tật, nhất là dường tình dục, giáo dục về tính dục, giáo
dục về tình yêu, hôn nhân và gia đình, về sự sinh sản, giáo dục thái
độ tôn trọng đối với những người khác giới. “Các em thiếu nhi và
thiếu niên, các chàng trai và các cô gái ở mức độ phù hợp với
những đặc điểm lứa tuổi của mình, cần phải biết và tôn trọng những
đặc điểm giới tính đặc thù của các bạn cùng tuổi khác giới coi
những đặc điểm ấy là hoàn toàn tự nhiên và thực tế có lợi cho xã
hội đồng thời phải hiểu đúng đắn bản có của nguyên tắc nam nữ
bình quyền”.
Theo G.I. Gheraximovic và D.V. Kolexev, nhiệm vụ của giáo
dục giới tính là:
+ Giáo dục niềm tin trong lĩnh vực các quan hệ thân thiết với
người khác giới, con người không phải độc lập với xã hội, không thể
hoàn toàn tách biệt các quan hệ giữa hai giới thành các quan hệ xã
hội. Đồng thời còn phải giáo dục ý thức trách nhiệm xã hội của con
người (thiếu nhi, thiếu niên, thanh niên) đối với từng hành động của
mình.
+ Giáo dục niềm mong muốn có một gia đình bền vững, khoẻ
mạnh thân ái, nhu cầu có con hợp lí, có ý thức và khả năng giáo dục
con cái.
+ Giáo dục ý thức tôn trọng đối với những người khác, với
những người nam giới và nữ giới, giáo dục khả năng chú ý và tôn
trọng những đặc thù và những mối quan tâm của cả hai giới.
+ Giáo dục khả năng và ý muốn đánh giá các hành động của
mình đối với những người khác, không phải chỉ với mọi người nói
chung, mà còn đối với những người thuộc giới nhất định. Có được
khái niệm đâu là hành động tốt, đâu là hành động xấu trong lĩnh vực
các quan hệ ấy.
+ Giáo dục thái độ trách nhiệm đối với sức khỏe của mình và
đối với người khác, hình thành quan niệm về tác hại của các mối
quan hệ tình dục quá sớm và quan niệm không chấp nhận thái độ vô
trách nhiệm và nhẹ dạ trong lĩnh vực các quan hệ với những người
khác giới.
+ Tạo thái độ phê phán đối với những nếp ăn chơi đàng điếm,
những sinh hoạt thiếu lành mạnh trong các quan hệ qua lại giữa
nam và nữ, đối với những định hướng sai lầm trong quan hệ với
người khác giới, thói hưởng thụ, thói tư hữu, tính ích kỉ…
+ Giáo dục quan niệm đúng đắn về sự trưởng thành cùng với
nội dung và các dấu hiệu đích thực của nó (nhất là quan niệm về sự
cư xử ra đời sống tính dục).
Theo tác giả Nguyễn Thị Đoan, nhiệm vụ của giáo dục giới tính
bao gồm:
a) Giáo dục ý thức trách nhiệm xã hội trong quan hệ giới tính
con người.
b) Giáo dục khả năng hiểu biết những đặc điểm giới tính trong
quá trình cùng hoạt động chung với các bạn khác giới. Biết tôn trọng
và giúp đỡ lẫn nhau.
c) Bồi dưỡng những hiểu biết về hành vi tốt xấu, cái cho phép
và cái không thể vượt qua trong quan hệ với người khác giới. Biết tự
đánh giá hành vi của ninh trong quan hệ với người khác giới.
d) Bồi dưỡng những hiểu biết đúng đắn về sự trưởng thành
sinh lí của con người (bao gồm nội dung, những dấu hiệu thực sự
thể hiện của nó).
e) Bồi dưỡng ý thức trách nhiệm đối với sức toẻ của bản thân
và của người khác, ý thức được tác hại của việc kết hôn sớm.
f) Bồi dưỡng tinh thần phê phán và thái độ không khoan
nhượng đối với những tàn tích và quan điểm đạo đức phong kiến tư
sản trong phạm trù quan hệ giới tính.
Như vậy nhiệm vụ của giáo dục giới tính bao gồm cả việc
truyền thụ tri thức về giới tính, về mối quan hệ nam nữ và các mối
quan hệ khác (với người lớn, với gia đình, xã hội bản thân…) và cả
việc giáo dục những phẩm chất đạo đức, những hành vi cư xử với
mọi người, nhất là làm cho các em biết được những hành vi tốt và
xấu, đúng và sai trong quan hệ với người khác giới, những tri thức
và quan niệm đúng đắn về đời sống giới tính con người. Về vấn đề
này, tác giả Nguyễn Bích Ngọc đã đi sâu vào hai nhiệm vụ cơ bản.
Thứ nhất, giáo dục giới tính cần phải giúp con người biết phê
phán, bác bỏ những quan niệm, nhận thức sai về giới tính và giáo
dục giới tính như:
– Phê phán, bác bỏ, những nhận thức đúng đắn về bản năng
sinh dục, về quan hệ tình dục, về khuynh hướng “giải phóng tình
dục”, “cách mạng tình dục” hoặc xu hướng tiêu cực, phó mặc mọi
chuyện “cho nó đến đâu thì đến”, dẫn đến sự tan vỡ của nhiều cuộc
hôn nhân.
Phân tích, phê phán những tư tưởng và những hành vi không
lành mạnh: quan hệ tình gục bừa bãi, yêu nhau, lấy nhau, bỏ nhau
quá dễ dàng, thiếu ý thức trách nhiệm đối với việc xây dựng gia
đình, xã hội giống nòi, chỉ chạy theo khoái cảm…
– Giải quyết được những băn khoăn e ngại, cho rằng giáo dục
giới tính sẽ chỉ làm cho thanh thiếu niên bị kích thích không lành
mạnh, chỉ làm cho các em hư hỏng. Cần phải làm cho mọi người
thấy rằng, bản năng tính dục có sức thúc đấy mãnh liệt đến độ, nếu
ta không giáo dục cho con người, thì bản thân họ, đến một lúc nào
đó, sẽ tự tôn hiểu, tự đi tới những vấn đề đó qua nhiều nguồn thông
tin không chính thức, và như vậy, sẽ có thể dẫn tới những hậu quả
không tốt.
Thứ hai, giáo dục giới tính phải giúp cho con người hình thành
được những tri thức, những quan niệm đúng đắn, khoa học, phù
hợp, có tác dụng tốt cho họ và xã hội. Bao gồm:
– Tri thức đúng đắn khoa học về sinh lí cơ thể, đời sống tính
dục, cả về cấu tạo chức năng, cả về các giai đoạn phát triển của
nó… để họ có thể vận dụng những tri thức này vào cuộc sống, vào
việc bảo vệ sức khoẻ sắc đẹp và đời sống hạnh phúc.
– Những tri thức đúng đắn khoa học về đời sống tâm lí, tâm lí
tình dục, tâm lí giới tính…
Những tri thức đúng đắn khoa học về tình yêu, hôn nhân, đời
sống gia đình, về đạo lí, tâm lí xã hội, về cách cư xử và xây dựng
mối quan hệ tốt đẹp với mọi người, với người khác giới, với người
yêu, người vợ người chồng, cha mẹ, con cái, việc sinh đẻ và nuôi
dạy con cái.
– Chính sách dân số của Nhà nước.
Có thể đi đến kết luận, nhiệm vụ của giáo dục giới tính bao
gồm:
– Hình thành và trang bị cho thế hệ trẻ những tri thức khoa
học, thái độ và quan niệm đúng đắn về những hiện tượng của đời
sống giới tính sinh lí tính dục, về cấu trúc và chức năng của các hệ
cơ quan của cơ thể, nhất là hệ cơ quan sinh dục; về sự cư xử đúng
đắn phù hợp trong các mối quan hệ với mọi người, với người khác
giới, về những vấn đề đạo đức giới tính, thẩm mĩ giới tính, tinh yêu,
hôn nhân và đời sống gia đình…
– Giúp cho các em có bản lĩnh vững vàng bước vào đời sống
xã hội, biết bảo vệ, giữ gìn sức khoẻ cho người bạn và cho chính
mình, có khả năng chống chọi lại những cạm bẫy, quyến rũ của lối
sống ăn chơi đồi trụy, biết phê phán, bác bỏ những quan niệm
không đúng về tình yêu, tình dục, quan hệ tình dục quá sớm hoặc
buông xuôi cả nể, dẫn tới quan hệ tình dục bừa bãi, yêu nhau, bỏ
nhau quá dễ dàng.
– Giúp cho các em biết trân trọng và bảo vệ những giá trị cao
cả và thiêng liêng của tình bạn thân thiết và gắn bó, của tình yêu sâu
nặng và chung thủy, biết được cái hay cái đẹp của nếp sống văn
hoá văn minh.
– Chuẩn bị về tinh thần và khá năng thực tiễn cho thế hệ trẻ,
giúp cho họ phát triển nhân cách toàn diện, biết cách tổ chức và xây
dựng cuộc sống gia đình hạnh phúc, nâng cao chất lượng cuộc
sống, góp phần xây dựng và thúc đẩy xã hội phát triển, giàu mạnh.

III. NỘI DUNG CỦA GIÁO DỤC GIỚI TÍNH


1. Khái niệm về nội dung giáo dục giới tính
Nội dung của giáo dục giới tính trước hết là phải giúp cho việc
thực hiện những nhiệm vụ của giáo dục giới tính. Nó “được quy định
bởi các mục đích và nhiệm vụ của giáo dục giới tính”. Nó cũng bị chi
phối bởi những nguyên tắc chung của hoạt động giáo dục của các
hoạt động sư phạm. Theo Giáo sư A.V. Petrovxki, Những nguyên
tắc chung của công tác giáo dục đều được áp dụng trong giáo dục
giới tính. Ciáo dục giới tính phải là bộ phận hợp thành ủa toàn bộ
các biện pháp giáo dục được thực hiện ở gia đình, ở nhà trường…”.
Nội dung của giáo dục giới tính và ngay cả việc xác định
những nội dung trong hệ thống giáo dục chung đều rất phức tạp.
Nhiều tác giả đều đã đưa ra những yêu cầu, những nguyên tắc nhất
định khi lựa chọn những nội dung giáo dục giới tính. Trong đó, đặc
biệt phải chú ý đến mối quan hệ của giáo dục giới tính với các mặt
giáo dục khác nhất là giáo dục đạo đức, phải chú ý đến mục đích
giáo dục, đến đặc điểm của đối tượng, của phong tục tập quán địa
phương và nhiều yếu tố tâm lí xã hội, sinh lí khác.
Đặc biệt giáo dục giới tính phải gắn liền với giáo dục đạo đức,
phải phù hợp với đối tượng. “Các vấn đề thực về giáo dục giới tính
phải gắn chặt với hệ thống chung của công tác giáo dục đạo đức”.
“Cần phải phân loại một cách chặt chẽ việc giáo dục giới tính tuỳ
theo giới lứa tuổi, mức hiểu biệt của trẻ, cũng như cần phải đảm bảo
tính kế tục của giáo dục giới tính”.
Việc lựa chọn nội dung giáo dục giới tính phải phục vụ cho
mục đích giáo dục chung, phải có tác dụng thúc đẩy sự phát triển
toàn diện của nhân cách. Giáo sư I.X. Kon khẳng định rằng: “dù xác
định mối tương quan giữa giáo dục giới tính và giáo dưỡng giới tính
như thế nào đó chăng nữa thì cả hai thứ đều phải tuân theo mục
đích chung của giáo dục”.
Do giới tính gắn bó mật thiết với đạo đức xã hội, với phong tục
tập quán địa phương, nội dung giáo dục giới tính còn phải phù hợp
với những điều kiện xã hội, đời sống đạo đức và phong tục tập quán
xã hội. “Mỗi một thời đại lich sử của sự phát triển loài người đều đề
ra một kiểu quan hệ giới tính giữa nam và nữ, bởi và những quan hệ
này mang tính chất xã hội, được gắn liền với hệ tư tưởng, đạo đức
thẩm mĩ, tôn giáo…”. Có những nội dung có thể cần tiến hành giáo
dục ở nước này, vùng này, nhưng lại không nên hoặc không thể áp
dụng ở nước khác, vùng khác. Đây là một sự khác biệt quan trọng
giữa giáo dục giới tính với giáo dục các lĩnh vực khoa học khác. Do
đó, việc xác định những nội dung giáo dục giới tính phù hợp với
từng thời kì, từng địa phương, phong tục tập quán, hoặc làm cho
những nội dung đó được chấp nhận ở địa phương là rất quan trọng.
Có nhiều vùng, nhiều nước trên thế giới (trong đó có nước ta), việc
giáo dục giới tính rộng rãi công khai là một việc khó khăn, do thành
kiến của xã hội, của nhiều người đối với vấn đề này. Nguyên nhân
chính là do họ có quan niệm sai lầm về giới tính và giáo dục giới tính
trong xã hội. Họ cho rằng, “việc bàn luận rộng rãi và toàn diện về
vấn đề đó, cũng như việc tuyên truyền các trí thức – ngay cả các trí
thức khoa học về nó cũng đều là vô đạo đức, là tục tĩu, và chỉ làm
nảy sinh sự quan tâm không lành mạnh đến vấn đề quan hệ qua lại
giữa nam và nữ, làm cho đạo đức suy đồi mà thôi”. Như vậy, đối với
họ, việc giáo dục giới tính chỉ làm kích thích dục tính ở trẻ em, sẽ
làm “hoen ố tâm hồn trong trắng”, làm “các em trở thành hư hỏng”.
Tác giả Nguyên Bích Ngọc cũng khẳng định: “Ở những nước còn
chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề của tôn giáo hoặc hệ tư tưởng phong
kiến, trong một thời gian dài vẫn còn một số quan niệm cực kì sai
lầm cho rằng, việc giáo dục giới tính là thiếu đạo đức, dung tục, có
khả năng đưa đến những quan niệm không lành mạnh trong quan
hệ nam nữ và đưa đến tình trạng suy đồi về đạo đức. Thậm chí, tất
cả những gì dính líu tới quan hệ tình dục giữa nam và nữ đều bị
cấm kị, khinh miệt, tránh né, và che đậy”.
Tác giả Nguyễn Thị Đoan đã đưa ra một số nguyên tắc quan
trọng của giáo dục giới tính: phải được tiến hành trên nền tảng giáo
dục đạo đức, giáo dục thẩm mĩ, phải dựa trên “quy luật” của hoạt
động tính dục, nhằm chủ động hướng dẫn sự phát triển giới tính của
thế hệ trẻ theo mục tiêu đào tạo con người mới, phải phù hợp với
đặc điểm đối tượng, với lứa tuổi nghề nghiệp, địa phương, phong
tục tập quán…
Vì thế việc lựa chọn nội dung giáo dục giới tính phải rất thận
trọng, phù hợp. Nó phải tuân theo những yêu cầu, những nguyên
tắc chung được quy định bởi mục đích, nhiệm vụ của giáo dục giới
tính và giáo dục toàn diện, lại phải phù hợp với đặc điểm riêng của
đối tượng, phong tục tập quán, điều kiện sống, kinh tế, xã hội…
Ở đây chúng tôi tập tung trình bày nội dung chung của giáo
dục giới tính và một số vấn đề về nội dung giáo dục giới tính theo
lứa tuổi.
2. Nội dung chung của giáo dục giới tính
Theo Giáo sư G.I. Gheraximovic, nội dung giáo dục giới tính có
thể bao gồm các vấn đề:
Các vấn đề liên quan đến thuộc tính về giới của trẻ, đến ý
nghĩa của thuộc tính này đối với cá nhân và đối với xã hội.
– Các vấn đề của gia đình và của các quan hệ trong gia đình, ý
nghĩa của các vấn đề đối với trẻ, cũng như đối với toàn xã hội.
Các vấn đề của việc trẻ ra đời và tính kế tục của các thế hệ.
– Các vấn đề thuộc đạo đức giới tính.
– Các vấn đề vệ sinh giới tính.
– Quan điểm trên của G.I. Gheraximovic cho thấy giáo dục giới
tính gắn liền với giáo dục đời sống gia đình. Thực tế cho thấy khó có
thể và không nên tỉnh binh hai quá trình giáo dục này, vì đời sống
giới tính và đời sống gia đình gắn bó mật thiết, hữu cơ với nhau.
Nhiều vấn đề của đời sống gia đình là những vấn đề của đời sống
giới tính và ngược lại. Các nhà khoa học thường kết hợp hai quá
trình này với nhau, và ngày nay (cả ở nước ta) chúng thường gọi
thành một cái tên thống nhất: Giáo dục giới tính và Đời sống gia
đình.
Giáo sư Trần Trọng Thuỷ cũng xác định nội dung của giáo dục
giới tính bao gồm những vấn đề về tính dục, trong đó bao gồm cả
sự biến đổi về đặc điểm tính dục trong các giai đoạn phát triển cơ
thể kể cá những hiện tượng kinh nguyệt, mộng tinh, chế độ vệ sinh
kinh nguyệt, những rối loạn của đời sống tính dục, vấn đề tình dục…
những vấn đề về tình yêu, hôn nhân, đời sống gia đình, những mối
quan hệ giữa nam và nữ, sự cư xử đối với nhau trong đời sống và
trong gia đình, những tri thức khoa học cũng như thái độ chung của
con người về các vấn đề đó, nhất là cách thức xây dựng gia đình
hạnh phúc, quan hệ của đời sống tính dục nói chung, quan hệ vợ
chồng nói riêng, với đời sống tâm lí, xã hội, với tình cảm và nhân
cách… “Chiều sâu vẻ đẹp tâm hồn của tình cảm không chỉ phụ
thuộc vào các đặc điểm giới tính của người mình yêu mà còn phụ
thuộc cả vào những đặc điểm nhân cách của họ, vào những phẩm
chất con người, và mức độ phát triển thế giới tinh thần của họ. Một
người mà không phát triển về tâm hồn, thì sự phát triển về tính dục
không tốt đẹp. Họ không thể có hạnh phúc trong cuộc sống riêng”.
Theo Giáo sư Phạm Hoàng Gia và tác giả Minh Đức, nội dung
giáo dục giới tính cho con người phải “tùy theo các đặc điểm lứa tuổi
trình độ cấp học… cũng như sự trưởng thành về cuộc sống gia
đình”, nhưng cũng phải bảo đảm những vấn đề chủ yếu như: vấn đề
tình bạn khác giới và tình yêu, quan hệ cư xử, tình dục trong tình
yêu, những biểu hiện về tâm sinh lí giới tính, những đặc điểm về tình
dục, về vệ sinh giới tính, bệnh lí giới tính, những vấn đề tính dục,
hôn nhân, sinh đẻ, hạnh phúc gia đình, kế hoạch hoá gia đình, giáo
dục con cái, dân số học…
Theo Lê Năng An “Nội dung giáo dục giới tính khá rộng, đề cập
tới các vấn đề: Những đặc điểm của tuổi thơ, tuổi thanh niên, giới
nam và giới nữ, để chuẩn bị cho cuộc sống gia đình, mối quan hệ
giữa trẻ em và người lớn, giữa trẻ em với nhau, đặc điểm tâm lý của
giới nam và giới nữ”.
Tóm lại, nội dung của giáo dục giới tính có thể bao gồm
những vấn đề sau:
1. Đặc điểm tâm sinh tí con người có những đặc điểm về sinh lí
tính dục, với những hiện tượng điển hình như: sự phát triển sinh lí
cơ thể chiều cao, cân nặng, cấu trúc và chức năng của hệ cơ quan
sinh dục, đời sống tình dục, kinh nguyệt, sinh nở, cho con bú, những
kiến thức về sức khoẻ, sinh đẻ có kế hoạch, các bệnh thông thường
và bệnh liên quan đến đường tình dục (sức khoẻ sinh sản)…
2. Đặc điểm giới tính về đạo đức, xã hội, thẩm mỹ như: cách
cư xử với mọi người, với bạn khác giới, tác phong tư thế, phẩm chất
đạo đức theo giới tính, quan niệm về cái đẹp, sự rèn luyện để tạo
nên cái đẹp chân tình và vững bền, vấn đề chọn nghề, những vấn
đề quan hệ xã hội, pháp luật liên quan đến cuộc sống gia đình như
luật hôn nhân gia đình, trách nhiệm của con người trong gia đình và
xã hội, phương hướng rèn luyện của con người về mặt giới tính,
những đặc điểm về đời sống tâm lí con người, tâm lí giới tính theo
lứa tuổi…
3. Những vấn đề về quan hệ bạn khác giới và tình yêu nam nữ
như: Bản chất của tình yêu, sự cư xử trong tình yêu, quy luật của
tình yêu, xây dựng tình bạn, tình yêu chân chính…
4. Những vấn đề về hôn nhân và đời sống gia đình như bản
chất của hôn nhân, điều kiện để có hôn nhân hạnh phúc, cuộc sống
gia đình, sự chuẩn bị cho cuộc sống gia đình, cách xây dựng một
gia đình hạnh phúc…
Hiện nay, nhiều nhà giáo dục thường quan tâm nhấn mạnh đến
việc giáo dục sức khoẻ sinh sản, giáo dục tình dục, giáo dục tình
yêu và hôn nhân… Đó là những biểu hiện cơ bản của đời sống giới
tính được kết hợp hoặc tích hợp theo một định hướng, một trọng
tâm cơ bản, một mục tiêu giáo dục nào đó. Và đó cũng là những nội
dung nhất định, điển hình của đời sống giới tính.
Những nội dung trên cần được thực hiện theo hình thức tổ
chức giáo dục thích hợp, cho những đối tượng thích hợp và
theo từng điều kiện hoàn cảnh thích hợp.
3. Nội dung giáo dục giới tính cho từng đối tượng
Theo A.V. Petrovxki, I.X. Kon, G.I. Gheraximovic, Trần Trọng
Thuỷ, Phạm Hoàng Gia… khi tiến hành giáo dục giới tính, cần phải
dựa vào đối tượng giáo dục để lựa chọn nội dung thích hợp. Giáo
sư Phạm Hoàng Gia và tác giả Minh Đức cho rằng có thể “tạm xác
định 3 loại đối tượng chính mà sự khác nhau về nội dung giáo dục
giới tính khá rõ rệt là: Học sinh phổ thông (từ 13 đến 18 tuổi); thanh
niên ở độ tuổi đang yêu (sinh viên, học sinh các trường cao đẳng,
trung học chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật…) và những người đã
xây dựng gia đình (từ 22, 23 đến 30, 35 tuổi)”. Tác giả Bùi Ngọc
Oánh nêu lên 4 loại đối tượng chính của giáo dục giới tính trong tình
hình hiện nay ở nước ta như sau:
Loại thứ nhất: lứa tuổi mới lớn, bao gồm thanh niên, học sinh
từ trung học cơ sở trở lên, nhất là học sinh trưng học phổ thông,
sinh viên năm đầu của đại học (từ khoảng 13, 14 tuổi đến 20, 22
tuổi); Loại thứ hai: tuổi trưởng thành chuẩn bị lập gia đình, từ
khoảng 18, 20 tuổi trở lên (đối với người chuẩn bị lập gia đình) hoặc
20 – 22 trở lên (nếu là sinh viên, học sinh các trường cao đẳng,
trung học thuyên nghiệp); Loại thứ ba: thanh niên đã có gia đình
bao gồm tất cả những thanh niên đã kết hôn; Loạt thứ tư: giáo viên
và những người làm công tác giáo dục giới tính.
Đối với mỗi đối tượng như vậy, có những nội dung thích hợp
riêng.
Riêng đối với đối tượng học sinh, sinh viên đang đi học, nội
dung giáo dục giới tính có khác so với thanh niên đã vào đời. Giáo
sư Phạm Hoàng Gia và tác giá Minh Đức đã xác định khá cụ thể
những nội dung thích hợp cho các đối tượng này.
Tác giả Bùi Ngọc Oánh cũng đã xây dựng một chương trình
giáo dục giới tính cụ thể cho học sinh phổ thông, bao gồm các vấn
đề sau đây:
Đặc điểm sinh lí giới tính.
Đời sống tâm lí giới tính con người.
Thanh niên và đời sống đạo đức xã hội theo giới tính.
Vẻ đẹp và cách làm đẹp ở thanh niên.
Giao tiếp trong tình bạn và tình bạn khác giới.
Tình yêu và việc xây dựng tình yêu chân chính.
Hôn nhân và đời sống gia đình.
Sự bùng nổ dân số và kế hoạch hoá dân số.
Những tri thức quan trọng trong việc thực hiện “kế
hoạch hoá gia đình” (kiến thức về cấu tạo cơ quan sinh
dục nam nữ, sự thụ thai, các biện pháp tránh thai, hậu
quả của việc có thai sớm…).
Những bệnh lây qua đường tình dục và cách phòng
tránh.
Tuy nhiên, những vấn đề trên không phải được giảng dạy một
cách giống nhau cho tất cả mọi lứa tuổi, mọi cấp học. Đối với mỗi
khối lớp khác nhau, cũng cần có những nội dung khác nhau, căn cứ
vào rình độ học sinh (khối lớp nào), nội dung học tập, tình hình nhà
trường, phong tục tập quán, đời sống văn hoá địa phương… Trong
việc giáo dục cho học sinh phổ thông, việc lựa chọn nội dung cho
từng khối lớp luôn luôn phải đáp ứng từng câu hỏi: Dạy cho khối nào
(lứa tuổi nào), dạy những nội dung nào? Dạy như thế nào? (thành
môn riêng hay lồng ghép vào các môn khác, dạy ngoại khoá hay
chính khóa…). Trong đó, cần phải đặc biệt thận trọng khi xác định
chương trình và nội dung giảng dạy những chủ đề có tính “nhạy
cảm” như tình dục, tình yêu… Ngoài ra còn phải tính đến dư luận
phụ huynh, xã hội ở từng vùng, từng địa phương, nông thôn, thành
thị.
Các tác giả: Giáo sư G.I. Gheraximovic và Tiến sĩ D.V. Kolexev
còn xây dựng một thương tình rất cụ thể cho các đối tượng đang đi
học ở và trường phổ thông bao gồm: trẻ chưa đến tuổi đi học, học
sinh tiểu học, học sinh trung học cơ sở, học sinh trung học phổ
thông… Ở nhiều nước, việc xây dựng chương trình giới tính cho
từng loại độ tượng, khối lớp cũng được tiến hành rất tỉ mỉ, cụ thể
luật ở Đức, ở Phillppines và nhiều nước khác.
Ngày nay việc giáo dục giới tính cho học sinh phổ thông càng
trở nên cần thiết và quan trọng. Các bậc phụ huynh khó có điều kiện
giáo dục tốt vấn đề này cho con em của họ “Không thể hi vọng vào
chỗ gia đình đảm nhiệm tốt chức năng giáo dục giới tính… Nhiều
bậc cha mẹ than phiền không biết kể cho con nghe chuyện bí mật
của giới tính như thế nào. Và thường người lớn cũng không biết kể
cái gì và khi nào. Kinh nghiệm bản thân thì không đủ, sách vở khoa
học về vấn đề này thì ít – Thậm chí dù có đủ tài liệu, các bậc cha mẹ
cũng phải khước từ đàm đạo (với con cái) về chuyện này”. Theo
ông, phải có người được đào tạo chuyên biệt, thầy cô giáo hay bác
sĩ làm việc giáo dục giới tính này mới có hiệu quả cao.
Có thể kết luận rằng, việc xác định thương trình nội dung giáo
dục giới tính phù hợp với phong tục tập quán, dư luận xã hội và nhất
là phù hợp với đối tượng học sinh phổ thông có ý nghĩa to lớn. Nó
góp phần thực hiện tốt hoạt động giáo dục này, cũng như thực hiện
tốt mục đích giáo dục, đào tạo con người phát triển toàn diện. Việc
giáo dục giới tính cần phải được thực hiện một cách khoa học, hợp
lí, có phương pháp và hình thức giảng dạy trình hợp. Hoạt động
giáo dục này cũng phải được tiến hành bởi những người có chuyên
môn, có trình độ, được đào tạo một cách chu đáo và hệ thống, giống
như việc giáo dục, giảng dạy những bộ môn khoa học khác trong
nhà trường.
4. Nội dung giáo dục giới tính theo chương trình giáo dục phổ
thông
Việc xây dựng nội dung giáo dục giới tính theo chương trình
giáo dục phổ thông đã được sự quan tâm nhiều của các nhà khoa
học. Nhiều công trình nghiên cứu đều thống nhất rằng, cần có
chương trình giáo dục giới tính theo từng lứa tuổi, từng cấp học. Cụ
thể, có thể theo các lứa tuổi sau:
– Nội dung Giáo dục giới tính cho trẻ em trước tuổi đi học.
– Nội dung Giáo dục giới tính cho lứa tuổi học sinh tiểu học.
Nội dung Giáo dục giới tính cho lứa tuổi học sinh trung học cơ
sở.
– Nội dung Giáo dục giới tính cho lứa tuổi học sinh trung học
phổ thông.
Nội dung Giáo dục giới tính cho lứa tuổi thanh niên trưởng
thành.
Nội dung Giáo dục giới tính cho lứa tuổi người lớn.
Việc xây dựng những nội dung cụ thể chương trình giáo dục
giới tính cho từng lứa tuổi như trên đang được quan tâm và triển
khai.
Năm 1990, Chương trình Quốc gia nghiên cứu về Giáo dục
giới tính và Đời sống gia đình đã xây dựng chương trình giáo dục
giới tính cho học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông, trước
hết, tập trung vào lứa tuổi từ lớp 9 đến lớp 12, theo nội dung cụ thể
sau đây:
Chương trình lớp 9 bao gồm các chủ điểm:
Giới tính và sự khác biệt nam nữ.
Những biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì.
Những biến đổi tâm lí ở tuổi dậy thì.
Cấu tạo và chức năng của cơ quan sinh dục nam.
Cấu tạo và chức năng của cơ quan sinh dục nữ.
Hiện tượng kinh nguyệt.
Sự thụ thai và phát triển thai.
Gia đình.
Các mối quan hệ gia đình.
Chương trình lớp 10 bao gồm các chủ điểm sau:
Gia đình (khái niệm và chức năng).
Các giai đoạn phát triển của gia đình.
Các mối quan hệ gia đình.
Cách cư xử trong các mối quan hệ gia đình.
Bổn phận làm con.
Tình người.
Tình bạn.
Chương trình lớp 11 gồm các chủ điểm:
Tình yêu.
Hôn nhân.
Một số vấn đề trong luật Hôn nhân và Gia đình.
Quản lí gia đình.
Quản lí sử dụng của cải trong gia đình.
Trách nhiệm làm cha mẹ.
Chương trình lớp 12 gồm các chủ điểm:
Cấu tạo và chức năng của cơ quan sinh dục nam,
nữ.
Sự thụ thai và phát triển của thai.
Dấu hiệu thai nghén và sự sinh con.
Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai.
Các bệnh lây lan qua đường tình dục.
Có thai ở tuổi vị thành niên và các hậu quả.
Vấn đề của vợ chồng trẻ.
Chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh
Việc xây dựng những chương trình trên đã được triển khai,
giảng dạy thí điểm tại các trường ở 17 tỉnh, thành phố trong cả
nước. Sau đó đã biên soạn thành sách giáo khoa cho học sinh từ
các lớp 9 đến lớp 12 và sách hướng dẫn giảng dạy các chủ điểm
trên cho giáo viên.
Việc thực hiện giảng dạy các nội dung trên trong trường phổ
thông được tiến hành theo các hướng:
– Tích hợp (hoặc kết hợp, lồng ghép) với các bộ môn khoa học
có liên quan (Sinh học, Giáo dục công dân…).
Giảng dạy theo những tiết học riêng.
– Đưa vào nội dung giáo dục ngoài giờ lên lập.
– Kết hợp với các hình thức sinh hoạt ngoại khoá, đặc biệt kết
hợp với việc giáo dục bằng phim ảnh, dẫn kịch, và các loại hình hoạt
động nghệ thuật.
– Tổ chức các hoạt động tư vấn học đường.
Vấn đề giáo dục giới tính cho học sinh phổ thông dã bắt đầu
được sự quan tâm của các nhà khoa học giáo dục. Tuy nhiên, còn
một số tồn tại như:
+ Vẫn còn có những băn khoăn e ngại của một số giáo viên,
học sinh và phụ huynh khi tiếp cận với những bài thuộc về lĩnh vực
nhạy cảm (tình dục, tình yêu, cấu trúc hệ cơ quan sinh dục, kinh
nguyệt…), đặc biệt là việc dạy những gì, dạy như thế nào.
+ Hiện nay, vẫn còn nhiều người, nhiều sách báo, tài liệu để
cập đến những vấn đề này một cách lệch lạc, phiến diện, theo chiều
hướng đi sâu vào những khía cạnh, kiến thức có tính hấp dẫn, kích
thích trí tò mò của học sinh nhiều hơn là giáo dục ý thức và thái độ
đúng đắn ở các em. Vì vậy, nếu không thận trọng, việc giáo dục
những tri thức này lại có thể gây ra tác dụng phản diện nhiều hơn.
+ Các nội dung khác tuy không khó khăn, phức tạp như những
kiến thức trên nhưng vẫn chưa được thực hiện đầy đủ và nghiêm
túc trong một số trường phổ thông. Thậm chí, một số trường, một số
nhà quản lí giáo dục còn bỏ qua hoặc không thực hiện đầy đủ các
nội dung và thời lượng giảng dạy các vấn đề giới tính theo quy định
chung (nhất là những tri thức có tính nhạy cảm) vì nhiều lí do như:
dồn thời gian vào dạy những môn mà họ cho là trọng tâm, quan
trọng, nằm trong nội dung thi tốt nghiệp, coi nhẹ những nội dung tri
thức này, hoặc có quan niệm cho rằng những kiến thức này không
cần thiết không nên dạy trong trường phổ thông…
+ Chưa có sách giáo khoa chính thức về giáo dục giới tính,
việc tích hợp các kiến thức giới tính trong các môn có liên quan như
Sinh học, Giáo dục công dân… chưa được thực hiện một cách đầy
đủ, toàn diện, chưa được thể hiện rõ ràng trong các sách giáo khoa.
Vì vậy giáo viên không có đủ tài liệu giảng dạy cần thiết.
5. Vấn đề giáo dục giới tính cho thanh niên ngoài nhà trường và
người lớn
Vấn đề giáo dục giới tính không những cần thiết phải tiến hành
cho học sinh, sinh viên trong nhà trường mà còn phải thực hiện cho
những đối tượng ở ngoài nhà trường như: thanh niên, cán bộ, công
nhân, người đã trưởng thành, các bậc phụ huynh… Trong thực tế,
rất nhiều thanh niên, người lớn có nhu cầu được tìm hiểu, được
trang bị những tri thức về lĩnh vực này. Thậm thí, nhiều bậc phụ
huynh cũng rất muốn được tìm hiểu các tri thức này để giáo dục con
cái của mình.
Vì vậy việc xây dựng và xác định những nội dung giáo dục giới
tính trình hợp cho những loại đối tượng trên là rất cần thiết.
Có thể có nhiều hướng biên soạn và thực hiện những chương
trình giảng dạy cho các đối tượng khác ngoài nhà trường phổ thông
như:
– Nội dung chương trình giáo dục giới tính cho thanh niên mới
lớn và thanh niên trưởng thành đã có gia đình.
– Nội dung chương trình giáo dục giới tính giảng dạy trong các
câu lạc bộ, nhà văn hoá, các cơ quan, xí nghiệp, các đơn vị của Hội
Liên hiệp Phụ nữ các tổ chức Công đoàn. Chương trình này được
biên soạn và giảng dạy theo 2 hình thức:
+ Các chuyên đề đặc biệt thích hợp với các chủ đề giáo dục ở
từng thời kì, ở từng loại đối tượng.
+ Chương trình giáo dục giới tính theo một hệ thống phù hợp
với từng loại đối tượng.

