JJJJJ

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 18

TỔNG HỢP BÀO CHẾ

MN AI BIẾT ĐÁP ÁN CÂU NÀO HAY NGHI NGỜ CÂU NÀO HÃY TÔ ĐẬM ĐÁP ÁN LÊN
NHÉ
BIẾT CHẮC CHẮN HÃNG TÔ MN ƠI
1.Hai sản phẩm thuốc được xem là tương đương sinh học nếu chúng có cùng: I. Dược chất
và hàm lượng; II. Dạng thuốc và đường dùng thuốc; III. Tốc độ và mức độ hấp thu dược
chất trên cùng đối tượng thử nghiệm.
(1 Điểm)
III
II
I, II và III
I
I và II
2.Hệ đệm vừa có tác dụng ổn định pH của dung dịch thuốc vừa có tác dụng chống oxy hoá
dược chất là:
(1 Điểm)
Acetic - acetat
Citric - citrat
Phosphat
Boric - borat
3.Dung môi KHÔNG sử dụng để pha chế dung dịch thuốc uống là:
(1 Điểm)
Ethanol
Glycerin
Isopropanol
Nước thẩm thấu ngược
4.Đối với các dược chất thuộc nhóm I theo hệ thống phân loại sinh dược học, yếu tố giới
hạn sinh khả dụng của thuốc là:
(1 Điểm)
Tốc độ hoà tan
Tính thấm
Độ tan
Độ tan và tính thấm
5.Bao bì sơ cấp là bao bì:
(1 Điểm)
Dễ dàng tái chế sau khi dùng
Tiếp xúc trực tiếp với thuốc
Chưa qua quy trình xử lý bao bì
Không tiếp xúc trưc tiếp với thuốc
6.Mức chất lượng trong Tiêu chuẩn cơ sở của nguyên liệu sản xuất thuốc phải:
(1 Điểm)
Bằng mức quy định trong dược điển
Không được thấp hơn mức quy định trong dược điển
Thấp hơn mức quy định trong dược điển
Cao hơn mức quy định trong dược điển
7.Chất vừa có tác dụng sát khuẩn vừa có tác dụng gây tê là:
(1 Điểm)
Thuỷ ngân phenyl acetat
Alcol benzylic
Thimerosal
Kali sorbat
8.Để chế phẩm thuốc có hiệu quả điều trị và hạn chế tác dụng không mong muốn, nhóm
dược chất có thể phải áp dụng các biện pháp điều khiển quá trình giải phóng là:
(1 Điểm)
Khó tan, khó thấm
Khó tan, dễ thấm
Dễ tan, khó thấm
Dễ tan, dễ thấm
9.Quá trình giải phóng dược chất ra khỏi dạng thuốc tại nơi dùng thuốc là quá trình:
(1 Điểm)
Phân tử dược chất thấm qua màng sinh học
Đưa tiểu phân dược chất đến màng sinh học
Đưa dạng thuốc đến nơi tác dụng
Hoà tan/khuếch tán dược chất vào dịch sinh học
10.Hai sản phẩm thuốc được xem là tương đương điều trị nếu chúng có cùng: I. Dược
chất và hàm lượng. II. Dạng thuốc và đường dùng thuốc. III. Hiệu quả điều trị và tính an
toàn trên người bệnh.
(1 Điểm)
II
I, II và III
I và II
I
III
11.Các yếu tố có thể làm tăng tốc độ phản ứng thủy phân dược chất trong dung dịch thuốc
là:
(1 Điểm)
Nước, ion kim loại nặng, ánh sáng
Nước, pH không thích hợp, oxy
Nhiệt độ, nước, pH không thích hợp
Nhiệt độ, oxy, ion kim loại nặng
12.Chất làm tăng độ nhớt có thể dùng trong bào chế dung dịch thuốc là:
(1 Điểm)
Natri benzoat
Natri cyclamat
Natri alginat
Natri clorid
13.Thiết kế thử nghiệm tương đương sinh học với các thuốc giải phóng ngay phải tuân thủ:
I. Thử chéo, ngẫu nhiên II. Thử với liều đơn, mức liều cao nhất III. Thử ở trạng thái no
(1 Điểm)
III
I và II
I
II
II và III
14.Ưu điểm nào sau đây đúng nhất với dung dịch thuốc?
(1 Điểm)
Dễ vận chuyển
Dễ bảo quản
Dễ pha chế
Dễ nuốt
15.Nội dung nào áp dụng đúng với "Sinh khả dụng tuyệt đối"? I. Là sinh khả dụng so sánh
khi dùng thuốc ngoài đường tiêm tĩnh mạch với cùng dược chất đó theo đường tiêm tĩnh
mạch. II. Là sinh khả dụng so sánh khi dùng cùng một sản phẩm thuốc theo 2 đường dùng
thuốc khác nhau đều ngoài đường tiêm tĩnh mạch. III. Là thông tin quan trọng giúp xác định
liều dùng của thuốc ngoài đường tiêm tĩnh mạch để có đáp ứng điều trị như liều tiêm tĩnh
mạch.
