ĐTG HỆ THỐNG CÂU HỎI ÔN TẬP NƯỚC MUỐI KHOÁNG KO ĐA

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

HỆ THỐNG CÂU HỎI ÔN TẬP

PHÂN MÔN: SINH LÍ HỌC THỰC VẬT


PHẦN: TRAO ĐỔI NƯỚC – MUỐI KHOÁNG VÀ DINH DƯỠNG NITƠ
CÂU 1 (1,5 điểm) - QG2019
a) Hình 1 mô tả sơ lược một tế bào thực vật với các cấu trúc được đánh số 1, 2, 3, 4, 5.
Hãy điền tên và cho biết đặc điểm của mỗi cấu trúc trên góp phần tạo nên khả năng thẩm thấu của tế
bào. Giải thích.
b) Hai tế bào nhân tạo, màng có tính đàn hồi và thấm chọn lọc (thấm nước và đường đơn
nhưng không thấm với các đường đôi) được ngâm vào ống A và B chứa dung dịch của
các loại chất tan khác nhau (Hình 2). Hãy cho biết:
- Môi trường ngoài tế bào ở ống A và B là đẳng trương, ưu trương hay nhược trương so với
dung dịch bên trong tế bào? Giải thích.
- Sau khi đặt vào môi trường, kích thước của tế bào trong ống A và
B sẽ thay đổi như thế nào so với ban đầu? Giải thích.
c) Trong điều kiện tự nhiên, để tế bào lông hút của thực vật lấy được
nước thì môi trường xung quanh nó là đẳng trương, ưu trương hay
nhược trương? Giải thích.
CÂU 2 (2,0 điểm) - QG 2019
Vào lúc sáng sớm, quan sát lá của những cây bụi thấp hay các loài cỏ trên bờ ruộng, người ta thường
thấy có nước đọng lại trên mép lá - đó là hiện tượng ứ giọt ở thực vật. Hiện tượng này là do nước thoát
ra từ thủy khổng (cấu trúc gồm những tế bào chuyên hóa với chức năng tiết nước), thường phân bố ở
mép lá và luôn mở.
a) Hãy cho biết ba điều kiện cần thiết dẫn đến hiện tượng ứ giọt.
b) Những tế bào chuyên hóa của thủy khổng tiếp xúc trực tiếp với loại mô nào sau đây: phloem
(mạch rây), xylem (mạch gỗ), mô xốp (mô khuyết), mô giậu? Giải thích.
c) Những chất nào có thể có trong dịch nước được hình thành từ hiện tượng ứ giọt? Giải thích.
d) Các cây ở tầng tán và tầng vượt tán có hiện tượng ứ giọt hay không? Giải thích.
CÂU 3 - QG2018
a) Hãy phân biệt ba nhóm thực vật: thủy sinh, hạn sinh mọng nước và hạn sinh lá cứng về nơi sống đặc
điểm hình thái thân, rễ, lá và nêu đại diện mỗi nhóm.
b) Khi thực hiện thí nghiệm trồng cây trong điều kiện không trọng lực, sự sinh trưởng của hạt mới này
mầm bị ảnh hưởng như thế nào? Có thể sử dụng yếu tố nào để thay thế tác động của trọng lục trong
trường hợp này? Giải thích?
CÂU 4 (2,0 điểm) - QG 2017 V1
Khi quan sát những cây ngô trong vườn, người ta nhận thấy toàn bộ lá bị vàng. Rà soát các điều kiện
trồng trọt cho thấy do nguyên nhân cây thiếu khoáng chất.
a) Hãy chỉ ra 5 nguyên tố khoáng có liên quan đến hiện tượng vàng lá như trên và đề xuất 2 biện
pháp để khắc phục.
b) Nếu đất trồng ngô bị kiềm hóa với pH  8,0 thì hiện tượng vàng lá liên quan đến những nguyên tố
khoáng nào? Hãy đề xuất giải pháp để khắc phục hiện tượng vàng lá trong trường hợp này.
c) Khi đất trồng bị axit hóa mạnh thì giải pháp làm giàu lại khoáng chất cho đất được thực hiện như
thế nào? Giải thích.
CÂU 5 (1,0 điểm) – QG 2017 V2
Mù tạt tỏi là loài cây ngoại lai được nhập vào Châu Mỹ. Để tìm hiểu ảnh hưởng của Mù tạt tỏi đến sự
sinh trưởng và khả năng hình thành phức hợp rễ-nấm của một số loài cây bản địa, các nhà khoa học đã
tiến hành thí nghiệm như sau:
- Trồng cây con của 3 loài cây bản địa (Thích đường, Mắc ca và Tần bì trắng) ở 4 loại đất khác nhau:
đất bị xâm lấn, đất không bị xâm lấn, đất bị xâm lấn đã khử trùng và đất không bị xâm lấn đã khử trùng.
Trong đó, đất bị xâm lấn là đất được lấy từ nơi có Mù tạt tỏi sinh trưởng, đất không bị xâm lấn là đất
được lấy từ nơi không có Mù tạt tỏi. Các đặc điểm khác của đất bị xâm lấn và đất không bị xâm lấn là
như nhau.
- Sau 4 tháng, phần trăm sinh khối khô tăng thêm (của thân, lá) và tỷ lệ cây có phức hợp rễ-nấm được
xác định. Kết quả nghiên cứu được thể hiện ở Hình C7.1 và Hình C7.2.

