Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Tiểu luận

Nhóm 8 xin chào thầy và các bạn. Hôm nay, nhóm chúng mình rất hân hạnh mang đến cho
mọi người phần trình bày về case study 5.2 của nhóm mình. Trước hết, mình xin giới thiệu
sơ qua về nhóm 8. Nhóm gồm có bốn thành viên: NQ, HN, MN và MH. Và case study chúng
mình sẽ thuyết trình ngay sau đây mang tên Pursue your dream or move on? Và không để
các bạn đợi lâu, sau đây là phần trình bày của nhóm mình. Nhóm 8 chia phần trình bày hôm
nay thành 4 phần chính: tóm tắt về case study, tính huống tiến thoái lưỡng nan của nv
chính, lời khuyên từ chuyên gia và cuối cùng là suy nghĩ của nhóm mình về case này. tiếp
theo chúng ta sẽ đến với phần trình bày của bạn NQ.

1. Case summary

1.1. Giới thiệu nhân vật

- Sonia Headlee: Đồng sáng lập và CEO của công ty Inganci Tumatir
- Amanda Ibrahim: Đồng sáng lập công ty Inganci Tumatir
- Abdulsalam Sani: Ủy viên bộ Nông nghiệp
- Tendai Park: Nhân viên công ty LFM và bạn của Sonia

1.2. Môi trường kinh tế Nigeria

Nigeria là nền kinh tế đang phát triển, thuộc nhóm BRINCS economies – những quốc gia
cung cấp hàng hóa, dịch vụ và nguyên liệu thô chiếm ưu thế trong tương lai cùng với Brazil,
Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi. Là nước sản xuất cà chua lớn thứ 2 Châu Phi và nhập
khẩu tương cà lớn nhất thế giới cho thấy các công ty sản xuất sốt cà chua chưa phổ biến,
ngành công nghiệp chế biến chưa phát triển. Bên cạnh đó, chỉ số kinh doanh thuận lợi ở
Nigeria tương đối thấp, xếp hạng 131/189 quốc gia theo Ngân hàng thế giới. Đến khoảng 1,5
triệu hộ nông dân trồng cà chua ở vùng nông thôn của Nigeria hầu như đều không hòa lại
được vốn. Ngoài sự cạnh tranh gay gắt từ các nhà phân phối xuất khẩu Trung Quốc, còn vì
tính thời vụ gây ra biến động giá cả, dư thừa nguồn cung trên thị trường và tình trạng côn
trùng phá hoại nặng nề. (Vào mùa xuân năm 2016, Bang Kaduna đã ban bố tình trạng khẩn
cấp sau khi sâu bướm phá hoại nhiều ruộng cà chua. Nông dân gọi vụ dịch là “Ebola cà
chua”)

Bên cạnh đó, tỷ lệ nghèo đói ở quốc gia này rất cao với hơn 90 triệu dân đang sống trong
cảnh thiếu thốn, đói khổ vì chính phủ không tập trung đầu tư vào nguồn nhân lực và những
tay trung gian “hám của tham tiền”.

1.3. Công ty của Sonia

Inganci Tumatir là công ty sản xuất tương cà chua “cây nhà lá vườn” tự kiểm soát toàn bộ
chuỗi giá trị sản phẩm từ trồng trọt đến đóng gói – tất cả đều có trụ sở tại Nigeria. Công ty
thuộc sở hữu của Sonia Headlee và nhà đồng sáng lập Amanda Ibrahim đã hoạt động được 3
năm. Tuy nhiên họ vẫn chưa bán sản phẩm dưới nhãn hiệu của công ty. Tên công ty trên bao
bì sản phẩm bị lỗi chính tả, khiến họ không còn lựa chọn nào khác ngoài bán sản phẩm của
mình cho đối thủ cạnh tranh.

Bên cạnh đó, công ty còn đang gặp phải những khó khăn về:

- Thiếu hụt tài chính thông qua việc Sonia vẫn luôn tìm kiếm các nhà đầu tư Hoa Kỳ và
Nigeria
- Cơ sở hạ tầng: Đường xá được xây dựng kém, thậm chí bảo trì còn kém hơn; mạng
lưới điện bất ổn, nguồn điện tăng vọt không lường trước được, phải bổ sung thêm máy
phát điện; thiếu hụt những hệ thống cấp nước
- Họ cũng phải đối mặt với các giao thức cứng nhắc của chính phủ và hệ thống giấy tờ
theo lối mòn cũ kỹ.
- Không thuận lợi trong giao dịch, định hướng tư duy với các người bán hàng và quản
lý nhân viên – những người luôn muốn kiếm thêm tiền.
- Chi phí vận chuyển hàng hóa trong nội địa cực kì cao, cao hơn khi vận chuyển từ Hoa
Kỳ hoặc Trung Quốc sang. Điều đó làm cho chi phí hoạt động cao hơn nhiều so với
mức cần thiết
- “Các khoản thuế” không chính thức do một chuỗi các tổ chức địa phương, tiểu bang
và liên bang đánh vào các công ty dường như là vô tận.

