TÌM HIỂU VỀ ĐÁ CẦU

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 13

TÌM HIỂU VỀ ĐÁ CẦU - BỘ MÔN THỂ THAO LÝ THÚ

1. Lịch sử chung:
Đá cầu là một môn thể thao thường được chơi nhiều ở Việt Nam và Trung Quốc, trong đó người
chơi tìm cách điều khiển một quả cầu ở trên không sao cho không bị rơi xuống đất bằng các bộ
phận của cơ thể, trừ tay. Bắt nguồn là một trò chơi dân gian ở Trung Quốc, ngày nay, môn thể
thao này cũng được chơi trên sân tương tự như cầu lông, cầu mây hay bóng chuyền, với lưới
chia đôi hai phần sân. Ngoài ra đá cầu còn được chơi với hình thức một nhóm người chơi tâng
cầu, hoặc đá với nhau thành vòng tròn, thường được chơi ở những nơi công cộng, rộng rãi,...,
và đặc biệt là ở trường học. Lúc này sân chơi không giới hạn và không có lưới. Trong những
năm gần đây, môn thể thao này đã có xu hướng du nhập vào Châu Âu, Mỹ và một số vùng khác
trên thế giới.

Quả cầu tiêu chuẩn


Những tư liệu đầu tiên về đá cầu là vào khoảng thế kỷ thứ V trước Công nguyên tại Trung Quốc.
Môn thể thao này đã được chơi lần lượt tại các nước Châu Á. Tại Việt Nam, đá cầu được hình
thành và phát triển từ các trò chơi dân gian như tâng cầu, chuyền cầu….
Ngày nay, môn thể thao này được chơi ở nhiều trường học ở Trung Quốc. Đá cầu đã phát triển
từ một hoạt động luyện tập quân sự thời cổ xưa. Rất nhiều vị tướng Trung Hoa cổ đã dùng môn
này nhằm mục đích tập luyện và thư giãn cho quân đội. Đá cầu bắt đầu phát triển vào thời nhà
Hán và Tống (207 – 906). Từ thời nhà Tống (960 – 1278) môn thể thao này được đổi tên là
Chien Tsu, từ này theo tiếng Trung Quốc nghĩa là “mũi tên” nó khá giống với từ đá cầu trong
tiếng Anh “shuttlecock”
Giải đấu mang tính quốc gia đầu tiên của đá cầu được tổ chức tại Trung Quốc, quê hương của
môn thể thao này vào năm 1933. Tại Đại hội Thể dục Thể thao toàn quốc vào năm 1933 tại
thành phố Nam Kinh, đá cầu, vật và một vài môn thể thao khác đã được coi là môn thể thao
chính thức quốc gia (Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa - Trung Quốc). Vào tháng 1 năm 1961, một
bộ phim có nhan đề “The flying feather” được thực hiện bởi hãng phim Central News Movie
Company. Bộ phim này đã rất thành công khi giành được giải vàng tại liên hoan phim quốc tế.
Từ năm 1984, đá cầu trở thành môn thể thao Quốc gia chính thức tại Trung Quốc (Cộng Hòa
Nhân dân Trung Hoa). Năm 1984, một nhóm các cổ động viên nhiệt tình đã thành lập hội đá cầu
không chuyên. Vào năm 1994, hiệp hội này đổi tên thành liên đoàn đá cầu Hồng Kông.
Đá cầu tới châu Âu trước thế chiến thứ hai, khi mà các vận động viên điền kinh Trung Quốc đến
từ tỉnh Giang Tô thực hiện một màn trình diễn ở thế vận hội Olympic Beclin 1936. Người Đức và
các quốc gia khác đã vô cùng ấn tượng, họ đã bắt đầu học và chơi môn thể thao mang tính biểu
diễn đó. Giải vô địch đá cầu thế giới là một sự kiện thường niên kể từ khi Liên đoàn đá cầu thế
giới (ISF – International Shuttlecock Federation) được thành lập vào năm 1999. Từ đó, các quốc
gia đã tiến hành tổ chức các giải đấu hàng năm.
Theo thời gian, môn thể thao này đã thu được những sự ghi nhận đáng kể, nó đã được đưa vào
là môn thể thao thi đấu của Đại hội thể theo các nước Đông Nam Á năm 2003. Các thành viên
của ISF là Trung Quốc, Đài Bắc Trung Hoa, Phần Lan, Đức, Hà Lan, Hungary, Lào, Việt Nam,
Hy Lạp, Pháp, Rumani, Serbia … Trong đó, Trung Quốc và Việt Nam được coi là hai nước mạnh
nhất, trong khi đó Hungary và Đức là hai nước được coi là mạnh nhất châu Âu. Vào ngày 11
tháng 8 năm 2003, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Hungary, Romania và Serbia đã thành lập
Liên đoàn đá cầu châu âu (SFE – Shuttlecock Federation of Europe) tại Újszász (Hungary).

