Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

CHƯƠNG 2: GIẢI PHÁP CẤP PHÁT BĂNG THÔNG

ĐỘNG PAS CHO HỆ THỐNG XG-PON

2.1 Giới thiệu chung


Các mạng quang thụ động thế hệ mới (NG-PON) đang phát triển mạnh mẽ
như là một công nghệ đầy triển vọng để cung cấp các dịch vụ đòi hỏi băng
thông lớn trong mạng truy nhập hiện đại. Tiêu chuẩn mạng quang thụ động 10
Gigabit (XG-PON) đã được đề xuất để hiện thực hóa mô hình Fiber-To-The-x
(FTTx), trong đó x được viết tắt cho curb (FTTC), building ( FTTB) hoặc home
(FTTH). XG-PON là một công nghệ mạnh mẽ, có khả năng hỗ trợ 10 Gbit/s ở đường
xuống và 2,5 Gbit/s ở hướng đường lên. Tuy nhiên, để tận dụng triệt để lượng băng
thông khổng lồ trong công nghệ như vậy, chúng ta cần có một kế hoạch phân bổ băng
thông hiệu quả và công bằng để điều phối đầy đủ các cơ hội truyền tải của các thực
thể mạng liên quan dựa trên nhu cầu băng thông thực của chúng. Nhiều kỹ thuật và kế
hoạch đã được đề xuất trong vài năm qua nhằm cung cấp các giải pháp về sự phân bổ
băng thông động trong các hệ thống PON và NG-PON. Tuy nhiên, phần lớn các kỹ
thuật này đều dựa trên dự đoán, không có một cơ sở chặt chẽ nào. Nghiên cứu này sẽ
tập trung giới thiệu thuật toán phân phối băng thông động dựa theo lý thuyết về sự
xung đột, nhằm đảm bảo sự phân phối băng thông công bằng giữa các đơn vị mạng
quang (ONU) trong hệ thống XG-PON. Thuật toán có thể áp dụng băng thông cân
bằng, lịch phân phối giữa các ONU được kết nối tạo thành cho người dùng sử dụng,
nhằm đảm bảo cơ hội truyền tải công bằng được sắp xếp theo hướng đường lên.
Những nỗ lực nghiên cứu mới nhất về phân phối băng thông XG-PON thể hiện
sự quan tâm ngày càng tăng đối với lĩnh vực này. Một số nghiên cứu tập trung vào
việc cải thiện quá trình “bầu chọn” bằng cách nghiên cứu về các khoảng thời gian trao
đổi thông tin. Trong tài liệu [1] đưa một ví dụ điển hình về việc xử lý các khoảng thời
gian linh hoạt để giảm bớt sự trễ lan truyền cao trong trao đổi giữa OLT và ONU
trong một hệ thống PON. Trong một nghiên cứu khác, những kết quả thu được trong
[2] sẽ đưa ra ý định cung cấp một lịch trình phân bổ băng thông công bằng hơn là tối
ưu hóa nó về mặt thông lượng. Những phương pháp nêu trên sử dụng kỹ thuật dựa
trên những thử nghiệm bằng cách duy trì một chỉ số công bằng trong quá trình phân
bổ. Các công trình nghiên cứu khác lại cố gắng giải quyết vấn đề suy giảm băng
thông, tức là khi băng thông có sẵn không đủ để cung cấp cho tất cả các yêu cầu bổ
sung của ONU. Trong tài liệu tham khảo [3], một phương pháp chia sẻ băng thông dư
thừa được đề xuất, trong đó một quá trình phân phối lại băng thông được đưa ra cho
các ONU, tuy nhiên nó vẫn không được tối ưu.
Hiện tại, quá trình phân phối băng thông trong các hệ thống PON có thể
xem như một trò chơi với nhiều người chơi tham gia và tương tác với nhau.
Trong một số tình huống, sẽ không có sự công bằng giữa những người chơi với
nhau. Ví dụ, một ONU tham gia có thể cố gắng chiếm lấy hết băng thông của
các ONU khác theo đường lên của hệ thống PON. Kết quả là một quá trình cấp
phát băng thông không công bằng sẽ xảy ra nếu OLT – nơi chịu trách nhiệm cấp
phát băng thông, không ngăn chặn hành vi như vậy. Do vậy, lí thuyết trò chơi
có thế là giải pháp trong những tình huống như vậy, nơi những phần tử tham gia
có thể được mô hình hóa như những người chơi tương tác với nhau. Sự xung
đột có thể được áp dụng trong trò chơi với n người chơi chia sẻ băng thông. Trò
chơi này được phân loại dựa trên hai trường hợp chính:
a) Nếu băng thông được chia sẻ là đủ cho tất cả các ONU, thì theo yêu cầu,
mỗi ONU sẽ nhận được những gì mà nó yêu cầu.
b) Nếu băng thông có sẽ là không đủ cho tất cả, thì chính sách chia sẻ băng
thông sẽ được đưa ra để đáp ứng yêu cầu của người chơi một cách công bằng
nhất.
2.2 Nguyên lý cấp phát băng thông động DBA
2.2.1. Giới thiệu chung
Trong các hệ thống GPON nói chung và XG-PON nói riêng, OLT chịu
trách nhiệm cấp phát băng thông đường lên cho các ONU. Bởi vì mạng truy cập
được chia sẻ giữa tất cả các ONU, các đường lên có thể xảy ra xung đột nếu
chúng truyền trong những khoảng thời gian ngẫu nhiên. Do vị trí đặt các ONU
so với OLT trong GPON khác nhau nên trễ truyền từ mỗi ONU đến OLT cũng
khác nhau. OLT đo đạc độ trễ này và thiết lập một bản ghi trong mỗi ONU
thông qua bản tin quản lý và bảo trì thiết bị vậy lý (PLOAM) để cân bằng trễ