IV. NGUYÊN TẮC CỦA GIÁO DỤC GIỚI TÍNH


Việc giáo dục giới tính cho thanh niên học sinh là vấn đề quan
trọng, cần thiết, tuy nhiên cũng là một lĩnh vực phức tạp và tế nhị. Vì
vậy ngoài việc phải đảm bảo những nguyên tắc chung như: tính
khoa học, tính giáo dục, tính thực tiễn… như các môn học khác, cần
phải chú ý thêm những vấn đề sau đây:
– Giáo dục giới tính phải gắn liền với giáo dục đạo đức, giáo
dục nhân cách, hình thành thế giới quan khoa học. Giáo dục giới
tính phải gắn liền với việc giáo dục và tính thành nếp sống sinh hoạt
lành mạnh, lối sống văn hoá văn minh. Cần phải xác định rằng, đó là
một trong những mục tiêu cơ bản của giáo dục giới tính.
– Giáo dục giới tính phải được thực hiện một cách toàn diện cả
về sinh lí giới tính, tâm lí giới tính, thẩm mĩ giới tính, xã hội giới tính
Không nên chỉ tập trung vào những vấn đề sinh lí tính dục mà coi
nhẹ các vấn đề tâm lí xã hội giới tính.
Phải kết hợp việc giảng dạy tri thức khoa học với việc hình
thành thái độ đúng đắn. Khi giảng dạy những “vấn đề nhạy cảm”,
không nên chi tập trung mô tả các sự kiện, hiện tượng một cách
“trần trụi”, “sống sượng”, mà cần chú ý kết hợp với việc tính thành ý
thức đạo đức phê phán những biểu hiện sai trái.
Phải kết hợp việc truyền thụ những tri thức lí luận với những
kiến thức thực tiễn nhất là những vấn đề thực tiễn trong đời sống
sinh hoạt của thanh niên, học sinh.
Giáo dục giới tính phải được thực hiện một cách phù hợp với
đặc điểm tâm sinh lí của lứa tuổi, của lớp học, của yêu cầu giáo dục
đặc trưng thích hợp với đối tượng, phải phù hợp với phong tục tập
quán của từng vùng, từng địa phương.

