CHương 1 - Tổng Quan Về Tập Đoàn Kinh Tế

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 55

MÔN HỌC:

ĐẠI CƯƠNG KẾ TOÁN TẬP ĐOÀN


NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: 4 chương
Chương 1: Tổng quan về tập đoàn kinh tế và tổ chức
công tác kế toán trong tập đoàn kinh tế
Chương 2: Kế toán Hợp nhất kinh doanh
Chương 3: Báo cáo tài chính trong các tập đoàn kinh tế
CHương 4: Báo cáo tài chính bộ phận và thông tin
các bên liên quan
TÀI LIỆU:
- Bài giảng gốc
- Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam (11,07,08,25,26,28)
- CMKTQT tương ứng: IFRS 03, IAS28, IAS31 (IFRS11); IAS27,
IFRS10; IAS24; IAS14 (IFRS8)
- Thông tư hướng dẫn các chuẩn mực Việt nam số 07,08,11,25…
- Chế độ kế toán Việt nam ban hành theo TT200,202,133
- Các tài liệu liên quan
Bộ mônkhác
kế toán DN- HVTC 1
Chương 1:
Tổng quan về tập đoàn kinh tế và tổ chức
công tác kế toán trong tập đoàn kinh tế
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của các Tập đoàn kinh tế
1.1.1. Tính tất yếu khách quan phải hình thành các Tập đoàn kinh tế
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm của các Tập đoàn kinh tế
1.1.3. Sự khác biệt cơ bản giữa các Tập đoàn kinh tế Việt Nam và các tập đoàn
kinh tế trên thế giới

1.2. Tổ chức công tác kế toán trong các Tập đoàn kinh tế
1.2.1. Sự cần thiết xây dựng mô hình tổ chức công tác kế toán theo mô hình
công ty mẹ-công ty con
1.2.2. Nguyên tắc cơ bản của việc xây dựng mô hình tổ chức công tác kế toán
các doanh nghiệp theo mô hình công ty mẹ - công ty con
1.2.3. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán trong các Tập đoàn kinh tế
1.2.4. Tổ chức công tác kế toán trong các tập đoàn kinh tế
Bộ môn kế toán DN- HVTC 2
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của các TĐKT
1.1.1. Tính tất yếu khách quan phải hình thành các TĐKT VN.
1.1.1.1. Thực trạng về vấn đề chuyển đổi doanh nghiệp hiện
nay với sự hình thành các tập đoàn kinh tế Nhà nước

- DNNN ở Việt nam ra đời sau khi đất nước độc lập
2/9/1945 và phát triển mạnh ở khi đất nước ta đã hoàn
toàn thống nhất
- Năm 90 của thế kỷ 20 DNNN ở Việt nam tồn tại và
hoạt động theo 2 hình thức chủ yếu là: Các XN quốc
doanh hoạt động độc lập trực thuộc các Bộ hoặc các địa
phương và liên hiệp các XN bao gồm các xí nghiệp hoạt
động độc lập trực thuộc các liên hiệp xí nghiệp với hàng
chục ngàn doanh nghiệp Nhà nước .
- Năm 1986, Đảng và NN thực hiện chính sách đổi
mới kinh tế…..

Bộ môn kế toán DN- HVTC 3


1.1. Quá trình hình thành và phát triển của các TĐKT
1.1.1. Tính tất yếu khách quan phải hình thành các TĐKT
VN.
1.1.1.1. Thực trạng về vấn đề chuyển đổi doanh nghiệp hiện
nay với sự hình thành các tập đoàn kinh tế Nhà nước
- Đầu những năm 9o, trước yêu cầu hội nhập để mở rộng
thị trường tiêu thụ, nâng cao năng lực cạnh tranh trên
thị trường quốc tế, nâng cao chất lượng sản phẩm, áp
dụng công nghệ mới, định hướng phát triển cho nhên
kinh tế,….
- Đảng và Nhà nước chủ trương đổi mới sắp xếp lại
DNNN, hình thành nên các tổng công ty NN nhằm tập
trung nguồn lực cho phát triển, nâng cao khả năng cạnh
tranh và giữ vai trò chủ đạo, định hướng cho sự phát
triển kinh tế đất nước.

Bộ môn kế toán DN- HVTC 4


1.1. Quá trình hình thành và phát triển của các TĐKT
1.1.1. Tính tất yếu khách quan phải hình thành các TĐKT VN.
1.1.1.1. Thực trạng về vấn đề chuyển đổi doanh nghiệp hiện
nay với sự hình thành các tập đoàn kinh tế Nhà nước
Với yêu cầu mới như vậy, thủ tướng chính phủ ban
hành Quyết định 90/TTg, Quyết định 91/TTg năm 1994 của
Thủ tướng chính phủ về việc tiếp tục sắp xếp lại doanh
nghiệp Nhà nước và thí điểm thành lập Tập đoàn kinh
doanh.
Và sau đó là một loạt các văn bản liên quan đến việc
cổ phần hóa DNNN, chuyển đổi DNNN thành công ty
TNHH một thành viên do NN là chủ sở hữu, chuyển đổi
DN 100% vốn NN thành công ty cổ phần….
Với định hướng của Đảng và NN như vậy, các tổng
công ty NN được hình thành và thường được gọi là Tcty
90 -91.
Bộ môn kế toán DN- HVTC 5
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của các TĐKT
1.1.1. Tính tất yếu khách quan phải hình thành các TĐKT VN.
1.1.1.1. Thực trạng về vấn đề chuyển đổi doanh nghiệp hiện nay với
sự hình thành các tập đoàn kinh tế Nhà nước
- Tcty 91 là các Tcty do thủ tướng Cp ký quyết định thành
lập. Với các Tcty này phải có ít nhất 7 thành viên và có số vốn ít
nhất 1000 tỷđ. Các Tcty này sẽ được định hướng phát triển để
hình thành nên các TĐKT.
Tới năm 2003, có tất cả 18 tổng công ty 91 đã được thành lập có
quy mô vốn lớn và chi phối hầu hết các lĩnh vực ngành nghề
kinh doanh. Từ năm 2004, một số tổng công ty 91 bắt đầu tiến hành
cổ phần hóa các công ty thành viên của mình.
- Tcty 90 là các Tcty được thành lập theo QĐ 90 của thủ
tương chính phủ. Các Tcty này do các Bộ, cơ quan ngay bộ và
UBND tỉnh ký quyết định thành lập. Các Tcty này thường là sự
kết hợp các xí nghiệp, DNNN cùng nghành nghề kinh doanh và
có quy mô vốn pháp định ít nhất 500 tỷđ
Bộ môn kế toán DN- HVTC 6
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của các TĐKT
1.1.1. Tính tất yếu khách quan phải hình thành các TĐKT VN.
1.1.1.1. Thực trạng về vấn đề chuyển đổi doanh nghiệp hiện nay với
sự hình thành các tập đoàn kinh tế Nhà nước
Với quá trình đó, đến năm 2006,2007 các tổng Cty đủ điều
kiện đã được chính phủ cho phép chuyển sanh hoạt động theo
mô hình tập đoàn kinh tế.
Đến năm 2011 có 13 tập đoàn kinh tế và 96 tổng công ty nhà
nước hoạt động theo mô hình công ty mẹ - con. Các tập đoàn
kinh tế nhà nước cho đến năm 2011 gồm:
- Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin)
- Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT)
- Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PetroVietnam)
- Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN)
- Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin)
-Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex)
……………………………..