300
Sinh khối khô tăng thêm (%)

Thích đường 50

Tỷ lệ cây có phức hợp


250 Thích đường
Tần bì trắng 40
200 Tần bì trắng

rễ-nấm (%)
Mắc ca
30
150 Mắc ca
100
20

50 10

0 0
Đất bị xâm Đất không bị Đất bị xâm Đất không bị Đất bị xâm Đất không Đất bị xâm Đất không
lấn xâm lấn lấn đã khử xâm lấn đã lấn bị xâm lấn lấn đã khử bị xâm lấn
trùng khử trùng trùng đã khử
trùng
Hình C7.1 Hình C7.2
Mù tạt tỏi ảnh hưởng như thế nào đến sự sinh trưởng và khả năng hình thành phức hợp rễ-nấm của
mỗi loài cây bản địa trong thí nghiệm? Giải thích.
CÂU 6 (1,5 điểm)- QG2016
a) Hãy phân biệt hai con đường hấp thu nước ở rễ: con đường vô bào (apoplast) và con đường tế
bào (symplast)
b) Đai caspari và lớp tế bào nội bì có vai trò gì trong sự vận chuyển nước và muối khoáng?
CÂU 7 (1,5 điểm) - QG 2015
a) Không bào trung tâm là loại bào quan đặc trưng của tế bào thực vật. Hãy cho biết
không bào trung tâm được hình thành như thế nào ?
b) Tại sao nói không bào trung tâm là bào quan đa năng của tế bào thực vật ?
CÂU 8 (1,5 điểm)- QG 2015
a) Nêu vai trò chính của nito đối với quá trình sinh trưởng và phát triển của thực vật ?
b) Ánh sáng và nhiệt độ có liên quan như thế nào đến quá trình trao đổi nito của thực vật ?
CÂU 9. (0,5 điểm) – QG 2015 V2
Vì sao quá trình khử nitrate (NO 3-) ở thực vật có thể làm giảm năng suất sinh học? Quá trình này có
gây hại cho cây trồng không? Giải thích.
CÂU 10. (1 điểm) – QG 2014
Giả sử cây ngô A và cây ngô B giống hệt nhau, được trồng trong các điều kiện hoàn toàn như nhau,
nhưng chỉ khác nhau một trong các yếu tố:
a) Cây A đủ nước, cây B thiếu nước.
b) Cây A đủ dinh dưỡng khoáng, cây B thiếu sắt.
c) Cây A đủ ánh sáng, cây B thiếu ánh sáng.
d) Cây A chiếu sáng bằng điểm bù, cây B chiếu sáng trên điểm bù.
Hãy chọn một tiêu chí thỏa đáng nhất ở a, b, c, d phản ánh chính xác ảnh hưởng của mỗi yếu tố
trên đến hai cây ngô A và B.
CÂU 11. (1,5 điểm) – QG 2014
a) Áp suất dương trong mạch rây (phloem) được hình thành như thế nào?
b) Ở một loài cây có rễ củ, khi ra hoa cây sử dụng tinh bột ở rễ củ thì áp suất dương thay đổi như
thế nào trong phloem từ rễ củ đến hoa?
CÂU 12. (2 điểm) – QG 2014
Một số quá trình sống của thực vật sau đây:
1. Vận chuyển nước bên trong tế bào sống.
2. Khử ion nitrat (NO3-) thành ion amoni (NH4+).
3. Hấp thụ ion K+ qua màng sinh chất của tế bào nội bì.
4. Hấp thụ CO2 trong các tế bào mô giậu.
5. Đóng và mở khí khổng.
6. Vận chuyển NADH từ tế bào chất vào màng trong của ti thể.
7. Vận chuyển O2 và CO2 từ ngoài vào tế bào.
8. Chlorophyl a hấp thụ ánh sáng.
Hãy cho biết, quá trình nào cần năng lượng và quá trình nào không cần năng lượng? Giải thích.
CÂU 13. (0,75 điểm) – QG 2014 V2
a Lấy một lớp tế bào biểu bì từ củ hành tím và ngâm vào dung dịch KNO 3 10%. Sau vài phút, phần
nguyên sinh chất bắt đầu tách dần khỏi thành tế bào và co lại, đó là hiện tượng gì? Giải thích.
Khoảng trống giữa thành tế bào và khối chất nguyên sinh đã bị co lại có chứa thành phần gì hay
không? Tại sao?
b Sự trao đổi chất của tế bào thực vật bị ảnh hưởng như thế nào khi không bào của tế bào đó bị
thủng hay bị vỡ? Giải thích.