V. Ý NGHĨA CỦA GIÁO DỤC GIỚI TÍNH.


1. Giáo dục giới tính có ý nghĩa to lớn đến việc phát triển toàn
diện nhân cách
Mục đích giáo dục của chúng ta hiện nay là đào tạo con người
mới phát triển toàn diện. Đó chính là con người có nhân cách phát
triển về mọi mặt: đạo đức, tài năng, trí tuệ, có khả năng góp phần
xây dựng xã hội tốt đẹp, phát triển. Nhưng chính những phẩm chất
tốt đẹp của nhân cách, và sự đóng góp hiệu quả của con người đối
với xã hội lại phụ thuộc vào đời sống giới tính của họ. Nhiều phẩm
chất nhân cách quan hệ mật thiết với giới tính, hoặc cũng chính là
những đặc điểm của giới tính và ngược lại.
Chính việc thiếu hiểu biết kiến thức về giới tính, về đời sống
tính dục, về hôn nhân, gia đình, làm cho con người dễ mắc vào vòng
tội lỗi, làm cuộc sống gia đình của họ không hạnh phúc, và do đó
hạn chế khả năng đóng góp của họ vào việc xây dựng và phát triển
xã hội.
Theo IU.I.Kusniruk và A.P.Serbakov “Chính việc thiếu kiến thức
về những vấn đề này (giới tính và đời sống gia đình) cũng giống như
mọi tình trạng dốt nát khác, lại là điều nguy hiểm và có phương hại
đến tâm lí đạo đức con người”. Nhiều nguyên nhân và hoàn cảnh
trở thành tội lỗi của con người chỉ vì họ không hiểu biết gì về tính
dục, về đời sống giới tính và đời sống vợ chồng. Có khi sự không
hiểu biết ấy “làm tăng thêm các dạng rối loạn tính dục khác nhau, là
hệ quả tiếp theo dẫn đến sự phá hoại về tâm lí, gây bệnh hoạn cho
hệ thần kinh. Đồng thời không phải chỉ có sức khoẻ con người bị tổn
thương, mà tư cách con người trong gia đình và xã hội cũng bị tổn
thương”.
A.V.Petrovxki cũng cho rằng: “Bầu không khí thiếu lành mạnh
trong gia đình tạo nên tính bê tha và thói vô liêm sỉ”. Nhiều vấn đề
của giới tính ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển nhân cách. “Tình
yêu thực sự là điều kiện quan trọng nhất của sự nảy nở và phát triển
nhân cách con người”. “Khi không có những nguyên tắc đạo đức
vững chắc về quan hệ nam nữ, thì trong khối óc và con tim của thiếu
niên sẽ xuất hiện những thái độ tiêu cực đối với tình yêu, những
hứng thú không lành mạnh, thái độ coi thường phụ nữ…”.
Giáo dục giới tính góp phần quan trọng làm nhân cách phát
triển toàn diện, làm con người có điều kiện xây dựng xã hội tốt đẹp,
lành mạnh. Vì thế, giáo dục giới tính có ý nghĩa to lớn đến việc thực
hiện mục đích giáo dục.
2. Giáo dục giới tính đáp ứng những quy luật phát triển về tâm
lí, sinh lí cơ thể của thanh thiếu niên
Giáo dục giới tính đáp ứng những quy luật phát triển về tâm lí,
sinh lí cơ thể, đặc biệt là sự phát triển về đời sống tính dục và sự
trưởng thành nhân cách của thanh thiếu niên trong xã hội.
Một số người cho rằng giáo dục giới tính cho học sinh làm cho
các em bị “kích thích dục vọng”, “làm hoen ố tâm hồn trong trắng”,
hoặc “vẽ đường cho hươu chạy”.
Đó là những quan niệm rất sai lầm.
Trong quy luật phát triển cơ thể con người, từ khoảng 12, 13
tuổi trở đi sự dậy thì sẽ làm các em quan tâm đến các vấn đề giới
tính và tính dục, nhất là khi các em bước vào giai đoạn chín muồi
giới tính (từ độ tuổi 14, 15 tuổi đối với nữ và 16, 17 tuổi ở nam).
Thực ra “trẻ em đã sớm quan tâm đến các vấn đề giới tính, trước
khi tính dục chín muồi. Lúc đầu sự quan tâm này không gắn với các
thể nghiệm tính dục, mà biểu hiện tính tò mò thường tình… Đến tuổi
quá độ (tuổi dậy thì) thì tình hình phức tạp hơn, mối quan tâm của
thiếu niên đến các vấn đề giới tính trở nên căng thẳng và riêng tư”.
Do đặc điểm phát triển sinh lí cơ thể, tự các em sẽ tìm đến
những vấn đề về giới tính. A.V.Petrovxki khẳng định rằng, “sự phát
dục kích thích phát triển sự quan tâm đến giới khác, làm xét hiện
những cảm giác, tình cảm và rung cảm mới”. Các nhà sinh lí học, y
học, tâm lí học đều thừa nhận rằng “hoạt động sinh lý tính dục là
một hoạt động bình thường của một cơ thể khoẻ mạnh. Nó phát
triển theo quy luật tự nhiên”, đó là một nhu cầu cơ bản của con
người.
Mặt khác, chính bản thân những tác động của đời sống xã hội
cũng ảnh hưởng đến việc quan tâm đến các vấn đề tính dục, tình
yêu hôn nhân của các em. Trong cuộc sống xã hội, con người luôn
phải giao tiếp xã hội, luôn tiếp xúc với mọi người và tiếp xúc với các
vấn đề xã hội. Chính sự tiếp xúc này tạo nên những nhận thức nhất
định, đầu tiên của con người về các vấn đề của đời sống giới tính:
giao tiếp với bạn khác giới, nhận thức về tình yêu và những cử chỉ
yêu đương…
Đến một độ tuổi nhất định, không phải do bản thân trẻ em, mà
chính là mọi người trong xã hội: bạn bè, người lớn, đặc biệt là
những người thân trong gia đình, cũng luôn nhắc nhở, gợi ý, thậm
chí yêu cầu các em hướng đến những vấn đề trong quan hệ giới
tính như: xây dựng tình yêu, kết hôn…
Những hiểu biết, những ảnh hưởng mạnh mẽ của các sinh
hoạt yêu đương, của đời sống giới tính trong xã hội, lại kết hợp với
những rung cảm giới tính, những biến đổi giới tính trong cơ thể,
trong tình cảm, dần dần hình thành ở trẻ em một dạng kiến thức mới
dù chưa được học tập trong nhà trường hoặc gia đình. Đồng thời
cũng dần dần hình thành ở các em một nhu cầu mới: những quan
hệ về giới tính, rung cảm giới tính… “Không phải bản thân việc yêu
đương chăm sóc, thư từ, gặp gỡ, cái hôn đầu tiên là quan trọng, mà
quan trọng vì đó là sự đáp ứng nhu cầu nội tại của bản thân học
sinh lớn, vì đó là những tượng trưng xã hội nhất định, những dấu
hiệu trở thành người lớn”.
Như vậy sự quan tâm đến các vấn đề giới tính, thậm chí việc
nảy sinh những hành vi giới tính, yêu đương là tất yếu, có tính quy
luật. Nó nảy sinh do chính đời sống sinh lí cơ thể và đời sống xã hội
của các em.
Nếu không được hướng dẫn về những vấn đề này, các em sẽ
gặp phải những khó khăn, và chính xã hội và người lớn cũng thật
ảnh hưởng bởi những khó khăn đó. A.V. Petrovxki đã nêu rõ: “Các
em thiếu niên không hiểu biết gì về các lần đề giới tính thường tỏ ra
sợ hãi trước những biến đổi sinh lí diễn ra trong cơ thể mình và lấy
làm xấu hổ về những biến đổi đó. Không được các bậc cha mẹ ra
các nhà sư phạm giải đáp đến nơi đến chốn những vấn đề các em
muốn biết, các em thường tìm đến các nguồn tình cờ, đôi khi nhảm
nhí và nhận được một khái niệm sai lệch về những vấn đề các em
quan tâm”. Ông cũng cho rằng, “Việc các em thiếu niên, thiếu hiểu
biết về các vấn đề giới tính thường dẫn đến những bi kịch đau lòng
trong đời sống”. Ngược lại, sự hiểu biết các kiến thức về giới tính sẽ
giúp cho các em tự tin và vững vàng hơn khi bước vào đời đặc biệt
là khi gặp những tình huống “gay cấn”, điều rất dễ xảy ra khi các em
tiếp cận với cuộc sống xã hội.
Theo các tác giả, chính do những đặc điểm về sự phát triển
sinh lí và tâm lí, ở các em cũng nảy sinh những nhu cầu nhất định
về đời sống giới tính như: nhu cầu tìm hiểu về tính dục, tình dục,
tình yêu, đời sống gia đình… Nhu cầu này xuất hiện ngay từ khi còn
nhỏ, càng lớn lên nó càng trở nên mạnh mẽ, thúc đẩy các em tìm
hiểu những vấn đề đó. Con người bình thường nào cũng có những
nhu cầu nhất định về đời sống giới tính, khi tới một độ tuổi nào đó.
Tuy nhiên, khác với con vật, ở con người những nhu cầu này thể
hiện ra qua các thái độ, hành vi vừa mang tính sinh học, vừa mang
tính tâm lí xã hội to lớn.
Ngay từ lúc còn rất nhỏ, trẻ đã bắt đầu quan tâm đến các vấn
đề giới tính, đó là kết quả của quá trình tự nhiên nhằm nhận thức
thế giới xung quanh. Sự quan tâm ấy thể hiện trong vô số các câu
hỏi mà trẻ dặt ra cho bố mẹ và thường làm cho bố mẹ phải bối rối
khó xử đại loại như: “Con sinh ra như thế nào?”, “Tại sao con lại ở
trong bụng mẹ?”… Khi trẻ chưa đến tuổi đi học, chúng đã muốn biết
bí mật của sự ra đời các em bé. Đến tuổi dậy thì, các em gái chú ý
nhiều đến bề ngoài của mình, tăng cường quan tâm đến những “bí
mật tình yêu”, “còn các chàng trai bắt đầu để ý đến các cô gái…
Trong giai đoạn dậy thì, “thời kì mà người đàn ông hoặc đàn bà
thức dậy trong con người” việc quan tâm đến những vấn đề giới tính
ấy lại càng trở nên bức xúc và không thể tránh khỏi. Sự quan tâm đó
ngày càng cao. “Giai đoạn phát triển phức tạp tế nhị này nếu thiếu
sự hướng dẫn, giúp đỡ của những người có trách nhiệm và kinh
nghiệm thì thật là một sai lầm đáng tiếc”. Engebeta Ixakovic đã viết:
“Bí mật của quan hệ sinh lí liên quan đến những cảm xúc mạnh nhất
của con người. Bản thân cảm xúc thầm kín ấy không tốt cũng không
xấu. Đơn giản là nó tồn tại. Con người lại hay mắc sai lầm trong
chuyện này. Đôi khi phải trả giá sai lầm ấy bằng cả cuộc đời”.
Chính sự dậy thì cùng với sự giao tiếp, gặp gỡ trong đời sống
xã hội, sự phát triển về tình cảm và trong đời sống tâm lí đã hình
thành nên ở các em những nhu cầu về các vấn đề giới tính. Những
nhu cầu ấy ngày càng tăng và ngày càng cấp thiết đối với con
người. Giáo dục giới tính đáp ứng được những nhu cầu này của các
em, giúp cho các em có định hướng đúng đắn và phù hợp đối với
đời sống giới tính và đời sống xã hội.
Việc trang bị cho các em những tri thức này một cách phù hợp,
khoa học sẽ giúp các em phát triển nhân cách, thích ứng hơn với
đời sống, chuẩn bị cho các em vào đời một cách vững chắc và tự
tin. Các em sẽ có bản lĩnh vững vàng chống lại mọi cám dỗ, sa ngã
và những trở ngại khác của cuộc đời, mà nhiều khi những cám dỗ,
sa ngã đó lại do chính sự phát dục ở bản thân các em và do những
phức tạp của xã hội gây nên.
V. G. Belinxki nhận xét rằng: “Sự trong sạch về đạo đức hoàn
toàn không phải là ở chỗ chẳng biết gì mà là ở chỗ giữ gìn được
đức hạnh khi có sự am hiểu đầy đủ”. Chính việc trang bị cho các em
những tri thức về đời sống giới tính sẽ góp phần giúp các em giải
quyết tốt đẹp những vấn đề khúc mắc trong cuộc sống, mà đối với
các em “nhiều khi là bí ẩn, khó có thể tránh khỏi”.
Trong khi ấy việc che giấu, né tránh của người lớn đối với
những vấn đề giới tính trước các em, nhiều khi chỉ gây nên tính tò
mò, sự kích trình tìm hiểu, và có thể gây nên những hậu quả bất lợi.
Đặc biệt là các em lại dễ bị ảnh hưởng bởi những tác động tiêu cực
xã hội, của người lớn, nhất là những người thiếu suy nghĩ và thiếu
tri thức văn hoá về những vấn đề của đời sống giới tính.
Hơn nữa, đời sống giới tính, yêu đương, quan hệ vợ chồng,
gia đình cũng là vấn đề tất yếu của con người. “Cuộc sống và tình
yêu – đó là hai mặt thống nhất trong một con người bình thường”,
“tình yêu đòi hỏi phải xây dựng gia đình, và chỉ có trong gia đình thì
đôi lứa mới có cuộc sống hạnh phúc”. Đời sống yêu đương và cuộc
sống vợ chồng lại là những vấn đề rất phức tạp, không phải ai cũng
biết. Sự thiếu kiến thức gia đình và đời sống vợ chồng đã làm cho
rất nhiều gia đình đau khổ, tan vỡ, và nhiều hậu quả tai hại không
thể lường trước Việc giáo dục giới tính cho các em sẽ giúp các em
biết cách xử thế, biết cách giải quyết tốt đẹp khi “đối mặt” với những
“vấn đề muôn thuở” và tất yếu ấy của con người. Nó sẽ giúp các em
có cuộc sống gia đình hạnh phúc, nó sẽ góp phần nâng cao chất
lượng cuộc sống cho bản thân các em và cho toàn xã hội.
3. Giáo dục giới tính có ý nghĩa lớn đối với giáo dục dân số và
sự phát triển xã hội
Ngày nay tình trạng gia tăng dân số quá mức đang là mối quan
tâm ẹ ngại của nhiều nước. Nạn bùng nổ dân số này nhiều khi lại là
do sự thiếu hiểu biết nhiều vấn đề của giới tính (sự sinh sản, việc
kết hôn sớm…) hoặc do những quan niệm sai lầm về đời sống giới
tính, đời sống gia đình (đẻ nhiều con vì muốn có cả con trai con gái
vì cho rằng đẻ càng nhiều càng tốt, lây vớ sớm để có cháu cho bà
bế
Việc trang bị những tri thức về giới tính sẽ giúp cho con người
làm chủ được “vấn đề sinh đẻ” biết cách hạn chế sinh đẻ, nhất là
những nhận thức và quan niệm chung về vấn đề dân số. Nhờ đó họ
sẽ tự giác tham gia vào công cuộc “chiến đấu, chống lại nạn bùng
nổ dân số, họ sẽ tự giác góp phần vào việc giảm bớt “sự phát triển
đáng sợ” của dân số. Nhờ giáo dục giới tính, công tác giáo dục dân
số mới có thể đạt hiệu quả cao. Vì thế, giáo dục giới tính gắn liền
với giáo dục dân số, trở thành một bộ phận hữu cơ của giáo dục
dân số.
Giáo dục giới tính còn góp phần nâng cao chất lượng đời sống
gia đình, làm cho các gia đình hạnh phúc hơn, êm ấm hơn. Do đó,
giáo dục giới tính làm nâng cao đời sống văn hoá xã hội. Nó còn có
tác động đến nhiều mặt khác: đời sống kinh tế, trật tự an ninh, đạo
đức xã hội, thuần phong mĩ tục… Những lĩnh vực xã hội đó chịu ảnh
hưởng nhiều của cuộc sống con người về mặt giới tính. Chỉ khi có
đời sống hạnh phúc, mỗi người và mỗi gia đình mới có thể đóng góp
tốt nhất cho xã hội.
Có thể nói, giáo dục giới tính góp phần quan trọng đối với việc
xây dựng một xã hội lành mạnh tốt đẹp.
4. Giáo dục giới tính có ý nghĩa to lớn đến sự phát triển tâm
sinh lí trong tình hình hiện nay
Ngày nay, do nhiều nguyên nhân tâm lí và xã hội phức tạp,
như sự đô thị hoá, gia tốc sự phát triển của trẻ em, cuộc cách mạng
khoa học kĩ thuật, phức tạp hoá của quá trình giáo dục, tự do nhiều
hơn so với trước đây của thanh thiếu niên đối với cha mẹ, quyền
bình đẳng của phụ nữ, và sự xuất hiện của những phương tiện tránh
thai hiệu quả… càng ngày càng có nhiều biểu hiện phức tạp trong
xã hội về giới tính:
– Theo các nhà khoa học, trong 50 năm vừa qua, cứ 10 năm,
tuổi dậy thì của các em gái lại sớm hơn 4 tháng. Hiện tượng này
diễn ra ở hầu hết các nước, trong đó có nước ta, theo số liệu Hằng
số sinh lí Việt Nam: tuổi dậy thì của các em gái năm 1967, ở thành
phố là 15,8 +/- 1,4, ở nông thôn là 16,22 +/- 1,7; năm 1972 ở thành
phố là 14,3 +/- 1,2, ở nông thôn là 15 +/- 3,4, và theo số liệu của
Phòng sinh lí lứa tuổi (Viện Tâm sinh học lứa tuổi tuổi dậy thì của
các em gái năm 1980 ở thành phố là 13,10 +/- 1,2, ở nông thôn là
14,5 +/- 1,3. Hiện nay, tuổi dậy thì của các em lại sớm hơn. Sự dậy
thì sớm đã tạo ra một khoảng cách khá lớn giữa sự chín muồi sinh
dục và sự trưởng thành về xã hội, từ lúc dậy thì (13, 14 tuổi) đến độ
tuổi có khả năng độc lập về kinh tế để có thể kết hôn (22, 23 tuổi) là
từ 8 đến 10 năm. Khoảng thời gian dài ấy đã gây ra rất nhiều khó
khăn cho các em trong quan hệ với người khác giới và cũng đặt ra
cho xã hội, cho các nhà giáo dục nhiều vấn đề phải quan tâm giải
quyết.
– Sự dậy thì sớm có thể dẫn tới quan hệ tình dục sớm, quan
hệ yêu đương sớm. Các công trình nghiên cứu hiện nay cho thấy,
lứa tuổi các em có quan hệ tình dục là khá sớm: nhiều em 16, 15,
thậm chỉ 14, 13 tuổi đã có quan hệ tình dục.
Đặc biệt, trẻ em có “quan hệ tình dục” lần đầu tiên ở lứa tuổi
càng ngày càng sớm hơn, với tỉ lệ cao hơn.
– Quan hệ tình dục sớm dẫn đến tình trạng có thai ngoài ý
muốn, và những hậu quả tai hại của nó là không tránh khỏi. Những
hiện tượng nạo phá thai, có thai tuổi vị thành niên; việc sinh con của
các bà mẹ quá trẻ 13, 14, 15… tuổi, việc kết hôn sớm… xảy ta rất
nhiều kéo theo rất nhiều tác hại lớn khác cho bản thân các em và
cho gia đình, cho xã hội như: tình trạng bệnh tật, đẻ con dị dạng,
sức khoẻ của người mẹ và đứa con yếu kém nghiêm trọng, nhất là
tốc độ lây lan các bệnh đường tình dục như bệnh lậu, bệnh giang
mai, nhiễm HIV… và gây nên những tác hại lớn về kinh tế xã hộp
tâm lí…
– Tình trạng tình yêu tan vỡ, nhiều gia đình thiếu hạnh phúc, đi
đến li hôn và nhiều hậu quả tai hại khác: con cái hư hỏng, trật tự an
ninh xã hội bị rối loạn bởi sự gây gổ, đánh lộn thậm chí có thể chém
giết lẫn nhau, đạo đức, phong tục lành mạnh bị huỷ hoại…
– Trong khi đó, ở Việt Nam ta còn có tình trạng yếu kém nhận
thức về văn hoá xã hội, về đời sống giới tính. Những kiểu ăn chơi
đàng điếm, nếp sống sinh hoạt thiếu lành mạnh, những biến tướng
không tốt của các loại hình sinh hoạt văn hoá như: karaoke, vũ
trường, nhậu nhẹt… là tình trạng khá phổ biến, gây nên nhiều hậu
quả không tốt trong đời sống của thanh thiếu niên và xã hội.
Trước tình hình đó, giáo dục giới tính trở thành vô cùng quan
trọng và cần thiết. Nó trở thành một vấn đề cấp bách mà xã hội và
các nhà giáo dục cần phải giải quyết. Đó là nhu cầu của các em và
cũng chính là nhu cầu của xã hội hiện đại.
5. Giáo dục giới tính có ý nghĩa đặc biệt trong tình hình phức
tạp và gia tăng của các tệ nạn xã hội hiện nay
Ngày nay, các tệ nạn xã hội đang có chiều hướng phát triển rất
phức tạp. Các tệ nạn mại dâm, ma tuý, sự biến tướng trong hoạt
động của các vũ trường, việc sử dụng thuốc lắc, nếp sống ăn chơi,
trác táng, đồi trụy… của một bộ phận thanh thiếu niên và cả ở người
lớn đang là nỗi lo chung cho nhiều người, cho xã hội. Các tệ nạn đó
gây ảnh hưởng xấu về nhiều mặt cho con người, đặc biệt cho thanh
thiếu niên, làm cho các em dễ bị suy thoái về đạo đức, bệnh hoạn
trong lối sống, suy sụp vẻ sức khoẻ, sa sút về học tập… có em bị
nhiễm HIV, nghiện xì ke ma tuý, có em bị dụ dỗ vào con đường ăn
chơi trụy lạc, mại dâm…
Việc giáo dục giới tính sẽ trang bị cho các em những kiến thức,
tạo ra cho các em một bản lĩnh để chống lại các tệ nạn trên. Những
hiểu biết cần thiết về đời sống giới tính sẽ giúp cho các em tĩnh táo
hơn, mạnh mẽ hơn, tự mình biết cách tránh xa những tệ nạn xã hội.
Mặt khác, những kiến thức đó sẽ giúp các em tự tin hơn khi bước
vào đời
Phần 2: NHỮNG VẤN ĐỀ THỰC TIỄN TRONG GIÁO DỤC
GIỚI TÍNH
Vấn đề 1
TÌNH TRẠNG TRẺ EM HƯ VÀ VẤN ĐỀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH
Kỉ yếu Hội nghị Khoa học Đề án VIE/ 88/ P09 TPHCM
Vấn đề trẻ em hư không phải là một vấn đề mới lạ, riêng biệt ở
một nước nào đó, mà là một vấn đề đã được nhiều nước quan tâm
nghiên cứu và giải quyết. Có thể nói, hiện tượng trẻ em hư và trẻ em
phạm pháp là một hiện tượng khá phổ biến ở các nước trên thế giới.
Ở nước ta, trong những năm gần đây, tình trạng trẻ em hư đã
làm cho nhiều nhà nghiên cứu xã hội, nhiều thầy cô giáo và những
người có trách nhiệm phải lo ngại.
Trong công trình nghiên cứu về trẻ em hư và trẻ em phạm
pháp do Viện Khoa học Giáo dục (các tỉnh phá Nam) và Uỷ ban
Khoa học kĩ thuật Thành phố Hồ Chí Minh hợp tác nghiên cứu,
chúng ta thấy chỉ riêng ở Thành phố Hồ Chí Minh từ 1977 đến 1978,
con số trẻ em phạm pháp khá lớn. Năm 1977 là 1.511 em, năm
1987 là 2.326 em, năm 1979 là 3.442 em, năm 1980 là 2.807 em,
năm 1981 là 2.265 em. Tính trung bình hàng năm có 2.550 em
phạm pháp bị phát hiện, bị bắt giữ và xử lí. Trong số các em phạm
pháp, số học sinh phổ thông chiếm 9.54% (1.217 em), riêng 6 tháng
đầu năm 1982, Thành phố có 2.673 trẻ em phạm pháp trong đó số
học sinh phổ thông lên tới 301 em, chiếm 11,2%.
Tình hình trẻ em phạm pháp trong mấy năm trở lại đây, còn có
chiều hướng gia tăng. Chỉ tính những em mà Công an Thành phố
thống kê được, trong 6 tháng đầu năm 1987: có 8127 em hư và
2.978 em phạm pháp. Trong đó có 270 em trai và 285 em gái dưới
14 tuổi, học sinh cấp I có 1583 em, học sinh cấp II có 854 em, học
sinh cấp III có 64 em. Trong số những học sinh phạm pháp có 960
em còn đang đi học.
Tính riêng những trường hợp phạm pháp nghiêm trọng, chỉ
trong 2 năm 1986 và 1987, số lượng các em phạm tội tăng 12%:
Năm 1986 có 992 em phạm pháp, chiếm tới 14,5% số tội phạm.
Năm 1987 có 1.183 em phạm pháp chiếm 62,5% số tội phạm. Điển
hình là một số tội phạm:
Giết người:
+ Năm 1986 có 55 vụ, bắt 61 tên trong đó có 7 em (tỉ lệ
11,5%).
+ Năm 1987 có tới 63 vụ, bắt 84 tên trong đó có 12 em (tỉ lệ
14,3%).
Đánh người thành thương tật, năm 1986 có 58 em phạm tội và
năm 1987 là 164 em.
– Trộm cắp tài sản riêng của công dân:
+ Năm 1986 có 616 em
+ Năm 1987 có tới 747 em.
Nếu chỉ trong những vụ án được toà án xét xử, năm 1988 có
61 em dưới 18 tuổi phạm tội đánh người, giết người (trong tổng số
573 tội phạm, chiến tỷ lệ 10,7%/ có 277 em phạm tội xâm phạm tài
sản riêng của công dân, 12 em phạm tội hiếp dâm, 287 em phạm tội
gây rối trị an…). Chúng ta cần chú ý, đối vôi trẻ em chỉ khi phạm tội
nghiêm trọng mới phải đưa ra toà xét xử.
Trên đây chỉ là trẻ em phạm pháp, tức là những trẻ em hư
nghiêm trọng. Còn các loại trẻ em hư khác đã được công an hoặc
những cơ quan khác có trách nhiệm theo dõi (những em này là thiếu
niên hư hỏng nhưng chỉ có hành vi tội phạm nghiêm trọng) thì số
lượng lớn hơn rất nhiều. Theo cách tính của nhóm cán bộ khoa học
nghiên cứu trong dự án ngăn chặn trẻ em hư, trung bình hàng năm
Thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 12.500 em thuộc diện hư hỏng
có hồ sơ theo dõi. Đây chỉ là con số tối thiểu, tổng hợp ở 148
phường của các quận nội thành và ven đô gồm: 1, 3, 4, 5, 6, 8, 10,
11, và 4 quận ven đô là Phú Nhuận, Tân Bình, Gò Vấp và Bình
Thạnh.
Các nhà nghiên cứu cho biết, con số thực tế là có thể lớn hơn
nhiều. Riêng thống kê của ngành Công an cho thấy, trong 6 tháng
đầu năm 1987 có 8.127 trẻ em hư. Ngoài ra, còn nhiều loại trẻ em
hư khác không thể thống kê được như: các em gây rối trật tự trị an
ở địa phương, các em ăn cắp vặt, bỏ nhà đi tụ tập chơi bời lêu lổng,
thành lập băng đảng đánh nhau, nhậu nhẹt, đánh bạc, tham gia
những tệ nạn xã hội, hoặc các em hư hỗn với người lớn, ngang
tàng, thiếu tế nhị ý tứ vô tổ chức, vô kỉ luật, lười học…
Xét về những biểu hiện hư hỏng, phạm pháp, các nhà nghiên
cứu và ngành Công an, Tư pháp đều có nhận xét rằng, ngày nay trẻ
em của chúng ta đã phạm phải hầu hết những tội mà người lớn có
thể phạm phải như: cướp của, giết người, đâm, chém, đánh người
thành thương tật, ăn cắp, cướp giật, bắt cóc trẻ em… đặc biệt có tội
mãi dâm và hiếp dâm. Một nhận xét khác: trong tất cả các tội mà các
em phạm phải, tội nào cũng có học sinh phổ thông tham gia. Có
trường hợp các em bỏ học rồi mới tham gia hành vi tội phạm, hoặc
khi tham gia rồi các em bỏ học luôn. Cũng có những trường hợp các
em phạm tội khi vẫn còn đang đi học.
Có một loại hiện tượng nữa cũng rất đáng ngại ở trẻ em đó
chính là tình trạng các em tự tử. Hiện nay các nhà nghiên cứu chưa
hoàn toàn thống nhất kết luận, có nên gọi đó là hiện tượng trẻ em
hư hay không. Vì rất nhiều nguyên nhân phức tạp gây ra hiện tượng
này. Ở đây chúng tôi chỉ nêu về mặt số lượng để cùng tham khảo.
Theo một công rình nghiền cứu đã thống kê được, số lượng người
tự tử trong những năm gần đây như sau:
1983: 4.295 người;
1984: 4.291 người;
1985: 3.761 người;
1986: 3.070 người;
1987: 3.205 người.
Trong số đó, số lượng trẻ em tự tử rất cao, số trẻ em tự tử
dưới 15 tuổi chiếm 44,9% (nữ 22%, tổng số người tự tử. Số các em
từ 16 đến 25 tuổi chiếm 22,47%, trong đó nữ chiếm 1215% tổng số
người tự tử. Như thế, số trẻ em tự tử chiếm tới hơn một nữ số ngời
tụ tử; trong đói có những em đang học trong các trường phổ thông).
Có thể kết luận chung rằng, những biểu hiện hư hỏng của trẻ
em có thể có rất nhiều, rất đa dạng. Các em có thể phạm hầu hết
những thứ tội lỗi của người lớn có thể phạm phải. Ở đây, chúng tôi
xin nhấn mạnh đến một số hành động tội phạm và một số hiện
tượng xấu có liên quan đến đời sống giới tính của các em.
– Trong những công trình nghiên cứu, hoặc báo cáo của các
nhà khoa học xã hội, hay ngành Công an, chúng ta đấu thấy có đề
cập đến hiện tượng trẻ em phạm tội mãi dâm và hiếp dâm. Có năm,
toà án đã xử 10 trẻ em dưới 18 tuổi đã phạm tội hiếp dâm, trong đó
có 5 vụ mà thủ phạm là những em dưới 16 tuổi; thậm chí có em 15
tuổi đã hiếp dâm 11 lần (theo chính em khai). Theo báo cáo của một
cơ quan Công an tỉnh, có 4,7% tội phạm trẻ em dưới 17 tuổi phạm
tội hiếp dâm, 18,2% phạm tội mãi dâm. Trong một đêm Noel có 3 vụ
loạn dâm có nhiều em dưới 18 tuổi tham gia, trong đó có một vụ do
một em dưới 16 tuổi cầm đầu.
– Trong số những trẻ em tự tử có nhiều trường hợp các em tự
tự vì tình yêu tan vỡ. Có em gái 14 tuổi, đã có thai 5 tháng uống
thuốc độc tự tử. Đặc biệt có những em học sinh lớp 10, 11 đang đi
học cũng tự tư do bị người yêu phản bội. Có em nữ sinh lớp 10 tự
tử chỉ vì cha mẹ la mắng, xấu hổ với bạn bè.
Trong những vụ án giết người năm 1989 có 2 vụ các em giết
nhau vì ghen tương. Thậm chí, có trường hợp, một em cưỡng hiếp
chị dâu không được đã dùng dao giết chết chị dâu mình.
– Tình hình nạo phá thai và yêu đương ở các em tuổi vị thành
niên đang là một vấn đề đáng ngại. Theo số liệu của Trung tâm Dân
số và Kế hoạch hoá gia đình Thành phố Hồ Chí Minh, năm 1986 có
6.191 ca nạo phá thai cho các em dưới 20 tuổi, năm 1987 có 9.874
ca, năm 1988 có 11.801 ca. Trong số đó có những em 16, 15, 14
tuổi, thậm chí có em dưới 14 tuổi. Trong số những em nạo thai, có
những em đang là học sinh trung học phổ thông, hoặc trung học cơ
sở. Tại Trường Trung học cơ sở Lý Nhân tỉnh Hà Nam, trong một
năm có tới 4 em học sinh có thai phải nghỉ học. Tại một trường trung
học phổ thông khác cũng có 4 em có thai (1 em tự tử còn 3 em bỏ
học). Trong báo cáo của phòng giáo dục của một huyện có nêu:
trong hai năm học (1988 – 1989) và (1989 – 1990) có 8 trường hợp
học sinh lớp 8, 9 nghỉ học đi lấy chồng và một trường hợp hai em
học sinh lớp 9 lấy nhau, một trường hợp nữ sinh lớp 9 lấy thông học
lớp 12, một trường hợp nữ sinh lớp 10 lấy chồng là giáo viên dạy
mình ở trường trưng học cơ sở trước đây, một nữ sinh tự tử do
người yêu đi lấy vợ… trong năm 1989 ở huyện có 10 ca nạo thai
cho các em dưới 18 tuổi, trong đó có 2 nữ sinh. Những hiện tượngg
phức tạp trên không phải là hiếm.
Nhiều giáo viên đều có chung nhận xét rằng, tình trạng học
sinh yêu nhau ở trường trung học phổ thông (thậm chí có ở học sinh
trung học cơ sở) là tình trạng khá phổ biến. Trong một công trình
nghiên cứu ở hai lớp 11 và bốn lớp 12 ờ trường trung học phổ
thông, có 9% học sinh nam và 8% học sinh nữ ở lớp 11, 15% học
sinh nam và 13% học sinh nữ ở lớp 12 đã có người yêu. Nhưng
trong một công tính khác nghiên cứu ở cả ba khối 10, 11 và 12, tỉ lệ
học sinh có biểu hiện yêu đương còn cao hơn thế. Báo cáo của cơ
quan của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cũng có nhận định: ở các
em gái có hiện tượng yêu đương sớm, ngay cả khi các em còn đang
học trường phổ thông. Hiện tượng khá phổ biến, nhất là đối tượng
học sinh trung học phổ thông. Khi tiến hành điều tra ở một trường
trung học phổ thông, có tới 43/97 em có quan điểm “nên yêu sớm”
chiếm tỉ lệ 49,4%. Hiện tượng yêu đương sớm trong học sinh cũng
đã dẫn tới những hậu quả khá nghiêm trọng: ghen tuông, đánh
nhau, bỏ học đi lấy chồng, nạo phá thai, tự tử vì tình…
Qua nhiều công trình nghiên cứu và thực nghiệm, chúng tôi
cũng thấy rằng, ở trẻ em, và ngay ở học sinh trung học phổ thông đã
có những biểu hiện yêu đương sớm và cũng đã gặp phải những hậu
quả tai hại do yêu đương sớm gây ra. Hơn nữa, những hành vi yêu
đương sớm và những nếp sinh hoạt không lành mạnh đó không
phải chỉ đơn giản do các em bị lường gạt, dụ dỗ, không phải chỉ là
những hành vi thụ động, mà còn là những hành động xuất phát từ
một nhận thức, một quan điểm sai lầm hoặc bệnh hoạn về lối sống,
lẽ sống, quan niệm sống.
Một biểu hiện hư hỏng rất cần phải chú ý nữa đó là tình hình
đọc sách báo và văn hoá phẩm có nội dung bạo lực, yêu đương
lãng mạn, đồi trụy… của trẻ em. Trong bài viết một đối tượng của
văn học cần được báo động: trẻ em” đăng trong Tạp chí Văn nghệ
số 36, năm 1989, tác giả đã viết: “Trong nhà trường thì đạo đức học
sinh đang làm toàn xã hội phải e ngại. Kiểm tra đột xuất một trường
phổ thông cơ sở ở Thành phố Hồ Chí Minh thấy trong cấp các em
có dao găm lớn nhỏ đủ loại, cả súng lục, tiểu thuyết không lành
mạnh in và chép tay rất nhiều, tranh ảnh khoả thân thì không thiếu”.
Trong một công trình nghiên cứu của chúng tôi ở các trường
trung học phổ thông, có tới 84,6% em học sinh lưu giữ sách báo về
tình yêu lãng mạn, sách đồi trụy khiêu dâm. Trong đó, 28,3% cho
rằng số học sinh trung học phổ thông đọc ở mức “khá nhiều” và
“nhiều”; 97,5% số học sinh thừa nhận rằng có xem “video đen”,
25,9% cho rằng học sinh xem “video đen” ở mức độ khá nhiều.
Bằng nhiều thực nghiệm và các phương pháp điều tra, chúng tôi có
thể kết luận rằng, các em xem đủ loại văn hoá phẩm, sách báo đồi
trụy chép tay (như những cuốn “Cô giáo Thảo”, “Chú Kim”…), sách
về tình yêu, sách, truyện tranh ma quái, khiêu dâm… chuyện yêu
đương lãng mạn cũ (các tiểu thuyết của Quỳnh Dao và tiểu thuyết in
trước 1975), các tiểu thuyết lãng mạn mới, các sinh vụ án viết lại với
những tình tiết khiêu dâm hoặc mô tả cảnh làm tình sống sượng…),
các phim ảnh đồi trụy, các bài hát nhạc vàng ướt át, rên rỉ về tình
yêu tự do và thơ mộng. Đặc biệt trong học sinh trung học phổ thông
còn lưu hành những bản chép tay dạy cách bói toán, nhất là nói về
tình yêu. Chúng tôi đã sưu tầm được nhiều kiểu bói toán trong các
em: bói theo nhảy mũi, bói theo ngày kinh, bói theo sao… chủ yếu là
tìm kiếm, mong đợi một tình yêu lí tưởng, hoặc mong tìm cách phát
hiện, tránh né những đau khổ, trục trặc trong tình yêu.
Một biểu hiện hư khác có trong trẻ em, trong học sinh mới lớn
là hiện tượng gán ghép nhau thành từng cặp, hiện tượng quan hệ
với bạn khác giới thiếu lành mạnh, xô bồ, lợi dụng nhau, cặp kè với
nhau từng đôi quá mức thân thiết của tình bạn nhưng lại chưa phải
là tình yêu. Đặc biệt là hiện tượng nói năng thô tục, cử chỉ thiếu tế
nhị hoặc không phù hợp với giới tính. Có một số em còn học đòi ăn
nhậu uống cà phê, hút thuốc lá theo kiểu chơi bời điệu nghệ, hay
đến nhà hàng, vũ trường, khiêu vũ, ăn chơi…
Như vậy đứng trên góc độ về đời sống giới tính và đời sống
gia đình, trẻ em của chúng ta cũng đã có thể có đủ những biểu hiện
yêu đương và ăn chơi” như người lớn. Nguyên nhân của tình trạng
trên rất phức tạp. Các nhà nghiên cứa đến thống nhất rằng, cần phải
xét đến những nguyên nhân về cả 3 mặt: xã hội, gia đình và nhà
trường. Trong một dịp khác, chúng tôi sẽ mãi bày đầy đủ 3 loại
nguyên nhân này. Ở đây, chúng tôi xin thì nêu một nguyên nhân
quan trọng trong nhà trường. Đó là việc thiếu quan tâm giáo dục
những tri thức về giới tính và đời sống gia đình cho học sinh.
Từ nhiều năm nay, chúng ta không quan tâm đến những tri
thức này, nhất là kiến thức về tình bạn khác giới, tình yêu, quan hệ
cư xử với người khác giới, tác phong, tư thế của người con trai, con
gái, vẻ đẹp và việc làm đẹp… mà đó lại là những vấn đề được các
em quan tâm, trở thành nhu cầu trong giao tiếp, trong cuộc sống đời
thường của các em. Đó là những vấn đề nảy sinh trong các em có
tính quy luật bởi đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi, bởi sự phát triển tâm
lí, bởi những điều kiện phức tạp của đời sống xã hội hiện đại. Thế
nhưng các em lại không ý thức được những điều đó, không hiểu biết
về thông và không có đủ khả năng làm chủ được bản thân. Vì thế,
các em dễ bị sa ngã, bị lôi kéo vào tội lỗi và rất dễ sai lầm trong
hành vi.
Để khắc phục tình trạng trẻ em hư hiện nay, ngoài việc khắc
phục, giải quyết những nguyên nhân phức tạp về mặt xã hội, gia
đình và nhà trường, có một việc không thể thiếu: đó là trang bị cho
các em những tri thức khoa học về giới tính, và đời sống gia đình.
Chỉ như thế, chúng ta mới giúp cho các em có một bản lĩnh vững
vàng bước vào đời sống xã hội, vừa chống lại những cám dỗ xấu xa
có thể có do cuộc sống xã hội phức tạp tạo ra, vừa chống lại những
đòi hỏi, những dục vọng có tính bản năng có thể xuất hiện trong các
em do đặc điểm tâm sinh lí của chính lứa tuổi các em tạo nên.

Vấn đề 2
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ NỘI DUNG, TỔ CHỨC THỰC HIỆN
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH CHO HỌC
SINH PHỔ THÔNG
Kỷ yếu Hội nghị Khoa học về Giáo dục dân số Gia đình và giới
tính 1991
Vấn đề giáo dục đời sống gia đình và giới tính cho học sinh là
một vấn đề mới ở nước ta. Trong quá trình tiến hành thực nghiệm
cũng như trong quá trình nghiên cứu và xây dựng chương trình giáo
dục này, có nhiều vấn đề đang được các nhà nghiên cứu quan tâm:
Nên dạy những gì cho học sinh và sẽ dạy chương trình này cho học
sinh như thế nào. Từ đó có một loạt vấn đề được đặt ra:
– Trong nhiều vấn đề phong phú của nội dung giáo dục đời
sống gia đình và giới tính mà các nước đang áp dụng, chúng tạ lựa
chọn những vấn đề nào để dạy cho học sinh phổ thông Việt Nam?
Nên dạy cho học sinh từ lớp nào?
Nên dạy lồng vào trong các môn học có liên quan hay dạy
thành môn riêng.
Ban chỉ đạo đề án VIE/88/P09 Cụm các tỉnh phía Nam và
Thành phố Hồ Chí Minh đã tiến hành một cuộc điều tra thăm dò ý
kiến của giáo viên và học sinh về những vấn đề trên, để thực hiện
có hiệu quả hơn những nhiệm vụ của đề án do Ban Chủ nhiệm đề
án Trung ương trao cho Ban Chỉ đạo đề án Cụm các tỉnh phía Nam.
Cuộc điều tra này tiến hành trong cán bộ ngành giáo dục và
giáo viên ở các tỉnh phía Nam theo 3 đợt: Đợt 1 (192 giáo viên) và
đợt 2 (169 giáo viên) điều tra trong giáo viên chưa được huấn luyện,
đợt 3 điều tra trong 137 cán bộ quản lí giáo dục và giáo viên đã
được dự các lớp huấn luyện về chương trình Giáo dục đời sống gia
đình và Giới tính do Ban Chỉ đạo cụm và Ban Chỉ đạo các tỉnh tổ
chức. Đây là các giáo viên sẽ trực tiếp tham gia chỉ đạo và dạy
chương trình này ở trường phổ thông.
Các tài liệu thu được chúng tôi xử lí bằng toán thống kê, chủ
yếu là dùng Test T–Student đối với các nhóm độc lập để so sánh sự
khác biệt.
Sau đây là một số kết quả điều tra.
I. NÊN DẠY CHO HỌC SINH NHỮNG NỘI DUNG NÀO TRONG
VIỆC GIÁO DỤC ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH VÀ GIỚI TÍNH
Đây là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm.
Để giải quyết vấn đề này, chúng tôi đưa ra một hệ thống bài dự kiến
sẽ dạy trong chương rình Giáo dục đời sống gia đình để mọi người
lựa chọn bài nào nên dạy cho học sinh trong trường phổ thông.
1. Từ các phiếu của giáo viên, chúng tôi thu được kết quả
như sau:
– Có những bài được đa số ý kiến của giáo viên và cán bộ giáo
dục tán thành (lựa chọn) trong cả 2 đợt điều tra 1989 và 1990 (trên
65%) đó là:
+ Gia đình và đời sống gia đình.
+ Trách nhiệm làm cha mẹ.
+ Trình nhiệm làm con.
+ Quản lí gia đình.
+ Luật hôn nhân và gia đình.
+ Giới tính và sự khác biệt nam nữ.
+ Tình người.
+ Tình bạn.
+ Hôn nhân.
+ Biến đổi tâm lí và sinh lí ở tuổi dậy thì.
+ Hiện tượng kinh nguyệt.
+ Tác hại của việc có thai ở tuổi vị thành niên.
Có những bài số ý kiến lựa chọn còn ít. Chúng tôi chỉ xin phân
tích về những bài này. Số liệu cụ thể được tính trong Bảng 1:
Bảng 1

Nội dung vấn đề Đợt 1 Đợt 2 Ý


nghĩa
của sự
khác
biệt

Số Số
người % người %
đồng ý đồng ý

Những vấn đề của


28 14,58 17 10,06
vợ chồng trẻ.

