1. Giới thiệu chung: 1.1. Ý tưởng kinh doanh

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 28

1.

Giới thiệu chung


1.1. Ý tưởng kinh doanh
Yoga là chuỗi các động tác luyện tập giúp kết nối cơ thể, tâm trí, tinh thần thông qua việc
kiểm soát các tư thế, hơi thở và thiền định. Đây là bộ môn thể thao cổ xưa có nguồn gốc
từ Ấn Độ từ khoảng 5.000 năm trước. Ở Việt Nam, đặc biệt là các thành phố lớn như Hà
Nội, Yoga đã du nhập và phát triển mạnh mẽ nhờ những lợi ích tuyệt vời mà nó mang lại
cho người tập. Các chuyên gia cũng đã chỉ ra rằng, Yoga thậm chí còn có hiệu quả ở trẻ
hơn cả người lớn, bên cạnh việc phát huy thể chất của trẻ như tăng sự dẻo dai của cơ bắp,
sức bền, thì còn đem lại những lợi ích vượt trội về mặt tinh thần như:
 Giúp trẻ hiểu rõ và trân trọng cơ thể mình, biết cách bảo vệ cơ thể
 Rèn luyện những thói quen lành mạnh và lối sống tích cực
 Tập trung hơn, điềm đạm hơn
 Sức khỏe tinh thần và tư duy tích cực
Đứng trên góc độ của một phụ huynh muốn tìm cho con trẻ một hoạt động giúp con được
phát triển toàn diện, chúng tôi nhận thấy Yoga là một giải pháp hoàn hảo. Hiện tại ở địa
bàn Hà Nội có rất ít trung tâm Yoga uy tín chuyên cho trẻ em, cũng như phụ huynh chưa
thực sự chú ý đến bộ môn này, nhưng nhu cầu tiềm năng là rất lớn và chúng tôi tự tin có
thể khai thác được nhu cầu đó bằng sự thấu hiểu khách hàng
 Ý tưởng kinh doanh: Trung tâm yoga cho trẻ nhỏ YogaKids
1.2. Mô tả doanh nghiệp
1.2.1. Căn cứ pháp lý
- Luật Thể dục thể thao năm 2006; Nghị định số 112/2007/NĐ-CP quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của luật thể dục thể thao;
- Nghị định 106/2016/NĐ-CP điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao;
- Thông tư số 16/2011/TT-BVHTTDL quy định về điều kiện hoạt động của cơ sở
thể thao tổ chức hoạt động thể dục thẩm mỹ;
- Thông tư số 05/2007/TT-UBTDTT hướng dẫn thực hiện một số quy định của
Nghị định số 112/2007/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật Thể dục, thể thao.

1.2.2. Thông tin cơ bản


- Tên: Trung tâm yoga trẻ em YogaKids
- Đối tượng học viên: Trẻ em từ 3-10 tuổi
- Nguồn vốn đầu tư: 350 triệu VND
- Địa điểm: Chung cư Skylight 125D Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội
- Slogan: Explore the life of great health – khám phá cuộc sống lành mạnh
- Hình ảnh thương hiệu:
 Hướng tới hình ảnh doanh nghiệp chuyên nghiệp, luôn quan tâm chăm sóc cho
từng học viên
 Lựa chọn màu sắc chủ đạo là xanh lục, cam và trắng, YogaKids mong muốn
đem lại cho các con những giây phút thư giãn qua các bài tập yoga mà vẫn giữ
được sự năng động nhí nhảnh của trẻ nhỏ.

1.3. Mục tiêu kinh doanh


1.3.1. Tầm nhìn
YogaKids là doanh nghiệp dẫn đầu trong việc đưa yoga với chất lượng tốt nhất tới trẻ em
tại Hà Nội và là nơi các phụ huynh tin tưởng gửi gắm con mình.
1.3.2. Sứ mạng
YogaKids luôn nỗ lực hết sức để trở thành một doanh nghiệp đáng tin cậy đối với các bậc
phụ huynh, mang tới cho tất cả trẻ em trong khu vực nội thành Hà Nội những khóa học
yoga an toàn và tốt cho sức khỏe, giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần,
bằng những phương pháp hiện đại nhằm xây dựng một thế hệ trẻ khỏe mạnh.
1.3.3. Mục tiêu
 Năm 2021: Thu hút được sự tham gia của nhiều bạn nhỏ, trở thành một trung tâm
uy tín với khoảng 100 học viên trung thành.
 Từ 2022-2023: Mở thêm các chi nhánh trong địa bàn thành phố Hà Nội, lượt đăng
ký mỗi tháng ổn định tầm 20-30 người mỗi chi nhánh. Doanh nghiệp đạt điểm hòa
vốn sau 2 năm.
 Năm 2026: Trở thành một trong những trung tâm yoga cho trẻ em uy tín hàng đầu
tại Việt Nam và có nhiều chi nhánh tại những thành phố lớn.

2. Kế hoạch chiến lược


2.1. Phân tích môi trường PEST
a. Political
Điều kiện cơ sở vật chất theo quy định của Nhà nước:
 Kích thước: Sàn tập có diện tích ít nhất là 60m2 trở lên; khoảng cách từ sàn
tập đến trần nhà ít nhất là 3m; sàn tập phải bằng phẳng, có thảm hoặc đệm
mềm
 Điều kiện về không gian, âm thanh, ánh sáng: Đảm bảo không gian thoáng
mát, có hệ thống thông gió; có hệ thống loa đài đảm bảo chất lượng; cường
độ âm thanh trong quá trình hoạt động không vượt quá 120 dBA; bảo đảm
ánh sáng có độ rọi ít nhất 150 Lux
 Mật độ tập luyện trên sàn bảo đảm ít nhất 2m2/ người
 Đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh, môi trường, an toàn lao động, phòng
chống cháy nổ theo quy định của pháp luật
Điều kiện chuyên môn của HLV theo quy định Nhà nước: 
 Là huấn luyện viên, hướng dẫn viên thể thao hoặc vận động viên có đẳng
cấp từ cấp II trở lên; Bác sĩ, nhân viên y tế có chứng chỉ về y học thể thao
do cơ quan có thẩm quyền cấp.
 Văn bằng về chuyên ngành thể dục thể thao từ bậc trung cấp trở lên
 Có giấy chứng nhận chuyên môn do Liên đoàn thể thao quốc gia, Liên đoàn
thể thao quốc tế tương ứng cấp
 Có giấy chứng nhận được đào tạo chuyên môn do Sở thể dục thể thao tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương cấp
 Mỗi nhân viên chuyên môn hướng dẫn tập luyện không quá 30 người trong
một giờ học
 Mỗi cơ sở phải có ít nhất 01 huấn luyện viên và 01 hướng dẫn viên thường
xuyên có mặt tại Phòng tập trong suốt thời gian hoạt động.

