Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

ĐẶC ĐIỂM ĐẤT VIỆT NAM

Câu 1. Đất bazan phân bố chủ yếu ở vùng


A. Đông Bắc. B. Bắc Trung Bộ. C. Tây Nguyên. D. ĐB. Sông Cửu Long.
Câu 2. Trong cơ cấu diện tích đất tự nhiên của nước ta, nhóm đất nào sau đây chiếm tỉ trọng lớn nhất?
A. Đất Feralit vùng núi thấp. B. Đất mùn núi cao.
C. Đất phù sa sông ven biển. D. Đất phù sa ngoài đê.
Câu 3. Các nhân tố tác động đến sự hình thành và tính đa dạng của đất là
A. đá mẹ, địa hình, khí hậu, nguồn nước
B. khí hậu, nguồn nước, sinh vật, sự tác động của con người.
C. đá mẹ, địa hình, khí hậu, nguồn nước, sinh vật, sự tác động của con người.
D. sinh vật, sự tác động của con người, đá mẹ, địa hình.
Câu 4: Việt Nam có….. nhóm đất chính
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 5: Đất có màu đỏ thẫm hoặc vàng, độ phì cao thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp được hình thành
trên loại đá nào?
A. Đá vôi. B. Đá badan. C. Đá phiến mica. D. Đá granit.
Câu 6: Nhóm đất bồi tụ phù sa sông biển chiếm bao nhiêu phần trăm diện tích đất tự nhiên?
A. 18%. B. 21%. C. 24%. D. 27%.
Câu 7: Đất tơi xốp giữ nước tốt thích hợp nhất với cây
A. Lương thực. B. Công nghiệp lâu năm.
C. Cây ăn quả. D. Công nghiệp hằng năm.
Câu 8: Đất phèn mặn chiếm diện tích lớn tập trung chủ yếu ờ vùng nào?
A. Đồng bằng sông Hồng. B. Duyên hải miền Trung.
C. Đồng bằng sông Cửu Long. D. Đồng bằng Nam Trung Bộ.
Câu 9: Dưới nhóm đất mùn núi cao hình thành các thảm thực vật:
A. Rừng nhiệt đới ẩm thường xanh. B. Rừng á nhiệt đới và ôn đới núi cao.
C. Trồng nhiều cây công nghiệp. D. Rừng ngập mặn.
Câu 10: Đặc điểm của nhóm đất phù sa là
A. Đất chua, nghèo mùn, nhiều sét. Đất có mùa đỏ vàng do có nhiều hợp chất sắt và nhôm.
B. Đất có màu đỏ thẫm hoặc vàng đỏ, có độ phì cao, thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp.
C. Đất có nhiều mùn, hình thành dưới thảm rừng á nhiệt đới hoặc ôn đới vùng núi cao.
D. Nhìn chung đất có độ phì nhiêu, dễ canh tác và làm thủy lợi. Đất tơi xốp,ít chua, giàu mùn.
Câu 11: Đất phù sa thích hợp canh tác
A. Các cây công nghiệp lâu năm. B. Trồng rừng.
C. Lúa, hoa màu, cây ăn quả,… D. Khó khăn cho canh tác.
Câu 12: Đất feralit trên đá badan phân bố chủ yếu ở
A. Đồng bằng sông Hồng. B. Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Đông Nam Bộ. D. Tây Nguyên.
Câu 13: Đặc tính chung của đất phù sa là
A. đất có màu đen, giàu mùn. B. đất tơi xốp, ít chua, giàu mùn.
C. đất tơi xốp, chua, nhiều sét. D. đất chua, nghèo mùn, nhiều sét.
Câu 14: Độ phì của đất phù sa phụ thuộc chủ yếu vào
A. nguồn gốc đá hình thành. B. lớp phủ thực vật.
C. chế độ canh tác của con người. D. tốc độ phong hoá.
Câu 15: Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về vấn đề sử dụng và cải tạo đất ở nước ta?
