Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 16

Những nhân tố ảnh hưởng đến hội nhập kinh tế quốc tế

I. Nhân tố chung

Quá trình hợp tác quốc tế diễn ra ngày càng mạnh mẽ hơn trong xu hướng toàn cầu
hóa, quốc tế hóa nền kinh tế. Do đó, hội nhập kinh tế quốc tế là yêu cầu cần thiết
để phát triển kinh tế và là tiền đề đối với sự phát triển bền vững của một quốc gia.
Tuy nhiên, việc hội nhập kinh tế quốc tế có phát huy hết lợi ích hay không lại chịu
sự chi phối bởi nhiều nhân tố chung. Những nhân tố ảnh hưởng đến hội nhập kinh
tế quốc tế bao gồm: thương mại hàng hóa và dịch vụ; sự di chuyển của các yếu tố
sản xuất (vốn và lao động); sự trao đổi của công nghệ; thể chế của mỗi quốc gia và
mức độ thị trường hóa nền kinh tế.

1. Thương mại quốc tế

Thương mại quốc tế là việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các quốc gia, và là
nhân tố ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến hội nhập kinh tế quốc tế.

Quá trình phát triển Thương mại quốc tế gắn liền với hội nhập kinh tế quốc tế về
việc loại bỏ đi các rào cản thương mại bao gồm tự nhiên và nhân tạo. Rào cản tự
nhiên như khoảng cách địa lý, phương tiện vận tải, phương tiện liên lạc, chi phí
vận tải … Rào cản nhân tạo như thuế quan, hạn ngạch, các tiêu chuẩn kỹ thuật, quy
tắc xuất xứ … Ngày này, việc trao đổi càng trở nên dễ dàng hơn nhờ có những
công nghệ hiện đại. Sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học và công nghệ
đã phá hàng rào ngăn cách địa giới trong giao dịch của con người trên toàn thế
giới. Với những tiến bộ kỹ thuật nhanh chóng, sự xuất hiện những phương tiện và
phương thức vận tải ngày càng hiện đại đã giúp gia tăng khối lượng vận tải và
giảm chi phí vận tải. Việc đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sau Chiến
tranh thế giới lần thứ II đã làm giảm thiểu đáng kể những rào cản nhân tạo của
thương mại quốc tế đặc biệt là thuế quan và hạn ngạch.

Bảng 1.1. Bảng số liệu thương mại hàng hóa của thế giới

Đơn vị: tỷ USD

Năm 2006 2008 2010 2012 2014 2016 2017 2018


Xuất 12.130 16.159 15.300 18.404 18.895 16.031 17.732 19.475
khẩu
Nhập 12.461 16.572 15.510 18.611 19.131 16.285 18.043 19.566
khẩu
Nguồn: The World Trade Organisation

Sự phát triển của thương mại quốc tế vừa là nguyên nhân, vừa là động lực của hội
nhập kinh tế quốc tế. Nhận thấy lợi ích từ thương mại quốc tế, các liên kết, các
định chế quốc tế như EU, ASEAN, APEC, WTO, … đã ra đời. Nó đưa ra các thỏa
thuận hợp tác song phương, đa phương để gia tăng sự gắn bó, sự phụ thuộc giữa
các nền kinh tế quốc gia. Ngoài ra, việc trao đổi hàng hóa diễn ra rộng rãi sẽ cần
đến những chính sách ưu đãi, loại bỏ thuế quan để chúng phát triển mạnh mẽ hơn
đồng thời cũng tạo ra sự liên kết chặt chẽ về kinh tế các nước. Mặt khác, thương
mại quốc tế làm cho kinh tế các nước phụ thuộc lẫn nhau hơn do chuyên môn hóa
quốc tế ngày càng sâu sắc.

Trong sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước, nhất là từ khi Việt Nam chính
thức gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), nền kinh tế Việt Nam ngày
càng hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới. Năm 2007, Việt Nam đứng thứ 50
về vị trí xuất khẩu thì đến năm 2017 đã vươn lên vị trí thứ 27.

