Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 11

CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT 2

PARACETAMOL
1. Giai đoạn 1:

- Nguyên lý phản ứng: phản ứng nitrozo hóa.

- Tác nhân: phản ứng thế ái điện tử - ion nitrozoni NO+


- Điều kiện phản ứng: to < 10oC, chất xúc tác là H2SO4, khuấy trộn liên tục trong suốt
quá trình phản ứng.
1.2. Vì sao điều chế tác nhân nitozo hóa trong khối phản ứng?
- HNO2 là 1 acid yếu, dễ bị phân hủy (3HNO2 --> H2O + HNO3 + 3NO) ở điều kiện
thường, NO sé tác dụng với O2 trong không khí tạo NO2 có màu nâu đỏ --> HNO2 bị
phân hủy 1 phần --> cần điều chế ngay trong khối phản ứng.
1.3. Vì dao dùng phương pháp nitrozo hóa mà không dùng phương pháp nitro hóa?
- 1: Phản ứng nitro hóa tạo ra 2 đồng phân là –orthor và –para --> cần thêm bước cất
kéo hơi nước để lấy đồng phân –para --> công đoạn phức tạp hơn ơharn ứng nitrozo
hóa.
- 2: Nitro hóa là phản ứng xảy ra ở nhiệt độ cao --> dễ cháy nổ --> không thích hợp sử
dụng trong phòng thí nghiệm.
1.4. Vai trò của các nguyên phụ liệu?
- Phenol: chất phản ứng có nhóm thế hoạt hóa nhân mạnh.
- Natri nitrit: tham gia điều chế tác nhân ino nitrozoni NO+.
- Acid sulfuric 22%: là môi trường để phản ứng tạo tác nhân NO+ xảy ra.
- Nước đá: duy trì nhiệt độ <10oC
- Nước cất:hòa tan phenol, rửa tủa.
1.5. Vì sao cho Phenol vào nước cần khuấy kỹ bằng máy khuấy?
- Vì phenol khó tan trong nước lạnh, tan vô hạn ở nước nóng > 70oC.
- Tăng diện tích tiếp xúc giữa 2 pha dị thể phenol và NO2, H2O (hữu cơ và vô cơ)
1.6. Vì sao phải sử dụng máy khuấy trong suốt phản ứng nitrozo hóa?
- Giúp tăng tốc độ phản ứng, tăng khả năng tiếp xúc giữa phenol và tác nhân phản ứng
- Tăng hiệu suất phản ứng.
1.7. Vì sao đảm bảo to < 5oC trước khi thực hiện phản ứng nitrozo hóa?
- Tác nhân NO+ tiếp xúc với phenol tạo nhiệt mạnh, tăng nhiệt độ nhanh --> trước đó
cần duy trì to < 5oC để tránh quá nhiệt cục bộ --> sản phẩm tạo ra không đạt yêu cầu.
1.8. Cách cho H2SO4 ?
- Thêm sát đáy cốc bằng cách nối ống cao su từ buret vào dưới cánh khuấy;
 Ở vị trí này động năng của cánh khuấy là max --> tăng diện tích tiếp xúc của phenol
và NO+ --> tăng hiệu xuất phản ứng.
 Hạn chế hiện tượng phân hủy HNO2.
 Ở vị trí tạo NO+ tO tăng cao --> dễ dẫn đến quá nhiệt cúc bộ --> sản phẩm bị đen,
vón cục, tạo ra sản phẩm phụ --> do đó việc thêm acid sát đáy cốc giúp khối phản
ứng phân bố tO đều tránh xảy ra các trường hợp trên.
- Thêm từ từ:
 Tránh việc tạo ra NO+ ồ ạt --> kiểm soát được sản phẩm tạo thành là đồng phân –
para.
 To tăng đột ngột --> gây quá nhiệt cục bộ --> sản phẩm không đạt yêu cầu --> do đó
thêm từ từ để kiểm soát nhiệt độ của khối phản ứng.
1.9. Vì sao phải dùng nước lạnh để rửa khối phản ứng?
- Giúp phản ứng xảy ra hoàn toàn, tránh hòa tan p-nitrozophenol.
1.10. Vì sao rửa pH= 4 – 4,5?
- Để loại bỏ H2SO4 --> đây là tác nhân oxh mạnh --> chúng sẽ tấn công vào chất có
tính baso yếu như p-aminophenol hay tác nhân khử Na2S ở phản ứng tiếp theo và tạo
ra nhiều sản phẩm phụ --> giảm hiệu xuất phản ứng.
- Gần môi trường kiềm trong giai đoạn 2
- Đồng thời p-nitrozophenol bền ở pH= 4 – 4.5.
2. Giai đoạn 2: tổng hợp p-aminophenol