A. Tài nguyên đất ngày càng bị giảm sút.
B. Diện tích đất tự nhiên cần cải tạo chiếm tỉ lệ rất nhỏ.
C. Diện tích đất trống, đồi trọc bị xói mòn mạnh lên tới 10 triệu ha.
D. Hiện nay, nhiều vùng đất nông nghiệp của nước ta đã được cải tạo và sử dụng có hiệu quả.
Câu 16: Đất chua, đất phèn, đất mặn tập trung chủ yếu ở
A. dọc sông Tiền, sông Hậu. B. vùng trũng Tây Nam Bộ.
C. đồng bằng sông Hồng. D. duyên hải miền Trung.
Câu 17: Cải tạo và sử dụng đất hợp lí không biểu hiện ở việc
A. thau chua, rửa mặn đất nhiễm phèn, nhiễm mặn. B. bón phân cải tạo đất.
C. đốt nương, làm rẫy để tăng diện tích đất trồng. D. chống xói mòn, rửa trôi.
Câu 18: Loại cây công nghiệp lâu năm được trồng với diện tích lớn trên đất xám phù sa cổ ở Nam Bộ là
A. dừa. B. ca cao. C. cao su. D. cà phê.
Câu 19: Loại cây công nghiệp lâu năm được trồng với diện tích lớn trên đất badan ở vùng Tây Nguyên
nước ta là
A. dừa. B. ca cao. C. cao su. D. cà phê.
Câu 20: Hiện tượng sa mạc hóa đang xảy ra ở Việt Nam tại
A. Các vùng đất ven biển. B. Vùng đất cát Quảng Ninh.
C. Các tỉnh cực Nam Trung Bộ. D. Vùng duyên hải Bắc Trung Bộ.
Câu 21: Loại đất phù sa tốt nhất để trồng lúa hoa màu là
A. Đất trong đê các con sông ở Bắc Bộ và Trung Bộ.
B. Đất ngoài đê các con sông ở Bắc Bộ và Trung Bộ.
C. Đất phù sa được bồi đắp hằng năm ở Nam Bộ.
D. Đất nhiễm phèn, nhiễm mặn ở Nam Bộ.
ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT VIỆT NAM
Câu 1. Rừng thưa rụng lá phân bố chủ yếu ở
A. Tây Nguyên. B. đồng bằng Bắc Bộ.
C. Hoàng Liên Sơn. D. ven biển.
Câu 2: Đặc điểm nào sau đây không đúng khi nói về tài nguyên rừng nước ta?
A. Chất lượng rừng ngày càng suy giảm. B. Nhiều cây to, gỗ tốt đã cạn kiệt.
C. Tỉ lệ che phủ rừng còn thấp. D. Diện tích rừng nguyên sinh lớn.
Câu 3: Hệ sinh thái phát triển ở vùng đất triều bãi cửa sông, ven biển nước ta là
A. rừng kín thường xanh. B. rừng thưa rụng lá.
C. hệ sinh thái nông nghiệp. D. rừng ngập mặn.
Câu 4: Hệ sinh thái rừng ôn đới núi cao phân bố nhiều nhất ở
A. Tây Nguyên. B. ven các sông lớn.
C. ven biển. D. Hoàng Liên Sơn.
Câu 5: Thực trạng của tài nguyên rừng ở nước ta hiện nay là
A. hệ sinh thái rừng nguyên sinh được bảo vệ tốt.
B. suy giảm số lượng và chất lượng, tỉ lệ che phủ rừng thấp.
C. suy giảm số lượng và chất lượng, tỉ lệ che phủ rừng vẫn ở mức cao.
D. tài nguyên thực vật của nước ta rất phong phú, tỷ lệ che phủ rừng cao.
Câu 6: Biện pháp quan trọng, hiệu quả nhất nhằm bảo vệ sự đa dạng sinh học ở nước ta là
A. Đưa vào “Sách đỏ Việt Nam” những động, thực vật quý hiếm cần bảo vệ.
B. Nghiêm cấm khai thác rừng và săn bắt động vật dưới mọi hình thức.
C. Xây dựng hệ thống vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên.
D. Tích cực khai thác và trồng mới rừng.
Câu 7: Căn cứ vào Tập bản đồ địa lí 8/Atlat địa lí Việt Nam, vườn quốc gia Bạch Mã thuộc tỉnh
A. Thừa Thiên Huế. B. Quảng Bình.
C. Thanh Hoá. D. Kon Tum.
Câu 8: Tài nguyên động vật của nước ta suy giảm chủ yếu do
A. các loài động vật tự triệt tiêu nhau.
B. động vật di cư sang các khu vực khác trên thế giới.
C. tác động của biến đổi khí hậu, các loài động vật không thích nghi kịp.
D. do con người săn bắt quá mức, thu hẹp môi trường sống của động vật.
Câu 9: Hệ sinh thái rừng thưa rụng lá phân bố chủ yếu ở
A. ven các sông lớn. B. Tây Nguyên.
C. vùng núi cao Hoàng Liên Sơn. D. ven biển.
Câu 10: Hệ sinh thái nào dưới đây không phải là hệ sinh thái nông nghiệp?
A. Rừng kín thường xanh. B. Rừng trồng cao su.
C. Rừng trồng cây lấy gỗ. D. Đầm nuôi tôm.
Câu 11: Đặc điểm nào dưới đây đúng với hệ sinh thái rừng ngập mặn?
