Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 25

Các Hệ Thống Thực Phẩm Sinh Thái Học Nông Nghiệp Bền Vững

ISSN: 2168-3565 (Bản in) 2168-3573 (Trực tuyến) Trang chủ tạp chí: https://www.tandfonline.com/loi/wjsa21

Canh tác Tự nhiên với Ngân sách bằng Không ở Ấn Độ - từ khi khởi đầu cho
đến khi thể chế hóa

Ashlesha Khadse & Peter M. Rosset

Để trích dẫn bài viết này: Ashlesha Khadse & Peter M. Rosset (2019): Canh tác Tự nhiên với
Ngân sách bằng Không ở Ấn Độ - từ khi khởi đầu đến khi thể chế hóa, Các Hệ Thống Thực
Phẩm Sinh Thái Học Nông Nghiệp Bền Vững
Để liên kết đến bài viết này: https://doi.org/10.1080/21683565.2019.1608349

Xuất bản trực tuyến: 30 tháng 04 năm 2019


Gửi bài viết của bạn đến tạp chí này
Xem dữ liệu Crossmark

Có thể tìm thấy đầy đủ Điều khoản & Điều kiện truy cập và sử dụng tại
https://www.tandfonline.com/action/journalInformation?journalCode=wjsa21
CÁC HỆ THỐNG THỰC PHẨM SINH THÁI HỌC NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG
https://doi.org/10.1080/21683565.2019.1608349

Canh tác Tự nhiên với Ngân sách bằng Không ở Ấn Độ - từ khi khởi đầu cho đến khi thể
chế hóa
Ashlesha Khadse a và Peter M. Rosset b,c
a
Trung tâm Amrita Bhoomi, Chamarajanagara, Karnataka, Ấn Độ; bBộ Nông nghiệp, Xã hội và
Môi trường, Trường Cao đẳng Biên giới phía Nam (ECOSUR), San Cristobal de las Casas,
Mexico; Khoa đào tạo của Crateús và Chương trình Sau Đại học Về Xã hội học, Đại học Bang
Ceará (UECE), Brazil
TRÍCH YẾU TỪ KHÓA

Bài viết này mô tả sự phát triển của Canh tác tự nhiên với ngân sách Sinh thái học nông nghiệp; KRRS;
bằng không (ZBNF) ở Ấn Độ. Khởi nguồn từ một phong trào xã hội do Mở rộng quy mô sinh thái học nông
nghiệp;
nông dân lãnh đạo ở bang Karnataka, trở thành thể chế hóa trong một
Subhash Palekar;
chương trình quốc gia ở Andhra Pradesh, ZBNF đang đạt được quy mô Canh tác tự nhiên ngân sách không
và tiếp cận ngày càng nhiều hộ nông dân. Chúng tôi xem xét một số yếu
tố chính đã kích hoạt sự phát triển của ZBNF, cũng như làm nổi bật một
số thách thức và mâu thuẫn có thể phát sinh trong quá trình thể chế hóa.

Giới thiệu
Ở Ấn Độ, xét về phương diện lịch sử, các phong trào nông nghiệp bền vững từng được dẫn dắt
và là khớp nối bởi khu vực Tổ chức Phi Chính phủ (NGO) và các nhà hoạt động chính trị giai
cấp trung lưu ở đô thị hơn là các phong trào nông dân (Brown 2018). Mặt khác, các trường hợp
thành công trong nông nghiệp bền vững bất chấp những thành tựu quan trọng, phần lớn vẫn là
“các hòn đảo thành công” và quy mô ảnh hưởng không đủ lớn để có thể trở thành một “làn sóng
thay đổi” (Gregory, Plahe, and Cockfield 2017).
Chúng tôi lập luận rằng có một trường hợp ngoại lệ cho xu hướng này là Phong trào Canh
tác Tự nhiên với Ngân sách bằng Không (ZBNF) được khởi xướng tại Karnataka. Trong khi đó,
nó không phải là phong trào nông dân từ các giai cấp hoặc tầng lớp được đặc quyền cận biên, và
có nhiều thành viên giai cấp trung lưu ở đô thị, nhưng chủ yếu là phong trào nông thôn bao gồm
sự lan truyền một cách tự phát giữa các tầng lớp nông dân chiếm hữu đất vừa và nhỏ (Khadse và
cộng sự 2017). Nó tán thành các giá trị về sự tự lực và quyền tự trị của những người theo chủ
nghĩa Gandhi tân thời. Nó đã được vận hành bên ngoài phạm vi hoạt động của các nhà tài trợ thể
chế quốc tế và các mạng lưới lãnh đạo bởi NGO đối với nông nghiệp bền vững ở Ấn Độ. Trong
số các lý do đó chính là sự khước từ nhận bất kỳ khoản đầu tư nào của các thể chế quốc tế và tổ
chức phi chính phủ bởi người sáng lập kiêm đạo sư Subhash Palekar, người nhấn mạnh tầm quan
trọng của quyền tự chủ.1 Thế nhưng, ZBNF hiện đã lan rộng khắp đất nước và hàng loạt các sáng
LIÊN HỆ Ashlesha Khadse ) ashlesha.khadse@gmail.com ) Trung tâm Amrita Bhoomi, Chamarajanagara, Karnataka, Ấn
Độ
Phiên bản màu của một hoặc nhiều số liệu trong bài viết có thể được tìm thấy trực tuyến tại www.tandfonline.com/wjsa.
© 2019 Taylor & Francis Group, LLC
kiến chính sách mang tầm quan trọng đang nổi lên bất ngờ. Trong khi ZBNF được đẩy mạnh như
một phong trào chống bá quyền, thách thức những ý tưởng thống trị toàn cầu hóa kinh tế, khi
ZBNF trở thành thể chế hóa trong các chính sách mô hình nhà nước lãnh đạo mang ý nghĩa quan
trọng, giờ đây nó có nguy cơ bị vướng vào các thể chế bá quyền mà nhà lãnh đạo của nó đã phản
đối.
Từ nguồn gốc của một phong trào xã hội từ năm 2002 đến 2015, ZBNF đã lan rộng ở cấp
cơ sở thông qua các nỗ lực chung của một số người xuất sắc của các phần tử nông dân và các
đồng minh phong trào, theo cách gọi một cách lỏng lẻo là 'Phong trào ZBNF' ở Karnataka, và
theo sau đó là các bang khác của Ấn Độ, đặc biệt là ở Nam Ấn Độ. Nó hầu như không nhận được
bất kỳ sự chú ý nào từ các nhà hoạch định chính sách, nhà khoa học hoặc thậm chí các tổ chức
phi chính phủ. Song, ngày nay, Andhra Pradesh- một bang miền nam Ấn Độ, đang cố gắng mở
rộng quy mô ZBNF trên toàn bộ bang như thể các chính sách công toàn diện. Lấy cảm hứng từ
Andhra Pradesh, các chính phủ tiểu bang khác cũng đang thể hiện sự quan tâm mạnh mẽ và đã
thực hiện phân bổ ngân sách ban đầu. Các nhà hoạt động đã bày tỏ lo ngại rằng các nỗ lực do nhà
nước lãnh đạo để mở rộng quy mô ZBNF có thể phụ thuộc vào các tổ chức tài chính quốc tế
cùng với khả năng xung đột lợi ích (Saldanha 2018). Dù sao chương trình ZBNF của Andhra
Pradesh cũng đang đầu tư nguồn lực vào sinh thái học nông nghiệp do nông dân lãnh đạo, hỗ trợ
học tập tập thể, các tổ chức xã hội do phụ nữ lãnh đạo và tuyển dụng thanh niên nông thôn – đối
lập hoàn toàn với sự can thiệp truyền thống của nhà nước trong nông nghiệp.
Bài tiểu luận này cố gắng cung cấp một cái nhìn tổng quan về một số phát triển then chốt
trong sự tăng trưởng lớn mạnh của ZBNF từ khi thành lập cho đến khi được thể chế hóa. Nó
phác họa một số yếu tố tác động chính đằng sau sự tăng trưởng của nó cũng như phản ánh về
một số thách thức và mâu thuẫn đã nảy sinh trong quá trình này. Bài thuyết trình mô tả trước tiên
là các nhân tố đằng sau việc nhân rộng ZBNF, sau đó xem xét sự phát triển ban đầu của phong
trào ZBNF ở Karnataka, tiếp theo là quá trình thể chế và mô hình của chương trình ở Andhra
Pradesh.
Giống như sinh thái học nông nghiệp là một nguyên lý khoa học, tập hợp các thực tiễn và
một phong trào xã hội (Wezel và cộng sự 2009), ZBNF cũng biểu thị cả tập hợp thực tiễn và
phong trào xã hội. Do đó, chúng tôi sử dụng thuật ngữ ZBNF cho cả thực tiễn và phong trào.
Các yếu tố chính đằng sau việc mở rộng quy mô ZBNF ở Karnataka đã từng được
Khadse và cộng sự 2017 nghiên cứu trước đây. Những yếu tố này phần lớn được rút ra từ các lý
thuyết phong trào xã hội như lý thuyết về cơ cấu, lý thuyết huy động nguồn lực và khuôn khổ cơ
hội chính trị, cùng với bằng chứng thực nghiệm từ các trường hợp thành công và các tài liệu mới
nổi về việc nhân rộng sinh thái học nông nghiệp (Altieri và Nicholls 2008; Parmentier 2014;
Varghese và HansenKuhn 2013; Wijeratna 2018), và sau đó được phát triển thêm bởi Mier y
Terán và cộng sự. (2018). Họ nhận dạng tám yếu tố tác động chính thông qua một phân tích về
năm trường hợp tượng trưng của sinh thái học nông nghiệp, bao gồm phong trào ZBNF ở Ấn Độ.
Đó là: (1) các cuộc khủng hoảng thúc đẩy việc tìm kiếm các phương pháp thay thế; (2) tổ chức
xã hội; (3) các phương pháp kiến tạo quá trình dạy-học; (4) thực hành sinh thái học nông nghiệp
hiệu quả; (5) diễn ngôn năng động; (6) các đồng minh bên ngoài; (7) thị trường thuận lợi; và (8)
các cơ hội chính trị và các chính sách thuận lợi. Chúng tôi sẽ phản ánh các yếu tố này trong bối
cảnh bộc lộ sự khuếch đại của ZBNF ở Ấn Độ.2
Thực tiễn về ZBNF
ZNBF là một phương pháp canh tác sinh thái học nông nghiệp nhằm thúc đẩy cây trồng phát
triển hài hòa với thiên nhiên. Bộ công cụ của ZBNF được phát triển bởi đạo sư Subhash Palekar
vào những năm 1990. ZBNF có hai trục chủ yếu, một cấu trúc sinh thái học nông nghiệp và cấu
trúc khác. Một mặt, đó là về việc cải thiện độ phì nhiêu của đất thông qua một số nguyên tắc sinh
thái học nông nghiệp, bao gồm đa dạng hóa, tái tạo chất dinh dưỡng, tăng dần các tương tác sinh
vật có lợi, trong số những thứ khác (Palekar 2006). ZBNF phản đối việc sử dụng đầu vào bên
ngoài hoặc phân bón vô cơ. Mặt khác, ZBNF nói về việc ngưng kết nối các nông dân ra khỏi các
đầu vào bên ngoài và thị trường tín dụng để tạo quyền tự chủ bằng cách không mua bất cứ thứ gì
từ các tác nhân bên ngoài và đặc biệt là từ các tập đoàn (Sensu Rosset và MartínezTorres. 2012).

Hệ dẫn động Bốn bánh của ZBNF


ZBNF dựa trên cái mà Palekar gọi là hệ dẫn động bốn bánh của ZBNF, được thể hiện trong Bảng
1. Bijamrita (xử lý hạt giống) và Jivamrita (chế phẩm đất) là hỗn hợp vi sinh vật đã sẵn sàng
trong vòng dưới 48 giờ. Đối với những ai không có đường dẫn nước hoặc nhân công thì được chỉ
định một phiên bản khô của Jivamrita còn được gọi là Ghanajivamrita; người ta có thể chuẩn bị
một lần và được lưu trữ trong một năm.
Cả hai hỗn hợp vi sinh vật này đều là nguồn vi khuẩn có lợi mang tính chất bảo vệ thực
vật và kích thích sự phát triển của thực vật (Sreenivasa, Naik và Bhat 2009). Trái ngược với
nông nghiệp thông thường, Palekar tin rằng đất vốn dĩ đã có tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết
cho sự phát triển của cây, và do đó không cần bổ sung đầu vào bên ngoài; thay vào đó, các chất
dinh dưỡng hiện có phải được "mở khóa" và cung cấp sinh học tiềm năng thông qua jiwamruta
(Palekar 2005) - Palekar gọi ý tưởng này là Annapurna3.

