Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 110

PHẦN 1.

CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI VÀ TỘI PHẠM


Chương 1
TỔNG QUAN VỀ TỆ NẠN XÃ HỘI VÀ TỘI PHẠM
I. Khái niệm và bản chất của tệ nạn xã hội (TNXH) và tội phạm (TP)
1. Khái niệm TNXH
1.1. Các quan niệm về TNXH
- Tệ nạn xã hội là những hành vi vi phạm pháp luật:
Dưới góc độ khoa học pháp lý, theo Tiến sỹ Lê Thế Tiệm trong đề tài NCKH cấp
nhà nước “Luận cứ khoa học đổi mới chính sách xã hội đảm bảo an ninh xã hội và khắc
phục các tệ nạn xã hội”, tệ nạn xã hội được hiểu là “hiện tượng xã hội bao gồm những
hành vi vi phạm pháp luật, những sai lệch chuẩn mực xã hội có tính phổ biến, gây thiệt
hại nghiêm trọng về đạo đức và đời sống kinh tế, xã hội, văn hoá”.
- Tệ nạn xã hội là hành vi vi phạm đạo đức:
PGS.TS Đặng Cảnh Khanh - Viện trưởng Viện nghiên cứu Thanh niên Việt Nam
trong báo cáo khoa học “Tệ nạn xã hội - từ một sự tiếp cận lý thuyết” đã khẳng định: “Tệ
nạn xã hội là hành vi sai lệch với những chuẩn mực xã hội, sai lệch với những quy tắc
đạo đức truyền thống xã hội của những cá nhân hoặc những nhóm người do những
nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan nào đó tác động tới”.
- Tệ nạn xã hội là một hiện tượng xã hội đặc biệt nguy hiểm cần phải loại ra khỏi
đời sống cộng đồng:
Dưới góc độ khoa học luật, trong báo cáo khoa học “Một số vấn đề pháp luật đấu
tranh với các tệ nạn xã hội”, PGS.TS Võ Khánh Vinh- Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu
Nhà nước và Pháp luật quan niệm: “Tệ nạn xã hội là những hiện tượng xã hội nguy hiểm
lớn cho xã hội được thay đổi về mặt lịch sử và thể hiện thống nhất biện chứng các hành vi
vi phạm pháp luật, xâm phạm đến lợi ích của xã hội, của Nhà nước, đến tài sản, các
quyền và lợi ích chính đáng của công dân”.
1.2. Định nghĩa về tệ nạn xã hội
Những cách hiểu và định nghĩa khác nhau về tệ nạn xã hội cho thấy sự phức tạp
xung quanh những quan niệm. Tựu chung lại, có thể hiểu một cách khái quát:
“Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội tiêu cực có tính lịch sử cụ thể biểu hiện
bằng những hành vi vi phạm pháp luật và sai lệch các chuẩn mực xã hội, có tính lây lan,
phổ biến, gây nguy hiểm cho xã hội, cản trở sự phát triển của xã hội, bị xã hội lên án và
được quy định trong pháp luật hình sự, pháp luật hành chính và các mực đạo đức xã
hội”.
1.3. Những dấu hiệu đặc trưng của TNXH
- Tệ nạn xã hội là những hành vi vi phạm pháp luật có tính phổ biến.
- Tệ nạn xã hội là những hành vi sai lệch có tính phổ biến đối với các chuẩn mực
xã hội (đạo đức, lối sống, tập quán tiến bộ...)
- Tệ nạn xã hội không dừng ở mức là những hành vi đơn lẻ mà là những hiện
tượng xã hội có phạm vi ảnh hưởng tiêu cực lớn trong xã hội.. Đây là đặc điểm thể hiện
bản chất nhất của tệ nạn xã hội. Tệ nạn xã hội có mối liên hệ, quan hệ và tác động qua lại
với các hiện tượng xã hội khác..
- Tệ nạn xã hội là những hiện tượng có mức độ ảnh hưởng và mối nguy hiểm lớn
đối với xã hội cũng như đối với đời sống cộng đồng
- Tệ nạn xã hội thường có mối quan hệ mật thiết với tội phạm xã hội và trong giới
hạn nhất định, trong hoàn cảnh cụ thể TNXH trở thành hành vi vi phạm pháp luật, là
nguyên nhân, là cơ sở và động lực của tội phạm xã hội. Mọi hành vi thuộc tệ nạn xã hội
đều làm phương hại đến các quan hệ xã hội tốt đẹp, đến chuẩn mực chung của xã hội, do
đó các tệ nạn xã hội là những hành vi bị pháp luật cấm, bị các quy tắc đạo đức và dư luận
xã hội lên án. Đối tượng TNXH có nguy cơ cao về vi phạm pháp luật và về cơ bản đã
mang dấu hiệu của tội phạm xã hội.
2. Khái niệm tội phạm, hành vi phạm tội, người phạm tội và quá trình hình
thành hành vi phạm tội
2.1. Khái niệm Tội phạm
Điều 8 Bộ luật hình sự nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 2015 đã định nghĩa
tội phạm như sau: “ tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được qui định trong Bộ luật
hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý,
xâm phạm độc lập chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ
chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội, quyền,
lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do,
tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác
của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa”.
Vậy, tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, trái với pháp luật hình sự
và phải chịu phạt
Trong luật hình sự Việt Nam, khi xem xét một hành vi là một hành vi phạm tội
hay không phải dựa vào những dấu hiệu sau:
- Nguy hiểm cho xã hội, về khách quan có nghĩa là gây ra hoặc đe dọa gây thiệt
hại đáng kể cho các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ.
- Lỗi là thái độ chủ quan của con người với hành vi nguy hiểm cho xã hội của
mình và đối với hậu quả của hành vi đó thể hiện dưới dạng cố ý hoặc vô ý. Người bị coi
là có lỗi khi người đó thực hiện hành vi gây thiệt hại cho xã hội nếu hành vi ấy là kết quả
của sự lựa chọn và quyết định của chủ thể trong khi có đủ điều kiện quyết định thực hiện
xử sự khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội.
- Tính được qui định trong luật hình sự hay tính trái pháp luật hình sự là dấu hiệu
đòi hỏi phải có ở hành vi bị coi là tội phạm.
- Tính chịu hình phạt là dấu hiệu kèm theo của tính nguy hiểm cho xã hội và tính
trái pháp luật hình sự. Nói tội phạm có tính chịu hình phạt có nghĩa là bất cứ hành vi
phạm tội nào, do tính nguy hiểm cho xã hội cũng đều bị đe dọa phải chịu hình phạt là biện
pháp cưỡng chế nhà nước có tính nghiêm khắc nhất trong hệ thống những biện pháp
cưỡng chế nhà nước.
2.2. Hành vi phạm tội
Hành vi phạm tội là hành vi hoàn chỉnh gồm cả mặt khách quan và chủ quan thỏa
mãn các dấu hiệu của cấu thành tội phạm.
Trong mặt khách quan của tội phạm, hành vi khách quan là biểu hiện cơ bản.
những biểu hiện khác của mặt khách quan chỉ có ý nghĩa khi có hành vi khách quan.
Không thể nói đến hậu quả của tội phạm cũng như những biểu hiện khách quan khác như
công cụ, phương tiện phạm tội, địa điểm, thời gian…khi không có hành vi khách quan.
Những biểu hiện của mặt chủ quan là lỗi, mục đích, động cơ phạm tội cũng luôn
luôn gắn liền với hành vi khách quan cụ thể. Hành vi khách quan là nguyên nhân gây ra
sự biến đổi tình trạng của những đối tượng tác động của tội phạm và do vậy nguyên nhân
của sự gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội là khách thể của tội phạm. hành vi khách quan
là cầu nối giữa khách thể và chủ thể. Không thể có chủ thể của tội phạm khi không có
hành vi khách quan. Hay nói cách khác không có hành vi khách quan thì không có tội
phạm.
Trong luật hình sự, hành vi được hiểu là những “biểu hiện” của con người ra bên
ngoài thế giới khách quan dưới hình thức cụ thể nhằm đạt được những mục đích có chủ
định và mong muốn.
Hành vi chỉ bao gồm những “biểu hiện” của con người ra thế giới khách quan mà
mặt thực tế của nó được ý thức kiểm soát và ý chí điều khiển. vậy hành vi phạm tội là
hành vi có lỗi, là thể thống nhất giữa mặt khách quan ( hành vi gây thiệt hại) và mặt chủ
quan (có lỗi).
2.3. Người phạm tội
2.3.1. Khái niệm
Người phạm tội là người có năng lực trách nhiệm hình sự, đạt độ tuổi luật định đã
thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm.
Theo qui định của luật hình sự Việt Nam người có năng lực trách nhiệm hình sự
là người đã đạt độ tuổi trách nhiệm hình sự (Điều 12 Bộ luật hình sự) và không thuộc
trường hợp ở trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự (Điều 13 Bộ luật
hình sự).
Người phạm tội có thể là phạm tội riêng lẻ hoặc thực hiện cùng đồng phạm đã có
hành vi chuẩn bị phạm tội chưa đạt (đối với tội cố ý) hoặc đã thực hiện hoàn thành tội
phạm cụ thể.
2.3.2. Nhân cách người phạm tội
- Khái niệm:
Để có một khái niệm nhân cách toàn diện phải xuất phát từ quan điểm Mác xít về
bản chất xã hội của nhân cách. Nhân cách là những đặc điểm tâm lí xã hội nói lên giá trị
xã hội, cốt cách làm người hay nhân cách chính là thước đo mặt xã hội trong sự phát triển
cá thể con người. Nhân cách của con người là mức độ phù hợp giữa thang giá trị và thước
đo giá trị của người ấy với thang giá trị và thước đo giá trị của cộng đồng và xã hội (Phạm
Minh Hạc).
Như vậy, nhân cách người phạm tội không phải tự nhiên mà có và cũng không
phải do bẩm sinh di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, mà nhân cách người phạm tội
được hình thành trong quá trình thực hiện tội phạm, quá trình tác động qua lại giữa cá
nhân với môi trường sống xã hội tiêu cực.
Người phạm tội là người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được qui định
trong Bộ luật hình sự, khi người đó đủ tuổi theo luật định, có năng lực trách nhiệm hình
sự và họ là người có lỗi với hành vi và hậu quả do hành vi đó gây ra.
Nhân cách người phạm tội là những đặc điểm tâm lí không phù hợp với những
chuẩn mực xã hội và luôn trái ngược với lợi ích của Nhà nước và của cộng đồng.
- Phân loại:
. Nhân cách người phạm tội toàn phần
Người thuộc loại nhân cách này thường có thái độ tiêu cực đối với các giá trị xã
hội, có quan điểm lệch lạc và hoàn toàn trái ngược với các chuẩn mực xã hội, ý thức pháp
luật kém.
Nhân cách người phạm tội từng phần
Người có nhân cách loại này thường có cả những phẩm chất tích cực lẫn tiêu cực.
Những những phẩm chất tiêu cực thường lấn át, trong những hoàn cảnh thuận lợi những
phẩm chất này dễ dàng bộc lộ.
Nhân cách người phạm tội từng phần nhỏ
Những người thuộc loại nhân cách này chỉ có một số phẩm chất tâm lí tiêu cực,
nhưng trong những hoàn cảnh phức tạp họ đã không làm chủ được bản thân nên đã thực
hiện hành vi phạm tội.
2.4. Quá trình hình thành hành vi phạm tội
Dưới góc độ tâm lí người ta nghiên cứu quá trình hình thành hành vi phạm tội bao
gồm những nội dung được biểu thị qua sơ đồ dưới đây:

Nhu cầu, Động cơ, Quyết Phương


lợi ích mục đích, định thực thức thực
ý định hiện hành hiện hành
phạm tội vi phạm vi phạm
tội tội

2.4.1. Nhu cầu và lợi ích


2.4.1.1. Nhu cầu
Nhu cầu là những đòi hỏi tất yếu mà con người thấy cần được thỏa mãn để tồn tại
và phát triển. Nhu cầu và việc thỏa mãn nhu cầu của con người là động lực thúc đấy hoạt
động, điều chỉnh hành vi của cá nhân và nhóm xã hội.
Trong lĩnh vực pháp lí hình sự, nhu cầu thực hiện chức năng làm động lực thúc
đẩy hành vi của người phạm tội. Nó qui định xu hướng lựa chọn ý định, động cơ, mục
đích phạm tội. Ngoài những nhu cầu nói chung, nhu cầu của người phạm tội còn có thể có
các đặc tính sau:
Tính nhỏ nhen, nghiêng về vật chất, thực dụng
Sự lệch lạc so với chuẩn mực xã hội, chống đối lại xã hội
Nhu cầu quá cao ngoài khả năng thỏa mãn cho phép
Tính đồi bại, suy thoái.
Nhu cầu con người và nhu cầu xã hội nói chung thường có phần cao hơn
khả năng hiện có có thể trở thành điều kiện ( nhưng không phải là nguyên nhân) của hành
vi phạm tội (khi mức thỏa mãn nhu cầu quá thấp). Nhu cầu quá lớn, lòng tham, tính đố kị,
ý muốn “hơn người” thường dẫn đến hành vi tham ô, hối lộ, trộm cắp, cưỡng đoạt…
2.4.1.2.Lợi ích
Lợi ích của con người thể hiện mối quan hệ của con người với điều kiện hiện tại,
với cả ước muốn của kế hoạch hoạt động sống của họ trong tương lại. Đôi khi có những
dạng hành vi nhất định trở thành lợi ích độc lập của cá nhân, tách khỏi điều kiện xuất
phát. Nhìn chung người phạm tội thường xử lí không đúng mối quan hệ giữa lợi ích của
cá nhân với lợi ích của người khác, của tập thể, của xã hội.
2.4.2. Động cơ, mục đích, ý định phạm tội
2.4.2.1. Động cơ phạm tội
Động cơ phạm tội là động lực bên trong thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành
vi phạm tội. Ví dụ: giết người vì động cơ trả thù, giết người để che giấu hoặc thực hiện
một tội phạm khác…
Nhu cầu của con người khi đã được nhận thức đầy đủ và có khả năng thực hiện
thì có thể trở thành động cơ. Ví dụ: động cơ của hành vi tham ô có thể được hình thành từ
nhu cầu muốn làm giàu một cách nhanh chóng; muốn có cuộc sống hơn người khác về lợi
ích hoặc cũng do yếu tố như thiếu bản lĩnh, thiếu ý chí dẫn đến sự không chấp nhận sự
mất cân đối giữa tiền lương với địa vị và công việc…những yếu tố trên đã trở thành
những giá trị thường trực, hấp dẫn chủ thể và khi gặp đối tượng, có điều kiện thuận lợi sẽ
trở thành động cơ thúc đẩy hành vi tham ô.
Động cơ và thái độ xử sự của con người là hiện tượng hết sức phức tạp, nó không
chỉ xuất hiện trong mỗi cá nhân trên cơ sở các nhu cầu cấp thiết mà cả trong các mối quan
hệ của cá nhân với người khác, với hoàn cảnh xã hội. hành vi của con người trong trạng
thái tâm lí bình thường đều được diễn ra do sự thúc đẩy của một hoặc một số động cơ
nhất định. Trong những trường hợp phạm tội cố ý thì bao giờ hành vi của người phạm tội
cũng do động cơ phạm tội thúc đẩy. chỉ những trường hợp phạm tội vô ý vì cẩu thả, vô ý
vì quá tự tin thì hành vi mới không có động cơ phạm tội thúc đẩy.
Trong hành vi phạm tội, việc phát hiện ra động cơ phạm tội và nghiên cứu chúng
sẽ rất thiết thực đối với việc:
- Xác định mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội.
- Dự báo khả năng tái phạm của người phạm tội
- Xác định khung hình phạt đối với người phạm tội
- Xác định những tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự khi quyết
định hình phạt đối với người phạm tội.
Thường những hành vi phạm tội xuất phát từ những động cơ sau:
- Động cơ vụ lợi gắn liền với những ham muốn vật chất hẹp hòi như muốn có đồ
vật quí, có tích lũy lớn, làm giàu bất hợp pháp
- Động cơ gắn liền với những suy tính nhằm nâng cao thể diện cá nhân (muốn
hơn người, có địa vị xã hội cao)
- Động cơ mang tính chất hiếu chiến, kết hợp với ý thức coi thường lợi ích của
người khác, của xã hội, không tôn trọng nhân phẩm con người.
- Động cơ đi ngược lại với lợi ích xã hội gắn liền với tình trạng vô trách nhiệm và
không hoàn thành nghĩa vụ với nhà nước.
2.4.2.2. Mục đích phạm tội
Mục đích phạm tội là cái mà người phạm tội đặt ra trong trí óc của mình dưới
dạng hình ảnh, biểu tượng và mong muốn đạt được nó thông qua hành vi phạm tội.
Người phạm tội khi thực hiện tội phạm đều nhằm tới những mục đích nhất định.
Những chỉ có thể nói đến mục đích phạm tội của những hành vi phạm tội với lỗi cố ý trực
tiếp, và chỉ trong trường hợp này người phạm tội mới có sự mong muốn thực hiện tội
phạm để đạt mục đích nhất định. Còn ở trường hợp phạm tội khác (như phạm tội với lỗi
cố ý gián tiếp, vô ý vì cẩu thả, vô ý vì quá tự tin) người phạm tội cũng có mục đích nhưng
không phải là mục đích phạm tội. Bởi vì người phạm tội không mong muốn thực hiện một
tội phạm hoặc họ không biết hành vi của mình có thể trở thành hành vi phạm tội hoặc họ
biết nhưng không muốn nó trở thành hành vi phạm tội.
Mục đích phạm tội thường do chủ thể định ra và được nhận thức như là yếu tố
cân thiết và có khả năng thực hiện trong điều kiện nhất định. Sự hình thành mục đích là
giai đoạn đầu tiên của sự hình thành hành vi phạm tội.
Việc lựa chọn mục đích là do động cơ quyết định. Từ động cơ người ta xác định
mục đích hành động, vạch ra kế hoạch cụ thể để đạt được kết quả tối ưu.
2.4.2.3. Ý định phạm tội
Ý định phạm tội được xuất hiện trên cơ sở những động cơ phạm tội và gắn liền
với sự phân tích đánh giá hoàn cảnh cụ thể và việc xác định mục đích phạm tội cụ thể. Ý
định phạm tội không mang tính khách quan mà là yếu tố tâm lí có tính chủ quan.
Trong lĩnh vực pháp lí hình sự, chủ thể chịu trách nhiệm hình sự không phải vì ý
định phạm tội của mình mà chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi người phạm tội đã có
những hành vi nguy hiểm cụ thể được thể hiện ra bên ngoài thế giới khách quan. Ý định
phạm tội chính là cơ sở tâm lí dẫn đến việc thực hiện phạm tội.
Ý định phạm tội có quan hệ chặt chẽ với điều kiện thực hiện phạm tội hoặc làm
xuất hiện ý định phạm tội mới.
2.4.3. Quyết định thực hiện hành vi phạm tội
Cực điểm dẫn đến hành vi phạm tội là việc hình thành quyết định hành động cụ
thể, sự khẳng định hoàn toàn phương án đã chọn là thời điểm xuất phát để thực hiện hành
vi, là điểm nút của toàn bộ quá trình chuẩn bị phạm tội. có thể nói rằng đến thời điểm này
nhân cách đã chuyển hóa, mục đích phạm tội đã chi phối toàn bộ suy nghĩ, tình cảm, hành
động của tội phạm hướng đến kết quả sẽ đạt được thông qua hành vi phạm tội.
Trên thực tế, sự lựa chọn phương án thực hiện hành vi có thể thích hợp, có cơ sở,
hợp lí, có tính đến logic phát triển các sự kiện. nhưng cũng có thể không hợp lí khi những
phương án có khả năng không được sắp xếp theo trình tự “hợp lí” và không được phân
tích, so sánh một cách kĩ lưỡng. Tuy vậy, với tất cả mọi hành vi phạm tội, chủ thể của nó
đều gây ra hậu quả xấu cho xã hội và sự trừng phạt của xã hội với họ là không thể tránh
khỏi.
2.4.4. Phương thức thực hiện hành vi phạm tội
Là hệ thống phương pháp được lựa chọn xuất phát từ động cơ, mục đích phạm tội
đã hình thành và do đặc điểm tâm lí của người thực hiện hành vi phạm tội qui định
Phương thức thực hiện hành vi phạm tội phản ánh ý định và quá trình chuẩn bị
phạm tội. việc làm rõ phương thức thực hiện hành vi phạm tội sẽ giúp thấy được động cơ
thúc đấy người phạm tội, mục đích mà họ theo đuổi, tính chất và mức độ nguy hiểm cho
xã hội bởi hành vi phạm tội của họ. Trong phương thức còn thể hiện đặc điểm tâm lí, trình
độ, kĩ năng, kĩ xảo, thói quen, các mối quan hệ xã hội, kiểu khí chất, trạng thái tâm li của
người phạm tội. Ví dụ : những hành vi côn đồ thường có ở những người thuộc khí chất
nóng, không biết kiềm chế, thiếu giáo dục.
Trong hành vi phạm tội, phương thức thực hiện hành vi quan hệ mật thiết với
động cơ và mục đích. Nếu động cơ xác định mục đích thì đến lượt mình mục đích lại xác
định tính chất và phương thức thực hiện hành vi.
3. Mối quan hệ giữa TNXH và TP, phân biệt hai hiện tượng này
* Mối quan hệ
Tệ nạn xã hội thường có mối quan hệ mật thiết với tội phạm xã hội và trong giới
hạn nhất định, trong hoàn cảnh cụ thể TNXH trở thành hành vi vi phạm pháp luật, là
nguyên nhân, là cơ sở và động lực của tội phạm xã hội. Mọi hành vi thuộc tệ nạn xã hội
đều làm phương hại đến các quan hệ xã hội tốt đẹp, đến chuẩn mực chung của xã hội, do
đó các tệ nạn xã hội là những hành vi bị pháp luật cấm, bị các quy tắc đạo đức và dư luận
xã hội lên án. Đối tượng TNXH có nguy cơ cao về vi phạm pháp luật và về cơ bản đã
mang dấu hiệu của tội phạm xã hội. Tệ nạn xã hội đã và đang là nguyên nhân làm phát
sinh, tồn tại tình hình tội phạm
Đây là mối quan hệ tác động 2 chiều thuận nhưng là tác động tiêu cực. Vì vậy khi
nhấn mạnh đến công tác phòng chống thì không tách rời việc tác động vào cả 2 khía cạnh
là TNXH và tội phạm và cần có những biện pháp song song, đồng thời cho cả 2 vấn đề
này mới mang lại hiệu quả tích cực và triệt để hơn.
* Phân biệt:
- Những điểm chung:
Đều là hiện tượng xã hội tiêu cực bao gồm những hành vi nguy hiểm do con
người gây ra ở các mức độ khác nhau. Về hình thức tệ nạn và tội phạm được thể hiện
bằng hành vi, với mục đích vụ lợi, xâm hại tới trật tự an toàn xã hội và quan hệ xã hội
khác được luật bảo vệ. Đây là những hành vi trái với pháp luật, bị ngăn cấm, hay nói cách
khác là đều có lỗi và bị xử lí bằng các biện pháp cưỡng chế do pháp luật qui định.
- Những khác biệt
+ Về khái niệm: (nêu trên)
+ Về hình thức: tội phạm gồm những hành vi đã được qui định và điều chỉnh bởi
pháp luật hình sự. Tệ nạn có phạm vi rộng hơn, gồm nhiều hành vi (trong đó có cả hành vi
phạm tội), được qui định bởi pl hình sự và các văn bản qui phạm pl khác.
+ Về khách thể bị xâm hại: tội phạm xâm hại đến các quan hệ xã hội mà pháp luật
hình sự bảo vệ, đó là nhóm quan hệ về trật tự công cộng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm.
Tệ nạn không chỉ xâm phạm đến các nhóm quan hệ trên mà còn các quan hệ đạo đức, lối
sống, thuần phong mĩ tục, truyền thống văn hóa....
+ Về tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi: Trong các loại hành vi thuộc về tệ
nạn xã hội, thì hành vi tội phạm giữ vai trò chủ đạo và có tính chất nguy hiểm hơn cả.
Một số hành vi trong tệ nạn xh được coi là tội phạm, được điều chỉnh bởi pl hình sự, các
hành vi khác mức độ chưa thật nghiêm trọng, được điều chỉnh bởi các văn bản qui phạm
pl khác, một số hành vi chỉ được coi là vi phạm đạo đức, lối sống. Vì vậy khi đấu tranh
phòng chống tệ nạn xh cần tập trung đối với vấn đề tội phạm.
+ Về tính trái pháp luật của hành vi: trong TNXH một số hành vi là tội phạm(vi
phạm các qui định của bộ luật HS, bị xử lí bằng các chế tài đươc qui định trong bộ luật
này)còn có các hành vi khác chưa phải là tội phạm, người vi phạm chỉ bị xử phạt hành
chính hoặc các biện pháp khác.
+ Về chủ thể: chủ thể tội phạm là người có năng lực và đủ độ tuổi chịu trách
nhiệm hình sự theo qui định của bộ luật HS. Chủ thể của TNXH có tính chất rộng hơn và
không qui định độ tuổi cụ thể, trong thực tế hiện nay chủ thể thgia TNXH lại đang có xu
hướng trẻ hóa.
+ Về hậu quả pháp lí: tội phạm phải chịu trách nhiệm hình sự, bị xử lí theo qui
định của PLHS và bị coi là có án tích còn các hành vi vi phạm khác thuộc về TNXH, phải
chịu trách nhiệm pháp lí được qui định trong các văn bản pl tương ứng nhưng không
nghiêm khắc như tội phạm, không bị coi là có án tích, bị áp dụng các hình thức về xử lí
bằng giáo dục, hành chính, kinh tế, dân sự.
II. Các loại TNXH và TP liên quan đến TNXH
1. Cách tiếp cận phân loại TNXH và tội phạm xã hội
Tệ nạn xã hội rất đa dạng và phong phú, căn cứ vào dấu hiệu các chủ thể và lĩnh
vực thực hiện có thể phân thành hai nhóm tệ nạn xã hội lớn: các tệ nạn xã hội thực hiện
trong đời sống xã hội - cộng đồng xã hội và các tệ nạn xã hội thực hiện trong các cơ quan,
bộ máy nhà nước.
- Các tệ nạn xã hội trong đời sống xã hội và cộng đồng: bao gồm tệ nạn ma tuý,
mại dâm, cờ bạc, cao bồi càn quấy, mê tín dị đoan, băng đảng xã hội đen, maphia, khủng
bố...
 tương ứng đối với các loại tệ nạn này là tội phạm về ma túy, tội phạm về mại
dâm, tội phạm cờ bạc...
- Các tệ nạn bên trong các cơ quan, bộ máy nhà nước: bao gồm tham nhũng, hối
lộ, quan liêu, lạm dụng chức vụ, quyền hạn… nhằm mục đích thu lợi cho bản thân, gây
tổn hại đến lợi ích của nhà nước.
 tương ứng với loại tệ nạn này là tội phạm tham nhũng, tham ô, lạm dụng chức
vụ...
2. Một số TNXH phổ biến & tội phạm liên quan đến TNXH
2.1. Tệ nạn ma túy và tội phạm ma túy
- Khái niệm ma túy

1. Chất ma túy là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong các
danh mục do Chính phủ ban hành.
2. Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng
nghiện đối với người sử dụng.
3. Chất hướng thần là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử
dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện đối với người sử dụng.
4. Tiền chất là các hóa chất không thể thiếu được trong quá trình điều chế, sản
xuất chất ma túy, được quy định trong danh mục do Chính phủ ban hành.
5. Thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần là các loại thuốc chữa bệnh được quy
định trong các danh mục do Bộ Y tế ban hành, có chứa các chất quy định tại khoản 2 và
khoản 3 Điều này.

6. Cây có chứa chất ma túy bao gồm cây thuốc phiện (cây anh túc), cây cô ca, cây
cần sa hoặc cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định
Như vậy:

Ma tuý hiểu theo nghĩa rộng là mọi thực thể hoá học hoặc là những thực thể
hỗn hợp, khác với tất cả những cái được đòi hỏi để duy trì một sức khoẻ bình thường,
việc sử dụng những chất đó làm biến đổi chức năng sinh học và có thể cả cấu trúc vật
chất cơ thể con người. Như vậy, hiểu theo nghĩa này thì mọi vật chất đưa vào cơ thể
con người làm thay đổi chức năng sinh học hoặc tâm lý đều được gọi là ma tuý.

- Đặc tính của ma túy


+ Gây cho người sử dụng nó sự ham muốn rất khó có thể kiềm chế được và buộc
phải sử dụng nó bằng bất cứ giá nào.
+ Gây cho người sử dụng nó có xu hướng tăng liều dùng không ngừng, tức là lần
sau phải nhiều hơn lần trước mới thấy đã cơn nghiện.
+ Gây cho người sử dụng nó sự lệ thuộc
- Phân loại ma túy
Theo các công ước quốc tế của Liên Hợp Quốc (công ước 1961; 1971; 1988) về
kiểm soát ma tuý thì hiện có 225 chất ma túy và 22 tiền chất. Hiện nay có nhiều cách
phân loại ma tuý khác nhau, dựa vào các căn cứ khác nhau thì có cách phân loại khác
nhau
+ Căn cứ vào tính hợp pháp: Ma tuý được chia thành 2 loại: ma tuý hợp pháp và
ma túy không hợp pháp.
* Ma tuý hợp pháp là các chất được phép sản xuất và lưu hành sử dụng nhằm
phục vụ cho công tác y tế và đời sống như các loại thuốc giảm đau, thuốc ngủ, thuốc an
thần, rượu bia, thuốc lá…
* Ma túy bất hợp pháp là các loại ma tuý như Heroin, Cocain, nhựa cần xa, thuốc
phiện, ma tuý tổng hợp dạng viên nén, thuốc lắc….
+ Căn cứ vào mức độ gây nghiện và khả năng bị lạm dụng thì có thể chia ma tuý
thành 2 loại là ma tuý có hiệu lực cao và ma tuý có hiệu lực thấp.
- Căn cứ vào tác dụng của thuốc trên cơ thể con người thì có thể chia ma tuý
thành: các chất ma tuý êm dịu, các chất ma tuý an thần, các chất ma tuý gây ảo giác.
- Căn cứ vào nguồn gốc của các chất ma tuý thì ma tuý được chia thành các chất
ma tuý có nguồn gốc từ tự nhiên và các chất ma tuý có nguồn gốc nhân tạo.
* Ma túy có nguồn gốc tự nhiên: Thuốc phiện (là thứ nhựa được lấy từ quả cây
anh túc. Từ thuốc phiện người ta chiết xuất ra mooc phin và hêroin, là những chất ở dạng
bột trắng và xốp); bồ đà (là loại nhựa khô lấy từ lá và cọng cây cần sa); Cocaine (là chiết
xuất từ lá cây côca).
* Ma túy có nguồn gốc nhân tạo: các chất tổng hợp như dolacgan, dolosan…, các
loại thuốc an thần có khả năng gây nghiện như seduxen…. Những loại thuốc này được
dùng để chữa bệnh, nhưng nó cũng dễ gây cho người sử dụng bị nghiện nếu đem sử dụng
với mục đích tiêu khiển hoặc không theo chỉ định của bác sỹ.
- Hình thức sử dụng ma túy
+ Hút: dùng bàn đèn, ống điếu thông thường để đưa thuốc phiện vào cơ thể họăc
cuốn lá cần sa thành điếu để hút
+ Hít: hêroin, cocaine
+ Tiêm chích:là hình thức tiêm bắp, tiêm dưới da hoặc tiêm tĩnh mạch như tiêm
moocphin, dolacgan, tiêm cả nước xái thuốc phiện.
+ Nuốt, uống: nuốt thuốc phiện sống, moocphin, các loại thuốc an thần như
seduxen...
+ Nhai: lá côca.
 Tệ nạn ma túy: là TNXH chứa đựng hiện tượng phổ biến về tình trạng nghiện
ma túy, tội phạm về ma túy và các hành vi trái phép khác về ma túy trong xã hội.
Tệ nạn ma túy hiện đang là một tệ nạn trầm trọng diễn ra ở hầu khắp các nước,
đặc biệt ở các nước đang phát triển thuộc Châu Á, châu Mỹ La tinh. Tệ nạn ma túy, đặc
biệt là việc tàng trữ, vận chuyển, buôn bán ma túy đã và đang được tổ chức thành những
mạng lưới quốc gia và quốc tế, vươn tầm ảnh hưởng, phá hủy ổn định cuộc sống khắp nơi
trên thế giới. Việc phòng chống tệ nạn ma túy là một thách thức rất lớn đối với mỗi gia
đình, xã hội và cộng đồng quốc tế.
Khoản 8 điều 2 chương I Luật phòng chống ma túy: Tệ nạn ma túy là tình trạng
nghiện ma túy, tội phạm về ma túy và các hành vi trái phép khác về ma túy.

