Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

TRÀNG GIANG – Huy Cận

A. Giới thiệu chung


B. Đọc hiểu VB
I. Cảm nhận chung
- Tràng giang đc sóng nc s.Hồng gợi tứ. T/p có 4 khổ. Mỗi khổ là 1 b.tr TN tương đối
hoàn chỉnh. Nhg nói như HC: “T/y QH trong bài TG đã gợi lên và mở ra 1 t/y lớn lao hơn
mỗi miền quê, mỗi cảnh vật. T/y đó mang nỗi buồn về sông núi, đ/nc.” Bởi thế trong mỗi
khổ thơ luôn có sự đồng hiện và đồng hóa 2 b.tr: b.tr ngoại cảnh với tràng giang mênh
mông sóng nc và b.tr tâm cảnh với nỗi buồn sầu miên man của con người.
- Bài thơ có sự kết hợp hài hòa của sắc thái cổ điển và sắc thái hiện đại: mang đậm màu
sắc Đường thi nhg hồn cốt vẫn là thơ mới.
II. Phân tích
1. Khổ 1: Khung cảnh sông nc mênh mông và nỗi buồn sầu không dứt của con người
- B.tr sông nc đc gợi lên qua những h/ả
- Sóng gợn TG
- Thuyền – nước
- Cành củi khô trôi vô định trên sông
-> H/ả vừa mang đậm chất Đg thi vừa rất mới mẻ, hiện đại
a. 3 câu thơ đầu: B.tr sông nc đậm chất Đường thi
- B.tr sông nc mở ra ở 3 câu đầu với h/ả: sóng gợn và cặp h/ả con thuyền – dòng nc. Đây
là những h/ả rất đỗi quen thuộc trong thực tế lẫn trong thơ ca.
+ Trong thơ xưa, cảnh sông nước thường gợi tứ cho các thi nhân:
“Duy kiến trường giang thiên tế lưu” (Lí Bạch)
Bất tận trường giang cổn cổn lai
(D.s dằng dặc nc cuồn cuộn trôi) (Đỗ Phủ).
+ Ở bài thơ “Tràng giang”, b.tr sông nước được bắt đầu với h/ả “sóng gợn” ~ những con
sóng nhỏ, nhấp nhô nối nhau trên sông không có điểm đầu cũng không có điểm kết thúc.
H/ả thơ gợi sự miên man không dứt mở KG tràng giang ở bề rộng cái bát ngát, mênh
mông.
+ Giữa cái bát ngát của dòng tràng giang ấy, nhà thơ dành đến 2 câu thơ miêu tả cặp h/ả
rất quen thuộc: thuyền – nc.
` Ở câu thứ nhất, thuyền - nc đc đặt trong thế sóng đôi:
“Con thuyền xuôi mái nước song song”
Ấn tượng về câu thơ là ở h/ả “con thuyền xuôi mái” ~ buông xuôi mái chèo mặc cho sự
chảy trôi của dòng nc. H/ả thơ có tác dụng: vừa mở ra KG ở chiều dài vừa tạo ấn tượng về
sự nhỏ bé, nổi trôi bất định của con thuyền giữa cái rộng dài như vô tận của d.s.
` Đến câu thơ tiếp, thuyền – nc lại được đặt vào thế đối lập bởi sự chảy trôi ngc hướng.
“Thuyền về, nước lại” đẩy nhau ra xa không thể có gặp gỡ gây ấn tượng đậm nét về sự
chia lìa, li tán.
 Chỉ với 2 h/ả thơ quen thuộc, cổ điển, thi nhân đã khắc họa đầy ấn tượng cái không
cùng của KG sông nước.
- Cảm nhận sâu sắc về cái vô cùng của vũ trụ trong sự đối lập với cái hữu hạn của những
sự vật nhỏ bé, thi sĩ đã gọi tên trực tiếp tâm trạng, nỗi niềm của con người: “buồn điệp
điệp”, “sầu trăm ngả”.
+ Bút pháp đồng hóa trong những câu thơ khiến ngoại cảnh cũng đồng thời là tâm cảnh.
