(123doc) Tinh Hinh Va Nhu Cau Dieu Tri Benh Nha Chu Cua Sinh Vien Nam Thu Nhat Dai Hoc Hue Nam Hoc 2000 2001

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 6

TẠP 

CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 15, 2003

TÌNH HÌNH VÀ NHU CẦU ĐIỀU TRỊ BỆNH NHA CHU 
CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ  NHẤT ĐẠI HỌC HUẾ NĂM HỌC 2000­2001
Vũ Thị Bắc Hải, Lê Hồng  
Liên
Trường Đại học Y khoa,Đại học Huế

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay,  ở  Việt Nam tình hình bệnh răng miệng nói chung và bệnh nha chu 
nói riêng vẫn chiếm một tỷ lệ rất cao (trên 95% dân số mắc bệnh theo điều tra của  
Viện Răng mặt Hà Nội năm 2000).
Cũng như  các bệnh khác, bệnh nha chu khi mắc đưa đến mất răng hàng loạt 
làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức nhai và sức khoẻ toàn thân.
Tỷ  lệ  mắc bệnh nha chu của sinh viên Đại học Huế  hiện nay khá cao. Tuy  
nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một thống kê nào về  vấn đề  này. Để  có một con 
số  thống kê cụ  thể  về  bệnh nha chu của sinh viên Đại học Huế, góp phần vào  
công tác chăm sóc sức khỏe cho sinh viên tại Trung tâm Nghiên cứu Y học lâm  
sàng Đại học Y khoa Huế chúng tôi tiến hành đề tài:
“Tình hình bệnh nha chu và nhu cầu điều trị  bệnh nha chu của sinh viên năm  
thứ nhất Đại học Huế năm học 2000­2001”
Mục đích: Đánh giá tình hình và mức độ mắc bệnh từ đó đưa ra chỉ số nhu cầu  
điều trị bệnh nha chu của sinh viên năm thứ nhất Đại học Huế năm học 2000­2001.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng: 
Toàn bộ sinh viên năm thứ nhất năm học 2000­2001 của Đại học Huế đến khám  
sức khỏe khi mới vào trường tại Trung tâm Nghiên cứu Y học lâm sàng. Được phân bố 
theo bảng: 
Bảng 1: Số sinh viên các trường được phân bố theo giới
Trừơng Nam Nữ Tổng số
ĐHKH 431 394 825
ĐHKT 128 100 228
ĐHNT 32 31 63
ĐHNL 449 145 594
ĐHSP 398 638 1036
ĐHYK 132 83 215
Tổng cộng 1570 1391 2961
2. Phương pháp nghiên cứu:
­ Các phương tiện khám: Một bộ dụng cụ khám và cây đo túi nha chu.
­ Cách khám: Khám ghi nhận tình hình bệnh nha chu trên cung hàm theo vùng lục  
phân.
­ Trên mỗi vùng ta chọn 1 răng có mức độ  tổn thương nặng nhất đó chính là  
răng chỉ số để đánh giá.
­ Tiêu chuẩn đánh giá:
+ Chuẩn 0 (code 0): Mô nha chu lành mạnh.
+ Chuẩn 1 (code 1): Chảy máu nướu trong hoặc sau khi thăm khám.
+ Chu ẩ n 2 (code 2): Có cao răng nhìn th ấ y tr ự c ti ế p ho ặ c b ằ ng c ả m giác 
thông qua cây thăm dò.
+ Chuẩn 3 (code 3): Túi nha chu > 3,5 mm.
+ Chuẩn 4 (code 4): Túi nha chu sâu > 5,5 mm.
­ Phân loại nhu cầu điều trị:
+ Chuẩn 0 (TN 0): Không cần điều trị.
+ TN 1: Gồm từ code 1 ­ code 4 là số người cần được hướng dẫn vệ sinh răng  
miệng.
+ TN 2: Gồm từ code 2 ­ code 4 là số người cần phải lấy cao răng và làm láng gốc  
răng.
+ TN 3: Code 4 phải nạo túi nha chu và điều trị phức tạp.
­ Tổng kết và xử lý số liệu theo phương pháp thống kê y học.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Tình hình bệnh nha chu: 
Bảng 2: Tỷ lệ % sinh viên mắc bệnh nha chu
(bệnh nhân được tính ở mức độ thương tổn cao nhất, không tính code 4).

