Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 14

Bài số 3.

KÍNH HIỂN VI
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Làm sáng tỏ lý thuyết bài kính hiển vi quang học, biết nguyên tắc cấu
tạo của kính hiển vi.
2. Biết sử dụng kính hiển vi để xác định độ khuyếch đại của kính vật, đo
được các mẫu vật có kích thước micromet.
II. DỤNG CỤ
- Kính hiển vi quang học.
- Tiêu bản tế bào, tiểu phân.
- Vật kính.
III. LÝ THUYẾT
3.1. Nguyên tắc
Kính hiển vi là một dụng cụ quang học dùng để quan sát những vật nhỏ có
kích thước cỡ phần trăm hoặc phần nghìn milimet mà mắt thường và kính lúp
không trông thấy được.
Loại kính hiển vi thông thường có cường số 2-3000 điôp. Loại kính hiển
vi tốt có cường số đến 12000 điôp.
Bộ phận quang học chủ yếu của nó gồm có hệ thống hai thấu kính hội tụ
O1và O2.
- Thấu kính thứ nhất đề gần vật đem soi có tác dụng tạo ra một ảnh thật,
nó có tiêu cực nhỏ - gọi là kính vật.
- Thấu kính thứ hai gần mắt người quan sát gọi là kính mắt (thị kính) có
tác dụng như một kính lúp.
Hệ thấu kính này đặt trên cùng một quang trục và cách nhau một khoảng 1
không đổi.
Vật đem soi đặt trước và rất gần tiêu điểm F1 của kính vật. Ảnh của vật
qua kính vật là ảnh thật, ngược chiều và lớn hơn vật, như vậy vật đã được
khuyếch đại lần thứ nhất.
Gọi AB là độ dài của vật, A'B' là độ dài của ảnh, độ khuyếch đại dài của
kính vật theo công thức Niutơn:
A' B' d1 '
KV = = (1)
AB d1
Ảnh thật qua kính vật (A'B') phải hiện sau tiêu điểm F2 của kính mắt, rất
gần F2 và sẽ là vật đối với kính mắt. Ảnh thật A'B' này qua kính mắt cho một ảnh
ảo A''B'' cùng chiều và lớn hơn ảnh thật. Như vậy qua kính mắt vật đã được
khuyếch đại lần thứ hai.
Như vậy A''B'' chính là ảnh của vật AB nhìn qua kính hiển vi.

16
A' ' B' ' d 2 '
Độ phóng đại dài của kính mắt: Kt = = (2)
A' B' d 2
Độ khuyếch đại dài của kính hiển vi
A '' B'' A " B" A ' B'
K= = . = K vK t
AB A ' B' AB
"Nghĩa là độ khuyếch đại dài của kính hiển vi bằng tích số giữa độ
khuyếch đại dài của kính vật với độ khuyếch đại dài của kính mắt".
Như vậy muốn cho K lớn ta phải làm cho Kv và Kt đều lớn.
Để tăng Kv có thể tăng d1' hoặc giảm tiêu cự f1 của vật kính. Khoảng cách
d1' gần bằng độ dài của khoảng cách giữa vật kính và thị kính, tức là gần bằng độ
dài của kính hiển vi nên không thể tăng nhiều, nếu không kính sẽ quá lớn. Trong
kính hiển vi thông dụng khoảng cách này thường là 15-18cm. Do đó, để tăng Kv
chỉ còn biện pháp là giảm tiêu cự f1. Vậy vật kính của kính hiển vi có tiêu cự rất
nhỏ. Trong thực tế f1 thường có giá trị vài milimet.
3.2. Vật kính chìm
Thường trong kính hiển vi, vật để quan sát trên kính bao giờ cũng được
cắt thành một lát mỏng (cỡ phần trăm milimet) gần trong suốt, được dán trên một
tấm kính phẳng và được bảo vệ bằng một tấm kính khác rất mỏng (gọi là lamen).
Độ dày lamen cỡ phần mười milimet.
Ánh sáng đi từ vật trước khi vào kính phải đi qua lamen, chiết suất của
lamen chừng 1,5 lớn hơn của không khí nên những tia sáng tới mặt trên của
lamen dưới góc lớn hơn 420 sẽ bị phản xạ toàn phần và không vào được kính. Để
tận dụng ánh sáng của nguồn, người ta nhỏ lên lamen một giọt chất lỏng (hoặc
dầu) có chiết suất xấp xỉ chiết suất của lamen và cho một mặt của vật kính nhúng
trong giọt dầu ấy. Như vậy môi trường chứa vật cũng có chiết suất n. Đó là vật
kính chìm.
Lý thuyết còn cho thấy rằng, dùng vật kính chìm mắt có thể phân biệt
được những chi tiết nhỏ gấp n lần so với khi dùng vật kính khô (tức là không có
giọt chất lỏng trên lamen).
3.3. Ứng dụng
Kính hiển vi trong ngành y- dược được dùng để: soi tế bào thực vật, đếm
hạt hồng cầu trong máu,...
3.4. Mô tả cấu tạo
Kính hiển vi có nhiều kiểu: có loại gồm ống kính thẳng thường chỉ có
một, hai vật kính và một, hai thị kính.
Có loại gồm nhiều vật kính và thị kính để cho nhiều cường số khác nhau.
Chẳng hạn vừa quan sát được bằng mắt, vừa dùng để chụp ảnh, vừa để chiếu ảnh

