Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Họ và tên: Bùi Trung Hoà

MSV :646054
Lớp :K64NNCNC
TIỂU LUẬN MÔN CANH TÁC HỌC

C1:Hãy xây dưng quy trình kĩ thuật của 5 loại cây trồng.
1.Cây xoài
a. Chuẩn bị cây giống
Cây giống được nhân giống bằng phương pháp vô tính như tháp mắt (bo) hay tháp đọt cây sẽ
mau cho trái (2-3 năm) và sẽ giữ được phẩm chất của cây mẹ. Cây giống tốt là cây không bị
nhiễm sâu bệnh, phát triển tốt, có 2-3 cơi đọt, có đường kính than khoảng 1 cm, lá phải ở giai
đoạn trưởng thành.
b. Chuẩn bị mô
Mô trồng xoài có chiều cao trung bình 40-60 cm, chiều rộng đáy mô từ 60-80 cm và chiều
rộng mặt mô từ 40-60 cm. Đất đắp mô tốt nhất là lớp đất mặt hoặc đất phù sa sông đã để khô
ít nhất một tháng. Trước khi đắp mô, nên xới nền đất để giúp cho rễ cây xoài có thể phát triển
xuống sâu hơn. Hàng năm nên bồi mô rộng ra để giúp cho rễ cây xoài phát triển.
c. Mật độ và khoảng cách trồng
Theo phương pháp trồng xoài cổ điển thì trồng khoảng cách từ 6 - 8 m, tương đương mật độ
156-277 cây/ha. Hiện nay, xu hướng trồng xoài mật độ cao với khoảng cách (5 x 6)m hoặc (6
x 6)m, tương đương 277-333 cây/ha sau đó đốn tỉa dần.
d.Tưới nước
-Cây xoài cần đảm bảo đủ nước cho từng giai đoạn sinh trưởng, riêng giai đoạn kích thích ra
hoa cần phải “xiết” nước để giúp cây ra hoa tốt.
2.Lan hồ điệp
a. Vườn trồng
- Vườn phải có mái che mưa, lưới cắt nắng hai lớp trong đó lớp phía dưới có thể di chuyển để
điều chỉnh ánh sáng.
- Vườn phải thoáng mát, nhiệt độ trong vườn không được cao hơn nhiệt độ bình thường bên
ngoài.
- Giàn cây nên thiết kế cách mặt đất tối thiểu 70-80cm. Chiều rộng luống khoảng 1,2–1,6m
tùy thuộc vào điều kiện chăm sóc. Vật liệu làm giàn có thể là tre, gỗ, hoặc bằng sắt tùy điều
kiện kinh tế nhưng phải đảm bảo chắc chắn.
b.Chuẩn bị giá thể
- Sử dụng dớn mềm Trung Quốc, New Zealand hoặc dớn mềm Chi Lê đã được xử lý an toàn
nấm bệnh làm giá thể.
- Dớn có đặc tính tơi xốp và thoáng khí, đồng thời có khả năng giữ nước tốt.
- Dớn được làm tơi xốp và tưới đủ ẩm trước khi sử dụng để trồng, dớn trồng không được quá
ẩm và cũng không được khô.
c. Chậu trồng
- Chậu trồng lan Hồ điệp là chậu không sâu, nhỏ, màu trắng.
- Khi cây còn nhỏ dùng chậu có đường kính 5 cm, sau 4-6 tháng khi cây có khoảng cách giữa
2 lá lớn hơn 12 cm thì chuyển sang chậu có đường kính 8,3 cm. Sau giai đoạn trồng từ 9-12
tháng khi khoảng cách giữa 2 lá lớn hơn 18 cm thì tiếp tục chuyển sang chậu có đường kính
12 cm.
d.Chăm sóc
* Điều kiện ở vườn ươm: nên giữ nhiệt độ thích hợp trong vườn ươm ở mức 23-280C, đảm
bảo hệ thống thông gió hoạt động tốt, độ ẩm 70-80%. Che mưa tuyệt đối, che sáng 50-70%.
* Tưới nước
- Là khâu quan trọng, giúp duy trì ẩm độ thích hợp cho cây. Cây cần đảm bảo ẩm độ từ 50–
70%. Do đó quá trình tưới cần đảm bảo độ ẩm thích hợp giúp cây sinh trưởng phát triển tốt.
- Tùy thuộc vào độ ẩm của giá thể mà có thể tưới một hay nhiều lần. Hàng ngày tưới phun
sương nhẹ 2 lần vào mỗi buổi sáng và giữa buổi chiều. Lan Hồ điệp là loại cây rất dễ bị thối
nhũng nên khi tưới phun cần đảm bảo trên bề mặt lá không bị đọng nước. Do đó, cần tưới
đẫm vào chậu là thích hợp nhất.
