Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 68

Điều khiển kế t nố i liên

ma ̣ng
Thà nh viên:
❖ Lâm Tuấn Anh
❖ Trần Mạnh Hiếu
❖ Lê Thành Công
❖ Phạm Quang Linh
❖ Đặng Quang Huy
Nhóm 10
Nô ̣i dung

1. Xu hướ ng phát triển kiến trúc mạng


2. Giao thứ c truyề n tải báo hiệu Sigtran
3. Kết nối liên mạng IMS - CS

Báo hiệu và điề u khiển kết nối liên mạng


1
Báo hiệu và điề u khiển kết nối liên mạng
1. Xu hướng phá t triể n cấ u trú c mạng

Nộ i dung
1.1 Giớ i thiệu về FMC
1.2 Cấu trúc FMC dự a trên IMS
1.3 Mô hı̀nh tham chiếu IMS trong FMC

Báo hiệu và điề u khiển kết nối liên mạng


1.1 Giới thiệu về FMC
Khái niệm hội tụ di động - cố định (Fixed
Mobile Convergence - FMC) ngụ ý tới sự tích
hợp của các công nghệ mạng có dây và
không dây.

Mạng hội tụ cố định/di động cho phép


thuê bao di động có thể chuyển vùng ra
ngoài vùng phục vụ của mạng di động
mà vẫn có khả năng truy nhập các dịch
vụ cung cấp trong mạng thường trú.

Báo hiệu và điề u khiển kết nối liên mạng


1.1 Giới thiệu về FMC (tiế p)
Ngày nay, FMC đã trở thành một
khái niệm rộng lớn về sự hội tụ giữa các
ngành công nghiệp truyền thông, dữ liệu
và viễn thông.
FMC cho phép khách hàng truy
nhập đến rất nhiều dịch vụ liên lạc,
thông tin và/hoặc giải trí với chất lượng
dịch vụ ổn định, độc lập với thiết bị truy
nhập, mạng truy nhập hay vị trí sử dụng
của khách hàng.

Báo hiệu và điề u khiển kết nối liên mạng


1.1 Giới thiệu về FMC (tiế p)
Đối với mạng di động, các công
nghệ mạng sau đây có thể được sử
dụng để thực hiện việc hội tụ với
mạng cố định:
✔ Miền IMS: liên quan đến việc
sử dụng miền IMS của 3GPP để
cung cấp các dịch vụ dựa trên
SIP.
✔ PLMN-CS: miền chuyển mạch
kênh cung cấp dịch vụ thoại
✔ PLMN-PS: miền chuyển mạch
gói cung cấp các dịch vụ chuyển
mạch gói

Báo hiệu và điề u khiển kết nối liên mạng


1.1 Giới thiệu về FMC (tiế p)
Mạng cố định có thể được phân
thành 3 loại công nghệ truy nhập
cố định sau đây, có thể thực hiện
hội tụ với mạng di động:
✔ Mạng vô tuyến
✔Truy nhập cố định băng rộng
✔ Mạng chuyển mạch điện
thoại công cộng PSTN

Báo hiệu và điề u khiển kết nối liên mạng


1.1 Giới thiệu về FMC (tiế p)
Mục tiêu hội tụ về mạng như sau:
Mạng hội tụ sẽ sử dụng cơ sở hạ tầng truyền tải chung dựa trên công
nghệ IP.
Mạng hội tụ có kiến trúc báo hiệu IP chung cho các dịch vụ đa
phương tiện có yêu cầu báo hiệu.
Mạng hội tụ có môi trường kiến tạo dịch vụ mở, có giao diện chuẩn
mở với phần báo hiệu IP, cho phép triển khai dịch vụ của các nhà
khai thác mạng.
Mạng hội tụ cho phép truy nhập mạng nhiều công nghệ truy nhập
khác nhau, như PSTN, xDSL, WLAN, 2G, 3G.
Báo hiệu và điề u khiển kết nối liên mạng
1.1 Giới thiệu về FMC (tiế p)
Các nghiên cứu chuẩn hoá mạng hội tụ
∙ Xuất phát từ việc hỗ trợ cho mạng không dây, tổ chức 3GPP đã chuẩn
hoá mạng lõi IMS. Kiến trúc IMS cho phép cung cấp các ứng dụng đa
phương tiện trên môi trường GPRS/UMTS.
∙ Tổ chức 3GPP2 cũng xây dựng một kiến trúc tương tự, đó là tập con
của kiến trúc MMD. 3GPP2 đã kế thừa rất nhiều các chuẩn trong IMS
của 3GPP.
∙ Về mạng cố định, tổ chức ETSI và TISPAN đã phát triển mạng NGN
cho cố định lên mạng FMC theo kiến trúc của 3GPP và 3GPP2.

