Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 18

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

-------------***-------------

THẢO LUẬN NHÓM

MÔN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

CHỦ ĐỀ: “Chủ nghĩa yêu nước trong Tư tưởng Hồ Chí Minh và vai
trò của chủ nghĩa yêu nước qua những thắng lợi của cách mạng Việt
Nam từ 1930 đến nay.”

GVGD: Vũ Thị Thu Hà

Hà Nội - 2021

i
Thành viên nhóm II

STT Họ Tên MSV NV HT

1 Vũ Thanh Cương 639113 Tổng hợp nội dung, 95


phản biện.

2 Nguyễn Thị Hằng 633926 Bổ sung nội dung, hình 90


ảnh, phản biện.

3 Nguyễn Thị Như Quỳnh 634159 Thuyết trình. 90

4 Nguyễn Thị Phương Anh 633911 Thuyết trình. 90

5 Nguyễn Trung Hiếu 630963 Bổ sung nội dung, hình 90


ảnh, phản biện

6 Nguyễn Thành Đạt 635209 Bổ sung nội dung, hình 90


ảnh, phản biện

7 Đỗ Thị Hòa 641547 Thiết kế Word, 95


Powerpoint

2
MỤC LỤC

Lời nói đầu…………………………………………………………………….4

I. Chủ nghĩa yêu nước trong tư tưởng Hồ Chí Minh…………………….. 5


1. Yêu nước là gì……………………………………………………….5
2. Chủ nghĩa yêu nước là gì…………………………………………….5
3. Chủ nghĩa yêu nước trong tư tưởng Hồ Chí Minh…………………..6
II. Vai trò của chủ nghĩa yêu nước qua những thắng lợi của cách mạng Việt
Nam từ 1930 đến nay……………………………………...…………...10

1. Những thắng lợi của cách mạng Việt Nam từ 1930 đến nay……...…10

2. Vai trò của chủ nghĩa yêu nước…………………………………..….15

III. Kết luận ……………………………………………………………..…16

3
LỜI NÓI ĐẦU

Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên trong một giai đoạn lịch sử đầy biến
động của đất nước. Nhiều cuộc khởi nghĩa đấu tranh anh dũng, bất khuất giành độc
lập dân tộc và thống nhất Tổ quốc đều lần lượt thất bại, phong trào cứu nước của
nhân dân ta đứng trước khủng hoảng sâu sắc về đường lối. Với tấm lòng yêu nước
nồng nàn, Người đã bôn ba khắp năm châu bốn biển, vừa lao động, học tập, vừa
quan sát, nghiên cứu lý luận và kinh nghiệm các cuộc cách mạng điển hình trên thế
giới, Người hiểu rõ cội nguồn những khổ đau của nhân dân lao động là ở sự áp
bức, bóc lột của chủ nghĩa tư bản đế quốc. Hồ Chủ tịch đã sớm đến với chủ nghĩa
Mác - Lênin, tìm thấy ở chủ nghĩa Mác - Lênin ánh sáng soi đường cứu dân, cứu
nước. Từ một người yêu nước nồng nhiệt đã đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, tiếp
thu chân lý lớn của thời đại là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Với sự
ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam do Người sáng lập vào năm 1930, cùng
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, đường lối cách mạng Việt Nam đã cơ bản
được hình thành, con đường cứu nước đúng đắn của Việt Nam cơ bản được xác
định. Qua từng thời kì, chủ nghĩa yêu nước trong Tư tưởng Hồ Chí Minh đã dẫn
dắt dân tốc và có vai trò quan trọng trong những thắng lợi của cách mạng Việt
Nam từ 1930 đến nay.

Tài liệu tham khảo:

1, Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh

2, Chủ nghĩa yêu nước trong tư tưởng Hồ Chí Minh - sự hoà quyện giữa truyền
thống và hiện đại. (tuyengiao.vn)

3, Những thành tựu nổi bật của đất nước sau 10 năm Đổi mới. (Văn kiện Đảng
Toàn tập, Tập 55, tr.345-348, Nxb.Chính trị Quốc gia, năm 2015)

4, Quá trình cách mạng Việt Nam: Những thành tựu vĩ đại và ý nghĩa lịch sử PGS.
TS Nguyễn Viết Thảo(tulieuvankien.dangcongsan.vn)

4
I. Chủ nghĩa yêu nước trong Tư tưởng Hồ Chí Minh

1, Yêu nước là gì?

Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của
ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó
kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm,
khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. Tinh thần yêu nước
được thể hiện qua tình yêu quê hương, lao động, con người, những điều bình dị
như cây đá, giếng nước, sân đình và sự đoàn kết một lòng mỗi khi đất nước bị
xâm lăng.

2, Chủ nghĩa yêu nước là gì?

Chủ nghĩa yêu nước (hay chủ nghĩa ái quốc, lòng yêu nước, tinh thần yêu
nước) là cảm xúc, tình cảm, tinh thần yêu thương, tích cực về quê hương, đất
nước hay cội nguồn của một cá nhân hay tập thể, trong đó quê hương có thể là
một vùng, một thành phố nhưng thông thường thì khái niệm này gắn với khái
niệm quốc gia. Nó gồm những quan điểm như: tự hào về truyền thống, thành tựu
hay văn hóa của quê hương, mong muốn được cống hiến hết mình cho quê
hương đất nước.

5
3, Chủ nghĩa yêu nước trong Tư tưởng Hồ Chí Minh

Chủ nghĩa yêu nước trong tư tưởng Hồ Chí Minh là sự gặp gỡ, tổng hòa của
tư tưởng yêu nước Việt Nam chân chính; truyền thống, tinh hoa văn hóa của dân
tộc ta với hệ tư tưởng tiên tiến của giai cấp công nhân mà chủ nghĩa Mác-Lênin
là đại diện.

Đó là sự hòa quyện giữa tư tưởng truyền thống và tư tưởng hiện đại, chứa
đựng trong đó sức mạnh của dân tộc với sức mạnh thời đại.

Tư tưởng yêu nước của Hồ Chí Minh là yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, coi việc
đánh đổ đế quốc, thực dân, đánh đổ ách thống trị của nước ngoài là yếu tố hàng
đầu để giải phóng dân tộc, nhưng không dừng lại ở đó, cái đích vươn tới là dân
phải được tự do, ấm no, hạnh phúc. Đó là lòng yêu nước chân chính, sâu sắc và
triệt để, không mang tính nửa vời. Một tư tưởng yêu nước như vậy tự logic và
tình cảm nội tại của nó đã mang tính vô sản và mang đậm tính nhân văn chủ
nghĩa xã hội sâu sắc và triệt để. Điều này được thể hiện rõ trong từng lời nói,
việc làm của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

6
Vào đầu năm 1946, khi trả lời phỏng vấn các nhà báo nước ngoài, Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm
sao cho nước nhà được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng
bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Trong một lần trả lời
7
phỏng vấn khác, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn nói rõ thêm: “Nếu nước độc lập mà
dân không được hưởng hạnh phúc, tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì".
Như vậy, chủ nghĩa yêu nước của Hồ Chí Minh đã chứa dựng trong đó cả tình
yêu nước, yêu dân nồng nàn và yêu chủ nghĩa xã hội sâu sắc. Hai mục tiêu đấu
tranh giành độc lập dân tộc và đấu tranh cho chủ nghĩa xã hội trong chủ nghĩa
yêu nước của Hồ Chí Minh tự thân nó đã luôn thống nhất với nhau.

8
Cả cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm
gương mẫu mực về thực hiện chủ nghĩa yêu nước. Đó là cả quá trình đấu tranh,
cống hiến cho cách mạng, vì độc lập dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân, Người
không có mục đích gì riêng tư cho bản thân mình. Hồ Chí Minh đã từng nói:
“Tôi không có gia đình, cũng không có con cái. Nước Việt Nam là gia đình của
tôi. Tất cả thanh niên Việt Nam là con cháu của tôi. Mất một thanh niên Việt
Nam là tôi như đứt một đoạn ruột". Xuất phát từ chủ nghĩa yêu nước, từ lòng
yêu nước, thương nòi, cả cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh luôn
phấn đấu cho mục tiêu giải phóng dân tộc, mang lại hạnh phúc cho nhân dân. Hồ
Chí Minh đã từng khẳng định: “Yêu Tổ quốc, yêu nhân dân phải gắn liền với
yêu chủ nghĩa xã hội, vì chỉ có tiến lên chủ nghĩa xã hội thì dân mình mới được
ấm no, Tổ quốc mới được giàu mạnh”. Như vậy, chủ nghĩa yêu nước trong Hồ
Chí Minh luôn được thể hiện trong lý tưởng giải phóng dân tộc, giải phóng xã
hội và giải phóng con người; lý tưởng xây dựng một Tổ quốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa phồn vinh, ấm no, tự do, hạnh phúc đến với mọi người, mọi nhà; đó là
chủ nghĩa yêu nước chân chính, mang chân lý tuyệt đối. Chính chủ nghĩa yêu
nước đó đã được truyền bá thấm đượm vào toàn thể dân tộc Việt Nam và được
hiện thực hóa trong cách mạng Việt Nam qua từng giai đoạn.