Ngay từ câu mở đầu khó có thể phân định rạch ròi: sóng gợn cùng lúc với nỗi buồn dậy
lên hay nhìn hàng ngàn hàng vạn lớp sóng gợn mà gợi ra ở chủ thể TT hàng ngàn, hàng
vạn lớp buồn? Chỉ biết rằng những lớp sóng lòng của thi sĩ cũng miên man, không dứt:
“buồn điệp điệp”.
+ Vốn sẵn mang nỗi buồn, trc sự nhỏ bé, nổi trôi, sự chia lìa, li tán gợi ra từ cảnh khiến 1
lần nữa nhà thơ gọi tên trực tiếp tâm trạng: “sầu trăm ngả”. Từ buồn điệp điệp -> sầu trăm
ngả đã là 1 sự chuyển biến cả về lượng và chất. Nếu “buồn điệp điệp” gợi nỗi buồn miên
man chất chồng tỏa ra ở bề rộng thì nỗi buồn trong “sầu trăm ngả” vừa tỏa lan ở bề rộng
vừa cuộn xoáy vào chiều sâu nên dày nặng hơn.
b. Câu 4: Hồn cốt thơ mới và cảm giác bơ vơ, lạc loài
- Chất Đường thi thấm đẫm trong 3 câu thơ từ thi liệu đến bút pháp miêu tả; từ cảm xúc
đến nỗi niềm của con người. Nhg đến câu 4, t/g đã đưa độc giả trở về với Thơ mới, thơ
hiện đại bằng h/ả: Củi 1 cành khô…
+ Đây là 1 sáng tạo độc đáo của HC. Thơ cổ điển ưa lối diễn đạt trau chuốt, thanh tao. Các
nhà thơ mới lại dung nạp cả những cái xù xì, thô mộc của đời sống hiện thực. Đưa cành
củi khô bình dị vào thơ, HC đã đem đến cho thế giới thơ 1 “chi tiết văn xuôi sống sít”
(Xuân Diệu).
+ Để có được câu thơ đặc sắc này, thi sĩ đã phải cân nhắc, lựa chọn từ rất nhiều những câu
thơ khác nhau:
Một cánh bèo xanh lạc mấy dòng
Một cành củi khô lạc mấy dòng
` Nhg phải đến khi câu thơ: Củi 1 cành… ra đời, thi sĩ mới cảm thấy nỗi lòng của mình
được giãi bày. Đảo ngữ “củi 1 cành khô” nhấn mạnh vào đối tượng đc nói tới làm tăng
thêm tính chất vô nghĩa cùng sự nhỏ bé, đơn chiếc, cạn kiệt sức sống.
` Trọng tâm của câu thơ đặt ở từ “lạc” nêu bật sự lạc lõng, bơ vơ, vô phương vô hướng.
Trên dòng tràng giang mênh mông bất tận, cành củi khô càng trở nên nhỏ bé, đơn côi, tội
nghiệp hơn. Đặt h/ả đầy sức ám gợi này trong bối cảnh thời đại bấy giờ khiến độc giả liên
tưởng tới những kiếp người như t/g xưa cũng nhỏ bé, bơ vơ, lạc lõng không chỗ tựa nương
giữa dòng đời. Đây chính là nỗi niềm chung của thế hệ thanh niên bấy giờ:
Bâng khuâng đứng giữa 2 dòng nước
Chọn 1 dòng hay để nước trôi
(Dậy lên TN – Tố Hữu)
 Dòng sông lớn đã mang trong mình 1 nỗi buồn lớn. Đó là nỗi buồn trc KG sóng nc
mênh mông mà hiu quạnh, là nỗi buồn của con người trước cuộc đời nổi trôi.
2. Khổ 2: Cảnh sông dài trời rộng và nỗi cô đơn, trống vắng của con người
a. 2 câu thơ đầu: Cảnh bờ bãi ven sông cùng sự kiếm tìm dấu hiệu của sự sống
- B.tr đc vẽ thêm đất, thêm người: cồn nhỏ, làng xa, chợ chiều. KG đc thu hẹp lại, gần gũi,
ấm áp hơn bởi nó gợi ra cuộc sống của con người.
- Thế nhg, thêm đất, thêm người chỉ càng làm tăng thêm sự buồn vắng cho KG và sự trống
vắng trong lòng người.