Báo hiệu và điề u khiển kết nối liên mạng


Cấu trúc mạng hội tụ của 3GPP

Cấu trúc mạng FMC theo 3GPP tuân theo


mô hình phân lớp chức năng của ITU-T, bao
gồm 4 lớp:

Báo hiệu và điề u khiển kết nối liên mạng


Cấu trúc mạng hội tụ của 3GPP2

Kiến trúc mạng FMC theo


3GPP2 tương tự như kiến trúc
mạng FMC của 3GPP. Trên
thực tế, 3GPP2 được phát triển
lên từ tiêu chuẩn IMS 3GPP
năm 2006. Hình 1-6 mô tả kiến
trúc mạng FMC dựa trên mạng
lõi MMD được định nghĩa bởi
3GPP2, [21].

Báo hiệu và điề u khiển kết nối liên mạng


Cấu trúc mạng hội tụ của TISPAN

Ban đầu, SIP trong IMS được


phát triển cho IP trên cơ sở
mạng 3GPP và 3GPP2. Sau
đó, ITU-T và ETSI đã lựa
chọn SIP cho sự hội tụ giữa
viễn thông và internet. Kiến
trúc mạng FMC theo ISPAN
như Hình 1-7, [15].

Báo hiệu và điề u khiển kết nối liên mạng


So sánh, phân tích các cấu trúc IMS
của 3GPP, 3GPP2 TISPAN
IMS của 3GPP và 3GPP2 vốn được thiết kế ban đầu cho 3G tiến
đến AllIP. Kiến trúc IMS của TISPAN hoàn thiện hơn bởi khả
năng kết nối với FixNGN. TISPAN quan tâm các phân hệ khác
nhau ngoài IMS và IMS chỉ là một
phần trong số các phân hệ.
∙ Báo hiệu đều dựa trên một số giao thức đã được chuẩn hoá:
giao thức SIP và giao thức DIAMETER.
∙ Tên một số thực thể chức năng có thể khác nhau do sự phân
tán chức năng hay gộp lại của một số chức năng trong các thực
thể vật lý.
Báo hiệu và điề u khiển kết nối liên mạng
Cấu trúc mạng hội tụ FMC
Kiến trúc chức năng mạng
FMC được mô tả ở Hình 1-8
dưới đây tuân theo mô hình
tham chiếu chung của ITU-U
cho mạng thế hệ kế tiếp
(ITU-T Recommendation
Y.2011: “General principles
and general reference model
for next generation
network”.) và theo mô hình
IMS của TISPAN, [10].
Báo hiệu và điề u khiển kết nối liên mạng
Cấu trúc mạng hội tụ FMC
Các chức năng

