Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 138

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC HUẾ


TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC

NGÔ NHẬT PHƯƠNG

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG BỆNH NHA CHU Ở NGÝỜI CAO


TUỔI
VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TRÊN BỆNH NHÂN ÐẾN KHÁM
NGOẠI TRÚ
TẠI BỆNH VIỆN QUẬN THỦ ÐỨC NÃM 2017

LUẬN ÁN CHUYÊN KHOA CẤP II


HUẾ - 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC

NGÔ NHẬT PHƯƠNG

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG BỆNH NHA CHU Ở NGÝỜI CAO


TUỔI
VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TRÊN BỆNH NHÂN ÐẾN KHÁM
NGOẠI TRÚ
TẠI BỆNH VIỆN QUẬN THỦ ÐỨC NÃM 2017

LUẬN ÁN CHUYÊN KHOA CẤP II


Chuyên ngành: QUẢN LÝ Y TẾ
Mã số: CK 60 72 76 05

Người hướng dẫn khoa học:


TS. TRẦN TẤN TÀI
HUẾ - 2018

Lời Cảm Ơn
Trong thời gian học tập và thực hiện luận án này, tôi luôn nhận được sự
chỉ dẫn và giúp đỡ tận tình của các Thầy cô Trường Đại học Y Dược Huế,
Bệnh viện Quận Thủ Đức và các bạn đồng nghiệp.
Với tất cả tình cảm, sự kính trọng và lòng biết ơn, tôi xin gửi lời cảm ơn
chân thành, sâu sắc đến Ban Giám hiệu, Khoa Y Tế công Cộng, Phòng Đào
Tạo Sau Đại Học và Quý Thầy cô Trường Đại học Y Dược Huế đã cho phép và
tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và hoàn thành luận án này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS.BS. Trần Tấn Tài là người đã
trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện luận án này. Thầy đã dành nhiều thời gian
quí báu để tận tình hướng dẫn, sửa chữa những sai sót trong luận án cũng như
giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi có thể nghiên cứu và hoàn thành
luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn đến Ban Giám đốc, các Phòng, Khoa của Bệnh
viện Quận Thủ Đức đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình
thực hiện điều tra nghiên cứu này
Cuối cùng, tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, bạn đồng nghiệp
đã hỗ trợ giúp đỡ, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành
chương trình học tập và nghiên cứu này.

Huế, ngày 17 tháng 07 năm 2018


Ngô Nhật Phương
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các tài liệu trích dẫn theo các nguồn đã công bố. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận án là trung thực và tôi chưa từng công bố
trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào.
Nếu có gì sai sót, tôi chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Tác giả luận án

Ngô Nhật Phương


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CAL Clinical attachment loss: mất bám dính lâm sàng


CI Calculus index: chỉ số vôi răng
CPI Community periodontal index: chỉ số nha chu cộng đồng
cs Cộng sự
CSRM Chăm sóc răng miệng
CVR Cạo vôi răng
ĐTĐ Đái tháo đường
GI Gingival index: chỉ số nướu
NC Nha chu
NCT Người cao tuổi
OHIS Oral hygiene index simplified
Chỉ số vệ sinh răng miệng đơn giản
PD Pocket depth: độ sâu túi nha chu
PLI Plaque index: chỉ số mảng bám
SKRM Sức khỏe răng miệng
TB Trung bình
THPT Trung học phổ thông
TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh
VSRM Vệ sinh răng miệng
WHO World Health Organization: Tổ chức Y tế thế giới

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ...........................................................................................................1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU.....................................................................3
1.1. TỔNG QUAN VỀ NGƯỜI CAO TUỔI VÀ NHỮNG BIẾN ĐỔI SINH LÝ......
.......................................................................................................................... 3
1.2. BỆNH NHA CHU Ở NGƯỜI CAO TUỔI.........................................................4
1.3. NHỮNG YẾU TỔ NGUY CƠ CỦA BỆNH NHA CHU.................................13
1.4. CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ BỆNH NHA CHU TRONG NGHIÊN CỨU.............17
1.4. NGHIÊN CỨU VỀ BỆNH VIÊM NHA CHU Ở NGƯỜI CAO TUỔI TRÊN
THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM.............................................................................22
1.5. GIỚI THIỆU KHOA RĂNG HÀM MẶT BỆNH VIỆN QUẬN THỦ ĐỨC.......
........................................................................................................................ 25
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........................27
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU..........................................................................27
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................................27
2.3. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU..............................................................................42
2.4. HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC..................43
CHƯƠNG 3 kẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..................................................................45
3.1. TỶ LỆ BỆNH NHA CHU Ở BỆNH NHÂN NGƯỜI CAO TUỔI ĐẾN KHÁM
NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN QUẬN THỦ ĐỨC NĂM 2017.......................
........................................................................................................................ 45
3.2. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN MẮC BỆNH NHA CHU....................62
CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN.......................................................................................12
4.1. TỶ LỆ BỆNH NHA CHU Ở BỆNH NHÂN NGƯỜI CAO TUỔI ĐẾN KHÁM
NGOẠI TRÚ TẠI BV QUẬN THỦ ĐỨC NĂM 2017...................................72
4.2. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN BỆNH NHA CHU.............................83
KẾT LUẬN
KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Chỉ số mảng bám PLI (Plaque index) của Loe và Silness (1967)..............17
Bảng 1.2. Đánh giá chỉ số PLI...................................................................................18
Bảng 1.3. Chỉ số CI (Calculus index)........................................................................18
Bảng 1.4 Đánh giá chỉ số vôi răng CI (Calculus index)............................................19
Bảng 1.5. Tiêu chuẩn chỉ số nướu.............................................................................19
Bảng 1.6. Đánh giá chỉ số nướu GI (Gingival index)................................................20
Bảng 1.7. Chỉ số nha chu trong cộng đồng (CPI)......................................................22
Bảng 2.1 Các Phòng khám tại bệnh viện quận Thủ Đức được chọn vào khung mẫu
nghiên cứu................................................................................................................. 29
Bảng 2.2. Chỉ số nha chu cộng đồng CPI .................................................................38
Bảng 3.1 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi.....................................................45
Bảng 3.2 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nghề nghiệp.......................................46
Bảng 3.3 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo học vấn..............................................47
Bảng 3.4 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo kinh tế gia đình..................................48
Bảng 3.5 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo số con.................................................49
Bảng 3.6 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo bệnh lý nội khoa................................50
Bảng 3.7 Kiến thức về chăm sóc răng miệng, dự phòng bệnh nha chu....................50
Bảng 3.8 Thực hành chăm sóc răng miệng, dự phòng bệnh nha chu.........................51
Bảng 3.9 Kết quả khám lâm sàng mảng bám theo vùng lục phân.............................52
Bảng 3.10 Tỷ lệ mảng bám của đối tượng................................................................53
Bảng 3.11 Kết quả khám lâm sàng chỉ số nướu theo vùng lục phân.........................53
Bảng 3.12 Tỷ lệ viêm nướu của đối tượng................................................................54
Bảng 3.13 Kết quả khám lâm sàng chỉ số vôi răng theo vùng lục phân.....................54
Bảng 3.14 Tỷ lệ vôi răng của đối tượng....................................................................55
Bảng 3.15 Tỷ lệ đối tượng có CPI cao nhất chung và theo nhóm tuổi (Bệnh nhân
được tính ở mức độ tổn thương cao nhất)..................................................................57
Bảng 3.16 Tỷ lệ đối tượng có CPI cao nhất theo giới (Bệnh nhân được tính ở mức độ
tổn thương cao nhất)..................................................................................................58
Bảng 3.17 Tỷ lệ đối tượng có túi nha chu theo nhóm tuổi.........................................58
Bảng 3.18 Số vùng lục phân lành mạnh và bệnh lý theo tuổi....................................59
Bảng 3.19 Số vùng lục phân lạnh mạnh và bệnh lý theo giới....................................60
Bảng 3.20 Số trung bình vùng lục phân lành mạnh và bệnh lý theo nhóm tuổi.........61
Bảng 3.21 Số trung bình vùng lục phân lành mạnh và bệnh lý theo giới...................61
Bảng 3.22Liên quan giữa yếu tố dân tộc và bệnh nha chu........................................62
Bảng 3.23 Liên quan giữa giới tính và bệnh nha chu................................................62
Bảng 3.24 Liên quan giữa nhóm tuổi và bệnh nha chu..............................................63
Bảng 3.25 Liên quan giữa học vấn và bệnh nha chu.................................................63
Bảng 3.26. Liên quan giữa nghề nghiệp và bệnh nha chu.........................................64
Bảng 3.27 Liên quan giữa tình trạng hôn nhân và bệnh nha chu...............................64
Bảng 3.28 Liên quan giữa số con của đối tượng và tình trạng bệnh nha chu................65
Bảng 3.29 Liên quan giữa kinh tế gia đình của đối tượng và tình trạng bệnh nha chu
.................................................................................................................................. 65
Bảng 3.30 Liên quan giữa nguồn thu nhập của đối tượng và tỷ lệ bệnh nha chu...........66
Bảng 3.31 Liên quan giữa sống chung người khác và tỷ lệ bệnh nha chu.................66
Bảng 3.32. Liên quan bệnh đái tháo đường và tỷ lệ bệnh nha chu............................67
Bảng 3.33 Liên quan giữa bệnh tim mạch và tỷ lệ bệnh nha chu..............................67
Bảng 3.34 Liên quan giữa mắc bệnh nội khoa khác và tỷ lệ bệnh nha chu................68
Bảng 3.35. Liên quan giữa kiến thức phòng bệnh nha chu và tỷ lệ bệnh nha chu.........68
Bảng 3.36 Liên quan thực hành phòng chống bệnh nha chu và tỷ lệ bệnh nha chu.......69
Bảng 3.37. Liên quan giữa uống rượu và tỷ lệ bệnh nha chu....................................69
Bảng 3.38 Liên quan giữa hút thuốc lá và tỷ lệ bệnh nha chu...................................69
Bảng 3.39 Liên quan đối tượng hằng năm có đi khám răng miệng và tỷ lệ bệnh nha
chu............................................................................................................................. 70
Bảng 3.40 Một số yếu tố liên quan đến bệnh nha chu qua phân tích đa biến.............70
DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới.................................................45


Biểu đồ 3.2 Phân bố dân tộc của đối tượng nghiên cứu.............................................46
Biểu đồ 3.3 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tình trạng hôn nhân........................47
Biểu đồ 3.4 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo những người đang sống chung.......48
Biểu đồ 3.5 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nguồn thu nhập..............................49
Biểu đồ 3.6 Phân bố tỷ lệ đối tượng mắc bệnh nha chu theo nhóm tuổi....................56
Biểu đồ 3.7 Phân bố Tỷ lệ đối tượng có CPI cao nhất chung và theo nhóm tuổi.......57
Biểu đồ 3.8 Phân bố tỷ lệ đối tượng có túi nha chu theo giới....................................59
DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1. Sơ đồ biểu diễn qui trình thực hiện nghiên cứu..........................................44
1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Từ nửa cuối thế kỷ 20, sự thành công của các chương trình Y tế Cộng đồng và
những tiến bộ được thực hiện trong y học đã làm gia tăng đáng kể tuổi thọ ở các nước
trên thế giới [61]. Tuổi thọ bình quân của thế giới đã tăng thêm 20 năm, dự kiến đạt
mức 67,2 tuổi năm 2010 và 75,4 tuổi vào năm 2050. Dự báo trong giai đoạn 2005-
2050, một nửa lượng dân số gia tăng là do tăng số người trên 60 tuổi (60+). Các
nước đang phát triển sẽ là nơi có tỉ lệ người cao tuổi tăng cao nhất và nhanh nhất,
theo dự báo số người cao tuổi ở khu vực này sẽ tăng gấp 4 lần trong vòng 50 năm
tới. Tốc độ già hóa tại các nước đang phát triển ngày càng nhanh hơn tại các nước
phát triển (ví dụ Pháp mất khoảng 75 năm còn ở Singapore chỉ mất 19 năm) [11].
Việt Nam cũng bước vào giai đoạn “dân số già” từ năm 2017 cho đến nay. Tỷ lệ
người cao tuổi (60+) trong tổng dân số đã tăng từ 6,9% năm 1979 lên 9,45% năm
2007, xấp xỉ ngưỡng dân số già theo qui định của thế giới. Tỷ lệ này dự kiến là 11,24%
vào năm 2020 và sẽ tăng lên tới 28,5% năm 2050. Nếu nhìn toàn bộ thời kỳ từ 1979
đến 2007, dân số tăng lên 1,61 lần còn dân số cao tuổi tăng 2,17 lần. Tốc độ già hoá
của dân số nước ta khoảng 35 năm (tỷ lệ người cao tuổi từ 7% năm 1990 tăng lên
14% năm 2025) [11].
Cùng với sự phát triển về kinh tế, xã hội của đất nước, phần lớn người cao tuổi
(NCT) có cuộc sống ổn định về vật chất, tinh thần. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận
người cao tuổi đang phải lao động kiếm sống, sống cô đơn và đối mặt với nhiều
nguy cơ bất lợi cho sức khỏe. Người cao tuổi Việt Nam hiện nay có tỷ lệ ốm đau
cao, tình trạng khỏe mạnh thấp [6]. Vì vậy, việc chăm sóc sức khoẻ cho người cao
tuổi đối với ngành y tế nói chung, và chăm sóc sức khoẻ răng miệng cho người cao
tuổi của ngành Răng Hàm Mặt nói riêng là một vấn đề cấp thiết. Mặc dù có nhiều
nỗ lực trong phòng chống và nâng cao sức khỏe răng miệng nhưng hiện nay bệnh
nha chu vẫn chiếm tỷ lệ cao trong dân số người cao tuổi. Trong vài thập niên gần
đây, các nghiên cứu về tình trạng sức khỏe răng miệng (SKRM) ở NCT được
tiến hành ngày một nhiều, kết quả đều cho thấy bệnh nha chu là một trong
2

những bệnh phổ biến có tỷ lệ và số trung bình mắc rất cao và được coi là
nguyên nhân chính dẫn tới mất răng ở NCT [5], [12]. Theo nghiên cứu của MS
Hopcraft (2015) trên dân số người Úc cho thấy tỷ lệ mắc bệnh nha chu ở nhóm
người từ 55–74 tuổi chiếm 23,7%, trên 75 tuổi là 26,0% [ 40]. Ở Chile, nghiên cứu
của Viviana (2017) cho thấy tỷ lệ người dân trên 65 tuổi mắc bệnh nha chu là 98%
[72]. Tại nước ta, theo nghiên cứu của Phạm Vũ Anh Thụy và Nguyễn Quang Tâm
(2018) ở nhóm dân số trên 60 tuổi tại 3 bệnh xá ở Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy
mỗi người trung bình có 7.68 ± 4.55 răng chảy máu nướu, tỷ lệ có túi nha chu
chiếm 26,2% trong đó túi trên 7mm chiếm 9,5% [57]. Bệnh nha chu là một bệnh
tiến triển phức tạp có nhiều yếu tố liên quan như tuổi, giới tính, hút thuốc lá, đái
tháo đường, béo phì, thiếu vitamin D (Genco RJ, 2013; Yousef AA, 2014) [36],
[76] khiến bệnh nhân dễ mắc bệnh cũng như làm bệnh nặng thêm. Các yếu tố này
cũng ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh. Để giải quyết triệt để bệnh nha chu
cũng như dự phòng thì việc tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh là cần thiết
để đưa ra được những khuyến cáo hữu ích nhằm phục vụ tốt hơn công tác chăm sóc
sức khoẻ răng miệng cho người cao tuổi.
Ở Việt Nam, những nghiên cứu chuyên sâu về bệnh nha chu ở người cao tuổi
còn ít, hiện vẫn chưa có nghiên cứu nào về tình trạng sức khỏe nha chu người cao tuổi
trên địa bàn quận Thủ Đức. Việc nghiên cứu, đánh giá tình trạng bệnh nha chu sẽ góp
phần cung cấp thông tin đầy đủ cho việc xây dựng kế hoạch chăm sóc sức khỏe người
cao tuổi trên địa bàn quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.
Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu thực
trạng bệnh nha chu ở người cao tuổi và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân đến
khám ngoại trú tại Bệnh viện Quận Thủ Đức năm 2017” nhằm hai mục tiêu:
1. Xác định tỷ lệ bệnh nha chu ở bệnh nhân người cao tuổi đến khám ngoại trú
tại Bệnh viện Quận Thủ Đức năm 2017.
2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tình trạng mắc bệnh nha chu ở đối
tượng nghiên cứu.
3
4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. TỔNG QUAN VỀ NGƯỜI CAO TUỔI VÀ NHỮNG BIẾN ĐỔI SINH LÝ

1.1.1. Khái niệm người cao tuổi

Tại hội nghị Quốc tế về người già ở Viên (Áo – 1982) đã quy định người cao
tuổi đó là những người từ 60 tuổi trở lên. Khái niệm “Người cao tuổi” hiện nay
đang được dùng phổ biến ở nước ta, nó mang nhiều ý nghĩa tích cực, động viên so
với khái niệm “Người già”. Tuy nhiên, về mặt khoa học thì như nhau. Theo pháp
lệnh người cao tuổi số 23/2000/PL-UBTVQH10 do Ủy ban Thường vụ Quốc hội
khóa 10 ban hành ngày 28/4/2000, người cao tuổi (theo quy định của pháp lệnh này)
là công dân nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam từ 60 tuổi trở lên [15].
1.1.2 Biến đổi sinh lý chung và tình trạng sức khỏe người cao tuổi
Ở người cao tuổi, quá trình lão hóa làm cho hình thái và chức năng các cơ quan
thoái triển dần và không phục hồi [62]. Tất cả những quá trình lão hóa đó là nguyên
nhân làm cho sức khỏe người cao tuổi giảm sút và hay mắc các bệnh mãn tính và
cấp tính.
Lão hóa bắt đầu từ da, da cứng và nhăn nheo, mắt điều tiết kém và thị lực
giảm, thính lực kém đi [62]. Trong báo cáo về Vấn đề người cao tuổi ở Việt Nam
của Lê Văn Khảm (2014) có tới 76,7% NCT có dấu hiệu giảm thị lực, tỷ lệ người bị
giảm thính lực là trên 40% [6].
Ở người cao tuôi, hoạt động chức năng các cơ quan, phủ tạng giảm dần, bài
tiết dịch vị kém ăn uống kém ngon và chậm tiêu, hệ thống nội tiết yếu đi. Chức
năng hô hấp giảm, chức năng tim mạch kém thích ứng với lao động nặng [62]. Một
số bệnh lý liên quan đến các cơ quan này theo nghiên cứu của Bệnh viện Lão khoa
trung ương, là tăng huyết áp phổ biến với tỷ lệ mắc lên tới 42% ở những người từ
60 tuổi đến 74 tuổi và những người từ 75 tuổi trở lên là 54,6%. Bệnh phổi tắc nghẽn
mạn tính (vốn có nguyên nhân từ các bệnh về đường hô hấp kéo dài), cũng xuất
5

hiện ở 12,6% NCT. Các tình trạng sa sút về sức khỏe đáng kể khác ở cả nam giới và
nữ giới cao tuổi là các bệnh tiểu đường và bệnh của đường tiêu hóa như loét dạ dày,
viêm đại tràng, nuốt nghẹn có tỷ lệ mắc tương ứng là 15,4%, 9,7% và 10,2% (Lê
Văm Khảm, 2014) [6].
Người cao tuổi dễ bị gãy xương do chứng loãng xương. [62]. Một số bệnh thể
hiện sự biến đổi ở xương của người già gây ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng
cuộc sống như các bệnh về xương khớp, phổ biến là thoái hóa khớp (33,9%), thấp
khớp (9%) và loãng xương (10,4%) (Lê Văn Khảm, 2014) [6].
Ngoài ra, khả năng làm việc trí óc và vận động của người cao tuổi giảm đi
đáng kể, nhanh mệt, tư duy nghèo dần, liên tưởng kém, trí nhớ giảm hay quên, kém
nhạy bén, chậm chạp [62]. Theo Báo cáo Vấn đề về người cao tuổi ở Việt Nam hiện
nay (Lê Văn Khảm, 2014) tỷ lệ NCT gặp ít nhất một loại khó khăn về vận động là
gần 72 % và gặp ít nhất một trở ngại trong sinh hoạt hằng ngày là 37,6%. Về tinh
thần, những thay đổi về xã hội, tâm lý, sức khỏe suy giảm, bệnh tật và những lo
toan trong cuộc sống, sự cô đơn khi mất đi người bạn đời, người thân thiết làm cho
NCT bị sự suy sụp về tinh thần và mắc các bệnh lý tâm thần trầm trọng. Theo
nghiên cứu tại một số địa phương, tỷ lệ NCT gặp phải tình trạng khó ngủ là 67%, lo
lắng về cuộc sống là 51%, buồn rầu là 40%, chán nản là 42% và mệt mỏi thường
xuyên là 34%. Tỷ lệ NCT sa sút trí tuệ là 4,9 [6].
1.2. BỆNH NHA CHU Ở NGƯỜI CAO TUỔI

1.2.1. Định nghĩa bệnh nha chu và các dạng bệnh nha chu [8]

Bệnh nha chu là bệnh phá hủy những thành phần nâng đỡ răng như nướu, dây
chằng nha chu, xê măng và xương ổ răng.
Có 2 dạng bệnh nha chu chính là viêm nướu và viêm nha chu:
- Viêm nướu: viêm nhiễm tấn công mô nướu, thường thấy dưới dạng mãn tính.
Viêm có thể lan tràn xuống bên dưới gây phá hủy dây chằng hay xương ổ tạo
thành bệnh nha chu viêm. Viêm nướu có dạng triển dưỡng hay tụt nướu tùy
tính chất của viêm và tình trạng sức khỏe của cơ thể. Loại bỏ nguyên nhân
gây bệnh, viêm nướu có thể phục hồi.
6

- Viêm nha chu: viêm nhiễm tấn công vào mô nha chu bên dưới gây phá hủy
mô, ở giai đoạn nặng, mô nha chu không phục hồi mặc dù được điều trị ổn
định. Có 3 loại viêm nha chu phá hủy chính:
+ Loại viêm nhiễm: gọi là viêm nha chu, thường thấy nhất. Do nguyên nhân tại
chỗ, ảnh hưởng nhiều trên một số răng. Xương ổ tiêu khi túi nha chu được
thành lập.
+ Loại liên quan đến yếu tố toàn thân: ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của cơ
thể và do vi trùng đặc hiệu như viêm nha chu thanh thiếu niên.
+ Loại suy thoái: Teo mô nha chu liên quan đến tuổi già hay thiếu chức năng như
hở khóp cắn, mất răng đối kháng…
Ba dạng nha chu trên hay lầm lẫn và có thể kết hợp với nhau, ở giai đoạn cuối
của bệnh, biểu hiện lâm sàng của chúng rất khó phân biệt.
1.2.2. Mô nha chu và những biến đổi sinh lý ở người cao tuổi

1.2.2.1 Nướu
Nướu bao gồm biểu mô và mô liên kết nằm dưới được gọi là lớp đệm niêm mạc.
Ở người cao tuổi, biểu mô nướu trở nên mỏng đi và giảm sự sừng hóa [ 7], nên
làm tăng khả năng tiếp xúc với các tác nhân vi khuẩn, giảm sức đề kháng đối với
chấn thương chức năng, hoặc cả hai. Hàng rào biểu mô bị suy giảm chức năng bảo
vệ, các sản phẩm của vi khuẩn có thể đi vào khoảng gian bào rộng của biểu mô kết
nối, làm ảnh hưởng đến sức khỏe nha chu lâu dài [22], [27], [33].
Sự di chuyển về phía chóp của biểu mô kết nối, hậu quả là tụt nướu còn nhiều
tranh cãi. Sự tụt nướu xảy ra có thể do nhiều yếu tố, như sự mọc răng thụ động khi
mòn răng do lực ăn nhai. Rõ ràng sự tụt nướu theo tuổi là quá trình không thể tránh
khỏi, nhưng tiến triển và tích lũy của bệnh nha chu hay chấn thương theo thời gian
có thể tránh được [69].
1.2.2.2. Biến đổi ở xương ổ răng
Xương ổ răng là trung mô có độ biệt hóa cao gồm thành phần hữu cơ (tế bào,
sợi và chất gắn vô định hình vào khung xương), thành phần vô cơ (Ca, P, C dưới
dạng tinh thể apatit). Xương ổ răng thay đổi nhờ vào hai quá trình rất khác nhau:
7

điều chỉnh và tái cấu trúc. Cả hai quá trình này đều thay đổi theo tuổi tác. Theo tuổi
cấu trúc xương trở nên xốp hơn và số lượng tế bào ở màng xương giảm [7]. Mặc dù
tuổi tác là một yếu tố nguy cơ về giảm khối lượng xương trong loãng xương, nhưng nó
không phải là nguyên nhân và do đó cần được phân biệt với sự lão hóa sinh lý bình
thường [27]. Hiện tượng loãng xương ở người già là do giảm tạo xương, khác với bệnh
lý là tăng phá hủy xương [7].
1.2.2.3. Biến đổi ở dây chằng nha chu
Dây chằng nha chu là một mô liên kết mềm, neo chặt răng vào xương ổ và có
chức năng như là một mô đệm giữa các mô cứng để giảm thiểu lực nhai [23].
Những thay đổi trong dây chằng nha chu theo tuổi đã được báo cáo như giảm
số lượng nguyên bào sợi và cấu trúc trở nên bất thường hơn, song song với những
thay đổi trong mô liên kết nướu (Bhadbhade S, 2015) [ 27]. Như ta đã biết, thành
phần tế bào của dây chằng nha chu tham gia vào sự thành lập và tiêu xương, xê
măng trong các vận động sinh lý của răng. Tốc độ thành lập và biệt hóa của các tế
bào có ảnh hưởng đến tốc độ thành lập xương, collagen và xê măng [7].
1.2.2.4. Biến đổi ở xê măng
Xê măng là mô ít khoáng hóa nhất, gồm sợi collagen tạo nên khung hữu cơ,
muối khoáng và nước [7]. Một số kết quả đồng thuận cho thấy tác động lão hóa lên
xê măng chân răng. Sự gia tăng độ dầy xê măng là một phát hiện chung, sự gia tăng
này gấp từ 5 đến 10 lần so với sự gia tăng của tuổi. Phát hiện này không đáng ngạc
nhiên bởi vì sự lắng đọng tiếp tục xảy ra sau khi răng mọc [27].

1.2.3. Sinh bệnh học bệnh nha chu


Bệnh nha chu là tập hợp những tình trạng viêm nhiễm mô nha chu, nếu viêm
nhiễm chỉ xảy ra ở nướu gọi là viêm nướu, nếu ở mô nha chu sâu sẽ gọi là viêm nha
chu, nghĩa là có sự phá hủy xương ổ răng và hệ thống bám dính liên kết. Người ta
công nhận rằng hai yếu tố chính là vi khuẩn và miễn dịch tham gia vào bệnh căn
nha chu [7].

Trong suốt thế kỷ 19 và nửa đầu thế kỷ 20, đã có nhiều báo cáo đưa ra nguyên
nhân của viêm nướu và viêm nha chu. Trong số các nguyên nhân thông thường là mô
8

nha chu suy thoái theo quá trình lão hóa, còn có bệnh tuần hoàn, bệnh Gout, thiếu hụt
dinh dưỡng, rối loạn nội tiết, chấn thương khớp cắn, loạn dưỡng bất thường trong
phát triển răng, và kích thích cơ học từ các yếu tố tại chỗ chẳng hạn như lắng đọng
canxi. Hầu hết các lý thuyết này ít hoặc không có bằng chứng khoa học. Sau khi thử
nghiệm, vào năm 1876, một số nhà nghiên cứu, bao gồm Willoughby D. Miller, cho
rằng vi khuẩn đóng một vai trò quan trọng trong nha chu.

Các kết luận vi sinh chính được thiết lập bao gồm:

- Bệnh viêm nha chu là bệnh nhiễm khuẩn liên quan đến nhiều loại vi khuẩn,
các tác nhân gây bệnh là một phần của vi khuẩn vùng miệng.
- Mảng bám răng đóng vai trò quan trọng trong bệnh căn bệnh nha chu, một số
vi khuẩn trong mảng bám răng có nhiều tác nhân gây bệnh hơn những loại khác
[24], chúng khởi động và duy trì đáp ứng miễn dịch-viêm của ký chủ, phản ứng này
phá hủy mô liên kết, dây chằng nha chu và xương ổ răng [7].

Thật vậy, hầu hết các mô bị phá hủy ở những bệnh nhân viêm nha chu xuất
hiện là do phản ứng của vật chủ đáp ứng với các tác nhân vi khuẩn hơn là từ tác
động trực tiếp của vi khuẩn gây bệnh [ 24]. Những enzyme và độc tố do vi khuẩn kỵ
khí sinh bệnh tiết ra phá hủy chất ngoại tế bào như collagen hay màng tế bào ký
chủ. Protein ở bề mặt của vi khuẩn cũng có khả năng khởi động đáp ứng miễn dịch
và gây ra phản ứng viêm tại chỗ (Darveau và cs., 1997) [ 31]. Khi đó, các hoạt chất
cytokine, prostagladin và tế bào bạch cầu, tế bào sợi, được phóng thích ra, phá vỡ
collagen tạo chỗ cho tế bào bạch cầu thâm nhập. Mô nha chu bị căng rộng ra và dần
tấy lên. Khi mảng bám tích tụ dưới nướu và mật độ vi khuẩn kỵ khí gia tăng, bám
dính liên kết của răng bị pháy hủy, biểu mô tăng sinh dọc theo bề mặt chân răng
hình thành túi nha chu. Các hủy cốt bào cũng bắt đầu phá hủy xương (Schwartz và
cs, 1997) [65].

Những yếu tố nguy cơ như tuổi, giới tính, di truyền, hút thuốc lá cũng góp
phần gây ra sự phá hủy mô và xác định tính mẫn cảm đối với bệnh. Những yếu tố
nguy cơ này liên hệ đến ký chủ hoặc đến môi trường đóng vai trò chủ yếu trong quá
9

trình tiến triển bệnh viêm nha chu [7], [24].


Bệnh nha chu là một tình trạng phá hủy, tiến triển, thường mạn tính và tỷ lệ
mắc bệnh và độ trầm trọng của nó tăng theo tuổi. Có một câu hỏi đáng xem xét là
sự gia tăng tỷ lệ và mức độ trầm trọng của bệnh theo tuổi, là do đó là một bệnh phụ
thuộc vào tuổi hay là do ảnh hưởng tích lũy của các tác nhân gây bệnh trong đời
sống [44].
Theo Eduardo Hebling (2012) một số thay đổi trong cấu trúc nội tiết vi sinh vật
ảnh hưởng đến sự chuyển hóa của xương theo tuổi tác. Ví dụ như thiếu vitamin D là
một hiện tượng phổ biến ở những người cao tuổi. Lượng canxi thấp do thiếu hụt
vitamin D liên quan đến suy thận có thể dẫn đến cường cận giáp tái phát. Đối với nha
chu, chứng thiếu xương và loãng xương được coi là yếu tố nguy cơ quan trọng đối
với sự tiêu xương ổ trong bệnh nha chu. Quá trình lão hóa tác động lên các mô nha
chu, làm thay đổi số lượng và tính sinh học tế bào ban đầu của chúng, làm trầm trọng
thêm sự mất xương ở bệnh nhân cao tuổi và suy giảm chức năng miễn dịch ở những
bệnh nhân bị viêm nha chu. Những hậu quả này có thể liên quan với:
- Thay đổi trong sự phân hóa và tăng sinh tế bào tạo xương và tế bào hủy xương
- Sự gia tăng đáp ứng của tế bào nha chu đối với vi khuẩn đường miệng và lực
cơ học dẫn đến sự bài tiết các cytokine liên quan đến sự mất xương
- Thay đổi hệ thống nội tiết ở người già [33].
Cần chú ý rằng bệnh nha chu cũng là yếu tố nguy cơ của các bệnh người già
chẳng hạn như ĐTĐ type 2, bệnh tim mạch, việc điều trị bệnh nha chu trở nên quan
trọng hơn trong việc ngăn ngừa và điều trị các bệnh toàn thân ở người cao tuổi [ 44].
Sự hiện diện của bệnh nha chu có thể ảnh hưởng đến cơ thể theo hai cách: vi khuẩn
thâm nhập vào máu và ảnh hưởng của cơ chế viêm. Tuy nhiên, các bệnh toàn thân
cũng có thể ảnh hưởng đến khoang miệng (Cullinan và cs) [30].
Ngoài ra, sang chấn với những lực bất thường tác động lên răng cũng là
nguyên nhân tại chỗ quan trọng. Sang chấn không gây ra viêm nhưng gây ra tiêu
xương ổ răng và biến viêm nướu thành viêm nha chu [62].