+ Thần thái của câu thơ tập trung vào 2 từ láy “lơ thơ, đìu hiu” đặc tả tính chất của cảnh
vật. Cồn cát lơ thơ gợi sự ít ỏi, thưa thớt. “Gió đìu hiu” không chỉ gợi tả chuyển động rất
nhẹ của gió mà còn gợi ra nhịp điệu yếu ớt, chậm buồn của TN tạo vật.
 Câu thơ mở đầu khổ thơ gây ấn tượng về 1 KG nhòe mờ sự sống.
+ Tránh nỗi cô đơn, nhà thơ đi kiếm tìm những dấu hiệu của sự sống, theo đó, â.th c/s con
người đã được lắng nghe: “Đâu tiếng làng xa…”
Thông thường, â.thanh quý giá này sẽ khiến lòng người ấm áp hơn. Nhg trong câu thơ,
â.th ấy lại rất mơ hồ, khó xác định bởi làng thì xa mà chợ chiều thì đã vãn. Đặc biệt từ
“đâu” trong câu thơ có thể đem tới 3 cách hiểu:
 “Đâu đó / đâu đây – phỏng đoán mơ hồ: xác nhận sự tồn tại
 “Đâu có” – phủ định: không nghe được tiếng lao xao của chợ chiều nơi làng xa
 “Đâu rồi” – lời tự hỏi thể hiện khát khao kiếm tìm
 Dù hiểu theo cách nào cũng đều cho thấy khát khao kiếm tìm dấu hiệu của sự sống để
nhận ra sự tồn tại của con người trong KG sóng nc mênh mông.
 Như vậy, â.th c/s dù có hay không cũng đều bị trùm lấp, vây phủ bởi KG mênh mông,
vắng lặng. Bút pháp lấy động tả tĩnh càng tô đậm sự xa vắng, mơ hồ, yếu ớt của sự
sống. Và theo đó, lòng người càng trở nên cô đơn, trống trải hơn.
b. 2 câu sau: Cảnh trời nc không cùng và sự nhỏ bé, đơn côi của con người
- KG thơ đột ngột đc đẩy cao và mở rộng ra liên tiếp, nhiều chiều, nhiều hướng: dài, rộng,
sâu; xuống – lên. Vẫn từ điểm nhìn là sông dài nhưng h.ả thơ đã mở rộng thêm KG của
trời rộng tạo nên cảnh trời nc không cùng.
+ Nắng chiều nhạt dần đẩy vòm trời lên cao chất ngất. Chuyển động trái chiều của nắng –
trời tạo nên 1 khoảng không bao la, vô tận. Điểm nhìn của thi nhân liên tục dịch chuyển: từ
trên xuống dưới -> từ dưới lên trên -> trên xuống dưới khiến KG vừa cao chất ngất vừa sâu
thăm thẳm.
+ Cụm từ “sâu chót vót” là 1 sáng tạo độc đáo của nhà thơ. Kết hợp từ này không đc dùng
đúng với logic thông thường nhưng lại đạt hiệu quả NT không ngờ: lấy cái sâu để mô tả cái
cao, thi nhân tạo ấn tượng đặc biệt về cái thăm thẳm, hun hút, không cùng của KG. Nó
giúp người đọc hình dung ánh mắt nhà thơ không dừng lại ở đỉnh trời mà như xuyên vào
tận đáy vũ trụ, ngợp trong cái thăm thẳm không cùng của trời nc mênh mang.
 Như vậy, độ cao hay sâu của mặt nc, bầu trời đã không chỉ mang tính chất vật lí mà
chuyển hóa thành chiều sâu của ấn tượng, cảm xúc.
- Câu 4: thi nhân tiếp tục tạo tương quan đối lập giữa “sông dài, trời rộng” với “bến cô
liêu”.
+ Với 5/7 tiếng là thanh bằng, âm điệu câu thơ như dàn trải ra góp phần mở KG trên bề
mặt với chiều dài và rộng. H/ả thơ “sông dài, trời rộng” nhắc lại ý thơ trong lời đề từ tiếp
tục tô đậm ấn tượng về 1 KG vũ trụ bao la, không cùng.