(1 Điểm)
II
I
III
I và III
I và II
16.Để đảm bảo sinh khả dụng của thuốc, nhóm dược chất chỉ cần áp dụng các biện pháp
làm tăng tính thấm là:
(1 Điểm)
Khó tan, khó thấm
Khó tan, đễ thấm
Dễ tan, dễ thấm
Dễ tan, khó thấm
17.Dung dịch uống Vitamin A có công thức sau: Retinyl palmitat 5,00 g Acid citric
monohydrat 0,24 g Polysorbat 80 12,50 g Kali sorbat 0,30 g Tinh dầu hồi 0,22 g Siro đơn
12,50 g Nước tinh khiết vừa đủ 100 ml Trong công thức trên biện pháp hoà tan retinyl
palmitat được áp dụng là:
(1 Điểm)
Tạo phức dễ tan
Điều chỉnh pH
Dùng chất diện hoạt lớn hơn nồng độ micel tới hạn
Tạo tiền dược chất
18.Dung dịch dextromethophan được pha theo công thức sau: Dextromethorphan
hydrobromid 0,30 g Acid citric monohydrat 0,10 g Natri citrat dihydrat 0,25 g Natri benzoat
0,25 g Glucose 60,00 g Nước tinh khiết vừa đủ 100 ml Chất có thể dùng thay thế natri
benzoat là:
(1 Điểm)
Kali dihydrophosphat
Kali sorbat
Natri citrat
Natri sacarin
19.Để pha được dung dịch cafein 7% trong nước cần sử dụng chất trung gian hoà tan là:
(deohieu)
(1 Điểm)
Natri borat
Natri citrat
Natri carbonat
Natri hydrocarbonat
20.Chất chống oxy hóa dược chất có thể dùng trong các dung dịch dầu thuốc là:
(1 Điểm)
Acid ascorbic
Natri sulfit
Natri formaldehyd sulfoxylat
Butyl hydroxy anisol
21.Dạng thuốc KHÔNG yêu cầu thử nghiệm tương đương sinh học trong đăng ký cấp
phép lưu hành thuốc là:
(1 Điểm)
Dung dịch để uống
Viên nén để uống
Hỗn dịch để uống
Viên nang để uống
Viên nang để hít
22.Dung dịch clotrimazol có công thức sau: Clotrimazol 3,00 g Cremophor RH 40 30,00 g
Methyl paraben 0,09 g Propyl paraben 0,02 g Ethanol 96% 34,00 g Nước tinh khiết vừa đủ
100 g Các chất làm tăng độ tan clotrimazol là:
(1 Điểm)
Methyl paraben và propyl paraben
Ethanol 96% và propyl paraben
Cremophor RH 40 và ethanol 96%
Cremophor RH 40 và methyl paraben
23.Hệ số phân bố dầu/nước (log P) phản ánh:
(1 Điểm)
Độ tan của dược chất
Mức độ phân ly của dược chất
Mức độ thân lipid của dược chất
Độ ổn định của dược chất
24.Đánh giá sinh khả dụng in vitro là đánh giá quá trình:
(1 Điểm)
Giải phóng dược chất
Hấp thu dược chất
Phân bố dược chất
Chuyển hoá dược chất
25.Vật liệu làm bao bì trực tiếp đựng thuốc có khả năng ngăn cản sự thấm hơi ẩm và các
khí kém nhất là: (deohieu)
(1 Điểm)
Cao su
Kim loại
Chất dẻo
Thuỷ tinh
26.Hai sản phẩm thuốc được xem là tương đương về bào chế nếu chúng có cùng: I. Dược
chất và hàm lượng; II. Dạng thuốc và đường dùng thuốc; III. Đáp ứng lâm sàng.
(1 Điểm)
I và II
II
II và III
I
I, II và III
27.Để xác định thuốc thử nghiệm có tương đương sinh học với thuốc đối chiếu, 2 thông số
dược động học bắt buộc phải so sánh là:
(1 Điểm)
Cmax và AUC
Tmax và AUC
Tlag và AUC
Tmax và Cmax
28.Sử dụng tiền dược chất KHÔNG nhằm mục đích nào sau đây:
(1 Điểm)
Giảm giá thành của thuốc
Giảm vị khó chịu của thuốc
Tăng thấm thuốc qua màng hấp thu
Tăng khả năng hoà tan thuốc trong nước
29.Khái niệm "Sinh khả dụng tương đối" được dùng để: I. Đánh giá ảnh hưởng của tá dược
đến sinh khả dụng của thuốc khi uống 2 thuốc có cùng hàm lượng dược chất. II. Đánh giá
ảnh hưởng của đường dùng thuốc đến sinh khả dụng của thuốc khi dùng cùng một thuốc
theo 2 đường dùng khác nhau đều ngoài đường tiêm tĩnh mạch. III. Đánh giá tương đương
sinh học giữa thuốc thử và thuốc đối chiếu.