Các chức năng


VẤN ĐỀ CHẤT LƢỢNG DỊCH VỤ TRÊN MẠNG
HỘI TỤ
Mạng hội tụ cố định - di động FMC được coi là bước phát triển tiếp theo
của thế hệ mạng viễn thông NGN. Mạng FMC lấy mạng IP làm mạng chuyển tải
và chấp nhận các phương thức truy nhập cố định và di động, vấn đề chất lượng
dịch vụ QoS (Quality of Service) từ đầu cuối đến đầu cuối trong mạng FMC
được đặt ra như một thách thức vì mạng IP cũng như các mạng di dộng tồn tại
nhiều điểm về QoS chưa được giải quyết.
Trong môi trường mạng hội tụ, có nhiều loại ứng dụng và dịch vụ (video,
voice, data,…) được thực hiện trên cùng một cơ sở mạng đã có, nhưng mỗi loại
dịch vụ có yêu cầu khác nhau về băng thông, độ trễ, độ tin cậy…Vấn đề đặt ra là
làm sao để các yêu cầu khác nhau đều được đáp ứng và tránh lãng phí tài
nguyên. Trong chương này, chúng ta sẽ phân tích sơ bộ về vấn đề QoS trong
mạng FMC, thực trạng và giải pháp đảm bảo QoS, một số vấn đề về QoS cần
quan tâm khi xây dựng mạng FMC.
Các yếu tố chính ảnh hƣởng tới QoS trên mạng
FMC
Yếu tố động của mạng (network dynamic): sự biến động trong cấu trúc
mạng do thêm hoặc bớt các node mạng hay biến động tài nguyên trên mỗi
node mạng.
∙ Ảnh hưởng của đa truy nhập (multi-access): các phương thức truy nhập
khác nhau làm cho việc ánh xạ các mức dịch vụ không tương thích (Ví dụ
các lớp QoS trong UMTS và trong Diffserv).
∙ Ảnh hưởng của đa chính sách (multi–policy): các phiên giao dịch sử dụng
cơ sở hạ tầng của nhiều nhà cung cấp dịch vụ khác nhau. Mỗi nhà cung
cấp dịch vụ có chính sách riêng và khó bắt tay với nhau trong việc đảm
bảo E2E QoS.
∙ Tính di động (mobility): môi trường truyền sóng thay đổi, sự di động của
trạm cuối, quá trình chuyển giao khi trạm chuyển từ điểm truy nhập này
sang điểm truy nhập khác.
CÁC GIẢI PHÁP HÌNH THÀNH MẠNG HỘI TỤ
FMC
Giải pháp hội tụ dựa trên công nghệ không cấp phép UMA (Unlicensed Mobile
Access): cho phép cung cấp các dịch vụ thoại và số liệu di động chất lượng cao trên
mạng GSM và các mạng vô tuyến băng rộng (Wi-Fi/Bluetooth) sử dụng ở trong nhà,
văn phòng và các điểm truy nhập công cộng. Việc truy nhập trong các phổ tần vô
tuyến không cấp phép của các mạng vô tuyến băng rộng có giá thành thấp hơn nhiều
so với các mạng di động 2,5G và 3G.
Giải pháp hội tụ dựa trên công nghệ Femtocell: là một giải pháp cho hội tụ cố
định - di động, cung cấp kết nối tốc độ cao cho người dung trong nhà, văn phòng,
công sở. Những tiềm năng về dịch vụ đa phương tiện trong tương lai chính là đòn bẩy
cho việc triển khai Femtocell.
Giải pháp hội tụ dựa trên kiến trúc mạng lõi IMS (IP Multimedia Subsystem): được
sử dụng cho mục đích phân phối các dịch vụ đa phương tiện. Kiến trúc IMS cho phép
kết kết nối với nhiều loại mạng truy nhập khác nhau (có thể là mạng di động 2G, 3G,
WiFi, WiMAX, mạng cố định...).
Hội tụ cố định - di động dựa trên công nghệ
UMA
1.2 Cấ u trú c FMC dự a trên IMS

Cấu trúc này được xây dựng với giả thiết rằng: một nền tảng dịch vụ
IMS chung được thực hiện để cung cấp các dịch vụ cả mạng cố định và
di động. Nền tảng IMS hội tụ này có thể được sử dụng để chuyển các
dịch vụ giữa các thiết bị đầu cuối kết nối với các mạng khác nhau dựa
trên khả năng kết nối (reachability), sở thích của thuê bao hoặc yêu cầu
rõ rà ng của thuê bao.

Báo hiệu và điề u khiển kết nối liên mạng


1.2 Cấ u trú c FMC dự a trên IMS (tiế p)

Cấu trúc này cũng có thể được sử dụng để chuyển các dịch vụ từ một
hệ thống truy nhập này sang một hệ thống truy nhập khác để hỗ trợ tính
liên tục dịch vụ cho các thiết bị đầu cuối đa chế độ; những thiết bị này có
thể kết nối đến đồng thời các điểm truy nhập vô tuyến cố định và mạng di
động.

Báo hiệu và điề u khiển kết nối liên mạng


Hình 5.1 Cấu trúc FMC dựa trên IMS

Báo hiệu và điề u khiển kết nối liên mạng


1.2 Cấ u trú c FMC dự a trên IMS (tiế p)

Trong vấn đề hội tụ cố định di động, cấu trúc hỗ trợ tính liên tục dịch
vụ giữa mạng chuyển mạch gói điều khiển bởi IMS với các mạng di động
chuyển mạch kênh là điểm mấu chốt của vấn đề đảm bảo QoS. Cấu trúc
này yêu cầu các chức năng hội tụ PS/CS điển hình để kết nối giữa mạng
điều khiển bởi IMS với mạng CS.