1.2.3. Đặc điểm lâm sàng bệnh nha chu ở người cao tuổi
10

Bệnh nha chu có 2 loại: viêm nướu và viêm nha chu, cả 2 đều do vi khuẩn gây
nên, tương tác với quá trình đáp ứng miễn dịch của cơ thể. Một số yếu tố tại chỗ hoặc
toàn thân có tác động thúc đẩy và làm bệnh nặng thêm [7].
1.2.3.1.Viêm nướu
Viêm nướu có nguyên nhân tại chỗ là do vi khuẩn ở mảng bám, vôi răng và
các yếu tố làm tăng tích lũy vi khuẩn, một số nguyên nhân toàn thân khác ở người
cao tuổi như các bệnh về máu, nội tiết, do dùng thuốc…có biểu hiện viêm nướu với
các hình thái và mức độ nặng nhẹ khác nhau, tiến triển của viêm nướu có thể tồn tại
một thời gian dài, nhiều trường hợp sẽ tiến tới viêm nha chu [7], [44].
Viêm nướu có biểu hiện ban đầu chỉ là các tổn thương tại chỗ khu trú có
sưng, nóng, đau, chảy máu khi thăm khám. Viêm nhiễm tiến triển có thể dẫn đến áp
xe [44] đến các mức độ nặng như vết loét, mảng hoại tử. Mức độ viêm nướu và tốc
độ phát triển bệnh ở người cao tuổi nhanh hơn so với nhóm tuổi trẻ hơn, là do số
lượng thành phần tế bào trong mô nha chu giảm, giảm chất lượng phản ứng miễn
dịch [69]. Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể phục hồi nếu kiểm soát mảng bám hiệu quả
đầy đủ [44].
1.2.3.2.Viêm nha chu
Viêm nha chu được thể hiện dưới nhiều hình thức, nhưng đều có chung đặc
điểm như mất bám dính, tiêu xương ổ, thành lập túi nha chu với nhiều mức độ khác
nhau, trong đó thường gặp nhất là viêm nha chu mạn.
Viêm nha chu có đầy đủ các biểu hiện lâm sàng như viêm nướu, ngoài ra còn
có túi nướu bệnh lý, có thể có răng lung lay, di chuyển do xương ổ răng tiêu nhiều,
cùng với hiện tượng mất bám dính của nướu làm chân răng bị bộc lộ ít hay nhiều
trong môi trường miệng. Tất cả các nhà lâm sàng nhận thấy, răng mất bám dính mà
chịu thêm chất thương khớp cắn thì hình ảnh X-quang cho thấy có tiêu xương dạng
“hình chén” [7].
1.2.4 Chẩn đoán bệnh nha chu
Đặc điểm lâm sàng để phân biệt viêm nướu và viêm nha chu là mất bám
dính, đi kèm với sự xuất hiện của túi nha chu và tiêu xương ổ răng [7]. Chẩn đoán
11

bệnh nha chu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nướu viêm đỏ, chảy máu, đau tại chỗ,
răng lung lay, sưng, túi nha chu, hay có mủ. Những trường hợp bệnh trầm trọng
nướu thường loét và có mùi hôi và chảy máu. Hình chụp phim X quang có thể phát
hiện tiêu xương. Bờ miếng trám dư thừa có thể là yếu tố kích thích tại chỗ. Chấn
thương khớp cắn đặc biệt động tác nghiến siết chặt răng có thể làm gia tăng độ trầm
trọng của bệnh nhưng không phải là yếu tố khởi phát của bệnh [44].
1.2.5. Vấn đề chăm sóc răng miệng phòng ngừa bệnh nha chu cho người cao
tuổi

Ở người cao tuổi, sức khỏe răng miệng ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng
cuộc sống. Sức khỏe răng miệng kém bao gồm sâu răng, bệnh nha chu và mất răng
ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng và do đó suy giảm sức khỏe. Tương tự bệnh
toàn thân và các tác dụng phụ của các cuộc điều trị có thể làm gia tăng nguy cơ
bệnh vùng miệng [16]. Vì vậy, thiết kế và thực hiện chương trình phòng ngừa nha
khoa toàn diện cho người cao tuổi là rất cần thiết. Mặc dù người cao tuổi bị mất
răng ít hơn so với trước đây, nhưng tỷ lệ mắc bệnh răng miệng vẫn còn cao do có
nhiều răng hiện diện hơn. Sự hiện diện của sâu răng, nha chu bệnh và khô miệng là
bệnh vùng miệng thường được tìm thấy ảnh hưởng chủ yếu đến dân số người già
hơn [61].
WHO đã khuyến cáo sử dụng chiến lược phòng ngừa bệnh nha chu dựa trên
các yếu tố nguy cơ của bệnh bao gồm thực hành vệ sinh răng miệng đúng cách, chế
độ ăn nhiều trái cây, rau quả và ít đường, chất béo, sử dụng các chất kháng khuẩn
như chlohexidine, Florua, ngưng hút thuốc lá [50].
Theo quan niệm mới về diễn tiến của bệnh nha chu thì mảng bám vẫn đóng
một vai trò chủ yếu trong quá trình hình thành bệnh [ 7]. Việc tích tụ mảng bám ở
người cao tuổi bị trầm trọng hơn bởi sự hiện diện của phục hình, mất răng và tụt
nướu. Việc đeo hàm giả tháo lắp ảnh hưởng tiêu cực đến sự tích tụ mảng bám.
Ngoài ra, họ thường gặp khó khăn trong việc loại bỏ mảng bám bằng cách cơ học
(chải răng) vì giảm tính khéo léo hoặc thị lực kém hoặc do hạn chế sinh lý liên quan
đến các tình trạng như đột quỵ, bệnh Parkinson hoặc viêm khớp nặng [61]. Vì thế,
12

việc chăm sóc răng miệng người cao tuổi nên cân đối giữa tự chăm sóc (người cao
tuổi tự chăm sóc mình), chăm sóc không chính thức (cần sự giúp đỡ từ người nhà và
bạn bè) và chăm sóc chính thức (các dịch vụ y tế và xã hội)[11].
Đối tượng NCT tự chăm sóc răng miệng hoặc cần sự giúp đỡ của người thân
cần được tư vấn và giáo dục thực hành vệ sinh răng miệng. Giáo dục người cao tuổi
(và người thân) bao gồm một cuộc thảo luận với bệnh nhân nguyên nhân của bệnh
hiện tại và phương tiện can thiệp và phòng ngừa bệnh trong tương lai. Thảo luận
nguyên nhân phải đầy đủ, nhưng phù hợp với mức độ hiểu biết của người già, dựa
vào thực hành trên những mô hình đơn giản hiệu quả. Hầu hết phương pháp đánh
răng đa số là dử dụng phương pháp Bass bằng bàn chải lông mềm, ở những người
bị tụt nướu thì sử dụng lực chải răng nhẹ nhàng [61].
Một số báo cáo trên toàn thế giới đã chỉ ra rằng việc có rất ít người già sử
dụng dịch vụ sức khỏe răng miệng, đặc biệt là ở nhóm đối tượng không có điều kiện
kinh tế xã hội [61]. Nên việc giáo dục tuyên truyền nên lấy vôi răng 6 tháng/lần hay
thực hiện các chương trình nha khoa cộng đồng của các cơ quan y tế địa phương rất
cần thiết để phòng ngừa bệnh nha chu ở người cao tuổi.
Hiệu quả của việc kiểm soát mảng bám răng ở NCT đã được chứng minh qua
nghiên cứu của Vigild M (1993) trên 407 người sống tại Viện dưỡng lão, các đối
tượng này được chăm sóc, hướng dẫn vệ sinh răng miệng, kết quả cho thấy tình
trạng sâu răng và mảng bám răng thấp hơn so với những người không nhận được sự
chăm sóc. Năm 1999, Mascarenhas A.K cho thấy những người đi khám răng miệng
định kỳ, lấy vôi răng, làm vệ sinh răng miệng có SKRM tốt hơn hẳn so với những
người không đi khám thường xuyên [12].
1.2.6 Một số biện pháp điều trị và dự phòng bệnh nha chu [12]
Điều trị bệnh nha chu
Điều trị khởi đầu: Lấy vôi răng và làm nhẵn mặt chân răng
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy lấy sạch vôi răng và mảng bám cùng với giữ vệ
sinh răng miệng tốt sẽ đem lại sự lành mạnh cho tổ chức quanh răng. Có nhiều
phương pháp lấy vôi răng, nhưng trong thực hành lâm sàng thì phương pháp
13

lấy vôi răng bằng các dụng cụ cầm tay và lấy vôi răng bằng máy siêu âm là
được ứng dụng rộng rãi và có hiệu quả điều trị cao.
Điều trị túi nha chu
Liệu pháp điều trị túi nha chu thông dụng nhất hiện nay vẫn là liệu
pháp oxy già. Sau khi bơm rửa sạch túi nha chu bằng oxy già, người ta thổi
khô và đưa vào túi các chất sát trùng, chống viêm như chlohexidine 1.2%
hoặc các loại mỡ kháng sinh như Metronidazole, Tetracycline ... Đến nay, đã
có rất nhiều các nghiên cứu lâm sàng cho thấy hiệu quả tốt của việc sử dụng
các loại paste kháng sinh tại chỗ kết hợp với điều trị cơ học trong điều trị bảo
tồn bệnh nha chu.
Điều trị phẫu thuật
Điều trị phẫu thuật là một biện pháp điều trị bệnh lý tổ chức nha chu,
cho phép tổ chức nha chu đảm bảo được chức phận và đảm bảo kiểm soát
răng với hiệu quả cao nhất. Các phẫu thuật thường được thực hiện sau bước
điều trị khởi đầu, khi đã loại trừ được các yếu tố gây bệnh như vôi răng, mảng
bám răng và các yếu tố gián tiếp gây bệnh khác.
Điều trị duy trì
Đây là bước quyết định thành công của điều trị bệnh nha chu, nếu làm
không tốt bệnh sẽ tái phát nhanh chóng và thường nặng thêm.
Dự phòng bệnh nha chu
Hướng dẫn chải răng
Có rất nhiều phương pháp chải răng khác nhau. Chẳng hạn như: phương pháp
Stillman, phương pháp Charter, phương pháp Leonard, phương pháp Smith, phương
pháp Toothpick ... Tuy nhiên, không có một phương pháp chải răng nào phù hợp
với tất cả mọi người. Phụ thuộc hình thái cung răng (chen chúc, thưa…), đặc điểm
tổ chức nha chu, cũng như sự thuận tay phải hay tay trái của mỗi người mà chúng ta
sẽ tìm ra phương pháp vệ sinh răng miệng thích hợp. Ngoài ra, trong quá trình điều
14

trị bệnh nha chu, các biện pháp vệ sinh răng miệng phải được thay đổi cho phù hợp
với tình trạng bệnh lý.
Sử dụng chỉ tơ nha khoa và các dụng cụ hỗ trợ khác
Chỉ tơ nha khoa và các dụng cụ hỗ trợ khác là cần thiết để lấy bỏ mảng bám
răng ở những vị trí mà bàn chải khó vươn tới như mặt tiếp giáp răng và vùng kẽ
nướu.
Ngoài chải răng và sử dụng chỉ tơ nha khoa thì chúng ta cũng có thể sử dụng thêm
các dụng cụ hỗ trợ làm sạch khác như: các bàn chải kẽ răng, tăm, tăm cao su, tăm
nước... để làm sạch kẽ răng.
Duy trì sức khoẻ toàn thân tốt và sức khoẻ tinh thần tốt
Hiện nay, các nghiên cứu về bệnh sinh của bệnh nha chu vẫn tiếp tục được tiến
hành theo hướng chuyên sâu về khả năng miễn dịch tự nhiên và cơ chế phòng vệ
của cơ thể. Các mức độ stress trong cuộc sống, các thói quen xấu có hại cho sức
khoẻ như nghiện rượu, hút thuốc lá, lười vận động cơ thể cũng được coi là những
yếu tố có tác động bất lợi tới hệ thống phòng vệ của cơ thể chống lại các mầm bệnh
nha chu.
1.2.7 Chăm sóc sức khoẻ răng miệng ban đầu ở người cao tuổi [12]
Chương trình chăm sóc SKRM ban đầu cho người cao tuổi đã được định hình
trong khoảng 20 năm nay với các hoạt động tập trung vào 3 biện pháp chính (giáo
dục nha khoa, tổ chức các cơ sở dịch vụ khám, chữa định kỳ và kiểm tra, theo dõi).
Vấn đề giáo dục nha khoa hay phòng bệnh cấp I
Các vấn đề giáo dục cần được thực hiện ở cộng đồng (khu dân cư, nhà nuôi
dưỡng, viện dưỡng lão..). Cần sử dụng nhiều hình thức truyền tải nội dung giáo dục
như sử dụng các phương tiện truyền thanh, truyền hình, báo chí, tờ rơi, áp phích.
Khuyến khích giáo dục cá nhân qua gặp gỡ, tiếp xúc, thảo luận, câu lạc bộ, hoặc
ngay tại ghế chữa răng. Người thực hiện là các vệ sinh viên nha khoa, nhân viên sức
khoẻ NCT, đồng thời phối hợp hệ thống bác sỹ Răng Hàm Mặt các phòng mạch
công và tư.
Các biện pháp phòng bệnh tích cực hay phòng bệnh cấp II
15

Khám định kỳ ngắn đối với người có nguy cơ mắc bệnh cao nhằm mục tiêu
phát hiện bệnh sớm nhất và can thiệp kịp thời để đạt yêu cầu phục hồi lại sức khoẻ
một cách toàn vẹn, hay ít nhất là chặn đứng sự phát triển của bệnh.
Khám Kiểm tra sau điều trị hay phòng bệnh cấp III
Theo dõi, hướng dẫn và giám sát vệ sinh răng miệng chống mảng bám, tiếp tục
giáo dục. Khám, theo dõi và phát hiện sớm.
1.3. NHỮNG YẾU TỔ NGUY CƠ CỦA BỆNH NHA CHU
Các yếu tố nguy cơ của bệnh nha chu ở nhóm dân số già không khác với nhóm
tuổi khác. Chúng bao gồm tuổi tác, giới tính, chủng tộc / dân tộc, thu nhập, giáo dục
và thăm khám nha khoa. Một số nhà nghiên cứu khác cũng muốn nhấn mạnh ảnh
hưởng của hút thuốc lá và bệnh tiểu đường với bệnh nha chu [30].

1.3.1 Tuổi tác

Theo các nghiên cứu, tuổi tác tăng theo độ giảm của mức độ mất bám dính trên lâm
sàng và độ tiêu xương. Nhóm người 65-74 tuổi có khả năng mất bám dính mô nha
chu cao gấp 5 lầm và tiêu xương cao gấp 9 lần so với nhóm 35-44 tuổi. Tuổi tác chỉ
là yếu tố góp phần bệnh nha chu chứ không là nguyên nhân gây bệnh nha chu.

Bên cạnh đó, theo nghiên cứu của Day và Shourie, tỉ lệ tiêu xương ổ răng tăng theo
tuổi, nhưng tỷ lệ viêm nướu thì không rõ ràng [8].

1.3.2 Giới tính

Nam bị bệnh nhau chu nhiều hơn nữ. Nam bị nha chu viêm phá hủy giai
đoạn đầu khoảng 35 tuổi, trong khi nữ vào khoảng đầu 45 tuổi [8].

Có một mối liên quan không rõ ràng giữa giới tính và tình trạng nha chu.
Mất bám dính lâm sàng thường phổ biến ở nam giới hơn ở nữ giới.

Nguyên nhân gây ra tình trạng nha chu ở nam và nữ khác nhau chưa được
khám phá chi tiết, nhưng được cho là có liên quan đến vệ sinh răng miệng và đi
khám răng miệng hơn là so với yếu tố di truyền nào. Người ta chứng minh rằng nam
giới thường vệ sinh răng miệng kém hơn so với nữ [43].
16

1.3.3. Hút thuốc lá


Hút thuốc lá có mối liên quan với bệnh nha chu và mất răng. Nhiều bằng
chứng cho thấy hút thuốc lá, nguồn gốc của hơn 4.000 độc tố, là một yếu tố nguy cơ
chính gây ra tử vong, bệnh tim mạch, ung thư, và một số bệnh mãn tính. Mối liên hệ
giữa viêm nướu lở loét cấp tính và hút thuốc lá được báo cáo vào năm 1947. Trong
nhiều thập kỷ sau, nhiều nghiên cứu cho thấy có mối liên quan giữa thuốc lá hút
thuốc và bệnhh nha chu [36]. Hầu hết các nghiên cứu cho thấy vệ sinh răng miệng ở
người hút thuốc lá kém hơn so với người không hút thuốc, và điều này có lẽ là khái
niệm phổ biến vào thời điểm đó, rằng hút thuốc không phải là một yếu tố nguy cơ
cho viêm nha chu và vệ sinh răng miệng sẽ giải thích cho sự khác biệt về mức độ
bệnh nha chu giữa người hút thuốc và người không hút thuốc. Tuy nhiên sau này,
các nghiên cứu về mối liên quan giữa hút thuốc lá đối với bệnh nha chu cho thấy
hút thuốc là một yếu tố nguy cơ độc lập Tonetti (1998). Xì gà và hút thuốc ống
dường như có tác dụng trên nha chu tương tự như hút thuốc lá. Một đánh giá hệ
thống gần đây của Patelet (2000) trong mười nghiên cứu cũng cho thấy hút thuốc lá
ảnh hưởng tiêu cực đến tái tạo xương sau điều trị nha chu [ 36]. Các yếu tố nguy cơ
trong thuốc lá làm giảm phản ứng của vật chủ đối với vi khuẩn trong mảng bám
răng. Những người hút thuốc lá mắc bệnh nha chu thường ít có dấu hiệu viêm lâm
sàng và chảy máu nướu hơn so với người không hút thuốc. Điều này có thể được
giải thích bởi thực tế là nicotin tác dụng đến mạch máu tại chỗ, làm co mạch, giảm
lưu lượng máu, phù nề và dấu hiệu viêm lâm sàng [76].
1.3.4. Đái tháo đường
Một trong những biểu hiện vùng miệng quan trọng của bệnh đái tháo đường
(ĐTĐ) là viêm nướu và viêm nha chu. Bệnh nhân mắc bệnh ĐTĐ type 1 hoặc type 2
không được chẩn đoán hoặc kiểm soát có nguy cơ mắc bệnh nha chu cao hơn. Viêm
nha chu tiến triển nhanh hơn ở những bệnh nhân ĐTĐ có kiểm soát kém. Trái lại, ở
bệnh nhân kiểm soát đường máu tốt có thể duy trì sức khỏe răng miệng (SKRM) và
đáp ứng tốt với điều trị nha chu [ 76]. Preshaw và cs (2012) đã đề xuất một mối quan
hệ hai chiều giữa bệnh nha chu và kiểm soát đường huyết, mỗi bệnh có ảnh hưởng
tiềm năng đến bệnh khác [53].
17

1.3.5. Bệnh tim mạch


Mối liên quan giữa bệnh nha chu và bệnh tim mạch trong các nghiên cứu cho
thấy nồng độ cholesterol cao và hoạt động của vi khuẩn vùng miệng trong quá trình
xơ vữa động mạch có thể gia tăng trong viêm nha chu mãn tính. Một số cơ chế sinh
học khác cũng được đề xuất để giải thích mối quan hệ giữa bệnh nha chu và bệnh
tim mạch. Do đó, viêm nha chu có thể tạo nên một đáp ứng với phản ứng viêm toàn
thân, do đó cần được chú ý nhiều hơn ở bệnh nhân mắc bệnh tim mạch [ 76].
Viêm nha chu liên quan đến tính nhạy cảm của bệnh tim mạch theo ba cách.
Một, bệnh nha chu và bệnh toàn thân như bệnh tim mạch có chung các yếu tố nguy
cơ. Do đó các yếu tố làm tăng nguy cơ viêm nha chu cũng có thể làm tăng nguy cơ
mắc bệnh tim mạch. Hai, vi khuẩn gram âm và lipopolysaccharides đều âm cực nên
chúng có thể dễ dàng đi qua biểu mô túi loét và mô liên kết để tiếp cận các mạch
máu. Với số lượng đủ, chúng có thể gây ra phản ứng mạch máu lớn, bao gồm xâm
nhập tế bào viêm trong thành mạch, tăng sinh cơ trơn mạch máu, thoái hóa mỡ
mạch máu và đông máu nội mạch. Ba, viêm nha chu có thể dẫn đến sự tập trung các
chất trung gian tiền viêm như cytokine. Chúng có thể xâm nhập tuần hoàn và kéo
dài ảnh hưởng của bệnh toàn thân [68].
1.3.6. Loãng xương
Loãng xương là một vấn đề đang được thế giới rất quan tâm vì qui mô lớn và
hệ quả nghiêm trọng của nó trong cộng đồng. Theo thống kê của PGS.TS. Trịnh
Đình Hải viện răng hàm mặt quốc gia (2008) tỉ lệ bệnh nha chu của Việt Nam chiến
hơn 90%. Một số nghiên cứu (von Wowern và cộng sự, 1994); Mohammad và cộng
sự, 1996, 1997); Gomes‐Filho và cộng sự, 2007) cho thấy có mối tương quan giữa
bệnh loãng xương và bệnh nha chu. Cả hai bệnh đều có liên quan đến vấn đề tiêu
hủy xương. Do đó mất xương ổ răng là hình ảnh nổi bật của bệnh nha chu nên loãng
xương nặng được nghi ngờ là yếu tố liên quan. Mối quan hệ này vẫn chưa được
chứng minh rõ ràng. Mặt khác, một số nghiên cứu khác Kribbs (1990), Weyant và
cộng sự (1999) lại cho rằng không có mối tương quan giữa bệnh loãng xương và
tình trạng nha chu [4].
18

1.3.7. Tình trạng răng miệng


Theo vùng giải phẫu răng, nhóm răng bị ảnh hưởng nha chu từ nặng nhất đến
nhẹ nhất là: nhóm răng cửa dưới, nhóm răng cối, nhóm răng cửa trên, răng cối nhỏ
hàm dưới và răng nanh trên. Ngoài ra, bệnh nha chu có thể trầm trọng hơn do sâu
răng, mất răng sớm, răng xoay, nghiên, trồi và các lực chấn thương khớp cắn [8].
Việc vệ sinh răng miệng rất quan trọng trong việc duy trì sức khỏe răng
miệng. Vệ sinh răng miệng kém góp phần vào nguy cơ bệnh nha chu và sâu răng.
Hầu hết mọi người không chải răng hiệu quả và hiệu quả chải răng giảm theo tuổi.
Ở người già, nhận thức hoặc vận động của họ bị suy giảm, một ít trường hợp có thể
cần ai đó để làm sạch răng cho họ. Khi tuổi tăng, việc dùng chỉ nha khoa trở nên
khó khăn hơn vì đòi hỏi tính khéo léo [ 30]. Theo Lorenzo (2015), những người
chăm sóc răng miệng kém hiệu quả có nguy cơ xuất hiện bệnh nha chu cao hơn
[42].
1.3.8. Các yếu tố nguy cơ khác
Vào đầu những năm 1990, nhiều bằng chứng cho rằng bệnh nha chu như là
một yếu tố nguy cơ cho một số bệnh toàn thân như tim mạch, ĐTĐ, bệnh phổi,… và
gần đây là các bệnh viêm khớp dạng thấp, béo phì và loãng xương [ 7]. Trong nhóm
người bệnh viêm nha chu, có tới 80-90% người bệnh mắc những bệnh mãn tính
kèm theo phải dùng thuốc, dẫn đến thay đổi môi trường miệng. Trong số đó có
những thuốc gây xáo trộn cân bằng vi khuẩn miệng, tạo điều kiện cho sự phát triển
của một số chủng gây bệnh nha chu.
Ngoài ra, các thói quen chẳng hạn như sử dụng chế độ ăn uống và thói quen vệ
sinh cũng liên quan đến bệnh nha chu. Chẳng hạn như khẩu phần thiếu vitamin C, A
đưa đến viêm nướu Scorbut hoay viêm nướu hoại tử có màng giả [8].
Cuối cùng, có một mối quan hệ mạnh mẽ giữa các yếu tố căng thẳng thần
kinh, thay đổi nội tiết, kinh tế xã hội và tình trạng nha chu. Nhiều nghiên cứu cho
thấy thời kì dậy thì hay đang có thai làm gia tăng viêm nướu. Hay viêm nhau chu
thường gặp trên những người suy giảm thể lực, trí lực, kinh tế xã hội thấp [8].
Sự hiểu biết về phân bố và các yếu tố liên quan với bệnh nha chu có thể cung
19

cấp thông tin hữu ích cho việc lập kế hoạch chương trình Y tế Công cộng [42].
1.4. CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ BỆNH NHA CHU TRONG NGHIÊN CỨU

1.4.1. Chỉ số đánh giá mảng bám, vôi răng, viêm nướu
1.4.1.1. Chỉ số mảng bám PLI (Plaque index)
Chỉ số mảng bám PLI (plaque index) của Loe và Silness (1967) là hệ thống
được sử dụng nhiều nhất để đánh giá mảng bám trong các thử nghiệm lâm sàng hay
dịch tễ học thực nghiệm [7]. Chỉ số PLI được mô tả đánh giá trên toàn bộ răng hoặc
có thể chỉ trên các răng chỉ số [62].
Bảng 1.1. Chỉ số mảng bám PLI (Plaque index) của Loe và Silness (1967)
Điểm số Tiêu chuẩn chỉ số mảng bám (PLI)
0 Không có mảng bám
1 Mảng bám không thấy được bằng mắt thường, nhưng thấy
được khi dùng cây đo túi cạo trên bề mặt răng ở khe nướu
2 Mảng bám mỏng hay trung bình, phủ mặt răng, thấy bằng
mắt thường.
3 Mảng bám dày, mảnh vụn thức ăn nhiều

Cách đánh giá: mặt răng chia thành 4 vùng gồm mặt ngoài xa, mặt ngoài, mặt
ngoài gần và mặt trong. Thổi khô các răng trước khi đánh giá chỉ số mảng bám. Cho
điểm số từ 0 đến 3 ở 4 vùng của một răng theo bảng 1.1. Điểm PLI trung bình ở mỗi
răng bằng tổng điểm PLI của 4 vùng răng chia cho 4. Điểm PLI trung bình ở mỗi
người bằng tổng điểm PLI khám được chia cho tổng các răng khám, theo ngưỡng
đánh giá như sau
Bảng 1.2. Đánh giá chỉ số PLI [10]

Điểm số PLI trung bình Xếp loại


0 0 Rất tốt (sạch)
1 0,1 - 0,9 Tốt
2 1 - 1,9 Trung bình
3 2,0 - 3,0 Kém
20

Ưu điểm: chỉ số PLI nhạy nên rất hữu hiệu trong những thử nghiệm lâm sàng
và nghiên cứu dài hạn
Nhược điểm: hơi chủ quan, đòi hỏi người khám phải được tập huấn tốt và có
kinh nghiệm [7].
1.4.1.2 Chỉ số vôi răng CI (Calculus index)
Chỉ số CI (hay CI-S) là một phần của chỉ số Vệ sinh răng miệng đơn giản
OHI-S (Oral hygiene simplified index) do Green và Vermillon sáng tác và chỉnh
sửa lại năm 1964. Chỉ số này khảo sát theo sextant trên 6 răng chỉ số: Mặt ngoài
răng 16, 26; mặt trong răng 36, 46. Mặt ngoài hai răng cửa: 11 và 31 [ 8] và cho
điểm theo bảng 1.3

Bảng 1.3. Chỉ số CI (Calculus index)

Điểm số Tiêu chuẩn chỉ số CI


0 điểm không có vôi răng
1 điểm vôi răng trên nướu bám ít hơn 1/3 mặt răng
2 điểm vôi răng trên nướu bám hơn 1/3 nhưng chưa đến 2/3 mặt răng
hoặc có lốm đốm vôi răng dưới nướu quanh cổ răng hoặc cả
hai
3 điểm vôi răng trên nướu bám hơn 2/3 mặt răng, hoặc có vôi răng
dưới nướu dày tạo mảng liên tục xung quanh cổ răng hoặc cả
hai

Chỉ số này dễ sử dụng vì nhanh, dễ tập huấn, được khám thêm vào các
nghiên cứu nha chu bên cạnh các chỉ số khác, dùng trong nghiên cứu lâm sàng và
thử nghiệm, các điều tra dịch tễ học [8].

Điểm CI của mỗi người bằng tổng điểm CI trên mỗi mặt răng chia cho tổng
số mặt răng khám, theo thang đánh giá như sau [2], [62].
Bảng 1.4 Đánh giá chỉ số vôi răng CI (Calculus index) [3]

Điểm số CI trung bình Xếp loại

0 0 Rất tốt (sạch)


21

1 0,1 - 0,6 Tốt

2 0,7 - 1,8 Trung bình

3 1,9 - 3,0 Kém

1.4.1.3. Chỉ số nướu (Gingival Index - GI) [7]

Chỉ số GI của Silness & Löe (1963) là chỉ số khá thông dụng cho đến ngày
nay vẫn còn được sử dụng trong một số nghiên cứu tình trạng nha chu [ 8]. GI đánh
giá tình trạng nướu quanh răng ở phía gần, xa, ngoài, trong.

Bảng 1.5. Tiêu chuẩn chỉ số nướu


Điểm số Tiêu chuẩn chỉ số nướu (GI)
0 Nướu bình thường.
1 Nướu đổi màu, không chảy máu khi thăm dò.
2 Nướu sưng đỏ, chảy máu khi thăm dò
3 Nướu sưng đỏ, lở loét, dễ chảy máu tự phát.

Cách đánh giá: Khám mô nướu ở 4 vùng: rãnh nướu ngoài gần, giữa, xa và
mặt trong. Không đánh giá ở răng 8. Cho điểm số từ 0 đến 3 theo bảng 1.5. Điểm
GI trung bình ở mỗi răng bằng tổng điểm GI bốn vùng răng chia cho 4. Điểm GI
trung bình ở mỗi người bằng tổng điểm GI khám được chia cho tổng các răng khám,
theo ngưỡng đánh giá như sau

Bảng 1.6. Đánh giá chỉ số nướu GI (Gingival index) [10]


Điểm số GI trung bình Xếp loại
0 0 Rất tốt (sạch)
1 0,1 - 0,9 Tốt
2 1 - 1,9 Trung bình
3 2,0 - 3,0 Kém
GI là chỉ số đơn thuần cho viêm nướu và không ghi nhận tình trạng bệnh nha
chu. Chỉ số này dễ làm vì dựa trên dấu chứng lâm sàng, tuy nhiên khó phân biệt
giữa điểm 0 và 1, 1 và 2 [8].