(1 Điểm)
I, II và III
I và II
II
III
I
30.Dạng dung dịch thuốc KHÔNG có khả năng tự bảo quản là:
(1 Điểm)
Potio
Elixir
Dung dịch ethanol
Sirô

1.Nội dung nào có trong khái niệm "Dạng thuốc"?


I. Sản phẩm phối hợp dược chất với tá dược
II. Đựng trong bao bì thích hợp
III. Đạt tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký. Một lựa chọn.
(1 Điểm)
I , II và III
II
I và III
III
II và III
2.Để nghiên cứu xác định tuổi thọ của mỗi sản phẩm thuốc, chỉ tiêu chất lượng nào phải
được đánh giá tại từng thời điểm theo dõi? I. Hàm lượng dược chất II. Hàm lượng tạp chất
liên quan III. Sinh khả dụng in vivo. deohieu
(1 Điểm)
I, II và III
I và II
II
II và III
I
3.Các yếu tố ảnh hưởng đến độ ổn định của thuốc bao gồm:
(1 Điểm)
Dược chất, đường dùng, tá dược, bao bì
Đường dùng, tá dược, bao bì, kỹ thuật bào chế
Dược chất, tá dược, bao bì, kỹ thuật bào chế
Dược chất, đường dùng, bao bì, kỹ thuật bào chế
4.Hạn dùng của một sản phẩm thuốc BẮT BUỘC phải được ghi trên từng: I. Thùng thuốc II.
Hộp thuốc III. Đơn vị đóng gói nhỏ nhất. Một lựa chọn.
(1 Điểm)
II
I, II và III
I và II
I
III
5.Dược chất sẽ bị chuyển hoá qua gan lần đầu khi dùng thuốc theo đường: I. Đặt dưới lưỡi
II. Hít vào phổi III. Dán trên da.
(1 Điểm)
II và III
I và II
I
Không đường nào trong số I, II và III
I, II và III
6.Dạng thuốc chứa nitroglycerin dùng cấp cứu trong đau thắt ngực nhanh nhất là:Một lựa
chọn.
(1 Điểm)
Viên ngậm giải phóng kéo dài
Dung dịch nước tiêm tĩnh mạch
Viên đặt dưới lưỡi
Thuốc dán dùng qua da
7.Theo mô hình giải phóng dược chất, dạng viên giải phóng ngay là:
(1 Điểm)
Viên bao tan ở ruột
Viên nang cứng quy ước
Viên giải phóng tại đại tràng
Viên giải phóng theo nhịp
8.Dạng thuốc nào người bệnh KHÔNG được phá vỡ cấu trúc của thuốc khi uống? I. Viên
nén giải phóng theo nhịp II. Viên nén giải phóng có kiểm soát III. Viên nén bao kháng dịch
vị.Một lựa chọn.
(1 Điểm)
I và III
I và II
II
II và III
I, II và III
9.Dạng thuốc thuộc hệ phân tán dị thể là. Một lựa chọn.
(1 Điểm)
Thuốc cốm
Thuốc hỗn dịch
Thuốc bột
Elixir
10.Thuốc pha chế theo đơn có các đặc trưng nào? I. Thuốc không được cấp số đăng ký II.
Được pha chế ngay tại khoa dược bệnh viện/nhà thuốc III. Phù hợp với mọi người bệnh.
Một lựa chọn.
(1 Điểm)
I và II
I
I, II và III
III
II
11.Thuật ngữ KHÔNG dùng để chỉ thành phần có tác dụng dược lý trong sản phẩm thuốc
là:Một lựa chọn.
(1 Điểm)
Thành phần dược phẩm có hoạt tính
Thành phần làm tăng hấp thu dược chất
Hoạt chất
Dược chất
12.Nội dung nào KHÔNG phải là mục đích phối hợp tá dược vào thành phần của sản phẩm
thuốc? I. Làm tăng hấp thu của dược chất II. Làm thay đổi tốc độ giải phóng dược chất III.
Làm giảm độ ổn định của dược chất. Một lựa chọn.
(1 Điểm)
I
I và II
I, II và III
III
II
13. Nhận định nào đúng với mục đích sử dụng tá dược trong bào chế các dạng thuốc? I.
Trong một dạng thuốc có thể cần nhiều tá dược khác nhau II. Một tá dược có thể sử dụng
cho nhiều dạng thuốc khác nhau III. Tá dược ít ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm
thuốc.Một lựa chọn.