 Tội phạm ma túy


Tội phạm ma túy (TPMT) cũng như các tội phạm khác: là hành vi nguy hiểm cho
xã hội, được qui định trong bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự
thực hiện một cách cố ý với những hành vi làm trái pháp luật (được qui định và điều
chỉnh bằng pháp luật hình sự) như:
+ Trồng cây thuốc phiện hoặc các cây có chứa chất ma túy
+ Sản xuất trái phép chất ma túy
+ Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiểm đoạt chất ma túy
+ Tội tàng trữ......chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma
túy
+ Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán các phương tiện, dụng cụ dùng vào sản
xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy
+ Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy
+ Chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy
+ Cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy
+ Tội vi phạm qui định về quản lí, sử dụng thuốc gây nghiện hoặc các chất ma túy
khác
2.2. Tệ nạn mại dâm và tội phạm mại dâm(TNMD và TPMD)
Mại dâm đã tồn tại và phát triển vào khoảng 3000 năm trước công nguyên. Mại
dâm với tư cách là một hiện tượng xã hội đã tồn tại theo suốt lịch sử nhân loại. Qua các
thời kỳ lịch sử, việc đánh giá hiện tượng mại dâm có khác nhau, tùy thuộc vào quan điểm
về tôn giáo, đạo đức, điều kiện kinh tế xã hội, phong tục tập quán của mỗi nước. Cùng với
tệ nạn ma tuý, tệ nạn mại dâm đang ngày càng gia tăng ở tất cả các quốc gia và trở thành
một vấn đền xã hội nhức nhối.
Tệ nạn mại dâm đã tồn tại rất lâu trong lịch sử, ngay từ thời xa xưa tệ nạn này đã
phổ biến ở khắp nơi trên thế giới, tuy nhiên tính chất và mức độ hoạt động của nó có thể
kiểm soát được và phạm vi hoạt động của nó thường tập trung ở các đô thị lớn, nơi tập
trung tầng lớp xã hội cao (quan lại phong kiến và giới thượng lưu).
Từ khi chủ nghĩa tư bản ra đời cho đến nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của
kinh tế hàng hoá, hoạt động mại dâm cũng vì thế mà ngày một gia tăng với một phạm vi
rộng lớn và dưới nhiều hình thức tinh vi, thậm chí hình thành các tổ chức môi giới, hoạt
đông mua, bán dâm xuyên quốc gia, mang tính chất quốc tế.
- Các nước cấm hành nghề mại dâm: Tại một số nước theo Hồi giáo, mại dâm có
thể là tội tử hình. Một số nước đã ban hành luật phòng chống mại dâm: Anh (1885), Đan
Mạch, Hoa Kỳ, Phần Lan (1907), Pháp…
- Các nước hợp pháp hóa mại dâm: Đức, New Zealand và hai tiểu bang tại Hoa
Kỳ (Nevada và Rhode Island) nó hợp pháp (riêng tại Hà Lan các "lầu xanh" còn được
phép quảng cáo và những người làm nghề mại dâm có quyền gia nhập công đoàn và trả
thuế). Dĩ nhiên, người theo nghề ở các nước đó phải thỏa mãn một số điều kiện kiểm soát
nghiêm ngặt về sức khỏe và bệnh xã hội mà luật pháp quy định.
Trong một thời gian dài, mại dâm là hợp pháp ở Thụy Sĩ, nhưng năm 1998 đã bị
xét lại, xem là bất hợp pháp.
- Khái niệm mại dâm
+ Theo tiếng Latinh, mại dâm là “prostituere” có nghĩa là “bầy ra để bán”, chỉ
việc bán thân một cách tuỳ tiện, không thích thú.
+ Từ điển tiếng việt (1977): mại dâm là nói những người trong xã hội cũ phải bán
thân mình cho khách làng chơi
+ Bách khoa toàn thư về Nhà nước và pháp luật của Liên xô năm 1925: mại dâm
là việc bán thân thể của mình để làm cho đối tượng thỏa mãn tình dục.
+ Theo Luật phòng chống mại dâm của Thái Lan năm 1996: Mại dâm là chấp
nhận giao cấu, chấp nhận hoặc thực hiện bất kỳ hành vi nào khác để thỏa mãn dục vọng
của người khác một cách bừa bãi nhằm thu tiền hoặc các lợi ích khác, bất kể người chấp
nhận họăc thực hiện hành vi đó thuộc giới tính nào”.
+ Theo Công ước quốc tế về loại trừ các hình thức bóc lột tình dục (1992): mại
dâm là việc coi thân thể như một đồ vật có thể mua bán, đổi chác với mục đích không
phải luôn luôn vì tiền”.
+ Theo Pháp lệnh phòng chống Mại dâm: Mại dâm là hành vi mua dâm, bán dâm
Như vậy có thể quan niệm: “Mại dâm là những hành vi nhằm trao đổi quan
hệ tình dục, có tính chất mua bán trên cơ sở một giá trị vật chất hoặc tinh thần nhất
định ngoài hôn nhân”. Mại dâm là sự cho phép tiếp xúc tình dục có thu tiền hoặc các
hình thức vật chất khác. Mại dâm bao gồm hành vi mua dâm và bán dâm

- Dấu hiệu đặc trưng của mại dâm


(1) Có sự thỏa thuận giữa hai bên về việc đáp ứng và thỏa mãn quan hệ tình dục
thông qua giao hợp hoặc các hình thức làm tình khác.
(2) Việc trao đổi tình dục được thực hiện trên cơ sở người bán dâm được trả hoặc
được hứa trả một giá trị vật chất nhất định ( tiền, đồ trang sức, vật có giá trị cao..)
(3) Hành vi trao đổi tình dục đó xảy ra ngoài phạm vi hôn nhân
- các hình thức mại dâm
+ Mại dâm nữ: nữ bán dâm, nam mua dâm.
+ Mại dâm nam: nam bán dâm, nữ mua dâm.
+ Mại dâm đồng tính luyến ái: nữ bán dâm cho nữ, nam bán dâm cho nam.
+ Mại dâm trẻ em: trẻ em nữ bán dâm, nam giới lớn tuổi mua dâm; trẻ em nam
bán dâm, nữ giới lớn tuổi mua dâm…
 Tệ nạn mại dâm
Là hiện tượng xã hội tiêu cực, gồm các hành vi về hoạt động mua bán, kinh
doanh tình dục. loại tệ nạn này được hiểu là một hiện tượng xã hội gồm tình trạng mua
dâm, bán dâm, tội phạm về mại dâm và các hành vi khác về mua bán tình dục. tệ nạn mại
dâm với nhiều loại hành vi biểu hiện ở các mức độ khác nhau, có mối quan hệ chặt chẽ
với nhau, trong đó một số hành vi là tội phạm, được qui định trong bộ luật hình sự và một
số hành vi khác về mua bán tình dục được coi là vi phạm pháp luật.
 Tội phạm mại dâm
Bao gồm các hành vi về hoạt động mua bán tình dục được qui định và điều chỉnh
bằng pháp luật hình sự. theo qui định của pháp luật hình sự, tội phạm về mại dâm bao
gồm các hành vi sau :
- Chứa mại dâm : là hành vi sử dụng, thuê, cho thuê hoặc mượn, cho mượn địa
điểm, phương tiện để thực hiện mua bán dâm.
- Môi giới mại dâm : là hành vi dụ dỗ, dẫn dắt, làm trung gian để các đối tượng
gặp nhau thực hiện việc mua bán dâm.
- Mua bán phụ nữ, trẻ em( vì mục đích mại dâm) : là hành vi chuyển giao phụ nữ,
trẻ em để thực hiện hành vi mại dâm nhằm thu lợi nhuận
Ngoài tội phạm mại dâm với những hành vi kể trên, TNMD còn có một số hành
vi khác về hoạt động mua bán tình dục, nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình
sự, được điều chỉnh bằng các văn bản qui phạm pháp luật, bao gồm:
- Mua dâm: hành vi dùng tiền bạc hoặc lợi ích vật chất để quan hệ, thỏa mãn tình
dục với người khác ngoài phạm vi hôn nhân
- Bán dâm: hành vi làm thỏa mãn nhu cầu tình dục của người khác ngoài phạm vi
hôn nhân, để được trả tiền hoặc các lợi ích vật chất khác
- Tổ chức hoạt động mại dâm: hành vi bố trí, sắp xếp, chăn dắt, điều phối, tổ chức
phân công, chỉ đạo hoạt động mua bán dâm
- Cưỡng bức mại dâm: là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng các
thủ đoạn buộc người khác phải thực hiện việc mua bán dâm.
- Bảo vệ mại dâm: hành vi canh gác, bảo vệ, tạo điều kiện cho các đối tượng tham
gia hoạt động mại dâm
- Bảo kê mại dâm: là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, uy tín hoặc dùng vũ
lực, đe dọa dùng vũ lực để bảo vệ, duy trì, khuyến khích, tạo điều kiện chi hoạt động mại
dâm, thông qua đó để thu lợi nhuận.
- Lợi dụng kinh doanh dịch vụ để hoạt động mại dâm: là hành vi dựa vào tính
chất, đặc điểm, các điều kiện hành nghề kinh doanh dịch vụ để hoạt động hoặc tổ chức
hoạt động mại dâm.
 Sự khác biệt, mối quan hệ giữa tệ nạn mại dâm và tội phạm mại dâm
- Những dấu hiệu chung:
+ Đều là hiện tượng xã hội tiêu cực bao gồm những hành vi nguy hiểm do con
người gây ra ở các mức độ khác nhau về hoạt động mua bán tình dục.
+ Về hình thức: TP và TN đều được thể hiện bằng hành vi, với mục đích vụ lợi,
xâm hại tới trật tự an toàn xã hội và quan hệ xã hội khác được pháp luật bảo vệ.
+ Tính chất của hành vi: trái với pháp luật, bị ngăn cấm (có lỗi, bị xử lí = các biện
pháp cưỡng chế do pháp luật qui định)
+ Hành vi được thực hiện một cách cố ý bởi người có năng lực và đủ tuổi chịu
trách nhiệm pháp lí
– Những khác biệt (do là hai phạm trù, 2 k/n khác nhau):
+ Về hình thức: TPMD gồm những hành vi đã đc qui định và điều chỉnh bởi pháp
luật hình sự. TNMD phạm vi rộng hơn, gồm nhiều loại hành vi đc qui đinh và điều chỉnh
bởi pl hình sự và các văn bản qui phạm pl khác.
+ Về khách thể bị xâm hại: TPMD xâm hại đến các quan hệ xã hội mà pl hình sự
bảo vệ, đólà nhóm qh về trật tự công cộng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm. TNMD k chỉ
xâm hại đến nhóm qh trên mà cong xh tới nhóm qh về đạo đức, thuần phong mĩ tục,
truyền thống văn hóa tốt đẹp, hạnh phúc gia đình, sức khỏe, nhân phẩm của con người
+ Tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi: đối với TPMD tính chất này nghiêm
trọng hơn so với các hành vi khác về hoạt động mua bán tình dục. Trong các hành vi về
TNMD, TPMD giữ vai trò chủ đạo. Một số hành vi TNMD được coi là tội phạm, đc điều
chỉnh bởi pháp luật hình sự, các hành vi khác mức độ chưa thật sự nghiêm trọng, được
điều chỉnh bởi các văn bản qui phạm pl khác, một số hành vi chỉ đc coi là vi phạm về đạo
đức, lối sống. Vì vậy, trong phòng chống TNMD cần tập trung đối với TPMD.
+ Về động cơ và mục đích của chủ thể thực hiện hành vi: TPMD, chủ thể thực
hiện hành vi với động cơ và mục đích chính là vì lợi nhuận kinh tế, trừ số mua dâm chưa
thành niên. Nhưng các thành viên khác tham gia TNMD khi thực hiện hành vi với các
động cơ và mục đích khác nhau . chẳng hạn đối với ng mua dâm : thỏa mãn dục vọng cá
nhân và nhu cầu tình dục.
+ Tính trái pháp luật của hành vi: chỉ một số ít hành vi về TNMD là tội phạm còn
các hành vi khác chưa phải là tội phạm. TP về MD vi phạm các qui định của bộ luật HS,
người vi phạm bị xử lí bằng các chế tài được qui định trong bộ luật HS, đối với các vi
phạm khác người vi phạm chỉ bị xử phát hành chính hoặc các biện pháp xử lí hành chính
khác
+ Hậu quả, tác hại: đều gây ra hậu quả trên nhiều lĩnh vực. Nhưng hậu quả do
TPMD gây ra nghiêm trọng hơn. Tình trạng mua bán dâm lây lan, pt chủ yếu do tác động
của tội phạm về MD. Chính vì vậy, tội phạm về MD bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế
nghiêm khắc của pháp luật HS. Còn các hành vi khác về TNMD thường là vi phạm pháp
luật ở mức độ thấp hơn, nên bị xử lí hành chính, mang tính giáo dục.
+ Chủ thể: của TPMD là người có năng lực và đủ tuổi chịu trách nhiệm HS, thỏa
mãn các điều kiện được qui định trong bộ luật HS. Chủ thể của TPMD là cá nhân, những
con người cụ thể, còn chủ thể của TNMD có thể là cá nhân hoặc tổ chức vi phạm như: lợi
dụng điều kiện kinh doanh dịch vụ tạo điều kiện cho TNMD lây lan phát triển có thể là
một tổ chức.
+ Hậu quả pháp lí: TPMD, chủ thể thực hiện hành vi phải chịu trách nhiệm HS, bị
xử lí theo qui định của pháp luật, bị coi là có án tích. Các hành vi khác về mua bán tình
dục, chủ thể phải chịu trách nhiệm pháp lí được qui định trong các văn bản pháp luật
tương ứng nhưng không nghiêm khắc như tội phạm, không bị coi là có án tích, chủ thể vi
phạm bị áp dụng các hình thức xử lí bằng giáo dục, hành chính, kinh tế, dân sự.
2.3. Tệ nạn tham nhũng và tội phạm tham nhũng
- Nguồn gốc tham nhũng
Tham nhũng là một tệ nạn đã có từ lâu và phổ biến khắp nơi trên toàn thế giới, có
thể nói là kể từ khi xã hội loài người đặt ra cơ cấu chính quyền có khả năng kiểm soát và
chi phối lên đời sống và sinh hoạt của người dân.
Tham nhũng xuất hiện từ rất sớm từ khi có sự phân chia quyền lực và hình thành
nhà nước. Có ý kiến cho rằng tham nhũng bắt nguồn từ nền văn hóa độc tài đề cao cá
nhân, coi trọng biếu xén. Ý kiến khác cho rằng: xã hội thay đổi các chuẩn mực về đạo
đức, xã hội biến đổi liên tục, nền kinh tế biến đổi mạnh sinh ra tham nhũng.
Tham nhũng thường xuất hiện nhiều hơn từ các nước có nền kinh tế kém phát
triển hoặc có mức thu nhập bình quân/đầu người thấp.
Tham nhũng không phải là bản chất của xã hội có giai cấp, có nhà nước, có chính
quyền, không phải ở tất cả mọi người có chức quyền, địa vị xã hội nhưng nó luôn tồn tại
trong xã hội và biểu hiện ở hành vi cụ thể của một bộ phận không nhỏ trong xã hội.
- Khái niệm tham nhũng
+ Theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International - TI), tham
nhũng là hành vi "của người lạm dụng chức vụ, quyền hạn, hoặc cố ý làm trái pháp luật
để phục vụ cho lợi ích cá nhân".
+ Theo khoản 2 điều 1 chương I Luật phòng chống tham nhũng: “Tham nhũng là
hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi”.
- Các hành vi tham nhũng 
Theo Điều 3 chương I, Luật phòng chống tham nhũng.
1. Tham ô tài sản.
2. Nhận hối lộ.
3. Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.
4. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi.
5. Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi.
6. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi.
7. Giả mạo trong công tác vì vụ lợi.
8. Đưa hối lộ, môi giới hối lộ được thực hiện bởi người có chức vụ, quyền hạn để
giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi.
9. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản của Nhà nước vì vụ lợi.
10. Nhũng nhiễu vì vụ lợi.
11. Không thực hiện nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi.
12. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp
luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều
tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.
- Khái niệm tội phạm tham nhũng
Cho tới nay, tham nhũng là một hiện tượng xã hội tiêu cực đã trở thành một quốc
nạn của toàn xã hội, nó gây tác động tiêu cực, không nhỏ đối với xã hội, gây nên trong
lòng dân làn sóng bất bình, nó là biểu hiện của sự suy thoái đạo đức, vi phạm pháp
luật...khi mà những hành vi tham nhũng đó gây ra thiệt hại đáng kể cho xã hội đủ các dấu
hiệu để cấu thành tội phạm thì phải truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo bộ luật HS 1999,
thì loại tội phạm này được qui định ở mục A- chương XXI bao gồm các tội sau:
Tội tham ô tài sản (điều 278)
Tội nhận hối lộ (điều 279)
Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản (điều 280)
Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ (điều 281)
Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ (điều 282)
Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi (điều
283)
Tội giả mạo trong công tác (điều 284)
Qua khái niệm về tội phạm nói chung và phần các tội phạm về tham nhũng được
ghi nhận ở trên có thể hiểu khái niệm về tội phạm tham nhũng như sau:
Là những hành vi nguy hiểm cho xã hội được qui định trong bộ luật HS, do người
có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng hoặc lạm dụng chức vụ quyền hạn của mình thực hiện
trong khi thi hành công vụ một cách cố ý trực tiếp xâm phạm vào hoạt động đúng đắn và
uy tín của các cơ quan nhà nước hoặc tổ chức xã hội, quyền lợi ích hợp pháp của công
dân nhằm trục lợi.
- Các dấu hiệu pháp lí đặc trưng của tội phạm tham nhũng
+ Khách thể của tội phạm tham nhũng: luật hình sự VN khẳng định: khách thể
của tội phạm gây thiệt hại là hệ thống những quan hệ xã hội của chế độ có giai cấp được
luật HS của chế độ đó bảo vệ.
Khách thể của tội phạm là một trong 4 yếu tố quan trọng cấu thành tội phạm, xác
định đúng khách thể của tội phạm cũng đồng nghĩa với việc xác định được tính chất nguy
hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. ở đây, khách thể của tội phạm tham nhũng là
những hoạt động đúng đắn của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội; quyền và lợi ích
hợp pháp của công dân.
Tuy nhiên khách thể của tội phạm tham nhũng còn gồm cả các quyền, lợi ích hợp
pháp của công dân và uy tín của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội.
+ Mặt khách quan của tội phạm tham nhũng : là mặt bên ngoài của tội phạm, bao
gồm những biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan mà
con người có thể trực tiếp nhận biết được đó là:
Hành vi khách quan nguy hiểm cho xã hội; hậu quả nguy hiểm cho xã hội; mối
quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả; các điều kiện bên ngoài của việc thực hiện
hành vi phạm tội ( công cụ, phương tiện, phương pháp, thủ đoạn, thời gian, địa điểm
phạm tội)
+ Chủ thể của tội phạm tham nhũng: là một loại chủ thể đặc biệt, đòi hỏi có chức
vụ, quyền hạn là một điều kiện bắt buộc bên cạnh những điều kiện cấu thành tội phạm
khác (người có chức vụ, quyền hạn là người giữ chức vụ thường xuyên hoặc tạm thời
trong cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội. Chức vụ này có thể do bổ nhiệm hoặc do bầu cử,
hợp đồng hoặc hình thức – ủy quyền, đại diện- có hưởng lương hoặc không hưởng lương
của nhà nước; là người thực hiện một trong các chức năng, đại diện quyền lực nhà nước,
tổ chức điều hành quản lí hành chính, hoặc chức năng tổ chức sản xuất kinh doanh theo
công vụ đã giao cho họ; là những người thực hiện trách nhiệm nhất định theo thẩm quyền
chuyên môn mà họ đảm nhận).
+ Mặt chủ quan của tội phạm tham nhũng: trong khoa học hình sự thì tội phạm là
thể thống nhất của hai mặt khách quan và chủ quan. Mặt khách quan là những biểu hiện ra
bên ngoài của tội phạm. Vậy mặt chủ quan là hoạt động tâm lí bên trong của người phạm
tội và nó luôn được gắn liền với các biểu hiện bên ngoài của tội phạm. Nội dung của mặt
chủ quan bao gồm: lỗi, động cơ, mục đích phạm tội.
Trong các tội phạm tham nhũng, người có chức vụ, quyền hạn nhận thức được
tính chất nguy hiểm cho nhà nước, cho xã hội, cho công dân của hành vi trái luật do mình
gây ra và thấy trước được hậu quả xảy ra. Khi người có chức vụ, quyền hạn nhận thức
được hành vi của mình là trái với công vụ được giao thể hiện người đó đã vì lợi ích riêng
của mình chứ không hoạt động vì lợi ích chung, chỉ biết đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích
tập thể, họ có thể làm bằng nhiều cách thức, con đường khác nhau cốt sao mang lại những
lợi ích mà họ muốn. Như vậy, đương nhiên tội phạm tham nhũng luôn được thực hiện
dưới hình thức lỗi cố ý trực tiếp, nhằm động cơ vụ lợi cá nhân.
- Phân biệt tội phạm tham nhũng và các hành vi vi phạm pháp luật do người
có chức vụ quyền hạn thực hiện.
+ Phạm vi khách thể xâm hại của hành vi : đối với các tội phạm TN thì phạm vi
khách thể thường hẹp hơn so với phạm vi khách thể bị xâm hại của các VPPL do ng có
chức vụ quyền hạn thực hiện
+ Tính trái pháp luật của hành vi : đây chính là đặc điểm khác nhau cơ bản, quan
trọng nhất để xác định hành vi nào là tội phạm về tham nhũng và hành vi nào là vi phạm
pháp luật do ng có chức vụ quyền hạn thực hiện. TPTN là sự vi phạm điều cấm của luật
HS và ng phạm tội bị đe dọa xử lí = biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất được qui định
đặc thù trong ngành luật này. Còn hành vi VPPL do…chỉ là sự vi phạm các qui định của
từng ngành luật tương ứng khác và có thể không bị coi là tội phạm.
+ Hậu quả pháp lí của việc thực hiện hành vi : chủ thể chịu trách nhiệm hình sự
đối với tội phạm TN nếu bị kết án và bị áp dụng hình phạt thì bị coi là có án tích. Còn chủ
thể chịu trách nhiệm PL của hành vi VPPL do…được qui định trong từng ngành luật
tương ứng và không bao giờ bị coi là án tích.
2.4. Tệ nạn cờ bạc, cá độ và tội phạm cờ bạc
- Tệ nạn cờ bạc
Bao gồm các hành vi: tổ chức đánh bạc, hoặc đánh bạc bằng các hình thức như:
số đề, tam cúc, xì tố, xì zach, bài cào, xập xám, tú lơ khơ, tổ tôm, xóc đĩa, cua cá, đầu
đuôi, tá lả, cò quay...
Cờ bạc ở Việt Nam hiện nay chủ yếu dưới ba hình thức sau:
- Thứ nhất, cờ bạc chuyên nghiệp trong các sòng bạc Casino.
- Thứ hai, cờ bạc lợi dụng kết quả xổ số kiến thiết.
- Thứ ba, cờ bạc công khai dưới các hình thức tá lả, đỏ đen, ba cây, tổ tôm đánh
chắn...
Đặc biệt, hiện nay phổ biến hình thức đánh lô đề. Hiện tượng này đang trở thành
hình thức cờ bạc phổ biến, có nguy cơ lan rộng khắp vùng miền, ngành nghề, lứa tuổi...
Lô đề có luật chơi rõ ràng, thu hút nhiều đối tượng tham gia. Tác hại của tệ nạn xã hội này
rất lớn. Bằng chứng, nhiều vụ án tham nhũng, cướp của, giết người nghiêm trọng, đặc biệt
nghiêm trọng lại do tệ nạn cờ bạc gây ra.
- Tội phạm cờ bạc
+ Khái niệm
Theo qui định của bộ luật HS, tội phạm đánh bạc và tổ chức đánh bạc là hành vi
nguy hiểm cho xã hội, trực tiếp xâm phạm đến trật tự công cộng. Hành vi đó do con người
cụ thể, đủ năng lực trách nhiệm HS thực hiện do cố ý bằng cách dùng tiền hoặc các lợi ích
vật chất khác giải quyết được thua trong các trò chơi dưới bất cứ hình thức nào, như xóc
đĩa, tổ tôm, số đề, cac cược bóng đá…hành vi đố bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi số
tiền, hiện vật dùng để đánh bạc có giá trị nhất định hoặc khi số ng tham gia đánh bạc đông
đến mức độ nhất định.
Theo qui định của bộ luật HS năm 1999:
Tội đánh bạc là hành vi nguy hiểm cho xã hội được qui định tại BLHS, do ng có
năng lực trách nhiệm hình sự cố ý thực hiện bằng hình thức được thua bằng tiền hoặc hiện
vật có giá trị lớn, xâm phạm đến trật tự công cộng.
Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc là hành vi nguy hiểm cho xã hội được qui định
trong BLHS do người có năng lực trách nhiệm HS cố ý thực hiện bằng cách rủ rê, lôi kéo,
tụ tập một số lượng người nhất định để họ đánh bạc, sát phạt, tước đoạt tiền bạc, tài sản
của nhau nhằm thu lợi bất chính, xâm phạm đến trật tự công cộng.
+ Dấu hiệu pháp lí đặc trưng của tội đánh bạc, tổ chức đánh bạc (theo qui định
của Bộ luật hình sự

Chương 2
TỆ NẠN XÃ HỘI, TỘI PHẠM Ở VIỆT NAM VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG
1. Đặc điểm TNXH và nguyên nhân TNXH
1.1. Đặc điểm của TNXH
Những năm gần đây với chính sách đổi mới và mở cửa, nước ta đã đạt được nhiều
thành tựu trên các lĩnh vực khác nhau. Bên cạnh sự phát triển về kinh tế xã hội, những tệ
nạn xã hội như ma túy, mại dâm, cờ bạc… đã phát sinh và lây lan trên diện rộng.
Trong những năm qua, Nhà nước ta đã có những biện pháp tích cực nhằm hạn chế
sự gia tăng của TNXH. Song, để đối phó với những thủ đoạn tinh vi, nguy hiểm, kịp thời
chặn đứng sự xâm hại của các TNXH, trước hết phải đánh giá được những đặc trưng cơ
bản của TNXH ở nước ta. Trên cơ sở đó đề ra những biện pháp đúng đắn, hợp lý để giải
quyết vấn đề bức xúc trên.
Xét về phương diện kinh tế xã hội, TNXH ở VN trong giai đoạn hiện nay có một
số những đặc điểm cơ bản sau:
1). Số lượng tuyệt đối về tệ nạn xã hội, số vụ tệ nạn xã hội và số người tham
gia vào các tệ nạn xã hội được phát hiện hàng năm có xu hướng ngày một gia tăng
và hậu quả gây ra cho xã hội ngày càng trầm trọng, đặc biệt là mại dâm và ma túy.
Theo thống kê của Bộ Công an, nếu tính theo đầu dân thì tỷ lệ TNXH ở VN đối
với hai loại tệ nạn xã hội này là 0,31%, tức là cứ 1000 dân thì có khoảng 3 đối tượng rơi
vào hai tệ nạn này. TNXH ở Việt Nam gắn liền với những mặt trái của nền kinh tế thị
trường và “mở cửa” của đất nước.
2). Tệ nạn xã hội ở Việt Nam ngày càng đa dạng với nhiều loại hình khác
nhau, “phong phú” về chủng loại. Ngoài những tệ nạn xã hội “truyền thống” tồn tại do
những tàn dư của xã hội để lại như mê tín dị đoan, hủ tục ma chay, cưới hỏi, cờ bạc, đồng
bóng, bói toán, lang thang xin ăn, tảo hôn, ăn uống linh đình … Ngày nay xuất hiện và
bùng phát, phát triển nhiều tệ nạn mới phổ biến và nguy hại như tham nhũng, ma tuý, mại
dâm và gắn liền với nó là sự lan truyền mạnh mẽ dịch bệnh HIV/AIDS.
3). Tệ nạn xã hội ngày càng có diễn biến phức tạp về quy mô, cơ cấu tổ chức
và mức độ tinh vi. Nếu trước thời kỳ đổi mới, tệ nạn xã hội chủ yếu mang tính tự phát,
đơn lẻ, quy mô nhỏ và có cơ cấu tổ chức lỏng lẻo và thường là những người có trình độ
văn hoá thấp tham gia thì hiện nay tệ nạn xã hội phát triển rộng rãi, quy mô ngày càng
lớn, có tổ chức chặt chẽ và đa dạng đối tượng, ở nhiều lứa tuổi, trình độ văn hoá tham gia.
Đã hình thành những băng nhóm chủ chứa tệ nạn xã hội, các đường dây “động”… ở quy
mô xuyên quốc gia, quốc tế. Về thực chất đây chính là tội phạm có tổ chức, thể hiện rõ
nhất ở các tội phạm về ma tuý.
4). TNXH, đặc biệt là mại dâm và nghiện hút, tiêm chích ma tuý gắn liền với
thảm hoạ AIDS. Đây là một nguy cơ đe doạ sự sinh tồn và nòi giống của dân tộc Việt
Nam nói riêng và của nhân loại nói chung.
Theo báo cáo của Cục phòng chống tnxh NĂM 2017: So với các nước trong khu
vực, tốc độ gia tăng người nhiễm HIV/AIDS của Việt Nam còn ở mức độ thấp song đến
nay, dịch đã xuất hiện ở 100% tỉnh, thành phố, 93% quận, huyện và 54% xã, phường (tỷ
lệ 0,26%).
5). Sự phân bố tệ nạn xã hội không đều trên địa bàn cả nước. TNXH chủ yếu
xảy ra ở địa bàn đô thị, trong đó tập trung chuỷ yếu ở 4 thành phố lớn là Hà Nội, thành
phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng. Tệ nạn ma tuý, mại dâm, tham nhũng thường tập
trung ở thành thị, những nơi có điều kiện kinh tế phát triển, nhất là ở các thành phố lớn,
các cửa khẩu và các khu du lịch (như Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Vũng Tầu,
Nha Trang, Hà Nội, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Đồng Nai…).
Thói quen, tập quán sinh hoạt và sản xuất cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của tệ
nạn xã hội. Chẳng hạn, ở các tỉnh miền núi phía Bắc, đặc biệt là Tây Bắc, tệ nạn nghiện
ngập ma tuý phổ biến, về cơ bản là do nơi đây có tập quán lâu đời trồng cây thuốc phiện.
Một số tệ nạn xã hội như mê tín dị đoan, hủ tục ma chay, cưới hỏi… trước đây
chủ yếu tập trung ở những vùng lạc hậu, kinh tế kém phát triển, điều kiện giao lưu văn
hoá ít như vùng nông thôn, vùng xâu, vùng xa thì ngày nay đã có sự lan nhanh và phát
triển cả ở địa bàn thành thị.
6). Lứa tuổi tham gia TNXH ngày càng có xu thế trẻ hóa, đối tượng tham gia
TNXH gia tăng ở nhóm xã hội có trình độ học vấn, có địa vị xã hội, có nghề nghiệp
và thu nhập ổn định.
Một vấn đề cực kỳ nghiêm trọng đặt ra, ma tuý xâm nhập sâu học đường, trong
khi công tác phòng “Chống ma tuý học đường lại có dấu hiệu trùng xuống”(theo
vnexpress.net/VN/XH/2005/11). Năm 2014, toàn quốc có 600 học sinh, sinh viên liên
quan đến ma tuý, thì nay tăng lên 1.234 đối tượng. Có tới 40/64 tỉnh thành tăng lượng học
sinh, sinh viên sử dụng ma tuý. Theo Cục Phòng chống tội phạm ma tuý, năm 2015 Sơn
La là địa phương dẫn đầu toàn quốc với 333 học sinh, sinh viên liên quan đến ma tuý. Tỷ
lệ này ở Nghệ an là 104, Thái Nguyên là 58 và Hà Nội là 19
7). Tệ nạn xã hội có mối quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại với tội phạm xã
hội, là sân sau của tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Đội quân TNXH
được coi là nguồn bổ sung cho các loại tội phạm. Khoảng 60% đối tượng nghiện hút, tiêm
chích ma tuý là có tiền án, tiền sự; 50% giá mại dâm có liên quan tới tội phạm hình sự.
1.2. Nguyên nhân cơ bản của việc gia tăng TNXH ở nước ta hiện nay
Mặc dù mỗi loại tệ nạn xã hội có những nguyên nhân khác nhau đồng thời các tệ
nạn đó cũng tác động lẫn nhau. Song có thể khái quát thành các nguyên nhân sau
*Nguyên nhân chủ quan
- Sự tha hoá về lối sống
Sự tha hoá về lối sống thể hiện tập trung ở sự tha hóa, sự lệch chuẩn về nhu cầu,
lợi ích, giá trị và hành động của con người trong xã hội. Tệ nạn xã hội có nguyên nhân
trực tiếp từ chính những sự tha hóa này. Sự tha hóa lối sống của cá nhân hoặc của một bộ
phận các cá thể trong xã hội có mối liên hệ tác động qua lại lẫn nhau và có sự tác động
đối với môi trường sống. Sự tha hóa về lối sống, dẫn đến các tệ nạn xã hội gây ra những
hậu quả nghiêm trọng đối với bản thân mỗi người và tới cả cộng đồng.
- Sự khủng hoảng về tình cảm, sự hoang mang trước cuộc sống
Có những cá nhân gặp rủi ro, và bất hạnh trong cuộc sống như sự thất bại trong
làm ăn kinh tế, khó khăn trong học tập, đổ vỡ trong tình cảm, gia đình, phản bội của bạn
bè, nghi kỵ và hiểu lầm của những người xung quanh… dẫn đến sự bi quan, chán nản,
mất hết niềm tin, niềm hy vọng vào cuộc sống, vào tương lai, sống phó mặc hoặc buông
trôi bị xa vào các tệ nạn xã hội.
* Nguyên nhân khách quan
- Mặt trái của nền kinh tế thị trường
Những tác động tiêu cực từ mặt trái của nền kinh tế thị trường làm nảy sinh lối
sống vì tiền, bất chấp đạo lý, hoảng sợ trước sự rủi ro, phân hóa giàu nghèo… Mặt khác,
quá trình mở cửa hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, sự giao lưu hợp tác quốc tế
trên mọi lĩnh vực đang tạo ra những điều kiện mới cho tệ nạn xã hội thâm nhập và phát
triển ở Việt Nam. những tác động về lối sống, về văn hoá như sự xâm nhập của các văn
hoá phẩm độc hại, sự truyền bá lối sống gấp, thực dụng, buông thả, vị kỷ và chạy theo
đồng tiền…
Vì chạy theo đồng tiền, lợi nhuận cho lợi nhuận là tất cả nên khi mức lợi nhuận
cao thì người ta bỏ qua những lợi ích của người khác, của cộng đồng, quên đi những
truyền thống, đạo đức, văn hoá. Đó là những khuyết tật chung của kinh tế thị trường mà
quốc gia nào cũng phải khắc phục ở Việt Nam cũng có hiện tượng đó, có điều chỉ khác về
mức độ.
- Sự bất cập của cơ chế quản lý xã hội
Nguyên nhân này bắt nguồn từ sự yếu kém về năng lực quản lý nhà nước ở một số
lĩnh vực làm cho tình hình tệ nạn xã hội gia tăng ở nước ta. chưa thể hiện rõ tính chủ động,
linh hoạt của các cơ quan chức năng, của toàn xã hội trong việc đấu tranh, phòng ngừa tệ nạn
xã hội.
Do quá trình chuyển đổi sang cơ chế thị trường, thực hiện mở cửa trong bước quá
độ từ cơ chế cũ sang cơ chế mới tất yếu sẽ không tránh khỏi những xáo trộn. Hơn nữa, cơ
chế thị trường lại hoàn toàn mới mẻ đối với nền kinh tế Việt Nam, do vậy cần phải có một
quá trình điều chỉnh và trong quá trình đó đương nhiên có những sơ hở về cơ chế quản lý.
Mặc dù đã nhiều lần sửa đổi và bổ sung hệ thống luật pháp, song do thời gian
chưa dài, thực tiễn lại luôn thay đổi nên tính đồng bộ cũng như tính phù hợp thực tiễn của
hệ thống luật pháp chưa đáp ứng. Thêm vào đó, việc xử lý theo pháp luật có trường hợp
chưa nghiêm. Trình độ dân trí và cả trình độ người thừa hành luật phần nào còn hạn chế.
Công tác tuyên truyền giáo dục tuy vẫn thường xuyên được coi trọng, song
phương thức giáo dục cũng như sự kết hợp giữa giáo dục với các biện pháp khác chưa
chặt chẽ, hiệu quả.
2. Đặc điểm tình hình tội phạm và nguyên nhân phát sinh
2.1. Đặc điểm tình hình tội phạm(THTP)
Nếu xem tội phạm là hiện tượng xã hội phát sinh bởi nguyên nhân nhất định thì
THTP là “bức tranh tổng thể” của những hiện tượng- tội phạm đã xảy ra. Chính những tội
phạm đã xảy ra tạo nên “bức tranh tổng thể” đó. Nghiên cứu THTP là nghiên cứu trạng
thái của tội phạm và xu hướng vận động của tội phạm hay gọi phổ biến là thực trạng và
động thái của tội phạm. Vậy những đặc điểm của THTP cụ thể như sau:
- Đặc điểm về phạm vi : phạm vi đối tượng (tất cả các tội phạm, nhóm tội phạm,
tội phạm cụ thể), phạm vi không gian(toàn quốc ; ngành- lĩnh vực ; địa phương) , thời
gian (5 năm, 10 năm…)
- Đặc điểm về nội dung : bao gồm đặc điểm về thực trạng tội phạm về mặt lượng
và chất ; động thái của tội phạm (xu hướng vận động)
+ Đặc điểm về tính phụ thuộc pháp lí : THTP luôn có tính pli vì được p/a trong
luật hình sự. tình hình tội phạm vận động và biến đổi theo tg và kg. Con người có thể tác
động chủ động để THTP thay đổi theo hướng giảm thiểu qua việc áp dụng các biện pháp
kiểm soát, ngăn ngừa TP – chú ý đến điều kiện ktxh và môi trường pli.
+ Đặc điểm về tính tuyệt đối và tính tương đối : THTP luôn tồn tại khách quan và
có thể nhận thức được nhưng chúng ta chỉ có thể nhận thức được gần đúng, tương đối so
với THTP thực là tuyệt đối.
Sơ đồ tội phạm và tình hình tội phạm
Tội phạm
(hiện tượng xã hội)

Tình hinh tội phạm


(“bức tranh” về các tội phạm đã xảy ra)