NHI

1. Sonia tiếp tục theo đuổi ước mơ – kinh doanh tương cà.

Sonia đã nhờ sự giúp đỡ của Abdulsalam Sani, một cố vấn nông nghiệp ở Kano. Trái ngược với đa số
người Nigeria nghi ngờ ước muốn kinh doanh ở Châu Phi của một phụ nữ gốc Mỹ, Sani rất hoang
ngênh và ủng hộ Sonia thực hiện việc kinh doanh công ty Inganci của cô. Sani đưa ra những thông tin
cho rằng điều kiện kinh doanh đang trở nên thuận lợi hơn cho Sonia.

Thứ nhất, chính phủ đang xem xét việc tăng thuế lên đến 50% đối với các loại thực phẩm chính để
giúp các nhà sản xuất trong nước cạnh tranh với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc

Thứ hai, Cuộc họp Nội các đang cân nhắc kêu gọi cấm hoàn toàn việc nhập khẩu tương cà
chua để khuyến khích tăng sản suất trong nước và bảo vệ sức khỏe của người dân Nigeria

Ông kết lại với mong muốn rằng Sonia sẽ tiếp tục đồng hành với nền nông nghiệp nigeria.

C1: Sonia có phải là người thích hợp để điều hành công ty này hay không? Hay việc trao quyền điều
hành cho một người dân ở Nigeria sẽ tốt hơn?

Sonia là người thích hợp để điều hành công ty Ingancy. Việc thuê một ng Nigerian có thể giúp công ty
(nói phần dưới)

Lí do kiếm người bên ngoài:

− Nâng cao lòng tin của người dân Nigeria với công ty, từ đó cải thiện doanh số 
− Giúp đỡ Sonia trong việc điều hành công ty, đảm bảo hiệu quả quản lý công ty
− Nắm rõ xu thế thị trường của Nigeria. Hiểu được nhu cầu và kỳ vọng của dân Nigeria vào sản
phẩm của company.
Tuy nhiên, chúng tôi ủng hộ Sonia tiếp tục điều hành công ty vì (nói tiếp phần dưới)

Lí do Sonia tốt:

− Ingancy là đứa con tinh thần của Sonia => đam mê, trách nhiệm, nhiệt huyết hơn với công ty.
− Nắm rõ tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi của công ty
− Tiết kiệm chi phí thuê quản lí 
− Phá vỡ định kiến của người dân Nigeria về doanh nghiệp nước ngoài do người ngoại quốc
quản lý.

C2. Liệu việc chính phủ đánh thuế lên hàng nhập khẩu có thể giúp đỡ hay sẽ dẫn đến tăng giá mặt
hàng quá mức khiến người dân Nigeria không đủ khả năng để mua tương cà nữa - một mặt hàng
không thể thiếu trong chế độ ăn uống của họ?

− Thuế lên hàng nhập khẩu làm giảm lượng nhập khẩu vài nước, từ đó giúp cho đồ nội địa có
khả năng mở rộng thị phần của mình hơn => có lợi cho các doanh nghiệp nội địa.
− Tuy nhiên, sự sụt giảm đột ngột nguồn cung hàng từ việc nhập khẩu làm cho giảm lượng cung
=> tăng giá của sản phẩm lên cao nhanh chóng và có thể khiến cho người dân không thể mua
được món hàng thiết yếu này
− Bên cạnh đó, thuế quan cũng gây giảm tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, dẫn đến không
thấy sự cải thiện chất lượng sản phẩm cung cấp cho người tiêu dùng 
=> Việc áp dụng thuế nên diễn ra từ từ để cho các doanh nghiệp trong nước có thể đáp ứng kịp, mở
rộng quy mô của mình, gia tăng sản xuất để đáp ứng đủ nhu cầu trong nước, góp phần làm cho giá cả
tăng k quá cao dẫn đến người dân không thể afford được. Đồng thời cũng giúp người dân có thời gian
làm quen với các sản phẩm nội địa hơn.

