Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 11

Viêm sinh dục

Ts Bùi Minh Tiến


Mục tiêu học tập
1. Liệt kê các loại vi khuẩn gây bệnh thường gặp
2. Kể được các thể lâm sàng của viêm âm đạo
3. Xác định cách điều trị thích hợp cho mỗi loại viêm âm đạo.
4. Kể được các thể lâm sàng của viêm phần phụ.
5. Trình bày được hướng xử trí của các dạng viêm phần phụ.

1. ĐẠI CƯƠNG
Viêm nhiễm cơ quan sinh dục là loại bệnh khá phổ biến trong dời sống của người phụ nữ, nguyên nhân
đa dạng, diễn biến phức tạp dẫn đến việc điều trị khó khăn, đôi lúc để lại biến chứng như viêm tiểu
khung, vô sinh, chửa ngoài tử cung, sẩy thai, đẻ non, viêm kết mạc mắt trẻ sơ sinh.
1.1. Đặc điểm
-Phổ biến hay gặp trong độ tuổi hoạt động sinh dục.
-Các bộ phận của đường sinh dục dưới và trên đều có thể bị viêm nhiễm .
-Hình thái cấp tính và mạn tính đều có thể gặp, hình thái mạn tính điều trị kéo dài, kém hiệu quả.
-Phát hiện bệnh sớm điều trị sẽ khỏi hẳn và tránh được những biến chứng xấu như viêm tắc vòi
trứng, đau trong viêm phần phụ mạn tính.
1.2. Yếu tố thuận lợi
-Lây qua đường tình dục (giao hợp với người bị bệnh lây truyền qua đường tình dục).
-Sau các can thiệp thủ thuật như đình chỉ thai nghén, dặt dụng cụ tử cung, chụp tử cung vòi trứng.
-Nhiễm khuẩn sau sẩy, sau đẻ.
-Kém vệ sinh khi giao hợp, sau khi hành kinh.
1.3. Khí hư
Bình thường ở CTC và ÂĐ có một chất dịch trắng trong hơi đặc, hoặc như lòng trắng trứng, lượng ít
không chảy ra bên ngoài, không làm cho người phụ nữ để ý, đó là dịch sinh lý, dịch này có pH # 3,8-4,6
tạo nên môi trường bảo vệ cho ÂĐ chống lại sự nhiễm khuẩn nhưng cũng có thể là yếu tố thuận lợi cho
sự phát triển của mầm bệnh, pH này do sự chuyển hoá glycogen ở tế bào niêm mạc ÂĐ - CTC thành
acid lactic bởi trực khuẩn Doderlin.
Khi ÂĐ bị viêm nhiễm, dịch tiết ra nhiều, gây khó chịu làm người phụ nữ lo lắng, trong trường hợp
này dù màu sắc như thế nào, trắng hay vàng, có mùi hay không đều là bệnh lý.
1.4. Các loại tác nhân gây bệnh
Các vi khuẩn Gr (-), Gr (+) đều có thể có mặt trong viêm sinh dục.
1.4.1. Vi khuẩn không gây bệnh:
-Trực khuẩn Doderlin.
-Staphylococcus epidermidis.
1.4.2. Các vi khuẩn gây bệnh cơ hội:

1
Các cầu khuẩn ái khí Các trực khuẩn ái khí Các vi khuẩn kỵ khí
Streptococcus alpha Colibacille Streptocque beta
Streptococcus tan huyết A, C, G Coliforme Bacteroides
Streptococcus aureus Proteus, pseudomonas Clostridium
Streptococcus agaltiea Klebsiella Fusobacterie
Enterobacter

