Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 4

TRƯỜNG THCS NAM TỪ LIÊM ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II – MÔN ĐỊA 8

NĂM HỌC 2020 – 2021


Họ và tên: .........................................
Lớp: ...................................................

I. Trắc nghiệm: Hãy chọn ý đúng nhất trong các câu sau.
1. Hướng của địa hình Việt Nam:
A. Bắc – Nam. B. Tây Bắc – Đông Nam và hướng vòng cung.
C. Đông – Tây. D. Tây Bắc- Đông Nam.
2. Địa hình nào được con người tạo nên?
A. Đồng bằng phù sa. B.Cao nguyên Badan. C. Đê sông, đê biển. D. Núi cao.
3. Phần lớn địa hình nước có độ cao:
A. Dưới 1000m. B. trên 1000m. C. 2000m. D. Trên 2000m.
4. Lũ của sông ngòi Bắc Bộ tập trung vào các tháng:
A. 9 - 11. B. 6- 10. C. 7- 12. D. 7- 11
5. Lũ của sông ngòi Nam Bộ tập trung vào các tháng:
A. 7- 11. B. 6- 9. C. 7- 12. D. 7- 10.
6. Đất phèn mặn chiếm diện tích lớn tập trung chủ yếu ở vùng nào?
A. Đồng bằng sông Hồng. B. Duyên hải miền Trung,
C. Đồng bằng sông Cửu Long. D. Đồng bằng Nam Trung Bộ
7. Hệ thống sông ngòi Nam Bộ gồm có :
A. sông Hồng, sông Thái Bình,sông Kì Cùng. B. sông Mã, Sông thu Bồn.
C. sông Đồng Nai, sông Mêkong. D. sông Hồng, sông Cửu Long.
8. Nhiệt độ trung bình năm của không khí nước ta trên:
A. trên 210 C B . 220 C C. 250 C D. 240 C.
9. Hiện tượng sa mạc hóa đang xảy ra ở Việt Nam tại
A. Các vùng đất ven biển B. Vùng đất cát Quảng Ninh
C. Các tỉnh cực Nam Trung Bộ D. Vùng duyên hải Bắc Trung Bộ
10. Lượng mưa trung bình năm của nước ta là:
A. dưới 500mm B.1500mm – 2000mm. C.trên 2000mm D.500mm
11. Miền nào ở nước ta thời tiết thay đổi nhanh chóng trong ngày?
A. Miền đồng bằng B. Miền núi cao C. Miền hải đảo D. Miền ven biển
12. Tính chất nhiệt đới của khí hậu thể hiện:
A. Nhiệt độ trung bình năm của không khí đều vượt 210 C
B. Khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt.
C. Một năm có hai mùa gió có tính chất trái ngược nhau.
D. Độ ẩm tương đối cao trên 80%
13. Ranh giới giữa hai miền khí hậu Bắc và Nam là dãy núi:
A. Hoàng Liên Sơn B. Trường Sơn Bắc C. Bạch Mã D. Trường Sơn Nam.
14.Sông nào ở vùng nào nước ta có chế độ nước thất thường, mùa lũ kéo dài 5 tháng, cao
nhất vào tháng 8?
A. Sông Hồng. B. Sông Cửu Long. C. Sông Gianh. D. Sông Đồng Nai.
15. Đặc điểm các mùa khí hậu ở Việt Nam là:
A. Mùa đông mưa ấm, mùa hạ nóng B. Mùa đông lạnh khô, mùa hạ nóng ẩm
C. Một năm chia thành bốn mùa rõ rệt D. Mùa đông lạnh ẩm, mùa hạ khô
16. Đặc điểm thời tiết vào mùa đông của miền khí hậu miền Bắc:
A. nóng ẩm, mưa nhiều B. nóng, khô, ít mưa
C. đầu mùa lạnh khô, nóng ẩm D. lạnh và khô
17. Cánh cung Đông Triều thuộc khu vực vùng núi:
A. Tây Bắc B. Đông Bắc C. Trường Sơn Bắc D. Trường Sơn Nam.
18. Dãy Hoàng Liên Sơn thuộc khu vực vùng núi:
A. Tây Bắc B. Đông Bắc C. Trường Sơn Bắc D. Trường Sơn Nam.
19.Hệ thống sông Đồng Nai - Vàm Cỏ gồm những sông nào?
A. La Ngà, Đồng Nai, sông Bé, Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây
B. La Ngà, Đồng Nai, sông Bé, Vàm Cỏ Đông, Long An
C. Tân An, Đồng Nai, sông Bé, Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây
D. sông Sài Gòn, Đồng Nai, sông Bé, Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây
20. Gió Tây khô nóng hoạt động mạnh mẽ nhất ở khu vực nào của nước ta?
A. Đông Bắc B. Tây Nguyên C. Duyên hải miền Trung D. Nam Bộ
21. Gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh mẽ nhất ở khu vực nào của nước ta:
A. Đông Bắc và đồng bằng Bắc Bộ C. Bắc Trung Bộ
B. Tây Nguyên và Nam Trung bộ D. Nam Bộ
22. Số lượng loài động vật qúy hiếm của nước ta là:
A. 350 loài. B. 365 loài C. 11200 loài D. 14600 loài
23. Số lượng loài thực vật quý hiếm của nước ta là:
A. 365 loài. B. 11200loài C. 350loài D. 14600 loài.
24. Hệ thống sông ngòi Bắc Bộ là:
A. Sông Hồng, sông Thái Bình. B.Sông Hồng, Sông Mã.
C.Sông Mã, sông Cả D. Sông Mê công, sông Đồng Nai.
25. Hệ thống sông ngòi Trung Bộ gồm có :
A. sông Mã, Sông Thu Bồn. B. sông Hồng, sông Thái Bình.
C. sông Đồng Nai, sông Mêkong. D. Sông Hồng, sông Cửu Long
26. Đồi núi nước ta chiếm bao nhiêu % diện tích lãnh thổ phần đất liền:
A. 25%. B. 75%. C. 50%. D. 70%
27. Đất phù sa chiếm bao nhiêu % diện tích đất tự nhiên?
A. 25%. B. 36%. C. 11%. D. 24%.
28. Sông ngòi Việt Nam ngắn và dốc là do:
A. Nhiệt độ cao. B. độ ẩm lớn C. địa hình đồi núi. D. mưa nhiều
29. Đặc điểm nào sau đây không đúng với đặc điểm sông ngòi Việt Nam?
A. Hàm lượng phù sa lớn B.Mạng lưới sông ngòi dày đặc.
C. Số giờ có nắng cao. D. có mùa lũ và mùa cạn.
30. Môi trường nhiệt đới tạo nên dạng địa hình nào sau đây:
A. hang động B. hồ, đầm C.đê sông, đê biển D. cao nguyên
31. Nhóm đất mùn núi cao phân bố chủ yếu ở:
A. vùng miền núi thấp. B. vùng đồng bằng
C. vùng miền núi cao. D. vùng ven biển.
32. Nhóm đất mùn núi cao hình thành các thảm thực vật:
A. rừng nhiệt đới ẩm thường xanh B. rừng á nhiệt đới và ôn đới núi cao
C. trồng nhiều cây công nghiệp D. rừng ngập mặn.
33. Đỉnh lũ của sông ngòi Bắc Bộ vào tháng nào?
A. Tháng 6 B. Tháng 7 C. Tháng 8 D. Tháng 9
34. Đất Feralit chiếm bao nhiêu % diện tích đất tự nhiên?
A. 25%. B. 65%. C. 11%. D. 24%.
35. Các cao nguyên ba dan thuộc khu vực vùng núi:
A. Tây Bắc B. Đông Bắc C. Trường Sơn Bắc D. Trường Sơn Nam.
36. Hệ thống sông ngòi Nam Bộ là:
A. sông Hồng, sông Thái Bình. B.sông Hồng, Sông Mã.
C.sông Mê công, sông Đồng Nai. D. sông Đồng Nai, sông cả
37. Nước ta có nhiều sông suối nhưng phần lớn là:
A. Sông nhỏ, ngắn, dốc. B. Sông dài, nhiều phù sa bồi đắp.
C. mạng lưới sông dày đặc. D. Sông bắt nguồn từ trong nước
38. Mạng lưới sông ngòi nước ta có đặc điểm:
A. mạng lưới sông ngòi thưa thớt.
B. chủ yếu là các sông lớn.
C. mạng lưới sông ngòi thưa thớt, phân bố rộng khắp.
D. mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp.
39.Nguyên nhân sông ngòi nước ta bị ô nhiễm:
A. lượng mưa lớn B. nước thải từ khu công nghiệp, đô thị
C.mạng lưới sông dày đặc D.do hướng chảy của sông
40. Đất mùn núi cao chiếm bao nhiêu % diện tích đất tự nhiên?
A. 25%. B. 65%. C. 11%. D. 24%.
41. Đất có màu đỏ thẫm hoặc vàng, độ phì cao thích hợp với nhiều loại cây công
nghiệp được hình thành trên loại đá nào?
A. Đá vôi. B. Đá badan. C. Đá phiến mica. D. Đá granit.
42. Đất tơi xốp giữ nước tốt thích hợp nhất với cây:
A. lương thực. B. công nghiệp lâu năm.
C. cây ăn quả. D. công nghiệp hằng năm.
43. Đất nhiễm phèn, nhiễm mặn chiếm diện tích lớn tập trung chủ yếu ở vùng nào?
A. Đồng bằng sông Hồng. B. Duyên hải miền Trung,
C. Đồng bằng sông Cửu Long. D. Đồng bằng Nam Trung Bộ
44. Nhóm đất phù sa sông và biển phân bố ở:
A. vùng núi cao B. vùng đồi núi thấp C. các cao nguyên D. các đồng bằng
45. Đất phù sa cổ phân bố chủ yếu
A. Ven sông Tiền và sông Hậu B. Vùng ven biển
C. Đông Nam Bộ D. Vùng trũng Tây Nam Bộ.
46. Đất phù sa thích hợp canh tác:
A. Các cây công nghiệp lâu năm B. Trồng rừng
C. Lúa, hoa màu, cây ăn quả,… D. Khó khăn cho canh tác.
47. Đất phù bazan phân bố chủ yếu
A. Đồng bằng sông Hồng B. Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Đông Nam Bộ D. Tây Nguyên
48. Nhóm cây cho tinh dầu nhựa là
A. Xuyên khung, ngũ gia bì. B. Giang, trúc,
C. Hồi, sơn, quế. D. Nhân trần, vạn tuế.
49. Theo giá trị sử dụng nhóm cây thuốc là:
A. Đinh, lim, sến, táu,…
B. Hồi, dầu,mang tang, sơn, thông,….
C. Tam thất, nhân trần, xuyên khung, quế, hồi,...
D. Song, mây, tre, trúc,nứa, giang,…
50.Nhóm cây nào làm nguyên liệu sản xuất thủ công nghiệp?
A. Nhân trần, ngải cứu, tam thất. B. Mây, trúc, giang,
C. Vạn tuế, phong lan. D. Tràm, hạt dẻ.

You might also like