Của
9(
Phạm vi không gian Tội phạm(nói chung) Phạm vi thời gian

Toàn quốc Nhóm tội phạm 5 năm


Ngành, lĩnh vực 10 năm
Địa phương Tội phạm cụ thể Vvv

Đặc điểm về lượng Đặc điểm về chât

Thực trạng

Đặc điểm về xu hướng vận động

2.2. Nguyên nhân phát sinh của tình hình tội phạm
2.2.1.Nguyên tắc tiếp cận
Nguyên tắc tiếp cận trong nghiên cứu về nguyên nhân của tội phạm chính là
nghiên cứu cơ chế tác động của môi trường xã hội đến con người để hình thành nhân cách
của họ cũng như nghiên cứu cơ chế tác động qua lại giữa nhân cách đó và môi trường để
hình thành ý định thực hiện hành vi phạm tội và kết quả là tội phạm xảy ra trong điều kiện
nhất định. Tội phạm phải được xem xét là kết quả tất yếu của sự tác động qua lại giữa cá
nhân người phạm tội và môi trưòng. Trong mối quan hệ này, cá nhân được xem xét là
thực thể tự nhiên, còn môi trường được xem xét vừa có tính lịch sử, vừa có tính hiện đại-
vừa là yếu tố tạo ra cá nhân, vừa là yếu tố cùng tương tác với cá nhân.
* Nhân cách lệch lạc- yếu tố tiêu cực bên trong làm phát sinh tội phạm
Nhân cách là hệ thống những phẩm giá xã hội của cá nhân, thể hiện những phẩm
chất bên trong của cá nhân, mối quan hệ qua lại của cá nhân với các cá nhân khác, tập thể,
xã hội, với thế giới xung quanh và mối quan hệ của cá nhân với công việc trong quá khứ,
hiện tại và tương lai (trong “tâm lí học nhân cách”). Nghiên cứu nhân cách của con người
có rất nhiều nội dung khác nhau và thuộc nhiệm vụ của nhiều ngành khoa học, trước hết
là tâm lí học. Khi nghiên cứu về tội phạm, cần dựa trên kết quả nghiên cứu của các khoa
học khác để xem xét nhân cách với ý nghĩa là một yếu tố trong sự tương tác với môi
trường xã hội và đều là nguyên nhân của tội phạm. theo đó, khi nghiên cứu vấn đề tội
phạm, chúng ta quan tâm đến quá trình hình thành cũng như những yếu tố qui định “ yếu
tố tiêu cực thuộc bản thân người phạm tội”. những yếu tố tiêu cực này là nguyên nhân làm
cho chủ thể không vượt qua được những tác động nhất định của môi trường xã hội để thực
hiện hành vi phù hợp với chuẩn mực và qui tắc xã hội. nó cùng với yếu tố nhất định bên
ngoài là nguyên nhân của tội phạm.
Sự hình thành những yếu tố tiêu cực này là cả quá trình xã hội hóa cá nhân có
thiếu sót do ảnh hưởng của môi trường xã hội. Nghiên cứu nhân cách hay nghiên cứu
những yếu tố tiêu cực trong nhân cách của người phạm tội đòi hỏi cần chú ý những điểm
cơ bản:
- Nhân cách không phải là bẩm sinh mà được hình thành trong quá trình xã hội
hóa dưới sự ảnh hưởng của yếu tố môi trường. trong quá trình hình thành nhân cách, yếu
tố đóng vai trò quyết định là môi trường.
- Sự tiếp nhận những tác động của môi trường để hình thành nhân cách là quá
trình từ thụ động đến chủ động. trong đó vai trò của các đặc điểm sinh học của chủ thể
giảm dần và thay vào đó là sư gia tăng vai trò của các đặc điểm xã hội của chủ thể. Xét về
tính chất có thể nói đến một số môi trường quan trọng như môi trường chính trị, pháp lí,
đạo đức… xét về qui mô, phạm vi có thể nói đến môi trường gia đình, nhóm bạn bè, môi
trường nơi học tập, làm việc…các môi trường này có thể tác động cùng chiều đến chủ thể
nhưng cũng có thể tác động trái chiều. trong trường hợp này, xu thế tác động nào thắng
thế là phụ thuộc vào mức độ tác động của từng môi trường cũng như tùy thuộc vào khả
năng chọn lọc, tiếp thu của chủ thể. ở đây cần chú ý sự tác động của môi trường đối với
con người thường theo qui luật tỉ lệ nghịch, “ có nghĩa là bán kính của môi trường càng
nhỏ thì tác động của nó đối với tính cách con người sống trong môi trường đó càng lớn và
ngược lại.
- Nhân cách được hình thành không có tính ổn định tuyệt đối; nó có thể được
củng cố, duy trì nhưng cũng có thể thay đổi. khi điều kiện môi trường thay đổi thì nhân
cách chủ thể cũng có thể thay đổi.
- Môi trường không tác động một cách máy móc lên con người. những có thể
khẳng định, khi có môi trường tốt cũng có nghĩa có điều kiện tốt cho những nhân cách
hình thành và phát triển.
* Môi trường xã hội thiếu lành mạnh- yếu tố bên ngoài tiêu cực trong việc làm
phát sinh hành vi phạm tội
- Môi trường là nguyên nhân của nhân cách và cùng với nhân cách môi trường là
đồng nguyên nhân của tội phạm. nói một cách chính xác, nguyên nhân của tội phạm là sự
tương tác giữa hai yếu tố tiêu cực – yếu tố tiêu cực của môi trường và yếu tố tiêu cực của
nhân cách chứ không phải giữa môi trường và nhân cách nói chung.
- Môi trường không chỉ ảnh hưởng đến sự hình thành nhu cầu của con người mà
còn ảnh hưởng đến việc thỏa mãn nhu cầu đó. Trong đó có thể thỏa mãn nhu cầu bằng
cách phạm tội. khi đó môi trường ảnh hưởng ở hai cấp độ: môi trường ảnh hưởng đến
nhân cách; môi trường cùng tương tác với nhân cách đã hình thành làm phát sinh tội
phạm.
Thuộc về môi trường phải kể đến trước hết là các quá trình quản lí. Đó là sự quản
lí ở các phạm vi, các mức độ và với những yêu cầu, nội dung khác nhau, từ quản lí trong
gia đình, trong nhà trường, nơi làm việc; từ hành chính đến kinh tế, tư pháp…
Trong hệ thống quản lí đó có những “ khuyết tật”, những kẽ hở, những bát hợp lí,
chưa đồng bộ. những hiện tượng, những quá trình đó không chỉ ảnh hưởng đến nhân cách
mà đồng thời còn là yếu tố tham gia vào quá trình tương tác với nhân cách làm phát sinh
tội phạm. nghiên cứu nguyên nhân của tội phạm thì cần phải chỉ ra được những hiện
tượng, quá trình đó.
Sơ đồ nguyên nhân của tội phạm
Môi trường

Ý định thực
Tội phạm
hiện hành vi
phạm tội
Nhân cách

2.2.2. Những nguyên nhân tâm lí- xã hội của tình hình tội phạm
Nguyên nhân tâm lí – xã hội của tình hình tội phạm bắt nguồn từ các mặt chính
trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. mặc dù nguyên nhân tâm lí xã hội của tình hình tội phạm
mang tính cụ thể nhưng nó cũng luôn luôn biến động, thay đổi tùy thuộc vào điều kiện xã
hội.
Do ảnh hưởng tàn dư của chế độ xã hội cũ, như tâm lí tư hữu, lối sống tham lam,
ích kỉ, vô tổ chức, coi thường pháp luật. chế độ cũ đã bị xóa bỏ nhưng những tàn dư thuộc
về tư tưởng, văn hóa, lối sống, tệ nạn xã hội vẫn còn tồn tại và trong cơ chế thị trường nó
có điều kiện để phát triển.
Nguyên nhân sâu xa bắt nguồn từ quá trình phát triển đất nước. đất nước đang
chuyển mình theo cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Sự chống đối của
các thế hệ thù địch đối với chế độ ta, các thế lực thù địch tìm mọi cách để chống phá ta
trên mọi mặt của đời sống xã hội, từ đó làm cho tình hình tội phạm phát triển
THTP trong xã hội còn do tác động của cơ chế thị trường, những mặt tiêu cực đó
là nạn thất nghiệp, sự phát triển giữa thành thị và nông thôn ngày càng có khoảng cách
lớn hơn, tội phạm quốc tế xuất hiện và có xu thế phát triển nhanh, hiện tượng gian lận
thương mại, vi phạm bản quyền, tệ tham nhũng, làm hàng giả…kinh tế thị trường là mảnh
đất tốt cho tệ nạn phát triển, điển hình như: ma túy, mại dâm cờ bạc, đã và đang tác động
mạnh mẽ tới thế hệ trẻ làm thay đổi cách suy nghĩ, lối sống và hình thành những nhu cầu
lệch chuẩn, rất dễ dẫn họ đến con đường phạm tội. Tệ nạn xã hội đã và đang là nguyên
nhân làm phát sinh, tồn tại tình hình tội phạm
Cơ chế thị trường có sự cạnh tranh, sản xuất kinh doanh phải sử dụng công nghệ
cao, người lao động có tay nghề để nâng cao năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm
lao động. dân số nước ta đa phần ở nông thôn, không được đào tạo nghề nhằm đáp ứng
yêu cầu của các nhà sản xuất, kinh doanh. Số người thất nghiệp không có việc làm, hoặc
việc làm không ổn định là không nhỏ. Do thiếu việc làm, họ có thể làm bất cứ việc gì để
tồn tại, thậm chí ngay cả phạm tội để kiếm tiền. đây là nguồn bổ sung đầu vào của tội
phạm khá lớn.
Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, dẫn tới cơ cấu dân cư của thành phố
luôn thay đổi, hiện tượng di dân tự do từ các địa phương khác về các thành phô lớn ngày
một gia tăng. Trong khi đó các cơ chức năng lại chưa có những biện pháp quản lí được số
nhân khẩu này. Lợi dụng tình trạng này, khá nhiều các đối tượng truy nã, hình sự của các
tỉnh đã chạy về thành phô lớn để ẩn náu và hoạt động.
Do công tác quản lí văn hóa như kiểm soát việc lưu trữ, phát hành ấn phẩm các
loại băng hình và phim ảnh chưa được chặt chẽ nên dẫn đến tình trạng xuất bản tràn lan
các loại truyện, băng hình, phim ảnh có nội dung kích động bạo lực, đồi trụy..hình thành ở
lớp trẻ lối suy nghĩ lệch lạc, chống đối xã hội. chính sự lỏng lẻo trong việc quản lí nhà
nước đã và đang là nguyên nhân và điều kiện cho tình hình tội phạm phát sinh và tồn tại.
3. Chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trong việc đấu
tranh phòng ngừa tệ nạn xã hội và phương hướng, biện pháp phòng chống TNXH ở
nước ta hiện nay.
3.1. Chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước
Nhận thức đúng đắn tính chất nguy hiểm của tệ nạn xã hội, Đảng và Nhà nước ta
đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách cụ thể nhằm đấu tranh, phòng ngừa và giảm hậu
quả gây ra của TNXH. Công tác phòng chống tệ nạn xã hội, được thể hiện ở các nội dung
cơ bản:
+ Một là, phòng, chống, khắc phục có hiệu quả các tệ nạn xã hội, trước hết là nạn
mại dâm, nghiện ma tuý, tham nhũng là một nhiệm vụ cấp bách hiện nay mà Đảng và Nhà
nước ta phải kiên quyết lãnh đạo thực hiện để có được những bước tiến rõ rệt.
+ Hai là, điều kiện quyết định để phòng, chống tệ nạn xã hội một cách hiệu quả
bền vững là đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, phát động được phong trào nhân dân,
tăng cường sự quản lý của các cơ quan nhà nước, phát huy vai trò tích cực của các đoàn
thể nhân dân dưới sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền trong cả nước.
+ Ba là, tăng cường công tác lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước đối với
các hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm, giữ gìn trật tự và kỷ cương xã hội, ngăn
chặn và bài trừ các tệ nạn xã hội, nhất là nạn mại dâm, ma tuý, ngăn chặn, tiến tới đẩy lùi
đại dịch HIV/AIDS. Xây dựng lối sống văn minh
+ Bốn là, thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng trong lĩnh vực đấu tranh
với các tệ nạn xã hội, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam trong thời gian qua đã ban hành
hàng loạt các văn bản pháp luật, các nghị quyết, quyết định, thông tư liên quan đến việc
phòng chống tệ nạn xã hội, như: Pháp lệnh về chống tham nhũng; Luật phòng, chống ma
tuý; Pháp lệnh phòng, chống mại dâm; Nghị quyết sô 5/CP của Chính phủ ngày 29/1/1993
về ngăn chặn và chống tệ nạn mại dâm; Chỉ thị số 14/CP ngày 1/3/1993 của Bộ Văn hoá
thông tin về ngăn chặn và chống tệ nạn mại dâm; Nghị quyết số 6/CP ngày 29/6/1993 về
tăng cường chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma tuý; Quyết định số 08 - TTg
của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban chỉ đạo phòng chống tệ nạn xã hội; Nghị
định số 53 - CP ngày 28/6/1994 của Chính phủ quy định các biện pháp xử lý đối với cán
bộ, viên chức Nhà nước và những người có hành vi liên quan đến mại dâm, ma tuý, cờ
bạc…
Cùng với việc xây dựng và ban hành các văn bản quy định, nghị quyết nhằm đấu
tranh, hạn chế, phòng chống tệ nạn xã hội, về mặt tổ chức, Nhà nước đã thành lập các cơ
quan có chức năng và nhiệm vụ trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn và tiến hành đấu tranh với
các tệ nạn xã hội. Các cơ quan Nhà nước về phòng, chống tệ nạn xã hội bao gồm: Uỷ ban
quốc gia về phòng, chống và kiểm soát ma tuý; Cục phòng chống tệ nạn xã hội. Ngoài ra,
ở các cấp bộ, ngành, các địa phương đều thành lập các ban chỉ đạo hoặc tiểu ban phòng
chống tệ nạn xã hội.
3.2. Biện pháp phòng chống TNXH
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về phòng
chống tệ nạn ma túy, mại dâm và các loại tệ nạn xã hội khác trong các tầng lớp nhân
dân.
Thực hiện đồng bộ các loại hình thông tin, tuyên truyền, giáo dục sâu rộng trong
cán bộ, đảng viên và nhân dân. Nội dung, hình thức tuyên truyền phải phù hợp với từng
loại đối tượng, tập trung ở những tuyến, địa bàn trọng điểm, trong thanh thiếu niên, học
sinh, cán bộ công chức, các nhóm đối tượng có nguy cơ cao. Chú trọng hình thức tuyên
truyền trực tiếp đến các đối tượng. Đưa nội dung phòng chống tệ nạn xã hội lồng ghép
vào các chương trình học tập Nghị quyết, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Kiểm điểm
nghiêm những cá nhân, tập thể, đơn vị vi phạm hoặc thiếu trách nhiệm để tệ nạn xã hội
phát triển, tồn tại ở đơn vị, địa bàn mình phụ trách…
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước về phòng chống
tệ nạn xã hội.
Nâng cao nhận thức của cấp ủy Đảng và chính quyền, từ đó tăng cường lãnh đạo,
chỉ đạo xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể, tổ chức triển khai thực hiện với các giải
pháp tích cực nhằm phòng chống có hiệu quả các loại tệ nạn xã hội, đặc biệt là tệ nạn mại
dâm, ma túy. Đẩy mạnh công tác quản lý địa bàn, quản lý hộ khẩu, đăng ký tạm trú, tạm
vắng đặc biệt là ở cơ cở . Rà soát các văn bản quy phạm pháp luật các lĩnh vực liên quan
đến phòng chống tệ nạn xã hội, chú trọng tổ chức quản lý giáo dục đối tượng tại xã,
phường, thị trấn. Đẩy mạnh công tác tuần tra, kiểm soát tuyến biên giới, đồng thời hợp tác
quốc tế với các tỉnh giáp biên giới về hoạt động phòng chống các tội phạm, đặc biệt là tội
phạm vận chuyển, mua bán chất ma túy. Tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý kịp thời
việc lưu hành văn hóa phẩm, dịch vụ Internet, các sản phẩm, các hoạt động văn hóa có nội
dung đồi trụy, độc hại, phá hoại thuần phong mỹ tục của người Việt Nam. Thường xuyên
rà soát, cập nhật số người nghiện ma túy, hoạt động mại dâm, đối tượng tham gia cờ bạc,
số đề, cá độ để có biện pháp giáo dục phòng ngừa ngăn chặn kịp thời các vụ việc mới vi
phạm, đồng thời tăng cường công tác quản lý sau cai nghiện. Vận động tạo ra phong trào
sâu rộng trong tòan dân lên án, phát hiện, tố giác và tham gia đấu tranh phòng chống ma
túy, mại dâm và các loại tệ nạn xã hội v.v…
- Thưc hiện đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh phòng, chống các
loại tội phạm ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác, kiên quyết xử lý những hành
vi vi phạm theo quy định pháp luật.
Trước mắt, lực lượng công tác các cấp cần chấn chỉnh, làm tốt công tác nghiệp vụ
cơ bản rà soát các loại đối tượng, xác định các tuyến, địa bàn trọng điểm, tụ điểm phức
tạp về ma túy, mại dâm. Trên cơ sở công tác điều tra cơ bản, nắm tình hình, quản lý đối
tượng mà tổ chức phối hợp tốt giữa các lực lượng Công an, Hải quan, Bộ đội biên phòng
để phát hiện, điều tra xử lý, bóc gỡ tổ chức, đường dây buôn bán, vận chuyển ma túy, đặc
biệt là đường dây qua biên giới. Thực hiện các biện pháp quyết liệt nhằm tổ chức cai
nghiện ma túy nhất là cai nghiện bắt buộc cho số người nghiện có hồ sơ quản lý, hạn chế
tốc độ gia tăng người nghiện, ngăn chặn số người người nghiện mới. Nâng chất lượng
hoạt động các Trung tâm. Chú trọng công tác dạy nghề, lao động trị liệu. Quan tâm bố trí
việc làm, hỗ trợ cho đối tượng hòa nhập cộng đồng, chống tái phạm…
- Phối hợp, lồng ghép các chương trình, dự án có liên quan.
Gắn kết công tác phòng chống tệ nạn xã hội với thực hiện các chương trình xã hội
một cách chặt chẽ và có hiệu quả như: chương trình xóa đói giảm nghèo, đào tạo nghề,
giải quyết việc làm, phát triển nông thôn, xây dựng xã, phường lành mạnh không có tệ
nạn xã hội, phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, phong
trào tình nguyện tham gia, xây dựng đội công tác xã hội tình nguyện cấp xã, nâng cao
trình độ dân trí để giải quyết nguyên nhân sâu xa của tệ nạn xã hội…
- Công tác tổ chức cán bộ và đầu tư xây dựng cơ sở vật chất.
Thường xuyên củng cố tổ chức, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp
vụ cho cán bộ huyện, xã, đặc biệt là đội ngũ cán bộ chuyên trách về phòng chống tội
phạm ma túy các cấp, cán bộ quản lý tại các trường, và các Trung tâm Giáo dục-Lao động
xã hội. Thực hiện tốt sự phối hợp giữa các ngành trong đấu tranh phòng, chống các loại
tội phạm về ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác. Khuyến khích tư nhân đầu tư, xây
dựng các cơ sở cai nghiện, chữa trị bệnh, dạy nghề…
- Hợp tác quốc tế.
Tăng cường sự hợp tác với nước bạn trong công tác phòng chống tệ nạn ma túy,
mại dâm, buôn bán phụ nữ, trẻ em qua biên giới; đồng thời tranh thủ tài trợ của quốc tế
trong các dự án, chương trình hợp tác liên quan đến phòng chống ma túy, mại dâm v.v…
Với mục tiêu tạo sự chuyển biến tích cực, mạnh mẽ trong các tầng lớp nhân dân
trong việc nhận thức rõ tác hại của tệ nạn xã hội, góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm
của mỗi người dân, từ đó đi đến ngăn chặn và loại bỏ dần các tệ nạn xã hội, giữ gìn thuần
phong mỹ tục, giá trị nhân phẩm, đạo đức truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam, đảm
bảo sự ổn định trật tự, an toàn xã hội;
4. Thực trạng, nguyên nhân, hậu quả và biện pháp phòng chống một số tệ
nạn xã hội điển hình ở nước ta hiện nay
1. Thực trạng, nguyên nhân, hậu quả và biện pháp phòng chống tệ nạn ma túy
2. Thực trạng, nguyên nhân và biện pháp phòng chống tệ nạn mại dâm
3. Thực trạng, nguyên nhân, hậu quả và biện pháp phòng chống tệ nạn tham
nhũng
4. Thực trạng, nguyên nhân, hậu quả và biện pháp phòng chống tệ nạn cờ bạc, lô
đề, cá độ.
Yêu cầu => bài tập báo cáo tiểu luận các nhóm
PHẦN 2. CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY
VÀ NGƯỜI HOẠT ĐỘNG MẠI DÂM
CHƯƠNG 1: CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƯỜI NGHIỆN MA TUÝ
I. NGƯỜI NGHIỆN MA TUÝ
1.1. Nghiện ma túy
1.1.1. Khái niệm
* Các quan điểm về nghiện ma túy:
- Tổ chức Daytop Quốc tế cho rằng, nghiện ma túy là trạng thái rối loạn toàn bộ
cơ thể người nghiện, do sử dụng lặp lại nhiều lần các loại ma túy bao gồm:
+ Sự rối loạn về sinh lý;
+ Sự rối loạn về tâm lý, nhận thức;
+ Sự rối loạn về hành vi. Nghiện là một triệu chứng chứ không phải là bản chất
của sự rối loạn nặng. Việc sử dụng ma túy thường xuyên là biểu hiện đặc trưng của trạng
thái rối loạn ở cả 3 yếu tố nói trên.
- Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO) định nghĩa từ năm 1957, nghiện là “trạng
thái ngộ độc kinh niên hay từng thời kỳ do sử dụng lặp đi lặp lại một hay nhiều lần một
chất tự nhiên hay tổng hợp. Nó làm cho người nghiện ham muốn không tự kiềm chế được
mà bằng mọi giá phải tiếp tục sử dụng. Nó gây xu hướng tăng dần liều lượng, gây ra sự
lệ thuộc về tâm lý và thường thường cả thể chất và có hại cho chính người nghiện và xã
hội”. Nghiện ma túy là một bệnh do dùng các chất thuốc gây nghiện với liều lượng ngày
càng tăng và lệ thuộc vào nó. 
* Khái niệm
Theo quan điểm chung, nghiện ma túy là quá trình sử dụng lặp lại nhiều lần một
hay nhiều chất ma túy (tự nhiên, tổng hợp hoặc tân dược có chất ma túy) dẫn đến trạng
thái nhiễm độc chu kỳ hay mãn tính ở người nghiện, làm họ lệ thuộc về thể chất và tinh
thần vào chất đó. Người nghiện ma túy nếu ngừng sử dụng ma túy sẽ xuất hiện hội chứng
cai.
1.1.2. Một số đặc trưng của quá trình nghiện ma tuý
1.1.2.1. Đặc điểm của nghiện ma túy
Nghiện ma túy có những đặc điểm sau đây:
- Bức xúc về mặt tâm lý muốn sử dụng lại chất gây nghiện. Ma túy khi vào cơ thể
làm cho người sử dụng dễ quen thuốc, có ham muốn dùng tiếp (không kiềm chế được) và
phải dùng nó bằng bất cứ giá nào. 
- Cơ thể lệ thuộc về tinh thần và vật chất vào chất gây nghiện. Nếu đã nghiện mà
ngưng sử dụng sẽ bị hội chứng cai thuốc làm cơ thể có những phản ứng bất lợi, sẽ gây đau
đớn, vật vã, thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng.
- Luôn luôn có khuynh hướng tăng dần liều sử dụng hoặc chuyển sang dạng mạnh
hơn. Liều dùng sau phải cao hơn liều trước, do đó sẽ dẫn đến nghiện do tăng liều, tăng
thời gian sử dụng.
1.1.2.2. Cơ chế nghiện ma túy

 Về cơ chế gây nghiện:


Năm 1975 người ta phát hiện ra trong cơ thể con người có hoạt chất sinh học tên
là Endorphin (còn gọi là Moócphin nội sinh) có tác dụng làm giảm đau giống như
Moócphin chiết xuất từ thuốc phiện nhờ gắn vào các phụ thể Opioid. Khi bị chấn thương
đau, nhức, cơ thể sẽ tự tiết ra chất Endorphin làm cho chúng ta đỡ đau và cuộc sống trở
nên thoải mái. Nếu cơ thể chúng ta không có chất Endorphin, chỉ cần đau một chút là ta
không chịu nổi. Sự phát hiện ra các phụ thể Opioid và Endorphin giúp cho sự giải thích
chất gây nghiện ma túy. Khi sử dụng ma túy nhiều lần, ma túy gắn vào các phụ thể Opioid
do cơ thể hồi báo khiến cho cơ thể ngày càng giảm tiết Endorphin và sau cùng là hoàn
toàn không tiết. Khi người nghiện không còn khả năng sản xuất Endorphin, họ sẽ cảm
thấy lệ thuộc về mặt tâm thần và thể chất vào ma túy. Ngưng sử dụng ma túy họ sẽ bị
những cơn nghiện hành hạ vật vã (hội chứng cai thuốc) dữ dội khó lòng vượt qua. 
Dùng ma túy lần đầu (thuốc phiện, cần sa, moócphin, hêrôin...) dưới các dạng
tiêm chích, hút hít, uống… người ta thấy cảm giác lâng lâng, dễ chịu và thèm muốn dùng
lại.
Ma túy vào cơ thể vài lần sẽ tác động đến cơ quan cảm thụ, gây trạng thái quen
thuộc, nếu không được dùng tiếp sẽ rất khó chịu, đau đớn, vật vã… thèm muốn được
dùng lại và như vậy là đã nghiện ma túy. Do đó, hiểu theo nghĩa rộng, nghiện ma túy là
tình trạng một số người có thói quen dùng các chất ma túy, bất chấp sự ngăn cấm của
pháp luật, sự phê phán của người thân và xã hội, và cố bằng các thủ đoạn kể cả gây tội ác
để được các chất ma túy sử dụng. Hiểu theo nghĩa hẹp, nghiện ma túy là sự lệ thuộc của
con người cụ thể đối với các chất ma túy, làm cho người ta không thể quên và từ bỏ ma
túy.
Người ta đã thấy rằng chỉ cần một lượng 0,8mg hêrôin là người nghiện 4 giờ liền
thấy hiệu quả. Nhưng sau 8 giờ không có sẽ cảm thấy lạnh, run, toát mồ hôi, chảy nước
mắt nước mũi, ngáp vặt, vật vã khổ sở. Lúc đó muốn bằng bất cứ giá nào có thuốc dùng
và tình trạng này kéo dài trong khoảng 4-5 giờ liền, sau đó ngủ một lúc. Khi tỉnh dậy lại
lên cơn đau nhức trong xương, nôn mửa, đi ỉa chảy, đổ mồ hôi, đau đớn, vật vã. Cơn này
lại hành hạ người ta trong 2-3 ngày đầu, đến ngày thứ 4 các triệu chứng đó dịu dần. Từ
ngày thứ 7 đến ngày thứ 10 trở đi, các rối loạn sẽ giảm dần và sau 15 ngày mới trở lại
bình thường. Lúc đó mới tạm thời “thoát” khỏi sự lệ thuộc vào nó. Cũng chính vì thời
gian dài như vậy, nên nhiều người không chịu được, phải dùng lại. Nhưng nguy hiểm là ở
chỗ, họ không biết uống, tiêm chích… với liều là bao nhiêu để tránh nguy hiểm, nên có
nhiều người chết ngay sau khi tiêm.

 Cơ chế thần kinh của nghiện ma tuý


Người nghiện ma túy, bên cạnh thể chất bị suy sụp, còn lưu giữ trong tiềm thức
những hình ảnh, ấn tượng do tác động của thuốc gây ra. Đó là những hình ảnh màu ba
chiều của đủ âm thanh, mùi vị, tri giác, cộng thêm với những suy nghĩ và kết luận riêng
của người đó, là bản sao của tri giác đã có vào một lúc nào đó trong quá khứ...
Nắm vững cơ chế thần kinh của nghiện ma túy là một bước quan trọng để từ đó
tìm ra những phương pháp điều trị phù hợp, góp phần ngăn chặn, đẩy lùi tiến tới loại trừ
tệ nạn ma túy ở nước ta.
1.1.3. Các giai đoạn của quá trình nghiện ma túy
Qua theo dõi công tác cai nghiện cho thấy quá trình mắc nghiện ma tuý thường
diễn ra theo năm giai đoạn sau:
- Giai đoạn 1 (dùng thử): Dùng ma túy vài lần đầu, người sử dụng có cảm giác
lâng lâng, đê mê và họ tưởng rằng không thể nghiện được. Giai đoạn này người sử dụng
thấy dễ chịu, thú vị, khoái cảm, không có thì thấy "nhạt nhẽo", thèm muốn.
- Giai đoạn 2 (Gắn bó): Ma túy đã trở thành nhu cầu, thiếu nó thì thèm muốn
không chịu nổi nên bằng mọi cách đi tìm kiếm và sử dụng ma túy.
- Giai đoạn 3 (Tăng liều lượng): Số lần dùng thuốc và liều lượng ma tuý dùng
ngày càng nhiều
- Giai đoạn 4 (Đấu tranh): Người nghiện ma tuý bắt đầu nhận thức được tác hại
về việc sử dụng ma tuý và đấu tranh với bản thân để cai nghiện ma tuý nhưng việc cai
nghiện lặp đi lặp lại, cai rồi lại nghiện,... Người nghiện không chiến thắng được sự giầy
vò của cơn nghiện và không thể cai nổi, dằng co với sự khốn đốn về tinh thần, đau đớn về
thể xác, kiệt quệ về tài chính.
- Giai đoạn 5 (Lệ thuộc tuyệt đối): Nếu giai đoạn 4 không thắng nổi sự cám dỗ
của ma túy thì dễ dẫn đến giai đoạn hoàn toàn nguy hiểm: người nghiện lệ thuộc hoàn
toàn vào ma tuý, bị khủng hoảng về tinh thần một cách trầm trọng, không làm chủ được
bản thân, tự huỷ hoại mình, cơ thể hao mòn và cuộc sống trở thành vòng luẩn quẩn, trở
thành mối nguy hiểm đe doạ cho gia đình và xã hội.
1.2. Nhận diện người nghiện ma túy
1.2.1. Khái niệm người nghiện ma túy
Theo khoản 11 điều 2 chương I, Luật Phòng, chống ma túy: Người nghiện ma túy
là người sử dụng chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và bị lệ thuộc vào các
chất này.
1.2. 2. Những biểu hiện của người nghiện ma tuý
Nghiện ma túy đang là vấn đề đáng quan tâm đối với toàn xã hội. Thảm kịch lớn
nhất là khi phát hiện người nào đã nghiện nặng thì việc ngăn ngừa không còn hiệu quả
nữa. Vấn đề đặt ra là làm sao nhận biết sớm biểu hiện của người mới tập tành ma túy, để
bằng tình thương và trách nhiệm và hướng họ trở lại cuộc sống tốt đẹp.
Ma túy tác động rất lớn lên tâm sinh lý con người, nên người nghiện không thể
giống người bình thường về các hành vi, giờ giấc sinh hoạt và các biểu hiện khác.
1.2.2.1. Những biểu hiện của người mới nghiện:
- Trước hết là thay đổi thời gian sinh hoạt bình thường: Thức khuya hơn, dậy trễ
hơn, thường xuyên ngủ vào ban ngày, hay ngáp vặt, ăn uống không đúng bữa, thường tụ
tập bạn bè ồn ào.
- Quy luật đi lại thất thường: Cứ đến giờ, đến “cữ” bắt buộc họ phải đi tìm chỗ
hút, không cưỡng lại nổi.
- Họ thay đổi một số hành vi: Thích ở một mình, tránh né gia đình, ngại tiếp xúc
với người khác, kể cả người thân, chỉ giao du với những người “ cùng hội, cùng thuyền”.
- Với những người mới sử dụng cần sa, họ luôn có cảm giác lo lắng, hốt hoảng,
thần kinh bị kích thích, rối loạn suy nghĩ, dễ khóc, dễ cười.
- Người nghiện môi thâm đen, sụt cân, xanh xao, tiêu chảy, mệt mỏi, lừ đừ, không
chịu lao động, bê trễ học hành. Họ luôn tìm cách nói dối gia đình về vấn đề tiền bạc, xin
tiền với đủ lý do: Đi học thêm, mua sách vở… Nói dối về sự vắng mặt thường xuyên của
mình: Đi làm thêm giờ, thêm ca, đi học nhóm…
1.2.2.2. Những biểu hiện của người đã nghiện và lệ thuộc ma túy:
- Nếu vẫn tiếp tục sử dụng ma túy, thì họ sẽ bị nghiện. Lúc này sức khỏe giảm sút
rõ rệt, người mệt mỏi, rã rời, ngáp liên tục, chảy nước mắt, chảy nước mũi, nôn ói, đi
không nổi, vã mồ hôi, nổi da gà, da tái, môi thâm sậm, con ngươi giãn rộng, hay than đau
lưng, đau trong xương… Họ sợ nước, sợ ánh sáng, hay giật mình, mất ngủ liên tục.
- Bản thân dễ bị kích động, khoái cảm giác mạnh, sẵn sàng quậy phá, nói năng
lung tung, mất lý trí, sẵn sàng ấu đả, đâm chém người khác.
- Do nhu cầu xài tiền tăng lên liên tục nên không xin được thì trộm, cướp hoặc
làm bất cứ việc gì để có tiền mua ma túy sử dụng.
- Nếu sử dụng bằng đường tiêm chích, ở mu bàn tay, khuỷu tay… có những
“đường rầy” do dấu kim tiêm để lại.
- Cũng có thể xác định bằng cách lấy nước tiểu của họ, dùng dụng cụ thử nghiệm
ma túy tại nhà, cho kết quả sau 5 phút thử, hoặc gởi nước tiểu đi xét nghiệm ma túy.
II. THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ CỦA NGHIỆN HÚT
MA TÚY
2.1. Thực trạng nghiện hút ma túy ở nước ta hiện nay
Những năm gần đây, tình trạng nghiện hút ma túy trở thành một hiểm họa lớn của
toàn thể nhân loại. Không một dân tộc, một quốc gia nào thoát khỏi dòng chảy khủng
khiếp của nó để tránh khỏi phải gánh chịu những hậu quả tai hại do nghiện hút ma túy gây
ra. Nghiện ma túy hiện là một hiểm họa của nhân loại. Tệ nạn nghiện ma túy đã gây nên
những tác hại hết sức to lớn về kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa, đạo đức, sức khỏe, lối
sống và thuần phong mỹ tục của mỗi dân tộc; nghiêm trọng hơn, tiêm chích ma túy là
nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự lây truyền đại dịch HIV/AIDS.
- Theo báo cáo của bộ Công An, tính đến ngày 15/05/2018, cả nước có 224.690
người nghiện ma túy có hồ sơ quản lí, tăng 2.108 người so với với năm 2017 (22.582
người).
- Theo nhận định từ Bộ Y tế, tình hình lạm dụng ma tuý ở nước ta đang diễn biến
ngày càng phức tạp và vẫn có xu hướng tăng mạnh mẽ. Tỷ lệ người nghiện heroin bằng
đường tiêm chích ngày một tăng là một trong những nguyên nhân chủ yếu lây truyền dịch
HIV/AIDS không chỉ trong nhóm những người nghiện ma tuý mà còn lây lan ra cộng
đồng cả nước.

Thời gian vừa qua, tình hình tội phạm ma túy và người nghiện ma túy vẫn diễn
biến phức tạp, gia tăng về số lượng, tính chất, mức độ ngày càng khó kiểm soát hơn. Theo
báo cáo của Bộ Công an, hiện cả nước có 222.582 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý,
trong đó: trên 67,5% người đang sinh sống ngoài xã hội; 13,5% người trong cơ sở cai
nghiện bắt buộc; 19% người trong trại tạm giam, tạm giữ, cơ sở giáo dục, trường giáo
dưỡng. 

Đáng chú ý, tình hình sử dụng ATS tiếp tục gia tăng ở các địa phương, ước tính
tỷ lệ sử dụng ATS chiếm khoảng 60 - 70% trong số người nghiện. Riêng ở các tỉnh miền
Trung và miền Nam, tỷ lệ này lên đến 70 – 85% trong số người nghiện. Còn theo nghiên
cứu tại Hà Nội, Hải Phòng và TP Hồ Chí Minh cho thấy, 40% người nghiện heroin có sử
dụng ATS và số này có tỷ lệ loạn thần cao gấp 9,7 lần số không sử dụng ATS.

Cũng theo Viện Nghiên cứu sức khỏe tâm thần, loạn thần ở người sử dụng ATS
chủ yếu là hoang tưởng chiếm tỷ lệ 68,2%, ảo giác là 72,7%, trầm cảm chiếm 23,8% và
15% trầm cảm trong thời gian 3 năm sau khi sử dụng ATS. Những người trầm cảm
thường có hành vi tự sát gây rất nhiều khó khăn cho cơ sở cai nghiện. 
Đánh giá về công tác cai nghiện thời gian qua, ông Nguyễn Xuân Lập - Cục
trưởng Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội cho biết, đến nay tổng số người đang được điều trị
cai nghiện tại các cơ sở là 34.620 học viên. Đến tháng 6/2018, cả nước còn 120 cơ sở cai
nghiện.

