Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 16

CÂU 1 (1,5 điểm) - QG2019

a) Hình 1 mô tả sơ lược một tế bào thực vật với các cấu trúc được đánh số 1,
2, 3, 4, 5.
Hãy điền tên và cho biết đặc điểm của mỗi cấu trúc trên góp phần tạo nên khả
năng thẩm thấu của tế bào. Giải thích.
b) Hai tế bào nhân tạo, màng có tính đàn hồi và thấm chọn lọc
(thấm nước và đường đơn nhưng không thấm với các đường đôi)
được ngâm vào ống A và B chứa dung dịch của các loại chất tan
khác nhau (Hình 2) Hãy cho biết:
- Môi trường ngoài tế bào ở ống A và B là đẳng trương, ưu trương hay nhược
trương so với dung dịch bên trong tế bào? Giải thích.
- Sau khi đặt vào môi trường, kích thước của tế
bào trong ống A và B sẽ thay đổi như thế nào
so với ban đầu? Giải thích.
c) Trong điều kiện tự nhiên, để tế bào lông hút của
thực vật lấy được nước thì môi trường xung
quanh nó là đẳng trương, ưu trương hay nhược
trương? Giải thích.

a. 1 – Tế bào chất: tích trữ một số sản phẩm của trao đổi chất -> tạo sự chênh lệch ASTT.

2 – Thành tế bào: bền chắc, kìm hãm sự thẩm thấu quá mức -> giúp bảo vệ tế bào

3 – Không bào trung tâm: chứa các chất dự trữ -> tạo nên sự chênh lệch ASTT

4 – Màng không bào: là màng bán thấm -> có tính thấm chọn lọc một số chất.

5 – Màng sinh chất: là màng bán thấm, có tính thấm chọn lọc -> giúp thấm chọn lọc các
chất khác nhau.

b. – Môi trường ngoài tế bào ở:

+ Ống A: Ưu trương vì nồng độ sucrozo ngoài tế bào cao hơn bên trong tế bào.

+ Ống B: Nhược trương vì nồng độ sucrozo ngoài tế bào nhỏ hơn bên trong tế bào.

- Sau khi đặt vào môi trường, kích thước của tế bào trong:

+ Ống A: Kích thước tế bào nhỏ lại do nước từ bên trong tế bào (nơi có nồng độ chất tan
thấp hơn) sẽ thấm ra bên ngoài (nếu là tế bào thực vật thì kích thước không thay đổi).

+ Ống B: Kích thước tế bào to lên do nước từ bên ngoài tế bào thấm vào bên trong, nếu áp
lực bên trong tế bào quá sức đàn hồi của màng thì tế bào có thể bị vỡ ( nếu là tế bào thưc vật
thì không bị vỡ)

c. Trong điều kiện tự nhiên, để tế bào lông hút của thực vật lấy được nước thì môi trường
xung quanh nó là nhược trương để nước và các chất dinh dưỡng từ bên ngoài tế bào( nơi có
nồng độ chất tan nhỏ hơn) có thể thấm vào lông hút, giúp tế bào sinh trưởng.

CÂU 2 (2,0 điểm) - QG 2019


Vào lúc sáng sớm, quan sát lá của những cây bụi thấp hay các loài cỏ trên bờ
ruộng, người ta thường thấy có nước đọng lại trên mép lá - đó là hiện tượng ứ
giọt ở thực vật. Hiện tượng này là do nước thoát ra từ thủy khổng (cấu trúc gồm
những tế bào chuyên hóa với chức năng tiết nước), thường phân bố ở mép lá và
luôn mở.

a) Hãy cho biết ba điều kiện cần thiết dẫn đến hiện tượng ứ giọt.

b) Những tế bào chuyên hóa của thủy khổng tiếp xúc trực tiếp với loại mô nào
sau đây: phloem (mạch rây), xylem (mạch gỗ), mô xốp (mô khuyết), mô giậu?
Giải thích.

c) Những chất nào có thể có trong dịch nước được hình thành từ hiện tượng
ứ giọt? Giải thích.

d) Các cây ở tầng tán và tầng vượt tán có hiện tượng ứ giọt hay không? Giải
thích.

a. Ba điều kiện cần thiết dẫn đến hiện tướng ứ giọt là:

- Không có sự thoát hơi nước ở lá( độ ẩm không khí cao).

- Đất có nhiều nước.

- Rễ đẩy nước chủ động lên thân, phải có áp suất đủ lớn để đẩy nước lên lá.

b. – Xylem.

- Giải thích: Do mạch gỗ chuyên hoá với chức năng vận chuyển nước, mà thuỷ khổng lại
chuyên hoá với sự tiết nước => tiếp xúc trực tiếp với xylem. ( mạch rây: vận chuyển chất hữu
cơ, mô giậu: quang hợp, mô khuyết: hô hấp)

c. – Những chất có thể có trong dịch nước là: chủ yếu là nước, một phần nhỏ là muối khoáng,
hoocmon thực vật.

- Giải thích: Nước được hấp thụ ở tế bào rễ cùng với muối khoáng qua hệ thống mạch gỗ đẩy
lên cho lá. Một số hoocmon thực vật được tổng hợp ở rễ cũng được đưa vào mạch gỗ để vận
chuyển lên lá và các bộ phân trên cao.

d. – Không có hiện tương ứ giọt.

- Giải thích: Do trên cao, độ ẩm không khí thấp nên sự thoát hơi nước diễn ra thuận lợi, hoặc
ở tầng tán và vượt tán, áp suất rễ đẩy nước lên lá là áp lực yếu.

