Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

b.

“Buồn xưa” – Nguyễn Xuân Sanh:


Phong trào Thơ Mới (1932-1945) là một cuộc chạy đua nước rút đích thực giữa các văn
nhân Việt Nam để có thể sánh đôi cùng văn chương thế giới và họ dụng hình mẫu là thơ
lãng mạn của Pháp là tiêu điểm để phát triển, hoàn thiện lẫn thúc đẩy công cuộc hiện
đại hóa văn học. Sự tiếp thu các khuynh hướng từ văn học Pháp đã khiến thi ca Việt
Nam dường như được lột xác để trở thành một dòng nghệ thuật mới với những ý thức,
tâm tưởng thuộc về thế giới siêu thực hoặc tượng trưng. Và một trong các nhà Thơ Mới
thành công ở khuynh hướng này chính là Nguyễn Xuân Sanh với thi phẩm “Buồn xưa”.
“Buồn xưa” đã để lại trong lòng độc giả các ấn tượng thẩm mĩ siêu thực sâu sắc về cõi
lòng con người giữa cuộc đời, dương thế!
“Buồn xưa” được nhà thơ sáng tác vào thời kỳ cuối cùng của phong trào Thơ Mới –
thời khắc chủ nghĩa tượng trưng và siêu thực thấm sâu vào văn chương nước Nam,
chính điều này đã ảnh hưởng đến việc xây dựng thi tượng và thi cấu của tác phẩm này.
Càng đi sâu vào mạch của “Buồn xưa”, chúng ta tựa hồ bước vào cuộc du ngoạn ngôn
từ với những tầng tầng lớp lớp tuyến nghĩa, hơn cả là nguồn cảm xúc hạt nhân mà nhà
thơ Nguyễn Xuân Sanh gửi gắm vào. Lẽ thế, “Buồn xưa” trở thành một đại diện tiêu
biểu cho Thơ Mới thuộc thế hệ cuối cùng tiệt nhiên vẫn vững chắc chân trụ trên dòng
thời gian vĩnh cửu.
Trên cánh đồng thơ Lãng mạn, “Buồn xưa” hiện hữu hệt như một ngôi đền đồi đơn độc
và kì bí. Nó lập dị bởi thù hình, quan trọng là ở cách chúng ta tách từng lớp bên ngoài
mà tiến đến bề sâu tâm tưởng. Nếu vô tình bóc mãi những lớp lá ngôn từ của một bài
thơ mà không tìm thấy hạt nhân tư tưởng đâu cả thì người ta vội kết luận rằng: đấy
không phải là thơ, là một sự lừa dối trong nghệ thuật. Thế nhưng, chính họ cũng hay
đâu tư tưởng của thơ có thể nằm ở ngay những lớp lá mà họ vừa vứt bỏ, thậm chí nằm
ngay trong hành động bóc. Trong thơ, kiếm tìm mạch văn bản một cách chính xác là lẽ
khó khăn tất yếu, độc giả phải xác định đúng đường đi mà bước sâu vào thi lộ do ngòi
bút thi nhân vạch ra – sắc sảo, từ tốn ấy nhưng lại khiến bao người sốc vì cung đường
quá đỗi khó khăn. Đáng lưu tâm hơn là các thi phẩm thuộc trường phải siêu thực như
“Buồn xưa” càng phải ra sức tìm được con đường ấy để thấu tường tận tâm can từ ngữ,
tấm lòng văn nhân; bởi lẽ, suy cho cùng, “văn chính là người”.
Nguyễn Xuân Sanh cùng thi phẩm của bản thân đã gây ra hiện tượng lạ lùng cho thi ca
Việt Nam (đấy cũng là tiền đề phát triển văn học sau giai đoạn Thơ Mới): sự phá vỡ
tính liên tục của dòng cảm xúc và mạch liên tưởng trong thơ. Các con chữ, các hình ảnh
đứng kề cận nhau, làm hàng xóm yêu của nhau mà rào dậu thật kín, tức dường như
không có một quan hệ nào với nhau, trước tiên là quan hệ cú pháp. Chính sự đứt đoạn
này là nguyên nhân dẫn đến nét khó hiểu trong “Buồn xưa”. Thiết nghĩ rằng, mỗi dòng
thơ là bảy con chữ và chúng đứng cạnh nhau rất ngẫu nhiên và ngự trị toàn bộ thi
phẩm dường như là một qui luật không có qui luật, chẳng phải sự bất định hay sự tự do
tuyệt đối. Ở đây tính liên kết bị phá vỡ. Bài thơ đã bắt đầu có sự tham dự của tiềm thức
và vô thức với tư cách là đồng chủ thể sáng tạo.
Xuyên suốt bài thơ, chúng ta hãy đế ý đến chữ “ngàn mây” trong câu “Ngàn mây tràng
giang buồn muôn đời” . Ta tưởng như đấy là một lỗi mo-rát, bởi ý thức ta chỉ quen với
ngàn mây, với mây ngàn. Và nếu là ngàn mây thì sẽ là một câu thơ đẹp, gợi nhắc đến vẻ
đẹp của giai nhân đặt trong mối quan hệ đối xứng với thiên nhiên: “trường giang”.
Đồng thời, sự mất liên hệ cú pháp, liên hệ ngữ nghĩa, câu thơ của “Buồn xưa” tưởng
chừng vỡ ra thành các đơn vị độc lập. Câu thơ: “Quỳnh hoa chiều đọng nhạc trầm là”
có thể phân rã thành 6 đơn vị trong đó hầu như mỗi con chữ là một đơn vị: quỳnh hoa
(hoa quỳnh) - ( buổi) chiều - (ngưng) đọng - (âm) nhạc - (hương) trầm - (mi) mắt. Các
con chữ trong tình trạng tháo rời này khiến mỗi từ được hoàn nguyên trở lại làm một
