Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Đề luyện tập Việt Bắc

Lập dàn ý chi tiết các đề màu vàng.


Đề 1 (Đề dự bị TN 2020)
Phân tích tâm trạng của người Việt Bắc và người cán bộ kháng chiến được
nhà thơ Tố Hữu thể hiện trong đoạn trích sau:
“Mình về mình có nhớ ta
....
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”
I. Mở bài
- Tố Hữu là nhà thơ tiêu biểu cho khuynh hướng thơ trữ tình chính trị.
- Dẫn dắt tám câu thơ cần phân tích.
II. Thân bài
1. Bốn câu đầu: Khơi gợi kỷ niệm về một giai đoạn đã qua, về không gian nguồn
cội, nghĩa tình.
- Khung cảnh chia tay bịn rịn giữa kẻ ở và người về.
- Cách xưng hô “mình - ta”: thân mật gần gũi như trong ca dao.
- Điệp ngữ và kết cấu tu từ được lặp lại hai lần như khơi dậy bao kỉ niệm. Hai câu
hỏi đều hướng về nỗi nhớ, một nỗi nhớ về thời gian “mười lăm năm”, một nỗi nhớ
về không gian: “sông, núi, nguồn”.
=> Đó là khoảng thời gian gắn bó biết bao kỉ niệm của người dân Việt Bắc với
người lính
2. Bốn câu sau: Tiếng lòng của người về xuôi mang bao nỗi nhớ thương, bịn rịn.
- Từ láy “bâng khuâng” thể hiện sự xao xuyến, “bồn chồn” thể hiện sự không yên
tâm trong dạ, không nỡ rời bước.
- Hình ảnh “áo chàm” chỉ người dân Việt Bắc thân thương giản dị.
- Cử chỉ cầm tay nhau thay lời nói chứa đầy cảm xúc.
- Lời người ở lại nhắn gửi tới người ra đi: Lời nhắn gửi được thể hiện dưới hình
thức những câu hỏi: nhớ về Việt bắc cội nguồn quê hương cách mạng, nhớ thiên
nhiên Việt Bắc, nhớ những địa danh lịch sử, nhớ những kỉ niệm ân tình...
- Nghệ thuật:
 Liệt kê hàng loạt các kỉ niệm.
 Ẩn dụ, nhân hóa: rừng núi nhớ ai.
 Điệp từ “mình”.
 Cách ngắt nhịp 4/4 đều tha thiết nhắn nhủ người về thật truyền cảm.
=> Thiên nhiên, mảnh đất và con người Việt Bắc với biết bao tình nghĩa, ân tình,
thủy chung.
III. Kết bài
Đánh giá chung về tám câu thơ đầu.

Đề 2:
– Mình đi, có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù?
Mình về, có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?
Mình về, rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng, măng mai để già
Mình đi, có nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son
Mình về, còn nhớ núi non
Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh
Mình đi, mình có nhớ mình
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa?
– Ta với mình, mình với ta 
Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh
Mình đi, mình lại nhớ mình 
Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu…
(Việt Bắc – Tố Hữu – SGK Ngữ văn 12, tập Một)
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của tình cảm quân dân trong đoạn thơ trên. Từ đó,
nhận xét về sự hài hòa giữa chất chính trị và chất trữ tình trong thơ Tố Hữu ở đoạn
trích.
I. Mở bài:
- Giới thiệu về 12 câu thơ trong bài thơ Việt Bắc
II. Thân bài:
* Phân tích 4 câu đầu đoạn
- Tiếng "mình" cất lên thật gần gũi, thân thuộc → tình cảm thắm thiết, ân tình
- Những câu hỏi vừa như trách móc lại vừa như lo lắng, bùi ngùi: mưa nguồn suối
lũ; mây cùng mù; miếng cơm chấm muối; mối thù chung
- Nhịp thơ 2/4; 2/2/4 đều đặn lại càng thể hiện được sự thiết tha trong lòng người ở
lại
* Phân tích 6 câu tiếp
- Lối xưng hô "mình", "ta" độc đáo, chỉ hai mà một, đó là hình ảnh những người
cách mạng đã về xuôi.
- "Rừng núi" là cách nói hoán dụ để chỉ những người dân nơi chiến khu Việt Bắc.
- Người cách mạng ra đi không chỉ để lại nỗi nhớ nhung trong lòng người ở lại mà
cảnh vật cũng nhuốm màu buồn bã, quyến luyến: trám bùi rụng; măng mai già.
- Tình cảm của nhân dân Việt Bắc luôn "đậm đà lòng son"
=> Nhân dân Việt Bắc thì vẫn luôn thắm thiết một mối tình son sắt với cách mạng,
với cán bộ miền xa.
* Phân tích 2 câu cuối đoạn
- 3 tiếng " mình" trong hai câu thơ chỉ người ở lại và kẻ ra đi
- Sự hài hoà, thấu hiểu nhau của nhân dân với cách mạng
- Nhắn nhủ về cách sống thủy chung với quá khứ khi gợi nhắc những địa điểm
đánh dấu bước ngoặt cách mạng: Tân Trào, Hồng Thái
III. Kết bài:
- Khẳng định lại giá trị của đoạn trích và tài năng của tác giả.