của nó với tất cả các ONU khác trên mạng. Điều này được gọi là Ranging.
Một khi trễ của tất cả các ONU đã được thiết lập, OLT gửi tới một đề
nghị tới từng ONU. Một đề nghị là sự cho phép sử dụng một chu kỳ thời gian
được định nghĩa cho hướng đường lên. Cứ sau vài mili giây, tập hợp các đề nghị
lại được tính toán lại tạo thành một bản đồ. Bản đồ này được sử dụng để cấp
phát băng thông cho tất cả các ONU để mỗi ONU nhận được băng thông mà nó
cần.
Kỹ thuật cấp phát băng thông động là một phương pháp cho phép đáp ứng
nhanh việc cấp phát băng thông cho mỗi ONU dựa trên yêu cầu về lưu lượng
hiện tại. Các hệ thống PON sử dụng TDMA để quản lí đường lên truy cập bởi
các ONU và tại bất kì một thời điểm nào, TDM cung cấp các khe thời gian
không chia sẻ tới mỗi ONU cho đường lên. DBA cho phép các khe thời gian
đường lên co lại hay lớn lên dựa trên sự phân phối lưu lượng đường lên. Một
ONU phải có ít nhất một T – CONT, nhưng thường số lượng T – CONT trên
mỗi ONU lớn hơn. Mỗi T – CONT có một mức độ ưu tiên với lưu lượng của nó
và tương ứng với một khe thời gian đường lên cụ thể trong PON. Nếu OLT
không sử dụng DBA, băng thông đường lên được gán tĩnh tới các T – CONT và
không thể chia sẻ tới các T – CONT khác. Băng thông của mỗi T – CONT chỉ
có thể thay đổi bởi OLT.
2.2.2. Cơ chế cấp phát băng thông động DBA
Giải thuật DBA có thể thực hiện theo một trong hai cơ chế chính: báo cáo
trạng thái (SR) và không báo cáo trạng thái (NSR).
a, Cơ chế không báo cáo trạng thái
Trong cơ chế NSR-DBA, OLT phân bố băng thông xuống các ONU một
cách gián tiếp chứ không dựa vào các báo cáo trạng thái từ các ONU. Khi
không có dữ liệu để gửi, các ONU sẽ gửi các khung trống. Nếu OLT nhận thấy
rằng một ONU không gửi các khung trống, nó sẽ tăng băng thông cấp phát tới
ONU đó. Một khi ONU bắt đầu gửi các khung trống, OLT sẽ giảm băng thông
cấp phát xuống. NSR-DBA có lợi ích là ONU không cần quan tâm tới cơ chế
cấp phát băng thông động. Tuy nhiên, điểm bất lợi là không có cách nào để
OLT biết được làm thế nào để cấp phát băng thông cho nhiều ONU một cách
hiệu quả nhất.
b, Cơ chế báo cáo trạng thái
Trong phương pháp SR – DBA, OLT yêu cầu thông tin trạng thái về
mỗi ONU. Thông tin được gửi lên OLT cùng với lưu lượng, được dùng để xác
định yêu cầu băng thông thực tế của ONU, biểu thị bao nhiêu lưu lượng đang
chờ được lưu trong bộ đệm. Theo phương pháp này, OLT sẽ gửi yêu cầu trạng
thái của bộ đệm T – CONT, và các ONU sẽ phản hồi lại với một báo cáo riêng
của mỗi T – CONT. Báo cáo có chứa dữ liệu hiện tại đang chờ trong các T –
CONT trong các khe thời gian cụ thể. OLT nhận được báo cáo này sẽ tính toán
lại băng thông cấp phát (BWmap) thông qua thuật toán DBA và gửi BWmap tới
các ONU trong đường xuống. ONU nhận được BWmap từ OLT sẽ gửi lại dữ
liệu trong các khe thời gian mới. Khi ONU không còn dữ liệu để gửi, dựa theo
lời đề nghị nhận được từ OLT, nó sẽ gửi các ô rỗng đến OLT để thông báo rằng
bộ đệm của nó đã rỗng. OLT nhận được thông tin này sẽ cấp BWmap của T –
CONT này cho T – CONT khác.
2.3. Một số thuật toán cấp phát băng thông động
2.3.1. Thuật toán phân bổ băng thông động nhỏ nhất
a, Cơ sở thuật toán
Trong phần lớn các thuật toán DBA, lưu lượng được phân loại theo các
mức độ ưu tiên cao, trung bình và thấp để truy cập vào mạng để tùy theo tính
cấp thiết về thời gian. Khi OLT nhận được báo cáo yêu cầu băng thông từ ONU,
nó sẽ phân bổ băng thông đường lên để phù hợp với các mức độ ưu tiên cao.
Phần băng thông còn dư sẽ được lần lượt chia sẻ cho các lưu lượng có mức độ
trung bình và thấp. Phương pháp này chủ yếu dùng trong mạng FTTB và FTTC,
có nhiều khách hàng với mức độ dịch vụ khác nhau cùng chia sẻ tài nguyên của
một ONU và mỗi bản tin báo cáo chỉ bao gồm tổng băng thông yêu cầu trong
ONU. Trong thuật toán này, nó sẽ được biểu diễn bởi thông số “trọng số”. Điều
chỉnh băng thông đảm bảo nhỏ nhất kết hợp với thông số “trọng số”, tổng băng
thông trong mạng được chia thành nhiều đoạn nhỏ. Sau đó, các ONU có thể
được phân bổ một số đoạn tùy theo thông số “trọng số”.
b, Thuật toán
Giả sử OLT được thiết kế để cung cấp cho các ONU n mức, với phân
bổ khe thời gian truyền cho mỗi người dùng là được phân bổ băng thông cho
mỗi ONU tùy theo SLA (thỏa thuận mức độ dịch vụ). Để cung cấp nhiều SLA
khác nhau, ngoài Btmin, còn có 2 thông số khác với biểu thức phụ thuộc:
Btmin = Bbasic + Btextra (2.1)
Trong đó:
Btmin : Băng thông bảo đảm nhỏ nhất,