Bộ môn kế toán DN- HVTC 7


1.1. Quá trình hình thành và phát triển của các TĐKT
1.1.1. Tính tất yếu khách quan phải hình thành các TĐKT VN.
1.1.1.1. Thực trạng về vấn đề chuyển đổi doanh nghiệp hiện nay với
sự hình thành các tập đoàn kinh tế Nhà nước
Tháng 10/2012, sau khi tổng kết, đánh giá việc thực hiện thí điểm,
Chính phủ đã quyết định kết thúc thí điểm 2 tập đoàn xây dựng (Tập đoàn
Phát triển nhà và đô thị Việt Nam-HUD Holdings; Tập đoàn Công nghiệp xây
dựng Việt Nam-VNIC).

 Cũng tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2012, Chính phủ đã
thảo luận một Nghị định mới về việc quản lý các tập đoàn, tổng công ty.
Nghị định quy định danh mục các tập đoàn mà Thủ tướng Chính phủ có
một số trách nhiệm, quyền hạn trực tiếp.
 Với số còn lại, về cơ bản trách nhiệm, quyền hạn đó sẽ được giao cho các
Bộ quản lý chuyên ngành, Bộ quản lý tổng hợp UBND tỉnh, thành phố.
Riêng về Vinashin tiến hành tái cơ cấu theo một đề án riêng.
 Cả các doanh nghiệp được giữ mô hình tập đoàn cũng phải cơ cấu lại, tập
trung vào ngành nghề chính, quy mô hoạt động phù hợp với khả năng tài
chính, năng lực quản trị và thị trường.
Bộ môn kế toán DN- HVTC 8
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của các TĐKT
1.1.1. Tính tất yếu khách quan phải hình thành các TĐKT
VN.
1.1.1.2. Thực trạng về sự hình thành các tập đoàn kinh tế tư
nhân
- Nhà nước, Chính phủ cũng rất khuyến khích sự hình thành
và phát triển của khu vực tư nhân. Với các chính sách ngày
càng mở cửa, tự do hoá đã khuyến khích sự phát triển đa dạng
các loại hình doanh nghiệp mới, tích cực thu hút vốn đầu tư
nước ngoài (FDI), chú trọng cải cách thị trường vốn...
- Nhiều tập đoàn kinh tế tư nhân đã được hình thành và phát
triển, trở thành đầu tàu kinh tế trên một số lĩnh vực quan
trọng của nền kinh tế. Khu vực kinh tế tư nhân đã có bước
phát triển rất năng động, ở đó đã đóng góp khoảng 40% GDP
và 1/3 tổng đầu tư toàn xã hội.
Bộ môn kế toán DN- HVTC 9
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của các TĐKT
1.1.1. Tính tất yếu khách quan phải hình thành các TĐKT
VN.
1.1.1.3. Sự cần thiết hình thành các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam
Từ vai trò của TĐKT và vai trò chủ động của Nhà nước trong
việc hình thành các TĐKT là hết sức cần thiết và hoàn toàn phù
hợp với xu thế phát triển của một nền kinh tế chuyển đổi có bối
cảnh đặc thù như ở nước ta thể hiện ở các khía cạnh:

 -Thứ nhất, tập đoàn kinh tế giữ vững vai trò trụ cột trong nền kinh
tế, công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước;
 -Thứ hai, tập đoàn kinh tế cho phép huy động được các nguồn lực
vật chất , lao động và vốn trong xã hội vào quá trình sản xuất kinh
doanh, tạo ra sự hỗ trợ trong việc cải tổ cơ cấu sản xuất, hình
thành những Công ty hiện đại, quy mô có tiềm lực kinh tế lớn;
 -Thứ ba, tập đoàn kinh tế góp phần mở rộng phân công lao động
quốc tế và hợp tác quốc tế, đẩy nhanh quá trình phát triển;
Bộ môn kế toán DN- HVTC 10
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của các TĐKT
1.1.1. Tính tất yếu khách quan phải hình thành các TĐKT VN.
1.1.1.3. Sự cần thiết hình thành các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam
Thứ tư, tập đoàn kinh tế có ý nghĩa quan trọng đối với các nước
mới công nghiệp hóa. Nó bảo vệ nền sản xuất trong nước, cạnh
tranh với các Công ty đa quốc gia, tập đoàn kinh tế lớn của các
nước khác. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước có
thể thâm nhập vào thị trường quốc tế kể cả thị trường các nước
phát triển;
-Thứ năm, việc hình thành nên các tập đoàn kinh tế sẽ khắc phục
được tình trạng hạn chế về vốn của các Công ty riêng lẻ;
-Thứ sáu, tập đoàn kinh tế có vai trò to lớn trong việc đẩy mạnh
nghiên cứu, triển khai ứng dụng khoa học công nghệ mới vào sản
xuất kinh doanh của các Công ty thành viên;
-Thứ bảy, tập đoàn kinh tế là công cụ hội nhập kinh tế quốc tế. Ở
nhiều quốc gia việc xây dựng các tập đoàn kinh tế được coi là
một chiến lược nhằm nhanh chóng rút ngắn khoảng cách với các
nước phát triển khác như ở Hàn Quốc, Trung Quốc...
Bộ môn kế toán DN- HVTC 11
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm của các Tập đoàn kinh tế
Tập đoàn kinh tế là một cơ cấu sở hữu được tổ chức
thành hệ thống với các quy mô lớn, vừa có chức năng sản xuất
kinh doanh, vừa có chức năng liên kết kinh tế nhằm tăng
cường khả năng tích tụ, tập trung cao nhất các nguồn lực về tài
chính, lao động, công nghệ, thị trường... để có sức mạnh cạnh
tranh trên thị trường nhằm tối đa hoá lợi nhuận thông qua
hoạt động trên nhiều lĩnh vực ở nhiều vùng lãnh thổ khác nhau
dưới hình thức công ty mẹ - công ty con.
Nghị định 102/2010/NĐ-CP ngày 1/1/2010 hướng dẫn chi
tiết một số điều luật doanh nghiệp có khái niệm:
"Tập đoàn kinh tế bao gồm nhóm các công ty có quy mô
lớn, có tư cách pháp nhân độc lập, được hình thành trên cơ sở
tập hợp, liên kết thông qua đầu tư, góp vốn, sát nhập, mua lại, tổ
chức lại hoặc các hình thức liên kết khác; gắn bó lâu dài với
nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh
doanh khác tạo thành tổ hợp kinh doanh có từ hai cấp doanh
nghiệp trở lên dưới hình thức công ty mẹ-công ty con"
Bộ môn kế toán DN- HVTC 12
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm của các Tập đoàn kinh tế
Điều 188, Luật DN năm 2014 áp dụng 1/7/2015:
1. Tập đoàn kinh tế, tổng công ty thuộc các thành
phần kinh tế là nhóm công ty có mối quan hệ với nhau
thông qua sở hữu cổ phần, phần vốn góp hoặc liên
kết khác. Tập đoàn kinh tế, tổng công ty không phải là
một loại hình doanh nghiệp, không có tư cách pháp
nhân, không phải đăng ký thành lập theo quy định của
Luật này.
2. Tập đoàn kinh tế, tổng công ty có công ty mẹ,
công ty con và các công ty thành viên khác. Công ty
mẹ, công ty con và mỗi công ty thành viên trong tập
đoàn kinh tế, tổng công ty có quyền và nghĩa vụ của
doanh nghiệp độc lập theo quy định của pháp luật.
Bộ môn kế toán DN- HVTC 13
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm của các Tập đoàn kinh tế
Tập đoàn kinh tế không có tư cách pháp nhân, không phải
đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Việc
tổ chức hoạt động của tập đoàn do các công ty lập thành tập
đoàn tự thỏa thuận quyết định.

