Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

Vẻ đẹp chân - thiện - mĩ luôn luôn phải đi kèm với nhau.

Bản chất cái đẹp cũng là đạo


đức. Đó cũng là điều mà Đốt-xtôi-ep-xki đã từng nhắn nhủ: "Cái đẹp sẽ cứu vớt cho nhân
loại".

Tóm lại, qua đoạn kết của tác phẩm và chi tiết bức ảnh, phải chăng Nguyễn Minh Châu
muốn nói Chiếc thuyền ngoài xa chính là vẻ đẹp của ước mơ, của lí tưởng mà người nghệ
sĩ luôn khát khao vươn tới? Nhưng để cho nó có máu thịt của cuộc sống, người nghệ sĩ
khi thể hiện nó cần có một tấm lòng trân trọng, cảm thông. Nó là nỗi dằn dặt, đau đáu khi
người nghệ sĩ cảm thấy mình chưa thể hiện được hết điều muốn nói.

Một điểm nữa, Nguyễn Minh Châu cũng làm cho người đọc không thể bỏ qua trong cách
nhìn lại tấm ảnh của Phùng "tuy là ảnh đen trắng nhưng mỗi lần ngắm kĩ, tôi vẫn thấy
hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai" . Phải chăng tác giả muốn nói sau khi
tước bỏ mọi lớp sơn hào nhoáng bên ngoài, cái chất thật của cuộc đời khi hiện ra chỉ là
hai màu đen trắng. Nhưng nó không hoàn toàn xám xịt, hay đen tối làm cho người ta cảm
thấy buồn rầu, mà khi để hết tâm trí nhìn ngắm, người ta vẫn có thể phát hiện ra những
điểm hồng nào đó. Chẳng qua là màu hồng kia bị che lấp bởi vô vàn cái bùng nhùng, rối
rám của cuộc đời - cũng như cuộc đời thầm lặng, vô danh của người phụ nữ hàng chài kia
tưởng như không có gì đáng nói mà thật ra, một cách tình cờ, Phùng đã phát hiện ở chị
những phẩm chất đáng quý khiến anh phải suy ngẫm rất nhiều và thay đổi quanh niệm về
con người và cuộc sống.

Tác giả thể hiện đời sống còn nhiều khó khăn của người dân nghèo thời hậu chiến khi họ
phải gánh chịu những hậu quả nặng nề của chiến tranh để lại. (qua chi tiết thắt lưng)

Tiếp đến, cái bất hạnh thê lương vẫn chưa thôi ngừng lại, chưa thôi buông lơi cho thân
phận ấy, vì chị còn là một nạn nhân của cái đói, của cái nghèo rẻ rúng. Nếu như sự tăm
tối trong Vợ nhặt là cái thiếu miếng ăn của một thời kì biến động đầy gian lao của đất
nước, thì ở Chiếc thuyền ngoài xa, ở nơi có dòng suối Cách Mạng đã chảy vào bên cuộc
sống của người nông dân, cái đói nghèo vẫn chưa tan biến đi mà vẫn hiện hữu đó, vẫn tồn
tại trong căn bếp nhỏ nơi gia đình người đàn bà đó.
Chị cũng như bao người phụ nữ trong ngôi làng chài này, cũng như bao lớp người phụ nữ
Việt Nam muôn đời nay, luôn hi sinh hết mình để gìn giữ một giá trị trọn vẹn của gia
đình, dùng cả linh hồn mình để bảo vệ một mái nhà vẹn nguyên cho con cái. Đó chính là
giá trị thiêng liêng mà hơn bốn ngàn năm nay, những người phụ nữ với chiếc nón lá Việt
Nam đã luôn trân trọng, gìn giữ suốt muôn đời. (tình mẫu tử)