Đặc biệt là sự gia tăng các loại ma túy tổng hợp đang nhanh chóng lan rộng trong
giới trẻ đặc biệt là ở khu vực thành thị. Chúng được rao bán lén lút các vũ trường, quán
bar, karaoke mà người sử dụng ở lứa tuổi thanh thiếu niên đang trở thành hiểm họa khôn
lường. Trong khi đó các đường dây buôn bán ma túy xuyên quốc gia, liên tỉnh cũng như
mạng lưới bán lẻ ma túy, tổ chức sử dụng ma túy vẫn chưa bị triệt phá, xóa bỏ cơ bản.
- Điều đáng lo ngại là người nghiện ma tuý có độ tuổi ngày càng trẻ (dưới 18 tuổi
chiếm 4,5%, dưới 30 tuổi là 68,3% và 80% ở độ tuổi lao động).
Theo ThS Phạm Thư - phó chủ tịch hội đồng khoa học Viện Kiểm sát nhân dân
TP.HCM điều đáng lo lắng lớn, cần được quan tâm nhất hiện nay trong cuộc “chiến đấu”
với tệ nạn ma túy hiện nay và là tuổi người nghiện ma túy đang trẻ dần. Số bị nghiện ma
túy thường ở lứa tuổi 18-25, chiếm đến hơn 57% số người nghiện.
- Đối tượng không chỉ tập chung ở nhóm các người có trình độ thấp, không nghề
nghiệp, có tiền án tiền sự... mà còn lan sang cả những đối tượng có trình độ học vấn cao,
công việc ổn định và kinh tế khá giả. Đáng chú ý, trong số đối tượng nghiện có cả học
sinh, sinh viên; cán bộ, công nhân viên lao động.
Một bộ phận không nhỏ người lao động trong các ngành nghề phân tán, địa bàn
xa xôi hẻo lánh đã bị lôi cuốn vào tệ nạn ma túy. Số CNVC-LĐ nhiễm HIV/AIDS lên tới
gần 1.000 người. Đặc biệt, trong ngành xây dựng, giao thông vận tải, số lao động làm việc
xa gia đình rất đông, nguy cơ nhiễm HIV/AIDS cao.
- Sau 6 năm triển khai thực hiện Luật Phòng chống ma tuý, hệ thống Trung tâm
Chữa bệnh Giáo dục- Lao động xã hội được đầu tư mở rộng hoặc nâng cấp từ 5 trung tâm
(trước năm 2001 lên) 87 trung tâm với tổng công xuất tăng gần gấp 6 lần. Đến nay, trên
cả nước đã tiếp nhận và cai nghiện cho 160,33% số người có hồ sơ quản lý. Tuy nhiên, tỷ
lệ tái nghiện vẫn ở mức cao trên 80%.
Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Lê Bạch Hồng khẳng định tính bền vững của công tác
cai nghiện phục hồi chưa cao. Mỗi năm có 50.000 đến 60.000 lượt người được tổ chức cai
nghiện dưới nhiều hình thức, nhưng mới chỉ chiếm hơn 30% số người nghiện có hồ sơ
quản lý
Trong thời gian tới, các cơ quan chức năng sẽ tiến hành quy hoạch đầu tư mở
rộng quy mô các trung tâm cai nghiện, để phấn đấu nâng tổng năng lực các cơ sở cai
nghiện cả nước lên từ 80.000-85.000 người đến 2010.
2.2. Con đường, nguyên nhân và động cơ sử dụng ma túy
Nghiện ma túy thường là kết quả hội tụ của 3 yếu tố:
- Sản phẩm ma túy
Do lợi nhuận cao việc buôn bán chất ma túy phi pháp khó kiểm soát được, do đó
người nghiện dễ dàng tìm được chất ma túy, nhất là ở các thành phố lớn.
- Môi trường gia đình, xã hội
+ Nghiện ma túy thường gặp ở người trẻ tuổi
+ Trong số những người nghiện ma túy thường bị trầm cảm hoặc có những sang
chấn tâm lý trường diễn hay cấp diễn.
VD: Bất hòa với mọi người trong gia đình và xã hội, sống xa sự kiểm soát của
cha mẹ, bố mẹ nghiện ngập, vợ chồng bất hòa, ly dị, mồ côi cha hoặc mẹ, hoặc gia đình
có người phạm pháp, tù đày, bị phá sản...

Theo Chi cục phòng chống tệ nạn xã hội thành phố Hồ Chí Minh, có 7 loại “gia
đình nguy cơ” là nạn nhân của ma túy: gia đình đổ vỡ (bỏ nhau, mồ côi cha mẹ, con cái
bơ vơ), gia đình quyền chức, giàu có (con cái bị kẻ xấu lợi dụng), gia đình trải qua tai nạn
bất ngờ (bị hỏa hoạn, thiên tai, bị cướp bóc), gia đình hay xung đột, bất hòa, gia đình có tệ
nạn xã hội (trộm cướp, cờ bạc), gia đình quá nuông chiều con cái, gia đình quá nghèo
(con cái bỏ nhà đi lang thang để kiếm ăn, dễ bị sa ngã).

+ Tò mò, bắt chước, bị lôi cuốn, muốn tìm cảm giác lạ ở thanh thiếu niên, khuynh
hướng tụ tập thành băng nhóm. Thiếu sự giáo dục của gia đình và xã hội.
+ Tìm kiếm một giá trị tinh thần mới, phủ định những giá trị đạo đức sẵn có.
+ Do không dám đương đầu với thực tế, người nghiện dễ đến với thế giới của ma
túy.
+ Môi trường y tế thiếu sự kiểm soát, lạm dụng các thuốc gây nghiện trong y học.
- Nhân cách của người nghiện ma túy
Không có một loại nhân cách đặc biệt của người nghiện. Tuy nhiên người nghiện
là những người thường có những nét tính cách đặc biệt.
+ Nhân cách dạng chống đối xã hội, phạm pháp
+ Nhân cách dạng phân biệt
+ Nhân cách bệnh suy nhược, không ổn định.
+ Biến đổi nhân cách do các bệnh cơ thể kéo dài, các bệnh lọa thần mãn tính,
động kinh tâm thần, di chứng chấn thương sọ não, tâm thần phân liệt, trầm cảm....
Đó là những loại nhân cách khi có các yếu tố thuận lợi người bệnh dễ sử dụng các
chất ma túy do thiếu sự kiềm chế của bản thân.
2.3. Tác hại của nghiện hút ma túy
Nghiện hút ma túy gây ra hậu quả nặng nề cho mỗi cá nhân, gia đình và xã hội, vì
ma túy đã làm suy kiệt sức khỏe của con người, góp phần làm gia tăng đại dịch HIV-
AIDS, làm gia tăng tội phạm, gây mất trật tự an ninh xã hội, phá hoại hạnh phúc gia đình.
2.3.1. Tác hại đối với bản thân người nghiện
Nghiên cứu về ảnh hưởng của ma túy đối với sức khỏe của con người, nhiều nhà
nghiên cứu đã khẳng định ma túy là nguyên nhân húy hoại sức khỏe con người, dẫn đến
các bệnh tật. Các chất ma tuý tác động gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thông qua tác
động đến đường hô hấp, hệ tim mạch, hệ thần kinh, hệ sinh dục.
- Ma túy phá hoại thể xác và nhân cách người nghiện. Khi ma tuý tác động vào sự
sống của con người thì cực kỳ nguy hiểm, các chất ma tuý tác dụng trực tiếp đến tế bào
thần kinh trung ương. Đầu tiên là ức chế vỏ não, sau đến hành tuỷ cuối cùng là tuỷ sống.
Ma túy gây ra rối loạn sinh lý, tàn phá, huỷ hoại cơ thể người nghiện qua các triệu chứng
đã được thống kê như: Gây rối loạn toàn thân, suy nhược, rối loạn về tiêu hoá, chán ăn,
nôn hoặc buồn nôn, đi ỉa, táo bón xen kẽ, đau bụng, rối loạn đình dưỡng phù, rối loạn tuần
hoàn, tim bị loạn nhịp, huyết áp tăng giảm đột ngột.
Các chất ma tuý làm đảo lộn sự hưng phấn của trung tâm hô hấp, giảm tiết dịch
tiêu hoá. Nghiện nặng có thể dẫn đến lao phổi, suy tim, suy thận, rối loạn tâm thần và
hàng loạt các loại bệnh tật khác.
- Đối với hệ hô hấp:
Các chất ma túy kích thích hô hấp, gây tăng tần số thở trong thời gian ngắn, sau
đó sẽ gây ức chế hô hấp nhất là dùng quá liều. Nhiều trường hợp ngưng thở không cấp
cứu kịp thời sẽ dẫn đến tử vong. Trong năm 2001 đã có trên 800 người chết vì sử dụng
ma túy.
Một số trường hợp sử dụng côcain có thể bị phủ phổi cấp, tràn khí màng phổi,
tràn khí trung thất, xuất huyết phế nang, nên tiểu phế quản tắc nghẽn, viêm phổi, lên cơn
hen phế quản...một số trường hợp dẫn đến ung thư phổi.
Thuốc dạng hít dễ gây hỏng niêm mạc mũi.
Thuốc dạng hút làm suy yếu phổi nên dễ mắc các bệnh nhiễm trùng ở phổi và
đường thở.
- Đối với hệ tim mạch:
Các chất ma tuý làm tăng nhịp tim ảnh hưởng trực tiếp lên tim, gây co thắt mạch
vành, tạo nên cơn đau thắt ngực, có thể gây nhồi máu cơ tim. Chất ma túy cũng gây nên
tình trạng co mạch, làm tăng huyết áp, có người sau khi hút thử vài hơi cần sa đã bị nhổi
máu cơ tim, gây tai biến.
- Đối với hệ thần kinh:
Sử dụng ma tuý giai đoạn đầu có thể gây hưng phấn, lệ thuộc thuốc ... sau đó sẽ
xảy ra những tai biến như co giật, xuất huyết, đột quỵ... tinh thần luôn căng thẳng đối phó
với ma túy.
Trung bình tác dụng của của sử dụng ma túy là 3 giờ, thời gian bán hủy vài giờ
nên cơ thể đòi hỏi tiếp tục sử dụng. Thần kinh luôn căng thẳng, giấc ngủ hay giật mình,
rối loạn tâm thần, rối loạn hô hấp, tim mạch, chết đột ngột do quá liều.
Ma túy gây rối loạn chức năng thần kinh vào cơ thể, nó tác động ngay lên hệ thần
kinh trung ương, gây ra xung động kích thích hoặc ức chế ở trung khu của bán cầu đại
não, gây rối loạn các phản xạ thần kinh như: Chóng mặt, nhức đầu, run chân tay, co giật
cơ.
- Đối với hệ sinh dục:
Khi mới nghiện, tình dục bị kích thích nên sẽ có quan hệ buông thả. Khi nghiện
đã lâu hầu hết người nghiện ma túy khả năng tình dục giảm rõ rệt, và điều này còn tồn tại
sau khi ngưng dùng thuốc một thời gian dài. Nam giới dùng ma tuý lâu sẽ bị chứng vú to
và bất lực, phụ nữ có thể bị rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, tăng tiết sữa bất thường, hư thai,
sinh non, sinh con nghiện bẩm sinh và vô sinh.
Ma túy còn gây tác hại lâu dài cho con cái, nòi giống: các chất ma túy ảnh hưởng
đến hệ thống hoóc môn sinh sản, làm giảm hoạt năng sinh dục, ảnh hưởng đến quá trình
phân bào hình thành các giao tử, tạo cơ hội cho các gien độc có điều kiện hoạt hóa, dẫn
tới suy yếu nòi giống.
- Người nghiện ma túy, nhất là heroin dễ mắc các bệnh gan, thận: ma túy làm cho
gan thận giảm sút bài tiết chất độc. Các chất độc tích luỹ, đọng lại trong cơ thể, dẫn đến
áp-xe gan, suy thận, gây ra phù dễ đến tử vong.
- Đặc biệt những người tiêm chích ma túy thì sẽ tiêm chích chung kim ống không
khử trùng, đưa tới việc bị nhiễm trùng: viêm gan siêu vi, sốt rét, tắc tĩnh mạch, HIV/
AIDS.
- Thuốc dạng tiêm chích dễ gây nhiễm trùng nơi tiêm, nhiễm trùng huyết và sốc
dẫn đến chết người. Người nghiện dễ chết vì dùng quá liều hoặc do cơ thể suy kiệt, nhiễm
trùng.
Ngoài ra, người dùng ma túy còn bị những tác hại như huỷ hoại tế bào gan, ảo
thính, ảo thị...
- Các bệnh về da
Ma túy cũng gây ra rối loạn cảm giác ở người nghiện, làm cho người nghiện sợ
nước, sợ gió, ngại tắm… gây nên mắc bệnh ngoài da.
- Người nghiện ma túy thẫn thờ chậm chạp, u sầu, trí nhớ kém dẫn đến kém thông
minh, đần độn, hay quên, mất đi cái cảm giác khó chịu bình thường, không thấy rằng
mình bẩn do ngại tắm sợ nước, sợ gió.
- Người nghiện ma túy bị suy giảm khả năng chống đỡ bệnh tật, thường mắc các
bệnh nhiễm khuẩn kèm theo như ghẻ lở, hắc lào, giang mai, lậu, lao…
2.3.2.Hậu quả/tác hại đối với gia đình người nghiện
+ Gia đình có người mắc nghiện ma túy (là chồng, vợ, con cháu…) phải gánh
chịu ngày càng nhiều nỗi bất hạnh dẫn đến: người nghiện không chịu học hành, làm lụng,
không làm ra của cải, lại phải chi ngày càng nhiều tiền để mua ma túy với liều lượng ngày
càng cao, dẫn tới gia đình khánh kiệt. Ở thành phố có chuyện “nhà lầu tan trong ống tiêm
chích”, ở miền núi có chuyện “con trâu chui qua cái tẩu hút thuốc phiện”. Chuyện tưởng
như đùa, nhưng lại mô tả sâu sắc bằng hình tượng của cải trong nhà phải bán đi để mua
ma túy. Nhiều người nghiện bán dần tài sản trong nhà, bán cả nhà, đất để mua ma túy, để
rồi lang thang ăn mày, ăn xin.
+ Tệ nạn nghiện ma túy phá vỡ hạnh phúc của hàng vạn gia đình. Nhiều người
nghiện ma túy đánh đập vợ con, chém giết bố mẹ, ông bà để đòi tiền hút chích ma tuý,
bán hết tài sản, thậm chí bán cả nhà ở để có tiền sử dụng ma túy, nhiều trẻ em phải bỏ học
đi lang thang, nhiều bà vợ phải bỏ chồng vì trong gia đình có người chồng nghiện ma túy
+ Sự bất hòa thường xuyên xảy ra giữa những người nghiện ma túy với các thành
viên trong gia đình do mâu thuẫn về lối sống, thái độ cư xử, túng quẫn về kinh tế, làm cho
tình cảm gia đình tổn thất, hạnh phúc gia đình tan vỡ, vợ chồng ly hôn, thanh danh gia
đình hoen ố. Trong cuộc sống gia đình, giữa người nghiện và người không nghiện luôn
nảy sinh mâu thuẩn khó có thể điều hòa được; tâm lý nghi kỵ, mất niềm tin,... của các
thanh viên trong gia đình, họ hàng với người nghiện luôn luôn thường trực.
2.3.3. Hậu quả/Tác hại về kinh tế:
Hàng chục vạn người có sức lao động, thậm chí đang lao động tốt, tài năng đang
nở rộ nhưng vướng vào nghiện ma túy đã trở thành những “kẻ ăn bám”, lại còn “đốt” đi
không biết bao nhiêu tiền của. Đó là chưa kể số tiền lớn Nhà nước, nhân dân và gia đình
phải chi phí cho việc chữa chạy, cai nghiện, cũng như chưa tính được thiệt hại của cải
công dân, tài sản Nhà nước bị ăn cắp, cướp giật, phá hoại do các đối tượng nghiện ma túy
gây ra..
+ Nghiện ma tuý gây thiệt hại lớn về kinh tế cho đất nước. Với trên 100.000
người nghiện hàng ngày dùng nhiều loại chất ma túy khác nhau có loại như hêroin:
100.000đồng/liều, có loại 30.000 đồng đến 70.000 đồng/liều, có người nghiện phải dùng 3
lần 1 ngày, mỗi năm số người nghiện sẽ tiêu phí hết trên 2.000 tỷ đồng.
Năm 2014, toàn thế giới có gần 250 triệu người nghiện ma tuý trong độ tuổi từ 15
– 64 sử dụng ít nhất là một loại ma túy, tăng con số kỉ lục 29 triệu so với con số 27 triệu
người trong báo cáo trước đó 4 năm. Với tình trạng như vậy, số người nghiện ma tuý toàn
thế giới hàng năm đã đốt hàng chục tỷ USD
+ Tệ nạn nghiện ma túy đã làm cho Nhà nước hàng năm phải dành một khoảng
ngân sách lớn cho công tác phòng chống ma túy đó là:
 Chi phí cho công tác tuyên truyền giáo dục phòng chống ma túy.
 Chi phí cho công tác vận động xóa bỏ cây thuốc phiện, cần sa.
 Chi phí cho công tác tổ chức cai nghiện tại cộng đồng, xây dựng và quản lý
các trung tâm cai nghiện.
 Chi phí cho hoạt động kiểm soát ma túy ở biên giới, điều tra truy tố, xét xử
tội phạm về ma túy.
 Chi phí cho các hoạt động hợp tác quốc tế trong công tác phòng chống ma
túy.
 Chi phí về giam giữ cải tạo số người phạm tội về ma tuý.
+ Tệ nạn nghiện ma túy ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.
Để có tiền sử dụng ma túy hàng vạn người nghiện đã phạm tội trộm cắp, cướp của, giết
người, buôn bán ma túy... Qua thống kê được biết 70% số vụ phạm tội hàng năm là do
người nghiện ma tuý gây ra hoặc có liên quan đến ma túy. Trong số những người bị bắt
hàng năm vì phạm tội, có từ 30 đến 50% số người phạm tội về ma tuý, năm 2014, số
người phạm tội về ma túy chiếm trên 70% số người phạm tội. Tội phạm và ma tuý gắn bó
chặt chẽ và là mảnh đất tốt để tham nhũng, cờ bạc, nghiện rượu, mại dâm... phát triển.
2.3.4. Tác hại/hậu quả về mặt xã hội:
+ Tệ nạn nghiện ma túy làm gia tăng số người bị nhiễm HIV/AIDS. Khi "phê"
thuốc, người nghiện thường mất tự chủ và dễ có quan hệ tình dục không an toàn, dẫn tới
mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS.
III. CAI NGHIỆN MA TÚY
3.1. Quy định về cai nghiện ma túy trong văn bản luật
3.1.1. Quy định trong Luật Phòng, chống ma túy về cai nghiện ma túy.

Chương IV
CAI NGHIỆN MA TÚY
Điều 25. Nhà nước có chính sách khuyến khích việc tự nguyện cai nghiện ma túy;
áp dụng chế độ cai nghiện đối với người nghiện ma túy; tổ chức các cơ sở cai nghiện ma
túy bắt buộc và khuyến khích cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức thực hiện các hình thức
cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng; khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và
nước ngoài hỗ trợ các hoạt động cai nghiện ma túy.
Điều 26.
1. Người nghiện ma túy có trách nhiệm:
a) Tự khai báo về tình trạng nghiện ma túy của mình với cơ quan, tổ chức nơi làm
việc hoặc chính quyền cơ sở nơi cư trú và tự đăng ký hình thức cai nghiện;
b) Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về cai nghiện ma túy.
2. Gia đình có người nghiện ma túy có trách nhiệm:
a) Báo cho chính quyền cơ sở về người nghiện ma túy trong gia đình mình và tình
trạng nghiện của người đó;
b) Giúp người nghiện ma túy cai nghiện tại gia đình theo sự hướng dẫn, giám sát
của cán bộ y tế và chính quyền cơ sở;
c) Theo dõi, giám sát, phòng ngừa, ngăn chặn người nghiện sử dụng trái phép
chất ma túy hoặc có hành vi gây mất trật tự, an toàn xã hội;
d) Hỗ trợ cơ quan có thẩm quyền đưa người nghiện ma túy vào cơ sở cai nghiện
và đóng góp kinh phí cai nghiện theo quy định của pháp luật.
Điều 27. Các hình thức cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng được áp dụng
đối với tất cả người nghiện ma túy. Các cơ quan, tổ chức ở địa phương có trách nhiệm hỗ
trợ, kiểm tra, giám sát hoạt động cai nghiện tại gia đình và cộng đồng.
Chính phủ quy định cụ thể về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng
đồng.
Điều 28.
1. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã được cai nghiện tại gia đình, cộng
đồng hoặc đã được giáo dục nhiều lần tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc
không có nơi cơ trú nhất định phải được đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
2. Việc đưa người nghiện ma túy vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được thực hiện
theo quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Thời hạn cai nghiện ma túy tại cơ sở cai nghiện bắt buộc từ một năm đến hai năm.
3. Người nghiện ma túy tự nguyện làm đơn xin cai nghiện thì được nhận vào cai
nghiện tại cơ sở cai nghiện bắt buộc và không bị coi là bị xử lý vi phạm hành chính.
4. Tổ chức và hoạt động của cơ sở cai nghiện bắt buộc, chế độ cai nghiện bắt
buộc, thủ tục đưa người nghiện ma túy quy định tại khoản 1 Điều này vào cơ sở cai
nghiện bắt buộc được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Điều 29.
1. Người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi đã được cai nghiện tại gia
đình, cộng đồng hoặc đã được giáo dục nhiều lần tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn
nghiện hoặc không có nơi cư trú nhất định thì được đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
dành riêng cho họ.
2. Người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi tự nguyện hoặc được gia
đình làm đơn xin cai nghiện thì được nhận vào cai nghiện tại cơ sở cai nghiện bắt buộc
dành riêng cho họ.
3. Việc cai nghiện ma túy đối với người nghiện ma túy quy định tại khoản 1 và
khoản 2 Điều này không coi là việc xử lý vi phạm hành chính.
4. Tổ chức và hoạt động của cơ sở cai nghiện bắt buộc, thẩm quyền, thời gian,
chế độ cai nghiện, thủ tục đưa người nghiện ma túy quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều
này vào cơ sở cai nghiện bắt buộc do Chính phủ quy định.
Điều 30. Trong thời gian cai nghiện bắt buộc, người nghiện ma túy có trách
nhiệm:
1. Tuân thủ nội quy và chịu sự quản lý, giáo dục của cơ sở cai nghiện bắt buộc;
2. Lao động, học tập, chữa bệnh để cai nghiện và góp phần đảm bảo đời sống
trong thời gian cai nghiện.
Điều 31. Nhà nước áp dụng phương pháp cai nghiện thích hợp đối với người
nghiện ma tuý là người bị tạm giam, phạm nhân, trại viên của cơ sở giáo dục, học sinh
của trường giáo dưỡng. Cơ quan quản lý các cơ sở này phối hợp chặt chẽ với cơ quan y tế
địa phương để thực hiện quy định này.
Điều 32.
1. Trong cơ sở cai nghiện, những người nghiện ma tuý say đây phải được bố trí
vào các khu vực tách riêng với những người nghiện ma tuý khác để quản lý và chữa bệnh:
a) Người chưa thành niên;
b) Phụ nữ;
c) Người có bệnh truyền nhiễm nguy hiểm;
d) Người đã cai nghiện nhiều lần hoặc có hành vi gây rối trật tự.
2. Cơ sở cai nghiện ma tuý có trách nhiệm thực hiện đúng phương pháp cai
nghiện đã được cơ quan có thẩm quyền duyệt; tổ chức lao động, học tập, chữa bệnh cho
người cai nghiện ma tuý.
3. Người đứng đầu cơ sở cai nghiện ma tuý được quyết định áp dụng các biện
pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật để quản lý chặt chẽ, giáo dục, chữa bệnh cho
người cai nghiện và yêu cầu chính quyền địa phương, lực lượng vũ trang nhân dân giúp
đỡ khi cần thiết.
Chính quyền địa phương, lực lượng vũ trang nhân dân có trách nhiệm phối hợp
thực hiện các biện pháp bảo vệ cơ sở cai nghiện ma tuý và hỗ trợ cán bộ, công chức, nhân
viên tại các cơ sở này khi có yêu cầu.
4. Cơ sở cai nghiện ma tuý phải tôn trọng danh dự, nhân phẩm, tính mạng, sức
khoẻ, tài sản của người cai nghiện ma tuý.
Điều 33. Người đã cai nghiện ma tuý được chính quyền cơ sở, gia đình và các tổ
chức tiếp nhận, tạo điều kiện học nghề, tìm việc làm, vay vốn, tham gia các hoạt động xã
hội để hoà nhập cộng đồng.
Cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức có liên quan có trách nhiệm hỗ trợ chính
quyền cơ sở trong việc quản lý, giáo dục, giám sát, phòng, chống tái nghiện cho người đã
cai nghiện ma túy.
Điều 34. Uỷ ban nhân dân các cấp nơi có người nghiện ma túy có trách nhiệm lập
kế hoạch tổ chức cai nghiện và phòng, chống tái nghiện ma túy tại địa phương; chỉ đạo cơ
quan lao động - thương binh và xã hội chủ trì phối hợp với cơ quan công an, y tế, giáo dục
và đào tạo cùng cấp và các cơ quan, tổ chức có liên quan tổ chức cai nghiện ma túy, quản
lý, giáo dục người nghiện ma túy và người đã cai nghiện ma túy; hỗ trợ, tạo điều kiện cho
người đã cai nghiện ma túy hòa nhập cộng đồng.
Điều 35.
1. Kinh phí để xây dựng cơ sở vật chất, tổ chức cai nghiện bắt buộc và thực hiện
các hoạt động quy định tại Điều 31 và Điều 34 của Luật này gồm:
a) Ngân sách nhà nước;
b) Đóng góp của người cai nghiện và gia đình;
c) Các nguồn tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước.
2. Người nghiện ma túy, vợ hoặc chồng của người nghiện ma túy, cha, mẹ của
người chưa thành niên nghiện ma túy có trách nhiệm đóng góp kinh phí cai nghiện theo
quy định của Chính phủ; trường hợp có hoàn cảnh khó khăn thì được xét giảm hoặc miễn
đóng góp kinh phí cai nghiện.
3. Cơ sở cai nghiện ma túy được tiếp nhận các khoản đóng góp, tài trợ của cá
nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài để cai nghiện
cho người nghiện ma túy và phải quản lý, sử dụng các khoản đóng góp, tài trợ đó theo
quy định của pháp luật.

3.1.2. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống ma túy của
QH khóa XII, kỳ họp thứ b3, số 16/2008/QH12 ngày 03 tháng 6 năm 2008

2. Điều 25 được sửa đổi, bổ sung như sau:


Điều 25
Chính sách của Nhà nước về cai nghiện ma túy bao gồm:
1. Áp dụng chế độ cai nghiện đối với người nghiện ma túy, khuyến khích người
nghiện ma túy tự nguyện cai nghiện;
2. Tổ chức cơ sở cai nghiện ma tuý bắt buộc;
3. Khuyến khích cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức thực hiện việc cai nghiện tự
nguyện cho người nghiện ma túy, hỗ trợ hoạt động cai nghiện ma tuý, quản lý sau cai
nghiện và phòng, chống tái nghiện ma túy; nghiên cứu, sản xuất, ứng dụng thuốc và
phương pháp cai nghiện ma túy;
4. Hỗ trợ kinh phí thực hiện cai nghiện ma túy, quản lý sau cai nghiện và phòng,
chống tái nghiện ma túy;
5. Tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài hỗ trợ, đầu tư vào
hoạt động cai nghiện ma tuý, quản lý sau cai nghiện và phòng, chống tái nghiện ma tuý
được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật."
3. Điều 26 được sửa đổi, bổ sung như sau:
Điều 26
1. Người nghiện ma túy có trách nhiệm:
a) Tự khai báo về tình trạng nghiện ma túy của mình với cơ quan, tổ chức nơi làm
việc hoặc Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) nơi cư trú
và tự đăng ký hình thức cai nghiện ma túy;
b) Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về cai nghiện ma túy.
2. Gia đình người nghiện ma túy có trách nhiệm:
a) Khai báo với Ủy ban nhân dân cấp xã về người nghiện ma tuý trong gia đình
mình và đăng ký hình thức cai nghiện cho người đó;
b) Động viên, giúp đỡ và quản lý người nghiện ma túy cai nghiện tại gia đình, cai
nghiện ma túy tại cộng đồng theo sự hướng dẫn, giám sát của cán bộ y tế và Ủy ban nhân
dân cấp xã;
c) Theo dõi, giám sát, phòng ngừa, ngăn chặn người nghiện sử dụng trái phép
chất ma tuý hoặc có hành vi gây mất trật tự, an toàn xã hội;
d) Hỗ trợ cơ quan có thẩm quyền đưa người nghiện ma tuý vào cơ sở cai nghiện
và đóng góp kinh phí cai nghiện theo quy định của pháp luật.
3. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức cho người nghiện ma túy, gia
đình người nghiện ma túy khai báo về tình trạng nghiện ma tuý và đăng ký hình thức cai
nghiện."
4. Bổ sung Điều 26a vào sau Điều 26 như sau:
"Điều 26a
1. Các biện pháp cai nghiện ma tuý bao gồm:
a) Cai nghiện ma túy tự nguyện;
b) Cai nghiện ma túy bắt buộc.
2. Các hình thức cai nghiện ma tuý bao gồm:
a) Cai nghiện ma túy tại gia đình;
b) Cai nghiện ma túy tại cộng đồng;
c) Cai nghiện ma túy tại cơ sở cai nghiện.”
5. Điều 27 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 27
1. Hình thức cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng được
áp dụng đối với người tự nguyện cai nghiện, trừ trường hợp người nghiện ma túy tự
nguyện cai nghiện tại cơ sở cai nghiện
Trường hợp người nghiện ma túy không tự nguyện cai nghiện thì áp dụng biện
pháp cai nghiện ma túy bắt buộc tại cộng đồng theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp xã.
2. Thời hạn cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng từ sáu
tháng đến mười hai tháng.
3. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức cai nghiện ma túy tại cộng
đồng, hướng dẫn, hỗ trợ cai nghiện ma túy tại gia đình.
4. Chính phủ quy định cụ thể về tổ chức cai nghiện ma tuý tại gia đình, cai nghiện
ma túy tại cộng đồng và trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp cai nghiện ma túy bắt buộc tại
cộng đồng."
6. Điều 31 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 31
1. Nhà nước áp dụng phương pháp cai nghiện thích hợp đối với người nghiện ma
túy là người bị tạm giam, phạm nhân, trại viên của cơ sở giáo dục, học sinh của trường
giáo dưỡng. Cơ quan quản lý các cơ sở này phối hợp chặt chẽ với cơ quan y tế địa phương
để thực hiện quy định này.

2. Giám thị trại giam, giám thị trại tạm giam, giám đốc cơ sở giáo dục, hiệu trưởng trường
giáo dưỡng phải thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã về việc cai nghiện ma tuý của
người nghiện ma tuý quy định tại khoản 1 Điều này khi họ trở về nơi cư trú.”
7. Bổ sung Điều 32a vào sau Điều 32 như sau:
"Điều 32a
Người đang cai nghiện ma tuý bắt buộc tại cơ sở cai nghiện mà phạm tội, nếu thời
gian bị phạt tù ít hơn thời gian cai nghiện ma túy thì sau khi chấp hành xong hình phạt tù
phải tiếp tục cai nghiện ma túy tại cơ sở cai nghiện bắt buộc; trường hợp phải chấp hành
hình phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù nhưng cho hưởng án treo thì vẫn phải thực
hiện cai nghiện ma túy tại cơ sở cai nghiện bắt buộc."
8. Điều 33 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 33
1. Người nghiện ma túy sau khi chấp hành xong thời gian cai nghiện ma túy bắt
buộc tại cơ sở cai nghiện phải chịu sự quản lý sau cai nghiện từ một năm đến hai năm
theo một trong hai hình thức sau đây:
a) Quản lý tại nơi cư trú do Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện đối với người
không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
b) Quản lý tại cơ sở quản lý sau cai nghiện đối với người có nguy cơ tái nghiện
cao.
2. Nội dung quản lý sau cai nghiện bao gồm:a) Quản lý, hướng dẫn, giúp đỡ
phòng, chống tái nghiện; hỗ trợ học nghề, tìm việc làm và tham gia các hoạt động xã hội
để hoà nhập cộng đồng đối với người được quản lý tại nơi cư trú
b) Quản lý, tư vấn, giáo dục, dạy nghề, lao động sản xuất và chuẩn bị tái hòa nhập
cộng đồng đối với người được quản lý tại cơ sở quản lý sau cai nghiện.
3. Người được quản lý tại cơ sở quản lý sau cai nghiện tham gia lao động sản xuất
được hưởng thành quả lao động của mình theo quy định của Chính phủ.
4. Người đang được quản lý tại cơ sở quản lý sau cai nghiện mà bỏ trốn thì người
đứng đầu cơ sở ra quyết định truy tìm; cơ quan công an có trách nhiệm phối hợp với cơ sở
quản lý sau cai nghiện trong việc truy tìm để đưa người đó trở lại cơ sở thực hiện tiếp thời
gian còn lại.
5. Cơ sở quản lý sau cai nghiện phải tôn trọng danh dự, nhân phẩm, tính mạng,
sức khỏe, tài sản của người được quản lý sau cai nghiện.
6. Người đã hoàn thành thời gian quản lý sau cai nghiện theo quy định tại điểm b
khoản 1 Điều này được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú, gia đình tiếp nhận, tạo điều
kiện học nghề, tìm việc làm, vay vốn, tham gia các hoạt động xã hội để hoà nhập cộng
đồng, giúp đỡ phòng, chống tái nghiện.
7. Chính phủ quy định cụ thể tiêu chí xác định đối tượng có nguy cơ tái nghiện
cao quy định tại điểm b khoản 1 Điều này; thẩm quyền quyết định, trình tự, thủ tục đưa
vào cơ sở quản lý sau cai nghiện; chế độ quản lý và chính sách hỗ trợ cho người sau cai
nghiện; tổ chức và hoạt động của cơ sở quản lý sau cai nghiện.”