Theo VAS 25, tập đoàn được hiểu như sau:


Tập đoàn: Bao gồm công ty mẹ và các công ty con.
Công ty con: Là doanh nghiệp chịu sự kiểm soát của một
doanh nghiệp khác (gọi là công ty mẹ).
Công ty mẹ: Là công ty có một hoặc nhiều công ty con
Kiểm soát: Là quyền chi phối các chính sách tài chính và hoạt
động của doanh nghiệp nhằm thu được lợi ích kinh tế từ các
hoạt động của doanh nghiệp đó.

Bộ môn kế toán DN- HVTC 14


1.1.2. Khái niệm, đặc điểm của các Tập đoàn kinh tế
Công ty mẹ thường được xem là có quyền chi phối các
chính sách tài chính và hoạt động trong các trường hợp sau
đây:
✓ Công ty mẹ nắm giữ trên 50% quyền biểu quyết trực tiếp
hoặc gián tiếp ở Công ty con;
✓ Công ty mẹ có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp bổ nhiệm
hoặc bãi miễn đa số các thành viên Hội đồng quản trị, Giám
đốc hoặc Tổng giám đốc của Công ty con;
• Công ty mẹ có quyền bỏ đa số phiếu tại các cuộc họp của
Hội đồng quản trị hoặc cấp quản lý tương đương;
• Công ty mẹ có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung
Điều lệ của Công ty con;
• Các nhà đầu tư khác thoả thuận dành cho Công ty mẹ
hơn 50% quyền biểu quyết;
• Công ty mẹ có quyền chi phối các chính sách tài chính
và hoạt động theoBộquy
môn kếchế thoả
toán DN- HVTC thuận. 15
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm của các Tập đoàn kinh tế

Các đặc trưng cơ bản của TĐKT

- Có phạm vi hoạt động lớn trong một hoặc nhiều quốc gia;
- Có quy mô lớn về nguồn vốn, nhân lực và doanh số hoạt động;
- Có hình thức sở hữu hỗn hợp, trong đó có một chủ thể đóng
vai trò chi phối;
- Cơ cấu tổ chức phức tạp;
- Hoạt động đa ngành nghề, đa lĩnh vực nhưng thường có một
ngành, nghề chủ đạo.

Bộ môn kế toán DN- HVTC 16


▪ Các mô hình tập đoàn kinh tế:
- Theo cơ chế đầu tư vốn,
- Theo cơ chế liên kết kinh doanh,
- Theo cơ chế (hay phương thức) quản lý.

17
Theo cơ chế đầu tư vốn

Đầu tư đơn cấp Đầu tư đa cấp Đầu tư hỗn hợp

CTy M CTy M CTy M

18
Theo cơ chế liên kết kinh doanh

Liên kết theo chiều dọc Liên kết theo chiều ngang là sự kết hợp
là mô hình liên kết các giữa các công ty có các sản phẩm, dịch
công ty hoạt động vụ liên quan với nhau và có thể sử dụng
trong cùng một chuỗi cùng một hệ thống phân phối để gia
giá trị ngành (ví dụ các tăng hiệu quả (ví dụ công ty sản xuất
công ty cung ứng máy ảnh với công ty sản xuất phim và
nguyên vật liệu, sản giấy ảnh, công ty sản xuất sữa đậu nành
xuất, vận tải, bán hàng, với công ty sản xuất nước tăng lực,
tiếp thị, dịch vụ hậu nước suối đóng chai…)
mãi...)

Liên kết hỗn hợp là sự kết hợp của


cả hai dạng liên kết dọc và ngang
Theo cơ chế Quản lý

Mô hình tập trung Mô hình phân tán: công ty mẹ chỉ đưa


Toàn bộ quyền lực được ra định hướng và kiểm soát định
tập trung ở cơ quan đầu hướng (ví dụ chiến lược, các chính
não (thường là công ty sách lớn về tài chính, đầu tư, nhân
mẹ). sự…), giao quyền tự chủ hoạt động cho
các công ty con.

Mô hình hỗn hợp: công ty mẹ vừa


giao quyền tự chủ cho các công ty
con, vừa thâu tóm quyền lực ở một
số lĩnh vực trọng yếu.
1.1.3.Các khoản đầu tư tài chính trong TĐKT
Các khoản đầu tư tài chính được xác định và ghi
nhận phụ thuộc vào quyền kiểm soát của đơn vị đầu tư
đối với đơn vị nhận đầu tư. Quyền kiểm soát có thể được
xác định dựa trên tỷ lệ vốn góp hoặc không xác định trên
tỷ lệ vốn góp.

Quyền kiểm soát xác định trên tỷ lệ vốn góp


thông qua việc xác định tỷ lệ quyền biểu quyết của đơn
vị đầu tư trong đơn vị nhận đầu tư

Bộ môn kế toán DN- HVTC 21


1.1.3.Các khoản đầu tư tài chính trong TĐKT
Tỷ lệ quyền biểu quyết trong Khoản đầu tư
đơn vị nhận đầu tư (Tbq)
Công ty đầu tư có quyền kiểm soát đối vị nhận
Tbq > 50% đầu tư. Kế toán ghi nhận và trình bày trên BCTC
riêng: Đầu tư vào công ty con
Công ty đầu tư có ảnh hưởng đáng kể đối vị nhận
20% < Tbq < 50% đầu tư. Kế toán ghi nhận và trình bày trên BCTC
riêng: Đầu tư vào công ty liên kết
Công ty đầu tư không có quyền kiểm soát,
Tbq< 20% không có ảnh hưởng đáng kể đối vị nhận đầu tư.
Kế toán ghi nhận và trình bày trên BCTC riêng:
Đầu tư vào dài hạn khác.
Trong trường hợp đơn vị đầu tư nắm giữ gián tiếp qua các công
ty con quyền biểu quyết của bên nhận đầu tư, thì khoản đầu tư đó
không phản ánh trên BCTC riêng của bên đầu tư mà chỉ được phản
ánh trên BCTC hợp nhất.
Bộ môn kế toán DN- HVTC 22
1.1.3.Các khoản đầu tư tài chính trong TĐKT
Tỷ lệ quyền biểu quyết xác định thông qua tỷ lệ vốn góp
như sau:
(1) Trong trường hợp đầu tư trực tiếp
Tỷ lệ quyền biểu Tổng vốn góp của nhà đầu tư trong
quyết của nhà công ty nhận đầu tư
đầu tư trực tiếp = ------------------------------------------- x 100%
trong công ty Tổng vốn góp của các chủ sở hữu
nhận đầu tư của công ty nhận đầu tư