Người đàn ông ấy có gì mà khiến chị sẵn sàng hi sinh cả chính cuộc sống của mình như
vậy chứ? Câu hỏi vô định hình trong mỗi chúng ta rất nhanh đã được chị giải đáp. Hơn ai
hết, chị là người hiểu rõ ‘anh con trai cục tính mà hiền lành’ này nhất. Một người đàn ông
đã từ chối ‘vinh hoa phú quý’, từ chối đi lính ngụy, từ chối chỉa mũi súng ngược vào tổ
quốc, vào trái tim của những ngươig đồng bào máu đỏ da vàng này; người đàn ông đã sẵn
sàng cưu mang, đã chấp nhận cưới chị về làm vợ, cho chị có một danh phận thiêng liêng,
một thiên chức quý giá không gì sánh bằng là được làm mẹ, làm người phụ nữ của gia
đình. Có lẽ chị chẳng thể hiểu biết được về luật pháp được rõ ràng như chán án Đẩu, cũng
chẳng biết cách làm ra được một tác phẩm nghệ thuật như nhiếp ảnh Phùng, nhưng chị có
thể thấy, có thể hiểu, có thể biết chắc chắn được một điều rằng người đàn ông ở bên cạnh
chị chưa bao giờ là người xấu, chỉ là cái nghèo đói như con đỉa bám riết lấy bắp chân ta
mà hút máu mới khiến con người trở nên cộc cằn thô lỗ đầy áp lực như thế mà thôi.
Chẳng trường trường lớp lớp như bao người, nhưng người phụ nữ hơn bốn mươi tuổi ấy
lại nắm chắc cái ‘luật đời’ hơn bất kì một kẻ tri thức nào; chẳng bằng này cấp kia, nhưng
người mẹ của hơn chục đứa con ấy lại thấu tình đạt lý như nhìn thấu suốt một chặng
đường dài của cuộc đời.

Từ một người với tư cách thẩm phán huyện, người làm chứng đã trở thành người được
nghe, được hiểu, được biết những lẽ đời mà trước đây, các anh chỉ nhìn thấy bằng cái
nhìn một chiều đầy dễ dãi. Từ vị thế của một bị can, người phụ nữ trở thành một quan
tòa, quan tòa cho chính cuộc đời mình, một vị quan tòa giấu trái tim nhân hậu và vẻ đẹp
tâm hồn đằng sau vẻ ngoài thô kệch, một vị quan tòa luôn coi tình yêu thương con và sự
hi sinh, giàu lòng vị tha là lẽ sống cho cuộc đời mình.

Từ chính những trăn trở về con người trong thời kì đổi mới và bằng chính trái tim ấm
nóng đầy yêu thương của mình, nhà văn Nguyễn Minh Châu đã gửi gắm đi tình cảm yêu
thương, trân quý, cảm thông của mình tới những mảnh đời lam lũ, nhọc nhằn. Qua đó, tác
giả khám phá được và trân trọng những vẻ đẹp tâm hồn tiềm ẩn của họ, cũng như lên án
những điều xấu xa, tàn ác đang hủy hoại hạnh phúc cá nhân của những mảnh đời bé nhỏ
trong cuộc sống. Từ đó, mỗi chúng ta nhìn thấy được sự nguy hiểm của vấn nạn bạo lực
gia đình, cùng với toàn xã hội chung tay hành động, với những giải pháp cũng như biện
pháp răn đe phù hợp để góp phần đẩy lùi, xóa bỏ vấn đề xã hội nhức nhối này, đẩy lùi đói
nghèo để hướng đến một cuộc sống yên bình, ấm no, cho hạnh phúc gõ cửa mọi nhà, cho
tiếng cười nở trên môi những người phụ nữ nói riêng, cũng như tất cả chúngt ta nói
chung.