+ Đối lập với KG mênh mông của vũ trụ ấy, bến sông – KG của c/s con người càng trở nên
vắng vẻ, hiu quạnh: cô liêu. Trong tương quan với KG không cùng của vũ trụ, h/ả con
người trở nên thật bé nhỏ, đơn độc. Dấu vết của sự sống con người như càng mơ hồ hơn.
Theo đó, tâm trạng của chủ thể trữ tình càng buồn sầu, cô đơn, trống trải.
 Khổ thơ vẫn tiếp tục cảm hứng về KG sông nước, vũ trụ bao la. KG tự nhiên càng mở
rộng thì KG xã hội càng bị thu hẹp, trùm lấp theo đó nỗi niềm của con người càng
chìm sâu hơn trong cô đơn, trống vắng.
3. Khổ 3: KG sông nc hoang vắng, mênh mông cùng nỗi khát thèm sự giao hòa, giao
cảm
Điểm đặc biệt trong cách miêu tả, bộc lộ cảm xúc của chủ thể TT là: Tập trung miêu tả:
cái mong kiếm tìm lại không hiện diện >< cái hiện diện lại không mong bắt gặp.
a. Cái bắt gặp
- Nếu ở khổ thơ 2, nhà thơ khắc họa đậm nét sự đối lập giữa cái vô hạn của KG với cái
nhỏ bé, hữu hạn của con người thì ở K3 này nhà thơ lại tô đậm mối tương quan đối lập
giữa cái hiện diện/bắt gặp với cái không hiện diện trong cảm nhận của chủ thể TT.
- Giữa dòng tràng giang mênh mông sóng nc, thi nhân bắt gặp h/ả:
Bèo - hàng nối hàng – dạt – về đâu
+ Đó có thể là 1 h/ả tả thực. Nhg đó cũng là 1 thi liệu cổ gợi liên tưởng tới số kiếp của con
người trôi dạt vô định giữa cuộc đời nhiều sóng gió. Câu thơ tạo ra 1 nghịch lí: những
cánh bèo nổi trôi vô phương vô hướng mà vẫn “hàng nối hàng”. Nghịch lí này kết hợp với
ý hỏi “về đâu” gieo lên niềm khắc khoải, đau đáu về kiếp người, về cõi nhân thế. Có biết
bao thân phận người đang nổi trôi, phiêu dạt giữa dòng đời mênh mông.
+ H/ả thơ này chính là sự nối tiếp của h/ả: “Củi một cành khô lạc mấy dòng” nhằm gây ấn
tượng mạnh hơn, sâu hơn về cái nhỏ bé, tội nghiệp, cái bơ vơ, mất phương hướng của cả 1
thế hệ thanh niên bấy giờ.
- Câu thơ cuối: Bờ xanh tiếp bãi vàng – lặng lẽ vẫn tiếp tục mở rộng KG muôn trùng của
“bờ xanh tiếp bãi vàng”. H/ả thơ có thêm sắc màu nhưng không gợi ra dấu hiệu của sự
sống mà chỉ cốt tô đậm sự vắng lặng, hoang vu như thời tiền sử, như chưa có dấu vết của
con người.
b. Cái khát khao kiếm tìm
- Rợn ngợp trong KG vũ trụ không cùng, ý thức sâu sắc về sự bé nhỏ, đơn độc, chơ vơ của
con người cá nhân, thi nhân tiếp tục đi kiếm tìm dấu hiệu của sự sống con người mong tìm
đc sự đồng điệu, sẻ chia; tìm 1 điểm tựa nâng đỡ tinh thần. Ước mong ấy đc thể hiện rõ
qua những h/ả mong kiếm tìm:
+ 1 chuyến đò, 1 cây cầu – phương tiện nối đôi bờ, xóa đi khoảng cách KG, nối liền
những khoảng trời li biệt ~ dấu hiệu của sự sống thân mật, ấm áp ~ sợi dây nối kết t/cảm
của con người. Ước mong giản dị đó cho thấy nỗi khát thèm sự giao hòa, giao cảm của
nhà thơ.
+ Thế nhg phủ định tuyệt đối “không” liên tiếp trong 2 câu thơ: “không 1 chuyến đò
ngang, không cầu gợi chút niềm thân mật” đã dập tắt bao nhiêu hi vọng thiết tha. Tất cả
những gì gợi ra hơi hướng của con người, những gì gợi sự kết nối, gắn bó, sẻ chia giữa
con ng – con ng đều không hiện diện.
