Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 36

Sinh học Bookgol - Bookgol.

vn Sinh học - Đam mê - Sáng tạo

FanPage: http://www.facebook.com/bookgol.bio / Trang 1/36


Sinh học Bookgol - Bookgol.vn Sinh học - Đam mê - Sáng tạo

Câu 1. Cho các phát biểu sau:


I. Trong các dạng đột biến gen, dạng đột biến mất một cặp nucleotit xảy ra phổ biến nhất.
II. Chiều tổng hợp của mARN là 3’-5’.
III. Vật chất di truyền của cơ thể sinh vật nhân sơ, ở vùng nhân có thể là ADN hoặc mARN.
IV. Sự không phân li của NST giới tính ở ruồi giấm đực xảy ra ở lần phân bào 2 của giảm phân ở một số
tế bào sinh tinh sẽ tạo ra các tình trùng X, XY, O, Y, XX.
Số phát biểu có nội dung đúng là:
A. 2. B. 3. C. 1. D. 0.
Câu 2. Cho các nhận định sau về vùng đầu mút của NST:
I. Vùng đầu mút của NST là những điểm mà tại đó phân tử ADN bắt đầu được nhân đôi.
II. Vùng đầu mút của NST có tác dụng bảo vệ các NST cũng như làm cho các NST không thể dính vào
nhau.
III. Vùng đầu mút của NST là nơi liên kết với thoi phân bào giúp NST di chuyển về các cực của tế bào
trong quá trình phân bào.
IV. Vùng đầu mút của NST là vị trí duy nhất có khả năng xảy ra trao đổi chéo trong giảm phân I.
Số nhận định đúng là:
A. 3. B. 4. C. 1. D. 2.
Câu 3. Cho các trường hợp sau:
I. Gen tạo ra sau tái bản ADN bị mất một cặp nucleotit.
II. Gen tạo ra sau tái bản ADN bị thêm một cặp nucleotit.
III. mARN tạo ra sau phiên mã bị mất 1 cặp nucleotit.
IV. Chuỗi polipeptit tạo ra sau dịch mã bị mất 1 axit amin.
V. NST số 21 bị mất một đoạn gen nhỏ.
VI. Cặp NST giới tính XY không phân li trong giảm phân I.
Có bao nhiêu trường hợp được xếp vào đột biến gen?
A. 3. B. 4. C. 2. D. 5.
Câu 4. Sơ đồ sau đây mô tả quá trình điều hoà hoạt động của opêron Lac ở E. coli khi môi trường không
có đường lactose. Hãy quan sát hình ảnh và cho biết trong các nhận xét dưới đây, có bao nhiêu nhận xét
đúng.

I. Chất ức chế do gen điều hoà (R) tạo ra bám vào vùng vận hành (O) làm ngăn cản sự trượt của enzim
ARN pôlimeraza đến nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A), dẫn đến nhóm gen cấu trúc này không thể thực hiện quá
trình phiên mã.
FanPage: http://www.facebook.com/bookgol.bio / Trang 2/36
Sinh học Bookgol - Bookgol.vn Sinh học - Đam mê - Sáng tạo

II. Nếu vùng vận hành (O) bị đột biến thì chất ức chế do gen điều hoà (R) tạo ra có thể không liên kết
được với vùng này, do đó nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A) vẫn có thể được phiên mã.
III. Chất ức chế do gen điều hoà (R) tạo ra được sự xúc tác của enzim ARN pôlimeraza nên có thể liên
kết với vùng vận hành (O).
IV. Do môi trường không có đường lactose nên gen điều hoà (R) mới có thể tạo ra được chất ức chế để
ngăn cản quá trình phiên mã của nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A).
V. Gen điều hoà luôn tổng hợp ra prôtêin ức chế mà không phụ thuộc vào sự có mặt của chất cảm ứng
lactôzơ.
VI. Ở Vi khuẩn E. coli gen điều hoà không thuộc cấu trúc của ôperôn và nằm trên một NST khác.
A. 3. B. 1. C. 2. D. 4.
Câu 5. Ở một loài, có 10 tế bào sinh dục của một cơ thể nguyên phân liên tiếp một so đợt đòi hỏi môi
trường nội bào cung cấp nguyên liệu để tạo ra 2480 NST đơn mới tương đương. Các tế bào con đều chuyển
qua vùng sinh trưởng bước vào vùng chín, giảm phân tạo nên các giao tử, môi trường nội bào đã cung cấp
thêm nguyên liệu tạo nên 2560 NST đơn. Hiệu suất thụ tinh của giao tử 10% nên đã tạo ra 128 hợp tử
lưỡng bội bình thường.
Các hợp tử được chia làm 2 nhóm A va B có số lượng bằng nhau. Mỗi hợp tử trong nhóm A có số đợt
nguyên phân gấp 2 lần số đợt nguyên phân trong nhóm B. Các hợp tử trong mỗi nhóm có số đợt nguyên
phân bằng nhau. Tổng số NST đơn có trong toàn bộ các tế bào con sinh ra từ 2 nhóm bằng 10240 NST đơn
lúc chưa nhân đôi.
Cho các phát biểu sau:
I. Bộ NST của loài là 2n = 24.
II. Cá thể tạo nên các giao tử trên mang giới tính đực.
III. Số đợt nguyên phân của mỗi hợp tử trong nhóm A là 2 đợt.
IV. Số đợt nguyên phân của mỗi hợp tử trong nhóm B là 4 đợt.
Số phát biểu đúng là:
A. 0. B. 1. C. 2. D. 3.
Câu 6. Trong tế bào của một loài thực vật, xét 5 gen A, B, C, D, E. Trong đó gen A và B cùng nằm trên
nhiễm sắc thể số 1, gen C nằm trên nhiễm sắc thể số 2, gen D nằm trong ti thể, gen E nằm trong lục lạp.
Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu gen A nhân đôi 5 lần thì gen B cũng nhân đôi 5 lần.
II. Nếu gen B phiên mã 10 lần thì gen C cũng phiên mã 10 lần.
III. Nếu tế bào phân bào 2 lần thì gen D nhân đôi 2.
IV. Khi gen E nhân đôi một số lần, nếu có chất 5BU thấm vào tế bào thì có thể sẽ làm phát sinh đột biến
gen dạng thay thế cặp A-T bằng cặp G-X.
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.
Câu 7. Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit có thể không làm thay đổi cấu trúc của protein.
II. Đột biến gen tạo ra nguồn nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa.
III. Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một cặp nuclêôtit.
IV. Đột biến gen có thể gây hại nhưng cũng có thể vô hại hoặc có lợi cho thể đột biến.
A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.

FanPage: http://www.facebook.com/bookgol.bio / Trang 3/36


Sinh học Bookgol - Bookgol.vn Sinh học - Đam mê - Sáng tạo

Câu 8. Người ta chuyển một số vi khuẩn E.coli mang các phân tử ADN vùng nhân chỉ chứa N15 sang
môi trường chỉ có N14. Các vi khuẩn nói trên đều thực hiện phân đôi 3 lần liên tiếp tạo ra 12 phân tử ADN
vùng nhân chỉ chứa N14. Sau đó chuyển các vi khuẩn này về môi trường chỉ chứa N15 và cho chúng nhân
đôi tiếp 2 lần nữa. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Số phân tử ADN ban đầu là 2.
II. Số mạch polinucleotit chỉ chứa N15 sau khi kết thúc quá trình trên là 100.
III. Số phân tử ADN chỉ chứa N15 sau khi kết thúc quá trình trên là 36.
IV. Số phân tử ADN chứa cả hai loại N14 và N15 sau khi kết thúc quá trình trên là 28.
A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.
Câu 9. Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24 và hàm lượng ADN trong nhân tế bào sinh dưỡng
là 4pg. Trong một quần thể của loài này có 4 thể đột biến được kí hiệu là A, B, C và D. Số lượng nhiễm sắc
thể và hàm lượng ADN có trong nhân của tế bào sinh dưỡng ở 4 thể đột biến này là:
Thể đột biến A B C D
Số lượng NST 24 24 36 24
Hàm lượng ADN 3,8pg 4,3pg 6pg 4pg
Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Thể đột biến A là đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể hoặc đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể.
II. Thể đột biến B là đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể hoặc đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể.
III. Thể đột biến C là đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể hoặc đột biến tam bội.
IV. Thể đột biến D có thể là đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 10. Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tất cả các gen trong tế bào đều có thể bị đột biến, có những đột biến di truyền được, có những đột
biến không di truyền được cho thế hệ sau
II. Cùng một tác nhân đột biến, với cường độ, liều lượng như nhau có thể làm phát sinh đột biến gen với
tần số như nhau ở tất cả các gen
III. Chuỗi polipeptit do gen đột biến quy định ngắn hơn chuỗi polipeptit do gen bình thường quy định
9AO chắc chắn đã xảy ra đột biến vô nghĩa làm mất 3 bộ ba mã hóa cuối cùng
IV. Nếu gen đột biến ít hơn gen bình thường 2 liên kết hidro, có thể đã xảy ra đột biến mất 1 cặp A-T
A. 2 B. 1 C. 4 D. 3
Câu 11. Có bao nhiêu dạng đột biến sau đây không làm thay đổi hàm lượng ADN trong tế bào?
(1) Mất đoạn NST (2) Thay thế 1 cặp nucleotit (3) Đột biến thể một
(4) Lặp đoạn NST (5) Đột biến thể ba (6) Đảo đoạn NST
A. 2 B. 1 C. 3 D. 4
Câu 12. Alen A ở vi khuẩn E.coli bị đột biến thành alen a. Biết rằng alen a nhiều hơn alen A 2 liên kết
hiđro. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu là đột biến điểm thì alen a và alen A có thể có số lượng nuclêôtit bằng nhau.
II. Nếu alen a và alen A có chiều dài bằng nhau và alen a có 500 nuclêôtit loại T thì alen A có 502
nuclêôtit loại A.

FanPage: http://www.facebook.com/bookgol.bio / Trang 4/36


Sinh học Bookgol - Bookgol.vn Sinh học - Đam mê - Sáng tạo

III. Chuỗi pôlipeptit do alen a và chuỗi pôlipeptit do alen A quy định có thể có trình tự axit amin giống
nhau.
IV. Nếu alen a dài hơn alen A 3,4Å thì chứng tỏ alen a nhiều hơn alen A 1 nuclêôtit.
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
Câu 13. Cà độc dược có bộ NST 2n = 24. Giả sử một thể đột biến của loài này chứa cặp NST số 2 có một
chiếc bị mất đoạn nhỏ không chứa tâm động, cặp NST số 5 có một chiếc bị đảo đoạn. Biết không phát sinh
đột biến mới, thể đột biến này giảm phân bình thường và không xảy ra trao đổi chéo. Theo lí thuyết, có bao
nhiêu phát biểu sau đây đúng về thể đột biến này?
I. Giao tử bình thường tạo ra từ thể đột biến này chiếm tỉ lệ 1/4.
II. Sự hoạt động của các gen trên NST bị đảo của cặp số 5 có thể bị thay đổi.
III. Giao tử chứa NST bị mất đoạn chiếm tỉ lệ 1/3 trong số giao tử đột biến.
IV. Các gen còn lại trên NST mất đoạn của cặp số 2 nhân đôi với số lần khác nhau.
A. 1 B. 3 C. 4 D. 2
Câu 14. Cho biết bộ ba 5’GXU3’ quy định tổng hợp axit amin Ala, bộ ba 5’AXU3’ quy định tổng hợp
axit amin Thr. Một đột biến điểm xảy ra ở giữa gen làm cho alen A trở thành alen a làm cho 1 axit amin
Ala được thay thế bằng 1 axit amin Thr nhưng chuỗi pôlipeptit do hai alen A và a vẫn có chiều dài bằng
nhau. Theo lí thuyết có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Alen a có thể có số liên kết hiđrô lớn hơn alen A.
II. Đột biến này có thể là dạng thay thế cặp A-T bằng cặp G-X
III. Nếu alen A có 150 nuclêôtit loại A thì alen a sẽ có 151 nuclêôtit loại A.
IV. Nếu gen A phiên mã một lần thì cần môi truờng cung cấp 200 nucleotit loại X thì alen a phiên mã
cần cung cấp 400 nucleotit loại X
A. 2 B. 3 C. 4 D. 1
Câu 15. Ở một loài thực vật, biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát
biểu sau đây đúng?
I. Khi ở trạng thái dị hợp, alen đột biến có thể được biểu hiện thành kiểu hình.
II. Đột biến gen có thể được phát sinh khi ADN nhân đôi hoặc khi gen phiên mã.
III. Đột biến gen được gọi là biến dị di truyền vì đột biến gen làm thay đổi vật chất di truyền của tế bào.
IV. Trong cùng một tế bào, khi có tác nhân đột biến thì tất cả các gen đều có tần số đột biến như nhau.
A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.
Câu 16. Một loài có bộ NST 2n = 22. Giả sử có một thể đột biến ở 4 cặp NST, trong đó cặp số 1 bị đột
biến mất đoạn ở 1 NST, cặp số 3 bị đột biến đảo đoạn ở 1 NST; cặp số 5 có 1 NST được chuyển đoạn sang
1 NST của cặp số 7. Nếu quá trình giảm phân diễn ra bình thường thì có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Giao tử không bị đột biến chiếm tỉ lệ 1/16.
II. Giao tử đột biến chiếm tỉ lệ 15/16.
III. Loại giao tử bị đột biến ở 1 NST chiếm 1/4.
IV. Loại giao tử bị đột biến ở 3 NST chiếm 1/4.
A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.
Câu 17. Cho các yếu tố dưới đây:
(1) Enzyme tạo mồi (2) Enzyme cắt giới hạn (3) DNA polymerase
(4) DNA khuôn (5) Các ribonucleotide (6) Các nucleotide