- Nguyên lý phản ứng: khử hóa


- Tác nhân khử hóa: Na2S.9H2O
- Điều kiện phản ứng: to tốt nhất là 55-60oC.
3.1. Vì sao điều chế tác nhân khử trước khi tiến hành phản ứng khử hóa?
- Vì Na2S.9H2O có tính khử mạnh, có tính hút ẩm, dễ bị oxh --> điều chế ngay trước
phản ứng (cần loại H2SO4 trước đó).
3.2. Vì sao trong quy trình điều chế tác nhân khử phải đung sôi 60 phút?
- Cần gia nhiệt thêm để phản ứng xảy ra hoàn toàn và thủy phân hết polysulfit (sản
phẩm tạo ra giữa NaOH và S) --> đảm bảo sản phẩm còn lại là Na 2S.
3.3. Vì sao trung hòa khối phản ứng sau phản ứng khử hóa? Vì sao trung hòa sản
phẩm trong tủ hút?
- Sau phản ứng khử hóa sản phẩm tạo ra là NaOH và Na2S dư --> trung hào để loại
chúng, hạn chế việc tạo ra tác nhân khử khác --> tạo ra nhiều sản phẩm phụ.
- Sản phẩm tạo ra trong quá trình tạo ra khí H2S có mùi trứng thối, khí độc nên cần thao
tác trong tủ hút.
4. Giai đoạn 3:

- Nguyên lý phản ứng: acyl hóa

- Tác nhân: anhydric acetic.