Đá cầu được hình thành và phát triển từ các trò chơi dân gian như tâng cầu, chuyền
cầu….Đá cầu có một quá trình phát triển thăng trầm theo lịch sử dụng nước và giữ nước
của dân tộc ta. Có thời kỳ phát triển rực rỡ: từ Vua, quan quý tộc đến tầng lớp nhân dân lao
động, từ thành thị đến nông thôn, từ miền xuôi đến miền ngược….ở đâu môn đá cầu cũng
được ưa chuộng.

Theo sử sách đã ghi chép và miêu tả thì Mai Hắc Đế (Mai Thúc Loan) lãnh tụ cuộc khởi
nghĩa chống quân xâm lược nhà Đường (Trung Quốc) – năm 722, đã khuyến khích và tổ
chức cho quân đội thường xuyên tập luyện, giải trí bằng trò chơi đá cầu nhằm rèn luyện sức
khỏe và tinh thần cho binh sĩ. Nhân dân quanh vùng (Vạn Xuân) dần dần cũng tập luyện đá
cầu, phong trào ngày càng phát triển. Trò chơi này thường xuyên được tổ chức trong những
ngày lễ mừng chiến thắng của dân tộc. Lịch sử đã ghi nhận: từ thế kỷ thứ VIII, ở vùng Vạn
Xuân (Nam Đàn- Nghệ An), ngày xuân có tục lệ thi đá cầu rất sôi nổi và hào hứng. Nó
không những hấp dẫn đối với người chơi trong sân, mà còn thu hút đông đảo cả người xem
cổ vũ bên ngoài.
Trong cuốn “Nguồn gốc thượng võ của dân tộc”, GS sử học Trần Quốc Vượng có ghi chép:
“..không biết môn đá cầu nảy sinh từ bao giờ, chỉ biết là đến thời Lý, Trần môn này đã được
thịnh hành lắm”.
Đến thời nhà Lý, đất nước thái bình, mùa gặt hái xong cũng là lúc các cuộc vui chơi được tổ
chức để mừng vụ mùa bội thu. Trong các cuộc vui này, luôn có trò chơi đá cầu, từ trong
triều đến ngoài nội ai cũng mê đá cầu, thái tử cũng học đá cầu. Nhà Vua còn cho phép đá
cầu trước bệ rồng tại điện Thiên An trong kinh thành.
Trong cuốn “An Nam chí lược” đã ghi chép rằng: “đá cầu được tổ chức vui chơi trong dịp tết
nguyên đán và suốt mùa xuân, trai gái đi lễ phật đá cầu, đánh đu…”.
Năm 1085, sau khi đánh tan quân xâm lược nhà Tống, nhà Lý đã tổ chức linh đình hội thi đá
cầu mừng chiến thắng.
Đời Vua Lý Nhân Tông (1072-1127), đã quan tâm và tạo điều kiện khuyến khích trò chơi đá
cầu phát triển. Mùa xuân năm 1126 (mùng 1 tháng 2 năm Đinh ngọ), nhà Vua đến Thiên An
xem các vương hầu đá cầu.
Kê thừa đời nhà Lý, trò chơi đá cầu tiếp tục được phát triển ở thời nhà Trần, ở thời này có
Trương Hán Siêu nổi tiếng là người có tài đá cầu được Vua yêu, quan dân kính nể, ông có
biệt danh “thôn cầu cước”.
Đời Vua Trần Anh Tông trị vì (1293-1314), có một vị quan tên là Trần Cư “giỏi đánh đàn,
bắn cung và đá cầu”, trích trong “Đại Việt sử ký toàn thư” được Vua quan và nhân dân nể
phục. Dựa vào kinh nghiệm của bản thân và tham khảo trong dân gian, ông đã viết ra một
số lý thuyết của trò chơi đá cầu, có thể nói đây là những tài liệu đá cầu đầu tiên của Việt
Nam, làm tiền đề để những người chơi đá cầu sau này có thể tiếp thu, kế thừa và hoàn
thiện cho môn đá cầu ngày nay. Ở thời nhà Trần, có quy định chính thức trong hệ thống
giáo dục thể chất cho tầng lớp quý tộc, tướng sĩ trong quân đội, họ phải thường xuyên tập
luyện “cưỡi ngựa, bắn cung, đá cầu..” trích trong: “Nguồn gốc thượng võ của dân tộc”, GS
sử học Trần Quốc Vượng.

Đến thời nhà Lê, trò chơi đã đến mức tài nghệ điêu luyện, có nhiều người chơi cầu giỏi. Sử
sách có ghi lại câu chuyện thú vị: trong lễ mừng thọ nhà Vua, có một sĩ phu xin Vua cho
phép được đá cầu chúc thọ. Người đó xin đứng trước mạn thuyền rồng giữa dòng sông Nhị
đá cầu (tâng cầu) mỗi lần chạm là mừng nhà Vua một tuổi, sau khi nêu điều kiện, người sĩ
phu làm tất cả mọi người lo ngại vì chỉ một sơ suất nhỏ sẽ phạm tội khi quân. Nhưng thật kỳ
diệu, người sĩ phu đó đã ung dung đá và đếm từ 1 đến 98 mà quả cầu vẫn bay lên xuống
nhịp nhàng, nhà Vua sung sướng hạ lệnh: “Thôi, Trẫm chỉ mong sống đến 98 tuổi là hạnh
phúc lắm rồi”, sau đó người sĩ phu xin phép nhà Vua cho được đá tiếp và ông đã đá được
120 quả. Người sĩ phu đó chính là Đinh Sửu, người Nam Sách, Hải Dương đỗ thám hoa,
trích trong:” “Nguồn gốc thượng võ của dân tộc”, GS sử học Trần Quốc Vượng”.
Đến thời nhà Nguyễn, trò chơi đá cầu vẫn được duy trì, người chơi cầu giỏi thường là dân
thành thị thuộc tầng lớp con nhà khá giả.
Trải qua bao thăng trầm của dân tộc, trò chơi đá cầu vẫn tồn tại và phát triển rộng khắp, nó
mang đặc thù của từng giai đoạn lịch sử, theo truyền thống của từng địa phương (Bắc,
Trung, Nam).