17
phóng to trên một màn. Song chúng có chung một cấu tạo gồm có: hệ kính mắt
và hệ kính vật, kính tụ quang, gương phản chiếu (có hai mặt: một mặt phẳng, một
mặt lõm), ốc sơ chỉnh và ốc vi chỉnh, có mâm kính để đặt tiêu bản, có xe lăn để
điều chỉnh tọa độ của tiêu bản trên mâm kính,...
Chúng ta sẽ xét kỹ trắc vi vật kính và trắc vi thị kính.
Trắc vi vật kính (TVVK): là một bản thuỷ tinh hình tròn gắn trên một tấm
kim loại hình chữ nhật, trên bản thuỷ tinh có một khoảng rộng 1mm, trong
khoảng đó lại chia làm 100 khoảng nhỏ cách đều nhau, gọi là khoảng chia của
TVVK, nó có độ rộng là 1/100mm (0,01mm).
TVVK có tác dụng làm vật đã biết kích thước trong việc đo độ khuyếch
đại của kính vật.
Trắc vi thị kính (TVTK): là một bản thuỷ tinh, trên đó có khắc những
khoảng đều nhau từ 0mm→8mm, có độ rộng 1mm. Ngoài ra còn có một bản
thuỷ tinh khác có khắc hai vạch song song ( ) và một vạch chéo chữ thập (+)
mà giao điểm của nó đúng vào chính giữa của hai vạch song song ở trên. Bản
thuỷ tinh này gắn với ốc vi chỉnh. Khi ốc vi chỉnh quay quanh trục được 1 vòng
(100 vạch) thì hai vạch song song tịnh tiến được 1mm, như vậy ốc vi chỉnh quay
quanh trục được 1 vạch thì hai vạch song song của tấm thuỷ tinh tịnh tiến được
1/100 mm.
TVTK có tác dụng như một cái thước để đo chiều dài ảnh thật của TVVK
trong việc đo độ khuyếch đại của kính vật. Ảnh thật của TVVK cùng TVTK có
chung vị trí ảnh cuối cùng.
Kính vật có các loại: 6X, 8X, 10X, 20X, 40x và 90X (gọi là vật kính dầu hay
vật kính chìm).
Kính mắt có các loại: 10X, 15X, 20X.
IV. TRÌNH TỰ TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM
4.1. Chuẩn bị
1. Dùng khăn gạc mềm lau sạch kính vật, kính mắt, gương phản chiếu,
kính tụ quang, mâm kính hiển vi,...
2. Quay kính vật số 10X (hay 6X, 8X) vào đúng trục kính.
3. Làm rõ thị trường bằng cách điều chỉnh gương phản chiếu.
4.2. Đo độ khuyếch đại của vật kính
1. Lắp thị kính và TVTK vào ống kính hiển vi, quan sát vạch chia của trắc
vi thị kính.
2. Lắp trắc vi vật kính vào mâm kính.
3. Từ ngoài KHV ta quan sát khoảng cách giữa mân kính và kính vật.
Dùng ốc sơ chỉnh và vi chỉnh làm thay đổi khoảng cách giữa mân kính và kính