9
II. Vai trò của chủ nghĩa yêu nước qua những thắng lợi của cách mạng
Việt Nam từ năm 1930 đến nay.

1, Những thắng lợi của cách mạng Việt Nam từ 1930 đến nay

Thấm nhuần chủ nghĩa yêu nước trong Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng và dân tộc
đã giành được những thắng lợi vĩ đại mang tính lịch sử trong cách mạng Việt Nam:

- Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã mở ra một bước ngoặt
trong lịch sử dân tộc. Phá tan xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp hơn 80 năm,
phát xít Nhật gần 5 năm và phong kiến gần chục thế kỷ. Mở ra kỷ nguyên mới
độc lập, tự do.

10
- Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) đã chấm
dứt cuộc chiến tranh xâm lược, thống trị của thực dân Pháp trong gần một thế
kỷ. Miền Bắc hoàn toàn giải phóng, tiến lên xây dựng xã hội mới, miền Nam
tiếp tục đấu tranh thống nhất đất nước.

(Chiến thắng Điện Biên Phủ tháng 5 năm 1954)

- Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 - 1975) kết thúc
21 năm chiến đấu chống Mĩ, 30 năm giải phóng dân tộc bảo vệ Tổ quốc,
chấm dứt ách thống trị của thực dân - đế quốc trên đất nước ta. Mở ra một kỷ
nguyên mới: độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.

11
(Xe tăng húc đổ cổng và tiến vào Dinh Độc Lập 11 giờ ngày 30-4-1975)

- Thắng lợi của sự nghiệp đổi mới

Trong 5 năm 1991-1995, nhịp độ tăng bình quân hăng năm về tổng sản
phẩm trong nước (GDP) đạt 8,2% (kế hoạch là 5,5 – 6,5%), về sản xuất công
nghiệp là 13,3%, sản xuất nông nghiệp 4,5%, kim ngạch xuất khẩu 20%. Cơ
cấu kinh tế có bước chuyển đổi: tỉ trọng công nghiệp và xây dựng trong GDP
từ 22,6% năm 1990 đến 29,1% năm 1995; dịch vụ từ 39,6% lên 41,9%. Bắt
đầu có tích lũy từ nội bộ nền kinh tế. Vốn đầu tư cơ bản toàn xã hội năm 1990
chiếm 15,8% GDP; năm 1995 là 27,4% (trong đó nguồn đầu tư trong nước
chiếm 16,7% GDP). Đến cuối năm 1995, tổng vốn đăng ký của các dự án đầu
tư trực tiếp của nước ngoài đạt trên 19 tỉ USD, gần 1/3 đã được thực hiện. Lạm
phát từ mức 67,1% năm 1991 giảm xuống còn 12,7% năm 1995. Hoạt động
khoa học và công nghệ gắn bó hơn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội,
thích nghi dần với cơ chế thị trường.