Bảng 1.2. Xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam

Đơn vị: Tỷ USD

Năm 2007 2009 2011 2013 2015 2017 2019


Xuất 54.591 66.375 83.474 143.186 173.49 227.346 279.72
khẩu

Nguồn: Worldbank

Có thể thấy, sau 12 năm kể từ khi gia nhập WTO, giá trị hàng hóa và dịch vụ xuất
khẩu của Việt Nam tăng gấp 5 lần.  Từ chỗ thường xuyên nhập siêu, Việt Nam đã
chuyển sang cân bằng XNK, thậm chí là xuất siêu. Việt Nam hiện đã có quan hệ
thương mại với trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. 

Tính đến tháng 6 năm 2020, Việt Nam đã tham gia ký kết 13 Hiệp định thương mại
tự do (FTA) gồm 7 FTA ký kết với tư cách là thành viên ASEAN và 6 FTA ký kết
với tư cách là một bên độc lập và hiện đang đàm phán 3 FTA. Việc ký kết các hiệp
định FTA giúp nước ta gia tăng thương mại quốc tế, thu hút vốn và đổi mới mô
hình tăng trưởng kinh tế. Vậy nên, mối quan hệ giữa thương mại quốc tế và hội
nhập là mối quan hệ hai chiều. Không chỉ thương mại quốc tế thúc đẩy nước ta cần
hội nhập mà hội nhập cũng góp phần lớn đến sự phát triển thương mại quốc tế.

2. Di trú

Hiện tượng di trú diễn ra trong suốt lịch sử phát triển của loài người với nhiều
nguyên nhân như chiến tranh, sự thay đổi khí hậu, tìm kiếm thức ăn và nơi trú ngụ
tốt hơn. Ở xã hội hiện đại, những cuộc di trú cũng có nhiều lý do chiến tranh, rối
loạn chính trị và xã hội, đoàn tụ gia đình, nhưng chủ yếu vẫn là lý do kinh tế, di
chuyển đến những nơi có việc làm và điều kiện cư trú tốt hơn. Do vậy, những
luồng di dân ngày nay chủ yếu từ các nước nghèo thuộc châu Á, châu Phi, vùng
Trung Đông, châu Mỹ Latinh sang các nước giàu thuộc châu Âu và Bắc Mỹ.
Những năm gần đây, làn sóng di cư bất hợp pháp và ồ ạt từ các nước Bắc Phi –
Trung Đông sang các nước châu Âu bùng phát. Cuộc khủng hoảng người di cư ở
châu Âu tuy đã tạm thời lắng dịu nhưng vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp. Các luồng
di trú bùng phát ở những thế kỷ trước do nhu cầu lao động tăng nhanh ở Hoa Kỳ.
Nó còn được hỗ trợ bởi việc xuất hiện những phương tiện vận tải mới tiện lợi hơn
và chi phí vận tải giảm đáng kể.

Theo Tổ chức di cư quốc tế (IOM), tính đến năm 2020, số dân di cư quốc tế đạt
271.6 triệu người.

Bảng 2.1. Số dân di cư quốc tế

Đơn vị: triệu người

Năm 1990 1995 2000 2005 2010 2015 2020


Số dân di 153 161.3 173.6 191.6 220.8 248.9 271.6
cư quốc tế
Nguồn: UN DESA

Di trú ảnh hưởng như thế nào đến toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế? Di trú
luôn là cơ chế tương tác và hội nhập chủ yếu giữa các xã hội khác nhau. Di trú dù
theo những phương thức nào đều dẫn đến những giao thoa về văn hóa, pha trộn về
huyết thống, làm cho những nền văn hóa khác nhau trở nên gần gũi và dễ tiếp cận
hơn. Ngoài ra nó có cũng có thể là sự trao đổi và hoàn thiện phương thức sản xuất
và công nghệ.
Không thể phủ nhận những lợi ích mà việc di trú mang lại như việc di chuyển
ngoại hối hay hình thành lực lượng lao động có trình độ cao. Kiều hối lao động di
trú gửi về nước giúp cải thiện cuộc sống của gia đình họ và cũng góp phần giảm
nghèo. Lao động di trú cũng mang về nước vốn, tri thức, kỹ năng khi hồi hương.