CÂU 3 - QG2018

a) Hãy phân biệt ba nhóm thực vật: thủy sinh, hạn sinh mọng nước và hạn sinh lá
cứng về nơi sống đặc điểm hình thái thân, rễ, lá và nêu đại diện mỗi nhóm.
b) Khi thực hiện thí nghiệm trồng cây trong điều kiện không trọng lực, sự sinh
trưởng của hạt mới này mầm bị ảnh hưởng như thế nào? Có thể sử dụng yếu tố
nào để thay thế tác động của trọng lực trong trường hợp này? Giải thích?
a.

Đặc điểm Cây thuỷ sinh Cây hạn sinh mọng nước Cây hạn sinh lá cứng
Nơi sống Sống trong nước Sống ở nơi khô hạn hoặc Sống ở nơi khô hạn
nơi có nước nhưng khó hoặc nơi có nước
hấp thu. nhưng khó hấp thu.
Đặc điểm hình - Lá dài, mảnh, mềm - Có tầng cutin dày. - Lá nhỏ, dày, cứng.
thái - Không có hoặc có rất - Lá bị tiêu giảm thành - Số lượng khí khổng
ít khí khổng, thoát hơi gai hoặc những vảy bé. nhiều
nước chủ yếu qua - Rễ nằm rất gần bề mặt  - Hệ rễ phát triển
cutin. đất, ăn nông, bò sang mạnh.
- Thân dài ngang. - Thân cứng, màu
- Hệ rễ không phát - Thân dày, mọng nước. sẫm, vỏ dày.
triển, đôi khi bị tiêu
biến.
Đại diện Các loài rong  Xương rồng, lá bỏng, Phi lao, bạch đàn,
quỳnh, cành giao trúc đào.

b. – Trong điều kiện không trọng lực, nồng độ auxin ở rễ và thân không thay đổi ( do trọng
lực có tác động đến sự phân bố auxin không đều ở rễ và ở thân định hướng cho sự sinh trưởng
của chồi và rễ).

- Sự sinh trưởng của chồi ngược chiều trọng lực và của rễ cùng chiều trọng lực sẽ không xảy
ra nên cây không thể sinh trưởng bình thường được.

- Có thể sử dụng ánh sáng để thay thế tác động của trọng lực.

- Do việc chiéu sáng sẽ giúp thực vật đáp ứng bằng cách chồi sinh trưởng về hướng có ánh
sáng( hướng sáng dương), còn rễ mọc ngược lại với hướng có ánh sáng( hướng sáng âm).

CÂU 4 (2,0 điểm) - QG 2017 V1

Khi quan sát những cây ngô trong vườn, người ta nhận thấy toàn bộ lá bị vàng.
Rà soát các điều kiện trồng trọt cho thấy do nguyên nhân cây thiếu khoáng chất.

a) Hãy chỉ ra 5 nguyên tố khoáng có liên quan đến hiện tượng vàng lá như trên và
đề xuất 2 biện pháp để khắc phục.

b) Nếu đất trồng ngô bị kiềm hóa với pH  8,0 thì hiện tượng vàng lá liên quan
đến những nguyên tố khoáng nào? Hãy đề xuất giải pháp để khắc phục hiện
tượng vàng lá trong trường hợp này.
c) Khi đất trồng bị axit hóa mạnh thì giải pháp làm giàu lại khoáng chất cho đất
được thực hiện như thế nào? Giải thích

a. – 5 nguyên tố khoáng liên quan đến hiện tượng vàng lá là: Fe, N, K, Mg, S.

- 2 phương pháp khắc phục:

+ Cung cấp phân bón chứa các nguyên tố khoáng bị mất cho đất.

+ Phun phân bón chứa các nguyên tố đó lên lá.

b. – Đất trồng có pH kiềm -> rễ cây hấp thụ được các nguyên tố N, S, Mo nhưng không hấp
thụ được nguyên tố khác gây vàng lá là: Fe, Mg, K.

- Giái pháp khắc phục:

+ Giảm độ pH bằng cung cấp Fe, S

+ Cung cấp phân bón chứa các nguyên tố khoáng còn thiếu.

c. Đất trồng bị axit hoá mạnh thì:

- Đất axit mạnh chứa nhiều H+ -> đất nghèo khoáng chất.

- Trước tiên cần loại bỏ H+ bằng cách bón vôi.

- Sau đó bón phân phù hợp để cung cấp lại cation khoáng cho hạt keo đất.
CÂU 5 (1,0 điểm) – QG 2017 V2
Mù tạt tỏi là loài cây ngoại lai được nhập vào Châu Mỹ. Để tìm hiểu ảnh hưởng của Mù tạt tỏi đến sự
sinh trưởng và khả năng hình thành phức hợp rễ-nấm của một số loài cây bản địa, các nhà khoa học đã
tiến hành thí nghiệm như sau:
- Trồng cây con của 3 loài cây bản địa (Thích đường, Mắc ca và Tần bì trắng) ở 4 loại đất khác nhau:
đất bị xâm lấn, đất không bị xâm lấn, đất bị xâm lấn đã khử trùng và đất không bị xâm lấn đã khử trùng.
Trong đó, đất bị xâm lấn là đất được lấy từ nơi có Mù tạt tỏi sinh trưởng, đất không bị xâm lấn là đất được
lấy từ nơi không có Mù tạt tỏi. Các đặc điểm khác của đất bị xâm lấn và đất không bị xâm lấn là như
nhau.
- Sau 4 tháng, phần trăm sinh khối khô tăng thêm (của thân, lá) và tỷ lệ cây có phức hợp rễ-nấm được
xác định. Kết quả nghiên cứu được thể hiện ở Hình C7.1 và Hình C7.2.