FanPage: http://www.facebook.com/bookgol.bio / Trang 5/36


Sinh học Bookgol - Bookgol.vn Sinh học - Đam mê - Sáng tạo

Các yếu tố tham gia vào quá trình tái bản bao gồm:
A. Chỉ (1) và (2) B. Chỉ (3) (4) và (6) C. Hoặc (3) hoặc (4) D. (1) (3) (4) (5) và (6)
Câu 18. Một số tế bào vi khuẩn E. coli chứa N14 được nuôi trong môi trường chứa N15. Sau 2 thế hệ
người ta chuyển sang môi trường nuôi cấy có chứa N14, để cho mỗi tế bào nhân đôi thêm 2 lần nữa. Trong
tổng số ADN con tạo thành, có 42 phân tử ADN chỉ chứa một mạch đơn N15. Biết không xảy ra đột biến,
có bao nhiêu nhận định sau đây đúng?
I. Số tế bào vi khuẩn E. coli ban đầu là 7.
II. Trong tổng số ADN con tạo thành, có 42 phân tử ADN chỉ chứa một mạch đơn N14.
III. Trong số ADN con sinh ra từ lần nhân đôi cuối cùng, có 70 phân tử ADN chứa hoàn toàn N14.
IV. Nếu cho tất cả các phân tử ADN con sinh ra từ lần nhân đôi cuối cùng tiếp tục nhân đôi thêm một số
lần nữa trong môi trường N15, khi kết thúc nhân đôi sẽ có 182 phân tử ADN con chỉ chứa 1 mạch đơn
N14.
A. 1 B. 3 C. 4 D. 2
Câu 19. Khi nói về đột biến số lượng nhiễm sắc thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tất cả các đột biến đa bội đều làm tăng hàm lượng ADN trong nhân tế bào.
II. Đột biến lệch bội có thể làm giảm hàm lượng ADN trong nhân tế bào.
III. Trong tự nhiên, rất ít gặp thể đa bội ở động vật.
IV. Đều là đột biến thể ba nhưng thể ba ở các cặp nhiễm sắc thể khác nhau thì sẽ biểu hiện thành kiểu
hình khác nhau.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 20. Gen A có chiều dài 510 nm bị đột biến điểm trở thành alen a. Nếu alen a có 3801 liên kết hidro
thì có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu alen a có tổng số 150 chu kì xoắn thì chứng tỏ đột biến thêm 1 cặp nuclêôtit.
II. Nếu alen A có tổng số 3801 liên kết hidro thì chứng tỏ đột biến thay thế cặp A-T bằng cặp T-A.
III. Nếu alen a có 699 số nuclêôtit loại A thì chứng tỏ đây là đột biến thay thế một cặp nuclêôtit.
IV. Nếu chuỗi polipeptit do alen a quy định tổng hợp ít hơn chuỗi polipeptit do alen A quy định 10 axit
amin thì chứng tỏ đây là đột biến mất cặp nucleotit.
A. 4 B. 3 C. 2 D. 1
Câu 21. Một loài có bộ nhiễm sắc thể 2n=50. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Thể ba của loài này có 51 nhiễm sắc thể. II. Loài này có tối đa 25 dạng thể một.
III. Thể tứ bội có số lượng nhiễm sắc thể là 100. IV. Thể tam bội có số lượng nhiễm sắc thể là 75.
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
Câu 22. Cho rằng đột biến đảo đoạn không làm phá hỏng cấu trúc của các gen trên NST. Đột biến đảo
đoạn NST có bao nhiêu hệ quả sau đây?
I. Làm thay đổi trình tự phân bố của các gen trên NST.
II. Làm thay đổi thành phần nhóm gen liên kết.
III. Làm cho một gen nào đó đang hoạt động có thể ngừng hoạt động.
IV. Có thể làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến.
A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.
Câu 23. Người ta chuyển một số vi khuẩn E.coli mang các phân tử ADN vùng nhân chỉ chứa N15 sang
môi trường chỉ có N14. Các vi khuẩn nói trên đều thực hiện phân đôi 3 lần đã tạo được 30 phân tử ADN

FanPage: http://www.facebook.com/bookgol.bio / Trang 6/36


Sinh học Bookgol - Bookgol.vn Sinh học - Đam mê - Sáng tạo

vùng nhân chỉ chứa N14. Sau đó chuyển các vi khuẩn này về môi trường chỉ chứa N15 và cho chúng nhân
đôi tiếp 4 lần nữa. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ban đầu có 10 phân tử ADN.
II. Số phân tử ADN có chứa N14 sau khi kết thúc quá trình trên là 70.
III. Số phân tử ADN chỉ chứa N15 sau khi kết thúc quá trình trên là 570.
IV. Tổng số phân tử ADN được tạo ra là 1280.
A. 1. B. 4. C. 2. D. 3.
Câu 24. Khi nói về hoạt động của opêron Lac ở vi khuẩn E. Coli, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu xảy ra đột biến ở gen cấu trúc A thì có thể làm cho prôtêin do gen này quy định bị bất hoạt.
II. Nếu xảy ra đột biến ở gen điểu hòa R làm cho gen này không được phiên mã thì các gen cấu trúc Z,
Y, A cũng không được phiên mã.
III. Khi prôtêin ức chế liên kết với vùng vận hành thì các gen cấu trúc Z, Y, A không được phiên mã.
IV. Nếu xảy ra đột biến mất 1 cặp nuclêôtit ở giữa cặp gen điều hòa R thì có thể làm cho các gen cấu
trúc Z, Y, A phiên mã ngay cả khi một trường không có lactôzơ.
A. 4. B. 1. C. 2. D. 3.
Câu 25. Khi nói về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể làm thay đổi trình tự phân bố các gen trên một nhiễm sắc thể.
II. Đột biến chuyển đoạn giữa hai nhiễm sắc thể không tương đồng làm thay đổi nhóm gen liên kết.
III. Có thể gây đột biến mất đoạn nhỏ để loại khỏi nhiễm sắc thể những gen không mong muốn.
IV. Đột biến lặp đoạn có thể làm cho hai alen của một gen cùng nằm trên một nhiễm sắc thể.
A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.
Câu 26. Người ta chuyển một số vi khuẩn E.coli mang các phân tử ADN vùng nhân chỉ chứa N15 sang
môi trường chỉ có N14. Các vi khuẩn nói trên đều thực hiện tái bản 3 lần liên tiếp tạo ra 60 phân tử ADN
vùng nhân chỉ chứa N14. Sau đó chuyển các vi khuẩn này về môi trường chỉ chứa N15 và cho chúng đối
tiếp 2 lần nữa. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Số phân tử ADN ban đầu là 10.
II. Số mạch polinuclêôtit chỉ chứa N15 sau khi kết thúc quá trình trên là 500.
III. Số phân tử ADN chỉ chứa N15 sau khi kết thúc quá trình trên là 180.
IV. Số phân tử ADN chứa cả hai loại N14 và N15 sau khi kết thúc quá trình trên là 140.
A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.
Câu 27. Khi nói về đột biến cấu trúc NST, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Mất một đoạn NST ở các vị trí khác nhau trên cùng một NST đều biểu hiện kiểu hình giống nhau.
II. Mất một đoạn NST có độ dài giống nhau ở các NST khác nhau đều biểu hiện kiểu hình giống nhau.
III. Mất một đoạn NST có độ dài khác nhau ở cùng một vị trí trên một NST biểu hiện kiểu hình giống
nhau.
IV. Các đột biến mất đoạn NST ở các vị trí khác nhau biểu hiện kiểu hình khác nhau.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 28. Trong các đặc điểm nêu dưới đây, có bao nhiêu đặc điểm có ở quá trình nhân đôi của sinh vật
nhân thực?
I. Phân tử ADN có nhiều điểm khởi đầu tái bản.
II. Diễn ra theo nguyên tắc bộ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.
FanPage: http://www.facebook.com/bookgol.bio / Trang 7/36
Sinh học Bookgol - Bookgol.vn Sinh học - Đam mê - Sáng tạo

III. Enzym ADN polymerase làm nhiệm vụ tháo xoắn phân tử ADN và kéo dài mạch mới.
IV. Trên chạc chữ Y mạch mới 5’ → 3’ được tổng hợp liên tục còn mạch 3’ → 5’ được tổng hợp gián
đoạn.
A. 4 B. 2 C. 3 D. 1
Câu 29. Có bốn dòng ruồi giấm thu thập được từ bốn vùng địa lý khác nhau. Trong đó dòng số 3 là dòng
gốc, từ đó phát sinh các dòng còn lại. Phân tích trật tự gen trên nhiễm sắc thể số 3, người ta thu được kết
quả sau (kí hiệu * là tâm động của NST):
Dòng 1: DCBEIH*GFK Dòng 2: BCDEFG*HIK
Dòng 3: BCDH*GFEIK Dòng 4: BCDEIH*GFK
Trong các kết luận sau, có bao nhiêu kết luận đúng?
I. Đột biến của các dòng 1, 2, 4 là dạng đột biến chuyển đoạn.
II. Từ dòng gốc là dòng 3 đã xuất hiện các dòng đột biến còn lại theo trình tự dòng là 3 → 2 → 4 → 1.
III. Từ dòng 3 → dòng 2 đo đảo đoạn EFG*H → H*GFE.
IV. Từ dòng 2 → dòng 4 do đảo đoạn BCD → DCB.
A. 2 B. 1 C. 3 D. 4
Câu 30. Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 14, gồm 7 cặp (kí hiệu I → VII), trên mỗi cặp nhiễm
sắc thể xét một cặp gen có 2 alen. Biết mỗi gen quy định một tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn.
Khi khảo sát một quần thể của loài này, người ta phát hiện 4 dạng đột biến (kí hiệu A, B, C, D). Phân tích
bộ NST của các dạng đột biến thu được kết quả sau:

Dạng đột biến Số lượng nhiễm sắc thể đếm được ở từng cặp

I II III IV V VI VII

A 3 3 3 3 3 3 3

B 1 2 2 2 2 2 2

C 3 2 2 2 2 2 2

D 2 2 2 2 4 2 2

Trong các kết luận sau, có bao nhiêu kết luận đúng?
I. Đột biến dạng A giảm phân tạo giao tử bình thường chiếm tỉ lệ 0,78125%.
II. Đột biến dạng D có tối đa 25.515 kiểu gen.
III. Đột biến dạng C có tối đa 192 kiểu gen quy định kiểu hình trội về tất cả các tính trạng.
IV. Đột biến dạng B có 256 kiểu gen quy định kiểu hình mang 1 tính trạng lặn
A. 3 B. 2 C. 1 D. 4
Câu 31. Trong các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng?
I. Khi riboxom tiếp xúc với mã 5’UGA3’ trên mARN thì quá trình dịch mã dùng lại
II. Trên mỗi phân tử mARN có thể có nhiều riboxom cùng thực hiện quá trình dịch mã
III. Khi dịch mã, ribôxôm chuyển dịch theo chiều 3’ →5’ trên phân tử nhân tử mARN
IV. Mỗi phân tử tARN có một đến nhiều anticodon
A. 2 B. 3 C. 4 D. 1
Câu 32. Trong các phát biểu sau đây về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu đúng?

FanPage: http://www.facebook.com/bookgol.bio / Trang 8/36


Sinh học Bookgol - Bookgol.vn Sinh học - Đam mê - Sáng tạo

I. Tần số đột biến gen trong tự nhiên thường rất thấp.


II. Gen đột biến có thể có hại trong môi trường này nhưng lại có thể vô hại hoặc có lợi trong môi trường
khác.
III. Gen đột biến có hại trong tổ hợp gen này nhưng lại có thể trở nên vô hại hoặc có lợi trong tổ hợp gen
khác.
IV. Đa số đột biến gen là có hại khi biểu hiện.
A. 1 B. 4 C. 2 D. 3
Câu 33. Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Quá trình nhân đôi ADN không theo nguyên tắc bổ sung thì sẽ phát sinh đột biến gen.
II. Đột biến gen trội ở dạng dị hợp cũng được gọi là thể đột biến.
III. Đột biến gen chỉ được phát sinh khi trong môi trường có các tác nhân vật lí, hóa học.
IV. Nếu cơ chế di truyền ở cấp phân tử không diễn ra theo nguyên tắc bổ sung thì đều làm phát sinh đột
biến gen.
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 34. Giả sử một đoạn nhiễm sắc thể có 5 gen I, II, III, IV, V được phân bố ở 5 vị trí. Các điểm a, b, c,
d, e, g là các điểm trên nhiễm sắc thể và gen IV là gen có hại. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau
đây đúng?

I. Nếu đảo đoạn be thì trật tự sắp xếp của các gen sẽ là I, IV, III, II, V.
II. Nếu gen II phiên mã 5 lần thì gen IV cũng phiên mã 5 lần.
III. Nếu bị mất 1 cặp nuclêôtit ở vị trí d thì sẽ làm thay đổi cấu trúc của toàn bộ các bộ ba ở các gen IV
và V.
IV. Nếu đoạn de bị đứt ra và tiêu biến đi thì có thể sẽ làm tăng sức sống của thể đột biến.
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
Câu 35. Cho biết một đoạn mạch gốc của gen A có 15 nuclêôtit là: 3’AXG GXA AXA TAA GGG5’. Các
côđon mã hóa axit amin: 5’UGX3’, 5’UGU3’ quy định Cys; 5’XGU3’, 5’XGX3’ ; 5’XGA3’; 5’XGG3’
quy định Arg; 5’GGG3’, 5’GGA3’, 5’GGX3’, 5’GGU3’ quy định Gly; 5’AUU3’, 5’AUX3’, 5’AUA3’ quy
định Ile; 5’XXX3’, 5’XXU3’, 5’XXA3’, 5’XXG3’ quy định Pro; 5’UXX3’ quy định Ser. Đoạn mạch gốc
của gen nói trên mang thông tin quy định trình tự của 5 axit amin. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu
sau đây đúng?
I. Nếu gen A bị đột biến thay thế cặp A-T ở vị trí thứ 12 của đoạn ADN nói trên bằng cặp G-X thì sẽ
làm tăng sức sống của thể đột biến.
II. Nếu gen A bị đột biến thay thế cặp A-T ở vị trí thứ 6 của đoạn ADN nói trên bằng bất kì một cặp
nuclêôtit nào cũng không làm thay đổi cấu trúc của chuỗi pôlipeptit.
III. Nếu gen A bị đột biến thay thế cặp G-X ở vị trí thứ 4 của đoạn ADN nói trên bằng cặp A-T thì sẽ
làm xuất hiện bộ ba kết thúc sớm.
IV. Nếu gen A bị đột biến thay thế cặp G-X ở vị trí thứ 13 của đoạn ADN nói trên bằng cặp A-T thì sẽ
làm cho chuỗi polipeptit bị thay đổi 1 axit amin.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 36. Trong các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng?