(1 Điểm)
I, II và III
I và II
III
II
I
14. Nội dung nào thể hiện vai trò của bao bì giúp đảm bảo chất lượng của sản phẩm thuốc?
I. Bảo vệ sự nguyên vẹn của thuốc đựng trong bao bì II. Ngăn cản tác động bất lợi của
ngoại môi đến thuốc III. Hấp phụ/hấp thụ thành phần có trong thuốc.
(1 Điểm)
II
I
II và III
I và II
I, II và III
15. Khi đưa thuốc vào cơ thể, quá trình giải phóng dược chất ra khỏi dạng thuốc có thể diễn
ra theo quá trình nào? I. Hoà tan II. Thẩm thấu III. Khuếch tán. Một lựa chọn.
(1 Điểm)
I và II
III
I
II
I và III
16.Dược chất có đặc tính nào để được hấp thu bằng cách khuếch tán thụ động qua lớp lipid
kép màng tế bào? I. Có log P thân lipid II. Có khối lượng phân tử nhỏ III. Tồn tại ở dạng
không ion hoá. Một lựa chọn.
(1 Điểm)
I và III
I và II
II
I
I, II và III
17. Nguyên nhân nào làm cho sinh khả dụng của thuốc dùng ngoài đường tiêm tĩnh mạch bị
giảm đi so với tiêm tĩnh mach? I. Dược chất không được giải phóng hoàn toàn khỏi dạng
thuốc II. Dược chất bị phân huỷ trước khi được hấp thu vào tuần hoàn máu III. Dược chất
được hấp thu không hoàn toàn.
(1 Điểm)
I và II
I
II
I, II và III
II và III
18.Nhóm yếu tố nào KHÔNG được xem là các yếu tố dược học có ảnh hưởng đến sinh
khả dụng của thuốc? I. Tính chất của dược chất và tá dược có trong dạng thuốc II. Dạng
thuốc và kỹ thuật bào chế dạng thuốc III. Dược di truyền và đường dùng thuốc. Một lựa
chọn.
(1 Điểm)
I
II và III
III
II
I và II
19. Giải pháp nào có thể giúp làm tăng tốc độ tan của các dược chất là acid yếu trong
dạng thuốc rắn? I. Chuyển dược chất dạng kết tinh thành dạng vô định hình II. Chuyển
dược chất thành dạng muối thích hợp III. Thêm tá dược có tính kiềm vào dạng thuốc.
(1 Điểm)
II
I và II
I, II và III
III
I
20.Ý nào nói về cách dùng thuốc KHÔNG đúng có thể dẫn tới không có tác dụng điều trị? I.
Uống viên đặt dưới lưỡi II. Phá vỡ cấu trúc viên nén bao tan ở ruột trước khi uống III. Uống
viên nang để hít
(1 Điểm)
I và II
I, II và III
I
II
II và III
21.Theo Dược điểm Việt Nam V, thử nghiệm hoà tan là thử nghiệm đánh giá quá trình giải
phóng in vitro được áp dụng với dạng thuốc nào? I. Các dạng thuốc rắn II. Các dạng thuốc
dán thấm qua da III. Các dạng dung dịch thuốc. Một lựa chọn.
(1 Điểm)
III
I, II và III
II
I và II
I
22.Khái niệm "Sinh khả dụng tương đối" được dùng để: I. Đánh giá ảnh hưởng của tá dược
đến sinh khả dụng của thuốc khi uống 2 thuốc có cùng hàm lượng dược chất. II. Đánh giá
ảnh hưởng của đường dùng thuốc đến sinh khả dụng của thuốc khi dùng cùng một thuốc
theo 2 đường dùng khác nhau đều ngoài đường tiêm tĩnh mạch. III. Đánh giá tương đương
sinh học giữa thuốc thử và thuốc đối chiếu
(1 Điểm)
I và II
II
I
II và III
I, II và III
23.Nhận định nào đúng với dung dịch thuốc? I. Đỡ kích ứng dạ dày hơn so với viên giải
phóng ngay có cùng dược chất gây kích ứng dạ dày II. Dược chất ổn định hơn so với dạng
thuốc viên III. Chia liều chính xác hơn dạng thuốc viên.Một lựa chọn.
(1 Điểm)
II
I và III
I và II
I
I, II và III
24.Elixir là dung dịch thuốc có khả năng tự bảo quản do:Một lựa chọn.