1.4.2. Chỉ số nha chu trong cộng đồng (CPI: Community Periodontal Index)
22

Có nhiều chỉ số dùng để đánh giá tỷ lệ và tình trạng mắc bệnh nha chu trong
cộng đồng. Vào năm 1987, “Phương pháp khảo sát sức khỏe răng miệng cơ bản”
của WHO (World Health Organization Oral Health Basic Methods, 3rd) đã đề xuất
Chỉ số điều trị nha chu cho cộng đồng CPITN (The community periodontal index of
treatment needs) để xác định tình trạng bệnh nha chu. Chỉ số này hữu ích trong việc
lập kế hoạch chương trình chăm sóc SKRM, hơn nữa chỉ số này cho phép so sánh
dữ liệu ở cấp quốc gia và toàn cầu [35]. Cũng như các công cụ đo lường bệnh nha
chu khác, CPITN có những ưu điểm và hạn chế của nó. Bên cạnh những lời chỉ
trích về việc đánh giá thấp mức độ bệnh, những nhà nghiên cứu khác đã tập trung
vào việc chuyển số liệu CPITN thành chỉ số đánh giá nhu cầu điều trị. Trong ấn bản
thứ 4 của Phương pháp khảo sát sức khỏe răng miệng cơ bản (1997), chỉ số được
đặt tên thành Chỉ số nha chu cộng đồng CPI (Community periodontal index), không
có tham chiếu đến nhu cầu điều trị. Chỉ số này cũng có hạn chế là quá phụ thuộc
vào các túi nha chu. Sau đó, công cụ đo lường bệnh nha chu bao gồm thêm chỉ số
đo độ mất bám dính nha chu CAL, sử dụng cùng cách thăm dò và răng chỉ số như
các chỉ số trên [35].
Trong Phương pháp cơ bản Khảo sát sức khỏe răng miệng (tái bản lần thứ 5,
2012), hệ thống chỉ số CPI biến đổi mới ra đời để giải quyết các điểm yếu của chỉ
số CPI ban đầu, đồng thời đảm bảo tính đơn giản. Hệ thống mới này ưu tiên sức
khỏe cộng đồng nhiều hơn và xem bệnh nha chu như là một gánh nặng đáng kể của
bệnh răng miệng. Trong hệ thống mới, tình trạng nha chu của tất cả các răng sẽ
được ghi lại bằng hệ thống điểm hiện tại, ngoại trừ sự hiện diện của vôi răng. Hệ
thống mới đã được thử nghiệm tại một số quốc gia có quy mô dân số khác nhau và
kinh tế phát triển. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu trông chờ rằng việc đánh giá đầy đủ
các răng sẽ cho phép xác định răng chỉ số mới cho các hệ thống đánh giá bán phần
trong tương lai [35].
Khác với chỉ số CPI trong ấn bản thứ 5 chưa phổ biến nhiều, chỉ số CPI trong
ấn bản thứ 4 không khám trên tất cả các răng mà chỉ khám trên các răng chỉ số [ 74].
Theo nghiên cứu Renata (2017), có sự khác nhau về kết quả CPI giữa khám toàn
23

phần (tất cả các răng) và khám bán phần (dựa theo răng chỉ số). Trong cách khám
bán phần, tỷ lệ túi nha chu (điểm 3 và 4) được đánh giá thấp hơn và tỷ lệ vôi răng
(điểm số 2) được đánh giá cao hơn so với cách khám toàn phần [63].
Dựa theo ấn bản thứ 4, CPI đánh giá tình trạng nha chu qua chảy máu nướu,
vôi răng và túi nha chu [74].
Cách khám và ghi nhận (cho đối tượng lớn hơn 20 tuổi)
• Sử dụng cây thăm dò túi nha chu Trinity-621 của Tổ chức Y tế thế giới, đầu
tận cùng là viên bi tròn đường kính 0,5 mm, thước đo độ sâu nằm trong giới hạn 3,5
mm đến 5,5 mm [74].
• Cây thăm dò nên đặt song song với trục của răng, sử dụng lực nhẹ <20g.
• Các răng trên hai hàm được chia thành 6 vùng lục phân (sextant) với các
răng chỉ số cần khám tương ứng. Đối với lục phân sau, răng 6 và 7 là răng chỉ số,
đối với lục phân trước, răng 1 là răng chỉ số. Nếu bị mất một răng cối lớn, thì không
thay thế bằng răng khác. Như vậy, ở cá thể có 10 răng chỉ số cho cuộc điều tra để
xác định tình trạng nha chu.
• Khám các răng chỉ số tại 6 điểm: ngoài gần, ngoài giữa, ngoài xa, trong gần,
trong giữa và trong xa. Nếu không có răng chỉ số, thì sẽ khám các răng còn lại và
chọn răng mã số cao nhất để ghi [7574].
Ưu và nhược điểm [8]
Ưu điểm:
• Dễ áp dụng
• Giúp khám nhanh số lượng lớn trong cộng đồng
• Áp dụng rộng rãi trên thế giới, là cơ sở quốc tế để so sánh giữa các nước
Nhược điểm:
• Dựa trên diễn tiến bệnh nha chu, trường hợp có túi sâu xem như là có cả túi
nông, vôi răng, chảy máu nướu
• Tuy nhiên, 30% trường hợp có cao nhưng không có chảy máu, ¼ trường hợp
túi sâu, chảy máu nhưng không có cao
• Không đánh giá được độ lung lay và độ mất bám dính, là những dấu hiệu
quan trọng trong bệnh nha chu
24

Bảng 1.7. Chỉ số nha chu trong cộng đồng (CPI) [8]

Tình trạng nha chu Mã số (CPI) Nhu cầu điều trị

Bình thường 0 Không cần điều trị


Viêm nướu – Chảy máu 1 Giáo dục VSRM
Viêm nướu – vôi răng 2 Giáo dục VSRM + CVR + làm láng
Túi nông <5,5mm 3 Giáo dục VSRM + CVR + làm láng
Túi sâu ≥ 6mm 4 Điều trị chuyên sâu

1.4. NGHIÊN CỨU VỀ BỆNH VIÊM NHA CHU Ở NGƯỜI CAO TUỔI
TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
Ở nước ngoài
Bệnh nha chu là một bệnh phổ biến khắp thế giới. Nghiên cứu của Lorenzo và
cộng sự trên nhóm người trưởng thành 35-44 tuổi và nhóm người cao tuổi (65-74
tuổi) tại Urugay năm 2015 cho thấy tỷ lệ chảy máu nướu là 21,8% ở người mắc bệnh
viêm nha chu nhẹ và 9,12% ở người mắc viêm nha chu nặng [42].
Viêm nha chu phá hủy là một bệnh phổ biến ở người cao tuổi (Slade & Spencer
1995, Brown và cộng sự. 1996). Nó là một trong những nguyên nhân chính gây mất
1/5 số răng ở người lớn trong dân số phương Tây (Ainamo và cs. 1984, Kay &
Blinkhorn 1986, Bailit và cs. 1987, Niessen &Weyant 1989, Chauncey 1989, Reich
& Hiller 1993, Beck và cs. 1997) [52]. Nghiên cứu của Zuhair S (Mỹ, 2014) cũng
cho thấy mất răng liên quan đáng kể tới mất bám dính lâm sàng và túi nha chu [78].
Theo Khảo sát Pathfinder Quốc gia năm 1999, hơn 70% người cao tuổi ở Nhật
Bản mắc bệnh nha chu tiến triển (Báo cáo khảo sát về Bệnh Nha khoa, Cục Chính
sách Y tế Bộ Y tế và Phúc lợi Nhật Bản 1999). Nghiên cứu của Ogawa (2002) gần
75% người cao tuổi (trên 70 tuổi) mất bám dính thêm sau 2 năm tuổi tại thành phố
Niigata (Nhật) và có mối liên quan giữa hút thuốc lá với bệnh nha chu. Tại Mỹ
(Renvert, 2013) tỷ lệ bệnh nha chu ở người cao tuổi biến đổi từ 11-75% [ 64]. Nghiên
cứu của Roy C (Mỹ, 2007) đã thống kê tỉ lệ người cao tuổi trên 65 tuổi mắc bệnh
25

nha chu 48, 2% (khi có một răng có túi ≥ 4mm), tỉ lệ mắc bệnh nha chu mức độ
trung bình là 34,2% (túi từ 4-6mm), mức độ nặng là 14% (túi trên 6mm) [54].
Ở một số nước đang phát triển như Ấn Độ, tỷ lệ mắc bệnh nha chu ở nhóm dân
số 35-44 tuổi là 73,62%, (Mulpuri V Ramoji Rao, 2016) [51], trong khi đó tỷ lệ mắc
bệnh nha chu ở nhóm tuổi 65-74 là 79,9% (Jacob P, 2011) [67]. Ở Trung Quốc
(2010), nghiên cứu của Qi Zhang cho thấy tỷ lệ mắc bệnh nha chu ở người trường
thành là 90%, trong đó vôi răng chiếm tỷ lệ chủ yêu 62% [ 77]. Ở Thái Lan, tỷ lệ
mắc bệnh nha chu trên dân số người cao tuổi là 100% (Kitti Torrungruang, 2005),
trong đó viêm nha chu mức độ nhẹ, trung bình, nặng lần lượt chiếm tỷ lệ là 30.5%,
53.6%, và 15.9% [71].
Có nhiều yếu tố nguy cơ được xác định có quan hệ nhân quả với sự phát triển
của bệnh (Beck 1994). Nghiên cứu theo chiều dọc là điều cần thiết để xác định các
yếu tố nguy cơ cũng như tiến triển bệnh nha chu (Norderyd và cs, 1999). Các yếu tố
nguy cơ được báo cáo cho sự tiến triển của bệnh nha chu là tuổi tác, hút thuốc lá
(Jette và cs 1993, Locker & Leake 1993). Gần đây, ảnh hưởng của nhiễm trùng nha
chu cũng được cho là yếu tố nguy cơ của các bệnh hệ thống như tiểu đường và bệnh
tim mạch vành (Genco 1996, Papapanou 1996). Mặc dù nhiều nghiên cứu dịch tễ học
đã được thực hiện, mối liên quan giữa các yếu tố hành vi khác và con đường sinh
bệnh học của nha chu vẫn không chắc chắn (Dolan et al. 1997) [52].
Ở Việt Nam
Nghiên cứu của Ngô Ngọc Hồng Liên (2017) cho thấy tỷ lệ bệnh nha chu ở
người cao tuổi trên TPHCM là 43,3% [9]. Nghiên cứu của Phạm Vũ Anh Thụy và
Nguyễn Quang Tâm (2018) ở nhóm dân số trên 60 tuổi tại 3 bệnh xá ở Thành phố
Hồ Chí Minh cho thấy mỗi người trung bình có 7.68 ± 4.55 răng chảy máu nướu, tỷ
lệ có túi nha chu chiếm 26,2% trong đó túi trên 7mm chiếm 9,5% [57].
Ở Hà nội, dân số trên 50 tuổi bị bệnh nha chu chiếm tỷ lệ 86, 12%, trong đó
nữ chiếm tỷ lệ 56.1%,nam chiếm tỷ lệ 43.9%. Bệnh nha chu có liên quan tới tuổi,
giới, trình độ học vấn, hút thuốc lá, và thời gian khám răng. Trong đó thời gian
khám răng cách xa 5 năm có ảnh hưởng lớn nhất làm tăng tỷ lệ bị bệnh lên 2,97 lần
26

so với người khám trong khoảng 1 tới 2 năm. Tiếp theo đó là hút thuốc lá làm tăng
nguy cơ mắc bệnh lên 2,46 lần so với không hút thuốc lá. Cuối cùng những người
chỉ có học vấn tiểu học có nguy cơ mắc bệnh cao hơn 1,8 lần những người học vấn
từ trung cấp trở lên. [5].
Ở Đắk Lắk, bệnh nha chu ở người cao tuổi chiếm tỷ lệ 79%, trong đó viêm
nướu do vôi răng chiếm tỷ lệ nhiều nhất 56,8% [12]. Nghiên cứu của Trần Văn
Dũng (2011) trên nhân dân thành phố Huế cho thấy tỷ lệ mắc bệnh nha chu là
80,1% [2].
Một số kết quả nghiên cứu khác về tình trạng nha chu ở Việt Nam cũng được
thể hiện trong nghiên cứu của Nguyễn Xuân Thực (2010). Trong đó, nghiên cứu của
Trần Văn Trường và cộng sự là điều tra SKRM toàn quốc ở lứa tuổi từ 45 trở lên,
nghiên cứu của Đoàn Thu Hương tiến hành ở các đối tượng trên 60 tuổi đến khám
và điều trị tại bệnh viện Hữu Nghị, còn nghiên cứu của Phạm Văn Việt được tiến
hành trên các đối tuợng từ 60 tuổi trở lên đại diện cho khu vực Hà Nội [13].
Tác giả Tuổi n Tỉ lệ % người
CPI 0 CPI 1 CPI 2 CPI 3 CPI 4
T.V.Trường (2011) ≥ 45 999 0 0 53,8 35,7 10,5
Đ.T.Hương (2003) >60 100 0 0 68,2 27,2 4,6
P.V.Việt (2004) ≥ 60 850 3,92 0,76 41,47 53,22 0.63

Các yếu tố liên quan đến bệnh nha chu, nghiên cứu của Phạm Vũ Anh Thụy
(Hồ Chí Minh, 2018) khi khảo sát trên người trưởng thành ở Việt Nam cho thấy hút
thuốc lá, kiến thức về răng miệng và tình trạng dinh dưỡng liên quan đáng kể đến
bệnh nha chu [58].
1.5. GIỚI THIỆU KHOA RĂNG HÀM MẶT BỆNH VIỆN QUẬN THỦ ĐỨC

Bệnh viện quận Thủ Đức được thành lập năm 2007 trên cơ sở tách ra từ Trung
tâm Y tế quận Thủ Đức, bệnh viện quận Thủ Đức nằm ở cửa ngõ phía Đông Bắc
Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là địa bàn tập trung nhiều khu công nghiệp, khu chế
xuất, các trường đại học và chợ đầu mối nông sản Thủ Đức.
Bệnh viện Quận Thủ Đức là bệnh viện đa khoa hạng I, số giường bệnh kế
hoạch là 650, số giường thực kê là 779. Công suất giường bệnh bình quân hàng năm
27

đạt trên 78,1%. Có 30 khoa (Khám bệnh, Dịch vụ, Da liễu, Hồi sức cấp cứu, Nội
tổng quát, Nội thần kinh, Nội tim mạch, Hồi sức tim mạch, Tiết niệu – Nam khoa,
Nội tiết, Lọc máu – Thận nhân tạo, Hồi sức tích cực – Chống độc A, Ngoại thần
kinh, Ngoại Lồng ngực – Mạch máu, Y học cổ truyền, Nhi, Ngoại Tổng quát, Phẩu
thuật – GMHS, Ngoại Chấn thương chỉnh hình, Phụ sản, Tai mũi họng, Răng hàm
mặt, Mắt, Huyết học, Hóa sinh, Vi sinh, Chẩn đoán hình ảnh, Kiểm soát nhiễm
khuẩn, Dược, Dinh dưỡng).
Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Thủ Đức được thành lập từ tháng 17/08/2009.
Thời gian đầu, Khoa chưa có điều trị nội trú, quy mô chỉ có 01 phòng khám và khu
điều trị ngoại trú. Được sự quan tâm của Ban Giám Đốc, khoa Răng Hàm Mặt đã
không ngừng đầu tư nhân lực, trang thiết bị, cơ sở hạ tầng, đạt những bước phát
triển vượt bậc nhằm đáp ứng nhu cầu khám và điều trị của người dân Thủ Đức và
các vùng lân cận. Hiện nay, khoa Răng Hàm Mặt có: 01 khu điều nội trú, 01 khu
điều trị ngoại trú và 04 phòng khám Răng Hàm Mặt.

Cơ cấu tổ chức khoa RHM bệnh viện quận Thủ Đức gồm tổng cộng 27 người,
trong đó có 3 Bác sĩ chuyên khoa I, 6 Bác sĩ RHM, 2 Y sĩ RHM và 13 điều dưỡng.
Cở sở vật chất, trang thiết bị gồm 2 ghế tại Phòng khám bệnh RHM, 7 ghế Khu điều
trị ngoại trú, 2 ghế Phòng khám kỹ thuật cao. Khu điều trị nội trú gồm 10 giường.
Về phần máy móc gồm có 1 máy X quang toàn cảnh, 2 máy chụp phim quanh chóp,
05 máy cạo vôi và các dụng cụ chuyên khoa khác.

Khoa Răng Hàm Mặt có chức năng khám, điều trị ngoại, nội trú và dự phòng
các bệnh lý về răng miệng và hàm mặt. Điều trị ngoại trú bao gồm khám tư vấn và
điều trị nha khoa tổng quát, nha khoa phục hồi, thẩm mỹ, nha khoa phòng ngừa và
phẫu thuật miệng. Điều trị nội trú bao gồm điều trị các bệnh lý và phẫu thuật vùng
hàm mặt như chấn thương, viêm nhiễm và u nang vùng hàm mặt. Trong năm 2017,
khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện quận Thủ Đức tiếp nhận 31082 lượt khám ngoại trú,
trong đó đối tượng cười cao tuổi trên 60 tuổi là 3018 người.
Bên cạnh đó, khoa Răng Hàm Mặt còn tham gia nghiên cứu khoa học, thực
hiện chuyển giao kỹ thuật cho các bệnh viện tuyến dưới: bệnh viện quận 11, bệnh
28

viện huyện Củ Chi..., tham gia công tác đào tạo các lớp định hướng, chuyên khoa 1
Răng Hàm Mặt. Khoa còn hợp tác với các tổ chức, các bệnh viện chuyên khoa trong
và ngoài nước, các giáo sư đầu ngành trong lĩnh vực Răng Hàm Mặt để nâng cao
chuyên môn và triển khai các kỹ thuật mới.
29

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Người dân từ 60 tuổi trở lên đến khám bệnh ngoại trú tại Bệnh viện Quận Thủ
Đức từ 01/06/2017 đến 30/12/2017.

Tiêu chuẩn lựa chọn

Những người có độ tuổi từ 60 trở lên đến khám bệnh ngoại trú tại thời điểm
điều tra và có khả năng tham gia vào nghiên cứu (trả lời được phỏng vấn và tham
gia vào khám răng miệng).

Tiêu chuẩn loại trừ

- Những người từ 60 tuổi trở lên đến khám bệnh ngoại trú mang răng giả.
- Những người từ 60 tuổi trở lên đến khám bệnh ngoại trú tại thời điểm điều
tra nhưng không trả lời được phỏng vấn hoặc có bệnh lý tâm thần kinh.
- Những người đến khám có bệnh lý toàn thân cấp tính.
- Những người không hợp tác để khám hoặc phỏng vấn điều tra.
2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Thời gian lấy mẫu: từ 01/06/2017 đến 30/12/2017.

Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện quận Thủ Đức-TP Hồ Chí Minh

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu

Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu cắt ngang


2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
30

Mẫu trong nghiên cứu được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên.
2.2.2.1.Cỡ mẫu
Cỡ mẫu được xác định theo công thức:
2
Z ×P(1−P)
n=
d2
Trong đó:
Z = 1,96 (mức tinh cậy 95%)
p: Tỷ lệ hiện mắc bệnh nha chu của người cao tuổi có từ nghiên cứu trước đó,
theo nghiên cứu của Lê Nguyễn Bá Thụ (2018) về “Thực trạng sức khỏe răng miệng
và đánh giá hiệu quả can thiệp chăm sóc răng miệng ở người cao tuổi tại Đắk Lắk”,
tỷ lệ hiện mắc bệnh nha chu ở người cao tuổi là 79% [12], nên chúng chôi chọn p =
79%.
d : Độ chính xác mong muốn: 0,05
n : Số mẫu tối thiểu cần lấy
2
1 , 96 ×0 , 79(1−0 , 79 )
n= =255
0 , 052
Để hạn chế sai số trong nghiên cứu cắt ngang, chúng tôi nhân hệ số 1,5 là dự
kiến có khoảng 10% đối tượng bỏ cuộc không lấy được mẫu. Vậy cỡ mẫu tối thiểu
cần lấy n= 423
2.2.2.2. Phương pháp chọn mẫu
Chọn những người dân từ 60 tuổi trở lên đến khám ngoại trú tại Bệnh viện
quận Thủ Đức, cụ thể trong nghiên cứu này sẽ chọn người dân đến khám bệnh
ngoại trú tại 11 phòng khám gồm: Khoa Khám bệnh, Nội Tổng quát, Nội Nội tiết,
Nội Tim mạch, Nội Thần kinh, Ngoại Tổng quát, Ngoại Thần kinh, Tai mũi họng,
Mắt, Y học gia đình, Răng Hàm Mặt (bảng 2.1).

Chọn đối tượng đủ tiêu chuẩn chọn vào nghiên cứu, đối tượng đồng ý tham
gia vào mẫu nghiên cứu sẽ mời về phòng khám Răng Hàm Mặt Bệnh viện Quận
Thủ Đức để tiến hành phỏng vấn và khám nha chu.
31

Đợt lấy mẫu sẽ kéo dài trong 11 tuần. Mỗi tuần chọn 1 phòng khám để lấy
mẫu. Ước tính có khoảng 20% người cao tuổi đến khám bệnh trong tổng số người
dân đến khám bệnh tại Bệnh viện quận Thủ Đức.

Bắt đầu lấy mẫu và thu thập số liệu vào ngày thứ hai đầu tuần, chọn đối tượng
cho đến khi đủ. Nhập số liệu vào mỗi buổi cuối tuần. Sau khi kết thúc đợt lấy mẫu,
nghiên cứu viên chính kiểm tra toàn bộ phiếu điều tra và loại bỏ những phiếu không
đạt như: điểm đánh giá mờ, tẩy xóa nhiều khó xác định, vùng lục phân không hợp
lý, trùng lặp bệnh nhân (1 đối tượng được khám từ 2 lần trở lên) do đối tượng đi
khám ở các phòng khám khác nhau. Đối với trường hợp trùng lặp đối tượng: dựa
vào họ tên, năm sinh và địa chỉ nếu trùng lặp thì loại bỏ phiếu điều tra thực hiện
sau, chỉ giữ lại phiếu điều tra được thực hiện đầu tiên dựa vào ngày khám. Tổng kết
số phiếu bị loại ra và thực hiện lấy mẫu thêm bù cho số bị loại ra, lặp lại kiểm tra
cho đến khi toàn bộ phiếu đạt yêu cầu.

Bảng 2.8 Các Phòng khám tại bệnh viện quận Thủ Đức được chọn vào khung
mẫu nghiên cứu
TT Phòng Khám Lượt khám/ngày Dự kiến lấy mẫu
1 Khoa Khám bệnh 166 38
2 Nội Tổng quát 382 38
3 Nội Nội tiết 230 38
4 Nội Tim mạch 195 38
5 Nội Thần kinh 162 38
6 Ngoại Tổng quát 308 38
7 Ngoại Thần kinh 132 38
8 Tai mũi họng 290 38
9 Mắt 148 38
10 Y học gia đình 100 38
11 Răng Hàm Mặt 92 43

2.2.3. Nội dung và biến số nghiên cứu

2.2.3.1. Nội dung nghiên cứu

- Xác định tỷ lệ bệnh nha chu ở người cao tuổi trên bệnh nhân đến khám ngoại
trú tại Bệnh viện Quận Thủ Đức năm 2017.
32

 Xác định những chỉ số đánh giá tình trạng răng miệng của đối tượng:
o Chỉ số vôi răng (CI- Calculus Index)
o Chỉ số mảng bám (PLI - Plaque Index)
o Chỉ số nướu (GI - Gingival Index)
 Xác định Chỉ số nha chu cộng đồng (CPI - Community Periodontal Index)
 Phân bố tỷ lệ và tình trạng nha chu theo đặc điểm cá nhân của đối tượng.

- Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tình trạng mắc bệnh nha chu ở đối
tượng nghiên cứu:
 Liên quan giữa đặc điểm cá nhân và kinh tế xã hội của đối tượng
nghiên cứu với tỷ lệ mắc bệnh nha chu.
 Liên quan giữa tình trạng sức khỏe đối tượng nghiên cứu (đái tháo
đường, bệnh tim mạch, bệnh khác, hút thuốc lá, uống rượu) với tỷ lệ
mắc bệnh nha chu.
 Liên quan giữa kiến thức và thực hành chăm sóc răng miệng, dự phòng
nha chu và tình trạng đi khám răng miệng hằng năm với tỷ lệ mắc bệnh
nha chu.
2.2.3.2. Biến số nghiên cứu và cách đánh giá
Các biến số về đặc điểm cá nhân và tình hình kinh tế xã hội
ST Các loại
Giá trị Phân loại
T biến số
1 Dân tộc Dân tộc Kinh và dân tộc thiểu số Biến định danh
Được tính bằng năm nghiên cứu (2017) trừ đi Biến định
2 Tuổi
năm sinh dương lịch của đối tượng nghiên cứu lượng
Nhóm tuổi, bao gồm:
* 60-64
3 Nhóm tuổi Biến số thứ tự
* 65-74
* trên 75
4 Giới tính Nam hoặc nữ Biến nhị giá
Nghề Công việc mà đối tượng nghiên cứu làm
5 Biến định danh
nghiệp trước khi nghỉ hưu gồm: Cán bô ̣ công nhân
33

viên, Buôn bán, Thợ thủ công, Công nhân,


Nội trợ, Nghề khác.
Mù chữ, biết đọc, biết viết, Tiểu học, Trung
Trình độ
6 học cơ sở, Trung học phổ thông, Trên trung Biến định danh
học vấn
học phổ thông
Tình trạng Chưa kết hôn, Kết hôn, Li dị, Li thân, Góa
7 Biến định danh
hôn nhân
Sống mô ̣t mình, Sống cùng vợ/chồng, Sống
Tình trạng
cùng vợ/chồng và con cái, Sống cùng con
8 sống Biến định danh
cái, Sống cùng vợ/chồng và gia đình con,
chung
Sống cùng gia đình con, Khác (ghi rõ)……
Tình trạng Nghèo/cận nghèo và Khá/Giàu
9 Biến nhị giá
kinh tế
Nguồn thu Bản thân làm viêc,̣ Hỗ trợ nhà nước, Lương
10 Biến định danh
nhập hưu, Con cái chu cấp, Khác…………
Chưa có con, 1 con, 2 con, 3 con, từ 4 con Biến định
11 Số con
trở lên, lượng

Biến số về kiến thức và thực hành CSRM và dự phòng bệnh nha chu

Có ít nghiên cứu đánh giá kiến thức và thực hành về cách CSRM dự phòng
bệnh nha chu, vì vậy bảng câu hỏi đánh giá trong nghiên cứu chúng tôi sẽ giúp các
nhà lâm sàng hiểu rõ sự hiểu biết của bệnh nhân cũng như thói quen CSRM của họ.
Hơn nữa bảng câu hỏi cũng cung cấp thêm kiến thức cho bệnh nhân về bệnh nha
chu và cách CSRM đúng khi điều hướng họ tập trung vào các câu hỏi trong bảng
đánh giá để trả lời.
Để đánh giá kiến thức và thực hành CSRM, dự phòng bệnh nha chu, chúng
tôi sử dụng bộ câu hỏi tự soạn thảo và biến đổi dựa trên nhiều nghiên cứu [ 26],
[59], [60], [75]. Nội dung trong các câu hỏi đánh giá là kiến thức cơ bản bệnh nhân
cần phải biết và những thói quen CSRM thường thấy trong dân số. Đáp án được
đơn giản hóa gồm 2 biến “Có” và “Không” dễ lựa chọn phù hợp cho nhóm người
34

cao tuổi.
Phần kiến thức gồm 8 câu hỏi, trong đó 3 câu về bản chất bệnh nha chu, 2 câu
về yếu tố nguy cơ và 3 câu về dự phòng bệnh nha chu. Phần thực hành gồm 10 câu
hỏi bao gồm các thói quen vệ sinh răng miệng cơ bản nhất.
Phần kiến thức
Các loại biến số Định nghĩa Phân loại
Bệnh nha chu là do chăm sóc răng miệng Câu hỏi Nhị giá: 1 Có
không tốt phỏng vấn 2 Không
Viêm nha chu do có phải do vi trùng Câu hỏi Nhị giá: 1 Có
gây nên phỏng vấn 2 Không
Vôi răng là do chải răng không kỹ không Câu hỏi Nhị giá: 1 Có
đúng theo hướng dẫn của thầy thuốc phỏng vấn 2 Không
Dự phòng nha chu cần thường xuyên Câu hỏi Nhị giá: 1 Có
chăm sóc tốt răng miệng phỏng vấn 2 Không
Phòng bệnh nha chu cần khám bệnh răng Câu hỏi Nhị giá: 1 Có
miệng định kỳ hàng lục cá nguyệt phỏng vấn 2 Không
Hút thuốc lá có liên quan đến nha chu Câu hỏi Nhị giá: 1 Có
phỏng vấn 2 Không
Bệnh đái tháo đường có liên quan đến Câu hỏi Nhị giá: 1 Có
nha chu phỏng vấn 2 Không
Chải răng kỹ và súc miệng bằng nước Câu hỏi Nhị giá: 1 Có
muối nhạt sau khi ăn sẽ hạn chế nha chu phỏng vấn 2 Không

Phần thực hành

Các loại biến số Định nghĩa Phân loại


Thay bàn chải đánh răng hàng tháng Câu hỏi phỏng vấn Nhị giá:1 Có
2 Không
Sử dụng chỉ tơ nha khoa Câu hỏi phỏng vấn Nhị giá:1 Có
2 Không

Sử dụng tăm tre Câu hỏi phỏng vấn Nhị giá:1 Có


2 Không
Súc miệng bằng nước muối nhạt Câu hỏi phỏng vấn Nhị giá: 1 Có
2 Không
35

Các loại biến số Định nghĩa Phân loại


Ăn hoa quả Câu hỏi phỏng vấn Nhị giá: 1 Có

2 Không

Uống rượu Câu hỏi phỏng vấn Nhị giá: 1 Có

2 Không

Hút thuốc Câu hỏi phỏng vấn Nhị giá: 1 Có

2 Không

Hàng năm có đi khám bệnh răng Câu hỏi phỏng vấn Nhị giá: 1 Có
miệng 2 Không

Đánh răng sau khi ăn Câu hỏi phỏng vấn Nhị giá: 1 Có

2 Không

Cạo vôi răng 6 tháng 1 lần Câu hỏi phỏng vấn Nhị giá: 1 Có

2 Không

Biến số về tình trạng sức khỏe toàn thân

Biến số Giá trị Phân loại

ĐTĐ Có/ không mắc bệnh Biến nhị giá

Tim mạch Có/ không mắc bệnh Biến nhị giá

Bệnh khác Có/ không mắc bệnh Biến nhị giá


(thấp khớp, hô
hấp, loãng
xương,…)

Hút thuốc Có/ không hút thuốc Biến nhị giá

Uống rượu Có/ không uống rượu Biến nhị giá

Biến số về tình trạng sức khỏe răng miệng và bệnh nha chu
36

2.2.4 Nhân lực

Nhân lực bao gồm:


- 6 điều tra viên của Bệnh viện quận Thủ Đức thu thập các dữ kiện trong phần
phỏng vấn của phiếu điều tra bằng cách phỏng vấn trực tiếp.
- Các Bác sĩ Răng Hàm Mặt của Bệnh viện quận Thủ Đức khám lâm sàng
đánh giá tình trạng mô nha chu của đối tượng nghiên cứu tại khoa Răng Hàm
Mặt
Các thành viên tham gia khám và điều tra được tập huấn phỏng vấn, khám các
tiêu chuẩn đánh giá lâm sàng và cách ghi nhận các chỉ số nha chu. Người ghi phải
thuộc lòng các mã số, chỉ số sử dụng trong biểu mẫu để ghi nhanh, đúng, rõ ràng.
2.2.5. Phương pháp thu thập số liệu

Thu thập số liệu dựa vào mẫu điều tra gồm 2 phần: phần phỏng vấn và phần
khám lâm sàng.
2.2.5.1. Phần phỏng vấn
Họ và tên, tuổi, dân tộc, giới tính, nghề nghiệp, trình độ học vấn, tình trạng
hôn nhân, tình trạng sống chung, tình trạng kinh tế, nguồn thu nhập, số con.
Kiến thức và thực hành chăm sóc răng miệng, dự phòng bệnh nha chu.
Tình trạng sức khỏe toàn thân: Bệnh ĐTĐ, tim mạch, bệnh khác, hút thuốc,
uống rượu.
2.2.5.2. Khám lâm sàng
Địa điểm khám
Phỏng vấn và khám tại phòng khám Răng Hàm Mặt – Bệnh viện Quận Thủ Đức.
Dụng cụ khám
Bộ dụng cụ bao gồm: khay, gương nha khoa, xông nha khoa (thám trâm), kẹp
gắp, cây thăm dò nha chu, bông, cồn, oxy già, găng tay.
Cách phát hiện khi thăm khám
- Phát hiện chảy máu nướu: Thấy trực tiếp qua gương khám, chảy máu nướu
sau khi khám.
- Phát hiện mảng bám: thấy trực tiếp qua gương khám, hay dùng thám trâm rà
37

trên bề mặt răng.


- Phát hiện vôi răng:
+ Quan sát bằng mắt phát hiện vôi răng trên nướu
+ Dùng thám trâm rà trên bề mặt gốc răng cảm nhận vôi răng dưới nướu
(không trơn láng hoặc thô ráp có vôi răng).
+ Phát hiện túi nha chu nông (3,5-5,5mm): viền nướu nằm ngang vạch đen của
cây thăm dò.
+ Phát hiện túi nha chu sâu (≥6mm): không thấy vùng đen trên cây thăm dò
2.2.5.3. Tiêu chuẩn đánh giá kiến thức và thực hành CSRM, dự phòng bệnh nha
chu
Đánh giá kiến thức, thực hành trong chăm sóc SKRM của NCT bằng chấm
đếm các câu trả lời trong bộ câu hỏi, mỗi câu hỏi đều có đáp án là có hoặc không
(đáp án “không biết” được xem như là “không”). Các kết quả được chia theo thang
điểm dựa theo phân loại mức độ bệnh viêm nướu của WHO [2]:
Tỷ lệ % Xếp loại
0-20 Thấp
21-50 Trung bình
>50 Cao
Cách phân mức độ kiến thức và thực hành trong nghiên cứu được tiến hành
như sau:
- Phần kiến thức chăm sóc SKRM gồm 8 câu hỏi, có 2 giá trị đáp án “Đúng”
và “Không đúng”, được đánh giá bằng cách:
+ Kiến thức không tốt: Trả lời đúng dưới 80% số câu hỏi (dưới 6 câu)
+ Kiến thức tốt: Trả lời đúng từ 80% tổng số câu hỏi trở lên (6 câu trở lên)
- Phần thực hành chăm sóc SKRM gồm 10 câu hỏi, có 2 giá trị đáp án “Có”
và “Không”, được đánh giá bằng cách:
+ Thực hành không tốt: Trả lời đúng dưới 80% số câu hỏi (dưới 8 câu)
+ Thực hành tốt: Trả lời đúng từ 80% tổng số câu hỏi trở lên (8 câu trở lên)
2.2.5.4. Tiêu chuẩn xác định các chỉ số nha chu
* Tiêu chuẩn xác định chỉ số PLI [ 10 ]
38

Chỉ số PLI được xác định trên tất cả các răng [ 62], mỗi răng đánh giá trên 4
vùng gồm mặt ngoài xa, mặt ngoài, mặt ngoài gần và mặt trong. Cho điểm số từ 0
đến 3 ở 4 vùng của một răng theo bảng 1.1. Điểm PLI trung bình ở mỗi răng bằng
tổng điểm PLI của 4 vùng răng chia cho 4. Điểm PLI trung bình ở mỗi người bằng
tổng điểm PLI khám được chia cho tổng các răng khám. Dựa theo bảng 1.2, điểm
PLI được phân như sau
Điểm số Xếp loại
0 Rất tốt (sạch)
1 Tốt
2 Trung bình
3 Kém

*Tiêu chuẩn xác định chỉ số nướu GI [10]


Tương tự chỉ số PLI, chỉ số nướu GI cũng được xác định trên tất cả các răng,
mỗi răng đánh giá trên 4 vùng gồm rãnh nướu ngoài xa, giữa, ngoài gần và mặt
trong. Điểm GI trung bình ở mỗi răng bằng tổng điểm GI của 4 vùng răng chia cho
4. Điểm GI trung bình ở mỗi người bằng tổng điểm GI khám được chia cho tổng
các răng khám. Điểm GI được phân chia dựa theo bảng 1,5 và 1.6 như sau
Điểm số Xếp loại
0 Rất tốt (sạch)
1 Tốt
2 Trung bình
3 Kém

*Tiêu chuẩn xác định chỉ số vôi răng CI [2]


Chỉ số này khảo sát theo sextant giống CPI trên 6 răng chỉ số: Mặt ngoài răng
16, 26; mặt trong răng 36, 46. Mặt ngoài hai răng cửa: 11 và 31 [ 8] và cho điểm
theo bảng 1.3. Điểm CI của mỗi người bằng tổng điểm CI trên mỗi mặt răng chia
cho tổng số mặt răng khám. Dựa theo bảng 1.4, điểm CI được xác định theo thang
39

đánh giá như sau


Điểm số Xếp loại
0 Rất tốt (sạch)
1 Tốt
2 Trung bình
3 Kém

*Tiêu chuẩn xác định chỉ số CPI [8], [74]


Đối tượng mắc bệnh nha chu được đánh giá bằng chỉ số CPI. Theo bảng 1.7,
viêm nướu đơn thuần bao gồm CPI 1 và CPI 2 (chảy máu nướu và viêm nướu do
vôi răng), viêm nha chu bao gồm CPI 3 và CPI 4 (có túi nha chu). Chỉ cần mắc bệnh
viêm nướu hoặc viêm nha chu được chẩn đoán là mắc bệnh nha chu [13].
Chỉ số CPI được khám trên các răng chỉ số tại 6 điểm: ngoài gần, ngoài giữa,
ngoài xa, trong gần, trong giữa và trong xa.
Cách khám
Phân hàm răng thành 6 vùng lục phân như sau:
Vùng I Vùng II Vùng III
8 7 6 5 4 3 2 1 1 2 3 4 5 6 7 8
Vùng VI Vùng V Vùng IV
8 7 6 5 4 3 2 1 1 2 3 4 5 6 7 8
Trên mỗi vùng, chỉ chọn một răng chỉ số và chính là răng có mức độ tổn
thương nặng nhất. Thông thường,chọn răng đại diện cho từng vùng làm răng chỉ số.