FanPage: http://www.facebook.com/bookgol.bio / Trang 9/36


Sinh học Bookgol - Bookgol.vn Sinh học - Đam mê - Sáng tạo

I. Trong điều kiện không có tác nhân đột biến thì vẫn có thể phát sinh đột biến gen.
II. Tất cả các cơ thể mang gen đột biến đều được gọi là thể đột biến.
III. Đột biến gen luôn dẫn tới làm thay đổi cấu trúc và chức năng của protein.
IV. Hóa chất 5-BU thường gây ra các đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.
A. 3 B. 1 C. 4 D. 2
Câu 37. Khi nói về đột biến nhiễm sắc thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đột biến chuyển đoạn không làm thay đổi hàm lượng ADN ở trong nhân tế bào.
II. Đột biến số lượng nhiễm sắc thể sẽ làm tăng hàm lượng ADN ở trong nhân tế bào.
III. Đột biến đa bội lẽ thường không có khả năng sinh sản hữu tính.
IV. Đột biến số lượng nhiễm sắc thể không làm thay đổi trình tự sắp xếp của các gen trên nhiễm sắc thể.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 38. Trên cặp nhiễm sắc thể số 1 của người, xét 7 gen được sắp xếp theo trình tự ABCDEGH. Theo lí
thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu gen A nhân đôi 3 lần thì gen H cũng nhân đôi 3 lần.
II. Nếu gen B phiên mã 40 lần thì gen E phiên mã 40 lần.
III. Nếu đột biến đảo đoạn BCDE thì có thể sẽ làm giảm lượng prôtêin do gen B tổng hợp.
IV. Nếu đột biến mất một cặp nuclêôtit ở gen C thì sẽ làm thay đổi toàn bộ các bộ ba từ gen C đến gen H.
A. 2 B. 1 C. 3 D. 4
Câu 39. Cho biết một đoạn mạch gốc của gen A có 15 nucleotit là: 3AXG GXA AXA TAA GGG5 .
Các côdon mã hóa axit amin: 5UGX3 , 5UGU3 quy định Cys: 5XGU3 , 5XGX3 ; 5XGA3 ; 5XGG3
quy định Arg; 5GGG3 , 5GGA3 , 5GGX3 , 5GGU3 quy định Gly; 5AUU3 , 5AUX3 , 5AUA3 quy
định Ile; 5XXX3 , 5XXU3 , 5XXA3 , 5XXG3 quy định Pro; 5UXX3 quy định Ser. Đoạn mạch gốc
của gen nói trên mang thông tin quy định trình tự của 5 axit amin. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu
sau đây đúng?
I. Khi đoạn gen A tiến hành tổng hợp chuỗi polipeptit, các lượt tARN đến tham gia dịch mã có các
anticodon theo trình tự 3AXG5 , 3GXA5 , 3AXG5 , 3UAA5 , 3GGG5 .
II. Nếu gen A bị đột biến thêm cặp G-X ngay trước cặp A-T ở vị trí thứ 12 đoạn mARN được tổng hợp
từ đoạn gen nói trên chỉ thay đổi thành phần nucleotit tại codon thứ 5.
III. Gen A có thể mã hóa được đoạn polipeptit có trình tự các axit amin là Cys-Arg-Cys-Ile-Pro.
IV. Nếu gen A bị đột biến thay thế cặp A-T ở vị trí thứ 9 của đoạn ADN nói trên bằng cặp T-A thì quá
trình dịch mã không có phức hợp axit amin – tARN tương ứng cho codon này.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 40. Trong các nhận định sau có bao nhiêu nhận định sai?
I. Sự tiếp hợp chỉ xảy ra giữa các nhiễm sắc thể thường, không xảy ra ở các nhiễm sắc thể giới tính.
II. Mỗi tế bào nhân sơ gồm 1 NST được cấu tạo từ ADN và protein dạng histon.
III. NST là cơ sở vật chất di truyền ở cấp độ tế bào.
IV. Ở các loài gia cầm, NST giới tính của con cái là XX, con đực là XY.
A. 0 B. 1 C. 3 D. 4
Câu 41. Có một đoạn của một gen cấu trúc có trình tự các nucleotit là:
Mạch 1: 5’ATG-XXX-XGX-GGG-GTA-TAA3’

FanPage: http://www.facebook.com/bookgol.bio / Trang 10/36


Sinh học Bookgol - Bookgol.vn Sinh học - Đam mê - Sáng tạo

Mạch 2: 3’TAX-GGG-GXG-XXX-XAT-ATT5’
Đoạn gen trên tiến hành phiên mã 3 lần, mỗi phân tử Marn có 10 riboxom trượt qua 1 lần để dịch mã đã
cần môi trường cung cáp 150 axit amin. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đoạn gen dài 6,12 nm.
II. Tạo ra 20 polipeptit.
III. Mạch 2 của gen là mạch gốc.
IV. Qúa trình dịch mã cần môi trường cung cấp 20 axit amin metionin.
A. 1 B. 3 C. 2 D. 4
Câu 42. Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đột biến gen xảy ra ở các loài động vật mà ít gặp ở các loài thực vật.
II. Trong cùng một cơ thể, khi chịu tác động của một loại tác nhân thì các gen đều có tần số đột biến
bằng nhau.
III. Những biến đổi trong cấu trúc của protein được gọi là đột biến gen.
IV. Đột biến gen chỉ xảy ra ở tế bào sinh dục, không xảy ra ở tế bào sinh dưỡng.
V. Tần số đột biến ở từng gen thường rất thấp nhưng tỉ lệ giao tử mang gen đột biến thường khá cao.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 43. Trong các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng?
I. Một mã di truyền luôn mã hoá cho một loại axit amin.
II. Đơn phân cấu trúc của ARN gồm 4 loại nuclêôtit là A, U, G, X.
III. Ở sinh vật nhân thực, axit amin mở đầu cho chuỗi pôlipeptit là mêtiônin.
IV. Ở trong một tế bào, ADN là loại axit nucleic có kích thước lớn nhất.
A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.
Câu 44. Người ta chuyển một số vi khuẩn E.coli mang các phân tử ADN vùng nhân chỉ chứa N15 sang
môi trường chỉ có N14. Các vi khuẩn nói trên đều thực hiện tái bản 3 lần liên tiếp tạo được 60 phân tử
ADN vùng nhân chỉ chứa N14. Sau đó chuyển các vi khuẩn này về môi trường chỉ chứa N15 và cho chúng
nhân đôi tiếp 4 lần nữa. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ban đầu có 10 phân tử ADN.
II. Số phân tử ADN có chứa N14 sau khi kết thúc quá trình trên là 140.
III. Số phân tử ADN chỉ chứa N15 sau khi kết thúc quá trình trên là 1140.
IV. Tổng số phân tử ADN được tạo ra là 1280.
A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.
Câu 45. Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n  8 . Xét 4 cặp gen Aa, Bb, DD, EE nằm trên 4 cặp
nhiễm sắc thể; mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng, trong đó alen trội là trội hoàn toàn. Do đột biến,
bên cạnh thể lưỡng bội có bộ nhiễm sắc thể 2n thì trong loài đã xuất hiện các dạng thể một tương ứng với
các cặp nhiễm sắc thể khác nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về loài này?
I. Ở các cơ thể lưỡng bội có tối đa 9 loại kiểu gen.
II. Có 16 kiểu gen quy định kiểu hình trội về 4 tính trạng.
III. Có 5 kiểu gen quy định kiểu hình trội về 2 tính trạng.
IV. Có 39 kiểu gen ở các đột biến thể một.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

FanPage: http://www.facebook.com/bookgol.bio / Trang 11/36


Sinh học Bookgol - Bookgol.vn Sinh học - Đam mê - Sáng tạo

Câu 46. Giả sử một đoạn nhiễm sắc thể có 5 gen I, II, III, IV, V được phân bố ở 5 vị trí. Các điểm A, B,
C, D, E, G là các điểm trên nhiễm sắc thể.

Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?


I. Nếu đảo đoạn AE thì khả năng hoạt động của gen II, III, IV không bị thay đổi.
II. Nếu chiều dài của các gen là bằng nhau thì khi các gen phiên mã, số lượng nuclêôtit môi trường cung
cấp cho các gen là như nhau.
III. Nếu bị mất một cặp nuclêôtit ở vị trí A thì cấu trúc của các gen không bị thay đổi.
IV. Nếu xảy ra đột biến thêm một cặp nuclêôtit ở vị trí thứ 23 tính từ mã mở đầu của gen II thì sẽ làm
thay đổi cấu trúc của các gen II, III, IV và V.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 47. Khi nói về đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đột biến mất đoạn luôn dẫn tới làm giảm số lượng gen trên nhiễm sắc thể.
II. Mất đoạn nhỏ được sử dụng để loại bỏ gen có hại ra khỏi kiểu gen của giống.
III. Sử dụng đột biến mất đoạn để xác định vị trí của gen trên nhiễm sắc thể.
IV. Đột biến mất đoạn thường gây hại cho thể đột biến nên không phải là nguyên liệu của tiến hóa.
A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.
Câu 48. Khi nói về đột biến điểm, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Alen đột biến luôn có tổng số nuclêôtit bằng tổng số nuclêôtit của alen ban đầu.
II. Nếu cấu trúc của chuỗi polipeptit do alen đột biến quy định giống với cấu trúc của chuỗi polipeptit do
alen ban đầu quy định thì đột biến sẽ không gây hại.
III. Nếu đột biến không làm thay đổi tổng liên kết hiđro của gen thì sẽ không làm thay đổi chiều dài của
gen.
IV. Nếu đột biến không làm thay đổi chiều dài của gen thì sẽ không làm thay đổi tổng số axit amin của
chuỗi polipeptit.
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
Câu 49. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?
I. Trong cấu trúc phân tử mARN và tARN đều có các liên kết hiđrô.
II. Trong quá trình dịch mã, ribôxôm dịch chuyển trên phân tử mARN theo chiều 5' → 3'.
III. Trong quá trình nhân đôi ADN, trên mạch khuôn 5' → 3' thì mạch mới được tổng gián đoạn.
IV. Enzim ADN pôlimeraza tổng hợp mạch mới theo chiều 3' → 5'.
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.
Câu 50. Cho các loại đột biến sau đây:
I. Đột biến mất đoạn NST. II. Đột biến thể ba.
III. Đột biến lặp đoạn NST. IV. Đột biến chuyển đoạn tương hỗ.
Số loại đột biến có thể làm thay đổi chiều dài phân tử ADN là:
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.
Câu 51. Khi nói về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

FanPage: http://www.facebook.com/bookgol.bio / Trang 12/36


Sinh học Bookgol - Bookgol.vn Sinh học - Đam mê - Sáng tạo

I. Đột biến mất 1 đoạn nhiễm sắc thể luôn dẫn tới làm mất các gen tương ứng nên luôn gây hại cho thể
đột biến.
II. Đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể luôn dẫn tới làm tăng số lượng bản sao của các gen ở vị trí lặp đoạn.
III. Đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể có thể sẽ làm tăng hàm lượng ADN ở trong nhân tế bào.
IV. Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể không làm thay đổi số lượng gen trong tế bào nên không gây hại
cho thể đột biến.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 52. Cho biết: 5’XGU3’, 5’XGX3’ ; 5’XGA3’; 5’XGG3’ quy định Arg; 5’GGG3’, 5’GGA3’,
5’GGX3’, 5’GGU3’ quy định Gly. Một đột biến điểm xảy ra ở giữa alen làm cho alen A thành alen a, trong
đó chuỗi mARN của alen a bị thay đổi cấu trúc ở một bộ ba dẫn tới axit amin Gly được thay bằng axit amin
Arg. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu alen a dài 510nm thì alen A cũng dài 510nm.
II. Hai alen này có số lượng và tỉ lệ các loại nucleotit giống nhau.
III. Nếu alen A phiên mã 1 lần cần môi trường cung cấp 300 A thì alen a phiên mã 1 lần cũng cần môi
trường cung cấp 300A.
IV. Nếu alen A phiên mã 2 lần cần môi trường cung cấp 400 X thì alen a phiên mã 1 lần sẽ cần môi
trường cung cấp 201 X.
A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.
Câu 53. Khi nói về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể làm mất cân bằng gen trong hệ gen của tế bào.
II. Đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể làm thay đổi số lượng gen trên nhiễm sắc thể.
III. Tất cả các đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể đều làm tăng cường sự biểu hiện của tính trạng.
IV. Tất cả các đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể đều không làm thay đổi độ hình thái của nhiễm sắc thể
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 54. Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 14. Quan sát số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào sinh
dưỡng của 1 thể đột biến, thấy số lượng nhiễm sắc thể của mỗi tế bào là 14 nhiễm sắc thể. Thể đột biến này
có thể thuộc bao nhiêu dạng đột biến sau đây?
I. Đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể. II. Đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể.
III. Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể. IV. Đột biến lệch bội dạng thể không.
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
Câu 55. Một loài sinh sản hữu tính có bộ NST lưỡng bội 2n = 6. Trên ba cặp nhiễm sắc thể, xét các cặp
gen được kí hiệu là:
ABDE QMNPO HKLX
abde qmnpo hklx ...
Giải sử có một thể đột biến có kiểu gen là
ABDE QMNPO HKLX
abde qmnpo hklx
Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về thể đột biến này?
I. Thể đột biến này phát sinh do sự tiếp hợp và trao đối chéo giữa hai cromatit thuộc hai cặp NST không
tương đồng.
II. Thể đột biến có thể có khả năng sinh sản kém hơn so với dạng bình thường.
FanPage: http://www.facebook.com/bookgol.bio / Trang 13/36
Sinh học Bookgol - Bookgol.vn Sinh học - Đam mê - Sáng tạo

III. Thể đột biến có thể sẽ làm giảm sự biểu hiện của gen O.
IV. Thể đột này giảm phân bình thường sẽ cho giao tử mang NST đột biến chiếm tỉ lệ 50%.
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.
Câu 56. Một đột biến gen xảy ra do thay thế một cặp nuclêôtit có thể không làm thay đổi khả năng thích
nghi của cơ thể sinh vật. Có bao nhiêu trường hợp đột biến sau đây có thể không đảm bảo được khả năng
đó?
I. Đột biến xảy ra ở mã mở đầu của một gen thiết yếu.
II. Đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit làm bộ ba mã hóa này chuyển thành một bộ ba mã hóa khác, nhưng
cả hai bộ ba đều cùng mã hóa cho một loại axit amin.
III. Đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit làm xuất hiện một bộ ba mã hóa mới, dẫn đến sự thay đổi một axit
amin trong phân tử prôtêin, làm thay đổi chức năng và hoạt tính của prôtêin.
IV. Đột biến thay thế nuclêôtit xảy ra trong vùng không mã hóa của gen.
V. Đột biến làm xuất hiện bộ ba 3’ATT5’ ở mạch mã gốc trong vùng mã hóa gần bộ ba mở đầu.
A. 2 B. 1 C. 4 D. 3
Câu 57. Khi nói về thể lệch bội, có bao nhiêu kết luận sau đây đúng?
I. Mỗi tế bào của thể lệch bội có số NST gấp 3 hay 4 lần số NST của thể lưỡng bội cùng loài.
II. Loài có 2n = 14, số NST trong 1 tế bào của thể ba nhiễm thuộc loài này là 17 NST.
III. Một thể bốn nhiễm của loài 2n = 20 có số NST trong mỗi tế bào bằng 22 NST.
IV. Một tế bào sinh dưỡng của một thể một thuộc loài 2n = 24 đang ở kì sau của nguyên phân có số
NST = 46 đơn.
V. Một tế bào sinh tinh có bộ 2n = 8, khi giảm phân có một cặp NST thường không phân li trong lần
phân bào I, giảm phân II diễn ra bình thường. Các giao tử sinh ra từ tế bào sinh tinh này thụ tinh với giao tử
bình thường cùng loài hình thành hợp tử có số NST = 7 hoặc 9.
A. 4 B. 2 C. 3 D. 5
Câu 58. Trong các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng?
I. Tính thoái hóa của mã di truyền là hiện tượng một bộ ba mang thông tin quy định cấu trúc của nhiều
loại axit main.
II. Trong quá trình nhân đôi AND, mạch được tổng hợp gián đoạn là mạch có chiều 5  3 so với chiều
trượt của enzim tháo xoắn.
III. Tính phổ biến của mã di truyền là hiện tượng một loại axit amin do nhiều bộ ba khác nhau quy định
tổng hợp.
IV. Trong quá trình phiên mã, chỉ có một mạch của gen được sử dụng làm khuôn để tổng hợp phân tử
mARN.
V. Trong quá trình dịch mã, ribôxôm trượt trên phân tử mARN theo chiều từ đầu 5 ' đến 3 của mARN.
A. 1. B. 3. C. 4. D. 2.
Câu 59. Gen A có chiều dài 510 nm bị đột biến điểm trở thành alen a. Nếu alen a có 3721 liên kết hidro
thì có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu alen a có chiều dài 510,34 nm thì chứng tỏ đột biến thêm 1 cặp nuclêôtit.
II. Nếu alen A có tổng số 3720 liên kết hidro thì chứng tỏ đột biến thay thế cặp A-T bằng cặp G-X.
III. Nếu alen a có 779 số nuclêôtit loại T thì chứng tỏ alen a dài 510 nm.
IV. Nếu alen a có 721 số nuclêôtit loại X thì chứng tỏ đây là đột biến thay thế một cặp nuclêôtit.

