Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Sáng tạo là gì?Vai trò?Phát huy?Các yếu tố kìm hãm sự sáng tạo?
- Sáng tạo là hoạt động tạo ra bất kỳ cái gì mới hơn, hoàn thiện hơn, ưu
việt hơn. Sáng tạo là mang đến những gì trước đây chưa có. Sáng tạo còn
là thuật ngữ dùng để chỉ việc tìm tòi, phát minh ra một phương pháp,
sáng chế ra một cái mới. Hay việc đó tuy vẫn thực hiện những công việc
cũ nhưng không theo lối mòn cũ mà áp dụng những phương thức, tư duy
mới để đem lại hiệu quả công việc cao hơn.
- Vai trò: đóng vai trò quan trọng trong thời đại 4.0 hiện nay. Sáng tạo đưa
con người tiếp xúc với những cái nhìn mới, con đường mới, trải nghiệm
mới giúp cho xã hội liên tục cải tiến, thay đổi và phát triển. Nó không chỉ
là tạo ra những sản phẩm mới độc đáo mà nó còn là quá trình tìm ra
những con đường, hướng đi mới giúp tối ưu hóa thời gian giải quyết công
việc. 
- Phát huy:
+ Tích lũy kiến thức, nâng cao chuyên môn 
+ Luôn tò mò và học hỏi từ những người xung quanh
+ Không ngừng quan sát 
+ Trải nghiệm những cảm xúc mới
+ Kiên trì
- Các yếu tố kìm hãm:
+ Những nguyên tắc và giới hạn
+ Vốn kiến thức hạn hẹp
+ Tâm lý lo sợ thất bại, phụ thuộc vào những thứ khác.
2. Những lý do ảnh hưởng tiêu cực đến suy nghĩ sáng tạo?
- Tâm lý lo sợ thất bại, phụ thuộ vào những thứ khác
- Vốn kiến thức hạn hẹp
- Không dám vượt ra những nguyên tắc, quy tắc và giới hạn
- Quá tự tin vào những gì mình có
- Chấp nhận những gì đã có
3. Tư duy sáng tạo là gì? Mục đích?
-  tư duy sáng tạo là quá trình suy nghĩ đưa người thiết kế từ chỗ biết cách
giải quyết vấn đề đến cách giải quyết vấn đề, từ không biết tối ưu hoá
cách giải quyết vấn đề đến tối ưu hoá cách giải quyết vấn đề. Tư duy
sáng tạo còn là chủ đề của một lĩnh vực nghiên cứu khoa học.
- Mục đích:  nhằm tìm ra các phương án, biện pháp thích hợp để kích hoạt
khả năng sáng tạo và để tăng cường khả năng tư duy của một cá nhân hay
một tập thể cộng đồng làm việc chung về một vấn đề hay lĩnh vực. Ứng
dụng chính của bộ môn này là giúp cá nhân hay tập thể thực hành nó tìm
ra các phương án, các lời giải từ một phần đến toàn bộ cho các vấn đề
nan giải. Các vấn đề này không chỉ giới hạn trong các ngành nghiên cứu
về khoa học kỹ thuật mà nó có thể thuộc lĩnh vực khác như chính trị, kinh
tế, xã hội, nghệ thuật... hoặc trong các phát minh, sáng chế.
4. Phương pháp sáng tạo là gì? Mục đích? Vai trò?

+ Là cách thức tiến hành công việc theo một trình tự được nhà thiết kế sử dụng
nhằm thực hiện một mục đích thiết kế nhất định nào đó
+ Mục đích : là công cụ hỗ trợ đắc lực trong quá trình sáng tạo có phương pháp.
+ Vai trò :
+ Chủ động trong công việc. Tránh tình trạng mất phương hướng trong việc
sáng tạo, không biết bắt đầu từ đâu và kết thúc như thế nào.
+ Phát huy được nội lực bản thân, khai thác khả năng tư duy sáng tạo
+ Giải quyết được việc tìm ra những ý tưởng mới cho tác phẩm mà không hoàn
toàn dựa vào những cảm hứng tự phát.