300
Sinh khối khô tăng thêm (%)

Thích đường 50
Tỷ lệ cây có phức hợp

250 Thích đường


Tần bì trắng 40
200 Tần bì trắng
rễ-nấm (%)

Mắc ca
30
150 Mắc ca
20
100
50 10

0 0
Đất bị xâm Đất không bị Đất bị xâm Đất không bị Đất bị xâm Đất không Đất bị xâm Đất không
lấn xâm lấn lấn đã khử xâm lấn đã lấn bị xâm lấn lấn đã khử bị xâm lấn
trùng khử trùng trùng đã khử
trùng
Hình C7.1 Hình C7.2
Mù tạt tỏi ảnh hưởng như thế nào đến sự sinh trưởng và khả năng hình thành phức hợp rễ-nấm của mỗi
loài cây bản địa trong thí nghiệm? Giải thích.

- Mù tạt tỏi làm giảm khả năng sinh tưởng và hình thành phức hợp rễ - nấm của cây thích
đường và tần bì trắng. Vì:
+ 2 loài này chỉ có khả năng hình thành phức hợp rễ - nấm và làm tăng sinh khối trên đất
không bị xấm lấn, đồng thời ít hoặc không có hình thành phức hợp rễ - nấm trên đất bị xâm
lấn và đất đã khử trùng.

-> Mù tạt tỏi đã tiết các yếu tố ra đất làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây thích đường
và tần bì trắng.

- Mù tạt tỏi không làm ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và hình thành phức hợp rễ - nấm
của cây mắc ca. Vì:

+ Khi trồng trên đất bị xâm lấn và đất đã khử trùng, mắc ca vẫn có khả năng sinh trưởng, tạo
sinh khối như nhau và không có khả năng hình thành phức hợp rễ - nấm.

-> Mù tạt tỏi không làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của loài này.

CÂU 6 (1,5 điểm)- QG2016

a) Hãy phân biệt hai con đường hấp thu nước ở rễ: con đường vô bào (apoplast)
và con đường tế bào (symplast)

b) Đai caspari và lớp tế bào nội bì có vai trò gì trong sự vận chuyển nước và
muối khoáng?

a.

Đặc điểm Con đường vô bào Con đường tế bào


Con đường đi Nước đi qua khoảng trống giữa Nước đi qua tế bào chấy, qua
thành tế bào và màng sinh chất, không bào, sợi liên bào, qua tế bào
các khoảng gian bào đén lớp tế nội bì, rồi vào mạch dẫn.
bào nội bì thì xuyên qua tế bào
này vào mạch dẫn.
Tốc độ dòng nước Nhanh Chậm do gặp lực cản của kéo chất
nguyên sinh ưa nước và các chất
tan khác.
Kiểm soát chất Các chất tan được không kiểm Được kiểm tra bằng tính thấm chọn
hoà tan soát chặt chẽ lọc của màng tế bào.
b. Vai trò:

- Đai Caspari: Được cấu tạo bởi suberin, là chất không thấm nước -> ngăn không cho nước và
chất khoáng đi qua phần gian bào.

=> Đai Caspari và lớp tế bào nội bì giúp điều chỉnh lượng nước và các chất khoáng hoà tan đi
qua nó, ngăn không nước đi ngược trở lại.

CÂU 7 (1,5 điểm) - QG 2015

a) Không bào trung tâm là loại bào quan đặc trưng của tế bào thực vật.
Hãy cho biết không bào trung tâm được hình thành như thế nào ?
b) Tại sao nói không bào trung tâm là bào quan đa năng của tế bào thực
vật ?

a. Không bào trung tâm được hình thành bằng cách kết hợp nhiều không bào nhỏ hơn có
nguồn gốc từ lưới nội chất và bộ máy Golgi.

b. Vì:

- Chứa chất dự trữ gồm các hợp chất hữu cơ quan trọng hoặc ion vô cơ của tế bào thực vật,
như protein được dự trữ trong không bào của tế bào dự trữ ở hạt.

- Chứa các sản phẩm phụ của quá trình trao đổi chất – sản phầm có thể gây nguy hiểm cho tế
bào nếu tồn tại trong dịch bào.

- Bảo vệ thực vật nhờ chứa các hợp chất gây độc hoặc có mùi vị khó chịu.

- Thu hút côn trùng nhờ chứa các sắc tố ở tế bào cánh hoá.

- Vai trò trong sinh trưởng: làm tế bào thực vật to ra khi không bào hấp thụ nước, giúp cho tế
bào trở nên lớn hơn với lượng tế bào chất mới cần đầu tư là tối thiểu.

- Chứa axit malic – là nguồn dự trữ CO2 cần cho quang hợp ở thực vật CAM.

- Duy trì áp suất trương cần cho hoạt động sống của tế bào.

CÂU 8 (1,5 điểm)- QG 2015

a) Nêu vai trò chính của nito đối với quá trình sinh trưởng và phát triển của
thực vật ?

b) Ánh sáng và nhiệt độ có liên quan như thế nào đến quá trình trao đổi nito
của thực vật ?

a. Vai trò chính :

- Là thành phần cấu tạo của các phân tử cấu trúc, sắc tố thực vật và các hoocmon thực vật
như : ADN, auxin,..

