Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 4

TRƯỜNG THCS NAM TỪ LIÊM

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II – NĂM HỌC: 2020-2021


MÔN: VẬT LÍ 8
I. LÝ THUYẾT
1. Điều kiện để có công cơ học là gì? Viết công thức tính công (nêu rõ tên và đơn vị của
các đại lượng trong công thức). Nội dung định luật về công?
2. Khái niệm công suất? Công thức tính công suất (nêu rõ tên và đơn vị của các đại
lượng trong công thức)
3. Cơ năng: Khi nào vật có cơ năng? Các dạng cơ năng?
- Thế năng hấp dẫn là gì? Thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào yếu tố nào?
- Động năng là gì? Động năng phụ thuộc vào yếu tố nào?
4. Hãy nêu các hiểu biết của em về cấu tạo chất?
- Thế nào là hiện tượng khuếch tán? Hiện tượng khuếch tán phụ thuộc vào nhiệt độ như
thế nào?
5. Định nghĩa nhiệt năng, nhiệt lượng. Nêu ba hình thức truyền nhiệt và các đặc điểm
của nó? Nêu nội dung của nguyên lí truyền nhiệt?
6. Nhiệt dung riêng: Định nghĩa? Ký hiệu? Đơn vị? Ý nghĩa của nhiệt dung riêng?
Nói nhiệt dung riêng của chì là 130J/(kg.K), điều đó có ý nghĩa gì?
7. Nhiệt lượng vật thu vào (tỏa ra): Phụ thuộc vào những yếu tố nào? Công thức tính
nhiệt lượng, nêu rõ tên và đơn vị của các đại lượng?
II. BÀI TẬP
1. Bài tập trong phiếu BSNC tiết 34, 35 (Ôn tập học kì) + Sách bài tập.
2. Dạng bài giải thích hiện tượng thực tế liên quan đến cấu tạo chất, các hình thức
truyền nhiệt.
3. Dạng bài về công thức tính nhiệt lượng.
TRƯỜNG THCS NAM TỪ LIÊM
TIẾT 34: ÔN TẬP HỌC KÌ 2
I. Đánh dấu x vào ô trống thích hợp: Đúng Sai
1. Nhiệt năng là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
2. Động năng của vật phụ thuộc vào khối lượng và độ cao của vật.
3. Kìm, kéo không phải là máy cơ đơn giản.
4. Sự truyền nhiệt sẽ dừng lại khi nhiệt độ của hai vật bằng nhau.
II. Hãy khoanh tròn vào các phương án đứng trước câu trả lời đúng:
1. Đơn vị đo của nhiệt dung riêng của một chất là:
A. J B. J /(kg.K) C. J.kg /K D. J.kg.K
2. Quả táo đang ở trên cây, cơ năng của quả táo thuộc dạng nào?
A. Không có năng lượng.
B. Động năng
C. Thế năng đàn hồi
D.Thế năng hấp dẫn.
3. Khoảng cách giữa các phân tử trong vật tăng khi:
A. Khối lượng của vật tăng. C. Nhiệt độ của vật tăng.
B. Số phân tử cấu tạo nên vật tăng. D. Cả A, B và C đều sai.
4. Khi nhiệt năng của vật càng lớn thì:
A. Nhiệt độ của vật càng cao.
B. Các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.
C. vật càng chứa nhiều phân tử.
D. Cả A và B đều đúng.
5. Khả năng dẫn nhiệt phụ thuộc vào yếu tố nào của vật?
A. Khối lượng của vật.
B. Thể tích của vật.
C. Bản chất của vật
D. Cả ba yếu tố trên.
6. Tại sao về mùa hè, nếu mặc áo tối màu đi ra đường lại cảm thấy người nóng hơn khi