FanPage: http://www.facebook.com/bookgol.bio / Trang 14/36


Sinh học Bookgol - Bookgol.vn Sinh học - Đam mê - Sáng tạo

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 60. Khi nói về đột biến nhiễm sắc thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tất cả các đột biến số lượng nhiễm sắc thể đều làm thay đổi hàm lượng ADN trong nhân tế bào.
II. Tất cả các đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể đề làm thay đổi cấu trúc của nhiễm sắc thể.
III. Tất cả các đột biến đa bộ lẽ đều làm tăng hàm lượng ADN ở trong tế bào.
IV. Tất cả các đột biến đa bội chẵn đều làm thay đổi số lượng gen có trên một nhiễm sắc thể.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
----------------END--------------
Kết thúc một kì thi với 2003 thì lại tiếp tục một chặng đượng mới với 2004. Nhóm luôn mong muốn rằng
ngoài được luyện các đề khảo sát trên group Sinh học Bookogl, Khối B - Bookgol (Vào thứ ba hàng tuần)
thì các em sẽ có cơ hội được ôn lại các chuyên đề. Mong rằng đây là một tài liệu hữu ích cho các em trong
quá trình chinh phục cuộc thi THPT quốc gia 2022.
Xin gửi lời cảm ơn đến tập thể admin Sinh học Bookgol, Khối B - Bookgol luôn hoàn thành tốt các công
việc nhóm để mình có thời gian hoàn thành tốt chuyên đề. Đây là 1 trong 6 chuyên đề trong năm nay mình
sưu tầm và biên soạn gửi tói các bạn tham gia thi khảo sát cùng với nhóm.
Chuyên đề gồm 60 câu có giải chi tiết và 40 câu hỏi tự luyện (đáp án inbox fanpage, email hoặc admin
group để được nhận ) được gấp rút hoàn thành trong thời gian ngắn, chính vì vậy còn rất nhiều điều thiếu
sót. Mọi thắc mắc mọi người có thể gửi tới hòm thư của nhóm Bookgol.sinhhoc@gmail.com hoặc
Fanpage: Bookgol biology
Cuối cùng xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người đã luôn ủng hộ nhóm trong suốt hơn 4 năm qua.
 Links group: https://www.facebook.com/groups/SinhhocBookGol
https://www.facebook.com/groups/vipbookgol
 Links fanpage: https://www.facebook.com/bookgol.bio
Admin Tuyết Linh

BẢNG ĐÁP ÁN
Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu 10
D C C A B B C C B A
Câu 11 Câu 12 Câu 13 Câu 14 Câu 15 Câu 16 Câu 17 Câu 18 Câu 19 Câu 20
A A D D B B D C D D
Câu 21 Câu 22 Câu 23 Câu 24 Câu 25 Câu 26 Câu 27 Câu 28 Câu 29 Câu 30
C A C D B C A B A C
Câu 31 Câu 32 Câu 33 Câu 34 Câu 35 Câu 36 Câu 37 Câu 38 Câu 39 Câu 40
A B C A B B B A C C
Câu 41 Câu 42 Câu 43 Câu 44 Câu 45 Câu 46 Câu 47 Câu 48 Câu 49 Câu 50
C A C C C A C D B A
Câu51 Câu 52 Câu 53 Câu 54 Câu 55 Câu 56 Câu 57 Câu 58 Câu 59 Câu 60
B C C C C D C D D C

FanPage: http://www.facebook.com/bookgol.bio / Trang 15/36


Sinh học Bookgol - Bookgol.vn Sinh học - Đam mê - Sáng tạo

BÀI TẬP TỰ LUYỆN


Câu 1. Khi nói về gen trên nhiễm sắc thể giới tính của người, cho các kết luận sau:
I. Chỉ có tế bào sinh dục mới có nhiễm sắc thể giới tính.
II. Trên nhiễm sắc thể giới tính chỉ có các gen quy định giới tính của cơ thể.
III. Gen nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể Y thường tồn tại theo cặp alen.
IV. Ở giới XY, gen nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể X và Y không tồn tại theo cặp
alen.
V. Gen nằm trên đoạn tương đồng của nhiễm sắc thể X và Y luôn tồn tại theo cặp alen.
VI. Đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X có ít gen hơn đoạn không tương đồng của
NST giới tính Y.
Số kết luận đúng là :
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 3. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực?
I. Mỗi nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực đều có chứa tâm động, là vị trí liên kết của nhiễm sắc thể với
thoi phân bào, giúp nhiễm sắc thể có thể di chuyển về các cực của tế bào trong quá trình phân bào.
II. Vùng đầu mút của nhiễm sắc thể có tác dụng bảo vệ các nhiễm sắc thể cũng như làm cho các nhiễm
sắc thể không dính vào nhau.
III. Thành phần chủ yếu của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực gồm ADN mạch kép, thẳng và prôtêin
loại histôn.
IV. Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể, sợi cơ bản và sợi nhiễm sắc có đường kính
lần lượt là 30nm và 300nm.
A. 4 B. 3 C. 1 D. 2
Câu 4. Khi nói về đột biến cấu trúc NST, có bao nhiêu phát biểu sau đây không đúng?
I. Để nhận biết các dạng đột biến người ta quan sát sự tiếp hợp NST ở kì đầu giảm phân 1.
II. Lặp đoạn làm cho 2 gen alen cùng nằm trên một nhiễm sắc thể.
III. Đảo đoạn góp phần tạo ra sự đa dạng giữa các nòi trong một loài.
IV. Mất đoạn được ứng dụng để làm công cụ phòng trừ sâu hại.
V. Chỉ có đột biến chuyển đoạn là tạo nên nguồn nguyên liệu cho quá hình tiến hóa
A. 3 B. 1 C. 4 D. 2
Câu 5. Cho các phát biểu sau:
I. Gen là một đoạn ADN mang thông tin mã hóa cho một sản phẩm xác định, sản phẩm đó có thể là
phân tử ARN hoặc chuỗi pôlipeptit.
II. Một đột biến điểm xảy ra trong vùng mã hóa của gen có thể không ảnh hưởng gì đến chuỗi pôlypeptit
mà gen
đó tổng hợp.
III. Có ba bộ ba làm tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã là 5'UAA3'; 5'UAG3' và 3'UGA5'.
IV. Gen bị đột biến sẽ tạo alen mới, cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa.
Trong các phát biểu trên, có mấy phát biểu sai?
A. 3 B. 2 C. 4 D. 1
Câu 6. Cho các hiện tượng sau:

FanPage: http://www.facebook.com/bookgol.bio / Trang 16/36


Sinh học Bookgol - Bookgol.vn Sinh học - Đam mê - Sáng tạo

(1). Gen điều hòa của Operon Lac bị đột biến dẫn tới protein ức chế bị biến đổi không gian và mất chức
năng sinh học.
(2). Đột biến làm mất vùng khởi động (vùng P) của Operon Lac.
(3). Gen cấu trúc Y bị đột biến dẫn tới protein do gen này quy định tổng hợp bị mất chức năng.
(4). Vùng vận hành (vùng O) của Operon Lac bị đột biến và không còn khả năng gắn kết với protein ức
chế.
(5). Vùng khởi động của gen điều hòa bị đột biến làm thay đổi cấu trúc và không còn khả năng gắn kết
với enzim ARN polimeraza.
Khi không có đường Lactozo có bao nhiêu trường hợp operon Lac vẫn thực hiện phiên mã?
A. 3. B. 5. C. 2. D. 4.
Câu 7. Trong các câu sau đây khi nói về đột biến điểm:
(1). Đột biến điểm là những biến đổi nhỏ nên ít có vai trò trong quá trình tiến hóa.
(2). Đột biến điểm là những biến đổi đồng thời tại nhiều điểm khác nhau trong gen cấu trúc.
(3). Trong bất cứ trường hợp nào, tuyệt đại đa số đột biến điểm là có hại.
(4). Trong số các đột biến điểm thì phần lớn đột biến thay thế một cặp nuclêôtit là gây hại ít nhất cho cơ
thể sinh vật.
(5). Xét ở mức độ phân tử, phần nhiều đột biến điểm là trung tính.
(6). Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào điều kiện môi trường và tổ hợp gen mà nó tồn tại.
Có bao nhiêu câu đúng?
A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.
Câu 8. Có bao nhiều đặc điểm sau đây chỉ có ở quá trình nhân đôi ADN mà không có ở quá trình phiên mã
ở sinh vật nhân thực?
I. Sự tháo xoắn đoạn ADN diễn ra theo hai hướng ngược nhau.
II. Mạch pôlinuclêôtit mới luôn được tổng hợp theo chiều từ 5' đến 3', ngược chiều với sợi ADN khuôn.
III. Ađênin của môi trường liên kết với Timin của mạch ADN khuôn trong quá trình tổng hợp.
IV. Enzim nối ligaza xúc tác hình thành các liên kết hoá trị nối các đoạn mạch pôlinuclêôtit mới.
V. Điểm khởi đầu tổng hợp mạch mới nằm tại những điểm xác định ở giữa phân tử ADN.
VI. Khi enzim polimeraza trượt qua thì hai mạch của ADN khuôn đóng xoắn lại với nhau.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 9. Số phát biểu đúng về đột biến chuyển đoạn tương hỗ nhiễm sắc thể:
(1). Chuyển đoạn tương hỗ làm thay đổi nhóm gen liên kết.
(2). Chuyển đoạn tương hỗ là một nhiễm sắc thể này sát nhập vào một nhiễm sắc thể khác.
(3). Tế bào mang đột biến chuyển đoạn tương hỗ giữa hai nhiễm sắc thể khi giảm phân không thể tạo ra
loại giao tử bình thường.
(4). Chuyển đoạn tương hỗ là một đoạn nhiễm sắc thể này chuyển sang một nhiễm sắc thể khác không
tương đồng với nó và ngược lại.
A. 4 B. 2 C. 1 D. 3
Câu 10. Cho các nhận định sau:
I,Thể tam bội thường không có khả năng sinh sản hữu tính.
II,Trong mỗi tế bào sinh dưỡng của thể tam bội, nhiễm sắc thể tồn tại thành từng nhóm 3 chiếc có hình
dạng, kích thước giống nhau.
FanPage: http://www.facebook.com/bookgol.bio / Trang 17/36
Sinh học Bookgol - Bookgol.vn Sinh học - Đam mê - Sáng tạo

III,Thể tam bội thường không có hạt (đối với giống cây ăn quả).
IV,Thể tam bội được tạo ra bằng cách đa bội hóa cây lưỡng bội.
V,Thể tam bội là thể đa bội lẻ.
Số nhận định đúng về thể tam bội là
A. 2. B.3. C.4. D.5
Câu 11. Khi nói về cơ chế di truyền ở sinh vật nhân thực, trong điều kiện không có đột biến xảy ra, có
những phát biểu sau:
I,Sự nhân đôi AND xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử AND tạo ra nhiều đơn vị tái bản.
II,Trong quá trình dịch mã, sự kết hợp giữa các nuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung diễn ra ở tất cả các
nuclêôtit của phân tử mARN.
III,Trong quá trình nhân đôi AND, sự kết cặp giữa các nuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung diễn ra ở tất cả
các nuclêôtit trên mỗi mạch đơn.
IV,Trong quá trình phiên mã, sự kết cặp giữa các nuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung diễn ra ở tất cả các
nuclêôtit trên mạch mã gốc ở vùng mã hóa.
Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu không đúng?
A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.
Câu 12. Có bao nhiêu nhận xét dưới đây là đúng khi nói về đột biến cấu trúc NST ?
(1). Đột biến đảo đoạn NST chỉ làm thay đổi vị trí của gen trên NST mà không làm thay đổi số lượng
gen.
(2). Đột biến chuyển đoạn giữa các nhiễm sắc thể không tương đồng sẽ làm thay đổi nhóm gen liên kết.
(3). Đột biến lặp đoạn NST có thể làm xuất hiện các cặp alen trên cùng một NST.
(4). Đột biến chuyển đoạn nhỏ NST được ứng dụng để loại bỏ những gen không mong muốn ra khỏi
giống cây trồng.
(5). Đột biến mất đoạn và chuyển đoạn có thể làm giảm khả năng sinh sản.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 13. Cho một số phát biểu sau về các gen thuộc ôperon Lac ở E.coli
I,Mỗi gen mã hóa cho 1 chuỗi pôlipeptit khác nhau.
II,Mỗi gen đều có vùng điều hòa riêng nằm ở đầu 3’ của mạch mã gốc.
III,Các gen có số lần nhân đôi và phiên mã bằng nhau.
IV,Sự nhân đôi, phiên mã và dịch mã của các gen đều diễn ra ở tế bào chất.
V,Khi phiên mã, mỗi gen đều tạo 1 phân tử mARN riêng biệt.
Số phát biểu đúng là:
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 14. Khi nói về hoạt động của opêron Lac ở vi khuẩn E. coli, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1). Nếu xảy ra đột biến ở giữa gen cấu trúc Z thì có thể làm cho prôtêin do gen này quy định bị bất
hoạt.
(2). Nếu xảy ra đột biến ở gen điều hòa R làm cho gen này không được phiên mã thì các gen cấu trúc Z,
Y, A cũng không được phiên mã.
(3). Khi ức chế liên kết với vùng vận hành thì các gen cấu trúc Z, Y, A không được phiên mã.
(4). Nếu xảy ra đột biến mất 1 cặp nuclêôtit ở giữa gen điều hòa R thì có thể làm cho các gen cấu trúc Z,
Y, A phiên mã ngay cả khi môi trường không có lactôzơ.
FanPage: http://www.facebook.com/bookgol.bio / Trang 18/36
Sinh học Bookgol - Bookgol.vn Sinh học - Đam mê - Sáng tạo