Bảng 1. Hệ dẫn động bốn bánh của ZBNF, Nguồn: (APZBNF 2018).
Hệ dẫn động bốn bánh của ZBNF Lợi ích
Jivamrita: Một sự trao đổi vi sinh lên men có nguồn gốc từ Kích thích hoạt động của vi sinh vật để tạo nên các chất dinh
phân bò và nước tiểu, đường thô, bột từ các loại đậu, và đất dưỡng sinh học; bảo vệ chống lại mầm bệnh.

Bijamrita: một lớp phủ vi sinh cho hạt giống, dựa trên Bảo vệ rễ non khỏi nấm và các mầm bệnh truyền qua từ hạt
phân bò, nước tiểu và vôi hoặc đất

Acchadana- lớp phủ: Bao phủ bề mặt đất bằng cách trồng cây Tạo mùn, bảo toàn lớp đất trên cùng, tăng khả năng giữ nước,
che phủ đất và dư lượng cây trồng khuyến khích nhóm động vật đất, ngăn ngừa cỏ dại

Whapahasa: thông khí đất, một kết quả của jivamrita và Tăng khả năng cung cấp nước, hiệu quả sử dụng nước, tăng
acchadana – là điển hình cho những biến đổi trong việc quản khả năng thích ứng khi khô hạn
lý nước dẫn đến sự cải thiện cấu trúc đất và hàm lượng mùn
Palekar tuyên bố rằng nước tiểu và phân từ một con bò là đủ để canh tác 30 mẫu đất, và
do đó, việc sở hữu bò đối với từng cá thể nông dân là không cần thiết. Ở những nơi không có bò
địa phương, có thể luân phiên thay thế từ động vật khác như trâu hoặc thậm chí nước tiểu của
con người4, nhưng Palekar cho rằng các giống bò bản địa có nhiều vi khuẩn tốt nhất và tuyệt vời
nhất. Các giống bò bản địa ít đòi hỏi nhiều ở đầu vào và dễ quản lý hơn đối với các nông dân
thiếu thốn nguồn lực, nhưng quần thể của chúng đã giảm đáng kể (Balaraju, Tripathi và Yadav
2017). Một số nông dân chúng tôi đã phỏng vấn ở Karnataka từng gặp khó khăn khi tìm bò bản
địa. Đây cũng là trường hợp tương tự ở Kerala (Münster 2016). Một số người khác đã mua phân
và nước tiểu từ những người nông dân khác hoặc những người chăn gia súc không có đất. Tại
AP, chính phủ tiểu bang đã hỗ trợ tăng thêm phân và nước tiểu của bò cho nông dân. Tại AP,
chính phủ tiểu bang đã hỗ trợ tăng thêm phân và nước tiểu của bò cho nông dân. Chúng tôi đã
đến thăm một trại chủ chăn nuôi gia súc truyền thống, người có bộ sưu tập nước tiểu chuồng đặc
biệt được dựng lên thông qua hỗ trợ của chính phủ theo ZBNF. Ông đã thu thập phân và nước
tiểu và bán chúng cho các nhóm nông dân ZBNF lân cận.
Lớp phủ trong ZBNF có nhiều hình thức khác nhau. "Lớp phủ sống" được thúc đẩy bằng
cách trồng các loại cây che phủ đất gồm sự pha trộn giữa đơn tử diệp (như các loại hạt kê) và
song tử diệp (như các loại đậu). Các đơn tử diệp cung cấp các chất dinh dưỡng như Kali
cacbonat hoặc phân lân, trong khi các song tử diệp giúp cố định đạm (Palekar 2006). Lớp phủ
rơm rạ cũng được thúc đẩy, sử dụng dư lượng cây trồng khô.
Waaphasa có nghĩa là hơi nước. Palekar cho rằng rễ hấp thụ hơi nước chứ không phải
nước. Ông thúc đẩy một điều kiện vi khí hậu xung quanh rễ, nơi có sự pha trộn của các phân tử
không khí và nước cũng như để loại bỏ lượng nước dư thừa. Ông quy định chỉ tưới nước khi mặt
trời lên cao vào buổi trưa để hình thành whaaphasa tối ưu. Palekar cho rằng có thể giảm tới 90%
lượng nước sử dụng thông qua các thực hành ZBNF khiến nó trở nên lý tưởng cho canh tác chủ
yếu nhờ vào nước mưa (Palekar 2006).
Palekar cũng chỉ định một số loại thuốc trừ nấm và thuốc trừ sâu được làm từ các thành
phần tự nhiên có nguồn gốc địa phương như lá neem, ớt, tỏi, thuốc lá, bơ sữa chua, v.v. Tăng
cường tính đa dạng chức năng là một nguyên lý cơ bản mang tính quyết định của ZBNF; một số
phương pháp phối hợp cây trồng, với quan điểm tăng cường chức năng đa dạng sinh học được đề
xuất bởi Palekar. Ông từ chối bất kỳ sự bổ sung nào từ bên ngoài, bao gồm cả phân trùn quế
được tạo ra bởi các loài giun ngoại lai và thay vào đó là hỗ trợ phát triển bảo tồn nguyên vị của
giun đất bản địa.
Về mặt thiết kế trang trại, mô hình phổ biến nhất của Palekar là cái mà ông gọi là mô
hình năm lớp; một loại mô hình nông lâm kết hợp có tích hợp nhiều cây cối với nhiều tầng khác
nhau của tán thực vật, mỗi lớp ở một tầng tối ưu để nhận ánh sáng mặt trời cần thiết. Ông đề xuất
nhiều cách kết hợp cây trồng và cây khác nhau, bao gồm hàng rào sống ở mép rìa và mương để
thu hoạch nước. Các phép đo cẩn thận được quy định để thiết lập bao nhiêu hàng và khoảng cách
ra sao. Nông dân đã điều chỉnh thêm mô hình này để phù hợp hơn với nhu cầu của riêng họ và ở
Karnataka, nhiều phiên bản địa phương có thể được tìm thấy. Xem hình minh họa 1 để xem
phiên bản của mô hình.

Hình minh họa 1. Một phiên bản của mô hình Palekar năm lớp. Nguồn: (BNNMurali 2016).

Nhiều mô hình canh tác truyền thống khác cũng được nông dân thực hiện, ví dụ như
trồng ragi (một loại cây kê canh tác nhờ vào nước mưa), mô hình canh tác guli-ragi hoặc ô vuông
từ Karnataka, thúc đẩy khoảng cách rộng hơn, tương tự như mô hình Hệ thống thâm canh lúa
(SRI) dẫn đầu năng suất cao hơn (Adhikari et al. 2018). Chính phủ AP đã từng đề xướng các mô
hình guli ragi và SRI trong số nông dân của họ và kết quả thu nhập có thể được nhìn thấy trong
Bảng 2.
Trong các cuộc phỏng vấn với nông dân ở Karnataka, họ tiết lộ rằng việc yêu cầu đòi hỏi
về nhân công cho thiết lập ban đầu của mô hình năm lớp là cao. Tuy nhiên, một khi cây được
thiết lập, yêu cầu đòi hỏi về nhân công giảm đáng kể theo thời gian. Lớp phủ ngăn ngừa yêu cầu
đòi hỏi về nhân công liên quan đến việc làm cỏ trong tương lai.
Các nông dân mà không có khả năng tiếp cận nhân công để chuẩn bị công tác jiwamrita
thì có thể sử dụng một dạng hình thức khô của jiwamrita là ghanajiwanrita. So với canh tác hóa
học, yêu cầu đòi hỏi về nhân công trong tất cả các mô hình của ZBNF giảm dần theo thời gian.
Tuy nhiên, nông dân được phỏng vấn giải thích rằng yêu cầu nhân công phụ thuộc vào quy mô
của trang trại và loại cây trồng; trồng mía và lúa thì đòi hỏi nhiều nhân công. Một trang trại nhỏ,
dưới 1-2 ha, có thể được quản lý bởi sức lao động từ hộ gia đình của chính trang trại đó, và
chúng tôi đã phỏng vấn một vài gia đình phụ thuộc hoàn toàn vào sức lực của họ cùng với sự hỗ
trợ dài hạn từ phía gia đình. Nông dân sở hữu mảnh đất lớn (trên 2 ha) thì phải thuê nhân công. Ở
Karnataka, lao động nông trại khả dụng bị suy giảm mạnh, đặc biệt là trong mùa cao điểm như
mùa thu hoạch và hàng loạt nông dân đang áp dụng các chiến lược để đối phó với tình trạng
thiếu hụt lao động như tăng cơ giới hóa nông nghiệp, trồng trọt luân phiên, cho thuê đất hay là bỏ
hoang đất (Satishkumar và Umesh 2018). Trong các mô hình ZBNF, giống như năm lớp, không
có mùa cao điểm, vì sản lượng trang trại đa dạng trong suốt cả năm, tiếp tục giảm áp lực để có
được lao động trong thời gian khan hiếm.
Thực tập sinh cần được làm sáng tỏ rằng 'Ngân sách bằng không' không phải có nghĩa
đen là chi phí bằng 'không', mà ngụ ý rằng nhu cầu tài chính bên ngoài bằng không, và mọi chi
phí phát sinh đều có thể được bù đắp bằng nguồn thu nhập đa dạng đến từ đa dạng hóa trang trại
hơn là phụ thuộc vào một nền độc canh (APZBNF 2018). Palekar đã phải đối mặt với một số
kháng cự vì việc sử dụng các điều khoản “ngân sách bằng không”, vì nhiều người đặt câu hỏi về
tính chính xác của thuật ngữ này, do một số chi phí có liên quan. Gần đây, anh đã đổi tên ZBNF
thành Canh Tác Tự Nhiên Subhash Palekar (SPNF). Điều này đã tạo ra sự nhầm lẫn cũng như có
nhiều người, bao gồm cả chính phủ AP, tiếp tục sử dụng thuật ngữ ZBNF.
Chính phủ AP đã nhận được sự giúp đỡ của các tổ chức phi chính phủ chuyên nghiệp,
mỗi tổ chức có gói thực hành riêng của họ rút ra rất nhiều từ ZBNF của Palekar, nhưng cũng bao
gồm nhiều thực tiễn khác thường được sử dụng trong các hệ thống sinh thái học nông nghiệp,
như bẫy pheromone, bẫy keo màu vàng, bẫy cây trồng, ủ phân NADEP5, Navdhanya hoặc hệ
thống chín hạt giống, sào cho chim đậu, bẫy đèn, bón phân cừu, bón phân lá xanh, hay canh tác
kết hợp với cá và lúa.