1.4.3. Vi khuẩn, virus và ký sinh trùng luôn gây bệnh:


-Neisseria gonorrhea
-Trichomonas vaginalis
-Candida albicans: có thể là cộng sinh nhưng sẽ gây bệnh khi tăng sinh bất thường
-Chlamydia trachomatis
-Treponema pallidum
-Gardnerella vaginalis: có thể là cộng sinh, gây bệnh khi tăng sinh bất thường
-Herpes simplex virus
-Human papilloma virus
-HIV
1.4.4. Các mầm bệnh thường gặp gây viêm ÂĐ:
-Nấm men gây viêm ÂH - ÂĐ
-Trùng roi gây viêm ÂĐ
-Vi khuẩn gây viêm ÂĐ do vi khuẩn
-Lậu cầu khuẩn gây viêm CTC mủ nhầy và viêm niệu đạo
-Chlamydia trachomatis gây viêm CTC mủ nhầy và viêm niệu đạo
2. VIÊM TUYẾN BARTHOLIN
Mầm bệnh thường do vi khuẩn lậu, các vi khuẩn khác như liên cầu, tụ cầu hoặc trực khuẩn Chlamydia
từ viêm âm hộ lan đến tuyến Bartholin, có khi ống tuyến bị tắc, tuyến bị nang hoá và bị nhiễm khuẩn thứ
phát, có thể gặp trong trường hợp cắt TSM.
2.1. Viêm tuyến Bartholin cấp
Bệnh nhân đau ở vùng âm hộ, thường đau một bên, đi đứng đều đau. Viêm lúc đầu khu trú sau lan toả,
phát triển có mủ.
Khám bằng cách dùng ngón cái và ngón trỏ nắn môi bé thấy một khối có khi to bằng quả trứng rắn tròn
đều. Nắn thấy đau, nặn sẽ thấy mủ chảy ra ở cửa tuyến (ở mặt trong môi bé).
2.2. Viêm tuyến Bartholin mạn
Thường xảy ra sau đợt điều trị viêm tuyến Bartholin cấp, điều trị không triệt để hoặc đã chích.
Hoàn cảnh xuất hiện: sau kinh nguyệt, sau viêm âm hộ, sau giao hợp tuyến lại to lên, nắn thấy rắn, đau
(không nhiều) và có ít mủ chảy ra.

2
2.3. Nang tuyến Bartholin
Tuyến bị nang hoá sau viêm cấp, viêm mạn hoặc ống tuyến bị tắc. Khi nang hoá có thể sờ thấy khối
cứng, khu trú ơ một bên, nang có thể ở vị trí nông, sâu. Nếu bị nhiễm khuẩn nang trở thành khối apxe
mủ.
Sau khi khám thực thể cần lấy mủ tiết để xác định loại vi khuẩn, đồng thời lấy bệnh phẩm cả ở niệu
đạo, CTC để xét nghiệm.
Điều trị:
Nội khoa:
Do vi khuẩn Gr(+), Gr(-): dùng kháng sinh nhóm õ- Lactam, nhóm Cephalosporin (1-2 g/ngày)
Do vi khuẩn kỵ khí Gr(+), Gr(-) hay lậu cầu: Penicillin procain 5ì 106 UI/ngàyì 7 ngày hoặc
Spectinomycin 2g/ ngày, 1 lần hoặc Pefloxacin 800 mg/ liều duy nhất
Với Chlamydia: Doxycyclin 200 mg/ ngày trong 10 ngày
Ngoại khoa: Chích dẫn lưu, mở rộng ống tiết, huỷ vách ngăn, dẫn lưu trong 2-3 ngày.
Với thể mạn tính hay nang hoá: bóc nang. Sau điều trị ngoại khoa, di chứng là giao hợp đau.
3. VIÊM ÂM ĐẠO CỔ TỬ CUNG
3.1. Viêm âm đạo do trùng roi ( Trichomonas vaginalis ): Là bệnh lây qua đường quan hệ tình
dục là chủ yếu, ngoài ra có thể lây qua nguồn nước: bồn tắm, khăn tắm.
-Triệu chứng
+ủ bệnh từ 1-4 tuần. 25% số người mắc không biểu hiện bệnh
+Khí hư: số lượng nhiều, loãng, có bọt, màu vàng xanh, hôi.
+Có thể kèm theo ngứa, đi tiểu khó và đau khi giao hợp.
+Khám: âm hộ, âm đạo, cổ tử cung viêm đỏ, phù nề, có nhiều khí hư màu vàng xanh loãng
và có bọt ở cùng đồ.
-Xét nghiệm
+Lấy dịch khí hư cho vào nước muối sinh lý soi tươi thấy có trùng roi ÂĐ hình hạt chanh
đang di động.
+Chứng nghiệm Sniff (Whiff test): nhỏ một giọt KOH 10% vào dịch khí hư thấy có mùi cá
ươn và mất đi nhanh.
+Đo pH >4,5.
-Điều trị
+Vệ sinh ÂH, ÂĐ, quần áo lót phải được giặt sạch, phơi nắng hoặc là trước khi dùng.
+Không giao hợp trong thời gian điều trị.
+Metronidazole 2g uống liều duy nhất, hoặc
+ Metronidazole 500mg uống 2 lần/ ngày x 7 ngày.
+Có thể phối hợp đặt thuốc ÂĐ.
+Cần điều trị cho chồng hoặc bạn tình: Metronidazole 2g liều duy nhất.
*Chú ý: Metronidazole không dùng cho phụ nữ có thai 3 tháng đầu, không được uống rượu khi đang
dùng thuốc cho đến 24h sau khi ngừng thuốc.