- Tạo ra sự tương phản giữa cái không hiện diện với cái hiện diện, cái mong kiếm tìm với
cái bắt gặp trên dòng tràng giang, t/g 1 lần nữa gây ấn tượng đặc biệt về sự đối lập của 2
loại h/ả: h/ả thuộc về KG sóng nc mênh mông thì kết nối trùng điệp “hàng nối hàng, bờ
tiếp bãi” còn h/ả của cõi thế càng ngày càng nhạt mờ dần: không hiện diện, không kết nối,
không giao hòa. TN tạo vật hoàn toàn vô tình, hờ hững với con người.
=> Khổ thơ tiếp tục tr.bày cảm thức về KG mênh mông đồng thời xoáy sâu vào nỗi cô đơn
đến rợn ngợp của con ng. Trong nỗi cô đơn ấy, người đọc còn cảm nhận đc niềm khát
thèm đến cháy lòng sự giao hòa, sẻ chia của nhà thơ.
4. Khổ 4: Cảnh TN tráng lệ, hùng vĩ cùng nỗi nhớ quê da diết
- Khổ thơ là sự tổng hợp cao nhất cảm xúc ở cả bài thơ, kết tinh tư tưởng chủ đề của t/p.
- Khổ thơ thể hiện đậm nét đặc sắc NT thơ HC: rất cổ điển mà cũng rất hiện đại.
a. 2 câu thơ đầu: B.tr TN hùng vĩ, mĩ lệ nhưng chất chứa nỗi niềm
- Câu thơ đầu mở ra bức tranh TN mây trời tráng lệ, hùng vĩ:
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
+ Từ “lớp lớp” hô ứng với các từ “điệp điệp”, “song song” ở trên diễn tả sự chất chồng,
nối tiếp của mây trên bầu trời trong buổi hoàng hôn.
+ Động từ “đùn” gợi sự vận động trong lòng tạo vật. Nó khiến cho bức tranh mây trời trở
nên thật gần gũi với con người. Huy Cận từng tâm sự: ông học được chữ đùn này trong
bản dịch thơ “Thu hứng” – Đỗ Phủ:
Mặt đất mây đùn cửa ải xa
 KG vũ trụ được vẽ lên rất đẹp, sinh động, ấm áp. Mây trắng xếp chồng lên nhau tạo
thành những núi mây. Những ngọn núi mây xốp nhẹ chất chồng, bồng bềnh được ánh
mặt trời phản chiếu trở nên lấp lánh như được dát bạc.
- Nhưng KG bao la, hùng vĩ đó dường như chỉ làm nền cho sự xuất hiện của cánh chim:
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa
+ H/ả cánh chim xuất hiện trong buổi chiều tà là 1 h/ả quen thuộc trong thơ cổ:
Lí Bạch:
Chúng điểu cao phi tận
Cô vân độc khứ nhàn
(Chim bầy vút bay hết
Mây lẻ đi một mình)
Bà Huyện Thanh Quan:
Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi
Dặm liễu sương sa khách bước dồn
Nguyễn Du:
Chim hôm thoi thót về rừng
Đóa trà mi đã ngậm trăng nửa vành
+ Độc đáo của HC là ở sự đặc tả trạng thái của cánh chim cùng hình thức câu thơ mới mẻ:
dấu (:) tạo nên sự đa nghĩa cho câu thơ.
` Theo Xuân Diệu: bóng chiều rơi xuống nặng đến nỗi chim phải nghiêng lệch cánh đi.
` Chim nghiêng cánh đổ bóng chiều sa xuống
 Dù hiểu theo cánh nào đây cũng là 1 câu thơ rất tài hoa của tác giả. Những thi liệu cổ
không làm cản trở cảm xúc của thi sĩ hiện đại. Trong buổi chiều tà, cánh chim tuy bé
nhỏ nhưng duyên dáng. Cả bóng chiều vô hình nhưng đã được hữu hình hóa trên đôi
cánh nhỏ bé. Hơn thế, thi nhân còn trọng lượng hóa được cả nỗi niềm của con người
bởi cái nghiêng cánh của chim nhỏ là do sức nặng của bầu trời, sức nặng của ráng
chiều hay còn là cả sự trĩu nặng của nỗi niềm tâm sự.