Tỷ lệ quyền biểu Số lượng cổ phiếu phổ thông nắm giữ


quyết của nhà đầu của nhà đầu tư trong công ty nhận đầu tư
tư trực tiếp trong = ------------------------------------------------- x 100%
công ty nhận đầu tư Tổng số lượng cổ phiếu phổ thông đang
lưu hành của công ty nhận đầu tư
Bộ môn kế toán DN- HVTC 23
1.1.3.Các khoản đầu tư tài chính trong TĐKT
Ví dụ 1:
Công ty A đầu tư vào công ty TNHH B có tổng số vốn góp
là của các thành viên là 5.000 triệu đồng.

Số vốn góp của Tỷ lệ Ghi nhận khoản đầu tư


công ty A vào công quyền của công ty A vào công ty B
ty B biểu
quyết
4.000trđ 80% Đầu tư vào công ty con
2.000trđ 40% Đầu tư vào công ty liên kết
500trđ 10% Đầu tư dài hạn khác

Bộ môn kế toán DN- HVTC 24


1.1.3.Các khoản đầu tư tài chính trong TĐKT
Ví dụ 2:
Công ty X đầu tư vào công ty cổ phần niêm yết Y. Tổng
lượng cổ phiếu Y có quyền biểu quyết đang lưu hành là:
10.000.000cp.
.
Số lương cổ Tỷ lệ Ghi nhận khoản đầu tư
phiếu Y công ty X quyền của công ty X vào công ty Y
nắm giữ biểu
quyết
6.000.000CP Y 60% Đầu tư vào công ty con
4.000.000 CpY 40% Đầu tư vào công ty liên kết
900.000 CP Y 9% Đầu tư dài hạn khác

Bộ môn kế toán DN- HVTC 25


1.1.3.Các khoản đầu tư tài chính trong TĐKT
(2) Trường hợp đầu tư gián tiếp:
Tổng vốn góp (hoặc số lượng cổ phiếu
Tỷ lệ quyền biểu phổ thông nắm giữ) của công ty con của
quyết của nhà đầu tư nhà đầu tư trong công ty nhận đầu tư
gián tiếp trong công = ------------------------------------------ x 100%
ty nhận đầu tư Tổng vốn chủ sở hữu (hoặc tổng số lượng
cổ phiếu phổ thông đang lưu hành) của
công ty nhận đầu tư
Ví dụ 3:
Công ty M Công ty M có quyền biểu quyết trong công ty C
14.000 trđ 70%, công ty C là công ty con của Công ty M
Công ty C
VĐL: 20.000trđ Công ty C có quyền biểu quyết trong công ty S
2.400 trđ 80%, công ty S là công ty con của Công ty C
Công ty S
VĐL: 3.000trđ Công ty M có quyền biểu quyết gián tiếp trong công
ty S 80%, công ty S là công ty con của Công ty M
Bộ môn kế toán DN- HVTC 26
1.1.3.Các khoản đầu tư tài chính trong TĐKT
(2) Trường hợp đầu tư gián tiếp:
Ví dụ 4:

Công ty H
Công ty H có quyền biểu quyết trong công ty G
40.000.000CP 80%, công ty H là công ty mẹ của Công ty G

Công ty G
SLCPPT: 50.000.000CP
Công ty G có quyền biểu quyết trong công ty F
24.000.000 30%, công ty F là công ty LK của Công ty G

Công ty F Công ty H có quyền biểu quyết gián tiếp trong công


SLCP PT: 80.000.000 CP ty F 30%, công ty F là công ty LK của Công ty H

Bộ môn kế toán DN- HVTC 27


1.1.3.Các khoản đầu tư tài chính trong TĐKT
(3) Trường hợp vừa đầu tư trực tiếp và vừa đầu
tư gián tiếp. Trường hợp này tỷ lệ quyền biểu quyết
được xác định bằng tổng tỷ lệ quyền biểu quyết trực
tiếp và quyền biểu quyết gián tiếp qua các công ty con
Ví dụ 5: Công ty H
Quyền BQ của H
80% 30% trong F là 70%, F
cũng là con của H.

Công ty E Công ty F
40%

Bộ môn kế toán DN- HVTC 28


1.1.3.Các khoản đầu tư tài chính trong TĐKT
Ngoài ra, quyền kiểm soát có thể được xác định không dựa trên tỷ lệ vốn góp.
Chẳng hạn:
- Các bên tham gia góp vốn và ký hợp đồng hợp tác kinh doanh dưới hình thức thành
lập cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát. Khoản đầu tư này, bên liên doanh sẽ ghi nhận và trình bày
trên BCTC là khoản vốn góp liên doanh.
- Hoặc trường hợp nhà đầu tư góp vốn vào công ty khác có tỷ lệ quyền biểu quyết dưới
50% nhưng vẫn có quyền kiểm soát đơn vị nhận đầu tư do:
+ Các nhà đầu tư khác thỏa thuận dành cho công ty mẹ hơn 50% quyền biểu quyết;
+ Công ty mẹ có quyền chi phối các chính sách tài chính và HĐ theo quy chế thỏa thuận;
+ Công ty mẹ có quyền bổ nhiệm hoặc bãi nhiệm đa số thành viên HĐQT hoặc cấp quản lý
tương đương;
+Công ty mẹ có quyền bỏ đa số phiếu tại các cuộc họp của HĐQT hoặc cấp quản lý tương
đương.
Các trường hợp này thường xảy ra khi công ty mẹ có thế mạnh về khách hàng, về quản lý
điều hành công ty nên cổ đông khác thỏa thuận giao quyền kiểm soát cho họ theo nghị quyết của
Hội đồng quản trị.
- Hoặc trường hợp nhà đầu tư góp vốn vào công ty khác có tỷ lệ quyền biểu quyết dưới 20%
nhưng vẫn có ảnh hưởng đáng kể đối đơn vị nhận đầu tư do có thoả thuận khác giữa nhà đầu tư
và công ty liên kết, quyền biểu quyết của nhà đầu tư được xác định căn cứ vào biên bản thoả
thuận giữa nhà đầu tư và công ty liên kết
Bộ môn kế toán DN- HVTC 29
1.1.3.Các khoản đầu tư tài chính trong TĐKT

Xác định được tỷ lệ lợi ích của nhà đầu tư trong đơn vị
nhận đầu tư.
- Đối với trường hợp đầu tư trực tiếp: Tỷ lệ lợi ích của
nhà đầu tư thường được xác định bằng tỷ lệ quyền kiểm soát
hay tỷ lệ quyền biểu quyết.
- Đối với trường hợp đầu tư gián tiếp: Tỷ lệ lợi ích của
nhà đầu tư được xác định bằng tỷ lệ lợi ích tại công ty con
đầu tư trực tiếp nhân với tỷ lệ lợi ích trong công ty đầu tư
gián tiếp.
- Đối với trường hợp vừa đầu tư trực tiếp, vừa đầu tự
gián tiếp: Tỷ lệ lợi ích được xác định bằng tổng tỷ lệ lợi ích
đầu tư trực tiếp và tỷ lệ lợi ích đầu tư gián tiếp qua các công
ty con.