3
3.2. Viêm âm đạo do nấm: Là bệnh do nấm Candida gây nên (chủ yếu là Candida albicans). Chiếm
khoảng 20% các trường hợp viêm ÂĐ.
-Triệu chứng
+Ngứa nhiều vùng ÂH, ÂĐ.
+Khí hư màu trắng đục như váng sữa, không hôi.
+Có thể kèm theo đi tiểu khó, đau khi giao hợp.
+Khám: ÂH, ÂĐ viêm đỏ, có thể xây xước nhiễm khuẩn do gãi, nếu nặng có thể bị viêm
cả vùng TSM và đùi bẹn. Khí hư thường nhiều, màu trắng như váng sữa, thành mảng dày dính vào thành
ÂĐ, ở dưới có vết trợt đỏ.
-Xét nghiệm
+Soi tươi hoặc nhuộm Gram tìm nấm men. Nuôi cấy ở môi trường Sabouraud.
+Sniff test (-).
+Đo pH <4,5.
-Điều trị
+Vệ sinh ÂĐ, quần áo lót sạch, được phơi nắng hoặc là trước khi mặc.
+Không giao hợp trong thời gian điều trị.
+Itraconazole (Sporal) 100mg uống 2v/ ngày ì 3 ngày hoặc
Fluconazole 150mg uống 1 viên duy nhất hoặc
Miconazole 200mg, đặt ÂĐ 1 viên trước khi đi ngủ ì 3 ngày hoặc
Clotrimazole 500mg, đặt 1 viên ÂĐ duy nhất hoặc
Econazole 150mg đặt 1 viên vào ÂĐ trước khi ngủ ì 2 ngày hoặc
Nystatin 100.000 đơn vị đặt 1 viên ÂĐ trước khi ngủ ì14 ngày liên tục (kể cả khi có kinh).
+Tỷ lệ tái phát 15%.
3.3. Viêm âm đạo do vi khuẩn
Là bệnh viêm ÂĐ không dặc hiệu, không lây qua quan hệ tình dục nên không cần điều trị cho chồng
hoặc bạn tình
-Nguyên nhân: chủ yếu do Mycoplasma hominis, Mobiluncus có thể phối hợp với một số vi
khuẩn yếm khí khác.
-Yếu tố thuận lợi: hay gặp ở người mãn kinh, người bị cắt 2 buồng trứng, trẻ em gái trước tuổi
dậy thì.
-Triệu chứng:
+Ra nhiều khí hư mùi hôi như mùi tanh cá
+Khám: khí hư mùi hôi như mùi cá ươn, màu xám trắng, đồng nhất như kem phết đều vào
thành ÂĐ một lớp mỏng, không có viêm ÂĐ.
-Xét nghiệm: chẩn đoán dựa vào nhuộm Gram hoặc có 3/4 tiêu chí của Amsel:
+Ra khí hư.
+pH > 4,5.
+Soi tươi hoặc nhuộm Gram có tế bào ÂĐ dính các vi khuẩn (Clue cells).
+Test Sniff (+).
4
-Điều trị: Metronidazole là thuốc có hiệu quả nhất
+ Vệ sinh ÂĐ, quần áo lót sạch, được phơi nắng hoặc là trước khi mặc.
+Không giao hợp trong thời gian điều trị.
+Metronidazole 2g uống liều duy nhất hoặc
+ Metronidazole 500mg uống 2 lần/ ngày x 7 ngày hoặc
+Kem Clindamycine 2% bôi tại chỗ trong 7 ngày hoặc
+Clindamycine 300 mg uống 2 lần/ ngày x 7 ngày
+Có thể phối hợp đặt thuốc âm đạo
*Chú ý: Metronidazole không dùng cho phụ nữ có thai 3 tháng đầu. Trong khi uống thuốc không được
uống rượu, không quan hệ tình dục.
3.4. Viêm cổ tử cung mủ nhầy do lậu
-Triệu chứng
+Biểu hiện cấp tính: đái buốt, đỏi rắt, đỏi mủ, mủ chảy ra từ niệu đạo, từ cổ tử cung; mủ
màu vàng đặc hoặc vàng xanh, số lượng nhiều, mùi hôi. Bệnh nhân đau khi giao hợp, đau bụng dưới.
+Khám mỏ vịt thấy: cổ tử cung đỏ, phù nề, chạm vào chảy máu. Mủ chảy ra từ ống cổ tử
cung. Có thể thấy lỗ niệu đạo đỏ, có mủ hoặc dịch đục từ trong chảy ra.
+Thể mãn tính: triệu chứng lâm sàng không rõ ràng mà thường kín đáo, thậm chí không
biểu hiện triệu chứng bệnh (trên 50% trường hợp) vì vậy họ không biết mình bị bệnh nên dễ lây lan cho
người khác và trẻ sơ sinh.
-Xét nghiệm
+Thường lấy bệnh phẩm ở 2 vị trí là niệu đạo và cổ tử cung. Hậu môn, các tuyến Sken,
Bartholin cũng là nơi thường có lậu cầu.
+Nhuộm Gram: song cầu khuẩn hình hạt cafe, bắt màu gram (-) nằm trong và ngoài bạch
cầu đa nhân, tế bào mủ.
-Điều trị: có thể lựa chọn một trong các loại thuốc sau:
+Cefixime 400 mg uống liều duy nhất
+Spectinomycin 2g tiêm bắp liều duy nhất
+Cefotaxime 1g tiêm bắp liều duy nhất
+Điều trị cho cả bạn tình
*Chú ý: ở Việt Nam, lậu cầu khuẩn đã kháng lại các kháng sinh thuộc nhóm Quinolone, Penicilline,
Kanamycin. Viêm âm đạo do lậu thường kèm theo các tác nhân gây bệnh khác nên thường phải điều trị
phối hợp.
3.5. Viêm cổ tử cung và niệu đạo do Chlamydia trachomatis
Nhiễm Chlamydia trachomatis ở sinh dục - tiết niệu nữ thường không biểu hiện triệu chứng (70%),
thông thường được phát hiện khi bạn tình có viêm niệu đạo.
-Triệu chứng
+Có dịch tiết từ cổ tử cung: màu vàng hoặc xanh, số lượng không nhiều. Cổ tử cung đỏ,
phù nề và chạm vào dễ chảy máu.
+Ngứa âm đạo, tiểu khó.