Thời Pháp thuộc, nhân dân ta sống trong cảnh cơ cực lầm than, những trò chơi dân gian
không có điều kiện phát triển, nhưng do sự ham hích của các tầng lớp nhân dân nên trò
chơi đá cầu vẫn tồn tại và lưu truyền trong dân gian. Trong thời kỳ này, những trò chơi dân
gian bị thu hẹp lại nhường chỗ cho các môn thể thao hiện đại: đua xe, đua thuyền, quyền
anh, bóng đá…
Thời kỳ hòa bình lập lại (10/1954 – 4/1975), tuy được Đảng và nhà nước quan tâm, xong
thực tế dân tộc Việt Nam phải đối mặt với cuộc chiến tranh với đế quốc Mỹ, chính vì vậy
những hoạt động thể thao nói chung và đá cầu nói riêng vẫn chưa có đủ điều kiện để phát
triển, ở thời kỳ này trò chơi đá cầu tồn tại mang tính tự phát tại các trung tâm, trường học là
chủ yếu.
Trong những năm 1972 – 1974, có tổ chức được một số giải tại các trường phổ thông ở khu
vực phía Bắc.
Sau tháng 4/1975, đất nước thống nhất. Đá cầu nói riêng và các môn thể thao nói chung
được tạo điều kiện phát triển. Trò chơi đá cầu đã từng bước được đặt đúng vị trí của nó là
một môn thể thao dân tộc.
Từ cuối những năm 70 – đầu những năm 80 của thế kỷ XX, môn đá cầu đã từng bước được
khôi phục và phát triển trở thành một môn thể thao dân tộc độc đáo nhờ rất nhiều cá nhân
tâm huyết. Trong đó phải kể tới ông Nguyễn Khắc Viện (nhà văn hoá lớn), ông Đỗ Chỉ (GV
văn người Bắc Giang), ……. là những người có công lớn trong việ khôi phục môn đá cầu
của dân tộc. Ông Nguyễn Khắc Viện, có trích trong sách: “trong võ thuật có nhiều đòn đá, và
từ thời xa xưa chúng ta đã có trò chơi đá cầu. Đây là hình thức tập luyện võ, vì khi đá cầu
người tập phải sử dụng linh hoạt các thế trong cước pháp (đấu pháp bằng chân) để đá
trúng vào mục tiêu rất nhỏ như đá gối, đá vòng cầu (cung), đá cạnh bàn chân, đá hất, đá
búng, đá móc, đá gót….”. Một trong những hình ảnh khó phai nhạt trong lòng những người
hâm mộ: vào mùa hề năm 1983, BS Nguyễn Khắc Viện (ở độ tuổi 70) dẫn đầu đoàn VD . Hà
Nội tham gia thi đấu giao hữu tại Hải Phòng. Trong buổi khai mạc, ông đã tham gia biểu
diễn các kỹ thuật cơ bản đá cầu trước sự ngưỡng mộ của của hàng ngàn khán giả.
Tiếp theo phải kể đến là thầy giáo Đỗ Chỉ - giáo viên trường cấp 3 Ngô Sỹ Liên là người có
công lớn khi đặt những “viên gạch” đầu tiên cho phong trào Đá cầu Bắc Giang. Những
người yêu thích môn Đá cầu Bắc Giang không thể quên hình ảnh người thày bình dị luôn
mang bên mình hành trang một cuộn dây làm lưới, vài quả cầu lông gà tự chế, đạp chiếc xe
đạp "cà tàng" để đi đến khắp các trường học trong tỉnh vận động, hướng dẫn các học trò
chơi môn Đá cầu với tất cả lòng say mê và nhiệt huyết.