A. Rừng có nhiều tầng tán, xanh tốt quanh năm, nhiều bò sát, côn trùng.
B. Rừng gồm các cây sú, vẹt, đước và hàng trăm loài cua, cá, tôm.
C. Rừng gồm các cây họ tre, nứa; giới động vật kém đa dạng.
D. Rừng rụng lá theo mùa, giới động vật kém đa dạng.
Câu 12: Căn cứ vào Tập bản đồ địa lí 8/Atlat địa lí Việt Nam, vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng thuộc tỉnh
A. Thừa Thiên Huế. B. Quảng Bình.
C. Thanh Hoá. D. Kon Tum.
Câu 13: Mục tiêu ban hành “sách đỏ Việt Nam” là
A. kiểm kê các loài động, thực vật ở Việt Nam.
B. minh chứng sự đa dạng về thành phần loài ở nước ta.
C. đảm bảo sử dụng lâu dài các nguồn lợi sinh vật của đất nước.
D. bảo vệ nguồn gen động, thực vật quý hiếm khỏi nguy cơ tuyệt chủng.
Câu 14: Rừng tre nứa phân bố ở khu vực nào của nước ta
A. Việt Bắc. B. Tây Nguyên. C. Tây Bắc. D. Đông Bắc.
Câu 15: Số loài động vật và thực vật quí hiếm được đưa vào “Sách đỏ Việt Nam” tương ứng là
A. 360 – 350 loài. B. 365 – 350 loài. C. 365 – 360 loài. D. 360 – 365 loài.
Câu 16. Vườn quốc gia Cúc Phương nằm ở địa phận các tỉnh
A. Ninh Bình – Hoà Bình – Thanh Hoá. B. Ninh Bình – Hoà Bình – Sơn La.
C. Ninh Bình – Thanh Hoá – Sơn La. D. Ninh Bình – Thanh Hoá – Nam Định.
Câu 17. Các loại cây như thông, sơn… xếp theo công dụng kinh tế thì thuộc nhóm
A. Cây cho tinh dầu. B. Cây cho nhựa.
C. Cây cho chất kích thích. D. Cây cho gỗ.
Câu 18. Kiểu rừng còn lại phổ biến ở nước ta hiện nay là
A. Rừng nguyên sinh. B. Rừng thưa.
C. Rừng hỗn giao tre nứa. D. Rừng ngập mặn.
Câu 19:  Một số cây như đinh, lim, gụ... của nước ta thuộc về nhóm
A. Cây cho tinh dầu, nhựa. B. Cây cho gỗ rắn chắc, bền đẹp.
C. Cây thuốc. D. Cây thực phẩm.
Câu 20: Theo giá trị sử dụng nhóm cây thuốc là
A. Đinh, lim, sến, táu,… B. Hồi, dầu,màng tang, sơn, thông,….
C. Tam thất, nhân trần, xuyên khung, quế, hồi,... D. Song, mây, tre, trúc,nứa, giang,…
 Câu 21: Nhóm cây nào làm nguyên liệu sản xuất thủ công nghiệp?
A. Nhân trần, ngải cứu, tam thất. B. Mây, trúc, giang,
C. Vạn tuế, phong lan. D. Tràm, hạt dẻ.
Câu 22: Tỉ lệ che phủ rừng hiện nay của nước ta khoảng
A. 30-35%. B. 35-38%. C. 38-40%. D. 40-45%.
Câu 23: Trong chính sách và luật bảo vệ và phát triển rừng, vùng núi dốc tỉ lệ che phủ rừng phải đạt:
A. 45-50%. B. 50-60%. C. 60-70%. D. 70-80%.
Câu 24: Trong chính sách và luật bảo vệ và phát triển rừng, phấn đấu nâng tỉ lệ che phủ rừng của nước ta lên:
A. 35-40%. B. 40-45%. C. 45-50%. D. 50-55%.
Câu 25: Dựa vào sự hiểu biết, hãy nêu rõ khu bảo tồn thiên nhiên nào ở nước ta là nơi tập trung nhiều loài chim
khác nhau (147 loài) trong đó có 13 loài chim quí hiếm của thế giới?
A. Nam Cát Tiên (Đồng Nai). B. Bạch Mã (Thừa Thiên Huế),
C. Tràm Chim (Đồng Tháp). D. Bến En (Thanh Hóa).
Câu 26: Đặc điểm của tài nguyên sinh vật nước ta là
A. tài nguyên sinh vật nước ta khá nghèo nàn.
B. tài nguyên sinh vật nước ta rất phong phú đang dạng, đây là tài nguyên vô tận.
C. tài nguyên sinh vật nước ta rất phong phú đang dạng, nên không cần phải bảo vệ.
D. tài nguyên sinh vật nước ta rất phong phú đang dạng nhưng không là tài nguyên vô tận.

You might also like