18
vật. Đưa TVVK (hoặc vật cần quan sát) sát với vật kính. Chú ý tránh vật kính va
chạm vào TVVK làm hỏng TVVK.
4. Đặt mắt sau thị kính và dùng ốc vi chỉnh thay đổi khoảng cách giữa vật
kính và mân kính (khoảng cách giữa vật kính và TVVK) để quan sát được ảnh ảo
của TVVK. Dùng xe lăn điều chỉnh để ảnh ảo của TVVK vào giữa thị trường
quan sát.
5. Cách đo: Điều chỉnh cho vạch đầu của TVVK chồng khớp vạch đầu của
TVTK. Tìm vạch thứ hai TVVK chồng khớp với vạch của TVTK. Đếm số
khoảng trong TVVK (nV- tương đương nV/100 mm), số khoảng trong TVTK (nt-
tương đương nt mm).
6. Áp dụng công thức tính độ khuyếch đại dài của kính vật:
A' B' n t
KV = = .100 .
AB n v
Làm 3 lần như thế với các giá trị khác nhau của nt và nV, từ đó tính K v .
7. Chuyển sang kính vật số 20 X (40X) làm hệt như trên, trong trường hợp
này ta dễ dàng điều chỉnh cho 2 vạch đầu của 2 trắc vi chồng khớp nhau, nhưng
không tìm thấy vạch thứ 2 của 2 trắc vi chồng khớp nhau. Ta làm như sau:
Lấy một số nguyên khoảng chia của trắc vi vật kính (nv). Xác định khoảng
nguyên và tìm phần lẻ của TVTK nt.
Ví dụ: Lấy 19 khoảng nguyên của TVVK (nv=19). Ta sẽ thấy ứng với 19
khoảng của TVVK sẽ tương đương với hơn 4 khoảng nhưng nhỏ hơn 5 khoảng
chia của TVTK. Khi đó ta điều chỉnh cho 2 vạch song song của bản thuỷ tinh kẹp
vạch số 4 của TVTK, đọc trị số của ốc vi chỉnh của bản thuỷ tinh, gọi là n 1 (ví dụ
n1= 2). Sau đó quay ốc vi chỉnh đến kẹp vào vạch thứ 19 của TVVK. Đọc trị số
của ốc vi chỉnh, gọi là n2 (ví dụ n2 = 14). Vậy phần lẻ của nt ở TVTK là n = n2 -
n1 = 14 - 2 = 12 (tức là 12% của TVTK).
Vậy trong trường hợp ví dụ này:
nt = 4,12; nV = 19.
4,12
K v 20 = .100 = 21,68 lần.
19
Làm như vậy 3 lần với các trị số khác nhau của nt và nv. Tính K v40 .
4.3. Đo kích thước tế bào
1. Quay kính vật số 10 về trục kính.
2. Thay trắc vi vật kính bằng tiêu bản khảo sát, làm hiện ảnh tiêu bản.
3. Chọn một tế bào để đo (Dùng xe lăn điều chỉnh để tế bào cần đo ở
khoảng giữa của thị trường quan sát). Phải chú ý đặc điểm của tế bào này, vẽ các
đặc điểm của tế bào này ra giấy, để khi chuyển sang vật kính khác không bị lẫn.