Vụ TDTT Quần chúng, đơn vị đầu tiên quản lý môn đá cầu, cũng được coi là nơi hội tụ
nhiều cán bộ tâm huyết với đá cầu như ông Lương Kim Trung, ông Trần Duy Ly, ông
Trương Quang Trung (nguyên là các Vụ trưởng)…đã có công lớn cho việc thúc đẩy sự ra
đời “luật đá cầu”.
Ngày 14/8/1985, bộ luật đầu tiên của môn đá cầu ra đời, mặc dù còn đơn giản chưa đầy đủ,
xong nó đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử phát triển của đá cầu, từ một trò chơi dân
gian trở thành một môn thể thao dân tộc. Luật quy định môn đá cầu có 5 nội dung thi đấu cá
nhân.
Bắt đầu từ năm 1986, tổ chức giải đá cầu đầu tiên:”Giải đá cầu báo thiếu niên tiền phong
lần thứ nhất” tổ chức tại Thị xã Bắc Giang. Từ đây trở đi, giải đá cầu toàn quốc và khu vực
hàng năm được tổ chức luân phiên tại nhiều địa phương trên cả nước.
Năm 1990, đá cầu được đưa vào là một môn thi đấu chính thức tại Đại hội TDTT toàn quốc
lần thứ 2 tại Hà Nội. Từ năm này, đá cầu có hệ thống thi đấu 2 giải lớn một năm:
- Giải đá cầu vô địch quốc gia.
- Giải đá cầu vô địch trẻ và thiếu niên toàn quốc
Năm 1992, đá cầu được đưa vào là môn thi đấu chính thức của ngày hội thể thao học
đường, HKPĐ lần thứ III tại Đà Nẵng.
Ngày 1/12/1993, Tổng cục TDTT ban hành Luật đá cầu mới gồm 6 chương 32 điều, luật này
cụ thể chi tiết hơn rất nhiều, đặc biệt có quy định quả cầu nhựa 93, tính chất thi đấu cá nhân
và đồng đội giống môn cầu lông.
Năm 1999, giải đá cầu Quốc tế được tổ chức tại Hà Nội, thành lập Liên đoàn đá cầu thế giới
ISF.
Cũng trong năm 1999, Việt Nam ban hành luật sửa đổi bổ xung lần thứ nhất, đưa nội dung
đá đội 3 người vào, tăng nội dung đá cầu lên 7 nội dung. Bắt đầu áp dụng vào giải vô địch
toàn quốc tại Đà Nẵng.
Năm 2000, tổ chức giải đá cầu vô định thế giới lần thứ nhất tại Hungary.
Năm 2001, tại giải vô địch quốc gia tại Đồng Tháp, thay quả cầu 201, quả cầu do tác giả
Vạn Ngọc- giảng viên Đại học Mỹ thuật Hà Nội làm ra….tăng kịch tính trong trận. Năm 2002,
sửa đổi bổ sung luật đá cầu lần thứ 2, làm rõ hơn 1 số điều trong luật. Cũng trong năm
2002, mở 2 lớp tập huấn trọng tài đầu tiên tại hai khu vực Tư Sơn (Bắc) và Đồng Tháp
(Nam).

Năm 2003, đá cầu được đưa vào Đại hội thể thao khu vực (Seagame 22) tại Vĩnh Phúc, Việt
Nam giành 7/7 bộ huy chương, góp phần vào thành công của đoàn thể thao Việt Nam.
Năm 2005, Uỷ ban TDTT quyết định đưa bộ môn đá cầu về Vụ TTC 2 quản lý, mở ra bước
ngoặt lớn cho đá cầu (hoà nhập quốc tế 100%).
Năm 2006, tổ chức Giải đá cầu vô địch đồng đội toàn quốc (đồng đội nam và đồng đội nữ),
đưa nội dung thi đấu của đá cầu lên 9.
Năm 2007, hướng tới mục tiêu phát triển môn đá cầu trên thế giới, luật 2007 ra đời, luật này
áp dụng gần như 100% luật quốc tế. Chính thức áp dụng tại giải vô địch toàn quốc 2007 tại
TT Huế.
Tháng 8/2009, đá thử nghiệm nội dung đồng đội đôi trong giải vô địch đồng đội tại Bắc
Giang, đưa số nội dung thi đấu của môn đá cầu lên 10.
11/2009, đá cầu được đưa vào thi đấu chính thức tại AIG tổ chức tại Hà Nội, Việt Nam
giành 5/6 bộ huy chương.
Trải qua quá trình phục hồi và phát triển, đá cầu được lựa chọn là một môn học trong
trương trình nội khóa và ngoại khoá của các bậc học tại Việt Nam.
2. Luật đá cầu:

Gồm có 19 Điều và 1 phụ lục quy định về khẩu lệnh và ký hiệu của trọng tài.
Điều 1: SÂN
1.1. Sân thi đấu là một mặt phẳng cứng hình chữ nhật có kích thước chiều dài 11,88m, chiều
rộng 6,10m tính đến mép ngoài của đường giới hạn. Sân thi đấu không bị vật cản trong khoảng
chiều cao 8m (tính từ mặt sân).
1.2. Các đường giới hạn:
- Đường phân đôi sân: Nằm ở phía dưới lưới, chia sân thành 2 phần bằng nhau.
- Đường giới hạn khu vực tấn công cách 1,98m và chạy song song với đường phân đôi sân.
Điều 2: LƯỚI
2.1. Lưới rộng 0,75 mét, dài tối thiểu là 7,10m, các mắt lưới có kích thước là 0,019m x 0,019m.
Mép trên và mép dưới của lưới được viền bởi một băng vải gập đôi rộng từ 0,04m đến 0,05m và
được luồn sợi dây thường hoặc dây nylông giữ cho căng lưới. Lưới được treo trên cột căng
lưới, hai cột căng lưới được dựng thẳng đứng ở 2 đầu đường phân đôi của sân thi đấu. Hai cột
căng lưới phải để ngoài sân, cách đường biên dọc 0,50m.