Đề 5: Cảm nhận của anh/ chị về đoạn thơ sau:


"Ta về mình có….
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung."
(Trích Việt Bắc, Tố Hữu, Ngữ văn 12, Tập 1)
Từ đó nhận xét về sự thấm nhuần của tính dân tộc ở hồn thơ Tố Hữu trong đoạn
thơ.
1, Mở bài
- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm
- Giới thiệu chung về các câu 43 đến 52
2, Thân bài
a, Bốn câu thơ đầu
- Nỗi nhớ về thiên nhiên và con người Việt Bắc vào mùa đông và những ngày xuân
của người ra đi.
b, Bốn câu thơ cuối
- Bức tranh mùa hè và mùa thu của thiên nhiên và con người Việt Bắc
3, Kết bài

Đề 6: Phân tích vẻ đẹp của thiên nhiên và con người VB trong đoạn thơ sau:
“Nhớ gì như nhớ người yêu
…chiến khu 1 lòng”
I. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, bài thơ Việt Bắc: Tố Hữu là một trong những lá cờ đầu của nền
thơ ca cách mạng Việt Nam. Việt Bắc (10/1954; in trong tập thơ cùng tên), được
đánh giá là tác phẩm tiêu biểu cho văn học thời kì kháng chiến chống Pháp.
II. Thân bài:
1. Về nội dung: 
- Nỗi nhớ của người Cách mạng với đồng bào, với thiên nhiên Việt Bắc được so
sánh với nỗi nhớ người yêu: cồn cào, da diết, nồng nàn…
- Nhớ thiên nhiên thanh bình, yên ả, đơn sơ mà thơ mộng.
- Nhớ cuộc sống của đồng bào và chiến sĩ đầy khó khăn gian khổ nhưng nghĩa tình
sâu nặng: hình ảnh ẩn dụ chuyển đổi cảm giác (đắng, cay, ngọt, bùi), cụm động từ
(chia củ sắn lùi, sẻ nửa, đắp cùng) diễn tả cảm xúc nhớ thương của người ra đi đối
với người ở lại.
2. Về nghệ thuật
- Thể thơ: lục bát truyền thống với cách gieo vần đặc trưng đã làm cho đoạn thơ
mang âm điệu ngọt ngào, êm ái..
- Biện pháp tu từ: Điệp từ “nhớ” cùng lối so sánh đặc biệt đã bộc lộ một cảm xúc
thương nhớ dạt dào. Việc liệt kê một loạt những hình ảnh cùng địa danh của Việt
Bắc đã khắc họa thật sâu nỗi niềm thương nhớ của một người chiến sĩ - thi sĩ đối
với quê hương thứ hai của mình…
- Hình ảnh, ngôn ngữ: giản dị tự nhiên, gần gũi…
III. Kết bài
- Đoạn thơ trên chính là bản tình ca về lòng chung thủy sắt son, là tiếng lòng của
nhà thơ, hay cũng chính là của những người Việt Nam trong kháng chiến.
- Tố Hữu đã thể hiện thành công tình cảm của người cán bộ dành cho thiên nhiên,
nhân dân Việt Bắc không chỉ là tình cảm công dân xã hội mà còn là sự sâu nặng
như tình yêu lứa đôi.