3.2. Các hình thức cai nghiện ma túy hiện nay


Việc cai nghiện ma túy ở nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới được tổ chức
bằng các hình thức như: cai nghiện tại gia đình, tại cộng đồng dân cư và tại các trung tâm
cai nghiện của nhà nước (cấp huyện, cấp tỉnh).
- Cai nghiện tại gia đình: Hình thức này phải có được sự giám sát, theo dõi của
chính quyền, các đoàn thể địa phương và sự giúp đỡ của các bác sĩ cũng như các trung
tâm cai nghiện. Với hình thức này, người cai nghiện được gia đình chủ động quan tâm,
chăm sóc, nuôi dưỡng tại gia đình theo điều kiện bình thường.
- Cai nghiện tại cộng đồng: Hình thức cai nghiện này do chính quyền, công an và
các đoàn thể phối hợp với gia đình tập trung một số đối tượng nghiện ma túy để tiến hành
cai cắt cơn nghiện và quản lý tại địa bàn dân cư. Hình thức này có thuận lợi là người
nghiện luôn được gần gũi với gia đình và được gia đình cùng với chính quyền địa phương
động viên, khuyến khích trong quá trình cai nghiện. Đồng thời, phát huy được nguồn lực
tại chỗ của gia đình và địa phương, giúp cho việc cai nghiện có hiệu quả.
- Cai nghiện tại các trung tâm: Thời gian qua, đây là hình thức cai nghiện bắt
buộc tại các trung tâm được quản lý chặt chẽ. Hình thức cai nghiện này tạo điều kiện cho
người nghiện thoát khỏi môi trường ma túy cũng như sự lôi kéo của những người đang sử
dụng ma túy. Người nghiện có điều kiện cai theo đúng phác đồ điều trị của thày thuốc.
Các trung tâm được trang bị cơ sở vật chất tạo điều kiện cho việc cai nghiện có hiệu quả.
Mặt khác, cai nghiện tại các trung tâm, người nghiện còn có điều kiện để lao động sản
xuất và học nghề giúp sau này tái hòa nhập cộng đồng, ổn định cuộc sống thuận lợi.
3.3. Một số phương pháp cai nghiện ma túy ở nước ta
Các giai đoạn cai nghiện ma túy: Cai nghiện ma túy ở nước ta thường được chia
làm ba giai đoạn chính là: cai cắt cơn, phục hồi chức năng cơ thể và đề phòng tái nghiện
trở lại.
Một số phương pháp cai nghiện:
* Phương pháp không dùng thuốc:
- Phương pháp không dùng thuốc (cai khan): Phương pháp này buộc người
nghiện ma túy phải cách ly ma túy bằng cách phải cách ly họ để họ không dùng thuốc.
Phương pháp cai khan thường được áp dụng đối với những người mới mắc nghiện, nghiện
chưa nặng và có quyết tâm cai nghiện; Phương pháp này một số nước đã áp dụng có kết
quả tốt. Người nghiện được đưa vào các trung tâm cai nghiện và bắt buộc lao động nặng
cưỡng bức với "kỷ luật sắt". Và học luân lý, đạo đức trong 2-3 năm đã giúp người nghiện
trở lại trạng thái cơ thể bình thường, tái hoà nhập cộng đồng. Đây là một trong những
phương pháp cai nghiện đạt hiệu quả cao trên thế giới hiện nay.
- Phương pháp giải độc: Là phương pháp điều trị loại bỏ dần chất độc tố của ma
tuý ra khỏi cơ thể như: lọc máu, dùng phẫu thuật để lấy bỏ các vùng não chịu kích thích
của chất ma tuý... Ở Việt Nam, đã sử dụng phương pháp xông hơi kết hợp với uống thuốc
nam và cho kết quả khách quan.
- Phẫu thuật sọ não: Viện hàn lâm Y học Nga đã công bố thành tựu nghiên cứu
này do GS. Natalia Béchtêrêva và học trò của bà thực hiện. Trong số 34 người nghiện đã
phẫu thuật có 27 người (chiếm 80%) không trở lại với ma túy.
Phương pháp trị liệu
- Phương pháp cai nghiện bằng cách luyện tập, thư giãn và tự ám thị, kết hợp
châm cứu hoặc châm cứu đơn thuần. Phương pháp này nhằm giúp cho cơ thể tiết ra chất
morphin nội sinh và vượt qua cơn nghiện lúc đầu và cho đến khi khỏi hẳn.
- Trị liệu cộng đoàn: Sau khi người nghiện đã được dùng thuốc cắt cơn nghiện,
giải độc, họ sẽ được giáo dục trong một cộng đoàn nhỏ như gia đình, lớp học, tổ, đội...
Bản chất của phương pháp này là tổ chức những người nghiện ma túy thành các "gia
đình" nhỏ, có người phụ trách và quản lý, kiểm tra chặt chẽ.
- Chương trình thanh tẩy hay là các biện pháp giải độc phạm vi rộng. Công
trình này do một nhà khoa học người Mỹ là L.Ron Hubbard nghiên cứu. Khi nghiên cứu
lĩnh vực phục hồi sức khỏe cho người nghiện ma túy, ông đã phát hiện hiện tượng ma túy
kết dạng trong mô sống của người nghiện sau khi đã dứt bỏ ma túy vẫn bị ảnh hưởng dai
dẳng nhiều nǎm về sau. Chương trình thanh tẩy hay là các biện pháp giải độc phạm vi
rộng được phát triển nhằm giúp người nghiện ma túy đẩy ra khỏi cơ thể những cặn độc đã
bám và tích đọng trong các mô, tạo điều kiện cho sự tái tạo các mô và các tế bào bị hư
hại. Nhưng trước đó bắt buộc người nghiện phải cai thuốc, không dùng ma túy và áp dụng
một chế độ điều trị cốt yếu bằng dinh dưỡng.
Người đã nghiện ma túy, bên cạnh những yếu tố thể chất bị suy sụp, còn lưu giữ
trong tiềm thức những hình ảnh ấn tượng tâm trí gây ra do tác động của thuốc, là những
hình ảnh màu ba chiều của đủ âm thanh, mùi vị, tri giác, cộng thêm với những suy nghĩ và
kết luận riêng của người đó, là bản sao của tri giác đã có vào một lúc nào đó trong quá
khứ... ở người nghiện ma túy có hai yếu tố chống đối nhau rất cân bằng: một là chất cặn
độc hiện diện thật sự trong cơ thể; hai là, những hình ảnh ấn tượng tâm trí do hồi tưởng
quá khứ dùng thuốc bị tái kích thích. Nếu chương trình thanh tẩy giải quyết được một mặt
của vấn đề, tức là tẩy sạch được chất cặn độc của ma túy thì sẽ điều chỉnh được cho người
bệnh, khiến cho mặt kia, những hình ảnh ấn tượng trong tâm trí không còn bị kích thích
thêm nữa... Chương trình thanh tẩy là một chế độ tự điều trị được áp dụng chuẩn xác, gồm
những biện pháp sau đây:
1. Tập thể dục bằng cách chạy bộ để kích thích tuần hoàn máu làm cho máu tưới
sâu hơn vào bên trong các mô để tách bóc ra các cặn độc bám đọng lại trong đó.
2. Tắm hơi theo chỉ dẫn.
3. Dùng đầy đủ thức ǎn uống và chất khoáng để bù đắp lượng đã mất theo mồ hôi,
giữ cân bằng nước muối khoáng cho cơ thể.
4. Dùng đầy đủ các sinh tố để bù đắp lượng sinh tố dự trữ của cơ thể bị tiêu hao
do tác hại của ma túy và các chất độc hóa sinh khác.
5. Chế độ ǎn bình thường, thêm nhiều rau tươi, thêm nhiều dầu ǎn để loại bỏ, thay
thế các chất béo của cơ thể đã bị biến đổi do ảnh hưởng của các chất độc.
6. Thời gian biểu sinh hoạt cá nhân đúng đắn, có đủ thời gian ngủ và nghỉ ngơi
bình thường.
* Phương pháp dùng thuốc:
- Phương pháp dùng thuốc đối kháng với ma túy - đây là phương pháp sử dụng
các bài thuốc cổ truyền hoặc thuốc Tây y để cai nghiện ma túy cho người nghiện
(Cedemex. Heantos, thuốc Bông sen…). Phương pháp này điều trị nhằm giải độc tố của
các chất ma túy trong người nghiện. Phương pháp điều trị bằng các thuốc đối kháng với
ma tuý như Nalocphin, Naloxon có tác dụng dược lý đối kháng với tác dụng của ma tuý
nhằm làm giảm hoặc mất hẳn tác dụng của các chất tác động hệ thần kinh gây nghiện, làm
mất các triệu chứng giảm đau, sảng khoái, suy giảm hô hấp, táo bón, co thắt đường mật,
co thắt đường tiết niệu, co đồng tử, giảm huyết áp. Tuy nhiên, hiện nay các loại thuốc này
giá thành rất cao.
- Phương pháp gây ngủ kéo dài (độc trị độc): Phương pháp này còn được gọi là
phương pháp “độc trị độc”. Đây là phương pháp dùng một số loại thuốc an thần và gây
mê như: Aminagin, Norinan, Anđarn… cho người nghiện ngủ kéo dài trong một khoảng
thời gian nhất định giúp người nghiện giảm được sự đau đớn, dày vò do thiếu ma túy gây
nên. Đây là phương pháp dùng các thuốc methadon, lacetyl methadon và propoxyphen là
các chất gây nghiện cùng nhóm nhưng có tác dụng kéo dài hơn và có độc tính thấp hơn.
Người ta sẽ cho những người nghiện ma túy dùng liều nhỏ dần cho đến khi cắt cơn
nghiện. Methadon là thuốc giảm đau có thời gian tác dụng từ 8-12 giờ, trong khi đó
morphin chỉ có tác dụng 4-5 giờ. Để cắt cơn nghiện, chỉ cần cho người nghiện dùng
methadon với liều 10-12mg/ngày, sau đó tùy theo thể trạng của từng bệnh nhân mà giảm
liều dùng cho đến ngừng hẳn. Thường dùng methadon để điều trị trong vòng 21 ngày. Với
những người nghiện không thể uống thuốc methadon thì có thể dùng methadon tiêm dưới
da hay tiêm bắp theo hướng dẫn của bác sĩ.
* Cai nghiện bằng methadone
Trước thực trạng tệ nạn nghiện ma túy gia tăng với tốc độ nhanh chóng và đang
trở thành một hiểm họa nghiêm trọng, nhiều trung tâm cai nghiện đã được thành lập,
nhưng kết quả rất hạn chế. Những trung tâm này mới chỉ đáp ứng được 10% nhu cầu điều
trị, tỷ lệ tái nghiện sau cai rất cao, trung bình trong cả nước là 80-90%, thậm chí ở một số
nơi là 100%. Chính vì vậy, năm 1996, lần đầu tiên ở Việt Nam, Bộ Y tế CSVN đã chấp
nhận cho Viện Sức khỏe Tâm thần nghiên cứu liệu pháp methadone (LPM).
Methadone là một chất ma túy, được sử dụng để thay thế heroin cho người
nghiện. Nó có ưu điểm:
 Hấp thụ qua đường uống, bệnh nhân không phải tiêm nên giảm được nguy cơ
lây nhiễm HIV.
 Thời gian tác dụng là 48 giờ nên chỉ phải dùng 1 lần/ngày.
 Thuốc ít gây nghiện hơn ma túy và không đòi hỏi phải tăng liều.
- Phương pháp dùng các thuốc không gây nghiện để cai nghiện. Người nghiện
ma túy là những người bị nhiễm độc bởi ma túy. Họ có thể có các biểu hiện phản ứng ở
hệ tiêu hóa như: nôn mửa, ỉa chảy, co thắt dạ dày... nên các nhà y học dùng các thuốc để
điều trị các phản ứng này. Mục đích của phương pháp này là điều trị các triệu chứng của
hội chứng cai nghiện như dùng Atropin, scopolamin để điều trị ỉa chảy, co thắt đường tiêu
hoá; Những người nghiện bị trạng thái thao thức không ngủ được thì dùng furazepam;
dùng các thuốc trấn tĩnh nhẹ hoặc thuốc hướng thần như Seduxen, Piracetam... để chống
trạng thái bồn chồn, bất an cho người nghiện. Gần đây, Cộng hoà Liên bang Đức đã sản
xuất được Colaidon là loại thuốc dùng để chữa nghiện ma túy thu kết quả tốt.
3.4. Các giai đoạn của quá trình cai nghiện : Có 5 giai đoạn
- Giai đoạn 1 : Phân loại mức độ nghiện ( trong ngày )
- Giai đoạn 2 : Giai đoạn cắt cơn ( từ 10 đến 15 ngày ). Nên nhớ là việc cắt cơn
không phải là chữa khỏi nghiện ma túy. Đây là giai đoạn người nghiện vượt qua cơn đau
đớn vật vã do thiếu thuốc, cơ thể phản ứng đòi thuốc. Đây là sự biểu hiện của sự lệ thuộc
ma túy về mặt thể chất : trong cơ thể của chúng ta đã có một chất endorphine có tác dụng
giảm đau như ma túy do não tiết ra khi cần, khi người nghiện đưa ma túy vào thì chất này
trong cơ thể không tiết ra nữa, và khi không có chất ma túy vào cơ thể thì cơ chế sinh lý
của cơ thể bị mất cân bằng và gây phản ứng. Người nghiện được chăm sóc bằng thuốc tây
y hoặc y học dân tộc, được châm cứu, xoa bóp. Đây là bước đầu của quá trình cai nghiện
về mặt sinh lý. Nhưng vấn đề quan trọng là sự lệ thuộc về mặt tâm lý vì người nghiện
luôn nhớ đến ma túy và thèm khát nó(nhớ cái cảm giác khoái cảm khi sử dụng ma túy và
nó nằm sâu trong tiềm thức – Năm 1957 tại Sàigon, một thanh niên 20 tuổi do nghiện mà
gây trọng án nên bị chính quyền Sàigon cũ đày ra Côn Đảo và tại đây do không có ma túy
nên y đã quên hẳn nó. Đến năm 1975, sau 20 năm, được giải phóng về Sàigon, nơi đầu
tiên mà y tìm đến là động ma túy).
- Giai đoạn 3 : Sau khi cắt cơn, người nghiện rất yếu về thể xác và tinh thần nên
phải được phục hồi chức năng cơ thể, được tham vấn và giáo dục về lối sống, được tham
gia các hoạt động văn nghệ, thể thao, lao động nhẹ. Giai đoạn này kéo dài 3 tháng.
- Giai đoạn 4 : Học nghề, học văn hóa, tạo việc làm ( tham gia công tác tình
nguyện). Thời gian là 18 tháng đến 2 năm.
- Giai đoạn 5 : Hội nhập xã hội, quản lý tại cộng đồng.
3.5. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện ma túy
Tính đến tháng 11/2018, cả nước có 120 cơ sở cai nghiện, giảm 25 cơ sở so với
năm 2014. Phần lớn các cơ sở cai nghiện ma túy chuyển đổi thành cơ sở đa chức năng
(cai nghiện tự nguyện; cai nghiện bắt buộc; cơ sở xã hội; điều trị methadone). Hiện tại
tổng số người đang được điều trị, cai nghiện tại các cơ sở cai nghiện hơn 34.480 học viên;
28 tỉnh thành đã xây dựng kế hoạch cai nghiện tại gia đình; cai nghiện tại cộng đồng theo
đề án đổi mới công tác cai nghiện (theo báo cáo cục phòng chống TNXH 2018)
Tuy vậy, nhìn chung công tác cai nghiện hiện nay hiệu quả vẫn còn thấp, tỷ lệ tái
nghiện cao từ 70 - 80%, có nơi lên tới trên 90%. Trước thực tế này, năm 2013 chính phủ
đã ban hành Quyết định số 2596/QĐ-TTg về việc phê duyệt đề án “đổi mới công tác cai
nghiện ma túy ở Việt Nam đến năm 2020”. Với mục tiêu đổi mới, nâng cao hiệu quả công
tác dự phòng và điều trị nghiện nhằm giảm tác hại của nghiện ma túy, kiềm chế sự gia
tăng số người nghiện mới, hỗ trợ người nghiện tái hòa nhập cộng đồng.
Kế hoạch đã xác định rõ các giải pháp chính như sau: Hoàn thiện hệ thống pháp
luật, chính sách; Quy hoạch, đầu tư mở rộng quy mô cai nghiện, phục hồi; Nâng cao chất
lượng, hiệu quả công tác cai nghiện, phục hồi; Lồng ghép công tác cai nghiện, phục hồi,
dạy nghề, tạo việc làm cho người nghiện ma túy với các cuộc vận động lớn và các chương
trình, dự án, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn; Tuyên truyền, giáo dục nâng
cao nhận thức cho người nghiện ma túy, gia đình và cộng đồng xã hội; Nâng cao công tác
thu thập, xử lý thông tin, báo cáo; Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực cai nghiện,
phục hồi
Đây là những giải pháp hết sức cơ bản và mang tính chiến lược trong công tác cai
nghiện ma túy ở nước ta hiện nay và thời gian tới. Tuy nhiên, từ thực tế công tác cai
nghiện ma túy thời gian qua, cho thấy để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác cai nghiện
cần tập trung vào ba giải pháp cụ thể trước mắt là:
Một là, xã hội hóa công tác cai nghiện ma túy và đa dạng hóa các hình thức cai
nghiện: xã hội hóa công tác cai nghiện ma túy là phát huy sức mạnh của toàn Đảng, toàn
dân và của cả cộng đồng xã hội vào công tác cai nghiện và phòng, chống nghiện. Công
tác này đòi hỏi phải có sự tham gia của các chủ thể quản lý nhà nước, bao gồm từ các cấp
ủy Đảng cho đến các cấp chính quyền và toàn thể nhân dân như Đoàn thanh niên, Hội cựu
chiến binh, Hội phụ nữ, Hội nông dân… Đồng thời, cần phải đa dạng hóa các hình thức
cai nghiện. Hiện nay ở nước ta, trong ba hình thức cai nghiện thì hình thức cai nghiện bắt
buộc tại các trung tâm là có hiệu quả hơn cả. Thời gian tới cần củng cố, khắc phục, mở
rộng và phát triển hơn nữa hình thức cai nghiện tại gia đình và cộng đồng. Ở nhiều nước
trên thế giới hiện nay hai hình thức này rất được chú trọng và phổ biến; hiệu quả cai
nghiện cao, tránh được sự mặc cảm của người nghiện; đồng thời, phát huy được vai trò
trách nhiệm của gia đình, cộng đồng.
Hai là, tăng cường đầu tư cho công tác cai nghiện, phục hồi chức năng: Hiện nay
các trung tâm cai nghiện ở nước ta vẫn còn nhiều bất cập. Cụ thể là số lượng ít, quy mô
nhỏ, cơ sở vật chất trang thiết bị … còn thiếu, lạc hậu. Do đó, cần phải nâng cấp, cải tạo,
mở rộng, xây dựng mới các trung tâm cho các tỉnh và thành phố, đặc biệt là đối với các
tỉnh, thành phố trọng điểm. Xây dựng nội dung, chương trình về công tác cai nghiện phục
hồi một cách khoa học, cụ thể, phù hợp với từng đối tượng, từng địa phương. Trong đó,
tập trung cho công tác dạy nghề, lao động để phục hồi và nâng cao sức khỏe, cải thiện đời
sống cho người nghiện cũng như sau này giúp họ tái hòa nhập cộng đồng thuận lợi.
Ba là, giải quyết tốt việc làm cho người nghiện sau cai: Đây không chỉ là giải
pháp quan trọng mà còn là mục tiêu của công tác cai nghiện, phục hồi và phòng, chống tái
nghiện. Có thể nói đây là giải pháp mang tính quyết định để người nghiện không tái
nghiện và ổn định cuộc sống cùng với cộng đồng. Ở nước ta, trong quá trình cai nghiện
người nghiện đã được quan tâm học nghề phù hợp với điều kiện và khả năng của họ.
Nhưng sau khi tái hòa nhập cộng đồng, thì số người có việc làm lại rất ít. Một phần do
chính bản thân họ chưa có quyết tâm cao, vẫn còn mặc cảm, tự ti, thậm chí có tư tưởng
ngại lao động, dựa dẫm. Nhưng phần lớn là do chính quyền địa phương, các cơ quan, đơn
vị sản xuất còn né tránh, ngại nhận họ vào làm việc. Từ đó tạo cho người nghiện tâm lý
chán chường, bất cần, buông xuôi đi lang thang trở lại con đường nghiện hút.
Vì vậy, để giúp người cai nghiện ổn định cuộc sống không tái nghiện cần có sự
kết hợp chặt chẽ giữa các trung tâm, các cơ sở cai nghiện với các cơ quan, đơn vị sản
xuất. Các cơ quan, đơn vị, cơ sở sản xuất cũng như các địa phương phải có trách nhiệm
giúp đỡ những người nghiện đã cai nghiện khi họ đã trở về với cộng đồng. Vấn đề này
cần được cụ thể hóa bằng các văn bản pháp lý và có sự báo cáo thường xuyên thì công
tác tái hỏa nhập cộng đồng cho những người nghiện mới thực sự có hiệu quả và mới trở
thành trách nhiệm thực sự của các cơ quan, đòan thể cũng như mọi người dân.
Các trung tâm, các cơ sở cai nghiện nên kết hợp với các tổ chức đoàn thể xã hội
thành lập, đào tạo một mạng lưới những người làm công tác xã hội, những người tình
nguyện viên để giúp đỡ những người cai nghiện trước khi tái hòa nhập cộng đồng mà sau
này có những việc làm phù hợp. Đây cũng sẽ là những người làm nhiệm vụ kết nối chặt
chẽ, thường xuyên giữa các trung tâm, cơ sở cai nghiện với người nghiện và cộng đồng.
Nếu làm được như vậy, chắc chắn hiệu quả của công tác cai nghiện và phòng, chống tái
nghiện sẽ cao hơn rất nhiều.
IV. CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƯỜI NGHIỆN MA TUÝ
4.1. Các nguyên tắc của công tác xã hội với người nghiện ma túy
Những nguyên tắc công tác xã hội với đối tượng cũng quan trọng như các giả
định triết học. Các nguyên tắc này là các quy luật hướng dẫn hành động của nhân viên xã
hội. Người nghiện là một trong những dạng thân chủ của nhân viên CTXH. Và do đó, khi
nhân viên CTXH làm việc với đối tượng này cần chú ý những nguyên tắc sau đây:
4.1.1. Chấp nhận thân chủ
Mỗi thân chủ phải được hiểu như là một cá nhân độc nhất, với cá tính riêng biệt
và không phải là cá nhân của một đám đông. Điều đó có nghĩa là người nghiện là một
thân chủ với những nét cá tính riêng của mình và là nhân viên xã hội chúng ta phải biết
điều đó.
Chấp nhận người nghiện với mọi phẩm chất tốt và xấu của họ, những điểm mạnh
và điểm yếu, không xem xét đến hành vi của thân chủ này. Chấp nhận đòi hỏi tiếp nhận
người nghiện đó, theo nghĩa bóng lẫn nghĩa đen, không tính toán, không điều kiện hạn
chế nào cả và không đưa ra bất cứ sự tuyên án nào về hành vi của họ. Làm nền tảng cho
nguyên tắc chấp nhận là giả định triết học cho rằng mỗi cá nhân có giá trị bẩm sinh,
không kể đến địa vị xã hội hoặc hành vi của thân chủ. Thân chủ này được quyền lưu ý và
thừa nhận là một con người cho dù anh ta có nghiện hút, có phạm tội chăng nữa. Chấp
nhận không có nghĩa là tha thứ cho hành vi mà xã hội không thể chấp nhận, điều đó có
nghĩa là sự quan tâm và thiện chí hướng về con người ẩn sau hành vi.
Nguyên tắc chấp nhận hơi giống nguyên tắc tiếp theo là thái độ không kết án. Một
thái độ không phê phán có nghĩa là từ chối không tỏ vẻ bất bình với thân chủ; đổ lỗi bằng
cách tranh luận về nguyên nhân - kết quả hoặc đưa ra lời phê phán cho rằng người ấy
đáng bị trừng phạt do hành vi của anh ta. Thuật ngữ “kết án một cá nhân” và thái độ xem
thường người khác là không được chấp nhận trong công tác xã hội. Tuy nhiên nó không
có nghĩa là nhân viên xã hội biện hộ chạy tội cho thân chủ đó. Khi nhân viên xã hội nói
chuyện và đối xử với cung cách như thế thì thân chủ thấy họ được chấp nhận hoàn toàn và
thân chủ sẽ bộc lộ vấn đề của họ.
4.1.3. Sự công nhận quyền thân chủ tự quyết
Đây là một nguyên tắc khác trong công tác xã hội cá nhân. Nguyên tắc này cho
rằng mỗi thân chủ có quyền quyết định về những vấn đề thuộc về cuộc đời của mình và
người khác không được áp đặt quyết định của họ cho thân chủ. Trong công tác xã hội,
nhân viên xã hội không nên ra quyết định, lựa chọn hay vạch kế hoạch dùm cho thân chủ,
tuy nhiên thân chủ có thể được hướng dẫn và giúp đỡ để đưa ra quyết định riêng.
Sự tự quyết, cũng như sự tự do, có những giới hạn riêng của họ. Đó không phải là
một quyền tuyệt đối. Quyết định mà thân chủ đưa ra phải nằm trong phạm vi quy định của
xã hội là hậu quả của quyết định ấy không gây tổn hại đến những người khác. Nó cũng
không được có hại cho chính bản thân thân chủ. Hơn thế nữa, hành vi tự quyết định phải ở
trong những chuẩn mực hành vi mà xã hội có thể chấp nhận được. Ngoài ra, mỗi quyết
định có tính tự quyết có ý là người ra quyết định, thân chủ, tự lãnh trách nhiệm thực hiện
quyết định và gánh lấy hậu quả.
Kết hợp chặt chẽ với nguyên tắc tự quyết là sự tham gia của thân chủ trong việc
giải quyết vấn đề mà người nghiện đang đương đầu đối phó. Trong một phương cách nào
đó, sự tự quyết là một hình thức của sự tham gia vì nó đòi hỏi sự ra quyết định của thân
chủ. Tiến trình giúp đỡ và được giúp đỡ không dừng lại ở thời điểm thân chủ ra quyết
định mà nó tiến xa hơn nữa nhờ những kế hoạch được theo đuổi và những hành động
được thực hiện. Theo nguyên tắc tham gia, thân chủ trở thành diễn viên chính trong việc
theo đuổi kế hoạch và thực hiện hành động, trong khi ấy nhân viên xã hội chỉ là người tạo
thuận lợi.
4.1.4. Giữ an toàn và bí mật cho thân chủ
Nhân viên xã hội cũng được mong đợi giữ gìn sự bí mật những thông tin nhận từ
thân chủ. Trong tiến trình của công tác xã hội cá nhân, có nhiều điều mà thân chủ nói với
nhân viên xã hội. Điều cần thiết là chúng không được tiết lộ cho những người khác, ngoại
trừ khi thân chủ cho phép khi mà tình thế bảo đảm chia xẻ thông tin với người thứ ba như
là các thành viên của gia đình hoặc một chuyên gia khác v..v...
Nhân viên xã hội khởi đầu mối quan hệ với thân chủ, biểu thị bằng sự chấp nhận
và sự khẳng định, vô tư với những lời bóng gió kết án hoặc sửa chữa lỗi lầm. Một mối
quan hệ như thế có vẻ quá máy móc. Nó phải được xây dựng nên thông qua sự xúc cảm
của nhân viên xã hội. Sự xúc cảm được cần đến tới mức mà nhân viên xã hội có thể cảm
nhận mức độ xúc cảm của thân chủ và nhìn tình thế như thân chủ nhìn nó. Tuy nhiên,
nhân viên xã hội phải có cái nhìn khách quan để khỏi bị mù quáng bởi cảm xúc quá độ về
tình huống. Nhân viên xã hội có thể giúp cho thân chủ nhìn vấn đề của mình một cách
khách quan và vạch kế hoạch một cách thực tế. Từ đây, ý tưởng về một sự can dự có kiểm
soát bởi nhân viên xã hội trở thành một nguyên tắc.
4.1.5. Cách nhìn nhận, đánh giá đối tượng tích cực, phát triển
Chúng ta tin tưởng vào khả năng thay đổi của thân chủ, tin tưởng những người
nghiện có thể thay đổi lối sống, có thể cai nghiện được để tái hòa nhập cộng đồng.
Có thể thấy được rằng sự chấp nhận, một quan điểm không kết án, cá nhân hóa và
sự xúc cảm có kiểm soát là những lĩnh vực khác nhau của cách tiếp cận mà nhân viên xã
hội chọn trong quan hệ với thân chủ. Sự tự quyết và sự tham gia của thân chủ rất cần thiết
để thân chủ giải quyết khó khăn của họ. Nhân viên xã hội nên hướng dẫn những hoạt
động của chính thân chủ mà yếu tố chủ yếu của nó là truyền thống, khuyến khích sự tự
quyết và tham gia nơi thân chủ. Sự kín đáo là nguyên tắc mà nhân viên xã hội phải tôn
trọng khi đối diện với thông tin mà thân chủ đưa ra. Chỉ biết rằng những nguyên tắc này
thôi không đủ cũng như không thể áp dụng chúng trong thực tế nếu không có sự giúp đỡ
của các biện pháp được hệ thống hóa, được gọi là các kỹ thuật.
4.2. Các phương pháp và kỹ năng CTXH với người nghiện ma túy
4.2.1. Tham vấn đối với người nghiện
4.2.1.1. Tâm lý của người nghiện ma túy
- Người nghiện là người có tâm sinh lý bị rối loạn trong một thời gian dài. Họ
mang tâm trạng hai chiều, mâu thuẩn, vừa thèm muốn ma túy vừa muốn chống lại hành vi
ấy và sự biểu hiện của nó là hay phủ nhận, không chú ý hay tỏ ra ít hiểu biết về ma túy.
Chúng ta cần lưu ý là không có người nghiện nào mà không ý thức được hành vi của
mình. Họ rất biết việc làm sai trái của họ, điều khổ tâm vô cùng là họ không thể cưỡng lại
được nên họ rất đau khổ và nhớ rõ trước khi họ nghiện họ là người đàng hoàng, là người
tốt ( năm 1992, có một thanh niên nghiện ma tuý, có vợ đẹp và một đứa con thơ, vợ
khuyên can chồng mãi không được, và báo trước cho anh là nếu lần này anh tiếp tục
nghiện thì vợ và con sẽ chết. Anh không bỏ được, nên người vợ đã bóp mũi đứa con đến
chết và tự sát chết theo). Vì thế mà chúng ta không nên nghĩ người nghiện là kẻ vô lương
tâm, chuyên quậy phá, thật ra vấn đề quậy của họ chì là “bề ngoài” còn cái quậy bên trong
của họ còn khốc liệt hơn nhiều. Họ ý thức rất rõ về sự tác hại của ma túy, họ không muốn
nhớ đến nó nhưng nó cứ hiện ra, muốn chạy trốn, nhưng họ không thoát được.
- Không có người nghiện nào không muốn bỏ nghiện : Họ đã cố gắng bỏ và cũng
có lần bỏ được, nhưng rồi lại tái nghiện. Sự thất bại nhiều lần của bản thân, cũng như của
bạn bè, đã làm cho họ mất niềm tin nơi bản thân, buông trôi rồi tự cho là số phận. Họ tự
tìm an ủi từ cảm hứng của ma túy, đó là cái vòng luẩn quẩn nguy hiểm của ma túy. Vì thế
sự hỗ trợ giúp họ đòi hỏi sự kiên trì, cần có thời gian lâu dài, cần có sự hiểu biết về họ.
- Đa số người nghiện đều có hoàn cảnh đặc biệt do tác động của gia đình, bạn bè,
kinh nghiệm bản thân và của môi trường xã hội. Họ thường trầm cảm, mang hình ảnh xấu
về chính mình, buồn chán, cảm giác bị bỏ rơi, bị mọi người xa lánh, họ thiếu lòng tin nơi
chính họ và nơi người khác, họ tự tạo một vỏ bọc bao quanh mình, sống co rút, cô đơn, ít
giao tiếp, luôn phòng vệ nên khả năng diễn đạt vấn đề của họ kém, họ thiếu thành thật,
thường nói dối quanh co và thiếu lòng tự trọng. Vì thế họ rất cần được chấp nhận (chấp
nhận họ là một con người và có quyền được giúp đỡ)
- Trạng thái tâm lý của người nghiện rất phức tạp, thay đổi theo nhiều giai đoạn.
Mỗi giai đoạn đều tưởng ứng với một cách thức tiếp cận khác nhau. Nếu tiếp cận không
đúng cách thức, không phù hợp thì dễ thất bại. Chúng ta càng tìm hiểu họ đang ở giai
đoạn nào và chúng ta không ngần ngại trao đổi thường xuyên với các giáo dục viên của
trung tâm cai nghiện vì họ là người có nhiều kinh nghiệm về người nghiện.
- Hiện nay, các cơ sở chữa bệnh tập trung đang bị quá tải. Với nhân sự và điều
kiện phương tiện hỗ trợ còn giới hạn, dù có hết sức tận tâm cách mấy cũng không thể chu
đáo được trong khi người nghiện thì rất đa dạng : hiền có, dữ có, dân giang hồ anh chị đều
có, thường hăm dọa, thóa mạ cán bộ nhân viên phục vụ khi không được vui. Những người
nghiện quen được nuông chiều, chơi bời lêu lổng vì gia đình bắt buộc vào đó nên tâm lý
họ không nhiệt tình chữa trị. Những người bị nhiễm HIV/AIDS thì chỉ muốn “phê” thuốc
trong những ngày cuối đời, sống buông thả, có lúc hù dọa buộc y tá phải chích cho họ
thuốc Valium (loại thuốc gây nghiện).
1. - Hầu hết những người nghiện là những người có giới hạn về kỹ năng sống :
Học hỏi kỹ năng sống là học hỏi nhận biết về mặt mạnh và mặt giới hạn của mình, tức là
kỹ năng suy nghĩ và kỹ năng hành động,đó là kỹ năng ngôn ngữ, khả năng phân tích hành
vi của mình. Nếu chúng ta có kỹ năng sống, chúng ta sẽ sống khỏe và lành mạnh. Vì vậy,
họ rất cần được giúp tăng cường các kỹ năng này trong tiến trình thay đổi hành vi, nhưng
sự giúp đỡ này đòi hỏi phải có kiến thức và kỹ năng chuyên môn về tâm lý và công tác xã
hội.
4.2.1.2. Bài tập thực hành đóng vai tham vấn cho người nghiện
4.2.2. Sử dụng phương pháp Công tác xã hội cá nhân với người nghiện
4.2.3. Sử dụng phương pháp Công tác xã hội nhóm với người nghiện
4.3. Các dịch vụ xã hội dành cho người nghiện ma túy
Dịch vụ y tế cho người nghiện
Dịch vụ cai nghiện
Dịch vụ hỗ trợ việc làm cho người nghiện
Dịch vụ tham vấn cho người nghiện
Dịch vụ hỗ trợ nguồn lực kinh tế cho người nghiện sau cai
4.4. Các biện pháp can thiệp cho người nghiện ma túy
4.4.1. Các biện pháp can thiệp dự phòng
Dự phòng là một hoạt động luôn đi kèm và thiết thực trong tất cả hoạt động y tế,
xã hội, hoạt động y tế, xã hội. hoạt động dự phòng nhằm nâng cao nhận thức của mọi
người về vấn đề ma túy, sử dụng và những tác động của nó, dự phòng lây nhiễm HIV, từ
đó hạn chế đến mức thấp nhất những tác động tiêu cực do vấn đề sử dụng ma túy. Dưới
đây là một số hoạt động dự phòng.
4.4.1.1. Giáo dục, truyền thông
Biện pháp giáo dục truyền thông cung cấp thêm thông tin kiến thức nhằm thay
đổi nhận thức, thái độ và hành vi. Biện pháp này tập trung vào mục tiêu dự phòng nhằm
hướng tới các nhóm đối tượng khác nhau những phần lớn là hướng đến cộng đồng, những
nhóm người chưa sử dụng và tiếp cận với các chất gây nghiện. Giáo dục – truyền thông
rộng rãi trong tất cả cộng đồng dân cư là mục đích cần hướng đến hoặc ít nhất cũng thực
hiện được các chuyên đề trong trường học, người lao động…
Mặt khác, giáo dục truyền thông còn hướng đến những ngươi đang sử dụng chất
gây nghiện nhằm thay đổi hành vi sử dụng từ không an toàn sang áp dụng các biện pháp
an toàn hơn, truyền thông dự phòng lây nhiễm HIV, viêm gan B, C và một số bệnh khác.
Các chương trình truyền thông nhóm nhỏ đối với người có nguy cơ như hướng dẫn tiêm
chích an toàn, trao đổi bơm kim tiêm sạch, xử lý bơm kim tiêm đã qua sử dụng, hướng
dẫn sử dụng bao cao su đúng cách.
Ngoài ra còn có các chiến dịch truyền thông đại chúng, giáo dục tại trường học về
truyền thông giảm kì thị, phân biệt đối xử với người nghiện ma túy, giới thiệu các chương
trình can thiệp hỗ trợ cho người sử dụng ma túy…Mục tiêu cuối cùng mà truyền thông
hướng tới là sự thay đổi hành vi. Tuy nhiên, từ thay đổi nhận thức đến thay đổi hành vi,
thực hiện và duy trì, củng cố hành vi mới là một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự kiên trì, nhẫn
nại ở cả phía người truyền thông và ý chí, quyết tâm cao của người được thuyết phục đó
chính là khách hàng.
4.4.1.2. Tư vấn, xét nghiệm HIV tự nguyện

Tư vấn, xét nghiệm tự nguyện là hình thức kết hợp giữa tư vấn và xét nghiệm
HIV, trong đó thân chủ (người được tư vấn) hoàn toàn tự nguyện sử dụng và toàn quyền
lựa chọn dịch vụ tư vấn, xét nghiệm HIV vô danh hoặc xét nghiệm HIV tự nguyện ghi tên
(1 Quyết định 647/QĐ-BYT về việc ban hành hướng dẫn tư vấn, xét nghiệm HIV tự
nguyện)

Tư vấn, xét nghiệm tự nguyện là một quá trình mà sau khi được tư vấn, thân chủ
sẽ đưa ra sự lựa chọn về quyết định xét nghiệm HIV. Quyết định này hoàn toàn là sự lựa
chọn của khách hàng và quá trình tư vấn xét nghiệm tự nguyện được đảm bảo giữ bí mật.

Tư vấn xét nghiệm tự nguyện bao gồm tư vấn trước xét nghiệm, tư vấn sau xét
nghiệm và tư vấn hỗ trợ tiếp tục. Một số nội dung khác cũng có thể được đề cập đến trước
hoặc sau xét nghiệm hoặc trong thời gian người được tư vấn chờ đợi kết quả xét nghiệm.
Tư vấn, xét nghiệm tự nguyện cho khách hàng tập trung vào các hoạt động:

- Tư vấn về khả năng lây nhiễm HIV khi sử dụng chung dụng cụ tiêm chích;

- Tư vấn về các biện pháp giảm nguy cơ lây nhiễm HIV qua tiêm chích ma túy
và qua quan hệ tình dục;

- Tư vấn về cai nghiện và dự phòng tái nghiện;

- Tư vấn về vai trò của gia đình và cộng đồng trong việc giúp đỡ làm thay đổi

hành vi, tìm kiếm việc làm và hòa nhập với gia đình, cộng đồng;

Hoạt động Tư vấn, xét nghiệm tự nguyện được tuân thủ theo các nguyên tắc:
Đảm bảo tính bí mật; Tự nguyện; Tuân thủ quy định của pháp luật về xét nghiệm HIV;
Giới thiệu chuyển tiếp và Lựa chọn dịch vụ.