5
+Ngoài ra có thể tổn thương viêm niệu đạo, tuyến Bartholin, hậu môn hoặc nhiễm trùng
cao hơn ở buông tử cung, vòi trứng – buồng trứng.
-Xét nghiệm
Cần lấy bệnh phẩm ở cổ tử cung, niệu đạo, hậu môn, tuyến Bartholin nuôi cấy tế bào, xét nghiệm
PCR,v.v...
-Điều trị: có thể lựa chọn một trong các loại thuốc sau:
+Doxycycllin 100 mg uống 2 viên/ ngày trong 10 ngày
+Erythromycin 500 mg uống 2 lần/ ngày trong 10 ngày
+Azithromycin 1g uống liều duy nhất
*Chú ý: Không dùng doxycycllin cho phụ nữ có thai và cho con bú. Đề phong lậu mắt ở trẻ sơ sinh:
ngay khi trẻ mới được đẻ ra phải nhỏ mắt cho trẻ dung dịch Nitrat bạc 1%. Nếu mẹ bị lậu chưa điều trị
khỏi có thể điều trị phòng ngừa cho trẻ.
3.6. Viêm âm đạo do Gardnerella vaginalis
Là loại Gram (-) hình que.
-Triệu chứng
+Khí hư nhiều, hôi, đục, ngứa, tăng lên quanh thời kỳ phóng noãn, trước kinh.
+Niêm mạc âm đạo bình thường, khí hư đục dính vào âm đạo.
+Lấy khí hư soi tươi sẽ thấy tập hợp tế bào có nhiều trực khuẩn hình gậy bám.
+Trên tiêu bản có khí hư nhỏ dung dịch KOH 10% thấy có mùi tanh cá.
-Điều trị
+Ampicilline 2g/ ngày trong 10 ngày hoặc
+Amoxycillin 1g/ ngày trong 10 ngày
3.7. Lộ tuyến cổ tử cung
Lộ tuyến cổ tử cung là tổn thương trong đó biểu mô trụ của ống cổ tử cung phát triển ra phía ngoài và
thay thế biểu mô lát của mặt ngoài cổ tử cung bị huỷ hoại.
-Triệu chứng:
+Niêm mạc ống cổ tử cung lộ ra ngoài, bị kích thích bởi pH âm đạo toan nên chế tiết nhiều
chất nhầy. Bệnh nhân thấy khí hư ra nhiều. Dễ bị nhiễm khuẩn do các mầm bệnh sẵn có trong âm đạo.
Triệu chứng cơ năng điển hình nhất là khí hư đục ra nhiều và viêm âm đạo cổ tử cung tái phát nhiều
lần, đặt thuốc nhiều mà không khỏi.
+Khám: bằng mỏ vịt thấy niêm mạc ống cổ tử cung mọc bò ra ngoài, hơi sần, màu hồng,
không có tính chất nhẵn bóng của biểu mô lát, chảy máu khi chạm vào, chất nhầy đục.
Khi bôi cid acetic 3% vùng lộ tuyến trở nên trắng đục, có hình chùm nho hay ngón tay găng (chứng
nghiệm Hinselmann dương tính)
Khi bôi dung dịch Lugol: sau 1-2 giây lugol sẽ bám vào biểu mô lát, bình thường biểu mô có màu nâu
gụ. Ở những vùng lộ tuyến không bắt màu Lugol (chứng nghiệm Schiller âm tính).
-Điều trị: Cách điều trị thông thường là diệt tuyến ( có thể bằng nhiệt, đốt điện, áp lạnh hoặc dùng
laser) để gây ra quá trình tái tạo biểu mô phủ ngược lại.
+Trước khi diệt tuyến cần điều trị cho hết đợt viêm âm đạo cổ tử cung cấp (nếu có), nên
làm Pap’smear trước khi đốt điện.
6
+Nên thực hiện diệt tuyến sau sạch kinh 3-4 ngày.