mặc áo sáng màu?
A. Vì áo tối màu hấp thụ nhiệt tốt hơn.
B. Vì áo tối màu dẫn nhiệt tốt hơn.
C. Vì áo tối màu giúp đối lưu xảy ra nhanh hơn.
D. Vì cả ba lí do trên.
7. Nhiệt được truyền từ dây tóc của bóng đèn điện ra môi trường chủ yếu bằng hình thức
nào?
A. Dẫn nhiệt C. Bức xạ nhiệt
B. Đối lưu D. Cả dẫn nhiệt, đối lưu và bức xạ nhiệt.
8. Ba quả cầu có khối lượng bằng nhau. Quả thư nhất bằng đồng, quả thứ hai bằng thép,
quả thứ ba bằng nhôm. So sánh nhiệt lượng Q1, Q2, Q3 cần cung cấp cho ba quả cầu
để tăng thêm 400C.
A. Q1> Q2> Q3 C. Q2 >Q1> Q3
B. Q1< Q2< Q3 D. Q3> Q1> Q2
III. Tự luận
Câu 1: Một ấm nhôm có khối lượng 750g đựng 2 lít nước ở 200C. Muốn đun sôi lượng
nước này bằng một bếp điện có hiệu suất 80%. Biết nhiệt dung riêng của nhôm là
880J/(kg.K); của nước là 4200J/(kg.K) khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3.
a. Nhiệt dung riêng của nhôm cho ta biết điều gì?
b. Tính nhiệt lượng mà ấm nước đã thu vào?
c. Tính nhiệt lượng mà bếp điện đã cung cấp cho ấm nước trên.
(đã cắt câu 2,3)
TIẾT 35: ÔN TẬP HỌC KÌ 2 < TIẾP>
I. Hãy khoanh tròn vào các phương án đứng trước câu trả lời đúng:
1. Khi nhúng quả cầu nung nóng vào nước lạnh. Lập luận nào sau đây đúng?
A. Nước nóng lên do quả cầu truyền độ nóng cho nước.
B. Quả cầu nguội đi thì nước phải nóng lên.
C. Nước nóng lên vì đã thu một nhiệt lượng của quả cầu.
D. Các lập luận trên đều sai.
2. Hai vật A và B có khối lượng bằng nhau, cùng là chất rắn ở nhiệt độ ban đầu 2000C.
So sánh nhiệt lượng cần truyền cho hai vật A, B để nóng lên tới 2500C.
A. QA = QB B. QA > QB C. QA < QB D. Không so sánh được.
3. Một quả cầu bằng đồng có nhiệt dung riêng là 380J/kg.K. Để đung nóng quả cầu đó
từ 200C đến 2000C cần cung cấp nhiệt lượng là 12175,2 kJ. Tính thể tích ban đầu của
quả cầu đồng, biết Dđồng = 8900kg/m3.
A. 200cm3 B. 20cm3. C. 2cm3 D. 20000cm3.
4. Có ba cốc thủy tinh giống nhau, lần lượt đựng nước, rượu, dầu hỏa có khối lượng
bằng nhau. Cung cấp nhiệt lượng sao cho chất lỏng trong ba cốc có độ tăng nhiệt độ như
nhau. So sánh nhiệt lượng thu vào giữa ba cốc, biết cnước= 4200J/kg.K; crượu=
2500J/kg.K; cdầu hỏa= 2100J/kg.K
A. Q1= Q2 = Q3. C. Q1= Q2 + Q3.
B. Q1< Q2 < Q3 D. Q1> Q2 > Q3.
5. Hai vật (một vật bằng đồng, một vật bằng nhôm) có cùng khối lượng được cung cấp
một nhiệt lượng như nhau. Độ tăng nhiệt độ của hai vật trên là:
A.  tđồng=  tnhôm C.  tđồng >  tnhôm
B.  tnhôm >  tđồng D. Cả A,B,C đều sai.
6. Thả một vật là kim loại A đã đun nóng vào bình nhiệt lượng kế có vỏ và que khuấy
bằng đồng B , chứa nước C. Tìm câu phát biểu đúng:
A. Nước C, vỏ bình và que khuấy B có nhiệt độ khác nhau.
