Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

Câu 1.

Ở thực vật, có hai phép lai giữa các cá thể (F 1) dị hợp tử về hai cặp gen (kí hiệu hai
cặp gen này là A,a và B,b), mỗi cặp gen qui định một cặp tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn
toàn. Trong phép lai 1, hai cặp gen cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng; trong phép
lai 2, hai cặp gen nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau.
a) Trong trường hợp nào thì số loại giao tử và tỉ lệ các loại giao tử tạo ra từ các cá thể F 1 ở
hai phép lai là giống nhau? Khi đó, tỉ lệ kiểu hình trội về cả hai tính trạng ở F2 là bao nhiêu?
b) Viết các kiểu gen cùng có kiểu hình trội về cả hai tính trạng ở mỗi phép lai.
Câu 2. Ở một loài côn trùng, giới tính được xác định bởi cặp nhiễm sắc thể XX (con cái, ♀)
và XY (con đực, ♂). Khi cho con đực cánh đen thuần chủng giao phối với con cái cánh đốm
thuần chủng, thu được F1 toàn cánh đen. Cho F1 giao phối tự do với nhau, F2 thu được 1598 con
cánh đen và 533 con cánh đốm. Biết rằng, tất cả các con cánh đốm ở F 2 đều là cái (♀) và mỗi
tính trạng do một gen qui định. Hãy giải thích kết quả phép lai trên và viết sơ đồ lai.
Câu 3. Cho giao phấn giữa hai cây cùng loài (P) khác nhau về 2 cặp tính trạng tương phản
thuần chủng, thu được F1 gồm 100% cây thân cao, quả tròn. Cho giao phấn giữa các cây F 1, thu
được F2 phân li theo tỉ lệ 50,16% thân cao, quả tròn : 24,84% thân cao, quả dài : 24,84% thân
thấp, quả tròn : 0,16% thân thấp, quả dài. Tiếp tục cho hai cây F 2 giao phấn với nhau, thu được
F3 phân li theo tỉ lệ 1 thân cao, quả tròn : 1 thân cao, quả dài : 1 thân thấp, quả tròn : 1 thân thấp,
quả dài.
Hãy xác định kiểu gen của P và hai cây F 2 được dùng để giao phấn. Biết rằng, mỗi gen quy
định một tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn.
Câu 4. Giả sử ở một loài động vật, khi cho hai dòng thuần chủng lông màu trắng và lông
màu vàng giao phối với nhau thu được F 1 toàn con lông màu trắng. Cho các con F 1 giao phối với
nhau thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình: 48 con lông màu trắng : 9 con lông màu đen : 3 con lông màu
xám : 3 con lông màu nâu : 1 con lông màu vàng. Hãy giải thích kết quả của phép lai này.
Câu 5. Ở một loài thực vật, có ba kiểu hình cánh hoa khác nhau: Cánh hoa trắng chấm đỏ
(TĐ), cánh hoa đỏ sẫm (ĐS) và cánh hoa đỏ nhạt (ĐN). Có hai dòng thuần TĐ khác nhau (kí
hiệu là TĐ1 và TĐ2) khi tiến hành đem lai với hai dòng thuần ĐS và ĐN thu được kết quả như
sau:
Số thứ tự Cặp bố, mẹ đem lai Kiểu hình Kiểu hình F2
phép lai (P) F1 TĐ ĐN ĐS
1 TĐ1 × ĐN 100% TĐ 480 40 119
2 TĐ1 × ĐS 100% TĐ 99 0 32
3 ĐS × ĐN 100% ĐS 0 43 132
4 TĐ2 × ĐN 100% TĐ 193 64 0
5 TĐ2 × ĐS 100% TĐ 286 24 74
Quy luật di truyền chi phối kiểu hình cánh hoa ở loài thực vật này là gì? Hãy cho biết kiểu
gen của bốn cây bố, mẹ (P) được đem lai ở các phép lai trên.
Câu 6. Cho rằng ở một loài động vật, lông chỉ có hai dạng là lông dài và lông ngắn, trong đó
kiểu gen AA quy định lông dài, kiểu gen aa quy định lông ngắn. Con đực thuần chủng lông dài
giao phối với con cái thuần chủng lông ngắn được F 1. Cho F1 giao phối ngẫu nhiên với nhau
được F2 có số con lông dài chiếm 3/4 ở giới đực và 1/4 ở giới cái.
a) Giải thích kết quả phép lai.
b) Viết sơ đồ lai từ P đến F2.