- Điều kiện phản ứng: to tốt nhất là 50-55oC. Khan nước.
4.1. Đặc điểm thành phẩm paracetamol?
- Paracetamol là chất dạng bột haowjc tinh thế óng ánh có màu trắng hoặc hơi hồng.
- Không mùi
- Độ chảy 169 – 172oC.
- Tan trong 7 phần nước sôi hoặc ethanil 95o, tan trong 40 phần glycerin, trong 15 phần
aceton, rất ít tan trong nước lạnh, không tan trong ether.
4.2. Vì sao hút kiệt nước ở cuối giai đoạn?
- Vì anhydric acetic còn dư trong sản phẩm sẽ tác dụng vs H2O tạo acid acetic --> giảm
hiệu xuất phản ứng.
4.3. Vì sao cho nhiệt độ trong bình là 50oC - 55oC mới thêm anhydric acetic vào?
- Đó là nhiệt độ tốt nhất để phản ứng xảy ra hoàn toàn.
4.4. Vì sao sau khi kết thúc phản ứng giai đoạn 3 cần đun 30 phút nữa?
- Để phản ứng xảy ra hoàn toàn.
4.5. Trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tạo mầm tinh thế?
- Nhiệt độ
- Các yếu tố cơ học (vd như gãi kết tinh tạo vết xước nhằm tạo giá để kế tính).
- Mức độ quá bão hòa của dung dịch.
- Bản chất của chất tan và dung môi: khi cho chất tan vào môi trường khkis tan --> dễ
ktinh hơn và ngược lại.
- Nồng độ tạp chất: càng cao thì các phân tử chất tan càng khó gặp nhau để liên nkeest
với nhau --> khó kết tinh
- Khuấy trộn là giảm quá trình phản ứng.
4.6. Vì sao hòa tan tinh thế para vào 4 phần nước sôi?
- Để đạt dung dịch quá bão hòa, lúc đó trong dung dịch tồn tại mầm tinh thể --> giúp
cho quá trình kết tinh dễ ra thuận lợi hơn --> tăng hiệu xuất quá trình tinh chế.
4.7. Vì sao lọc nóng sau tẩy màu?
- Paracetamol tan trong 7 phần nước nóng, khó tan trong nước lạnh --> cần làm nóng
dụng cụ lọc tránh sự kết tinh para ngay trên giấy lọc --> tránh khả năng bị loại bỏ
cùng bã than hoạt tính --> hao hụt sản phẩm.
VITAMIN B1
1. Khái niệm viên nén?
- Viên nén là dạng thuốc rán, mỗi viên là một đơn vị phân liều;
dùng để uống, nhai, ngậm, đặt hoặc hòa với nước để uống, để
súc miệng, để rửa, . . . Viên nén chứ một hoặc nhiều dược
chất, có thể thêm các tá dược độn, tá dược rã, tá dược dính, tá
dược trơn, tá dược màu, . . . được nén thành khối hình trụ dẹt,
thuôn (caplet) hoặc các hình dạng khác. Viên có thể được bao.
2. Phân tích công thức bao phim? (viết rõ chức năng của từng
TD)
- Thiamin nintrat: vtm B1, là dược chất làm giảm dẫn truyền
dây thần kinh. Điều trị bệnh Beri – Beri.
- Tinh bột sắn:
 Tá dược rã theo cơ chế lý học (trương nở) vì có cấu trúc xốp
--> Viên rã bằng cách trương nở vi mao quản --> tạo lực mao
dẫn --> giúp viên rã nhanh và mịn
 TD độn: cải thiện tính cơ lý của hạt --> thuận lợi cho việc dập
viên.
- Lactose:
 TD độn: đảm bảo khối lượng viên.
 TD rã theo cơ chế lý học (hòa tan) vì dễ tan trong nước --> tăng bề mặt tiếp xúc của tiểu phân
DC với MT.
- Tinh bột nấu hồ 10%: TD dính lỏng, giúp liên kết các thành phần DC và TD lại với nhau.
- Bột talc: TD trơn giúp điều hòa sự chảy và giảm ma sát
- Magnesi stearat: tá dược trơn giúp viên có độ bóng đẹp.
3. Trình bày các cơ chế rã của viên?
- Cơ chế lý học ( trương nở vi mao quản và hòa tan)
- Cơ chế hòa học (sinh hơi/khí)
4. Mục đích của tạo hạt:
- Cải thiện độ trơn chảy của hạt, đảm bảo sự đồng đều phân liều cho dạng thuốc
- Tạo hỗn hợp đồng nhất, tránh sự phân lớp trong hỗn hợp.
- Tăng độ chịu nén của khối hạt để thu viên có hình thức và kết cấy thích hợp.
- Giarm bụi và tăng tỷ trọng nguyên liệu, thuận lợi cho quá trình đống gói thế tích, bảo
quản, vận chuyển
5. Vì sao phải chia nước nấu hồ thành 2 phần?
- Ngâm tinh bột ngập nước giúp tinh bột trương nở (ngấm và đi sâu vào tinh bột) --> giúp
tinh bột hòa tan, không vón cục.
- Lượng nước còn lại đem đun nóng --> trộn với tinh bột đã được hòa tan ở trên --> khuấy
đến khi trong tạo hồ tinh bột --> ở trong nước nóng tinh bột hóa hồ chứ không tan -->
việc hào tan tinh bột trước đó giúp tăng diện tích tiếp xúc giữa tinh bột và nước nóng -->
giúp cho bước tạo hồ tinh bột dễ dàng hơn, tránh bị vón cục.
6. Vì sao phối hợp tinh bột sắn với lactose trong vtm B1?