Bộ môn kế toán DN- HVTC 30


1.1.4. Sự khác biệt cơ bản giữa các Tập đoàn kinh tế Việt
Nam và các tập đoàn kinh tế trên thế giới

Tại nhiều nước trên thế giới, TĐKT đã có bề dày lịch sử phát
triển từ hàng trăm năm nay
 Consortium
Là từ gốc Latin có nghĩa là “đối tác, hiệp hội hoặc hội”, được sử
dụng để chỉ sự tập hợp của 2 hay nhiều thực thể nhằm mục đích
tham gia vào một hoạt động chung hoặc đóng góp nguồn lực để đạt
được mục tiêu chung. Khi tham gia vào một Consortium, các công ty
vẫn giữ nguyên tư cách pháp nhân độc lập của mình.
Thông thường, vai trò kiểm soát của Consortium đối với các
công ty thành viên chủ yếu giới hạn trong các hoạt động chung của cả
tập đoàn, đặc biệt là việc phân phối lợi nhuận.
Sự ra đời của một Consortium được xác lập trên cơ sở hợp
đồng, trong đó quy định rõ các quyền và nghĩa vụ của từng công ty
thành viên tham gia Consortium;

Bộ môn kế toán DN- HVTC 31


1.1.4. Sự khác biệt cơ bản giữa các Tập đoàn kinh tế Việt
Nam và các tập đoàn kinh tế trên thế giới
 Cartel
Trong tiếng Anh, từ “Cartel” được sử dụng để chỉ khái
niệm “Tập đoàn kinh tế”. Cartel là một nhóm các nhà sản xuất
độc lập có cùng mục đích là tăng lợi nhuận chung bằng cách
kiểm soát giá cả, hạn chế cung ứng hàng hoá, hoặc các biện
pháp hạn chế khác.
Đặc trưng tiêu biểu trong hoạt động của Cartel là việc
kiểm soát giá bán hàng hoá, dịch vụ nhưng cũng có một số
Cartel được tổ chức nhằm kiểm soát giá mua nguyên vật liệu
đầu vào. Tuy nhiên, theo khái niệm này thì một tổ chức đơn lẻ
nắm giữ thế độc quyền không phải là một Cartel, cho dù có
thể nó lạm dụng sự độc quyền bằng cách khác. Cartel thường
có mặt tại những thị trường bị chi phối mạnh bởi một số loại
hàng hoá nhất định, nơi có ít người bán và thường đòi hỏi
những sản phẩm có tính đồng nhất cao;
Bộ môn kế toán DN- HVTC 32
1.1.4. Sự khác biệt cơ bản giữa các Tập đoàn kinh tế Việt
Nam và các tập đoàn kinh tế trên thế giới

 “Group”/ “Business group”/ “Corporate group”/ “Alliance”:


Thường ám chỉ hình thức TĐKT được tổ chức trên cơ sở
kết hợp tính đặc thù của tổ chức kinh tế với cơ chế thị trường:
về đặc trưng, đó là một nhóm công ty có tư cách pháp nhân riêng
biệt nhưng lại có mối quan hệ liên kết về phương diện quản lý.
Mối quan hệ giữa các công ty trong một TĐKT có thể là chính
thức hoặc không chính thức.

Bộ môn kế toán DN- HVTC 33


1.1.4. Sự khác biệt cơ bản giữa các Tập đoàn kinh tế Việt
Nam và các tập đoàn kinh tế trên thế giới

Về cấu trúc của các TĐKT: các TĐKT có cấu trúc khác nhau
tuỳ theo mô hình hệ thống quản trị doanh nghiệp
 CácTĐKT ở Nhật Bản được tổ chức hoặc là theo chiều dọc hoặc là
theo chiều ngang và phát triển tuỳ theo các ngành nghề
 Các TĐKT ở Hàn Quốc thường được kiểm soát bởi một gia đình hoặc
một nhóm ít gia đình và được tổ chức thống nhất theo chiều dọc
 Các TĐKT ở Trung Quốc lại phát triển theo cấu trúc riêng biệt: đó là
các TĐKT đa ngành quy mô lớn có mối ràng buộc chặt chẽ với Nhà
nước chứ không phải với các gia đình riêng biệt (giống VN)
 Các TĐKT tại các nước như Thuỵ Điển và Đức đã trải qua nhiều thay
đổi lớn về cơ cấu tổ chức; trong đó, quan hệ sở hữu đan xen và cấu
trúc hình kim tự tháp dần biến mất

Bộ môn kế toán DN- HVTC 34


1.1.4. Sự khác biệt cơ bản giữa các Tập đoàn kinh tế Việt
Nam và các tập đoàn kinh tế trên thế giới
Có thể khái quát những đặc trưng khác biệt giữa TĐKT Việt
Nam với các tập đoàn kinh tế tư bản nước ngoài đã hình thành và
phát triển hàng trăm năm trong nền kinh tế thị trường:
 -Thứ nhất, các tập đoàn kinh tế Việt Nam được hình thành chủ yếu
từ việc chuyển đổi và tổ chức lại các Tổng công ty Nhà nước theo
quyết định hành chính của Chính phủ
 -Thứ hai, các tập đoàn kinh tế Việt Nam đang hoạt động trong những
ngành kinh tế mũi nhọn, những lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, là
một trong những công cụ điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ.
 -Thứ ba, qui mô và khả năng tích tụ vốn của các tập đoàn kinh tế Việt
Nam còn hạn chế, phạm vi hoạt động còn nhỏ hẹp
 -Thứ tư, tính hợp tác và liên kết kinh doanh giữa các đơn vị trong tập
đoàn kinh tế còn chưa cao, chưa thể hiện được bản chất kinh tế của
tập đoàn
Bộ môn kế toán DN- HVTC 35
1.2. Tổ chức công tác kế toán trong các Tập đoàn kinh tế

1.2.1. Sự cần thiết xây dựng mô hình tổ chức công tác kế toán
theo mô hình công ty mẹ - công ty con ở Việt Nam

- Thứ nhất, do mô hình tổ chức quản trị và điều hành thay đổi
- Thứ hai, do cơ chế, chính sách tài chính và chính sách kế toán
của doanh nghiệp theo mô hình công ty mẹ - công ty con có rất
nhiều điểm khác với cơ chế TCT hiện tại ở Việt Nam.
- Thứ ba, do cơ chế quản lý và điều hành của tập đoàn kinh tế .
- Thứ tư, do đối tượng sử dụng thông tin và nhu cầu cung cấp
thông tin của họ thay đổi.