Đề 7: Đề TN đợt 2 2020
Phân tích khung cảnh hùng tráng của Việt Bắc trong kháng chiến được nhà
thơ Tố Hữu thể hiện qua đoạn trích sau:
“Nhớ khi giặc đến…đèo De, núi Hồng”
I. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả Tố Hữu
- Giới thiệu bài thơ Việt Bắc
- Giới thiệu đoạn trích
II. Thân bài
- Phân tích 12 câu thơ trên thành 2 luận điểm:
+ Luận điểm 1: 8 câu đầu chính là khí thế dũng mãnh của cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp ở Việt Nam
+ Luận điểm 2: 4 câu còn lại chính là khí thế, niềm vui chiến thắng tại các chiến
trường khác nhau.
- Chi tiết như sau:
1. Khí thế dũng mãnh của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Việt Nam
+ 2 câu đầu: M.6ở ra một cảnh tượng sôi động của Việt Bắc trong những đêm hành
quân vào chiến dịch:
- “Những đường Việt Bắc”: không gian vô cùng rộng lớn.
- Điệp từ “đêm đêm” “thời gian liên tục tiếp nối.
- So sánh “như là đất nung” + từ láy “rầm rập” ” Khí thế hào hùng làm rung đất
chuyển trời.
- Sự lớn mạnh của quân đội ta về lực lượng, khí thế.
+ 6 câu tiếp: Sự phối hợp các lực lượng chiến đấu:
* Đoàn quân:
- Từ láy: “ điệp điệp trùng trùng” ” những đoàn quân tiếp nhau bước đi như những
đợt sóng trào kéo dài vô tận.
- Hình ảnh “ánh sao đầu súng” là một tứ thơ đẹp gợi nhiều liên tưởng:
- Nghệ thuật nhân hóa: ánh sao theo chân đoàn quân, treo lơ lửng trên đầu súng, soi
sáng khắp các ngả đường hành quân _thiên nhiên đã thành người bạn đồng hành
cùng chiến sĩ.
- Ần dụ: ánh sao _lí tưởng cách mạng luôn soi sáng dẫn đường, đến tương lai tươi
sáng _niềm tin tưởng lạc quan đầy khí thế.
* Đoàn dân công:
- Những bó  đuốc đỏ rực soi đường, làm sáng bừng lên hình ảnh những đoàn quân
dân công tiếp lương, tải đạn với đủ cả: già, trẻ, gái, trai… họ đến từ những miền
quê với đủ mọi phương tiện chuyên chở: xe đạp thồ, gùi, cáng…quyết tâm kiên
cường vượt qua khó khăn nguy hiểm để bảo đàm vũ khí, thuốc men, lương thực…
cho tiến tuyến.
- Cách nói cường điệu “bước…bay”: vừa diễn tả lực lượng đông đảo vừa diễn tả
một sức mạnh hùng hậu phục vụ chiến trường. Cuộc chiến đấu cảu ta là đấu tranh
nhân dân, đã phát huy sức mạnh toàn dân.
- Hình ảnh thơ thật đẹp “ muôn tàn lửa bay”, “đỏ đuốc” _ xua tan những lạnh lẽo,
tăm tối nơi rừng núi.
- Từ láy” điệp điệp” “trùng trùng” + từ “nát đá” ” góp phần tạo nên âm điệu hùng
tráng mạnh mẽ.
* Đoàn ô tô quân sự:
- Hình ảnh “ đèn pha bật sáng” ” ánh sáng rực rỡ xuyên thủng đêm dày tăm tối.
- Hình ảnh ẩn dụ:
“nghìn đêm” Quá khứ nô lệ.
“sương dày”: những khó khăn vất vả, thiếu thốn trong hiện tại.
- So sánh: “Như ngày mai lên” “niềm tin tưởng, lạc quan _hình ảnh thơ mang ý
nghĩa biểu trưng cho tương lai tươi sáng của đất nước.
- Nhịp điệu dồn dập, mạnh mẽ, gấp gáp. Âm hưởng hào hùng, sôi nổi nào nức;
hình ảnh thơ hoành tráng, mỹ lệ.
- Đoạn thơ tràn ngập ánh sáng: ánh sao, ánh đuốc, ánh đèn pha…, ánh sáng của
niềm tin tưởng, niềm vui tràn ngập. Tất cả tạo thành khúc hùng ca chiến thắng.
Việt Bắc không còn là của mình hay là cảu riêng ta mà là của ta – của chúng ta,
của tất cả mọi người Việt Nam kháng chiến.
2. Niềm vui khi tin chiến thắng cũa mọi miền đất nước tiếp nối báo về:
- Điệp từ ”vui” như tiếng reo mừng chiến thắng, cảm xúc náo nức, vui sướng, tự
hào khi tin vui chiến thắng dồn dập đổ về từ khắp mọi miền đất nước.
- Liệt kê những địa danh kết hợp từ “trăm miền” mở ra không gian rộng lớn của
chiến thắng từ miền núi đến đồng bằng, từ bắc tới nam.
- Nhịp điệu thơ dồn dập, tươi vui, náo nức cho thấy tốc độ thần kỳ, nhanh chóng
của những chiến thắng.
- Những từ: “vui về”, “vui lên”, ‘vui từ” đã đặt Việt Bắc làm tâm điểm của mọi
niềm vui.
- Giọng thơ say mê, náo nức tràn ngập niềm vui sướng trong lòng hàng triệu con
người từ bắc chí nam.
III. Kết bài: 
- Khái quát vấn đề.

You might also like