Vùng I Vùng II Vùng III


Răng 6 hoặc răng 7 Răng 1 Răng 6 hoặc răng 7
Vùng VI Vùng V Vùng IV
Răng 6 hoặc răng 7 Răng 1 Răng 6 hoặc răng 7

Nếu một vùng không còn răng đại diện ta khám các răng còn lại trong vùng đó
và đánh giá răng có mức độ tổn thương nặng nhất. Chỉ tính nhu cầu điều trị cho
vùng còn ít nhất hai răng, nếu vùng nào chỉ còn một răng thì răng đó được tính cho
40

vùng kế cận. Vùng nào không còn răng ta ghi nhận vùng không đánh giá được, kí
hiệu “X”.

Dùng cây đo túi nha khoa đưa vào khe nướu di chuyển nhẹ nhàng xung quanh
các cổ răng thành hai nửa vòng tròn: Từ nửa gần ngoài đến nửa xa ngoài và từ nửa
xa trong đến nửa gần trong. Tuần tự từ vùng I đến vùng VI theo chiều kim đồng hồ
với lực vừa phải không quá 20g, (thử lực để đo lực này là để đầu cây thăm dò vào
đầu móng tay cái nơi tiếp xúc với da và ấn nhẹ nhàng xuống cho đến khi trắng ra).
Khi đưa cây thăm dò vào khe nướu bệnh nhân nên di chuyển đầu tròn theo theo
hình dáng giải phẫu học bề mặt chân răng vùng chẻ đôi. Nếu bệnh nhân cảm thấy
đau trong khi thăm dò điều đó cho ta biết ta đã dùng lực quá mạnh.
Dựa theo bảng 1.7, Chỉ số CPI được đánh giá theo các tiêu chuẩn sau:
- Chảy máu nướu.
- Sự hiện diện của vôi răng.
- Độ sâu của túi nha chu.
Chỉ số CPI của mỗi người là chỉ số của sextant có mức độ cao nhất.

Bảng 2.9. Chỉ số nha chu cộng đồng CPI [ 74 ]

Tình trạng nha chu Định nghĩa Mã số

Lành mạnh Mô nha chu lành mạnh 0

Chảy máu nướu trong hoặc sau khi


Viêm nướu chảy máu 1
thăm dò.

Có vôi răng nhìn thấy trực tiếp hoặc


Viêm nướu vôi răng 2
bằng cảm giác thông qua cây thăm dò.

Túi nha chu từ 3,5mm đến 5,5mm nằm


Túi nông < 5,5mm 3
ngang vạch đen trên cây thăm dò.

Túi sâu ≥ 6mm Túi nha chu sâu ≥6mm che khuất cả 4
41

vạch đen trên cây thăm dò.

2.2.5.5. Cách tính một số chỉ số cụ thể:


+ Chỉ số mảng bám (PLI):
Tổng số chỉ số mảng bám của các răng được khám
Cáchtính=
Tổng số các răng được khám

+ Chỉ số vôi răng (CI):

Tổng số chỉ số vôirăng của các răng được khám


Cáchtính=
Tổng số các răng được khám

+ Chỉ số nướu (GI):

Tổng số chỉ số nướu của các răng được khám


Cáchtính=
Tổng số các răng được khám

+ Tính tỉ lệ người có mô nha chu (NC) lành mạnh và bệnh lý:

Số người có mô NC lành mạnh x 100


Tỉ lệ % người có mô NC lành mạnh =
Số người còn răng

Số người có chảy máunướu x 100


Tỉ lệ % người có chảy máu nướu=
Số người còn răng

Số người có vôi răng x 100


Tỉ lệ % người có vôirăng=
Số người còn răng

Số người có túi nướu nông x 100


Tỉ lệ % người có túi nướu bệnh lý nông=
Số người còn răng

Số người có túi nướu sâu x 100


Tỉ lệ % người có túi nướu bệnh lý sâu=
Số người còn răng

+ Số trung bình (TB) vùng lục phân lành mạnh, bệnh lý/ mỗi người:

TS lục phân lành mạnh


Số TB vùng lục phân lành mạnh =
Số người còn răng

TS lục phân chảy máu


Số TB vùng lục phân chảy máu=
Số người còn răng
42

TS lục phân có túi nướu nông


Số TB vùng lục phân có túi nướu bệnh lý nông=
Số người còn răng

TS lục phân có túi nướu nông


Số TB vùng lục phân có túi nướu bệnh lý sâu=
Số người còn răng

2.2.6. Các bước tiến hành nghiên cứu


Tất cả bệnh nhân thuộc đối tượng nghiên cứu được chúng tôi thăm khám. Kết
quả của mỗi lần khám đều được ghi số liệu đánh giá theo mẫu phiếu nghiên cứu có
sẵn kèm theo. Các bước tiến hành nghiên cứu như sau:
Bước 1: Ghi nhận thông tin và các biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân.
- Họ và tên bệnh nhân, tuổi, giới.
- Phỏng vấn kiến thức, thực hành dự phòng bệnh nha chu và vệ sinh răng
- Khai thác tiền sử, bệnh sử, thăm khám tình trạng chung để lựa chọn bệnh
nhân theo tiêu chuẩn loại trừ.
Bước 2: Thăm khám và đánh giá trên lâm sàng cho từng răng, ghi vào bảng
có trong phiếu nghiên cứu.
- Xác định chỉ số PLI, GI, CI
- Đánh giá độ sâu túi
- Đánh giá chỉ số CPI
- Xác định tỷ lệ và tình trạng bệnh nhân mắc bệnh nha chu
Bước 3 Hướng dẫn bệnh nhân CSRM và dự phòng bệnh nha chu
- Giải thích cho đối tượng biết nguyên nhân gây bệnh Nha chu và cách phòng
bệnh cụ thể.
- Giáo dục chăm sóc răng miệng:
+ Vệ sinh răng miệng.
+ Phương pháp chải răng đúng.
+ Phương pháp sử dụng tăm xỉa răng, chỉ nha khoa.
+ Vấn đề dinh dưỡng và các thói quen có hại cho răng. Sử dụng Fluor để tăng
sức đề kháng cho răng.
43

2.2.7. Tổ chức

- Thống nhất biểu mẫu điều tra.


- Nhân lực gồm: đội ngũ y Bác sĩ của khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Quận
Thủ Đức.
- Tập huấn- Thời gian tập huấn từ: Tháng 5/2017- 6/2017.
- Cán bộ hướng dẫn: Chủ nhiệm đề tài.
- Nội dung tập huấn:
+ Xác định yêu cầu của đợt điều tra.
+ Xác định đối tượng và số lượng cá thể.
+ Giảng một số nội dung về giải phẫu, sinh lý, bệnh lý mô nha chu.
+ Các quy định về ghi chép biểu mẫu.
+ Phương pháp xử lý số liệu.
+ Kỹ năng tuyên truyền, giáo dục, chăm sóc sức khoẻ răng miệng.
2.2.8. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

Các phiếu khảo sát được kiểm tra kỹ ngay lúc khảo sát, nếu phát hiện có các
bất thường về nội dung các câu trả lời hoặc chưa trả lời đầy đủ phiếu khảo sát,
chúng tôi điều tra bổ sung thông tin ngay hoặc tiến hành điều tra lại đối tượng.
Số liệu sau khi làm sạch được nhập vào máy tính với phần mềm Epidata 3.1.
Để tránh sai sót trong quá trình nhập số liệu, sẽ kiểm tra ngẫu nhiên lại 10% số
phiếu phỏng vấn đã được nhập. Khi phát hiện có sự nhầm lẫn trong lúc nhập thông
tin thì được tiến hành nhập lại.
Sử dụng phần mềm STATA phiên bản 13.0 để phân tích thống kê. Phân tích
các kết quả theo phương pháp thống kê thường sử dụng trong y tế:
- Thống kê mô tả theo tần số và tỷ lệ đối với biến số định tính và trung bình,
độ lệch chuẩn đối với biến định lượng có phân phối bình thường.
- Sử dụng kiểm định chi bình phương (hoặc kiểm định Fisher thay thế khi
phân phối không bình thường) để xác định mối liên quan giữa một số đặc điểm với
tình trạng nha chu ở người cao tuổi với độ tin cậy 95%, xác suất sai lầm loại I là
α=0,05. Sức mạnh của sự khác biệt về mắc bệnh nha chu giữa các nhóm đối tượng
44

được thể hiện qua chỉ số OR (Odd Ratio) và khoảng tin cậy 95%.
- Sử dụng phân tích hồi qui đa biến để loại bỏ các yếu tố tác động, gây nhiễu
lẫn nhau khi xem xét mối liên quan giữa chỉ số nha chu và các yếu tố liên quan đến
tình trạng nha chu của người cao tuổi.
2.3. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU

Đề cương nghiên cứu được Hội đồng đạo đức, Trường đại học Y Dược Huế
chấp thuận thực hiện nghiên cứu.
Đề cương và kết quả nghiên cứu được sự đồng ý của hội đồng y đức bệnh viện
Quận Thủ Đức.
Trước khi tiến hành nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu đã được giải thích về
mục tiêu, nội dung của nghiên cứu và có sự chấp nhận hợp tác tham gia.
Mọi thông tin cá nhân về đối tượng nghiên cứu sẽ được giữ kín, đối tượng
nghiên cứu không phải ghi và ký tên vào phiếu điều tra.
Các số liệu, thông tin thu thập được chỉ phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu. Kết
quả nghiên cứu sẽ được sử dụng làm dữ liệu khoa học phục vụ cho công tác quản lý
nguồn nhân lực tại các bệnh viện tuyến quận/huyện.
2.4. HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC

Về việc lựa chọn đối tượng tham gia nghiên cứu, chúng tôi loại trừ những
bệnh nhân có mang răng giả. Theo nghiên cứu của Linda J (2015), Aljoharah (2014)
về ảnh hưởng của răng giả lên sức khỏe nha chu răng trụ cho thấy, răng trụ mang
tay móc hàm giả tháo lắp, hay răng trụ trong phục hình cố định dễ bị viêm nha chu
hơn so với răng không mang phục hình [20], [32], nên dễ đánh giá sai lệch tỷ lệ
bệnh nha chu và mối liên quan với các yếu tố nguy cơ trong mẫu nghiên cứu khi
không xem hàm giả cũng là một yếu tố nguy cơ của bệnh nha chu. Do đó nghiên
cứu của chúng tôi không đánh giá được bệnh nha chu trên đối tượng người cao tuổi
có mang răng giả. Cần có một nghiên cứu khác chi tiết hơn về tỷ lệ bệnh nha chu ở
người cao tuổi có và không có mang răng giả.

Đối tượng nghiên cứu có thể từ chối tham gia hoặc có sự e ngại khi chia sẻ
thông tin sức khỏe cá nhân, một số người sẽ từ chối tham gia. Để khắc phục vấn đề
45

này, nhóm nghiên cứu sẽ tiến hành thảo luận nhằm tạo sự đồng thuận, giải thích rõ
ràng mục đích và ý nghĩa của nghiên cứu, động viên sự tự nguyện tham gia. Đối
tượng tham gia nghiên cứu không phải ghi và ký tên vào phiếu điều tra, để tạo tâm
lý an tâm và thoải mái.
Nghiên cứu được tiến hành tại bệnh viện Quận Thủ Đức, do vậy kết quả
nghiên cứu chỉ có thể áp dụng tại đây hoặc những bệnh viện có hoàn cảnh kinh tế,
xã hội tương tự.
Đánh giá bệnh nha chu rất khó chính xác nếu không có máy tia X để quan sát
độ tiêu xương. Nhưng định bệnh nha chu đúng tiêu chuẩn như vậy chỉ có thể áp
dụng cho cá nhân để lên kế hoạch điều trị cho họ. Nghiên cứu của chúng tôi không
sử dụng máy X quang, vì các dữ kiện dịch tễ học cần nghiên cứu vẫn có thể thu thập
thông qua các chỉ số đo nha chu. Hơn nữa, việc sử dụng máy X quang là một nguy
cơ đối với an toàn của các nhà điều tra nghiên cứu khi sử dụng máy X quang nhiều
lần trên một số lượng lớn đối tượng nghiên cứu [8].

Đặc điểm nhân Tỷ lệ và


khẩu học tình trạng
Bệnh mãn tính bệnh nha
Kiến thức, thực chu
hành phòng chống
Bệnh nhân ≥ nha chu
60 tuổi đến
khám ngoại trú
tại 11 Khoa của
bệnh viện quận Khám lâm sàng: Các yếu
Thủ Đức tố liên
phát hiện mảng
quan đến
bám (PLI), vôi bệnh nha
răng (CI), chảy chu
máu nướu (GI),
tình trạng mô nha
chu (CPI)
46

Hình 2.1. Sơ đồ biểu diễn qui trình thực hiện nghiên cứu
47

Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. TỶ LỆ BỆNH NHA CHU Ở BỆNH NHÂN NGƯỜI CAO TUỔI ĐẾN
KHÁM NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN QUẬN THỦ ĐỨC NĂM 2017
3.1.1. Một số đặc điểm của đổi tượng nghiên cứu
3.1.1.1. Đặc điểm của mẫu theo giới

44,7%
55,3% Nữ
Nam

Biểu đồ 3.1 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới

* Nhận xét: Đối tượng nghiên cứu gồm 423 bệnh nhân, trong đó nam chiếm 44,7%,
nữ chiếm 55,3%

3.1.1.2. Đặc điểm của mẫu theo tuổi


Bảng 3.10 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi
Tuổi Số lượng Tỷ lệ (%)
60-64 tuổi 130 30,7
65-74 tuổi 169 40,0
≥ 75 tuổi 124 29,3
Tổng 423 100
* Nhận xét: Kết quả cho thấy nghiên cứu gồm 3 nhóm tuổi: Nhóm 60-64 chiếm
tỷ lệ 30,7%; nhóm tuổi 65-74 là 40%; nhóm tuổi ≥ 75 tuổi là 29,3%.
48

3.1.1.3. Đặc điểm của mẫu theo dân tộc

2,6%

Kinh
97,4% Dân tộc khác

Biểu đồ 3.2 Phân bố dân tộc của đối tượng nghiên cứu
* Nhận xét: Qua bảng trên cho thấy đối tượng dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ 97,4%;
dân tộc khác chiếm 2,6%.
3.1.1.4. Đặc điểm của mẫu theo nghề nghiệp
Bảng 3.11 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nghề nghiệp

Nghề nghiệp Số lượng Tỷ lệ (%)


Cán bộ công nhân viên 73 17,3
Buôn bán 98 23,2
Thợ thủ công 67 15,8
Công nhân 74 17,5
Nội trợ 45 10,6
Nghề khác 66 15,6
Tổng cộng 423 100

* Nhận xét: Kết quả cho thấy nhóm cán bộ công nhân viên tỷ lệ 17,3%; nhóm
buôn bán là 23,2%; nhóm thợ thủ công là 15,6%; nhóm công nhân là 17,5%; nhóm
nội trợ là 10,7%; nhóm nghề khác là 15,6%.
49

3.1.1.5. Đặc điểm của mẫu theo học vấn


Bảng 3.12 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo học vấn

Học vấn Số lượng Tỷ lệ (%)

Dưới tiểu học 103 24,4

Tiểu học 77 18,2

THCS 109 25,8

THPT 89 21,0

Trên THPT 45 10,6

Tổng cộng 423 100

* Nhận xét: Kết quả cho thấy nhóm trung học cơ sở chiếm tỷ lệ cao nhất
25,8%; nhóm trên THPT chiếm tỷ lệ thấp nhất (10,9%), nhóm THPT chiếm tỷ lệ
21%, nhóm tiểu học chiếm tỷ lệ 18,2%, dưới tiểu học chiếm tỷ lệ 24,1%

3.1.1.6. Đặc điểm của mẫu theo tình trạng hôn nhân

1,2%

41,8%
Chưa/không kết hôn
57,0%
Có vợ/chồng
Dã li dị/li thân/góa

Biểu đồ 3.3 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tình trạng hôn nhân
* Nhận xét: Kết quả cho thấy nhóm đang có vợ/chồng là 57%, đã li dị, li thân
hoặc góa bụa là 41,8% và 1,2% chưa kết hôn.
50

3.1.1.7. Đặc điểm của mẫu theo những người đang sống chung

Tỷ lệ %
41,8
45 39,2
40
35
30
25
20
10,2
15 7,8
10
1,0
5
0
Sống một Sống với Sống cùng với Sống cùng Khác
mình vợ/chồng con cái vợ/chồng và
con cái

Biểu đồ 3.4 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo những người đang sống chung
* Nhận xét: Kết quả nghiên cứu cho thấy: Tỷ lệ đối tượng sống cùng vợ/chồng
và con cái hiếm tỷ lệ cao nhất (41,8%), sống cùng con cái 39,2%, đang sống cùng
vợ/chồng 10,2% và sống một minh 7,8%.

3.1.1.8. Đặc điểm của mẫu theo kinh tế gia đình

Bảng 3.13 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo kinh tế gia đình

Kinh tế gia đình Số lượng Tỷ lệ (%)

Nghèo, cận nghèo 94 22,2

Khá, giàu 329 77,8

Tổng cộng 423 100

* Nhận xét: Kết quả nghiên cứu cho thấy có 22,2% người cao tuổi là gia đình
nghèo, cận nghèo.
51

3.1.1.9. Đặc điểm của mẫu theo nguồn thu nhập


Tỷ lệ % 34,8
35 31,0

30

25
19,1
20

15
8,0 7,1
10

0
Tự chu cấp Hỗ trợ của Lương hưu Con cái chu Nguồn khác
qua làm việc nhà nước cấp Nguồn
thu nhập
Biểu đồ 3.5 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nguồn thu nhập
* Nhận xét: Kết quả nghiên cứu cho thấy: nhóm đối tượng có nguồn thu nhập từ
con cái chu cấp chiếm tỷ lệ cao nhất là 34,8%; tự chu cấp qua làm việc là 31,0%,
lương hưu là 19,1%, hỗ trợ của nhà nước là 8,0% , nhóm đối tượng có thu nhập từ
nguồn khác chiếm tỷ lệ thấp nhất là 7,1%.

3.1.1.10. Đặc điểm của mẫu theo số con


Bảng 3.14 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo số con
Số con Số lượng Tỷ lệ (%)
1 con 58 13,7
2 con 166 39,2
3 con 91 21,5
≥ 4 con 97 22,9
Không có con 11 2,6
Tổng cộng 423 100

* Nhận xét: Kết quả nghiên cứu cho thấy: nhóm đối tượng có 02 con chiếm tỷ
lệ cao nhất 39,2%; nhóm đối tượng không có con chiếm tỷ lệ thấp nhất (2,6%), nhóm
đối tượng 1 con chiếm tỷ lệ 13,7%, 3 con chiếm tỷ lệ 21,5%, nhóm 4 con trở lên
chiếm tỷ lệ 22,9%.
52

3.1.1.11. Đặc điểm của mẫu theo bệnh lý nội khoa


Bảng 3.15 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo bệnh lý nội khoa
Có Không Tổng
Bệnh lý nội khoa
SL % SL %
Tim mạch 205 48,5 218 51,5 423
Đái tháo đường 48 11,4 375 88,6 423
Các bệnh khác 395 93,4 28 6,6 423
* Nhận xét: Tỷ lệ người cao tuổi mắc bệnh tim mạch là 48,5%; bệnh đái tháo đường
11,4% và mắc các bệnh khác là 93,4%.

3.1.1.12. Kiến thức và thực hành chăm sóc răng miệng, dự phòng bệnh nha chu
*Kiến thức chăm sóc răng miệng, dự phòng bệnh nha chu
Bảng 3.16 Kiến thức về chăm sóc răng miệng, dự phòng bệnh nha chu

Đúng Không đúng


Kiến thức
SL % SL %
Bệnh nha chu là do chăm sóc răng miệng không tốt 365 86,3 58 13,7
Viêm nha chu do vi trùng gây nên 291 68,8 132 31,2
Vôi răng là do chải răng không kỹ không đúng theo 359 84,9 64 15,1
hướng dẫn của thầy thuốc
Dự phòng nha chu cần thường xuyên chăm sóc tốt 378 89,4 45 10,6
răng miệng
Phòng bệnh nha chu cần khám bệnh răng miệng 265 62,6 158 37,4
định kỳ hàng lục cá nguyệt
Hút thuốc lá có liên quan đến nha chu 285 67,4 138 32,6
Bệnh đái tháo đường có liên quan đến nha chu 265 62,6 158 37,4
Chãi răng kỹ và súc miệng bằng nước muối nhạt 407 96,2 16 3,8
sau khi ăn sẽ hạn chế nha chu
Kiến thức tốt 276 65,2 147 34,8
* Nhận xét: Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ đối tượng có kiến thức tốt về
chăm sóc răng miệng, dự phòng bệnh nha chu là 65,2%.

* Thực hành chăm sóc răng miệng, dự phòng bệnh nha chu
53

Bảng 3.17 Thực hành chăm sóc răng miệng, dự phòng bệnh nha chu

Có Không

Thực hành SL % SL %

Thay bàn chải đánh răng hàng tháng 263 62,2 160 37,8

Sử dụng chỉ tơ nha khoa 240 56,7 183 43,3

Sử dụng tăm tre 336 79,4 87 20,6

Sau bữa ăn súc miệng bằng nước muối nhạt 336 79,4 87 20,6

Ăn hoa quả 357 84,4 66 15,6

Uống rượu 103 24,3 320 75,7

Hút thuốc lá 94 22,2 329 77,8

Hàng năm có đi khám bệnh răng miệng 186 44,0 237 56,0

Đánh răng sau khi ăn 246 58,2 177 41,8

Cạo vôi răng sáu tháng 1 lần 138 32,6 285 67,4

Thực hành tốt 116 27,4 307 62,6

* Nhận xét: Kết quả nghiên cứu cho thấy có tới 62,2% đối tượng thay bàn chải
đánh răng hàng tháng; đối tượng thường xuyên sử dụng chỉ tơ nha khoa là 56,7%. Tỷ
lệ người có hút thuốc lá chiếm 22,2%; tỷ lệ đối tượng hàng năm có đi khám bệnh
răng miệng chiếm 44%. Đối tượng có thực hành chăm sóc răng miêng, dự phòng
bệnh nha chu tốt chiếm tỷ lệ 27,4%; đối tượng có thực hành chăm sóc răng miệng, dự
phòng bệnh nha chu kém chiếm tỷ lệ 62,6%.
54

3.1.2. Tỷ lệ bệnh nha chu ở người cao tuổi ở bệnh nhân đến khám ngoại trú tại Bệnh
viện quận Thủ Đức năm 2017

3.1.2.1. Chỉ số mảng bám


Bảng 3.18 Kết quả khám lâm sàng mảng bám theo vùng lục phân
Vùng răng Vùng lục phân
18-14 13-23 24-28
SL % SL % SL %
Phân loại
Rất tốt 23 6,5 38 9,4 23 6,1
Tốt 121 33,0 157 38,7 134 35,7
Trung bình 191 52,0 180 44,3 193 51,3
Kém 31 8,5 31 7,6 26 6,9
Tổng 366 100 406 100 376 100
Vùng răng 48-44 43-33 34-38
SL % SL % SL %
Phân loại
Rất tốt 11 3,1 19 4,6 10 2,8
Tốt 118 33,5 137 33,1 112 31,7
Trung bình 177 50,3 185 44,7 185 52,5
Kém 46 13,1 73 17,6 46 13,0
Tổng 352 100 414 100 353 100

* Nhận xét: Kết quả bảng trên cho thấy:

- Có 38 đối tượng (chiếm tỷ lệ cao nhất 9,4%) không có mảng bám ở sextant 13-23

- Có 10 đối tượng (chiếm tỷ lệ thấp nhất 2,8%) không có mảng bám ở sextant
34-38

- Có 73 đối tượng (chiếm tỷ lệ cao nhất 17,6%) có tình trạng mảng bám kém ở
sextant 43-33

- Có 26 đối tượng (chiếm tỷ lệ thấp nhất 6,9%) có tình trạng mảng bám kém ở
sextant 24-28
55

Bảng 3.19 Tỷ lệ mảng bám của đối tượng


Đánh giá tình trạng mảng bám Số lượng Tỷ lệ %
Rất tốt 5 1,2
Tốt 118 27,8
Trung bình 205 48,5
Kém 95 22,5
Tổng 423 100

* Nhận xét: Kết quả nghiên cứu cho thấy : rất ít đối tượng không có mảng bám
(1,2%); có 98,8% đối tượng có mảng bám, trong đó có 27,8% đối tượng có tình trạng
mảng bám tốt; 48,5% đối tượng có mảng bám trung bình; 22,5% đối tượng có mảng
bám kém; 27,8% đối tượng có mảng bám nhẹ.

3.1.2.2. Chỉ số nướu (GI)


Bảng 3.20 Kết quả khám lâm sàng chỉ số nướu theo vùng lục phân
Vùng răng Vùng lục phân
18-14 13-23 24-28
SL % SL % SL %
Phân loại
Rất tốt 48 13,3 71 17,5 50 13,3
Tốt 165 45,0 184 45,3 168 44,7
Trung bình 135 36,8 136 33,5 143 38,0
Kém 18 4,9 15 3,7 15 4,0
Tổng 366 100 406 100 376 100
Vùng răng 48-44 33-43 34-38
SL % SL % SL %
Phân loại
Rất tốt 36 10,2 33 8,0 37 10,5
Tốt 155 44,0 182 44,0 152 43,0
Trung bình 132 37,5 153 37,0 140 39,7
Kém 29 8,3 46 11,0 24 6,8
Tổng 352 100 414 100 353 100
* Nhận xét: Kết quả bảng trên cho thấy:

- Có 71 đối tượng (chiếm tỷ lệ cao nhất 17,5%) có mô nha chu lành mạnh ở
sextant 13-23

- Có 33 đối tượng (chiếm tỷ lệ thấp nhất 8%) có mô nha chu lành mạnh ở
sextant 33-43
56

- Có 46 đối tượng (chiếm tỷ lệ cao nhất 11%) có mức độ viêm nướu nặng nhất ở
sextant 33-43

- Có 15 đối tượng (chiếm tỷ lệ thấp nhất 3,7%) có mức độ viêm nướu nặng nhất
ở sextant 13-23

Bảng 3.21 Tỷ lệ viêm nướu của đối tượng

Kết quả Số lượng Tỷ lệ (%)


Rất tốt 27 6,4
Tốt 168 39,7
Trung bình 177 41,8
Kém 51 12,1
Tổng 423 100
* Nhận xét: Kết quả nghiên cứu cho thấy: Có 27 đối tượng ( chiếm tỷ lệ thấp
nhất 6,4%) có mô nha chu lành mạnh; có 93,6% đối tượng bị viêm nướu trong đó có
51 đối tượng ( 12,1%) có mức độ viêm nướu nặng nhất, 177 đối tượng (41,8%) có
mức độ viêm nướu trung bình, 168 đối tượng (39,7%) có mức độ viêm nướu nhẹ.
3.1.2.3. Chỉ số vôi răng
Bảng 3.22 Kết quả khám lâm sàng chỉ số vôi răng theo vùng lục phân
Vùng răng Vùng lục phân
18-14 13-23 24-28
SL % SL % SL %
Phân loại
Rất tốt 73 19,9 184 45,3 88 23,4
Tốt 156 42,5 169 41,6 160 42,6
Trung bình 118 32,4 53 13,1 115 30,6
Kém 19 5,2 0 0,0 13 3,4
Tổng 366 100 406 100 376 100
Vùng răng 48-44 33-43 34-38

Phân loại SL % SL % SL %

Rất tốt 51 14,5 63 15,2 52 14,7


Tốt 137 38,9 115 27,8 135 38,3
Trung bình 138 39,2 161 38,9 136 38,5
57

Kém 26 7,4 75 18,1 30 8,5


Tổng 352 100 414 100 353 100

* Nhận xét: Kết quả bảng trên cho thấy:

- Có 184 đối tượng (chiếm tỷ lệ cao nhất 45,3%) không có vôi răng ở sextant 13-23.

- Có 51 đối tượng (chiếm tỷ lệ thấp nhất 14,5%) không có vôi răng ở sextant 48-44

- Có 75 đối tượng (chiếm tỷ lệ cao nhất 18,1%) có vôi răng mức độ nặng ở
sextant 33-43

Bảng 3.23 Tỷ lệ vôi răng của đối tượng

Kết quả Số lượng Tỷ lệ (%)


Rất tốt 20 4,7
Tốt 71 16,8
Trung bình 235 55,6
Kém 97 22,9
Tổng 423 100

* Nhận xét: : Kết quả nghiên cứu cho thấy có 20 đối tượng ( chiếm tỷ lệ thấp
nhất 4,7%) không có vôi răng; có 95,3% đối tượng có vôi răng, trong đó có 97 đối
tượng ( 22,9%) có vôi răng mức độ nặng, 235 đối tượng (55,6%) có vôi răng mức độ
trung bình, 71 đối tượng (16,8%) có vôi răng mức độ nhẹ.
58

3.1.3. Tình hình bệnh nha chu ở người cao tuổi

3.1.3.1. Tỷ lệ đối tượng mắc bệnh nha chu theo tuổi

Tỷ lệ %

93,5 94,3
100 84,6
90
80
70
60
Mắc bệnh
50
Không mắc
40
30 15,4
20 6,5 5,7
10
0
60 - 64 65 - 74 ≥ 75 tuổi
Nhóm tuổi
Biểu đồ 3.6 Phân bố tỷ lệ đối tượng mắc bệnh nha chu theo nhóm tuổi
* Nhận xét: Kết quả từ bảng trên cho thấy tỷ lệ đối tượng mắc bệnh nha chu
91%, tỷ lệ mô nha chu lành mạnh là 9%, trong đó tỷ lệ mắc bệnh tăng dần theo tuổi,
thấp nhất là nhóm 60-64 tuổi chiếm 84,6%, cao nhất là nhóm ≥ 75 tuổi ( 94,3%) với
p < 0.05)

3.1.3.2. Tỷ lệ đối tượng mắc bệnh nha chu theo giới


59

* Nhận xét:Kết quả bảng trên có thấy tỷ lệ mắc bệnh nha chu ở nhóm nam giới
là 95,8%, cao hơn ở nhóm nữ giới với 87,2%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
(p<0,05).

Bảng 3.24 Tỷ lệ đối tượng có CPI cao nhất chung và theo nhóm tuổi (Bệnh
nhân được tính ở mức độ tổn thương cao nhất)

CPI 0 CPI 1 CPI 2 CPI 3 CPI 4


Số người
Tuổi S S
khám SL % % SL % SL % %
L L

40,
60-64 130 20 15,4 11 8,5 53 33 25,4 13 10,0
8

42,
65-74 169 11 6,5 10 5,9 71 51 30,2 26 15,4
0

54,
≥75 124 7 5,7 6 4,8 67 30 24,2 14 11,3
0

Chun 45,
423 38 9,0 27 6,4 191 114 26,9 53 12,5
g 2

p 0,040
60

Tỷ lệ %
60
54

50
40,8 42
40
30,2 60-64
30 25,4 24,2 65-74
≥75
20 15,4 15,4
10 11,3
8,5
10 6,5 5,7 5,9 4,8

0
CPI 0 CPI 1 CPI 2 CPI 3 CPI 4

Biểu đồ 3.7 Phân bố Tỷ lệ đối tượng có CPI cao nhất chung và theo nhóm tuổi
* Nhận xét : CPI 2 chiếm tỷ lệ cao nhất 191 người ( 45,2% ), ở CPI 1 chiếm tỷ
lệ thấp nhất 27 người ( 6,4% )

- Ở nhóm tuổi 60-64 tuổi có 11 đối tượng mắc bệnh viêm nướu chảy máu,
chiếm 8,5%, 53 đối tượng mắc bệnh viêm nướu vôi răng chiếm tỷ lệ 40, 8 %, có 33
đối tượng có túi nông chiếm 25,4% và 13 đối tượng có túi sâu chiếm 10,0%

- Ở nhóm tuổi 65-74 tuổi có 10 đối tượng mắc bệnh viêm nướu chảy máu,
chiếm 5,9%, 71% đối tượng mắc bệnh viêm nướu vôi răng chiếm tỷ lệ 42%, có 51
đối tượng có túi nông chiếm 30,2% và 26 đối tượng có túi sâu chiếm 15,4%
- Ở nhóm tuổi ≥75 tuổi có 6 đối tượng mắc bệnh viêm nướu chảy máu, chiếm
4,8% , 67 đối tượng mắc bệnh viêm nướu vôi răng chiếm tỷ lệ 54%, có 30 đối tượng
có túi nông chiếm 24,2% và 14 đối tượng có túi sâu chiếm 11,3%

Bảng 3.25 Tỷ lệ đối tượng có CPI cao nhất theo giới (Bệnh nhân được tính ở
mức độ tổn thương cao nhất)
Giới Số người CPI 0 CPI 1 CPI 2 CPI 3 CPI 4
khám % SL % SL % S %
SL % S
61

L L
43,
Nữ 234 30 12,8 13 5,6 101 58 24,8 32 13,7
2
47,
Nam 189 8 4,2 14 7,4 90 56 29,6 21 11,1
6
Chun 45,
423 38 9,0 27 6,4 191 114 26,9 53 12,5
g 2
p 0,026
Kiểm định chi bình phương

* Nhận xét:

- Tỷ lệ đối tượng có tổ chức nha chu lành mạnh ở nam giới là 4,2%, ở nữ là 12,8%

- Tỷ lệ đối tượng có viêm nướu chảy máu ở nam là 7, 4% và ở nữ là 5,6%

- Tỷ lệ đối tượng có viêm nướu vôi răng ở nam là 47,6 % và ở nữ là 43,2 %


- Tỷ lệ đối tượng có túi nông ở nam là 29,6% và ở nữ là 24,8 %
- Tỷ lệ đối tượng có túi sâu ở nam là 11,1% và ở nữ là 13,7 %
Bảng 3.26 Tỷ lệ đối tượng có túi nha chu theo nhóm tuổi

Nhóm tuổi Số người khám Số người có túi nha chu Tỷ lệ % p


60-64 130 46 35,4
65-74 169 77 45,1
0,113
≥75 124 44 35,5
Tổng 423 167 39,5

* Nhận xét:

- Số người có túi nha chu ở nhóm 65-74 tuổi cao nhất là 77 đối tượng chiếm tỷ
lệ 45, 1%.
62

- Số người có túi nha chu thấp nhất ở nhóm tuổi ≥ 75 tuổi là 124 đối tượng
chiếm 35,5%

Tỷ lệ % 38,5 40,7
45
40
35
30
25
20
15
10
5
0
Nữ Nam Giới tính

Biểu đồ 3.8 Phân bố tỷ lệ đối tượng có túi nha chu theo giới
* Nhận xét: Qua kết quả cho thấy đối tượng nam giới có túi nha chu chiếm tỷ lệ
40,7 %; đối tượng nữ giới có túi nha chu chiếm tỷ lệ 38,5 %.