2.2. Chiều cao của lưới:


- Chiều cao của lưới đối trẻ: 1,50m.
- Chiều cao của lưới đối với nữ: 1,60m.
- Chiều cao của lưới đối với thiếu niên: 1,40m.
- Chiều cao của lưới đối với nhi đồng: 1,30m.
- Chiều cao của đỉnh lưới ở giữa lưới được phép có độ võng không quá 0,02m.
Điều 3: CỘT LƯỚI VÀ ĂNGTEN
3.1. Cột lưới phải cao tối đa: 1,70 mét.
3.2. Vị trí của các cột lưới được dựng đứng hoặc chôn cố định trên đường phân đôi sân kéo dài
cách đường biên dọc sân là 0,50 mét.
3.3. Cột Ăng ten: Có chiều dài 1,20m; đường kính 0,01m; cao hơn so với mép trên của lưới là
0,44m. Trên cột Ăngten được vẽ bằng những màu sáng tương phản với tiết diện 10 cm.
Điều 4: QUẢ CẦU
- Cầu đá Việt Nam 202
+ Chiều cao 0,131m, rộng 0,06m.
+ Trọng lượng 14g (+1, -1).
Điều 5: GHẾ TRỌNG TÀI
5.1. Ghế trọng tài chính có chiều cao từ 1,20m - 1,50m, được đặt chính giữa sau cột lưới, trên
đường phân đôi sân kéo dài và cách cột lưới 0,50m.
5.2. Ghế trợ lý trọng tài (trọng tài số 2) có chiều cao từ 0,80m - 1,00m đặt phía ngoài cột lưới đối
diện với trọng tài chính và cách cột lưới 0,50m.
Điều 6: ĐẤU THỦ
6.1. Trận đấu đơn diễn ra giữa 2 đội, mỗi đội có một đấu thủ.
6.2. Trận đấu đôi diễn ra giữa 2 đội, mỗi đội có hai đấu thủ.
6.3. Trận đấu đội diễn ra giữa 2 đội, mỗi đội có ba đấu thủ.
6.4. Trận đấu đồng đội diễn ra giữa 2 đội, mỗi đội có tối đa chín đấu thủ và tối thiểu sáu đấu thủ.
Thi đấu theo thứ tự: đơn, đôi, đội, đôi, đơn.
6.5. Mỗi đấu thủ chỉ được phép thi đấu không quá 2 nội dung trong nội dung đồng đội (kể cả nội
dung 3 đấu thủ)
Điều 7: TRANG PHỤC
7.1. Trang phục thi đấu:
7.1.1 Đấu thủ phải mặc quần áo thi đấu thể thao và đi giầy thể thao hoặc giầy chuyên dụng của
Đá cầu. Trang phục của đấu thủ được coi là một phần của cơ thể đấu thủ, áo phải bỏ trong
quần.
7.1.2 Đội trưởng của mỗi đội phải đeo băng đội trưởng ở cánh tay trái.
7.1.3 Áo của đâú thủ phải có số sau lưng và phía trước. Mỗi đấu thủ phải đeo một số áo cố định
trong suốt giải. Mỗi đấu thủ được quyền sử dụng một số trong các số từ 1 - 15. Chiều cao tối
thiểu của số ở sau lưng là 0,20m và ở đằng trước là 0,10m.
7.1.4 Trong thi đấu đôi và thi đấu 3 đấu thủ, các đấu thủ cùng 1 đội phải mặc trang phục thi đấu
có cùng màu sắc và giống nhau (đồng phục).
7.2. Trang phục chỉ đạo viên và huấn luyện viên: Phải mặc trang phục thể thao và đi giầy thể
thao.
7.3. Trang phục Trọng tài: Phải mặc áo trắng, quần sẫm màu đi giầy mô ca (Tây).
Điều 8. THAY NGƯỜI
8.1. Được phép thay đấu thủ ở bất cứ thời điểm nào (được thay 3 đấu thủ trong 1 hiệp), theo
yêu cầu của lãnh đội hoặc đội trưởng của mỗi đội với trọng tài chính khi cầu dừng. Mỗi đội được
đăng ký 3 đấu thủ dự bị ở nội dung đội, còn các nội dung đơn, đôi không có đấu thủ dự bị.
8.2. Trong khi đấu, khi trọng tài truất quyền thi đấu của đấu thủ:
- Ở nội dung đội thì đội đó được quyền thay đấu thủ khác nếu như đội đó chưa thực hiện thay
người trong hiệp đấu đó. Nếu đã thực hiện thay người rồi thì bị xử thua.
- Ở nội dung đôi và đơn thì đội đó bị xử thua.
Điều 9. TRỌNG TÀI
Trận đấu được điều hành bởi những Trọng tài sau:
9.1. Một trọng tài chính.
9.2. Một trợ lý trọng tài (số 2)
9.3. Trọng tài bàn.
9.4. Một trọng tài lật số.
9.5. Hai trọng tài biên.
Điều 10. BẮT THĂM VÀ KHỞI ĐỘNG
Trước khi thi đấu và trước khi bắt đầu vào hiệp thứ ba, hai bên bắt thăm. Bên nào được thăm có
quyền chọn sân hoặc cầu. Bên kia được chọn phần còn lại. Bên được thăm sẽ khởi động trước
2 phút, sau đó đến bên kia. Chỉ huấn luyện viên hoặc chỉ đạo viên mới được phép vào sân khởi
động cùng với đấu thủ chính thức.
Điều 11. VỊ TRÍ CÁC ĐẤU THỦ
11.1. Khi bắt đầu trận đấu, các đấu thủ của mỗi đội phải đứng ở vị trí tương ứng trên phần sân
của mình trong tư thế sẵn sàng.
11.2. Đấu thủ phát cầu phải đặt chân trụ phía ngoài sân thi đấu ở khu giới hạn phát cầu.
11.3. Đấu thủ bên đỡ phát cầu phải đứng trong phạm vi sân thi đấu của mình và được di chuyển
tự do trong phần sân của mình.
11.4. Vị trí cầu thủ trong thi đấu đội và đội:
Phát cầu:
Thi đấu đôi: Khi một đấu thủ phát cầu, đấu thủ còn lại không được đứng trong đường tưởng