Quy trình tư vấn, xét nghiệm HIV tự nguyện:

Tư vấn trước xét nghiệm: Giới thiệu và định hướng; cung cấp thông tin HIV
và STIs (các bệnh lây truyền qua đường quan hệ tình dục); đánh giá nguy cơ; tìm các biện
pháp giảm nguy cơ và thương lượng về kế hoạch giảm nguy cơ; chuẩn bị tâm lý và xác
định nguồn hỗ trợ; trao phiếu hẹn; giới thiệu chuyển tiếp và tiến hành xét nghiệm.

Tư vấn sau xét nghiệm: Gồm có 2 trường hợp kết quả âm tính và dương tính.

Kết quả âm tính: Thông báo kết quả (nêu ý nghĩa của kết quả và thời kỳ cửa sổ,
đồng thời khuyến khích khách hàng xét nghiệm lại sau 3 tháng tính từ thời điểm có hành
vi nguy cơ gần nhất); xem xét, trao đổi lại biện pháp giảm nguy cơ và kế hoạch giảm
nguy cơ; giới thiệu, chuyển gởi các dịch vụ hỗ trợ khác, phát tài liệu/BCS/BKT; khuyến
khích bạn tình và bạn tiêm chích chung đến nhận dịch vụ tư vấn xét nghiệm HIV.

Kết quả dương tính: Thông báo kết quả; hỗ trợ tâm lý, xác định nguồn hỗ trợ, giới
thiệu dịch vụ chuyển tiếp; thương lượng việc tiết lộ thông tin và khuyến khích bạn tình,
bạn tiêm chích chung tiếp nhận dịch vụ; tư vấn sống tích cực và tư vấn giảm nguy cơ.

4.4.2. Can thiệp giảm tác hại

Giảm tác hại là việc áp dụng các biện pháp khuyến khích người sử dụng ma túy,
bạn tình của họ thực hành nhằm giảm những tác động không mong muốn liên quan đến
sức khỏe, bệnh tật. Một số biện pháp can thiệp giảm hại như sử dụng bao cao su, bơm kim
tiêm sạch, điều trị duy trì nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế
methadone và các biện pháp can thiệp khác nhằm tạo điều kiện cho việc thực hiện các
hành vi an toàn để phòng ngừa lây nhiễm HIV.

Chương trình can thiệp giảm tác hại là một trong chín chương trình hành động
quốc gia phòng, chống AIDS từ 2010 - đến 2020. Chương trình này rất cần được ưu tiên
thực hiện vì chương trình được áp dụng trên đối tượng nguy cơ cao như đối tượng hoạt
động mại dâm, tiêm chích ma túy, quan hệ tình dục không an toàn, đối tượng di biến động
và một số đối tượng nhiễm HIV. Hoạt động của chương trình can thiệp giảm tác hại gồm
03 hoạt động chính: một là, cấp phát 100% bao cao su; hai là, cấp phát bơm kim tiêm
sạch cho đối tượng tiêm chích ma túy sử dụng chung bơm kim tiêm; ba là, chương trình
điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone cho những đối
tượng sử dụng ma túy và đối tượng di biến động.

4.4.3. Can thiệp chuyên sâu

4.4.3.1. Cắt cơn, giải độc

Đây là hình thức phổ biến ở Việt Nam từ hai thập kỷ nay, cắt cơn, giải độc
thường được thực hiện tại nhà của người nghiện, tại cơ sở y tế tư nhân hoặc tại các trung
tâm cai nghiện tập trung của nhà nước, tư nhân. Cắt cơn thường được dùng với các thuốc
hỗ trợ cắt cơn là các loại thuốc an thần kinh nhằm giảm bớt mức độ nghiêm trọng của các
triệu chứng cai. Song cần khẳng định điều trị cắt cơn chỉ là giai đoạn đầu của điều trị và
nếu chỉ có điều trị cắt cơn đơn thuần thì không có hiệu quả gì đáng kể để giải quyết vấn
đề sử dụng CGN lâu dài, vì phương pháp này chỉ giải quyết được về mặt thể chất, trong
khi đó nghiện là một bệnh mãn tính của não bộ cần phải điều trị lâu dài và cần phải đi
kèm với các hỗ trợ khác về tâm lý, xã hội hiệu quả.

4.4.3.2. Cai nghiện tại Trung tâm

Là biện pháp được áp dụng đối với người sử dụng ma túy đã lệ thuộc quá nhiều
vào ma túy, đã cai nghiện tại gia đình, cộng đồng hoặc đã cai tại trung tâm nhưng kết quả
không như mong đợi, tỷ lệ tái nghiện vẫn còn cao. Việc cai nghiện ma túy bắt buộc được
quy định tại Nghị định số 135/2004/NĐ-CP và Nghị định số 61/2011/NĐ-CP của Chính
phủ.
Biện pháp cai nghiện tự nguyện cũng được áp dụng cho người không thuộc diện
cai nghiện bắt buộc và xin cai nghiện tự nguyện tại trung tâm cai nghiện bắt buộc; thời
gian cai nghiện không được thấp hơn 6 tháng, các chế độ quản lý do giám đốc Trung tâm
quy định.

Quy trình cai nghiện theo quy định tại Thông tư 41/2010/TTLT của Bộ Lao động
Thương binh và Xã hội - Bộ y Tế, bao gồm 5 giai đoạn sau:

Giai đoạn 1: Tiếp nhận, phân loại

Giai đoạn 2: Điều trị cắt cơn, giải độc, điều trị các bệnh nhiễm trùng cơ hội

Giai đoạn 3: Giáo dục, tư vấn, phục hồi hành vi, nhân cách

Giai đoạn 4: Giai đoạn Lao động trị liệu, học nghề

Giai đoạn 5: Giai đoạn phòng, chống tái nghiện, chuẩn bị tái hòa nhập cộng
đồng

4.4.3.3. Cai nghiện tại cộng đồng

Quy trình cai nghiện ma túy tại cộng đồng là tổng hợp các phương pháp, biện
pháp được thực hiện theo một trình tự, thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền ban hành và áp dụng thống nhất nhằm cắt cơn nghiện, phục hồi sức khỏe, hành vi,
nhận thức, khả năng học tập, lao động để nâng cao năng lực tái hòa nhập cộng đồng và
phòng, chống tái nghiện cho người nghiện ma túy.

Đối với trường hợp cai nghiện tự nguyện: là người nghiện ma túy đang cư trú tại
cộng đồng, tự nguyện đăng ký cai nghiện nhưng không có điều kiện điều trị cắt cơn tại
gia đình. Trong trường hợp này, người nghiện ma túy hoặc gia đình, người giám hộ của
người nghiện ma túy chưa thành niên có trách nhiệm tự giác khai báo và đăng ký tự
nguyện cai nghiện tại cộng đồng với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.

Đối với trường hợp bị áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng: là
người nghiện ma túy cư trú tại cộng đồng nhưng không tự giác khai báo và không tự
nguyện đăng ký cai nghiện tại gia đình hoặc cộng đồng.

Tại cộng đồng, công tác cai nghiện, chữa trị, phục hồi được tiến hành theo 4 giai
đoạn:
Giai đoạn 1: Khám sức khỏe, phân loại người nghiện

Giai đoạn 2: Điều trị cắt cơn, giải độc

Giai đoạn 3: Tư vấn, giáo dục phục hồi chức năng xã hội, lao động trị liệu

Giai đoạn 4: Quản lý lâu dài dựa vào cộng đồng

4.4.3.4. Điều trị nghiện các CDTP bằng thuốc Methadone

Methadone là một Chất dạng thuốc phiện (CDTP) tổng hợp, có tác dụng dược lý
tương tự như các CDTP khác (đồng vận) nhưng không gây nhiễm độc hệ thần kinh trung
ương và không gây khoái cảm ở liều điều trị.

Điều trị thay thế nghiện các CDTP bằng thuốc Methadone là một điều trị lâu dài,
có kiểm soát, giá thành rẻ, được sử dụng theo đường uống, dưới dạng siro nên giúp dự
phòng các bệnh lây truyền qua đường máu như HIV, viêm gan B, C đồng thời giúp người
bệnh phục hồi chức năng tâm lý, xã hội, lao động và tái hòa nhập cộng đồng.

Mục đích của chương trình điều trị thay thế bằng thuốc Methadone:

1. Giảm tác hại do nghiện các CDTP gây ra như: lây nhiễm HIV, viêm gan B, C
do sử dụng chung dụng cụ tiêm chích, tử vong do sử dụng quá liều các CDTP và hoạt
động tội phạm. (Nghị định số 94/2010/NĐ-CP ngày 09/09/2010)vấN đề chuNg về quảN
lý trườNg hợpới 2. Giảm sử dụng các CDTP bất hợp pháp, giảm tỷ lệ tiêm chích CDTP.

3. Cải thiện sức khoẻ và giúp người nghiện duy trì việc làm, ổn định cuộc sống
lâu dài, tăng sức sản xuất của xã hội.

4.4.3.5 Tư vấn điều trị nghiện

Tư vấn điều trị nghiện ma túy là một can thiệp tạo cho khách hàng cơ hội tìm hiểu
về việc sử dụng ma túy của bản thân và các hậu quả của việc sử dụng ma túy một cách
bảo mật và thảo luận về những liệu pháp điều trị phù hợp nhất với hoàn cảnh và điều kiện
của họ.

Mục đích cụ thể của tư vấn điều trị nghiện ma túy là giúp thân chủ:

Hiểu hơn cuộc sống hiện tại của họ


Hiểu rõ và học được các thông tin, kiến thức và thực hành các kỹ năng, kỹ thuật để
khách hàng có khả năng ra quyết định và xử lý tình huống nguy cơ một cách phù hợp và
hiệu quả

Xóa bỏ mặc cảm, tự ti và tự kỳ thị để hòa nhập với xã hội

Sống có trách nhiệm với bản thân và gia đình, thay đổi lối sống, suy nghĩ và hành
vi không tích cực

Tiếp cận với các dịch vụ can thiệp cho người sử dụng ma túy

Giảm nguy cơ hay tác hại của ma túy, của lan truyền các bệnh do ma túy gây ra ví
dụ như HIV

Thay đổi lối sống, suy nghĩ và hành vi không tích cực

4.4.3.6. Chăm sóc điều trị kháng HIV bằng thuốc ARV

Ngoài tác dụng giảm tỷ lệ bệnh tật, giảm tử vong và cải thiện chất lượng cuộc
sống của người nhiễm HIV, điều trị bằng thuốc ARV cũng đã được chứng minh là một
biện pháp dự phòng nhiễm HIV hiệu quả, như giảm lây truyền HIV từ mẹ sang con, giảm
lây nhiễm HIV qua quan hệ tình dục.

Mục đích của điều trị ARV: Ức chế sự nhân lên của virus và kìm hãm lượng virus
trong máu ở mức thấp nhất; Phục hồi chức năng miễn dịch, giảm nguy cơ mắc các bệnh
nhiễm trùng cơ hộI; Cải thiện chất lượng sống và tăng khả năng sống sót cho người bệnh.

4.4.4. Các hỗ trợ xã hội khác

ngoài các can thiệp dự phòng, can thiệp giảm tác hại, can thiệp chuyên sâu như đã
đề cập ở trên, nhân viên CTXH có thể giới thiệu với thân chủ một số dịch vụ hỗ trợ xã hội
khác như:
Các nhóm hỗ trợ xã hội: Là nhóm giữa các thành viên có động cơ dừng sử
dụng ma túy tự nguyện và cam kết tham gia các hoạt động của nhóm. Khi tham gia sinh
hoạt nhóm, các thành viên có thể chia sẻ cảm xúc, quan điểm cá nhân về các vấn đề trong
cuộc sống, được cung cấp kiến thức và kỹ năng dự phòng tái nghiện (đối phó với cơn
thèm nhớ, giải quyết vấn đề, quản lý thời gian, v.v.) được giới thiệu và hỗ trợ các dịch vụ
chuyển tiếp như: Tư vấn xét nghiệm tự nguyện, điều trị lao, tư vấn điều trị nghiện ma túy,
v.v.
Các dịch vụ vay vốn, hướng nghiệp: Căn cứ vào tình trạng sức khỏe của
khách hàng và các quy định cụ thể tại địa phương, nhân viên quản lý trường hợp cần tìm
hiểu thông tin về các dịch vụ sẵn có để giới thiệu, kết nối khi khách hàng có nhu cầu. (chi
tiết tại Thông tư liên tịch 121/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH quy định về chế độ hỗ trợ
học nghề và chế độ hỗ trợ tìm việc làm cho người sau cai nghiện ma túy).

Việc đưa ra các cấp độ can thiệp cho người sử dụng ma túy từ dự phòng, can
thiệp chuyên sâu, các can thiệp hỗ trợ xã hội chỉ mang tính tương đối, và một số dịch vụ
cần phải được thực hiện và trải đều ở từng cấp độ như truyền thông, điều trị methadone…
Điều quan trọng là NVCTXH cần xác định thân chủ đang ở cấp độ nào để gắn kết chuyển
gửi dịch vụ một cách phù hợp và hiệu quả nhất.
4.5. Vai trò của NVCTXH trong quản lí trường hợp với người sử dụng ma túy
(sinh viên tự liên hệ)
4.5.1. Kết nối dịch vụ
4.5.2. Điều phối
4.5.3. Vận động
4.5.4. Truyền thông
4.5.5. Biện hộ
4.5.6. Giám sát

CHƯƠNG 2. CTXH VỚI NGƯỜI HOẠT ĐỘNG MẠI DÂM


I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ MẠI DÂM

1. Vấn đề mại dâm trên thế giới và Việt Nam

1.1. Tình hình chung về mại dâm trên thế giới

- Tại Đức có khoảng 400.000 người mại dâm thường xuyên và nhiều người mại
dâm cơ hội, số lượng những người này khác nhau tùy theo định nghĩa. Trong đó ước
lượng là 95% phụ nữ và 5% nam giới.

- TP Cologne (Đức) bắt đầu thu thuế mại dâm từ năm 2004 để lấy tiền trang trải
sau khi các cuộc cải cách về chính sách khiến thành phố này thiếu tiền nghiêm trọng.
Theo quy định này mỗi cô gái bán hoa phải nộp 200 USD mỗi tháng thay vì tự nguyện
khai thuế thu nhập như trước kia.

- Mỗi năm số thuế này thu được trên 1 triệu USD.

Theo ước lượng của Hiệp hội những người mại dâm- Hội Hydra và của các tổ
chức giúp đỡ khác có từ 100.000 đến 200.000 phụ nữ người ngoại quốc làm việc tại Đức
như là người hành nghề mại dâm, trong số đó phần lớn và ngày càng tăng là phụ nữ đến
từ Đông Âu, Columbia và châu Phi phía nam sa mạc Sahara là những vùng người mại
dâm bị đưa đến. Nhiều phụ nữ bị băng đảng tội phạm đưa vào và cưỡng bức làm mại
dâm.

- Mại dâm tại Đức được pháp luật quy định. Hành động trao đổi tình dục để lấy
tiền, không còn là phạm pháp nữa, nhờ vào Luật này mà mại dâm trở thành một quan hệ
trao đổi được pháp luật thừa nhận.

- Tòa án châu Âu đã nêu rõ là hoạt động mại dâm là một trong các nghề nghiệp, "là
một phần của cuộc sống kinh tế của cộng đồng" (phán quyết của Tòa án châu Âu, ngày
20/11/2001)

- Tại Hàn Quốc: theo Bộ Giới tính và Công bằng Gia đình ước tính nghề mại dâm
đóng góp khoảng 4% vào GDP của quốc gia này. Theo các tổ chức xã hội, ước có khoảng
1,2 triệu phụ nữ hoạt động mại dâm (20% phụ nữ 18 đến 29 tuổi). Ước tính chính thức
của Chính phủ Hàn Quốc thì con số này trên 500.000 người.

- Mại dâm tương đối ít bị xã hội cấm kỵ vì quan niệm tự do tình dục (tự nguyện
quan hệ không phải trả tiền) như tại các nước phương Tây. Đối với nam giới, việc được
xem là bình thường là khi dẫn người đối tác kinh doanh vào các club “nhạy cảm" do
doanh nghiệp chi trả; đối với phụ nữ thì mại dâm gần như lúc nào cũng là tự nguyện và
được xem hoàn toàn một cách thực dụng như là một biện pháp để có tiền nhanh hơn so
với việc làm bình thường. Chủ đề thường xuyên của các tờ báo khôi hài ở Nhật minh họa
điều này, khi người cha hay bạn trai gặp chính con gái hay người yêu của mình trong lúc
đến chơi một club có tiếp viên nữ phục vụ.

- Ngược lại, các geisha Nhật Bản là một hình thức ca nhạc giải trí, thư giãn mà
trong đó cũng có thể có hành động trao đổi tình dục.

- Tại Thụy Điển: Mại dâm nói chung là bị cấm nhưng trái lại với các quốc gia
khác, người mua dâm phạm luật chứ không phải người bán dâm.
- Hà Lan trước đây cấm mại dâm, nay đã thay đổi, được cả thế giới coi là có chính
sách thoáng đáng lo ngại: Nhà nước cấp giấy phép kinh doanh mại dâm... Khu đèn đỏ ở
thủ đô Amsterdam là trung tâm sex của Hà Lan.

- Không chỉ có Hà Lan tổ chức các “khu đèn đỏ” kiểu này. Quanh các khu phố
Băng Cốc (Thái Lan), Phnôm Pênh (Campuchia) chúng ta cũng gặp nhiều khu đèn đỏ
tương tự.

- Ở Anh, luật chống tội phạm tập trung vào các chủ chứa ma cô và bọn dắt mối..
Bản thân mại dâm không bị coi là tội phạm nếu gái mại dâm sống một mình, phòng của
cô ta không phải là nhà chứa (nhà chứa được định nghĩa là nơi có ít nhất hai phụ nữ với
mục đích mại dâm).

- Ấn Độ: Cũng là một quốc gia không cấm đoán tệ nạn mại dâm. Bức hình dưới
đây ghi lại một cuộc biểu tình của người bán dâm.

- Mại dâm phổ biến rộng rãi ở Thái Lan. Ở Băng Cốc có tới 60.000 gái mại dâm và
350 quán rượu trá hình, 130 hiệu massage và 100 vũ trường cộng với các khách sạn giải
trí hộp đêm và nơi trình diễn thoát y. Ủy ban quốc tế của các luật gia thống kê tổng số gái
mại dâm của Thái Lan vào những năm đầu thế kỷ XXI là gần 1 triệu người.

- Một thống kê của Bộ Lao động Philippines cho biết, số gái mại dâm phục vụ cho
nhu cầu của khách du lịch là 150.000 người.

Campuchia các cơ sở dịch vụ tình dục có nhiều các cô gái trẻ chờ đợi phục vụ
khách. Tiếng là các dịch vụ này do nhà nước quản lý, gái mại dâm được khám sức khỏe,
có bảo hiểm y tế, nhưng thực tế đằng sau các dịch vụ tình dục là các thế lực “xã hội đen”.

1.2. Tình hình chung về tệ nạn mại dâm ở Việt Nam

Ở Việt Nam, tuy quan hệ tình dục không được nhắc đến một cách phổ biến trong
lịch sử nhưng ở rất nhiều nơi, vẫn còn tồn tại những hình thức quan hệ giới tính được thực
hiện theo kiểu hành lễ, hoặc được trưng bày công khai như là biểu tượng văn hoá. Các
kiểu lễ hội thờ sinh thực khí trong kho tàng văn hoá dân gian Việt Nam và các hoạt động
hành lễ trong các lễ hội đó, có thể khiến một số người liên tưởng đến hình thức hành dâm
vì mục đích tôn giáo, tín ngưỡng của con người

Thời kỳ phong kiến: Nằm giữa Ấn Độ Trung Quốc, Việt Nam đã được du nhập
những trào lưu tư tưởng lớn của hai tiểu lục địa này. Phật, Nho và Lão giáo giữ một vai
trò chủ đạo, chi phối sâu sắc đời sống tinh thần của người Việt Nam. Phật giáo đề cao tinh
thần tiết dục nói chung của con người, Nho giáo đánh giá cao tiết hạnh của người phụ nữ,
đề cao sự ổn định trong gia đình cũng như sự chừng mực trong quan hệ tình dục của
người đàn ông. Trong khuôn khổ của hai hệ thống giá trị này, người đàn ông đứng đắn chỉ
thỏa mãn nhu cầu tình dục trong khuôn khổ gia đình mình. Mọi hành vi quan hệ tình dục
ngoài hôn nhân bị lên án và tự do yêu đương không được khuyến khích. Tuyệt nhiên,
không có sự xuất hiện của mại dâm.

Thời kỳ thực dân và tư bản chủ nghĩa : Cùng với sự lan truyền của chủ nghĩa tư
bản và sự hình thành đô thị, mại dâm được mặc nhiên thừa nhận như một hoạt động thị
trường giữa cung và cầu và được du nhập vào Việt Nam ( khoảng từ đầu thế kỷ 19 đến
giữa thế kỷ 20, ở miền nam Việt Nam là đến những năm 1975). Sự hình thành hệ thống
đô thị với một số lượng người gia tăng nhanh chóng cũng như sự giảm sút của kiểm soát
cộng đồng là những điều kiện xã hội cần thiết cho sự hình thành và phát triển mại dâm.
“buổi giao thời, nó là hình thức sinh hoạt có tính văn hóa nhiều hơn như hát cô đầu, hát
ả đào để cùng với thời gian, nhu cầu thỏa mãn tình dục vứt hẳn cái vỏ sinh hoạt văn hóa
thanh cao để chấp nhận quan hệ xác thịt trần trụi được thanh toán bằng tiền” ( Đặng
Cảnh Khanh, …..).

Trong thời kỳ thực dân, ở nước ta vẫn có những nơi mà việc mua bán dâm thực
hiện công khai như các xóm điếm phục vụ cho đội quân viễn chinh... Dưới chế độ thuộc
địa, chính quyền thực dân duy trì chế độ mại dâm để thu thuế. Vì vậy, trong xã hội nảy
sinh hai loại gái mại dâm: một loại có giấy phép hành nghề và phải nộp thuế cho chính
quyền thuộc địa, một loại hành nghề tự do và tự đi kiếm khách. Hầu hết, gái mại dâm ở
thời kỳ này đều là gái tự do và không có giấy tờ.

Chiến tranh và sự du nhập văn hóa Mỹ những năm 60 của thế kỷ XX vào Việt
Nam là một nhân tố quan trọng cho việc hình thành và phát triển công nghiệp tình dục ở
miền nam Việt Nam. Thời kỳ đó, nhằm phục vụ cho đạo quân viễn chinh hơn nửa triệu
người của Mỹ, một số lượng đông đảo gái mại dâm đã được hình thành nên ở các đô thị
miền nam và hệ lụy của nó là biến mại dâm trở thành một hoạt động có tính chất công
nghiệp

Sau 1954, hoà bình lập lại ở miền Bắc. Chính quyền trong thời kỳ cải tạo và xây
dựng xã hội chủ nghĩa đã thi hành hàng loạt các biện pháp để xoá bỏ mại dâm. Sự tăng
cường vai trò của các thiết chế xã hội, đặc biệt là vai trò của dư luận xã hội trong việc
kiểm soát và ngăn chặn những hiện tượng xấu đã khiến nạn mại dâm bị đẩy lùi.
Từ khi nước ta bước vào giai đoạn đổi mới, thực hiện cơ chế thị trường với nhiều
điều kiện thông thoáng cả về kinh tế và xã hội. Những thay đổi này, đã dẫn đến sự biến
đổi nhiều mặt của đời sống kinh tế xã hội cũng như kéo theo sự gia tăng ồ ạt của các loại
tệ nạn xã hội, trong đó có tệ nạn mại dâm. Hiện tượng mại dâm tập trung nhiều ở các đô
thị lớn, các khu du lịch hoặc quanh các khu công nghiệp, nơi có nhiều nam công nhân lao
động xa nhà. Người mại dâm thường hoạt động lén lút, núp bóng, trá hình.Hiện nay, mại
dâm phát sinh thêm một số hình thức hoạt động mới, đó là sự chuyển đổi vai trò của
người mua và người bán, ngoài mại dâm nữ còn có thêm mại dâm nam

Theo báo cáo “ Công tác phòng chống mại dâm và cai nghiện ma túy” 9 tháng đầu
năm 2011 của Cục Phòng chống tệ nạn xã hội, Bộ Lao động Thương binh Xã hội: trên cả
nước hiện có 86.547 cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ bị lợi dụng để hoạt động mại dâm, cụ
thể: 48.213 cơ sở lưu trú (khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ), 7.198 quán karaoke, 367 vũ
trường, 1.831 cơ sở xông hơi, mát xa và 27.512 quán cà phê, giải khát, cơ sở hớt tóc, gội
đầu. Gái bán dâm ngày càng trẻ hóa, từ 16 - 18 tuổi chiếm 15,3%, từ 25 - 35 tuổi chiếm
35% và đông nhất là lứa tuổi rất trẻ: từ 18 - 25 tuổi chiếm 42%, đa số có trình độ học vấn
thấp.

Hiện tượng mại dâm vẫn diễn ra phức tạp, trá hình tinh vi dưới nhiều hình thức và
gây quan ngại cho người dân sống xung quanh khu vực có tụ điểm mại dâm. Hiện nay,
theo số liệu báo cáo thống kê chưa đầy đủ của các địa phương, số người bán dâm có hồ sơ
quản lý là 14.802 đối tượng trong tổng số ước tính trên 30.000 người bán dâm. Hoạt động
mại dâm vẫn diễn ra công khai và biến tướng trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ, mại
dâm sử dụng công nghệ thông tin hiện đại qua mạng, qua internet, mại dâm tại khu vực
biên giới, cửa khẩu, bến cảng; mại dâm nam, mại dâm đồng giới gia tăng; mại dâm theo
hình thức du lịch nước ngoài vẫn có xu hướng gia tăng; vẫn còn tình trạng mua bán phụ
nữ, trẻ em đưa vào các tụ điểm mại dâm trong nước.

2. Một số kiến thức liên quan đến mại dâm

2.1. Khái niệm mại dâm

- Khái niệm mại dâm

Mại dâm có nguồn gốc là tiếng Latinh là Prostituere, có nghĩa ban đầu là sự phơi
bày cho người khác xem, về sau mại dâm mang thêm nghĩa là một tình trạng mua bán
dâm, một hình thức kinh doanh.
Theo cách hiểu thông thường, mại dâm được xem là việc trao đổi tình dục để lấy
tiền hoặc bất kỳ một giá trị vật chất nào. Thực chất, đây là hoạt động nhằm cung cấp sự
thoả mãn tình dục cho người khác vì mục đích kinh doanh. Hoạt động tình dục này được
thực hiện ngoài phạm vi hôn nhân.

Theo từ điển Hán Việt ( Đào Duy Anh, 1951): Mại dâm có nghĩa là bán dâm và
mãi dâm có nghĩa là mua dâm. Mua dâm là hành vi của người dùng tiền, hoặc lợi ích vật
chất khác, trả cho nguời bán dâm để đươc giao cấu. Bán dâm là hành vi giao cấu của
một người với người khác để được trả tiền, hoặc lợi ích vật chất khác. Tuy nhiên, càng về
sau, theo ngôn ngữ thông thường, người ta có xu hướng sử dụng mại dâm và mãi dâm
theo cùng một nghĩa bao hàm cả hoạt động mua dâm và bán dâm.

Mại dâm có thể được định nghĩa như việc trao đổi sự thỏa mãn tình dục lấy tiền
hoặc bất cứ một giá trị vật chất khác. Mại dâm là mọt công việc kinh doanh nhằm cung
cấp sự thỏa mãn tình duc cho cá nhân ngoài phạm vi chồng và bạn bè (Khuất Thu Hồng,
1992,5).

Như vậy, khái niệm mại dâm có thể được hiểu như sau: Mại dâm là hành vi trao
đổi có tính chất mua bán ngoài phạm vi hôn nhân, trong đó người bán dâm lấy cơ thể của
mình và các hình thức làm tình để làm phương tiện thực hiện mục đích kiếm tiền hoặc
các giá trị vật chất khác nhằm thỏa mãn tình dục cho khách hàng

Mại dâm là hoạt động dùng dịch vụ tình dục ngoài hôn nhân giữa người mua dâm
và người bán dâm để trao đổi với tiền bạc, vật chất hay quyền lợi. Đây là một hoạt động
bất hợp pháp ở nhiều quốc gia trên thế giới.

- Một số khái niệm liên quan:

Pháp lệnh Phòng chống mại dâm do Ủy ban thường vụ Quốc hội nước Cộng Hòa
xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ban hành ngày 14/03/2003 đã định nghĩa một số khái niệm
liên quan đến mại dâm như sau:

Bán dâm là hành vi giao cấu của một người với người khác đề được trả tiền hoặc
lợi ích vật chất khác.

Mua dâm là hành vi của người dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác trả cho người
bán dâm để được giao cấu.

Chứa mại dâm là hành vi sử dụng, thuê, cho thuê, hoặc mượn, cho mượn địa điểm,
phương tiện để thực hiện việc mua dâm, bán dâm.
Tổ chức hoạt động mại dâm là hành vi bố trí, sắp xếp để thực hiện việc mua dâm,
bán dâm.

Bảo kê mại dâm là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, uy tín hoặc dùng vũ lực,
đe dọa dùng vũ lực để bảo vệ, duy trì hoạt động mại dâm

Mại dâm là một hoạt động bất hợp pháp ở Việt nam. Điều 4 Pháp lệnh Phòng
chống mại dâm nghiêm cấm các hành vi mua dâm, bán dâm và những hành vi khác như
chứa mại dâm, tổ chức hoạt động mại dâm,cưỡng bức bán dâmmôi giới mại dâm, bảo kê
mại dâm, lợi dụng kinh doanh dịch vụ để hoạt động mại dâm và các hành vi liên quan
khác. (Quốc Hội VN 2003, Pháp lệnh phòng chống mại dâm)

2.2. Nguyên nhân phát sinh mại dâm

* Nguyên nhân khách quan:

Phần lớn gái mại dâm đều xuất thân từ những gia đình có hoàn cảnh đă ̣c biê ̣t, đó là:

- Những gia đình nghèo khó, đông con, thiếu viê ̣c làm hoă ̣c có viê ̣c làm nhưng thu
nhâ ̣p thấp hoă ̣c không ổn định, thâ ̣m chí trong gia đình “người làm thì ít, người ăn thì
nhiều”. Từ cảnh túng quẫn đó lại không có nguồn sống nào khác, cô ̣ng thêm những áp lực
khác của cuô ̣c sống như nợ nần vây hãm, rủi ro, bê ̣nh tâ ̣t, sự khuyến dụ của bọn săn lùng
gái… vì vâ ̣y buô ̣c người phụ nữ hoă ̣c là con em trong gia đình họ phải bước vào con
đường mại dâm để kiếm tiền mô ̣t cách nhanh nhất mà không cần vốn để tồn tại cho bản
thân và gia đình họ.

- Những gia đình bị đỗ vỡ, xung đô ̣t, rạn nứt… như bố mẹ ly hôn, đi tù, trẻ em
sống trong những gia đình này thường là sống với bố dượng, dì ghẻ, ông bà già yếu…với
tuổi đời còn non nớt, gia đình lại nhiều cảnh ngang trái, không co sự quan tâm, giúp đỡ
của người thân thì viê ̣c các em tham gia vào hoạt đô ̣ng mại dâm rất dễ xảy ra.

- Gia đình của mô ̣t số gái mại dâm đã có người hoạt đô ̣ng mại dâm hoă ̣c là chủ
chứa, cò mồi… đây là môi trường thuâ ̣n lợi cho viê ̣c hình thành nhâ ̣n thức lối sống lê ̣ch
lạc trong các thành viên của gia đình họ nói chung và viê ̣c quyết định thực hiê ̣n bán dâm
của người phụ nữ nói riêng.

Bên cạnh đó, môi trường xã hô ̣i cũng tác đô ̣ng rất lớn đến các cô gái đi vào con
đường mại dâm, đó là:

- Sự buông lỏng của các cấp chính quyền không quản lý được số lượng dân cư trú
và dòng người chuyển từ nơi khác, các hoạt đô ̣ng văn hóa trá hình…
- Sự giáo dục lỏng lẻo, không thống nhất giữa gia đình và nhà trường, bố mẹ trong
gia đình do bâ ̣n rô ̣n với công viê ̣c kiếm tiền, không có thời gian quan tâm đến con cái, bên
cạnh đó lại bị bạn bè xấu lôi kéo thì dễ dàng đẩy các em vào con đường mại dâm.

- Văn hóa phẩm đồi trụy tầm thường, lối sống ngoại lai đã thấm vào mô ̣t bô ̣ phâ ̣n
thanh niên nam nữ bằng nhiều con đường, đã có ảnh hưởng rất lớn khi mà mọi chuẩn mực
chưa được định hình, nhất là đối với tuổi trẻ, lứa tuổi năng đô ̣ng nhất và cũng nhạy cảm
đối với những cái mới lạ dẫn các em đến lối sống ngoại nhâ ̣p không còn chọn lọc, thử làm
liều ngay với chính mình.

* Nguyên nhân chủ quan:

- Trình đô ̣ văn hóa thấp, nhâ ̣n thức về con người và xã hô ̣i thấp, dễ bị sa ngã trong
những hoàn cảnh khó khăn và dễ bị sự lôi kéo của bạn xấu.

- Coi thường dư luâ ̣n xã hô ̣i, có thái đô ̣ không tốt với những người xung quanh,
không nghe những lời khuyên bảo đúng, có thái đô ̣ lười lao đô ̣ng.

- Do có định hướng giá trị sai lê ̣ch dẫn đến quan niê ̣m sống không theo đạo đức
truyền thống của dân tô ̣c. Sống gấp, thích hưởng thụ, thích ăn chơi, đua đòi, thích chạy
theo mốt.

- Tác động của toàn cầu hóa cũng là một nguyên nhân khiến cho tệ nạn mại dâm
ngày càng phát triển.

2.3. Ảnh hưởng của tệ nạn mại dâm đối với sự phát triển kinh tế xã hội

- Về sức khỏe:

Hoạt đô ̣ng mại dâm thường dẫn đến suy kiê ̣t về sức khỏe của đối tượng, 100% gái
mại dâm bị bê ̣nh xã hô ̣i như giang mai, lâ ̣u, các bê ̣nh viêm nhiễm đường tình dục… dẫn
đến ảnh hưởng tới sự phát triển giống nòi do bị bê ̣nh tâ ̣t, ảnh hưởng đến thế hê ̣ tương lai,
và hơn nữa mại dâm gắn liền với nhiễm HIV là con đường nhanh nhất, dễ nhất dẫn đến
AIDS – mô ̣t căn bê ̣nh thế kỷ đang trở thành đại dịch, hủy hoại sự sống của mỗi con
người, của cả nhân loại không xa xôi mà đang là sự thâ ̣t bày ra trước mắt.

- Về kinh tế:

Đa phần những con người đi vào con đường mại dâm, đầu tiên là lười lao đô ̣ng,
làm ít chơi nhiều, kinh tế gia đình ngày càng suy kiê ̣t. Làm ảnh hưởng tới sự phát triển
kinh tế đất nước, tê ̣ nạn mại dâm làm ảnh hưởng lớn đến nguồn lao đô ̣ng, nguồn lực tạo ra
của cải vâ ̣t chất cho xã hô ̣i.

Tê ̣ nạn mại dâm gây ra thiê ̣t hại về kinh tế cho viê ̣c chi phí về chăm lo cho họ bằng
nhiều cách như khám chữa bê ̣nh, phục hồi, dạy nghề, tạo công ăn viê ̣c làm, cứu trợ những
nạn nhân mắc bê ̣nh AIDS… chi phí cho các hoạt đô ̣ng khác như tuyên truyền phòng,
chống tê ̣ nạn này… Tê ̣ nạn mại dâm làm ảnh hưởng đến môi trường đầu tư của các dự án
đầu tư trong và ngoài nước.

- Về xã hội:

Làm xói mòn đạo đức, thuần phong mỹ tục tốt đẹp của dân tô ̣c, làm tha hóa mô ̣t bô ̣
phâ ̣n dân cư và mô ̣t số cán bô ̣, đảng viên, viên chức Nhà nước. Con người đã sa vào tê ̣
nạn mại dâm, với tinh thần bê ̣nh hoạn, thích ăn chơi trụy lạc, trước hết đời sống gia đình
lục đục, con cái mất cha mẹ, vợ lìa chồng, tan vỡ hạnh phúc… làm xói mòn đạo đức xã
hô ̣i, mất đi thuần phong mỹ tục của người Viê ̣t Nam.