CÂU 14. (1,0 điểm)- QG 2014 V2


Đất bao quanh rễ cây được cấu thành từ các loại hạt keo đất có mang các ion khoáng cần cho sinh
trưởng và phát triển của cây.
a Để hấp thụ được các ion khoáng, rễ cây sử dụng cơ chế hút bám trao đổi cation. Nêu các đặc
điểm chính của cơ chế đó.
b Dựa trên cơ chế hút bám trao đổi cation, hãy cho biết đất chua (pH từ 4-5) và đất kiềm (pH từ 9-
10) loại nào chứa nhiều cation khoáng hơn? Giải thích.
c Từ việc hiểu biết cơ chế hút bám trao đổi cation, hãy đề xuất biện pháp giúp đất duy trì độ màu
mỡ và tăng cường khả năng hút các cation khoáng của cây.
CÂU 15. (1,0 điểm)- QG 2014 V2
Ở cây đậu tương (Glycine max) còn non thì hệ rễ chưa có vi khuẩn Rhizobium japonicum sống cộng
sinh nhưng vi khuẩn này xuất hiện ở rễ cây đậu tương trưởng thành.
a Hãy cho biết vi khuẩn và rễ cây đậu tương nhận ra nhau bằng cách nào trong quá trình thiết lập
sự cộng sinh.
b Sự tương tác giữa vi khuẩn và rễ cây đậu tương dẫn đến sự hình thành nốt sần như thế nào?
CÂU 16. (1,5 điểm)- QG 2013
Trong sự trao đổi nước ở cây xanh, sự thoát hơi nước chủ yếu diễn ra ở khí khổng. Nêu cơ chế đóng
- mở khí khổng vào ban ngày của cây xanh và ý nghĩa của sự đóng - mở này trong hoạt động sống
của cây.
CÂU 17. (1,5 điểm)- QG 2013
Điều kiện sống khô hạn gây nên những tác hại đối với hoạt động sống ở cây xanh ưa ẩm như thế nào?
Các thực vật thích nghi với điều kiện khô hạn thường có những đặc điểm gì? Nêu các biện pháp nâng
cao tính chịu khô hạn của cây xanh trong trồng trọt.
CÂU 18 (0,2 điểm)- QG 2013 V2
Khi nghiên cứu về nấm cộng sinh với một loài thực vật người ta thấy có 4 loài nấm A, B, C và
D, trong đó có 3 loài A, B, C cùng chi. Loài A cộng sinh với thực vật mà không phụ thuộc vào
sự có mặt của các loài khác. Loài B chỉ cộng sinh với thực vật khi đồng thời có mặt của một loài
cùng chi. Loài C chỉ cộng sinh với thực vật khi không có mặt các loài nấm khác. Loài D chỉ
cộng sinh với thực vật khi có mặt của loài B. Khi loài D được tìm thấy cộng sinh với thực vật
nghiên cứu thì loài nào có thể cùng cộng sinh với thực vật đó? (kẻ bảng dưới đây vào bài làm và
điền câu trả lời)
CÂU 19. (1,0 điểm)- QG 2013 V2
Trong một thí nghiệm về nhu cầu dinh dưỡng của cây đậu tương, người ta lấy 4 đĩa Petri trong đó
có đặt giấy thấm tẩm dung dịch khoáng. Các đĩa Petri được đánh dấu A, B, C và D. Cả 4 đĩa đều