b. Economic
Năm 2020 kinh tế Hà Nội đạt mức tăng trưởng tốt, GRDP cả năm 2020 tăng
3,98%, gấp khoảng 1,4 lần bình quân chung của cả nước, quy mô GRDP của Hà Nội ước
đạt 1,06 triệu tỷ đồng, tương đương 45 tỷ USD; GRDP bình quân đầu người ước đạt
5.420 USD/người/năm. Chỉ số lạm phát được kiểm soát ở mức 2,67% (thấp hơn mức tăng
chung cả nước và thấp nhất trong nhiều năm gần đây)
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, theo hướng hiện đại, tỷ trọng khu vực công
nghiệp và dịch vụ tăng mạnh; khu vực nông nghiệp giảm còn 2,09%. Tăng trưởng khu
vực dịch vụ bình quân đạt 7,12%/năm kể từ năm 2015. Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp
tỉnh (PCI) năm 2020 của thành phố tăng 15 bậc so với 5 năm trước, lên vị trí thứ 9 cả
nước.

c. Social
Năm 2018, Hà Nội là nơi có số trẻ em sinh ra cao nhất cả nước (~200.000)
Số trẻ em dưới 14 tuổi tại Hà Nội năm 2020 là gần 2 triệu, trên 7,5 triệu tổng dân
số toàn Hà Nội
Tuy vậy, Yoga là một bộ môn chưa thực sự phổ biến đối với các bậc phụ huynh
muốn con được rèn luyện sức khỏe: 85% phụ huynh quan tâm tới bơi lội, 7% bóng đá,
4% bóng rổ và chỉ 4% là các môn thể thao khác (theo khảo sát của YouNetMedia). Tuy
nhiên bơi lội không thể luyện tập quanh năm, bên cạnh đó Yoga cũng có nhiều những lợi
ích khác như tăng sức dẻo dai, hay phát triển cảm xúc, giảm căng thẳng mệt mỏi, ít chấn
thương...rất có tiềm năng phát triển trong tương lai bên cạnh những bộ môn thể thao quen
thuộc.
d. Technological
Yếu tố công nghệ không ảnh hưởng quá nhiều trong chương trình luyện tập Yoga
cho trẻ. Quan trọng nhất là phải đảm bảo sự an toàn, hiệu quả của các phương pháp được
áp dụng, xây dựng được giáo trình phù hợp cho trẻ, đảm bảo chất lượng của trang thiết bị
dụng cụ tập luyện. 

2.2. Phân tích SWOT


Có lợi Có hại
Bên Điểm mạnh:  Điểm yếu:
trong - Không đòi hỏi cao về đầu tư cơ - Thiếu đội ngũ giáo viên là chuyên
sở vật chất gia
- Nguồn nhân lực trẻ nhạy bén với - Nguồn lực tài chính còn hạn chế
xu hướng hiện đại - Chưa có danh tiếng trên thị trường
- Giáo trình phù hợp độ tuổi
- Đáp ứng được nhu cầu về phát
triển thể chất và tinh thần cho trẻ
Bên Cơ hội: Nguy cơ:
ngoài - Mô hình mới mẻ và hấp dẫn và - Do loại hình chưa phổ biến nên còn
sáng tạo thiếu sự tín nhiệm từ phụ huynh
- Có ít đối thủ cạnh tranh - Tình hình dịch bệnh gây khó khăn
- Xu hướng tập Yoga đang phát cho các lớp học offline
triển

→ Chiến lược SO: 


 Đầu tư xây dựng giáo trình học đa dạng phù hợp cho con trẻ
 Xây dựng các bài tập phát triển đồng thời cả thể chất và tinh thần theo xu hướng
mới mẻ và sáng tạo
 Dựa vào nguồn nhân lực trẻ để mang yoga dễ dàng tiếp cận tới lứa tuổi trẻ em
→ Chiến lược ST:
 Sử dụng nguồn nhân lực trẻ năng động để tiếp cận thị trường, quảng bá về lợi ích
của khóa học giúp nâng cao niềm tin của các bậc phụ huynh
 Xây dựng những khóa học trực tuyến tại nhà phù hợp với tình hình dịch bệnh hiện
tại
→ Chiến lược WO: 
 Tận dụng sự mới mẻ và thị trường có mức độ cạnh tranh không cao để kêu gọi vốn
 Dựa vào xu hướng Yoga đang phát triển để quảng cáo và gia tăng mức độ nhận
diện cho doanh nghiệp
→ Chiến lược WT:
 Kết hợp giữa việc tìm kiếm nguồn nhân lực có chuyên môn cao và tạo dựng niềm
tin của phụ huynh với các khóa học của doanh nghiệp để tiết kiệm nguồn lực về tài
chính
 Phân bổ chi tiêu hợp lý, hạn chế những đầu tư không thiết yếu để doanh nghiệp có
thể duy trì trong giai đoạn dịch bệnh

2.3. Tổng quan chiến lược


Trong những năm gần đây, khi nền kinh tế ngày càng lớn mạnh, thu nhập của người dân
Việt Nam cao hơn, cuộc sống đầy đủ hơn, chúng ta đều xu hướng quan tâm đến sức khỏe
của bản thân và gia đình hơn bao giờ hết. Mô hình tăng cường sức khỏe từ việc tập Yoga
đã được lan truyền rộng rãi và được nhiều người biết đến như cách dành thời gian cho
việc thư giãn đầu óc, cải thiện lại tinh thần và sức khỏe. Sau khi nghiên cứu về các môi
trường vĩ mô, mô hình kinh doanh phòng tập yoga cho trẻ nhỏ từ 3 - 10 tuổi đã có phần
khả thi và có thể đem lại doanh thu hiệu quả nếu được khai thác tốt với những chiến lược
đúng đắn

2.4. Phân khúc thị trường

Yoga là bộ môn không còn xa lạ đối với người lớn nhưng lại khá mới mẻ với trẻ em từ 3-
10 tuổi (vốn đã quen thuộc với những bộ môn thể thao tự do ngoài trời), bên cạnh đó là
việc các bậc phụ huynh chưa hiểu rõ tầm quan trọng của việc phát triển sức khỏe tâm lý
cho con trẻ. Dựa vào những nghiên cứu thị trường và đặc trưng của dịch vụ thì YogaKids
sẽ ưu tiên tập trung nguồn lực vào nhóm đối tượng mục tiêu có các đặc điểm:
- Trẻ nhỏ 3-10 tuổi khu vực nội thành Hà Nội
- Trẻ có vấn đề về cân nặng (thừa cân, béo phì)
- Trẻ biếng ăn, chậm phát triển
- Trẻ gặp vấn đề về giấc ngủ hoặc thói quen sinh hoạt
- Trẻ có vấn đề về hành vi (behavioral problems): thiếu kiên nhẫn, mất tập trung, dễ
cáu gắt,…
- Trẻ thuộc nhóm gia đình có thu nhập 30 triệu đồng/tháng trở lên