Các nông dân chủ sở hữu đất của ZBNF


ZBNF được định vị là một giải pháp cho cuộc khủng hoảng nợ giữa các nông dân Ấn Độ. Các số
liệu khả dụng gần đây nhất của chính phủ Ấn Độ cho thấy khoảng 52% hộ gia đình nông nghiệp
ở nước này đang mắc nợ (NSSO 2014). Trong số các bang lớn, Andhra Pradesh có tỷ lệ hộ nông
nghiệp mắc nợ cao nhất (92,9%). Karnataka ở mức 77%. Mặc dù những số liệu này bao gồm
nông dân có đất dưới 0,01 ha và nông dân thuê đất, báo cáo cho biết những người có hơn 2 ha
đất có mức nợ cao hơn - những hộ này cũng nhận được tỷ lệ thu nhập lớn hơn từ trồng trọt. Vì
nông nghiệp là một nguồn thu nhập chủ yếu của nhóm nông dân thực hành ZBNF chủ đạo, việc
cải thiện thu nhập ròng trong canh tác là mục tiêu chính của ZBNF.
Theo khảo sát của 97 nông dân ở Karnataka của Khadse và cộng sự (2017), phần lớn tất
cả các nông dân NBNF đều sở hữu đất, với 28.9% thuộc hạng mục nông dân nhỏ (<2 ha), 43.3%
thuộc hạng mục quy mô trung bình (2-10 ha), và 27.8% thuộc hạng mục lớn. Phần lớn được tiếp
cận với một số hình thức tưới tiêu và có 68% sở hữu một con bò. Không ai trong số những người
nông dân là địa chủ. Tuy nhiên, phong trào ZBNF đã không thực hiện bất kỳ nỗ lực đặc biệt nào
để tiếp cận các tầng lớp nông dân cận biên hoặc không có đất ngoài việc miễn các khoản phí cho
các trại huấn luyện. Một người hướng dẫn ZBNF thừa nhận rằng rất khó để đào tạo một nông
dân cận biên rời khỏi trang trại của họ trong năm ngày, đó là độ dài tiêu biểu của trại huấn luyện
Palekar.
Trong trường hợp của Andhra Pradesh, mô hình mở rộng của chính phủ gần như dựa trên
các Nhóm Tự lực (SHGs) và tuyên bố sẽ đặt tầm quan trọng đặc biệt vào các nhóm nông dân
không có đất và phụ nữ, được soạn thảo kỹ lưỡng sau trên lý thuyết.

Lợi ích của ZBNF


Bảng 2, Thu nhập ròng trong cây lương thực, ZBNF so với Non-ZBNF, Số liệu từ chính phủ
Andhra từ vụ Kharif năm 2017. Nguồn: (APZBNF 2018).
Ở Karnataka, trong số 97 nông dân được khảo sát (xem Bảng 3), 85% báo cáo thu nhập
được cải thiện, 90% báo cáo giảm chi phí sản xuất, 92% báo cáo cần giảm tín dụng, 91% báo cáo
chất lượng sản phẩm được cải thiện, 78% báo cáo lợi tức được cải thiện.
Có nhiều bằng chứng phong phú mang tính truyền miệng về lợi ích sinh thái của ZBNF
được thuật lại bởi nông dân - nhưng chưa có nghiên cứu toàn diện nào được thực hiện, ngoài một
số nghiên cứu đang diễn ra của chính phủ AP. Tuy nhiên, có nhiều bằng chứng khoa học phong
phú về lợi ích sinh thái của các thực tiễn cụ thể được đẩy mạnh bởi ZBNF - như hỗn hợp vi sinh
vật dựa trên bò, lớp phủ, cải thiện thiết thực trên trang trại đa dạng sinh học, tăng cường hoạt
động của vi sinh vật đất, hệ thống nông lâm kết hợp, bảo toàn nước tại trang trại, hay trồng cây
phủ đất (Altieri 2018; Asha 2015).

Bảng 2. Sự so sánh giữa thu nhập ròng trong các loại cây lương thực khác nhau được trồng
trong ZBNF so với canh tác hóa học, cũng như chỉ ra rằng ZBNF chỉ đạo để có thu nhập
ròng tốt hơn. Điều này cũng đã được giải thích trong trường hợp trồng lúa bởi Amareswari
and Sujathamma 2014 tại quận Chittoor ở AP. Nguồn (APZBNF 2018).