tượng nối khu vực phát cầu 2 bên và không được có những hành động lời nói làm ảnh hưởng
đến sự tập trung của đối phương.
Thi đấu đội: Khi đấu thủ số 1 phát cầu, đấu thủ số 2 - 3 đứng trong sân (2 bên phải, 3 bên trái)
và không được đứng trong đường tưởng tượng nối khu vực phát cầu 2 bên.
Đỡ phát cầu đội: Phải đứng đúng vị trí 1 - 2 - 3 theo đăng ký (số 1 phải đứng gần đường biên
ngang sân mình nhất và ở trong khoảng cách hình chiếu của số 2 và 3). Số 2 và số 3 phải đứng
gần lưới và đường biên dọc bên mình hơn số 1.
Điều 12. BẮT ĐẦU TRẬN ĐẤU VÀ PHÁT CẦU
12.1. Bên phát cầu trước sẽ bắt đầu hiệp đấu đàu tiên. Bên nào thắng sẽ giành quyền phát cầu
ở hiệp thứ hai.
12.2. Phải phát cầu ngay khi trọng tài công bố điểm. Đấu thủ cố tình trì hoãn, trọng tài sẽ nhắc
nhở và nhắc nhở đến lần thứ hai thì sẽ bị bắt lỗi và một điểm cho đối phương.
12.3. Khi phát cầu, ngay sau khi đấu thủ tiếp xúc với cầu, tất cả các đối thủ còn lại được phép tự
do di chuyển trên phần sân của mình.
12.4. Cấm bất cứ vật trợ giúp nào từ bên ngoài làm tăng tốc độ của quả cầu và sự di chuyển của
đấu thủ.
12.5 Phát cầu lại:
- Cầu mắc vào lưới khi đang thi đấu, ngoại trừ lần chạm cầu cuối cùng.
- Các bộ phận của quả cầu bị rơi ra trong khi thi đấu.
- Cầu được phát đi trước khi trọng tài ra ký hiệu phát cầu.
- Do khách quan làm ảnh hưởng đến thi đấu.
Điều 13: CÁC LỖI
13.1. Lỗi của bên phát cầu:
13.1.1 Đấu thủ phát cầu trong khi thực hiện động tác nhưng giẫm chân vào đường biên ngang
hoặc đường giới hạn khu vực phát cầu.
13.1.2 Đấu thủ phát cầu không qua lưới hoặc qua nhưng chạm lưới.
13.1.3 Cầu phát chạm vào đồng đội hoặc bất cứ vật gì trước khi bay sang phần sân đối phương.
13.1.4 Quả cầu bay qua lưới nhưng rơi ra ngoài sân.
13.1.5 Đấu thủ phát cầu làm các động tác trì hoãn và làm rơi cầu xuống đất sau khi trọng tài đã
ra ký hiệu cho phát cầu (tối đa là 5 giây).
13.1.6 Phát cầu không đúng thứ tự trong thi đấu.
13.2. Lỗi của bên đỡ phát cầu:
13.2.1 Có hành vi gây mất tập trung, làm ồn hoặc la hét nhằm vào đối thủ
13.2.2 Chân chạm vào các đường giới hạn khi đối phương phát cầu.
13.2.3 Đỡ cầu dính hoặc lăn trên bất cứ bộ phận nào của cơ thể.
13.3. Lỗi với cả hai bên trong trận đấu:
13.3.1 Đấu thủ chạm cầu ở bên sân đối phương.
13.3.2 Để bất cứ bộ phận nào của cơ thể sang phần sân đối phương dù ở trên hay dưới lưới.
13.3.3 Cầu chạm cánh tay.
13.3.4 Dừng hay giữ dầu dưới cánh tay, giữa hai chân hoặc trên người
13.3.5 Bất cứ phần nào của cơ thể hay trang phục của đấu thủ chạm vào lưới, cột lưới, ghế
trọng tài hay sang phần sân đối phương.
13.3.6 Cầu chạm vào trần nhà, mái nhà hay bất cứ bộ phận nào khác.
13.3.7 Nội dung đơn chạm cầu quá 2 lần
13.3.8 Nội dung đôi và đội: 1 đấu thủ chạm cầu quá 2 lần liên tiếp, 1 bên quá 4 chạm.
Điều 14: HỆ THỐNG TÍNH ĐIỂM
14.1. Bất cứ bên nào (giao cầu hoặc nhận giao cầu) phạm lỗi, đối phương được tính một điểm
và giành quyền giao cầu.
14.2. Điểm thắng của hiệp đấu là 21, trừ trường hợp hoà 20 - 20, sẽ phát cầu luân lưu đến khi
một bên cách biệt 2 điểm thì hiệp đấu đó kết thúc (điểm tối đa của hiệp đấu là 25).
14.3. Mỗi trận đấu có 2 hiệp đấu, giữa 2 hiệp nghỉ 2 phút.
Nếu mỗi đội thắng 1 hiệp, sẽ quyết định trận đấu bằng hiệp thứ 3 (hiệp quyết thắng), điểm thắng
của hiệp này là 15, trừ trường hợp hoà 14 - 14 thì sẽ phát cầu luân lưu đến khi 1 bên cách biệt 2
điểm thì trận đấu đó kết thúc (điểm tối đa của hiệp đấu là 17).
14.4. Ở hiệp đấu thứ 3, khi tỷ số lên đến 8 thì 2 bên sẽ đổi sân.
14.5. Trong tất cả các nội dung thi đấu, khi tỉ số là 14 - 14 hoặc 20 - 20, thì bên vừa ghi được
điểm sẽ phát cầu và sau đó thì phát cầu luân phiên.
Điều 15. HỘI Ý
- Mỗi bên được quyền xin hội ý không quá 2 lần, mỗi lần không quá 30 giây trong mỗi hiệp đấu
khí cầu ngoài cuộc.
- Chỉ có huấn luyện viên hoặc đấu thủ đội trưởng trên sân mới có quyền xin hội ý. Trong thời
gian hội ý đấu thủ phải ở trong sân của mình.
Điều 16. TẠM DỪNG TRẬN ĐẤU
16.1. Trọng tài có thể tạm dừng trận đấu tối đa 5 phút trong trường hợp có vật cản, bị gây rối
hay đấu thủ bị chấn thương cần cấp cứu.