2.5. Định vị thị trường

Giá dịch vụ: Đăng ký theo tháng hoặc theo năm với 2 gói lựa chọn
- Gói tháng: 900.000 VND/tháng
- Gói năm: 8.000.000 VND/năm
Dịch vụ của YogaKids có giá rẻ hơn một số phòng tập 5* trên thị trường với chất lượng
tương đương, và sẽ tập trung cá nhân hóa trải nghiệm cho phụ huynh và các con.
Đây là mức giá hợp lý đối với đối tượng phụ huynh thu nhập ổn định cao và quan tâm
đến phát triển thể chất cho con ngay từ khi còn nhỏ.
2.6. Chiến lược khác biệt hóa
Giữa một thị trường yoga rơi vào trạng thái bão hòa, YogaKids thực hiện khác biệt hóa
khi lựa chọn phân khúc yoga dành cho trẻ em 3-10 tuổi. Nhất quán với sứ mệnh hỗ trợ
cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ, YogaKids mong muốn xây dựng những giá trị:
- Các buổi học đem lại sự thư giãn, giải trí; khuyến khích sự năng động của trẻ; tạo
một môi trường thân thiện giúp trẻ thoải mái kết bạn; nhận được sự quan tâm
chăm sóc chu đáo từ các giảng viên, trợ giảng
- Giúp trẻ thêm hiểu biết và trân trọng cơ thể mình; rèn luyện những thói quen lành
mạnh và lối sống tích cực
- Giúp trẻ tăng cường sức khỏe tinh thần như khả năng tập trung, nhẫn nại, điềm
tĩnh hơn…
- Tạo cơ hội cho các phụ huynh gắn kết và hiểu con hơn qua các hoạt động ngoại
khóa
- Hỗ trợ khẩu phần ăn nhẹ có thành phần dinh dưỡng phù hợp trong buổi học, giúp
tăng hiệu quả bài tập cũng như gia tăng sự hứng thú của trẻ với việc tập luyện
 YogaKids xây dựng chiến lược lấy trải nghiệm khách hàng làm trung tâm qua việc
thấu hiểu nhu cầu và tâm lý của học viên cũng như phụ huynh.

3. Chiến lược Marketing


3.1. Xác định mục tiêu Marketing
3.1.1. Xây dựng chân dung khách hàng
a. Nhân khẩu học
- Tuổi học viên: chủ yếu từ 3-10 (giai đoạn quan trọng trong phát triển tâm lý, tính
cách, cũng như thói quen, lối sống)
- Gia cảnh: gia đình có thu nhập 30 triệu/tháng trở lên
b. Địa lý:
- Gia đình ở nội thành Hà Nội, cụ thể là khu vực quận Hai Bà Trưng, có mật độ dân
cao (theo như phân tích PEST)
c. Hành vi mua
Lợi ích tìm kiếm: - Giúp con tăng cường sức khỏe thể chất, tăng sức đề kháng
- Nâng cao sức khỏe tinh thần, rèn luyện thói quen tốt
- Môi trường thân thiện, giúp con kết bạn và học hỏi
Thái độ: Tìm kiếm một bộ môn để con rèn luyện từ nhỏ vừa thư giãn lại vừa giúp
con học được thêm kiến thức bổ ích.
3.1.2. Mô tả thị trường mục tiêu
- Trẻ em sống trong khu vực nội thành Hà Nội, chủ yếu tại quận Hai Bà Trưng và
khu vực lân cận
- Gia đình có mức thu nhập khá giả
- Phụ huynh quan tâm tới việc đầu tư phát triển giáo dục thể chất và tinh thần cho
con ngay từ khi còn nhỏ
- Phụ huynh hứng thú với bộ môn yoga
- Có thời gian rảnh và thuận tiện đưa đón con tới phòng tập các buổi tối và cuối tuần
3.1.3. Mục tiêu Marketing theo mô hình SMART
- Cụ thể (Specific): Thu hút được đăng ký học thử và đăng ký tập bằng cách tiếp
cận thông qua các kênh: mạng xã hội, website,… Trở thành một thương hiệu
chuyên nghiệp và đáng tin cậy đối với các phụ huynh.
- Có thể đo lường (Measurable): Trong năm đầu tiên thu hút được ~100 học viên
trung thành, số học viên mỗi tháng tăng 10-20
- Có thể đạt được (Achievable): Dựa vào đánh giá thị trường cũng như so sánh với
các trung tâm yoga cùng chất lượng và giá như: Yoga Ananda, Luna Thái Yoga…
- Thực tế (Realistic): Nhu cầu tìm kiếm một bộ môn cho con rèn luyện nói chung và
yoga nói riêng là rất tiềm năng tại những thành phố phát triển như Hà Nội. Cách
tiếp cận các phụ huynh cũng hiệu quả khi đa phần các phụ huynh nhóm đối tượng
mục tiêu còn trẻ và có thói quen sử dụng công nghệ, mạng xã hội.
- Thời gian (Time): Trong vòng 1 năm đầu đạt được những mục tiêu trên
3.2. Mô hình 7Ps
a. Product – Sản phẩm
- Sản phẩm dịch vụ: khóa học giúp trẻ tiếp cận với bộ môn Yoga, từ đó đạt được
những phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần
- Sản phẩm bổ sung: sách về yoga, thực phẩm phù hợp với chế độ luyện tập, dụng
cụ tập yoga, các hoạt động ngoại khóa gắn kết phụ huynh và con
b. Price – Giá
Sản phẩm sẽ được bán dưới dạng các gói tập. Gói tập có thời hạn 1 tháng, 1 năm.
Cụ thể như sau: 
- Gói năm: 8.000.000 VND/năm (nộp vào đầu tháng tập đầu tiên)
- Gói tháng: 900.000 VND/tháng (nộp vào đầu mỗi tháng)

c. Place – kênh phân phối


Phân phối trực tiếp: hệ thống phòng tập trải đều các quận thuộc Hà Nội
 Giúp khách có thể trực tiếp quan sát và tiếp cận sản phẩm
 Ưu điểm: Khách hàng có thể dễ dàng lựa chọn gói sản phẩm phù hợp cho mình
 Nhược điểm: Giá tiền thuê mặt bằng cao
Phân phối online: Phát triển website riêng và trên các nền tảng truyền thông khác:
Instagram, Facebook,...
 Giúp tiếp cận nhiều khách hàng hơn
 Ưu điểm:
o Chi phí thấp
o Tiếp cận nhiều khách hàng
o Tiện lợi cho khách hàng trong việc di chuyển và tiết kiệm thời gian
 Nhược điểm:
o Hình thức yoga trẻ em này ở Việt Nam chưa phổ biến

d. Promotion – xúc tiến bán


Quảng cáo:
- Online: Xây dựng các fanpage trên facebook, instagram, tiktok,...quảng cáo về các
khuyến mãi hấp dẫn để thu hút đông đảo người like và share bài, tăng độ phủ sóng
của lớp học, đăng các bài viết giới thiệu về trung tâm trên các hội nhóm, truyền
hình, báo chí
- Offline: Thông qua việc phát tờ rơi, standee, banner...