Chi phí canh tác Thu nhập ròng


Cây lương thực ZBNF Không ZBNF ZBNF Không ZBNF
Lúa 30,983 43,839 60,743 40,335
Guli Gari 7375 8125 42789 27717
Ragi 6875 7625 31590 25195
Đậu đen 15775 18595 39034 27243
Bảng 3. Hiệu quả của ZBNF trong một số chỉ tiêu (%) xã hội, kinh tế, sinh thái học nông nghiệp theo
báo cáo của nông dân ở Karnataka (n = 97). Giá trị cao nhất được in đậm (Khadse và cộng sự 2017)
Số nông dân Lợi Bảo Đa Dịch Chất Tự Tự Giá Thu Chi Cần Sức
(%) tức toàn dạng bệnh lượng chủ chủ bán nhậ phí vay khỏe
đất hạt tấn sản hạt thực p sản tín
đai giốn công phẩm giốn phẩm xuất dụn
g g hộ g
gia
đình
Có sự suy 12.8 2.1 12.8 84.1 4.4 2.4 4.9 7.9 4.8 90.9 92.5 0
giảm
Không thay 8.5 4.3 10.3 4.5 4.4 4.9 7.3 34.2 9.5 2.3 3.8 0
đổi
Đã được gia 78.7 93.6 76.9 11.4 91.1 92.7 87.8 57.9 85.7 6.8 3.8 100.0
tăng
Nhân rộng ZBNF trong nông dân
Đầu năm 2002 - 2006: Phong trào xã hội do nông dân lãnh đạo ở Karnataka
Tổ chức xã hội
Karnataka trở thành lò luyện kim, nơi thử nghiệm của ZBNF lần đầu tiên thành công trong việc
gây ảnh hưởng với lượng nông dân rộng lớn, rẽ hướng sang thành một phong trào phổ biến
(Khadse và cộng sự 2017).
Một yếu tố quyết định đằng sau sự mở rộng quy mô ZBNF ở Karnataka là sự kết hợp vào
năm 2002 của đạo sư của ZBNF, Subhash Palekar, với tổ chức xã hội của Karnataka Rajya Raita
Sangha (KRRS) - phong trào nông dân lớn nhất của bang. Các cuộc phỏng vấn với cả hai nhà
lãnh đạo Palekar và KRRS cho thấy Palekar không có quần chúng theo dõi tại bang Maharashtra
láng giềng của mình. Đó là khi một nhà lãnh đạo KRRS từ phía bắc Karnataka tình cờ gặp những
giáo huấn của Palekar, ông đã mời ông đến Karnataka và tổ chức một loạt các hội thảo để giải
quyết cuộc khủng hoảng ngày càng tăng của những người nông dân tự tử, mắc nợ và khủng
hoảng sinh thái. Những hội thảo này đã trở nên phổ biến trong nông dân và tổ chức xã hội của
KRRS trở thành môi trường văn hóa nhờ vào mô hình mà ZBNF lan truyền lần đầu tiên. Mier Y
Terán và cộng sự. (2018) nhấn mạnh tầm quan trọng của tổ chức xã hội và các cuộc khủng hoảng
đối với việc mở rộng quy mô sinh thái học nông nghiệp , và trong trường hợp của ZBNF cũng
vậy, đây là những yếu tố cho sự tăng trưởng ban đầu của nó.
Các nhà bảo hộ địa phương
Khi Palekar lần đầu tiên được mời đến Karnataka, anh đã nhận được một phản ứng trái chiều.
Tại một hội thảo năm 2002 tại Hubli Karnataka, lưu ý một nhà lãnh đạo KRRS, phần lớn nông
dân đã từ bỏ hội thảo ZBNF kéo dài năm ngày, chỉ còn lại một số ít người tham gia. Tuy nhiên,
một trong những người tham gia, Krishnappa, một nông dân mắc nợ nhiều vào thời điểm đó, đã
bị thuyết phục bởi bài diễn ngôn của Palekar, đến nỗi ông từ bỏ hóa chất và bắt đầu thực hành
ZBNF.6 Trang trại 2 ha của Krishnappa trở thành một trong những mô hình trang trại thành công
nhất trong ZBNF. Sự thành công của Krishnappa đã thuyết phục những người khác chú ý đến
ZBNF. Ông trở thành một huấn luyện viên địa phương và cố vấn cho các nông dân khác. Trong
những năm qua, chúng tôi đã phỏng vấn và gặp gỡ nhiều người trong số hàng trăm nhà bảo hộ
địa phương như vậy, được phát triển khắp tiểu bang Karnataka. Họ đã tình nguyện dành thời
gian và quyên góp nguồn tài nguyên của chính họ để tư vấn cho nông dân ZBNF mới. Ngày nay,
có một danh sách chính thức về các giảng viên như vậy được cung cấp trên khắp mỗi quận
Karnataka mà các nông dân mới có thể tiếp cận. Không ai trong số những giảng viên này được
trả tiền.
Mier Y Terán và cộng sự. (2018) gián tiếp xác định các nhà nhà bảo hộ và bộ phận huấn
luyện địa phương là nhân tố để đạt được quy mô, trong khi đó, Nicholls và Altieri (2018) đề cập
đến tầm quan trọng của "ngọn hải đăng", là sự chứng minh và đào tạo dưới sự hướng dẫn bởi
NGO hoặc chính các nông dân như là cơ chế vận hành để nhân rộng quy mô sinh thái học nông
nghiệp . Khadse và cộng sự (2017) phân tích tầm quan trọng của bộ phận huấn luyện địa
phương, được gọi là người huấn luyện cầu nối hoặc huấn luyện cấp cơ sở đối với các phong trào
sinh thái học nông nghiệp, là những người tiến hành các mục tiêu quan trọng. Trong trường hợp
của ZBNF, các nhà nhà bảo hộ nông dân, được gọi là ‘ngọn hải đăng", đã hóa thành một nhân tố
quan trọng trong sự tăng trưởng của ZBNF.
Các đồng minh và hoạt động mang tính giáo dục tự tổ chức
Dựa theo các cuộc phỏng vấn của chúng tôi với các nhà lãnh đạo ZBNF, đến năm 2006, phong
trào đã tập hợp nhiều đồng minh và tình nguyện viên mới, vượt cả phong trào của nông dân. Họ
đã tập hợp cùng nhau tổ chức các hội thảo đào tạo quy mô lớn - cùng với sự tham gia của hàng
ngàn nông dân trong vòng năm đến bảy ngày. Một hội thảo tại thị trấn Kudalsangamma ở Bắc
Karnataka đã ghi nhận hơn 5.000 người nông dân tham gia. Toàn bộ quá trình hoạt động được
dẫn dắt tình nguyện với sự hỗ trợ của một ngân hàng hợp tác xã nông thôn địa phương - Ngân
hàng DCC. Mô hình hội thảo đào tạo tự tổ chức này đã trở thành nền tảng của phong trào ZBNF.
Phong trào hoạt động mà không có tổ chức trung tâm hoặc tài khoản ngân hàng (Khadse và cộng
sự 2017).
Chương trình đào tạo quy mô lớn của Palekar, gợi nhớ đến một tôn giáo ẩn dật, là một
nét độc đáo của phong trào ZBNF. Palekar đi sâu vào chi tiết giữa các quá trình phát triển sinh
thái học nông nghiệp như chu trình carbon, chu trình nitơ, tạo mùn. Hầu hết nông dân chưa bao
giờ có cơ hội hiểu các quá trình phát triển sinh thái học nông nghiệp như vậy trong trang trại của
họ (Khadse và cộng sự 2017).
Sau đó, nhiều hội thảo như vậy đã được tổ chức trên khắp Karnataka, bao gồm cả các
huấn luyện viên địa phương. Theo các cuộc phỏng vấn của chúng tôi với các nhà lãnh đạo
ZBNF, họ ước tính có thể 200 hội thảo đã được tổ chức trong 15 năm qua để trợ giúp nông dân ở
các quận khác nhau của tiểu bang. Mô hình này dựa trên việc tìm ra một nhóm các nhà tổ chức
tình nguyện địa phương - người sau đó huy động các nguồn lực từ các đồng minh để tổ chức các
hội thảo như vậy. Khi kết thúc mỗi buổi hội thảo, các báo cáo kế toán đều được công bố để duy
trì tính minh bạch. Vào cuối mỗi hội thảo, các báo cáo kế toán đều được công bố để duy trì tính
minh bạch. Mathas8 trở thành đồng minh quan trọng và thường cung cấp bảng viết và chỗ ở miễn
phí (Khadse et al. 2017).
Các chuyên gia CNTT đô thị đã biến thành đồng minh cho phong trào ZBNF, tạo ra
không gian truyền thông xã hội để trao đổi, tình nguyện. Chúng tôi nhâ ̣n ra rằng ZBNF ngày nay
có sự hiện diện truyền thông xã hội mạnh mẽ. Facebook, Whatsapp và các công cụ như vậy
thường được sử dụng bởi những người nông dân ZBNF có điện thoại di động và đặc biệt là giới
trẻ để trao đổi, khắc phục sự cố hoặc tiếp thị.
Ở cấp độ toàn cầu, liên minh nông dân La Via Campesina (LVC) đã trở thành một đồng
minh chính của ZBNF thông qua thành viên địa phương - Karnataka Rajya Raitha Sangha, nhiều
người trong số họ là nông dân ZBNF. ZBNF đã trở thành một phần của công tác quốc tế về sinh
thái học nông nghiệp của LVC và nó được quảng bá như là một trường hợp thành công với vai
trò quan trọng của các tổ chức nông dân bao gồm tại Liên Hợp Quốc (La Via Campesina 2016).
Một vài sự trao đổi đã được sắp xếp bởi nông dân Karnataka cho nông dân quốc tế ở Ấn Độ để
tìm hiểu về ZBNF (LVC Nam Á 2015), trong khi các nông dân KRRS thực hành ZBNF là một
phần của những sáng kiến sinh thái học nông nghiệp LVCs. ZBNF lây lan đến Sri Lanka và
Nepal thông qua những nỗ lực của các tổ chức LVC ở nơi đó.9
Mier Y Terán và cộng sự. (2018) nhấn mạnh tầm quan trọng của các đồng minh trong các
phong trào sinh thái học nông nghiệp . Trong trường hợp của ZBNF cũng vậy, đó là một chuỗi
các đồng minh mang lại nhiều nguồn lực cho phong trào - lẫn tài chính, cơm tháng và nhà ở, tổ
chức xã hội, tình nguyện viên hoặc văn hóa (dưới hình thức nghệ thuật, âm nhạc, hoặc sách trên
ZBNF).
Ngoài các trại huấn luyện có quy mô lớn này, ở cấp cơ sở đào tạo được thực hiện theo
phương pháp tự tổ chức của các nhóm địa phương. Ngoài các trại huấn luyện có quy mô lớn này,
ở cấp cơ sở đào tạo được thực hiện theo phương pháp tự tổ chức của các nhóm địa phương. Hầu
hết các quận ở Karnataka đều có các đề tài về ZBNF địa phương có lịch trình và phong cách tổ
chức riêng.
Trong khi trại Palekar thì chủ yếu là một cuộc độc thoại từ trên xuống với hầu như không
có thời gian để tương tác, bản thân trại này mang đến một cơ hội kết nối quan trọng cho nông
dân. Chỉ khi họ quay trở lại và tham gia vào sự tương tác giữa nông dân với nông dân tại địa
phương nơi diễn ra chương trình đào tạo thực tế (Khadse và cộng sự 2017). Đây là những bản
chất không theo thủ tục quy định nào và tùy vào tình hình tự nhiên cũng như phù hợp với những
triết lý giảng dạy thuyết kiến tạo, thường mang hình thức thân mật bằng cách "học thông qua trải
nghiệm" được mô tả bởi Mier Y Terán và cộng sự (2018).
Diễn ngôn năng động và lãnh đạo lôi cuốn
Nhiều phong trào chính trị Ấn Độ được hình thành xung quanh các nhà lãnh đạo lôi cuốn và các
hiện tượng sùng bái cá nhân (Chitkara và Sharma 1997). Trong phong trào ZBNF, sức lôi cuốn
của Palekar, đã tạo ra một cộng đồng phong trào mạnh mẽ và sự liên kết với những người theo
ông, người coi ông là đạo sư của họ, gán cho ông những đức tính như Thượng Đế và sẵn sàng
thực hiện các cam kết cá nhân theo lời ông; đặc điểm chính của lãnh đạo lôi cuốn Weberian
(Abbasiyannejad và cộng sự 2015). Không phải tất cả các học viên ZBNF đều có cái nhìn phấn
khởi về Palekar, nhưng họ xem ông như một giáo sư quan trọng. Van Seters và Field (1990)
khẳng định rằng lãnh đạo có sức lôi cuốn "phải có tầm nhìn; nó phải biến đổi những người nhìn
thấy tầm nhìn, và cho họ cảm giác mới mẻ và mạnh mẽ hơn về mục đích và ý nghĩa của nó".
Theo các cuộc phỏng vấn của chúng tôi với một số người theo dõi ZBNF, một lý do chính khiến
họ tiếp nhận ZBNF là tầm nhìn và diễn ngôn của Palekar và khả năng của họ liên quan đến nó.
Münster cho thấy ở Wayanad, Kerala, các nông dân có một cống hiến tương tự như Palekar
(Münster 2016). Các nhà phê bình chỉ ra rằng một môi trường giống như sùng bái là nguy hiểm
vì nó không tạo ra một bầu không khí tranh luận hay bất đồng chính kiến.10
Trong các cuộc phỏng vấn của chúng tôi với nông dân, họ cho rằng những giải thích của
Palekar về các quy trình này là ngay thẳng và đơn giản, và giúp họ hiểu các khái niệm khoa học
phức tạp. Palekar sử dụng cái mà họ gọi là "ngôn ngữ của người nông dân", đây là ngôn ngữ phù
hợp với các nông dân trong việc giáo dục mang tính chất đại chúng. Nông dân cùng nhau tuyên
thệ tại các sự kiện như vậy để tự xoay sở khỏi nợ nần (Münster 2016). Qua cuộc khảo sát của
chúng tôi trong số 97 nông dân tiết lộ rằng việc tham dự các hội thảo Palekar, đóng một vai trò
quan trọng trong phần lớn sự thay đổi của người được hỏi về ZBNF, Mier Y Terán và cộng sự
(2018) xem đó là diễn ngôn năng động, là một yếu tố thúc đẩy trong các phong trào sinh thái học
nông nghiệp. Theo một quan chức trong chính quyền AP, đây là lý do chương trình APZBNF
cũng tổ chức các trại Palekar như một công cụ chính để thúc đẩy nông dân, mặc dù công tác chủ
đạo mang tính giáo dục của họ diễn ra ở cấp nông thôn thông qua cách tiếp cận nhóm.
Palekar cũng thảo luận về những gì ông gọi là triết lý tâm linh của ZBNF, đó là nền tảng
của tên gọi khác mà ông đặt cho ZBNF - đó là canh tác “tâm linh” về Không Ngân Sách. Tâm
linh theo Palekar là Thiên nhiên - "chúng ta nhìn thấy thần thánh thông qua các bộ phận của thần
- cây cối, thực vật, núi đồi, rừng xanh, sông suối, chim muông" (32, Palekar 2005). Những ý
tưởng tâm linh của ông một phần dựa trên tư tưởng của Gandhian về phi bạo lực, tự lực cánh
sinh cùng với sự mộc mạc chân phương thường thấy trong các nhà khởi xướng sinh thái học
nông nghiệp ở Ấn Độ (Brown 2018).
Nhưng một số yếu tố khác từ diễn ngôn của Palekar đã tạo ra tranh cãi. Ông thể hiện sự
khinh miệt đối với tất cả mọi thứ, "phương tây", nhưng ý tưởng của ông về "rất Ấn Độ" chỉ giới
hạn ở những lý tưởng Ấn Độ giáo tinh túy (Münster 2016). Diễn ngôn về tâm linh của Palekar
tuyên bố về sự linh thiêng của con bò Ấn Độ. Các học giả cảnh báo rằng việc giữ con bò như là
"vật linh thiêng", và các khuynh hướng chủ nghĩa bản địa bài ngoại khác mà Ấn Độ giáo ca tụng
có thể vô tình ủng hộ những người theo chủ nghĩa sô vanh của lực lượng chủ nghĩa dân tộc Ấn
giáo theo phe phản đối đang gia tăng ở Ấn Độ và đã giải phóng bạo lực đối với các nhóm thiểu
số không theo đạo Hindu khác và tầng lớp tiện dân Dalits có thể tiêu thụ thịt bò.
Bất chấp những ý kiến phê bình này, chúng tôi lưu ý rằng Palekar chưa bao giờ đưa ra
những tuyên bố thiếu tôn trọng về các tôn giáo khác trong bất kỳ trại huấn luyện nào mà chúng
tôi đã tham dự. Sự tín nhiệm của Palekar trong số những người nông dân dường như đang tăng
lên và những mối nguy hại của một bài diễn ngôn như vậy mà họ không hiểu. Sự tín nhiệm của
Palekar giữa những người nông dân dường như chỉ đang tăng lên và những mối nguy hại của
một bài diễn ngôn đó không ảnh hưởng gì với họ. Chẳn hạn như, nhiều tín đồ của ông ở Kerala
có nguồn gốc Thiên Chúa Giáo (Münster 2016). Các đồng minh như KRRS có lập trường mạnh
mẽ chống phân biệt tôn giáo hoặc chủng tộc.
Các phương pháp canh tác thuần túy
Liên quan đến mối liên hệ giữa thực hành sinh thái học nông nghiệp và quy trình nhân rộng,
Rosset và Martínez-Torres. (2012) thảo luận về tầm quan trọng của các phương pháp canh tác
thực sự giải quyết các vấn đề mà nông dân phải đối mặt để đưa sinh thái học nông nghiệp lên
tầm cỡ quy mô lớn. Phong trào cải cách nông dân-hướng tới-nông dân ở Trung Mỹ hướng đến
lợi thế của các biện pháp thực hiện ở quy mô nhỏ và bắt đầu dần dần để áp dụng tốt hơn (Holt-
Giménez 2001). Mier Y Terán và cộng sự. (2018) chỉ ra rằng các biện pháp thuần túy có thể
quan trọng đối với việc áp dụng sớm. Kinh nghiệm của ZBNF cũng nhấn mạnh rằng việc áp
dụng sẽ cải thiện nếu các hoạt động ban đầu đơn giản và giảm thiểu nhu cầu nỗ lực hoặc nguồn
lực để thực hiện.
Trong các cuộc phỏng vấn, nông dân được lưu ý rằng ZBNF thường dễ áp dụng hơn so
với các biện pháp thay thế khác vì nó đòi hỏi tương đối ít sức lực và thời gian hơn và có những
hướng dẫn rõ ràng được cung cấp bởi Palekar. Ví dụ, việc tạo ra phân ủ chất thành đống hoặc hố
bên ngoài, thường được thúc đẩy trong canh tác hữu cơ, đòi hỏi một lượng lớn sinh khối, phân
bón và lao động thể chất và cần một thời gian vài tuần. Mặt khác, việc chuẩn bị các hỗn hợp vi
sinh vật trong ZBNF, như jivamruta, mất dưới ba ngày và không cần phải gắng sức. Nhiều thực
tập viên mà chúng tôi đã phỏng vấn là cựu nông dân hữu cơ, bị thất vọng vì tính không phù hợp
(liên quan đến đầu vào sinh học và chứng nhận), khó khăn cũng như các vấn đề với thương mại
hóa. Münster báo cáo tương tự đối với nông dân Kerala ZBNF (2016).
Thể chế hóa ZBNF - chính sách công ở Andhra Pradesh
Theo các cuộc phỏng vấn của chúng tôi với các quan chức chính phủ ở bang lân cận của Andhra
Pradesh, ZBNF đã tìm thấy một đồng minh đáng chú ý vào khoảng năm 2006. Vijay Kumar, một
viên chức cấp cao của chính phủ hoạt động về các chương trình xóa đói giảm nghèo cho phụ nữ,
đã giới thiệu các khóa đào tạo về các biện pháp cắt giảm chi phí trong canh tác thông qua sinh
thái học nông nghiệp. Ông đã mời Palekar cho các hội thảo khác nhau được tài trợ bởi nhà nước.
Ông đã mời Palekar đến với nhiều các hội thảo khác nhau do tiểu bang tài trợ. Mối quan hệ này
sau đó đã dẫn đến việc ZBNF được thông qua như một chương trình trọng đại của tiểu bang vào
năm 2016.
Mier Y Terán và cộng sự. (2018) xác định việc áp dụng chính sách công là một cơ hội
chính trị quan trọng để ngành sinh thái học nông nghiệp đạt được quy mô lớn. Các chính sách có
thể có nhiều hình thức và giải quyết các lĩnh vực bổ sung như cải cách đất đai, mở rộng, mua
sắm công hoặc tiếp thị.
Chương trình này nhằm mục đích bảo vệ sáu triệu nông dân, đến năm 2024 - 25
(APZBNF 2018). Theo các quan chức nhà nước, họ hy vọng đây sẽ là một điểm bùng phát trong
việc đạt được một khối lượng tới hạn sẽ duy trì phong trào tự phát như sự tiếp nhận trong tương
lai. Trong năm thứ hai (2017 2015-2018), chính phủ Andhra báo cáo rằng 163.000 nông dân đã
thực thi theo phương pháp ZBNF ít nhất một phần trên trang trại của họ tại 972 ngôi làng.