- Vì tinh bột sắn có tính hút ẩm, độ trơn chảy và chịu nén kém nhưng vì giá thành rẻ nên
còn được sử dụng --> giúp viên trương nở tốt. Lactose lại ít hút ẩm giúp việc xát hạt dễ
dàng --> hạt dễ sấy khô và đảm bảo độ bền cơ học cho viên (giúp viên chịu nén tốt). Việc
phối hợp giúp hạn chế đi nhược điểm của nhau.
7. Nguyên lý hoạt động của máy dập viên xoay tròn?
- Đong hạt: hạt chảy từ phếu chứa hạt xuống khoang phân phối hạt và bột, tại đây chúng
được đong vào các cói.
- Định lượng hạt: tại thời điểm cuối cùng thì chày dưới trong khoang phân phối được nâng
lên một ít và cối được đong đầy còn phần dư được khoang phân phối gạt và giữ lại nhờ đó
mà tiết kiệm được nguyên liaaju, ngay sau lúc đó chày dưới được hạ thấp một ít.
- Chày trên và chày dưới nén khối hạt: chày trên cũng được hạ xuống, khi tới miệng cối thì
chày dưới sẽ được nâng lên và viên được nén từ 2 phía trên và dưới.
- Đẩy viên ra khỏi cối: sau đó cả 3 chày đều đi lên và viên sẽ được đẩy ra khỏi cối
- Đẩy viên ra khỏi máy: viên nén được thanh gạt, gạt nhanh ra khỏi máy.
8. Mục đích của quá trình bao viên?
- Che dấu mùi vị
- Tránh kích ứng khi uống
- Bảo vệ dược chất (ngoại môi, ánh sáng, độ ẩm, . . )
- Khu trú tác dụng của thuốc ở ruột
- Kéo dài tác dụng của thuốc
- Dễ phân biệt, phân biệt các loại viên
- Làm tăng vẻ đẹp của viên
9. Phân tích công thức dịch bao phim?
- HPMC E6: TD bao có cấu trúc polyme, tan trong nước nóng, có khối lượng phân tử nhỏ
--> giúp bao được những lớp mỏng trên bề mặt viên.
- HPMC E15: TD bao có cấu trúc polyme, tan trong nước nóng, có khối lượng phân tử lớp
--> giúp tạo thành lớp màng bền vững.
- PEG 400: chất hóa dẻo giúp tạo độ dẻo, độ dính cho màng bao, giảm hiện tượng nứt vỡ
và làm giảm Tg của HPMC.
- Sunset yellow: TD màu có cấu trúc muối nhôm, không tna trong nước, tan trongn cồn
- Bột Talc TD trơn giúp chống dính và làm viên bóng đẹp, không tan trong nước và cồn.
- Nước cất: dung môi hòa HPMC (trương nở HPMC)
- Ethanol 96o: môi trường phân tán cho hỗn dịch bao phim.
10. Các yếu tố ảnh hưởng đến bao phim? Kể tên các thiết bị bao phim?
- Các yếu tố ảnh hưởng:
 Nhiệt độ khí vào:
o Qúa cao --> dịch bao có thể khô trước khi bám vào viên làm viên không trơn bóng,
màu không đều.
o Quá thấp --> viên khó khô, có thể gây dính viên.
 Tốc độ nồi bao:
o Qúa nhanh --> viên được bao không đều màu hoặc gây mẻ viên, vỡ cạnh
o Qúa chậm --> có thể làm dịch bao viên quá nhiều làm dính viên hoặc màu sắc trên
viên không đều,
 Tốc độ phun dịch bao:
o Qúa nhanh --> làm viên quá ẩm có thể gây vỡ viên, dính viên, màu không đều trên
viên.
o Qúa thấp --> viên không đều màu.
 Áp xuất khí:
o Qúa cao: kích thước hạt phum nhỏ gây khó bám vào viên và dễ bay ra ngoài gây
hao phí.
o Quá thấp --> giọt dịch bao quá lớn, sấy không kịp khô --> dính viên.
 Dãi phun dịch bao:
o Qúa rộng --> hap phí nhiều dịch bao
o Qúa hẹp --> nguy cơ dính cao.
 Góc của nồi bao:
o Qúa lớn -->viên tập trung đáy nồi, khó đảo đều viên, làm màu của viên không
đồng đều, có thể dính viên
o Qúa bé --> viên tập trung ở mép nồi, nổi thẳng đứng --> viên dễ rơi ra khỏi lồng
bao --> hao phí.
 Khối lượng viên nhân:
o Qúa lớn --> viên dễ bị vỡ, mẻ
o Qúa bé --> viên dễ bị dính, phun nhiều dịch bao.
- Các thiết bị bao phim:
 Nồi bao truyền thống
 Nồi bao pellegrini
 Nồi strunck
 Nồi Accela cota, nồi Hi-Coater, nồi Driacoater
 Cột bao tầng sôi
 Gồm 4 bộ phận chính là:
o Bộ phận chứa viên và làm chuyển động iên
o Hệ thống phun dịch bao
o Bộ phân cungn cấp khí nóng
o Bộ phận hút bụi và dung môi ra khỏi nồi bao.
o Tuy nhiên trong PTN chỉ có 3 bộ phận là nồi bao, súng phun khí nén và bộ phận
cung cấp khí nong.
11. Công thức dịch bao phim thu được là gi? Vì sao
- Là hỗn dịch, vì tính chất tan của thành phần dịch bao khác nhau như:
 Bột Talc không tan trong nước và cồn
 sunset yellow không tan trong nước, tan trong cồn
 HPMC E6,15 tan trong nước
 Ethanol 96o là môi trường phân tán của hỗn dịch.
STRYCHNIN