3.Dưa lưới
a.Ngâm ủ hạt giống
Ngâm hạt giống dưa lưới trong nước sạch 2 giờ với nhiệt độ tốt nhất là 28 – 32 độ C, sau đó
bạn ủ trong khăn ẩm khoảng 24 – 36 giờ cho hạt nảy mầm rồi ươm với thời gian 10 – 14
ngày, khi cây lên lá thật thứ 2 thì bắt đầu cho vào khay trồng.
b.Chuẩn bị cây con
Chuẩn bị các khay ươm cây bằng xốp có kích thước dài 50x35x5cm, có 50 lỗ/khay để chuẩn
bị gieo hạt.
Sau đó bạn chuẩn bị giá thể bao gồm mụn xơ dừa, phân hữu cơ được xử lý bằng
Trichoderma, tro trấu, trộn hỗn hợp theo tỷ lệ là 70% + 20% + 10%. Bạn rải đều giá thể lên
mặt khay và gieo 1 hạt vào 1 lỗ, tưới nước cho cây con, che nắng mưa và tránh khỏi côn
trùng phá.
c.Trồng cây và lên luống
Mật độ trồng cây đảm bảo như đã nói ở trên, đất trồng dưa lưới nên được cày bừa kỹ, loại bỏ
cỏ dại, tiêu hủy cây bệnh cũ, có thể thêm phân chuồng, tro trấu vào để tăng chất dinh dưỡng
cho cây.
Sau đó tiến hành lên luống. Khi bạn trồng cây cần thực hiện nhẹ nhàng, nên trồng vào buổi
chiều mát, tưới nước ngay sau đó để cây hồi lại.
d.Chăm sóc cây dưa lướ
– Tưới nước cho cây dưa lưới cần đảm bảo là nước sông suối hoặc giếng khoan, không mặn,
không phèn, có độ pH từ 6 – 7. Lượng nước tưới cho cây vào thời kỳ đậu quả cần giảm đi.
– Bạn cần thường xuyên kiểm tra tình trạng của cây, khi cây có biểu hiện chớm các loại bê ̣nh
hại dưa lưới, cần cắt bỏ lá có vết bệnh, tiến hành bảo vệ cây bằng nhiều phương pháp như
tiêu diệt sâu bệnh hoặc phun thuốc bảo vệ thực vật
4.Ổi
a.Thời vụ trồng cây
Cây Ổi thích hợp trồng vào dịp mỗi mùa mưa đến (vào khoảng tháng năm đến tháng sáu hàng
năm).
b. Mật độ và khoảng cách trồng cây.                                        
Để tiết kiệm chi phí cho cây trồng, tăng năng suất kinh tế nên thực hiện trồng kép hai cây vào
một gốc ổi. Mật độ trồng cần đạt là 100 gốc ổi trong một vườn diện tích 1000m2. Khoảng
cách trồng thích hợp là 3,5m x 4m.
c. Làm đất trồng
- Làm sạch diện tích đất trồng, xới đất tơi xốp.
- Đào hố trồng: cần đào hố trồng có đường kính của hố là 20cm, chiều sau của hố là 20cm, hố
nọ cách hố kia 3,5m x 4m. Cần chú ý trong quá trình đào hố, phải để riêng lớp đất mặt khi
đào, lớp đất bên dưới hố cần trô ̣n với hốn hợp phân chuồng hoai mục + vôi bô ̣t + phân lân rồi
lấp hố cao hơn so với mặt bằng đất là 25cm.
5.Cam sành
a.Chuẩn bị hố tròng
Kích thước hố là  60 x 60 x 60 cm . Mỗi hố bạn cần bón 30 đến 40kg phân chuồng đã phơi ải.
Thêm vào 0,3 – 0,5 kg lân + 0,1 – 0,2 kg kali + 0,5 – 1kg vôi bột.
Đến khi trồng thì bạn đào 1 cái lỗ lớn hon bầu đất nằm ở giữa hố. Sau khi đặt bầu cây vào thì
bạn dùng chân nhén nhẹ ung quanh gốc. Tiếp tục cắm cọc để cố định cây đồng thời tránh cây
bị đổ do gió lay ảnh hưởng đến rễ cây. Nếu trồng vào mùa khô thì khi phủ đất bạn cần phủ
thơm 1 lớp rơm ra, hoặc cỏ để giữ ẩm.
Trồng xong cái là tưới nước ngay. Sau đó thì 3 tới 5 ngày tưới nước 1 lần. Trong 1 tháng đầu
tiên thì cần giữ ẩm để cây lên rễ mới.
b.Chăm sóc
-Tưới nước: Vào mùa khô cần đảm bảo đủ nước cho cây. Ngoài ra còn vào các giai đoạn như
lúc trái đang lớn và trái sắp chín.