Làm mất an toàn xã hô ̣i vì có liên quan đến những hành vi vi phạm pháp luâ ̣t và là
điều kiê ̣n làm nảy sinh các sai phạm khác; đồng hành với mại dâm là nghiê ̣n hút, cờ bạc,
tô ̣i phạm hình sự (bảo kê, ma – cô), trô ̣m cắp, bạo hành, ảnh hưởng nă ̣ng nề đến an toàn
xã hô ̣i. Người ta cũng ví von rằng “mại dâm là bạn đồng hành với tô ̣i phạm và là hình
bóng của AIDS”.

Bởi vâ ̣y, viê ̣c ngăn chă ̣n, bài trừ tê ̣ nạn mại dâm đã và đang trở thành mô ̣t trong
những ưu tiên hàng đầu không chỉ của riêng Đảng và Nhà nước ta mà còn là của toàn xã
hô ̣i, của tất cả mọi người.

2.4. Đặc điểm tâm lý người mại dâm

- Tầm nhìn hạn chế, suy nghĩ nông cạn, hời hợt, ít hiểu biết xã hội, ý thức
được việc mình làm nhưng không quan tâm đến hậu quả cũng như tác hại của việc họ
làm. Người mại dâm coi hành vi bán dâm như một công việc để kiếm tiền dễ dàng nên
bất chấp dư luận, chuẩn mực đạo đức và luật pháp .

- Xúc cảm, tình cảm của người mại dâm thường không ổn định, có nhiều xáo
trộn, hay xúc động, dễ bị tổn thương

- Về mặt ý chí: người mại dâm thường thiếu nghị lực, thiếu tự tin.Tình cảm
mất cân bằng, không ổn định, hay nổi nóng.
- Hệ thống nhu cầu của người mại dâm rất nghèo nàn. Chủ yếu tập trung vào
sự thỏa mãn nhu cầu vật chất còn các nhu cầu văn hóa, tinh thần và nhu cầu giao tiếp có
phần hạn chế.

- Động cơ của người mại dâm khi đi bán dâm là vì tiền. Đồng tiền làm ra dễ
dàng nên họ họ sẵn sàng bỏ ra ăn, chơi đua đòi

- Quan hệ liên nhân cách của người mại dâm dễ bị những người xung quanh
điều khiển rủ rê, lôi kéo, thiếu tính quyết đoán và không tự hành động theo bản thân

- Quan niệm cuộc đời và định hướng giá trị của người mại dâm mang tính
chất tiêu cực

- Có không ít người mại dâm có tâm lý bất cần, trả thù đời, buông xuôi. Đặc
biệt là người mại dâm nghiện ma túy, nhiễm HIV

3. Những vấn đề cơ bản mà người mại dâm ở Việt Nam đang phải đối mặt

Hoạt động mại dâm không chỉ làm cho những người bán dâm bị người đời khinh
rẻ, bị xã hội lên án mà bản thân họ cũng gặp không ít những khó khăn khi phải đối mặt
như nguy cơ bị bạo hành tình dục hay bị khách quỵt tiền và bị giết. Chưa hết họ còn có
thể bị chủ chứa bạo hành vì không chịu nghe lời và nhiễm các căn bệnh lây qua đường
tình dục như HIV/AIDS, lậu, giang mai.

Bị bạo hành tình dục, bạo hành thể chất là điểu không thể tránh khỏi đối với những
người bán dâm bởi họ chỉ là công cụ thỏa mãn nhu cầu dục vọng của khách mua dâm chứ
không phải là quan hệ bằng tình yêu, và họ phục vụ cho rất nhiều người đàn ông thì có
người như thế này, người thế kia là bình thường. Thực tế có rất nhiều người đàn ông bệnh
hoạn thích khi quan hệ phải dùng những biện pháp mạnh như đánh, đạp, véo và chỉ sung
mãn khi thấy người tình của mình đau đớn. Hay cũng có rất nhiều người quá khỏe, nhu
cầu của họ rất cao khi bản thân những cô gái này không thể đáp ứng được thì cũng sẽ bị
đánh. Và việc bạo hành gái mại dâm còn đáng sợ hơn rất nhiều với những bạo hành khác
bởi họ không thể lên tiếng, không được bảo vệ mà chỉ có thể im lặng chấp nhận, chịu
đựng.

Nguy cơ thứ hai mà gái mại dâm thường phải đối mặt đó chính là bị khách quỵt
tiền và bị giết. Trên báo chí có rất nhiều vụ đăng tin gái mại dâm bị giết ở khách sạn này,
nhà nghỉ nọ. Có rất nhiều khách mua dâm khi thỏa mãn nhu cầu của bản thân lại không
muốn trả tiền hoặc không có tiền để trả nên tìm bài chuồn. Đây không chỉ xảy ra với một
người mà hầu hết các cô gái này đều bị rơi vào hoàn cảnh này và không phải chỉ một lần
bởi đàn ông nhiều người không phải ai cũng tốt. Nếu không cẩn thận thì nếu cứ đòi thì họ
còn bị đánh thậm tệ. Bởi khi chấp nhận bước vào con đường này bản thân họ đã bị xem
thường, họ không còn được xem là con người mà chỉ là những món hàng, những con rối
mua vui cho đàn ông. Vậy họ làm gì được cảm thông, được trân trọng, và có nhiều người
còn bị giết một cách dã man.

Không phải bất cứ người bán dâm nào cũng đều là tự nguyện đi theo con đường
này mà không ít cô gái là vì bị bán, bị lừa bắt phải bán dâm. Rất nhiều người khi chống cự
không bán dâm thì bị chủ chứa đánh tới thừa sống thiếu chết, đánh không thương tiếc để
làm gương cho người khác vì có hành vi chống đối hay muốn bỏ trốn, đánh xong thì nhốt,
bỏ đói cho tới lúc nào chấp nhận làm theo yêu cầu của chúng.

Họ không còn được xem là con người mà chỉ là những món hàng trong tay người
khác, họ không có quyền được lên tiếng và môi trường của họ lại gặp không ít những
nguy cơ, rủi ro.

4. Vai trò, nhiệm vụ của nhân viên CTXH trong hỗ trợ người mại dâm

 Con người khi sa ngã luôn cần một chỗ dựa một nơi khơi dậy niềm tin vào cuộc
sống để họ có thể bước tiếp làm lại cuộc đời quên đi quãng thời gian đã qua.đó chính là
vai trò lớn nhất của nhân viên công tác xã hội. Có thể mại dâm không thể hết trong một
sớm một chiều nhưng hy vọng rằng với những hỗ trợ đúng đắn và kịp thời thì mại dâm
hạn chế được phần nào tác hại của nó. 

- Vậy cần hiểu CTXH với người mại dâm là gì?

Là sự vận dụng các kiến thức chuyên môn CTXH và các kiến thức liên quan
đến mại dâm nhằm tác động khôi phục chức năng sinh, tâm lý và chức năng xã hội,
giải quyết các vấn đề liên quan đến người mại dâm. Can thiệp, trợ giúp họ thoả mãn
các nhu cầu. Đồng thời, ngăn chặn và giảm tác hại từ nhóm người này trong xã hội .

- Mục đích của CTXH với người mại dâm

- Trợ giúp người mại dâm nâng cao nhận thức

- Trợ giúp người mại dâm thoả mãn các nhu cầu

- Thay đổi tích cực nhận thức của cộng đồng: thay đổi nhận thức, thái độ và hành
vi đối với người mai dâm, gia đình người mại dâm
- Tác động xây dựng chính sách và cơ chế phù hợp đảm bảo các điều kiện cần thiết
cho người mại dâm hoàn lương: chính sách hỗ trợ, thực thi luật nghiêm túc (chẳng hạn:
xử lý những trường hợp kỳ thị người mại dâm hoàn lương)…

- Khẳng định vai trò, ý nghĩa – giá trị của khoa học và nghề chuyên môn Công tác
xã hội tác nghiệp trợ giúp với đối tượng đặc biệt: người mại dâm và gia đình người mại
dâm, người liên quan đến mại dâm

+ Góp phần hạn chế sự lây lan của đại dịch HIV và những ảnh hưởng tiêu cực gây
ra bởi sự kỳ thị hay hạn chế của những phương pháp, hoạt động giải quyết vấn đề liên
quan đến nhóm mại dâm.

- Các hoạt động của nhân viên CTXH hỗ trợ người mại dâm tại địa
phương.

+ Đối với bản thân người mại dâm

1.Tiếp xúc để hiểu rõ hoàn cảnh của đối tượng, giải thích cho đối tượng rõ các
nguy cơ về sức khỏe, an toàn khi bán dâm

2.Cùng bàn bạc với người mại dâm về các giải pháp, hướng thay đổi công việc
trong tương lai.

3.Giới thiệu, kết nối các dịch vụ trợ giúp cho người mại dâm: khám chữa bệnh xã
hội, cai nghiện, . Thuyết phục, động viên những mặt tốt của đối tượng, hướng thiện để đối
tượng từ bỏ công việc đang làm. Cung cấp các hỗ trợ cần thiết khi họ sẵn sàng thay
đổi( ví dụ: hổ trợ y tế, sinh hoạt giáo dục, lao động và vui chơi giải trí ).

4.Giới thiệu cho người bán dâm một số dịch vụ giảm tác hại: ví dụ như dịch vụ
Bao cao su miến phí, bơm kim tiêm sạch…

5.Hổ trợ tâm lý xã hội trong cộng đồng để giúp người mại dâm tái hòa nhập cộng
đồng. ví dụ như thiết lập mối quan hệ thân thiện, tránh mặc cảm xa lánh người nghiện,
cung cấp dịch vụ tư vấn khi cần thiết.

6.Tổ chức các câu lạc bộ, các nhóm đồng đẳng, có sinh hoạt định kỳ, các thành
viên giúp đỡ nhau về mặt tâm lý để vượt qua sự cám dỗ của ma túy, các hoạt động giải trí
khác nhằm làm đối tượng thích nghi trở lại với cuộc sống.

7.Liên hệ với các trung tâm giới thiệu việc làm, các cơ sở sản xuất để người mại
dâm có việc làm, tự lập về kinh tế sau khi tái hòa nhập cộng đồng.
8.Giúp bản thân người mại dâm tự diều chỉnh bản thân để hòa nhập với gia đình,
có trách nhiệm với gia đình.

** Đối với gia đình

1. Cung cấp thông tin cho gia đình về sự nguy hiểm của công việc, sự cám dỗ
của các tệ nạn ma túy, buôn bán người...

2. Giúp người mại dâm giải quyết các mối xung đột giữa các thành viên trong
gia đình để họ được sống trong môi trường hòa thuận.

3. .Thuyết phục để gia đình quan tâm thương yêu và tin tưởng người mại dâm,
gần gũi, dẫn dắt, nâng đỡ để họ vượt qua khó khăn. Từ đó họ tìm thấy được chỗ dựa về
tinh thần, vật chất nhanh chóng thích ứng lại trong sinh hoạt và cuộc sống.

4. Kết hợp với các tổ chức xã hội để kết nối dịch vụ trợ giúp đồng bộ cho
người mại dâm hoàn lương

Đối với cộng đồng

1. .Tuyên truyền phổ biến kiến thức về tác hạị và nguy cơ bị lôi kéo vào con
đường mại dâm và cách phòng chống tại cộng đồng.

2. .Giáo dục ý thức không xa lánh người maị dâm. Động viên mọi người có
trách nhiệm nâng đỡ họ.

3. .Tạo điều kiện cho người mại dâm được học tập, làm việc tại cộng đồng. Hổ
trợ các yếu tố vật chất, y tế vì khi mới trở về cộng đồng còn gặp nhiều khó khăn.

4. .Liên kết nhiều ngành, nhiều đoàn thể trong công việc chống nghiện mại
dâm và buôn bán người.

- Kiến thức, kỹ năng cần có của nhân viên CTXH trơ giúp người mại dâm

Kiến thức:

NVCTXH cần có kiến thức tổng quan về vấn đề mại dâm trên Thế giới và Việt
Nam

+ Kiến thức về CTXH với người mại dâm

+ Các kiến thức tổng hợp về Chính sách xã hội, An sinh xã hội và Công tác xã
hội...

+ Đồng thời cần có kiến thức về các khoa học xã hội.


Thái độ

- Tôn trọng người mại dâm

- Thái độ thấu cảm với người mại dâm

- Thái độ tự chủ

- Thái độ khách quan

Kỹ năng

- Kỹ năng giao tiếp: tiếp cận, tạo dựng niềm tin và duy trì mối quan hệ với
người mại dâm và các đối tượng liên quan( chủ chứa, má mì, chủ nhà hàng khách sạn,
công an, dân phòng....)

- Kỹ năng thuyết phục

- Kỹ năng thu thập, xử lý thông tin qua quan sát, điều tra, phỏng vấn .

- Kỹ năng huy động, liên kết nguồn lực hỗ trợ và giải quyết vấn đề của người mại
dâm

5. Luật pháp, chính sách của nhà nước Việt Nam trong phòng chống tệ
nạn mại dâm

Hệ thống văn bản pháp lý về phòng, chống mại dâm ở Việt Nam khá đầy đủ và
đồng bộ từ các quy định về các nguyên tắc, biện pháp, trách nhiệm của các chủ thể khác
nhau trong hoạt động phòng chống mại dâm cho đến các chế tài để xử lý các hành vi vi
phạm.

Pháp lệnh phòng, chống mại dâm được Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa 11
thông qua ngày 14 tháng 3 năm 2003 là văn bản pháp luật cao nhất cho đến nay đối với
việc quản lý mại dâm ở Việt Nam. Pháp lệnh có 41 điều được quy định trong 6 chương.

Ngoài ra còn có một số văn bản pháp luật khác như Nghị định số 178/2004/NĐ-CP
ngày 15/10/2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh
phòng, chống mại dâm, một số điều của Bộ Luật Hình sự, pháp luật xử lý vi phạm hành
chính, pháp luật phòng chống bạo lực gia đình.

Các chương trình hành động, phòng chống tệ nạn mại dâm giai đoạn 2001 – 2005;
Chương trình phối hợp liên ngành phòng, chống mại dâm giai đoạn 2006 – 2010; Chương
trình hành động phòng, chống mại dâm giai đoạn 2011 – 2015 ( Quyết định số 679/QĐ-
TTg ngày 10/5/2011)
II. KỲ THỊ VỚI NGƯỜI MẠI DÂM VÀ HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP GIẢM
KỲ THỊ

1. Khái niệm kỳ thị với người mại dâm

- Khái niệm tự kỳ thị, kỳ thị

Các quan niệm, thái độ trái ngược nhau của cộng đồng đối với mại dâm và người
mại dâm hiện nay thể hiện những thay đổi trong hệ thống giá trị và lối sống đang diễn ra
trong xã hội Việt Nam. Nhìn chung thái độ của cộng đồng đối người là không tán thành
với mại dâm.

Kỳ thị theo nghĩa Hán việt, tức là nhìn, coi ai đó kỳ lạ, kỳ cục. Kỳ thị người mại
dâm có nghĩa là gán cho người mại dâm một nhận dạng xấu, nhìn thấy ở họ sự khác biệt
về hành vi và đánh dấu sự khác biệt đó như một điểm tiêu cực, một dấu hiệu bị ghét bỏ.

Kỳ thị với người mại dâm là tin rằng người mại dâm ở vị trí thấp kém hơn những
người “ bình thường” khác và họ làm những việc xấu xa trái với đạo đức và trái với chuẩn
mực xã hội ( quan hệ tình dục với nhiều người, kiếm sống bằng thân thể của mình, phá
hoại hạnh phúc gia đình người khác….) .

Từ những suy nghĩ và quan niệm mang tính kỳ thị dẫn tới việc phân biệt đối xử
với người mại dâm: đối xử không công bằng với người mại dâm, ví dụ: không cho họ có
cơ hội tham gia các sinh hoạt cộng đồng, không thiết lập mối quan hệ xã hội với họ…Nếu
như kỳ thị tồn tại trong suy nghĩ, trong quan niệm, thì phân biệt đối xử chính là hành
động, thể hiện bằng hành động.

Kỳ thị và phân biệt đối xử với người mại dâm là một quá trình: thứ nhất là gán
nhãn cho người mại dâm có sự khác biệt với phần đông những người khác. Thứ hai là coi
những khác biệt đó chính là các hành vi tiêu cực. Thứ ba là có sự phân biệt rõ ràng giữa “
chúng ta” và “ bọn họ”, ví dụ: xa lánh, cô lập, khinh rẻ….

Kỳ thị với người mại dâm có nhiều dạng thức khác nhau:Kỳ thị trong cảm nhận:
nhận thức hoặc cảm giác/ thái độ về những người mại dâm. Kỳ thị về thể chất: liên quan
đến hình dáng bên ngoài hoặc các bệnh lây truyền qua đường tình dục của người mại
dâm. Kỳ thị về mặt đạo đức: như khinh bỉ, phê phán, lên án…liên quan đến những hành vi
tình dục được coi là phi đạo đức. Sự phân biệt đối xử này có thể bao gồm việc gây áp lực,
hắt hủi trừng phạt…Tự kỳ thị ( kỳ thị từ bên trong): người mại dâm tự mình có thái độ
không chấp nhận bản thân, hoặc áp đặt cách nhìn tiêu cực đối với chính bản thân mình, tự
tách mình ra khỏi cộng đồng, tự căm ghét xấu hổ phê phán bản thân mình.
Phân biệt đối xử với người mại dâm có nhiều biểu hiện khác nhau trong đời sống
xã hội: Lên án và sỉ nhục những người mại dâm về hành vi bị coi là phá hoại chuẩn mực
xã hội. Cô lập và chối bỏ người mại dâm. Xa lánh bạn bè và gia đình của người mại dâm
cũng bị kỳ thị vì quan hệ của họ với người mại dâm….

- Biểu hiện của kỳ thị và phân biệt đối xử với người mại dâm

Sự kỳ thị và phân biệt đối xử với người mại dâm diễn ra trong nhiều bối cảnh khác
nhau của cuộc sống; trong gia đình, ngoài cộng đồng, tại cơ sở y tế và tại nơi làm việc của
họ. Có rất ít nơi mà người mại dâm cảm thấy an toàn.

+ Biểu hiện của kỳ thị và phân biệt đối xử với người mại dâm ở trong gia đình

Sống trong gia đình của mình, người mại dâm thường bị các thành viên trong gia
đình lên án, chửi mắng và sỉ nhục vì đã phá hoại danh dự của gia đình và dòng họ. Không
ít người mại dâm, đã không chịu được những áp lực đó, đành phải bỏ nhà ra đi.

Cô lập và bị từ mặt ( không chấp nhận là con em trong gia đình) bị đuổi ra khỏi
nhà, không cho tham dự việc gia đình.

Khi người mại dâm bị ốm, không ai trong gia đình chăm sóc và hỏi han

Gia đình muốn bảo vệ danh dự của họ bằng cách giấu việc có con em làm mại dâm
với láng giềng

+ Biểu hiện của kỳ thị và phân biệt đối xử với người mại dâm ở cộng đồng

Mọi người thường tỏ ra coi thường và tránh xa khi nhìn thấy người mại dâm trên
đường, gọi người mại dâm bằng những ngôn từ miệt thị. Chỉ trích, bàn tán, nói xấu, nhìn
họ với ánh mắt căm ghét. Lên án rằng người mại dâm phá hoại hạnh phúc gia đình, coi
họ như những mầm bệnh và là nguyên nhân khiến đàn ông đi ngoại tình và chơi bời, là
nguyên nhân làm băng hoại đạo đức xã hội.

+ Biểu hiện của kỳ thị và phân biệt đối xử tại cơ sở y tế

Không khám xét kỹ và điều trị không thân thiện. Các nhân viên y tế có thể sử dụng
ngôn từ mang tính phán xét và trách mắng, bình phẩm mang tính phán xét , ví dụ “ cô
gieo gió thì gặp bão, làm nghề như cô thì sớm muộn cũng bị HIV”. Nhiều nhân viên y tế
để người mại dâm phải chờ đợi rất lâu mới khám bệnh cho họ. Trong khi điều trị còn
dùng ngôn từ mang tính lăng mạ, nói xấu hoặc không giữ bí mật thông tin và khám chữa
bệnh cho người mại dâm một cách qua loa. Bàn tán, chỉ trỏ hoặc đem ra làm trò đùa với
các cán bộ y tế và bệnh nhân khác.
Tò mò về đời sống tình dục của người mại dâm hơn là điều trị bệnh cho họ.

Vi phạm các nguyên tắc bảo mật thông tin về người bệnh. Nhân viên tại phòng
khám bàn tán, truyền tai nhau về người mại dâm với các nhân viên và bệnh nhân khác.

Từ chối cung cấp các dịch vụ: tư vấn, chẩn đoán, chăm sóc và điều trị.

+ Biểu hiện của kỳ thị và phân biệt đối xử từ phía khách mua dâm

Lăng mạ, xỉ nhục người mại dâm, gọi họ bằng những ngôn từ xúc phạm, có thái độ
khinh rẻ, bạo lực, đặc biệt khi khách hàng trong tình trạng say rượu

Gian lận trong tiền bạc/ bóc lột: ví dụ quỵt tiền sau khi trả tiền, bắt người mại dâm
phục vụ một nhóm khách hàng.

Khách hàng cho rằng họ có thể làm bất cứ điều gì với người mại dâm nếu họ
muốn; theo các cách quan hệ mà họ không muốn làm, kể cả hiếp dâm và quan hệ tình dục
tập thể.

Coi người mại dâm như người mạt hạng trong xã hội. Với quan niệm “mất tiền
mua mâm thì đâm cho thủng” nên khi khách hàng đã trả tiền thì họ có thể làm bất cứ điều
gì với người mại dâm, kể cả cưỡng hiếp. Nếu người mại dâm từ chối các yêu cầu của
khách hàng, họ sẽ đe dọa và thậm chí đánh đập người mại dâm

Ngay các chủ chứa cũng gọi người mại dâm bằng những cái tên chứa đầy sự kỳ thị.
Họ luôn có tâm thế bắt người mại dâm phải tiếp khách liên tục, thậm chí tiếp khách mà
không được trả tiền. Khi người mại dâm kiệt sức hoặc mang thai, họ thường bị những
người này đuổi khỏi nơi ở, nơi làm việc. Nhiều chủ chứa còn ép buộc người mại dâm
dùng ma túy để giữ chân hoặc để người mại dâm lệ thuộc hoàn toàn vào họ.

- Nguyên nhân của kỳ thị và phân biệt đối xử với người mại dâm

Sự kỳ thị và phân biệt đối xử với người mại dâm bắt nguồn từ những mối quan hệ
quyền lực và bất bình đẳng giữa nam và nữ, đặc biệt là về tình dục và xuất phát từ những
thành kiến với phụ nữ trong biểu hiện tình dục. Nam giới được quyền bộc lộ sự mạnh mẽ,
sự từng trải trong kinh nghiệm tình dục. Thậm chí hành vi có nhiều bạn tình của nam giới
còn được tán dương, coi đó điểm biểu hiện nam tính và là sự hấp dẫn. Trong khi đó, xã
hội không chấp nhận bất kỳ một biểu hiện nào liên quan đến sự khêu gợi tính dục của nữ
giới, coi những biểu hiện đó là sự sai lệch xã hội, gán cho nữ giới sự lệch chuẩn cả trong
khía cạnh đạo đức. Vì vậy, hoạt động cung cấp dịch vụ tình dục của những cô gái mại
dâm đương nhiên chịu nhiều sự phản đối của xã hội.
Sự kỳ thị và phân biệt đối xử với người mại dâm xuất phát từ việc xã hội Việt Nam
luôn coi trọng gia đình, gia đình là trung tâm xã hội Việt Nam. Xây dựng củng cố và bảo
vệ gia đình là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người, vì vậy những hành vi gây tổn hại
đến gia đình thường không nhận được sự khoan dung. Vì vậy, mại dâm nói chung và
người làm công việc mại dâm bị lên án nặng nề, vì bị coi là phá hủy hạnh phúc gia đình.

Nguyên nhân tiếp theo dẫn tới sự kỳ thị và phân biệt đối xử với người mại dâm là
do quan niệm của xã hội đánh giá về chuẩn mực xã hội. Bất kỳ một xã hội nào cũng có
những hệ thống giá trị và chuẩn mực biểu thị cho văn hóa của xã hội đó. Những chuẩn
mực xã hội được hình thành dựa trên sự tán thành của số đông các cá nhân và các nhóm
xã hội. Chuẩn mực xã hội giúp xã hội vận hành và tương đối ổn định. Việt Nam, là một
quốc gia chịu ảnh hưởng đậm nét nền văn hóa Á Đông, những liên quan đến tình dục
dường như bị né tránh và coi là điều cấm kỵ. Mọi hành vi quan hệ tình dục ngoài hôn
nhân bị lên án và tự do yêu đương không được khuyến khích. Do vậy, hành vi mại dâm
đương nhiên bị xã hội mang đậm nét Á Đông lên án, phê phán và người mại dâm phải
chấp nhận sự định kiến của xã hội.

Nguyên nhân dẫn tới sự kỳ thị và phân biệt đối xử với người mại dâm cũng một
phần do hình thức bề ngoài của người mại dâm. Vì liên quan đến việc coi quan hệ tình
dục là một loại hình dịch vụ , cần thu hút nhu cầu tình dục của người khác nên phần lớn
người mại dâm có phong cách ăn mặc và cách trang điểm nhằm thu hút lượng khách hàng
của họ. Chính vì vậy, họ dễ bị cộng đồng phán xét cách ăn mặc, cách trang điểm…biểu
hiện cho sự khêu gợi, không đứng đắn, dung tục hoặc lố lăng, thiếu văn hóa….

Sự kỳ thị và phân biệt đối xử với người mại dâm, một phần do cách hiểu của cộng
đồng luôn coi mại dâm là tội phạm nên đã cho rằng hành vi cung cấp dịch vụ tình dục sai
lệch xã hội ở mức độ nghiêm trọng - cần loại bỏ ra khỏi đời sống cộng đồng. Thực tế,
pháp lệnh mại dâm năm 2003 đã chỉ rõ mại dâm không phải là tôi phạm, mà là đối tượng
được điều trị y tế và phục hồi chức năng, được hỗ trợ dạy nghề và chăm sóc sức khỏe để
có cơ hội tái hòa nhập cộng đồng.

2. Ảnh hưởng của kỳ thị và phân biệt đối xử với người mại dâm

Do bị kỳ thị và phân biệt đối xử nên phần lớn người mại dâm chấp nhận sự lên án
của xã hội, dẫn tới tự cô lập bản thân, buông xuôi , không sử dụng các dịch vụ xã hội, gặp
những rào cản trong việc tiếp cận đến các dịch vụ can thiệp .Mặc dù ngày càng có nhiều
hơn các trung tâm tư vấn xét nghiệm tự nguyện và các cơ sở điều trị các bệnh lây truyền
qua đường tình dục, vẫn còn nhiều khó khăn trên thực tế khiến người mại dâm chưa sẵn
sàng tìm đến những trung tâm này để nhận được những dịch vụ thích hợp. Thiếu thông tin
về địa chỉ và hình thức hoạt động, lo ngại về sự kỳ thị và phân biệt đối xử tại các trung
tâm dịch vụ, và các rào cản kinh tế như chi phí thuốc men hay chi phi đi lại là những rào
cản khiến cho người mại dâm còn hạn chế trong việc tiếp cận đến các chương trình.

Người mại dâm bị ảnh hưởng nặng nề trước sự kỳ thị và phân biệt đối xử nên
thường có tâm lý e ngại, rụt rè, khó khăn….. khi tiếp cận các thông tin về dự phòng. Do
đó họ không sử dụng các dịch vụ dự phòng và chăm sóc sức khỏe, không hợp tác với
nhân viên cung cấp dịch vụ ( có những mâu thuẫn xung đột, hoặc không hợp tác với nhân
viên cung cấp dịch vụ, không tuân thủ điều trị/ không quay lại kiểm tra hoặc khám định
kỳ. Họ có thể trở nên ít quan tâm tới sức khỏe tình dục của mình, ví dụ: không sử dụng
bao cao su một cách thường xuyên với khách hàng hay bạn tình/ chồng của mình.

Do sự kỳ thị của nhân viên y tế, nên người mại dâm không muốn đến khám và điều
trị tại phòng khám. Người mại dâm sau khi đến khám bệnh và ra về với cảm giác bị xúc
phạm, bị sỉ nhục vì họ không được khám và điều trị theo đúng nghĩa. Nhiều người không
đến khám nữa hoặc tìm tới những cơ sở khám chữa bệnh không đảm bảo chất lượng, và vì
vậy họ không được điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục một cách hiệu quả,
không nhận phát bao cao su miễn phí.

Xu hướng di chuyển sang các địa bàn khác nhau của người mại dâm nhằm tránh sự
kỳ thị và phân biệt đối xử của xã hội cũng đã đặt người người mại dâm vào một tình thế
hết sức bất lợi, đó là : hạn chế họ tiếp cận và sử dụng các chương trình can thiệp về sức
khỏe và hỗ trợ xã hội giành cho họ.

Kỳ thị và phân biệt đối xử có thể là nguyên nhân khiến người mại dâm dấn sâu hơn
vào con đường mại dâm và ma túy. Họ luôn cảm thấy xấu hổ, cô đơn và tội lỗi, trở nên
bất cần, muốn trả thù đời, sử dụng ma túy, tự kỳ thị,không muốn thay đổi cuộc đời. Như
vậy, kỳ thị và phân biệt đối xử của gia đình và xã hội không khích lệ được người mại
dâm cố gắng thay đổi hoàn thiện cuộc sống của họ. Sự kỳ thị và phân biệt đối xử với
người mại dâm đã là một nhân tố quan trọng làm gia tăng nguy cơ nhiễm HIV trong
những người làm mại dâm ( ISDS, 2011) và làm cho đại dịch này đi vào bí mật.

Sự kỳ thị của gia đình và cộng đồng có thể là nguyên nhân xô đẩy một số người
dấn sâu vào con đường mại dâm Người làm nghề mại dâm thường bị nhìn nhận là những
người hư hỏng, ham vật chất thích hưởng thụ, bị coi rẻ…Cho dù họ có cải tạo tốt, đã hoàn
lương nhưng vẫn khó khăn để được cộng đồng xã hội chấp nhận như người bình thường
khác, khó khăn trong tiếp cận việc làm, y tế…Điều đó đã làm họ khó hòa nhập và có thể
không có cơ hội bộc lộ bản thân và phát triển.

Phần đông người mại dâm không dám kiếm tìm sự trợ giúp của pháp luật trong
những trường hợp bị ngược đãi, hoặc phải chịu áp bức và bất công. Vì họ sợ bị công an
bắt ( liên quan đến sự bất hợp pháp của hoạt động mại dâm), họ bị mặc cảm tội lỗi từ
chính việc làm của mình, họ sợ gia đình, người thân phát hiện để lại tiếp tục kỳ thị và lên
án họ. Do vậy, mặc dù thường xuyên bị bạo lực nhưng phụ nữ bán dâm không dám tìm
đến sự trợ giúp của pháp luật

3. Các biện pháp giảm kỳ thị với người mại dâm

- Tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức, truyền thông giảm kỳ thị cho các
cấp, các ngành, gia đình và cộng đồng

- Nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về hoạt động
mại dâm, đặc biệt là tiếp cận với những kinh nghiệm khác nhau trong việc hỗ trợ nhóm
người mại dâm

- Thực hiện hoạt động phòng ngừa và giảm hại,giảm phân biệt đối xử, hỗ trợ
phát triển các hoạt động sinh kế khác cho người bán dâm.

- Giúp cho người mại dâm phát triển các hoạt động sinh kế khác một cách hiệu
quả chính quyền cần tăng cường giúp đỡ họ học nghề và nâng cao khả năng tiếp cận vốn,
tái hoà nhập cộng đồng

- Tạo điều kiện cho người hoạt động mại dâm được dễ dàng tiếp cận với các
dịch vụ can thiệp dự phòng lây truyền và các bệnh lây truyền qua đường tình dục

- Cung cấp một số dịch vụ xã hội cho nhóm hoạt động mại dâm như cung cấp
thông tin, nâng cao hiểu biết để giảm hại và nâng cao kiến thức về pháp luật, kiến thức về
chăm sóc sức khỏe thông qua hoạt động của các câu lạc bộ.

- Tăng cường kỹ năng ứng phó với sự kỳ thị của cộng đồng với người mại dâm…

4. Kỹ năng truyền thông thay đổi hành vi cho người mại dâm

Truyền thông thay đổi hành vi cho người mại dâm: là hoạt động truyền thông tác
động đến cách ứng xử của người mại dâm một cách có mục đích rõ ràng và có kế hoạch
cụ thể nhằm cải thiện các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của người mại dâm để đạt được
sự thay đổi về kiến thức, kỹ năng, thái độ giúp đối tượng chấp nhận, thực hành và duy trì
những hành vi tích cực tăng cường sức khoẻ.
TTTĐHV và Thông tin-Giáo dục-Truyền thông (TT-DG-TT) cho người mại dâm
đều là quá trình giao tiếp, đối thoại, trao đổi hai chiều; Có 2 kênh truyền thông chủ yếu:

+ Truyền thông trực tiếp: Giáo dục đồng đẳng, tập huấn, nói chuyện, sinh hoạt câu
lạc bộ, tư vấn,…

+ Truyền thông đại chúng: Bản tin, tạp chí, băng ghi tiếng, đài phát thanh, băng
hình, truyền hình,….

Muốn truyền thông có hiệu quả cho người mại dâm, người truyền thông phải nắm
rõ đặc tính về xã hội, nhân khẩu học của người được truyền thông, như tuổi, giới, học vấn,
tôn giáo, dân tộc, ngôn ngữ, phong tục,…

TTTĐHV và TTGDTT có sự khác nhau về mục đích và phương pháp:

+ Mục đích của TTGDTT là: Tập trung vào việc nâng cao nhận thức và kiến thức
của người mại dâm, thay đổi thái độ từ đó có thể thay đổi hành vi của họ.

+ Mục đích của TTTĐHV là: Cải thiện các yếu tố ảnh hưởng đối với việc thực
hiện hành vi, giúp người mại dâm lựa chọn, thực hiện hành vi và duy trì hành vi bảo vệ
sức khỏe, sự an toàn và phòng tránh lây nhiễm HIV.

- Các kỹ năng truyền thông cho người mại dâm

+ Kỹ năng tiếp cận người mại dâm

Tiếp cận giúp cho cán bộ CTXH tìm hiểu rõ hơn về người mại dâm

 Kỹ năng tiếp cận giúp cho cán bộ CTXH thiết lập mối quan hệ bình đẳng, tin cậy
lẫn nhau giữa can bộ CTXH với người mại dâm để có thể tạo cơ hội thuận lợi cho truyền
thông. Những giây phút tiếp cận đầu tiên rất quan trọng và mở đầu cho cuộc gặp mặt
cũng như quá trình tiếp tục truyền thông thay đổi hành vi

 Thiếu kỹ năng tiếp cận, cán bộ CTXH không thể tìm hiểu về vấn đề hành vi của
người mại dâm hoặc khi cần thiết không biết cách hỗ trợ cho người mại dâm thoải mái
đặt vấn đề hành vi mà họ muốn tìm hiểu

 Tư thế, tác phong của cán bộ CTXH cần giản dị, thân mật, ân cần, cởi mở để tạo
ấn tượng gần gũi đồng cảm ngay từ lần đầu trong quá trình truyền thông thay đổi hành vi.

 Thái độ tôn trọng người mại dâm thể hiện ở chỗ cán bộ CTXH chấp nhận hành vi
có nguy cơ của người mại dâm, không có thành kiến, không phê phán quá khứ hoặc hiện
tại của họ, mà tập trung vào trao đổi về hành vi an toàn tình dục mong muốn trong tương
lai, từ cuộc gặp truyền thông này. Hãy cùng hiểu biết và cởi mở với nhau, trao đổi về họ
tên, tuổi, học vấn, sở thích, hoàn cảnh... Hãy xoá đi những khác biệt nếu có về tuổi, giới
tính, học vấn, sở thích... và tìm ra những điểm tương đồng.

 Người mại dâm sẽ thoải mái hơn khi vấn đề mà họ đang suy nghĩ, băn khoăn, lo
lắng được cán bộ CTXH chia sẻ kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm sống hoặc có thể hỗ
trợ về mặt tinh thần, vật chất và xã hội.

 Cán bộ CTXH nên khéo léo, tế nhị khi tìm hiểu về hành vi nguy cơ, về những
yếu tố ảnh hưởng đến các hành vi nguy cơ; vận dụng các kỹ năng quan sát, lắng nghe, đặt
câu hỏi,... để có được những thông tin cần biết.