Báo hiệu và điề u khiển kết nối liên mạng


1.2 Cấ u trú c FMC dự a trên IMS (tiế p)

Những chức năng này được thể hiện trên hình 5.1 bao gồm: lớp dịch
vụ FMC app và IWF ở lớp truyền tải. Những chức năng này sẽ có trong
mạng IMS để tận dụng các giao diện CS. Cấu trúc phỏng tạo
PSTN/ISDN dựa trên IMS có thể được coi là cấu trúc FMC dựa trên IMS
do cấu trúc IMS hội tụ có thể cung cấp các dịch vụ đồng thời cho thuê
bao di động và đầu cuối PSTN/ISDN.

Báo hiệu và điề u khiển kết nối liên mạng


1.3 Mô hı̀nh tham chiế u
FMC dự a trên MSC
Mục tiêu lâu dài của FMC là cung cấp cho thuê bao các dịch vụ không
hạn chế trong môi trường truy nhập mạng cố định và di động. Hình 5.2
mô tả các miền mạng cho cả mạng cố định và di động để thể hiện các
mức hội tụ khác nhau có thể đạt được với cấu trúc này.

Báo hiệu và điề u khiển kết nối liên mạng


Hình 5.2 Mô hình tham chiế
u cấ
u
trúc FMC dựa trên IMS

Thiế
t bị
đầ
u cuố
i
thuê bao

Miền truyề
n
tải truy cập
Miền
truyền tải
lõi

Báo hiệu và điề u khiển kết nối liên mạng


1.3 Mô hı̀nh tham chiế u
FMC dự a trên MSC (tiế p)
Miền truyền tải truy nhập (Access Transport) hỗ trợ kết nối giữa miền
thiết bị đầu cuối thuê bao (User Equipment Domain) với miền truyền tải
lõi (Core Transport Domain) độc lập với công nghệ truy nhập. Bên trong
miền truyền tải truy nhập, chúng ta phân biệt giữa khối miền truy nhập
hữu tuyến/ không dây (Radio/Wired Access Domain) với miền tích hợp
truy nhập (Access Aggregation Domain).

Báo hiệu và điề u khiển kết nối liên mạng


1.3 Mô hı̀nh tham chiế u
FMC dự a trên MSC (tiế p)
Ví dụ đặc trưng cho miền tích hợp truy nhập:

• Cấu trúc mạng GPRS (một phần mạng truy nhập kết nối IP 3GPP)

• Mạng kết nối DSLAM tới các thiết bị biên BRAS/IP

Một miền tích hợp truy nhập


di động phải chứa các chức
năng quản lý di động.

Báo hiệu và điề u khiển kết nối liên mạng


1.3 Mô hı̀nh tham chiế u
FMC dự a trên MSC (tiế p)
Chức năng miề n truyề n tả i lõi:
• Quản lý di động (hỗ trợ tính di động giữa các miền truy nhập )
• Kết nối với các miền truy nhập trong cùng một mạng và với các
miền truyền tải lõi của các mạng khác để hỗ trợ chức năng xử lý đa
phương tiện khi cần.
• Truy nhập mạng.
• Điều khiển truy nhập và quản lý tài nguyên.

Báo hiệu và điề u khiển kết nối liên mạng


1.3 Mô hı̀nh tham chiế u
FMC dự a trên MSC (tiế p)
Truyền tải IP trong mạng lõi tại mặt phẳng truyền tải cho phép ghép
nối giữa các công nghệ truy nhập cố định và di động.

Tuy vậy, khả năng làm việc liên mạng giữa các công nghệ truy nhập
vô tuyến khác nhau tại lớp truyền tải không đủ hỗ trợ tính di động toàn
cầu trong môi trường hỗn tạp như vậy.

Báo hiệu và điề u khiển kết nối liên mạng


1.3 Mô hı̀nh tham chiế u
FMC dự a trên MSC (tiế p)
Lớp điều khiển thực hiện các công việc như:
Để đảm bảo
✔ Các cơ chế nhận thực và nhận dạng thuê bao,
hội tụ toàn phần
✔ Các chức năng xác thực và điều khiển truy nhập,
giữa các công
✔ Quản lý và phân bổ địa chỉ IP,
nghệ truy nhập
✔ Quản lý môi trường thuê bao (VHE), và giữa các
✔ Quản lý thông tin về thuê bao và khả năng truy mạng khác
nhập tới số liệu thuê bao… nhau.

Báo hiệu và điề u khiển kết nối liên mạng


1.3 Mô hı̀nh tham chiế u
FMC dự a trên MSC (tiế p)
Điều khiển phiên kết nối giữa thiết bị đầu
cuối thuê bao với các mạng khác được hỗ
trợ bởi miền điều khiển phiên (Section
Control Domain) – miền này chứa các chức
năng hỗ trợ dịch vụ vị trí và dịch vụ hiển thị.