16.2. Bất cứ đấu thủ nào chấn thương cũng được phép tạm dừng trận đấu (nếu được trọng tài
đồng ý) tối đa 5 phút. Sau 5 phút, đấu thủ không thể thi đấu thì tiến hành thay người. Nếu đội
của đấu thủ bị chấn thương đã tiến hành thay người trong hiệp đấu đó rồi thì trận đấu sẽ kết
thúc với phần thắng nghiêng về đội đối phương.
16.3 Trong trường hợp tạm dừng trận đấu, tất cả các đấu thủ không được phép rời sân để uống
nước hay nhận bất kỳ sự trợ giúp nào.
16.4. Trong các trường hợp nghỉ giữa hiệp, đấu thủ không được rời sân thi đấu mà phải đứng ở
phần sân của mình, hàng ghế dành cho đội.
Điều 17. KỶ LUẬT
17.1. Mọi đấu thủ và huấn luyện viên phải chấp hành luật này.
17.2. Trong trận đấu chỉ có đội trưởng mỗi đội mới có quyền tiếp cận trọng tài.
Điều 18. PHẠT
18.1. Phạt cảnh cáo (thẻ vàng)
Đấu thủ bị cảnh cáo và phạt thẻ vàng nếu đấu thủ đó phạm một trong 6 lỗi sau:
18.1.1 Có hành vi phi thể thao.
18.1.2 Thể hiện sự bất đồng bằng lời lẽ hoặc hành động.
18.1.3 Cố tình vi phạm luật thi đấu.
18.1.4 Trì hoãn việc bắt đầu trận đấu.
18.1.5 Vào sân hay quay trở lại sân không được phép của trọng tài.
18.1.6 Tự động rời sân mà không được sự cho phép của trọng tài
18.2. Đuổi khỏi sân (thẻ đỏ)
Đấu thủ bị đuổi khỏi sân và phạt thẻ đỏ nếu đấu thủ đó phạm một trong 5 lỗi sau:
18.2.1 Phạm lỗi thi đấu nghiêm trọng.
18.2.2 Có hành vi bạo lực, gồm cả hành động cố ý nhằm làm đối thủ chấn thương.
18.2.3 Nhổ nước bọt vào đối phương hoặc bất cứ người nào.
18.2.4 Có hành vi tấn công, lăng mạ, sỉ nhục người khác bằng lời nói hoặc hành động.
18.2.5. Bị cảnh cáo lần thứ hai (nhận thẻ vàng thứ 2) trong cùng một trận đấu.
18.3 Đấu thủ bị phạt cảnh cáo hay bị đuổi, dù ở trong sân hay ngoài sân, dù trực tiếp đến đấu
thủ, đồng đội, trọng tài, trợ lý trọng tài hay bất cứ ai khác thì kỷ luật theo mức độ vi phạm (thẻ
vàng, thẻ đỏ áp dụng cả với huấn luyện viên).
Điều 19. ĐIỀU KHOẢN CHUNG
Trong khi thi đấu nếu có thắc mắc hay có vấn đề gì phát sinh không đề cập trong bất cứ điều
luật nào thì quyết định của Tổng trọng tài là quyết định cuối cùng.
PHỤ LỤC
KHẨU LỆNH VÀ KÝ HIỆU CỦA TRỌNG TÀI
1. Trọng tài chính: Bắt đầu và kết thúc một đường cầu phải thổi một tiếng còi.
• Chuẩn bị: Một tay chỉ bên phòng thủ, lòng bàn tay úp.
• Dừng cầu: Một tay giơ thẳng ra trước, song song với lưới (lòng bàn tay úp).
• Phát cầu: Tay phía bên phát cầu hất sang bên đỡ phát cầu.
• Điểm: Một tay đưa sang ngang về phía bên được điểm.
• Đổi phát cầu: Một tay chỉ sang bên được quyền phát cầu, lòng bàn tay ngửa.
• Phát cầu lại: Hai tay đưa ra phía trước ngực, hai bàn tay nắm hai ngón cái giơ lên.
• Cầu ngoài: khi cầu ở ngoài sân thì 2 tay trên vai, cẳng tay vuông góc với cánh tay.
• Đổi bên: Hai tay bắt chéo trên đầu.
• Đấu thủ chạm lưới: Khi một bộ phận cơ thể chạm vào lưới thì một tay vỗ nhẹ vào mép trên của
lưới.
• Cầu trong sân: Khi cầu rơi ở trong sân thì tay duỗi thẳng chỉ xuống sân, lòng bàn tay ngửa.
• Cầu ngoài sân (chạm đối thủ): Một tay dựng vuông góc (lòng bàn tay hướng vào mặt), bàn tay
kia đưa ngang chạm đầu các ngón tay.
• Qua lưới: Khi một bộ phận của cơ thể qua mặt phẳng của lưới thì khuỷu tay gập, cẳng tay
trước ngực song song với sân, chỉ theo hướng bên phạm lỗi qua lưới.
• Cầu không qua: Khi cầu không qua lưới (mắc lưới) hoặc chui qua lưới thì lòng bàn tay hướng
vào mặt lưới và lắc bàn tay.
• Cầu hỏng: Khi đá hỏng (trượt cầu, dính cầu) thì cánh tay duỗi, lòng bàn tay hướng xuống sân
và lắc bàn tay.
• Cầu ngoài cột: Khi cầu đá bay từ ngoài vào (không nằm trong khoảng giữa 2 cột ăngten) thì
cánh tay duỗi về sau.
- Khi đấu thủ có thái độ đạo đức xấu thì trọng tài cho dừng trận đấu yêu cầu đấu thủ đó đến và
tuyên bố khiển trách hoặc cảnh cáo.
2. Trọng tài biên:
• Cầu trong sân: Khi cầu trong sân, tay cầm cờ duỗi hướng xuống dưới đất, chỉ vào sân.
• Cầu ngoài biên: Khi cầu ngoài sân, tay cầm cờ đưa thẳng lên cao.
• Cầu chạm đấu thủ rơi ngoài sân: Một tay cầm cờ, tay kia dùng bàn tay đưa chéo phía trên cờ.
• Cầu vào sân từ ngoài cột ăng ten: Đưa cờ lên cao rung báo lỗi.
• Phát cầu giẫm vạch: Đưa cờ lên cao (rung) báo lỗi. Sau đó chỉ vào vạch phạm lỗi.