Phương pháp tiếp cận nhóm trong APZBNF


Chương trình ZBNF được xây dựng dựa trên chương trình do nhà nước lãnh đạo thành công
trước đây về quản lý không thuốc trừ sâu, với tên gọi là Nông nghiệp bền vững do cộng đồng
quản lý (CMSA). Chương trình này đã giúp giảm thiểu việc sử dụng thuốc trừ sâu trong khoảng
1,8 triệu mẫu và mang lại lợi ích cho 738.000 nông dân (Rao 2012). Điểm đặc trưng độc đáo của
chương trình đó là nó đã có tác dụng với những phụ nữ được tổ chức thành các Nhóm Tự lực
(SHGs) và đã được bắt đầu làm quen với một quá trình học tập tập thể thông qua mô hình mở
rộng Lớp Huấn Luyện Nông dân (Vijay và cộng sự 2009). Mô hình tương tự hiện đã được nhân
rộng trong chương trình APZBNF và vượt ra ngoài trọng tâm chỉ đơn thuần là giảm thiểu thuốc
trừ sâu để áp dụng sinh thái nông nghiệp một cách toàn diện hơn.
Andhra đã có nhiều kinh nghiệm phong phú trong cách tiếp cận nhóm và là người chỉ huy
trong phong trào Nhóm Tự lực Phụ nữ ở Ấn Độ (Deshmukh 2004). Các chương trình này nhắm
đến phụ nữ từ tầng lớp nhân dân bị tách biệt khỏi nhịp điệu phát triển xã hội để tham gia quỹ hưu
trí và được gầy dựng như một công cụ xóa đói giảm nghèo và trao quyền. Phần lớn họ đã trở
thành một kênh để hướng tới lộ trình tín dụng vi mô, cũng như tìm giải pháp nhóm cho các vấn
đề như hình thành mô hình sinh kế hoặc sức khỏe. Hầu hết các SHGs này, cứ mỗi 10 - 15 phụ nữ
thì được tổ chức thành liên đoàn ở cấp làng để thành lập các Tổ chức Làng và cấp huyện. Một số
liên đoàn này đã tích lũy được nguồn vốn đáng kể, được liên kết với các ngân hàng và phục vụ
cho nhu cầu ngân hàng và các dự án khác giữa các thành viên của họ. Mặc dù có nhiều kết quả
khác nhau về tác động của các SHG này, họ đã cung cấp một kinh nghiệm quan trọng trong hoạt
động tập thể và tiếp cận tín dụng cho nhiều phụ nữ nông thôn ở Andhra Pradesh cũng như mở
rộng cơ hội kinh tế cho họ. ZBNF đã được giới thiệu là một hoạt động chủ lực để tạo sinh kế và
tự chủ lương thực thông qua các SHG này.
Mier Y Terán và cộng sự. (2018) xác định tầm quan trọng của tổ chức xã hội là yếu tố
thúc đẩy chính trong việc nhân rộng quy mô sinh thái nông nghiệp - nó đóng vai trò là kết cấu xã
hội hoặc môi trường văn hóa mà sinh thái nông nghiệp phát triển. Trong trường hợp về chính
sách ZBNF của Andhra (APZBNF), các tổ chức xã hội của SHGs đã trở thành nền tảng mà
chương trình ZBNF được khởi xướng và nhân rộng trong tiểu bang.
Các ngân hàng liên đoàn SHG cung cấp tín dụng cho các thành viên của họ để bắt đầu
các dự án sinh kế, bao gồm cả những người thuộc ZBNF - ví dụ, đối với những người lao động
không có đất để thuê đất. Các SHG cũng là đơn vị nơi diễn ra đào tạo nhóm và thực hành ZBNF
tổ chức. SHGs, trong trường hợp này, bị giới hạn trong việc học nhóm, tiếp cận đầu vào, máy
móc, tín dụng, giá trị gia tăng và tiếp thị nhưng không được tham gia canh tác như đang được
thực tập thành công và vượt trội hơn so với canh tác cá nhân trong mô hình Kerala
Kudumbashree (Agarwal 2018).
Lớp huấn luyện nông dân tiếp cận nghiệp vụ sư phạm
Không giống như hầu hết các chương trình khuyến nông chủ đạo khác, chương trình AP ZBNF
không phải là mô hình truyền tải công nghệ mà là chương trình mà kiến thức được mở rộng
thông qua sự tham gia học tập xã hội (Warner 2008). Nông dân được đào tạo bởi các huấn luyện
viên nông dân khác gọi là “nông dân bậc thầy”. Đây là những nông dân lão luyện đã đạt được
thành công trong thực tiễn ZBNF, cũng như được đào tạo về phương pháp giáo dục và khuyến
nông theo chiều ngang. Những người nông dân bậc thầy cung cấp hỗ trợ nắm giữ cho các thành
viên SHG trong suốt quá trình chuyển đổi sang ZBNF. Họ nhận được một khoản tiền thù lao từ
nhà nước.
Phương pháp học lớp Huấn luyện Nông dân ban đầu được phát triển bởi FAO nhằm thúc
đẩy quản lý dịch hại tổng hợp và đưa nông dân vào quỹ đạo nghiên cứu chuyên môn để thực hiện
quan sát, phân tích và phản ánh tập thể về các quy trình trong trang trại của họ (LEISA 2003).
Các nhà sáng tạo khác nhau hướng đến tầm quan trọng của các phương pháp sư phạm theo chiều
ngang trong sinh thái nông nghiệp hơn là các phương pháp từ trên xuống (Machín Rosset và
cộng sự 2011; Sosa và cộng sự 2010). Mier Y Terán và cộng sự (2018) nêu bật các quy trình
dạy-học theo chủ nghĩa kiến tạo như là một tác nhân chính về sinh thái học nông nghiệp mà mục
tiêu chung là được công nhận về kiến thức nông dân cũng như sự trau dồi của nông dân giữ vai
trò chủ đạo thay vì kéo dài theo tập quán nông nghiệp thông thường, nơi mà, các nông dân vận
hành với vai trò thụ động hơn. Một lợi ích chính của phương pháp này là "thấy mới tin" (Machín
Sosa và cộng sự 2010), vì nông dân khá tin rằng một nông dân khác đã thực hiện các kinh
nghiệm. Trạng thái căng thẳng có thể nảy sinh giữa lý thuyết kiến tạo và sự mô phỏng của
phương pháp từ trên xuống; nếu người sáng lập nông dân / giảng viên hành xử giống như chỉ là
một tác nhân khuyến nông khác áp đặt thay vì tạo điều kiện và theo khuôn khổ bắt buộc, thì kiến
thức có thể được tập hợp dưới quyền kiểm soát của một số nông dân (Machín Sosa và cộng sự
2010).
Những tranh cãi như vậy cũng phát sinh trong trường hợp của chương trình AP ZBNF,
nơi mà đại diện của NGO tham gia vào việc thực hiện chương trình đã chỉ ra xu hướng đáp ứng
các mục tiêu chính thức. Họ lo lắng điều này có thể dẫn đến sự biến chất của các quá trình học
tập và trở thành một sự chuyển giao đơn thuần của thực hành ZBNF, như vậy điều này mô phỏng
lại cách tiếp cận theo chiều dọc.
Theo các cuộc phỏng vấn của chúng tôi với một số nông dân bậc thầy và quan sát thực
địa, họ có một lịch trình đầy đủ các hoạt động bắt buộc hàng ngày để đảm bảo rằng họ giám sát
tất cả các SHG được chỉ định. Vào buổi sáng, họ tổ chức một vòng tròn nghiên cứu tại một ngôi
làng cụ thể. Vào buổi chiều, họ đến thăm các cánh đồng của nông dân để khắc phục sự cố. Vào
buổi tối, họ chiếu các video liên quan đến việc học tập trong ngày để người nông dân có thể tham
gia thảo luận.
Tuy nhiên, một vài chuyên gia nông nghiệp bền vững mà chúng tôi đã phỏng vấn phê
bình rằng có quá nhiều sự tập trung vào cách thức chuyển giao thực tiễn một chút. Vì chương
trình đang áp dụng ở giai đoạn đầu nên có thể xem đây là trường hợp hợp lý, bởi các biện pháp
thực hành thuần túy thường quan trọng đối với việc áp dụng sớm, trong khi một số thực hành
phức tạp hơn phụ thuộc vào sự hiểu biết tinh vi hơn về các mối quan hệ sinh thái tại trang trại và
các mức độ cao của cảnh quan với tốc độ chậm hơn (Mier Y Terán và cộng sự 2018). Một trong
những quan sát chủ đạo của chúng tôi về các cánh đồng của nông dân mà chúng tôi đã viếng
thăm là các tập quán được nông dân áp dụng ở giai đoạn đầu, với mức độ tinh vi thấp, và chủ yếu
là một hình thức thay thế đầu vào trong đó jiwamrita được coi là một đầu vào khác. Trong khi
đó, các trang trại ZBNF ở Karnataka cho thấy mức độ tích hợp cao, có thể là do sự tự chủ động
và kinh nghiệm lâu hơn của nông dân sau này.
Trong khi các chiến lược thay thế đầu vào có thể chứng minh sự hấp dẫn đối với nông
dân, Mier Y Terán và các cộng sự (2018) vẫn xác nhận rằng các phong trào sinh thái học nông
nghiệp cần phải vượt ra ngoài sự thay thế đầu vào để hưởng lợi từ các tương tác hiệp lực trong
các hệ thống sinh thái học nông nghiệp hợp nhất một cách trọn vẹn hơn. Tuy nhiên, các cuộc
phỏng vấn của chúng tôi với nông dân bậc thầy tiết lộ rằng không thể bắt đầu với các khái niệm
phức tạp cao ở lần đầu tiên. Họ khuyến khích nông dân thử nghiệm ZBNF theo cách thức tiến
bộ, tức là ban đầu trên một phần đất nhỏ của họ, và chỉ trên một số cây trồng, hoặc lựa chọn một
cách thực hành mà theo họ sẽ làm gia tăng khả năng tiếp thu. Họ cảm thấy rằng điều quan trọng
hơn là có được kết quả thực tế trước tiên và sau đó khuyến khích sự phức tạp trong nhiều năm
sau này. Điều này tương tự như những bước đầu tiên trong phương pháp “campesino đến
campesino” ở Mỹ Latinh (Holt-Gimenez 2006).
Phụ nữ, thanh niên và nông dân không có đất
Chương trình AP ZBNF, theo thiết kế, có sự tham gia mạnh mẽ của phụ nữ và chiến lược cho
hạng mục những người nông dân không có đất mà họ gọi là "Bần cùng của nghèo nàn" (POP) 11.
Họ cũng cung cấp việc làm cho thanh niên nông thôn có trình độ làm chuyên viên kỹ thuật trong
chương trình. Điều này không giống với phong trào ZBNF ở Karnataka, ngoại trừ vài trải
nghiệm, phụ nữ chủ yếu hiện diện với tư cách là vợ của những người nông dân nam (Khadse và
cộng sự 2017) và những người nông dân không có đất thì vắng mặt. Mier Y Terán và cộng sự.
(2018) hướng đến việc cần thiết để hiểu sâu hơn về sự tham gia của phụ nữ trong lĩnh vực sinh
thái học nông nghiệp cũng như làm nổi bật các vai trò khác nhau mà họ nắm giữ trong các
trường hợp tượng trưng của sinh thái học nông nghiệp. Tuy nhiên, chúng tôi đồng ý với các học
giả nữ quyền và các nhà hoạt động về giới tính đã chỉ ra rằng ngoài việc làm nổi bật phụ nữ tham
gia vào ngành sinh thái học nông nghiệp, điều quan trọng cốt lõi là phải hỏi làm thế nào sinh thái
học nông nghiệp tăng cơ hội cho mối quan hệ giới tính tốt hơn (Mcmahon 2004).
Trong trường hợp của chương trình AP ZBNF, chúng tôi thấy rằng đều có sự hiện diện
mạnh mẽ và không gian dành cho phụ nữ. Gần một nửa số huấn luyện viên nông dân bậc thầy là
nông dân nữ cũng đang dạy nông dân nam giới. Hơn nữa, chương trình bắt đầu với các nhóm
SHG của nữ giới và sau đó tạo ra nhóm SHGs cho nam giới được bắt chước theo mô hình trước
đây. Nhà nước cũng có những đề xướng giống như các trung tâm cho thuê tùy thích đối với