Báo hiệu và điề u khiển kết nối liên mạng


1.3 Mô hı̀nh tham chiế u
FMC dự a trên MSC (tiế p)
Miền điều khiển phiên giao diện với miền truyền
tải lõi để truyền các yêu cầu tài nguyên truyền tải
và thông tin NAT binding nếu cần.

Miền này cũng giao tiếp với miền truyền tải


truy nhập để truyền thông tin vị trí trong trường
hợp miền truy nhập hữu tuyến.

Báo hiệu và điề u khiển kết nối liên mạng


1.3 Mô hı̀nh tham chiế u
FMC dự a trên MSC (tiế p)
Cuối cùng, miền dịch vụ ứng dụng (Application
Service Domain) chứa các chức năng hỗ trợ các dịch
vụ thông tin và nhắn tin được xây dựng bên trên các
dịch vụ điều khiển phiên.

Báo hiệu và điề u khiển kết nối liên mạng


1.3 Mô hı̀nh tham chiế u
FMC dự a trên MSC (tiế p)
Cấu trúc FMC sử dụng miền điều khiển phiên và miền dịch vụ chung
cho cả thuê bao cố định và di động. Miền điều khiển phiên là phần cốt
yếu của tiêu chuẩn IMS của 3GPP.

Báo hiệu và điề u khiển kết nối liên mạng


1.3 Mô hı̀nh tham chiế u
FMC dự a trên MSC (tiế p)
Chức năng FMC có thể được coi là một phần tử mạng điều khiển
điểm hội tụ.

Các điểm hội tụ mạng có thể khác nhau tùy theo từng nhà khai thác,
phụ thuộc vào trạng thái của mạng hiện tại (mạng di động, mạng cố định,
mạng CS, mạng PS…).

Hình 5.3 sau đây thể hiện điểm hội tụ tại các lớp mạng khác nhau.

Báo hiệu và điề u khiển kết nối liên mạng


Hình 5.3 Điểm hội tụ và chứ
c năng
FMC

Báo hiệu và điề u khiển kết nối liên mạng


1.3 Mô hı̀nh tham chiế u
FMC dự a trên MSC (tiế p)
Trong đó, miền truy nhập của các dịch vụ cố định và di động là khác
nhau, mặc dù một số phần tử chung cóthể được chia sẻ giữa các mạng
cố định và di động. Tương tự, miền truyền tải lõi của các mạng di động
và cố đinh
̣ cũng khá c nhau.
Phần trung tâm thể hiện cấu trúc hội tụ lớp dịch vụ. Cấu trúc này hỗ
trợ tính liên tục dịch vụ đối với các đầu cuối đa chế độ nếu các đầu cuối,
các miền ứng dụng và miền điều khiển phiên có các tính năng phù hợp.

Báo hiệu và điề u khiển kết nối liên mạng


1.3 Mô hı̀nh tham chiế u
FMC dự a trên MSC (tiế p)
FMC dựa trên IMS được thực hiện theo các nguyên tắc sau:

✔ Cấu trúc hỗ trợ các dịch vụ trên nền IMS trên bất kỳ thiết bị đầu
cuối nào có hỗ trợ tính năng IMS.

✔ Thiết bị đầu cuối thuê bao có thể kết nối với bất kỳ miền truyền tải
truy nhập chuyển mạch gói nào với các giao diện tương thích có khả
năng truyền tải giao thức giữa thiết bị thuê bao với mạng IMS một
cách trong suốt.

Báo hiệu và điề u khiển kết nối liên mạng


1.3 Mô hı̀nh tham chiế u
FMC dự a trên MSC (tiế p)
✔ Các miền truyền tải truy nhập có thể kết nối đến một miền truyền tải
lõi không phụ thuộc vào công nghệ truy nhập.
✔ Các giao diện giữa miền truyền tải lõi và nền tảng dịch vụ IMS cần
dựa trên các tính năng yêu cầu hỗ trợ các tính năng và dịch vụ trên
nền IMS
✔ Các giao diện cần hỗ trợ việc chia sẻ phương tiện giữa miền truyền
tải lõi và miền truy nhập sử dụng nhiều nhà cung cấp nền tảng dịch vụ
khác nhau.