Bộ môn kế toán DN- HVTC 36


1.2.2. Nguyên tắc cơ bản của việc xây dựng mô hình tổ
chức công tác kế toán các doanh nghiệp theo mô hình
công ty mẹ - công ty con
- Xây dựng mô hình tổ chức công tác kế toán ở các đơn vị phải
phù hợp với định hướng đổi mới và phát triển các TCT theo
cơ chế hoạt động mô hình công ty mẹ - công ty con;
- Xây dựng mô hình tổ chức công tác kế toán theo mô hình công
ty mẹ - công ty con phải theo hướng phù hợp với yêu cầu hội
nhập kinh tế, hội nhập kế toán quốc tế và các nguyên tắc,
chuẩn mực quốc tế về kế toán;
- Tổ chức công tác kế toán theo mô hình công ty mẹ - công ty
con phải tuân thủ pháp luật, cơ chế chính sách của Việt Nam,
phù hợp với đặc điểm tổ chức, đặc điểm hoạt động và yêu cầu
quản lý cũng như khả năng và trình độ quản lý của doanh
nghiệp.

Bộ môn kế toán DN- HVTC 37


1.2.3. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán trong các TĐKT
Tổ chức công tác kế toán ở tập đoàn kinh tế có đặc điểm sau:
-Thứ nhất, TĐKT không có tư cách pháp nhân, mà chỉ là tổ hợp của các pháp
nhân kinh tế. Vì vậy không thể coi tổ chức công tác kế toán TĐKT như là tổ
chức công tác kế toán của một DN độc lập cho dù bỏ qua tính pháp lý của nó.
-Thứ hai, công ty mẹ không phải là cấp trên của công ty con mà chỉ là người đầu
tư, kiểm soát công ty con và có địa vị pháp lý bình đẳng với công ty con. Việc
lập BCTCHN có thể thuộc trách nhiệm của kế toán ở công ty mẹ, nhưng
không có nghĩa là phòng kế toán ở công ty mẹ trở thành phòng kế toán trung
tâm của cả tập đoàn. Đồng thời không có khái niệm hệ thống tài khoản và sổ
kế toán hợp nhất cho toàn tập đoàn.
-Thứ ba, trong TĐKT, các thành viên của nó đều thực hiện hạch toán độc lập, tổ
chức công tác kế toán ở các đơn vị thành viên có thể chịu sự chi phối ảnh
hưởng khác nhau bởi các qui chế tài chính và chế độ kế toán đặc thù tương
ứng với loại hình doanh nghiệp của từng đơn vị thành viên đó.

Bộ môn kế toán DN- HVTC 38


1.2.4. Tổ chức công tác kế toán trong các tập đoàn kinh tế
1.2.4.1- Tổ chức bộ máy kế toán trong các Tập đoàn kinh tế
Một TĐKT gồm các công ty mẹ và các công ty con không có tư
cách pháp nhân, mà mỗi đơn vị trong đó là một pháp nhân độc lập.
Do vậy không có một bộ máy kế toán được thiết lập cho cả một TĐKT.
Trong mỗi đơn vị thành viên cần bố trí nhân viên kế toán phù hợp để
theo dõi các thông tin phục vụ cho việc lập các BCTCHN.
Ở các công ty con cần theo dõi các khoản doanh thu nội bộ, phải
thu, phải trả nội bộ, các khoản đầu tư vốn,… chi tiết trong tập đoàn.
Nội dung này có thể được giao ngay cho nhân viên kế toán ở các phần
hành trực tiếp để nhân viên đó phải có trách nhiệm ngoài việc thực
hiện xử lý hệ thống hoá thông tin lên BCTC riêng mà còn tổ chức
thông tin chi tiết cung cấp cho kế toán tập đoàn (công ty mẹ) để lập
BCTCHN.
Ở công ty mẹ tuỳ quy mô và tính chất phức tạp của các giao dịch
kinh tế và đầu tư mà có thể cần phải tổ chức một tổ (bộ phận) riêng
chuyên chỉ để theo dõi và lập báo cáo tài chính hợp nhất.
Bộ môn kế toán DN- HVTC 39
Tổ chức bộ máy kế toán trong các tập đoàn bao gồm:
Tổ chức bộ máy kế toán của công ty mẹ và các công ty
con.

Nếu xem xét trên góc độ cả tập đoàn phục vụ cho việc
lập BCTCHN thì tổ chức bộ máy kế toán của cả tập đoàn
được dựa theo mô hình tổ chức công tác kế toán phân tán
Tuy nhiên trong công ty mẹ cũng như từng công ty
con, tổ chức công tác kế toán lại mang tính độc lập riêng rẽ
nhau.
Mỗi đơn vị trong tập đoàn đều phải thu thập, xử lý,
cung cấp những thông tin về tình hình hoạt động của mình
phục vụ cho công tác quản lý, lập và trình bày báo cáo tài
chính theo quy định và các báo cáo quản trị khác.

Bộ môn kế toán DN- HVTC 40


Nhiệm vụ phòng kế toán công ty mẹ

Tại phòng kế toán công ty mẹ: thực hiện quyền kiểm soát và chi phối
công tác kế toán của mình đối với kế toán các đơn vị thành viên
(công ty con) theo các khía cạnh sau:
✓ Trên cơ sở các quy định hiện hành với công tác kế toán bao
gồm: Luật kế toán, các chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán đựơc Nhà
nước ban hành,
✓ Cty mẹ sẽ lựa chọn và vận dụng phù hợp với đặc điểm quản lý
của mình.
✓ Công ty mẹ có thể có các quy định cụ thể về các chính sách và
phương pháp kế toán cơ bản để thống nhất hóa các chính sách kế
toán của các thành viên trong tập đoàn kinh tế và công tác kế toán tại
các đơn vị thành viên.
✓ Đồng thời hướng dẫn các đơn vị thành viên thực hiện các quy
định cụ thể đó.
Bộ môn kế toán DN- HVTC 41
Mô hình tổ chức bộ máy kế toán ở công ty mẹ
KẾ TOÁN TRƯỞNG
Công ty mẹ

Bộ
phận Bộ Bộ
Bộ Bộ phận Bộ
tổng phận kế phận
phận kiểm phận kế
hợp; toán vật kế toán
tài tra kế toán
lập tư, tiền
chính toán .....
BCTC TSCĐ lương
riêng

Bộ phận kt ở các đơn vị trực thuộc Nhân viên kế toán ở các đơn vị
có tổ chức kt riêng (phòng, tổ kt) trực thuộc không tổ chức kế toán
riêng

Bộ phận kế toán theo dõi các giao dịch nội bộ và lập BCTCHN

Bộ môn kế toán DN- HVTC 42


Nhiệm vụ phòng kế toán công ty mẹ

- Đối với từng phần hành: chịu trách nhiệm theo sự phân công của
kế toán trưởng, các kế toán viên đảm nhiệm từng phần hành (nội
dung công tác kế toán) thực hiện thu nhập, xử lý thông tin liên
quan tới đối tượng kế toán thuộc công ty mẹ như: kế toán tiền; kế
toán tài sản cố định; kế toán vật tư hàng hoá; kế toán bán hàng,
xác định và phân phối kết quả; kế toán đầu tư tài chính;...
- Bộ phận kiểm tra kế toán: Nhận và kiểm tra số liệu kế toán của công
ty mẹ và số liệu các công ty con báo cáo.
- Bộ phận kế toán tổng hợp:
+ Căn cứ vào số liệu được thu nhập, xử lý từ các bộ phận kế toán của
công ty mẹ cung cấp lập báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ;