Bảng 3.27 Số vùng lục phân lành mạnh và bệnh lý theo tuổi

CPI 0 CPI 1-4 CPI 2-4 CPI 3-4 CPI 4


Tuổi Số vùng
SL SL SL SL SL

60-64 713 228 485 370 110 22

65-74 876 151 725 546 176 35

≥75 602 98 504 405 78 19

Tổng 2.191 477 1.714 1.321 364 76

* Nhận xét:

- Nhóm tuổi 60-64 : tổng số vùng lục phân lành mạnh là 228; bệnh lý là 485;
viêm nướu vôi răng trở lên 370; túi nướu bệnh lý nông trở lên 110; túi nướu bệnh lý
sâu 22
63

- Nhóm tuổi 65-74 tuổi : tổng số vùng lục phân lành mạnh là 151; bệnh lý 725;
viêm nướu vôi răng trở lên 546; túi nướu bệnh lý nông trở lên 176; túi nướu bệnh lý
sâu 35

- Nhóm tuổi ≥75 tuổi : tổng số vùng lục phân lành mạnh là 98; bệnh lý là 504;
viêm nướu vôi răng trở lên 405; túi nướu bệnh lý nông trở lên 78 ; túi nướu bệnh lý
sâu 19

Bảng 3.28 Số vùng lục phân lạnh mạnh và bệnh lý theo giới

CPI 0 CPI 1-4 CPI 2-4 CPI 3-4 CPI 4


Giới Số vùng
SL SL SL SL SL

Nữ 1.209 316 893 697 169 44

Nam 982 161 821 624 195 32

Tổng 2.191 477 1.714 1.321 364 76

* Nhận xét:

- Tổng số vùng lục phân lành mạnh ở nam là 161; nữ 316

- Tổng số vùng lục phân bệnh lý ở nam là 821; nữ 893

- Tổng số vùng lục phân viêm nướu vôi răng trở lên ở nam là 624; nữ là 697

- Tổng số vùng lục phân có túi nướu bệnh lý nông trở lên ở nam là 195; nữ là 169

- Tổng số vùng lục phân có túi nướu bệnh lý sâu ở nam là 32; nữ là 44

Bảng 3.29 Số trung bình vùng lục phân lành mạnh và bệnh lý theo nhóm tuổi

Tuổi Số người khám CPI 0 CPI 1-4 CPI 2-4 CPI 3-4 CPI 4

60-64 130 1,76 3,73 2,85 0,85 0,17

65-74 169 0,89 4,3 3,24 1,04 0,21

≥75 124 0,79 4,06 3,27 0,63 0,15

Tổng 423 1,13 4,05 3,13 0,86 0,18


64

* Nhận xét:

- Nhóm tuổi 60-64 : số trung bình vùng lục phân lành mạnh là 1,76 vùng / đối
tượng; bệnh lý là 3,73 vùng/ đối tượng; viêm nướu vôi răng trở lên là 2,85 vùng / đối
tượng; túi nướu bệnh lý nông trở lên là 0,85 vùng / đối tượng; túi bệnh lý sâu là 0,17
vùng / đối tượng

- Nhóm tuổi 65-74 tuổi: số trung bình vùng lục phân lành mạnh là 0,89 vùng /
đối tượng; bệnh lý là 4,3 vùng/ đối tượng; viêm nướu vôi răng trở lên là 3,24 vùng /
đối tượng; túi nướu bệnh lý nông trở lên là 1,04 vùng / đối tượng; túi nướu bệnh lý
sâu là 0,21 vùng / đối tượng

- Nhóm tuổi ≥75 : tuổi số trung bình vùng lục phân lành mạnh là 0,79 vùng / đối
tượng; bệnh lý là 4,06 vùng/ đối tượng; viêm nướu vôi răng trở lên là 3,27 vùng / đối
tượng; túi nướu bệnh lý nông trở lên là 0,63 vùng / đối tượng; túi nướu bệnh lý sâu là
0,15 vùng / đối tượng

Bảng 3.30 Số trung bình vùng lục phân lành mạnh và bệnh lý theo giới

Giới Số người khám CPI 0 CPI 1-4 CPI 2-4 CPI 3-4 CPI 4

Nữ 234 1,35 3,82 2,98 0,72 0,19


Nam 189 0,85 4,34 3,3 1,03 0,17
Tổng 423 1,13 4,05 3,13 0,86 0,18

* Nhận xét:

- Số trung bình vùng lục phân lành mạnh ở nam là 0,85 vùng/ đối tượng; nữ
1,35 vùng/ đối tượng

- Số trung bình vùng lục phân bệnh lý ở nam là 4.34 vùng / đối tượng; nữ là
3,82 vùng / đối tượng

- Số trung bình vùng lục phân viêm nướu vôi răng đến túi nướu sâu ở nam là 3,3
vùng / đối tượng; ở nữ là 2,98 vùng / đối tượng
65

- Số trung bình vùng lục phân có túi nông đến túi nướu sâu ở nam là 1.03
vùng / đối tượng; ở nữ là 0,72 vùng / đối tượng

- Số trung bình vùng lục phân có túi sâu ở nam là 0,17 vùng / đối tượng; ở nữ là
0,19 vùng / đối tượng.

3.2. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN MẮC BỆNH NHA CHU
3.2.1. Đặc điểm cá nhân và bệnh nha chu
Bảng 3.31Liên quan giữa yếu tố dân tộc và bệnh nha chu

Mắc bệnh Không mắc p


Đặc điểm
SL % SL %
Kinh 374 90,8 38 9,2
Dân tộc 0,291
khác 11 100 0 0,0
Tổng cộng 385 91,0 38 9,0
Kiếm định chi bình phương
* Nhận xét: Qua bảng trên cho thấy: Tỷ lệ mắc bệnh nha chu ở đối tượng dân
tộc Kinh là 90,8%; dân tộc khác là 100%. Không có mối liên quan có ý nghĩa thống
kê giữa yếu tố dân tộc với tình trạng mắc bệnh nha chu của đối tượng (p>0,05).

Bảng 3.32 Liên quan giữa giới tính và bệnh nha chu

Mắc bệnh Không mắc


Giới tính p
SL % SL %
Nữ 204 87,2 30 12,8
0,002
Nam 181 95,8 8 4,2
Chung 385 91,0 38 9,0
Kiếm định chi bình phương
* Nhận xét: Kết quả bảng trên cho thấy: Tỷ lệ mắc bệnh nha chu ở nam là
95,8%; ở nữ là 87,2%. Có mối liên quan giữa giới tính với tình trạng mắc bệnh nha
chu của đối tượng (p<0,05)

Bảng 3.33 Liên quan giữa nhóm tuổi và bệnh nha chu

Mắc bệnh Không mắc


Nhóm tuổi p
SL % SL %
66

60-64 110 84,6 20 15,4

65-74 158 93,5 11 6,5 0,015

≥75 tuổi 117 94,3 7 5,7 0,015

Chung 385 91,0 38 9,0


Kiếm định chi bình phương

* Nhận xét: Kết quả bảng trên cho thấy: tỷ lệ mắc bệnh nha chu ở nhóm tuổi 60-
64 là 84,6%; nhóm tuổi 65-74 là 93,5%; nhóm ≥ 75 tuổi là 94,3%. Có mối liên quan
giữa nhóm tuổi với tình trạng mắc bệnh nha chu của đối tượng (p<0,05)

Bảng 3.34 Liên quan giữa học vấn và bệnh nha chu

Mắc bệnh Không mắc


Đặc điểm p
SL % SL %

Dưới TH 91 88,3 12 11,7 0,142*

Tiểu học 73 94,8 4 5,2

Học vấn THCS 100 91,7 9 8,3 0,424*

THPT 84 94,4 5 5,6 0,904*

Trên THPT 37 82,2 8 17,8 0,033**

Tổng cộng 385 91,0 38 9,0


* Kiểm định chi bình phương, ** kiểm định Fisher,

Nhận xét: Tỷ lệ mắc bệnh nha chu ở nhóm có học vấn trên THPT là 82,2%, thấp
hơn so với các nhóm còn lại (OR=0,25; p<0,05 so với nhóm học vấn tiểu học). Có mối
liên quan giữa học vấn với tình trạng mắc bệnh nha chu của đối tượng (p<0,05)

Bảng 3.35. Liên quan giữa nghề nghiệp và bệnh nha chu
Mắc bệnh Không mắc
Đặc điểm p
SL % SL %
Cán bộ công
Nghề nghiệp 65 89,0 8 11,0
nhân viên
67

Buôn bán 89 90,8 9 9,2 0,38


Thợ thủ công 63 94,0 4 6,0 1,36
Công nhân 66 89,2 8 10,8 0,33
Nội trợ 42 93,3 3 6,7 0,77*
Nghề khác 60 90,9 6 9,1 0,36
Tổng cộng 385 91,0 38 9,0
Kiểm định Chi bình phương, * Kiểm định Fisher

* Nhận xét: Không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa nghề nghiệp và
mắc bệnh nha chu ở người cao tuổi. Nhóm đối tượng có nghề nghiệp nguyên là cán
bộ viên chức có tỷ lệ mắc bệnh nha chu thấp hơn các nhóm nghề khác, tuy nhiên sự
khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

Bảng 3.36 Liên quan giữa tình trạng hôn nhân và bệnh nha chu

Mắc bệnh Không mắc


Đặc điểm p
SL % SL %
Không kết hôn 4 80,0 1 20,0 0,408*
Tình trạng
Có vợ/chồng 219 91,7 22 8,3
hôn nhân
Li dị/li thân/góa 162 91,5 15 8,5 0,949
Tổng cộng 385 91,0 38 9,0
Kiểm định Chi bình phương, * Kiểm định Fisher

* Nhận xét: Kết quả bảng trên cho thấy tỷ lệ mắc bệnh nha chu ở nhóm đối
tượng không kết hôn thấp hơn nhiều so với nhóm có vợ/chồng, tuy nhiên sự khác biệt
này không có ý nghĩa thông kê. Không có mối liên quan giữa tình trạng hôn nhân với
tình trạng nha chu ở đối tượng nghiên cứu ( p>0,05 )

Bảng 3.37 Liên quan giữa số con của đối tượng và tình trạng bệnh nha chu

Mắc bệnh Không mắc


Đặc điểm p
SL % SL %

Số con Không có con 9 81,8 2 18,2 0,221*


68

1-2 con 202 90,2 22 9,4

≥ 2 con 174 92,5 14 7,5 0,397

Tổng cộng 385 91,0 38 9,0


Kiểm định Chi bình phương, * Kiểm định Fisher

* Nhận xét: Nhóm đối tượng không có con có tỷ lệ mắc bệnh nha chu thấp hơn
2 nhóm còn lại. Không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa số con của đối
tượng và tình trạng mắc bệnh nha chu (p>0,05).

Bảng 3.38 Liên quan giữa kinh tế gia đình của đối tượng
và tình trạng bệnh nha chu

Mắc bệnh Không mắc


Đặc điểm p
SL % SL %

Kinh tế Khá, giàu 299 90,9 30 9,1


0,885
gia đình Nghèo/cận nghèo 86 91,5 8 8,5

Tổng cộng 385 91,0 38 9,0


Kiểm định Chi bình phương

* Nhận xét: Kết quả bảng trên cho thấy nhóm đối tượng nghèo/cận nghèo có tỷ
lệ mắc bệnh nha chu cao hơn nhóm khá, giàu. Không có mối liên quan có ý nghĩa
thống kê giữa tình trạng kinh tế gia đình và tỷ lệ mắc bệnh nha chu ở người cao tuổi
(p>0,05).

Bảng 3.39 Liên quan giữa nguồn thu nhập của đối tượng và tỷ lệ bệnh nha chu

Mắc bệnh Không mắc p


Đặc điểm
SL % SL %
Tự làm việc 121 92,4 10 7,6
Nguồn Hỗ trợ nhà nước 31 91,2 3 8,8 0,819*
thu nhập Lương hưu 69 85,2 12 14,8 0,101
Con cái chu cấp 138 93,9 9 6,1 0,619
Tổng cộng 385 91,0 38 9,0
69

Kiểm định Chi bình phương, * Kiểm định Fisher

* Nhận xét: Kết quả nghiên cứu cho thấy: nhóm đối tượng có nguồn thu nhập
do con cái chu cấp có tỷ lệ mắc bệnh nha chu cao nhất (93,9%); nhóm đối tượng có
nguồn thu nhập từ lương hưu có tỷ lệ mắc bệnh nha chu thấp nhất(85,2%). Không có
mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa nguồn thu nhập và tỷ lệ mắc nha chu ở người
cao tuổi (p>0,05).

Bảng 3.40 Liên quan giữa sống chung người khác và tỷ lệ bệnh nha chu

Mắc bệnh Không mắc


Đặc điểm p
SL % SL %
Sống một mình 28 84,8 5 15,2 0,13
Người thân Cùng vợ/chồng 36 83,7 7 16,3
đang Cùng con cái 152 91,6 14 8,4 0,134

sống cùng Cùng con cái vơ/chồng 165 93,2 12 6,8 0,054
Khác 4 100 0 0,0 -
Tổng cộng 385 91,0 38 9,0
Kiểm định Chi bình phương, * Kiểm định Fisher

* Nhận xét: Kết quả nghiên cứu cho thấy: tỷ lệ mắc bệnh nha chu ở nhóm đối
tượng sống cùng con cái và vợ/chồng chiếm tỷ lệ cao nhất(93,2%); tỷ lệ mắc bệnh
nha chu ở nhóm sống cùng vợ/chồng là thấp nhất (83,7%). Không có mối liên quan
có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ người sống chung và tỷ lệ mắc bệnh nha chu ở người
cao tuổi (p>0,05).

3.2.2. Bệnh toàn thân và bệnh nha chu


Bảng 3.41. Liên quan bệnh đái tháo đường và tỷ lệ bệnh nha chu
Mắc bệnh Không mắc
Bệnh nha chu p
SL % SL %
ĐTĐ Không 341 90,9 34 9,1 0,867
70

Có 44 91,7 4 8,3
Tổng cộng 385 91,0 38 9,0
Kiểm định Chi bình phương

* Nhận xét: Kết quả bảng trên cho thấy tỷ lệ mắc bệnh nha chu trên bệnh nhân
đái tháo đường cao hơn người không có bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên, sự khác biệt
không có ý nghĩa thông kê. Không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa mắc
bệnh đái tháo đường và tỷ lệ bệnh nha chu ở người cao tuổi (p>0,05).

Bảng 3.42 Liên quan giữa bệnh tim mạch và tỷ lệ bệnh nha chu

Mắc bệnh Không mắc p


Bệnh nha chu
SL % SL %
Không 193 88,5 25 11,5
Tim mạch 0,065
Có 192 93,7 13 6,3
Tổng cộng 385 91,0 38 9,0
Kiểm định Chi bình phương

* Nhận xét: Kết quả bảng trên cho thấy tỷ lệ mắc bệnh nha chu trên bệnh nhân
tim mạch cao hơn người không có bệnh tim mạch. Tuy nhiên, không có mối liên
quan có ý nghĩa thống kê giữa mắc bệnh tim mạch và tỷ lệ bệnh nha chu ở người cao
tuổi (p>0,05).

Bảng 3.43 Liên quan giữa mắc bệnh nội khoa khác và tỷ lệ bệnh nha chu

Mắc bệnh Không mắc p


Bệnh nha chu
SL % SL %
Không 24 85,7 4 14,3
Mắc bệnh khác
Có 361 91,4 34 8,6 0,310
Tổng cộng 385 91,0 38 9,0
Kiểm định Fisher

*Nhận xét: Kết quả bảng trên cho thấy tỷ lệ mắc bệnh nha chu trên mắc các
bệnh nội khoa khác cao hơn người không có bệnh khác. Tuy nhiên không có mối liên
71

quan có ý nghĩa thống kê giữa mắc bệnh nội khoa khác và tỷ lệ bệnh nha chu ở người
cao tuổi (p>0,05).

3.2.3. Kiến thức và thực hành phòng ngừa liên quan đến bệnh nha chu

Bảng 3.44. Liên quan giữa kiến thức phòng bệnh nha chu và tỷ lệ bệnh nha chu
Mắc bệnh Không mắc p
Đặc điểm
SL % SL %
Đạt 246 89,1 30 10,9
Kiến thức 0,063
Chưa đạt 139 94,6 8 5,4
Tổng cộng 385 91,0 38 9,0
Kiểm định Chi bình phương

* Nhận xét: Không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa kiến thức đúng và
tỷ lệ bệnh nha chu ở người cao tuổi (p>0,05).
72

Bảng 3.45 Liên quan thực hành phòng chống bệnh nha chu và tỷ lệ bệnh nha chu

Mắc bệnh Không mắc


Đặc điểm p
SL % SL %

Đạt 102 87,9 14 12,1


Thực hành chung 0,172
Chưa đạt 283 92,2 24 7,8

Tổng cộng 385 91,0 38 9,0


Kiểm định Chi bình phương

* Nhận xét: Không tìm thấy tương quan có ý nghĩa thống kê giữa thực hành
chung và tỷ lệ mắc bệnh nha chu ở đối tượng nghiên cứu (p>0,05).

Bảng 3.46. Liên quan giữa uống rượu và tỷ lệ bệnh nha chu
Mắc bệnh Không mắc
Đặc điểm OR(95%CI) p
SL % SL %

Không 288 90,0 32 10,0 1


Uống rượu
Có 97 94,2 6 5,8 1,79 (0,71-5,41) 0,197

Tổng cộng 385 91,0 38 9,0


Kiểm định Chi bình phương

* Nhận xét: Không có mối tương quan có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ mắc bệnh
nha chu và uống rượu (p>0,05).

Bảng 3.47 Liên quan giữa hút thuốc lá và tỷ lệ bệnh nha chu

Mắc bệnh Không mắc p


Đặc điểm
SL % SL %

Không 294 89,4 35 10,6


Hút thuốc lá
Có 92 96,8 3 3,2 0,034
73

Tổng cộng 385 91,0 38 9,0


Kiểm định Chi bình phương

* Nhận xét: Tỷ lệ mắc bệnh nha chu ở nhóm người cao tuổi có hút thuốc lá là
96,8%, cao hơn nhiều so với nhóm không hút thuốc, với 89,4% (OR=3,61; p<0,05).
Có mối liên quan giữa hút thuốc lá và tỷ lệ mắc bệnh nha chu của đối tượng.
(p<0,05)

Bảng 3.48 Liên quan đối tượng hằng năm có đi khám răng miệng
và tỷ lệ bệnh nha chu

Mắc bệnh Không mắc p


Đặc điểm
SL % SL %
Khám bệnh răng Có 163 87,6 23 12,4
miệng hằng năm Không 222 93,7 15 6,3 0,031
Tổng cộng 385 91,0 38 9,0
Kiểm định Chi bình phương

* Nhận xét: Tỷ lệ mắc bệnh nha chu ở nhóm không đi khám bệnh răng miệng
hằng năm là 93,7% cao hơn nhiều so với nhóm thường đi khám bệnh răng miệng với
87,6%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê, có mối liên quan giữa việc đi khám
răng miệng định kỳ và tỷ lệ mắc bệnh nha chu của đối tượng (OR=2,09; p<0,05).

3.2.4. Một số yếu tố liên quan đến bệnh nha chu qua phân tích đa biến
Bảng 3.49 Một số yếu tố liên quan đến bệnh nha chu qua phân tích đa biến
OR đa
Yếu tố p 95%CI
biến
Nữ 1
Giới tính
Nam 2,97 0,021 1,17-7,52
60-64 1
Nhóm tuổi 65-74 2,58 0,021 1,15-5,78
≥75 2,95 0,023 1,16-7,51
Trình độ học vấn Dưới tiểu học 0,41 0,149 0,12-1,37
Tiểu học 1
74

THCS 0,61 0,440 0,15-2,12


THPT 1,17 0,828 0,29-4,69
Trên THPT 0,26 0,510 0,07-0,99
Không 1
Hút thuốc lá
Có 1,76 0,417 0,45-6,90
Khám răng miệng Không 1
hằng năm Có 0,54 0,099 0,26-1,12

* Nhận xét: Sau phân tích đơn biến, một số yếu tố liên quan được chúng tôi đưa
vào phân tích đa biến như đã thể hiện ở bảng 3.49, kết quả cho thấy yếu tố thực sự có
tác động mạnh tới tỷ lệ mắc bệnh nha chu ở người cao tuổi là tuổi tác và giới tính
(p<0,05).
75

Chương 4
BÀN LUẬN

4.1. TỶ LỆ BỆNH NHA CHU Ở BỆNH NHÂN NGƯỜI CAO TUỔI ĐẾN
KHÁM NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN QUẬN THỦ ĐỨC NĂM 2017
4.1.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
4.1.1.1. Đặc điểm của mẫu theo giới
Theo bảng 3.1, trong 423 bệnh nhân nghiên cứu của chúng tôi có 189 bệnh
nhân nam, chiếm tỷ lệ 44,7% và 234 bệnh nhân nữ, chiếm tỷ lệ 55,3%. Kết quả này
cho thấy nữ giới chiếm tỷ lệ cao hơn nam giới, phù hợp với tỷ số giới tính trong
nhóm dân số cao tuổi theo Điều tra quốc gia về người cao tuổi Việt Nam năm 2011.
Tỷ lệ nam/ nữ ở các lứa tuổi 60 - 69, 70 -79 và trên 80 lần lượt là 100/127, 100/163
và 100/194 [6]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng giống với nghiên cứu của Lê
Nguyễn Bá Thụ (2018) về thực trạng bệnh răng miệng trên nhóm người cao tuổi ở
Đắk Lắk có tỷ lệ nam giới là 39,3%, thấp hơn nữ giới là 60,7% [12].
4.1.1.2. Đặc điểm của mẫu theo tuổi
Ở hầu hết các nước phát triển, từ 65 tuổi trở lên được coi là người cao tuổi.
Tuy nhiên với nhiều nước đang phát triển thì mốc tuổi này không phù hợp. Hiện tại
chưa có một tiêu chuẩn thống nhất cho các quốc gia, tuy nhiên Liên Hợp quốc chấp
nhận mốc để xác định dân số già là từ 60 tuổi trở lên [11]. Hiện nay, trên thế giới có
nhiều tranh cãi về việc phân độ tuổi cho người trên 60. Một số nghiên cứu chia làm
3 nhóm tuổi là 55 – 64, 65 -74 và ≥75, một số nghiên cứu khác chia làm 4 nhóm
tuổi là 60 – 64, 65 – 69, 70 – 74 và ≥75. Tuy nhiên, không có tài liệu nào khẳng
định độ chính xác của các phân loại này [12] .
Trong nghiên cứu của chúng tôi, đối tượng nghiên cứu gồm 423 bệnh nhân từ
60 tuổi trở lên, được chia thành 3 nhóm là 60-64 tuổi, 65-74 tuổi, và trên 75 tuổi.
Cách phân loại của chúng tôi giống nghiên cứu của Lê Nguyễn Bá Thụ (2018) về
thực trạng bệnh răng miệng trên nhóm người cao tuổi ở Đắk Lắk, nhằm mục đích so
76

sánh tình trạng bệnh răng miệng giữa nhóm ở giai đoạn bắt đầu của tuổi già (60 –
64) và nhóm được WHO đánh giá là đại diện cho tuổi già (65 – 74) [ 75] và nhóm ở
giai đoạn sau của tuổi già (≥75) [12].
Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.2 cho thấy nhóm tuổi từ 65-74 tuổi là nhiều nhất
với tỷ lệ là 40%, nhóm 60-64 tuổi và trên 75 tuổi chiếm tỷ lệ gần bằng nhau theo
thứ tự là 30,7% và 29,3%. Theo báo cáo tổng quan của Phạm Thắng, Đỗ Thị Khánh
Hỷ về cơ cấu dân số già Việt Nam năm 2009, nhóm tuổi 65-74 cũng chiếm tỷ lệ
nhiều nhất 46,49%, nhóm tuổi 60-64 chiếm 28,59%. Nghiên cứu của Lê Nguyễn Bá
Thụ (2018) về thực trạng bệnh răng miệng trên nhóm người cao tuổi ở Đắk Lắk
cũng cho thấy nhóm tuổi 65-74 chiếm tỷ lệ cao nhất là 38,9%, tỷ lệ nhóm tuổi 60-64
là 23,8%, trên 75 tuổi là 37,3% [12].
4.1.1.3. Đặc điểm của mẫu theo dân tộc
Nghiên cứu (theo bảng 3.3) cho thấy tỷ lệ dân tộc Kinh chiếm 97,4%, dân tộc
ít người chiếm 2,6%. Theo số liệu Tổng điều tra dân số năm 2009, dân tộc Kinh có
73,594 triệu người (chiếm 85,7%) và các dân tộc còn lại có 12,253 triệu người
(chiếm 14,3%) [14] . Mẫu nghiên cứu của chúng tôi có tỷ lệ đối tượng dân tộc ít
người thấp hơn nhiều so với trong dân số chung, vì đối tượng nghiên cứu chủ yếu là
người dân trong vùng đến khám tại Bệnh viện Thủ Đức, và một số đối tượng dân
tộc thiểu số chưa có điều kiện đến khám bệnh.
4.1.1.4. Đặc điểm của mẫu theo học vấn, nghề nghiệp, kinh tế gia đình, nguồn thu nhập
Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ có 10,9% có trình độ học vấn trên THPT
(theo bảng 3.5), phân bố gần như đồng đều ở các ngành nghề khác nhau như cán bộ
công nhân viên (17,3%); buôn bán (23,2%); thợ thủ công (15,6%); công nhân là
(17,5%); nội trợ là (10,7%); nghề khác (15,6%). Trình độ học vấn của nhóm đối
tượng nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn nhiều so với mẫu nghiên cứu Gina
Thornton và cộng sự trên nhóm dân số Mỹ trên 30 tuổi năm 2009-2010. Trong
nghiên cứu của Gina Thornton, dân số đạt trình độ văn hóa phổ thông cơ sở ở tuổi >
30 là 23,8% [37]. Sự khác nhau này phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của quận
Thủ Đức tập trung phần lớn dân lao động từ các vùng miền khác nhập cư, trong khi
77

đó Mỹ là một nước phát triển nhất nhì thế giới.


Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn nghiên cứu của Lê Nguyễn Bá Thụ
(2018) về thực trạng bệnh răng miệng trên nhóm người cao tuổi ở Đắk Lắk có tỷ lệ
nhóm từ trình độ từ trung cấp trở lên là 6,8% (nghiên cứu của chúng tôi có nhóm
trình độ trên THPT chiếm 10,9%) [12]. Điều này phù hợp, vì Đắk Lắc là nơi tập
trung nhiều dân tộc ít người. Tuy phổ cập giáo dục tại các huyện ở Đắk Lắk ngày
càng hướng tới trình độ cao (nhóm THPT chiếm tỷ lệ 21,3%, tương đương với
nghiên cứu của chúng tôi 21%), nhưng chất lượng đào tạo vẫn còn thấp ở các
huyện, dẫn tới sự chênh lệch về tỷ lệ nhóm đối tượng trên THPT giữa Đắk Lắc và
các quận huyện trong và ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh. Hơn nữa nền kinh tế
Đắk Lắk chủ yếu vẫn là nông nghiệp, nên nhu cầu học lên sau tốt nghiệp THPT đối
với người dân ở đó có lẽ không cần thiết.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, theo tình trạng kinh tế gia đình, nhóm khá và
giàu chiếm tới 77,8% (theo bảng 3.8). Nguồn thu nhập của nhóm người cao tuổi này
chủ yếu từ con cái chu cấp chiếm tỷ lệ cao nhất là 34,8%; tự chu cấp qua làm việc là
31,0%, lương hưu là 19,1%, hỗ trợ của nhà nước là 8,0% nhóm đối tượng có thu nhập
từ nguồn khác chiếm tỷ lệ thấp nhất là 7,1%.
Mẫu đối tượng nghiên cứu của chúng tôi có nhóm cận nghèo/nghèo chiếm
22,2%, cao hơn so với trong báo cáo của Lê văn Khảm về dân số Việt Nam năm
2014, có 18% số người thuộc hộ gia đình nghèo [6]. Sự khác biệt này có thể là do
mẫu khác nhau, đẫn đến tình trạng kinh tế xã hội khác nhau. Mẫu nghiên cứu của
chúng tôi là những người cao tuổi đến khám ngoại trú tại Bệnh viện Thủ Đức, phần
lớn là người dân tại vùng hoặc các vùng lân cận.
4.1.1.5. Đặc điểm của mẫu theo tình trạng hôn nhân, những người đang sống
chung, số con
Kết quả cho thấy nhóm chưa kết hôn (1,2%), sống một mình (7,8%) và không
có con cái (2,6%) chiếm tỷ lệ thấp nhất.
78

So sánh với mẫu nghiên cứu của Lê Nguyễn Bá Thụ (2018) về thực trạng bệnh
răng miệng trên nhóm người cao tuổi ở Đắk Lắk, tỷ lệ người cao tuổi độc thân là
2,9%, có vợ chồng là 71,6%, ly dị là 0,6%, góa bụa là 24,5% [12]. Trong khi đó,
nghiên cứu của chúng tôi có tỷ lệ người cao tuổi độc thân là 1,2%, có vợ chồng là
57%, ly dị là 0,6%, li dị/li thân/góa bụa là 41,8%.
Theo Lê Văn Khảm về vấn đề người cao tuổi Việt Nam hiện nay (2014), trong
tổng dân số người cao tuổi Việt Nam tỷ lệ hộ gia đình có cha mẹ sống chung với
các con đã giảm rõ rệt, từ 80% năm 1993 theo điều tra về mức sống dân cư xuống
còn khoảng 69,5% năm 2011. Gia đình đóng vai trò chính trong việc chăm sóc sức
khỏe NCT [6]. Cũng theo báo cáo trong Tổng cục dân số năm 2009 cho thấy tình
trạng sống không có vợ/chồng chiếm tỷ lệ cao 61,01%, trong đó số phụ nữ già cô
đơn cao hơn nhiều so với nam giới [11].
4.1.1.6. Đặc điểm của mẫu theo bệnh lý nội khoa
Kết quả nghiên cứu cho thấy (bảng 3.11), tỷ lệ người cao tuổi mắc bệnh tim
mạch trong mẫu nghiên cứu là 48,5%; bệnh đái tháo đường 11,4% và mắc các bệnh
khác là 93,4%. Theo nghiên cứu trên tổng dân số người cao tuổi nước ta (Lê Văn
Khảm, 2014), tỷ lệ mắc các bệnh mạn tính khá cao và thường mắc nhiều bệnh đồng
thời với tỷ lệ trung bình một người mắc gần 2,7 bệnh, tim mạch 55,6%, tiểu đường
15,4% [6].
Nhìn chung đặc điểm dân số xã hội của mẫu nghiên cứu chúng tôi có một số
đặc điểm tương đồng và một số đặc điểm khác biệt so với tổng dân số người cao tuổi
Việt Nam, vẫn chưa đại diện được cho dân số người cao tuổi ở Việt Nam, chỉ phản
ánh được tình trạng của người cao tuổi ở quận Thủ Đức hoặc các vùng có điều kiện
kinh tế xã hội tương tự.
Hơn nữa, các đối tượng nghiên cứu chủ yếu là dựa trên dân số bệnh viện vì sự
lấy mẫu thuận tiện (mẫu thuận tiện). Tỷ lệ được đánh giá trong mẫu này sẽ cao hơn
mức được đánh giá trong dân số chung vì những người có vấn đề về bệnh lý mới
đến bệnh viện khám, và họ không đại diện dân số nói chung. Tỷ lệ mắc bệnh của
nhóm đối tượng nghiên cứu từ bệnh viện cao hơn khoảng 10% so với trong dân số
chung [67].
79

4.1.1.7. Kiến thức và thực hành chăm sóc răng miệng, dự phòng bệnh nha chu
Kiến thức và thực hành chăm sóc răng miệng liên quan đến nhiều yếu tố như
tuổi tác và trình độ học vấn. Theo nghiên cứu của Moghadam FA và cs (2013) trên
nhóm bệnh nhân đái tháo đường có tuổi trung bình là 50 ở trung tâm Yazd, Iran cho
thấy, những người dưới 50 tuổi hay có trình độ học vấn cao thì có kiến thức và thực
hành chăm sóc răng miệng tốt hơn [47].
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ đối tượng có kiến thức chung
về chăm sóc răng miệng, dự phòng bệnh nha chu tốt là 65,2% (bảng 3.12), trên mức
trung bình. Tuy nhiên, tỷ lệ đối tượng thực hành chăm sóc răng miệng, dự phòng
bệnh nha chu kém chiếm trên mức trung bình 62,6% (bảng 3.13). Điều này có thể
được giải thích là bên cạnh việc hiểu biết các biện pháp chăm sóc răng miệng như
thay bàn chải đánh răng hàng tháng, sử dụng chỉ nha khoa…thì vẫn còn một số người
không áp dụng các biện pháp chăm sóc đúng vào thực tế hoặc không bỏ được thói
quen xấu như sử dụng tăm tre, uống rượu, hút thuốc lá. Kiến thức và thái độ của bệnh
nhân tốt, nhưng thực hành chỉ ở mức độ thấp có thể là do bị ảnh hưởng bởi một số
yếu tố khác như yếu tố môi trường và xã hội [47].
Kết quả của nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu của Moghadam FA và cs
trên nhóm bệnh nhân ĐTĐ trung bình 50 tuổi ở Iran năm 2013, bệnh nhân có điểm số
kiến thức tốt chiếm 42,9%, nhưng chỉ có 11,5% bệnh nhân có thực hành tốt [47].
Nghiên cứu của Aljoharah A.Al-Sinaidi trên người cao tuổi ở một viện dưỡng
lão Ả Rập năm 2012 cho thấy có 65,1% đối tượng thực hiện vệ sinh răng miệng.
Nam thường ít thực hiện vệ sinh răng miệng hơn nữ, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
[21].
4.1.2. Tỷ lệ bệnh nha chu ở người cao tuổi ở bệnh nhân đến khám ngoại trú tại
Bệnh viện quận Thủ Đức năm 2017
4.1.2.1. Chỉ số mảng bám, chỉ số nướu, chỉ số vôi răng
Dựa theo bảng kết quả 3.15, 3.17, 3.19, nghiên cứu cho thấy đối tượng có mảng
bám, vôi răng và viêm nướu với tỷ lệ cao, lần lượt là 98,8%, 95,3% và 93,6%, đa số
là ở mức độ trung bình. Vùng răng cửa dưới (sextant 33-43) có tỷ lệ mảng bám, vôi
80

răng và viêm nướu cao nhất.


Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Cẩn
và Ngô Đồng Khanh về dịch tễ bệnh nha chu ở Việt Nam năm 2007, tỷ lệ vôi răng
trên nhóm tuổi 35-44 là 97-100% [1]. Mảng bám và vôi răng bám chặt vào bề mặt
men răng, miếng trám, phục hình và sâu dưới nướu tạo nơi tích tụ của vi khuẩn gây
viêm nướu và viêm nha chu. Ngược lại tình trạng viêm nướu và viêm nha chu kéo
dài làm tăng tiết dịch từ mô nướu là môi trường thuận lợi cho sự hình thành mảng
bám, vôi răng và tích tụ vi khuẩn làm bệnh thêm trầm trọng. Do đó cần kiểm soát
mảng bám để kiểm soát được lượng vi khuẩn gây bệnh, giảm viêm nướu, giảm dịch
tiết là nguồn nuôi dưỡng cho vi khuẩn dưới nướu [4].
Một số nghiên cứu dịch tễ học cho thấy vệ sinh răng miệng kém và mức độ mảng
bám, vôi răng có liên quan với tỷ lệ và mức độ trầm trọng của bệnh nha chu [21], [56].
Hầu hết các bệnh nha chu đều có bản chất lây nhiễm, bắt đầu từ hậu quả của sự hình
thành màng sinh học mảng bám răng [19]. Tuy nhiên nghiên cứu dịch tễ học bệnh nha
chu của Nguyễn Cẩn lại củng cố quan điểm mới về cơ chế sinh bệnh của bệnh nha chu:
“Chưa hẳn đã có sự tương quan thuận của vôi răng và túi nha chu” [1].
Viêm nướu là một tình trạng hoàn nguyên. Ngoại trừ việc chỉ ra mức độ vệ sinh
răng miệng trong dân số, nó không phải là một yếu tố dự báo sự mất mô nha chu
trong tương lai. Tuy nhiên, một tỷ lệ cao và mức độ chảy máu nướu trong dân số có
thể gây hại cho mô nha chu, điều này được củng cố bởi dữ liệu cho thấy rằng ở các
đối tượng trẻ, sự mất bám dính nha chu trong tương lai ở những người bị viêm nướu
cao hơn so với các đối tượng không bị viêm [19].
Sự tăng trưởng của mảng bám răng và viêm nướu liên quan mạnh mẽ, bất kể
tuổi tác, giới tính hoặc nhận dạng chủng tộc / sắc tộc nào. Dữ liệu dịch tễ học toàn
cầu cho thấy mối quan hệ giữa mảng bám răng và viêm nha chu nặng ít rõ rệt. Mặc
dù viêm nướu do mảng bám gây ra và các dạng viêm nha chu nhẹ đến trung bình
được phổ biến rộng rãi trong cùng một quần thể nhóm, viêm nha chu nặng ở người
thường chỉ hiện diện ở một phần nhóm dân số trên toàn cầu, (Albandar, 2002;
Baelum & Scheutz, 2002; Gjermo và cộng sự, 2002; Sheiham & Netuveli,2002) [39].
4.1.2.2. Tỷ lệ mắc bệnh nha chu
81

Chỉ số nha chu cộng đồng (CPI) được giới thiệu bởi WHO để cung cấp dữ liệu
tình trạng sức khỏe nha chu ở các quốc gia và cho phép các quốc gia lập kế hoạch
chương trình can thiệp hiệu quả để kiểm soát bệnh nha chu. Ngoài ra, chỉ số CPI
hữu ích trong việc giám sát sức khỏe răng miệng ở cấp độ quốc gia và liên ngành.
Mặc dù chỉ số này có những hạn chế nhất định khi được sử dụng như phương tiện
độc lập đánh giá phạm vi và mức độ nghiêm trọng của bệnh nha chu, nó đã được sử
dụng rộng rãi trong nghiên cứu dịch tễ học và nhu cầu điều trị nha chu [56].
Chỉ số nha chu cộng đồng (CPI) đo lường tỷ lệ và mức độ nghiêm trọng hoặc
phạm vi của bệnh nha chu (WHO, 1997). Chỉ số CPI có nhiều hạn chế vì nó không
đo lường độ lung lay của răng hoặc mất bám dính và do đó đánh giá thấp mức độ
bệnh và mức độ nghiêm trọng của bệnh nha chu khi tuổi tăng. Tuy nhiên, nó là một
chỉ số đơn giản, không tốn thời gian (Pilot & Miyazaki, 1994; Benigeri et al.,2000)
có thể cung cấp dữ liệu hữu ích cho việc lập kế hoạch và điều chỉnh phòng ngừa và
dịch vụ điều trị trong dân số. Nó cũng tạo thành nguồn mô tả dữ liệu dịch tễ học
chính về bệnh nha chu ở nhiều nước, cho phép so sánh quốc tế [34].
Nghiên cứu của chúng tôi cũng sử dụng chỉ số CPI để ước tính tỷ lệ và mức độ
trầm trọng của bệnh nha chu.
Viêm nha chu mạn tính khá phổ biến, tuy nhiên tỷ lệ và mức độ bệnh thay đổi
tùy theo mỗi nơi. Tỷ lệ bệnh nha chu ở Mỹ thay đổi từ 11% đến 75%, những nghiên
cứu khác trên người già ở Thụy Điển hay Hàn quốc cũng cho thấy tỷ lệ bệnh nha
chu ở người trên 65 tuổi đạt đến 80% [ 64]. Theo nghiên cứu về bệnh nha chu của
Eleni trên dân số người cao tuổi ở Hi Lạp năm 2012, tỷ lệ mắc bệnh nha chu là
91,6% [34].
Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ bệnh nha chu chiếm 91%, cao
hơn so với hầu hết các nghiên cứu trên. Điều này phù hợp với các nghiên cứu dịch
tễ cho thấy Việt Nam xếp hạng thứ 20 trong những nước có vôi răng nhiều nhất thế
giới [1].
Kết quả của chúng tôi cao hơn kết quả nghiên cứu của Trần Văn Dũng và cs
(2011) về thực trạng bệnh sâu răng, viêm nha chu trong nhân dân thành phố Huế
82

cho kết quả tỷ lệ mắc bệnh viêm nha chu là 80,1% [ 2]. Sự khác nhau này có thể là
do mẫu nghiên cứu khác nhau, nghiên cứu của Trần Văn Dũng trên nhóm đối tượng
từ 12-74 tuổi, bao gồm cả nhóm độ tuổi thấp (12, 15, 35-44 tuổi) nên vùng quanh
răng ít chịu ảnh hưởng của quá trình lão hóa, ngoài ra các đối tượng này có khả
năng chăm sóc, giữ gìn vệ sinh răng miệng tốt, dễ tiếp thu với nguồn kiến thức mới
về việc phòng ngừa và điều trị bệnh nha chu hơn nên tỷ lệ mắc bệnh của đối tượng
thấp hơn của chúng tôi.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng cao hơn kết quả nghiên cứu của Lưu
Hồng Hạnh trên nhóm người cao tuổi ở Hà Nội năm 2016 (86,6%) [ 5], là do có sự
khác nhau về vùng miền và điều kiện kinh tế xã hội giữa Thủ Đức và Hà Nội.
* Tỷ lệ đối tượng mắc bệnh nha chu theo tuổi
Nghiên cứu của chúng tôi trên 423 đối tượng cho thấy tỷ lệ bệnh nha chu
chiếm 91% (bảng 3.20), tỷ lệ mô nha chu lành mạnh là 9%, trong đó tỷ lệ mắc bệnh
tăng dần theo tuổi, thấp nhất là nhóm 60-64 tuổi là 84,6%, cao nhất là nhóm trên 75
tuổi là 94,3%, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê.
Nghiên cứu của Lưu Hồng Hạnh, Hoàng Thị Hà Anh, Phạm Dương Hiếu về
“Một số yếu tố liên quan đến thực trạng bệnh quanh răng ở người cao tuổi khu vực
nội thành Hà Nội năm 2015” cũng cho kết quả tương tự, nhóm trên 75 tuổi chiếm tỷ
lệ mắc bệnh nha chu cao nhất 89,4% [5].
Một số nghiên cứu khác cũng cho thấy bệnh nha chu tăng dần theo tuổi. Như
nghiên cứu của Holde trên dân số Na-uy từ 20-79 tuổi năm 2017 cho thấy tỷ lệ bệnh
nha chu trong nhóm tuổi già nhất cao hơn năm lần so với nhóm tuổi trẻ nhất. Tỷ lệ
viêm nha chu nghiêm trọng cao nhất ở nhóm tuổi 65-79 [ 38]. Nghiên cứu Jacob P
trên dân số Ấn Độ năm 2011 cũng cho thấy tỷ lệ mắc bệnh nha chu tăng theo tuổi.
Tỷ lệ hiện mắc là 57%, 67,7%, 89,6% và 79,9% tương ứng ở nhóm độ 12, 15, 35-44
và 65-74 năm [67].
* Tỷ lệ đối tượng mắc bệnh nha chu theo giới
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ mắc bệnh ở nữ là 87,2% thấp hơn ở
nam là 95,8% (bảng 3.21), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê. Kết quả nghiên
83

cứu của chúng tôi giống nghiên cứu của Lưu Hồng Hạnh, tỷ lệ mắc bệnh nha chu ở
nam là 88,5% và nữ là 84,3% [5].
Kết quả nghiên cứu của Holde trên dân số Na-uy từ 20-79 tuổi năm 2017 cũng
cho kết quả tương tự. Viêm nha chu thường phổ biến ở nam (56,7%) hơn so với nữ
(42,6%) [38].
4.1.3. Tình trạng bệnh nha chu của người cao tuổi
4.1.3.1 Tình trạng bệnh nha chu nói chung
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có 9% người có mô nha chu lành
mạnh, chảy máu khi thăm dò 6,4%, vôi răng 45,2%, túi nông 26,9% và túi sâu
12,5%, trong đó chỉ số CPI 2 (vôi răng) chiếm tỷ lệ cao nhất 45,2% (bảng 3.22).
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Peterson và
Ogawa về tổng quan dịch tễ học bệnh nha chu dựa trên dữ liệu của WHO năm 2005.
Điểm số hoặc dấu hiệu nghiêm trọng nhất của bệnh nha chu (chỉ số CPI 4) thay đổi
trên toàn thế giới từ 10% đến 15% ở người trưởng thành; tuy nhiên, điểm số phổ
biến nhất trong tất cả các khu vực là chỉ số CPI 2 (vôi răng), chủ yếu phản ánh vệ
sinh răng miệng kém [55].
Còn trong nghiên cứu của Eleni trên dân số 65-74 tuổi ở Hi Lạp năm 2012,
mặc dù tỷ lệ mắc bệnh nha chu là 91,6% tương đương kết quả nghiên cứu của
chúng tôi, nhưng chỉ số CPI 3 (túi nông 4-5 mm) chiếm tỷ lệ cao nhất (44,5%) [34].
Về tỷ lệ đối tượng có túi nha chu, trong các nghiên cứu khác, ở độ tuổi 65–74,
17,1% người ở Madagascar có túi nha chu nông hoặc sâu (Petersen và cs, 2004) và
các tình trạng tương tự đã được tìm thấy trong 22,2% người cao tuổi Trung Quốc
(Wang và cộng sự, 2002) [21]. Nghiên cứu của Eleni trên dân số Hi lạp cho thấy tỷ
lệ người có túi nha chu chiếm 59,9% [ 34]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho
thấy có tới 39,5% (bảng 3.24) đối tượng có túi nha chu, cao hơn nhiều so với nhiều
nghiên cứu khác. Điều này phù hợp vì nước ta nằm trong 50 nước có túi nha chu
sâu nhiều nhất thế giới [1].
Trong nước, kết quả nghiên cứu của Trần Văn Dũng về thực trạng bệnh viêm
nha chu trong nhân dân thành phố Huế năm 2011 cho thấy, tỷ lệ người dân bị viêm
84

nướu chảy máu (CPI 1) là 26,1%, tỷ lệ người dân bị viêm nướu vôi răng (CPI 2) là
31,4%, tỷ lệ người dân có túi nướu bệnh lý nông (CPI 3) là 22,5%, tỷ lệ người dân
có túi nướu bệnh lý sâu (CPI 4) là 0,1% [2]. Nghiên cứu của Lê Nguyễn Bá Thụ
(2018) về thực trạng bệnh răng miệng trên nhóm người cao tuổi ở Đắk Lắk cũng
cho thấy tỷ lệ CPI 2 chiếm tỷ lệ cao nhất là 60,1%, tỷ lệ người dân bị viêm nướu
chảy máu (CPI 1) là 10,7%, tỷ lệ người dân có túi nướu bệnh lý nông (CPI 3) là
7,5%, tỷ lệ người dân có túi nướu bệnh lý sâu (CPI 4) là 0,7% [12]. Cả 2 nghiên
cứu trên đều cho thấy CPI2 chiếm tỷ lệ cao nhất, giống kết quả nghiên cứu của
chúng tôi. Tỷ lệ có túi nha chu trong nghiên cứu của Trần Văn Dũng (2011) là
22,6%, nghiên cứu của Lê Nguyễn Bá Thụ (2018) là 8,5%, thấp hơn nhiều so với
nghiên cứu của chúng tôi. Sự khác nhau này là do đối tượng thu thập mẫu nghiên
cứu khác nhau về độ tuổi và địa điểm thu thập mẫu. Mẫu nghiên cứu của chúng tôi
là người già có bệnh lý tới khám bệnh, bệnh lý y khoa ảnh hưởng lên bệnh nha chu,
làm tăng tỷ lệ bệnh hơn so với các nghiên cứu khác.
Từ kết quả nghiên cứu, và dựa vào bảng 1.7 chúng ta cũng có thể thấy
- Nhu cầu điều trị nha chu nói chung cao: 91% và có xu hướng tăng dần theo
tuổi
- Nhìn chung nhu cầu điều trị tập trung chủ yếu là điều trị đơn giản bao gồm:
hướng dẫn vệ sinh răng miệng và cạo vôi răng thể hiện ở mỗi nhóm tuổi.
- Nhu cầu điều trị phức tạp chiếm 12,5%
Các nha sĩ tổng quát có thể kiểm soát bệnh nha chu nhẹ và vừa phải ở những
bệnh nhân lớn tuổi, vì điều trị bệnh nha chu nhẹ và trung bình là giống nhau [28].
Nghiên cứu của Peletin và cs trên nhóm người già ở Slovenia cho thấy, trong
số 171 đối tượng, trong đó người ta ước tính, sẽ có 81,9% cần giáo dục vệ sinh răng
miệng, 56,7% sẽ cần cạo vôi và xử lý mặt gốc răng và 21,6% sẽ cần điều trị phẫu
thuật nha chu [46].
4.1.3.2. Tình trạng bệnh nha chu theo tuổi
Mức độ trầm trọng của bệnh nha chu trong nghiên cứu này chủ yếu ở mức CPI
2 (45,2%) nhìn chung hoặc trong từng nhóm tuổi, và tăng dần theo tuổi. CPI 1
85

chiếm tỷ lệ thấp nhất (6,4%) và giảm dần theo tuổi.


Tỷ lệ có túi nha chu là 39,5% trong đó túi nông chiếm nhiều hơn (26,9%).
Dựa theo bảng 3.22, tỷ lệ túi nha chu ở nhóm 65-74 tuổi cao hơn nhóm trên 75
tuổi (45,6%>35,5%), giống kết quả nghiên cứu của Lê Nguyễn Bá Thụ (9,2% >8%)
[12]. Kết quả nghiên cứu của M.Montero-Aguilar (2012) trên dân cư Puerto Rico
(thuộc chủ quyền Hòa Kỳ) cũng cho thấy tỷ lệ túi nha chu trong nhóm tuổi (70-79)
cao hơn đáng kể so với nhóm tuổi trên 80 [ 49]. Điều này có thể giải thích là do nhóm
tuổi già hơn có nhiều răng mất hơn nên làm giảm tỷ lệ túi nha chu.
Nghiên cứu của Lê Nguyễn Bá Thụ trên nhóm người cao tuổi ở Đắk Lắk 2018
cũng cho kết quả tương tự với nghiên cứu của chúng tôi. Nghiên cứu cho thấy, CPI 2
chiếm tỷ lệ cao nhất trong từng nhóm, tuy nhiên CPI 2 ở nhóm tuổi 60-64 chiếm tỷ lệ
cao nhất 64,2%, ở nhóm tuổi 65-74 là 60,5%, nhóm tuổi trên 75 là 57,3% [ 12]. Tỷ lệ
có túi nha chu là 8,2% trong đó túi nông chiếm nhiều hơn là 7,5%, túi sâu là 0,7%.
4.1.3.3. Tình trạng bệnh nha chu theo giới
Mức độ trầm trọng của bệnh nha chu trong nghiên cứu này chủ yếu ở mức CPI
2 (45,2%), ở nam 47,6% lớn hơn ở nữ 43,2% (bảng 3.23). Tỷ lệ có túi nha chu ở
nam 40,7% lớn hơn ở nữ 38,5% (bảng 3.25)
Ở Việt Nam, theo kết quả điều tra của Lê Nguyễn Bá Thụ, mức độ trầm trọng
của bệnh nha chu ở từng nhóm nam hay nữ đều là CPI 2, trong đó nam chiếm tỷ lệ
cao hơn nữ (62,2% >58,9%), tỷ lệ túi nha chu ở nam là 8,3% lớn hơn nữ là 8,1%
[12]. Trong nghiên cứu của M.Montero-Aguilar trên nhóm người già ở Puerto Rico
(thuộc chủ quyền Hòa Kỳ) năm 2012 cũng cho thấy nam giới có tỷ lệ và mức độ
nghiêm trọng của bệnh nha chu cao hơn so với nữ [49].
Ngược lại, theo nghiên cứu của Aljoharah A.Al-Sinaidi trên nhóm người cao
tuổi ở viện dưỡng lão Ả Rập (2012), mô nha chu khỏe mạnh chiếm 8,4%, không có
sự khác biệt đáng kể giữa nam và nữ. Chảy máu chiếm 24,1%, tỷ lệ gia tăng đến
40,6% ở nữ. vôi răng chiếm tỷ lệ nhiều nhất 48,2%, nam nhiều hơn nữ có ý nghĩa
thống kê. 19,3% có túi nha nông và 18,1% có túi nha chu sâu. Tỷ lệ túi nha chu ở
nam và nữ khác nhau không đáng kể [21].
Sự khác biệt này có thể là do nữ giới có ý thức về vệ sinh răng miệng tốt hơn
86

so với nam giới (chải răng hằng ngày, súc miệng sau ăn). Ngoài ra nữ giới thường
xuyên ở nhà, nên có thể được tiếp thu kiến thức về chăm sóc SKRM từ nhiều nguồn
hơn (xem tivi, nghe đài, báo…).
4.1.3.4. Số vùng, số trung bình vùng lục phân lành mạnh và bệnh lý nha chu
Dựa theo bảng 3.26, 3.27, chúng tôi thu được kết quả như sau: số vùng trung
bình từ chảy máu nướu trở lên (≥ code 1): 4,05 vùng / người, số vùng trung bình vôi
răng trở lên (≥code 2): 3,12 vùng / người, số vùng trung bình có túi nha chu nông
trở lên (≥ code 3): 0,86 vùng /người, số vùng trung bình có túi nha chu sâu (code 4):
0,18 vùng /người.
Theo tuổi, số trung bình vùng lục phân bệnh lý cao, ở nhóm tuổi 60-64 là 3,73
vùng/đối tượng, 65-74 tuổi là 4,3 vùng/đối tượng, trên 75 tuổi là 4,05 vùng/đối
tượng, nhưng số vùng có túi chiếm tỷ lệ thấp lần lượt là 0,85 vùng/đối tượng ở
nhóm tuổi 60-64, 1,04 vùng/đối tượng ở nhóm 65-74 tuổi, và 0,63 vùng/đối tượng ở
nhóm trên 75 tuổi.
Tương tự theo giới, số trung bình vùng lục phân bệnh lý cao, ở nam là 4,34
vùng/đối tượng, nữ là 3,82 vùng/đối tượng, nhưng số vùng có túi chiếm tỷ lệ thấp
lần lượt là 0,72 vùng/đối tượng ở nữ, 1,03 vùng/đối tượng ở nam.
Như vậy số vùng trung bình mắc bệnh nha chu nói chung trong quần thể
nghiên cứu đang ở mức độ cao. Nhưng số vùng trung bình cao chủ yếu rơi vào mức
độ nhẹ gồm chảy máu nướu và vôi răng, số vùng trung bình có túi nha chu chỉ nằm
ở mức độ thấp. Đây là điều đáng mừng cũng là lời kêu gọi sự quan tâm, can thiệp
kịp thời của các chương trình y tế cộng đồng nhằm giải quyết sớm tình trạng bệnh
hiện tại và ngăn chặn không để bệnh tiến triển từ mức độ nhẹ sang mức độ nặng làm
cho công tác điều trị khó khăn, tốn kém mà kết quả đem lại không cao.
4.2. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN BỆNH NHA CHU
Có rất nhiều yếu tố liên quan đến tình trạng bệnh viêm nha chu, đến tiến triển
của bệnh nhân: Giới, tuổi, đáp ứng miễn dịch, yếu tố toàn thân, di truyền, thói quen
vệ sinh răng miệng, yếu tố kinh tế xã hội như trình độ văn hóa và điều kiện kinh tế
có liên quan rất nhiều đến tình trạng nặng, nhẹ của bệnh viêm nha chu.
Theo báo cáo thống kê của NHANES (National Health and Nutrition
87

Examination Surveys, Khảo sát Điều tra Dinh dưỡng và Sức khỏe Hoa Kỳ) (2016)
và nghiên cứu bệnh nha chu trong cộng đồng dân số trên 30 tuổi ở Mỹ theo CDC,
những người lớn tuổi, người có giáo dục ít hơn có nhiều khả năng mắc bệnh nha
chu hơn và tỷ lệ bị bệnh nha chu khác biệt bởi tuổi tác, chủng tộc, giáo dục và thu
nhập [5].
Theo nghiên cứu của Al-Sinaidi, Aljoharah A trên nhóm người cao tuổi Ả Rập
(2012), trình độ học vấn thấp, không đến khám nha khoa định kỳ, số lượng răng
hiện tại và thói quen hút thuốc có ảnh hưởng độc lập đến tiến triển của bệnh nha ở
người già [21].
4.2.1. Đặc điểm cá nhân và bệnh nha chu
4.2.1.1. Yếu tố về dân tộc
Kết quả bảng 3.31 cho thấy tỷ lệ mắc bệnh nha chu ở nhóm dân tộc Kinh
90,8%, dân tộc ít người là 100%, không có sự khác biệt về tỷ lệ nha chu giữa dân
tộc Kinh và dân tộc ít người (p > 0,05).
Sự phân bố tỷ lệ và mức độ nghiêm trọng của bệnh nha chu cũng khác nhau
theo chủng tộc hoặc nhóm dân tộc trong nghiên cứu về bệnh nha chu giữa các sắc
tộc của Beck và cs trên nhóm người cao tuổi (Hoa Kỳ, 1990). Nghiên cứu cho thấy
nhóm người da đen có sự phá hủy nha chu cao hơn 3 lần sơ với người da trắng ở
cùng nhóm tuổi, và nghiên cứu của Borrell và cs (Mỹ, 2002) t́m thấy người Mỹ gốc
Phi có bệnh nha chu gấp đôi so với người Mỹ da trắng [55].
Dân tộc ít người ngày nay tiến bộ nhiều so với ngày xưa, những năm gần đây
kinh tế, văn hóa ngày càng phát triển, nhiều thông tin đại chúng hướng dẫn về vệ
sinh răng miệng. Hơn nữa, các đối tượng trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi là
người già có bệnh lý đến khám bệnh làm tăng tỷ lệ bệnh, nên nghiên cứu của chúng
tôi không cho thấy sự liên quan quan giữa yếu tố dân tộc và bệnh nha chu.
Sự liên quan của bệnh nha chu với chủng tộc/dân tộc bị suy giảm đáng kể khi
một số yếu tố nhất định chẳng hạn như hút thuốc lá và thu nhập hiện diện. Sự biến
đổi yếu tố này cho thấy rằng một số đặc điểm chủng tộc/dân tộc nhất định hoặc là
làm nổi bật yếu tố nguy cơ khác, hoặc là cùng xuất hiện với yếu tố khác. Ví dụ:
người Mỹ gốc Phi nói chung có tình trạng kinh tế xã hội thấp hơn người da trắng.
88

Nguy cơ viêm nha chu ở một số chủng tộc/sắc tộc một phần có thể do sự khác biệt
về kinh tế xã hội, hành vi. Mặt khác, có bằng chứng cho thấy nguy cơ gia tăng cũng
có thể liên quan một phần đến khuynh hướng sinh học/di truyền [19].
4.2.1.2. Yếu tố về giới
Kết quả nghiên cứu cho thấy người cao tuổi có tỷ lệ mắc bệnh nha chu ở nam
giới 95,8% và nữ giới là 87,2% (bảng 3.32), sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê.
Nghiên cứu của Amin E. Hatem (2018) về dịch tễ học và các yếu tố liên quan
bệnh nha chu cho thấy mối liên hệ giữa giới tính và mất bám dính ở người lớn, nam
giới có tỷ lệ và mức độ phá hủy mô nha chu nghiêm trọng hơn so với phụ nữ, phát
hiện này có thể liên quan đến yếu tố di truyền phụ thuộc giới tính hoặc các yếu tố
hành vi xã hội khác. Những khác biệt về giới này chưa được khám phá chi tiết,
nhưng được cho là liên quan đến khả năng vệ sinh răng miệng ở nam kém hơn nữ,
nam ít có thái độ tích cực đối với sức khỏe răng miệng và thăm khám nha khoa hơn
là so với yếu tố di truyền nào. Tất nhiên, một số hội chứng tạm thời liên quan đến
tình trạng nội tiết tố, chẳng hạn như liên quan đến viêm nướu do thai kì, cũng như
viêm nướu do tuổi dậy thì có thể ảnh hưởng đến cả hai giới [39].
4.2.1.3. Yếu tố về tuổi
Theo bảng 3.33, tỷ lệ mắc bệnh nha chu ở nhóm tuổi 60-64 là 84,6%, nhóm
tuổi 65-74% là 93,5%, nhóm trên 75 tuổi là 94,3%, sự khác biệt này có ý nghĩa
thống kê.
Những thay đổi của mô nha chu theo tuổi có thể là do sự tiếp xúc với tác nhân
gây viêm và sự giảm khả năng lành thương của tế bào và mô nha chu [ 41]. Mặc dù
không có dấu hiệu rõ ràng nào chỉ ra rằng sự tiến triển của bệnh nha chu thay đổi
theo độ tuổi, nhưng rất hợp lý cho rằng sự lão hóa miễn dịch dẫn đến sự tiến triển
của bệnh [70]. Tuy nhiên, trong khi thiếu bằng chứng mạnh mẽ cho điều này, rõ
ràng là càng lớn tuổi thì càng tiếp xúc nhiều với các yếu tố nguy cơ làm bệnh thay
đổi hay tốc độ tiến triển của bệnh. Nhìn chung, tỷ lệ bệnh là chắc chắn tăng theo độ
tuổi, nhưng không nhất thiết do tuổi tác [70].
4.2.1.4. Yếu tố về học vấn
89

Dựa trên bảng 3.34, tỷ lệ mắc bệnh nha chu ở nhóm có học vấn trên THPT là
82,2%, thấp hơn so với các nhóm còn lại, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê.
Theo trình độ học vấn, viêm nha chu là cao nhất ở những người có trình độ
dưới trung học phổ thông (66,9%), và sự khác biệt tương đối giữa những người có
trình độ học vấn cao hơn và người ít học hơn thể hiện rõ ở người Mỹ gốc Mexico
(73,8%) và ít thể hiện nhất ở người da đen không phải gốc Tây Ban Nha (28,8%),
theo nghiên cứu của Gina Thornton trên dân số Hoa Kỳ trên 30 tuổi năm 2009-2010
[37]. Nghiên cứu của Holde trên cộng đồng Na-uy (2017) cũng cho thấy tỷ lệ bệnh
tăng lên ở nhóm trình độ học vấn, thu nhập thấp hơn và thói quen hút thuốc [38].
Ngược lại, nghiên cứu của Croucher (1997) trên nhóm dân số 18-60 tuổi ở
Anh cho rằng trình độ học vấn không liên quan đáng kể tới bệnh nha chu [29].
4.2.1.5. Yếu tố về nghề nghiệp
Kết quả nghiên cứu từ bảng 3.35 cho thấy không có mối liên quan có ý nghĩa
thống kê giữa nghề nghiệp và mắc bệnh nha chu ở người cao tuổi. Nhóm đối tượng
có nghề nghiệp nguyên là cán bộ viên chức có tỷ lệ mắc bệnh nha chu thấp hơn các
nhóm nghề khác, tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Mỗi ngành nghề khác nhau, một mặt liên quan tới trình độ học vấn và thu nhập
kinh tế tác động đến thái độ chăm sóc răng miệng khác nhau, thì giờ làm việc và
những căng thẳng xuất hiện trong công việc cũng khác nhau. Theo nghiên cứu của
Wanhyung Lee về mối liên quan giữa thời gian làm việc dài và bệnh nha chu trên
nhóm đối tượng công nhân Hàn quốc (2017), giờ làm việc dài của công nhân có liên
quan với sự gia tăng đáng kể tỷ lệ viêm nha chu. Do thiếu thời gian để phục hồi căng
thẳng từ công việc, hệ thống miễn dịch có thể mang lại rối loạn chức năng bằng cách
không đủ chú ý đến cơ hội các tác nhân lây nhiễm (vi rút và vi khuẩn) xâm nhập vào
toàn bộ cơ thể và gây bệnh truyền nhiễm. Viêm nha chu là một bệnh mãn tính viêm
của mô nướu do vi khuẩn gây ra nhiễm trùng. Do đó, viêm nha chu trong số những
công việc đã làm việc nhiều giờ có thể trầm trọng hơn do tăng tính dễ bị tổn thương
từ các tác nhân gây nhiễm trùng do không đủ thời gian để phục hồi ứng suất công
việc. Căng thẳng liên quan đến công việc cũng có thể liên quan đến bệnh nha chu, vì
90

nó có thể gây ra những thói quen như hút thuốc lá, uống quá nhiều rượu và bỏ bê việc
vệ sinh răng miệng [73].
4.2.1.6. Yếu tố về tình trạng hôn nhân
Kết quả nghiên cứu từ bảng 3.36 cho thấy tỷ lệ mắc bệnh nha chu ở nhóm đối
tượng không kết hôn thấp hơn nhiều so với nhóm có vợ/chồng, tuy nhiên sự khác biệt
này không có ý nghĩa thống kê. Không có mối liên quan giữa tình trạng hôn nhân với
tình trạng nha chu ở đối tượng nghiên cứu ( p>0,05 ).
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi giống nghiên cứu Croucher về mối liên quan
giữa đời sống và bệnh nha chu (Anh, 1997), tình trạng hôn nhân không liên quan
đáng kể tới bệnh nha chu [29].
4.2.1.7. Yếu tố về số con của đối tượng
Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi (bảng 3.37), nhóm đối tượng không có
con có tỷ lệ mắc bệnh nha chu thấp hơn 2 nhóm còn lại. Không có mối liên quan có ý
nghĩa thống kê giữa số con của đối tượng và tình trạng mắc bệnh nha chu (p>0,05).
Nghiên cứu của Elrayah về mối liên quan giữa số con và bệnh nha chu trên
nhóm bà mẹ 30-35 ở Sudan (2016) tuổi chứng minh rằng các bà mẹ có số con nhiều
hơn càng dễ bị bệnh nha chu hơn so với các bà mẹ có số con ít hơn. Rõ ràng là có
một mối liên quan mạnh mẽ giữa tỷ lệ và mức độ nghiêm trọng của bệnh với số
lượng con cái nhiều hay ít [25]. Mối quan hệ tỷ lệ thuận trực tiếp giữa mức độ
nghiêm trọng của bệnh nha chu của một người mẹ và số con cái có thể là do sự gia
tăng căng thẳng và năng lượng mà người mẹ đã dành để chăm sóc cho nhiều đứa con
của mình. Nó được đề cập rõ ràng trước đây trong nhiều nghiên cứu rằng căng thẳng
có thể làm tăng nguy cơ tỷ lệ mắc bệnh nha chu. Những thay đổi trong vi mạch máu
trong răng trong thời gian làm mẹ có thể rõ rệt và xảy ra ở mức độ mãn tính hơn và
trong một khoảng thời gian dài hơn. Đó là lý do tại sao bệnh nha chu có thể xuất hiện
khi số con cái tăng lên, lúc đó việc duy trì vệ sinh răng miệng bị giảm bớt, quá trình
phá hủy mô nặng thêm và hậu quả dẫn đến bệnh nha chu [25].
4.2.1.8. Yếu tố về kinh tế gia đình
Theo bảng 3.38, nghiên cứu của chúng tôi cho thấy: nhóm đối tượng nghèo/cận
nghèo có tỷ lệ mắc bệnh nha chu cao hơn nhóm khá, giàu. Không có mối liên quan có
ý nghĩa thống kê giữa tình trạng kinh tế gia đình và tỷ lệ mắc bệnh nha chu ở người
91

cao tuổi (p>0,05).