- Điều tiết hoạt động sống của cây.

b. – Ánh sáng :
(1) (2)
Trong quá trình trao đổi nito có quá trình khử NO3 – gồm : NO3 - -> NO2 - -> NH4+

Bước (1) cần lực khử là NADPH, bước (2) cần lực khử là FredH 2 . Mà các chất này được tạo
ra ở pha sáng quang hợp => ánh sáng liên quan trực tiếp đến quá trình trao đổi nito ở thực vật.

- Nhiệt độ :

Trong quá trình trao đổi nito có đồng hoá amoni : NH4+ + cetoaxit ( R-COOH) -> aa
Khi nhiệt độ xuống thấp -> ảnh hưởng đến quá trình hô hấp ở thực vật -> hô hấp giảm -> ảnh
hưởng đến chu trình Crep -> thiếu R-COOH => nhiệt độ có ảnh hưởng đến quá trình trao đổi
nito ở thực vật.

CÂU 9. (0,5 điểm) – QG 2015 V2

Vì sao quá trình khử nitrate (NO3-) ở thực vật có thể làm giảm năng suất sinh
học? Quá trình này có gây hại cho cây trồng không? Giải thích.

- Quá trình khử nitrat tạo NH 3 phải sử dụng H+ từ NADPH hoặc NADH của quang hợp và hô
hấp. Mặt khác, trong đó, NADPH cũng được sử dụng để khử CO 2 trong pha tối quang hợp ->
việc sử dụng lực khử làm giảm cố định CO2 -> giảm năng suất sinh học.

- Sự khử nitrat cũng làm tạo ra và tích tụ NH3 -> dư thừa NH3 -> gây độc cho tế bào.

CÂU 10. (1 điểm) – QG 2014

Giả sử cây ngô A và cây ngô B giống hệt nhau, được trồng trong các điều
kiện hoàn toàn như nhau, nhưng chỉ khác nhau một trong các yếu tố:

a) Cây A đủ nước, cây B thiếu nước.

b) Cây A đủ dinh dưỡng khoáng, cây B thiếu sắt.

c) Cây A đủ ánh sáng, cây B thiếu ánh sáng.

d) Cây A chiếu sáng bằng điểm bù, cây B chiếu sáng trên điểm bù.

Hãy chọn một tiêu chí thỏa đáng nhất ở a, b, c, d phản ánh chính xác ảnh
hưởng của mỗi yếu tố trên đến hai cây ngô A và B.

a. Tỉ lệ sinh khối thân và lá / sinh khối rễ cây của cây A lớn hơn cây B.

b. Cây A lá xanh lục, cây B lá vàng.

c. Cây A thấp hơn cây B.

d. Cây A có sinh khối không đổi, cây B có sinh khối tăng. ( Điểm bù ánh sáng là điểm mà tại
đó cường độ ánh sáng bằng cường độ hô hấp -> cây A chiếu sáng bằng điểm bù -> quang hợp
tạo ra bao nhiêu, thì hô hấp thải ra bấy nhiêu -> sinh khối không đổi…)

CÂU 11. (1,5 điểm) – QG 2014

a) Áp suất dương trong mạch rây (phloem) được hình thành như thế nào?

b) Ở một loài cây có rễ củ, khi ra hoa cây sử dụng tinh bột ở rễ củ thì áp suất
dương thay đổi như thế nào trong phloem từ rễ củ đến hoa?
a. – Đường được tạo ra ở nơi nguồn, sai đó được vận chuyển chủ động vào phloem.

- Áp suất thẩm thấu cao trong phloem kéo nước từ xylem vào.

- Khi nước vào nhiều, áp suất trong lòng mạch rây tạo thành áp suất dương đẩy dòng dịch đến
nơi chứa.

b. Khi cây ra hoa, sử dụng đường ở thân củ -> áp suất dương trong phloem lớn nhất ở đầu gần
thân củ, sau đó giảm dần ở đầu gần chồi hoa.

CÂU 12. (2 điểm) – QG 2014

Một số quá trình sống của thực vật sau đây:

1. Vận chuyển nước bên trong tế bào sống.

2. Khử ion nitrat (NO3-) thành ion amoni (NH4+).

3. Hấp thụ ion K+ qua màng sinh chất của tế bào nội bì.

4. Hấp thụ CO2 trong các tế bào mô giậu.

5. Đóng và mở khí khổng.

6. Vận chuyển NADH từ tế bào chất vào màng trong của ti thể.

7. Vận chuyển O2 và CO2 từ ngoài vào tế bào.

8. Chlorophyl a hấp thụ ánh sáng.

Hãy cho biết, quá trình nào cần năng lượng và quá trình nào không cần
năng lượng? Giải thích.

1. Không cần năng lượng do đây là vận chuyển thụ động ( thẩm thấu và khuếch tán).

2. Cần năng lượng do lực khử là NADPH.

3. Cần năng lượng do phải có bơm ion ( vận chuyển chủ động).

4. Không cần năng lượng do hấp thụ CO2 trong tế bào mô giậu theo cơ chế khuếch tán ( vận
chuyển thụ động).

5. Cần năng lượng do ngoài cơ chế ánh sáng, thì sự đóng mở khí khổng còn do hoạt động của
các ion K+, Na+ ở tế bào khí khổng ( làm thay đổi hàm lượng ion trong tế bào -> thay đổi
ASTT).