nhóm cho thuê máy móc nhỏ để giảm bớt công việc cực nhọc của phụ nữ, và các Cửa hàng
Không-Thuốc trừ sâu, bán các công thức từ thực vật và bò cũng như được điều hành chủ yếu bởi
phụ nữ hoặc các hộ gia đình không có đất như một sự bổ sung chiến lược sinh kế. Đồng thời, nhà
nước đã hỗ trợ các SHGs nữ với các mối liên kết tín dụng được trợ cấp với các ngân hàng.
Trong tài liệu về các doanh nghiệp tập thể, có sự ủng hộ ý tưởng rằng các phương pháp
tiếp cận nhóm có tác động tích cực đối với phụ nữ thiếu nguồn lực, đặc biệt là khi họ đến từ một
nền tảng xã hội đồng nhất (ví dụ như địa vị xã hội hoặc giai cấp) ngăn chặn sự tái tạo bất bình
đẳng xã hội (Agarwal 2010) . Trong các cuộc phỏng vấn của chúng tôi với những người phụ nữ
nông dân ở AP, họ bày tỏ rằng họ cảm thấy tự tin, đoàn kết và hiểu biết hơn. Hầu hết trong số họ
không có quyền sở hữu đất và theo truyền thống không bao giờ là một phần của bất kỳ dịch vụ
khuyến nông nào. Sự kết hợp SHGs và ZBNF đang làm cho hoạt động khuyến nông trở nên tích
cực hơn đối với họ. Nhiều SHG đã khởi xướng các dự án liên quan đến sức khỏe, bạo lực đối với
phụ nữ và tạo thu nhập, và giờ đây ZBNF là một nguồn tăng thêm thu nhập và an ninh lương
thực mới cho gia đình họ. Đội ngũ của những người đàn ông SHGs đại diện ZBNF cho biết, một
phụ nữ nông dân đã làm tăng khả năng tiếp thu của chồng cô về công việc nhóm của cô ấy. Tuy
nhiên, đây là những quan sát sơ bộ và cần nghiên cứu chi tiết nhiều hơn để đi sâu vào sự phức
tạp của công việc nhóm đó cũng như những tác động đến phụ nữ ở cấp hộ gia đình. Câu hỏi về
quyền sở hữu đất đai của phụ nữ là một vấn đề nghiêm trọng mà đường lối chính sách này không
đề cập.
Thanh niên không phải là trọng tâm của nhiều trường hợp nhân rộng thành công được
báo cáo trong tài liệu học thuật, mặc dù có bằng chứng chính xác (Mier Y Terán et al. 2018). Các
phong trào nông dân hoạt động trong sinh thái học nông nghiệp đã nhấn mạnh tầm quan trọng
của lãnh đạo thanh niên (La Via Campesina 2017). Chương trình AP ZBNF đã thuê 150 nghiên
cứu sinh nông dân; với nhiều hơn mỗi năm thông qua một quá trình sàng lọc. Đây hầu hết là
những sinh viên nông thôn có bằng nông nghiệp tham gia chương trình và hỗ trợ nông dân bậc
thầy trong công việc của họ, đồng thời học cách thực hành ZBNF trên đất thuê để phụ thêm cho
tiền thù lao do nhà nước cung cấp. Theo các cuộc phỏng vấn của chúng tôi với một số Nghiên
cứu sinh Canh tác Tự nhiên, hầu hết đều mong muốn di cư vào thành phố hoặc tìm việc làm,
nhưng ZBNF cung cấp cho họ cơ hội để làm việc trong các dự án xã hội thú vị ở nông thôn và
kiếm thu nhập. Đại đa số thanh niên, mặc dù có bằng cấp nông nghiệp, lần đầu tiên học về sinh
thái học nông nghiệp và trước đây đã tập trung hoàn toàn vào canh tác hóa học được định hướng
đầu vào chủ đạo. Mặc dù số lượng thanh niên được thuê khá ít và giới hạn ở thanh niên có nền
tảng học thức ưu tú, đây có thể là một mô hình thú vị để đưa thanh niên nông thôn vào các
chương trình phát triển bền vững có liên quan ở khu vực nông thôn. Tuy nhiên, nhiều cơ hội sinh
kế cần được tạo ra cho nhiều thanh niên nông thôn từ các gia đình nghèo hơn và để ngăn chặn di
cư miễn cưỡng.
Chiến lược POP của chính phủ nhằm vào các công nhân SHGs không có đất để biến họ
thành những “nhà sản xuất lương thực ròng” bằng cách cho thuê một nửa mẫu đất và trồng cây
lương thực để tiêu thụ trong gia đình. Có một mô hình POP nửa-mẫu bao gồm lúa, là cây lương
thực chính cho hộ gia đình và các loại rau khác, nhằm cung cấp khoảng 725 USD mỗi năm cho
mỗi gia đình có thu nhập bổ sung thông qua thặng dư thị trường. Các liên đoàn làng của SHGs
đã được sở Phát triển Nông thôn cấp một quỹ 14 triệu USD để cho thuê 5000 mẫu đất cho
10.000 nông dân không có đất để thực hành ZBNF (APZBNF 2018). Chúng tôi đã phỏng vấn ít
nhất năm phụ nữ POP không có đất đã nhận được khoản vay từ SHGs của họ để đầu tư ban đầu
và cho thuê đất và đã hoàn trả khoản vay. Một số người cũng đã làm việc trong chương trình làm
việc của chính phủ có tên là MNREGA. Các phương pháp tiếp cận nhóm nhắm vào việc tập hợp
đất và sản xuất tập thể có thể mang lại lợi ích lớn hơn cho các gia đình không có đất khi thích
hợp (Agarwal 2018).
Quan hệ đối tác gây tranh luận
AP đã gây quỹ từ cả chính phủ trung ương Ấn Độ cũng như các tổ chức từ thiện tư nhân và trên
trang web của mình tuyên bố rằng ưu tiên hàng đầu của họ là các quỹ của chính phủ. Ở Ấn Độ,
họ đã hợp tác và nhận quỹ 72 triệu USD của nhà từ thiện Azim Premji. Trên phương diện tổng
thể, gần đây họ đã ký thỏa thuận với các tổ chức như ngân hàng KfW của Đức và Cơ sở tài chính
Ấn Độ bền vững của UNEP, bao gồm ngân hàng châu Âu BNP Paribas, đang cam kết hai tỷ
USD được huy động từ trái phiếu khí hậu cho tương lai mở rộng của ZBNF trên toàn bang.
Các nhà hoạt động Ấn Độ đã đưa ra một báo động về tính minh bạch và sự tham gia của
các tổ chức tài chính toàn cầu vào AP ZBNF gây ra mâu thuẫn cho ZBNF khi vừa thúc đẩy
quyền tự chủ nhưng lại ác cảm với vốn toàn cầu (Palekar 2005; Saldanha 2018). Theo như kết
quả thu được từ một số câu hỏi được đặt ra, chính phủ AP đã cung cấp các thỏa thuận trên trang
web của họ nhằm tạo ra một động thái tích cực hướng tới sự minh bạch, nhưng mối quan tâm
chính vẫn là vấn đề chủ quyền thực phẩm và quyền tự chủ của AP cũng như làm cách nào để
được hoàn trả các khoản vay và lãi nếu không có sự thương mại hóa của khu vực.
Một mối quan tâm khác là việc thành lập một công viên hạt giống khổng lồ với sự hỗ trợ
của Quỹ Bill và Melinda Gates, nơi đã công khai hỗ trợ công nghệ chuyển gen và chỉnh sửa gen
ở nơi khác (Holt-Giménez, Altieri và Rosset 2006; Saldanha 2018). Việc nhà nước ký một thỏa
thuận như vậy là mâu thuẫn khi yêu cầu đẩy mạnh ZBNF nhằm tránh chuyển gen nhưng lại đòi
hỏi chỉ khuyến khích hạt giống địa phương.
Những người ủng hộ sinh thái học nông nghiệp đã bày tỏ mối quan ngại về sự quan tâm
ngày càng tăng của các tập đoàn xuyên quốc gia vào sinh thái học nông nghiệp. Những điều này
có thể làm ý nghĩa về sinh thái học nông nghiệp trở nên vô nghĩa bằng cách "Quảng cáo xanh"
lừa dối người tiêu dùng, sản xuất hàng hóa thay vì thực phẩm, sở hữu lượng đầu vào và hạt giống
độc quyền, dẫn đến mất quyền tự chủ cho nông dân (Giraldo và Rosset 2017). Mối quan ngại
tương tự áp dụng cho sự tồn tại trong chương trình APZBNF. Tất cả những câu hỏi này đặt ra
mâu thuẫn cho ZBNF - một mặt, nó cố gắng tạo ra sự tự chủ, đặc biệt là từ vốn toàn cầu, nhưng
mặt khác, nó đang tham gia vào các thỏa thuận với chính các tổ chức là một phần của trật tự bá
quyền tư bản.
Như trong các sáng kiến chính sách sinh thái học nông nghiệp khác như Brazil, APZBNF
không đe dọa nông nghiệp chính thống mà tồn tại song song - có sự không thống nhất giữa các
chính sách (Mier Y Terán et al. 2018). AP đã thành lập nhiều nhà máy phân bón hóa học mới
(Hans Ấn Độ 2016) và có hóa đơn phân bón là 860 triệu USD (Jonathan 2018). Tương tự,
NitiAyog là cơ quan tham vấn chính sách lớn của Ấn Độ hiện đang quảng bá ZBNF bằng lời nói
nhằm áp dụng toàn quốc, đồng thời khuyến nghị về GMOs (Saldanha 2018).
Thách thức phía trước
Bao gồm
Các nhà hoạt động hữu cơ lo ngại về sự ác cảm vô lý của Palekar đối với nhãn hiệu canh tác hữu
cơ (Palekar, n.d.). Họ cũng phản đối những gì họ gọi là quảng cáo độc quyền nhãn ZBNF của
nhà nước mà không có bất kỳ bằng chứng khoa học nào hỗ trợ phương pháp này, trong khi lại
khước từ các phương pháp khác như canh tác sinh học, nuôi trồng thủy sản, canh tác hữu cơ, v.v.
(Saldanha 2018). Đồng thời, việc quảng bá ngụy biện về ZBNF của Niti Ayog cũng là mối quan
tâm của họ vì nó có thể loại trừ công việc đã được thực hiện bởi các nhà khởi xướng hữu cơ.
La Via Campesina, một người chủ yếu đề xướng toàn cầu của sinh thái học nông nghiệp,
nhấn mạnh tầm quan trọng của "cuộc hội thoại về kiến thức" giữa các nhân tố khác nhau để làm
cho phong trào và kiến thức về sinh thái nông nghiệp vững chắc hơn (Martínez-Torres and
Rosset 2014). Mặc dù chúng tôi đồng ý rằng ZBNF không được phân biệt đối xử với các hoạt
động khác, chúng tôi không tin chắc rằng câu hỏi về nhãn hiệu là thực sự quyết định. LVC đã lập
luận rằng thay vì lo lắng về việc đặt tên cho bất kỳ cách tiếp cận cụ thể nào, chúng ta nên quan
tâm hơn về các nguyên tắc đằng sau nó (La Via Campesina 2013). Hầu hết các cách tiếp cận
được đề cập chủ yếu dựa trên cùng các nguyên tắc sinh thái học nông nghiệp và APZBNF, trong
gói thực hành của nó, thực sự đang xúc tiến một loạt các thực hành sinh thái học nông nghiệp
không nghiêm ngặt “ZBNF”. Các tiểu bang mới khác như Himachal gần đây đã bắt đầu thúc đẩy
ZBNF thực hiện việc này một cách chặt chẽ với canh tác hữu cơ (Govt of Himachal Pradesh
2018). Chúng tôi cũng lo ngại về việc “thiếu bằng chứng” cho các cuộc tranh luận, vì chúng nghe
rất giống với những người biện hộ kinh doanh nông nghiệp sử dụng để làm mất uy tín các
phương pháp tiếp cận sinh thái học nông nghiệp (Rosset và Altieri 2017). Người ta cho rằng
ZBNF từng được chấp nhận một cách phổ biến bởi các nông dân và phong trào nông dân ở quy
mô lớn trong một thời gian khá dài. Tuy nhiên, chúng tôi đồng ý rằng ZBNF sẽ phải đối mặt với
một thách thức nếu nó không thể hiển thị bao hàm và làm việc với các hình thức khác của sinh
thái học nông nghiệp.
Phụ thuộc nhà nước
Liên quan đến hệ thống hỗ trợ chi trả chủ yếu cho ZBNF trong tiểu bang, Mier Y Terán và cộng
sự (2018) nêu lên mối lo ngại rằng hỗ trợ của nhà nước có thể tạo ra sự phụ thuộc theo thời gian.
Chẳng hạn, ở Brazil, việc cắt giảm các chính sách hỗ trợ mua lại công khai từ các hợp tác xã