hình vị. Mỗi từ không chỉ có thể kết hợp với từ liền kề (kề trước hoặc kề sau) với nó, mà
còn có thể với cả những từ cách quãng no. Và trong mỗi một đường dây liên kết này lại
tạo ra một nghĩa mới cho câu thơ. Từ đó, một câu thơ có khả năng phát triển nhiều tầng
nghĩa.
Như thế, “Buồn xưa” còn ám chỉ đến cơ thể của giai nhân. Thơ của Nguyễn Xuân Sanh
ám sâu vào thể xác con người những chi tiết siêu thực về hình thể đến độ nhạy cảm. Đó
là chân dung người đẹp ẩn hiện qua những thi tượng: mi mắt (Quỳnh hoa chiều đọng
nhạc trầm mi), tóc (Ngón hường say tóc nhạc trầm mi), lông mày (Ngàn trường giang
buồn muôn đời), môi (Môi gợi mùa thu ngực giữa thu), vai (Buồn hưởng vườn người vai
suối tươi), vú (Nhài đàn rót nguyệt vú đôi thơm), rồi da, ngực, hồn, xiêm y...không gian
có âm nhạc (Ngón hường xay tóc nhạc trầm mi),rượu ca hát, (Rượu hát bầu vàng cung
ướp hương, ngón hường say tóc nhạc trầm mi), hoa quả (Lẵng xuân/ Bờ giũ trái xuân
sa/ Đáy đĩa mùa đi nhịp hải hà), trăng (Nhài đàn rót nguyệt vú đôi thơm)... Thời gian là
mùa thu (Môi gợi mùa xưa ngực giữa thu), đêm trăng (Nhài đàn rót nguyệt vú đôi
thơm)...Đây là một bài thơ tình yêu đã đi vào dĩ vãng, thành nỗi buồn xưa nhưng không
ngừng ám ảnh thi nhân. Nguyễn Xuân Sanh trong cuộc đời 20 tuổi của mình hẳn chưa
thể trải nghiệm tình yêu đó, nhưng ông đã có nó trong rất nhiều tiền kiếp của mình, nên
nó thường trở về trong những giấc mơ ông. Đó là nỗi buồn, mà buồn xưa thì bao giờ
cũng đẹp như một lí tưởng thẩm mĩ. Và người thơ, trong cõi sống hữu hạn của mình,
luôn đuổi bắt những đề tài vĩnh cửu một cách vừa tuyệt vọng vừa tin tưởng.
Như vậy con đường Nguyễn Xuân Sanh khai phá là, từ hữu hạn những con chữ của một
bài thơ có thể mở ra vô hạn (ít ra trên bình diện lí thuyết) những đường dây ngữ nghĩa
làm tăng các chiều kích của không gian thẩm mĩ. Đó cũng là con đường nổi loạn của
ngôn ngữ thơ. Từ chỗ là một công cụ chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm (Nguyễn
Đình Chiểu), là tiếng hót của con chim đến từ núi lạ (Xuân Diệu), ngôn ngữ thơ đã thoát
khỏi thân phận phương tiện để trở thành mục đích. Vớt “Buồn xưa”, ngôn ngữ thơ đã
đòi được quyền sống độc lập của nó. Bất chấp những ràng buộc của tập tục Cổ điển và
Lãng mạn dựa trên nguyên lí logích, nguyên lý loại trừ các con chữ đã dám phá án
chung thân để đạt tới sự hôn phối tự do theo nguyên lý bổ sung. Và hậu quả của nó
chúng ta có hồn xanh (hoá ra tâm hồn có tuổi trẻ, có màu sắc và sức sống), rượu hát
(hoá ra rượu cũng có niềm vui, không chỉ để phá sầu thành), chiều đọng (thời gian
ngưng lại thành không gian và thu vào một điểm như rơi vào lỗ đen)...
Toàn bộ sự bí ẩn của Buồn xưa, như vậy nằm ở tính gián đoạn và tính phi logích trong
dòng mạch cảm xúc và liên tưởng thơ. Đó là thủ phạm khiến người Thơ-Mới ngoảnh
mặt đi trước đây và là nguyên nhân khiến nhiều độc giả trong vọng tuyến cách tân nghệ
thuật hiện nay quay lại. Tuy nhiên xét cho cùng, tính giai đoạn và tính phi logích ấy là
hậu quả của cách đọc tuyến tính, đọc theo chiều ngang, chiều thời gian, chiều văn xuôi,
chiều tiếp nối của những con chữ. Để khắc phục sự gián đoạn đó và lấp đầy những
khoảng cách do sự liên tưởng nhảy cóc bỏ lại, tức thiết lập một tính liên tục khác, tính
liên tục ở người đọc, có thể theo một cách đọc khác, cách đọc phi tuyến tính, tức đọc
theo chiều dọc bài thơ, chiều không gian, chiều thơ, chiều những con chữ có mặt đồng
thời với nhau.
Điểm chừng vào tương lai, liệu chăng Nguyễn Xuân Sanh vẫn tồn tại mãi với thời thế
chăng? “Con vật lưỡng thể ấy” (chữ dùng của Đỗ Lai Thúy) đã trở thành con chim én
chao liệng giữa miền xuân thắm thiết. Nó kêu gọi đến tâm tưởng những nhà hoạt động
nghệ thuật hướng đến một chân trời mới cùng các linh tưởng sáng tạo độc đáo, phong
phú nhằm phát triển văn nghệ nước nhà một cách tốt nhất! Ngẫm “Buồn xưa” mà lòng
tôi nhớ về thuở Thơ Mới đương bước vào cõi mới, mở văn lộ cho con đường nghệ thuật
lúc bấy giờ...

You might also like