1. Mục đích của các giai đoạn trong quá trình tinh chế?
- Tạo muối sulfat tan trong nước của alk: chuyển alk dạng baso sang dạng muối, loại tạp tan
trong dung môi phân cực.
- Tạ tủa alk toàn phần: chuyển alk dạng muối sang dạng baso, loại tạp tan trong dung môi phân
cực, các muối alk có tính base mạnh hơn strychnin và brucin.
- Tạo muối nitrat của các alk: loại brucin dựa vào độ tan của muối nitrat ở ph= 4- 4,5. Brucin
nitrat tan vào nước cái còn Strychnin nitrat kết tinh lại.
- Tẩy màu bằng than hoạt: loại các tạp chất còn xót lại bằng các hấp phụ bởi than hoạt --> giúp
sản phẩm trắng sáng hơn.
- Tạo sản phẩm strychnin sulfat: vì muối nitrat sử dụng đường tiêm dễ gây tai biến ở bệnh
nhân nên cần tinh chế sang dạng muối sulfat.
2. Vì sao phải ngâm hạt mã tiền trong nước?
Vì hạt mã tiền cứng, chắc, cần ngâm mềm để trương nở các mao quản giúp thuận lợi cho việc
chia nhỏ kích thước tiểu phân --> thuận lợi cho quá trình chiết xuất.
3. Vì sao phải thái mỏng? vì sao không xay nhuyễn?
- Thái mỏng để tăng diện tích tiếp xúc đồng thời giữ lại thành tế bào, ttb có tính thẩm tích, cho
phép các chất tan có phân tử nhỏ đi qua ngăn chặn các phân tử lớn (thường là tạp, keo, . . .)
giúp cho dịch chiết trở nên sạch hơn.
- Xay nhuyễn khiến thành tế bào bị mất --> dịch chiết sẽ kéo theo nhiều tạp. Đồng thời mã tiền
độc nếu xay nhuyễn người thí nghiệm hít phải bột mã tiền có thể gây kích ứng đường hô hấp,
cối xay mã tiền nếu không rửa sạch sẽ gây độc cho các DL khác khi dùng chung cối.
4. Vì sao sấy ở 60oC – 80oC?
- Để loại bỏ màng sinh chất, chúng bị mát hoạt tính sinh học ở nhiệt độ từ 50 – 60oC, màng
sinh chất có tính chọn lọc, chỉ cho phép DM đi vào mà không cho chất tan đi ra --> ngăn cản
quá trình chiết xuất DL --> cần phải loại bỏ.
5. So sánh các phương pháp chiết alkaloid?
Phương pháp Ngâm - PP đơn giản, có từ xưa
chiết xuất liên - Đổ DM ngập DL có trong bình chiết xuất, sau một thời
tục gian rút dịch chiết
Ngấm kiệt - Ngâm DL vào DM trong bình ngấm kiệt. Sau một thời
gian xác định, rút nhỏ giọt dịch chiết ở phía dưới đồng
thời bổ sung DM ở phía trên.
- Ngấm kiệt đơn giản. Ngấm kiệt phân đoạn
Phương pháp Ngược dòng - Nguyên tắc: “DM mới tiếp xúc với DL cũ và DL cũ
chiết xuất bán bán liên tục tiếp xúc với DM mới
liên tục - Dịch chiết đậm đặc, DL được chiết kiệt
Phương pháp Ngược dòng - Thực hiện trong những thiết bị làm việc liên tục. Dịch
chiết xuất liên liên tục chiết đậm đặc, DK được chiết kiệt.
tục - Năng suất làm việc cao, tiết kiệm thời gian chiết, không
phải lao động thủ công (tháo bã, nạp liệu).
6. Vì sao kiềm hóa dược liệu?
- Để alkaloid chuyển từ dạng muối (phân cực) sang dạng alkaloid dạng baso (không phân cực)
vì bước tiếp theo là chiết bằng dâu hỏa --> giúp việc chiết xuất diễn ra thuận lợi hơn.
- Đồng thời còn giúp cắt đứt liên kết alk – tanin của một số alk khác trong cây --> giúp alk dễ
hòa tan vào dầu hỏa.
7. Vì sao làm tơi/ khô trước khi tiến hành chiết xuất?
- DM là dầu hỏa, để tránh hiện tượng nước trong DL ngăn cản DL tiếp xúc với DM --> việc
chiết xuất khó khăn.
8. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chiết xuất?
- DL:
 Màng tế bào:
oỞ thực vật còn non thì thành phần chủ yếu là cellulose --> DM dễ thấm vào DL --> nên
xay thô tránh lẫn nhiều tạp.
oỞ thực vật già --> mang tb trở nên dày háo gỗ, háo cutin, phủ thêm lớp chất nhầy . . .
--> DM khó thẩm --> nên xảy nhỏ DL.
 CHất nguyên sinh: có tính bán thấm --> cần loại bỏ trước khi chiết xuất.
 Tạp chất: tùy từng trường hợp mà chúng cản trở hoặc thuận lợi (eyme) cho quá trình chiết
xuất.
- DM:
 Độ phân cực: DM phân cực sẽ dễ hòa tan các chất có nhiều nhóm phân cực, khó hòa tan
các chất không phân cực và ngược lại
 Độ nhớt, sức căng bề mặt:
- Kỹ thuật
 Nhiệt độ, thời gian:
oTùy từng trường hợp cụ thể lựa chọn nhiệt độ thích hợp. Nhiệt độ tăng --> hệ số
khuyếch tán cũng tăng --> lượng chất khuyếch tán cũng tăng lên và độ nhớt DM giảm
--> thuận lợi cho quá trình chiết xuất trong một sô trường hợp.
oCần lựa chọn time chiết xuất phù hợp vs thành phần DL, DM, phương pháp chiết xuất.
 Độ mịn, khuấy trộn:
oThô --> DM khó thấm
oMin quá --> bột DL bị dính --> khó khuấy, khó rút dịch chiết. Nhiều tb bị phá huyể -->
khó rút dịch chiết.
oĐộ mịn DL tăng --> tăng diện tích tiếp xúc --> chiết xuất nhanh hơn.
 Kỹ thuật đặc biệt: chiết xuất bằng siêu âm, lò vi sóng, DM chiết tới hạn, áp xuất cao, . . .
9. Ở giai đoạn tạo muối SO4 tan trong nước của alkaloid, mô tả phần chất lỏng trong bình lắng
gạn?
- Phía trên cùng là lớp dầu hỏa có chứa tạp tan trong dung môi không phân cực, tiếp theo là
lớp nhũ hóa (loại bỏ bằng cách đun cách thủy để phân lớp trở lại, gạn lấy dịch lọc), lớp cuối
là lớp nước acid có chứa acid, alk dạng muối sulfat, tạp tan trong dung môi phân cực.
10. Ở giai đoạn tạo tủa toàn phần vì sao phải chỉnh cho pH đạt 10 – 11?
Để chuyện alk dạng muối sang dạng baso, loại tạp tan trong dung môi phân cực đồng thời
loại bỏ alk có tính baso mạnh hơn Strtychnin và Brucin.
11. Quy tắc loại Brucin?
- Dựa vào độ tan khác nhau của muối nitrat ở ph= 4 – 4.5. Ở pH này Brucin nitrat tan trong
nước cái còn Strychnin nitrat kết tinh lại, lọc lấy tủa bỏ nước cái chúng ta thi được tinh thế
muối Strychnin nitrat.
12. Vì sao ở bước tẩy màu bằng than hoạt thì các dụng cụ phản tráng nước nóng để lọc nóng?
- Strychnin nitrat tan trong nước nóng và dễ bị kết tinh lại khi làm lạnh. Tránh hiện tượng kết
tinh lại trên mặt phễu --> dễ dẫn đến việc loại bỏ bã than hoạt kèm theo tinh thể Strychnin
nitrat gây hao hụt sản phẩm chúng ta cần làm nóng bề mặt các dụng cụ lọc và đem lọc nóng.
NHŨ DỊCH
1. Định nghĩa nhũ tương và nhũ tương thuốc? so sánh?
- Nhũ tương là hệ phân tán vi dị thể, gồm 2 chất lỏng không đồng tan. Trong đó, pha phân hán
(pha nội, pha không liên tục) dưới dạng các tiểu phân cơ học có kich thước từ 0.1 đến hàng
chục micromet, môi trường phân tán (pha ngoại, pha liên tục).
- Nhũ tương thuốc: dạng lỏng hoặc mềm, để uống, tiêm hoặc dùng ngoài, điều chế: trộn 2 chất
lỏng không đồng tan bằng cách sử dụng chất nhũ hóa.
- Nhũ dịch là nhũ tương D/N sử dụng trong cơ thể.
Nhũ tương Không có chất nhũ hóa