12
Đời sống vật chất của phần lớn nhân dân được cải thiện. Số hộ có thu nhập
trung bình và số hộ giàu tăng lên, số hộ nghèo giảm. Mỗi năm thêm hơn 1
triệu lao động có việc làm. Nhiều nhà ở và đường giao thông được nâng cấp
và xây dựng mới ở cả nông thôn và thành thị.
được nâng lên. Sự nghiệp giáo dục, đào tạo, chăm sóc sức khỏe, các hoạt động
văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao, thông tin đại chúng, công tác kế hoạch
hóa gia đình và nhiều hoạt động xã hội khác có những mặt phát triển và tiến
bộ. Người lao động được giải phóng khỏi ràng buộc của nhiều cơ chế không
hợp lý, phát huy được quyền làm chủ và tính năng động sáng tạo, chủ động
hơn trong tìm việc làm, tăng thu nhập, tham gia các sinh hoạt chung của cộng
đồng xã hội.
Chúng ta đã giữ vững ổn định chính trị, độc lập chủ quyền và môi trường
hòa bình của đất nước, tạo điều kiện thuận lợi cơ bản cho công cuộc đổi mới.
Đảng đã định rõ phương hướng, nhiệm vụ và quan điểm chỉ đạo sự nghiệp bảo
vệ Tổ quốc trong tình hình mới, tiếp tục thực hiện có kết quả việc điều chỉnh
chiến lược quốc phòng, an ninh. Các nhu cầu củng cố quốc phòng, an ninh, cải
thiện đời sống lực lượng vũ trang được đáp ứng tốt hơn. Chất lượng và sức
chiến đấu của quân đội và công an được nâng lên. Thế trận quốc phòng toàn
dân và an ninh nhân dân được củng cố. Công tác bảo vệ an ninh chính trị và
trật tự an toàn xã hội được tăng cường.
Trên cơ sở Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội, chúng ta đã từng bước cụ thể hóa đường lối đổi mới trên các lĩnh vực,
củng cố Đảng và chính trị, tư tưởng, tổ chức, tăng cường vai trò lãnh đạo của
Đảng trong xã hội; đã ban hành Hiến pháp mới năm 1992, sửa đổi, bổ sung và
ban hành mới nhiều văn bản pháp luật quan trọng, tiến hành cải cách một bước
nền hành chính Nhà những, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp
quyền Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể
13
chính trị, xã hội từng bước đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, đạt
hiệu quả thiết thực hơn. Quyền làm chủ của nhân dân trên các lĩnh vực kinh tế,
xã hội, chính trị, tư tưởng, văn hóa được phát huy. Các tầng lớp nhân dân,
đồng bào các dân tộc đoàn kết, gắn bó trong sự nghiệp dân giàu, nước mạnh,
xã hội công bằng, văn minh.
Chúng ta đã triển khai tích cực và năng động đường lối đối ngoại độc lập tự
chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa. Khôi phục và mở rộng quan hệ hữu nghị,
hợp tác nhiều mặt với Trung Quốc; tăng cường quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc
biệt với Lào; xây dựng quan hệ tốt với Campuchia; phát triển quan hệ với các
nước trong khu vực, trở thành thành viên đầy đủ của tổ chức ASEAN; củng cố
quan hệ hữu nghị truyền thống với nhiều nước, từng bước đổi mới quan hệ với
Liên bang Nga, các nước trong Cộng đồng các quốc gia độc lập và các nước
Đông Âu; mở rộng quan hệ với các nước công nghiệp phát triển; bình thường
hóa quan hệ với Mỹ; thiết lập và mở rộng quan hệ với nhiều nước Nam Á,
Nam Thái Bình dương, Trung Đông, châu Phi và Mỹ latinh; mở rộng quan hệ
với Phong trào không liên kết, các tổ chức quốc tế và khu vực.

Quốc kì các nước trong khối Asean

14
2. Vai trò của chủ nghĩa yêu nước

Trong thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc, nhân dân ta đã trải qua hai cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, cách mạng Việt Nam khi đó gặp
muôn vàn khó khăn, thử thách, nhưng có sự soi sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư
tưởng Hồ chí Minh, đặc biệt có sự lãnh đạo của Đảng cách mạng chân chính, tinh
thần yêu nước của dân tộc ta đã được khơi dậy, toàn dân đã đoàn kết một lòng
đứng lên đấu tranh, hàng vạn thanh niên lên đường nhập ngũ lập lên những chiến
công vang dội giải phóng quê hương đất nước thoát khỏi ách nô lệ thực dân, đế
quốc, giành độc lập dân tộc.

Trong thời kì đổi mới, với những thách thức thời đại, dưới sự lãnh đạo của Đảng
cùng với tinh thần yêu nước trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Đảng và nhân dân đã
thu được nhiều thành quả to lớn: đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế, hoàn thành
vượt mức nhiều mục tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm; Tạo được một số chuyển
biến tích cực về mặt xã hội; Giữ vững ổn định chính trị, củng cố quốc phòng, an
ninh; Thực hiện có kết quả một số đổi mới quan trọng về hệ thống chính trị; Phát
triển mạnh mẽ quan hệ đối ngoại, phá thế bị bao vây cấm vận, tham gia tích cực
vào đời sống cộng đồng quốc tế; Thúc đẩy kinh tế phát triền, từng bước tiến hành
công nghiệp hóa và hiện đại hóa, rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển.
Đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao.