Code 0 Code1 Code 2 Code3 TS mắc


Trường Số  SV
Sl % Sl % Sl % Sl % Sl %
ĐHKH 825 174 21,1 27 3,3 623 75,5 1 0,12 651 78,92
ĐHKT 228 49 21,5 4 1,8 174 76,3 1 0,44 179 78,5
ĐHNT 63 13 20,6 3 4,8 47 74,6 0 0,0 50 79,4
ĐHNL 594 95 16,0 22 3,7 477 80,3 0 0,0 499 84,0
ĐHSP 1036 196 18,9 34 3,3 802 77,4 4 0,39 840 81,13
ĐHYK 215 69 32,1 14 6,5 132 61,4 0 0,0 146 67,9
Cộng 2961 596 20,1 104 3,51 2255 76,2 6 0,2 2365 79,9

124
Bảng 3: Tỷ lệ % sinh viên mắc bệnh nha chu theo giới
Nam Nữ
 Trườn
Số  Code  Code  Code  Số  TL  Số  Code  Code  Code  Số  TL 
g
khám 1 2 3 mắc % khám 1 2 3 mắc %
ĐHKH 431 12 343 1 356 82,6 394 15 280 0 295 74,9
ĐHKT 128 2 101 0 103 80,5 100 2 73 1 76 76
ĐHNT 32 3 23 0 26 81,3 31 0 24 0 24 77,4
ĐHNL 449 15 366 0 381 84,9 145 7 111 0 118 81,4
ĐHSP 398 12 325 1 338 84,9 638 22 477 3 502 78,7
ĐHYK 132 7 79 0 86 65,2 83 7 53 0 60 72,3
Tổng 1.570 51 1.237 2 1.290 82,2 1.391 53 1.018 4 1.075 77,3

Bảng 4: Số vùng và số vùng trung bình mắc bệnh nha chu
Code 1 Code 2 Code 3
Số SV 
Trường Số  Số vùng  Số vùng  Số  Số vùìng 
khám Số vùng
vùng TB vùng TB
ĐHKH 825 2.733 3,31 2.504 3,04 3 0,004
ĐHKT 228 788 3,46 754 3,31 4 0,018
ĐHNT 63 203 3,22 187 2,97 0 0,000
ĐHNL 594 2.150 3,62 2.030 3,42 0 0,000
ĐHSP 1.036 3.305 3,19 3.015 2,91 7 0,007
ĐHYK 215 572 2,66 504 2,34 0 0,000
Tổng 2.961 9.751 3,33 8.994 3,04 14 0,005
2. Nhu cầu điều trị bệnh nha chu:
Bảng 5: . Nhu cầu điều trị bệnh nha chu
TN1  TN2
Số SV  tỷ lệ số sinh viên  Số vùng trung 
Trường Tỷ lệ SV cần 
khám cần hướng dẫn  bình cần được 
cạo cao (%)
VSRM (%) cạo cao
ĐHKH 825 78,92 75,63 3,04
ĐHKT 228 78,5 76,74 3,31
ĐHNT 63 79,4 74,6 2,97
ĐHNL 594 84,0 80,3 3,42
ĐHSP 1.036 81,13 77,8 2,91
ĐHYK 215 67,9 61,4 2,34
Tổng 2.961 79,9 76,4 3,04