e. People – con người


- Tuyển dụng và đào tạo đúng người trong tất cả các bộ phận như huấn luyện viên,
chăm sóc khách hàng, marketing 
- Luôn ghi nhận và đánh giá phản hồi của các nhân viên về doanh nghiệp để cải
thiện và phát triển doanh nghiệp
- Tạo sự cạnh tranh lành mạnh trong doanh nghiệp để thúc đẩy khả năng chiến đấu
của mỗi cá nhân 
- Luôn có những định hướng và đưa ra các bản kế hoạch rõ ràng để toàn bộ nhân
viên có cái nhìn tổng quan đúng nhất về chiến lược của doanh nghiệp

f. Process – quy trình


- Xây dựng hệ thống quy trình để nhận diện màu sắc của doanh nghiệp và giảm
thiểu chi phí và thời gian. 
- Luôn có sự đổi mới cập nhật trong các quy trình để đáp ứng được thị hiếu của
khách hàng, nâng cấp dịch vụ kịp thời, cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng
ngành
- Các quy trình đều hướng tới giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí và tối đa hoá lợi
nhuận

g. Physical evidence – hình ảnh doanh nghiệp


- Xây dựng màu sắc riêng của doanh nghiệp để tạo sự khác biệt với các doanh
nghiệp khác, tạo chỗ đứng cao nhất trong tâm trí khách hàng bằng những vật
chứng hữu hình như slogan khẩu hiệu, trải nghiệm chăm sóc khách hàng riêng biệt
- Xây dựng hình ảnh doanh nghiệp với khách hàng cũ, khách hàng đang sử dụng
dịch vụ sẽ tạo được những minh chứng hữu hình bởi chính người sử dụng dịch vụ
như gọi điện chúc mừng sinh nhật khách, tặng quà cho khách VIP, báo cáo thường
xuyên về tình hình luyện tập,…

4. Kế hoạch tác nghiệp


4.1. Các yếu tố đầu vào và đầu ra
4.1.1. Đầu vào
- Phòng tập
- Điện nước
- Trang thiết bị:
+ Thiết bị chung: kính, quạt, điều hòa,...
+ Thiết bị cho học viên: vòng yoga, thảm yoga, gạch yoga,đồng phục cho học
viên,khăn lau mồ hôi …
+ Thiết bị cho huấn luyện viên: loa đài, bục giảng, khăn lau mồ hôi…
- Giáo án, bài soạn chương trình tập luyện cho học viên
- Nguồn nhân lực: 3 giảng viên có chứng chỉ nghề, 1 quản lý trung tâm và 1 nhân
viên tạp vụ.
- Kỹ năng dạy bảo trẻ con: Giáo viên được đào tào về giáo dục trẻ con.
- Website của trung tâm
4.1.2. Đầu ra
- Dịch vụ dạy yoga cho trẻ
- Sự hài lòng của khách hàng
- Sự tham gia đóng góp của khách hàng giúp sản phẩm dịch vụ hoàn thiện hơn
- Dịch vụ tư vấn cách chăm sóc trẻ cho phụ huynh: để trẻ phát triển toàn diện thì
việc giáo dục ở trường là chưa đủ, các bé cũng cần được giáo dục ngay cả ở nhà với giáo
viên chính là những bậc phụ huynh, những người thân của trẻ.
4.2. Lựa chọn cơ sở kinh doanh
4.2.1. Tiêu chí lựa chọn
- Nằm ở trung tâm khu dân cư đông đúc
- Diện tích mặt sàn > 400 m2
- Giao thông thuận tiện ( không nằm trong ngõ sâu )
- Có bãi để xe rộng
- Hệ thống điện, nước đảm bảo
- Giá cả hợp lí
4.2.2. Bảng đánh giá trọng số
Tiêu chí Trọng số

Nằm ở trung tâm khu dân cư đông đúc 0.3

Diện tích mặt sàn > 400 m2 0.15

Giao thông thuận tiện ( không nằm trong ngõ sâu ) 0.2

Có bãi để xe rộng 0.15

Hệ thống điện, nước đảm bảo 0.1

Giá cả hợp lý 0.1

4.3. Quy trình cung ứng dịch vụ


4.3.1. Các bước trong quá trình cung ứng dịch vụ
Bước 1: Marketing: tiếp cận khách hàng qua các kênh quảng cáo của Facebook,
Google, Zalo. Ngoài ra có thể có các cách tiếp cận khách hàng khác như qua các cộng
động liên quan đến sức khỏe, yoga trên Facebook. Doanh nghiệp cũng cần có một
website chuẩn SEO, thường xuyên có những bài viết chia sẻ về khóa học, lợi ích, cam
kết… để tiếp cận nhiều bậc phụ huynh hơn.
Bước 2: Xử lý thông tin khách hàng và bán hàng: sau khi có được thông tin những
khách hàng quan tâm, bộ phận bán hàng sẽ liên hệ để giới thiệu, tư vấn chương trình phù
hợp cho học viên, lợi ích của khóa học, mời học thử, đăng ký và sắp xếp lớp cho học
viên.
Bước 3: Cung cấp dịch vụ: chất lượng, hiệu quả, đúng với cam kết. Chăm sóc tiếp
nhận ý kiến khách hàng trong và sau khi sử dụng dịch vụ.
Bước 4: Quản lý trang thiết bị: kiểm tra, vệ sinh, bảo trì thiết bị phòng tập thường
xuyên.
4.3.2. Kiểm soát quá trình cung ứng dịch vụ
- Kiểm soát chất lượng quảng cáo và website qua các công cụ phân tích Google ads,
Facebook ads, Google analytics,... số người tiếp cận, tỷ lệ chuyển đổi…
- Đặt ra KPI cho bộ phận bán hàng qua các chỉ tiêu như tỷ suất lợi nhuận trung bình,
số lượng đơn hàng hàng tháng, các cơ hội bán hàng, doanh thu mục tiêu, tỷ lệ chốt
đơn hàng, giá trị đơn hàng trung bình…
- Lắng nghe góp ý của phụ huynh và học viên, trợ giảng và giáo viên đứng lớp đảm
bảo chất lượng của buổi dạy.
- Kiểm tra cơ sở vật chất sau mỗi buổi tập.
4.3.3. Quá trình cung ứng dịch vụ
Quá trình cung cấp dịch vụ:
A: Tiếp nhận thông tin của phụ huynh và học viên.
B: Liên hệ tư vấn và hẹn lịch học thử, gửi giáo trình và tài liệu học .
C: Cho phụ huynh và học viên tham dự một lớp học thử.
D: Đăng ký lớp học, lịch học phù hợp cho khách hàng, cung cấp các sản phẩm bổ sung:
quần áo tập, sách hướng dẫn...
E: Lắng nghe góp ý của khách hàng để cải thiện dịch vụ.
Quá trình cho một buổi học tiêu chuẩn:
Kéo dài 2 tiếng, bao gồm các công việc:
A (10p): Trò chuyện, giới thiệu chủ đề buổi học (các học viên tập trung thành 1 vòng
tròn)
Ví dụ: chủ đề về cơ thể người: học về các bộ phận, khuyến khích nhận thức về cơ thể
B (20p): Khởi động cơ bắp: các động khởi động cơ bản để làm nóng cơ thể, tránh chấn
thương trong quá trình tập
C (1h): Tập luyện các động tác liên quan đến chủ đề bài học.
D Giải lao 10 phút.
E (20p): Thiền để thư giãn cơ thể, tập thở đúng kỹ thuật duy trì sự cân bằng trong cơ thể
F (10p): Kết thúc buổi học: Các em tự dọn chiếu tập, dụng cụ của mình.