(1 Điểm)
Có hàm lượng đường cao
Có độ sánh nhớt cao
Có hàm lượng alcol và polyalcol cao
Không có nước trong công thức
25.Acid hoá dung môi có thể làm tăng độ tan trong nước của các dược chất có bản chất là:
I. Các acid yếu (độ tan tăng khi kiềm hóa dung môi)
II. Các chất lưỡng tính(độ tan tăng khi pH càng khác xa điểm đẳng điện)
III. Các base yếu(độ tan tăng khi acid hóa dung môi). Một lựa chọn.
Câu này đáp án ko ai chọn đúng =))
Loại đc đáp án I – II – II,III
(1 Điểm)
I
I, II và III
II
I và II
II và III
26.Biện pháp nào sau đây KHÔNG áp dụng để hạn chế thủy phân dược chất trong dung
dịch?Một lựa chọn.
(1 Điểm)
Dùng hỗn hợp dung môi đồng tan với nước
Sục khí nitrogen
Tạo phức của dược chất với beta cyclodextrin
Điều chỉnh pH thích hợp
27. Biện pháp nào sau đây KHÔNG áp dụng để hạn chế oxy hóa dược chất trong dung
dịch?Một lựa chọn.
(1 Điểm)
Thêm chất diện hoạt
Thêm chất khử có thế oxy hoá khử thấp
Thêm các chất khóa ion kim loại
Điều chỉnh pH thích hợp
28.Elixir phenobarbital có công thức sau: Phenobarbital 0,3 g Glycerin 40,0 g Ethanol 90%
40,0 g Cồn vỏ cam 2,5 ml Dung dịch amaranth 1,0 ml Nước tinh khiết vừa đủ 100 ml Hỗn
hợp đồng dung môi trong công thức KHÔNG có vai trò:
(1 Điểm)
Tăng hấp thu dược chất
Tăng tốc độ lọc dung dịch
Tăng độ tan của dược chất
Tăng ổn định dược chất
29.Dung môi thích hợp để pha dung dịch dầu xoa là:
(1 Điểm)
Dầu parafin
Dầu vừng
Benzyl benzoat
Dầu gan cá
30.Dung dịch nhỏ mũi oxymetazolin được pha theo công thức sau: Oxymethazolin
hydroclorid tương ứng với 0,050 g
Acid citric 0,270 g
Natri hydroxyd 0,160 g
Natri clorid 0,600 g
Thimerosal 0,010 g
Menthol 0,004 g
Tinh dầu bạc hà 0,004 g
Propylen glycol 1,000 g
Tween 80 0,010 g
Nước tinh khiết vừa đủ 100 ml
Vai trò của propylen glycol và Tween 80 là:
(1 Điểm)
Hoà tan dược chất và thimerosal
Hoà tan tinh dầu bạc hà và natri clorid
Hoà tan thimerosal và menthol
Hoà tan menthol và tinh dầu bạc hà

1.Hai chế phẩm được coi là tương đương sinh học nếu trong cùng một điều kiện thử,
khoảng tin cậy 90% của tỷ lệ các thông số dược động học đặc trưng cho sinh khả dụng
(Cmax, AUC) nằm trong khoảng:
(1 Điểm)
80 - 100%
90- 125%
80 -125%
90 - 100%
2.Ý nào nói về cách dùng thuốc không đúng có thể dẫn tới không có tác dụng điều trị? I.
Uống viên đặt dưới lưỡi II. Phá vỡ cấu trúc của viên nén bao tan ở ruột trước khi uống III.
Uống viên nang để hít
(1 Điểm)
I, II và III
II
I và II
II và III
I
3.Hai thuốc tương đương bào chế có thể khác nhau về:
(1 Điểm)
Dược chất
Tá dược được sử dụng
Tiêu chuẩn chất lượng
Dạng thuốc
4. Đường dùng thuốc có nhiều nhất các yếu tố sinh học ảnh hưởng đến sinh khả dụng của
thuốc là:
(1 Điểm)
Hít
Tiêm dưới da
Uống
Đặt trực tràng
5.Theo Dược điểm Việt Nam V, thử nghiệm hoà tan là thử nghiệm đánh giá quá trình giải
phóng in vitro được áp dụng với dạng thuốc nào? I. Các dạng thuốc rắn II. Các dạng thuốc
dán thấm qua da III. Các dạng thuốc lỏng
(1 Điểm)
II
I, II và III
III
I
I và II
6.Phương pháp xác định sinh khả dụng in vivo mang tính chính xác cao thường được sử
dụng là định lượng dược chất:
(1 Điểm)
Trong nước bọt
Trong máu
Tại đích tác dụng
Trong nước tiểu
7.Nội dung nào là ý nghĩa của thử nghiệm sinh khả dụng in vitro? I. Sinh khả dụng in vitro là
sinh khả dụng thực sự của thuốc. II. Đánh giá sinh khả dụng in vitro là một chỉ tiêu chất
lượng bắt buộc đối với mọi dạng thuốc. III. Đánh giá sinh khả dụng in vitro là công cụ hữu
ích để nghiên cứu sàng lọc công thức bào chế.
