Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

I.

Quy trình trồng nấm mèo bằng túi mùn cưa:


1.1. Chọn mùn cưa:
- Nấm mèo cũng thuộc một loại nấm phá gỗ như nấm bào ngư nên các cơ chất
trông nấm bào ngư có thể trồng nấm mèo được (các loại cây gỗ, mùn cưa, rơm rạ,
cây khoai mì,…) và nó có thể trồng được trên rất nhiều loại giá thể mùn cưa. Mùn
cưa các loại gỗ tạp không có tinh dầu đều làm được, tốt nhất là mùn cưa bồ đề, cao
su, mỡ, cây có mủ. Không sử dụng các loại mùn cưa bị mốc, bị dính hóa chất và
đất cát. Mùn cưa sau khi thu gom xong đem phơi cho khô ráo và thoáng mát.
- Sơ đồ quy trình trồng nấm mèo:

Mùn cưa Nuôi sợi Chăm sóc

Xử lí sơ bộ Cấy giống Thu hái

1.2. Xử lí mùn cưa:


• Bước 1: Sàng mùn cưa:
- Để loại bỏ các loại gỗ vụn, dăm bào và mùn cưa thô, đá sỏi nhỏ, rác thải vụn,...
để giá thể đồng nhất cùng một loại.
đống cụ để sàng mùn cưa:Thanh trùng
Ủ- Dụng
+ Đối với quy mô sản xuất công nghiệp: các trang thiết bị máy sàng mùn cưa.
+ Đối với cơ sở sản xuất nhỏ, thủ công: dùng rổ rây hoặc lưới sàng mùn cưa.
* Cách tiến hành:
Phối trộn phụ Đóng
• Vệ sinh sạch sẽ nơi sàng mùn cưatúi
gia
• Đặt lưới sàng mùn cưa sao cho thuận tiện khi sàng
• Dùng xẻng xúc mùn cưa và rổ và lưới sàng
• Sau đó, tiến hành sàng cho đến khi hết lượng mùn cưa
Hình : Khay lưới có dàn đẩy và rổ rây
• Bước 2:
- Mang bảo hộ lao động.
- Cần có 1000 lít nước sạch và cân 3,5kg vôi tôi hòa chung với nhau
- Khuấy đều dung dịch nước vôi bằng que khuấy và khuấy đều từ dưới lên để hòa tan
hoàn toàn trong nước, khuấy đến khi màu nước vôi trắng đều.
- Kiểm tra độ pH trong nước vôi 12,13 là đạt yêu cầu

Hình: pha nước vôi

• Bước 3: Làm ướt mùn cưa:


- Mang bảo hộ lao động
- Trải mùn cưa ra nền sạch, dày khoảng 20 - 30 cm
- Lớp mùn cưa mới trải ra được tưới nước vôi lên bề mặt, dùng xẻng để xúc trộn mùn
cưa, cho nước vôi thấm ướt đều và đảo trộn 3 - 4 lần để hỗn hợp đều, đến khi chuyển
sang màu nâu sẫm.
- Tiếp theo đổ thêm lớp mùn cưa dày khoảng 20cm và trộn với nước vôi, đảo trộn cho
mùn cưa thấm ướt đều khoảng 3-4 lần
- Trộn như vậy tới khi hết mùn cưa, sau khi được trộn đều thì mùn cưa sẽ có màu nâu
sẫm.
* Kiểm tra độ ẩm của mùn cưa:

- Dùng ẩm kế

- Vắt một nắm mùn cưa trong lòng bàn tay bóp mạnh xem đạt độ ẩm hay chưa (nhiều
nước hay khô nước) nếu nước rịn ra ở kẻ tay là dư nước; ngược lại khi thả ra mùn cưa vỡ
là thiếu nước

- Cầm nắm mùn cưa ở lòng bàn tay không rịn nước và không vỡ là đạt yêu cầu độ
ẩm( 65-70%)

Hình: a. Thừa nước; b. Thiếu nước; c. Đủ nước

• Bước 4: Ủ đống mùn cưa


- Dùng xẻng xúc và chất mùn cưa thành đống hình chóp trên nền khô và sạch.
- Đậy kín đống mùn cưa bằng bạt nilong, cố định chân đống ủ và đảm bảo nước không
thoát ra ngoài
- Không nên ủ mùn cưa quá lâu, tối thiểu từ 5-7 ngày tùy theo từng loại mùn cưa. Nếu ủ
quá lâu sẽ tạo điều kiện cho vi sinh vật nhiễm tạp cho nấm và mùn cưa sẽ bị phân giải hết
các chất dinh dưỡng.
• Bước 5: Đảo đống mùn cưa:
- Tháo dỡ tấm bạt nilong ra khỏi đống ủ và tiến hành kiểm tra độ ẩm ở các vị trí khác
nhau
- Nếu độ ẩm cao thì nên tơi rộng mùn cưa ra để thoát bớt hơi nước, nếu mùn cưa khô
dưới 65% thì bổ sung thêm lượng nước vừa đủ, chia thành 4 đống nhỏ để dễ thao tác.
- Đảo trộn mùn cưa bằng xẻng và cào sắt, trộn cho đến khi độ ẩm mùn cưa đồng đều.
- Cuối cùng, vun đống mùn cưa giống đống ủ ban đầu để tiếp tục ủ, đậy kín bạc và chú ý
dưới chân đống ủ để đảm bảo nước không thoát ra ngoài
2. Làm giá thể:
* Bước 1: Phối trộn phụ gia:
• Công thức 1: Đối với mùn cưa cao su, bồ đề
- Mùn cưa khô : 100kg
- Bột ngô : 3 – 5kg
- Cám gạo : 3 – 5kg
- Bột nhẹ : 1 – 1,5kg
• Công thức 2: Đối với mùn cưa tạp
- Mùn cưa khô : 100kg
- Bột ngô :3,0 – 5,0 kg
- Cám gạo :3,0 – 5,0 kg
- Bột nhẹ (CaCO3) : 1,0 kg
- Urê : 0,1 kg - DAP : 0,1kg
- Magie sunphat : 0,1 kg
- Đường kính : 0,5kg

You might also like