Báo hiệu và điề u khiển kết nối liên mạng


1.3 Mô hı̀nh tham chiế u
FMC dự a trên MSC (tiế p)
Như vậy, có thể thấy rằng xu hướng hội tụ mạng giữa mạng cố định
và internet cần thiết có các giao thức điều khiển liên mạng giữa các
MGC và thực hiện chuyển đổi thông tin báo hiệu giữa SS7 và mạng
IP. Trong khi đó, báo hiệu điều khiển liên mạng của kiến trúc FMC dựa
trên IMS được thực hiện thông qua giao thức SIP.

Báo hiệu và điề u khiển kết nối liên mạng


2
Báo hiệu và điề u khiển kết nối liên mạng
2. Giao thức truyề n tả i bá o hiệu SIGTRAN

Vấn đề liên kết báo hiệu giữa các mạng PSTN với mạng IP dựa trên
giao thức truyền tải báo hiệu SIGTRAN (Signalling Transport).

Nhiệm vụ chủ yếu không chỉ về mặt kiến trúc dùng để truyền tải các
dữ liệu báo hiệu thời gian thực qua mạng IP mà còn bao gồm cả việc
định nghĩa một bộ giao thức dùng cho việc truyền tải các bản tin báo hiệu
SS7 và ISDN qua mạng chuyển mạch gói.

Báo hiệu và điề u khiển kết nối liên mạng


2. Giao thức truyề n tả i bá o hiệu SIGTRAN
(tiế p)
Kiế n trú c giao thức SIGTRAN:

• Giao thức Internet chuẩn hoá bao gồm các giao thức tiêu chuẩn trong bộ
giao thức TCP/IP.

• Giao thức truyền tải báo hiệu chung: Giao thức này hỗ trợ một tập hợp
chung của các chức năng truyền tải báo hiệu tin cậy.

• Giao thức tương thích: Hỗ trợ các hàm nguyên thuỷ cụ thể chẳng hạn như
các thị quản lý yêu cầu bởi một giao thức báo hiệu ứng dụng đặc biệt.

Báo hiệu và điề u khiển kết nối liên mạng


2. Giao thức truyề n tả i bá o hiệu SIGTRAN
(tiế p)
Như vậy bộ giao thức này đƣợc hình thành từ một lớp truyền tải mới -
giao thức truyền tải điều khiển luồng SCTP (Stream Control
Transmission Protocol) và một tập hợp của các lớp tương thích UA (User
Adaptation), các lớp tương thích này cung cấp các dịch vụ giống nhƣ các
tầng thấp của mạng SS7 và ISDN.

Hình 5.5 minh hoạ chi tiết hơn về các giao thức của SIGTRAN.

Báo hiệu và điề u khiển kết nối liên mạng


Hình 5.5 Bộ giao thứ
c SIGTRAN

Báo hiệu và điề u khiển kết nối liên mạng


2. Giao thức truyề n tả i bá o hiệu SIGTRAN
(tiế p)
SIGTRAN hiện thời đưa ra sáu lớp thích ứng sau:

✔ M2UA: cung cấp các dịch vụ của MTP2 trong mô hình client-server,

✔ M2PA: cung cấp các dịch vụ của MTP2 theo mô hình peer-to-peer

✔ M3UA: cung cấp các dịch vụ của MTP3 trong cả hai : client-server (SG -
to - MGC) và peer-to-peer.

Báo hiệu và điề u khiển kết nối liên mạng


2. Giao thức truyề n tả i bá o hiệu SIGTRAN
(tiế p)
✔ SUA: cung các dịch vụ của SCCP trong kiến trúc peer-to-peer

✔ SG - to - IP SCP. Đối tượng sử dụng của nó là TCAP

✔ IUA: cung cấp các dịch vụ của lớp liên kết dữ liệu ISDN (LAPD)

✔ V5UA: cung cấp các dịch vụ của giao thức V.5.2

Khung làm việc của bộ giao thức SIGTRAN là khá mềm dẻo, do đó cho
phép chúng ta có thể thêm vào các lớp mới khi cần.

Báo hiệu và điề u khiển kết nối liên mạng


2. Giao thức truyề n tả i bá o hiệu SIGTRAN
(tiế p)
Tất cả các lớp thích ứng SIGTRAN đều phục vụ cho một số một số
mục đích chung sau:

✔ Dùng để vận chuyển các giao thức báo hiệu lớp cao hơn thông qua cơ chế
truyền tải tin cậy dựa trên nền IP.