Câu 7. Giả sử ở một loài ruồi, khi tiến hành lai giữa 2 ruồi thuần chủng, một ruồi đực có
lông đuôi và một ruồi cái không có lông đuôi, người ta thu được F 1 100% con có lông đuôi. Cho
các con F1 giao phối với nhau thu được F 2 với tỉ lệ phân ly kiểu hình là 3 có lông đuôi : 1 không
có lông đuôi. Trong đó, ở F2 tỉ lệ đực : cái là 1 : 1, nhưng tất cả các con không có lông đuôi đều
là cái. Hãy giải thích kết quả phép lai và viết sơ đồ lai từ P đến F2.
Câu 8. Lông mọc trên đốt ngón tay giữa là một tính trạng đơn gen do alen trội M quy định.
Người đồng hợp tử lặn (mm) không biểu hiện kiểu hình này. Khi thống kê ở 1000 gia đình cả bố
và mẹ đều có lông đốt ngón tay giữa, người ta thấy 1652 người con có kiểu hình này và 205
người con không có kiểu hình này. Hãy giải thích kết quả theo nguyên lý di truyền học Menđen.
Câu 9. Một nhà di truyền học cho rằng: "Để xác định phương thức di truyền của nhiều tính
trạng trong các phép lai một cặp tính trạng tương phản theo di truyền học Menđen, việc phân tích
kiểu hình các con lai ở thế hệ F 1 xuất phát từ các dòng P thuần chủng là không đủ, mà cần theo
dõi qua nhiều thế hệ (F2, F3, …)". Hãy nêu 4 ví dụ để minh chứng.
Câu 10. Khi cho hai dòng thuần chủng cùng loài là cây hoa đỏ và cây hoa trắng giao phấn
với nhau, thu được F1 100% cây hoa đỏ. Cho F1 giao phấn với nhau, thu được F2 gồm 368 cây
hoa trắng và 272 cây hoa đỏ.
a) Hãy giải thích và viết sơ đồ cơ sở di truyền sinh hóa về sự hình thành màu hoa đỏ ở
cây F2.
b) Bằng cách nào xác định được cây hoa trắng ở F 2 có kiểu gen đồng hợp về tất cả các
alen lặn ?
Cho biết: không có hiện tượng gen gây chết và đột biến, với bậc tự do (n - 1) = 1; α =
0,05 thì x2 (khi bình phương) lí thuyết – 3,84.
Câu 11. Ở một loài thực vật, khi cho dòng hoa kép làm mẹ giao phấn với dòng hoa đơn, thu
được F1 100% hoa kép. Cho F1 tự thụ phấn, thu được F2 100% hoa kép. Bằng cách nào xác định
được tính quy luật sự di truyền của dạng hoa?
Câu 12. Ở một loài thực vật, người ta thực hiện hai phép lai sau:
Phép lai I: Dòng 1 (hoa trắng) x Dòng 2 (hoa đỏ) được F 1 100% hoa trắng. Cho F1 tự thụ
phấn, thu được F2 có 124 cây hoa trắng và 36 cây hoa đỏ.
Phép lai II: Dòng 1 (hoa trắng) x Dòng 3 (hoa đỏ) được F 1 100% hoa trắng. Cho F1 tự thụ
phấn, thu được F2 có 122 cây hoa trắng và 38 cây hoa đỏ.
Biết rằng, kiểu gen và cách tác động của gen ở Dòng 1 trong hai phép lai giống nhau.
a) Hãy dùng tiêu chuẩn χ2 để kiểm định sự phù hợp hay không phù hợp giữa số liệu thực
tế và số liệu lí thuyết của 2 phép lai trên. Cho biết, χ2 lí thuyết = 3,84.
b) Giải thích kiểu tác động của gen đối với sự hình thành màu hoa ở kết quả của hai phép
lai trên.
c) Cho rằng khi lai Dòng 2 với Dòng 3 được F 1 100% hoa tím. Cho F1 tự thụ phấn thì kết
quả ở F2 sẽ như thế nào về kiểu gen và kiểu hình? Giải thích kiểu tác động của gen đối với kết
quả của phép lai.