+Kiêng quan hệ vợ chồng 1 tháng sau diệt tuyến, có thể đặt thuốc âm đạo kết hợp.
4. VIÊM NIÊM MẠC TỬ CUNG
Trong phụ khoa, viêm niêm mạc tử cung ít gặp, mầm bệnh do vi khuẩn lậu và Chlamydia hoặc sau các
can thiệp vào buồng tử cung ( thường do tạp khuẩn)
-Triệu chứng
+Viêm niêm mạc tử cung do lậu: sau giao hợp vài ngày khí hư ra nhiều, như mủ, đặc, màu
xanh. Tử cung to, nắn đau. Xét nghiệm hoặc nuôi cấy khí hư thấy vi khuẩn lậu.
+Viêm niêm mạc tử cung do Chlamydia: thường chỉ gây khí hư nhầy, đục hoặc không có
triệu chứng, chẩn đoán xác định dựa vào xét nghiệm khí hư lấy từ buồng tử cung.
-Điều trị: điều trị theo nguyên nhân.
5. VIÊM PHẦN PHỤ
Viêm phần phụ là loại bệnh khá phổ biến. Vòi trứng, buồng trứng, các dây chằng đều có thể bị viêm
nhiễm, nhưng tổn thương ở vòi trứng là quan trọng, tổn thương ở buồng trứng thường là xơ nang hoá.
5.1. Vi khuẩn gây bệnh chủ yếu
-Lậu cầu (Neisseria gonorrhea): chiếm 20-40% viêm nhiễm hố chậu, xét nghiệm trực tiếp sẽ phát
hiện song cầu khuẩn hình hạt cafe, bắt màu gram âm.
-Chlamydia trachomatis: tỷ lệ 40 – 50% của viêm nhiễm hố chậu, khó phát hiện khi xét nghiệm
trực tiếp. Miễn dịch huỳnh quang là biện pháp tốt để phát hiện.
-Mycoplasma hominis.
-Các loại vi khuẩn khác có thể gặp trong một số điều kiện như: nhóm ái khí (Colibacille,
lactobacille, proteus, staphylococcus), nhóm kỵ khí (Bacteroides, fragilis, clostridium).
Trong thực tế thì phần lớn các trường hợp viêm sinh dục đều do nhiều loại vi khuẩn gây ra nên việc
điều trị thường gặp nhiều khó khăn.
5.2. Viêm phần phụ cấp
5.2.1. Triệu chứng
-Viêm phần phụ cấp thường xảy ra sau đẻ, sau sẩy thai hoặc sau các can thiệp thủ thuật như: nạo
hút, đặt tháo vòng. và sau viêm âm đạo cấp do vi khuẩn lậu.
-Triệu chứng lâm sàng nổi bật là đau vùng bụng dưới, đau tăng khi đi lại, thường đau cả 2 bên
(chiếm 90%).
-Sốt: nhiệt độ hình cao nguyên,ít khi sốt cao, mạch nhanh.
-Rối loạn kinh nguyệt xảy ra trong 50% các trường hợp, các dấu hiệu kích thích bụng dưới như: mót
rặn, đi ỉa lỏng, tiểu khó, tiểu không hết nước tiểu (chiếm 15-25% các trường hợp).
-Có thể buồn nôn hoặc nôn.
-Khám bụng thấy phản ứng thành bụng dưới, da bụng nóng.
-Đặt mỏ vịt: ÂĐ có nhiều khí hư, có khi là mủ, chiếm từ 39 – 65% các trường hợp, nên lấy dịch ÂĐ để
làm xét nghiệm.
-Thăm ÂĐ kết hợp với nắn bụng: thấy tử cung mềm, di động tử cung đau, 2 phần phụ nề dày đau. Đôi
khi phát hiện thấy khối cạnh tử cung, thường ở mặt sau tử cung, dính không di động, không rõ ranh giới,
ấn đau.