B. Khi thả A vào nước thì A tỏa nhiệt, B và C thu nhiệt.
C. Nhiệt lượng của A tỏa ra thấp hơn nhiệt lượng của B và C thu vào.
D. Các câu A, B, C đều sai.
7. Có ba chất lỏng 1, 2 và 3 đang ở nhiệt độ t1> t2> t3 trộn lẫn với nhau. Khi cân bằng
nhiệt thì t1>t > t2> t3 Hỏi chất lỏng nào thu nhiệt, chất nào tỏa nhiệt?
A. 1 và 2 tỏa nhiệt, 3 thu nhiệt B. 1 thu nhiệt, 2 và 3 tỏa nhiệt
C. 3 tỏa nhiệt còn 1 và 2 thu nhiệt D. 1 tỏa còn 2 và 3 thu nhiệt.
8. Thả một thỏi đồng có khối lượng 0,5kg ở nhiệt độ 800C vào 0,4kg nước ở nhiệt độ
200C. Nhiệt độ cuối cùng có giá trị sau đây:
A. t = 400C B. t = 100C C. t = 260C D. t = 300C
9. Khi hai vật tiếp xúc với nhau và có nhiệt độ khác nhau, thì phát biểu nào sau đây sai:
A. Nhiệt lượng truyền từ vật có nhiệt độ cao sang vật có nhiệt độ thấp.
B. Sự truyền nhiệt này xảy ra không ngừng.
C. Sự truyền nhiệt này xảy ra cho tới khi nhiệt độ của hai vật bằng nhau.
D. Nhiệt lượng do vật này tỏa ra bằng nhiệt lượng do vật kia thu vào.
10. Bỏ hai thỏi kim loại khác nhau có cùng khối lượng và cùng nhiệt độ ban đầu t1 vào
một cốc nước có nhiệt độ t2 (với t2> t1). Khi có sự cân bằng nhiệt xảy ra, thì phát biểu
nào sau đây sai:
A. Nhiệt độ của nước và hai thỏi kim loại đều bằng nhau.
B. Nước thu nhiệt, hai thỏi kim loại tỏa nhiệt.
C. Nhiệt lượng của hai thỏi kim loại thu vào không bằng nhau.
D. Tổng nhiệt lượng của hai thỏi kim loại thu vào bằng nhiệt lượng của nước tỏa ra.
II. Tự luận:
11. Một bếp ga cung cấp một nhiệt lượng 1 854 125J để đun nóng một nồi đồng đựng
nước từ 200C đến 900C. Biết khối lượng của nước cần đun là 500g, hiệu suất của bếp là
80%. Tính thể tích nước trong nồi.
12. Một vật bằng thép nung nóng đến 5000C rồi thả vào 2kg nước ở 200C làm sôi lượng
nước trên.
a. Vật nào thu nhiệt, vật nào toả nhiệt?
b. Tính nhiệt lượng mà thép toả ra và nhiệt lượng mà nước thu vào.
c. Tính khối lượng của thép được nung nóng. Lấy nhiệt dung riêng của nước là 4
200J/kg.K, của thép là 460J/kg.K. Bỏ qua nhiệt lượng truyền ra môi trường bên ngoài.

Bài tập làm thêm


Bài 1. Khối chất rắn có khối lượng m = 500g ở nhiệt độ 10oC, sau khi nhận nhiệt lượng
1300 J thì tăng lên đến nhiệt độ 30°C. Tính nhiệt dung riêng của chất rắn trên.

Bài 2. Một lượng nước ở nhiệt độ 30°C, sau khi được cung cấp nhiệt lượng 420 kJ thì
nước tăng lên đên nhiệt độ 50°C. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/(kgK). Tính
khối lượng của nước.

Bài 3. Người ta cung cấp cho miếng đồng có khối lượng 0,5 kg ở 200C một nhiệt lượng
11,4 kJ. Hỏi nhiệt độ của đồng sau khi nhận nhiệt lượng trên? Biết nhiệt dung riêng của
đồng là 380 J/(kg.K).

You might also like