Câu 13. Lông của lợn Guinea có thế có màu sắc khác nhau (đen và trắng). Lông của nó có
thể có dạng xù xì hoặc trơn mượt. Các allele Q và q quy định màu sắc lông, allele R và r quy
định dạng lông. Khi tiến hành lai các cặp bố mẹ có cùng kiểu gen, hầu hết cá thể con có kiểu
hình lông màu đen, xù xì. Một số lượng nhỏ có kiểu hình lông trắng, trơn mượt. Bên cạnh đó, số
lượng cá thể con có màu lông trắng, xù xì và đen, trơn mượt là bằng nhau.
a) Nếu có 1024 cá thể được tạo ra, có bao nhiêu cá thể mang kiểu hình đen, trơn mượt?
Giải thích.
b) Giống lợn Guinea thường có các chấm ở lông. Một nghiên cứu đã xác định kiểu hình
chấm ở lông do 1 gen với 2 allele quy định, ký hiệu là: G và g. Nếu G có mặt, lợn Guinea bị có
chấm ở lông. Các sinh viên đã nghiên cứu quần thể lợn Guinea trong 1 vùng lãnh thổ và tìm thấy
84% có chấm ở lông. Giả định rằng quần thể này cân bằng theo Hardy – Weinberg. Hãy tính tần
số allele G.
c) Giả sử tất cả cá thể lợn không có dấu chấm được di chuyển sang vùng địa lí khác. Có
bao nhiêu phần trăm số lợn không có dấu chấm sẽ xuất hiện ở thế hệ sau? (Giả sử tất cả con sinh
ra đều có sức sống ngang nhau).
Câu 14. Một sinh vật có 4 gen A, B, C và D và mỗi gen có 2 alen. Cho một cá thể dị hợp tử
về các gen này giao phối với một cá thể đồng hợp tử lặn. Kết quả lai tạo ra 3288 cá thể con với tỷ
lệ kiểu hình trình bày trong bảng sau:
Kiểu hình Số lượng cá thể
ABCD 675
ABCd 83
AbcD 1
Abcd 74
AbCD 73
AbCd 1
AbcD 84
Abcd 670
aBCD 655
aBCd 86
aBcD 1
aBcd 73
abCD 71
abCd 1
abcD 87
abcd 653
a) Biện luận và viết sơ đồ lai
b) Xác định hệ số nhiễu
Câu 15. Một cây bình thường có hoa màu đỏ. Các nhà chọn giống thực vật đã tạo được ba
dòng đột biến thuần chủng khác nhau của cây có hoa màu trắng (ký hiệu là dòng a, b và c). Các
nhà khoa học đã tiến hành các phép lai và thu được kiểu hình của đời con như sau:
Phép Tổ hợp lai Kiểu hình đời con
lai
1 Dòng a x dòng b F1 tất cả đều hoa trắng
2 Dòng a x dòng c F1 tất cả đều hoa đỏ
3 Dòng b x dòng c F1 tất cả đều hoa trắng
4 Hoa đỏ F1 tạo ra từ phép lai 2 x dòng a ¼ hoa đỏ : ¾ hoa trắng
5 Hoa đỏ F1 tạo ra từ phép lai 2 x dòng b 1/8 hoa đỏ : 7/8 hoa trắng
6 Hoa đỏ F1 tạo ra từ phép lai 2 x dòng c ½ hoa đỏ : ½ hoa trắng
Hãy biện luận giải thích kết quả phép lai trên.
Câu 16. Bateson và Punnet (1908) đã nghiên cứu màu sắc hoa và hình dạng hạt phấn của
đậu ngọt (Lathyrus odoratus, quan hệ học hàng với đậu vườn, Pisum sativum, loại Mendel đã
nghiên cứu). Họ đã tiến hành lai thực vật hoa tím thuần chủng có hạt phấn dài với giống thuần
chủng hoa đỏ, hạt giống tròn. Kết quả F2 thu được ở bảng sau:
Kiểu hình Số lượng cá thể
Hóa tím, hạt phấn dài 296
Hoa tím, hạt phấn tròn 19
Hoa đỏ, hạt phấn dài 27
Hoa đỏ, hạt phấn tròn 85
Tổng số cá thể con 427
a) Nếu các tính trạng phân li độc lập, tỷ lệ mong đợi nào có thể thu được? Hãy tính giá trị
χ2 của kết quả thu được tương ứng.
b) Hãy xác định quy luật di truyền chi phối sự di truyền của các tính trạng trên.