Một buổi 10p 20p 30p 40p 50 1 1h10 1h20 1h30 1h40 1h50 2h
học tiêu p h p p p p p
chuẩn

F
5. Kế hoạch nhân sự
5.1. Xác định nhu cầu nhân sự
Các vị trí nhân sự cần thiết cho phòng tập Yoga cho trẻ em:
5.1.1. Quản lý phòng tập
- Số lượng: 1 người
- Yêu cầu công việc:
+ Có kinh nghiệm và chuyên môn quản lý, ưu tiên có kinh nghiệm quản lý tại
các phòng tập yoga hoặc thể hình.
+ Có kiến thức cơ bản về yoga.
+ Có khả năng sáng tạo và nắm bắt những xu hướng hiện có trên thị trường
+ Biết lên kế hoạch kinh doanh dài hạn và ngắn hạn cho DN.
+ Có khả năng giao tiếp tốt, nhận diện được điểm mạnh điểm yếu và biết cách
khuyến khích nhân viên.
5.1.2. Giáo viên hướng dẫn yoga
- Số lượng: 2 - 4 người
- Yêu cầu công việc:
+ Có chứng chỉ huấn luyện viên Yoga, đặc biệt yoga cho trẻ em.
+ Có khả năng truyền đạt, năng động tận tâm với công việc.
+ Có khả năng giao tiếp với trẻ em.
+ Có tinh thần học hỏi và liên tục cập nhật.

5.1.3. Trợ giảng


- Số lượng: 4 - 6 người (làm theo ca)
- Yêu cầu công việc:
+ Nhiệt tình, yêu mến trẻ con, có khả năng giao tiếp với các bạn nhỏ.
+ Có kiến thức về yoga là một lợi thế.
+ Có khả năng giám sát và hỗ trợ giáo viên hướng dẫn cũng như các học viên
trong tiết học.
+ Có tinh thần học hỏi.
5.1.4. Lễ tân
- Số lượng: 1
- Yêu cầu công việc:
+ Có khả năng giao tiếp tốt, nhanh nhẹn, thân thiện.
+ Có khả năng tư vấn, thuyết phục khách hang.
+ Có kỹ năng giải quyết vấn đề, giải đáp thắc mắc của khách hàng cũng như
các sự cố phát sinh và tiếp nhận phản hồi từ khách hàng.
5.1.5. Bảo vệ
- Số lượng: 1
- Yêu cầu công việc:
+ Chăm chỉ, cẩn thận, thân thiện với khách hàng.
+ Có sức khỏe để quản lý cơ sở vật chất của phòng tập và giải quyết các vấn
đề phát sinh nếu cần.
5.1.6. Nhân viên kế toán
- Số lượng: 1 - 2
- Yêu cầu công việc:
+ Có kinh nghiệm hoặc chứng chỉ nghiệp vụ liên quan đến kế toán.
+ Cẩn thận, chu đáo.
+ Có kỹ năng tổng hợp và sắp xếp.

5.1.7. Nhân viên marketing


- Số lượng: 1 – 2
- Yêu cầu công việc:
+ Nắm được những nghiệp vụ cơ bản về vấn đề digital marketing.
+ Có khả năng thiết kế là một lợi thế.
+ Sáng tạo, có nhiều ý tưởng độc đáo, tiếp cận nhiều với những xu hướng trên
thị trường.
+ Có khả năng thuyết phục cũng như gây ấn tượng với KH, nhằm mang lại
nguồn doanh thu cho doanh nghiệp.
5.1.8. Nhân viên tạp vụ
- Số lượng: 1 - 2
- Yêu cầu công việc:
+ Chăm chỉ, cẩn thận.
+ Trung thực trong công việc.

5.1.9. Nhân viên kinh doanh


- Số lượng: 1 – 2
- Yêu cầu công việc:
+ Có khả năng nghiên cứu thị trường.
+ Cần thận, chu đáo
+ Có kinh nghiệm làm việc từ trước.