Bộ môn kế toán DN- HVTC 43


Nhiệm vụ phòng kế toán công ty mẹ

- Bộ phận kế toán lập báo cáo tài chính hợp nhất:


+ Căn cứ vào báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ và các báo cáo tài chính
riêng của các công ty con, cùng những tài liệu liên quan, phân tích, tổng
hợp số liệu lập báo cáo tài chính hợp nhất và trong trường hợp tập đoàn
yêu cầu thì có thể lập báo cáo tài chính bộ phận kinh doanh, cụ thể gồm:
- Bộ phận kế toán theo dõi bán hàng, tiêu thụ nội bộ;
- Bộ phận kế toán theo dõi công nợ, đầu tư vốn nội bộ;
- Bộ phận theo dõi các khoản đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh;
- Bộ phận kế toán phân bổ chênh lệch phát sinh, xác định giá trị hợp lý tài
sản, định giá tài sản;
- Bộ phận hợp nhất kinh doanh, hợp nhất hoạt động theo lĩnh vực hoạt động
và khu vực địa lý;
- Bộ phận kế toán chuyên trách lập báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn.

Bộ môn kế toán DN- HVTC 44


Nhiệm vụ phòng kế toán công ty con
Tổ chức bộ máy kế toán để thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin
kinh tế tài chính và các thông tin khác cần thiết phục vụ cho việc lập
BCTC riêng của công ty con:
- Đối với từng phần hành: Phân công trách nhiệm từng bộ phận thu nhập,
xử lý thông tin liên quan đến từng đối tượng của kế toán tại công ty
con: Kế toán tiền; kế toán vật tư hàng hoá; kế toán tiền lương; kế toán
bán hàng và xác định, phân phối kết quả;...
- Bộ phận kiểm tra và kế toán tổng hợp: Thực hiện kiểm tra số liệu, lập
báo cáo tài chính riêng của công ty con, cung cấp báo cáo tài chính
riêng và các chứng từ, tài liệu giải trình những thông tin cần thiết bổ
sung của công ty con cho công ty mẹ phục vụ cho công ty mẹ thực hiện
các bút toán hợp nhất và lập báo cáo tài chính hợp nhất.

➢Tổ chức bộ máy kế toán ở công ty con: như một doanh nghiệp thông
thường ngoại trừ có thêm nhiệm vụ tổ chức thông tin cung cấp cho
Cty mẹ lập BCTCHN
Bộ môn kế toán DN- HVTC 45
Nếu xem xét Đại Hội đồng cổ đông cty mẹ
Ban KS
trên góc độ cả
tập đoàn phục HĐQT TĐKT
vụ cho việc lập
Ban Tổng giám đốc TĐKT ĐHĐCĐ-HĐQT- Ban
BCTCHN thì tổ
giám đốc Cty con
chức bộ máy kế
Bộ máy kế toán Cty mẹ
toán của cả tập
đoàn được dựa Kế toán trưởng Cty mẹ Bộ máy kế toán độc lập của các đơn vị
theo mô hình tổ thành viên TĐKT (cty con)
chức công tác Bộ phận Bộ phận Bộ phận Bộ phận
kế toán phân ktoán kế toán kiểm tra lập BCTC
tiền, vtư, tổng hợp kế toán riêng của
tán tscđ, công ty mẹ
...

Bộ phận kế Bộ phận kế Bộ phận kế toán Bộ phận hợp nhất kinh


toán theo dõi toán theo dõi phân bổ chênh lệch doanh, hợp nhất hoạt
bán hàng, tiêu công nợ, đầu tư phát sinh, xác định động theo lĩnh vực hoạt
thụ nội bộ; vốn nội bộ; giá trị hợp lý tài động và khu vực địa lý
......... ........... sản, định giá tài sản

Bộ phận kế toán chuyên trách lập BCTC


hợp nhất của tập đoàn (ở cty mẹ)
SơHVTC
Bộ môn kế toán DN- đồ 1.1: Bộ máy kế toán tập đoàn kinh tế 46
1.2.4.2. Tổ chức thu thập thông tin kế toán trong các
Tập đoàn kinh tế

Căn cứ vào hệ thống chứng từ kế toán do Bộ Tài chính


ban hành, mỗi đơn vị thành viên trong tập đoàn chọn
những chứng từ kế toán cần vận dụng phù hợp với hoạt
động của doanh nghiệp mình, cụ thể:
- Hệ thống chứng từ áp dụng trong công ty mẹ.
- Hệ thống chứng từ áp dụng trong từng công ty con.
Hệ thống chứng từ áp dụng cho công ty mẹ, và từng
công ty con được lựa chọn thống nhất, đồng thời quy định,
hướng dẫn các bộ phận liên quan ghi chép đúng, chính xác,
đầy đủ các yếu tố trên chứng từ kế toán.

Bộ môn kế toán DN- HVTC 47


- Hệ thống chứng từ áp dụng trong công ty mẹ
+ Các chứng từ cung cấp thông tin cho việc tổ chức ghi nhận, xử lý và cung
cấp thông tin lên BCTC riêng như: chứng từ lao động tiền lương; chứng từ
hàng tồn kho; bán hàng; tiền; tài sản cố định và các chứng từ liên quan
khác.
+ Các chứng từ cung cấp thông tin cho việc lập BCTCHN:
- Trường hợp có giao dịch mua, bán nội bộ giữa các bên liên quan (mua bán
tài sản, hàng hoá giữa công ty mẹ với công ty con, giữa công ty con với
công ty con trong cùng tập đoàn; hoặc mua bán tài sản giữa bên liên doanh
với cơ sở liên doanh đồng kiểm soát,...) cần ghi chi tiết trên chứng từ để
ghi sổ phục vụ làm căn cứ loại bỏ khi lập báo cáo tài chính hợp nhất.... (1)
- Trường hợp có giao dịch đầu tư vốn vào công ty con, công ty liên kết, cơ sở
liên doanh đồng kỉêm soát; các giao dịch về phân phối lợi nhuận giữa các
đơn vị trong tập đoàn cũng như được phân phối lợi nhuận từ các công ty
liên kết, liên doanh. Các chứng từ này không những công ty mẹ là đối
tượng chịu trách nhiệm lập BCTCHN phải tổ chức mà các đơn vị thành
viên cũng phải có trách nhiệm tổ chức cung cấp thông tin cho bộ phận lập
Bộ môn kế toán DN- HVTC 48
BCTCHN (2)
- Hệ thống chứng từ áp dụng trong công ty mẹ

 Các chứng từ thuộc nội dung (1) và (2) kể trên có thể là:
- Biên bản bàn giao vốn, tài sản cùng các chứng từ phiếu chi, phiếu xuất
kho (để góp vốn);
- Bảng kê chi tiết bán hàng nội bộ tập đoàn;
- Biên bản xác nhận công nợ nội bộ giữa các thành viên trong tập đoàn;
- Quyết định phương án phân phối lợi nhuận sau thuế của các đơn vị trong
tập đoàn đã được đại hội đồng cổ đông và HĐQT thông qua;
- Thông báo phương án phân phối lợi nhuận sau thuế của các công ty liên
kết, của cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát;
- Báo cáo chi tiết về bán hàng hoá, tài sản trong nội bộ tập đoàn;... các
chứng từ thu (phiếu thu, giấy báo có...) về việc đã nhận các khoản được
phân phối trong tập đoàn; ... và các tài liệu về báo cáo tài chính riêng của
các đơn vị thành viên tập đoàn, bảng tổng hợp các bút toán điều chỉnh,
bảng tổng hợp các chỉ tiêu hợp nhất, ...