Chăm sóc bà mẹ và
27 14,06 11 6,5 +
trẻ sơ sinh.

Tình yêu. 48 25 28 16,57

Cơ quan sinh dục


45 23,44 38 22,49
nam nữ.

Sự thụ thai và phát


58 30,21 43 24,44
triển của thai.

Những biện pháp


62 32,29 56 33,14
phòng tránh thai.

Các bệnh lây lan qua


38 19,79 27 15,98
đường tình dục.

Nhận xét:
– Kết quả nghiên cứu ở 2 đợt không có sự khác biệt có ý nghĩa
ở hầu hết các bài, tức là quan điểm của mọi người ở cả 2 đợt
nghiên cứu giống nhau. Chỉ riêng bài “Chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ
sinh” ở đợt 2 thấp hơn đợt 1. Điều này cho thấy dư luận của các
giáo viên ở đây cho rằng bài này chưa cần lắm đối với học sinh.
– Những bài “Các bệnh lây lan qua đường tình dục”, “Những
vấn đề của vợ chồng trẻ”, có tỉ lệ tán thành thấp hơn cả (từ 10,06
đến 19,79%). Còn tất cả các bài khác có tỉ lệ cao hơn, nhưng tối đa
chỉ từ 32,29% đến 33,14%, điều này cho thấy:
+ Giáo viên còn e ngại khi dạy những bài này cho học sinh
+ Khi dạy các bài này, chúng ta phải thận trọng hơn.
Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng có thể do giáo viên chưa nắm
hết nội dung cụ thể của vấn đề nên có nhiều e ngại.
2. Để tìm hiểu kĩ hơn chúng tôi tiến hành điều tra trong học
sinh:
a) Chúng tôi cũng để ta một loạt bài cho học sinh lựa chọn (chỉ
đưa những bài có nhiều ý kiến không thống nhất). Sau đây là kết
quả thu được:
Bảng 2: Sự lựa chọn của học sinh về các bài

TT Tên bài Ý
nghĩa
của
Đợt 1 Đợt 2
sự
khác
biệt

Số % Số %
người người
đồng ý đồng ý

1 Cấu tạo cơ quan


32 15,38 71 19,20
sinh dục nam nữ

2 Giới tính 78 37,5 132 35,77

3 Tình dục 11 5,2 18 4,8

4 Tâm sinh lí tuổi


57 27,4 98 26,6
dậy thì

5 Hiện tượng kinh


38 18,26 51 13,8
nguyệt

6 Sự thụ thai 16 7,6 35 9,4

7 Các biện pháp


18 8,65 38 10,29
tránh thai

8 Tình bạn khác


99 47,59 213 57,72 +
giới

9 Tình yêu 71 34,13 183 49,6 +

10 Hôn nhân và đời


90 43,26 132 35,77
sống gia đình

11 Vần đề vợ chồng
22 10,57 42 11,38
trẻ

12 Các bệnh lây lan 34 16,3 64 17,34


qua đường tình
dục

13 Vẻ đẹp và cách
98 47,11 151 51,8
làm đẹp

14 Sự cư xử trong
mối quan hệ nam 118 56,73 194 52,57
nữ

15 Tình yêu trong


91 43,75 173 46,88
tuổi học trò

Nhận xét:
– Nhìn chung kết quả trong hai đợt điều tra, đa số cho thấy sự
lựa chọn không có sự khác biệt cố ý nghĩa, tức là kết quá tương
đương. Chỉ có 2 bài: “Tình bạn khác giới” và “Tình yêu” ở đợt điều
tra 1990 có sự khác biệt rõ rệt so với đợt I, nhưng đó là tỉ lệ lựa
chọn cao hơn.
– Một số bài có tỉ lệ lựa chọn khá cao (từ 26,6% trở lên) như
bài: “Giới tính”, “Tâm sinh lí tuổi dậy thì, “Tình bạn khác giới”, “Tình
yêu”, “Hôn nhân và đời sống gia đình”, “Vẻ đẹp và cách làm đẹp”,
“Cách cư xử trong mối quan hệ nam nữ, “Tình yêu trong tuổi học
trò”. Đó là những bài được các em quan tâm và chấp nhận.
Tuy nhiên, có một số bài, tỉ lệ lựa chọn thấp như: “Cấu tạo cơ
quan sinh dục nam nữ” (15,38 – 19,2%), “Hiện tượng kinh nguyệt”
(13,8 – 18,26%), “Vấn đề vợ chồng trẻ” (10,57 – 11,38%), “Các bệnh
đường tình dục” (16,3 – 17,3%), “Sự thụ thai” (7,6 – 9,4%), “Các
biện pháp tránh thai” (8,7 – 10,3%). Đặc biệt bài “Tình dục” chỉ có
4,8 – 5,2%.
Từ tỉ lệ thấp như vậy có thể kết luận rằng đó là những bài các
em có nhiều e ngại nhất khi học chúng.
b) Nếu kết hợp chung những bài có tỉ lệ lựa chọn thấp ở
giáo viên và học sinh, chúng tôi có bảng 3 như sau:
Bảng 3

Tỉ lệ lựa Tỉ lệ lựa Ý nghĩa


Tên bài chọn ở giáo chọn ở học khác
viên (%) sinh (%) biệt

Cấu tạo cơ quan sinh dục 22,49 –


15,38 – 19,2
nam nữ. 23,44

Hiện tượng kinh nguyệt. 67,8 – 71,3 13,8 – 18,26 +

Các bệnh lây lan qua 15,98 –


đường tình dục. 19,79 16,3 – 17,3

Sự thụ thai và phát triển 24,44 –


7,6 – 9,4 +
của thai. 30,21

Tình dục. Không hỏi 4,8 – 5,2

Biện pháp tránh thai. 32,29 –


8,7 – 10,3 +
33,14

Chăm sóc bà mẹ và trẻ


6,5 – 14,06 Không hỏi
sơ sinh.
vấn đề vợ chồng trẻ. 10,06 – 10,57 –
14,58 11,38

Nhận xét:
Có những bài, tỉ lệ lựa chọn giữa giáo viên và học sinh không
có sự khác biệt có ý nghĩa, đó là các bài:
1. Cấu tạo cơ quan sinh dục.
2. Các bệnh lây lan qua đường tình dục.
3. Vấn đề vợ chồng trẻ.
Ở những bài này, tỉ lệ lựa chọn là thấp (vì chỉ từ khoảng
10,57% – 23,44%). Đây là những bài mà cả người dạy lẫn người
học còn nhiều e ngại.
– Có những bài, tỉ lệ lựa chọn giữa giáo viên và học sinh có sự
khác biệt ý nghĩa, thậm chí khác biệt rất lớn:
1. Bài hiện tượng kinh nguyện, tỉ lệ giáo viên chọn từ 67,8% –
71,3%, còn ở học sinh chỉ 13,8% 18,2%.
2. Bài sự thụ thai”, ở giáo viên là 24,44% – 30,22%, ở học sinh
chỉ có từ 7,6 – 9,4%.
3. Bài “Biện pháp tránh thai”, ở giáo viên: 32,29% – 33,14%
còn ở học sinh chỉ từ 8,7 – 10,3%.
Chúng tôi cho rằng có hiện tượng trên vì các thầy cô giáo đã
nhận thấy rõ hơn tầm quan trọng của những bài này, còn các em thì
chưa nhận thấy. Mặt khác, có thể các em nghe nói đến những hiện
tượng đó thường xấu hổ (mắc cỡ), e ngại.
– Bài “Chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh”, chúng tôi chỉ hỏi trong
giáo viên và tỉ lệ lựa chọn cũng thấp: 6,5% – 14,06%.
Riêng bài về “Tình dục”, tỉ lệ lựa chọn của các em học sinh rất
thấp: 4,8 – 5,2%, chứng tỏ các em rất e ngại bài này. Đây cũng là
vấn đề rất phức tạp, còn rất nhiều e ngại khi nói đến nó.
c) Để rõ hơn chúng tôi tìm hiểu về sự e ngại của học sinh
đối với những nội dung của việc Giáo dục đời sống gia đình và giới
tính.
Sau khi giới thiệu cho học sinh các bài của chương trình Giáo
dục đời sống gia đình, chúng tôi đặt câu hỏi: nếu được học những
kiến thức trên, bạn có e ngại gì không?
Chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 4: Sự e ngại của học sinh đối với chương trinh Giáo dục
đời sống gia đình và giới tính.

Đợt 1 (208 học sinh) Đợt 2 (369 học sinh)


Sự e ngại Số học Số học
% %
sinh trả lời sinh trả lời

Có e ngại 163 78,36 265 71,81

Không 45 21,64 104 28,19

Như vậy, ở cả 2 đợt điều tra, tỷ lệ học sinh e ngại là khá cao từ
71,81 đến 78,36%.
Tìm hiểu về sự e ngại của các em đối với từng bài, chúng tôi
thấy như sau:
Bảng 5. Sự e ngại của học sinh đối với từng bài:

TT Tên bài Đợt 1 (208) Đợt 2 (369)


Số học Số học
sinh trả % sinh trả %
lời lời

Cấu tạo cơ quan sinh


1 165 79,32 265 71,8
dục nam nữ.

Giới tính và sự khác


2 83 39,9 118 31,97
biệt nam nữ.

3 Tình dục. 188 90,38 308 83,46

4 Tâm sinh lí tuổi dậy thì. 28 13,5 55 14,9

Hiện tượng kinh


5 158 75,96 265 71,8
nguyệt.

6 Sự thụ thai. 148 71,15 228 61,79

7 Biện pháp tránh thai. 171 82,2 281 76,15

8 Tình bạn khác giới. 31 14,9 72 19,5

9 Tình yêu. 85 40,86 119 32,24

10 Hôn nhân. 74 35,57 112 30,35

11 Vấn đề vợ chồng trẻ. 105 50,48 198 53,65

Các bệnh đường tình


12 162 77,88 258 69,9
dục.
13 Vẻ đẹp và cách làm 28 13,5 52 14,09
đẹp.

Sự cư xử trong mối
14 30 14,42 45 12,19
quan hệ nam nữ

Tình yêu trong tuổi học


15 76 36,5 121 32,79
trò.

Từ bảng trên, căn cứ vào kết quá của 2 đợt điều tra chúng tôi
có thể rút ra những bài học học sinh có nhiều e ngại nhất như sau:
1. Tình dục: từ 93,46 – 90,38% (số lượng học sinh e ngại).
2. Biện pháp tránh thai: 76,15 – 82,2%.
3. Cấu tạo cơ quan sinh dục nam nữ: 71,8 – 79,32%.
4. Hiện tượng kinh nguyệt: 71,8 – 75,96%.
5. Các bệnh lây lan đường tình dục: 69,9 – 77,88%.
6. Sự thụ thai: 61,79 – 71,15%.
7. Vấn đề vợ chồng trẻ: 50,48 – 53,65%.
8. Tình yêu: 32,24 – 40,86%.
Trong những bài trên, chúng tôi thấy có thể gồm 2 loại:
– Loại bài đề cập đến những vấn đề “có nhiều vấn đề phức
tạp” do quan niệm, phong tục tập quán của xã hội ta, nhiều người e
ngại khi nói đến nó:
– Loại bài có nhiều tri thức phức tạp mà học sinh chưa hiểu
hết, hoặc sự đánh giá của xã hội, của mọi người về chúng còn chưa
được thống nhất (Bài “Vấn đề vợ chồng trẻ”, “Sự thụ thai”).
3. Từ những kết quả trên có thể rút ra một sẽ kết luận về
những nội dung dạy học trong chương trình Giáo dục đời sống gia
đình và Giới tính như sau:
a) Có nhiều bài, chúng ta có thể dạy cho học sinh phổ
thông một cách bình thường. Đó là các bài:
– Gia đình, quản lí gia đình, hôn nhân…
– Trách nhiệm làm con.
– Các bài về tâm lí xã hội như giới tính, tình người tình bạn,
tâm sinh lí tuổi dậy thì…
Tác hại của việc có thai ở tuổi vị thành niên.
b) Có những bài khi dạy phải thận trọng, sao cho phù hợp
với học sinh (về phương pháp trình bày, thái độ của giáo viên, tổ
chức lớp học…).
Đó là các bài:
1. Cấu tạo cơ quan sinh dục nam nữ.
2. Các bệnh lây lan đường tình dục.
3. Vấn đề vợ chồng trẻ
4. Hiện tượng kinh nguyệt.
5. Sự thụ thai.
6. Biện pháp tránh thai.
7. Chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh.
8. Tình yêu.
c) Riêng bài “Tình dục”, tỉ lệ chọn quá ít. Đây hình là vấn đề
còn rất nhiều phức tạp do nhận thức, quan niệm, phong tục… Theo
chúng tôi hiện nay cần chú ý lựa chọn kĩ những nội dung tri thức và
phương pháp giảng dạy phù hợp.
d) Trên đây là kết quả nghiên cứu khi các giáo viên chưa
được huấn luyện, tức là họ chưa nắm vững được nội dung tri thức
các bài. Để có thể kết luận chắc chắn, chúng tôi thấy cần phải điều
tra ý bến của giáo viên sau khi họ được huấn luyện về chương trình
Giáo dục đời sống gia đình và giới tính.
4. So sánh kết quả điều tra ở giáo viên (về sự lựa chọn nội
dung giảng dạy chương trình Giáo dục đời sống gia đình và giới tính)
trước và sau khi được huấn luyện:
Sau khi các thầy cô giáo được huấn luyện về thương trình
Giáo dục đời sống gia đình, chúng tôi đã dùng ngay các phiếu đã
điều tra trước đây để thăm dò ý kiến của họ.
Kết quả về sự lựa chọn các bài dạy trong chương trình như
sau (chúng tôi chỉ nghiên cứu những bài “có nhiều vấn đề phức tạp”
hoặc chỉ có sự thống nhất cao):
Bảng 6: So sánh sự lựa chọn của giáo viên.

Tỉ lệ lựa Tỉ lệ lựa Ý nghĩa


chọn trước chọn sau của sự
Tên bài
huấn luyện huấn luyện khác
(đợt 2 – 169) (137) biệt
+
Những vấn đề vợ chồng 10,06 44,54
trẻ.
+
Chăm sóc bà mẹ và trẻ 6,5 27,74
sợ sinh.
+
Tình yêu. 16,57 71,53

Cơ quan sinh dục nam 22,49 44,53 +


nữ.

Sự thụ thai 25,44 46,72

Những biện pháp phòng 33,14 42,34


tránh thai (cơ sở khoa
học).

Các bệnh lây lan đường 15,98 27,01


tình dục.

Nhận xét:
– Tỉ lệ lựa chọn các bài dạy trong chương trình Giáo dục đời
sống gia đình và Giới tính của giáo viên sau khi được huấn luyện
đều cao hơn trước. Ở hầu hết các bài đều có sự khác biệt có ý
nghĩa, chứng tỏ quan điểm của giáo viên đã có biến đổi rõ rệt sau
khi huấn luyện. Kể cả hai bài “Những biện pháp tránh thai” và “Các
bệnh lây lan đường tình dục” dù sự khác biệt không nhiều, nhưng tỷ
lệ lựa chọn vẫn cao hơn trước.
Có thể giải thích hiện tượng này là: các giáo viên đã hiểu rõ
hơn về các bài và thấy tầm quan trọng của nó. Điều đó cho thấy nội
dung giáo dục đời sống gia đình và giới tính rất bổ ích và cần thiết
nên được các giáo viên và các nhà giáo dục tán thành dạy trong các
trường phổ thông.
– Cũng có thể khẳng định rằng việc giáo dục đời sống gia đình
và giới tính cho học sinh trong thời kì đầu có thể gặp nhiều khó khăn
do nhiều người thưa hiểu hết tầm quan trọng của nó. Nhưng nếu họ
được học tập hoặc có điều kiện tìm hiểu kĩ, họ sẽ thấy việc giáo dục
những tri thức này cho học sinh là cần thiết. Từ kết quả nghiên cứu
trên chúng ta có thể kết luận rằng: nếu mọi người càng hiểu rõ và
nắm vững được về Giáo dục đời sống gia đình và Giới tính họ sẽ
càng tán thành và giúp đỡ việc thực hiện nội dung giáo dục này cho
học sinh. Điều đó cho ta một phương hướng quan trọng: cần tuyên
truyền sâu rộng và đầy đủ trong quần chúng nhân dân, giáo viên,
học sinh về ý nghĩa và nội dung của nội dung giáo dục mới này.
II. NHỮNG PHƯƠNG HƯỚNG VỀ MẶT TỔ CHỨC GIÁO DỤC ĐỜI
SỐNG GIA ĐÌNH VÀ GIỚI TÍNH
Qua việc gặp gỡ trao đổi với nhiều cán bộ, giáo viên ngành
giáo dục về giáo dục đời sống gia đình và giới tính, chúng tôi thấy về
mặt tổ chức thực hiện giáo dục chương trình này có nhiều vấn đề
làm mọi người băn khoăn:
Nên dạy lồng vào các môn học khác có liên quan hay dạy tính
ra thành từng môn?
Dạy từ lớp nào.
1. Sau đây là kết quả thu được từ các phiếu thăm đò qua 2 đợt
điều tra giáo viên
Bảng 7: Số ý kiến lựa chọn qua 2 đợt

Cách tổ chức thực Đợt 1 (192) Đợt 2 (169) Ý


hiện giáo dục đời nghĩa
của sự
sống gia đình và giới khác
tính biệt

Số Số
người % người %
đồng ý đồng ý

Dạy lồng vào các môn


143 74,48 118 69,82
có liên quan.

Dạy thành môn học


riêng (gọi là Giáo dục 38 19,79 27 15,98
đời sống gia đình).

Dạy từ lớp 9. 93 48,4 80 58,4 +

Nên dạy ở cấp 3. 105 54,68 91 66,42 +

Theo bảng trên chúng tôi thấy:


– Đa số ý kiến của giáo viên cho rằng nội dung của giáo dục
đời sống gia đình và giáo dục giới tính nên dạy lồng vào các môn
học có liên quan như: Sinh lí học, Giáo dục công dân… (từ 69,82
đến 74,48%). Trong khi số ý kiến tán thành dạy theo một môn riêng
chì chiếm tỷ lệ thấp (15,98 – 19,79%).
Những ý kiến trên ở đợt 2 không cố gì khác biệt ở đợt 1 vì sự
khác biệt ý nghĩa giữa 2 đợt không có ý nghĩa.
Số ý kiến cho rằng nên dạy ở cấp 3 chiếm tỉ lệ từ 54,68 đến
66,42%, trong đó ở đợt 2 cao hơn (khác biệt có ý nghĩa) so với đợt
1. Điều này có thể cho thấy đa số giáo viên tán thành dạy chương
trình Giáo dục đời sống gia đình và giới tính ở học sinh trung học
phổ thông.
Số ý kiến cho rằng nên dạy ở lớp 9 chiếm từ 48,4 đến 58,4%.
Trong đó, ý kiến ở đợt 2 cũng khác biệt có ý nghĩa với số lượng ý
kiến ở đợt 1 và chiếm tỉ lệ 58,4%. Điều này cho thấy việc dạy
chương tình Giáo dục đời sống gia đình ở lớp 9 chưa được đa số
tuyệt đối giáo viên tán thành, nhưng vẫn có thể thực hiện. Tuy nhiên,
về nội dung và mức độ kiến thức cần phải nghiên cứu kĩ hơn cho
phù hợp.
2. Tham khảo ý kiến học sinh, chúng tôi thấy
Khi được hỏi nên dạy kiến thức về đời sống gia đình và giới
tính cho học sinh từ lớp nào, chúng tôi thu được kết quả như sau:
Trong số 369 phiếu của học sinh cấp 3 có 273 ý kiến (chiếm
73,98%) cho rằng nên dạy cho học sinh cấp 3, có 241 ý kiến chiếm
65,3% số ý kiến cho rằng nên dạy từ lớp 9 trở lên.
Như thế đa số học sinh trung học phổ thông cũng chấp nhận
việc học tập chương trình Giáo dục đời sống gia đình và Giới tính.
Số ý kiến cho rằng nên dạy trong nội khoá chiếm 76,15% (281
em). Ngoài ra, số ý kiến cho rằng nên dạy nam riêng, nữ riêng chiếm
73,17% (270 em).
3. So sánh ý kiến của giáo viên trước khi huấn luyện và sau khi
được huấn luyện trong các lớp tập huấn chúng ta thấy như
sau:
Bảng 8: So sánh ý kiến của giáo viên trước và sau khi
huấn luyện.

Cách tổ chức thực Trước khi Sau khi huấn Ý


hiện Giáo dục đời huấn luyện luyện (137) nghĩa
sống gia đình và (169) của sự
Giới tính khác
biệt

Số Số
người % người %
đồng ý đồng ý

Dạy lồng vào các môn


118 69,82 92 69,15
có liên quan.

Dạy thành môn học


27 15,98 63 45,99 +
riêng.

Dạy từ lớp 9. 80 58,4 85 62,04

Nên dạy ở cấp 3. 91 66,42 108 78,83 +

Nhận xét bảng trên ta thấy:


– Số ý kiến của giáo viên cho rằng “nên dạy lồng vào các môn
học có liên quan” tuy không có gì khác biệt lớn với trước khi huấn
luyện (sự khác biệt không có ý nghĩa) nhưng có chiều hướng giảm
đi. Trong khi đó số ý kiến cho rằng nên dạy tách thành môn riêng
tăng lên rõ rệt (khác biệt có ý nghĩa so với trước khi huấn luyện) từ
15,98 lên đến 45,99%. Điều này cho thấy một lượng khá lớn giáo
viên đã nhận thức rằng việc dạy thành một môn riêng là cần thiết.
– Số ý kiến “nên dạy từ cấp 3” tăng lên có ý nghĩa: 66,42 lên
đến 78 – 83%. Điều này cho thấy da số giáo viên đều tán thành việc
dạy chương tinh Giáo dục đời sống gia đình và Giới tính cho học
sinh. Ở đây, sự tán thành này được khẳng định thêm.
Số ý kiến “nên dạy cho học sinh lớp 9” cũng tăng lên. Tuy chưa
rõ rệt. Nhưng, điều này cũng chứng tỏ chương trình Giáo dục đời
sống gia đình cũng có thể dạy cho học sinh lớp 9.
– Qua phỏng vấn, nhiều cán bộ và giáo viên còn cho rằng, nên
giáo dục, giảng dạy những kiến thức này sớm hơn nữa, từ lớp 7,
lớp 8 trở lên, vì nhiều em ở các lớp này đã yêu, thậm chí yêu nhiều
rồi.
4. Từ những kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi thấy có thể rút
ra được kết luận như sau
– Việc giảng dạy chương trình Giáo dục đời sống gia đình và
Giới tính là cần thiết và có thể tiến hành sớm trong tình hình hiện
nay.
– Trước mắt, đối với một số bài, có thể dạy lồng vào các môn
có liên quan như.: Sinh lí học, Giáo dục công dân… Tuy nhiên, có
thể nghiên cứu để dạy thành một môn riêng biệt. Thực tế, một số
bài, rất khó ghép vào một môn nào như các bài: Tình yêu, Hôn
nhân, Vấn đề vợ chồng trẻ…
– Có thể dạy nội dung chương trình Giáo dục đời sống gia đình
và Giới tính trong chính khoá và trong hoạt động ngoại khoá. Đây là
những kiến thức quan trọng, cần thiết cho học sinh.
– Có thể dạy cho học sinh phổ thông từ trung học cơ sở trở
lên. Việc giảng dạy này vừa xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lí của
các em, vừa xuất phát từ thực tế giáo dục và thực tế đời sống học
sinh mà các thầy cô giáo đã phát hiện được.
Trên đây chỉ là những kết luận ban đầu xuất phát từ kết quả
điều tra của chúng tôi trong các thầy cô giáo và học sinh ở các tỉnh
phía Nam và Thành phố Hồ Chí Minh.
Chúng tôi nghĩ rằng, kết quả nghiên cứu trên mới chỉ sơ lược
và còn những hạn chế nhất định. Chúng ta còn phải tiếp tục tìm hiểu
thêm trong quá trình mở rộng việc giảng dạy chương trình Giáo dục
đời sống gia đình và Giới tính trong nhà trường.