Cán bộ CTXH dựa trên những thông tin thu thập được qua đối thoại và tương tác
với NĐTT để xác định:

 Người mại dâm đang có hành vi nguy cơ nào,

 Lý do vì sao người mại dâm có hành vi đó (quan niệm sống, thái độ, giá trị tinh
thần, điều kiện sống…),

 Người mại dâm đang ở bước nào của quá trình thay đổi hành vi,

 Người mại dâm có vấn đề sức khỏe sinh sản-tình dục (SKSS-TD) nào mà họ đang
phải đối mặt

 Khả năng chấp nhận và thay đổi hành vi của người mại dâm (các điều kiện cần
và đủ để đối tượng thay đổi hành vi),

 Các phương thức truyền thông nào có thể phù hợp với người mại dâm.

+ Kỹ năng quan sát

Quan sát cũng là “lắng nghe”, nhưng là lắng nghe bằng mắt, nhận biết được sự
việc một cách có chủ định và phân tích được sự việc đó.

 Kỹ năng quan sát giúp cho cán bộ CTXH thu thập được thông tin, hiểu được sơ
bộ về tâm trạng, sức khoẻ và hoàn cảnh của người mại dâm

 Quan sát giúp cho cán bộ CTXH cảm nhận được sự thay đổi tâm trạng trong quá
trình truyền thông. Một thoáng rùng mình, một giọt nước mắt từ từ lăn trên má, một
thoáng im lặng và bẻ ngón tay, một ánh mắt nghi ngờ hoặc thất vọng giúp cho cán bộ
CTXH điều chỉnh nội dung và cách truyền thông của mình.
 Hãy có ánh mắt thân thiện, tế nhị, cảm thông khi quan sát; tránh làm cho người
mại dâm cảm thấy bị soi mói, theo dõi.

+ . Kỹ năng lắng nghe

Lắng nghe là tập trung tư tưởng cao độ để thấu hiểu những âm thanh lọt vào tai,
là biểu hiện của sự quan tâm, tôn trọng người mại dâm

 Kỹ năng lắng nghe giúp cho cán bộ CTXH thu thập được thông tin, hiểu được sâu
hơn về tâm trạng, sức khoẻ và hoàn cảnh của người mại dâm; khuyến khích người mại
dâm giãi bầy tâm sự của họ, kể cả những vấn đề riêng tư, thầm kín như đã có HIV.

 Lắng nghe giúp cho cán bộ CTXH cảm nhận được giọng nói và diễn biến cảm
nhận của người mại dâm, từ đó có những cảm xúc từ đáy lòng mình và thực sự đồng cảm
với người mại dâm

 Để lắng nghe tốt cán bộ CTXH cần tránh:

- Bị chi phối bởi những sự kiện khác đang xẩy ra xung quanh nơi mình truyền
thông hoặc ngay chính trong lòng mình, tránh theo đuổi những ý nghĩ riêng của mình

- Cắt ngang khi người mại dâm đang nói, đang xúc động; tránh tỏ ra sốt ruột như
nhìn đồng hồ hoặc có vẻ mặt thờ ơ, mệt mỏi.

+ Kỹ năng diễn đạt

Diễn đạt là phát biểu, trình bày, nói lên suy nghĩ, tâm tư, ý kiến của mình, chia sẻ
thông tin, kiến thức, kỹ năng, thái độ, quan điểm của mình, gợi ý và hướng dẫn về thay
đổi hành vi.

 Kỹ năng diễn đạt rất quan trọng, làm cho tiếng nói và ngôn ngữ không lời (cử chỉ)
của cán bộ CTXH có thêm trọng lượng, có sức thuyết phục, dễ hiểu, dễ nhớ và dễ làm
theo.

 Hãy sử dụng từ ngữ rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu; đưa ra những ví dụ cụ thể tại địa phương.

 Sử dụng các thiết bị trợ giúp (mô hình, tranh lật, băng ghi âm, băng ghi hình...) để
giúp người nghe dễ hiểu.

+ Kỹ năng đặt câu hỏi

 Cán bộ CTXH sử dụng câu hỏi để làm rõ ý nghĩ, cảm xúc của ngươi mại dâm,
hiểu rõ hơn tâm trạng và hoàn cảnh của họ.
 Hãy đặt câu hỏi rõ ràng, ngắn gọn, cụ thể và phù hợp với ngôn ngữ của người mại
dâm

 Các câu hỏi phải tế nhị, nhất là khi hỏi những vấn đề riêng tư, bí mật.

 Sử dụng từ ngữ rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu.

- Một số lưu ý khi làm truyền thông cho người mại dâm:

 Âm lượng và nhịp điêu của giọng nói: không nên nói đều đều, đơn điệu.

 Sử dụng ngôn ngữ không lời: Ngôn ngữ không lời có một vai trò quan trọng
trong diễn đạt của cán bộ CTXH và làm tăng hiệu quả rõ rệt của truyền thông.

Cán bộ CTXH cần luôn luôn ở trong một tư thế thoải mái, phối hợp lời nói với cử
chỉ, dáng điệu trong khi nói, thể hiện sự tự tin của mình và làm cho tiếng nói có trọng lượng
hơn.

Nét mặt, ánh mắt, nụ cười là cửa sổ của ý nghĩ, cảm xúc và hỗ trợ cho lời nói ,
người nghe sẽ nhận thức được rõ nét hơn những điều đã nhận được

Hãy duy trì giao tiếp bằng mắt với người mại dâm, bạn sẽ thể hiện sự tôn trọng họ
và sẵn sàng lắng nghe, tiếp nhận phản hồi và chia sẻ ý kiến, cảm xúc.

III. CHĂM SÓC SỨC KHOẺ, CHỮA BỆNH VÀ PHÒNG NGỪA GIẢM
TÁC HẠI CHO NGƯỜI MẠI DÂM

1. Chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ cho người mại dâm

Thực hiện chữa trị, giáo dục cho người bán dâm tại các Trung tâm giáo dục lao
động xã hội và tại cộng đồng.

Tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội, người bán dâm được
khám, chữa bệnh, nhất là các bệnh lây truyền qua đường tình dục; tham gia các hoạt động
văn hóa, sinh hoạt nhóm; tham gia vận động thể thao, lao động trị liệu; can thiệp khủng
hoảng và tư vấn tâm lý; hướng dẫn và hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng sau khi hoàn thành
thời gian phục hồi. Tổ chức học văn hóa, xóa mù chữ cho học viên chưa biết chữ đối
tượng đang quản lý tại Trung tâm được học nghề và tạo việc làm.

Tại cộng đồng, duy trì và thành lập mới các Câu lạc bộ, nhóm đồng đẳng hỗ trợ
người mại dâm và người mại dâm hoàn lương, kết hợp cho vay tín dụng và trợ cấp khó
khăn đã giúp người bán dâm tìm kiếm và tạo việc làm. Chính quyền, các đoàn thể các cấp
đã thực hiện cảm hóa, giáo dục người bán dâm hoàn lương.

Hoạt động can thiệp giảm thiểu lây nhiễm HIV gắn với vấn đề người mại dâm chủ
yếu tập trung vào việc cung cấp thông tin, bao cao su, chuyển gửi tới dịch vụ tư vấn xét
nghiệm tự nguyện dành cho người mại dâm và các nhóm dân di biến động.

Các hoạt động triển khai thực hiện của các cơ sở y tế nhà nước và tư nhân trên toàn
quốc trong công tác phòng chống tệ nạn mại dâm – HIV gồm:

- Tư vấn xét nghiệm tự nguyện HIV

- Khám và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục

- Khuyến khích sử dụng bao cao su

- Tổ chức khám chữa bệnh định kỳ hàng quý cho người lao động tại những
cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ bị lợi dụng để hoạt động mại dâm. Chương trình này được
thực hiện nhằm bảo vệ và giảm thiểu tác hại của tệ nạn mại dâm đối với người lao động
làm việc ở những đơn vị kinh doanh dễ bị lợi dụng để tổ chức các hoạt động mại dâm.

2. Kỹ năng tham vấn, xử lý khủng hoảng cho người mại dâm

- Kỹ năng tham vấn cho người mại dâm

Tham vấn tâm lý cho người mại dâm là quá trình nhân viên CTXH sử dụng các
kiến thức, kỹ năng chuyên môn và thái độ nghề nghiệp để thiết lập mối quan hệ tương tác
tích cực với thân chủ nhằm giúp họ nhận thức được hoàn cảnh vấn đề để thay đổi cảm
xúc, hành vi và tìm kiếm giải pháp có vấn đề của mình

Khi tiến hành quá trình tham vấn cho người mại dâm, nhân viên CTXH cần
nắm được các thông tin sau:

- Thông tin chi tiết về thân chủ và ảnh hưởng từ các mối quan hệ( ông, bà, cha, mẹ,
anh chị, em, bạn bè…) và cả những rắc rối mà họ đang gặp phải

- Tiểu sử xã hội và văn hóa của mỗi thân chủ


- Thâm niên bán dâm và hậu quả đối với cơ thể và tâm lý

- Những nhu cầu cần hỗ trợ tức thời

- Các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề và hỗ trợ

Để quá trình tham vấn cho người mại dâm có hiệu quả nhân viên CTXH cần
thực hiện các nguyên tắc sau:

- Đảm bảo tính bảo mật của thông tin

- Nhiệt tình, chân thành , hiểu biết và có thái độ quan tâm

- Tôn trọng khách hàng

- Chấp nhận, không phê phán

- Có thái độ trung lập

Một số kỹ năng quan trọng trong tham vấn cho người mại dâm

- Kỹ năng lắng nghe tích cực

- Kỹ năng quan sát

- Kỹ năng đặt câu hỏi

- Kỹ năng thấu cảm

- Kỹ năng xử can thiệp khủng hoảng

+ Hiểu một cách đơn giản: khủng hoảng là trạng thái sốc tinh thần do một sự kiện
hoặc một chuỗi những sự kiện bất thường gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tầm trọng tới
cá nhân. Trong tình trạng này cá nhân thường cảm thấy mất cân bằng, căng thẳng và giảm
sút các hoạt động chức năng vốn có.

Những biểu hiện tâm lý của người mại dâm khi rơi vào khủng hoảng:

. Cô đơn, cảm giác lạc long

. Căng thẳng và sợ hãi

. Bối rối, mệt mỏi

. Vô vọng

. Tuyệt vọng
+ Can thiệp khủng hoảng cho đối tượng tại Trung tâm là một quá trình chữa trị, hỗ
trợ cho đối tượng đang trong cơn khủng hoảng để họ có thể đương đầu với khủng hoảng
một cách có hiệu quả và trưởng thành từ đó

Trong quá trình khủng hoảng hay ngay sau cơn khủng hoảng, đối tượng thường có
xu hướng cảm thấy liều lĩnh, hoảng sợ, không nơi nương tựa và dễ bị tổn thương. Sự có
mặt của một ai đó thể hiện sự săn sóc, hỗ trợ và sẵn sàng giúp đỡ sẽ có giá trị rất lớn và có
thể giúp cho đối tượng trở lại trạng thái bình thường một cách nhanh hơn rất nhiều

Như vậy can thiệp khủng hoảng giúp những người trải qua khủng hoảng nhận thức
được điều gì đang và sẽ xảy ra, ghi nhận ảnh hưởng của những sự kiện này và học cách
thức mới hoặc có hiệu quả hơn đẻ đương đầu với chúng

+ Một số dấu hiệu nhận biết đối tượng bị khủng hoảng

* Dấu hiệu thể chất và sức khỏe:

. Cơ bắp bị run hoặc bị co giật

. Chóng mặt, khó thở hoặc bị ngất xỉu

. Đau cổ và đau lưng

. Ngủ nhiều hoặc ngủ ít hơn bình thường

. Tim đập nhanh

. Khó tập trung, mất trí nhớ hoặc khó giải quyết công việc hàng ngày

. Suy nhược cơ thể, lo âu

*Dấu hiệu về mặt cảm xúc

Trong cơn khủng hoảng, cảm xúc có thể dâng cao đột ngột gây ra tình trạng mất
cân bằng giữa lý trí và cảm xúc. Tại thời điểm đó đối tượng có thể có những cách phản
ứng kỳ lạ, khó hiểu, đôi khi có vẻ điên rồ. Những phản ứng trong giai đoạn khủng hoảng
có thẻ hoàn toàn trái ngược hoặc vượt xa với xu hướng bình thường của họ.

* Dấu hiệu về mặt suy nghĩ

Những người trải qua khủng hoảng có thể trở nên lẫn lộn và suy nghĩ hỗn độn, họ
gặp rất nhiều khó khăn và thường suy nghĩ theo một hệ quả logics chủ quan. Đối tượng có
thẻ đi từ ý kiến này sang ý kiến khác một cách lộn xộn, tạo sự giao tiếp rất khó kết nối.
Đối tượng có thể cảm thấy mơ hồ, hoang mang , không chắc chắn
* Dấu hiệu hành vi

. Giảm dần việc thực hiện các chức năng

. Xu hướng trở nên kích động trong các hành vi ứng xử

. Xu hướng trở lên thờ ơ, vô cảm

. Hành vi thể hiện sự phụ thuộc

. Hành vi hủy hoại bản thân hoặc làm tổn thương người khác

Nhân viên CTXH cần chú ý khi can thiệp khủng hoảng cho người mại dâm:

- Can thiệp đúng lúc

- Luôn sẵn sang

- Luôn giúp đỡ

- Đảm bảo với khách hàng đây chỉ là gai đoạn tạm thời

- Giúp khách hàng tìm ra cách giải quyết vấn đề

Các kỹ năng cần có trong can thiệp khủng hoảng

- Có kỹ năng nhận biết, đánh giá mức độ khủng hoảng

- Đánh giá được nguyên nhân, mức độ nguy hiểm tức thời và dự báo được
hành vi tiếp theo

- Có thể chuyển đối tượng đến một nơi an toàn hơn trong trường hợp bị đe
dọa

- Biết cách trấn an khách hàng

- Giải thích với đối tượng rằng những tình cảm, cảm xúc họ đang trải qua là
bình thường đối với những tình huống không bình thường đó.

- Giúp đối tượng nhận ra khi nào những hành vi nhất định là không tốt cho họ
sau khủng hoảng và hỗ trợ họ thích nghi với các hành vi mới có hiệu quả hơn

- Nói chuyện với đối tượng, là cách thể hiện tốt nhất với đối tượng, họ sẽ có
cảm giác an toàn và giảm được căng thẳng khi có người ở bên chia sẻ

- Quan tâm đến cảm xúc của đối tượng


- Có thể kết nối để tìm thêm sự hỗ trợ hoặc chuyển gửi dịch vụ hỗ trợ cho
khách hàng

3. Các dịch vụ xã hội hỗ trợ cho người mại dâm

- Các mô hình hỗ trợ người mại dâm

+ Mô hình giáo dục tại xã, phường, thị trấn: Đây là hình thức giá dục với những
người bán dâm thường xuyên từ đủ 14 tuổi trở lên để quản lý, giáo dục tại nơi cư trú.
Thời hạn áp dụng với nhóm này từ 3 đến 6 tháng. Thời hạn giáo dục tại cơ sở sẽ được bàn
giao cho khu dân cư. Quá trình tiếp nhận, giáo dục được quy định rõ trong nghị đinh
163/2003/NĐ-CP của Chính phủ quy định thi hành biện pháp giáo dục người mại dâm tại
xã, phương, thị trấn( Phụ lục 1)

+ Mô hình hỗ trợ tại Trung tâm GDLĐXH

Mô hình này tiến hành với đối tượng là người bán dâm có tính chất thường xuyên
đủ 16 tuổi trở lên đã bị áp dụng giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng
biện pháp này nhưng không có nơi cư trú nhất định. Không đưa vào cơ sở chữa bệnh
người bán dâm dưới 16 tuổi và trên 55 tuổi (Nghị định 135/ 2004/NĐ-CP quy định về
việc đưa người mại đam vào các cơ sở chữa bệnh

- Các hoạt động giảm hại cho người mại dâm

+ Truyền thông thay đổi hành vi thông qua hoạt động nhóm đồng đẳng, chương
trình giảm tác hại

+ Cung cấp và hướng dẫn sử dụng bơm kim tiêm sạch

+ Cung cấp và hướng dẫn sử dụng bao cao su.( hệ thống nhà thuốc, địa chỉ thân
thiện mua bao cao su, bơm kim tiêm

+ Khám chữa bệnh lây qua đường tình dục; Xét nghiệm HIV và điều trị thuốc
kháng vi rút.

+ Tổ chức các hoạt động nhóm đồng đẳng, chương trình giảm tác hại cho nhóm
người mại dâm
IV. HỖ TRỢ TÁI HOÀ NHẬP CỘNG ĐỒNG CHO NGƯỜI MẠI DÂM

1. Các mạng lưới hỗ trợ người mại dâm tái hoà nhập cộng đồng

Biện pháp hỗ trợ nào hiệu quả và phù hợp cho các đối tượng mại dâm đã hoàn
lương là điều trăn trở của các nhà quản lý cũng như toàn xã hội.

Giúp người mại dâm thay đổi nhận thức, hành vi tái hòa nhập cộng đồng là một
chủ trương lớn của nhà nước. Hoạt động này đang được triển khai và thực hiện ở các
trung tâm Lao động Xã hội, chi cục phòng chống tệ nạn xã hội, các cơ quan, câu lạc bộ
trực thuộc hội phụ nữ ... Tuy nhiên, việc tái hòa nhập cộng đồng của người mại dâm còn
gặp nhiều khó khăn nên sự thành công cần sự góp sức chung long của các tổ chức xã hội.

- Sự hỗ từ nhóm gia đình: gia đình, người thân cần gắn bó, gần gũi khích lệ người
mại dâm hoàn lương, đồng thời quản lý, giám sát trên cơ sở trang bi những kỹ năng quản
lý và có biện pháp can thiệp khi cần thiết. Gia đình giữ vai trò là chỗ dựa về tinh thần cho
người mại dâm ổn định tâm lý, đoạn tuyệt quá khứ và tự tin tiếp cận các dịch vụ việc làm.

- Cán bộ CTXH tại cơ sở/ cán bộ trợ giúp cộng đồng cần tiếp cận giúp người mại
dâm khi trở về cộng đồng xây dựng kế hoạch sinh hoạt bản thân, giám sát họ nghiêm túc
thực hiện các chuẩn mực gia đình, xã hội. Đây chính là việc tang bị kỹ năng cho lối sống
điều độ, không buông thả. Nâng cao ý thức trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội cho
người mại dâm hoàn lương

Cán bộ CTXH cơ sở còn cần tạo điều kiện giúp họ có trình độ kiến thức cơ bản
một nghề hay một việc làm. Khi đã có thu nhập từ lao động họ sẽ nâng cao dần ý thức
phấn đấu.

Cung cấp cho người mại dâm kiến thức, kỹ năng sinh tồn, giúp họ có thể hoạt động
bình thường trong cộng đồng và tự tin tiếp cận các dịch vụ tư vấn, giới thiệu việc làm và
tham gia tuyển dụng vào làm việc tại các doanh nghiệp

Giúp đỡ người mại dâm được tham gia chương trình học nghề, tạo công ăn việc
làm để hòa nhập cộng đồng. Việc làm ổn đinh, có thu nhập sẽ là yếu tố quan trọng cho
người mại dâm không bị lôi kéo về con đường lầm lỡ trước đây.

- Các CLB đông đẳng, hội phụ nữ, Đoàn thanh niên có vai trò quan trọng với
người mại dâm hoàn lương. Đây là các tổ chức mà họ tìm thấy sự trợ giúp khi cần thiết
trong quá trình tìm việc làm và tạo cơ hội cho họ tham gia các hoạt động xã hội để lấy lại
niềm tin cho bản thân.
- Cán bộ tư pháp: có khả năng cung cấp hiểu biết pháp luật, chính sách cho người
mại dâm khi họ gặp khó khăn trong quá trình tái hòa nhập.

2. Hỗ trợ việc làm cho người mại dâm tái hòa nhập cộng đồng

- Khái niệm việc làm

- Theo Tổ chức lao động quốc tế ILO: khái niệm việc làm chỉ đề cập đến trong mối
quan hệ với lực lượng lao động. Theo đó, việc làm được phân thành 02 loại:

+ Việc làm có trả công/trả lương

+ Việc làm không được trả công nhưng vẫn có thu nhập

- Ý nghĩa của việc làm đối với người mại dâm tái hòa nhập cộng đồng

+ Việc làm đáp ứng nhu cầu nuôi sống bản thân và gia đình

+ Việc làm giúp người mại dâm hoàn lương phục hồi sức khỏe

+ Việc làm giúp phục hồi các chức năng, các quan hệ xã hội

+ Việc làm tăng cường sự tự tin, giảm kỳ thị và tự kỳ thì

Các chính sách an sinh xã hội đối với người mại dâm tái hòa nhập cộng đồng

- Kết nối dạy nghề, tạo việc làm

Điều 14 Pháp lệnh phòng, chống mại dâm quy định nội dung cụ thể của biện pháp
kinh tế - xã hội trong việc phòng, chống mại dâm bao gồm:

1. Giải quyết việc làm, tổ chức dạy nghề, hướng nghiệp, xoá đói, giảm nghèo cho
những gia đình nghèo, những người không có việc làm. Tạo điều kiện trợ giúp những phụ
nữ nghèo được vay vốn, tổ chức tư vấn và hướng dẫn họ tiếp cận với các dịch vụ sản xuất,
kinh doanh, sử dụng vốn làm kinh tế để tăng thu nhập theo các chương trình, dự án nhằm
ngăn chặn tệ nạn mại dâm phát sinh, phát triển;

2. Tổ chức chữa bệnh, giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm cho người bán dâm hoàn
lương; trợ cấp khó khăn hoặc tạo điều kiện cho họ vay vốn, tư vấn, hướng dẫn phương
pháp sản xuất, kinh doanh để họ có thu nhập ổn định;

Theo đó, hiện nay Nhà nước có chính sách hỗ trợ người nghiện ma túy và người
mại dâm học nghề ở trung tâm 05, 06 và ở cộng đồng. Hiện nay có trên 50% các đối
tượng tại các trung tâm được học nghề. Chi phí học nghề cho các đối tượng đang ở mức
thấp. Trong trung tâm, họ chỉ được đào tạo nghề ở trình độ sơ cấp, học nghề ngắn hạn với
thời gian dưới 1 năm, chưa có điều kiện đào tạo nghề cho các đối tượng này ở trình độ
trung cấp.

Theo chính sách hiện hành, Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm sẽ giải quyết cho các
doanh nghiệp vay, tùy vào số lượng lao động thu hút là nhiều hay ít, từ vài chục triệu đến
hàng trăm triệu đồng. Thời gian tới, chính sách này phải phổ biến rộng rãi để nhiều người
dân được biết. Đồng thời, phải có sự phối hợp giữa các doanh nghiệp và chính quyền thì
mới giải quyết được việc làm cho người mại dâm tái hòa nhập cộng đồng, . Chính quyền
địa phương - nơi xác nhận các dự án vay vốn của doanh nghiệp - cần đưa khuyến nghị để
gắn trách nhiệm xã hội đối với doanh nghiệp, để doanh nghiệp nhận một tỷ lệ lao động
nhất định là đối tượng đặc thù nêu trên.

Để giúp cho người mại dâm tái hòa nhập cộng đồng một cách hiệu quả, cần tăng
cường giúp đỡ họ học nghề và nâng cao khả năng tiếp cận vốn. Cần thiết phải đầu tư dạy
nghề trọng điểm, tạo sự kết nối và hỗ trợ giữa ba khâu: nhu cầu thị trường, đào tạo nghề
và hỗ trợ giới thiệu việc làm.

Đồng thời, xây dựng các mô hình hỗ trợ, tạo điều kiện cho người hoạt động mại
dâm được dễ dàng tiếp cận với các dịch vụ can thiệp dự phòng lây truyền HIV/AIDS và
các bệnh lây truyền qua đường tình dục...

Chương trình đào tạo nghề cho người bán dâm được quy định cụ thể trong nhiều
văn bản quy phạm pháp luật khác nhau nhằm tạo điều kiện giúp đối tượng rời xa tệ nạn và
hòa nhập vào đời sống xã hội. Những chương trình và văn bản quy phạm pháp luật đã quy
định rõ trách nhiệm của các cơ quan, ban ngành, tổ chức chính trị - xã hội và cá nhân…
trong công tác hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người bán dâm và người
nhiễm HIV hoà nhập cộng đồng.

Công tác dạy nghề, giáo dục hoà nhập cho người mại dâm và người nhiễm HIV ở
các Trung tâm giáo dục lao động xã hội ngày càng được cải thiện hơn về nội dung và chất
lượng. Các trung tâm đã tổ chức dạy nghề kết hợp với lao động sản xuất phù hợp với khả
năng của đối tượng, giúp cải thiện sinh hoạt hàng ngày và nâng cao năng lực tái hoà nhập
cộng đồng cho đối tượng. Một số trung tâm đã gắn kết hoạt động dạy nghề với giới thiệu,
tạo việc làm cho đối tượng thông qua thực hiện các chính sách hỗ trợ, vận động các doanh
nghiệp, cơ sở sản xuất nhận đối tượng vào làm việc hoặc gia công sản phẩm.

- Hỗ trợ vay vốn


Nghiên cứu chỉ ra rằng sự phân biệt đối xử là một rào cản đối với những người
hoạt động mại dâm có ý định bỏ việc bán dâm và kiếm kế sinh nhai khác. Mặc dù Nhà
nước có chính sách hỗ trợ vay vốn cho người hoạt động mại dâm trở về với cộng đồng,
tuy nhiên, nhiều người không đăng ký vì lo sợ bị cộng đồng kỳ thị. Do vậy, số lượng
người mại dâm tiếp cận vốn vay rất thấp.

- Tổ chức các hoạt động xã hội, các câu lạc bộ, các nhóm đồng đẳng

- Tuyên truyền, vận động về phòng, chống mại dâm.

Việc tuyên truyền nâng cao nhận thức và hành vi về phòng chống mại dâm, giảm
lấy nhiễm HIV/AIDS và giảm kỳ thị cần phải phát triển rộng khắp. Trước hết, các hoạt
động truyền thông được hướng đến các cộng đồng dân cư, đến đội ngũ cán bộ làm công
tác phòng chống tệ nạn xã hội, các nhóm đồng dẳng, các cơ quan tổ chức, các cá nhân và
gia đình…đặc biệt hướng vào các nhóm nguy cơ cao: nhóm mại dâm, nhóm tiêm chích
ma túy, nhóm quan hệ tình dục đồng giới, nhóm di biến động( lái xe, công nhân các khu
công nghiệp, nhóm người di cư từ nông thôn ra thành phố…)

Về nội dung truyền thông cần tập trung vào cung cấp các kiến thức về HIV/AIDS,
các bệnh lây truyền qua đường tình dục, các biện pháp giảm hại( bơm kim tiêm sạch, bao
cao su, …) các vấn đề liên quan đến sử dụng chất gây nghiện, buôn bán người…

Hình thức truyền thông có thể trực tiếp, gián tiếp thông qua các chương trình, diễn
đàn, các buổi truyền thông tập trung, sinh hoạt nhóm đồng đẳng…

- Triển khai hoạt động phòng ngừa tệ nạn mại dâm

Ngoài các hoạt động truyền thông nâng cao ý thức pháp luật liên quan đếm mại
dâm còn triển khai đồng bộ nhiều hoạt động khác: giải quyết vấn đề thất nghiệp, việc làm,
các chính sách về xóa đói giảm nghèo, tuyên truyền phòng chống các tệ nạn xã hội khác
như nạn bạo lực gia đình, xâm hại tình dục trẻ em, buôn bán người…

3. Các kỹ năng vận động nguồn lực

3.1. Kỹ năng tìm kiếm và thiết lập các mối quan hệ

Đây là công việc đòi hỏi sự tận tâm, cam kết trước khi mạng lưới được thiết lập và
triển khai các hoạt động huy động hiệu quả. Do đó, càn phải có ý thức tìm kiếm và nắm
bắt các cơ hội tìm hiểu và tiếp cận các đối tác tiềm năng và cần phải có mối quan hệ rộng
rãi. Để có và mở rộng được các mối quan hệ cần:
- Tích cực tham gia vào các hội thảo chia sẻ

- Lưu ý ghi chép các thông tin của các cơ quan tổ chức mà nhận thấy có khả năng
tiếp cận để vận động

- Luôn có các thông tin về cơ quan tổ chức của mình để chia sẻ cung cấp trong các
cơ hội gặp gỡ các thành viên tiềm năng. VD khi đến dự các hội thảo, tọa đàm, các buổi
làm việc với đối tác… luôn mang theo tờ rơi giới thiệu về cơ quan/tổ chức mình

- Liên tục cập nhật các thông tin đăng tải trên internet về sự ra đời của các tổ chức
có liên quan tới mục đích xây dựng mạng lưới và huy động nguồn lực.

- Sử dụng các hình thức giao tiếp thích hợp, liên tục cập nhật thông tin về tổ chức.

Như vậy, khi tạo lập nhiều mối quan hệ sẽ giúp xây dựng được mạng lưới vững
chắc với nhiều thành viên tham gia. Kết quả, tăng cường được sự hỗ trợ và chia sẻ từ
mạng lưới. Chính vì vậy, sau khi có được các mối quan hệ cần có khả năng xây dựng và
duy trì các mối quan hệ này. Một số điểm cần lưu ý trong việc duy trì các mối quan hệ:

- Về thái độ:

+ Chân thành: là yếu tố đầu tiên và đảm bảo sự bền vững trong mọi mối quan hệ.
Thông qua giao tiếp, hành vi bộc lộ thái độ chân thành của cá nhân, cơ quan, tới những
thành viên trong việc trình bày mong muốn hợp tác cũng như những đóng góp của bản
thân cơ quan tổ, chức mình.

+ Tôn trọng: thể hiện trong việc cư xử công bằng, không lấn át, để đối tác được tự
quyết định hành động của mình khi tham gia.

+ Khiêm tốn

- Việc cần làm:

+ Tìm kiếm và nhấn mạnh vào những điểm chung trong mục đích tôn chỉ

+ Tìm hiểu về thành viên có ý định tham gia

+ Có sự hiểu biết về khả năng tham gia, hỗ trợ và chia sẻ của thành viên . Thông
qua các đồng nghiệp nơi làm việc hoặc các mối quan hệ khác, tìm hiểu về các cá nhân,
nhóm tổ chức, cơ quan có quan tâm tới công việc của cơ quan, tổ chức của mình.

+ Tạo cơ hội tiếp xúc với các thành viên này để giới thiệu về tổ chức, đối tượng,
hoạt động của mình với những khả năng về nguồn nhân lực, kĩ thuật, tài chính mà tổ chức
bạn có thể có.
Việc tìm kiếm và thiết lập mối quan hệ còn thực hiện qua các phương tiện giao tiếp
khác, chẳng hạn như điện thoại, thư tín, thư mời.Tuy nhiên, dù giao tiếp qua hình thức
nào đi chăng nữa, việc chứng tỏ sự chân thành, trung thực và tôn trọng luôn được đặt lên
hàng đầu.

3.2. Kỹ năng duy trì các mối quan hệ

Duy trì mối quan hệ với vai trò là một thành viên trong mạng lưới, ngoài những
yêu cầu về thái độ và các phương pháp như đã đề cập ở trên, còn đòi hỏi sự lưu tâm và
đáp ứng đối tác ở nhiều khía cạnh: sở thích, khả năng, những ngày có ý nghĩa đặc biệt vớí
đối tác… Cần chuẩn bị những cuộc thăm hỏi cá nhân, tặng quà hợp sở thích, tạo ra các
cuộc vui chơi hoặc chia sẻ mang tính giáo dục. Đồng thời, phải thường xuyên khai thác
thêm những khả năng đáp ứng khác của các thành viên và kiên trì duy trì các hoạt động
này.

Duy trì mối quan hệ cũng không khác với việc tạo lập mối quan hệ nó đòi hỏi
những thái độ, hành vi tương tự như trên, cùng với việc lưu ý lôi kéo sự tham gia các bên
vào các hoạt động như thăm nhau, tặng nhau chút quà, nhớ đến những ngày lễ của nhau.
Cùng khi đó là cần tiếp tục khám phá những khả năng hỗ trợ từ các bên.

3.3. Kỹ năng khích lệ sự tham gia

Việc huy động vào đóng góp ngân sách cho hoạt động từ thiện thường là những
hoạt động mang tính tự nguyện, đặc biệt là từ các cá nhân và các tổ chức mà đối tượng
phục vụ của họ không phải nhóm này. Chính vì vậy, để có được sự tham gia và duy trì sự
hảo tâm này cần phải có được các kĩ năng khích lệ sau:

- Hiểu tâm lý của cá nhân, đại diện cho các tổ chức tiềm năng.

- Cung cấp các thông tin khích lệ lòng tự hào của cá nhân và tổ chức khi tham gia
vào hoạt động từ thiện hoặc mạng lưới hỗ trợ.

- Tạo các cơ hội để các cá nhân, tổ chức tham gia vào chiến dịch huy động nguồn
lực được công chúng biết tới thông qua các phương tiện thông tin đại chúng hoặc các hình
thức phù hợp.

- Không bỏ lỡ cơ hội khi cá nhân và tổ chức còn lưỡng lự, hỗ trợ quyết định tham
gia của họ

- Không bỏ qua việc cảm ơn những đối tác tích cực trong mạng lưới và những đơn
vị cá nhân tham gia vào chiến dịch huy động
- Chuẩn bị cơ cấu lãnh đạo và phân công hợp lý người đảm trách công việc cho các
nhóm, chẳng hạn, nhóm chịu trách nhiệm ghi lại sự đóng góp và gói quà tặng, nhóm tiếp
tục hoạt động huy động ngân sách, hoặc đảm trách hoạt động truyền thông

- Lưu ý rằng, chìa khoá của thành công là tìm kiếm những tình nguyện viên có kiến
thức về huy động ngân sách và đặc biệt cam kết với tổ chức cũng như sự nghiệp của tổ
chức.

Trước khi tiến hành thực hiện chiến dịch, cần phải trả lời các câu hỏi sau:

- Tình trạng hiện nay về việc từ thiện tại địa bàn của bạn là gì?

- Có tổ chức/ đơn vị nào cũng dự đinh triển khai chiến dịch không?

- Chủ đề để phát động chiến dịch là gì? Có hấp dẫn không?

- Hoàn cảnh hiện nay hỗ trợ hay cản trở chiến dịch của bạn?

- Hình ảnh trước công chúng về cơ quan của bạn là gì?

TÀI LIỆU THAM KHẢO


*****
1. Báo cáo quốc gia lần thứ hai về thực hiện tuyên bố cam kết về HIV/AIDS,
Hà Nội.
2. Cập nhật tình hình dịch AIDS năm 2018, UNAIDS, năm 2018.
3. Chiến lược quốc gia về phòng chống HIV/AIDS ở Việt Nam đến năm 2010
và tầm nhìn 2020.
4. Mại dâm, ma túy, cờ bạc, tội phạm thời hiện đại, GS.TS. Nguyễn Xuân
Yêm, NXB Công an nhân dân, Hà Nội - 2003.
5. Giã từ ma túy - mại dâm, Viết Thực (biên soạn), NXB Lao động, 2002
6. Hỏi đáp thắc mắc Phòng chống HIV/AIDS cho thanh niên, học sinh, sinh
viên, năm 2002.
7. Luật phòng chống ma túy
8. Pháp lệnh phòng chống mại dâm
9. Luật phòng chống tham nhũng
10. Phòng chống tệ nạn xã hội mại dâm, ma túy, mê tín dị đoan, cờ bạc, BS.
Trần Minh Hưởng (chủ biên), NXB Văn hóa dân tộc, 2004.
11. Tệ nạn xã hội ở Việt Nam: thực trạng, nguyên nhân và giải pháp, Lê Thế
Tiệm, Phạm Thị Phả, NXB Công an nhân dân, 1994.
12. Quyết định số 2596/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề
án đổi mới công tác cai nghiện ma túy đến năm 2020
DANH MỤC SÁCH THAM KHẢO
1. Nguyễn Ngọc Hòa, Tội phạm và cấu thành tội phạm, NXB Công an nhân
dân, 2008
2. Nguyễn Hồi Loan, Đặng Thanh Nga, giáo trình Tâm lí học pháp lí, NXB
Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009
3. Đỗ Ngọc Quang, giáo trình Tội phạm học, NXB ĐHQG, 1999

4. Nguyễn Xuân Yêm, Tội phạm và cấu thành tội phạm, NXB Công an nhân
dân, Hà Nội, 2001.

You might also like