Câu 17. Ở một loài động vật, 3 cặp gen A/a, B/b và D/d tương ứng quy định 3 cặp tính trạng
về màu mắt, màu thân và dạng cánh. Các gen này đều nằm trên NST giới tính X, không có đoạn
tương đồng trên Y (con cái có cặp NST giới tính XX, con đực có cặp XY). Hiện tượng trao đổi
chéo chỉ xảy ra trong giảm phân hình thành giao tử ở cá thể cái. Bản đồ di truyền mô tả vị trí của
3 gen trên cùng một NST được xác định như sau:

Hiện tượng nhiễu xảy ra trong sự trao đổi chéo của hai cặp gen liền kề với hệ số nhiễu
0.5. Thực hiện phép lai con cái mắt đỏ, thân xám, cánh cong với con đực mắt trắng, thân đen,
cánh thẳng. Toàn bộ các con cái của F1 đều có mắt đỏ, thân xám, cánh thẳng. Lai các con cái F1
với con đực mắt trắng, thân đen, cánh cong thu được 2000 con ở F2. Hãy xác định số lượng cá
thể mang kiểu hình tương ứng ở đời lai F2 (không xét đến giới tính).
Câu 18. Ở ruồi giấm (Drosophila melanogaster), các tính trạng mắt tím (pr), thân đen(b),
cánh ngắn (vg) là lặn tương ứng với các tính trạng trội là mắt đỏ (pr+), thân xám (b+), cánh dài
(vg+). Người ta tiến hành lai ruồi cái dị hợp tử 3 cặp gen trên với ruồi đực mắt tím, thân đen,
cánh ngắn. Kết quả thu được thế hệ con lai như sau:
411 ruồi mắt đỏ, thân đen, cánh ngắn; 65 ruồi mắt đỏ, thân đen, cánh dài; 29 ruồi mắt đỏ,
thân xám, cánh ngắn; 32 ruồi mắt tím, thân đen, cánh dài; 399 ruồi mắt tím, thân xám, cánh dài;
2 ruồi mắt đỏ, thân xám, cánh dài; 59 ruồi mắt tím, thân xám, cánh ngắn; 3 ruồi mắt tím, thân
đen, cánh ngắn. Hãy lập bản đồ di truyền của 3 gen trên và xác định hệ số nhiễu (nếu có).
Câu 19. Cho một cá thể chuột lai với 3 cá thể chuột khác. Sau nhiều lứa đẻ, các phép lai
tương ứng thu được thế hệ lai với số lượng cá thể về các kiểu hình như sau:
Phép lai 1: 95 chuột lông trắng, 17 chuột lông nâu, 15 chuột lông xám
Phép lai 2: 117 chuột lông trắng, 29 chuột lông nâu, 11 chuột lông xám
Phép lai 3: 79 chuột lông trắng, 61 chuột lông nâu, 19 chuột lông xám
Cho biết các gen quy định tính trạng màu lông nằm trên NST thường. Biện luận và viết sơ
đồ lai của cả 3 phép lai trên.
Câu 20. Cho lai 2 cá thể ruồi giấm thuần chủng kiểu hình mắt đỏ với mắt trắng thu được F1
toàn mắt đỏ. Tiếp tục cho con cái F1 lai phân tích, thế hệ Fb thu được tỷ lệ 3 mắt trắng : 1 mắt
đỏ, trong đó kiểu hình mắt đỏ đều là giới tính đực.
a) Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến Fb
b) Khi cho các con F1 giao phối với nhau thì kết quả F2 thu được như thế nào?
Câu 21. Một nhà khoa học đã tìm thấy một loài thực vật mới trên một hòn đảo có hoa màu
xanh, hoặc hoa màu trắng. Các thí nghiệm về di truyền cho thấy hoa màu xanh trội hoàn toàn so
với hoa màu trắng.