Bộ môn kế toán DN- HVTC 49


- Hệ thống chứng từ áp dụng trong từng công ty con.
+ Các chứng từ cung cấp thông tin cho việc tổ chức ghi nhận, xử lý và
cung cấp thông tin lên BCTC riêng của các công ty con như: chứng
từ lao động tiền lương; chứng từ hàng tồn kho; bán hàng; tiền; tài
sản cố định và các chứng từ liên quan khác.
+ Các chứng từ cung cấp thông tin cho việc lập BCTCHN ở tập đoàn
(công ty mẹ): Các công ty con cũng phải là đơn vị kế toán có trách
nhiệm cung cấp thông tin cho công ty mẹ để công ty mẹ tổng hợp
và lập báo cáo tài chính hợp nhất tòan tập đoàn. Vì vậy, hệ thống
các chứng từ mà công ty con cung cấp cho công ty mẹ cũng tuân
thủ tính thống nhất của toàn tập đoàn. Các giao dịch nội bộ, các
khoản đầu tư vốn, các khoản phân phối,... công ty con cũng phải tổ
chức chi tiết trên hệ thống chứng từ mới tạo điều kiện cung cấp
thông tin cho công ty mẹ lập báo cáo tài chính hợp nhất.

Bộ môn kế toán DN- HVTC 50


1.2.4.3. Tổ chức hệ thống hoá và xử lý thông tin kế toán
trong các Tập đoàn kinh tế
Xử lý và hệ thống hóa thông tin kế toán cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Xử lý và hệ thống hóa theo đúng các nguyên tắc kế toán được thừa nhận,
nhằm đảm bảo tính thực tế, khách quan của hoạt động kinh tế, tài chính ở
đơn vị.
- Xử lý và hệ thống hóa phải gắn với trách nhiệm của những người thực hiện
các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh để có thể kiểm tra trách nhiệm
vật chất của họ trong việc thực hiện các nghiệp vụ này khi cần thiết.
- Xử lý và hệ thống hóa rõ các chỉ tiêu mà nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát
sinh tác động đến, đồng thời phải trình bày rõ căn cứ tính toán, xác định
các chỉ tiêu này.
- Xử lý và hệ thống hóa thông tin kế toán phải kịp thời phục vụ tốt cho công
việc điều hành và quản lý kinh tế, tài chính ở doanh nghiệp. Hiệu lực của
thông tin kế toán chỉ phát huy cao, khi thông tin được ghi nhận và cung
cấp kịp thời, đặc biệt là trong cơ chế thị trường.
Bộ môn kế toán DN- HVTC 51
Xây dựng các tài khoản:
 Báo cáo tài chính hợp nhất được lập trên cơ sở hợp nhất các báo cáo
tài chính riêng theo phương pháp vốn chủ của các công ty trong tập
đoàn. Mỗi tập đoàn, có thể bao gồm nhiều công ty con hoạt động ở
nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau hoặc nhiều khu vực khác
nhau, mối quan hệ giữa các bên liên quan của tập đoàn là vô cùng
phức tạp, phong phú. Các bút toán hợp nhất rất đa dạng, phức tạp;
 Để có được những thông tin cần thiết phục vụ cho việc lập báo cáo
tài chính hợp nhất thì ở công ty mẹ và các công ty con phải tổ chức
thêm các tài khoản và các sổ chi tiết, sổ phụ để hệ thống thông tin.
Cần phải mở sổ chi tiết để theo dõi và tập hợp thông tin đối với các
giao dịch nội bộ liên quan đến các tài khoản phục vụ cho lập
BCTCHN….

Bộ môn kế toán DN- HVTC 52


Xây dựng các tài khoản:
 - Các TK doanh thu, phải thu khách hàng, phải trả người bán cần phải
mở sổ phụ để theo dõi các khoản doanh thu, phải thu, phải trả trong
nội bộ tập đoàn; đồng thời theo dõi chi tiết theo đơn vị tiền tệ kế toán
của cac tài khoản từng đơn vị thành viên và quy đổi ra tiền tệ kế toán
của công ty mẹ để lập báo cáo tài chính hợp nhất.
 Các TK Hàng tồn kho, TSCĐ cũng cần mở sổ phụ và sổ chi tiết để theo
dõi những tài sản tiêu thụ trong nội bộ mà đến thời điểm lập báo cáo
tài chính hợp nhất vẫn chưa được bán ra bên ngoài.
 Các tài khoản đầu tư cần theo dõi chi tiết đối với đầu tư chứng khoán
và mức độ đầu tư để xác định công ty được đầu tư là công ty con, công
ty liên kết hay là không có ảnh hưởng đáng kể.
 Nội dung một số tài khoản như tài khoản đầu tư, thu nhập tài chính
cũng cần phải được bổ sung mở rộng để thực hiện ghi chép theo
phương pháp vốn chủ khi công ty mẹ có khoản đầu tư vào công ty liên
doanh, liên kết.

Bộ môn kế toán DN- HVTC 53


Tổ chức sổ chi tiết để theo dõi và tập hợp thông tin đối với
các giao dịch nội bộ liên quan đến các tài khoản phục vụ cho
lập BCTC riêng và BCTCHN….
Sổ kế toán tổng
hợp
Chứng từ GD nội Báo cáo tài
bộ chính riêng
Sổ kế toán chi
tiết

Bảng kê GD
nội bộ

Báo cáo tài chính hợp nhất

Bộ môn kế toán DN- HVTC 54


1.2.4.4. Tổ chức lập báo cáo tài chính, phân tích và cung
cấp thông tin trong các Tập đoàn kinh tế

 Trong một tập đoàn, do các đơn vị thành viên hạch toán độc lập
nên có hệ thống báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ, và hệ
thống báo cáo tài chính riêng của từng công ty con. Đồng thời,
dựa trên báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ và từng công ty
con, tập đoàn thực hiện lập báo cáo tài chính hợp nhất.

Hệ thống báo cáo tài chính của từng thành viên trong tập
đoàn bao gồm:
- Bảng cân đối kế toán;
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh;
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ;
- Bản thuyết minh báo cáo tài chính.

Bộ môn kế toán DN- HVTC 55

You might also like