7
-Cận lâm sàng:
+Công thức máu: bặch cầu tăng, đặc biệt bạch cầu đa nhân trung tính tăng cao.
+CRP (C reactin protein) tăng.
+Cấy máu: có thể phát hiện vi khuẩn gây bệnh. Xét nghiệm dịch cổ tử cung để phát hiện vi khuẩn
lậu và Chlamydia. Trên thực tế xét nghiệm không phải lúc nào cũng cho kết quả dương tính vì viêm
phần phụ có thể xảy ra do tập khuẩn. Siêu âm để phát hiện các khối viêm nhiễm và áp xe phần phụ.
5.2.2. Chẩn đoán
-Chẩn đoán xác định: dựa vào tiền sử có bị bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhiễm khuẩn sau
một thủ thuật ở buồng tử cung và các triệu chứng đau hạ vị, sốt, có khối nề cạnh tử cung ấn đau.
-Chẩn đoán phân biệt:
+Viêm ruột thừa: viêm phần phụ thường đau cả 2 bên, điểm đau của phần phụ bên phải
thường thấp hơn điểm đau viêm ruột thừa. Trong viêm ruột thừa nắn cùng đồ bên không đau. Nằm nghỉ,
chườm đá thì các triệu chứng viêm phần phụ sẽ giảm.
+Viêm phúc mạc tiểu khung: thường xảy ra sau sẩy thai, sau đẻ. Thể trạng nhiễm khuẩn
rõ, sốt cao dao động, có phản ứng thành bụng vùng hố chậu.
+Viêm tổ chức quanh tiểu khung: Chỉ xảy ra do nhiễm khuẩn sau đẻ, trong trường hợp cổ
tử cung bị rách kéo lên cao, sau sẩy thai. Nhiễm khuẩn từ dưới lan lên đáy dây chằng rộng. Ba bốn ngày
sau đẻ hoặc sẩy thai, bệnh nhân sốt, đau hạ vị và vùng bẹn, có dấu hiệu viêm cơ đáy chậu. Khám thấy
khối nề cứng, ở thấp hơn so với viêm phần phụ.
+U nang buồng trứng xoắn: Đau bụng đột ngột, dữ dội hơn. Khám thấy ở phần phụ có một
khối tròn, cùng đồ bên không đau. Không có tiền sử viêm nhiễm đường sinh dục. Siêu âm phát hiện u
buồng trứng.
+Chửa ngoài tử cung: Tiền sử chậm kinh hoặc rối loạn kinh nguyệt, đau ở một bên hố
chậu, khám thấy khối đau bờ không rõ cạnh tử cung, hCG (+), không có dấu hiệu nhiễm khuẩn sinh dục.
Siêu âm không thấy túi ối trong buồng tử cung.
5.2.3. Điều trị
5.2.3.1. Viêm cấp
-Điều trị tuyến cơ sở:
+Orfloxacin 400mg đường uống trong 14 ngày hoặc
+Levofloxacin 500 mg/ ngày trong 14 ngày.
+Có thể phối hợp với Metronidazole 500 mg uống trong 14 ngày.
+Có thể phối hợp với Doxycycllin 100 mg ì 2 viên/ ngày x 14 ngày.
Chú ý:
+Điều trị ngoại trú nếu sau 24 - 48h không cải thiện, phải nhập viện điều trị.
+Để tránh tái phát phải điều trị cả bạn tình.
-Điều trị nội trú:
+Cephalosporin thế hệ III 2g tiêm tĩnh mạch mỗi 12h và Doxycycllin 100mg tiêm tĩnh
mạch mỗi 12h cho đến khi cải thiện.
+Sau đó Doxycycllin 100 mgì 2 viên uống/ ngàyì 14 ngày.
5.2.3.2. áp xe phần phụ - viêm phúc mạc đáy chậu