Nhũ tương thuốc Có chất nhũ hóa

2. Vì sao thành phần của nhũ tương thuốc lại có chất nhũ hóa?
- Giúp cho nhũ tương hình thành có độ bền nhất định. Chúng làm giảm sức căng bề mặt phân
cách pha, giúp 2 pha phân bố ổn định. Khi nồng độ pha phân tán ≥ 2% cần dùng chất nhũ
hóa.
3. Phân tích công thức?
- Pha dầu: dầu khoáng – dược chất, Là hỗn hợp các hợp chất lỏng bão hòa được lấy từ dầu hỏa
đã tinh chế, chất lỏng trơn nhờn, trong suốt, không màu. Nhuận tràng theo 2 cơ chế là bao
quanh trực tràng làm trơn và ngăn chặn sự tái hấp thu nước từ niêm mạc ruột --> khối phân
dễ di chuyển.
Bao quanh trực tràng --> giúp phân dễ di chuyển.
- Pha nước: những chất còn lại
 Gôm arabic: chất nhũ hóa tan trong nước tạo nhũ dịch D/N
 Siro: điều vị, taho vị ngọt, ổn định nhũ dịch.
 Vanillin: tạo mùi, tan trong cồn cao độ
 Ethanol tuyệt đối: DM hòa tan Vanillin
 Nước cất: môi trường phân tán.
 Ethanol 70o: tráng thiết bị
4. Trình bày nguyên lý hoạt động của máy đồng nhất hóa? Vì sao sử dụng máy đồng nhất hóa 2
gai đoạn?
- Trong máy đồng nhất hóa, cho hỗn hợp chất lỏng qua lỗ hẹp (khoảng 10cm2) dưới áp lực lớn
(đến 3,5.107 N/m2) --> nhũ tương mịn. Chất lỏng dưới áp lực lớn được cho qua khoang giữa
lỗ hẹp không chuyển động và cần phễu chuyển động, cần phễu được chuyển dịch nhờ trục
vít. Như vậy khii đưa cần phễu vào bên trong thì tiết diện của khoang hở sẽ giảm đi. Tiết diện
càng giảm thì khả năng phối hợp các chất lỏng càng tăng.
- Vì tiểu phân sau khi trải iqua đồng nhất hóa 2 giai đoạn không còn sự kết tụ, còn ở máy 1
giai đoạn chỉ làm giảm sự kết tụ mà không làm mất đi --> nhũ tương sẽ dễ sa lắng hơn -->
NT không ổn định bằng sử dụng máy 2 giai đoạn.

You might also like