19
4. Dùng 2 vạch song song hay giao điểm của 2 vạch chéo chữ thập tiếp
xúc với màng bên trái của tế bào. Khi đó ta được toạ độ x1 của màng trái tế bào.
Ví dụ: Nếu vạch song song hay giao điểm của 2 vạch chéo nằm trong
khoảng 3 và 4 của trắc vi thị kính thì phần nguyên đọc là 3mm. Sau đó đọc phần
thập phân ở ốc vi chỉnh, ví dụ ốc vi chỉnh có giá trị 78 thì khi đó x1=3,78mm.
Quay ốc vi chỉnh để 2
vạch song song hay giao điểm
của 2 vạch chéo tiếp xúc màng 0 1 2 3 4 5 6 7 8 80
bên phải của tế bào trên. Khi
đó ta được toạ độ x2 của màng
phải tế bào. Đọc giá trị x2
tương tự như x1. Ví dụ
x2=4,63mm. Ta có x=x2- Tế bào 70
x1=0,85mm. Nghĩa là ảnh
A1B1=0,85mm. Thước ốc vi
chỉnh
Toạ độ x1=3,68mm
5. Tính kích thước thật của tế bào:
x 1000.x
= (mm) hay  = (m) .
K v10 K v10
Làm 3 lần với các giá trị khác nhau của x. Tính  .
6. Chuyển sang kính vật số 20X (40X) cũng làm như trên. Tính  của tế bào.
4.4. Đo kích thước của mẫu tiểu phân
1. Chuẩn bị mẫu
- Nhỏ 1 giọt nước cất lên phiến kính.
- Dùng lưỡi mác lấy một lượng bột rất nhỏ lên phiến kính, dùng đũa thủy tinh
dàn mỏng bột trên giọt nước.
- Đậy lamen.
2. Đo kích thước tiểu phân
- Quay vật kính 20 về trục kính.
- Làm hiện ảnh tiêu bản.
- Xác định tiểu phân cần đo
- Quan sát toàn bộ vi trường của tiêu bản
- Tìm vi trường của 10 tiểu phân bất kỳ
- Đo kích thước tiểu phân cũng tương tự đo kích thước của tế bào.
3. Tính toán kết quả
1. Kích thước tiểu phân
Tiểu phân x1 x2 Äx  (m)
1

20
2
……
2. Thống kê kích thước tiểu phân
Dải đường kính Đường kính Số lượng tiểu Phần trăm
STT
TP (m) TB TP (d) phân(n) (n/ )
1 0-5 2,5 2
2 5-10 7,5 5
3 10-15 12,5 6
……………………….
=

3. Vẽ giản đồ phân bố kích thước

Hình. Giản đồ phân bố kích thước tiểu phân

V. BÁO CÁO KẾT QUẢ


Bài : ..................................................................................................
Họ và tên: ........................................ Tổ: ......... Lớp: ............ Ngày: ..................
1. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
.............................................................................................................
2. KẾT QUẢ THỰC TẬP
2.1. Đo KV
Kẻ 2 bảng dùng cho kính vật số 10X và số 20X ( hoặc 40X)
Lần đo nt nV Kv
1
2
3
Trung bình  

21
2.2. Đo kích thước tế bào
Kẻ 2 bảng dùng cho kính vật số 10X và số 20X (40X)
Lần đo n1 n2 n  (m)
1
2
3
Trung bình   
2.3. Kích thước tiểu phân
Tiểu phõn x1 x2 Äx  (m)
1
2
3
4
……
Thống kê kích thước tiểu phân
Dải đường kính Đường kính Số lượng tiểu
STT Phần trăm (n/)
tiểu phân (m) TB TP (d) phân (n)
1 0-5 2,5 2
2 5-10 7,5 5
3 10-15 12,5 6
4 15-20 17,5 7
5 20-25 22,5 10
6 25-30 27,5 17
7 30-35 32,5 12
8 35-40 37,5 3
=
Vẽ giản đồ phân bố kích thước

Hình. Giản đồ phân bố kích thước tiểu phân.