2. Sonia trở thành phân tích viên tại LFM Capital.

Trái ngược với mong muốn của Sani, một số nhà máy, công ty, quan chức địa phương đã đề nghị
với Sonia nhiều lời mời hấp dẫn cùng nhiều ưu đãi như việc trồng cà chua cho một lượng lớn nhà
máy, điều hành một nhãn hiệu tương cà chua của một công ty đa quốc gia, phát triển năng lực sản
xuất, … tất cả đều bị Sonia từ chối thẳng thừng

Tuy nhiên lời đề nghị từ Tendai Park - một người bạn học cũ của Sonia, làm việc tại LFM Capital,
muốn Sonia đến LFM làm việc, đã và đang trở thành nỗi trăn trở, suy tư của Sonia.

LFM là một công ty có trụ sở tại Nairobi, nổi tiếng khắp khu vực với việc tài trợ cho các doanh nghiệp
nhỏ trong một số quốc gia ở Châu Phi, được hỗ trợ bởi một số nhà đầu tư có tầm ảnh hưởng nổi
bật, nó có các nguồn lực để tạo ra sự khác biệt lớn cho nhiều doanh nhân châu Phi. Tandai
Park cố thuyết phục Sonia trở thành một nhà phân tích tại LFM bằng cách đưa ra những điểm
thuận lợi:

Thứ nhất, Sonia có cơ hội tạo ra ảnh hưởng to lớn hơn lên nền nông nghiệp châu phi

Thứ hai, Sonia có cơ hội thỉnh thoảng trở về quê hương, nước Mỹ của cô ấy
Thứ ba, Sonia sẽ có một lối sống tốt đẹp hơn

Thứ 4, Sonia sẽ được đảm bảo về mặt tài chính

Tuy nhiên, Sonia vẫn muốn xây dựng Inganci trở thành một công ty tốt hơn, có thể cung cấp cho
người dân Nigeria tương cà chất lượng tốt với giá thành rẻ, cô vẫn chưa thực hiện được điều đó.

Và bạn của cô, tendai dường như không tin vào những khả năng đó, không tin vào khả năng của
Sonia và cty Inganci khi mà công ty hầu như vẫn chưa gặt hái được gì sau hơn 3 năm hoạt động.

lúc này, có một câu hỏi liên quan được đặt ra?

C3. Tiêu chí nào nên được sử dụng để các nhà quản trị quyết định đóng cửa doanh nghiệp của họ?

Điểm đóng cửa (shutdown point) là điểm mà tại đó mà doanh thu kiếm được vừa đủ để trang trải chi
phí.

Tại thời điểm này, không có lợi ích kinh tế để tiếp tục sản xuất. Nếu một khoản lỗ thêm xảy ra, thông
qua việc tăng chi phí biến đổi hoặc giảm doanh thu, chi phí hoạt động sẽ vượt xa doanh thu. Do đó,
việc tạm ngừng hoạt động (trong một số trường hợp đóng cửa vĩnh viễn) sẽ thực tế hơn là tiếp tục.

Bên cạnh đó, còn có những yếu tố khác để founder cân nhắc việc đóng cửa một doanh nghiệp như:
mất quyền kiểm soát tài sản công ty, khó khăn trong vấn đề về pháp luật, sản phẩm không còn phù
hợp với nhu cầu thị trường sau khi xoay vòng, suy thoái kinh tế, vv.

Hiếu

Đối mặt với tình huống tiến thoái lưỡng nan, câu hỏi đặt ra lúc này là “Liệu Sonia nên chấp
nhận lời mời từ quỹ LFM hay nên tiếp tục lý tưởng của cô ấy với cty Inganci?”