Vấn đề 3
MỘT SỐ VẤN ĐỀ TÂM LÍ – XÃ HỘI CẦN CHÚ Ý KHI TIẾN HÀNH
GIÁO DỤC ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH VÀ GIỚI TÍNH CHO HỌC SINH
PHỔ THÔNG
Kỷ yếu Hội nghị Khoa học về
Giáo dục Giới tính cho học sinh Phổ thông – 1991
Việc triển khai chương trình dạy thực nghiệm và chương trình
thí điểm về giáo dục đời sống gia đình và giới tính cho học sinh các
tỉnh phía Nam và Thành phố Hồ Chí Minh đã được tiến hành từ năm
1989 liên tục cho đến nay (1991). Hiện nay, đa số các tỉnh trong cụm
phía Nam của đề án VIE/88/P09 (gọi tắt là đề án P09, gồm 7 tỉnh) đã
thực hiện xong giai đoạn dạy thí điểm của năm học 1990 – 1991.
Nhìn chung, việc triển khai đã đạt kết quả tốt. Tuy nhiên, trong quá
trình thực hiện chúng tôi đã phát hiện được một số vấn đề tâm lí xã
hội có thể ảnh hướng trực tiếp đến hiệu quả của đề án nói riêng,
đến việc Giáo dục đời sống gia đình và Giới tính cho học sinh nói
chung. Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu bước đầu những vấn đề
tâm lí xã hội đó.
Việc nghiên cứu này nằm trong chương trình Nghiên cứu điều
tra dư luận xã hội do Ban Chỉ đạo đề án P09 của Cụm các tỉnh phía
Nam và Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện, nhằm mục đích nâng
cao hiệu quả và chất lượng việc thực hiện những nhiệm vụ mà Ban
Chủ nhiệm đề án P09 Trung ương giao cho Cụm các tỉnh phía Nam
và Thành phố Hồ Chí Minh.
Chúng tôi đã thực hiện nhiều phương pháp nghiên cứu: trao
đổi, mạn đàm, hội thảo, phỏng vấn và điều tra dư luận bằng phiếu
thăm dò. Chúng tôi đã gửi phiếu điều tra đến các trường học ở
Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam và đã thu được 169
phiếu trả lời của các thầy cô giáo. Những kết quả nghiên cứu này
được so sánh với kết quả nghiên cứu năm 1989 để có cơ sở kết
luận chính xác hơn.
Các phiếu điều tra thu được xử lí bằng toán thống kê chủ yếu
gồm:
– Tính giá trị trung bình X để tìm hiểu mức độ của các ý kiến.
Tính độ lệch S để tìm hiểu độ dao động của các ý kiến.
– Việc so sánh ý kiến khác biệt của các nhóm độc lập được
tiến hành theo Test T–student so sánh tỉ lệ của các nhóm.
Kết quả nghiên cứu bao gồm nhiều vấn đề: hiện trạng về đời
sống giới tính của học sinh trung học phổ thông, những dư luận xã
hội và dư luận học sinh đối với việc Giáo dục đời sống gia đình và
Giới tính trong nhà trường…
Trong phần này, chúng tôi chỉ tập trung nêu lên một số vấn đề
tâm lí xã hội cần chú ý khi tiến hành Giáo dục đời sống gia đình cho
học sinh.
1. Một số quan niệm của giáo viên đối với việc Giáo dục đời
sống gia đình và Giới tính
Trước hết, chúng tôi tìm hiểu ý kiến của giáo viên về sự cần
thiết của Giáo dục đời sống gia đình và Giới tính đối với học sinh
trong tình hình hiện nay.
a) Kết quả nghiên cứu đợt năm 1990 (đợt 2) cho thấy ở
Bảng 1 như sau:
Bảng 1

Số lượng
Ý kiến đánh giá của giáo viên Tỉ lệ %
(169)

Rất cần thiết 38 22,49

Tương đối cần thiết 41 24,26

Có cũng được, không cũng 62 36,69


được

Không cần thiết 28 16,57

Theo Bảng 1 ta thấy:


– Có 79 ý kiến cho rằng giáo dục đời sống gia đình và giới tính
cho học sinh là cần thiết, chiếm tỉ lệ 46,75%, trong đó có 38 ý kiến
(22,49%) cho là “rất cần thiết”. Tỉ lệ này nhiều hơn hẳn ý kiến cho
rằng giáo dục đời sống gia đình và giới tính là không cần thiết: chỉ
có 28 ý kiến chiếm tỉ lệ 16,57%.
Số lượng ý kiến trả lời “có cũng được, không cũng được”
chiếm tỉ lệ khá lớn 36,69% (62 ý kiến). Đây là những ý kiến của các
giáo viên còn phân vân đối với việc giáo dục đời sống gia đình cho
học sinh.
b) Nếu cho đếm xếp hạng theo thứ bậc:
Rất cần thiết: 3 điểm.
Tương đối cần thiết: 2 điểm.
Có cũng được, không cũng được: 1 điểm.
– Không cần thiết: 0 điểm.
Chúng tôi có kết quả về trị số trung bình X = 1,527 và độ lệch
chuẩn S = 1,018.
– Giá trị X = 1,527 cho thấy dư luận chung giáo viên đối với
việc giáo dục đời sống gia đình cho học sinh nằm trong khoảng giữa
hai mức độ “tương đối cần thiết” và “có cũng được, không cũng
được”. Điều đó cho thấy các giáo viên chấp nhận việc đưa giáo dục
đời sống gia đình vào nhà trường nhưng mức độ chưa cao.
Độ lệch chuẩn S = 1,018 cho thấy sự phân tán của các ý kiến
ở mức độ khá nhiều. Nói một cách khác, trong giáo viên, quan niệm
về việc giáo dục đời sống gia đình cho học sinh có nhiều khác biệt.
c) So sánh với kết quả nghiên cứu năm 1989 (đợt 1) chúng
tôi có 2 như sau:
Bảng 2: So sánh kết quả nghiệm thu năm 1990 với 1989

Ý kiến đánh giá Ý


nghĩa
Đợt 1989 (192 Đợt 1990 (169) của sự
khác
biệt
Số % Số %
người người
đồng ý đồng ý

Rất cần thiết 53 27.6 38 22.49

Tương đối cần thiết 72 37,5 41 24,26 +

Có cũng được, không


31 16,15 62 36,69 +
cũng được

Không cần thiết 36 18,57 28 16,57 -

Nhận xét Bảng 2 ta thấy:


– Số ý kiến cho rằng giáo dục đời sống gia đình rất “cần thiết”
ở đợt điều tra 1989 là 27,6% không có sự khác biệt có ý nghĩa với
kết quả nghiên cứu năm 1990.
Số ý kiến cho rằng “không cần thiết” ở 2 đợt cũng không có sự
khác biệt ý nghĩa (18,75% so với 16,57%).
– Số ý kiến cho rằng “tương đối cần thiết” ở đợt nghiên cứu
1989 có sự khác biệt có ý nghĩa so với kết quả nghiên cứu năm
1990 (37,5% so với 24,26%), nhưng tổng số ý kiến cho rằng giáo
dục đời sống gia đình là cần thiết ở đợt nghiên cứu 1989 cũng hơn
hẳn số ý kiến cho là “không cần thiết” (65,1% so với 18,75%).
d) Để có cơ sở chắc chắn hơn khi rút ra kết luận, chúng tôi
đưa ra một số nhận định về việc đưa giáo dục đời sống gia đình và
giới tính vào giảng dạy cho học sinh phổ thông, để thăm dò ý kiến
trong giáo viên. Kết quả thu được như sau:
Bảng 3

Ý
nghĩa
Đợt 1989 Đợt 1990 của sự
khác
Nội dung nhận biệt
STT
định
Số ý Số ý
kiến kiến
% %
đồng đồng
ý ý

Chỉ làm cho học


sinh dễ bị kích
1 21 10,94 16 9,47
thích không lành
mạnh.

Không phù hợp với


2 đạo đức phong tục 62 32,29 43 25,44 -
Việt Nam.

Không có điều kiện


3 thực hiện trong tình 81 42,19 72 42,60
hình hiện nay.

Chỉ cần giới thiệu


4 sách cho học sinh 34 17,71 31 18,34
đọc.

5 Nên thực hiện một 192 53,13 93 55,03


cách đúng mức,
phù hợp trong
trường phổ thông.

Từ bảng trên, ta thấy:


Sự khác biệt ý kiến ở tất cả các nhận định đều không có ý
nghĩa, tức là những quan niệm của giáo viên ở 2 đợt điều tra không
có gì khác nhau đáng kể.
Nhận định 1, 2, 4: có tỉ lệ tán thành thấp (từ 9,47% đến
52,29%). Đây là những nhận định có tính chất phê phán hoặc không
đồng ý với việc đưa giáo dục đời sống gia đình vào nhà trường.
– Nhận định 3: “Không có điều kiện thực hiện trong tình hình
hơn nay” có “tính phản đối” ít hơn, có tỉ lệ tán thành cao hơn
(42,19% – 42,60%) nhưng cũng chỉ có dưới một nửa số ý kiến tán
thành.
– Nhận định 5: “Nên thực hiện một cách đúng mức, phù hợp
trong nhà trường phổ thông” chiếm tỉ lệ cao nhất (tù 53,13 đến
55,03%) số ý kiến tán thành.
Từ những kết quả trên, chúng tôi có kết luận ban đầu như sau:
Số lượng giáo viên quan niệm giáo dục đời sống gia đình cho
học sinh là cần thiết (từ 46,75% đến 65,1%) chiếm tỉ lệ cao hơn hẳn
so với số giáo viên cho là không cần thiết (16,57 % đến 18,75%). Tỉ
lệ tán thành việc giáo dục đời sống gia đình và giới tính cho học sinh
chiếm trên 53,13% (53,13% – 55,03%). Như vậy có thể nói rằng xét
về phía dư luận giáo viên, việc tiến hành giáo dục đời sống gia đình
cho học sinh có thể được chấp nhận trong tình hình hiện nay. Việc
giáo dục đó là cần thiết và cần thực hiện một cách đúng mức, phù
hợp với nhà trường, với trình độ học sinh.
– Tuy nhiên số ý kiến giáo viên cho rằng việc giáo dục đời sống
gia đình cho học sinh hiện nay là “không cần thiết” cũng chiếm một tỉ
lệ không nhỏ (từ 16,57% đen 18,75%). Mặt khác, nếu tính đến số ý
kiến phân vân “có cũng được, không cũng được” chiếm từ 16,15%
đến 36,69%; giá trị X = 1,527, S = 1,018 và những kết quả thu được
qua Bảng 3, chúng tôi thấy rằng:
+ Mức độ và số lượng giáo viên tán thành việc giáo dục đời
sống gia đình và giới tính cho học sinh chưa cao.
+ Còn khá nhiều ý kiến chưa thống nhất.
+ Độ phân tán ý kiến khá lớn.
Như vậy việc tiến hành giáo dục đời sống gia đình và giới tính
cho học sinh phổ thông là một việc phức tạp. Chúng ta cần thận
trọng chú ý đến nhiều vấn đề. Nói cách khác, việc giáo dục đời sống
gia đình và giới tính cho học sinh có thể có nhiều khó khăn. Chúng
tôi thử tìm hiểu một số khổ khăn điển hình nhất.
2. Một số khó khăn điển hình có thể gặp phải khi tiến hành giáo
dục đời sống gia đình và giới tính cho học sinh phổ thông.
Tập hợp kết quả trả lời ở những câu hỏi mở trong phiếu điều
tra, cùng với việc tổ chức những buổi hội thảo và phông vấn trực
tiếp từng người, chúng tôi thấy các thầy cô giáo đã nêu lên nhiều
khó khăn khi thực hiện nội dung giáo dục này trong nhà trường.
Điển hình là những khó khăn sau đây:
a) Phong tục tập quán Việt Nam.
b) Nhiều người chưa thống nhất về vấn đề này.
c) Nhiều người chưa hiểu biết về vấn đề này.
d) Các thầy cô giáo chưa được huấn luyện.
e) Tài liệu về vấn đề này quá ít.
g) Tình hình xã hội phức tạp.
h) Không có thời gian trong năm học vì thương trình học tập
của học sinh đã nặng nề.
i) Học sinh e ngại hoặc dám học.
Để xác định cụ thể hơn những khó khăn có thể có, chúng tôi
đưa ra câu hỏi lựa chọn, tìm hiểu kỹ hơn về sự khẳng định của các
thầy cô đối với khó khăn này, kết quả điều tra thu được ở Bảng số 4
sau đây:
Bảng 4: Sự khẳng định của giáo viên về các khó khăn

S Ý
T nghĩa
T Đợt 1989 Đợt 1990 của sự
Khó khăn có thể khác
có biệt

Ý kiến Ý kiến
khẳng % khẳng %
định định

a Phong tục tập quán 172 89,58 151 89,35 -


Việt Nam.

b Nhiều người chưa 158 82,29 134 72,29 -


thống nhất về vấn
đề này.

c Nhiều người chưa 163 84,90 147 86,98 -


hiểu biết về vấn đề
này.

d Các thầy cô giáo 181 94,27 145 85,80 +


chưa được huấn
luyện.

e Tài liệu về vấn đề 148 77,08 124 73,37 -


này quá ít.

g Tình hình xã hội 121 63,02 134 72,29 +


phức tạp.

h Không có thời gian 143 74,48 147 86,98 +


trong năm học vì
thương trình học
tập của học sinh đã
nặng nề.

i Học sinh e ngại 87 45,31 61 36,09 -


hoặc dám học.

Qua Bảng 4 ta thấy:


Nếu nhận xét riêng kết quả điều tra năm 1990
Khó khăn được khẳng định nhiều nhất là khó khăn do phong
tục tập quán nước ta gây nên: 89,35%, số ý kiến khẳng định. Do đặc
điểm tâm lí dân tộc, nếp sống xã hội, người dân Việt Nam thường
rất e ngại khi nói đến những vấn đề như tình yêu, sinh lí nam nữ,
chuyện vợ chồng… Vì thế, việc dạy nội dung này cho học sinh dễ bị
dư luận xã hội hiểu lầm, thành kiến… Do đó, khi thực hiện những
nội dung này còn có những biện pháp cần thiết để hướng dẫn và
chuẩn bị dư luận xã hội.
– Tiếp theo, khó khăn do “Nhiều người chưa hiểu biết về vấn
đề này” và “Không có thời gian để dạy nội dung này trong năm
học…” đều được 86,98% ý kiến khẳng định.
– Những nội dung kiến thức về Giáo dục đời sống gia đình và
Giới tính từ trước đến nay chưa được dưa vào giảng dạy tính thức,
hệ thống ở nước ta. Những người quan tâm đến vấn đề này chỉ có
thể tự nghiên cứu, tìm tòi, đọc sách, trao đổi riêng với nhau. Nhưng
sách báo, tài liệu có tính giáo dục, hệ thống, khoa học về vấn đề này
lại không có nhiều, chính xác là khá phổ biến với nhiều người. Sự
“chưa hiểu biết” thường biểu hiện ở nhiều mức độ, nhiều khía cạnh.
+ Chỉ nắm được một số kiến thức có tính kinh nghiệm cá nhân,
thiếu tính lí luận, hệ thống, khái quát; chẳng hạn như kiến thức về
quản lí gia đình, về sự cư xử giới tính…
+ Nắm kiến thức chưa đầy đủ: sự hạn hẹp về khái niệm; ví dụ
như các khái niệm giới tính, đời sống gia đình, quan hệ vợ chồng…
+ Nhiều quan niệm khác nhau về một khái niệm như quan
niệm về chữ trinh, về tình yêu, về tình dục…
+ Thậm thí, có nhiều người hiểu sai, hoặc không biết gì về
nhiều vấn đề của đời sống gia đình và giới tính như kiến thức về cơ
thể nam nữ, về đời sống tình dục, tình yêu và bệnh tình dục…
Sự thiếu hiểu biết như trên, sẽ dẫn đến những thành kiến,
những mặc cảm khó chịu, những ý kiến chống đối lại việc đưa giáo
dục đời sống gia đình và giới tính vào nhà trường.
Trong những cuộc trao đổi trực tiếp với chúng tôi, nhiều thầy
cô giáo đã nói thẳng rằng, chính họ cũng không biết thắc chắn các
khái niệm như: giới tính, hôn nhân, tình yêu… để giải thích cho các
em. Vì từ trước đến nay họ cũng chưa bao giờ được học về tri thức
đó. Thậm chí, một cán bộ quản lí cấp thành phố phụ trách tuyên
huấn đã phát biểu: “Giới tính là chuyện thiếu tế nhi, hiện nay cho
nên nghiên cứu về vấn đề này”.
Ngay trong hội nghị định hướng của đề án P09 ở Thành phố
Hồ Chí Minh, có một số phụ huynh, giáo viên vẫn lên tiếng phản đối
giáo dục giới tính cho học sinh, vì “đó là chuyện bậy bạ”, “chuyện
không nên nói đến trong nhà trường”, “chuyện sẽ kích thích cho học
sinh thêm hư hỏng”… Cả đến một đồng chí hiệu trưởng trường
trung học phổ thông lớn của Thành phố cũng đã phát biểu: “Chưa
nên giáo dục đời sống gia đình và giới tính cho học sinh vì đây là
chuyện thiếu tế nhị, thiếu tính mô phạm, không phù hợp với không
khí thanh cao ở nhà trường”.
Như vậy việc nhận thức chưa đầy đủ (hoặc sự chưa hiểu biết)
về giáo dục đời sống gia đình và giới tính chính là một khó khăn lớn.
Đây là một yếu tố quan trọng chung ta phải tính đến khi triển khai đại
trà nội dung giáo dục này trong nhà trường.
Khó khăn về thời gian giảng dạy trong năm học cũng là một
vấn đế. Hiện nay hoạt động học tập đã quá căng thẳng về thời gian.
Số lượng môn học có chiều hướng tăng lên, nhưng số buổi học và
số giáo viên dạy lại giảm đi.
Như thế việc xếp thời gian để học thêm một môn học nữa là rất
khó. Khi phỏng vấn cá nhân các giáo viên về vấn đề này, nhiều thầy
cô giáo đã nói: các em học sinh đã học quá nhiều, nội dung chương
trình đã quá nặng nề, chỉ nên bớt giờ đi, sao lại tăng thêm giờ? Đây
là một khó khăn cần phải tính đến, phải giải quyết bằng được mới có
thể thực hiện tốt việc đưa chương trình Giáo dục đời sống gia đình
và giới tính vào nhà trường.
– Một khó khăn nữa là “giáo viên cho được huấn luyện”, số ý
kiến khẳng định là 145 chiếm 85,80%, đây là một thực tế ở nước ta
trong mấy chục năm trở lại đây. Trong chương trình đào tạo ở các
trường sư phạm từ trung cấp, cao đắng đến đại học sư phạm, trong
các lớp huấn luyện bồi dưỡng đều không có nội dung này. Bởi thế,
khi tổ chức dạy thực nghiệm, dạy thí điểm chương trình Giáo dục
đời sống gia đình và Giới tính, chúng ta phải lo giải quyết tình trạng:
các giáo viên được mời tham gia giảng dạy chưa được học chương
trình này, làm sao có thể dạy cho học sinh?
– Mặt khác, hiện tượng “nhiều người chưa thống nhất ý kiến về
nội dung giáo dục này” cũng là một khó khăn lớn: có tới 134 ý kiến
khẳng định, chiếm 79,29%.
Sự chưa thống nhất ý kiến có thể ờ nhiều khoá cạnh
+ Chưa thống nhất trong việc nhận thức tầm quan trọng hay sự
cần thiết của việc đưa giáo dục đời sống gia đình vào nhà trường
(xem mục 1 đã trình bày ở trên).
+ Chưa thống nhất về nội dung giảng dạy cho học sinh: dạy
cho các em những kiến thức gì, mức độ đến đâu?
+ Chưa thống nhất quan niệm về một số kiến thức của đời
sống gia đình và giới tính.
+ Chưa thống nhất về thái độ đối với một số vấn đề của nội
dung giáo dục đời sống gia đình.
– Chính những khó khăn này thể hiện rõ nét khi xây dựng
chương trình, biên soạn tài liệu. Nó đặt ra nhiều vấn đề lớn như:
+ Nên dạy cho học sinh những kiến thức gì?
+ Cần lựa chọn những phương pháp dạy nào? Những hình
thức giáo dục nào? Dạy thành môn riêng hay ghép với môn khác?
“Tình hình xã hội phức tạp hiện nay” cũng là một khó khăn cản
trở việc dưa Giáo dục đời sống gia đình và Giới tính vào nhà trường:
có 134 ý kiến khẳng định, chiếm 79,29%.
Hiện trạng trật tự trị an xã hội phức tạp, văn hoá phẩm đồi trụy
tràn lan, nhiều tệ nạn xã hội như xì ke ma tuý, nhậu nhẹt, mãi dâm,
trộm cắp… ảnh hưởng không tốt tới hiệu quả giáo dục. Hiện trạng
đó có thể làm tăng thêm nỗi e ngại của mọi người nếu dạy cho học
sinh những vấn đề như tình yêu, tình dục, sinh lí cơ thể người…
Một khó khăn nữa đó là tài liệu, sách báo đúng đắn, khoa học
về lĩnh vực này quá ít. Trước đây, mọi người thường băn khoăn vì
chưa có sách giáo khoa về môn học này. Hiện nay tuy dã có sách về
giáo dục giới tính, nhưng sách tham khảo có tính khoa học chỉ có rất
ít. Ngược lại, có rất nhiều các loại tài liệu phiến diện hoặc thiếu tính
khoa học hoặc theo những quan điểm, những cách hiểu khác nhau
về giới tính khiến cho người đọc và các em học sinh hoang mang
không biết nên theo tài liệu nào. Thậm chí, có những sách biên soạn
lệch lạc, chạy theo thị hiếu, thị trường nhằm mục đích kinh doanh,
nên nhiều khi lại có tác dụng phản diện.
Hiện tượng “học sinh e ngại không dám học một số bài” cũng
là một khó khăn cần chú ý (có 61 ý kiến, chiếm 36,09%). Theo ý bến
của một số thầy cô giáo, có nhiều bài học sinh có thể e ngại khi
nghe giảng như Kinh nguyệt, Cấu tạo cơ quan sinh dục nam nữ, Cơ
sở khoa học của các biện pháp tránh thai…
Hiện tượng “học sinh e ngại học một số bài” sẽ được trình bày
kĩ trong một bài viết khác. Ở đây, qua điều tra ý kiến của các thầy cô
giáo, chúng tôi chỉ xin nhấn mạnh rằng đó là một trong những khó
khăn mà chúng ta phải tính đến khi triển khai chương trình giáo dục
này.
3. So sánh với kết quả nghiên cứu năm 1989
– Theo Bảng 4, ta thấy những khó khăn như “Phong tục tập
quán Việt Nam”, “Nhiều người chưa thống nhất về vấn đề này”,
“Nhiều người chưa biết về vấn này”, Tài liệu ít: “Học sinh e ngại khi
học”, được khẳng định như nhau ở 2 đợt nghiên cứu, vì sự khác biệt
ở 2 đợt nghiên cứu là không có ý nghĩa.
Khó khăn do “Các thầy cô giáo chưa được huấn luyện” trong
đợt 2 ít người khẳng định hơn so với đợt 1, có thể do thời gian này,
việc triển khai đề án P09 đã rộng rãi hơn, vấn đề này đã được nhiều
giáo viên quan tâm nghiên cứu hơn. Điều này cho thấy nếu các thầy
cô giáo quan tâm nghiên cứu lĩnh vực này, khó khăn trên có thể
được giải quyết.
Tuy nhiên, hiện tại, số ý kiến khẳng định khó khăn này còn
chiếm tỉ lệ rất lớn (85,80%). Cho thấy đây vẫn là một khó khăn cần
quan tâm giải quyết trước mắt.
Các khó khăn “Tình hình xã hội phức tạp”, và “Không có thời
gian” ở đợt nghiên cứu 1990 tăng hơn khá nhiều so với đợt 1989
cho thấy, đây chính là những vấn đề quan trọng phải rất chú ý giải
quyết thích hợp.
4. Kết luận chung
Qua cả 2 đợt nghiên cứu, có thể thấy những khó khăn được
nêu trên là những vấn đề chủ yếu cần tập trung giải quyết, để có thể
tiến hành tốt việc giáo dục đời sống gia đình và giới tính cho học
sinh. Từ những khó khăn đó, chúng tôi thấy cần chú ý một số vấn đề
sau:
a) Cần làm tốt công tác tuyên truyền trong nhà trường, xã
hội và học sinh về ý nghĩa và nội dung của giáo dục đời sống gia
đình và giới tính, nhất là giới thiệu chương trình giáo dục. Khi giới
thiệu ý nghĩa và chương trình chung của giáo dục đời sống gia đình
và giới tính, chúng ta sẽ có thể tránh được sự phản đối do nhận
thức sai lầm hoặc do sự hiểu biết không đầy đủ về nội dung của
những vấn đề khoa học mới này. Thực tế cho thấy nhiều người
phản đối việc giáo dục này chính là vì họ hiểu sai về những nội dung
Giáo dục đời sống gia đình và Giới tính. Qua kết quả nghiên cứu,
chúng tôi cho rằng, khi được giới thiệu, và nhất là khi được nghiên
cứu kỹ họ sẽ có thể thay đổi quan niệm, họ sẽ thấy rõ hơn sự cần
thiết của nội dung giáo dục này.
b) Do phong tục tập quán nước ta, khi giảng dạy một số bài
như “Tình dục”, “Tình yêu”, “Đặc điểm cơ quan sinh dục nam nữ”…
cần phải chú ý tiến hành bài giảng thật “tế nhị” và thận trọng.
Ví dụ:
– Xếp thứ tự sau các bài khác, để “từ từ dưa những bài đó vào
cho học sinh quen dần.
– Thái độ giảng bài của giáo viên thật tự nhiên, nghiêm túc.
– Ở một số vùng, cần xét đến việc tổ chức dạy nam riêng, nữ
riêng ở một số bài “đặc biệt”.
– Không nên giảng kiến thức một cách sống sượng, thô thiển,
dùng từ ngữ dung tục, hoặc mô tả hiện tượng một cách trần trụi,
đơn thuần.
Cần kết hợp việc dạy tri thức với việc giáo dục, hình thành thái
độ đúng đắn, văn hoá đối với các vấn đề trên. Kết hợp việc giảng
dạy với việc phê phán những biểu hiện không tốt trong nếp sống,
sinh hoạt có liên quan tới tri thức của những bài trên.
c) Việc lựa chọn và xây dựng chương trình, nội dung giảng
dạy cần rất khoa học, hợp lí. Có thể mạnh dạn bỏ hoặc thu hẹp thời
gian dạy ở một số bài trong các môn học khác để có thời gian dạy
chương trình này.
d) Cần phối hợp với các nhà khoa học nghiên cứu lĩnh vực
này, đặt họ viết sách, viết bài để có nhiều tài liệu xây dựng tủ sách
tham khảo cho việc Giáo dục đời sống gia đình và Giới tính. Cần
giúp cho học sinh phân biệt những sách báo, tài liệu không khoa
học, không phù hợp với việc giáo dục giới tính.