22
3. NHẬN XÉT KẾT QUẢ
..............................................................................................................
Ảnh quang học của một vật qua kính hiển vi

B
F1’ A” F2 A’ F2’
A F1

VK B’

TK
B”

Hình ảnh của TVVK, TVTK và tấm thuỷ tinh nhìn qua kính hiển vi

0 8

Trắc vi vật kính Trắc vi thị kính Tấm thủy tinh

23
VI. CÂU HỎI TỰ ĐÁNH GIÁ
1. Chứng minh công thức tính độ phóng đại dài của kính hiển vi.
2. Trình bày công thức và cách xác định độ phóng đại dài của kính vật (Kv).
3. Nêu công thức và cách xác định kích thước thật của tế bào bằng hai vật
kính (10X và 20X).
4. Để chụp ảnh qua kính hiển vi làm thế nào ?
5. Tại sao với anh (chị) chỉ xác định được độ phóng đại của kính vật.
6. Tại sao với cùng một kính vật mà lại cho những giá trị KV khác nhau
trong các lần đo khác nhau.
7. Kính thước vật nhỏ nhất và lớn nhất mà anh (chị) xác định được bằng
kính hiển vi giới thiệu trong bài thực tập là bao nhiêu?
8. Trắc vi vật kính có khoảng chia 1/100mm có thể chia nhỏ được nữa
không? Khi đó công thức tính độ phóng đại dài của kính hiển vi như thế nào?
9. Sai số tuyệt đối khi xác định đường kính tế bào thực vật là bao nhiêu?
10. Trình bày độ phóng đại diện tích một vật qua kính hiển vi.

24
Bài số 4:
ĐO ĐỘ HẤP THỤ VÀ KHẢO SÁT PHỔ HẤP THỤ CỦA DƯỢC CHẤT.
THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐO TRONG QUY TRÌNH HIỆU CHUẨN MÁY
QUANG PHỔ UV- VIS
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Hiểu rõ được ứng dụng của định luật hấp thụ ánh sáng (Bouguer -
Lambert - Bear) vào phép định lượng so màu.
2. Nắm vững phương pháp định lượng nồng độ một dung dịch bằng phổ hấp
thụ.
3. Biết sử dụng thành thạo máy quang phổ UV- Vis và biết thực hiện một số
phép đo hiệu chuẩn máy quang phổ.
II. DỤNG CỤ
- Máy quang phổ tử ngoại khả kiến UV-Vis (Hitachi U1800 và U 1900).
- Dung dịch Kalid dicromat (K2Cr2O7) (phòng thí nghiệm đã pha).
- Bình định mức, pipet, cốc thuỷ tinh.
- Nước RO.
III. LÝ THUYẾT
3.1. Định luật hấp thụ ánh sáng (Bouguer - Lambert - Bear)
Khi nghiên cứu sự hấp thụ ánh sáng của các dung dịch màu, Lambe- Bia
đã tìm ra sự phụ thuộc của cường độ ánh sáng sau khi đi khỏi dung dịch (It) vào
cường độ ánh sáng tới dung dịch (I0) theo biểu thức sau:
It=I0.10-.C.l (1)
Trong đó:  gọi là hệ hấp thụ (hệ số tắt).
C là nồng độ dung dịch.
l là bề dày của lớp dung dịch mà ánh sáng đi qua (chính là bề dày
của cốc đo- cuvette).
Trong thực tế người ta hay dùng các đại lượng dẫn xuất từ công thức (1)
trên, đó là:
a. Độ truyền qua T (Transmittance)
Độ truyền qua T được định nghĩa là:
It
T= = 10−.c.l (2).
I0
Độ truyền qua T được tính ra %.
b. Độ hấp thụ A (Absorbance)
1
A = lg = .C.l (3).
T

