Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC

TP. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 05 năm 2020


BIÊN BẢN HOẠT ĐỘNG NHÓM
1. Thời gian, địa điểm:
- Thời gian: 21 giờ 1 phút, ngày 13 tháng 5 năm 2020.
- Địa điểm: nhóm học tập Hoá Lý 2 trên facebook.
- Thành phần tham dự: 4 thành viên của nhóm.
2. Nội dung buổi thảo luận:
- Tiếp tục hoàn thành các ý nhỏ của Tiểu luận như đã thảo luận tuần trước
- Báo cáo tiến độ viết Tiểu luận.
- Đưa ra những thắc mắc, khó khăn, cũng như đề xuất trong quá trình viết Tiểu luận.
- Đưa ra thêm một số tài liệu tham khảo liên quan đến từng nội dung cụ thể, không dàn trải như lúc
chưa định hướng nội dung.
- Đối với 2 loại vật liệu, nhóm phân công phụ trách mỗi loại vật liệu cho 2 bạn, sau đó tiếp tục phân
chia nội dung công việc cho mỗi bạn, thống nhất và viết bài.
3. Phân công công việc:
- Mỗi thành viên nộp sản phẩm của mình vào ngày 20/5 để nhóm xem xét, góp ý bổ sung, chỉnh sửa.
- Phân công các nội dung cụ thể với mỗi bạn: (ngày 13/5/2020)
+ Bình: phụ trách vật liệu MOFs với các nội dung: nguồn gốc, cấu trúc vật liệu, cơ chế hấp phụ,
tiềm năng ứng dụng và sản xuất.
+ Khánh: phụ trách vật liệu Zeolites với các nội dung nguồn gốc, cấu trúc, tính chất và cơ chế hấp
phụ của vật liệu Zeolites.
+ Khang: phụ trách vật liệu MOFs với các nội dung: tính chất của CO 2 và của MOFs giải quyết bài
toán hấp phụ, tính chất riêng của MOFs, nguyên tắc sản xuất vật liệu.
+ Quân: phụ trách vật liệu Zeolites với các nội dung nguồn gốc, cấu trúc, cơ chế hấp phụ, so sánh
giữa một số loại vật liệu cụ thể với nhau.
4. Kết quả thực hiện:
- Nguồn tài liệu tham khảo:
[1] Guan-Young Jeong, Ajay K. Singh, Min-Gyu Kim, Ki-Won Gyak, UnJin Ryu, Kyung Min Choi &
Dong Pyo Kim, “Metal-organic framework patterns and membranes with heterogenous pores for flow-
assisted switchable separations”, Nature Communications, 9, 3968, Sep. 2018.
[2] Sujit K. Ghosh, Metal-Organic Frameworks (MOFs) for Environmental Applications. Elsevier.
[3] https://issuu.com/daykemquynhonofficial/docs/bcsvlkck?
fbclid=IwAR1P6nKQZTu0Yyzj2U3BNsUsAT-Fucjg_tMLxE9ZNTWGT-QlrEv5venDHd4
[4] Wan Yun Hong, Semali P. Perera, Andrew D. Burrows, “Manufacturing of metal-organic
framework monoliths and their applications in CO2 adsorption”, Microporous and Mesoporous
Materials 214 (2015), pp. 149 – 155, May. 2015.
- Tiến độ làm việc nhóm: (ngày 16/5/2020)
+ Bình: hoàn thành 80% nội dung cấu trúc, tìm được nguồn tài liệu tập trung để viết về nguồn gốc,
tiềm năng; hình thành các ý chính trong phần cơ chế, chưa làm phần sản xuất.
+ Khánh: đã hoàn thành các nội dung nguồn gốc, cấu trúc, tính chất và cơ chế của vật liệu Zeolites
(khoảng 80%).
+ Khang: đã hoàn thành phần tính chất riêng của MOFs, tính chất của CO2 và MOFs phù hợp với
khả năng hấp phụ, Một số nguyên tắc chế tạo vật liệu MOFs (khoảng 80%)
+ Quân: đang viết phần nguồn gốc, tính chất, cơ chế. Chưa xác định xong các loại vật liệu Zeolites
để so sánh, đối chiếu với nhau.
5. Tự đánh giá:
- Bạn Bình: tích cực đề xuất các ý tưởng, thêm các tài liệu tham khảo chung, điều hành buổi thảo luận
và kết thúc thuận lợi – 4 điểm.
- Bạn Khánh: đưa ra ý tưởng sườn nội dung và tích cực tương tác – 4 điểm
- Bạn Khang: viết bài và báo cáo đầy đủ nội dung – 3 điểm
- Bạn Quân: tích cực thảo luận, chốt lại nội dung chính cho cả nhóm – 4 điểm

You might also like