✔ Cung cấp lớp dịch vụ tƣơng tự tại giao diện của mạng PSTN tương ứng

Báo hiệu và điề u khiển kết nối liên mạng


2. Giao thức truyề n tả i bá o hiệu SIGTRAN
(tiế p)
✔ Các lớp thích ứng hoàn toàn trong suốt đối với người dùng. Người sử
dụng dịch vụ sẽ không nhận thấy rằng lớp thích ứng được thay thế
giao thức ban đầu.

✔ Loại bỏ các lớp SS7 mức thấp càng nhiều càng tốt.

Báo hiệu và điề u khiển kết nối liên mạng


Hình 5.6 Vị trí và chứ
c năng M2UA

Chức năng liên kết node là


chức năng xử lý báo hiệu
mức cao tiếp nhận và xử lý
các thông tin hoạt hoá và loại
bỏ liên kết, số thứ tự các bản
tin, thủ tục đệm và truyền lại
bản tin.

Báo hiệu và điề u khiển kết nối liên mạng


Hình 5.7 Vị trí và chứ
c năng M2PA
M2PA là phương tiện
giúp cho các lớp
MTP3 cùng cấp ở các
SG có thể giao tiếp
trực tiếp với nhau.
Thực chất nó là sự
mở rộng của hệ thống
SS7 thông qua mạng
IP.

Báo hiệu và điề u khiển kết nối liên mạng


Hình 5.8 Vị trí và chứ
c năng M3UA
Lớp M3UA có nhiệm vụ duy trì giao diện
giữa MTP3 - ISUP qua kết nối SCTP.

Các lệnh và yêu cầu truyền dữ liệu


xuống tầng bên dưới của ISUP ở MGC
được mang bởi M3UA và được đưa đến
giao diện cao hơn của MTP3 ở SG.

Còn các chỉ thị và các bản tin dữ liệu đến


được chuyển lên phía trên từ MTP3 ở
SG và được mang bởi M3UA (qua SCTP)
đến giao diện thấp hơn của ISUP ở MGC.

Báo hiệu và điề u khiển kết nối liên mạng


Hình 5.9 Vị trí và chứ
c năng SUA

Chức năng của SUA có thể đƣợc cung cấp


bởi MTP2 hoặc các lớp thích ứng MTP2. Tuy
nhiên SUA có một chức năng quan trọng đó là
chuyển đổi giữa địa chỉ SCCP và địa chỉ IP
(tại SG).

Nếu không có chức năng này thì SCCP sẽ


phải có mặt ở tất cả các điểm IP SCP và
mạng SS7 mở rộng sẽ cần đến thông tin của
các SCCP này. SUA có thể biết được sự hiện
diện của từng điểm IP SCP bằng cách cung
cấp một địa chỉ SCCP để bao phủ tất cả các
node.

Báo hiệu và điề u khiển kết nối liên mạng


3
Báo hiệu và điề u khiển kết nối liên mạng
3. Kế t nố i liên mạng IMS - CS

Trong mạng hiện tại, dịch vụ thoại chuyển mạch kênh truyền thống
vẫn tồn tại cùng với dịch vụ đa phương tiện chuyển mạch gói. Do đó tồn
tại một kết nối liên mạng giữa IMS với CS để cung cấp dịch vụ thoại và
phân hệ IMS cung cấp một kiến trúc chuyển mạch mềm phân tán như
hı̀nh 5.10

Báo hiệu và điề u khiển kết nối liên mạng


Hình 5.10 Kiến trúc kế
t nố
i liên
mạng IMS-CS

Báo hiệu và điề u khiển kết nối liên mạng


3. Kế t nố i liên mạng IMS – CS (tiế p)

Cổng báo hiệu SGW được sử dụng để kết nối các mạng báo hiệu
khác nhau, như các mạng báo hiệu dựa trên SCTP/IP và các mạng báo
hiệu SS7. SGW thực hiện chuyển đổi báo hiệu (cả hai chiều) tại mức
truyền tải giữa truyền tải báo hiệu dựa trên SS7 và dựa trên IP (SCTP/IP,
SS7MTP).