Nghiên cứu của Lưu Hồng Hạnh trên nhóm người cao tuổi ở Hà Nội (2016)
cũng cho thấy tỷ lệ bệnh nha chu tăng lên ở nhóm có thu nhập thấp [5].
Người có thu nhập thấp thường ít sử dụng dịch vụ y tế và không có khả năng
thực hiện các biện pháp dự phòng do hạn chế về tài chính cũng như ít quan tâm đến
sức khỏe do phải lo toan về kinh tế. Ngoài ra các sang chấn tinh thần cũng có thể
gây hại cho mô nha chu. Do vậy nhóm có thu nhập thấp có khả năng mắc bệnh cao
hơn. Kết quả các nghiên cứu trên phù hợp với y văn cho thấy bệnh nha chu có liên
quan đến vấn đề kinh tế, xã hội.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, viêm nha chu không liên quan về điều kiện
kinh tế vì nhóm nhiên cứu là đối tượng cao tuổi, chứ không phải toàn bộ dân cư,
sự khác biệt về kinh tế, thu nhập không đủ lớn để tạo nên sự khác biệt về độ trầm
trọng của bệnh nha chu hay hiệu quả vệ sinh răng miệng giữa các nhóm là không
khác nhau.
Nghiên cứu của Amin.E.Hatem về dịch tễ học bệnh nha chu và các yếu tố
liên quan (2018) cũng cho rằng mối quan hệ giữa viêm nha chu và kinh tế-xã hội ít
có liên quan trực tiếp [39].
Thu nhập thấp hoặc giáo dục thấp góp phần vào tình trạng bệnh nha chu kém.
Theo Druryet và cs về bệnh nha chu dựa trên dữ liệu WHO năm 2005, có sự khác
biệt 10% đến 20% trong tỷ lệ mắc bệnh nha chu và mức độ nghiêm trọng giữa người
có tình trạng kinh tế xã hội cao hơn và thấp hơn ở dân số Hoa Kỳ [55].
4.2.1.9. Yếu tố về nguồn thu nhập
Kết quả nghiên cứu cho thấy: nhóm đối tượng có nguồn thu nhập do con cái chu
cấp có tỷ lệ mắc bệnh nha chu cao nhất (93,9%); nhóm đối tượng có nguồn thu nhập
từ lương hưu có tỷ lệ mắc bệnh nha chu thấp nhất(85,2%). Không có mối liên quan
có ý nghĩa thống kê giữa nguồn thu nhập và tỷ lệ mắc nha chu ở người cao tuổi
(p>0,05).
4.2.1.10. Yếu tố về sống chung
Kết quả nghiên cứu cho thấy: tỷ lệ mắc bệnh nha chu ở nhóm đối tượng sống
cùng con cái và vợ/chồng chiếm tỷ lệ cao nhất (93,2%); tỷ lệ mắc bệnh nha chu ở
nhóm sống cùng vợ/chồng là thấp nhất (83,7%). Không có mối liên quan có ý nghĩa
92

thống kê giữa tỷ lệ người sống chung và tỷ lệ mắc bệnh nha chu ở người cao tuổi
(p>0,05).
Theo nghiên cứu của Seungmin Jeong trên nhóm người già Hàn quốc về yếu tố
sống chung ảnh hưởng tới thói quen (2017). Nguy cơ hút thuốc cao gấp 1,80 lần đối
với nam giới sống một mình hơn là sống với người khác. Nguy cơ ăn thức ăn mặn thấp
hơn 0,78 lần đối với nam giới sống chung với vợ so với sống cùng với vợ / chồng và
con cái. Nguy cơ sống thụ động cao hơn 1,47 lần đối với phụ nữ sống một mình. Nguy
cơ hút thuốc cao hơn ở phụ nữ sống một mình hoặc với con cái so với người sống cùng
chồng và con cái [66]. Một nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng sống với gia đình ảnh
hưởng đến thói quen lành mạnh thông qua kiểm soát xã hội trực tiếp và gián tiếp. Kiểm
soát xã hội trực tiếp đề cập đến việc thay đổi thói quen lành mạnh do thuyết phục và
yêu cầu từ những người xung quanh cá nhân và kiểm soát xã hội gián tiếp đề cập đến
nỗ lực tạo thói quen lành mạnh hơn vì trách nhiệm cho gia đình [66].
4.2.2. Bệnh toàn thân và bệnh nha chu
Người lớn tuổi thường mắc nhiều loại bệnh mãn tính và uống nhiều thuốc.
Đồng thời, họ thường có vệ sinh răng miệng kém và bệnh nha chu, có thể dẫn đến sâu
răng và làm trầm trọng thêm biến chứng toàn thân liên quan đến dinh dưỡng kém, và
bệnh toàn thân mãn tính tiến triển [28]. Tỷ lệ mắc bệnh nha chu cao hơn ở những
người có bệnh toàn thân như tim mạch, đái đường, thấp khớp so với người không có
bệnh toàn thân kèm theo. Tuy nhiên khác biệt không có ý nghĩa theo nghiên cứu của
Lưu Hồng Hạnh trên nhóm người cao tuổi ở Hà Nội năm 2016 [5].
4.2.2.1. Đái tháo đường
Đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh rối loạn chuyển hóa đặc trưng bởi tăng
đường huyết. Bệnh này là một trong những vấn đề đe dọa sức khỏe trong thế kỷ 21,
có mức độ biến chứng toàn thân và vùng miệng khác nhau. Nhiều nghiên cứu đã
chứng minh rằng ĐTĐ và bệnh nha chu có mối liên quan hai chiều, ĐTĐ có thể làm
nặng thêm tình trạng viêm nha chu. Viêm nha chu có thể ảnh hưởng tiêu cực đến
kiểm soát ĐTĐ [47].
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ mắc bệnh nha chu trên bệnh nhân đái
tháo đường cao hơn người không có bệnh đái tháo đường (bảng 3.41). Tuy nhiên,
93

sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Như vậy, không có mối liên quan có ý
nghĩa thống kê giữa mắc bệnh đái tháo đường và tỷ lệ bệnh nha chu ở người cao
tuổi (p>0,05).
Theo nghiên cứu của Mihee Hong về bệnh đái tháo đường và nha chu (2016)
trên nhóm người ≥ 30 tuổi ở Hàn Quốc, tỷ lệ viêm nha chu cao hơn đáng kể ở người
bệnh ĐTĐ (43,7%) so với những người không bị ĐTĐ (25%, p <0,001) [ 45]. Kết
quả nghiên cứu của chúng tôi khác với nghiên cứu trên có thể là do tuổi của mẫu
nghiên cứu khác nhau.
4.2.2.2. Tim mạch
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc bệnh nha chu trên bệnh nhân tim mạch
93,7% cao hơn người không có bệnh tim mạch 88,5% (bảng 3.42). Tuy nhiên, không
có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa mắc bệnh tim mạch và tỷ lệ bệnh nha chu
ở người cao tuổi (p>0,05).
Bệnh tim mạch cũng là một trong những bệnh có liên quan tới bệnh viêm nha
chu, hai bệnh này tương tác với nhau làm cho biểu hiện của mỗi bệnh càng nặng thêm.
Theo nghiên cứu của Mohammed Jafer trên nhóm người cao tuổi ở Mỹ (2015),
trong bệnh nha chu nặng, người bị bệnh tim mạch (23%) có tỷ lệ bệnh nha chu nhiều
hơn so với những người không có bệnh tim mạch (7%). Tuy nhiên, sự khác biệt này
không lớn trong viêm nha chu trung bình; 59% ở người có bệnh tim mạch và 53% ở
người không có bệnh tim mạch [48].
4.2.2.3. Các bệnh khác
Ngoài bệnh tim mạch và ĐTĐ, nhiễm trùng vùng miệng mãn tính như viêm
nha chu là một nguồn nhiễm trùng tiềm ẩn và được coi là yếu tố nguy cơ riêng biệt
của bệnh hô hấp, bệnh viêm khớp dạng thấp, béo phì, loãng xương và biến chứng
của thai kỳ.Theo những nghiên cứu bệnh toàn thân trước đây cho thấy mối liên hệ
giữa bệnh hô hấp và sức khỏe răng miệng. Scannapieco và cộng sự (2000) đã chỉ ra
rằng chức năng phổi suy giảm làm tăng mức độ mất bám dính nha chu. Những
người bị viêm nha chu trung bình đến nặng có nguy cơ bị viêm khớp dạng thấp cao
hơn. Pabio và cộng sự (2009) cho rằng viêm nha chu mãn tính có thể là một yếu tố
nguy cơ quan trọng của bệnh thấp khớp [17].
94

Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ mắc bệnh nha chu trên bệnh nhân mắc
các bệnh nội khoa khác cao hơn người không có bệnh khác (bảng 3.43). Tuy nhiên
không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa mắc các bệnh khác và tỷ lệ bệnh
nha chu ở người cao tuổi (p>0,05).
4.2.2.4. Uống rượu và bệnh nha chu
Nghiên cứu cho thấy không có mối tương quan có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ
mắc bệnh nha chu và uống rượu (p>0,05).
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi giống với nghiên cứu của E. Samuel trên
nhóm người cao tuổi ở Nigeria (2016) cho thấy không có mối quan hệ có ý nghĩa
thống kê giữa bệnh nha chu và tần suất tiêu thụ rượu, hoặc số lượng tiêu thụ mỗi
lần.Tuy nhiên, tiêu thụ rượu có mối tương quan cao với bệnh nha chu trong số những
người được báo cáo nhiễm độc từ đồ uống. Bệnh sử ngộ độc rượu là tiên đoán đáng
kể duy nhất của bệnh nha chu, sau khi kiểm soát yếu tố tuổi và giới tính [18].
4.2.2.5. Hút thuốc lá và bệnh nha chu
Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc bệnh nha chu ở nhóm người cao tuổi có hút
thuốc lá là 96,8%, cao hơn nhiều so với nhóm không hút thuốc. Có mối liên quan
giữa hút thuốc lá và tỷ lệ mắc bệnh nha chu của đối tượng ( p< 0,05)
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi giống với nghiên cứu của Lưu Hồng Hạnh,
Croucher và Holde tỷ lệ tăng lên ở nhóm có thói quen hút thuốc [5], [29], [38].
4.2.3. Kiến thức và thực hành phòng ngừa liên quan đến bệnh nha chu
Kết quả nghiên cứu cho thấy không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa
kiến thức và thực hành đúng với tỷ lệ bệnh nha chu ở người cao tuổi (p>0,05).
Nghiên cứu của Lưu Hồng Hạnh, Dương Thị Hoài Giang cũng cho kết quả
tương tự nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ mắc bệnh quanh răng ở nhóm đối tượng có
thực hành chăm sóc răng miệng tốt hơn như có đánh răng, dùng chỉ tơ hay nước súc
miệng giảm hơn nhóm còn lại tuy nhiên không có ý nghĩa thống kê [5].
Về mối liên quan giữa việc đi khám răng miệng hằng năm và tỷ lệ bệnh nha
chu, nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, lệ mắc bệnh nha chu ở nhóm không đi
khám bệnh răng miệng hằng năm là 93,7% cao hơn nhiều so với nhóm thường đi
khám bệnh răng miệng với 87,6%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê, có mối
95

liên quan giữa việc đi khám răng miệng định kỳ và tỷ lệ mắc bệnh nha chu của đối
tượng. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi giống với nghiên cứu của Lưu Hồng Hạnh
(2016) trên đối tượng người già ở Hà Nội cho thấy tỷ lệ mắc bệnh quanh răng cao
nhất ở nhóm những người chưa bao giờ đi khám hoặc khám lần gần nhất trên 5 năm
(87,8% và 92,7%), tuy nhiên khác biệt không có ý nghĩa thống kê [5].
4.2.4. Một số yếu tố liên quan đến bệnh nha chu qua phân tích đa biến
Sau phân tích đơn biến, một số yếu tố liên quan được chúng tôi đưa vào phân
tích đa biến như đã thể hiện ở bảng 3.49, kết quả cho thấy yếu tố thực sự có tác động
mạnh tới tỷ lệ mắc bệnh nha chu ở người cao tuổi là tuổi tác và giới tính (p<0,05).
Tuy nhiên nghiên cứu của Mihee Hong về mối liên quan giữa bệnh đái tháo
đường và bệnh nha chu (Hàn quốc, 2016) , ở bệnh nhân không bị ĐTĐ, bệnh nha
chu xuất hiện nhiều ở nam hơn, tuổi già hơn, nhưng ở bệnh nhân ĐTĐ, tuổi, giới
tính, không liên quan đến viêm nha chu. Chỉ có hai yếu tố, tình trạng hút thuốc hiện
tại và cơn đau vùng miệng quanh năm liên quan tích cực với viêm nha chu [45].
Còn trong nghiên cứu của Croucher về mối liên quan giữa bệnh nha chu và
đời sống (Anh, 1997), khi đưa các yếu tốc nguy cơ vào trong phân tích đa biến, mối
liên quan giữa mảng bám và tình trạng thất nghiệp vẫn còn tồn tại đáng kể, nhưng
hút thuốc lá thì không [29].
Trong nghiên cứu của Lưu Hồng Hạnh trên nhóm người trên 50 tuổi ở Hà Nội
(2016), trong điều kiện các yêú tố tác động đơn lẻ thì giới, tuổi tác, học vấn, hút
thuốc lá và thời gian khám răng có ảnh hưởng làm tăng tỷ lệ bị bệnh ở người cao
tuổi. Tuy nhiên khi đặt các yếu tố cạnh nhau cùng tác động qua lại thì bảng hồi quy
đa biến logistic cho kết quả yếu tố mạnh nhất tác động tới tỷ lệ bệnh là thời gian
khám răng trên 5 năm làm tăng tỷ lệ bị bệnh 2,97 lần, tiếp theo hút thuốc làm tăng
tỷ lệ bị bệnh lên 2,46 lần và cuối cùng là người có học vấn tiểu học có nguy cơ bị
bệnh tăng hơn 1,8 lần so với người có học vấn từ trung cấp trở lên [5].
Bệnh nha chu ở người cao tuổi là sự tích lũy của các yếu tố nguy cơ thường
trực trong đời sống xã hội. Có rất nhiều yếu tố nguy cơ đến từ các thói quen có hại
như hút thuốc, uống rượu, ăn trầu. Các yếu tố khác như trình độ học vấn thấp, mức
96

thu nhập không cao, sức khoẻ chung suy yếu, tập quán văn hoá và nhất là yếu tố
không được chăm sóc bởi cơ sở dịch vụ nha khoa cũng góp phần không nhỏ vào
nguy cơ mắc bệnh răng miệng ở người cao tuổi. Các yếu tố này liên quan chặt chẽ
với nhau và cần được nhận định, đánh giá ở mỗi nhóm đối tượng để tìm ra các giải
pháp can thiệp đúng đắn.
97

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu trên 423 bệnh nhân người cao tuổi đến khám bệnh ngoại trú
tại Bệnh viện quận Thủ Đức từ tháng 5/2017 đến tháng 12/2017. Chúng tôi có các
kết luận như sau:
1. Tỷ lệ mắc bệnh nha chu trong đối tượng nghiên cứu
1.1 Tỷ lệ chung
Tỷ lệ người dân mắc bệnh nha chu trong đối tượng nghiên cứu là 91%.
Trong đó:
+Viêm nướu đơn thuần (CPI 1 & CPI 2) chiếm 51,6%. Cụ thể:
- Tỷ lệ người dân bị viêm nướu chảy máu (CPI 1) là 6,4%
- Tỷ lệ người dân bị viêm nướu vôi răng (CPI 2) là 45,2%
+Viêm nha chu (CPI 3 & CPI 4) chiếm 39,4%. Cụ thể:
- Tỷ lệ người dân có túi nướu bệnh lý nông (CPI 3) là 26,9%
- Tỷ lệ người dân có túi nướu bệnh lý sâu (CPI 4) là 12,5%
1.2 Tỷ lệ bệnh nha chu theo tuổi và giới tính

Trong nhóm 60-64 tuổi, bệnh nha chu chiếm 84,6%.


+Viêm nướu đơn thuần (CPI 1 & CPI 2) chiếm 49,3%. Cụ thể:
- Tỷ lệ người dân bị viêm nướu chảy máu (CPI 1) là 8,5%
- Tỷ lệ người dân bị viêm nướu vôi răng (CPI 2) là 40,8%
+Viêm nha chu (CPI 3 & CPI 4) chiếm 35,4%. Cụ thể:
- Tỷ lệ người dân có túi nướu bệnh lý nông (CPI 3) là 25,4%
- Tỷ lệ người dân có túi nướu bệnh lý sâu (CPI 4) là 10,0%

Trong nhóm 65-74 tuổi, bệnh nha chu chiếm 93,5%


+Viêm nướu đơn thuần (CPI 1 & CPI 2) chiếm 47,9%. Cụ thể:
- Tỷ lệ người dân bị viêm nướu chảy máu (CPI 1) là 5,9%
- Tỷ lệ người dân bị viêm nướu vôi răng (CPI 2) là 42%
+Viêm nha chu (CPI 3 & CPI 4) chiếm 45,6%. Cụ thể:
- Tỷ lệ người dân có túi nướu bệnh lý nông (CPI 3) là 30,2%
98

- Tỷ lệ người dân có túi nướu bệnh lý sâu (CPI 4) là 15,4%

Trong nhóm trên 75 tuổi, bệnh nha chu chiếm 94,3%


+Viêm nướu đơn thuần (CPI 1 & CPI 2) chiếm 58,8%. Cụ thể:
- Tỷ lệ người dân bị viêm nướu chảy máu (CPI 1) là 4,8%
- Tỷ lệ người dân bị viêm nướu vôi răng (CPI 2) là 54%
+Viêm nha chu (CPI 3 & CPI 4) chiếm 35,5%. Cụ thể:
- Tỷ lệ người dân có túi nướu bệnh lý nông (CPI 3) là 24,2%

- Tỷ lệ người dân có túi nướu bệnh lý sâu (CPI 4) là 11,3%


1.3 Theo giới tính
Tỷ lệ mắc bệnh nha chu ở nhóm nam giới là 95,8%, ở nhóm nữ giới là
87,2%. Cụ thể:
+Viêm nướu đơn thuần (CPI 1 & CPI 2)
- Tỷ lệ đối tượng có viêm nướu chảy máu (CPI 1) ở nam là 7, 4%, ở nữ là 5,6%
- Tỷ lệ đối tượng có viêm nướu vôi răng (CPI 2) ở nam là 47,6 % ,ở nữ là 43,2
%
+Viêm nha chu (CPI 3 & CPI 4)
- Tỷ lệ đối tượng có túi nông (CPI 3) ở nam là 29,6% và ở nữ là 24,8 %
- Tỷ lệ đối tượng có túi sâu (CPI 4) ở nam là 11,1% và ở nữ là 13,7 %
1.4 Số vùng, số trung bình vùng lục phân lành mạnh và bệnh lý nha chu
Theo tuổi, số trung bình vùng lục phân bệnh lý cao,
- ở nhóm tuổi 60-64 là 3,73 vùng/đối tượng,
- 65-74 tuổi là 4,3 vùng/đối tượng,
- trên 75 tuổi là 4,06 vùng/đối tượng,
Số vùng có túi chiếm tỷ lệ thấp lần lượt là
- ở nhóm tuổi 60-64 là 0,85 vùng/đối tượng,
- 65-74 tuổi là 1,04 vùng/đối tượng,
- trên 75 tuổi là 0,63 vùng/đối tượng,
Theo giới, số trung bình vùng lục phân bệnh lý cao,
- ở nam là 4,34 vùng/đối tượng,
99

- ở nữ là 3,82 vùng/đối tượng,


Số vùng có túi chiếm tỷ lệ thấp lần lượt là
- 0,72 vùng/đối tượng ở nữ,
- 1,03 vùng/đối tượng ở nam.
2. Một số yếu tố liên quan bệnh nha chu
Phân tích đơn biến
Tuổi, giới tính, trình độ học vấn, hút thuốc lá và đi khám răng miệng hằng
năm có mối liên quan ý nghĩa với tỷ lệ bệnh nha chu.
- Tỷ lệ bệnh nha chu tăng cao hơn ở nam giới so với nữ giới.
- Càng cao tuổi, tỷ lệ bệnh nha chu càng tăng.
- Tỷ lệ bệnh nha chu ở người có trình độ học vấn thấp hay những người
đã nhiều năm không đi khám răng miệng cũng cao hơn ở người có trình
độ học vấn cao, hoặc những người đi khám răng miệng hằng năm.
- Tỷ lệ bệnh nha chu tăng cao hơn ở nhóm có hút thuốc lá.
Yếu tố nghề nghiệp, dân tộc, tình trạng hôn nhân, số con, kinh tế gia đình,
bệnh lý nội khoa, uống rượu chưa thấy có mối liên quan có ý nghĩa với bệnh nha
chu ở người cao tuổi trong nghiên cứu này.
Phân tích đa biến
Tuổi tác và giới tính là yếu tố thực sự có tác động mạnh tới tỷ lệ mắc
bệnh nha chu ở người cao tuổi.
KIẾN NGHỊ

Tăng cường tuyên truyền phòng bệnh, giáo dục sức khoẻ toàn thân cũng như
sức khỏe răng miệng cho người cao tuổi, thường xuyên khám răng định kỳ 6 tháng/
lần hoặc tái khám sớm hơn đối với những bệnh nhân mắc bệnh nha chu nặng hoặc
nhiều nguy cơ. Tuyên truyền từ bỏ thói quen hút thuốc, uống rượu, hướng dẫn vệ
sinh răng miệng đúng cách, nhằm đem đến sức khoẻ răng miệng cho người dân.
Phối hợp với các cấp chính quyền, lãnh đạo ngành Y tế cũng như các ban ngành
đoàn thể tại địa phương để thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khoẻ răng miệng tại
cộng đồng. Ví dụ như tổ chức khám định kỳ cho người cao tuổi về sức khỏe tổng
quát và sức khỏe răng miệng tại trung tâm y tế quận huyện tại địa phương.
Khuyến khích người dân tham gia Hội người cao tuổi. Tại đó, Hội người cao
tuổi thường xuyên truyền thông giáo dục sức khỏe răng miệng thông qua các hình
thức sinh hoạt có tính hấp dẫn hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT
1. Nguyễn Cẩn, Ngô Đồng Khanh (2007), “Phân tích dịch tễ bệnh sâu răng và
nha chu ở Việt Nam,” Tạp chí Y học TP.HCM, tâ ̣p 11 (3), pp. 144-149.
2. Trần Văn Dũng và cs (2011), Nghiên cứu thực trạng bệnh sâu răng, viêm nha
chu trong nhân dân thành phố Huế năm 2011, Bệnh viện Răng Hàm Mặt Huế
3. Tạ Quốc Đại (2012), Đánh giá hiệu quả kiểm soát mảng bám răng trong dự
phòng sâu răng,viêm lợi ở học sinh 12 tuổi tại một số trường ở ngoại thành
Hà Nội, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương Hà Nội.
4. Hoàng Hải, Đào Hồng Ngọc, Nguyễn Hiếu Dân, Lê Khánh Ly, Ông Kiến Huy,
Bùi Khắc Vũ (2013), “Mối liên quan giữa bệnh loãng xương và bệnh nha chu”,
Y học TP. Hồ Chí Minh, Tập 17, số 6.
5. Lưu Hồng Hạnh, và cs (2016), “Một số yếu tố liên quan đến thực trạng bệnh
quanh răng ở người cao tuổi khu vực nội thành Hà Nội năm 2015,” Tạp chí
Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, tâ ̣p 32 (2), tr: 99-105.
6. Lê Văn Khảm (2014), “Vấn đề về người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay,” Tạp
chí Khoa học xã hội Việt Nam, tâ ̣p 7 (80).
7. Khoa Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh
(2012), Nha chu, tập 1, Nhà xuất bản Y học.
8. Khoa Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y dược Tp. Hồ Chí Minh (1999), Nha
khoa công cộng, tập 1.
9. Ngô Ngọc Hồng Liên (2017), Tỷ lệ các bệnh răng miệng và mối liên quan đến
chất lượng cuộc sống sức khỏe răng miệng trên người cao tuổi tại quận 5 và
huyện Bình Chánh, Luận văn Bác sĩ chuyên khoa II chuyên ngành Quản lý Y
tế, ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, TPHCM.
10. Nguyễn Thị Mai Phương (2015), Định lượng Actinobacillus
actinomycetemcomitans, Porphyromonas gingivalis trong viêm quanh răng
bằng realtime PCR và đánh giá hiệu quả của phương pháp điều trị viêm
quanh răng không phẫu thuật, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Y Hà Nội.
11. Phạm Thắng, Đỗ Thị Khánh Hỷ (2009), Báo cáo tổng quan về chính sách
chăm sóc người già thích ứng với thay đổi cơ cấu tuổi tại Việt Nam, Tổng cục
dân số và kế hoạch hóa gia đình.
12. Lê Nguyễn Bá Thụ (2018), Thực trạng sức khỏe răng miệng và đánh giá hiệu
quả can thiệp chăm sóc răng miệng ở người cao tuổi tại Đắk Lắk, Luận án
Tiến sĩ, Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt – Trường Đại học Y Hà Nội.
13. Nguyễn Xuân Thực, Đỗ Quang Trung, Tạ Văn Bình (2010), “Xác định nhu cầu
điều trị quanh răng ở bệnh nha đái tháo đương typ 2”, Y học thực hành, số 11.
14. Tổng cục thống kê (2009), Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009
15. Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam (2000), Pháp lệnh người cao tuổi số
23/2000/PL-UBTVQH10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ Tư pháp.
TIẾNG ANH
16. Agrawal R, Gautam NR, Kumar PM, Kadhiresan R, Saxena V, Jain S (2015),
"Assessment of Dental Caries and Periodontal Disease Status among Elderly
Residing in Old Age Homes of Madhya Pradesh," Journal of International
Oral Health, Vol 7 (7), pp. 57-64.
17. Arigbede AO, Babatope BO, Bamidele MK (2012), “Periodontitis and
systemic diseases: A literature review”, Journal of Indian Society of
Periodontology, Vol 16 (4), pp. 487-491.
18. Akpata ES, Adeniyi AA, Enwonwu CO, Adeleke OA, Otoh EC (2016),
"Association between alcohol consumption and periodontal disease among
older Nigerians in plateau state: a preliminary study," Gerodontology, Vol 33
(3), pp. 386-394.
19. Albandar JM (2005), "Epidemiology and risk factors of periodontal diseases,"
Dental Clinics of North America, Vol 49 (3), pp. v-vi.
20. Aljoharah Al-Sinaidi, Reghunathan S. Preethanath (2014), "The effect of fixed
partial dentures on periodontal status of abutment teeth," The Saudi Journal
for Dental Research, Vol 5, pp. 104-108.
21. Al-Sinaidi, Aljoharah A (2012), "Periodontal health and oral hygiene practice
of elderly Saudis living at Riyadh Nursing Home," King Saud University
Journal of Dental Sciences, Vol 3 (1), pp. 1-5.
22. Angela D. Gilbert (2006), "Management of Periodontal Disease in Elderly
Patients," Quintessenz Journals, Vol 3 (3), pp. 195-203, 2006.
23. Anthony Palumbo (2011), "The Anatomy and Physiology of the Healthy
Periodontium," Gingival Diseases – Their Aetiology, Prevention and
Treatment, Vol 1, pp. 3-22.
24. Armitage GC, Robertson PB (2009), "The biology, prevention, diagnosis and
treatment of periodontal diseases," Journal of the American Dental
Association, Vol 140 (Suppl 9), pp. 36S-43S.
25. Asia M. B. Elrayah, Khadiga H. Osman (2016), "Association Between
Periodontal Health And the Number of Children among Sudanese mothers in
Kartoum City," Journal of Dental and Medical Sciences, Vol 15 (6), pp. 109-115.
26. Bader K. Al-Zarea (2013), "Oral Health Knowledge of Periodontal Disease
among University Students," International Journal of Dentistry, Article ID
647397.
27. Bhadbhade S (2015), "Aging & Periodontium," International Journal of
Dentistry and Oral Science, Vol 2 (6), pp. 79-83.
28. Boehm TK, Scannapieco FA (2008), "The epidemiology, consequences and
management of periodontal disease in older adults," Journal of the American
Dental Association, Vol 139 (3), pp. 252-3.
29. Croucher R, Marcenes WS, Torres MC, Hughes F, Sheiham A (1997), "The
relationship between life-events and periodontitis. A case-control study,"
Journal of Clinical Periodontology, Vol 24 (1), pp. 39-43.
30. Darby I (2015), "Periodontal considerations in older individuals," Australian
Dental Journal, Vol 60 (Suppl 1), pp. 14-19.
31. Darveau RP, Tanner A, Page RC (1997), "The microbial challenge in
periodontitis," Periodontology 2000, Vol 14, pp. 12-32.
32. Dula LJ, Ahmedi EF, Lila-Krasniqi ZD, Shala KSh (2015), "Clinical
Evaluation of Removable Partial Dentures on the Periodontal Health of
Abutment Teeth: A Retrospective Study," Open Dentistry Journal, Vol 9, pp.
132-139.
33. Eduardo Hebling (2012), "Effects of Human Ageing on Periodontal Tissues,"
Periodontal Diseases - A Clinician's Guide, Vol 16, pp. 343-356.
34. Eleni Mamai-Homata, et al (2012), "Periodontal Diseases in Greek Senior
Citizens-Risk Indicators," Periodontal Diseases - A Clinician's Guide, Vol 11,
pp. 231-252.
35. Eugenio D. Beltrán-Aguilar, Paul I. Eke, Gina Thornton-Evans, and Poul E.
Petersen (2012), "Recording and surveillance systems for periodontal
diseases," Periodontol 2000, Vol 60 (1), pp. 40-53.
36. Genco RJ, Borgnakke WS (2013), "Risk factors for periodontal disease,"
Periodontology 2000, Vol 62, pp. 59-94.
37. Gina Thornton-Evans, et al (2013), "Periodontitis Among Adults Aged ≥30
Years — United States, 2009–2010," The Morbidity and Mortality Weekly
Report Supplements, Vol 62 (3), pp. 129-35.
38. Gro Eirin Holde, et al (2017), "Periodontitis Prevalence and Severity in
Adults: A Cross-Sectional Study in Norwegian Circumpolar Communities,"
Journal of Periodontology, Vol 88 (10), pp. 1012-1022.
39. Hatem, Amin E (2018), "Epidemiology and Risk Factors of Periodontal
Disease," Periodontal Diseases - A Clinician's Guide, Vol 10, pp. 213-230.
40. Hopcraft MS (2015), "Dental demographics and metrics of oral diseases in the
ageing Australian population," Australian Dental Journal, Vol 60 (Suppl 1),
pp. 2-13.
41. López R, Smith PC, Göstemeyer G, Schwendicke F (2017), "Ageing, dental
caries and periodontal diseases," Journal of Clinical Periodontology, Vol 44
(suppl 18), pp. S145-S152.
42. Lorenzo SM, et al (2015), "Periodontal conditions and associated factors
among adults and the elderly: findings from the first National Oral Health
Survey in Uruguay," Cad Saude Publica, Vol 31 (11), pp. 2425-2436.
43. Mariana Schützer Ragghianti; Sebastião Luiz Aguiar Greghi; José Roberto
Pereira Lauris; Adriana Campos Passanezi Sant'Ana; Euloir Passanezi (2004),
“Influence of age, sex, plaque and smoking on periodontal conditions in a
population from Bauru, Brazil”, J Appl Oral Sci, Vol 12(4), pp.273-9.
44. Michèle J. Saunders, Chih-Ko Yeh (2013), "Oral Health in Elderly People,"
Geriatric Nutrition, 4th Edition, Vol 8, pp. 163-207.
45. Mihee Hong, et al (2016), "Prevalence and risk factors of periodontitis among
adults with or without diabetes mellitus," The Korean Journal of Internal
Medicine, Vol 31 (5), p. 910–919.
46. Milan Petelin, Jasna Cotic, Katja Perkic and Alenka Pavlic (2012), "Oral
health of the elderly living in residential homes in Slovenia," Gerodontology,
Vol 29 (2), pp. 447-452.
47. Moghadam FA, et al (2013), "Evaluation of Knowledge, Attitude and Practice
between Periodontal Disease and Diabetes," Journal of Community Health
Research, Vol 2 (2), pp. 124-130.
48. Mohammed Jafer (2015), "The Periodontal Status and Associated Systemic
Health Problems among an Elderly Population Attending the Outpatient
Clinics of a Dental School," Journal of Contemporary Dental Practice, Vol 16
(12), pp. 950-956.
49. Montero-Aguilar M, Muñoz-Torres F, Elías-Boneta AR, Dye B, Joshipura KJ
(2012), "High levels of periodontal disease among the older adult population
in San Juan, Puerto Rico," Community Dent Health, Vol 29 (3), pp. 224-228.
50. Muhammad Ashraf Nazir (2017), "Prevalence of periodontal disease, its
association with systemic diseases and prevention," International Journal of
Health Sciences, Vol 11 (2), pp. 72-80.

51. Mulpuri V Ramoji Rao, et al (2016), "Prevalence of periodontal diseases


among rural population of Mustabad, Krishna District," Original Article, Vol 6
(7), pp. 59-63.
52. Ogawa H, Yoshihara A, Hirotomi T, Ando Y, Miyazaki H (2002), "Risk
factors for periodontal disease progression among elderly people," Journal of
Clinical Periodontology, Vol 29, pp. 592-597.
53. P. M. Preshaw, A. L. Alba, D. Herrera, S. Jepsen, A. Konstantinidis, K.
Makrilakis and R. Taylor (2012), "Periodontitis and diabetes: a two-way
relationship," Diabetologia, Vol 55, pp. 21-31.
54. Page RC, Eke PI (2007), "Case Definitions for Use in Population-Based
Surveillance of Periodontitis," Journal of Periodontology, Vol 78 (7 Suppl),
pp. 1387-1399.
55. Petersen PE, Ogawa H (2005), "Strengthening the prevention of periodontal
disease: the WHO approach," Journal of Periodontology, Vol 76 (12), pp.
2187-2193.
56. Petersen PE, Yamamoto T (2005), "Improving the oral health of older people:
the approach of the WHO Global Oral Health Programme," Community
Dentistry and Oral Epidemiology, Vol 33, pp. 81-92.