(1 Điểm)
I, II và III
III
I và II
I
II
8.Với cùng một dung dịch thuốc nước, đường dùng thuốc gây tác dụng toàn thân có thời
gian tiềm tàng dài nhất là:
(1 Điểm)
Tiêm bắp
Hít
Uống
Xịt dưới lưỡi
9. Đánh giá sinh khả dụng của thuốc là thử nghiệm bắt buộc đối với?
I. Sản phẩm thuốc mới lần đầu xin đăng ký lưu hành
II. Công thức thuốc mới đối với sản phẩm thuốc đã được lưu hành
III. Sản phẩm thuốc bắt chước thuốc gốc đã hết thời gian bảo hộ bản quyền(cái này đánh
giá tương đương sinh học)
(1 Điểm)
I và II
I
II và III
III
II
10. Ý nào nói về cách dùng thuốc không đúng có thể gây biến cố quá liều?
I. Phá vỡ cấu trúc của viên nén giải phóng kéo dài trước khi uống
II. Phá vỡ cấu trúc của viên nén bao tan ở ruột trước khi uống
III. Không lắc kỹ hỗn dịch trước khi phân liều
deohieu
(1 Điểm)
I và II
I, II và III
II
I
I và III

Kiểm tra Bào chế


1.Vật liệu làm bao bì trực tiếp đựng thuốc có khả năng tạo hình bao bì đa dạng nhất là:
A.Thuỷ tinh
B. Nhôm
C. Cao su
D. Chất dẻo
2.Cơ sở để phân loại thuỷ dùng làm bao bì dược phẩm của Dược điển Việt Nam V là:
A. Độ bền với nước của thuỷ tinh
B. Độ bền với nhiệt của thuỷ tinh
C. Khả năng chống thấm ẩm của thuỷ tinh
D. Độ trong của thuỷ tinh
3.Đặc tính nào sau đây áp dụng đúng với bao bì đựng thuốc bằng thuỷ tinh?
I. Có độ bền cơ học cao
II. Không trong suốt
III. Bền với nhiệt
A. I và II
B. III
C. II
D. I
E. I, II và III
4. Bao bì bằng thuỷ tinh thích hợp nhất dùng đựng dung dịch dầu xoa là bao bì:
A. Thuỷ tinh loại I
B. Thuỷ tinh loại IV
C. Thuỷ tinh loại II
D. Thuỷ tinh loại III
E. Chất dẻo polyethylen
5.Vật liệu làm bao bì trực tiếp có độ bền cơ học cao, đồng thời ngăn cản được ánh sáng là:
A. Kim loại
B. Giấy
C. Thuỷ tinh
D. Chất dẻo
6. Vật liệu làm bao bì trực tiếp có thể hấp phụ nhiều thành phần từ thuốc đựng trong bao bì
là: deohieu
A. Thuỷ tinh
B. Kim loại
C. Cao su
D. Chất dẻo
7. Nhận định nào đúng với mục đích sử dụng tá dược trong bào chế các dạng thuốc?
I. Một tá dược chỉ sử dụng được cho một dạng thuốc
II. Một tá dược có thể sử dụng cho nhiều dạng thuốc khác nhau
III. Một tá dược trong một công thức thuốc chỉ có một vai trò
A. II và III
B. I và II
C. II
D. I, II và III
E. I
8. Theo quy định của Dược điển Việt Nam V, loại bao bì thủy tinh có thể dùng đựng mọi loại
thuốc tiêm là:
A. Thuỷ tinh loại II
B. Thuỷ tinh loại IV
C. Thuỷ tinh loại III
D. Thuỷ tinh loại I
9. Ý nào thể hiện vai trò của tá dược trong một sản phẩm thuốc?
I- Làm tăng độ tan của dược chất
II- Thay đổi tốc độ giải phóng dược chất
III- Làm tăng độ ổn định của dược chất
A. III
B. II
C. I và II
D. I
E. I, II và III
10. Nhôm là vật liệu thích hợp để chế tạo bao bì đựng các dạng thuốc:
I. Ống hít định liều (pMDI)
II. Thuốc tiêm truyền
III. Thuốc mềm dùng cho da
deohieu
A. II
B. III
C. II và III
D. I
E. I và II

ĐẠI CƯƠNG – DUNG DỊCH THUỐC – SINH DƯỢC HỌC


1.Biện pháp thường dùng để tăng tốc độ hòa tan của chất tan trong dung môi nước:. Một
lựa chọn.
(4/4 Điểm)
Sục khí nitrogen khi hòa tan
Tăng độ nhớt của dung dịch
Hoà tan trong môi trường chân không
Đun nóng dung môi
2.Ưu điểm nổi trội của dung dịch thuốc uống về mặt sinh khả dụng là:. Một lựa chọn.