Việt Nam đứng thứ 9 trong số các quốc gia nhận được nhiều kiều hối nhất trên thế
giới trong năm 2019. Năm 2015, tỷ trọng kiều hối gửi về nước chiếm gần 7% tỷ
trọng GDP Việt Nam (cao thứ 2 trong khu vực ASEAN).

Ở các nước tiếp nhận, lao động di trú góp phần giải quyết vấn đề thiếu hụt của thị
trường lao động, thúc đẩy sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh. Nguồn nhân lực
chất lượng cao góp phần nâng cao năng suất lao động xã hội, thúc đẩy nền kinh tế
tăng trưởng nhanh. Điều này góp phần dịch chuyển cơ cấu lao động đối với quốc
gia xuất và nhập khẩu lao động, đa dạng hóa hoạt động kinh tế, chuyển giao công
nghệ hiện đại. Là nước đang phát triển, Việt Nam đứng trước thực tế là thiếu nhân
lực có trình độ cao trong một số ngành kinh tế quốc dân. Việt Nam trở thành thành
viên chính thức của WTO tạo điều kiện cho lao động nước nước ngoài đến Việt
Nam làm việc đã góp phần bù đắp thiếu hụt nói trên. Nhiều tập đoàn kinh tế hàng
đầu thế giới đã chọn Việt Nam làm điểm đến như Samsung, LG, … giúp giải quyết
vấn đề lao động và chuyển giao công nghệ kỹ thuật cao, thúc đẩy sự phát triển kinh
tế. Ngoài ra, trong điều kiện thị trường lao động mới hình thành và phát triển, lao
động nước ngoài đến Việt Nam làm việc sẽ tạo ra nguồn cung lao động cho thị
trường. Chính điều này đã thúc đẩy lao động cạnh tranh trên thị trường góp phần
nâng cao chất lượng lao động. Thông qua cạnh tranh, người lao động phải tự mình
nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp và ngoại ngữ. Kết quả là làm cho chất
lượng nguồn nhân lực được nâng cao.

Đương nhiên, không phải tất cả các hình thức tương tác lẫn nhau giữa các xã hội
đều mang lại lợi ích. Toàn cầu hóa thông qua gươm súng hay buôn bán nô lệ khác
hẳn bản chất với toàn cầu hóa thông qua sự di chuyển tự nguyện thể nhân, hàng
hóa, dịch vụ, những tài sản vật chất và tài sản tài chính.

3. Di chuyển vốn quốc tế

Trong những năm gần đây, thị trường vốn của các nền kinh tế ngày càng phụ thuộc
chặt chẽ vào thị trường của các nước khác trên thế giới. Luồng vốn di chuyển quốc
tế, đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), chảy mạnh vào nền kinh tế các
nước đang phát triển, đặc biệt là các nguồn kinh tế mới nổi. Đây là một trong
những nguồn lực quan trọng hàng đầu mang lại sự tăng trưởng kinh tế vượt bậc
của các nền kinh tế đó. Di chuyển vốn quốc tế đã thúc đẩy sự hội nhập kinh tế quốc
tế và làm cho các nền kinh tế phụ thuộc lẫn nhau hơn.