Báo hiệu và điề u khiển kết nối liên mạng


3. Kế t nố i liên mạng IMS – CS (tiế p)

MGCF hỗ trợ thông tin giữa các người sử dụng IMS và miền CS. Chức
năng điều khiển cổng phương tiện MGCF và cổng phương tiện IM (IM MGW)
chịu trách nhiệm cho báo hiệu và chuyển đổi các phương tiện giữa miền mạng
PS và các mạng chuyển mạch kênh.
MGCF giao tiếp với S-CSCF (hoặc BGCF) qua giao thức SIP. Báo hiệu
cuộc gọi (SS7/ISUP) được chuyển từ cổng báo hiệu của mạng CS đến MGCF
qua giao thức SIGTRAN.
MGCF phải phiên dịch các bản tin giữa SIP và ISUP để đảm bảo tƣơng tác
giữa hai giao thức này.

Báo hiệu và điề u khiển kết nối liên mạng


3. Kế t nố i liên mạng IMS – CS (tiế p)

Tất cả các báo hiệu điểu khiển cuộc gọi từ người dùng sử dụng CS đều
được đưa đến MGCF để chuyển đổi ISUP (hay BICC) vào các giao thức SIP,
sau đó chuyển phiên đến IMS. Tương tự tất cả các báo hiệu phiên khởi nguồn
từ IMS đến các người sử dụng CS được gửi đến MGCF.

BGCF quyết định nơi kết nối liên mạng khi một phiên được khởi tạo từ một
người dùng IMS. Nếu kết nối liên mạng xuất hiện trong cùng mạng, BGCF sẽ
lựa chọn một MGCF, trong trường hợp ngược lại, nó liên lạc với một BGCF
thuộc mạng của nhà khai thác khác.

Báo hiệu và điề u khiển kết nối liên mạng


Hình
5.11: Bản
tin
thiết
lập cuộc
gọi giữa
người
dùng IMS
gọi người
dùng CS
Báo hiệu và điề u khiển kết nối liên mạng
3. Kế t nố i liên mạng IMS – CS (tiế p)

Thủ tục này bắt đầu khi tác nhân người dùng IMS gửi một bản tin yêu cầu
SIP INVITE với một yêu cầu URI của định dạng TEL-URI. Trong khi xác nhận
một bản tin INVITE, S-CSCF giao tiếp với một server chữ số điện tử ENUM
(Electronic Number) để chuyển đổi định dạng TEL-URI thành SIP-URI.
Nếu TEL-URI không được lưu trữ trong server ENUM (biểu thị người bị gọi
không phải là một người dùng IMS), S-CSCF sẽ chuyển (qua giao diện Mi) bản
tin yêu cầu INVITE tới một BGCF mà nó quyết định chuyển mạng sẽ sảy ra
trong cùng một mạng nhƣ trên ví dụ. BGCF lựa chọn một MGCF và chuyển
bàn tin INVITE qua giao diện Mj.

Báo hiệu và điề u khiển kết nối liên mạng


3. Kế t nố i liên mạng IMS – CS (tiế p)

Đầu tiên MGCF phụ thuộc vào IM-MGW để phân chia tài nguyên cho người
dùng IMS và sau đó gửi một bản tin IAM của phần ngƣời dùng ISDN tương
ứng tới SGW sử dụng M3UA để truyền tải. Một bản tin tương tự được gửi tới
mạng SS7 từ SGW nhưng sử dụng MTP 3 để truyền tải.
Sau khi bản tin IAM được phát ra tới mạng SS7, bản tin ACM và ANM thông
tường trở lại tới MGCF, khi gửi tới người dùng bản tin tương ứng chuông 180
và bản tin 200 OK. Chú ý khi ngƣời dùng IMS nhận một đáp ứng tạm thời (ví
dụ SIP 180 hoặc 183) người dùng sẽ gửi lại bản tin SIP PRACK để xác nhận
đáp ứng.

Báo hiệu và điề u khiển kết nối liên mạng


4
Báo hiệu và điề u khiển kết nối liên mạng
Kế t luận

Nội dung bà i slide vừa rồ i hướng trực tiếp vào tiếp cận hội tụ mạng cố
định/ di động là xu hướng hội tụ mạng truyền thông hiện nay. Kiến trúc
IMS đóng vai trò quan trong trong vấn đề kết nối và điều khiển liên mạng
giữa miền chuyển mạch kênh, miền mạng di động và miền mạng chuyển
mạch gói trên nền IP. Trong slide đã đề cập chi tiết tới giao thức truyền
tải báo hiệu được sử dụng để kết nối liên mạng theo hướng chuyển
mạch mềm và mô hình kết nối liên mạng cho một cuộc gọi từ miền CS
sang miền IMS.

Báo hiệu và điề u khiển kết nối liên mạng


Báo hiệu và điề u khiển kết nối liên mạng

You might also like