5.2. Xác định cơ cấu tổ chức


Sau khi nghiên cứu về các môi trường vĩ mô, mô hình kinh doanh phòng tập yoga cho trẻ
nhỏ từ 3 - 10 tuổi đã có phần khả thi và có thể đem lại doanh thu hiệu quả nếu ta khai
thác và xác định được chiến lược đúng đắn.
Cùng với chiến lược mở rộng đối tượng khách hàng tập Yoga, YOGAKIDS đã lựa chọn
và xác định cơ cấu tổ chức cho doanh nghiệp mình. Trong thời gian đầu khởi động,
YOGAKIDS lựa chọn mô hình tổ chức cơ cấu theo chức năng.
Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp theo chức năng là loại hình cơ cấu trong đó chức năng quản
lý của mỗi bộ phận được tổ chức riêng rẽ, mỗi cấp có nhiều cấp trên trực tiếp của mình.
Trong phạm vi của doanh nghiệp thì cả người lãnh đạo cấp trên trên lẫn lãnh đạo chức
năng được phân quyền đều có thể ra quyết định liên quan đến các hoạt động chuyên môn.
YOGAKIDS sẽ phân chia các bộ phận gồm phòng ban kinh doanh, phòng marketing,
phòng nhân sự thực hiện thêm công việc của phòng tài chính, quản lý dòng tiền của công
ty.
5.2.1. Phòng kinh doanh
Phòng kinh doanh giữ vai trò thúc đẩy, quảng bá dịch vụ tập yoga của doanh nghiệp đến
khách hàng bằng cách áp dụng rất nhiều phương thức khác nhau. Đồng thời giữ vai trò
tham mưu cho Ban Giám đốc và phối hợp với các bộ phận, phòng ban khác trong công ty
để xây dựng các chiến lược kinh doanh nhằm gia tăng doanh số, lợi nhuận, giúp công ty
tăng trưởng và phát triển ngày càng thêm vững mạnh.
Nhiệm vụ của phòng kinh doanh:
- Nghiên cứu và triển khai thực hiện việc tiếp cận thị trường mục tiêu và khách
hàng.
- Xây dựng các chiến lược về việc giới thiệu dịch vụ và mở rộng thị trường nhằm
thu hút sự quan tâm của khách hàng.
- Lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động kinh doanh cũng như tính toán và lập báo
cáo về giá thành dịch vụ, đối thủ cạnh tranh để có căn cứ ký hợp đồng với khách
hàng.
- Theo dõi, giám sát tiến độ thực hiện các kế hoạch, chiến lược kinh doanh của các
bộ phận khác. Đảm bảo việc thực hiện kế hoạch diễn ra đúng quy trình và khoá
học đáp ứng đúng yêu cầu trong hợp đồng với khách hàng.
- Đề xuất các chiến lược marketing cũng như các giải pháp để nâng cao hiệu quả
hoạt động kinh doanh theo từng giai đoạn cụ thể.
- Lập kế hoạch triển khai hoạt động phát triển thị trường và việc nghiên cứu, phát
triển dịch vụ.
- Xây dựng và phát triển các mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng cũ và mở rộng mối
quan hệ với khách hàng mới.
Nhiệm vụ trong quan hệ khách hàng:
- Nghiên cứu, xây dựng chính sách bán hàng (bao gồm chính sách giá, khuyến mãi,
chiết khấu và quảng bá, tiếp thị).
- Xây dựng các chính sách riêng theo từng nhóm khách hàng, trình Ban Giám đốc
phê duyệt và thực hiện theo đúng chính sách đã được duyệt.
- Tìm kiếm, kết nối và phát triển mạng lưới khách hàng mục tiêu cho công ty. Duy
trì và chăm sóc các khách hàng hiện tại của công ty theo đúng chính sách đã đặt ra.
- Tiến hành thu thập và quản lý một cách khoa học, hiệu quả các thông tin và hồ sơ
của khách hàng, đảm bảo tuân theo đúng quy định của công ty.
5.2.2. Phòng marketing
Phòng marketing chính là cầu nối giữa công ty và thị trường bên ngoài, giữa dịch vụ và
khách hàng, giữa thuộc tính sản phẩm với nhu cầu người tiêu dùng. Vì vậy marketing là
hoạt động không thể thiếu của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
Nhiệm vụ, chức năng của phòng marketing:
Xây dựng và phát triển thương hiệu. Ngay từ đầu doanh nghiệp cần chú ý xây dựng hình
ảnh thương hiệu nhất quán và xuyên suốt, tất cả các hình ảnh và thông điệp cần được
truyền tải một cách rõ ràng, chính xác, và hấp dẫn nhằm thu hút sự quan tâm của khách
hàng mục tiêu. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tạo dựng niềm tin với khách hàng và nâng
cao giá trị thương hiệu.
Để xây dựng và phát triển thương hiệu, phòng marketing cần thực hiện một loạt các
nhiệm vụ phổ biến sau đây:
 Xây dựng và quản lý hệ thống chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp.
 Thiết kế chương trình hậu mãi và bảo hành dịch vụ cho khách hàng.
 Tích cực tham gia tài trợ cho các hoạt động xã hội để quảng bá hình ảnh thương
hiệu.
 Đăng ký tham gia các chương trình liên quan đến chất lượng dịch vụ, giấy chứng
nhận nghiên cứu.
Nghiên cứu, phát triển sản phẩm và mở rộng thị trường:
Để xác định nhu cầu thị trường, thị trường mục tiêu và mở rộng thị trường, doanh nghiệp
cần thu thập tất cả các thông tin thị trường cần thiết. Việc xác định phạm vi và phân khúc
thị trường rất quan trọng vì qua đó doanh nghiệp sẽ xác định được hướng gia tăng sử
dụng dịch vụ, nhìn ra các cơ hội trên thị trường và tiến hành các hoạt động phát triển dịch
vụ mới sao cho hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất.
Phòng marketing trong doanh nghiệp sẽ thực hiện các nhiệm vụ sau đây để hoàn thành
việc nghiên cứu, phát triển sản phẩm và mở rộng thị trường.
 Xây dựng hệ thống thu thập, tổng hợp thông tin về giá cả, dịch vụ, đối thủ cạnh
tranh.
 Phân tích, đánh giá thông tin thu thập được, từ đó đưa ra quyết định cải tiến dịch
vụ hiện có hoặc phát triển dịch vụ hoàn toàn mới.
 Đề xuất ý tưởng cho dịch vụ mới
 Xây dựng chiến lược mở rộng thị trường phù hợp với mục tiêu phát triển của
doanh nghiệp.
5.2.3. Phòng tài chính
Chức năng:
Thực hiện những công việc về nghiệp vụ chuyên môn tài chính kế toán theo đúng qui
định của Nhà nước về chuẩn mực kế toán, nguyên tắc kế toán ….
Theo dõi, phản ánh sự vận động vốn kinh doanh của Công ty dưới mọi hình thái và cố
vấn cho Ban lãnh đạo các vấn đề liên quan.
Tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc (BTGĐ) về chế độ kế toán và những thay đổi của
chế độ qua từng thời kỳ trong hoạt động kinh doanh.
Cùng với các bộ phận khác tạo nên mạng lưới thông tin quản lý năng động, hữu hiệu.
Tham gia xây dựng Hệ thống Quản lý Chất lượng, Hệ thống Quản lý Mội trường và Hệ
thống Quản lý Trách nhiệm Xã hội.
Nhiệm vụ:
Ghi chép, tính toán, phản ánh số hiện có, tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, vật tư,
tiền vốn; quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh và sử dụng vốn của Công ty.
Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch thu chi tài chính
việc thu, nộp, thanh toán, kiểm tra việc giữ gìn và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn; phát
hiện và ngăn ngừa kịp thời những hiện tượng lãng phí, vi phạm chế độ, qui định của
Công ty.
Phổ biến chính sách chế độ quản lý tài chính của nhà nước với các bộ phận liên quan khi
cần thiết.
Cung cấp các số liệu, tài liệu cho việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, kiểm tra
và phân tích hoạt động kinh tế tài chính, phục vụ công tác lập và theo dõi kế hoạch. Cung
cấp số liệu báo cáo cho các cơ quan hữu quan theo chế độ báo cáo tài chính, kế toán hiện
hành.
5.2.4. Phòng nhân sự
Bộ phận nhân sự có liên quan đến việc đảm bảo công ty có một danh sách nhân viên
vững chắc, những người được đào tạo để hoàn thành vai trò của họ và được đền bù xứng
đáng khi làm như vậy.
Bộ phận nhân sự cung cấp các chính sách, thủ tục, hướng dẫn và hỗ trợ thân thiện với
mọi người. Ngoài ra, chức năng nhân sự phục vụ để đảm bảo rằng sứ mệnh, tầm nhìn và
giá trị của công ty là một phần của văn hóa công ty.
Tuyển dụng đào tạo là một trong những chức năng chính của bộ phận nhân sự. Phòng
nhân sự là người chịu trách nhiệm tạo lên kế hoạch và chiến lược tuyển dụng để thu hút
được các nhân tài về với công ty.
5.3. Xác định đội ngũ quản lý chủ chốt và tuyển dụng
5.3.1. Đội ngũ quản lý chủ chốt
- Quản lý phòng tập
- Giáo viên hướng dẫn yoga
- Nhân viên kế toán
- Nhân viên kinh doanh
- Nhân viên Marketing
5.3.2. Tuyển dụng
Tuyển mộ:
 Nguồn tuyển mộ từ trong doanh nghiệp: thu hút lao động thông qua giới thiệu của
nhân lực đang hoạt động, căn cứ trên danh mục kỹ năng.
 Nguồn tuyển mộ từ ngoài doanh nghiệp: thu hút lao động thông qua các bài đăng
và quảng cáo trên Social Media, các kênh tìm kiếm việc làm online.
Tuyển chọn:
 Tiếp nhận đơn xin việc: thông qua Google Form; Email; các kênh tìm kiếm việc
làm online.
 Phỏng vấn trực tiếp: phỏng vấn 1-1 với quản lý trực tiếp của vị trí mà lao động
ứng tuyển để đánh giá và đưa ra quyết định tuyển dụng.
 Thử việc: nhân sự thử việc 1 tuần dưới sự hướng dẫn và giám sát của quản lý và
đồng nghiệp có kinh nghiệm.
 Thông báo kết quả: qua Email hoặc điện thoại.
5.4. Đào tạo và phát triển
5.4.1. Đào tạo trước
- Phổ biến cho nhân viên mới về tầm nhìn, sứ mệnh của DN.
- Giúp nhân viên tiếp cận với văn hóa doanh nghiệp.
- Đào tạo những nghiệp vụ cơ bản cần có cho từng vị trí.
- Giúp nhân viên nắm chắc được những quy tắc ứng xử chung đối với khách hàng.
5.4.2. Đào tạo trong
- Liên tục hỗ trợ đào tạo nâng cao nghiệp vụ, đặc biệt là đội ngũ huấn luyện viên
của phòng tập.
- Tổ chức các chương trình đào tạo cập nhật những xu hướng mới của thị trường.
- Liên tục theo dõi và bổ sung các hướng dẫn về quy tắc ứng xử với khách hàng và
các nhân viên khác trong công ty.
5.4.3. Đào tạo sau
- Đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho những nhân viên đã có thời gian gắn bó, có thể bổ
sung kỹ năng quản lý hay nghiệp vụ tại những vị trí khác trong doanh nghiệp.
5.5. Đãi ngộ nhân sự
Đãi ngộ nhân sự trong doanh nghiệp là quá trình chăm lo đời sống vật chất và tinh thần
của người lao động để họ có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và qua đó góp phần
hoàn thành mục tiêu của doanh nghiệp.
5.5.1. Chính sách đãi ngộ tài chính
- Tăng lương theo lộ trình.
- Dựa vào đánh giá của học viên, khách hàng để xét thưởng cuối tháng cho nhân
viên đặc biệt là huấn luyện viên.
- Phụ cấp ăn uống nạp dinh dưỡng tại công ty sau các buổi dạy.
- Phúc lợi như BHYT. du lịch định kỳ, tổ chức các hoạt động ngoại khóa định kỳ
- Tham gia cổ phần cùng doanh nghiệp.
- Các khoá học đào tạo chuyên môn để nâng cao khả năng sư phạm và trau dồi thêm
những kiến thức mới.
5.5.2. Chính sách đãi ngộ phi tài chính
- Nâng cấp môi trường làm việc, quy định và tạo dựng các mối quan hệ ứng xử giữa
các thành viên trong các phòng ban.
- Thường xuyên tổ chức các phong trào hoạt động góp phần tạo ra năng lượng mới,
tinh thần làm việc thoải mái, gần gũi giúp nhân viên tái tạo năng lượng, trí tuệ và
cống hiến.
5.5.3. Cách tạo động lực và giao tiếp trong doanh nghiệp
Người lao động ở thời đại mới mong muốn nhiều hơn từ công việc chứ không chỉ là
những lợi ích tài chính. Họ yêu cầu công việc phải có ý nghĩa cụ thể và mang lại các giá
trị nhất định. Từ những yêu cầu này, việc tạo động lực cho nhân viên của doanh nghiệp
trở nên khó khăn hơn.
- Biến nơi làm việc trở nên thú vị: Không gian làm việc có sự ảnh hưởng không ít
đối với cảm xúc, trạng thái và động lực của nhân viên tại công ty.Hình thức này có
thể triển khai thành các hoạt động giúp nhân viên tương tác với nhau như các buổi
thi đua bày trí góc làm việc, cùng nhau đề ra ý tưởng trang trí công ty cho các mùa
trong năm (Trung Thu, Tết,...).
- Văn hóa doanh nghiệp: việc xây dựng văn hóa thống nhất sẽ tạo được những hành
động chung, có lý tưởng chung và tạo nên được môi trường cầu tiến, phát triển và
đoàn kết.
- Trân trọng tiếng nói của nhân viên.
Nhân viên là người trực tiếp làm việc với khách hàng nên họ giống như những gương mặt
đại diện cho doanh nghiệp và cũng là người hiểu khách hàng đang cần điều gì nhất. Việc
xây dựng một quy trình cởi mở, tạo điều kiện cho nhân viên với cấp quản lý thảo luận,
lên ý tưởng và cùng nhau giải quyết vấn đề là một trong những cách tạo động lực cho
nhân viên nên được doanh nghiệp cân nhắc. Quan tâm đến người lao động và đáp ứng lại
các nhu cầu của họ cũng là cách doanh nghiệp thể hiện sự trân trọng cũng như tạo động
lực cho nhân viên của mình.