25
Nếu C=1M/l, l=1cm, thì A= , khi đó hệ số  gọi là hệ số hấp thụ phân tử
được ký hiệu là .
Nếu C=1%, l=1cm, thì A=, khi đó hệ số  gọi là hệ số hấp thụ phần trăm,
được ký hiệu là E11cm
%
hoặc A(1%, 1cm).
Chú ý rằng công thức (3) chỉ đúng khi ánh sáng chiếu vào dung dịch là
ánh sáng đơn sắc. Vì thế nguồn sáng trong các máy đo màu hay quang phổ phải
là nguồn phát đơn sắc. Nếu dùng nguồn đa sắc (đèn dây tóc,...) thì phải có bộ
phận phân tích ánh sáng ra thành ánh sáng đơn sắc (monochromateur). Trong các
máy thường dùng kính lọc màu, lăng kính hay cách tử.
3.2. Phổ hấp thụ
Đường cong biểu diễn sự phụ thuộc của độ hấp thụ (A) vào bước sóng ánh
sáng () chiếu vào gọi là phổ hấp thụ của chất đó.
A=f().
Với một chất xác định, trong những điều kiện đo nhất định, hàm f sẽ có
một dạng tương ứng.
Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc A vào bước sóng  có dạng:
A
A1max

A2max

1max 2max (nm)

Hai đặc trưng chính của phổ hấp thụ của một chất là:
- Vị trí của các cực đại, biểu thị bằng max (tính theo đơn vị nm). Một chất
có thể có nhiều cực đại.
- Giá trị độ hấp thụ tại các cực đại, biểu thị bằng Amax.
Phổ hấp thụ của một chất phản ánh cấu tạo phân tử của chất đó. Vì thế đo
phổ hấp thụ là phương pháp định tính quan trọng để xác định một chất.
3.3. Phương pháp định lượng
Theo công thức: A=.C.l.
Với một chất xác định, trong những điều kiện đo nhất định (, t0) thì
=const. Khi đó độ hấp thụ (A) tỉ lệ thuận với nồng độ (C) của dung dịch:

26
A=K.C. (4)
K là hệ số tỉ lệ.
Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của độ hấp thụ (A) vào nồng độ dung dịch
(C) là một đường thẳng đi qua gốc tọa độ (dạng y=a.x). Đồ thị này gọi là đồ thị
chuẩn độ.
Cần chú ý công thức (4) không phải luôn luôn đúng với mọi giá trị nồng
độ (C). Thực tế thấy rằng với các dung dịch quá loãng hay quá đặc thì sự phụ
thuộc của A vào C không tuyến tính nữa. Vì thế, trong thực nghiệm phải khảo sát
khoảng nồng độ của dung dịch tuân theo đúng định luật Bouguer - Lambert -
Bear (nghĩa là trong khoảng nồng độ đó, đồ thị là một đoạn thẳng).
Có hai cách xác định nồng độ của dung dịch mẫu:
3.3.1. Dùng đồ thị chuẩn độ
Pha một dãy các dung dịch chuẩn A
có các nồng độ nằm trong khoảng nồng
A(x)
độ dung dịch tuân theo định luật Lambe-
Bia. Đo độ hấp thụ (A) của các dung
dịch này tại điều kiện đã xác định (,
dung môi, trên cơ sở đó vẽ đồ thị chuẩn
C(x) C
độ trên giấy kẻ ô vuông 1mm2).
Đo độ hấp thụ của dung dịch cần xác định nồng độ (dung dịch X). Dựa
vào đồ thị chuẩn độ ta sẽ biết được nồng độ của dung dịch mẫu đó (Cx).
3.3.2. So sánh với một dung dịch chuẩn
Gọi độ hấp thụ và nồng độ tương ứng của các dung dịch chuẩn và dung
dịch chưa biết nồng độ lần lượt là A0, C0 và Ax, Cx. Với cùng một điều kiện đo, ta
có:
A0=.C0.l và Ax=.Cx.l.
Từ đó:
A 0 C0
= , rút ra:
A x Cx
A x .C 0
Cx = . (5)
A0
Thường người ta so sánh dung dịch (X) với dung dịch chuẩn (C0) có độ
hấp thụ (cùng nghĩa là có nồng độ) xấp xỉ bằng nhau.
3.4. Tìm vị trí hấp thụ cực đại (max)
Để phép định lượng được chính xác và có độ nhạy cao, thông thường ta
tiến hành đo độ hấp thụ của dung dịch thử tại vị trí có độ hấp thụ cực đại (max).
Cách làm như sau: với một dung dịch xác định đo độ hấp thụ A của nó tại các