Vấn đề 4
VẺ ĐẸP VÀ VẤN ĐỀ LÀM ĐẸP Ở THANH NIÊM
Bài giảng về giới tính cho Thanh niên
Lớp Giáo dục giới tính Nhà Văn hoá
Thành phố Hồ Chí Minh.
I. Ý NGHĨA CỦA VẺ ĐẸP CON NGƯỜI TRONG ĐỜI SỐNG
Vẻ đẹp là yếu tố không thể thiếu được trong đời sống tinh thần
của mỗi con người. Ở đâu, làm việc gì, hầu như con người đều chú
ý đến cái đẹp và cách làm đẹp. Chọn một cái áo, cái nón, một thứ đồ
dùng nào đó, chúng ta đều để ý xem nó có đẹp không, nó có làm
cho mình đẹp lên không. Đi ra ngoài nhiều người thường quan tâm
đến vẻ đẹp bản thân hay nhận xét vẻ đẹp của người khác.
Hầu như ở mọi lĩnh vực của cuộc sống, từ tâm tư tình cảm,
nguyện vọng, mơ ước đến lao động, học tập… con người đều
hướng tới cái đẹp. Hầu như ở mọi người, mọi lứa tuổi, nam cũng
như nữ ai cũng có nhu cầu về cái đẹp, cảm thụ cái đẹp, vươn tới cái
đẹp… Có thể nói, cái đẹp, là một trong những yếu tố cơ bản của
cuộc sống con người, của đời sống tinh thần của “tính người” của
con người.
Đánh giá con người, chúng ta chú ý đến nhiều cái đẹp của họ:
cái đẹp trong tâm hồn, trong cư xử, hành vi, cái đẹp trong ăn mặc,
trang điểm, cái đẹp bởi sự khoẻ mạnh, trẻ trung, cái đẹp trong nếp
sống, trong lao động làm việc… nhất là đối với bạn gái, người con
gái phải biết làm đẹp.
Vẻ đẹp con người, vẻ đẹp cơ thể là yếu tố quan trọng làm nảy
sinh nền văn hoá xã hội, nảy sinh những sáng tạo, những cảm hứng
âm nhạc, nghệ thuật… làm nảy sinh những tình cảm cao đẹp, tình
cảm đạo đức xã hội.
Vẻ đẹp con người có khi trở thành yếu tố đầu tiên làm nảy sinh
tình yêu nam nữ hoặc ảnh hưởng lớn đến hạnh phúc vợ chồng.
Nhiều trường hợp, chỉ vì sắc đẹp, thậm chí chỉ một cặp mắt huyền,
một mái tóc mây óng ả, một má lúm đồng tiền… tình yêu đã nảy
sinh, say đắm.
Trong lao động, vẻ đẹp làm con người bớt mệt mỏi, làm tăng
hứng thú, tăng năng suất, tăng hiệu quả của lao động.
Đối với thanh niên, vẻ đẹp con người lại càng có ý nghĩa lớn
lao, ở tuổi trẻ, nhu cầu về cái đẹp, sự vươn tới cái đẹp được biểu
hiện rõ rệt trực tiếp và mãnh liệt. Vẻ dẹp con người thường được
nhiều bạn trẻ coi là yếu tố đầu tiên và quan trọng để xem xét người
khác và chính bản thân mình. Họ thường dành nhiều thời gian để
tìm hiểu vẻ đẹp của mình; họ rất chú ý làm đẹp, sáng tạo cái đẹp,
nhận thức cái đẹp, cảm thụ cái đẹp… cái đẹp như là một yếu tố hình
thành, phát triển nhân cách của thanh niên.
Có thể nói, tuổi trẻ là tuổi khát khao cái đẹp, gắn liền với cái
đẹp không thể thiếu được cái đẹp. Giáo dục thanh niên phải gắn liền
với giáo dục về cái đẹp.
Điều quan trọng là hiểu cho đúng về vẻ đẹp con người và cách
làm đẹp ở con người.
II. THẾ NÀO LÀ VẺ ĐẸP CON NGƯỜI
1. Nói đến vẻ đẹp con người, ta cần chú ý đến hai loại yếu tố
chính
a) Vẻ đẹp bên trong
Vẻ đẹp bên trong là vẻ đẹp về đạo đức, tâm hồn con người. Đó
là những phẩm chất đạo đức cao thượng, đúng đắn, phù hợp với
đạo đức xã hội như: sự trung thực, thẳng thắn, đức tính cần cù trong
lao động, chăm chỉ trong công việc, sự lễ độ, lòng nhân ái, lòng
chung thuỷ, lòng yêu nước, lòng dũng cảm, tinh thần trách nhiệm,
hăng say trong lao động, lao động sáng tạo… Những phẩm chất này
thể hiện ra ở mọi hành vi, cử chỉ. Chúng là động cơ cao cả của
những cử chỉ, hành vi.
Vẻ đẹp bên trong là những phẩm chất đẹp đẽ của trí tuệ, của
nhận thức như: sự thông minh, linh hoạt, sự nhạy bén, sự hiểu biết
rộng, tài năng, tính văn hoá khoa học… Nó còn là những phẩm chất
tốt đẹp khác như: tình cảm sâu sắc, cảm xúc tinh tế, nhạy bén… Sự
kết hợp hài hoà của những phẩm chất trên, thường tạo ra những vẻ
đẹp đặc biệt mà ta thường nói “một tâm hồn phong phú”, “một con
người thông minh, nhạy cảm”.
Vẻ đẹp bên trong còn thể hiện qua tình bạn cao cả, tình yêu
thắm thiết, chung thuỷ, sự đối xử cao thượng… Nó còn là sự biểu
hiện một cách phù hợp, rõ nét, sâu sắc những đặc điểm giới tính
con người: “Một cô gái dịu dàng đôn hậu”, “Một chàng trai dũng
cảm, hiên ngang”…
b) Vẻ đẹp bên ngoài:
Là vẻ đẹp biểu hiện ở nhiều khía cạnh, đặc điềm ở con người
mà người khác có thể thấy trực tiếp, bao gồm:
– Những vẻ đẹp của hành vi, cử chỉ, nếp sống, dáng điệu, điệu
bộ.
Đó là vẻ đẹp của tư thế tác phong, từ cách nghiêng đầu, nghẹo
cổ cúi mình, vuốt tóc… đến cách đi lại, đứng ngồi, các động tác cầm
tay… đó là nét mặt, ánh mắt, nụ cười… Những biểu hiện trên
thường được gọi là dáng điệu con người.
Đó là lời nói với những nội dung, từ ngữ, âm điệu kèm theo:
Những lời nói dịu êm, dứt khoát, ngọt ngào, tế nhị lịch sự… (trái lại,
những lời nói sỗ sàng, trắng trợn, tục tĩu… là sự xấu xa, kém văn
hoá). Đánh giá vẻ đẹp người con gái, dân tộc ta có câu: “Nhất thanh,
nhì sắc”. Như thế ngay từ ngày xưa, người Việt Nam ta đã coi lời nói
là một yếu tố quan trọng của vẻ đẹp con người.
Đó là vẻ đẹp trong lao động hăng say, lao động sáng tạo.
Đó là nếp sống sinh hoạt lành mạnh, văn minh, là sự tổ chức
cuộc sống gọn gàng, ngăn nắp, khoa học dù trong bất kì điều kiện
nào. Đó là những hoạt động vui chơi, thể thao, ca hát sau giờ làm
việc là sự sạch sẽ nơi ăn, ở, là những bông hòa tươi mát trang điểm
nơi sinh hoạt, học hành, là cách ăn mặc lịch sự, phù hợp với điều
kiện, vóc dáng con người…
Vẻ đẹp hành vi còn là những hành động, việc làm của con
người trong những điều kiện, tình huống nhất định: sự giúp đỡ
người khác, cách xử thế văn hoá, văn minh, những cử chỉ âu yếm,
chăm sóc…
– Vẻ đẹp hình thể: Đó là sự khoẻ mạnh, cường tráng đầy sức
sống của con người, là chiều cao và kích thước hợp lí của các bộ
phận cơ thể, là sự cân đối giữa cái mũi và cái miệng, cặp mắt với
hàng mi, khuôn mặt và mái tóc… Người ta thường nói: “Đôi mắt bồ
câu cái mũi dọc dừa”… để chỉ vẻ đẹp con người. Tuy nhiên, mọi
người thường chú ý trước hết vào các yếu tố sau:
+ Thân hình nảy nở, cân đối.
+ Dáng điệu khoẻ mạnh, đầy sức sống và duyên dáng.
+ Nét mặt xinh xắn hài hoà.
+ Làn da hồng hào, mịn màng…
c) Mối quan hệ giữa các yếu tố
Vẻ đẹp bên trong và bên ngoài có quan hệ mật thiết với nhau,
vẻ đẹp bên trong thể hiện ra và chi phối vẻ đẹp bên ngoài. Nó có thể
làm tăng lên, giảm đi hoặc thay đổi ý nghĩa của vẻ đẹp bên ngoài.
Một bộ quần áo, kiểu tóc, một hành vi cử chỉ có thể làm đẹp, duyên
dáng, nhưng lại có thể trở thành lố bịch, kệch cỡm. Nguyên nhân
chủ yếu do vẻ đẹp bên trong quyết định. Qua vẻ đẹp bên ngoài, ta
lại biết được vẻ đẹp bên trong.
Sự kết hợp hài hoà giữa vẻ đẹp bên trong và bên ngoài sẽ tạo
nên vẻ đẹp toàn diện bền vững và hấp dẫn ở con người, tạo nên cái
duyên của con người.
Nhiều trường hợp, vẻ đẹp bên trong và bên ngoài có mối quan
hệ mật thiết đến nỗi, khó có thể tách bạch được, đâu là yếu tố của
vẻ đẹp bên trong, đâu là của bên ngoài. Thực chất, sự phân chia
này chỉ có ý nghĩa tương đối. Đứng trên một góc độ nhất định, một
phẩm chất, một yếu tố nào đó được coi là vẻ đẹp bên ngoài (mái tóc
đẹp, đôi mắt đẹp…) nhưng đứng trên một góc độ khác nó có thể là
vẻ đẹp bên trong. Bởi thế, hiểu được cái đẹp, đánh giá đúng đắn về
cái đẹp là vấn đế rất khó khăn, phức tạp. Muốn hiểu đầy đủ hơn về
về đẹp con người, chúng ta cần chú ý đến tính tâm lí xã hội của nó.
2. Tính tâm lí xã hội của vẻ đẹp con người
Do trình độ khác nhau, con người có nhận thức về cái đẹp
khác nhau. Cùng một kiểu ăn mặc, người này cho là đẹp, là mốt,
người khác đánh giá là vô duyên, trơ trẽn, bất lịch sự. Cùng một
hành vi cư xử có bạn trẻ tưởng là ngang tàng, độc đáo, anh hùng
mà không biết rằng mọi người đánh giá là thiếu văn hoá và vô đạo
đức, việc đánh giá về cái đẹp của con người phụ thuộc vào trình do
nhận thức của họ. Muốn làm đẹp phải biết cách làm đẹp, phải có
văn hoá và kiến thức.
Do tình cảm hoặc cảm xúc chi phối, con người cũng đánh giá
cái đẹp không thống nhất: Nếu bạn thích ai, bạn sẽ thấy người đó
cái gì cũng đẹp, hoặc bạn chỉ nhìn thấy những cái đẹp ở người đó.
Khi đang yêu say đắm, bạn sẽ thấy “người ta” thật là đẹp: mái tóc
đẹp, cặp mắt đẹp, nụ cười tươi trẻ… thậm chí tiếng… ho của người
yêu cũng dễ thương. Có trường hợp, những đặc điểm xấu được
“đẹp hoá” chiếc răng khểnh trở thành có duyên, người gầy ốm là
mảnh mai, người mập là bụ bẫm, nảy nở…
Nhưng nếu bạn ghét người đó, cách đánh giá sẽ hoàn toàn
ngược lại.
Bởi vậy, người ta thường nói: “Người đẹp nhất là người mình
yêu”.
Những yếu tố đẹp của thái độ, hành vi, những vẻ đẹp của các
bộ phận cơ thể: cặp mắt, đôi môi… chỉ là do thói quen của xã hội,
chỉ là do quy ước của con người.
Mỗi hành vi cử chỉ phù hợp với đạo đức xã hội, những cách ăn
mặc, trang điểm, kiểu đầu tóc, quần áo nếu phù hợp với mọi người,
với hoàn cảnh đều trở thành đẹp đẽ và ngược lại. Nói một cách
khác cái đẹp phụ thuộc chủ yếu vào con người và xã hội. Người Việt
Nam chúng ta cho rằng: đôi môi hồng hào hình trái tim, cặp mắt bồ
câu là đẹp, nhưng một số vùng châu Phi lại cho rằng cặp môi dày,
hoặc đôi mắt lác mới là đẹp. Vì thế, nhiều cô gái châu Phi phải kẹp
vào môi những vật nặng, kéo dài môi ra, hoặc từ bé phải tập nhìn
vào một điểm giữa mũi để mắt lác cho đẹp.
Nếu bạn mặc bộ trang phục thật đẹp, thật mốt, sang trọng đắt
tiễn để đi dự hội hay đám cưới, bạn có thể được đánh giá là đẹp.
Nhưng nếu bạn ăn mặc trang điểm như thế để đến thăm một bạn
khác nhà nghèo, phải mặc áo vá, bạn sẽ trở thành kệch cỡm, thiếu
văn hoá, thậm chí là tàn nhẫn. Trong trường hợp đó, chẳng ai khen
bạn là đẹp cả.
Có những kiểu quần áo ngoại quốc mà nếu cô gái Việt Nam
mặc đi ngoài đường sẽ có thể bị mọi người đánh giá là trơ trẽn,
thiếu đứng đắn.
Nhiều cách làm đẹp, trang điểm vào một thời kì nhất định nào
đó, được nhiều người cho là đẹp và bắt chước, nhưng ở một thời kì
khác lại là lạc hậu, không phù hợp. Có những kiểu giầy dép, đầu tóc
đồ dùng từ thế kỉ thứ XIV, XV bây giờ lại đang là hiện tượng “mốt”.
Một chàng trai ăn mặc trang điểm giống hệt một bạn gái, có khi
trở thành một trò cười cho mọi người: người ta sẽ gọi anh chàng là
“pêđê” hay ái nam ái nữ. Trong trường hợp này, vẻ đẹp phụ thuộc
vào giới tính: con người chỉ đẹp thực sự khi ăn mặc, trang điểm phù
hợp với giới của mình. Nói một cách khác, việc làm đẹp phải phù
hợp với giới tính.
Còn nhiều yếu tố tâm lí xã hội khác chi phối cái đẹp và việc làm
đẹp ở con người. Do tác động của những yếu tố này, cái đẹp mang
tính tương đối. Khi làm dẹp, chúng ta phải chú ý đến mọi người, đến
tính dân tộc, đến hoàn cảnh, điều kiện, đến giới tính và lứa tuổi…
cùng với nhiều yếu tố khác.
Tuy nhiên, vẫn có những tiêu chuẩn nhất định do xã hội đặt ra
để đánh giá vẻ đẹp con người.
Ở nhiều nơi khi chấm thi và lựa chọn hoa hậu người ta thường
dựa vào những tiểu chuẩn như:
– Chiều cao và kích thước của một số bộ phận cơ thể.
– Sự hài hoà cân đối cua một số đường nét trên mặt và cơ thể.
– Dáng điệu, cách cư xử, cách đi lại, đứng ngồi.
– Cách ăn mặc, trang điểm.
– Cách ứng xử, nói năng.
– Sự hiểu biết về đời sống xã hội…
Muốn tìm hiểu về cái đẹp hình thể và làm đẹp một cách có hiệu
quả, bạn trẻ cần biết được đầy đủ và có hệ thống những tiêu chuẩn
đó để rèn luyện.
III. VẤN ĐỀ LÀM ĐẸP Ở THANH NIÊN
1. Những nguyên tắc làm đẹp
Do bản chất của vẻ đẹp con người, đặc biệt do những yếu tố
tâm lí, xã hội của cái đẹp, việc làm đẹp phải tuân theo nhưng
nguyên tắc cơ bản sau:
– Phải có ý thức làm đẹp đúng đắn ở mọi lúc, mọi nơi trong đời
sống hằng ngày.
– Làm đẹp phải mang tính đạo đức, tức là phải phù hợp với
đạo đức xã hội, phải gắn liền với những phẩm chất đạo đức, đạo lí
Việt Nam như: tính trung thực, lòng nhân ái… Những hành vi đẹp,
những vẻ đẹp thực sự ở con người bao giờ cũng phải xuất phát từ
nền tảng đạo đức, động cơ đạo đức tốt đẹp. Những vẻ đẹp kiêu kì,
tàn nhẫn thường làm mọi người xa lánh. Sự cư xử giả tạo, “màu
mè” thường làm người ta khó chịu; thái độ âu yếm, chiều chuộng
của kẻ phản bội, giảo hoạt cũng làm cho người ta ghê sợ…
– Làm đẹp phải đảm bảo giới tính và cá tính. Vẻ đẹp của người
nam và người nữ có đặc điểm khác nhau. Việc làm đẹp phải tuân
theo những đặc điểm đó, nhất là những đặc điểm riêng của mỗi
người. Việc làm đẹp theo kiểu a dua, bắt chước, chạy theo mốt mù
quáng, nhiều khi không làm cho bạn đẹp hơn, mà ngược lại, làm
bạn mất đi cái đẹp tự nhiên, vốn có của bạn. Nghệ thuật làm đẹp
chính là ở chỗ, bạn biết tạo ra cái đẹp, phù hợp với đặc điểm riêng
của mình.
– Làm đẹp phải chú ý đến tính hiện đại và tính truyền thống. Là
người Việt Nam, bạn hãy làm đẹp theo kiểu Việt Nam, theo tâm lí
Việt Nam. Việc giữ gìn bản sắc dân tộc nhiều khi giúp cho ta tạo nên
những nét đẹp độc đáo: mái tóc dài Việt Nam, tà áo dài Việt Nam.
Tuy nhiên, tính thời đại và mốt cũng rất cần thiết.
Làm đẹp phải bảo đảm tính cân đối, hài hoà. Đó là sự hài hoà
cân đối giữa các bộ phận cơ thể, giữa các đường nét, màu sắc, hình
khối… muốn để kiểu tóc nào, bạn phải chú ý giữa sự cân đối giữa
kiểu tóc ấy với khuôn mặt, chiều cao… của bạn. Mặc kiểu quần áo
nào, phải chú ý đến tầm vóc cơ thể (mập, ốm…) màu sắc quần áo
phải hài hoà với màu da. Đặc biệt phải đảm bảo sự cân đối giữa vẻ
đẹp bên trong với vẻ đẹp bên ngoài.
Làm đẹp phải phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh, phải tuỳ từng
lúc, từng nơi. Bộ quần áo mặc ở nhà đẹp nhưng ra ngoài đường lại
không hợp. Nếu đi lao động mà trang điểm chải chuốt, có khi bị chê
là ăn diện. Đi dự vũ hội, dám cưới mà ăn mặc giản dài quá có thể bị
gọi là… mắc bệnh tâm thần.
Tóm lại, việc làm đẹp trong ăn mặc luôn phải gắn liền với
nguyên tắc phù hợp và hài hoà.
– Làm đẹp, phải biết cách giữ gìn vẻ đẹp tự nhiên, kết hợp với
sự sửa soạn trang điểm. Nếu bạn sử dụng quá nhiều mĩ phẩm, vẻ
đẹp tự nhiên của bạn sẽ bị ảnh hưởng tai hại. Con người vẫn thích
vẻ đẹp tự nhiên sẵn có. Đó là vẻ đẹp quý giá nhất.
2. Một số vấn đề làm đẹp cụ thể
a) Muốn làm đẹp, việc đầu tiên là bạn phải biết thế nào là
đẹp và cách làm đẹp
Đó là một khoa học, một nghệ thuật với nhiều tri thức phức tạp
và phong phú. Trên cơ sở nắm vững tri thức ấy bạn hãy làm đẹp
toàn diện, cả vẻ đẹp bên trong lẫn bên ngoài.
b) Làm đẹp những vẻ đẹp bên trong gắn liền với việc rèn
luyện đạo đức và trau dồi kiến thức văn hoá
Bạn hãy rèn luyện để sống đẹp theo tiêu chuẩn của đạo đức xã
hội. Bạn hãy quan tâm đến mọi người, sống nhân hậu, có trách
nhiệm, trung thực và tôn trọng mọi người… đó là những yếu tố cốt
lõi của vẻ đẹp bên trong. Bạn hãy cố gắng học tập nâng cao kiến
thức hãy tăng cường giao tiếp, để học hỏi bạn bè, mở rộng hiểu
biết. Có những kiến thức kĩ năng, tưởng chừng bình thường nhưng
lại rất có ý nghĩa đối với vẻ đẹp tâm hồn con người. Bạn đừng coi
thường những tài lẻ, như cách sửa chữa đồ điện, nghệ thuật nấu
ăn, cách làm bánh, cắm bông…
c) Làm đẹp những vẻ đẹp bên ngoài cũng rất phức tạp, đa
dạng
Trước hết là làm đẹp trong hành vi cử chỉ, tư thế tác phong.
Mỗi người đều phải giữ gìn ý tứ, tế nhị trong cư xử, lời nói, nụ
cười… Để có được nghệ thuật giao tiếp, các bạn cần luôn luôn chú
ý “học ăn, học nó học gói, học mở”. Một số bạn trẻ do hiểu lầm về
cách cư xử, nói năng, dễ bị đánh giá là điệu bộ, kiểu cách, hống
hách bêu kì, lập dị… Đó là những cái xấu trong hành vi, cử chỉ mà
mỗi bạn cần tránh.
Việc làm đẹp cơ thể cũng rất quan trọng, để có một thân hình
khoẻ mạnh, cân đối, nảy nở, một làn da đẹp mịn màng, điều trước
tiên là phải tập luyện cơ thể, đặc biệt là tập thể dục thẩm mỹ dưỡng
sinh, bơi lội, xoa bóp… Tập thể dục nhịp điệu cũng rất tốt nhưng cần
hỏi ý kiến các thầy thuốc để tập những bài phù hợp với cơ thể của
mỗi người. Chế độ ăn uống cũng ảnh hưởng quan trọng đến vẻ đẹp
hình thể mà mỗi người chúng ta cần lưu ý. Cơ thể của bạn đẹp hay
không chủ yếu phụ thuộc vào sự tập luyện của mình. Bên cạnh đó,
con người còn biết giữ gìn, bảo vệ sức khoẻ và vẻ đẹp của cơ thể.
Lao động, làm việc trong trời nắng cần mặc áo vải dày, che
mặt để bảo vệ da. Tắm rửa vệ sinh sạch sẽ để không bị nhiễm
bệnh…
Việc làm đẹp trong cách ăn mặc, sửa soạn trang điểm không
phải là điều đơn giản, dễ dàng. Nghệ thuật ăn mặc, nghệ thuật trang
điểm đòi hỏi bạn phải có nhiều tri thức khoa học và giao tiếp xã hội
rộng rãi. Trong lĩnh vực này, “mốt” có ý nghĩa rất quan trọng, mỗi
bạn trẻ cần biết và vận dụng nó.
– “Mốt” là một hiện tượng tâm lí xã hội đặc biệt, có tác dụng lôi
cuốn rất nhiều người, nhiều khi, nó như một trào lưu xã hội, ít người
thoát khỏi ảnh hưởng của nó.
Trước đây có một số người hiểu lầm về “mốt”, thành kiến với
“mốt” cho rằng cứ ai theo “mốt” là ăn chơi, ăn diện, không đứng
đắn… Quan niệm như thế là chưa đầy đủ, chưa đúng. Thực tế, có
những “mốt” hầu như ai cũng bị ảnh hưởng bởi nó. Trong một mức
độ nhất định một là văn hoá xã hội, là kiến thức mới. Xã hội càng
phát triển, càng xuất hiện nhiều “mốt” theo từng địa phương, từng
thời kì lịch sử.
Bởi vậy, không nên chống “mốt”, lên án “mốt” một cách máy
móc. Và cũng không thể chống mốt. He ghen, một nhà triết học nổi
tiếng đã nói: “Người nào chống mốt, đó là thằng khùng”. Điều quan
trọng là phải hiểu được mốt và biết vận dụng mốt một cách thích
hợp với điều kiện và bản thân.
Sai lầm chính của nhiều bạn trẻ là chạy theo mốt một cách mù
quáng. Thấy mọi người mặc áo thụng, mình cũng phải cố tìm mua
áo thụng để mặc, thấy một người để tóc “xù lông nhím”, mình cũng
lập tức “xù lông nhím”. Chạy theo mốt như thế, bạn khó có thể trở
thành đẹp. Nhiều khi nó trở nên kì quái, khó coi, vì mốt đó không
phù hợp với bạn.
Việc chạy theo “mốt” mù quáng có những tác hại cơ bản sau
đây:
+ Nếu mốt không hợp sẽ làm bạn xấu đi nhiều.
+ Có những mốt nảy sinh không lành mạnh, không phù hợp
với đạo đức truyền thống văn hoá Việt Nam lan tràn, bị xã hội lên
án. Bạn chạy theo mốt đó sẽ bị giảm giá trị nhân phẩm, hoặc sẽ bị
mọi người chê cười. Chẳng hạn những mốt đầu tóc dị dạng, kiểu
“mô đen quằn quại”… Nhiều khi, do không hiểu biết có những bạn
mặc những chiếc áo Pull (áo phông) có in dòng chữ có hại cho
người mặc như “Tôi là một con chó “ (I am a dog), “Hãy hôn em đi”
(Kiss me)…
+ Trong điều kiện hiện nay, việc đua đòi theo mốt của một số
bạn trẻ sẽ là gánh nặng cho gia đình, làm ảnh hưởng cuộc sống của
cha mẹ… Bạn ấy là người vị kỉ, dễ bị mọi người chê cười.
Bởi thế, việc theo mốt, cần chú ý mấy điểm sau đây:
* Bạn phải hiểu về mốt và ý nghĩa của nó.
* Xem mốt có phù hợp với đặc điểm riêng của mình không?
Mốt có phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh, nghề nghiệp của bản thân
không?
* Tốt nhất, bạn hãy tìm hiểu dư luận xã hội đối với mốt ấy như
thế nào, trước khi vận dụng nó.
3. Việc làm đẹp của thanh niên hiện nay thường có một số
nhược điểm sau
– Nhiều bạn chỉ chú ý làm đẹp hình thức bên ngoài mà ít quan
tâm đến vẻ đẹp bên trong.
Khi làm đẹp hình thức bên ngoài, nhiều bạn chỉ chú ý làm đẹp
trong việc sửa soạn, trang điểm, ăn mặc, mốt… mà không chú ý tới
làm đẹp trong hành vi, lời nói, nụ cười, cử chỉ…
– Có nhiều bạn chạy theo mốt một cách mù quáng mà không
biết vận dụng mốt cho phù hợp với bản thân. Nhiều bạn nghĩ rằng,
việc làm đẹp đồng nghĩa với việc ăn chơi thời thượng, tiêu xài hoang
phí, đồ đạc quần áo phải là hàng hiệu, phải là vật dụng thật đắt tiền,
độc đáo, ít người có được.
– Nhiều bạn không nắm được kĩ thuật làm đẹp trong cách sửa
soạn, trang điểm, ăn mặc… Tình trạng lạm dựng mỹ phẩm, trang
điểm thiếu thẩm mĩ, ăn mặc lố lăng, không phù hợp… còn khá phổ
biến.
– Việc cảm thụ cái đẹp trong âm nhạc, nghệ thuật, thể dục thể
thao còn nhiều hạn chế, lệch lạc, phiến diện. Nhiều khi việc tập thể
dục nhịp điệu, thấm mĩ, bơi lội… chỉ có tính phô trương, hình thức,
hoặc nhằm mục đích thiếu lành mạnh.
4. Các bạn trẻ, hãy biết làm đẹp
Vẻ đẹp và làm đẹp là một trong những mục tiêu cơ bản của
cuộc sống con người. Nó là biểu hiện tập trung nhất của lí tưởng
thẩm mỹ trong nhận thức, trong thế giới quan của mỗi người. Cái
đẹp lại càng có ý nghĩa quan trọng đối với lứa tuổi thanh thiếu niên,
vì bản thân lứa tuổi thanh thiếu niên là lứa tuổi đẹp nhất của đời
người.
Vẻ đẹp và làm đẹp chính là tri thức, là nếp sống văn hoá, là
ước vọng nhu cầu của mỗi người, của xã hội.
Bởi vậy các bạn trẻ hãy vươn lên tới cái đẹp, hãy tăng cường
làm đẹp và sống đẹp.
Tuy nhiên, bạn hãy chú ý rằng vẻ đẹp không phải ở những kiểu
tóc kì quái, những đồ dùng hàng hiệu đắt tiền… Bạn đừng biến mình
thành con công sặc sỡ với cách trang điểm loè loẹt. Bạn đừng trở
thành nạn nhân tội nghiệp của thời trang nước ngoài của lối sống
kiểu cách, trưng diện…
Làm đẹp trước hết là nhận thức đúng về cái đẹp và có những
cử chỉ, hành vi đẹp. Làm đẹp là tạo nên nếp sống, lối sống phù hợp
với đạo đức xã hội, là học tập để có tri thức phong phú và đúng đắn,
là lao động chân chính sáng tạo, là sự cống hiến cho con người và
xã hội.
Làm đẹp là tạo nên sự hài hoà trong ăn mặc, trang điểm, trong
việc sử dụng đồ dùng theo mốt và thời trang một cách phù hợp.
Làm đẹp là vươn tới mọi yếu tố thẩm mĩ của tự nhiên, xã hội,
của con người.
Có những yếu tố làm đẹp luôn luôn là chân lí, trường tồn với
thời gian và không gian. Đó là cái đẹp trong một tâm hồn cao cả,
trong những hành vi dũng cảm, hi sinh cho tổ quốc, cho dân tộc. Đó
là cái đẹp trong lòng nhân ái yêu thương đối với con người, trong
lao động hăng say và sáng tạo, trong những hành động giúp đỡ
người yếu đuối đang gặp khô khăn. Bạn sẽ luôn luôn nhận thấy sự
tôn vinh của xã hội về những hành động đẹp như việc giúp đỡ một
người nghèo bệnh tật, một em bé mồ côi, một cụ già ốm yếu… Bạn
sẽ thấy chân giá trị của con người, những rung cảm, hạnh phúc
trong những hành động đẹp đó.
Có những cái đẹp luôn tạo ra những cảm xúc nhẹ nhàng, thoải
mái, thu hút lòng người. Đó là một vẻ đẹp tâm hồn, vẻ đẹp của cô
gái dịu dàng, thuỳ mị đằm thắm, là vẻ đẹp của tháng trai dũng cảm,
mạnh mẽ, tài năng. Mọi người sẽ phải chú ý, ngạc nhiên trước vẻ
thông minh, dáng điệu đàng hoàng, chững chạc, trước một nụ cười
tươi trẻ duyên dáng, một cử chỉ lịch sự văn minh.
Nhiều yếu tố đẹp luôn luôn làm mọi người thán phục và chiêm
ngưỡng. Đó là sự hài hoà giữa mái tóc với khuôn mặt, giữa màu sắc
son với làn da, giữa vóc dáng cơ thể với kiểu quần áo… Đó là sự
phù hợp của mốt và thời trang, giữa tính hiện đại với tình truyền
thống, giữa cách làm đẹp ở một người trong mối quan hệ với những
người khác…
Làm đẹp là tri thức và đạo đức, là khoa học và nghệ thuật.
Các bạn trẻ, hãy biết làm đẹp và sống đẹp.