Và tóm lại, người đàn ông thuyền chài trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” vừa đáng
bị lên án bởi sự độc ác, thói vũ phu, tính ích kỉ, tự cho phép mình cái quyền được hành hạ
người khác để thỏa mãn những bực dọc trong lòng. Nhưng ở ông ta cũng có chỗ có thể
cảm thông, chia sẻ bởi xét đến cùng ông cũng chỉ là một nạn nhân của hoàn cảnh sống
khắc nghiệt sau chiến tranh chưa lâu. Rõ ràng, ta không thể nhìn người và nhìn đời một
phía. Phải tìm hiểu những nguyên nhân sâu xa dẫn đến những hành vi của con người
trước khi kết luận về tính cách hay phán xét họ. Nói như thế không có nghĩa là hành động
vũ phu dai dẳng của người đàn ông ấy là đúng, không có nghĩa là khi áp lực, gánh nặng
đè trên vai thì được dùng bạo lực lên người thân của mình; mà nói về sự cảm thông như
thế, để ta nhìn nhận một vấn đề ở nhiều khía cạnh. Mỗi người đều có những mặt có thể
đúng, có thể sai, trong hoàn cảnh này, ta chỉ có thể cố suy xét theo mọi chiều khách quan
nhất, để lại một thông điệp và bài học quý báu cho mỗi người.

Vì thế mà bà im lặng, vì thế mà bà cố gắng bám víu vào người đàn ông, như chiếc thuyền
đối mặt với sóng dữ phía trước, chỉ cố bám lấy mũi neo để mình trụ vững.\

Ta có từng tự hỏi: trong tác phẩm, người đàn bà làng chài đã trót gây nên tội lỗi gì để rồi
cam tâm nhận lấy sự tàn bạo của chồng mình, hay bà mù quáng đến mức không còn chút
ý thức để nhận ra mình cần phản vùng lên phản kháng? Những nghi vấn ấy đều bị đánh
đổ bằng những điều mà người đàn bà trình bày trước vị chánh án của vùng biển. Qua
những cảnh có tính chất “mở nút” của tình huống, ta nhận chân giá trị của hình tượng, đó
là những vẻ đẹp tuyệt vời nơi người phụ nữ khốn khổ ấy.
Bà nhìn suốt cả đời mình để đưa ra một chân lí, giản dị, mộc mạc nhưng thấm bao vị mặn
chát của đời thường: “Đám đàn bà làng chài ở thuyền chúng tôi cần có người đàn ông để
chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con mà nhà nào cũng
trên dưới chục đứa”. Nhưng cái chân lí đích thực và đẹp đẽ hơn là: “Đàn bà ở trên thuyền
chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất được”. Có lẽ
chính thiên tính nữ ở người đàn bà đã giúp Đẩu, vị chánh án rành rỏi bao qui định của
luật pháp “vỡ ra” bao điều cay đắng của luật đời. Bên cạnh Đẩu, người đàn bà còn để lại
bao dư vị đắng cay cho người nghệ sĩ nhiếp ảnh. Tình huống khép lại nhưng bao nhận
thức cuộc sống lại được mở ra. "Truyện mang lại nhiều dư âm trong lòng độc giả, khắc
khoải về số phận một người đàn bà như thế, thật mỏng manh, xa vời, chấp chới như
“chiếc thuyền ngoài xa” không biết đâu là bến bờ hạnh phúc..." (Ngọc Huy)

Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn

Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của nhà văn Nguyễn Minh Châu có một giá trị
nhân đạo sâu sắc. Giá trị nhân đạo ấy thể hiện trên nhiều phương diện.
+ Đó là cái nhìn yêu thương, cảm thông của nhà văn về số phận bất hạnh của con người.
+ Đó là việc phát hiện và khẳng định những phẩm chất tốt đẹp của những con người lao
động nghèo khổ.
+ Đó còn là thái độ lên án nạn bạo hành trong gia đình để mọi người cùng đấu tranh
chống lại hiện tượng tiêu cực này, cùng phấn đấu hướng tới việc xây dựng cuộc sống gia
đình hạnh phúc.
+ Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã đặt ra những câu hỏi để đối thoại với thời đại, rằng làm
sao con người được sống đúng nghĩa là con người, có quyền được sống hạnh phúc, bình
đẳng và câu hỏi ấy đã trở thành một câu hỏi bức thiết đến tận hôm nay.
+ Giá trị nhân đạo trong tác phẩm này còn thể hiện ngay trong quan điểm nghệ thuật thật
tiến bộ của ông: “Nghệ thuật chân chính phải gắn với cuộc và vì cuộc đời, vì con người”.