6. Kế hoạch tài chính


6.1. Giả định
Quá trình hoạt động của YOGAKIDS dựa trên những giả định sau đây:
Về chi phí:
- Chi phí cố định:
+ Tiền thuê nhà: 30 triệu đồng/ tháng (chi phí thuê nhà tham khảo từ chung
cư skylight, 125d, minh khai, hai ba trưng, hn)
+ Tiền điện nước: 1 triệu đồng/tháng
+ Lương nhân viên: 200 nghìn đồng/h
+ Chi phí trang trí địa điểm kinh doanh: cp sửa chữa 40 triệu đồng, mua trang
thiết bị (gương, loa,..) 60 triệu đồng
+ Chi phí quảng cáo: 2 tháng đầu 10 triệu đồng/tháng, tháng 5,6,7,8 5 triệu
đồng/tháng, các tháng còn lại 2 triệu đồng/ tháng
+ Chi phí bảo hiểm :1 triệu đồng/tháng
+ Chi phí thực phẩm: Số lượng <60 thì là 5 triệu đồng/tháng, >60 thì 8 triệu
đồng/tháng
Lương Số lượng Tiền lương Tổng
nhân viên
Cơ cấu nhân Giáo viên 3 5 15
viên Quản lí 1 5 5
Tạp vụ 1 3 3
Lương 23
nhân viên
- Chi phí biến đổi:
+ Thực phẩm: 20 nghìn đồng/buổi
+ Trang thiết bị(1 trẻ): 200 nghìn đồng thảm + 100 nghìn đồng trang phục
Về doanh thu:
Các gói DV Doanh thu ( 1 ng) Tỉ trọng
Tổng khách hàng 100%
Theo tháng 0,9 tr 40%
Theo năm 8 tr 60%