Vấn đề 5
NGƯỜI PHỤ NỮ VỚI VIỆC XÂY DỰNG CUỘC SỐNG GIA ĐÌNH
Vấn đề ra đình có ý nghĩa rất lớn đối với người phụ nữ và
người phụ nữ lại có vai trò đặc biệt quan trọng trong gia đình. Trong
đời sống tinh cảm, trong ước vọng cũng như trong nếp sống hằng
ngày, người phụ nữ luôn gắn bó với gia đình, dành trọn vẹn cho gia
đình. Tuy nhiên, việc xây dựng cuộc sống gia đình đối với người phụ
nữ lại thường gặp nhiều khó khăn, trắc trở hơn nam giới.
I. NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG VIỆC XÂY
DỰNG HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH
So với nam giới, việc xây dựng cuộc sống gia đình của người
Phụ nữ thường gặp nhiều khó khăn hơn và thiệt thòi hơn. Sự khó
khăn, thiệt thòi đó do những nguyên nhân như:
1. Do đặc điểm tâm sinh lí ở người phụ nữ
Người phụ nữ có tầm vóc nhỏ hơn nam giới, sức mạnh thể lực
thường chỉ bằng 4/5 so với nam giới. Tuy nhiên, ở người phụ nữ lại
có những thiên chức nặng nề hơn nam giới. Việc thực hiện những
thiên chức này nếu không đám bảo tính khoa học, hợp lí sẽ là
những yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến sức khoẻ, sắc đẹp và độ trẻ
trung của người phụ nữ.
Trong đời sống sinh lí cơ thể, người phụ nữ trường thành sớm
hơn nam giới nhưng cũng già đi nhanh hơn nam giới. Ở độ tuổi 45 –
55, sau thời kì hồi xuân, người phụ nữ thường bước sang tuổi già.
Trong khi đó đối với nam giới, thường vẫn còn rất khoẻ mạnh và
nhiều “xuân sắc”.
Hiện tượng kinh nguyệt hằng tháng có ý nghĩa đặc biệt, thể
hiện tình trạng sức khoẻ và khả năng sinh nở của người phụ nữ.
Nếu không đảm bảo đúng những điều kiện vệ sinh kinh nguyệt cần
thiết người phụ nữ dễ bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ, vẻ
đẹp và độ trẻ trung.
Vấn đề sinh nở đảm bảo tính khoa học, vừa là một thiên chức
cao cả vừa có tác dụng nâng cao nữ tính, vẻ đẹp của người phụ nữ.
Tuy nhiên, nếu sinh nở không đúng khoa học (quá nhiều, quá mau
hoặc không biết cách cho con bú, nuôi con khi còn nhỏ…), người
phụ nữ sẽ già nhanh, xấu nhanh, ốm yếu đi nhanh chóng. Dù là một
thiên chức cao cả, thiêng liêng, việc sinh nở vẫn là một gánh nặng
đối với người phụ nữ trong cuộc sống gia đình
Những vấn đề sinh lí trên ảnh hưởng rất nhiều đến người phụ
nữ trong việc xây dựng hạnh phúc gia đình. Khi xấu đi, già đi, hoặc
ốm yếu đi, người phụ nữ sẽ mất đi một thứ “vũ khí mạnh mẽ” để bảo
vệ hạnh phúc gia đình của mình.
2. Do những quan niệm sai trái lạc hậu về vai trò của người phụ
nữ trong cuộc sống gia đình
Những quan niệm xưa cũ và lạc hậu cho rằng người phụ nữ
không có quyền chủ động xây dựng cuộc sống gia đình. Họ phải
tuân theo sự sắp đặt và yêu cầu của cha mẹ (cha mẹ đặt đâu con
ngồi đây). Thậm chí, hôn nhân đối với người phụ nữ có khi giống
như là một cuộc mua bán, trong đó họ trở thành một món hàng phục
vụ cho những mưa đồ riêng tư của người khác. Ngày nay, vẫn còn
có người quan niệm rằng người phụ nữ đàng hoàng, đứng đắn
không nên chủ động “tấn công” hoặc chủ động biểu lộ tình yêu đối
với nam giới.
Trong gia đình, nhiều người chồng vẫn còn muốn theo quan
niệm “tam tòng”, hoặc mang nặng tư tưởng “chồng chúa vợ tôi”, coi
thường vai trò của người vợ. Họ muốn người phụ nữ phải hầu hạ
chồng, tuyệt đối tuân theo mệnh lệnh của chồng. Một số người
chồng kém đạo đức, kém hiểu biết còn thiếu tôn trọng vợ, thậm chí
đánh đập tàn nhẫn dã man vợ mình. Họ cho rằng họ có quyền dạy
vợ đánh đập vợ nếu làm trái ý của họ. Nạn bạo hành trong gia đình
chủ yếu do người chồng gây ra.
Những công việc nội trợ gia đình, nuôi dạy và chăm sóc con
cái thường được coi là trách nhiệm của người vợ. Nhiều ông chồng
cho rằng đó chỉ là những việc vặt không đáng kể, không phải là việc
của đàn ông.
Trong thực tế, nhiều công trình nghiên cứu khoa học đã xác
nhận rằng các công việc nội trợ gia đình: thu dọn, vệ sinh nhà cửa,
cơm nước, chăm sóc con cái… đã tiêu hao năng lượng, sức lực rất
lớn của người phụ nữ. Toàn bộ năng lượng tiêu hao để phục vụ cho
công việc nội trợ gia đình trong một ngày có thể tương đương với
một ngày công lao động.
Nếu người phụ nữ ngoài việc đảm trách công việc do xã hội
giao phó “là công nhân viên chức hoặc phải làm ăn sinh sống…), lại
phải chịu toàn bộ gánh nặng của công việc nội trợ gia đình, sẽ bị
ảnh hưởng nặng nề về mặt sức khoẻ, và không còn thời gian để có
điều kiện rèn luyện và phát triển nhân cách, tài năng: Chính những
công việc nội trợ gia đình quá vất vả nặng nề ở người phụ nữ trong
khi họ còn phải làm việc ở cơ quan Nhà nước hoặc lo bươn chải
kiếm sống là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm cho họ già
đi, xấu đi và ốm yếu nhanh hơn.
Trong xã hội, vẫn còn có nhiều người đánh giá quá khắt khe,
quá nặng nề về người phụ nữ trong tình yêu và xây dựng cuộc sống
gia đình. Họ đòi hỏi rất cao ở người phụ nữ về tính “đứng đắn”, tính
“nghiêm túc”, tính “chung thuỷ”, tính “nề nếp” trong sinh hoạt… Nếu
mắc một chút thiếu sót nào, người phụ nữ sẽ bị lên án nghiêm khắc
hơn rất nhiều so với nam giới.
Do quan niệm không được chủ động trong tình yêu và hôn
nhân, người phụ nữ phải “giữ giá”, phải chờ đợi người đàn ông nào
đó đến với mình, nhiều chị thường gặp khó khăn trong việc xây
dựng gia đình, có chị đến tuổi già vẫn chưa tìm được một người
chồng, một người yêu mong đợi.
3. Do sự phức tạp trong đời sống xã hội hiện nay
Trong nền kinh tế thị trường vai trò của đồng tiền ngày một gia
tăng, nhiều người phụ nữ phải hi sinh bản thân mình để giải quyết
vấn đề sinh kế cho gia đình. Họ phải làm việc ngày đêm để kiếm
sống, phải chăm lo công việc gia đình mà không có điều kiện hưởng
thụ hay rèn luyện học tập để phát triển nhân cách. Đời sống kinh tế
xã hội hiện nay đang nâng cao và phát triển mạnh, nhưng những
tiêu cực những tệ nạn xã hội cũng có chiều hướng gia tăng và ảnh
hưởng mạnh đến cuộc sống của mỗi gia đình.
Do đặc điểm tâm sinh lí, người đàn ông thường dễ mắc những
thiếu sót trong đời sống hôn nhân. Họ dễ bị sa ngã cám dỗ bởi sinh
hoạt vật chất, sắc đẹp. Những tệ nạn xã hội: cờ bạc, rượu chè, xì
ke, ma tuý, chơi bời trác táng thường lôi kéo quyến rũ người chồng,
người con, gây ảnh hưởng nặng nề căng thẳng cho gia đình, là một
trong những nguyên nhân chủ yếu phá hoại hạnh phúc, làm cho gia
đình đổ vỡ. Trong những trường hợp ấy người phụ nữ chính là
người phải gánh chịu những bất hạnh.
4. Do tính phức tạp của cuộc sống gia đình
Bản thân gia đình có nhiều mối quan hệ phức tạp và đa dạng.
Trong cuộc sống chung của vợ chồng có rất nhiều vấn đề khó khăn
nảy sinh: sự xung đột vợ chồng, quy luật biến động của đời sống gia
đình, sự nhàm chán tâm lí, sinh lí, sự vất vả trong việc sinh nở và
nuôi dạy con cái, những tác động phức tạp của xã hội, bạn bè… có
thể dẫn đến sự suy giảm hạnh phúc. Nếu không biết cách giải quyết
phù hợp, không biết cách xây dựng hạnh phúc gia đình, người phụ
nữ dễ bị trở thành người gánh chịu những đau khổ, những bất hạnh.
5. Do một số nhược điểm, hạn chế của chính bản thân người
phụ nữ
Trong đời sống xã hội, nhiều người phụ nữ còn bị hạn chế về
trình độ văn hoá xã hội. Với tính khiêm tốn nhiều khi đến mức tự ti,
tính nhút nhát tính an phận, một số chị không mạnh dạn, không dám
đấu tranh với những sai trái của chồng con.
Một số chị thiếu tự tin, chưa quan tâm nhiều đến việc học tập,
nghiên cứu… do đó, trình độ hiểu biết những kiến thức về văn hoá,
xã hội, đặc biệt là những kiến thức về đời sống gia đình, về thời sự
chính trị còn thấp. Việc tham gia những hoạt động xã hội, kể cả hoạt
động của Hội Phụ nữ, một tổ chức thực sự bảo vệ quyền lợi cho
người phụ nữ, còn ít. Chính sự hạn chế này làm cho người phụ nữ
khó hiểu biết và hoà hợp với người chồng, khó có điều kiện chủ
động giữ gìn hạnh phúc gia đình.
Ngoài ra còn khá nhiều những lí do khám quan và chủ quan
khác làm cho người phụ nữ gặp nhiều khó khăn trong việc xây dựng
cuộc sống gia đình.
II. NGƯỜI PHỤ NỮ PHẢI LÀM GÌ ĐỂ XÂY DỰNG HẠNH PHÚC
GIA ĐÌNH
Hạnh phúc gia đình là ước mơ là nguyện vọng của mọi người.
Nhưng hạnh phúc gia đình không tự nhiên mà có, và xây dựng cuộc
sống hạnh phúc gia đình không phải là việc dễ dàng. Mỗi người
chúng ta cần phải chủ động và biết cách xây dựng, giữ gìn, bảo vệ
hạnh phúc gia đình. Trong tình hình xã hội hiện nay, người phụ nữ
cần đặc biệt quan tâm đến những vấn đề sau đây:
Cần phải có những quan niệm mới hơn và đúng hơn về cuộc
sống gia đình. Người phụ nữ cần phải xem cuộc sống gia đình là
một bộ phận của đời sống xã hội, phải chủ động hoà nhập cuộc
sống gia đình của mình với đời sống xã hội. Phải tăng cường việc
tham gia hoạt động xã hội thông qua việc tham gia những hoạt động
của Hội Phụ nữ, của tổ chức Công đoàn (hoạt động nữ công), hoặc
của Đoàn Thanh niên Cộng sản… Đó là những tổ chức chăm lo trực
tiếp và thực sự cho quyền lợi của người phụ nữ.
Người phụ nữ phải quan tâm tiếp cận với những thông tin mới
qua việc đọc báo chí, xem truyền hình hay nghe đài phát thanh, nhất
là những chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước,
những vấn đề về tình hình thời sự, chính trị nổi bật ở trong nước và
trên thế giới.
+ Cần phải mạnh dạn và tự tin, tăng cường việc học tập nâng
cao trình độ tri thức và trí tuệ. Phải tăng cường việc giao tiếp xã hội,
tạo sự hoà hợp với chồng con trong đời sống văn hoá xã hội.
+ Cần chủ động trong việc giải quyết các công việc của gia
đình, mạnh dạn dấu tranh một cách hợp lí với những sai trái của
chồng con, hay của các thành viên khác trong gia đình.
Cần thay đổi cách tiết kiệm trong chi tiêu mua sắm, mạnh dạn
tăng cường trang bị những thiết bị tiện nghi cần thiết và tối thiểu
trong gia đình (ti vi, tủ lạnh, bếp gas, máy giặt…) để giảm bớt gánh
nặng vất vả của công việc nội trợ, phục vụ cho cuộc sống chung.
– Chú ý nhiều hơn đến việc giữ gìn bảo vệ sức khoẻ, độ trẻ
trung sắc đẹp như: tập luyện thể dục thể thao, trang điểm, sử dụng
mỹ phẩm và ăn mặc hợp lí… Việc làm đẹp ở đây là vẻ đẹp toàn
diện, từ vẻ đẹp tâm hồn đến vẻ đẹp hình thức. Đối với chồng con,
cần quan tâm tạo vẻ đẹp từ nét mặt tươi tắn đến dáng vẻ dịu dàng,
từ cách ăn mặc trang điểm đến cách nói năng cư xử…
Cần chú ý nhiều đến việc cải tiến tổ chức cuộc sống gia đình,
sắp xếp thời gian hợp lí cho các công việc, có lúc nghỉ ngơi, vui chơi
giải trí, có lúc xem phim ảnh, truyền hình, có những hoạt động tổ
chức kĩ niệm giỗ, tết, du lịch, có những giờ phút tâm tình với chồng
con có sự phân công hợp lí công việc và trách nhiệm cho mỗi thành
viên trong gia đình…
Cần có những hiểu biết đầy đủ và khoa học về cuộc sống gia
đình đặc biệt là nghệ thuật cư xử trong quan hệ vợ chồng, nghệ
thuật tổ thức cuộc sống gia đình, nghệ thuật sinh nở và nuôi con,
nghệ thuật quan hệ giữa gia đình với xã hội, nghệ thuật bảo vệ hạnh
phúc gia đình. Cần lưu ý rằng người đàn ông dù to lớn khoẻ mạnh
đến đâu vẫn muốn trở thành bé nhỏ trong vòng tay âu yếm của vợ
mình. Không một người chồng nào lại muốn có một người vợ lúc
nào cũng “sẵn sàng tranh luận”, “nói năng gay gắt” và “chiến đấu
dũng cảm” với mình.
Nghệ thuật cư xử trong gia đình bao gồm rất nhiều yếu tố, từ
cách nói năng đến nét mặt nụ cười, từ cách khen, chê đến những
hành vi đối xử, từ sự quan tâm chăm sóc đến những cử chỉ đằm
thắm yêu thương…