nông dân và các dự án nông nghiệp công nghệ thiếu năng lực đối với các hộ nông dân đang phải
gánh chịu tổn thất khi các chính sách bị cắt giảm (Oliveira và Baccarin 2016). Chúng tôi thấy
rằng rất nhiều tiểu bang tập trung vào chính sách ZBNF, trong khi lại bỏ qua hỗ trợ cho các nỗ
lực phong trào xã hội đại chúng như ở Karnataka. Một mối quan tâm còn lại là điều gì sẽ xảy ra
khi tài trợ kết thúc. Tuy nhiên, chúng tôi lưu ý rằng chương trình AP thu hút nhiều hơn vào các
tổ chức xây dựng con người, tổ chức xã hội và năng lực tập thể, mà chúng tôi tin rằng có thể có
tác động lâu dài.
Hàng hóa
Mối đe dọa của các tổ chức tài chính quốc tế, cũng như quảng cáo truyền miệng của Chương
trình môi trường của Liên Hợp Quốc về xuất khẩu các mặt hàng tự nhiên từ APZBNF, có thể dẫn
đến tăng thương mại hóa ngành thực phẩm (Saldanha 2018). Mặc dù chính phủ AP đã không
thực hiện bất kỳ nỗ lực xuất khẩu cụ thể nào tại thời điểm viết bài báo này, nhưng kế hoạch
thành lập các Tổ chức sản xuất nông dân (FPOS) 12 bởi các liên đoàn SHGs có quyền tự trị để
tham gia vào thị trường trong nước hoặc quốc tế. Việc thành lập các thực thể tiếp thị tập thể tự
nguyện cho nông dân nhỏ như FPO là nhu cầu chính của nhiều phong trào nông dân (AIKSCC
2017), nhưng các nhà hoạt động lo ngại rằng chế độ xuất khẩu có thể xuất hiện do nhu cầu chứng
nhận nghiêm ngặt. Mặc dù những lo ngại này là có cơ sở, nhưng còn quá sớm để bình luận về
chúng vì sự phát triển như vậy vẫn chưa diễn ra. Hiện tại, APZBNF đang tham gia chứng nhận
Hệ thống đảm bảo cùng tham gia và thị trường địa phương. Thị trường xuất khẩu mang đến
những mối đe dọa như yêu cầu chứng nhận cứng nhắc, tập trung vào cây trồng xuất khẩu và phụ
thuộc xuất khẩu (Münster 2016). Các thị trường xuất khẩu đang đóng một vai trò quan trọng
trong nhiều sáng kiến hữu cơ do các bang chỉ đạo ở Ấn Độ giống như tại Sikkim và Kerala
(Kumar, Pradhan và Singh 2018; Thottathil 2012). Nhiều quá trình chuyển đổi sinh thái học nông
nghiệp quy mô lớn như cà phê hữu cơ ở miền nam Mexico, hoặc hợp tác xã hữu cơ của Brazil
được hỗ trợ bởi các thị trường xuất khẩu nhưng Mier Y Terán và cộng sự (2018) chỉ ra rằng quy
mô sinh thái học nông nghiệp hoàn toàn dựa vào các cơ hội thị trường nên có thể dễ bị tổn
thương bởi logic thị trường bên ngoài. Cơ chế thị trường nên tăng cường các sáng kiến phong
trào xã hội hơn là trở thành một động lực trung tâm. Tại AP, nhiều ví dụ tích cực về tiếp thị tập
thể để tồn tại như Deccan Development Society và Timbaktu Collective có thể chỉ ra phương
pháp (Deccan Development Society 2016; Kothari 2014). Một thách thức đối với APZBNF sẽ
nằm ở việc khuyến khích chủ quyền thực phẩm địa phương ngay cả khi cơ hội xuất khẩu mở ra.
Kết luận
ZBNF đang đạt được quy mô rộng lớn ở Ấn Độ trong số ngày càng nhiều gia đình nông dân ban
đầu như một phong trào xã hội do nông dân lãnh đạo, và gần đây nhất là với sự thông qua của
một chính sách công quan trọng ở bang Andhra Pradesh. Các chính phủ tiểu bang khác như
Himachal Pradesh và Kerala cũng đang khởi xướng các chương trình thí điểm phù hợp với kinh
nghiệm của Andhra. Trong cả hai trường hợp, phạm vi tiếp cận rộng lớn của nó đã từng được
phát động bởi một số yếu tố xác định bởi Mier Y Terán và cộng sự (2018) rất quan trọng đối với
việc nhân rộng bất kỳ quy trình sinh thái học nông nghiệp nào. Đây là (1) cuộc khủng hoảng
trang trại ở Ấn Độ đã dẫn đến một sự lĩnh hội cho các phương án thay thế; (2) tổ chức xã hội của
các phong trào nông dân ở Karnataka và các nhóm Tự lực ở Andhra Pradesh; (3) các quy trình
dạy-học theo phương pháp hàng ngang; (4) tính đơn giản của thực hành ZBNF; (5) diễn ngôn
năng động; (6) các đồng minh bên ngoài; (7) các cơ hội chính trị dưới hình thức các đồng minh
chủ chốt trong chính phủ và các chính sách công thuận lợi. Vai trò của các nỗ lực tiếp thị giống
như các thị trường tập thể và lồng vào nhau cũng đã được xác định bởi Mier Y Terán và cộng sự
(2018) như một vai trò quan trọng. Mặc dù chúng tôi chưa thấy rằng những nỗ lực đó đã đóng
một vai trò quan trọng trong trường hợp của ZBNF, nhưng có nhiều tiềm năng để phát triển tính
đoàn kết dựa trên tiếp thị nhóm để mở rộng ZBNF ở Ấn Độ.
Chính sách của bang Andhra Pradesh đã tạo ra một mô hình do các bang chỉ đạo tích cực
minh bạch để hỗ trợ các quy trình học tập tập thể theo phương pháp chiều ngang dưới sự lãnh
đạo của phụ nữ. Mô hình của họ đã truyền cảm hứng cho các tiểu bang khác nhằm cam kết các
nguồn lực và ý chí chính trị để thực hiện ZBNF. Hỗ trợ chính sách là một động thái đáng hoan
nghênh và quan trọng để chuyển từ ‘hòn đảo thành công' sang sự chấp nhận quy mô lớn
(Gregory, Plahe và Cockfield 2017). Vẫn còn phải xem các can thiệp nhà nước sắp tới sẽ diễn ra
theo thời gian như thế nào và cần phải khảo sát chi tiết hơn về kết quả và việc thực hiện của họ.
Trong khi chính sách quan tâm đối với ZBNF đang được tôn vinh, thì cũng cần phải thận
trọng, đặc biệt là khi các bang cố gắng huy động tài trợ cho các chính sách của họ. Trong trường
hợp của Andhra, các nguồn lực quan trọng đang được huy động từ các ngân hàng quốc tế. Sự
tham gia của các đối tượng như vậy có thể đe dọa các giá trị tự chủ và độc lập khỏi vốn được
công khai bởi phong trào ZBNF.
Ghi chú
1. Cần phải nói rằng, dù sao, trong các cuộc phỏng vấn của chúng tôi với các nhà hoạt động nông
nghiệp bền vững khác ở Ấn Độ, nhiều người lưu ý rằng họ cảm thấy khó khăn khi liên kết với
phong trào ZBNF vì sự không khoan dung của Palekar đối với nông nghiệp bền vững khác, đặc
biệt là canh tác 'hữu cơ' mà ông gọi là sự mở rộng của chế độ thực phẩm của công ty Palekar, S.
n d. Tuy nhiên, ông đã gộp lại các nông dân sinh thái học nông nghiệp quy mô nhỏ, những người
có thể đồng nhất với nhãn hiệu hữu cơ với hữu cơ đầu ngành, và do đó loại bỏ hữu cơ. Điều này
đã xúc phạm nhiều nhà hoạt động nông nghiệp hữu cơ và ngăn chặn các liên minh với các phong
trào khác. Tuy nhiên, chúng tôi lưu ý rằng nông dân có một cách tiếp cận thực tế hơn các quy tắc
hữu cơ, lựa chọn các phương pháp thực hành phù hợp nhất với họ.
2. Nghiên cứu thực địa cho bài viết này được tiến hành từ năm 2012 - 2015 tại Karnataka và gần
đây nhất là vào năm 2017 và 2018 tại Andhra Pradesh.
3. Tiếng Phạn trù phú.
4. Trại huấn luyện Palekar, Guntur 2018.
5. NADEP là một loại phương pháp ủ phân được tạo ra bởi một nông dân Ấn Độ. Nó tăng tốc
quá trình ủ phân và cung cấp số lượng phân lớn hơn nhiều so với các hệ thống ủ phân thông
thường.
6. Phỏng vấn nông dân ZBNF, Krishnappa.
7. Phỏng vấn các nhà lãnh đạo ZBNF.
8. Mathas là các tổ chức tu viện Ấn Độ giáo. Chủ yếu được tìm thấy ở một vài tiểu bang như
Karnataka, mathas là các tổ chức tôn giáo quyền lực về chính trị và là một phần không thể thiếu
trong kết cấu xã hội. Họ có một lịch sử lâu dài thực hiện các chương trình xã hội.
9. Không có nghiên cứu nào được tiến hành về việc áp dụng ZBNF tại các quốc gia này cho đến
nay.
10. Phỏng vấn thành viên của phong trào nông nghiệp bền vững ở Ấn Độ.
11. Chương trình ZBNF đã được liên kết với các chương trình quốc gia khác nhắm mục tiêu vào
phụ nữ và POP - chẳng hạn như chương trình Mahila Kisan Sashaktikaran Pariyojanaa của chính
phủ nhắm vào các nông dân nữ ở các hộ nghèo.
12. Một tập thể nông dân theo Đạo luật Công ty Ấn Độ - một công ty sản xuất là sự kết hợp giữa
một công ty TNHH tư nhân và một hợp tác xã.
Lời cảm tạ
Chúng tôi rất biết ơn các thành viên của Phong trào canh tác tự nhiên ngân sách Zero, một số nhà
hoạt động của phong trào nông nghiệp bền vững Ấn Độ, và nhân viên và nông dân kết nối với
chính sách ZBNF của chính phủ Andhra Pradesh. Chúng tôi cũng cảm ơn AnneSophie Poiset vì
sự hỗ trợ của cô ấy với một số phần của một bản thảo chưa được công bố trước đó của bài báo,
cũng như các nhà phê bình của chúng tôi về những bình luận có giá trị của họ.
ORCID
Ashlesha Khadse http://orcid.org/0000-0003-3152-1776
Peter M. Rosset http://orcid.org/0000-0002-1253-1066
Tài liệu tham khảo
Abbasiyannejad, M., A. D. Silong, I. A. Ismail, J. Othman, N. Wahiza, and A. Wahat. 2015. Charismatic leadership
and society. International Research Journal of Social Sciences, 4(1), 68–73.
Adhikari, Prabhakar, Hailu Araya, Gerald Aruna, Arun Balamatti, Soumik Banerjee, P. Baskaran, B. C. Barah, et al.
2018. System of crop intensification for more productive, resource-conserving, climate-resilient, and
sustainable agriculture: Experience with diverse crops in varying agroecologies. International Journal of
Agricultural Sustainability 16 (1). Taylor & Francis: 1–28. doi:10.1080/14735903.2017.1402504.
Agarwal, B. 2010. Rethinking agricultural production collectivities. Economic & Political Weekly, xlv (9), 64–78.
Agarwal, B. 2018. Can group farms outperform individual family farms? Empirical insights from India. World
Development 108:57–73. doi:10.1016/j.worlddev.2018.03.010.
AIKSCC. 2017. Demands of all India Kisan Sangharsh coordination committee. http://Aikscc.com.
http://aikscc.com/demands/.
Altieri, M., and C. Nicholls. 2008. Scaling up agroecological approaches for food sovereignty
in Latin America. Development 51:472–80. doi: 10.1057/dev.2008.68.
Altieri, Miguel A. 2018. Agroecology: The Science of Sustainable Agriculture, Second Edition. doi:
10.1201/9780429495465.
Amareswari, P. U., and P. Sujathamma. 2014. Jeevamrutha as an alternative of chemical fertilizers in rice
production. Agricultural Science Digest - A Research Journal 34 (3):240. doi:10.5958/0976-
0547.2014.01012.X.
APZBNF. 2018. Zero budget natural farming. Http://Apzbnf.in/Faq/ . http://apzbnf.in/faq/ .