6. Cần năng lượng vì khi vào đến chuỗi truyền e, NADH chỉ còn giải phóng 2 ATP.

7. Không cần năng lượng vì vận chuyển theo cơ chế khuếch tán.

8. Không cần năng lượng vì là quá trình hấp thụ bị động.

CÂU 13. (0,75 điểm) – QG 2014 V2


a Lấy một lớp tế bào biểu bì từ củ hành tím và ngâm vào dung dịch KNO 3 10%.
Sau vài phút, phần nguyên sinh chất bắt đầu tách dần khỏi thành tế bào và co lại,
đó là hiện tượng gì? Giải thích. Khoảng trống giữa thành tế bào và khối chất
nguyên sinh đã bị co lại có chứa thành phần gì hay không? Tại sao?

b Sự trao đổi chất của tế bào thực vật bị ảnh hưởng như thế nào khi không bào
của tế bào đó bị thủng hay bị vỡ? Giải thích.

a. – Dung dịch KNO3 10% là dung dịch ưu trương đối với tế bào thực vật -> đặt một lớp tế
bào biểu bì từ củ hành tím vào dung dịch này, thì nước trong tế bào sẽ thẩm thấu ra bên ngoài
dung dịch muối -> gây hiện tượng co nguyên sinh.

- Thành tế bào thực vật dễ dàng cho nước và muối khoáng đi qua, trong khi đó màng sinh chất
có tính thấm chọn lọc nên tế bào biểu bì bị co lại khi cho vào dung dịch muối KNO3 10%

->khoảng trống giữa thành tế bào và khối chất nguyên sinh bị co lại sẽ chứa KNO3 10%.

b. - Không bào của tế bào thực vật là bào quan dự trữ nước, muối khoáng, các sản phẩm của
tế bào… Không bào tham gia vào điều hoà áp suất thẩm thấu -> giữ vai trò quan trọng trong
mọi hoạt động trao đổi chất của tế bào thực vật.

- Khi không bào bị vỡ hay bị thủng -> làm thay đổi pH -> không duy trì được ASTT như bình
thường. Đồng thời các loại muối khoáng, enzym và nhiều chất khác giải phóng ra từ không
bào sẽ làm rối loạn các quá trình trao đổi chất -> làm chết tế bào.

CÂU 14. (1,0 điểm)- QG 2014 V2

Đất bao quanh rễ cây được cấu thành từ các loại hạt keo đất có mang các ion
khoáng cần cho sinh trưởng và phát triển của cây.

a Để hấp thụ được các ion khoáng, rễ cây sử dụng cơ chế hút bám trao đổi
cation. Nêu các đặc điểm chính của cơ chế đó.

b Dựa trên cơ chế hút bám trao đổi cation, hãy cho biết đất chua (pH từ 4-5) và
đất kiềm (pH từ 9-10) loại nào chứa nhiều cation khoáng hơn? Giải thích.

c Từ việc hiểu biết cơ chế hút bám trao đổi cation, hãy đề xuất biện pháp giúp
đất duy trì độ màu mỡ và tăng cường khả năng hút các cation khoáng của cây.

a. Cơ chế hút bám trao đổi cation:

- Các hạt keo đất như hạt đất sét tích điện âm -> mang các cation khoáng ( K +, Ca2+, Mg2+,..)
trên bề mặt keo đất.
- CO2 hình thành từ quá trình hô hấp khuếch tán từ tế bào lông hút vào đất và kết hợp với các
phân tử nước tạo H2CO3 -> do H2CO3 là axit yếu nên dễ dàng bị phân ly thành H + và HCO3-
theo sơ đồ:

H2O + CO2 -> H2CO3 -> H+ + HCO3-

- H+ được tạo ra sẽ thay thế vị trí các cation khoáng -> giải phóng các cation khoáng tự do ->
giúp cho tế bà lông hút hấp thụ dễ dàng.

b. – Đất kiềm chứa nhiều cation khoáng hơn.

- Giải thích:

+ Đất chua -> pH thấp -> [H +] cao -> giải phóng nhiều cation khoáng hơn -> chỉ có một
phần nhỏ được tế bào lông hút hấp thụ, phần lớn sẽ bị rửa trôi -> nghèo cation khoáng.

+ Đất kiềm -> pH cao -> cation khoáng vẫn giữ được trên bề mặt keo đất -> giàu cation
khoáng.

c. Biện pháp duy trì độ màu mỡ:

- Xới đất giúp đất thoáng khí để cây dễ tạo CO2

- Lựa chọn phân bón phù hợp.

CÂU 15. (1,0 điểm)- QG 2014 V2

Ở cây đậu tương (Glycine max) còn non thì hệ rễ chưa có vi khuẩn Rhizobium
japonicum sống cộng sinh nhưng vi khuẩn này xuất hiện ở rễ cây đậu tương
trưởng thành.

a Hãy cho biết vi khuẩn và rễ cây đậu tương nhận ra nhau bằng cách nào trong
quá trình thiết lập sự cộng sinh.

b Sự tương tác giữa vi khuẩn và rễ cây đậu tương dẫn đến sự hình thành nốt
sần như thế nào?

a. – Rễ tiết ra các chất hoá học thu hút vi khuẩn Rhizobium japonicum di chuyển vè phía rễ.