Bbasic: Băng thông cơ bản,

Btextra: Băng thông đảm bảo phụ,

t: Ký hiệu mức độ dịch vụ.


Trong công thức trên, Bbasic định nghĩa băng thông khả dụng cố định cho
mọi ONU độc lập với mức dịch vụ. Còn Btextra được xác định theo công thức sau:
Wt
Btextra = ( Btotal - k × Bbasic ) n

∑ Wt Nt
t=1

Trong đó:
k: Số ONU trong cơ chế SR-DBA,
Btotal: Tổng băng thông mạng,

N t : Số người dùng ONU ứng với dịch vụ t,


W t : là ưu tiên truy cập mạng cũng là số khe thời gian chiếm giữ trong
vòng bầu chọn.
Xác suất chỉ ra rằng trong mỗi vòng lặp chỉ phần nhỏ ONU dùng toàn
bộ băng thông đảm bảo nhỏ nhất, phần tiếp theo của thuật toán so với DBA sẽ
phân bổ cân xứng giữa băng thông chưa được dùng cho ONU theo yêu cầu như
đã tính toán trước đó. Bởi vậy:

i
Biex
B ex assigned = ∑ Bunused × required

∑ B iex required

Trong đó:
Biex assigned
: Băng thông phân bổ thêm,
Biex required
: Băng thông yêu cầu.
Băng thông chưa được dùng cho ONU i từ giai đoạn 1 có thể tính toán
bằng cách trừ chiều dài hàng đợi tương ứng Q i cho băng thông yêu cầu, từ tổng
băng thông đảm bảo nhỏ nhất.
Tóm lại, băng thông được phân bổ lớn nhất Bmax ⁡ cho ONU i sẽ bằng allocated

t i
tổng B ở giai đoạn một và ở Bex giai đoạn hai. Mặt khác, khi ONU i yêu cầu
min assigned

băng thông nhỏ hơn tổng, Bmax ⁡ , nó được coi tương ứng với Q i:
allocated

B tmin + Biex
Bmax ⁡ = min ( assigned
¿
allocated
Qi

Trong đó:
Bmax ⁡ allocated : Băng thông được phân bổ lớn nhất,
Q i: chiều dài hàng đợi.

You might also like