5. Ý tưởng là gì?
- là một danh từ chỉ sản phẩm của quá trình tư duy sáng tạo, là điều tưởng
tượng về một giải pháp thường xuất hiện để giải quyết vấn đề nào đó.
Trong quá trình tư duy sáng tạo thì ý tưởng là sản phẩm đầu tiên, là tiền
đề cho các sản phẩm sáng tạo khác ra đồi.
6. Phương pháp đối tượng tiêu điểm? (Khái niệm? Tác giả? Mục đích?
Các bước tiến hành? Ứng dụng? Hạn chế?
- Phương pháp đối tượng tiêu điểm là một phương pháp tích cực hóa tư
duy trong khoa học sáng tạo. Được giáo sư trường đại học tổng hợp
Berlin F. Kunze đưa ra những năm 1926 với tên gọi ban đầu là phương
pháp danh mục (catalogue), và được nhà bác học người Mỹ C.Whiting
hoàn thiện.
- cải tiến một đối tượng bằng cách chuyển giao những dấu hiệu (tính chất,
chức năng) của những đối tượng ngẫu nhiên vào đối tượng cần cải tiến.
- Các bước:
 Bước 1: Chọn đối tượng tiêu điểm cần cải tiến
 Bước 2: Chọn ngẫu nhiên 3,4 đối tượng tiêu điểm.
 Bước 3: Liệt kê các đặc điểm về đối tượng được chọn.
 Bước 4: Kết hợp các đặc điểm của đối tượng được chọn với đối tượng
tiêu điểm,
 Bước 5: Phát ý tưởng từ sự kết hợp ở bước 4 dựa trên sự liên tưởng tự do
 Bước 6: Đánh giá và lựa chọn những ý tưởng khả thi.
- Ứng dụng: Dùng để cải tiến một sản phẩm bằng cách chọn lọc, chuyển
giao, kế thừa và áp dụng những tính chất, chức năng của những sản phẩm
khác vào sản phẩm cần cải tiến để tạo ra sản phẩm mới tốt hơn.
- Hạn chế: Vì là chọn lọc, chuyển giao, kế thừa và áp dụng lại những tính
chất, chức năng đã có của những sản phẩm khác nên sẽ bị hạn chế về mặt
sẽ không tạo ra được những đột phá mới về công nghệ hay không thể tạo
ra những chức năng, tính chất mới hoàn toàn mà chỉ là kế thừa lại những
chức năng đã có
7. Phương pháp Brain - storming? (Khái niệm? Tác giả? Các bước tiến
hành? Ứng dụng? Hạn chế? Lưu ý? Những điều cần tránh khi thực hiện?
- là một phương pháp đặc sắc dùng để phát triển nhiều giải đáp sáng
tạo cho một vấn đề. Phương pháp này hoạt động bằng cách nêu các ý
tưởng tập trung trên vấn đề, từ đó, rút ra rất nhiều đáp án căn bản cho nó.
- Alex Faickney Osborn sáng tạo

B1.Trong nhóm lựa ra 1 người đầu nhóm (để điều khiển) và 1 người thư ký
để ghi lại tất cả ý kiến (cả hai công việc có thể do cùng một người thực hiện
nếu tiện).

B2.Xác định vấn đề hay ý kiến sẽ được động. Phải làm cho mọi thành viên
hiểu thấu đáo về đề tài sẽ được tìm hiểu.

B3.Thiết lập các "luật chơi" cho buổi động não. Chúng nên bao gồm

a. Người đầu nhóm có nhiệm vụ điều khiển buổi làm việc.


b. Không một thành viên nào có quyền đòi hỏi hay cản trở, đánh giá, phê
bình hay thêm bớt vào ý kiến, từ vựng nêu ra, hay giải đáp của thành
viên khác.
c. Cần xác định rằng không có câu trả lời nào là sai!
d. Tất cả câu trả lời, các ý, các cụm từ, ngoại trừ nó đã được lập lại đều
sẽ được thu thập ghi lại (cách ghi có thể tóm gọn trong một chữ hay
một câu cho mỗi ý riêng rẽ).
e. Vạch định thời gian cho buổi làm việc và ngưng khi hết giờ.

B4.Bắt đầu động não: Người lãnh đạo chỉ định hay lựa chọn thành viện chia
sẻ ý kiến trả lời (hay những ý niệm rời rạc). Người thư ký phải viết xuống tất
cả các câu trả lời, nếu có thể công khai hóa cho mọi người thấy (viết lên
bảng chẳng hạn). Không cho phép bất kỳ một ý kiến đánh giá hay bình luận
nào về bất kỳ câu trả lời nào cho đến khi chấm dứt buổi động.