Vấn đề 6
SỰ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI VỚI VẤN ĐỀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH
Tạp chí Nghiên cứu Con người số 3, 2003
Ngày nay, ở nước ta, cùng với các yếu tố kinh tế, văn hoá, yếu
tố con người được coi là những yếu tố hàng đầu để phát triển xã
hội, phát triển đất nước. Nhiều nhà nghiên cứu đều thống nhất rằng,
muốn phát triển xã hội, phát triển đất nước, cần phải phát triển kinh
tế, phát triển văn hoá. Điếu đó có nghĩa là phải phát triển con người,
vì các vấn đế kinh tế, văn hoá luôn gắn bó mật thiết với các vấn đề
con người. Văn hoá là sản phẩm của con người.
Giáo sư Viện sĩ Nguyên Duy Quý khẳng định: “Trong sự phát
triển xã hội, với bất cứ giải pháp nào, chúng ta cũng phải lấy con
người, các quan hệ của con người trình độ phát triển con người làm
nền tảng”. “Muốn đất nước và xã hội phát triển được, con người
phải có sức khoẻ, có học vấn, có cấu trúc thể chất và tinh thần hài
hoà”. “Con người phải được sống hạnh phúc trong gia đình và tổ
quốc của mình”. Con người phải được chăm sóc tốt, phải được giáo
dục tốt, nhờ đó tiềm năng của con người mới được phát triển để
“thực sự trở thành động lực của sự phát triển xã hội”.
Như vậy muốn đất nước phát triển, con người phải được phát
triển. Để giúp cho con người được phát triển mạnh mẽ, có khả năng
đóng góp tích cực cho sự phát triển xã hội, chúng ta cần phải hiểu
sâu sắc và đúng đắn về con người.
Theo Giáo sư Viện sĩ Phạm Minh Hạc, “Khái niệm người, con
người hết sức phức tạp… có khi người ta gọi con người là một hệ
thống tích hợp mang cả đặc điểm của vũ trụ, giới sinh học, xã hội
tâm lý chứa đựng tất cả các hình thức phản ánh: cơ, sinh, xã hội,
tâm lý còn cấu trúc người nói chung, cấu trúc nhân cách, cấu trúc
tâm lý nói riêng bao gồm nhiều yếu tố đan xen: tinh thần và vật chất,
tâm linh và thể xác, nhân cách và sinh thể, lí tưởng và hiện thực,
động cơ và hành vi…”. Vì vậy hiểu đầy đủ toàn diện về con người là
một vấn đề rất khó khăn, cần có những quá trình nghiên cứu công
phu và đúng hướng.
Ở nước ta hiện nay, vấn đề quan trọng là phải tập trung
“Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực để vào công nghiệp hoá,
hiện đại hoá”. Phải làm cho con người có đủ khả năng đáp ứng
được những yêu cầu mới của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước, tham gia tích cực và hiệu quả vào việc xây dựng đất
nước. Để làm được điều đó, phải tăng cường giáo dục và phát triển
con người về mọi mặt: đạo đức, tư tưởng, trình độ văn hoá và khoa
học kĩ thuật, năng lực chuyên môn, đặc điểm thể chất… trong đó, có
một mặt trước đây chưa được quan tâm nhiều, đó là đời sống giới
tính.
Trong sự tồn tại và phát triển của con người, đời sống giới tính
có vai trò đặc biệt quan trọng.
Trước hết, mọi người đều thấy rằng, một người có giới tính rõ
rệt và bình thường sẽ có điều kiện phát triển thuận lợi. Những đặc
điểm sinh lí, tâm lí giới tính đó giúp con người có sự phát triển cơ
thể hài hoà, khoẻ mạnh, có sự cân đối giữa thể chất và tinh thần, có
sự tự tin trong cuộc sống… Nhờ đó, con người mới có điều kiện
phát triển toàn diện, có khả năng lao động sáng tạo, có cuộc sống
gia đình hạnh phúc, sinh con khoẻ mạnh, góp phần xây dựng và
phát triển xã hội. Ngược lại, những người có giới tính không bình
thường dễ gặp khó khăn trong sinh hoạt, trong cuộc sống. Xã hội ta
chưa chấp nhận những người con trai mà đi lại uốn éo, phấn son loè
loẹt cũng như người con gái hưng tợn ngổ ngáo, nói cười oang
oang… Những người bệnh hoạn về giới tính khó có thể phát triển
toàn diện hay có cuộc sống gia đình hạnh phúc.
– Nhiều đặc điểm giới tính ảnh hưởng mạnh mẽ và trực tiếp
đến sự hình thành và phát triển nhân cách, có khi cũng chính là đặc
điểm nhân cách.
Theo cách đánh giá chung của nhiều người, một con người
toàn diện, có văn hoá, có đạo đức, phải là người có những đặc điểm
mang bản sắc riêng của giới: người con trai phải đàng hoàng, mạnh
mẽ, lịch sự, cường tráng… Những người con gái phải dịu dàng, thuỳ
mị, uyển chuyển, khéo léo… Các bậc cha mẹ luôn luôn đòi hỏi
người con gái phải đi lại nhẹ nhàng, đứng ngồi kín đáo… người con
trai cần nói năng rõ ràng, tính cách cao thượng, dũng cảm, sẵn sàng
hi sinh cho Tổ quốc. Đó là những phẩm chất giới tính tốt đẹp của
con người, của truyền thống văn hoá dân tộc Việt Nam.
Ngày nay, trong điều kiện đất nước phát triển, tiến tới công
nghiệp hoá, hiện đại hoá chúng ta không đòi hỏi người nam, người
nữ quá khắt khe như xưa, nhưng nhiều phẩm chất tốt đẹp của giới
tính theo truyền thống Việt Nam, vẫn là những đòi hỏi của xã hội đối
với con người, trở thành những phẩm chất, những yếu tố đẹp đẽ
trong văn hoá dân tộc. Đó là những yếu tố của đạo đức giới tính.
Những phẩm chất giới tính tốt đẹp trên, đồng thời cũng là những
phẩm chất của nhân cách, góp phần tạo nên nền tảng đạo đức của
nhân cách con người Việt Nam.
Như vậy, sự hình thành, phát triển những phẩm chất giới tính
tốt đẹp góp phần cho nhân cách phát triển, cho con người phát triển.
Ngược lại, những đặc điểm tiêu cực của giới tính lại có thể làm suy
thoái đạo đức làm tha hoá nhân cách.
Khi con người không được giáo dục đầy đủ, kém hiểu biết về
giới tính, những đặc điểm đó, nhất là một số bản năng, dễ đưa họ
vào các tệ nạn xã hội, ăn chơi sa đoạ, cờ bạc, mại dâm… từ đó sa
vào vòng tội lỗi, trở thành những phần tử phá hoại xã hội.
Sự kém hiểu biết trong quan hệ giới tính cũng dễ dẫn tới
những hành vi cử chỉ thiếu văn hoá, vi phạm đạo đức xã hội. Một số
thanh niên do nhận thức về giao tiếp nam nữ yếu kém hoặc sai lầm,
dễ có hành vi cư xử với bạn khác giới một cách suồng sã, sàm sỡ,
thô bạo. Họ thường nói năng thô tục, ăn mặc lố lăng, bất lịch sự nơi
công cộng, phá rối trật tự kỉ cương xã hội.
Có trường hợp, do nhận thức về giới tính yếu kém, một số ít
cán bộ, mặc dù có động cơ tốt nhưng lại mắc sai lầm trong giáo dục
con người: tổ chức những sinh hoạt, những trò chơi xô bồ, lộn xộn,
cho từng cặp nam nữ cõng nhau chạy thi, ngồi lên vai nhau để đập
vỡ chiếc niêu đất treo trên cao; cô mẫu giáo trang điểm phấn son
cho các em trai giống như các em gái; trong lớp học các em nữ sinh
trung học phổ thông lớp 10 – 12 (khoảng 16 – 18 tuổi) trong tà áo
dài trắng mỏng manh, ngồi ngay trước mặt hoặc sát bên cạnh các
bạn trai đồng lứa tuổi… Đó là những sai lầm vô tình, nhưng cũng có
thể dẫn đến những hậu quả tai hại khó lường, ảnh hưởng đến sự
phát triển con người, phát triển xã hội.
Ngày nay, nhiều nhà giáo dục, nhiều bậc phụ huynh đang rất lo
ngại tình trạng một bộ phận thanh niên có những biểu hiện xấu trong
sinh hoạt, trong tình yêu như: yêu đương quá sớm, yêu đương mù
quáng, nếp sống sinh hoạt nam nữ trụy lạc… Một số em yêu theo
kiểu tình yêu tự do, tình yêu không cần hôn nhân, sống gấp, sống
thử… Những biểu hiện trên đây là kết quả của sự nhận thức sai lầm
về tình yêu, một lĩnh vực tình cảm rất phức tạp, nhưng cũng hết sức
quan trọng của đời sống giới tính con người, trong tuổi trẻ. Có em
bó cả học hành, ăn chơi trác táng, ôm nhau trong những điệu nhảy
điên cuồng, thâu đêm suốt sáng do tác dụng của các loại thuốc kích
thích. Những kiểu ăn chơi này làm cho các em dần dần đi đến bại
hoại thanh danh, tha hoá nhân cách và bước vào vòng tội lỗi…
Một số khá đông các em hiện nay theo quan niệm tình dục tự
do, tình dục không cần hôn nhân, yêu đương quá sớm… dẫn tới
tình trạng quan hệ lang chạ, có thai ngoài ý muốn, mắc nhiễm các
bệnh lây lan qua đường tình dục, nạo phá thai bị biến chứng… Tình
trạng nạo phá thai ngày nay càng gia tăng trong lớp trẻ và gây nhiều
hậu quả tai hại.
Còn nhiều những biểu hiện phức tạp khác trong đời sống gia
đình như: cuộc sống vợ chồng thiếu hạnh phúc, tỉ lệ li hôn ngày một
gia tăng, bạo hành trong gia đình… Đó cũng là những vấn đề của
đời sống giới tính, nếu con người không được hướng dẫn, tìm hiểu,
họ sẽ mắc những sai lầm đáng tiếc, khó có thể cứu vãn trong đời
sống hôn nhân.
Những biểu hiện phức tạp trên gây nhiều khó khăn cho cuộc
sống con người, làm cho họ khó có thể có cuộc sống hạnh phúc và
phát triển toàn diện, mà nguyên nhân chủ yếu chính là sự thiếu hiểu
biết về đời sống giới tính.
Vì vậy, để có sự phát triển con người mạnh mẽ, bên cạnh các
nội dung giáo dục đạo đức, tư tưởng, năng lực… cần chú ý tăng
cường giáo dục giới tính. Cần thực hiện nội dung giáo dục giới tính
một cách toàn diện đầy đủ và hợp lí.
Trong điều tra nghiên cứu của chúng tôi và của nhiều tác giả
khác giáo dục giới tính vẫn chưa được quan tâm đầy đủ và thực
hiện nghiêm tức ở trường học. Nhiều nơi nội dung này vẫn bị cắt
xén một cách tuỳ tiện. Những kiến thức về giới tính trong thanh niên
học sinh, sinh viên chủ yếu được họ nhận thức bằng con đường tự
đọc sách, rút kinh nghiệm, thông qua bạn bè và nếp sống sinh hoạt
hằng ngày. Điều đó có phần đáng ngại vì những kinh nghiệm
thường khó có thể đúng đắn, khoa học. Mặt khác, trong thị trường
sách báo hiện nay, những sách báo về giới tính rất phức tạp. Những
sách khoa học và phản khoa học đang “thực giả lẫn lộn”. Có những
cuốn sách núp dưới chiêu bài giáo dục giới tính, nhưng thực chất là
kích thích thị hiếu sai lệch, tính tò mò của thanh niên, chạy theo mục
đích kinh doanh.
Một thực tế trong hoạt động giáo dục và tuyên truyền hiện nay
về lĩnh vực giới tính là, đang có hiện tượng quá tập trung, quá nặng
về sinh lí giới tính (giáo dục sức khoẻ sinh sản, bệnh lí giới tính, giáo
dục tình dục…), mà ít chú ý đến giáo dục toàn diện về giới tính, giáo
dục những thái độ, phẩm chất đạo đức giới tính, thẩm mĩ giới tính,
quan hệ giới tính, sự cư xử giữa nam và nữ… Hiện tượng đó có thể
gây ra những hậu quả như:
Dẫn đến sự nhận thức phiến diện trong mọi người về đời sống
giới tính. Có thể mọi người cho rằng giới tính thì là những đặc điểm
sinh lí cơ thể, quan hệ tình dục, sự sinh nở…
– Dẫn đến những tác dụng phản diện trong giáo dục giới tính,
thậm chí có thể có những người lạm dụng giáo dục giới tính để chạy
theo mục đích kinh doanh không lành mạnh (xuất bản những sách
báo kích thích những thị hiếu thấp hèn của con người).
– Việc nghiên cứu về giới tính và giáo dục giới tính bị hạn thế,
nhất là trong tình hình xã hội ta hiện nay, những quan niệm về giới
tính và giáo dục giới tính rất phức tạp chưa có sự thống nhất, có
những quan niệm còn trái ngược nhau.
Để khắc phục những hậu quả trên, cần tập trung nghiên cứu
đầy đủ hơn, sâu sắc hơn về giới tính, đặc biệt là các ngành Giới tính
học, Tâm lí học giới tính, Xã hội học giới tính. Cần tổ chức những
hội nghị khoa học để tạo nên sự thống nhất giữa các nhà nghiên
cứu về các khái niệm cơ bản của đời sống giới tính, giáo dục giới
tính cần thực hiện nghiêm túc chương trình, nội dung giáo dục giới
tính trong nhà trường, trong xã hội.
Tổng quát hơn, cần nhận thức rõ tầm quan trọng của giới tính
và giáo dục giới tính trong đời sống con người. Phải coi việc nghiên
cứu giới tính và giáo dục giới tính là một nội dung quan trọng trong
nghiên cứu con người, trong việc phát triển con người.
Có thể nói rằng, vấn đề phát triển con người gắn bó mật thiết
với vấn đề giới tính và giáo dục giới tính cho con người. Nói cách
khác nghiên cứu về giới tính và thực hiện giáo dục giới tính là điều
kiện quan trọng để phát triển con người toàn diện, tạo nên nguồn
nhân lực đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Vấn đề 7
MỘT SỐ BIỂU HIỆN SAI LỆCH TRONG TÌNH YÊU
CỦA THANH NIÊN, HỌC SINH HIỆN NAY
Tình yêu là một vấn đề quan trọng của cuộc đời con người.
Thường thường, một tình cảm đẹp đẽ, tất yếu xuất hiện ở con
người, ảnh hường mạnh mẽ đến cuộc sống của họ. Đã từ ngàn xưa,
tình yêu được coi là một tình cảm thiêng liêng, cao đẹp mang lại ý
nghĩa lớn lao cho cuộc sống của con người.
Tuy nhiên, trong giai đoạn lịch sử hiện nay, đặc biệt là trong
nền kinh tế thị trường, vấn đề tình yêu trở nên phức tạp trong xã hội.
Đã xuất hiện nhiều biểu hiện lệch lạc trong yêu đương không những
làm mất đi sự trong sáng, thiêng liêng, cao đẹp, vốn có của tình yêu
mà còn gây nhiều hậu quá tai hại cho con người, cho xã hội, và nhất
là cho những bạn trẻ đang yêu.
Nhiều biểu hiện lệch lạc ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc học
tập sinh hoạt và cuộc sống của thanh thiếu niên mới lớn, nhất là
trong thanh niên, học sinh. Sau đây là một số kết quả nghiên cứu
của chúng tôi về những biểu hiện sai lệch trong tình yêu của thanh
niên hiện nay.
I. MỘT SỐ BIỂU HIỆN SAI LỆCH TRONG TÌNH YÊU CỦA THANH
NIÊN, HỌC SINH HIỆN NAY
1. Quan hệ nam nữ quá thân mật, suồng sã
Những bạn trẻ này luôn cặp kè bên nhau, lợi dụng những buổi
sinh hoạt đi chơi có những hành vi cư xử thiếu nghiêm túc, mang
tính lợi dụng, vui đùa quá trớn, sinh hoạt quá tự nhiệm bạn không ra
bạn, yêu chẳng ra yêu. Họ lợi dụng lẫn nhau, cặp với nhau một thời
gian rồi chán. Quan hệ của họ thường nhanh chóng chấm dứt.
2. Yêu đương quá sớm
Những công trình nghiên cứu của chúng tôi đều rút ra kết luận
là các bạn trẻ quan tâm đến tình yêu và bước vào yêu đương quá
sớm, từ 15, 16 tuổi thậm chí ngay từ khi mới 13, 14 tuổi. Tuy còn ít
tuổi nhưng ở họ đã có đầy đủ những biểu hiện, những hành vi yêu
đương “như của người lớn”, gây ra những hậu quả nghiêm trọng,
thậm chí có những em gái 13, 14 tuổi đã phải đi nạo phá thai.
3. Yêu theo phong trào
Các bạn trẻ yêu nhau nhưng không xuất phát từ những rung
cảm yêu thương thực sự, không xuất phát từ sự rung động chân
thành của con tim. Họ thấy bạn có người yêu thì cũng phải nhanh
chóng tìm kiếm một người yêu cho khỏi thua kém bạn bè, để có cặp
có đôi cùng đi chơi với các cặp khác cho vui. Kết quả là có lớp học,
hầu hết học sinh đều có người yêu.
4. Yêu vô trách nhiệm
Những bạn trẻ này chỉ háo hức ban đầu trong những ngày mới
yêu nhau. Chỉ một thời gian ngắn, khi đã nếm đủ “mùi”, thậm chí khi
“con ong đã tỏ đường đi lối về” họ bắt đầu chán nhau, bỏ rơi nhau.
Dẫn đến tình trạng một bên còn say đắm, nặng tình, bên kia đã thờ
ơ, vô trách nhiệm, bỏ mặc người yêu đang chờ đợi, đau khổ để chạy
theo những thú vui mới khác. Đặc biệt, người con trai thường “cao
chạy xa bay” khi biết người yêu có bầu.
5. Yêu chung chung, chỉ biết hiện tại mà không nghĩ đến tương
lai
Nhiều cặp yêu dương chỉ nghĩ đến quan hệ hiện tại: đi chơi, âu
yếm và vui sống bên nhau theo những thời điểm. Họ yêu để mà
“yêu” không hề nghĩ đến tương lai sẽ như thế náo, hậu quả ra sao
và càng không hề nghĩ đến hôn nhân.
6. Yêu ngộ nhận, yêu chỉ để thoả mãn tình dục
Những cặp này yêu đương rất nhanh, mới gặp đã rủ đi chơi,
và có những biểu hiện yêu đương. Họ lầm tưởng rằng họ đã yêu
nhau. Nhưng chỉ mới đi chơi với nhau một số lần là đã chán.
Sự ngộ nhận này có nhiều biểu hiện:
Họ tưởng rằng mình đã yêu đối tượng, nhưng thực tế chỉ là
cảm giác “thích” ban đầu, chỉ là cảm xúc chợt đến, nhất thời.
– Họ tưởng người yêu có những đặc điểm đáng yêu, nhưng
khi đi chơi tiếp xúc nhau vài lần, họ phát hiện đối tượng không có
những đặc điểm ấy và hết yêu.
– Họ tưởng đối tượng đã yêu mình qua một vài lần gặp gỡ,
dấu hiệu quan tâm của đối phương.
– Họ lầm tưởng yêu chỉ là quan hệ tình dục và những hành vi
âu yếm. Họ đòi hỏi lẫn nhau, nếu không được, hoặc nếu “được” quá
dễ dãi, họ chán nhau nhanh chóng.
7. Quan hệ yêu đương trong sáng dần dần được thay thế bằng
tình yêu “hoà nhập”, tình yêu lợi dụng, tình yêu vật chất
Trong quan niệm truyền thống, tình yêu trong sáng là một tình
cảm đẹp đẽ, trong đó hai người yêu nhau chân thành, giúp đỡ lẫn
nhau, quan tâm đến nhau, tôn trọng nhau. Tình cảm mãnh hệt
nhưng luôn luôn giữ đúng khoảng cách, không có những hành vi
quá mức cho phép. Đặc biệt họ cố gắng giữ gìn sự trong trắng, sự
thiêng liêng cho đến ngày cưới.
Nhưng ngày nay, quan niệm yêu đương đó dễ bị coi là lạc hậu
là lẩm cẩm, là tâm thần. Thay thế vào quan niệm đó là tình yêu vật
chất, là sự lợi dụng nhau: người bỏ tiền của, người phục vụ, hoặc
yêu là liên hệ trực tiếp tới tình dục, yêu cho biết những cảm xúc mới
lạ… Hiện tượng “sống thử” đang là một lối sống, một “mốt” mới
đáng ngại trong sinh viên và thanh niên.
Ngày nay, quan niệm quan hệ tình dục trước hôn nhân trở
thành khá phổ biến trong nhiều bạn trẻ.
8. Yêu nhanh và tan vỡ nhanh
Đây là đặc điểm khá phổ biến trong thanh niên mới lớn. Họ yêu
nhau khá dễ dàng, có khi chỉ cần gặp nhau trong một buổi tiệc sinh
nhật, một lần đi chơi, một buổi sinh hoạt hay một buổi tối tại vũ
trường là họ có thể hò hẹn đi chơi và “yêu” nhau, hoặc có những cử
chỉ hành vi yêu đương. Những hành vi chớp nhoáng như thế cũng
tan vỡ rất nhanh. Có khi chỉ một vài tháng hoặc vài tuần là “tình yêu”
tan vỡ. Trong nhiều công trình nghiên cứu, các nhà khoa học đều
thấy tình yêu trong thanh niên học sinh rất kém bền vững. Hầu hết
các cuộc tình đều tan vỡ khi tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc
thậm chí hết năm học. Vì vậy, có nhiều bạn trẻ mới 16, 17 tuổi
nhưng đã trải qua hàng chục cuộc tình.
9. Xuất hiện nhiều kiểu yêu đương không lành mạnh
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy trong thanh niên
học sinh hiện nay có nhiều kiểu tình yêu không đích thực như:
Yêu vụ lợi, yêu lừa dối, yêu chơi bời, yêu tạm bợ, yêu ngộ
nhận, yêu si mê, yêu tuyệt vọng, yêu theo mốt, yêu buông thả, yêu
mơ mộng, yêu cho đỡ buồn, yêu thử cho biết… Rất ít thấy tình yêu
chân thực và tình yêu thân chính.
10. Yêu nhưng thiếu hiểu biết về tình yêu
Đa số các bạn trẻ thiếu hiểu biết về tình yêu, về đời sống tâm
sinh lí người… Họ không hiểu được biểu hiện, quy luật, tính chất
của một tình yêu chân thực, chân chính. Tuy nhiên, họ vẫn mạo
hiểm yêu với vốn liếng ít ỏi về kinh nghiệm yêu đương do bạn bè
cung cấp, với những quan niệm yêu đương sai lầm mà họ được biết
qua sinh hoạt thường ngày, qua sách báo, phim ảnh, đặc biệt có khi
từ các tệ nạn xã hội.
Cư xử không đúng trong quan hệ yêu đương: Một số người
cho người yêu là sở hữu của riêng mình, dẫn tới cấm đoán, cư xử
thô bạo, ghen tương vô lí…
II. NHỮNG HẬU QUẢ, TÁC HẠI DO SỰ SAI LỆCH TRONG TÌNH
YÊU
Có thể rút ra những tác hại chủ yếu do việc yêu đương sai lệch
sau đây:
– Tạo nên nếp sống thiếu lành mạnh, thiếu văn hoá trong
thanh niên với nhiều biểu hiện như: những cử chỉ suồng sã, đôi khi
là sàm sỡ trong quan hệ cư xử, những cuộc gặp gỡ trong các quán
cà phê đèn mờ, những cuộc đi chơi hay sinh hoạt thiếu lành mạnh,
ăn chơi sa đoạ, dẫn tới các tệ nạn xã hội: xì ke, ma tuý…
– Khi tình yêu tan vỡ, họ phải chịu đựng những đau khổ mất
mát lớn lao trong cuộc đời: tình cảm bị tổn thương, danh dự bị xúc
phạm, tinh thần bị khủng hoảng… và nhiều hậu quả tai hại khác.
– Trong tình yêu của tuổi trẻ trong tình yêu tuổi học trò (nhất là
ở học sinh trung học phổ thông), tình yêu thường phức tạp, hạnh
phúc chen lẫn đau khổ. Đa số trường hợp, những phút giây hạnh
phúc thì ít mà những lúc đau khổ thì nhiều, thậm chí có những mất
mát lớn lao không thể bù đắp hay hàn gắn. Đa số tình yêu trong tuổi
này tan vỡ trước khi kết thúc việc học tập.
– Ảnh hưởng nhiều đến việc rèn luyện phát triển nhân cách,
đến việc tu dưỡng vươn lên của tuổi trẻ, ảnh hưởng xấu đến học
tập, rèn luyện, công tác. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi vướng
vào vòng yêu đương, đa số học sinh học hành kém đi rõ rệt, rất ít
trường hợp khi yêu nhau thì chất lượng học tập nâng cao. Có khá
nhiều em phải bỏ học.
– Hậu quả nghiêm trọng nhất là:
+ Nhiều em phải nạo phá thai sớm, có khi gây tử vong hoặc
thương tật suốt đời.
+ Tình yêu tan vỡ gây những cú sốc về tâm lí, khiến nhiều em
đau khổ vì tình, đi đến chán đời, bỏ học… Có em xấu hổ bỏ nhà đi
bụi đời, mại dâm, đi trả thù đời để rồi bước vào con đường sa ngã,
hư hỏng, đồi trụy… Có em quá đau khổ và xấu hổ, phải tự tử.
+ Nhiễm bệnh hiểm nghèo, nhất là HIV.
III. NHỮNG NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên. Chủ yếu
là các nguyên nhân sau:
1. Sự thiếu hiểu biết về tình yêu và hôn nhân. Các bạn trẻ
không được trang bị những kiến thức về đời sống yêu đương, về
quy luật phát triển tâm sinh lí của con người, bản chất của tình yêu,
hôn nhân và cách xử lí trong tình yêu. Do đó, các em thiếu bản lĩnh
khi bước vào đời sống yêu đương.
2. Các sách báo về tình yêu lan tràn, nhưng nhiều sách lại
chạy theo thị hiếu tằm thường, chạy theo kinh doanh nên trong thực
tế, vẫn thiếu những tài liệu, thông tin khoa học, hệ thống. Nhiều sách
tuy có tựa đề là “giáo dục giới tính”, “giáo dục tình yêu”, nhưng nội
dung lại không phù hợp, nhiều trường hợp nội dung lệch lạc, không
có tính khoa học, thậm chí gây phản tác dụng.
3. Các tệ nạn xã hội phức tạp ngày càng gia tăng, các quán cà
phê đèn mờ, bia ôm, mại dâm trá hình, vũ trường biến tướng, tệ nạn
sử dụng ma tuý, thuốc lắc xuất hiện ở khắp mọi nơi, kích thích, thu
hút giới trẻ.
4. Ảnh hưởng của nhiều quan điểm sống mới du nhập từ nước
ngoài: tình yêu tự do, tình dục tự do, tình dục trước hôn nhân, sống
chung, sống thử (hôn nhân thử nghiệm)… Những quan điểm trên
ảnh hưởng mạnh đến giới trẻ, làm cho các em thêm tò mò, bị kích
thích, muốn áp dụng thử nghiệm. Trong khi đó, các em lại không
được hướng dẫn đầy đủ, không được trang bị tri thức để có đủ bản
lĩnh đấu tranh chống lại những quan điểm sai lầm trên.
5. Xã hội và các bậc cha mẹ chưa quan tâm nhiều đến việc
giáo dục thanh niên học sinh về lĩnh vực này. Thậm chí, còn nhiều
người né tránh hoặc có quan niệm sai lầm cho rằng không nên giáo
dục vấn dế này cho học sinh, vì thế là “vẽ đường cho hươu chạy”,
hoặc làm “ô uế” học đường. Nhiều bậc cha mẹ chạy theo công việc
làm ăn, không lo đến việc giáo dục con cái.
6. Nhận thức sai trong nhiều người về giáo dục giới tính, giáo
dục tình yêu. Có người còn cho rằng giáo dục giới tính, giáo dục tình
yêu là giáo dục tình dục. Chưa có một chương trình hoặc chưa thực
hiện nghiêm tức nội dung giáo dục này một cách khoa học, hệ thống
với một lượng thời gian thích hợp. Khi có hướng dẫn của Bộ Giáo
dục và đào tạo về giáo dục giới tính trong nhà trường, nhiều nơi,
nhiều trường học vẫn cho đó là phần không quan trọng, không cần
thiết lắm, họ tuỳ ý dạy hay không, hoặc thiếu tổ chức chặt chẽ,
nghiêm tức thực hiện nội dung này.
7. Chúng ta chưa quan tâm đến việc đào tạo đội ngũ cán bộ,
giáo viên có trình độ tri thức khoa học về lĩnh vực này để làm công
tác giáo dục cho thanh niên, học sinh. Đa số cán bộ, giáo viên giảng
dạy hoặc làm công tác này chỉ dựa vào kinh nghiệm, vốn liếng trí
thức ít ỏi do tự nghiên cứu. Mặt khác, nhiều người lại chủ quan, cho
rằng mình đã biết hết về vấn đế này.
8. Chưa có những tư liệu khoa học, giáo trinh, sách, tài liệu
một cách hệ thống, khoa học, sâu sắc về lĩnh vực này. Đặc biệt,
những công trình nghiên cứu khoa học một cách toàn diện, sâu rộng
về tình yêu hôn nhân còn rất ít, hoặc chưa được phổ biến rộng rãi.
Do quan niệm xã hội hạn chế, nhiều người còn thành kiến hoặc e
ngại khi nghiên cứu, giảng dạy, hoặc nói đến chuyện tình yêu, hôn
nhân.
Từ tình hình và nguyên nhân trên, chúng tôi xin đề nghị
một số giải pháp sau:
a) Những giải pháp chung
– Cần phải có sự phối hợp, kết hợp chặt chẽ, đồng bộ của xã
hội, của nhiều ngành, nhiều lực lượng: giáo dục, văn hoá xã hội, an
ninh… tạo nên một môi trường xã hội lành mạnh mang tính giáo dục
cao. Bài trừ văn hoá phẩm đồi trụy, tệ nạn xã hội (mại dâm, bia ôm,
cà phê đèn mờ, vũ trường biến tướng…).
Phải tăng cường công tác giáo dục giới tính, giáo dục tình yêu
hôn nhân gia đình. Phải cổ sự kết hợp đồng bộ của nhà trường, gia
đình và xã hội.
Phát triển những hoạt động của các cơ quan chức năng của xã
hội, cũng như các trung tâm văn hoá, các câu lạc bộ, đặc biệt là các
trung tâm tư vấn Tình yêu, hôn nhân và gia đình.
b) Những biện pháp giáo dục cụ thể
– Tăng cường việc Giáo dục giới tính trong nhà trường, gia
đình và xã hội.
Xây dựng những tài liệu hướng dẫn cần thiết, những tri thức
khoa học hệ thống về vấn đế này, để giáo viên, phụ huynh có thể
hướng dẫn cho các em, hoặc các em tự học để biết.
– Xây dựng chương trình và nội dung giáo dục giới tính cụ thể
để giảng dạy trong nhà trường (trước mắt, có thể từ lớp 9 trở lên),
dành một lượng thời gian thích đáng để giảng dạy cho học sinh.
– Tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng, và đào tạo cán bộ chuyên
môn về giới tính và giáo dục giới tính. Trang bị kiến thức khoa học
tình yêu hôn nhân, gia đình cho giáo viên, cán bộ các trung tâm tư
vấn, cán bộ phụ nữ, đoàn thanh niên làm công tác quần chúng.
MỤC LỤC
PHẦN MỘT
TÂM LÍ HỌC GIỚI TÍNH VÀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIỚI TÍNH VÀ TÂM LÍ HỌC GIỚI
TÍNH
I. ĐỜI SỐNG GIỚI TÍNH Ở CON NGƯỜI
1. Một số hiện tượng của đời sống giới tính
2. Bản chất tâm lí của các hiện tượng giới tính
3. Giới tính và nhân cách con người
II. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ GIỚI TÍNH
III. TÂM LÍ HỌC GIỚI TÍNH VÀ GIÁO DỤC HỌC GIỚI TÍNH
1. Khái niệm về Tâm lí học giới tính và Giáo dục học giới tính
2. Đối tượng và nhiệm vụ của Tâm lí học giới tính và Giáo dục
học giới tính
3. Mối quan hệ giữa Tâm lí học giới tính, Giáo dục học giới tính
với các ngành khoa học khác
4. Tình hình nghiên cứu các khoa học về giới tính ở Việt Nam
hiện nay
5. Những phương hướng nghiên cứu và phát triển của Tâm lí
học giới tính
Chương 2
GIỚI VÀ GIỚI TÍNH
I. KHÁI NIỆM GIỚI VÀ GIỚI TÍNH
1. Khái niệm giới
2. Khái niệm giới tính
3. Mối quan hệ giữa giới và giới tính
II. NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA GIỚI TÍNH
1. Sự phức tạp của đời sống giới tính
2. Mối quan hệ giữa hai giới
3. Những vấn đề quan trọng và điển hình của giới tính
III. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN GIỚI TÍNH
1. Sự xuất hiện và quá trình hình thành của giới tính ở con
người
2. Các giai đoạn phát triển của giới tính
IV. MỘT SỐ VẤN ĐỀ GIỚI TÍNH CẦN CHÚ Ý Ở TUỔI THANH
NIÊN, HỌC SINH
Chương 3
MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐIỂN HÌNH CỦA ĐỜI SỐNG GIỚI TÍNH
I. ĐỜI SỐNG TÍNH DỤC
1. Khái niệm Tính dục
2. Những vấn đề điển hình của đời sống tính dục được quan
tâm hiện nay
II. HIỆN TƯỢNG KINH NGUYỆT DƯỚI GÓC ĐỘ TÂM SINH LÍ
1. Ý nghĩa của hiện tượng kinh nguyệt
2. Vấn đề vệ sinh kinh nguyệt
3. Chu kì tâm sinh lí học trong chu kì kinh nguyệt
III. TÌNH DỤC
1. Khái niệm chung về tình dục
2. Mối quan hệ giữa tình dục và tình yêu ở lứa tuổi thanh thiếu
niên
3. Vấn đề giáo dục tình dục và tình yêu cho thanh thiếu niên
IV. TÌNH YÊU VÀ TÌNH YÊU CHÂN CHÍNH
1. Khái niệm chung về tình yêu
2. Những thành phần cơ bản trong tình yêu
3. Sự hình thành và phát triển của tình yêu
4. Động cơ yêu đương và tình yêu chân chính
5. Mối quan hệ giữa tình yêu và hôn nhân
V. HÔN NHÂN
1. Khái niệm hôn nhân
2. Động cơ hôn nhân
3. Một số vấn đề cần lưu ý trong việc xây dựng cuộc sống hôn
nhân
4. Cuộc sống vợ chồng
5. Sự biến động của cuộc sống vợ chồng
6. Điều kiện chủ yếu để tạo nến cuộc sống vợ chồng hạnh
phúc lâu dài
7. Vấn đề giáo dục cuộc sống gia đình cho thanh niên ngày
nay.
VI. VẤN ĐỀ XÂY DỰNG GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC
1. Gia đình là một đơn vị xã hội chứa đựng nhiều yếu tố tâm lí
xã hội phức tạp
2. Những đặc điểm của một gia đình hạnh phúc và phát triển
3. Những phương hướng xây dựng gia đình hạnh phúc và phát
triển
VII. VẤN ĐỀ SỨC KHỎE SINH SẢN
1. Khái niệm sức khoẻ sinh sản
2. Giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên
Chương 4
GIÁO DỤC GIỚI TÍNH
I. VỀ KHÁI NIỆM GIÁO DỤC GIỚI TÍNH
1. Giáo dục giới tính
2. Thời điểm giáo dục giới tính cho con người
II. NHIỆM VỤ CỦA GIÁO DỤC GIỚI TÍNH
III. NỘI DUNG CỦA GIÁO DỤC GIỚI TÍNH
1. Khái niệm về nội dung giáo dục giới tính
2. Nội dung chung của giáo dục giới tính
3. Nội dung giáo dục giới tính cho từng đối tượng
4. Nội dung giáo dục giới tính theo chương trình giáo dục phổ
thông
5. Vấn đề giáo dục giới tính cho thanh niên ngoài nhà trường
và người lớn
IV. NGUYÊN TẮC CỦA GIÁO DỤC GIỚI TÍNH
V. Ý NGHĨA CỦA GIÁO DỤC GIỚI TÍNH
1. Giáo dục giới tính có ý nghĩa to lớn đến việc phát triển toàn
diện nhân cách
2. Giáo dục giới tính đáp ứng những quy luật phát triển về tâm
lí, sinh lí cơ thể của thanh thiếu niên
3. Giáo dục giới tính có ý nghĩa lớn đối với giáo dục dân số và
sự phát triển xã hội
4. Giáo dục giới tính có ý nghĩa to lớn đến sự phát triển tâm
sinh lí trong tình hình hiện nay
5. Giáo dục giới tính có ý nghĩa đặc biệt trong tình hình phức
tạp và gia tăng của các tệ nạn xã hội hiện nay
PHẦN HAI
NHỮNG VẤN ĐỀ THỰC TIỄN TRONG GIÁO DỤC GIỚI TÍNH
Vấn đề 1: Tình trạng trẻ em hư và vấn đề giáo dục giới tính
Vấn đề 2: Một số vấn đề về nội dung, tổ chức thực hiện chương
trình giáo dục đời sống gia đình cho học sinh phổ thông
Vấn đề 3: Một số vấn đề tâm lí – xã hội cần chú ý khi tiến hành giáo
dục đời sống gia đình và giới tính cho học sinh phổ thông
Vấn đề 4: Vẻ đẹp và vấn đề làm đẹp ở thanh niên
Vấn đề 5: Người phụ nữ với việc xây dựng cuộc sống gia đình
Vấn đề 6: Sự phát triển con người với vấn đề giáo dục giới tính
Vấn đề 7: Một số biểu hiện sai lệch trong tình yêu của thanh niên,
học sinh hiện nay
---//---
TÂM LÍ HỌC GIỚI TÍNH VÀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH
Tác giả:
PGS. TS. Bùi Ngọc Oánh
Nhà xuất bản Giáo Dục
Chịu trách nhiệm xuất bản:
Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc NGÔ TRẦN ÁI
Phó Tổng Giám đốc kiêm Tổng biên tập NGUYỄN QÚY THAO
Tổ chức bản thảo và chịu trách nhiệm hội dung:
Phó Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc NXBGD tại TP. Hồ Chí Minh
VŨ BÁ HÒA
Biên tập nội dung và tái bản:
NGUYÊN VĂN HÂN
Biên tập kĩ – mĩ thuật:
BÙI XUÂN DƯƠNG
Trình bày bìa:
TÔN THẤT HIỀN
Sửa bản in:
PHÒNG SỬA BẢN IN (NXBGD TẠI TP.HCM)
Chế bản:
PHÒNG SCĐT – NXB GIÁO DỤC TẠI TP. HCM
Mã số: 8G804m8 – TTS
In 3.000 bản, (04TK) khổ 16 x 24 cm; tại Công ty cổ phần In và Vật
tư Hải Dương. Số in: 01; Số xuất bản: 11–2008/CXB/212 –
2097/GD. In xong và nộp lưu chiểu tháng 01 năm 2008.
Table of Contents
TÂM LÝ HỌC GIỚI TÍNH VÀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH
Phần 1: TÂM LÍ HỌC GIỚI TÍNH VÀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIỚI TÍNH
VÀ TÂM LÍ HỌC GIỚI TÍNH
Chương 2: GIỚI VÀ GIỚI TÍNH
Chương 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐIỂN HÌNH CỦA ĐỜI
SỐNG GIỚI TÍNH
Chương 4: GIÁO DỤC GIỚI TÍNH
Phần 2: NHỮNG VẤN ĐỀ THỰC TIỄN TRONG GIÁO DỤC
GIỚI TÍNH
Vấn đề 1
Vấn đề 2
Vấn đề 3
Vấn đề 4
Vấn đề 5
Vấn đề 6
Vấn đề 7
MỤC LỤC

You might also like