“ngừa chửa là cửa mả”, dẫu biết “con là lộc trời cho”,…..
TIỂU KẾT:
Có thể thấy rằng, ngoài những biện pháp nghệ thuật đầy khéo léo như: ngôn ngữ truyện
khách quan, tình huống truyện đặc sắc, diễn biến tâm lý nhân vật cùng cách triển khai cốt
truyện đặc biệt, nhà văn Nguyễn Minh Châu còn vận dụng khéo léo thủ pháp đối lập: một
bên là ngoại hình xấu xí, một bên là phẩm chất đáng trân trọng để bao quát lên vẻ đẹp của
biết bao người phụ nữ Việt Nam từ xưa tới nay: có cốt cách bên trong, biết nhìn xa,
thương đàn con nhỏ, giàu đức hi sinh, lòng vị tha, thương chồng, thương con, am hiểu lẽ
đời, sẵn sàng hi sinh bản thân để đổ lấy hạnh phúc, no ấm cho chồng, cho con. Nhưng
trong xã hội hiện đại ngày nay, những người phụ nữ Việt Nam dù vẫn giữ được những vẻ
đẹp truyền thống nhưng đã trở nên năng động hơn, làm chủ được cuộc sống của mình.
Luôn yêu thương và cần một người chồng chèo lái con thuyền gia đình, nhưng họ vẫn sẽ
sẵn sàng tố cáo lên cơ quan chức năng nếu bị chồng hành hạ, đánh đập. Dù là trong thời
chiến hay thời bình, phụ nữ vẫn luôn là những bông hoa cần được yêu thương, chăm sóc
và luôn có quyền mưu cầu hạnh phúc cho chính bản thân mình.