(4/4 Điểm)
Dược chất ít bị chuyển hóa qua gan lần đầu
Dược chất được hấp thu nhanh
Sự hấp thu dược chất ít bị ảnh hưởng của thức ăn
Thời gian lưu thuốc ở dạ dày ngắn
3.Tá dược dùng trong một dạng thuốc là. Một lựa chọn.
(4/4 Điểm)
Thành phần cần thiết để tạo thành dạng thuốc đạt tiêu chuẩn công bố
Thành phần cản trở thải trừ thuốc
Thành phần có tác dụng dược lý
Thành phần do hiệp đồng tác dụng dược lý
4.Elixir là dung dịch thuốc có khả năng tự bảo quản do:. Một lựa chọn.
(4/4 Điểm)
Không có nước trong công thức
Có hàm lượng đường cao
Có độ sánh nhớt cao
Có hàm lượng alcol và polyalcol cao
5.Đánh giá tương đương sinh học là yêu cầu thử nghiệm áp dụng với: I. Các thuốc phát
minh (biệt dược gốc). II. Tất cả các thuốc generic muốn đăng ký cấp phép lưu hành. III. Các
thuốc generic mà nơi tác dụng của thuốc khác với nơi hấp thu.. Một lựa chọn.
(0/4 Điểm)
I
III
I, II và III
II
II và III
6.Sinh dược học bào chế KHÔNG nghiên cứu các yếu tố:. Một lựa chọn.
(4/4 Điểm)
sinh học và dược học ảnh hưởng đến quá trình chuyển hoá thuốc trong cơ thể
sinh học ảnh hưởng đến quá trình giải phóng dược chất từ dạng thuốc
dược học ảnh hưởng đến quá trình giải phóng dược chất từ dạng thuốc
sinh học và dược học ảnh hưởng đến quá trình giải phóng dược chất từ dạng thuốc
7.Nước khử khoáng thường được điều chế bằng cách cho nước sinh hoạt đi qua:. Một lựa
chọn.
(4/4 Điểm)
Màng bán thấm
Các cột lọc
Các cột trao đổi ion
Màng thẩm tích
8.Phân loại thuốc theo cấu trúc hệ phân tán, có các dạng bào chế là. Một lựa chọn.
(4/4 Điểm)
Thuốc tiêm, thuốc tiêm truyền, thuốc nhỏ mắt
Thuốc giải phóng nhanh, giải phóng muộn, giải phóng kéo dài
Dung dịch, hỗn dịch, nhũ tương, thuốc rắn
Thuốc lỏng, mềm, bán rắn, rắn
9.Sirô điều trị ho có công thức: Natri benzoat 2,65 g Cồn ô đầu 0,5 ml Amoni clorid 2,65 g
Calci bromid 2,65 g Sirô đơn vừa đủ 100 ml Khi bào chế dung dịch thuốc trên, cần đun nóng
sirô đơn sau đó hòa tan theo thứ tự sau:. Một lựa chọn.
(4/4 Điểm)
Cồn ô đầu, amoni clorid, natri benzoat, calci bromid.
Natri benzoat, calci bromid, amoni clorid, cồn ô đầu.
Amoni clorid, calci bromid, cồn ô đầu, natri benzoat.
Amoni clorid, cồn ô đầu, calci bromid, natri benzoat.
10.Bào chế hiện đại khác bào chế quy ước ở chỗ chất lượng dạng thuốc được đánh giá về
mặt:. Một lựa chọn.
(4/4 Điểm)
Vi sinh học
Hóa học
Sinh khả dụng
Vật lý
11.Các yếu tố DƯỢC HỌC ảnh hưởng đến sinh khả dụng của dạng thuốc:. Một lựa chọn.
(4/4 Điểm)
Dược chất, tá dược, bao bì, người dùng
Dược chất, dạng thuốc, kỹ thuật bào chế, người dùng
Dược chất, dạng thuốc, tá dược, kỹ thuật bào chế
Dược chất, tá dược, kỹ thuật bào chế, đường dùng
12.Nhận định nào sau đây đúng với dung dịch thuốc?. Một lựa chọn.
(4/4 Điểm)
Phân liều chính xác
Dễ vận chuyển, bảo quản
Dược chất kém ổn định hóa học
Bào chế được với tất cả các dược chất
13.Với những thuốc dự kiến bảo quản ở điều kiện thường tại Việt Nam, độ ổn định đăng ký
lưu hành phải được đánh giá ở điều kiện. Một lựa chọn.
(4/4 Điểm)
30oC +- 2oC, 35% +- 5%
30oC +- 2oC, 75% +- 5%
30oC +- 2oC, 85% +- 5%
30oC +- 2oC, 65% +- 5%
14.Thuốc pha chế theo đơn cho bệnh nhân có ưu điểm vượt trội so với thuốc sản xuất công
nghiệp là. Một lựa chọn.