– Khi tiếp cận với các lông hút của rễ, vi khuẩn sẽ giải phóng ra các chất kích thích sự sinh
trưởng uốn cong của phần đầu lông hút, để hình thành vùng xâm nhiễm của vi khuẩn.

b. Sự hình thành nốt sần:

- Khi xâm nhập vào lông hút của rễ, vi khuẩn Rhizobium japonicum sẽ kích thích hình thành
các túi từ bộ máy Golgi để tiếp tục xâm nhập vào phần vỏ rễ.

- Các tế bào vỏ rễ được kích thích phân chia để hình thành các mầm nốt sần. Do sự xâm
nhiễm, những túi chứa vi khuẩn được giải phóng vào các mầm nốt sần. Tiếp theo, vi khuẩn sẽ
phân chia và tăng trưởng trong các túi để hình thành thể khuẩn và thúc đẩy hình thành các nốt
sần.

- Nốt sần phát triển hệ thống mạch riêng cung cấp chất dinh dưỡng cho nốt sần, đồng thời,
chuyển các hợp chất chứa nito vào hệ dẫn của rễ, rồi từ đó, vận chuyển lên toàn cây.

CÂU 16. (1,5 điểm)- QG 2013

Trong sự trao đổi nước ở cây xanh, sự thoát hơi nước chủ yếu diễn ra ở khí
khổng. Nêu cơ chế đóng - mở khí khổng vào ban ngày của cây xanh và ý nghĩa
của sự đóng - mở này trong hoạt động sống của cây.

* Cơ chế đóng mở khí khổng:

- Khí khổng mở do quang mở chủ động: Ánh sáng tác động vào lục lạp hình thành chất hữu
cơ dự trữ trong không bào -> ASTT tăng -> tế bào lấy nước -> tế bào trương lên -> khí khổng
mở.

- Khí khổng đóng do thuỷ đóng chủ động: tuỳ thuộc vào mức độ thiếu nước

+ Khi đất thiếu nước, vận chuyển nước trong mạch gỗ không kịp hoặc sự thoát hơi nước quá
mạnh -> khí khổng đóng.

+ Axit abxixic hình thành ở tế bào khí khổng -> kích thích bơm ion hoạt động, đồng thời
kênh ion mở dẫn đến K+ rút khỏi tế bào khí khổng làm giảm ASTT -> giảm sức trương nước
-> khí khổng đóng.

- Khí khổng còn có thể khép vào ban trưa do ánh sáng quá manh, gió, độ ẩm,..

- Thực vật CAM không mở khí khổng vào ban ngày.

* Ý nghĩa:

- Sự thoát hơi nước tạo sự hút nước – một sự chênh lệch về thế nước theo chiều hướng giảm
dần từ rễ đến lá làm nước và muối khoáng có thể di chuyển từ rễ lên lá dễ dàng.

- Giảm nhiệt độ môi trường -> điều hoà nhiệt.

- Giúp cây lấy CO2 cung cấp cho quá trình quang hợp.

CÂU 17. (1,5 điểm)- QG 2013

Điều kiện sống khô hạn gây nên những tác hại đối với hoạt động sống ở cây xanh
ưa ẩm như thế nào? Các thực vật thích nghi với điều kiện khô hạn thường có
những đặc điểm gì? Nêu các biện pháp nâng cao tính chịu khô hạn của cây xanh
trong trồng trọt.

* Những tác hại diễn ra trong cây:


- Giảm độ ưa nước của hệ keo nguyên sinh chất.

- Hoạt động trao đổi nước chậm, tốc độ bốc hơi nước nhanh, hút nước không đáp ứng được sự
thoát hơi nước.

- Enzim hoạt động kém, hoạt động phân giải mạnh hơn tổng hợp -> sản sinh axit absisic kéo
K+ ra khỏi tế bào.

- Năng lượng ở dạng nhiệt làm nóng lá -> quang hợp và năng suất giảm.

- Khi thiếu nước, lỗ khí khổng đóng -> cây quang hợp yếu -> năng suất giảm.

- Khi thiếu nước, khả năng hút khoáng của cây giảm -> cây sinh trưởng yếu

* Các biểu hiện thích nghi của cây:

- Lá nhỏ, lớp cutin dày hoặc lá biến thành gai.

- Khí khổng ẩn sâu được bao phủ bằng lớp lông mịn. Ở các loại cây CAM khí khổng mở vào
ban đêm.

- Rụng lá làm giảm bớt sự thoát hơi nước.

- Thân có số lượng mạch gỗ nhiều, nhỏ … tăng sự hút và dẫn nước.

- Tích nước trong các mô nước.

- Rễ đâm sâu, lan rộng và có thể phân nhánh nhiều.

* Biện pháp:

- Cải tạo đất, bón phân.

- Chọn giống cây C4.

CÂU 18 (0,2 điểm)- QG 2013 V2

Khi nghiên cứu về nấm cộng sinh với một loài thực vật người ta thấy có 4 loài
nấm A, B, C và D, trong đó có 3 loài A, B, C cùng chi. Loài A cộng sinh với thực
vật mà không phụ thuộc vào sự có mặt của các loài khác. Loài B chỉ cộng sinh với
thực vật khi đồng thời có mặt của một loài cùng chi. Loài C chỉ cộng sinh với
thực vật khi không có mặt các loài nấm khác. Loài D chỉ cộng sinh với thực vật
khi có mặt của loài B. Khi loài D được tìm thấy cộng sinh với thực vật nghiên cứu
thì loài nào có thể cùng cộng sinh với thực vật đó? (kẻ bảng dưới đây vào bài làm
và điền câu trả lời)

- Khi loài D được tìm thấy cộng sinh với thực vật nghiên cứu thì loài A, B có thể thể cộng
sinh cùng thực vật đó.