chứa dung dịch khoáng, nhưng chỉ có đĩa C chứa đầy đủ tất cả các thành phần khoáng cần thiết
cho sự sinh trưởng và phát triển của cây đậu tương. Các đĩa còn lại thiếu một thành phần khoáng
nào đó. Người ta cho vi khuẩn Rhizobium vào đĩa A, vi khuẩn Bacillus subtilis vào đĩa B và vi
khuẩn Anabaena azollae lấy từ bèo hoa dâu vào đĩa D. Sau đó, người ta đặt các hạt đậu tương lấy
từ một giống vào trong các đĩa. Vài ngày sau, tất cả các hạt đều nảy mầm. Hai tuần sau khi hạt nảy
mầm, người ta thấy chỉ có các cây ở đĩa A và C sinh trưởng bình thường, các cây ở đĩa B và D đều
chết. Trong suốt quá trình thí nghiệm, tất cả các đĩa luôn được giữ ẩm và đặt trong điều kiện môi
trường như nhau. Hãy giải thích kết quả thí nghiệm.
CÂU 20.(2,0 điểm) – QG 2012
a) Tại sao cây xanh khi thiếu một trong các nguyên tố nitơ (N), magiê (Mg), sắt (Fe) lá cây lại bị vàng?
b) Cho một ví dụ minh hoạ ánh sáng liên quan trực tiếp với quá trình trao đổi nitơ của cây xanh.
c) Mưa axit là gì? Mưa axit ảnh hưởng đến cây xanh như thế nào?
CÂU 21. (1,5 điểm – QG 2012
Dựa vào kiến thức sinh lý thực vật hãy cho biết:
a) Tại sao khi làm giá đỗ người ta thường sử dụng nước sạch?
b) Để giữ được các bông hoa hồng trong lọ hoa được tươi lâu người ta phải làm thế nào? Giải thích.
CÂU 22. (1,0 điểm) – QG 2011
a) Nêu các biện pháp kĩ thuật xử lí đất để giúp cây tăng cường khả năng hấp thu chất dinh dưỡng từ
đất. Một số loài cây trước khi gieo hạt, người ta cho hạt cây nhiễm loại bào tử nấm cộng sinh với rễ cây.
Việc làm này đem lại lợi ích gì cho cây trồng? Giải thích.
b) Khi bón các dạng phân đạm khác nhau như NH4Cl, (NH4)2SO4, NaNO3 có làm thay đổi đặc điểm
của đất trồng không? Giải thích.
Câu 23 (2,0 điểm)
Cho 6 loại tế bào thực vật đã trưởng thành bao gồm: A: tế bào nhu mô; B: tế bào hình rây (ống rây);
C: tế bào mô cứng; D: tế bào mô dày; E: tế bào mạch ống và F: quản bào.
a) Những tế bào nào có chứa lignin? Giải thích.
b) Tế bào nào là tế bào sống nhưng không có nhân? Đặc điểm đó có liên quan đến chức năng và hoạt
động sống của tế bào này như thế nào?
c) Để nuôi cấy tế bào thực vật thành cây con thì cần dùng các nhóm hoocmôn nào? Tỉ lệ giữa các
nhóm đó như thế nào?
d) Trong 6 loại tế bào nói trên, loại tế bào nào có thể nuôi cấy được thành cây con?

You might also like