A. 4. B. 1. C. 3. D. 2.
Câu 15. Khi nói về quá trình dịch mã, có bao nhiêu phát biểu đúng?
I,Khi ribôxôm tiếp xúc với mã 5'UGA3' trên mARN thì quá trình dịch mã dừng lại.
II,Trên mỗi phân tử mARN có thể có nhiều ribôxôm cùng thực hiện quá trình dịch mã.
III,Khi thực hiện quá trình dịch mã, ribôxôm dịch chuyển theo chiều 3'→ 5' trên phân tử mARN.
IV,Mỗi phân tử tARN có thể vận chuyển một hoặc vài axit amin.
A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.
Câu 16. Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng khi nói về mô hình hoạt động của opêron Lac ở E. Coli?
I,Gen điều hòa tổng hợp ra prôtêin ức chế mà không phụ thuộc vào sự có mặt của chất cảm ứng lactôzơ.
II,Vùng khởi động nằm ở vị trí đầu tiên trong cấu trúc của opêron Lac tính từ đầu 5’ trên mạch mã gốc
của gen.
III,Vùng vận hành là vị trí tương tác với prôtêin ức chế để ngăn cản hoạt động phiên mã của enzim
ADN – polimeraza.
IV,3 gen cấu trúc Z, Y, A trong operon Lac luôn được phiên mã đồng thời tạo ra một phân tử mARN
mang thông tin mã hóa cho cả 3 gen.
V,Lượng sản phẩm của gen có thể được tăng lên nếu có đột biến gen xảy ra tại vùng vận hành.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 17. Cho biết một số hệ quả của các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể như sau:
I,Làm thay đổi trình tự phân bố các gen trên nhiễm sắc thể.
II,Làm giảm hoặc tăng số lượng gen trên nhiễm sắc thể.
III,Làm thay đổi thành phần các gen trong nhóm liên kết.
IV,Làm cho một gen nào đó đang hoạt động có thể ngừng hoạt động.
V,Có thể làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến.
VI,Có thể làm thay đổi chiều dài của phân tử ADN cấu trúc trên nhiễm sắc thể đó.
Trong các hệ quả trên thì đột biến đảo đoạn có bao nhiêu hệ quả?
A. 2 B. 3 C. 5 D. 4
Câu 18. Khi nói về đột biến gen,có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng ?
(1). Thể đột biến là những cơ thể mang gen đột biến ở trạng thái đồng hợp.
(2). Đột biến gen lặn có hại không bị chọn lọc tự nhiên đào thải hoàn toàn ra khỏi cơ thể.
(3). Đột biến gen vẫn có thể phát sinh trong điều kiện không có tác nhân gây đột biến.
(4). Đột biến gen không làm thay đổi vị trí của gen trên NST.
(5) Mỗi khi gen bị đột biến sẽ làm xuất hiện một alen mới trong quần thể.
(6) Đa số đột biến gen là có hại khi xét ở mức độ phân tử.
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 19. Khi nói về cơ chế di truyền ở sinh vật nhân thực, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1). Các gen trong một tế bào luôn có số lần phiên mã bằng nhau.
(2). Quá trình phiên mã luôn diễn ra đồng thời với quá trình nhân đôi ADN
(3). Thông tin di truyền trong ADN được truyền từ tế bào này sang tế bào khác nhờ cơ chế nhân đôi
ADN.
(4). Quá trình dịch mã có sự tham gia của mARN, tARN và ribôxôm

FanPage: http://www.facebook.com/bookgol.bio / Trang 19/36


Sinh học Bookgol - Bookgol.vn Sinh học - Đam mê - Sáng tạo

A. 4 B. 3 C. 1 D.2
Câu 20. Alen A ở vi khuẩn ADN coli bị đột biến điểm thành alen a. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu
sau đây đúng?
(1). Alen a và alen A có số lượng nuclêôtit luôn bằng nhau
(2). Nếu đột biến mất cặp nuclêôtit thì alen a và alen A có chiều dài bằng nhau
(3). Chuỗi pôlipeptit do alen a và chuỗi pôlipeptit do alen A quy định có thể có trình tự axit amin giống
nhau
(4). Nếu đột biến thay thế một cặp nuclêôtit ở vị trí giữa gen thì có thể làm thay đổi toàn bộ các bộ ba từ
vị trí xảy ra đột biến cho đến cuối gen
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 21. Cho các phát biểu sau:
I,Cơ thể lai xa nếu không được đa bội hóa thì sẽ không thể hình thành nên loài mới.
II,Một gen có cấu trúc đầy đủ, nếu gen đó đứt ra và quay ngược 180 độ, sau đó gắn trở lại vào ADN, khi
đó quá trình phiên mã bình thường.
III,Sự trao đổi đoạn tương ứng giữa các cromatit thuộc các NST không tương đồng sẽ tạo nên dạng đột
biến chuyển đoạn tương hỗ.
IV,Khi NST bị đột biến số lượng thì số lượng gen trên NST sẽ bị thay đổi.
Số phát biểu đúng là:
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 22. Khi nói về đột biến điểm ở sinh vật nhân thực, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1). Gen đột biến luôn được truyền lại cho tế bào con qua phân bào
(2). Đột biến thay thế cặp nuclêôtit có thể làm cho một gen không được biểu hiện
(3). Đột biến gen chỉ xảy ra ở các gen cấu trúc mà không xảy ra ở các gen điều hòa
(4). Đột biến thay thế cặp A-T bằng cặp G-X không thể biến đổi bộ ba mã hóa axit amin thành bộ ba kết
thúc
A. 1 B. 3 C. 2 D. 4
Câu 23. Cho các phát biểu sau về đột biển gen:
(1)Trong tự nhiên tần số đột biến gen của một gen bất kì thường rất thấp.
(2)Đột biến gen xảy ra trong giai đoạn từ 2 đến 8 phôi bào có khả năng di truyền lại cho thế hệ sau qua
sinh sản hữu tính.
(3)Đột biến gen có thể tự phát sinh ngẫu nhiên.
(4)Đột biến trong cấu trúc của gen đòi hỏi một số điều kiện nhất định mới biểu hiện trên kiểu hình cơ
thể.
Số phát biểu đúng là:
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 24. Khi lai 1 tế bào của loài A có bộ NST lưỡng bội 2n = 22 với 1 tế bào của loài B có bộ lưỡng bội
2n = 22 thu được tế bào lai. Cho các nhận định sau:
(1) Tế bào lai có số lượng NST là 2n = 44.
(2)Tế bào lai mang đặc điểm của cả 2 loài A và B.
(3)Tế bào lai trên nếu được đa bội hóa sẽ có 44 NST trong tế bào.
(4)Tế bào lai trên có khả năng hình thành nên 1 loài mới.
FanPage: http://www.facebook.com/bookgol.bio / Trang 20/36
Sinh học Bookgol - Bookgol.vn Sinh học - Đam mê - Sáng tạo

Số nhận định chính xác là:


A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 25. Cho các phát biểu sau:
I, Lai thuận nghịch là phương pháp duy nhất để xác định 1 gen nào đó nằm ở tế bào chất.
II, Lai xa kèm đa bội hóa là phương pháp duy nhất tạo thể song nhị bội.
III, Chuyển đoạn NST là đột biến cấu trúc NST làm thay đổi số lượng nhóm gen liên kết.
IV,Gen gây bạch tạng là 1 gen đa hiệu.
Số phát biểu đúng là:
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 26. Nói về quá trình nhân đôi ADN ở vi khuẩn E.Coli cho các phát biểu sau:
(1). Cả 2 mạch mới đều được tổng hợp gián đoạn.
(2). Sự nhân đôi ADN đúng bằng số lần phân đôi tế bào.
(3). Nguyên liệu để tổng hợp nên mạch liên tục trong một chạc sao chép là 4 loại nucleotit A, T, G, X.
(4).Quá trình nhân đôi có sự tham gia của enzym ARN polymeraza.
Số phát biểu chính xác là:
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 27. Nói về các dạng đột biến cấu trúc NST, có bao nhiêu phát biểu đúng trong các phát biểu sau:
(1).Đột biến mất đoạn chỉ xảy ra đối với NST thường.
(2).Đột biến chuyển đoạn NST là dạng đột biến cấu trúc duy nhất làm thay đổi nhóm gen liên kết.
(3).Đột biến lặp đoạn là dạng đột biến cấu trúc duy nhất làm cho các gen alen cùng nằm trên 1 NST.
(4).Đột biến đảo đoạn không gây hậu quả nghiêm trọng do không làm thay đổi số lượng, cấu trúc của
các gen trên NST.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 28. Cho các nhận định sau:
(1).Sự tiếp hợp chỉ xảy ra giữa các NST thường, không xảy ra ở NST giới tính.
(2).Mỗi tế bào nhân sơ gồm 1 NST được cấu tạo từ ADN và protein histon.
(3).NST là cơ sở vật chất di truyền ở cấp độ tế bào.
(4).Ở các loài gia cầm, NST giới tính của con cái là XX, của con đực là XY.
(5).Ở người, trên NST giới tính Y có chứa nhân tố SRY có vai trò quan trọng quy định nam tính.
Số nhận định sai là :
A. 0 B. 1 C. 3 D. 4
Câu 29. Một loài thực vật, xét 6 gen mã hóa 6 chuỗi pôlipeptit nằm trên đoạn không chứa tâm động của
một nhiễm sắc thể. Từ đầu mút nhiễm sắc thể, các gen này sắp xếp theo thứ tự: M, N, P, Q, S, T. Theo lí
thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1). Đột biến mất 1 cặp nuclêôtit ở giữa gen M sẽ làm thay đổi trình tự côđon của các phân tử mARN
được phiên mã từ các gen N, P, Q, S và T.
(2). Nếu xảy ra đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể làm cho gen N chuyển vào vị trí giữa gen S và gen
T thì có thể làm thay đổi mức độ hoạt động của gen N.
(3). Nếu xảy ra đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể chứa gen N và gen P thì có thể tạo điều kiện cho đột
biến gen, tạo nên các gen mới.

FanPage: http://www.facebook.com/bookgol.bio / Trang 21/36


Sinh học Bookgol - Bookgol.vn Sinh học - Đam mê - Sáng tạo

(4). Nếu xảy ra đột biến điểm ở gen S thì luôn làm thay đổi thành phần các loại nuclêôtit của gen này.
A. 1. B. 3. C. 4. D. 2.
Câu 30. Cho các nhận định sau về đột biến gen:
(1).Phần lớn đột biến gen xảy ra trong quá trình nhân đôi ADN
(2).Đột biến gen cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp cho chọn giống và tiến hóa.
(3).Phần lớn đột biến điểm là dạng đột biến mất 1 cặp nuclêotit.
(4).Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính đối với cơ thể đột biển
(5).Dưới tác dụng của cùng một tác nhân gây đột biến, với cường độ và liều lượng như nhau thì tần số
đột biến ở tất cả các gen là bằng nhau.
Số nhận định sai là :
A. 3 B. 2 C. 4 D. 1
Câu 31. Cho các nhận định sau:
(1).Ở người, mất đoạn trên NST số 5 gây hội chứng tiếng khóc mèo kêu.
(2).Sử đụng đột biến mất đoạn có thể xác định được vị trí của gen trên NST.
(3).Đột biến lệch bội thường làm mất cân bằng hệ gen nên đa số có hại cho cơ thể sinh vật.
(4).Sự trao đổi chéo không cân giữa hai cromatit khác nguồn trong cặp NST kép tương đồng tại kì giữa I
của giảm phân có thể làm xuất hiện đột biến mất đoạn và lặp đoạn NST.
Số nhận định đúng là :
A. 3 B. 2 C. 4 D. 1
Câu 32. Có bao nhiêu nhận định sau đây là đúng với quá trình dịch mã ở sinh vật nhân thực:
(1).Số lượt tARN bằng số codon trên mARN?
(2).Với 2 loại nucleotit A và G có thể tạo ra tối đa 8 lọại mã bộ 3 khác nhau.
(3).Có 2 loại tARN vận chuyển axit amin kết thúc.
(4).Số axit amin trong chuỗi polipeptit hoàn chỉnh bằng số lượt tARN.
(5).Khi một riboxom tiếp xúc với mă kết thúc trên mARN quá trinh dịch mã dừng lại,
mARN phân giải giải phóng các nucleotit vào môi trường nội bào.
A. 2 B. 1 C. 4 D. 3
Câu 33. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu sai về điều hòa hoạt động của gen?
(1).Điều hòa hoạt động gen là điều hòa lượng sản phẩm của gen (ADN, ARN hoặc chuỗi polipeptit) của
gen được tạo ra.
(2).Điều hòa hoạt động gen ở tế bào nhân sơ xảy ra chủ yếu ở mức độ dịch mã
(3).Điều hòa hoạt động gen của tế bào nhân sơ được thực hiện thông qua các Operon.
(4).Để điều hòa phiên mã thì mỗi gen hoặc nhóm gen phải có vùng điều hòa.
A. 2 B. 1 C. 4 D. 3
Câu 34. Khi nói về cơ chế dịch mã ở sinh vật nhân thực, có bao nhiêu phát biểu nào sau đây là đúng ?
(1). Axit amin mở đầu trong quá trình dịch mã là methionin
(2). Mỗi phân tử mARN có thể tổng hợp được từ 1 đến nhiều chuỗi polipeptit cùng loại
(3). Khi riboxom tiếp xúc với mã UGA thì quá trình dịch mã dừng lại
(4). khi dịch mã, riboxom dịch chuyển trên phân tử mARN theo chiều 3’ → 5’
A. 2 B. 1 C. 4 D. 3

FanPage: http://www.facebook.com/bookgol.bio / Trang 22/36


Sinh học Bookgol - Bookgol.vn Sinh học - Đam mê - Sáng tạo

Câu 35. Khi nói về quá trình dịch mã những phát biểu nào sau đây không đúng?
(1).Dịch mã là quá trình tổng hợp prôtêin, quá trình này diễn ra trong tế bào chất của sinh vật nhân thực
và nhân sơ.
(2).Quá trình dịch mã có thể chia thành hai giai đoạn là hoạt hóa axit amin và tổng hợp chuỗi pôlipeptit.
(3).Trong quá trình dịch mã, nhiều riboxom có thể cùng tham gia tổng hợp 1 chuỗi polipeptit gọi là hiện
tượng poliriboxom.
(4).Quá trình dịch mã kết thúc khi tARN bổ sung với một trong bộ ba kết thúc trên mARN.
A. 4 B. 3 C. 2 D. 1
Câu 36. Khi nói về quá trình dịch mã, xét các kết luận sau đây:
(1).Ở trên một phân tử mARN, các riboxom khác nhau tiến hành đọc mã từ các điểm khác nhau, mỗi
điểm đặc hiệu với mỗi riboxom
(2).Quá trình dịch mã diễn ra theo nguyên tắc bổ sung, nguyên tắc bổ sung được thể hiện giữa bộ ba đối

của tARN với bộ ba mã hóa trên mARN.
(3).Các riboxom trên mARN trượt theo từng bộ ba ở trên mARN theo chiều 5’ đến 3’ từ bộ ba mở đầu
đến khi gặp bộ ba kết thúc.
(4).Mỗi phân tử mARN có thể tổng hợp được nhiều chuỗi polipeptit, các chuỗi polipeptit được tổng hợp
từ một mARN luôn có cấu trúc giống nhau.
Có bao nhiêu kết luận đúng?
A. 3. B. 1 C. 2 D. 4
Câu 37. Ở một loài thực vật có bộ NST 2n = 24. Tính trạng màu hoa do 1 locut gen nằm trên NST thường
quy định, trong đó, alen A quy định hoa đỏ, alen a quy định hoa trắng. Cho 2 cây hoa đỏ đồng hợp giao
phấn với cây hoa trắng, đời con thu được 24 cây hoa đỏ và 1 cây hoa trắng. Lí do nào có thể giải thích cho
sự xuất hiện của cây hoa trắng?
(1).Đột biến mất đoạn NST đã xảy ra trong nguyên phân của cây hoa đỏ.
(2).Đột biến gen đã xảy ra trong giảm phân của cây hoa trắng.
(3).Đột biến số lượng NST đã xảy ra trong giảm phân của cây hoa đỏ.
(4).Đột biến số lượng NST hoặc đột biến gen đã xảy ra trong nguyên phân của cây hoa đỏ.
Có bao nhiêu ý đúng?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 38. Khi nói về cơ chế dịch mã, có bao nhiêu nhận định không đúng trong cáo nhận định sau?
(1).Trên một phân tử mARN hoạt động của pôlixom giúp tạo ra các chuỗi polipeptit khác loại
(2).Khi dịch mã, riboxom dịch chuyển theo chiều 3'- 5' trên phân tử mARN. Với bộ ba UAG trên
mARN thì tARN mang đối mã là AUX.
(3).Các chuỗi polipeptit sau dịch mã được cắt bỏ axit amin mở đầu và tiếp tục hình thành các bậc cấu
trúc cao hơn để trở thành prôtêin có hoạt tính sinh học
(4).Sau khi hoàn tất quá trình dịch mã, ribôxôm tách khỏi mARN và giữ nguyên cấu trúc để chuẩn bị
cho quá trình dịch mã tiếp theo
A. 2 B. 4 C. 1 D. 3
Câu 39. Cho các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về Operon Lac ở vi khuẩn E.coli:
(1).Operon Lac gồm vùng khởi động, vùng vận hành, nhóm gen cấu trúc Z, Y, A.

