Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

VIỆT BẮC – Tố Hữu

B. TÁC PHẨM
I. Giới thiệu chung
1.Vị trí
- Là đỉnh cao của thơ Tố Hữu cũng là thành tựu xuất sắc của thơ kháng chiến thời kì chống
Pháp
- T/p được coi là khúc tình ca, khúc hùng ca về CM, về cuộc kháng chiến và con người kháng
chiến
2. Hoàn cảnh sáng tác
- Việt Bắc là căn cứ địa vững chắc của CM từ năm 1940 ->kết thúc cuộc kháng chiến chống
Pháp.
- Sau khi k/c chống TD P thắng lợi, tháng 10- 1954, các cơ quan TW Đảng và Chính chủ rời
chiến khu Việt Bắc về Hà Nội. Một cuộc chia tay lớn giữa những người kháng chiến và đồng
bào Việt Bắc đã diễn ra đầy cảm động.
- Ở thời khắc chuyển giao của lịch sử này, người ta có nhu cầu nhìn lại chặng đường đã qua
đồng thời hướng về con đường phía trước; khẳng định ân tình cùng quá khứ và lòng thủy chung
với cội nguồn. Bài thơ “Việt Bắc” ra đời đã đáp ứng kịp thời những nhu cầu ấy của thời đại.
=> VB được coi là bản tổng kết bằng tâm tình một giai đoạn lịch sử không thể nào quên.
3. Kết cấu
- Nhà thơ đã sáng tạo ra một hoàn cảnh đặc biệt để bộc lộ cảm xúc: cuộc chia tay đầy lưu luyến,
bịn rịn của kẻ ở người đi sau nhiều năm gắn bó sẻ chia
- Bài thơ được tổ chức theo lối đối đáp quen thuộc của ca dao, dân ca với người hỏi - đồng bào
Việt Bắc; người đáp – cán bộ kháng chiến. Song đối đáp chỉ là kết cấu bên ngoài, còn ở chiều
sâu là sự thống nhất của tình cảm, cảm xúc trong một tiếng nói chung. Hai nhân vật “ mình” –
“ta” thực chất chỉ là sự phân thân của một cái tôi trữ tình.
-> Đối đáp chỉ là một thủ pháp khơi gợi, bộc lộ tâm trạng và tạo ra sự hô ứng, đồng vọng.
4. Chủ đề: Qua dòng hồi tưởng đầy xúc động của nhà thơ về chặng đường 15 năm đã qua của
đất nước, đoạn trích thể hiện nghĩa tình CM thắm thiết của những người k/c với VB, với ND,
đất nước.
II. Đọc hiểu VB
1. Lời hỏi của người ở lại (16 câu cách quãng)
a. Câu 1 - 4: Lời ướm hỏi ân tình
- Nhạy cảm với h/c đổi thay: từ thời chiến sang thời bình, từ núi rừng về nơi đô hội phồn hoa,
từ khó khăn gian khổ -> sung sướng đủ đầy, tác giả để cho người ở lại lên tiếng trước bằng lời
ướm hỏi:
“Mình về mình có...”
+ Hai câu lục được viết dưới dạng câu hỏi tu từ gần như trùng khớp: “mình về ...có nhớ ta”,
“mình về...có nhớ không” gieo lên niềm băn khoăn, dò hỏi.
+ Nhưng dò hỏi ý tình mà chứa chan niềm lưu luyến, bịn rịn, nhớ thương bởi điệp từ “nhớ” trở
đi trở lại tới 4 lần cùng cách xưng hô đầy tình cảm “mình-ta” phảng phất ý vị của ca dao:
\ Mình về ta chẳng cho về
Ta nắm vạt áo, ta đề câu thơ
\ Mình về có nhớ ta chăng
Ta về ta nhớ hàm răng mình cười
- Đặc biệt hỏi mà không mong được giải đáp, ở hai câu bát, VB nhắc nhớ về những kỉ niệm
từng gắn bó với người cán bộ k/c trong suốt một hành trình dài: 15 năm
+ Gợi nhắc về thời gian: Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
~ 15 năm là khoảng thời gian thực của cuộc k/c (từ k/n Bắc Sơn 1940 đến k/c chống P thắng
lợi) nhưng ý nghĩa hơn, đó là thời gian gắn bó “thiết tha mặn nồng” giữa 2 người: bao tình sâu
nghĩa nặng đã ghi dấu, bao KN đã từng trải qua.
-> Gợi nhắc về (t) 15 năm là gợi nhắc cả một quá khứ ân tình sâu đậm giữa VB và người k/c
về xuôi.
Liên hệ: “Những là rày ước mai ao
15 năm ấy biết bao nhiêu tình
Truyện Kiều
+ Gợi nhắc về không gian: nhìn cây->nhớ núi; nhìn sông->nguồn
~ Cây, sông có mặt ở mọi miền quê. Nhưng trong câu thơ này, nó là h/ả hoán dụ cho không
gian miền xuôi
~ Núi, nguồn là không gian đặc trưng miền núi (không gian chiến khu VB)
Trong sự tương quan giữa cái hiện - ẩn, giữa hiện tại – quá khứ người ở lại kín đáo nhắc nhớ
người đi về 1 phần đời đã trải, về những ân tình không thể nào quên. Đó cũng là cách VB ràng
buộc người đi.

You might also like