-Làm cỏ: Muốn hạn chế cỏ dại thì bạn cần phủ rơm rạ, hoặc phân xanh, cỏ ở dưới gốc. Sau
mỗi cơn mưa cần xới phá váng. Vào tầm tháng 1, 2 hay 8, 9 thì cần thường xuyên làm cỏ.
Xới thật sạch toàn bộ diện tích trồng mỗi vụ 1 lần. Và đảm bảo 1 năm xới gốc 2 đến 3 lần.
-Cắt tỉa cành tạo tán: Sau 1 thời gian trồng thì cần theo dõi và cắt bỏ những cành mọc vượt
hay các chồi moc ra từ gốc ghép. Sau chừng 1 đến 2 tháng thì cây bắt đầu bắt rễ, đâm chồi.
Câu 2: Mô tả đặc điểm hình thái rễ,thân,lá,hoa,quả,hạt của 10 loại cây.Sau đó xây dựng công
thức 10 loại cây trên trong 1 năm.
Loại cây Rễ thân lá Hoa quả hạt

Cây cam Rễ mầm rễ trụ,thân gỗ bán bụi, lá Hoa đơn độc đài hoa hình chén hoa
canh màu xanh đậm hình trái xoan màu trắng,quả hinh cầu hoặc cầu dẹt
mọc so le có từ 8-14 múi, hạt phần lớ đa phôi
trừ bưởi
Cây bí Thân thảo dây leo có lông trắng, Quả hình trụ tròn dài 50-100cm hoa
xanh lá bí xanh xòe hình bầu rễ chùm màu vàng mọc đơn , hạt hình oval 1
phân bố chủ yếu tầng đất mặt đầu hơi nhọn dài tầm 1cm
Cây su su Thân thảo dây leo không có Quả xanh sần sùi hình oval hơi dẹp
lông,rễ chùm mọc lan rễ cây rất hoa đơn tính màu trắng vàng hoa đừ
phát triển có thể phình to như mọc chùm hoa cái mọc đơn lẻ,trong
củ,lá xóa giống lá bầu bí ruột quả có 1 hạt duy nhất
Cây bắp Thân thảo cây to và cứng lá xếp Hoa nhỏ màu vàng nhạt quả hạt có
cải ôm vào nhau hình thành đầu rễ mỏ hạt nhỏ 1.5 mm
chùm phát triển mạnh
Cây đào Thân gỗ rễ cây phát triển nhưng Hoa đơn hoặc đôi màu hồng 5
ăn không sâu lá nhỏ dài hình mũi cánh,quả hạch quả có màu đỏ khi
mác chín có lớp lông,hạt có một lớp gỗ
cứng
Cây táo ta Cây nhỏ cành thỉnh xuống lá Hoa tập chung thành chùm tràng hoa
hình trái xoan trứng tròn có lông 5 cánh quả hạch hình cầu vỏ nhẵn hạt
dày phía dưới bên ngoài có lớp gỗ
Cây đậu Rễ mầm có rễ cọc có nốt sần vi Hoa cánh bướm mọc chùm mọc
tương khuẩn cố định đạm,thân bụi,là có trắng hoặc tím quả nang mỗi hạt có
3 lá chét 2-4 hạt. Hạt hình tròn bầu dục hạt
màu vàng xanh
Cây mận Rễ cái ăn sâu tập chung ở tầng Hoa nhỏ màu chủ đạo là màu trắng
mặt thân loại gỗ nhỡ tán xòe lá dạng hoa 5 cánh quả thuộc loại quả
hình bầu dục mép hình răng cưa hạch màu sắc từ đỏ tươi tím vàng
lá màu xanh tím hoặc đỏ Hạt được bao bọc bởi 1 lớp gỗ cứng
Cây đậu Cây thân thảo hàng năm thân Hoa lưỡng tính tự thụ thông thường
hà lan rỗng có lông phân cành ít rễ màu trắng quả đậu dài hơi dẹt bên
mầm có nốt sần họ đậu lá kép 1 trong có các hạt đậu,hạt đậu có 2 lá
là chét có nhiều lông mầm lớn
Cây bí đỏ Thân thảo mọc bò keo nhờ tua Hoa đơn tính có hoa đực hoa cái
cuốn thân có lông dày lá mọc màu vàng quả to cùi dày rỗng bên
sole lá hình tim chia thùy rễ mọc trong chứa hạt bí hạt màu trắng xám
lan rộng chủ yếu ở lớp mặt hơi dẹt hình oval hơi nhọn một đầu
kich thước tuy giống
Công thức luân canh
1. Cam canh đậu tương đông
2. Xu xu – bí xanh- cải bắp
3. Đào- su su
4. Táo – bí đỏ hè thu- cải bắp đông
5. Mận – bí đỏ - đậu tương đông
6. Đậu hà lan – bí xanh hè  – cái bắp đông

You might also like