Nhà khoa học sau đó đã xử lí hạt của cây hoa màu xanh đồng hợp tử với hóa chất và thu
được một quần thể cây đột biến. Có 3 đột biến lặn ký hiệu wf1, wf2 và wf3 cho hoa màu trắng đã
được chọn lọc. Nhà khoa học đã lai các đột biến với nhau và thu được kết quả như sau:
Phép lai 1: wf1 x wf2, đời F2 cho kiểu hình 100% hoa màu trắng.
Phép lai 2: wf2 x wf3, đới con F2 cho tỷ lệ kiểu hình 9 xanh : 7 trắng.
Từ dữ liệu thu được, hãy xác định kiểu gen của các thể đột biến.
Câu 22. Để tìm hiểu quy luật di truyền chi phối hai tính trạng hình dạng và màu sắc quả bí,
một nhà khoa học đã tiến hành lai giữa hai dòng bí thuần chủng quả dẹt, màu xanh với quả dài,
màu vàng thu được F1 toàn quả dẹt, màu xanh. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2 gồm các kiểu
hình có tỷ lệ: 9/16 cây cho quả dẹt, màu xanh 1/16 cây cho quả tròn, màu trắng 3/16 cây cho quả
tròn, màu xanh 1/16 cây cho quả dài, màu vàng 2/16 cây cho quả tròn, màu vàng
a) Hãy xác định quy luật di truyền chi phối mỗi tính trạng nêu trên. Viết sơ đồ lai từ P đến
F2 về sự di truyền hai tính trạng trên.

b) Xác định tỷ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con khi cho lai cây F1 với cây có kiểu hình quả
dài, màu trắng.
Câu 23. Một cặp vợ chồng cả hai đều mắc chứng “điếc” do mang một số alen lặn ở 3 gen
liên quan đến thính giác: d1 là lặn so với D1, d2 là lặn so với D2, d3 là lặn so với D3. Đồng hợp
tử đột biến ở bất cứ 1 trong 3 gen này đều gây “điếc”. Ngoài ra, đồng hợp tử lặn đồng thời ở 2
trong 3 gen này gây chết ở giai đoạn phôi (sảy thai sớm) với độ thâm nhập (độ biểu hiện) là 25%.
Đồng hợp tử lặn ở cả 3 gen gây sảy thai sớm với độ thâm nhập là 75%. Với kiểu gen của mẹ là
D1d1D2d2d3d3 và của bố là d1d1D2d2D3d3 thì xác suất con của họ được sinh ra (không tính
sảy thai) có thính giác bình thường là bao nhiêu? Giải thích.
Câu 24. Ở một loài, alen A quy định lông mượt, còn alen a quy định lông xù. Khi lai
con cái thuần chủng lông mượt với con đực lông xù, được F1 có tỷ lệ 1 con lông mượt: 1
con lông xù. F1 giao phối với nhau được F2 có tỷ lệ 1 con lông mượt: 1 con lông xù. Giải
thích kết quả của phép lai và viết sơ đồ lai từ P đến F2.
Câu 25. Ở cây ngô, alen A quy định lá màu xanh đậm nằm trên nhiễm sắc thể số 1,
alen lặn a quy định lá màu xanh nhạt; alen B nằm trên nhiễm sắc thể số 5 quy định bắp
ngô to, alen lặn b quy định bắp ngô nhỏ. Cho hai dòng ngô thuần chủng lá màu xanh
đậm, bắp to và lá màu xanh nhạt, bắp ngô nhỏ giao phấn với nhau được F1. Các cây F1
đều có khả năng sinh sản bình thường. Khi một cây ngô F1 tự thụ phấn tạo ra một số
lượng lớn cá thể ở F2, trong đó 1/4 số cá thể lá màu xanh nhạt, bắp nhỏ. Hãy giải thích
kết quả ở F2.
Câu 26. Ở ruồi giấm, màu thân vàng và mắt trắng đều do gen lặn liên kết với nhiễm sắc
thể X qui định. Các con đực kiểu dại lai với ruồi cái thân vàng, mắt trắng và F1 được tạo ra
có lượng kiểu hình được ghi trong bảng dưới đây:

Nhóm cá thể con Kiểu hình và giới tính đời con


(a) Con cái kiểu dại
(b) Con đực thân vàng, mắt trắng
(c) Con cái thân vàng, mắt trắng
(d) Con đực kiểu dại
Cách giải thích nào phù hợp nhất cho việc xuất hiện nhóm cá thể con (c) và (d)?

You might also like