FanPage: http://www.facebook.com/bookgol.bio / Trang 23/36


Sinh học Bookgol - Bookgol.vn Sinh học - Đam mê - Sáng tạo

(2).Protein ức chế đóng vai trò là chất cảm ứng để đóng hoặc mở Operon
(3).gen điều hòa luôn hoạt động dù môi trường có hay không có Lactose
(4).khi môi trường có lactose, nhóm gen cấu trúc Z,Y,A được phiên mã và dịch mã tạo ra một loại
enzyme
phân giải lactose.
(5).điều hòa hoạt động của Operon Lac chủ yếu diễn ra ở giai đoạn phiên mã và dịch mã.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 40. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1).Sản phẩm của gen có thể là ARN hoặc chuỗi polipeptit.
(2).Nếu gen bị đột biến có thể làm cho mARN không được dịch mã.
(3).Từ 2 loại nucleotit A và U,có thể tạo ra 8 codon mã hóa các axit amin
(4).Cơ thể mang alen đột biến luôn bị ảnh hưởng nghiêm trọng về sức sống và sinh sản.
A. 3 B. 2 C. 4 D. 1
---------------END ---------------

FanPage: http://www.facebook.com/bookgol.bio / Trang 24/36


Sinh học Bookgol - Bookgol.vn Sinh học - Đam mê - Sáng tạo

Câu 1. Đáp án D
 I sai. Trong các dạng đột biến gen, dạng đột biến thay thế một cặp nucleotit xảy ra phổ biến nhất

 II sai. Chiều tổng hợp của mARN là 5’-3’.


 III sai. Vật chất di truyền của cơ thể sinh vật nhân sơ, ở vùng nhân là phân tử ADN dạng kép mạch
vòng.
 IV sai. Sự không phân li của NST giới tính ở ruồi giấm đực xảy ra ở lần phân bào 2 của giảm phân ở
một số tế bào sinh tinh sẽ tạo ra các tinh trùng X, Y, XX, YY, O, không tạo XY.
Câu 2. Đáp án C
Xét các nhận định trên về vùng đầu mút của NST:
 I sai. vì trình tự nucleotit bắt đầu quá trình nhân đôi là một trình tự đặc biệt, mà tại đó ADN bắt đầu
nhân đôi, vùng đầu mút của NST có chức năng làm ổn định NST, làm bộ NST không bị dính vào nhau, hay
nói cách khác vùng đầu mút có chức năng bảo vệ NST.
 II đúng.
 III sai vì tâm động mới là vị trí liên kết với thoi phân bào giúp NST di chuyển về các cực của tế bào
trong phân bào.
 IV sai vì trao đổi chéo có thể xảy ra ở nhiều vị trí trên NST.
Chỉ có nhận định 2 đúng.
Câu 3. Đáp án C
Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen, liên quan tới một hoặc một số cặp nuclêôtit.
Vì vậy trường hợp I, II là đột biến gen.
Các trường hợp sau không phải là đột biến gen.
Câu 4. Đáp án A
Các nội dung I, II, V đúng.
 III. sai vì chất ức chế do gen điều hòa tạo ra có thể gắn vào vùng vận hành do có cấu trúc không gian
phù hợp chứ không phải do sự xúc tác của enzim ARN pôlimeraza.
 IV. sai vì gen điều hòa có thể tạo ra chất ức chế ngay cả khi môi trường có hay không có lactozo.

 VI. sai vì gen điều hoà không thuộc cấu trúc của ôperôn và vẫn thuộc NST đó.
Câu 5.  Đáp án B
Theo đề bài ta có: 10 x (2k – 1) x 2n = 2480 (1)
10 x 2k x 2n = 2560.
→ 2n = 8; k = 5
Số tế bào con tạo ra là: 10 x 32 = 320 tế bào.
Nếu đây là các tế bào sinh dục đực thì số giao tử đực tạo ra là: 320 x 4 = 1280 giao tử.
Nếu đây là các tế bào sinh dục cai thì số giao tử cái tạo ra là: 320 x 1 = 320 giao tử.
Hiệu suất thụ tinh của giao tử 10% nên đã tạo ra 128 hợp tử lưỡng bội bình thường nên đây sẽ là các tế
bào sinh dục đực giảm phân hình thành giao tử.
Gọi số lần nguyên phân của hợp tử A là 2x thì số lần nguyên phân của hợp tử B là x.
Ta có: (22x + 2x) x (128 : 2) = 10240 : 2n → x = 2; 2x = 4
Vậy số lần nguyên phân của nhóm hợp tử A là 4 lần, số lần nguyên phân của nhóm hợp tử B là 2 lần.
FanPage: http://www.facebook.com/bookgol.bio / Trang 25/36
Sinh học Bookgol - Bookgol.vn Sinh học - Đam mê - Sáng tạo

Trong các kết luận của đề bài chỉ có kết luận II đúng.
Câu 6.  Đáp án B.
 I đúng. Các gen trong nhân tế bào có số lần nhân đôi bằng nhau; Nhưng gen trong tế bào chất thì có
số lần nhân đôi khác nhau
 II sai. Các gen khác nhau thì thường có số lần phiên mã khác nhau.
 III sai. Tế bào phân bào k lần thì các phân tử ADN trong nhân tế bào sẽ nhân đôi k lần. Tuy nhiên, gen
trong tế bào chất (ở ti thể hoặc lục lạp) thì thường sẽ nhân đôi nhiều lần. Nguyên nhân là vì, khi tế bào
đang nghỉ (khoảng thời gian giữa 2 lần phân bào) thì các bào quan ti thể, lục lạp vẫn tiến hành phân đôi.
Do đó, gen trong tế bào chất thường nhân đôi nhiều lần hơn so với gen trong nhân.
 IV đúng. Trong quá trình nhân đôi, nếu có chất 5BU thì có thể sẽ phát sinh đột biến gen.
Câu 7.  Đáp án C.
Tất cả đều đúng.
Câu 8.  Đáp án C
 I đúng. Vì khi nhân đôi 3 lần thì số phân tử ADN hoàn toàn mới là
= k.(23 – 2) = 12. → k = 12 : 6 = 2.
 II đúng. Vì khi kết thúc quá trình nhân đôi (3 lần + 2 lần) thì tạo ra số phân tử ADN
= 2 × 25 = 64 phân tử. Trong đó, số mạch phân tử có chứa N14 = 2 × (24 – 2) = 28.
→ Số mạch polinucleotit chỉ chứa N15 sau khi kết thúc quá trình trên
= 2 × 2 × 25 – 28 = 100.
 III đúng. Vì số phân tử ADN chỉ chứa N15 = 2× (25 + 2 – 24) = 36.
 IV đúng. Vì quá trình nhân đôi diễn ra theo nguyên tắc bán bảo tồn cho nên số phân tử ADN chứa cả
hai loại N14 và N15 = số phân tử ADN có N14 = 2 × (24 – 2) = 28.
Câu 9.  Đáp án B
 I đúng. Vì ở thể đột biến A làm giảm hàm lượng ADN nhưng không làm thay đổi số lượng NST. → Mất
đoạn hoặc chuyển đoạn.
 II sai. Vì thể đột biến B có thay đổi hàm lượng ADN cho nên không thể là đảo đoạn.
 III sai. Vì C là đột biến tam bội chứ không thể là lặp đoạn.
 IV đúng. Vì đột biến D không làm thay đổi hàm lượng ADN, không làm thay đổi số lượng NST. Do đó,
đây là đảo đoạn hoặc chuyển đoạn trên 1 NST hoặc đột biến gen.
Câu 10.  Đáp án A
 I đúng. Tất cả các gen trong tế bào đều có thể bị đột biến, có những đột biến di truyền được, có những
đột biến không di truyền được cho thế hệ sau
 II sai. Cùng một tác nhân đột biến, với cường độ, liều lượng như nhau có thể làm phát sinh đột biến gen
với tần số như nhau ở tất cả các gen
 III sai. Chuỗi polipeptit do gen đột biến quy định ngắn hơn chuỗi polipeptit do gen bình thường quy
định 9AO chắc chắn đã xảy ra đột biến vô nghĩa làm mất 3 bộ ba mã hóa cuối cùng
 IV đúng. Nếu gen đột biến ít hơn gen bình thường 2 liên kết hidro, có thể đã xảy ra đột biến mất 1 cặp
A-T
Vậy có 2 ý đúng.
Câu 11.  Đáp án A
Các đột biến không làm thay đổi hàm lượng ADN trong tế bào: thay thế 1 cặp nucleotit, đảo đoạn NST

FanPage: http://www.facebook.com/bookgol.bio / Trang 26/36


Sinh học Bookgol - Bookgol.vn Sinh học - Đam mê - Sáng tạo

Câu 12.  Đáp án A


Có 2 phát biểu đúng, đó là II và III.
 I sai vì đột biến này làm tăng 2 liên kết hiđro nên nếu là đột biến điểm thì chứng tỏ đây là đột biến
thêm 1 cặp A – T → Số lượng nuclêôtit được tăng lên.
 II đúng vì nếu 2 alen có chiều dài bằng nhau thì chứng tỏ đây là đột biến thay thế 2 cặp A-T bằng 2 cặp
G – X . Suy ra, số nuclêôtit loại A của alen A = số nuclêôtit loại A của alen a + 2 = 500 + 2 = 502.
 III đúng vì nếu đột biến thay thế hai cặp nuclêôtit làm thay đổi một hoặc 2 côđon nhưng vẫn mã hóa
axit amin giống côđon ban đầu (do tính thoái hóa của mã di truyền) thì không làm thay đổi trình tự axit
amin.
 IV sai vì nếu đột biến làm tăng chiều dài 3,4Å tức là đột biến thêm 1 cặp A-T.
→ Alen a nhiều hơn alen A 2 nuclêôtit.
Câu 13. Đáp án D
Ta biểu thị cặp NST tương đồng như sau: Alen trội biểu thị cho NST bình thường, alen lặn biểu thị cho
NST bị đột biến → 2 cặp NST tương đồng đang xét đến là AaBb.
 I Đúng.- Giao tử không mang đột biến là giao tử AB, chiếm tỷ lệ 1/4
 II Đúng.- Do đảo đoạn làm thay đổi vị trí gen trên NST nên sự hoạt động của các gen trên NST bị đảo
của cặp số 5 có thể bị thay đổi, một gen nào đó vốn đang hoạt động nay chuyển đến vị trí mới có thể không
hoạt động hoặc tăng giảm mức độ hoạt động (SGK trang 25) .
 III Sai.- Giao tử mang đột biến là các giao tử Ab, aB và ab → Giao tử chứa NST bị mất đoạn là giao tử
a gồm aB và ab chiếm tỷ lệ 2/3 giao tử đột biến
 IV Sai. Các gen trên cùng NST luôn nhân đôi cùng nhau
Vậy có 2 nội dung đúng.
Câu 14. Đáp án D
Axit amin Bộ ba trên mARN Bộ ba trên ADN
Ala 5’GXU3’ 3’XGA5’
Thr 5’AXU3’ 3’TGA5’
Đột biến không làm thay đổi Ala thành Thr mà không làm thay đổi chiều dài gen là: thay thế cặp X - G
bằng cặp T - A.
Xét các phát biểu
 I sai, gen A có nhiều hon gen a 1 cặp G-X nên gen A có số liên kết hidro lớn hơn
 II sai.
 III đúng.
 IV sai, nếu gen A phiên mã 1 lần cần môi trường cung cấp 200X (có nghĩa là có 200G) thì gen a phiên
mã 2 lần cần môi trường cung cấp 199 x 2 = 398X (vì gen a có ít hơn gen A 1 cặp G-X)
Câu 15. Đáp án B
Có 2 phát biểu đúng, đó là I và III.
 I đúng. Vì nếu alen đột biến là alen trội thì sẽ biểu hiện kiểu hình đột biến.
 II sai. Vì đột biến gen không phát sinh trong quá trình phiên mã. Nếu phiên mã không diễn ra theo
nguyên tắc bổ sung thì sẽ làm thay đổi cấu trúc của phân tử mARN chứ không làm thay đổi cấu trúc của
gen.

FanPage: http://www.facebook.com/bookgol.bio / Trang 27/36


Sinh học Bookgol - Bookgol.vn Sinh học - Đam mê - Sáng tạo

 III đúng. Vì biến dị di truyền là những biến dị có liên quan đến sự thay đổi vật chất di truyền của tế
bào.
 IV sai. Vì tần số đột biến phụ thuộc vào đặc điểm cấu trúc của gen. Do đó, các gen khác nhau sẽ có tần
số đột biến khác nhau.
Câu 16. Đáp án B
Cả 4 phát biểu đúng.
4
1 1
 I đúng. Vì tỉ lệ giao tử không bị đột biến =    .
 2  16
4
 1  15
 II. Đúng. Tỉ lệ giao tử bị đột biến = 1 -    .
 2  16
4
1 1
 III. Đúng. Tỉ lệ giao tử bị đột biến ở 1 NST = 4.    .
2 4
4
1 1
 IV. Đúng. Tỉ lệ giao tử bị đột biến ở 3 NST = C .    .
3
4
2 4
Câu 17. Đáp án D
Các yếu tố tham gia vào quá trình tái bản bao gồm:
(1) Enzyme tạo mồi (3) DNA polymerase
(4) DNA khuôn (5) Các ribonucleotide (6) Các nucleotide
Câu 18. Đáp án C
Gọi số tế bào ban đầu là a, sau 2 lần phân chia trong môi trường N15 thì số mạch N15 là: 2a (22 – 1) = 42
→a=7
Các tế bào phân chia 2 lần trong môi trường N15 được chuyển sang môi trường N14 phân chia 2 lần nữa
nên không có phân tử nào chứa 2 mạch N15 → Có 42 phân tử chứa 1 mạch N15 có 42 phân tử chứa 1
mạch N14
Số tế bào ở lần cuối là: 7 24 =112 tế bào→ Số phân tử chỉ chứa N14 = 112 – 42 = 70
Số phân tử chỉ chứa 1 mạch N14 = số mạch N14 sau khi kết thúc lần phân chia thứ 4 = 70×2 + 42 =182
Cả 4 ý trên đều đúng.
Câu 19. Đáp án D
Tất cả các nhận định về đột biến số lượng nhiễm sắc thể đều đúng.
Câu 20. Đáp án D
 I. sai. Nếu alen a có 150 chu kì xoắn thì → chiều dài a = 510 nm = chiều dài A → là đột biến thay thế.
 II. sai.. Vì số liên kết hidro của alen A = alen a → đây là đột biến thay thế cùng loại, không chắc chắn là
thay cặp A-T bằng cặp T-A.
 III. đúng. Alen a có 699 nu A → có 801 nu G → chiều dài gen a = 510 nm = chiều dài gen A.
 IV. sai. Nó có thể là đột biến thay thế.
Vậy có 1 nhận định đúng.
Câu 21. Đáp án C
Có 4 phát biểu đúng.
 I đúng. Vì thể ba có bộ NST 2n + 1=50 + 1= 51.