Từ điểm nhìn ngày hôm nay có thể khẳng định: luận đề đặt ra trong Chiếc thuyền ngoài
xa thật sự có ý nghĩa không chỉ đối với Nguyễn Minh Châu mà còn đối với cả nền văn
học cách mạng Việt Nam thời kì từ sau 1975 đến những năm Đổi mới. Chính nó cho thấy
tinh thần trách nhiệm rất cao đối với văn chương và trên hết là đối với cuộc đời của tác
giả. Đồng thời nó cũng biểu lộ nỗ lực lớn khát vọng lớn của ông muốn đổi mới văn học
đưa sáng tác thoát khỏi thói quen mĩ hoá lí tưởng hoá hiện thực (mà các tiểu thuyết
truyện ngắn được viết ra trong thời chống Mĩ của chính ông đã góp phần tạo nên) để tiếp
cận được "chất văn xuôi" của đời sống để đi sâu khám phá số phận con người - vấn đề cốt
tử quy định chiều sâu nhân bản của một nền văn học.
Từ câu chuyện về cuộc đời của người đàn bà làng chài ấy, Nguyễn Minh Châu đã âm
thầm gửi gắm vào đó bao triết lí nhân sinh, bao bài học về cuộc đời đồng thời nêu cao
“tuyên ngôn nghệ thuật” đầy sâu sắc của bản thân. Có những hình ảnh thoạt mới nhìn thì
đẹp, như những chiếc thuyền ở ngoài khơi xa vậy, nhưng nếu nhìn kĩ bên trong, đi sâu
vào bản chất của nó thì hoàn toàn ngược lại. Cuộc sống nhiều khi thường "đánh lừa" ta
như thế. Phải có con mắt tinh tường nhìn thấu gan ruột cuộc sống để khám phá, phát hiện
thì mới mong tìm ra đúng bản chất của nó. Thông qua góc nhìn của nhiếp ảnh Phùng và
chánh án Đẩu, mỗi đọc giả chúng ta cần rút ra được một bài học, rằng không bao giờ có
thể nhìn nhận bất kì một sự vật, sự việc, câu chuyện hay con người nào trong cuộc sống
bằng cái nhìn một chiều mà phải đứng ở góc nhìn khách quan để nhìn nhận bao quát mọi
điều đa đoan trong cuộc sống, phải đi sâu vào nó, nhìn nhận mọi khía cạnh vì chưng mọi
thứ trên đời đều có hai mặt, và con người cũng thế. Bởi vậy,mỗi người trong cõi đời, trên
con đường “dài đằng đẵng đi đến cói hoàn thiện”, cần phải thường xuyên nhìn lại mình,
tự ý thức về bản thân, để hoàn thiện nhân cách, chạm đến ba tiếng chân-thiện-mỹ đích
thực. Đó cũng chính là lí do mà “Chiếc thuyền ngoài xa” ko chỉ là câu chuyện về chiếc
thuyền lưới vó trong buổi sáng mù sương mà còn là câu chuyện của cuộc đời, khiến cho
bạn đọc qua bao thế hệ không khỏi trăn trở. Ngo ài ra, tác phẩm còn đặt ra được một
chân lý về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời. Như chính nhà văn Nguyễn Minh
Châu đã nói: “Văn học và đời sống là hai vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người.
Mỗi tác phẩm văn học chỉ là một lát cắt, một tờ biên bản của một chặng đời sống con
người ta, trên con đường dài dằng dặc đi đến cõi hoàn thiện”, mỗi tác phẩm nghệ thuật
thật sự đều phải bắt nguồn từ cuộc sống, không được tách rời cuộc sống, không phải là
ánh trăng lừa dối. ‘Nghệ thuật chỉ có thể là những tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những
kiếp lầm than’ (Nam Cao) và những người nghệ sĩ cần phải dũng cảm nhìn thẳng vào
hiện thực, biết đứng trong cuộc đời đầy lao khổ kia mà đón nhận mọi vang động của cuộc
đời. Chỉ có thế, văn chương và nghệ thuật mới chính là cuộc đời, đẹp như cuộc đời và
thậm chí đẹp hơn cả cuộc đời. Đúng như "tuyên ngôn" của nhà văn Nguyễn Minh Châu:
“Nhà văn không có quyền nhìn sự vật một cách đơn giản, và nhà văn cần phấn đấu để đào
xới bản chất con người vào các tầng sâu lịch sử”. Nguyễn Minh Châu xứng đáng là nhà
nhân đạo lớn. Ông đã góp công xây dựng lên một nền văn học Việt Nam luôn hướng về
cuộc sống, hướng về con người, tôn vinh và thông cảm với họ.
Bên cạnh đó, Nguyễn Minh Châu còn đặt ra vấn đề bạo hành gia đình vẫn đang tồn tại,
gây nhức nhối cho xã hội mà đặc biệt nó ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình hình thành
nhân cách thế hệ tiếp nối. Đất nước độc lập, con người tự do, được làm chủ vận mệnh
nhưng nhân dân lại phải đối mặt với thách thức mới và không nhỏ: vấn đề kinh tế và cuộc
sống gia đình.
Nhà văn đã phơi bày tình cảnh xã hội những năm sau chiến tranh và đến trước thời kì đổi
mới 1986. Đồng thời bày tỏ niềm cảm thông thương xót trước số phận đầy nghiệt ngã của
người lao động sau chiến tranh; trân trọng vẻ đẹp tâm hồn người mẹ giàu đức hi sinh. Và
sự trân trọng dành cho nhân vật này sẽ không đi cùng sự ngợi ca. Bởi chúng ta không thể
tôn vinh và cổ súy cho việc cam chịu bạo lực gia đình, chúng ta không thể xem việc nhẫn
nhục ấy là đúng đắn, là việc đáng phải kế thừa. Vậy nên đối với nhân vật này, ta vẫn phải
cứ nhìn nhận ở nhiều khía cạnh, để mỗi người đều đúc rút cho mình những bài học riêng,
mà tin rằng, sở dĩ tác phẩm sống mãi với độc giả - bởi vì nó luôn mở cho ta nhiều tầng
nghĩa, nhiều cảm nhận thâm trầm theo năm tháng.
Ý nghĩa thông điệp:
Những thông điệp của NMC được rút ra từ chiêm nghiệm cua 1 cây bút giàu trách nhiệm
với nghệ thuật, với cuộc đời, luôn trăn trở vơi đổi mới văn học. Thông điệp đó, ngoài thể
hiện rõ định hướng sáng tác của tác giả CTNX trong giai đoạn mới mà còn góp phần tích
cực tạo nên bước chuyển của cả nền văn học VN sau 1975.
KẾT BÀI:
Nguyễn Minh Châu là một trong số những nhà văn đầu tiên của thời kì đổi mới đã đi sâu
khám phá sự thật đời sống, dũng cảm thể hiện những góc khuất của cuộc đời ngay trong
chế độ xã hội tốt đẹp của chúng ta. Như nhà văn Nguyễn Khải từng nhận xét: ”Nguyễn
Minh Châu là người kế tục xuất sắc những bậc thầy văn xuôi của Việt Nam và cũng là
người mở đường rục rỡ cho những cây bút trẻ tài năng sau này”. Với sự cách tân đổi mới
trên cả phương diện nội dung và nghệ thuật, NMC đã tạo nên truyện ngắn CTNX cách
xuất sắc, vừa chân thực, vừa mang giá trị nhân đạo lớn lao. Những trang văn thấm đượm
vị mặn chát của gió biển và bão giông khép lại, nhưng bao triết lí nhân sinh, bao nhận
thức cuộc sống lại được mở ra, khiến cho bạn đọc bao thế hệ không khỏi trăn trở, đúng
như Ngọc Huy từng nhận định. "Truyện mang lại nhiều dư âm trong lòng độc giả, khắc
khoải về số phận một người đàn bà như thế, thật mỏng manh, xa vời, chấp chới như
“chiếc thuyền ngoài xa” không biết đâu là bến bờ hạnh phúc..." (Ngọc Huy)