B5.Sau khi kết thúc động, hãy lượt lại tất cả và bắt đầu đánh giá các câu trả
lời. Một số lưu ý về chất lượng câu trả lời bao gồm:

f. Tìm những câu ý trùng lặp hay tương tự để thu gọn lại.
g. Góp các câu trả lời có sư tương tự hay tương đồng về nguyên tắc hay
nguyên lý.
h. Xóa bỏ những ý kiến hoàn toàn không thích hợp.
i. Sau khi đã cô lập được danh sách các ý kiến, hãy bàn cãi thêm về câu
trả lời chung.

- Ứng dụng: được sử dụng nhiều trong khi làm việc nhóm để tìm và sáng
tạo ý tưởng. Được áp dụng trong nhiều lĩnh vực: quảng cáo, giải quyết
vấn đề khó khăn, quản lý các quá trình – tìm cách nâng cao hiệu quả,
quản trị đề tài và xây dựng đội ngũ…
- Hạn chế: Chỉ áp dụng được khi làm việc nhóm. Dễ gây tình trạng lạc đề
nếu không chọn đề tài rõ ràng. Việc lựa chọn các ý tốt nhất có thể mất
nhiều thời gian. Nếu nhóm trưởng không đủ bản lĩnh dễ khiến nhóm rơi
vào tình trạng thụ động.
- Lưu ý: BrainStorming

 Quan sát những điều mới mẻ từ cuộc sống


 Hãy nhìn lại thật kỹ những thứ bình thường mà mỗi chúng ta nhìn
thấy hàng ngày. Và tìm cách suy nghĩ phát triển những điều mình
thấy.
 Kết hợp nhiều ý tưởng để tạo ra ý tưởng mới
 Đặt ý tưởng trong những điều kiện khác thường và đối nghịch
 Phải biết đặt ra những giới hạn và luật lệ khi BranStorming

- Những điều cần tránh:


 Chỉ trích ý tưởng của nhau.
 Chỉ có một vài người trong nhóm đưa ra ý kiến.
 Không ghi chép lại các ý tưởng (mỗi ý tưởng đều có giá trị của riêng
nó).
 Chọn thời điểm và không gian brainstorm không thích hợp.