FanPage: http://www.facebook.com/bookgol.bio / Trang 28/36


Sinh học Bookgol - Bookgol.vn Sinh học - Đam mê - Sáng tạo

 II đúng. Vì có 25 cặp NST thì sẽ có 25 dạng thể ba.


 III đúng. Vì thể tứ bội có bộ NST 4n = 100.
 IV đúng. Vì thể tam bội có bộ NST 3n =75.
Câu 22. Đáp án A
Có 3 hệ quả, đó là I, III và IV.
Đảo đoạn là dạng đột biến làm cho một đoạn NST nào đó đứt ra rồi đảo ngược 1800 và nối lại. Hệ quả của
đột biến đảo đoạn là làm thay đổi trình tự phân bố các gen trên NST. Do thay đổi vị trí gen trên NST nên
sự hoạt động của gen có thể bị thay đổi làm cho một gen nào đó vốn đang hoạt động nay chuyển đến vị trí
mới có thể không hoạt động hoặc tăng giảm mức độ hoạt động. Do vậy đột biến đảo đoạn có thể gây hại
hoặc làm giảm khả năng sinh sản cho thể đột biến.
Câu 23. Đáp án C
Có 2 phát biểu đúng, đó là II và III
 I sai. Vì khi nhân đôi 3 lần thì số phân tử ADN hoàn toàn mới là = a.(23-2) = 30.
→ a = 30:6 = 5. → Ban đầu có 5 ADN.
 II, III đúng. Vì khi kết thúc quá trình nhân đôi (3 lần + 4 lần) thì tạo ra số phân tử ADN =
= 5 × 27 = 640 phân tử. Trong đó, số phân tử có chứa N14 = 5 × (23+1 – 2) = 70. Thì suy ra số phân tử
ADN chỉ có N15 = 640 – 70 = 570.
 IV sai. Vì tổng số phân tử ADN = a.(2m+n) = 5×(23+4) = 640.
Câu 24. Đáp án D
Có 3 phát biểu đúng, đó là I, III và IV.
- Các gen Z, Y, A trong operon Lac chịu sự kiểm soát của protein ức chế. Do đó, nếu gen điều hòa bị đột
biến là mất khả năng phiên mã hoặc đột biến làm cho protein ức chế bị mất chức năng thì các gen cấu trúc
Z, Y, A sẽ phiên mã liên tục.
- Đột biến ở gen Z hoặc gen Y hoặc gen A thì chỉ làm thay đổi cấu truc của mARN ở gen bị đột biến mà
không liên quan đến gen khác. Khi gen bị đột biến thì cấu trúc của protein do gen đó mã hóa có thể sẽ bị
thay đổi cấu trúc và mất chức năng sinh học.
- Gen điều hòa phiên mã liên tục để tổng hợp protein ức chế bám lên vùng vận hành làm ngăn cản sự phiên
mã của các gen Z, Y, A.
 II sai. Vì gen điều hòa không phiên mã thì các gen Z, Y, A sẽ liên tục phiên mã.
Câu 25. Đáp án B
Cả 4 phát biểu đúng.
 I đúng. Vì đảo đoạn làm thay đổi vị trí của các gen.
 II đúng. Vì chuyển đoạn giữa 2 NST sẽ làm thay đổi thành phần và số lượng gen ở 2 NST bị đột biến.
 III đúng. Vì nếu đoạn NST bị mất chỉ chứa một gen có hại thì đột biến đó đã loại bỏ gen có hại ra khỏi
kiểu gen.
 IV đúng. Vì lặp đoạn sẽ làm cho A và a cùng nằm trên 1 NST.
Câu 26. Đáp án C
Cả 4 phát biểu đều đúng. Giải thích:
 I đúng vì khi nhân đôi 3 lần thì số phân tử ADN hoàn toàn mới là  23  2  .k  6k  60  k  10 .

FanPage: http://www.facebook.com/bookgol.bio / Trang 29/36


Sinh học Bookgol - Bookgol.vn Sinh học - Đam mê - Sáng tạo

 II đúng vì khi kết thúc quá trình nhân đôi (3 lần + 2 lần) thì tạo số phân tử ADN bằng 10  25  320
phân tử. Trong đó, số mạch phân tử có chứa N14  10   24  2   140 .

 Số mạch polinuclêôtit chỉ chứa N15 sau khi kết thúc quá trình trên  10  2  25 140  500.
 III đúng vì số phân tử ADN chỉ chứa N15  10   25  2  24   180.
 IV đúng vì quá trình nhân đôi diễn ra theo nguyên tắc bán bảo tồn cho nên số phân tử ADN chứa cả 2
loại N14 và N15 bằng số phân tử ADN có N14  10   24  2   140.

Câu 27. Đáp án A


 Kiểu hình của thể đột biến do kiểu gen quy định, các gen khác nhau biểu hiện kiểu hình khác nhau nên
trong 4 đáp án trên chỉ có đáp án IV đúng.
 I sai. Vì nếu mất đoạn ở các vị trí khác nhau trên cùng 1 NST thì các đoạn bị mất chỉ chứa các gen khác
nhau nên biểu hiện kiểu hình khác nhau.
 II sai. Vì nếu mất đoạn ở các NST khác nhau sẽ chứa các gen bị mất khác nhau nên biểu hiện kiểu hình
khác nhau.
 III sai. Vì nếu mất đoạn NST có độ dài khác nhau trên cùng 1 NST thì số lượng gen bị mất cũng khác
nhau nên biểu hiện kiểu hình đột biến khác nhau.
Câu 28. Đáp án B
Các đặc điểm có ở quá trình nhân đôi của sinh vật nhân thực là: I, II
 III sai, ADN pol không có nhiệm vụ tháo xoắn.
 IV sai, mạch mới luôn có chiều 5’ -3’; trên mạch gốc 3’-5’ được tổng hợp liên tục; mạch gốc 5’-3’ tổng
hợp gián đoạn.
Câu 29. Đáp án A
 I sai, đột biến đảo đoạn
 II đúng, dòng 3 đảo đoạn H*GFE → EFG*H thành dòng 2 đảo đoạn FG*HI → dòng 4 đảo đoạn
BCD → dòng 1
 III sai. phải là đảo H*GFE→ EFG*H .
 IV đúng.
Câu 30. Đáp án C
Dạng đột biến Số lượng nhiễm sắc thể đếm được ở từng cặp
KL
I II III IV V VI VII
A 3 3 3 3 3 3 3 Tam bội (3n)
B 1 2 2 2 2 2 2 Thể một (2n – 1)
C 3 2 2 2 2 2 2 Thể ba (2n + 1)
D 2 2 2 2 4 2 2 Thể bốn (2n + 2)

Xét 1 cặp gen có 2 alen, số kiểu gen


Số kiểu gen tối đa KG quy định KH trội KG quy định KH

FanPage: http://www.facebook.com/bookgol.bio / Trang 30/36


Sinh học Bookgol - Bookgol.vn Sinh học - Đam mê - Sáng tạo

Thể Thể lặn


Tam bội Tứ bội Tam bội Đơn bội
lưỡng bội lưỡng bội
3 4 5 2 3 1 1
 I sai. Dạng 3n giảm phân tạo giao tử bình thường chiếm 1/2
 II đúng. Số kiểu gen của thể bốn: C71  5  36  25515 (coi như cặp NST mang đột biến là thể tứ bội)
 III sai, dạng C: 2n +1
Số kiểu gen quy định kiểu hình trội về tất cả các tính trạng: C71  3  26  1344 kiểu gen.

 IV sai. Nếu cặp NST đột biến mang gen quy định tính trạng lặn sẽ có: C71  1 26  448
Nếu cặp NST đột biến không mang gen quy định tính trạng lặn sẽ có: C71  1 C61  1 25  1344
Đột biến dạng B có 1792 kiểu gen quy định kiểu hình mang 1 tính trạng lặn
Câu 31. Đáp án A
Các phát biểu đúng là: I, II.
 III sai vì khi dịch mã, ribôxôm chuyển dịch theo chiều 5’ →3’ trên phân tử nhân tử mARN
 IV sai vì mỗi tARN chỉ có 1 anticodon
Câu 32. Đáp án B
Phát biểu đúng về đột biến gen là: (1),(2),(3)(4)
Câu 33. Đáp án C
 I đúng
 II đúng → Vì ĐB gen trội ở thể dị hợp vẫn được biểu hiện ra kiểu hình => Thể đột biến
 III sai → Ngoài tác nhân hóa học, vật lí thì còn có các tác nhân sinh học như virus có trong cơ thể hoặc
môi trường bên ngoài cơ thể.
 IV mình nghĩ là sai → Cơ chế phát sinh đột biến gen là do bắt cặp không đúng trong nhân đôi ADN
(không theo nguyên tắc bổ sung), hay tác nhân xen vào mạch khuôn hoặc mạch đang được tổng hợp phải
trải qua quá trình tiền đột biến mới xuất hiện đột biến. Cơ chế DT ở cấp độ phân tử k chỉ có nhân đôi mà
còn có phiên mã, dịch mã...
Câu 34. Đáp án A
Có 2 phát biểu đúng, đó là I và IV.
(Cần phân biệt đột biến gen với đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. Đột biến gen sẽ làm thay đổi cấu trúc của
mARN nhưng đột biến cấu trúc NST thì chỉ liên quan tới gen đột biến mà không liên quan tới gen khác).
- I đúng. Vì đảo đoạn be thì sẽ làm thay đổi vị của 3 gen là gen II, gen III, gen IV. → Trật tự là I, IV, III,
II, V.
- II sai. Vì các gen khác nhau thì có vùng điều hòa khác nhau nên có số lần phiên mã khác nhau.
- III sai. Vì d là vị trí thuộc vùng liên gen (vùng nối giữa gen III và gen IV). Do đó, nếu mất 1 cặp nucleotit
ở vị trí d không làm thay đổi cấu trúc của bất cứ gen nào.
- IV đúng. Vì nếu mất đoạn de thì sẽ làm mất gen IV. Nếu khi gen IV là gen có hại thì việc mất gen IV sẽ
làm tăng sức sống cho thể đột biến.
Câu 35. Đáp án B
Có 2 phát biểu đúng, đó là III và IV.

FanPage: http://www.facebook.com/bookgol.bio / Trang 31/36


Sinh học Bookgol - Bookgol.vn Sinh học - Đam mê - Sáng tạo

Mạch gốc của gen A có 3’AXG GXA AXG TAA GGG5’. à Đoạn phân tử mARN là 5’UGX XGU UGU AUU
XXX5’.
 I sai. Vì đột biến thay thế cặp A-T ở vị trí thứ 12 thành cặp G-X thì sẽ làm thay đổi bộ ba AUU thành
AUX. Mà cả hai bộ ba này đều quy định tổng hợp axit amin Ile. Vì vậy không làm thay đổi cấu trúc của
protein nên đây là đột biến trung tính.
 II đúng. Vì khi đột biến thay thế cặp A-T ở vị trí thứ 6 bằng bất kì một cặp nuclêôtit nào khác thì sẽ làm
cho bộ ba XGU trở thành các bộ ba XGX hoặc XGG hoặc XGA. Mà các bộ ba này đều quy định tổng hợp
axit amin Arg nên không làm thay đổi cấu trúc của chuỗi pôlipeptit.
 III sai. Vì khi gen A bị đột biến thay thế cặp G-X ở vị trí thứ 4 bằng cặp A-T thì sẽ làm cho bộ ba XGU
thành bộ ba UGU. Mà UGU không phải là bộ ba kết thúc.
 IV đúng. Vì khi gen A bị đột biến thay thế cặp G-X ở vị trí thứ 13 bằng cặp A-T thì sẽ làm thay đổi bộ ba
XXX được thay bằng bộ ba UXX. Mà bộ ba XXX quy định Pro còn bộ ba UXX quy định Ser nên chuỗi
pôlipeptit sẽ bị thay đổi axit amin Pro thành axit amin Ser.
Câu 36. Đáp án B.
Chí có phát biểu I đúng. Còn lại:
 II sai vì cơ thể mang đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình gọi là thể đột biến.
 III sai vì đột biến gen có thể làm thay đổi cấu trúc và chức năng của protein hoặc không làm thay đổi
cấu trúc và chức năng của protein trong trường hợp đột biến thay thế ở nucleotit thứ 3 của bộ ba làm cho
bộ ba ban đầu và bộ ba sau đột biến cùng mã hóa một axit amin.
 IV sai vì hóa chất 5-BU thường gây ra các đột biến gen dạng thay thế nucleotit.
Câu 37. Đáp án B.
Có 2 phát biểu đúng là III, IV. Còn lại:
 I sai vì đột biến chuyển đoạn có thể làm tăng hàm lượng ADN trong nhân tế bào.
 II sai vì đột biến số lượng nhiễm sắc thể dạng lệch bội (thể một, thể không…) có thể làm giảm hàm lượng
ADN trong nhân tế bào.
Câu 38. Đáp án A.
Có 2 phát biểu đúng, đó là I và III.
 I đúng vì các gen trên một NST thì có số lần nhân đôi bằng nhau.
 II sai vì các gen khác nhau thì thường có số lần nhân đôi khác nhau.
 III đúng vì đảo đoạn sẽ làm thay đổi vị trí của gen dẫn tới làm thay đổi mức độ hoạt động của gen
trên đoạn bị đảo. Khi đảo đoạn BCDE thì vị trí của gen B bị thay đổi. Do đó, có thể sẽ làm cho mức
độ hoạt động phiên mã của gen B sẽ thay đổi (giảm hoạt động, dẫn tới làm giảm sản phẩm).
 IV sai vì đột biến mất 1 cặp nuclêôtit của gen C thì chỉ ảnh hưởng đến gen C mà không ảnh hưởng
đến cấu trúc của các gen khác.
Câu 39. Đáp án C.
Có 3 phát biểu đúng, đó là I, III và IV.
Mạch gốc của gen A có: 3AXG GXA AXATAAGGG5 .
 Đoạn phân tử mARN là: 5UGX XGU UGU AUU XXX3 .
Theo đó:
 I sai. Từ trình tự nucleotit của mARN theo nguyên tắc bổ sung ta suy ra được trình tự các lượt tARN
tham gia dịch mã có các anticodon 3AXG5 , 3GXA5 , 3AXA5 , 3UAA5 , 3GGG5 .