27
bước sóng khác nhau trên máy quang phổ. Trên cơ sở đó tìm được vị trí bước
sóng mà tại đó dung dịch có độ hấp thụ cực đại (Amax). Sau đó phép phân tích
định lượng được tiến hành tại vị trí tìm được này hoặc xung quanh giá trị này.
IV. TRÌNH TỰ TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM
1. Pha một dãy các dung dịch Kali dicromat (K2Cr2O7) có các nồng độ
C1C5 (20; 40; 60; 80; 100) mg/l với lượng 10ml cho mỗi dung dịch.
2. Đọc kỹ quy trình thao tác vận hành máy quang phổ kế UV- Vis (có bản
hướng dẫn kèm theo máy).
3. Quét phổ hấp thụ của một dung dịch nhất định trong vùng UV và Vis.
Trên cơ sở đó vẽ phổ hấp thụ của dung dịch: A=f().
4. Từ phổ hấp thụ xác định các bước sóng tương ứng với các đỉnh có độ
hấp thụ cực đại. Ta ký hiệu bước sóng đó là max.
5. Tại bước sóng (max) tìm được đo độ hấp thụ của các dung dịch có
nồng độ C1C5 (mỗi dung dịch đo 3 lần để lấy giá trị trung bình). Trên cơ sở đó
xác định khoảng nồng độ dung dịch tuân theo định luật Bouguer - Lambert -
Bear.
6. Đo độ hấp thụ của dung dịch Cx phòng thực tập cung cấp.
7. Vẽ đồ thị chuẩn độ dựa trên các số liệu đo ở bước 5.
8. Tìm nồng độ Cx theo 2 cách:
- Dựa vào đồ thị chuẩn độ.
- So sánh với dung dịch chuẩn, theo công thức (5).
9. Rửa sạch dung cụ pha chế, lau máy. Bàn giao máy và dung cụ cho cán
bộ phòng thực tập.
V. BÁO CÁO KẾT QUẢ
Bài : ..................................................................................................
Họ và tên: ........................................ Tổ: ......... Lớp: ............ Ngày: ..................
1. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
.............................................................................................................
2. KẾT QUẢ THỰC TẬP
2.1. Pha dung dịch
Nồng độ C1 C2 C3 C4 C5
dung dịch (C) 20mg/l 40mg/l 60mg/l 80mg/l 100mg/l
Thể tích (Vml)
dung dịch gốc
2.2. Tìm max (hay kính lọc màu)
Bước sóng
(số kính lọc) ............ .............. ................. .............. ..............

28
Độ hấp thụ (A) ............ .............. ................. .............. ..............
2.3. Độ hấp thụ A của các dung dịch
Dung dịch C1 C2 C3 C4 C5 X
20mg/l 40mg/l 60mg/l 80mg/l 100mg/l
Độ hấp thụ (A)
2.4. Vẽ đường cong hấp thụ: A=f().
2.5. Vẽ đồ thị chuẩn độ: A=K.C.
2.6. Tìm Cx theo 2 cách: ..........................
3. NHẬN XÉT KẾT QUẢ
............................................................................................................
VI. CÂU HỎI TỰ KIỂM TRA
1. Phát biểu định luật hấp thụ ánh sáng và các định nghĩa về độ truyền qua
(T), độ hấp thụ (A).
2. Thế nào là phổ hấp thụ của một chất?
3. Trình bày nguyên tắc của phương pháp định lượng bằng phương pháp
quang phổ hấp thụ.
4. Yêu cầu chung của dung môi trong quá trình định lượng các chất trong
dung dịch?
5. Nồng độ chất tan, tính chất chất tan ảnh hưởng như thế nào trong quá
trình định lượng.
6. Định luật hấp thụ có vi phạm định luật bảo toàn năng lượng không?
7. Các chất huỳnh quang, lân quang có thể áp dụng định luật hấp thụ để
khảo sát không?
8. Trong quá trình thực tập ta có xác định được trực tiếp độ hấp thụ của
dung dịch không?

29

You might also like