(4/4 Điểm)
Thích hợp với từng người bệnh
Tránh được tương tác thuốc
Chi phí điều trị thấp
Tránh phân hủy thuốc
15.Biện pháp thích hợp nhất khi hòa tan các chất cao phân tử vào nước là:. Một lựa chọn.
(4/4 Điểm)
Ngâm trong nước đến khi trương nở hoàn toàn
Khuấy trộn mạnh
Hòa tan trong nước ở 80 độ C
Thêm chất trung gian hòa tan
16.Phân loại bao bì thủy tinh trong các Dược điển dựa trên:. Một lựa chọn.
(4/4 Điểm)
Mức độ chịu nhiệt
Mức độ kiềm của thủy tinh
Mức độ trong suốt
Mức độ thấm khí
17.Dung dịch súc miệng povidon-iod có công thức sau: PVP- Iod . 1,00 g Natri sacarin . 0,04
g Menthol . 0,02 g Polyethylen glycol 400 2,00 g Ethanol 96% . 6,00 g Nước tinh khiết vừa
đủ 100 ml Vai trò của polyethylen glycol 400 và ethanol là:. Một lựa chọn.
(4/4 Điểm)
Tăng độ nhớt
Hoà tan dược chất
Giữ ẩm
Hoà tan menthol
18.Sirô dextromethorphan hydrobromid có công thức: Dextromethorphan hydrobromid 0,300
g Nipagin 0,045 g Nipasol 0,029 g Ethanol 90 % 0,250 g Sirô glucose 60% 100,0 g Dung
dịch natri hydroxyd 10% vừa đủ pH 4,5- 5,5 Chất thơm vừa đủ Nước tinh khiết vừa đủ 100
ml Khi bào chế dung dịch thuốc trên, cần hòa tan nipagin và nipasol vào:. Một lựa chọn.
(4/4 Điểm)
Dung dịch natri hydroxyd 10%
Nước tinh khiết
Sirô glucose 60%
Ethanol 90%
19.Dạng viên nào được bào chế với mục đích tập trung tác dụng tại khoang miệng:. Một lựa
chọn.
(4/4 Điểm)
Viên ngậm
Viên nhai
Viên phân tán trong miệng
Viên đặt dưới lưỡi
20.Các yếu tố ảnh hưởng đến độ ổn định của thuốc bao gồm:. Một lựa chọn.
(4/4 Điểm)
Dược chất, đường dùng, tá dược, bao bì
Đường dùng, tá dược, bao bì, kỹ thuật bào chế
Dược chất, đường dùng, bao bì, kỹ thuật bào chế
Dược chất, tá dược, bao bì, kỹ thuật bào chế
21.Nhược điểm của bao bì chất dẻo là:. Một lựa chọn.
(4/4 Điểm)
Khó đạt độ trong cần thiết; già hóa theo thời gian; giòn dễ vỡ
Khó đạt độ trong cần thiết; già hóa theo thời gian; chi phí vận chuyển lớn
Không trơ về mặt hóa học; không ngăn cản sự thấm khí và hơi nước; bị biến dạng bởi nhiệt
Không trơ về mặt hóa học; không ngăn cản sự thấm khí và hơi nước; giòn dễ vỡ
22.Dung dịch uống Vitamin A có công thức sau: Retinyl palmitat 5,00 g Acid citric
monohydrat 0,24 g Polysorbat 80 12,50 g Kali sorbat 0,30 g Tinh dầu hồi 0,22 g Siro đơn
12,50 g Nước tinh khiết vừa đủ 100 ml Trong công thức trên Kali sorbat là chất. Một lựa
chọn.
(4/4 Điểm)
điều chỉnh pH
sát khuẩn
chống oxy hoá
điều vị
23.Tốc độ và mức độ hấp thu dược chất qua màng sinh học KHÔNG phụ thuộc vào. Một
lựa chọn.
(4/4 Điểm)
Đăc điểm sinh lý của vùng hấp thu
Mức độ chuyển hoá dược chất qua gan lần đầu
Quá trình giải phóng dược chất từ dạng thuốc
Đặc tính hấp thu của dược chất
24.Dạng dược chất nào sau đây tan tốt trong nước?. Một lựa chọn.
(4/4 Điểm)
Dexamethason natri phosphat
Dexamethason acetat
Dexamethason phosphat
Dexamethason
25.Bao bì thứ cấp là bao bì. Một lựa chọn.
(4/4 Điểm)
Không tiếp xúc trực tiếp với thuốc
Tiếp xúc trực tiếp với thuốc
Đã được xử lý
Dễ phân huỷ sau khi sử dụng

You might also like