125
BÀN LUẬN
Qua kết quả khám cho 2961 sinh viên năm thứ nhất khoá 2000 ­ 2001 của Đại  
học Huế chúng tôi có một số nhận xét sau:
­ Tỷ lệ mắc bệnh nha chu cao: Tính từ mức độ nhẹ là chảy máu nướu cho đến 
mức độ nặng với sự thành lập túi nha chu.
Trường Đại học Khoa học: 78,9%
Trường Đại học Kinh tế: 78,5%
Trường Đại học Nghệ thuật: 79,3%
Trường Đại học Nông lâm: 84,0%
Trường Đại học Sư phạm: 81,1%
Trường Đại học Y khoa: 67,9%
Chung cho cả Đại học Huế: 79,9%
So sánh tỷ  lệ  mắc bệnh nha chu giữa các trường trong Đại học Huế  thì tỷ  lệ 
mắc bệnh nha chu của trường Đại học Nông lâm là cao nhất 84,0%; thấp nhất là Đại  
học Y khoa 67,9% (sự khác biệt không có ý nghĩa với P < 0,01). 
So sánh tỷ  lệ  mắc bệnh giữa nam và nữ  (bảng 4) cũng không có sự  khác biệt  
lớn: nam 82,2% và nữ là 77,3% (sự khác biệt không có ý nghĩa với P < 0,01).
­ Mức độ mắc bệnh: Qua bảng 2 chúng tôi thấy số sinh viên mắc bệnh: Chủ yếu là  
cao răng (code 2), chiếm 76,1%. Tình trạng viêm nướu (Code 1) chiếm 3%. 
Thấp nhất là túi nha chu nông (code 3)  chiếm 0,21%.
­ Túi nha chu sâu (code 4) không có cho nên chúng tôi không đưa vào bảng.
­ Số vùng trung bình mắc bệnh nha chu qua bảng 4:
Số vùng trung bình từ chảy máu nướu trở lên là 3,33.
Số vùng trung bình từ cao răng trở lên là 3,04.
Số vùng trung bình có túi nông là 0,005.
­ Chỉ số nhu cầu điều trị: Qua bảng 5 chúng tôi có nhận xét nhu cầu điều trị nói 
chung cao: 79,9%. Nhưng nhu cầu điều trị  tập trung chủ  yếu  ở  điều trị  đơn giản,  
gồm hướng dẫn vệ  sinh răng miệng 79,9%; cạo cao răng và cạo láng gốc răng:  
76,36%; nhu cầu điều trị phức tạp không có.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1. Kết luận: 
Tiến hành khám cho 2961 sinh viên năm thứ nhất khoá 2000­2001 của Đại học 
Huế chúng tôi có kết luận sau:
­ Tỷ lệ số sinh viên mắc bệnh nha chu cao chiếm 79,9%
­ Số vùng trung bình mắc bệnh nha chu cao: 
Số vùng trung bình có chảy máu nướu trở lên: 3,30
Số vùng trung bình có cao răng trở lên: 3,04.
Số vùng trung bình có túi nông trở lên: 0,005.
­ Chỉ số nhu cầu điều trị nha chu cao
Tỷ lệ sinh viên cần được hướng dẫn VSRM: 79,9%.
126
Tỷ lệ sinhviên cần được cao cao: 76,36%.
Như vậy, nhu cầu điều trị bệnh nha chu của sinh viên năm thứ nhất khoá 2000 ­  
2001 của Đại học Huế cao. Trong đó, chủ yếu là hướng dẫn VSRM và cạo cao răng.
2. Đề nghị
Qua phân tích chỉ số nhu cầu điều trị  nha chu của sinh viên năm thứ  nhất khoá  
2000 ­ 2001 của Đại học Huế chúng tôi có một số đề nghị sau:
­ Mở rộng phòng khám và điều trị.
­ Trang bị   thêm thiết bị, dụng cụ và nhân lực phục vụ  cho điều trị  bệnh răng  
miệng.
­ Tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục vệ sinh răng miệng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bài giảng răng hàm mặt. Bộ môn Răng Hàm Mặt trường Đại học Y khoa Hà 
Nội.
2. Bài giảng nha chu học. Khoa Răng Hàm Mặt trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí 
Minh. 
3. Nguy ễ n C ẩ n.  Tình hình b ệ nh nha chu Vi ệt Nam . T ổ ng quan và chuyên kh ả o 
ng ắ n Y d ượ c, vi ệ n Thông tin th ư  vi ệ n Trung  ươ ng s ố 18, Hà N ộ i (1985).
4. Tr ầ n Văn Tr ườ ng.   Ch ươ ng trình chăm sóc răng mi ệ ng ban đ ầ u đ ế n năm  
2000. Vi ệ n Răng Hàm M ặ t (1997)
5. Trầ n Văn Tr ườ ng.  Kế t qu ả  điề u tra sức khoẻ  răng miệ ng toàn quốc  ở  Việ t  
Nam 1999­2000. Tạ p chí Y h ọ c Vi ệ t Nam s ố 10 (2001).
6. Điều tra sức khoẻ răng miệng. Tổ chức Y tế Thế giới Geneva (1987).

TÓM TẮT
Kết quả  điều tra tình hình bệnh nha chu trên 2961 sinh viên năm thứ  nhất Đại học  
Huế cho thấy: tỷ lệ mắc bệnh cao chiếm 79,9% trong đó nam chiếm 82,2% và nữ 77,3%. Số  
vùng trung bình mắc bệnh nha chu từ chảy máu nướu trở lên là 3,30. Có cao răng trở lên là  
3,04 và túi nha chu trở lên là 0,005. Chỉ  số nhu cầu điều trị  nha chu cao nhưng chủ yếu là  
hướng dẫn vệ sinh răng miệng chiếm 79,9%, trong đó cao răng là 76,36%, còn điều trị phức  
tạp 0,21%.
Điều này đặt ra một vấn đề  cần thiết cho Trung tâm Nghiên cứu Y học lâm sàng là  
phải tăng thêm trang thiết bị, dụng cụ và nhân lực phục vụ cho công tác điều trị. Đồng thời  
tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục vệ sinh răng miệng.

PERIODONTAL DISEASE OF HUE UNIVERSITY’S 
FIRST YEAR STUDENTS IN THE ACADEMIC YEAR 2000­2001
AND THERAPEUTIC NEED

127
Vu Thi Bac Hai, Le Hong Lien
College of  Medicine, Hue University

SUMMARY
The results of the survey of periodontal disease made on 2961 Hue University’s first  
year students showed that the rate of the disease  was high, which accounted for 79.9%, 82.2 of  
whom being male and 77.3% female. 

128

You might also like