- Giải thích:
+ Loài D chỉ cộng sinh với thực vật khi có mặt của loài B, mà tìm thấy loài D đang cộng
sinh với thực vật nghiên cứu -> loài B cũng đang cộng sinh ở loài thực vật nghiên cứu đó.

+ Loài B cũng đang cộng sinh ở loài thực vật đó, mà loài B chỉ cộng sinh khi đồng thời có
mặt của một loài cùng chi -> loài A và loài C có thể cộng sinh với loài thực vật đó.

Mặt khác, loài C chỉ cộng sinh với thực vật khi không có mặt loài nấm khác -> loài C
không cộng sinh với thực vật nghiên cứu do có loài B và loài D đang cộng sinh ở đó.

Loài A cộng sinh với thực vật không phụ thuộc vào sự có mặt của loài khác -> thực vật
nghiên cứu có thể có loài A cũng đang cộng sinh.

CÂU 19. (1,0 điểm)- QG 2013 V2

Trong một thí nghiệm về nhu cầu dinh dưỡng của cây đậu tương, người ta lấy 4
đĩa Petri trong đó có đặt giấy thấm tẩm dung dịch khoáng. Các đĩa Petri được
đánh dấu A, B, C và D. Cả 4 đĩa đều chứa dung dịch khoáng, nhưng chỉ có đĩa C
chứa đầy đủ tất cả các thành phần khoáng cần thiết cho sự sinh trưởng và phát
triển của cây đậu tương. Các đĩa còn lại thiếu một thành phần khoáng nào đó.
Người ta cho vi khuẩn Rhizobium vào đĩa A, vi khuẩn Bacillus subtilis vào đĩa B
và vi khuẩn Anabaena azollae lấy từ bèo hoa dâu vào đĩa D. Sau đó, người ta đặt
các hạt đậu tương lấy từ một giống vào trong các đĩa. Vài ngày sau, tất cả các hạt
đều nảy mầm. Hai tuần sau khi hạt nảy mầm, người ta thấy chỉ có các cây ở đĩa A
và C sinh trưởng bình thường, các cây ở đĩa B và D đều chết. Trong suốt quá
trình thí nghiệm, tất cả các đĩa luôn được giữ ẩm và đặt trong điều kiện môi
trường như nhau. Hãy giải thích kết quả thí nghiệm.

- Đĩa A: cây vẫn sinh trưởng bình thường do có vi khuẩn Rhizobium có khả năng cố định nito
phân tử thành nito liên kết cung cấp cho cây đậu tương -> nguyên tố khoáng bị thiếu ở đây là
nito.

- Đĩa B: cây chết do vi khuẩn Bacillus subtilis là vi khuẩn dị dưỡng, không có khả năng cố
định nito -> cây chết do thiếu nito, hoặc nito không bị thiếu thì cũng chết do một thành phần
khoáng bị thiếu.

- Đĩa C: cây sinh trưởng bình thường do chứa đủ các thành phần khoáng cung cấp cho sự sinh
trưởng và phát triển của cây đậu tương.

- Đĩa D: cây chết do vi khuẩn Anabaena azollae tuy có khả năng cố định nito, nhưng vi khuẩn
này chỉ cố định đạm ở bèo hoa dâu, không cố định ở cây họ đậu -> thiếu nito cung cấp cho
cây, hoặc nito không thiếu thì cây cũng chết do bị thiếu một thành phần khoáng còn lại.

CÂU 20.(2,0 điểm) – QG 2012


a) Tại sao cây xanh khi thiếu một trong các nguyên tố nitơ (N), magiê (Mg), sắt
(Fe) lá cây lại bị vàng?

b) Cho một ví dụ minh hoạ ánh sáng liên quan trực tiếp với quá trình trao đổi
nitơ của cây xanh.

c) Mưa axit là gì? Mưa axit ảnh hưởng đến cây xanh như thế nào?

a. - Mg và N là thành phần cấu tạo nên diệp lục, làm cho lá cây có màu xanh -> khi thiếu Mg
lá cây không tổng hợp được diệp lục nên lá cây có màu vàng.

- Fe là thành phần của enzim tổng hợp diệp lục -> nếu thiếu sắt, diệp lục không được tổng hợp
cũng làm cho lá cây bị vàng.

- Ngoài ra, nitơ còn tham gia cấu tạo nên nhiều thành phần quan trọng như nucleotit, protein,
hormone,.... do đó thiếu nitơ gây nên rất nhiều rối loạn trong cây, cây còi cọc không sinh
trưởng được, lá úa vàng,...

b. Trong quá trình trao đổi nito có quá trình khử NO3 – gồm : NO3 - -> NO2 - -> NH4+

Bước (1) cần lực khử là NADPH, bước (2) cần lực khử là FredH 2 . Mà các chất này được tạo
ra ở pha sáng quang hợp => ánh sáng liên quan trực tiếp đến quá trình trao đổi nito ở thực vật.

c. – Mưa axit là trong nước mưa chứa axit( axit nitric, axit sunfuric) do các nhà máy thải NO 3-
, SO42- , những oxit này kết hợp với nước mưa tạo thành mưa axit.

- Mưa axit rơi xuống đất làm các ion khoáng bị rửa trôi -> đất chua ( gián tiếp)

Mưa axit làm lá cây bị hỏng ( trực tiếp).