Theo lời Huy Cận thì: Cánh chim bay liệng tuy gợi lên 1 chút ấm cúng cho cảnh vật
nhưng nhỏ bé, mông lung quá!
b. Hai câu thơ cuối: Trực tiếp bộc lộ tâm trạng
- 2 câu thơ cuối trực tiếp bộc lộ tâm trạng của chủ thể trữ tình, qua đó phần nào lí giải
những nguồn cơn chất chứa trong từng h/ả, câu chữ ở trên.
- Đi suốt dọc bài thơ hiện lên h/ả 1 kẻ lữ thứ nặng mang tâm trạng buồn, cô đơn, lạc loài,
khát thèm sự giao hòa, sẻ chia nhưng không nhận được. Giữa KG mênh mông, hoang
vắng, thời gian chiều tà gợi nhớ gợi thương, những nỗi niềm và khát khao thành thực nhất
của chủ thể TT được bật ra như một lẽ tự nhiên:
Lòng quê dợn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà
+ Theo từ điển Tiếng Việt: dờn dợn ~ cảm thấy sự hãi, ớn lạnh
Dợn ~ nổi lên liên tiếp như sóng trên nước, như vân trên gỗ.
Từ “dợn dợn” của HC mang cả 2 nét nghĩa của từ trên: cảm giác ớn lạnh, sợ hãi nổi lên
liên tiếp trong lòng người. Sáng tạo độc đáo này của nhà thơ đã diễn tả thành công nỗi nhớ
nhà của thi sĩ: thấm thía đến mức hiện hình như một cảm giác da thịt.
+ Từ “vời” diễn tả cái nhìn đắm đắm vào trong KG mênh mông. Cái nhìn ấy gợi nhớ đến
câu thơ Kiều của N.Du:
Bốn phương mây trắng một màu
Trông vời cố quốc biết đâu là nhà
 Như vậy, tất cả nỗi buồn, sầu, cô đơn, trống vắng ở trên đã dồn tụ lại thành nỗi nhớ quê
hương da diết. Nỗi nhớ đó theo “vời con nước” tạo ra lớp lớp con sóng lòng chất
chồng, nối tiếp và mở ra vô tận trên dòng trường giang.
- Câu cuối: Thi sĩ mượn ý thơ trong “Hoàng Hạc lâu” của Thôi Hiệu:
“Quê hương khuất bóng hoàng hôn
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai”
+ Người xưa, nhìn thấy khói sóng trên sông, trong buổi chiều tà mà khuấy dậy nỗi niềm
nhớ quê da diết. Còn Huy Cận: “Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”. Với Thôi Hiệu
tức cảnh mà sinh tình còn qua cách nói: “không…mà cũng” của thi sĩ họ Cù người đọc
nhận ra nỗi nhớ nhà đã sẵn mang trong lòng nhà thơ không cần tới tác động của ngoại
cảnh. Nó là nỗi niềm thường trực luôn day dứt, khắc khoải trong tâm hồn thi nhân.
 Bài thơ kết thúc ở nỗi niềm sâu hơn, rộng hơn so với nỗi buồn của con người cá nhân.
Đó là tình yêu quê hương , đất nước.
 Đặt trong hoàn cảnh đất nước mất chủ quyền bấy bài thơ còn thể hiện kín đáo tâm sự
của một người dân vong quốc: đứng giữa quê hương mà thấy thiếu quê hương.
Xuân Diệu: “TG là bài thơ ca hát non sông đ/nc do đó dọn đường cho lòng yêu giang
sơn TQ.”
C. Tổng kết:
- Vẻ đẹp của bức tranh TN tràng giang vừa trang trọng, cổ kính vừa gần gũi, mới mẻ.
Bức tranh đó mang nỗi buồn thân phận của cái tôi cô đơn trước vũ trụ bao la và cũng
kín đáo gửi gắm tình yêu quê hương đất nước. Tất cả được khắc họa bằng bút pháp NT
cổ điển và hiện đại.

You might also like