57. Pham TAV, Nguyen TQ (2018), “Dental and periodontal problems of elderly

people in Vietnamese nursing home”, Gerodontology, Vol 35(3).

58. Pham TAV, Thoai Q. Kieu, Ngo T.Q. Lan (2018), “Risk factors of
periodontal disease in Vietnamese patients”, J Investig Clin Dent, Vol 9(1).
59. Pradeep S. Tangade, Manish Jain, Anmol Mathur, Sumanth Prasad,
Natashekara M (2011), "Knowledge, Attitude and Practice of Dental Caries
and Periodontal Disease Prevention among Primary School Teachers in
Belgaum City, India," Brazilian Research in Pediatric Dentistry and
Integrated Clinic, Vol 11 (1), pp. 77-83.
60. Ravindranath Dhulipalla, et al (2016), "Awareness of periodontal disease and its
management among medical faculty in Guntur district: A questionnaire-based
study," Journal of Indian Society of Periodontology, Vol 20 (5), pp. 525-530.
61. Razak PA, Richard KM, Thankachan RP, Hafiz KA, Kumar KN, Sameer KM
(2014), "Geriatric Oral Health: A Review Article," Journal of International
Oral Health, Vol 6 (6), pp. 110-116.
62. Reddy S (2008), Essentials of clinical periodontology and periodontics, 3rh
Edition, Jaypee Brothers Publishers.
63. Renata S Coelho, Estela S Gusmão, et al (2017), "Are There Differences
between Partial and Total Periodontal Examination of the Mouth?,"
International Archives of Medicine, Vol 10 (247), p. 8 pages.
64. Renvert S, Persson RE, Persson GR (2013), "Tooth loss and periodontitis in
older individuals: results from the Swedish National Study on Aging and
Care," Journal of Periodontology, Vol 84 (8), pp. 1134-1144.
65. Schwartz Z, Goultschin J, Dean DD, Boyan BD (1997), "Mechanisms of
alveolar bone destruction in periodontitis," Periodontology 2000, Vol 14, pp.
158-172.
66. Seungmin Jeong, Sung il Cho (2017), "Effects of living alone versus with
others and of housemate type on smoking, drinking, dietary habits, and
physical activity among elderly people," Epidemiol Health, 39:e2017034. doi:
10.4178/epih.e2017034.
67. Shaju Jacob P., Zade R. M., Manas Das (2011), "Prevalence of periodontitis in
the Indian population: A literature review," Journal of Indian Society of
Periodontology, Vol 15 (1), pp. 29-34.
68. Shilpi Ajwani (2003), Periodontal disease in an aged population, and its role
in cardiovascular mortality, Department of Medicine, Helsinki University
Central Hospital, Finland.
69. Simone Guimarães Farias Gomes, et al (2010), "Aging and the periodontium,"
Brazilian Journal of Oral Sciences, Vol 9 (1), pp. 1-6.
70. Tonetti MS, Bottenberg P, et al (2017), "Dental caries and periodontal diseases
in the ageing population: call to action to protect and enhance oral health and
well-being as an essential component of healthy ageing - Consensus report of
group 4 of the joint EFP/ORCA workshop on the boundaries be," Journal of
Clinical Periodontology, Vol 44 (Suppl 18), p. S135–S144.
71. Torrungruang, Tamsailom, Rojanasomsith, et al (2005), "Risk Indicators of
Periodontal Disease in Older Thai Adults," Journal of Periodontology, Vol 76
(4), pp. 558-565.
72. Viviana Quiroz, et al (2017), "Development of a self-report questionnaire
designed for population based surveillance of gingivitis in adolescents:
assessment of content validity and reliability," Journal of Applied Oral
Science, Vol 25 (4), pp. 404-11.
73. Wanhyung Lee, et al (2017), "Relationship between long working hours and
periodontitis among the Korean Workers," Scientific Reports, Vol 7.
74. World Health Organization (1997), Health oral survey: basic methods, 4th
edition.
75. World Health Organization (2013), Oral health surveys: basic methods, 5th
Edition.
76. Yousef A. AlJehani (2014), "Risk Factors of Periodontal Disease: Review of
the Literature," International Journal of Dentistry.
77. Zhang Q, Li Z, Wang C, Shen T, Yang Y, Chotivichien S, Wang L (2014),
"Prevalence and predictors for periodontitis among adults in China, 2010,"
Global Health Action, Vol 7.
78. Zuhair S. Nattoa, Majdi Aladmawya, Mohammed Alasqaha, Athena Papas
(2014), “Factors contributing to tooth loss among the elderly: A cross sectional
study”, Singapore Dental Journal, Vol 35, pp.17–22
PHỤ LỤC
PHIẾU NGHIÊN CỨU
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG BỆNH NHA CHU
Ở NGƯỜI CAO TUỔI VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN
ĐẾN KHÁM NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN QUẬN THỦ ĐỨC NĂM 2017

1. THÔNG TIN CÁ NHÂN


Họ tên đối tượng được phỏng vấn: .......................................................................
Nơi ở hiện tại:.......................................................................................................

MS Câu hỏi Trả lời


A1 Năm sinh ………………
A2 Giới 1. Nam
2. Nữ
A3 Dân tô ̣c 1. Kinh
2. Khác (ghi rõ):…….
A4 Tôn giáo 1. Phâ ̣t giáo
(Xin chỉ chọn 1 câu trả lời; 2. Thiên chúa giáo
Đánh chéo vào câu trả lời) 3. Tôn giáo khác…………..
4. Không theo tôn giáo
A5 Trình đô ̣ học vấn của ông/bà 1. Mù chữ
là gì? 2. Biết đọc, biết viết
(Xin chỉ chọn 1 câu trả lời; 3. Tiểu học
Đánh chéo vào câu trả lời) 4. Trung học cơ sở
5. Trung học phổ thông
6. Trên trung học phổ thông
A6 Nghề nghiê ̣p chính của 1. Cán bô ̣ công nhân viên
ông/bà từ trước đến nay là 2. Buôn bán
gì? 3. Thợ thủ công
(Xin chỉ chọn 1 câu trả lời; 4. Công nhân
Đánh chéo vào câu trả lời) 5. Nội trợ
6. Nghề khác………………
A7 Tình trạng hôn nhân 1. Chưa kết hôn
(Xin chỉ chọn 1 câu trả lời; 2. Kết hôn
Đánh chéo vào câu trả lời) 3. Li dị
4. Li thân
5. Góa
A8 Hiê ̣n tại, ông/bà đang sống 1. Sống mô ̣t mình
chung với ai? 2. Sống cùng vợ/chồng
(Xin chỉ chọn 1 câu trả lời; 3. Sống cùng vợ/chồng và con cái
Đánh chéo vào câu trả lời) 4. Sống cùng con cái
5. Sống cùng vợ/chồng và gia đình
con
6. Sống cùng gia đình con
7. Khác (ghi rõ)…………
A9 Theo ông/bà tự đánh giá, tình 1. Rất nghèo
trạng kinh tế của gia đình 2. Nghèo
ông/bà hiê ̣n nay như thế nào? 3. Trung bình
(Xin chỉ chọn 1 câu trả lời; 4. Khá giả
Đánh chéo vào câu trả lời) 5. Rất giàu
A10 Xin ông/bà cho biết thu nhâ ̣p 1. Bản thân làm viê ̣c
của ông/bà từ nguồn nào? 2. Hỗ trợ nhà nước
(Xin chỉ chọn 1 câu trả lời; 3. Lương hưu
Đánh chéo vào câu trả lời) 4. Con cái chu cấp
5. Khác…………
A11 Số con 1. 01 con
(Xin chỉ chọn 1 câu trả lời; 2. 02 con
Đánh chéo vào câu trả lời) 3. 03 con
4. Từ 4 con trở lên
5. Chưa có con
A12 Bệnh lý nội khoa 1. Tim mạch
2. Đái tháo đường
3. Bệnh khác: ...................

PHẦN B: KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG,


DỰ PHÒNG NHA CHU
+ Kiến thức chăm sóc răng miệng, dự phòng nha chu
MS Câu hỏi Trả lời
B1 Bệnh nha chu là do chăm sóc răng miệng 1. Đúng
không tốt 2. Không đúng
B2 Viêm nha chu do vi trùng gây nên 1. Đúng
2. Không đúng
B3 Vôi răng là do chải răng không kỹ không 1. Đúng
đúng theo hướng dẫn của thầy thuốc 2. Không đúng
B4 Dự phòng nha chu cần thường xuyên chăm 1. Đúng
sóc tốt răng miệng 2. Không đúng
B5 Phòng bệnh nha chu cần khám bệnh răng 1. Đúng
miệng định kỳ hàng lục cá nguyệt 2. Không đúng
B6 Hút thuốc lá có liên quan đến nha chu 1. Đúng
2. Không đúng
B7 Bệnh đái tháo đường có liên quan đến nha 1. Đúng
chu 2. Không đúng
B8 Chải răng kỹ và súc miệng bằng nước muối 1. Đúng
nhạt sau khi ăn sẽ hạn chế nha chu 2. Không đúng

+ Thực hành chăm sóc răng miệng, dự phòng nha chu

MS Câu hỏi Trả lời


B9 Thay bàn chải đánh răng hàng tháng 1.Có 2.Không
B10 Sử dụng chỉ tơ nha khoa 1.Có 2.Không
B11 Sử dụng tăm tre 1.Có 2.Không
B12 Sau bữa ăn súc miệng bằng nước muối nhạt 1.Có 2.Không
B13 Ăn hoa quả 1.Có 2.Không
B14 Uống rượu 1.Có 2.Không
B15 Hút thuốc lá 1.Có 2.Không
B16 Hàng năm có đi khám bệnh răng miệng 1.Có 2.Không
B17 Đánh răng sau khi ăn 1.Có 2.Không
B18 Cạo vôi răng 6 tháng 1 lần 1.Có 2.Không

PHẦN C. KẾT QUẢ KHÁM LÂM SÀNG


C1. Chỉ số mảng bám (Plaque Index - PLI)
+ 0 (PLI = 0) : Rất tốt (sạch)
+ 1 (PLI = 0,1- 0,9) : Tốt
+ 2 (PLI = 1,0 -1,9) : Trung bình
+ 3 (PLI = 2,0 -3,0) : Kém
18 – 14 13 – 23 24 – 28

48 – 44 33 – 43 34 – 38
Chỉ số PLI =
C2. Chỉ số nướu (Gingival Index - GI)
+ 0 (GI =0) : Rất tốt (sạch)
+ 1 (GI = 0,1-0,9) : Tốt
+ 2 (GI = 1,0 -1,9) : Trung bình
+ 3 (GI = 2,0 -3,0) : Kém
18 – 14 13 – 23 24 – 28

48 – 44 33 – 43 34 - 38
Chỉ số GI =
C3. Chỉ số vôi răng ( CI-S: Calculus Index Simplified)
+ 0 (CI = 0) : Rất tốt
+ 1 (CI = 0,1- 0,6) : Tốt
+ 2 (CI = 0,7- 1,8) : Trung bình
+ 3 (CI = 1,9 - 3,0) : Kém

18 – 14 13 – 23 24 – 28

48 – 44 33 – 43 34 - 38
Chỉ số CI =
C4. Chỉ số nha chu cộng đồng (CPI: Community Periodontal Index)
+ 0: Lành mạnh
+ 1: Viêm nướu - chảy máu
+ 2: Viêm nướu - vôi răng
+ 3: Túi nông <5,5mm
+ 4: Túi sâu ≥ 6mm
+ X: Vùng lục phân bị loại
+ 9: Không ghi nhận

18 – 14 13 – 23 24 – 28

48 – 44 33 – 43 34 - 38

Xin chân thành cảm ơn Ông/Bà đã hợp tác!

Thủ Đức, ngày ...... tháng ...... năm 2017


Người điều tra
Ngô Nhật Phương
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN XIN XÁC NHẬN


VỀ VIỆC THU THẬP SỐ LIỆU NGHIÊN CỨU

Kính gửi: Bệnh viện Quận Thủ Đức


Tôi tên là: NGÔ NHẬT PHƯƠNG
Đơn vị công tác: Bệnh viện Quận Thủ Đức
Là học viên chuyên khoa cấp II, chuyên ngành: Quản lý Y tế, khóa học (2016
– 2018) – Trường Đại học Y Dược Huế.
Đề tài luận án: “Nghiên cứu thực trạng bệnh nha chu ở người cao tuổi và
các yếu tố liên quan trên bệnh nhân đến khám ngoại trú tại Bệnh viện Quận
Thủ Đức năm 2017”
Thời gian nghiên cứu: từ 01/06/2017 đến 30/12/2017
Cỡ mẫu: 423 người cao tuổi đến khám bệnh tại 11 phòng khám thuộc Bệnh
viện Quận Thủ Đức: Răng hàm mặt, Mắt, Tai mũi họng, Nội tiết, Nội tim mạch,
Nội tổng quát, Khoa khám bệnh, Ngoại thần kinh, Ngoại tổng quát, Y học gia đình,
Nội thần kinh.
Kính trình Lãnh đạo Bệnh viện Quận Thủ Đức xác nhận cho tôi những số liệu
được sử dụng trong luận án là những số liệu được điều tra thật ở bệnh nhân đến khám
ngoại trú tại Bệnh viện (có danh sách đính kèm) để tôi có đủ cơ sở báo cáo luận án theo
quy định của Trường Đại học Y Dược Huế.
Tôi xin chân thành cám ơn và trân trọng kính chào.
Thủ Đức, ngày 17 tháng 7 năm 2018
Xác nhận Người điều tra
của Bệnh viện Q.Thủ Đức

BS Nguyễn Minh Quân Ngô Nhật Phương


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

DANH SÁCH BỆNH NHÂN ĐẾN KHÁM NGOẠI TRÚ


TẠI BỆNH VIỆN QUẬN THỦ ĐỨC NĂM 2017

STT Họ và tên Năm Giới


1 Tô Thị A 1954 Nữ
2 Hoàng Mạnh A 1959 Nam
3 Hồ Văn A 1937 Nam
4 Lê Thị A 1943 Nữ
5 Nguyễn Ngọc A 1955 Nam
6 Nguyễn Thị Ngọc A 1942 Nữ
7 Trịnh Thu B 1956 Nữ
8 Nguyễn Thị B 1955 Nữ
9 Đoàn Thị B 1941 Nữ
10 Nguyễn B 1937 Nam
11 Nguyễn Thị B 1944 Nữ
12 Võ Thị B 1945 Nữ
13 Nguyễn Thị B 1950 Nữ
14 Lê Thị B 1930 Nữ
15 Nguyễn Thị B 1948 Nữ
16 Nguyễn Thị B 1947 Nữ
17 Đỗ Văn B 1936 Nam
18 Phạm Văn B 1936 Nam
19 Lê Văn B 1934 Nam
20 Nguyễn Thị B 1947 Nữ
21 Nguyễn Thị B 1940 Nữ
22 Nguyễn Thị C 1954 Nữ
23 Bùi Quang C 1937 Nam
24 Nguyễn Thị C 1956 Nữ
25 Mai Hoài C 1953 Nữ
26 Võ Ngọc C 1942 Nam
27 Mai Văn C 1938 Nam
28 Đặng C 1958 Nam
29 Nguyễn Thị C 1943 Nữ
30 Nguyễn Thị C 1940 Nữ
31 Phạm Thị C 1943 Nữ
32 Võ Văn C 1941 Nam
33 Nguyễn Thị C 1922 Nữ
34 Huỳnh Kim C 1944 Nữ
35 Huỳnh Hữu C 1956 Nam
36 Lữ C 1952 Nam
37 Đào Thị C 1955 Nữ
38 Trần Văn C 1949 Nam
39 Nguyễn Thị Kim C 1933 Nữ
40 Trần Kim C 1955 Nữ
41 Trần Thị C 1966 Nữ
42 Lê Kim C 1946 Nữ
43 Lê Văn C 1957 Nam
44 Lê Kim C 1944 Nam
45 Trương Ngọc C 1948 Nữ
46 Nguyễn Xuân C 1941 Nam
47 Pham Văn C 1956 Nữ
48 Huỳnh Kim D 1956 Nữ
49 Nguyễn Văn D 1954 Nam
50 Huỳnh Thị Ngọc D 1938 Nữ
51 Huỳnh Ngọc D 1947 Nữ
52 Phạm Thị Kim D 1951 Nữ
53 Huỳnh Ngọc D 1947 Nữ
54 Nguyễn Văn D 1939 Nam
55 Nguyễn Văn D 1939 Nam
56 Bui Thị D 1945 Nữ
57 Nguyễn Tân Đ 1952 Nam
58 Nguyễn Hữu Đ 1956 Nam
59 Đinh Cao Đ 1950 Nam
60 Tô Thị Đ 1953 Nữ
61 Võ Thị Đ 1956 Nữ
62 Nguyễn Kim Đ 1956 Nữ
63 Vũ Thị Đ 1942 Nữ
64 Võ Thị Đ 1942 Nữ
65 Trần Đông Đ 1951 Nam
66 Nguyễn Quang Đ 1939 Nam
67 Nguyễn Thị Đ 1950 Nữ
68 Trần Văn Đ 1950 Nam
69 Phạm Thị Đ 1937 Nữ
70 Hà Thị Đ 1936 Nữ
71 Nguyễn Thị Đ 1940 Nữ
72 Mai Đ 1930 Nam
73 Huỳnh Thị Đ 1937 Nữ
74 Phạm Duy Đ 1947 Nữ
75 Trần Thị Đ 1946 Nữ
76 Nguyễn Kim Đ 1955 Nữ
77 Phạm Minh Đ 1956 Nam
78 Phạm Vân Đ 1940 Nữ
79 Huỳnh Thị Đ 1944 Nữ
80 Trần Kim E 1940 Nam
81 Nguyễn Thị G 1942 Nữ
82 Nguyễn Thị G 1937 Nữ
83 Nguyễn Thị G 1949 Nữ
84 Trần Thị G 1938 Nữ
85 Phan Thị G 1951 Nữ
86 Bùi Văn G 1948 Nam
87 Trần Thị G 1940 Nữ
88 Đào Thị G 1953 Nữ
89 Nguyễn Thị G 1948 Nữ
90 Nguyễn Thị G 1927 Nữ
91 Phan Kim H 1951 Nam
92 Trần Diễm H 1939 Nữ
93 Nguyễn Thị H 1948 Nữ
94 Thái Thị H 1955 Nữ
95 Lê Kim H 1954 Nữ
96 Nguyễn Thị H 1950 Nữ
97 Trần Thị H 1945 Nữ
98 Nguyễn Minh H 1955 Nam
99 Tăng Văn H 1955 Nam
100 Lê H 1932 Nam
101 Nguyễn Kim H 1952 Nữ
102 Nguyễn Ngọc H 1952 Nữ
103 Nguyễn Thế H 1953 Nam
104 Võ Thị H 1955 Nữ
105 Nguyễn Thị H 1954 Nữ
106 Trần Đình H 1950 Nam
107 Trần Diễm H 1939 Nữ
108 Nguyễn Thị H 1938 Nữ
109 Phạm Thị H 1956 Nữ
110 Nguyễn Thị H 1956 Nữ
111 Phạm Huy H 1947 Nam
112 Đặng Đức Thu H 1957 Nữ
113 Nguyễn Thị H 1957 Nữ
114 Nguyễn Thị H 1957 Nữ
115 Nguyễn Thị H 1930 Nữ
116 Nguyễn Thị H 1954 Nữ
117 Đinh Trọng H 1951 Nam
118 Trần Xuân H 1946 Nam
119 Huỳnh Thụ H 1957 Nam
120 Nguyễn Thị H 1948 Nữ
121 Phan Thị H 1956 Nữ
122 Võ Thị H 1945 Nữ
123 Phạm Thị H 1951 Nữ
124 Phạm Thị H 1948 Nữ
125 Lý H 1947 Nam
126 Trương Thị H 1947 Nữ
127 Tống Khắc H 1951 Nam
128 Nguyễn Thị Cẩm H 1940 Nữ
129 Nguyễn Thị Kim H 1957 Nữ
130 Nguyễn Văn H 1942 Nam
131 Trần Thị H 1940 Nữ
132 Phan Thị H 1937 Nữ
133 Nguyễn Hữu H 1952 Nam
134 Nguyễn Thị H 1938 Nữ
135 Nguyễn Thị H 1956 Nữ
136 Lê Bữu H 1949 Nam
137 Huỳnh Thị H 1942 Nữ
138 Nguyễn Thị H 1938 Nữ
139 Nguyễn Thị H 1944 Nữ
140 Châu Văn H 1955 Nam
141 Thái Thị H 1955 Nữ
142 Nguyễn Thị H 1944 Nữ
143 Bùi Thanh H 1956 Nam
144 Trần Thị Dung H 1955 Nữ
145 Tiêu H 1937 Nam
146 Đỗ Thị H 1937 Nữ
147 Mai Thị H 1937 Nữ
148 Mai Việt H 1954 Nam
149 Hoàng Thị H 1952 Nữ
150 Trần Vân H 1955 Nữ
151 Thạch Thị H 1948 Nữ
152 Lê Thị H 1932 Nữ
153 Nguyễn Xuân H 1955 Nam
154 Trần Văn H 1952 Nam
155 Phạm Đình K 1947 Nam
156 Phạm K 1954 Nam
157 Võ Văn K 1946 Nam
158 Lê Đình K 1957 Nam
159 Nguyễn Thị K 1939 Nữ
160 Nguyễn Thị K 1937 Nữ
161 Trần Thị Đinh K 1951 Nữ
162 Lê Thị K 1936 Nữ
163 Trần Đức K 1953 Nam
164 Trần Thanh K 1947 Nam
165 Nguyễn Thế K 1934 Nam
166 Nguyễn Thị K 1956 Nữ
167 Nguyễn Thị L 1951 Nữ
168 Thái Thị L 1956 Nữ
169 Nguyễn Thị L 1947 Nữ
170 Lai Thị L 1949 Nữ
171 Lê Hải L 1949 Nam
172 Phạm Văn L 1942 Nam
173 Nguyễn Thị L 1942 Nữ
174 Nguyễn Chí L 1941 Nam
175 Nguyễn Văn L 1947 Nam
176 Nguyễn Văn L 1936 Nam
177 Huỳnh Phước L 1953 Nam
178 Trần Thị L 1944 Nữ
179 Trương Ngọc L 1950 Nữ
180 Nguyễn Trọng L 1955 Nam
181 Nguyễn Văn L 1953 Nam
182 Lê Thị L 1950 Nữ
183 Nguyễn Thị Trúc L 1937 Nữ
184 Nguyễn Thị L 1952 Nữ
185 Trần Ngọc L 1954 Nữ
186 Bùi Thị L 1950 Nữ
187 Nguyễn Trọng L 1955 Nam
188 Võ Thị L 1944 Nữ
189 Bùi Thị L 1950 Nữ
190 Cao Duy L 1945 Nam
191 Hứa Quang L 1951 Nam
192 Nguyễn Thị L 1948 Nữ
193 Nguyễn Thành L 1957 Nam
194 Trần Thị L 1944 Nữ
195 Võ Thị L 1947 Nữ
196 Phạm Công L 1952 Nam
197 Nguyễn Văn L 1940 Nam
198 Đỗ Thành L 1955 Nam
199 Nguyễn Văn L 1957 Nam
200 Hà Thị L 1953 Nữ
201 Nguyễn Thị L 1954 Nữ
202 Trần L 1947 Nam
203 Nguyễn Thị L 1957 Nữ
204 Nguyễn Văn L 1940 Nam
205 Nguyễn Chí L 1951 Nam
206 Lê Văn L 1943 Nam
207 Nguyễn Thị L 1946 Nữ
208 Nguyễn Thị L 1953 Nữ
209 Nguyễn Văn L 1953 Nam
210 Nguyễn Thị L 1940 Nữ
211 Nguyễn Phương L 1950 Nữ
212 Trương Thị L 1954 Nữ
213 Nguyễn Thị M 1950 Nữ
214 Trần Thị M 1951 Nữ
215 Hồ Quang M 1943 Nam
216 Lê Thị M 1952 Nữ
217 Nguyễn Oanh M 1944 Nam
218 Nguyễn Tiến M 1932 Nam
219 Đặng Thị M 1941 Nữ
220 Chế Thị M 1947 Nữ
221 Trần Muối M 1957 Nữ
222 Bùi Văn M 1934 Nam
223 Nguyễn Văn M 1957 Nam
224 Nguyễn Đình M 1956 Nữ
225 Nguyễn Thế M 1930 Nam
226 Nguyễn Thị Kim M 1950 Nữ
227 Hồ Thị M 1937 Nữ
228 Nguyễn Đức M 1934 Nam
229 Nguyễn Thị M 1936 Nữ
230 Nguyễn Văn M 1951 Nam
231 Nguyễn Thị Xuân M 1954 Nữ
232 Lê Thị M 1952 Nữ
233 Trần Văn M 1943 Nam
234 Huỳnh Ngọc M 1944 Nam
235 Thiều Quang N 1956 Nam
236 Lê Thị N 1953 Nữ
237 Hà Kim N 1943 Nữ
238 Phạm Thị Thanh N 1952 Nữ
239 Lê Thành N 1957 Nam
240 Đồng Thị N 1938 Nữ
241 Nguyễn Văn N 1940 Nam
242 Huỳnh Thị N 1945 Nữ
243 Võ Thị N 1944 Nữ
244 Nguyễn Văn N 1938 Nam
245 Bùi Văn N 1957 Nam
246 Trần Thị N 1946 Nữ
247 Hà Văn N 1946 Nam
248 Hồ Văn N 1947 Nam
249 Huỳnh Thị N 1955 Nữ
250 Nguyễn Văn N 1954 Nam
251 Văn Thị N 1955 Nữ
252 Nguyễn Văn N 1935 Nam
253 Phạm Thế N 1948 Nam
254 Bùi Văn N 1940 Nam
255 Lê Giáp N 1956 Nam
256 Hà Minh N 1948 Nam
257 Võ Thành N 1948 Nữ
258 Trương Thị N 1947 Nữ
259 Bùi Thị N 1951 Nữ
260 Nguyễn Văn N 1955 Nam
261 Nguyễn Thị N 1956 Nữ
262 Mai Thị N 1947 Nữ
263 Huỳnh Thị N 1945 Nữ
264 Võ Thị N 1943 Nữ
265 Lê Thị Thu N 1950 Nữ
266 Lê Thị N 1945 Nữ
267 Trần O 1954 Nam
268 Đặng Thị O 1951 Nữ
269 Bùi Văn P 1956 Nam
270 Phạm Thị P 1942 Nữ
271 Lưu P 1956 Nam
272 Nguyễn Thị P 1932 Nữ
273 Hà Thị P 1954 Nữ
274 Huỳnh Văn P 1954 Nam
275 Nguyễn Văn P 1934 Nam
276 Bùi Thị P 1949 Nữ
277 Trần Thị P 1952 Nữ
278 Huỳnh Ngọc P 1942 Nữ
279 Nguyễn Thị P 1945 Nữ
280 Phạm Thị P 1952 Nữ
281 Nguyễn Văn P 1948 Nam
282 Nguyễn Văn P 1942 Nam
283 Nguyễn Thị P 1945 Nữ
284 Tiền Kim P 1939 Nữ
285 Ngô Văn Q 1943 Nam
286 Phạm Văn Q 1933 Nam
287 Nguyễn Văn Q 1955 Nam
288 Lê Văn Q 1948 Nam
289 Nguyễn Đức Q 1948 Nam
290 Võ Văn Q 1933 Nam
291 Vũ Đình R 1957 Nam
292 Lê Văn R 1945 Nam
293 Đinh Văn S 1940 Nam
294 Võ Thị S 1956 Nữ
295 Nguyễn Văn S 1955 Nam
296 Quách Văn S 1947 Nam
297 Nguyễn Thị S 1955 Nữ
298 Trần Thị S 1948 Nữ
299 Lâm Tấn S 1931 Nam
300 Lê Văn S 1952 Nam
301 Nguyễn Văn S 1954 Nam
302 Võ Văn S 1942 Nam
303 Hồ Minh S 1955 Nam
304 Đinh Văn S 1953 Nam
305 Huỳnh Văn S 1924 Nam
306 Châu Văn S 1931 Nam
307 Nguyễn Thị S 1940 Nữ
308 Phùng Văn S 1950 Nam
309 Võ Thị S 1956 Nữ
310 Đinh Hữu S 1956 Nam
311 Nguyễn Văn S 1937 Nam
312 Nguyễn Văn S 1936 Nam
313 Phùng Văn T 1951 Nam
314 Nguyễn Thị T 1941 Nữ
315 Huỳnh Văn T 1950 Nam
316 Võ Thị Bách T 1955 Nữ
317 Đỗ Anh T 1952 Nam
318 Lý Thị T 1953 Nữ
319 Nguyễn Thanh T 1939 Nam
320 Nguyễn Thị T 1949 Nữ
321 Bùi Thị T 1952 Nữ
322 Nguyễn Thị T 1940 Nữ
323 Châu Văn T 1953 Nam
324 Trần Thị T 1953 Nữ
325 Võ Văn T 1953 Nam
326 Nguyễn Sơn T 1949 Nam
327 Bùi Văn T 1949 Nam
328 Trần Thị Ngọc T 1944 Nữ
329 Trần Minh T 1949 Nam
330 Lê Văn T 1946 Nam
331 Hà Công T 1932 Nam
332 Nguyễn Ngọc T 1939 Nam
333 Trần Thị Thanh T 1953 Nữ
334 Lê Trấn T 1956 Nam
335 Trần Văn T 1957 Nam
336 Đoàn Thị Bạch T 1943 Nữ
337 Bùi Duy T 1940 Nam
338 Nguyễn Thị T 1947 Nữ
339 Phạm Văn T 1948 Nam
340 Lê Thị T 1949 Nữ
341 Tạ Thị T 1956 Nữ
342 Ngô Thị T 1957 Nữ
343 Trần Thị T 1939 Nữ
344 Nguyễn Văn T 1936 Nam
345 Nguyễn Tiến T 1952 Nam
346 Lương Ngọc T 1950 Nam
347 Nguyễn Thị T 1951 Nữ
348 Phạm Thị Bạch T 1951 Nữ
349 Nguyễn Lâm T 1942 Nam
350 Bùi Đức T 1953 Nam
351 Nguyễn Tấn T 1936 Nam
352 Trần Kim T 1957 Nữ
353 Nguyễn Thế T 1949 Nam
354 Lê Văn T 1954 Nam
355 Nguyễn Thị T 1948 Nữ
356 Nguyễn Thị T 1939 Nữ
357 Hoàng Thị T 1931 Nữ
358 Giáo Ngọc T 1953 Nữ
359 Nguyễn Bá T 1957 Nam
360 Trần Đức T 1951 Nam
361 Lâm T 1957 Nam
362 Nguyễn Văn T 1954 Nam
363 Nguyễn Hiền T 1942 Nữ
364 Nguyễn Vân T 1950 Nữ
365 Huỳnh Văn T 1949 Nam
366 Trần Xuân T 1955 Nam
367 Trần Thị T 1953 Nữ
368 Trần Thị T 1942 Nữ
369 Đặng Thị T 1935 Nữ
370 Trần Thị T 1956 Nữ
371 Nguyễn Thế T 1950 Nam
372 Lê Văn T 1943 Nam
373 Quách Văn T 1941 Nam
374 Nguyễn Thị T 1951 Nữ
375 Bùi Thị T 1953 Nữ
376 Đặng Thị T 1935 Nữ
377 Phạm Thị T 1948 Nữ
378 Trần Văn T 1951 Nam
379 Huỳnh Thị Minh T 1952 Nữ
380 Huỳnh Công T 1942 Nam
381 Nguyễn Thị T 1945 Nữ
382 Trần Văn T 1936 Nam
383 Huỳnh Thị T 1953 Nữ
384 Hồ Thị Bạch T 1951 Nữ
385 Trần Thị T 1943 Nữ
386 Lê Thị T 1938 Nữ
387 Nguyễn Thị T 1936 Nữ
388 Nguyễn Thị T 1941 Nữ
389 Nguyễn Thị T 1955 Nữ
390 Nguyễn T 1950 Nam
391 Vũ Chí T 1950 Nữ
392 Lê Văn T 1955 Nam
393 Trần Đình T 1957 Nữ
394 Nguyễn Văn T 1929 Nam
395 Lã Thị T 1952 Nữ
396 Đặng Thị T 1927 Nữ
397 Lê Thị U 1950 Nữ
398 Đỗ Công Ư 1946 Nam
399 Trần Thị V 1949 Nữ
400 Trần Thị V 1954 Nữ
401 Nguyễn Thị V 1945 Nữ
402 Phạm Kim V 1952 Nữ
403 Huỳnh Thị Kim V 1953 Nữ
404 Phan Thị V 1952 Nữ
405 Phạm Vân V 1957 Nam
406 Nguyễn Công V 1925 Nam
407 Phạm Kim V 1945 Nữ
408 Trần Thanh V 1930 Nữ
409 Đỗ Thị Thu X 1954 Nữ
410 Nguyễn Thị X 1954 Nữ
411 Nguyễn Thị X 1954 Nữ
412 Lý Phùng X 1938 Nam
413 Nguyễn Thị X 1954 Nữ
414 Trần Thị X 1951 Nữ
415 Trần X 1954 Nữ
416 Ngô Thị X 1957 Nữ
417 Lê Thị X 1936 Nữ
418 Trương Thị X 1949 Nữ
419 Lê Thê X 1940 Nam
420 Phạm Văn X 1948 Nam
421 Nguyễn Thị X 1954 Nữ
422 Hoàng Văn X 1935 Nam
423 Đổ Thị Thu Y 1954 Nữ

Thủ Đức, ngày 17 tháng 07 năm 2017


GIÁM ĐỐC
BS. Nguyễn Minh Quân

You might also like