15
III. Kết luận.

Trong thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc, tinh thần yêu nước của dân tộc ta
đã được khơi dậy, toàn dân đã đoàn kết một lòng đứng lên đấu tranh giải phóng
quê hương đất nước thoát khỏi ách nô lệ thực dân, đế quốc, giành độc lập dân tộc.
Thời kỳ này, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam đã phát triển lên một tầm cao mới.
Lòng yêu nước quên mình đã được thể hiện ở những tấm gương sáng chói của
hàng ngàn anh hùng liệt sĩ; của hàng triệu quần chúng nhân dân thuộc mọi tầng
lớp, thuộc mọi lứa tuổi, ở cả tiền tuyến và hậu phương, tạo thành sức mạnh tổng
hợp làm nên những chiến công hiển hách, đưa Việt Nam lên ngang hàng các dân
tộc tiên phong chống chủ nghĩa thực dân, đế quốc trên thế giới trong thế kỷ thứ
XX. Thành công của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc đã đưa đất nước ta tới
cái đích độc lập, thống nhất. Mục tiêu của hai cuộc cách mạng đó đã thống nhất
hòa quyện vào nhau, trở thành động lực tinh thần mạnh mẽ thúc đẩy nhân dân ta
tiếp tục tiến lên trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Hiện nay, đất nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới dưới sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản, chính quyền thuộc về nhân dân, phát triển nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa và ngày càng tham gia sâu vào các định chế quốc tế.
Vì vậy, chủ nghĩa yêu nước trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng Tổ quốc xã hội
chủ nghĩa, đòi hỏi mỗi cá nhân và từng thành phần kinh tế phát huy tinh thần
năng động sáng tạo, dám nghĩ, dám làm; có thái độ lao động đúng đắn trung thực,
lấy chất lượng và hiệu quả làm thước đo cho sự đóng góp trong công cuộc xây
dựng đất nước, kiên quyết chống thói làm ăn gian lận, dối trá, không để cho mặt
trái của cơ chế thị trường cản trở công cuộc đổi mới của chúng ta; lấy thi đua yêu
nước xã hội chủ nghĩa và cạnh tranh lành mạnh làm động lực thúc đẩy xây dựng
xã hội mới. Trong quá trình hội nhập quốc tế, chúng ta luôn phải nắm vững mục
tiêu: xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, trên cơ sở nắm vững nguyên tắc định
16
hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm an ninh quốc gia, giữ vững bản sắc văn hóa dân
tộc; kết hợp giữa nội lực với ngoại lực tạo thành nguồn lực tổng hợp để phát triển
đất nước.

Trên mặt trận bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới, chủ nghĩa yêu nước được nhấn
mạnh ở quyết tâm sắt đá bảo vệ vững chắc Tổ quốc, độc lập, chủ quyền, thống
nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ
nghĩa; bảo vệ những thành quả của sự nghiệp đổi mới, sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước; bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc; bảo vệ an ninh chính
trị, trật tự an toàn xã hội và nền văn hóa; giữ vững ổn định chính trị và môi trường
hòa bình, phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Trong giai đoạn cách mạng mới, trước mặt trái của cơ chế thị trường, mở cửa
hội nhập quốc tế, với sự tác động của nhiều nhân tố phức tạp đan xen, làm cho tư
tưởng, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên đang bị tha hóa,
chủ nghĩa yêu nước ở bộ phận này đang bị nhạt phai mục tiêu lý tưởng đi lên chủ
nghĩa xã hội. Để khắc phục tình trạng đó cùng với việc xây dựng và thực hiện cơ
chế, chính sách phù hợp, công tác giáo dục chính trị, tư tưởng; giáo dục về các
chủ trương, đường lối và mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội trong toàn Đảng,
toàn dân và toàn quân ta cần phải tiếp tục được đẩy mạnh và đổi mới cả nội dung,
hình thức và phương pháp, nhằm nâng cao tính tự giác của cán bộ, đảng viên,
phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của nhân dân trong thực hiện hai nhiệm vụ
chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Hơn lúc nào hết, chủ nghĩa yêu nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh trên hành
trình tìm đường cứu nước của Người càng phải được phát huy và nhân rộng trong
toàn thể dân tộc Việt Nam cả hiện tại và tương lai, làm cho chủ nghĩa yêu nước
chân chính được phát huy cao độ trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ

17
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trong thời kỳ mới, mỗi cán bộ, đảng viên phải
luôn phấn đấu, không ngừng tu dưỡng rèn luyện mình thực sự có lòng yêu nước
chân chính, biết đặt lợi ích của đất nước của dân tộc lên trên lợi ích cá nhân, tiếp
tục phát huy những phẩm chất anh hùng cách mạng, luôn xây dựng niềm tin vào
chủ nghĩa xã hội. Làm tốt điều đó, nhất định chúng ta sẽ phát huy tốt chủ nghĩa
yêu nước trong thời kỳ mới và sẽ xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc Tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa thân yêu của chúng ta./.

18

You might also like