ASHA. 2015. Ecological agriculture in India: Scientific Evidence on Positive Impacts. www.kisanswaraj.in.
Balaraju, B., H. Tripathi, and J. Yadav. 2017. Reasons for Decreasing Indigenous Cattle Population and
Interventions in its Conservation: A perceptual study of field veterinarians in Karnataka. International Journal
of Livestock Research 7 (12).
BNNMurali. 2016. Zbnf Layout Plans. https://agricultureforbetterfarming.wordpress.com/2016/07/04/zbnf-plants-
planting-layout-plans-2016/ .
Brown, Trent. 2018. Farmers, Subalterns, and activists: social politics of sustainable agriculture in India. New
Delhi: Cambridge University Press.
Chitkara, M. G., and B. R. Sharma. 1997. Indian republic: Issues and perspective. New Delhi: Ashish Publishing
House.
Deccan Development Society. 2016. Community controlled public distribution system: Experiences from Andhra
Pradesh. Accessed November 2. http://ddsindia.com/PDF/Community PDS.pdf .
Deshmukh, J. 2004. Women’s self-help groups in Andhra Pradesh: Participatory poverty alleviation in action.
Info.Worldbank.Org. http://info.worldbank.org/etools/docs/reducing poverty/case/82/fullcase/India SHGS Full
Case.pdf .
Giraldo, O. F., and P. M. Rosset. 2017. Agroecology as a territory in dispute: Between institutionality and social
movements. The Journal of Peasant Studies 45 (3):545–64. doi:10.1080/03066150.2017.1353496.
Govt of Himachal Pradesh. 2018. Himachal Pradesh government notification.
http://www.hillagric.ac.in/aboutus/registrar/pdf/2018/GA/30.05.2018/GA-30.05.2018-24882-98-29.05.2018.pdf
.
Gregory, L., J. Plahe, and S. Cockfield. 2017. The marginalisation and resurgence of traditional knowledge systems
in India: Agro-Ecological ‘Islands of Success’ or a wave of change? South Asia: Journal of South Asian Studies
40 (3):582–99.doi:10.1080/00856401.2017.1336686.
Holt-Giménez, E. 2001. Scaling up sustainable agriculture lessons from the campesino a campesino movement.
LEISA Magazine. October 2001: 27-29.
Holt-Giménez, E. 2006. Campesino a campesino. Voices from Latin America’s farmer to farmer movement for
sustainable Agriculture. 1st ed. Oakland, CA: Food First Books.
Holt-Giménez, E., M. A. Altieri, and P. Rosset. 2006. Ten reasons why the Rockefeller and the Bill and Melinda
Gates foundations’ alliance for another green revolution will not solve the problems of poverty and hunger in
Sub-Saharan Africa. www.foodfirst.org.
India, H. 2016. AP Inks 10k Cr fertilizer plant deal with chinese firms. Http://Www.Thehansindia.Com.
http://www.thehansindia.com/posts/index/Andhra-Pradesh/2016-06-28/AP-inks-10k-cr-fertilizer-plant-deal-
with-Chinese-firms/238133 .
Jonathan, S. 2018. Natural farming is the only way out, says expert. The Hindu. https://www.thehindu.com/todays-
paper/tp-national/tp-andhrapradesh/natural-farming-is-the-onlyway-out-says-expert/article24092671.ece .
Khadse, A., P. Rosset, H. Morales, and B. G. Ferguson. 2017. Taking agroecology to scale: the Zero Budget Natural
Farming peasant movement in Karnataka, India. The Journal of Peasant Studies, 1–28.
Kothari, A. 2014. Very much on the map: The Timbaktu collective.”
http://kalpavriksh.org/images/alternatives/CaseStudies/Timbaktu_Collective_Case_study_report_20Mar2014.pd
f
Kumar, J., M. Pradhan, and N. Singh. 2018. Sustainable organic farming in Sikkim: An inclusive perspective. In: S.
SenGupta, Z. AS, K. Sherpa, and A. Bhoi, (eds). Advances in Smart Grid and Renewable Energy. Lecture
Notes in Electrical Engineering, (pp. 367–78). Singapore: Springer.
La Via Campesina. 2013. From Maputo to Jakarta: 5 years of agroecology in La Via Campesina. Jakarta.
La Via Campesina. 2016. Zero budget natural farming in India. Family Farming Knowledge Platform of FAO.
http://www.fao.org/family-farming/detail/en/c/429762/.
La Via Campesina. 2017. VIIth International Conference, La Via Campesina: Euskal herria declaration - Via
Campesina. Www.Viacampesina.Org. https://viacampesina.org/en/viithinternational-conference-la-via-
campesina-euskal-herria-declaration/ .
La Via Campesina South Asia. 2015. Call for participation in international agroecology training at Amritha Bhoomi
(India) October 28-Nov 5. Lvcsouthasia.Blogspot.In. http://bit.ly/1tk0MdX .
LEISA. 2003. Learning with farmer field schools — AgriCultures network.”
http://www.agriculturesnetwork.org/magazines/global/learning-with-farmer-field-schools .
Martínez-Torres, M.E., and P. Rosset. 2014. Diálogo de saberes in La Vía Campesina: Food sovereignty and
agroecology . Journal of Peasant Studies 41 (6):979–97.
Mcmahon, M. 2004. Gender and organic agriculture: A local and partisan position. First Annual Conference for
Social Research in Organic Agriculture, Guelph, Ontario.
Mier y Terán, M., O. F. Giraldo, M. Aldasoro, H. Morales, B. G. Ferguson, P. Rosset, A. Khadse, and C. Campos.
2018. Bringing agroecology to scaKey drivers and emblematic cases. Agroecology and Sustainable Food
Systems 42 (6):637–65. Taylor & Francis. doi:10.1080/21683565.2018.1443313.
Münster, D. 2016. Agro-Ecological double movements? Zero budget natural farming and alternative agricultures
after the neoliberal crisis in Kerala. In Critical perspectives on agrarian transition: India in the global debate,
ed. B. B. Mohanty, 222–44. India: Routledge.
Nicholls, C.I., and M. A. Altieri. 2018. Pathways for the amplification of agroecology. Agroecology and Sustainable
Food Systems, 42 (10): 1170–93.
NSSO. 2014. Key indicators of situation of agricultural households in India. National Sample Survey Office,
Government of India.
Oliveira, J. A., and J. G. Baccarin. 2016. Organização Espacial e Execução Do Programa de Aquisição de Alimentos
Da Agricultura Familiar Entre 2003–2012. Revista Equador 5 (2):120–38.
Palekar, S. 2005. The philosophy of spiritual farming I. 2nd ed. Amravati: Zero Budget Natural Farming Research,
Development & Extension Movement, Amravati, Maharashtra, India.
Palekar, S. 2006. The principles of spiritual farming II. 2nd ed. Amravati: Zero Budget Natural Farming Research,
Development & Extension Movement, Amravati, Maharashtra, India. http://www.vedicbooks.net/principles-
spiritual-farming-volume-p-14779.html .
Palekar, S. n d. Is organic farming a conspiracy. Amravati: Zero Budget Spritual Farming Research, Development
and Extension Movement. https://es.scribd.com/doc/141781151/subash-palekar-book-list .
Parmentier, S. 2014. Scaling-up agroecological approaches: What, why and how? Belgium: Oxfam Solidarity.
Rao, G.B. 2012. Current climate variability in Andhra Pradesh and adaptation options available. Hyderabad: Food
and Agriculture Organization and Global Environmental Facility.
Rosset, P., B. M. Sosa, A. M. R. Jaime, and D. R. Á. Lozano. 2011. The campesino-to-campesino agroecology
movement of ANAP in Cuba: Social process methodology in the construction of sustainable peasant agriculture
and food sovereignty. The Journal of Peasant Studies 38 (1):161–91. doi:10.1080/03066150.2010.538584.
Rosset, P., and M. E. Martínez-Torres. 2012. Rural social movements and agroecology: Context, theory, and
process. Ecology and Society 17 (3):17. doi:10.5751/ES-05000-170317.
Rosset, P., and M.A. Altieri. 2017. Agroecology: science and politics. Manitoba: Fernwood publishing.
Saldanha, L. F. 2018. A review of Andhra Pradesh’s climate resilient zero budget natural farming programme.
http://www.esgindia.org/sites/default/files/education/communityoutreach/press/crzbnf-review-saldanha-esg-oct-
2018.pdf .
Satishkumar, M., and K. B. Umesh. 2018. Farmers strategies to cope labour shortage in northern and southern dry
zones of Karnataka, India. Current Agriculture Research Journal 6 (2):206–12. doi:10.12944/CARJ.6.2.10.
Sosa, M., A. Braulio, M. R. Jaime, D. R. Á. Lozano, and P. Rosset. 2010. Revolución Agroecológica: El
Movimiento de Campesino a Campesino de La ANAP. Havana: ANAP and La Via Campesina.
Sreenivasa, M. N., Nagaraj Naik, and S. N. Bhat. 2009. “Beejamrutha: A Source for Beneficial Bacteria.”
Karnataka Journal of Agricultural Sciences 22 (5). University of Agricultural Sciences: 1038–40.
Thottathil, S. E. 2012. Ncredible Kerala? A political ecological analysis of organic agriculture.
https://escholarship.org/uc/item/6vc7m7ht .
Van Seters, D. A., and R. H. G. Field. 1990. The evolution of leadership theory. Journal of Organizational Change
Management 3 (3):29–45. doi:10.1108/09534819010142139.
Varghese, S., and K. Hansen-Kuhn. 2013. Scaling Up agroecology. Towards the realization of
the right to food. Institute for Agriculture and Trade Policy.
Via Campesina, La. 2016. “Zero Budget Natural Farming in India.” Family Farming Knowledge Platform of Fao.
Http://www.fao.org/family-farming/detail/en/c/429762/
Vijay, K. T., P. Shah, D. V. Smriti Lakhey, J. K. Raidu, V. Kalavakonda, and M. Pillai. 2009. Ecologically sound,
economically viable: Community managed sustainable agriculture in Andhra Pradesh, India. Washington D.C.:
The World Bank.
Warner, K. D. 2008. Agroecology as participatory science. Science, Technology, & Human Values 33 (6):754–77.
SAGE PublicationsSage CA: Los Angeles, CA. doi:10.1177/0162243907309851.
Wezel, A., S. Bellon, T. Doré, C. Francis, D. Vallod, and C. David. 2009. Agroecology as a science, a movement
and a practice. A review. Agronomy for Sustainable Development 29:503–15. doi:10.1051/agro/2009004.
Wijeratna, A. 2018. Agroecology Scaling Up, Scaling Out. Action Aid

You might also like