CÂU 21. (1,5 điểm – QG 2012

Dựa vào kiến thức sinh lý thực vật hãy cho biết:

a) Tại sao khi làm giá đỗ người ta thường sử dụng nước sạch?

b) Để giữ được các bông hoa hồng trong lọ hoa được tươi lâu người ta phải làm
thế nào? Giải thích.

a) Khi làm giá đỗ người ta thường sử dụng nước sạch để ngăn cản sự phát triển rễ, tập trung
vào phát triển trụ mầm làm cho giá dài và mập. Nguồn chất dinh dưỡng trong trường hợp này
được huy động chủ yếu từ hai lá mầm vì thế lá mầm teo nhỏ lại giá ăn sẽ ngon hơn. Khi nước
không sạch có nhiều chất khoáng thì rễ phát triển nhiều, trụ mầm mảnh mai.

b) Người ta có thể làm cho hoa tươi lâu bằng cách:

- Phun dung dịch cytokinin lên cành hoa để ngăn cản sự lão hoá các bộ phân của cây, đặc biệt
làm chậm sự phân giải diệp lục của là nên lá trông vẫn xanh tươi hơn so với khi không xử lý
hooc môn( Cytokinin làm chậm sự lão hoá bằng cách ức chế sự phân giải protein, kích thích
tổng hợp ARN và prôtêin).

- Trước khi cắm hoa vào lọ, chúng ta cần cắt ngầm trong nước một đoạn ở cuối cành hoa nơi
có vết cắt rồi sau đó cắm ngay vào lọ nước. Điều này là cần thiết vì khi cắt hoa đem bán, do
sự thoát hơi nước của lá vẫn tiếp diễn sẽ kéo theo các bọt khí vào trong mạch gỗ vì thế nếu ta
để nguyên cành hoa mua từ chợ về mà căm ngay vào lọ nước thì dòng nước trong mạch gỗ sẽ
bị ngắt quãng bởi các bọt khí nên cành hoa nhanh héo.

CÂU 22. (1,0 điểm) – QG 2011

a) Nêu các biện pháp kĩ thuật xử lí đất để giúp cây tăng cường khả năng hấp thu
chất dinh dưỡng từ đất. Một số loài cây trước khi gieo hạt, người ta cho hạt cây
nhiễm loại bào tử nấm cộng sinh với rễ cây. Việc làm này đem lại lợi ích gì cho
cây trồng? Giải thích.

b) Khi bón các dạng phân đạm khác nhau như NH4Cl, (NH4)2SO4, NaNO3 có
làm thay đổi đặc điểm của đất trồng không? Giải thích.

a. - Điều chỉnh độ pH của đất bằng cách bón vôi nếu pH của đất thấp, vì độ pH của đất ảnh
hưởng đến sự hoà tan các chất khoáng trong đất nên cần điều chỉnh độ pH thích hợp cho từng
loại cây. Điều chỉnh độ thoáng khí bằng các xới xáo đất thường xuyên giúp rễ cây có đủ oxi
để hô hấp, giúp tăng khả năng hấp thu các ion khoáng bám trên bề mặt của keo đất.

- Điều chỉnh độ ẩm của đất bằng cách tưới tiêu hợp lí đối với từng loại cây trồng và thích hợp
với từng loại đất. Tưới quá nhiều nước có thể giảm khả năng hấp thu muối khoáng từ đất. Ví
dụ, ở những vùng khô nóng, lượng nước bốc hơi quá lớn nên nếu tưới quá nhiều nước thì
nước bốc hơi nhiều, để lại nhiều chất khoáng hòa tan trong nước tưới và tích tụ dần trong đất,
làm tăng nồng độ muối không hòa tan của đất dẫn đến cây khó hấp thu nước và muối khoáng.

- Cây được nấm cộng sinh với hệ rễ sẽ làm tăng bề mặt hấp thu nước và các chất dinh dưỡng.

b. Bón các dạng phân đạm khác nhau làm thay đổi pH của môi trường đất. Ví dụ, khi bón
phân đạm NH4Cl, (NH4)2SO4 cây hấp thu NH4+ còn lại ở môi trường Cl- và SO42- sẽ kết
hợp với H+ tạo HCl và H2SO4 dẫn đến môi trường axit. Nếu bón NaNO3 thì cây hấp thụ
NO3- còn lại Na+ sẽ kết hợp với OH- tạo môi trường bazơ.

Câu 23 (2,0 điểm)

Cho 6 loại tế bào thực vật đã trưởng thành bao gồm: A: tế bào nhu mô; B: tế bào
hình rây (ống rây); C: tế bào mô cứng; D: tế bào mô dày; E: tế bào mạch ống và
F: quản bào.

a) Những tế bào nào có chứa lignin? Giải thích.


b) Tế bào nào là tế bào sống nhưng không có nhân? Đặc điểm đó có liên quan đến
chức năng và hoạt động sống của tế bào này như thế nào?

c) Để nuôi cấy tế bào thực vật thành cây con thì cần dùng các nhóm hoocmôn
nào? Tỉ lệ giữa các nhóm đó như thế nào?

d) Trong 6 loại tế bào nói trên, loại tế bào nào có thể nuôi cấy được thành cây
con?

a. Tế bào C, E, F chứa lignin vì nó là thành phần của các mô cứng

d. Tế bào A và D sẽ nuôi được thành cây con.

You might also like