3. Các vận động viên đỉnh cao của nước nhà:

Giải vô địch đá cầu thế giới lần thứ 10 tại Pháp quy tụ sự tham gia của 15 đội tuyển đá cầu của
các nước, thành viên của Liên đoàn đá cầu quốc tế (ISF), gồm: nước chủ nhà Pháp, Việt Nam,
Đức, Hungary, Áo, Hồng Công (Trung Quốc), Đài Bắc Trung Hoa, Ma Cao (Trung Quốc), đội
tuyển đá cầu Trung Quốc, Canada... và đội tuyển của Liên đoàn đá cầu quốc tế, tranh tài ở bảy
nội dung thi đấu.

Tại trận chung kết đôi nam, vận động viên Lạc Trí Đức và Dư Quế Lộc của tuyển đá cầu Việt
Nam đối đầu cặp đôi của tuyển Trung Quốc. Trận đấu diễn ra rất căng thẳng, hai bên giành giật
từng điểm số và cuối cùng các vận động viên của chúng ta đã để thua, ngôi vô địch về tay đội
tuyển Trung Quốc đầy tiếc nuối với các tỷ số sát nút là 21-17, 20-22, 20-22.
HỌ VÀ TÊN: NGUYỄN HOÀNG MINH CHÂU

LỚP 10 SINH.

You might also like