8
Sau khi dùng kháng sinh toàn thân, phối hợp (Ceftriaxon + Aminosid + Metronidazole). Có thể điều trị
bằng nội soi giải phóng các sợi dính, chọc dò túi mủ, rửa ổ áp xe, cần thiết có thể dẫn lưu.
Có một số tác giả khuyên nên dùng kháng sinh mạnh sau đó nội soi gỡ dính, tháo mủ và dẫn lưu ổ
bụng.
5.2.3.3. Viêm phúc mạc toàn thể
Do nhiễm khuẩn lan ra khỏi hố chậu nên phải can thiệp ngoại khoa để giải quyết nguyên nhân, làm
sạch và dẫn lưu ổ bụng, lấy bệnh phẩm xét nghiệm vi khuẩn sau khi đã sử dụng kháng sinh liều cao để
khu trú tổn thương, bồi phụ nước, điện giải.
5.3. Viêm phần phụ bán cấp
Chiếm 30% các trường hợp:
-Đau âm ỉ vùng hạ vị hoặc thắt lưng, có khi đau chói.
-Rong kinh thường hay gặp.
-Khí hư không rõ ràng và không đặc hiệu.
-Sốt nhẹ, 37,5 – 380c.
-Khám bụng: bụng mềm, có phản ứng cục bộ vùng bụng dưới.
-Thăm ÂĐ: có thể thấy đau một hoặc 2 bên phần phụ, có khối nề khó phân biệt ranh giới với tử
cung, đau khi di động CTC.
-Khám trực tràng: đau khi thăm khám.
-Bạch cầu: tăng, bạch cầu đa nhân trung tính tăng (tăng vừa phải).
-CRP tăng.
-Siêu âm: xác định được khối phần phụ với âm vang hỗn hợp.
-Nội soi ổ bụng: Có thể gặp các tổn thương phối hợp viêm phần phụ, viêm quanh gan dạng màng
dính giữa gan và cơ hoành hoặc mặt trên gan với thành trước ổ bụng như các sợi dây đàn violon (hội
chứng Fitz - Hugh - Curtis: viêm quanh gan thứ phát sau viêm sinh dục không đặc hiệu. Có các dấu hiệu
sốt, đau hạ sườn phải lan lên vai, có các dấu hiệu ở tiểu khung nghĩ đến viêm phần phụ. Tuy nhiên
không có vàng da, các xét nghiệm chức năng gan và siêu âm đường mật đều bình thường).
Điều trị: Viêm phúc mạc dính cần phải ưu tiên điều trị Chlamydia trachomatis bằng cách phối hợp
nhóm cyclin (Doxycycllin, Vibramycin) với Gentamycin hoặc Metronidazole. Thời gian điều trị khoảng
21 ngày. Trong tất cả các trường hợp nên phối hợp điều trị cả bạn tình.
5.4. Viêm phần phụ mạn tính
5.4.1. Triệu chứng
-Nguyên nhân: do viêm phần phụ cấp tính không được điều trị đầy đủ, kịp thời.
-Triệu chứng: +Cơ năng:
Đau vùng hạ vị hay hai bên hố chậu, thường có một bên trội hơn. Đau thay đổi về cường độ, thời
gian, từng cơn hay liên tục, khi đi lại nhiều lần hay làm việc nặng thì đau tăng, khi nghỉ ngơi đau ít hơn.
Khí hư: không nhiều, không đặc hiệu.
Ra máu: có thể ra máu bất thường trước và sau khi hành kinh hoặc rong kinh.
+Thực thể: thăm ÂĐ kết hợp nắn bụng:
Tử cung di động hạn chế, đau khi di động.