Đầu tiên là phản hồi đến từ ông Acha leke, ông là chủ tịch cty McKinsey and Company,
đồng thời là đồng tác giả của cuốn Africa’s Business Revolution. ông đưa ra lời khuyên cho
Sonia là hãy nghiêm túc cân nhắc lời mời của LFM. để củng cố quan điểm của mình, ông
nếu ra 3 lợi ích chính khi Sonia trở thành một nhân viên ở LFM
1. cơ hội được đào tạo và phát triển bản thân, cụ thể là các kĩ năng như đầu tư hiệu
quả, giải quyết vấn đề, quản lý con người, quá trình xây dựng doanh nghiệp, cùng
với cơ hội tiếp xúc với nhiều ngành CN khác, gặp gỡ nhiều nhà đầu tư, quan chức
chính phủ.
2. làm việc ở LFM sẽ giúp Sonia bớt đi cảm giác bị cô lập, cô đơn khi cô được vây
quanh bởi những người có cùng chí hướng, tiếp xúc với một cộng đồng mà ở đó
bao gồm cả những người địa phương và người nước ngoài
3. Sonia cũng có thể có được thu nhập tốt hơn từ LFM.
Với quan điểm này, ông đề ra cho Sonia 3 giải pháp:
1. Đóng cửa hoàn toàn cty Inganci và đến làm việc ở LFM
2. Tạm đóng cửa cty inganci và đến làm việc ở inganci
3. Thuê một CEO từ bên ngoài quản lý cty inganci, Sonia đến làm việc ở LFM và hoạt
động với vai trò cố vấn/ tv HĐQT cho cty của cô ấy
Chuyên gia thứ 2: bà Mira Mehta - cofounder and ceo of Tomato Jos. bà đưa ra ý kiến
khuyên Sonia nên theo đuổi Inganci nếu nó là ước mơ của cô ấy. Bà đưa ra lời khuyên dựa
trên chính kinh nghiệm thực tiễn của bản thân với tư cách là doanh nhân khởi nghiệp với
hơn 7 năm trong nghề. bà củng cố quan điểm của mình với 5 luận điểm:
1. Sự đam mê đối với kinh doanh và đối với Inganci - ứa con tinh thần của Sonia chính
là key point giúp cô ấy có thể theo đuổi ước mơ và gặt hái thành công
2. Sonia đang ở độ tuổi phù hợp nhất cho việc khởi nghiệp khi mà cô đang trong trạng
độc thân cũng như không có bất kì ràng buộc tài chính nào.
3. theo đuổi Inganci và làm cho nó trở nên thành công, chứng tỏ được khí phách của
mình, Sonia có thể được mời vào những vị trí thậm chí cao hơn lời mời hiện tại
4. Mira cho rằng học hỏi từ những sai lầm - Theo đuổi Inganci là cách tốt nhất để có
được những kinh nghiệm đầu tay vô giá về khả năng phục hồi, quản lý
5. Theo đuổi Inganci sẽ giúp Sonia có được những phần thưởng tâm lý tuyệt vời. vd
như việc nhìn thấy nhân viên của mình phát triển hay những người nông dân học
hỏi, trau dồi để tăng năng suất lđ.
Mira cũng đề xuất một số việc Sonia cần làm nếu cô quyết định theo đuổi cty Inganci như
thường xuyên xem xét các kế hoạch kinh doanh, xây dựng một nhóm vững mạnh ngay ở
địa phương để hỗ trợ vận hành doanh nghiệp. Mira cũng nhấn mạnh đây là một quá trình
dài và đòi hỏi nhiều nỗ lực. tuy nhiên, mira bày tỏ niềm tin mạnh mẽ vào Sonia và doanh
nghiệp Inganci. 
Tiếp đến là phần trình bày của bạn MN về ý kiến của nhóm 8.

Nhật
Vừa rồi chúng ta vừa nghe Hiếu trình bày về hai ý kiến của các chuyên gia và đó cũng là hai câu trả
lời cho câu hỏi chính của case mà nhóm mình đang thực hiện. Với Acha Leke ông lựa chọn move on,
còn bà Mira, bà lựa chọn Pursue ur dream. Thật ra thì mỗi ng chúng ta đều có một quan niệm sống,
giá trị bản thân riêng của mình, nên mình nghĩ không hề có câu trả lời nào là đúng là sai cho câu hỏi
này, nó hoàn toàn phụ thuộc vào Sonia. 

Nếu mình là Sonia, hướng đi mình chọn sẽ là của bà Mira, tiếp tục pursue my dream. Với việc mọi
thứ đang chuyển sang chiều hướng có lợi cho các doanh nghiệp nội địa sắp tới, việc tiếp tục kinh
doanh là hoàn toàn có khả thi. Và việc tự mình trải nghiệm, tự mình kinh doanh thì chúng ta sẽ học
được những kiến thức, bài học vô giá mà LFM không thể nào cho chúng ta được. Tuy nhiên, quá
trình này tốn quá nhiều thời gian (7 năm như trường hợp của Mira) và khó khăn for a newbie

Tuy rằng đúng như Mira đã nói thì việc tự mình lăn lộn, tự mình kinh doanh thì  chúng ta sẽ học đc
những kiến thức, bài học vô giá mà nếu như làm với LFM không thể nào có.đc but nó tốn quá nhiều
thời gian, 7 năm trong trường hợp của Mira => cần tìm 1 advisor

You might also like