FanPage: http://www.facebook.com/bookgol.bio / Trang 32/36


Sinh học Bookgol - Bookgol.vn Sinh học - Đam mê - Sáng tạo

 II sai. Nếu gen A bị đột biến thêm cặp G-X ngay trước cặp A-T ở vị trí thứ 12 đoạn mARN được tổng
hợp từ đoạn gen nói trên thay đổi thành phần nucleotit tại cả codon thứ 4 và codon thứ 5.
 III đúng. Từ trình tự các codon trên mARN do gen A phiên mã, ta suy ra được đoạn polipeptit do gen
A mã hóa có trình tự các axit amin là Cys-Arg-Cys-Ile-Pro.
 IV đúng. Nếu gen A bị đột biến thay thế cặp A-T ở vị trí thứ 9 của đoạn ADN nói trên bằng cặp T-A thì
làm cho codon thứ 3 ban đầu là UGU biến thành codon kết thúc UGA nên không có phức hợp axit amin –
tARN tương ứng cho codon này.
Câu 40. Đáp án C
Các phát biểu sai là
 I sai vì sự tiếp hợp xảy ra giữa các cromatit ở cơ thể có kiểu gen là XX.
 II sai vì tế bào nhân sơ không có NST.
 IV sai vì ở gia cầm XX là con đực. XY là con cái.
Câu 41. Đáp án C
 I đúng. Chiều dài của đoạn gen = 18  3,4 = 6,12 nm.
 II sai. Có 10 riboxom trượt qua và có 3 mARN nên tạo ra 30 pôlipeptit
 III đúng. Vì mạch 2 có 6 bộ ba, trong đó bộ ba đầu tiên sẽ là 5’AUG3’ và bộ ba thứ 6 là 5’UAA3’ là
bộ ba kết thúc. Do bài toán cho biết quá trình dịch mã đã cần cung cấp 150 aa cho nên suy ra chuỗi
polipeptit này có 5 axit amin, do đó chỉ có mạch 2 làm mạch gốc thì mới thỏa mãn. Nếu mạch 1 là mạch
gốc thì sẽ có 6 axit amin.
 IV sai. Vì mạch 2 là mạch gốc cho nên sẽ có 1 bộ ba AUG, do đó mỗi chuỗi polipeptit sẽ có 1 aa Met.
Vì có 30 chuỗi polipeptit nên sẽ có 30 aa Met.
Câu 42. Đáp án A
Chỉ có V đúng
 I sai. Vì đột biến gen xảy ra ở cả động vật và thực vật.
 II sai. Vì trong cùng một cơ thể, khi chịu tác động của một loại tác nhân thì các gen đều có tần số đột
biến khác nhau, có những gen dễ bị đột biến, có những gen khó bị đột biến, nó phụ thuộc vào cấu trúc của
gen.
 III sai. Vì những biến đổi trong cấu trúc của gen được gọi là đột biến gen
 IV sai. Vì đột biến gen xảy ra ở cả tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục.
Câu 43. Đáp án C. Có 3 phát biểu đúng, đó là II, III và IV.
 I sai vì mã kết thúc không quy định tổng hợp axit amin.
Câu 44. Đáp án C. Cả 4 phát biểu đều đúng.
 I đúng vì khi nhân đôi 3 lần thì số phân tử ADN hoàn toàn mới là a.  23  2   60 
 a  60  6  10.
 II, IV đúng vì khi kết thúc quá trình nhân đôi (3 lần + 4 lần) thì tạo ra số phân tử ADN là
10  27  1280 phân tử. Trong đó, số phân tử có chứa N14  10   231  2   140.

 III đúng vì số phân tử ADN chỉ chứa N15  a.  2mn  2  2m1   10   234  2  231   1140.
Câu 45. Đáp án C. Có 3 phát biểu đúng, đó là I, II và III.
 I đúng vì ở các thể lưỡng bội có số kiểu gen là 3  3 11  9 kiểu gen.
 II đúng. Ta có:
 Thể một ở cặp A có số kiểu gen là 1 2 11  2 kiểu gen.

FanPage: http://www.facebook.com/bookgol.bio / Trang 33/36


Sinh học Bookgol - Bookgol.vn Sinh học - Đam mê - Sáng tạo

 Thể một ở cặp B có số kiểu gen là 2 111  2 kiểu gen.


 Thể một ở cặp D có số kiểu gen là 2  2 11  4 kiểu gen.
 Thể một ở cặp E có số kiểu gen là 2  2 11  4 kiểu gen.
 Thể bình thường (2n) có số kiểu gen là 2  2 11  4 kiểu gen.
 Tổng số kiểu gen là 2  2  4  4  4  16 kiểu gen.
 III đúng. Kiểu hình trội về 2 tính trạng là kiểu hình aabbDDED.
 Thể một có số kiểu gen là 4 111  4 kiểu gen.
 Thể bình thường (2n) có số kiểu gen là 1111  1 kiểu gen.
 Tổng số kiểu gen là 4  1  5 kiểu gen.
 IV sai vì có 30 kiểu gen.
 Thể một ở cặp A có số kiểu gen là 2  3 11  6 kiểu gen.
 Thể một ở cặp B có số kiểu gen là 3  2 11  6 kiểu gen.
 Thể một ở cặp D có số kiểu gen là 3  3 11  9 kiểu gen.
 Thể một ở cặp E có số kiểu gen là 3  3 11  9 kiểu gen.
 Tổng số kiểu gen ở các thể một là 6  6  9  9  30 kiểu gen.
Câu 46. Đáp án A.
Chỉ có phát biểu III đúng.
 I sai vì đảo đoạn ae thì sẽ làm thay đổi vị của 4 gen là gen I, gen II, gen III, gen IV có thể chuyển các
gen này từ vị trí hoạt động mạnh sang vị trí hoạt động yếu (hoặc không hoạt động) hoặc ngược lại.
 II sai vì ở sinh vật nhân thực, mỗi gen có một vùng điều hòa khác nhau nên khả năng phiên mã của
các gen là khác nhau.
 III đúng vì a là vị trí thuộc vùng liên gen (vùng nối giữa 2 gen). Do đó nếu mất 1 cặp nuclêôtit ở vị trí
a không làm thay đổi cấu trúc của bất cứ gen nào cả.
 IV sai vì đột biến thêm một cặp nuclêôtit ở gen II thì chỉ làm thay đổi cấu trúc gen II chứ không ảnh
hưởng đến gen khác.
Câu 47. Đáp án C
Có 3 phát biểu đúng, đó là I, II và III.
 IV sai vì đột biến mất đoạn mặc dù hầu hết có hại nhưng vẫn có thể có lợi nên vẫn là nguyên liệu của
tiến hóa.
Câu 48. Đáp án D
Chỉ có phát biểu III đúng. Còn lại:
- I sai vì alen đột biến có thể có số nuclêôtit bằng số nuclêôtit ban đầu trong trường hợp đột biến thay thế.
Hoặc cũng có thể có tổng số nuclêôtit tăng hoặc giảm 1 cặp nuclêôtit trong trường hợp đột biến thêm hoặc
mất.
- II sai.
- IV sai vì đột biến thay thế nuclêôtit làm bộ ba bình thường thành bộ ba kết thúc không làm thay đổi chiều
dài của gen nhưng có thể làm chuỗi polipeptit do gen đó tổng hợp bị ngắn đi.
Câu 49. Đáp án B
 II sai. Trong cấu trúc phân tử mARN không có các liên kết hiđrô.
 IV sai. Enzim ADN pôlimeraza tổng hợp mạch mới theo chiều 5' → 3'.

FanPage: http://www.facebook.com/bookgol.bio / Trang 34/36


Sinh học Bookgol - Bookgol.vn Sinh học - Đam mê - Sáng tạo

Câu 50. Đáp án A


 I. Đột biến mất đoạn NST: là dạng đột biến làm mất đi một đoạn nào đó của NST → làm NST ngắn đi
→ làm thay đổi chiều dài phân tử ADN.
 II. Đột biến thể ba: Đột biến thể ba có dạng 2n + 1 (1 cặp NST nào đó có 3 chiếc), dạng đột biến này
chỉ làm thay đổi số lượng NST chứ không làm thay đổi chiều dài NST.

 III. Đột biến lặp đoạn NST: :Lặp đoạn là dạng đột biến làm cho 1 đoạn nào đó của NST có thể lặp đi
lặp lại một hay nhiều lần. Hệ quả của lặp đoạn dẫn đến làm gia tăng số lượng gen trên NST. Dạng đột
biến này làm NST dài ra → làm thay đổi chiều dài phân tử ADN.

 IV. Đột biến chuyển đoạn tương hỗ là dạng đột biến mà cả 2 đoạn NST cùng đứt ra 1 đoạn và trao đổi
cho nhau. Vì khả năng các đoạn bị đứt ra là rất thấp → chuyển đoạn tương hỗ làm thay đổi chiều dài NST.

Câu 51. Đáp án B


Có 2 phát biểu đúng là các phát biểu II, III
 I sai. Vì có thể đoạn bị mất gen là đoạn mang những gen quy định các tính trạng không tốt. Trong
trường hợp này thì mất đoạn có thể có lợi cho thể đột biến.
 IV sai. Vì đột biến đảo đoạn làm thay đổi trình tự gen trên NST → có thể gây hại cho thể đột biến.
Câu 52. Đáp án C
Cả 4 phát biểu đúng.
 I và II đều đúng. Vì đột biến thay thế cặp X-G thành cặp G-X nên không làm thay đổi thành phần, số
lượng nucleotit.
 III đúng. Vì đột biến này không liên quan đến cặp A-T nên khi phiên mã, số nucleotit loại A mà môi
trường cùng cấp cho alen A cũng giống như số nucleotit loại A mà môi trường cung cấp cho alen a.
 IV đúng. Vì đột biến đã làm cho G của mARN được thay bằng X của mARN nên ban đầu cần 200X thì
bây giờ cần 201X.
Câu 53. Đáp án C
Có 2 phát biểu đúng, đó là I và II.
 I đúng. Vì đột biến cấu trúc làm ảnh hưởng đến số lượng bản sao của gen hoặc ảnh hưởng đến mức độ
hoạt động của gen. Do đó làm mất cân bằng gen.
 II đúng. Vì mất đoạn thì sẽ dẫn tới mất gen có trên đoạn bị mất.
 III sai. Vì đột biến lặp đoạn có thể làm giảm bớt sự biểu hiện của tính trạng. IV sai. Vì đột biến cấu
trúc làm thay đổi cấu trúc của NST cho nên thường sẽ làm thay đổi hình thái của NST.
Câu 54. Đáp án C
Có 3 phát biểu đúng, đó là I, II và III.
- Tất cả xác đột biến cấu trúc NST (mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn) không làm thay đổi số
lượng NST. (Ngoại trừ đột biến chuyển đoạn Robenson có làm thay đổi số lượng NST).
- Đột biến số lượng NST sẽ làm thay đổi số lượng NST.
Câu 55. Đáp án C
Có 2 phát biểu đúng, đó là II và IV.
 I sai. Vì đây là đột biến đảo đoạn (đoạn đảo chứa các gen QMNP
 II đúng. Vì đảo đoạn có thể làm giảm khả năng sinh sản.

FanPage: http://www.facebook.com/bookgol.bio / Trang 35/36


Sinh học Bookgol - Bookgol.vn Sinh học - Đam mê - Sáng tạo

 III sai. Vì đoạn đảo không liên quân đến gen O nên không làm thay đổi mức độ biểu hiện của gen O.
 IV đúng. Vì thể đột biến này có 1 cặp NST bị đột biến ở 1 chiếc nên tỉ lệ giao tử đột biến = 50%.
Câu 56. Đáp án D
Đột biến không làm thay đổi khả năng thích nghi của cơ thể sinh vật → chức năng của protein không bị
thay đổi.
 I sai, nếu đột biến xảy ra ở mã mở đầu của một gen thiết yếu → không được dịch mã → không tạo ra
protein, ảnh hưởng tới sức sống của sinh vật.
 II đúng, không làm thay đổi trình tự axit amin
 III sai.
 IV đúng, không ảnh hưởng tới trình tự axit amin
 V sai, đột biến làm xuất hiện bộ ba 3’ATT5’ → xuất hiện mã 5’UAA3’ (mã kết thúc) → thay đổi số
lượng axit amin
Vậy số kiểu gen quy định kiểu hình trội về tất cả các tính trạng: 6144
Câu 57. Đáp án C
 I sai. Thể lệch bội chỉ thay đổi số lượng NST ở 1 hoặc 1 số cặp NST.
 II sai. Thể ba nhiễm 2n +1 = 15
 III đúng. Thể 4 nhiễm: 2n +2 = 22
 IV đúng. Thể một: 2n – 1 = 23 NST, ở kỳ sau nguyên phân có 46 NST đơn.
 V đúng. Không phân ly ở 1 cặp tạo giao tử n +1 và n -1; nếu thụ tinh với giao tử bình thường tạo hợp
tử 2n +1 hoặc 2n -1.
Câu 58.
Có 2 phát biểu đúng là các phát biểu IV, V.
 I sai. Vì tính thoái hóa của mã di truyền là hiện tượng nhiều bộ ba cùng mã hóa cho 1 axit main.
 II sai.
 III sai. Vì tính phổ biến của mã di truyền là các loài sinh vật đều sử dụng chung bộ mã di truyền (trừ
một vài ngoại lệ).
Câu 59. Đáp án D
Cả 4 phát biểu điều đúng.
 I đúng vì alen a dài hơn alen A 0,34 nm →Thêm một cặp nuclêôtit.
 II đúng vì nếu alen A có 3720 liên kết hidro thì chúng đột biến điểm làm tăng 1 liên kết hidro →đột
biến thay thế cặp A-T bằng cặp G-X.
 III đúng vì alen a có 3721 liên kết hidro và có 779 T thì suy ra có 721 số nuclêôtit loại G →tổng số
nuclêôtit của alen a là 3000→Alen a có chiều dài 510 nm.
 IV đúng vì alen a có 3721 liên kết hidro và có 721 X thì suy ra có 779 số nuclêôtit loại A → Tổng số
nuclêôtit của alen a là 3000→ Alen A và alen a có tổng số nuclêôtit bằng nhau → Đây là đột biến thay thế
một cặp nuclêôtit.
Câu 60. Đáp án C
Phát biểu đúng là I, II,III.
 IV sai vì đột biến đa bội chẵn thuộc đột biến số lượng NST mà đột biến số lượng NST không làm thay
đổi lượng gen có trên một nhiễm sắc thể.

FanPage: http://www.facebook.com/bookgol.bio / Trang 36/36

You might also like