Bài Topic Số 1 - Nhóm 7

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Bài Topic số 1 - Nhóm 7

Thành viên:
Vũ Mai Bích Khuê: 19495361
Lê Phí Như Quỳnh: 19481891
Trần Thị Anh Khoa: 19525621
Bùi Thị Tuyết Mai: 20037831
Hoàng Thị Tố Nhi: 20043591
Dương Đình Thảo Nhung: 20050681
Phạm Thị Diễm My: 20012221
Trương Thị Thu Trang: 19440551
Huỳnh Thị Tuyết Thảo: 20111831
Lê Thị Hồng Y: 19482511

Câu hỏi: Phân tích lãi suất ảnh hưởng như thế nào đến tỉ giá?
- Một nền kinh tế có lãi suất cho vay cao sẽ đem lại lợi nhuận cao hơn cho chủ
nợ so với các nền kinh tế khác. Do đó, lãi suất cao thu hút vốn đầu tư nước
ngoài và làm tỷ giá hối đoái tăng. Tuy nhiên, tác động của lãi suất cao sẽ trở
nên tiêu cực, nếu lạm phát trong nước cao hơn nhiều so với các nước khác,
hoặc nếu có thêm những yếu tố khác làm giảm giá trị đồng tiền. Ngược lại,
lãi suất giảm có xu hướng làm giảm tỷ giá hối đoái.
- Lãi suất có tác động không hề nhỏ đến các hoạt động đầu tư nước ngoài.
Điều này làm ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái. Khi lãi suất trong nước thấp
hơn nước ngoài dẫn đến tỷ giá hối đoái tăng, đồng nội tệ giảm. Và ngược lại,
trong trường hợp lãi suất trong nước cao hơn nước ngoài thì tỷ giá hối đoái
giảm, đồng nội tệ tăng.
 Ví dụ 1: Giữa hai đồng tiền VND và USD coi các yếu tố khác trong
ngắn hạn không thay đổi. Nếu lãi suất của VND cao hơn lãi suất của
đồng USD thì xu hướng giữ tiền chuyển sang nắm giữ tiền VND thay
cho USD. Điều này làm cho nhu cầu đồng tiền Việt tăng lên, đồng đô
la giảm đi. Việc này sẽ làm cho giá USD giảm đi so với VND. Do đó,
thị trường mới về cung cầu VND – USD lại trở lại trạng thái cân
bằng. Tương tự, khi lãi suất của đồng Việt giảm hơn đồng USD thì giá
đồng USD lại tăng lên so với tiền Việt.
 Ví dụ 2: Tổng thống Mỹ Nixon, đã phải áp dụng những biện pháp
khẩn cấp để cứu nguy cho USD bằng cách tăng lãi suất chiết khấu lên
rất cao để thu hút vốn ngắn hạn trên thị trường tiền tệ quốc tế. Vào lúc
này, mặc dù lãi suất trên thị trường New York cao gấp rưỡi thị trường
London, gấp 3 lần thị trường Frankfurk, nhưng vốn ngắn hạn cũng
không được chuyển vào Mỹ mà lại đưa đến Tây Đức và Nhật Bản, dù
rằng các nước này thực hiện chính sách lãi suất thấp, vì lúc đó USD
đang đứng bên bờ của nguy cơ mất giá.
- Các nhà đầu tư có xu hướng đầu tư vào đồng tiền có lãi suất cao, được thực
hiện bằng cách khá phổ biến là đi vay đồng tiền có lãi suất thấp chuyển đổi
sang đồng tiền có lãi suất cao, sau đó đầu tư đồng tiền lãi suất cao bằng
nhiều hình thức nhằm hưởng lợi nhuận do chênh lệch lãi suất của 2 đồng
tiền. Điều này sẽ tạo nên sự thay đổi cung cầu ngoại tệ trên thị trường từ đó
ảnh hưởng đến tỷ giá. Vì thế nhà đầu tư ngày càng quan tâm so sánh giữa
thu nhập chênh lệch lãi suất mang lại phải lớn hơn sự gia tăng tỷ giá trong
suốt thời gian đầu tư.
 Kết luận: lãi suất và tỷ giá là 2 yếu tố nhạy cảm trong nền kinh tế và là các
công cụ hữu hiệu của chính sách tiền tệ. Lãi suất và tỷ giá luôn có mối quan
hệ chặt chẽ với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau và cùng tác động lên các hoạch
định của nền kinh tế. Sự khập khễnh giữa chính sách lãi suất và tỷ giá có thể
gây ra những hậu quả bất lợi như: nội tệ bị mất giá gây nguy cơ lạm phát
“chảy máu” ngoại tệ, đầu cơ tiền tệ, hạn chế nguồn vốn đầu tư nước ngoài…
Vì vậy, trong quản lí vĩ mô chính sách lãi suất và tỷ giá phải được xử lí một
cách đồng bộ và phù hợp với thực trạng của nền kinh tế trong từng thời kì
nhất định.

You might also like