8. Phương pháp Mind map? (Khái niệm? Tác giả? Các bước tiến hành? Ứng
dụng? Ưu điểm? Hạn chế? Lưu ý?
Phương pháp Mind map là phương tiện để tận dụng khả năng ghi nhận hình
ảnh của bộ não, có thể dùng như một cách ghi nhớ chi tiết , để tổng hợp hay
phân tích một vấn đề thành dạng của lược đồ phân nhánh.Phương pháp này
củng cố khả năng liên hệ các dữ kiện với nhau , nâng cao khả năng nhớ theo
chuỗi dữ kiện xảy ra theo thời gian. Bằng cách dùng giản đồ ý , tổng thể vấn đề
chỉ ra dưới dạng hình tượng và nối nhau bằng các đường nối.
- Người đưa ra thuật ngữ phương pháp tư duy này là Tony Buzan.
- Các bước tiến hành :
+ Xác định từ khóa
+ Vẽ chủ đề ở trung tâm
+ Vẽ thêm các tiêu đề phụ ( nhánh cấp 1)
+ Vẽ các nhánh cấp 2, cấp 3,..
+ Thêm các hình ảnh minh họa
- Ứng dụng :
Mindmap giúp hợp thức hoá thông tin từ các nguồn nghiên cứu khác nhau
Mindmap giúp bạn động não về một vấn đề phức tạp
Mindmap giúp bạn trình bày thông tin và chỉ ra cấu trúc của toàn bộ đối tượng
Mindmap giúp quá trình ghi chép trở lên dễ dàng hơn
Mindmap là phương tiện cho công việc học tập và tìm hiểu sự kiện …
- Ưu điểm:
+ Ý chính sẽ ở trung tâm và được xác định rõ ràng.
+ Quan hệ hỗ tương giữa mỗi ý được chỉ ra tường tận. Ý càng quan trọng thì
sẽ nằm vị trí càng gần với ý chính.
+ Liên hệ giữa các khái niệm then chốt sẽ được tiếp nhận lập tức bằng thị
giác.
+ Ôn tập và ghi nhớ sẽ hiệu quả và nhanh hơn.
+ Thêm thông tin (ý) dễ dàng hơn bằng cách vẽ chèn thêm vào giản đồ.
+ Mỗi giản đồ sẽ phân biệt nhau tạo sự dễ dàng cho việc gợi nhớ.
+ Các ý mới có thể được đặt vào đúng vị trí trên hình một cách dễ dàng, bất
chấp thứ tự của sự trình bày, tạo điều kiện cho việc thay đổi một cách nhanh
chóng và linh hoạt cho việc ghi nhớ.
+ Có thể tận dụng hỗ trợ của các phần mềm trên máy tính.
- Hạn chế:
Sơ đồ tư duy có thể gây khó khăn cho những người rất logic trong cách họ
suy nghĩ. Khi động não thì sơ đồ tư duy khuyến khích bạn để dòng chảy ý
tưởng tự do, thậm chí cần phải để trực giác làm việc. Đối với người logic
trong suy nghĩ sẽ khó tin vào trực quan vì suy nghĩ của họ sẽ tự cho rằng
việc đó không khả thi.
Sơ đồ tư duy cung cấp thông tin và cấu trúc tự giải thích có thể hiểu rõ
nhất bởi người tạo ra nó. Chính vì vậy, sẽ khó khăn với những người không
chứng kiến hiệu quả hoàn toàn với sơ đồ tư duy.
- Lưu ý :
+ Thay vì ngừng lại suy nghĩ quá lâu nên viết các tiêu đề phụ nào, các
nhánh nào, hình ảnh nào thì hãy viết liên tục vì ý tưởng không phải lúc nào
cũng nghĩ ra. Chính vì vậy, các em nên viết liên tục, sau đó khi kiểm tra lại
thấy những ý nào không cần thiết thì có thể bỏ.
+ Bên cạnh hình ảnh minh họa cho những dòng chữ thì màu sắc sẽ khiến
người học dễ dàng học hơn. Màu sắc kết hợp hình ảnh sẽ giúp kích thích học
hơn và ghi nhớ lâu hơn
+ Đặc biệt trong một sơ đồ tư duy là các từ khóa. Từ khóa gợi mở sẽ khiến
não bộ ghi nhớ được nhiều kiến thức hơn. Chính vì vậy, các em nên sử dụng
nhiều từ khóa hướng mở để khơi gợi tư duy phát triển.
9.Phương pháp Mind - Revolution? (Khái niệm? Tác giả? Các dạng tư
duy? Ứng dụng? Ưu điểm? Hạn chế?
- Là phương pháp dùng để sáng tạo ý tưởng được nhiều thiên tài sử dụng.
Đây là phương pháp dùng để sáng tạo ra những ý tưởng đột phá và nó
hoàn toàn trái ngược với phương pháp Brain-Storming và Mind-Map, cả
2 phương pháp đó đều đưa ra ý tưởng mang tính liên hệ với ý tưởng xuất
phát ban đầu. Còn Mind-Revolution thì tạo ra ý tưởng từ những điều
tưởng chừng không liên quan tới nhau để sáng tạo ra những ý tưởng đột
phá.
- Có 3 dạng tư duy:
1. Tư duy trạng thái cực điểm
2. Tạo dựng quan hệ giữa những sự vật hoặc sự kiện chẳng có một chút
quan hệ nào
3. Bẽ gãy tư duy
- Ứng dụng: Thích hợp sử dụng cho những người muốn tìm ra những ý
tưởng mới đột phá, độc lạ. Đặc biệt được sử dụng nhiều trong lĩnh vực
khoa học, công nghệ…
- Ưu điểm: Tạo ra được những ý tưởng mới mang tính đột phá
- Hạn chế: Mặc dù tạo ra được những ý tưởng mới mang tính đột phá
nhưng cần phải chọn lọc, loại bỏ những ý tưởng bất khả thi, không phù
hợp với thực tế. Chỉ phù hợp với những người dám nghĩ dám làm. Không
phù hợp với những người không dám mạo hiểm, chỉ thích an toàn.
10.Phương pháp dùng các câu hỏi kiểm tra?
- Câu hỏi biết? Câu hỏi hiểu? Câu hỏi vận dụng? Câu hỏi phân tích? Câu hỏi
tổng hợp? Câu hỏi đánh giá?