MỞ BÀI:
Nhà thơ Tố Hữu đã từng nói: “Cuộc đời là nơi xuất phát, cũng là nơi đi tới của văn học”.
Mỗi tác phẩm chân chính đều vì cuộc đời mà sinh ra, và cũng sẽ vì cuộc đời mà tiếp tục
xây dựng nên thành lũy vững chắc cho tâm hồn con người. Để làm được điều đó, mỗi
người nghệ sĩ phải biết đứng trong lao khổ, mở hồn đón nhận lấy tất cả những rung động
của cuộc đời. Và nhà văn NMC đã thật sự đón lấy những thanh âm ấy qua truyện ngắn
CTNX. Là 1 cây but tài năng, người mở đường cho văn học thời kì đổi mới, NMC đã thể
hiện thành cong quan niệm văn chương của mình qua 1 điểm sáng của tác phẩm là
1. Nhân vật nghệ sĩ Phùng với những phát hiện quý giá về cuộc đời và nghệ thuật,
gửi gắm bao giá trị nhận thức cho độc giả hôm nay.
2. Hình ảnh người đàn bà hàng chài hiện lên một cách thật đáng thương, nhưng cũng
thật đẹp đẽ và cao quý – một nhân vật cho ta nhiều khái cảm, ngẫm suy.

You might also like