-
6.2. Dự kiến lưu chuyển tiền tệ
Đơn vị: triệu đồng
T1 T2 T3 T4 T5 T6 T T8 T9 T1 T1 T1 Tổ
7 0 1 2 ng
Dòng Số trẻ ước tính 0 20 35 45 50 70 80 90 95 10 10 11 80
tiền 0 5 0 0
vào Doanh thu bán 0 10 84 64 42 12 76 80 58 60 61 63 81
hàng 3, ,6 ,2 1, ,8 ,4 ,2 ,8 ,6 6
2 2
Dòng
tiền
ra
Chi phí sửa 100 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 10
chữa, trang trí 0
phòng tập
CP thuê nhà 180 0 0 0 0 0 18 0 0 0 0 0 36
0 0
Lương nhân 8 23 23 23 23 23 23 23 23 23 23 23 26
viên 1
Tiền điện nước 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 12
Tiền bảo hiểm 1 0 1 0 1 0 1 0 1 0 1 0 6
Chi phí quảng 10 10 2 2 2 7, 7, 7. 2 2 2 2 56
cáo 5 5 5 ,5
Thực phẩm 0 5 5 5 5 8 8 8 8 8 8 8 76
Trang thiết bị 10 2 1, 11 0, 2 1 1 4, 0. 0. 0. 35
5 5 5 5 5 5
Tổng dòng tiền 310 41 33 42 32 41 22 40 39 34 35 34 90
ra ,5 ,5 ,5 1, ,5 ,5 ,5 ,5 ,5 6,
5 5
Dòng - 62 51 22 9, 79 - 39 18 25 26 29
tiền 310 ,2 ,1 ,2 5 ,7 14 ,9 ,7 ,5 ,3 ,1
ròng 4,
7
Dư 350 40 10 15 17 18 26 12 15 17 20 23
tiền 2, 3, 5, 5 4, 0 9, 8, 4, 0,
mặt 2 3 5 7 9 6 1 4
đầu
kỳ
Dư 40 10 15 17 18 26 12 15 17 20 23 25
tiền 2, 3, 5, 5 4, 0 9, 8, 4, 0, 9,
mặt 2 3 5 7 9 6 1 4 5
cuối
kỳ
6.3. Phân tích điểm hòa vốn
Đơn vị : triệu đồng
Giá bán 0,76
Chi phí biến đổi 0,1
Chi phí cố định (triệu đồng) 788,3
Điểm hòa vốn (số trẻ) 1194,39
Doanh thu hòa vốn 907,74

Điểm hòa vốn: Q= 788,3/(0,76-0,1)= 1194,39


Từ đó suy ra doanh nghiệp sẽ hòa vốn tại lượt trẻ số 1194.
Vậy ước tính khoảng thời gian hòa vốn là tháng thứ 3 cho đến tháng thứ 4 năm thứ 2.
6.4. Dự kiến lãi lỗ
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Đơn vị: triệu đồng

CHỈ TIÊU BẲNG TIỀN


Doanh thu
Doanh thu bán 608
hàng
DT và thu nhập 0
khác
Tổng doanh thu 608
Giá vốn hàng bán
HTK đầu kỳ 0
CP NVL trong kỳ 0
HTK cuối kỳ 0
Tổng giá vốn HB 0
Lãi gộp 608
Chi phí
Thuê nhà 360
Nhân công 261
Quảng cáo 56,5
Khấu hao 16,8
CP khác 145
Tổng chi phí 839,3
Lợi nhuận trước -231,3
thuế

Ước tính trong năm đầu, do các chi phí đầu tư cơ bản và với đặc thù của phương
pháp mới, chưa được đông đảo mọi người biết đến nên các chi phí ban đầu là lớn, lợi
nhuận của trung tâm phụ thuộc hoàn toàn vào số lượng trẻ. Do đó, trong năm đầu ước
tính sẽ lỗ 231,3 triệu đồng.
Tuy nhiên, do đã đi vào hoạt động ổn định với số trẻ tương đối lớn nên trong năm
thứ 2 trở đi, lợi nhuận sẽ tăng dần và đạt cực đại vào nửa sau của năm thứ 2. 
6.5. Bảng dự tính cân đối kế toán
BẢNG CÂN ĐỒI KẾ TOÁN
Đơn vị: triệu đồng

Tài sản Mã số Thuyết minh Số cuối năm(3) Số đầu năm(3)


1 2 3 4 5
A-Tài sản ngắn hạn 100 259,5 350
(100=110+120+130+140+150
)
I.Tiền và các khoản tương 110 259,5 350
đương tiền
1.Tiền 111 259,5 350
2. Các khoản tương đương 112
tiền
II. Các khoản đầu tư tài 120
chính ngắn hạn
III. Các khoản phải thu ngắn 130
hạn
IV. Hàng tồn kho 140
V. Tài sản ngắn hạn khác 150
B - TÀI SẢN DÀI HẠN 200 67,2 0
(200 = 210 + 220 + 240 + 250
+ 260)
I- Các khoản phải thu dài 210 0
hạn
II. Tài sản cố định 220 67,2 0
1.Tài sản cố định hữu hình 221 67,2 0
- nguyên giá 222 84 0
- giá trị hao mòn lũy kế 223 -16,8 0
III. Bất động sản đầu tư 240
IV. Các khoản đầu tư tài 250
chính dài hạn
V. Tài sản dài hạn khác 260
TỔNG CỘNG TÀI SẢN (270 270 326,7 350
= 100 + 200)
NGUỒN VỐN
A. NỢ PHẢI TRẢ (300 = 310 300 208
+ 330)
I. Nợ ngắn hạn 310 208 0
II. Nợ dài hạn 330
B - VỐN CHỦ SỞ HỮU (400 400 118,7 350
= 410 + 430)
I. Vốn chủ sở hữu 410 V.22 350 350
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 350 350
II. Lợi nhuận sau thuế chưa 430 -231,3 0
phân phối
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 440 326,7 350
(440 = 300 + 400)

You might also like