11. Quy trình thiết kế đồ họa? Trong các giai đoạn cụ thể sẽ làm gì?
- Giai đoạn nghiên cứu tiền thiết kế?
+ Trong giai đoạn này NTK cần dùng MindMap để tìm hướng nghiên cứu
+ Nên dùng một bản đồ tư duy trong gđ tiền thiết kế
+ Sau đó tổng hợp phân tích, chọn ra những ý nào có thể là định hướng
nghiên cứu cần thiết
+ Lưu ý: lúc này NTK cần nhớ lại những yếu tố nghiên cứu cần thiết như:
mục tiêu thiết kế, đối tượng tiếp nhận, các hình thức thiết kế tương tự và
không gian sử dụng sản phẩm mà có thể trong quá trình phác ý NTK không
để ý đến
- Giai đoạn xây dựng ý tưởng?
+ Giai đoạn này NTK tái sử dụng Mind Map trong giai đoạn tiền thiết kế.
NTK phát triển tiếp tục Mind Map đến trạng thái cực điểm.
+ Sau đó NTK quên đi tất cả, để cho trí óc mình thực sự trống rỗng và bắt
đầu tìm một cách ngẫu nhiên các đối tượng bất kì xuất hiện trong đầu.
+ Tiếp theo, NTK bắt đầu kết hợp các ý tưởng ở trong bản đồ ý tưởng đã
được phát triển và các đối tượng ngẫu nhiên. Để tìm ra các ý tưởng mới.
+ Từ những ý tưởng vừa có được, NTK đặt những ý tưởng đó vào trạn thái
tư duy cực điểm hoặc vào những điều kiện khác thường, đối nghịch, để tìm
ra chuỗi những ý tưởng mới hơn.
+ Lưu ý: Trong giai đoạn này NTK có thể tìm câu biên tập cho đề tài. Sử
dụng PPST như đã giới thiệu, tìm ra câu biên tập hay nhất trong tất cả các
câu biên tập có thể tìm thấy được.
- Giai đoạn xây dựng hình tượng?
+ Từ ý tưởng chủ đạo nhà thiết kế bắt đầu suy nghĩ, tìm ra những hình
tượng phù hợp nhất, ấn tượng nhất để thể hiện thông điệp chính mà mình đã
vạch ra ở giai đoạn trước.
- Giai đoạn xây dựng định dạng?
+ Các sản phẩm phẳng (2 chiều) việc xây dựng định dạng chính là chọn
diện tích thiết kế: là hình chữ nhật ngang hay đứng, là hình vuông, tròn, tam
giác… Hay có sự gia tăng của một số chi tiết đặc biệt.
+ Các sản phẩm khối (bao bì,…) việc xây dựng định dạng sẽ phức tạp hơn:
nhà thiết kế cần xác định loại khối (cầu, trụ, đa giác…), xác định cấu trúc
khối (cách gấp, dán…), xác định yêu cầu của tình diện tích thiết kế.
- Giai đoạn xử lý bố cục?
+ Đưa các đối tượng thiết kế vào diện tích thiết kế (hình ảnh, thông
tin( chữ tiêu đề, các loại văn bản…))
+ Xác định đối tượng trọng tâm
+ Bố trí các đối tượng trên diện tích thiết kế
+ Chọn font chữ, kích cỡ chữ phù hợp
+ Phân bố màu sắc, chọn gam màu chủ đạo
- Giai đoạn hoàn thiện sản phẩm thiết kế?
+ Vi tính hoá hoàn thiện toàn bộ quá trình thiết kế, cân chỉnh bố cục, hình
ảnh, đường nét, màu sắc, chữ… trong thiết kế.
+ Kiểm tra các thông tin thiết kế, kiểm tra các yếu tố tạo hình trong thiết
kế đảm bảo thoả mãn các yêu cầu đặt ra cho bản thiết kế.
+ Tham khảo ý kiến để có những điều chỉnh thích hợp cho những lỗi thiết
kế còn tồn tại.
+ Xuất file, in ấn.

You might also like