9
Có thể sờ thấy khối cạnh tử cung, ấn đau, ranh giới không rõ do vòi tử cung dính với buồng trứng
thành 1 khối
5.4.2. Chẩn đoán
-Chẩn đoán xác định: dựa vào có tiền sử viêm phần phụ cấp, triệu chứng cơ năng kết hợp khám
thực thể có đau cạnh tử cung, tử cung kém di động.
-Chẩn đoán phân biệt:
+U nang buồng trứng: Khi viêm phần phụ có ứ nước thì triệu chứng thực thể rất giống u
nang buồng trứng.
+Chửa ngoài tử cung (thể chưa vỡ): đôi khi viêm phần phụ có đau, ra huyết bất thường nên
triệu chứng giống như chửa ngoài tử cung. Trong viêm phần phụ nếu bệnh nhân được nghỉ ngơi, chườm
đá các triệu chứng sẽ giảm.
5.4.3. Tiến triển
Thường kéo dài, bệnh nhân hay bị đau tái phát sau lao động nặng, đi lại nhiều. Có khi tái phát cấp tính
sau thủ thuật can thiệp buồng tử cung hay cổ tử cung.
5.4.4. Điều trị
Nghỉ ngơi, làm việc nhẹ nhàng, tránh đi lại nhiều, sinh hoạt điều độ.
Khi đau nhiều, khí hư đục: dùng kháng sinh nhóm Aminosid phối hợp với Lincosamid hoặc
Metronidazole.
Điều trị tại chỗ bằng lý liệu pháp sóng ngắn, các sóng ngắn tạo nên dòng điện có tần số cao kích
thích khả năng trao đổi chất tế bào, tăng cường sức đề kháng tế bào, Chạy sóng ngắn từ 10 – 12 buổi,
mỗi lần từ 15-30 phút. Không điều trị sóng ngắn ở hình thái bán cấp và trong lúc có kinh.
Điều trị ngoại khoa: rất hãn hữu. áp dụng khi viêm phần phụ mãn có đau nhiều, liên tục, có khối
rõ, ảnh hưởng rõ rệt đến sinh hoạt và khả năng lao động, bệnh nhân ko có nhu cầu sinh đẻ nữa mổ cắt
tử cung và cả khối phần phụ dính gồm vòi trứng - buồng trứng.
5.5. Tiến triển
-Thuận lợi: Khi sử dụng kháng sinh sớm, phù hợp, bệnh sẽ diễn biến tốt: hết sốt, đỡ đau bụng, các
xét nghiệm cân lâm sàng sẽ trở về bình thường trong một vài ngày. Nội soi có thể chỉ định nếu vẫn tồn
tại một khối ở tiểu khung sau khi đã dùng kháng sinh phù hợp.
-Viêm phúc mạc đáy chậu: Là hậu quả khi viêm phần phụ không được điều trị đúng cách, viêm
phúc mạc khu trú ở đáy chậu, các tạng lân cận, đặc biệt là mạc nối lớn, đại tràng sigma cùng với các quai
ruột dính lại che phủ làm hạn chế sự lan rộng của nhiễm khuẩn.
-áp xe phần phụ: ổ áp xe được hình thành từ một viêm phần phụ không được điều trị đúng cách.
Siêu âm cho hình ảnh khối cạnh tử cung, bờ dày, âm vang hỗn hợp. Soi ổ bụng cho phép chọc dò tháo
mủ, rửa ổ áp xe kết hợp kháng sinh phổ rộng.
-áp xe buồng trứng: hiếm gặp, bệnh cảnh lâm sàng giống như ứ mủ vòi trứng. Khi mổ phát hiện
được phải cắt bỏ buồng trứng.
-Viêm tấy lan toả đáy chậu: Nhiễm khuẩn có thể tại nên một khối áp xe dưới phúc mạc, có thể lan
lên cao hơn trong dây chằng rộng hoặc xuống dưới ra phía TSM. Điều trị thường là phẫu thuật dẫn lưu ổ
mủ.
-Viêm phúc mạc toàn thể: Nhiễm khuẩn lan ra khỏi hố chậu gây viêm phúc mạc toàn thể. Có các
dấu hiệu của nhiễm khuẩn nặng: sốt cao, nhiễm trùng nhiễm độc. Có các dấu hiệu bụng ngoại khoa:
phản ứng thành bụng, cảm ứng phúc mạc.
10
-Tiến triển lâu dài: Có thể có các đợt tái phát nặng nhẹ khi có nhiễm khuẩn cơ hội ( trong hay
ngoài cơ quan sinh dục).

11

You might also like