Hội nhập kinh tế quốc tế giúp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của
Việt Nam đạt được nhiều kết quả ấn tượng. Tổ chức Thương mại và Phát triển
Liên Hợp Quốc (UNTAD) đánh giá, Việt Nam nằm trong nhóm 12 quốc gia thành
công nhất về thu hút FDI. FDI có vai trò quan trọng, trở thành điểm sáng của nền
kinh tế Việt Nam, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đây là nền tảng
quan trọng cho tăng trưởng dài hạn cũng như thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước.
Năm 2007 và năm 2008, FDI đổ vào Việt Nam tăng lên nhanh chóng, do từ tháng
1/2007, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế
giới (WTO). Bên cạnh đó, môi trường đầu tư – kinh doanh trong nước ngày càng
được cải thiện, khung pháp luật về đầu tư ngày càng phù hợp với thông lệ quốc tế,
nên nhiều làn sóng đầu tư lớn từ Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản đồng loạt rót vốn
vào Việt Nam. Đến năm 2009 và 2010, do ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế
toàn cầu, dòng vốn FDI vào Việt Nam cũng bị sụt giảm đáng kể. 
Trong giai đoạn 2010 - 2019, nguồn vốn FDI vào Việt Nam có xu hướng tăng về
số lượng dự án, số vốn đăng ký và số vốn thực hiện, nhất là, trong giai đoạn 2016 -
2019. Năm 2016, với việc hàng loạt Hiệp định thương mại tự do (FTA) có hiệu lực
nguồn vốn đầu tư FDI đã bắt đầu tăng lên. Năm 2017, tổng vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI) đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn, mua cổ phần đạt 35,88
tỷ USD,. Tính đến năm 2019, có gần 26.000 doanh nghiệp FDI đang hoạt động tại
Việt Nam với số vốn cam kết đầu tư trên 38,02 tỷ USD với gần 4000 dự án đến từ
gần 130 quốc gia và đối tác. Vốn FDI vào Việt Nam chiếm 25% tổng vốn đầu tư
toàn xã hội. Việt Nam từng bước trở thành một trong những công xưởng của thế
giới về cung ứng hàng điện tử, dệt may, da giầy, điện thoại di động …

Không chỉ thu hút được một số lượng đáng kể vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI) và viện trợ phát triển chính thức (ODA), Việt Nam còn tiếp thu được nhiều
thành tựu mới về khoa học, công nghệ và kỹ năng quản lý, từng bước đưa hoạt
động của các doanh nghiệp và nền kinh tế vào môi trường cạnh tranh, góp phần tạo
lập tư duy kinh tế mới, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, góp phần thúc đẩy
quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Như vậy, cũng giống như thương mại quốc tế,
di chuyển vốn quốc tế và hội nhập kinh tế quốc tế có mối tác động hai chiều.
4, Những tiến bộ khoa học công nghệ diễn ra mạnh mẽ

Tiến bộ công nghệ có vai trò rất quan trọng đối với hội nhập kinh tế quốc tế.
Những thế kỉ qua đã chứng kiến những tiến bộ kỹ thuật mang tính cách mạng trong
việc sản xuất các phương tiện vận tải.
Tiến bộ công nghệ đã tạo ra những thay đổi sâu sắc về phương thức vận tải, với
nhiều loại hình vận tải mới như vận chuyển bằng máy bay, tàu hỏa, vận chuyển
bằng những tàu viễn dương, tàu container hiện đại, thay thế vận chuyển bằng các
thuyền buồm vượt đại dương hay những tàu sắt với động cơ hơi nước… Điều này
làm gia tăng nhanh chóng khối lượng vận tải, giảm chi phí và thời gian vận
chuyển, hỗ trợ phát triển logistic. Logistics Việt Nam trong những năm gần đây
phát triển mạnh mẽ, điển hình là những xu hướng như số hóa ngành Logistics, dịch
vụ Logistics thuê ngoài và E- Logistics… Theo báo cáo điều tra về chỉ số hoạt
động Logistics (LPI) năm 2018 của WB công bố : Việt Nam đươc xếp hạng 39/160
nước điều tra, tăng 25 bậc so với hạng 64 năm 2016, xếp thứ 3 trong ASEAN.

Ứng dụng thành công khoa học công nghệ trong đổi mới sản xuất giúp doanh
nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh hàng hóa trên thị trường
quốc tế.

VD: Tập đoàn Phenikaa với việc đầu tư dây chuyền ứng dụng công nghệ hiện đại
hàng đầu thế giới Breton ( Ý ), đã tạo ra thương hiệu đá nhân tạo gốc thạch anh cao
cấp hàng đầu thế giới VICOSTONE được tin dùng tại hơn 40 thị trường khắt khe
về chất lượng và độ an toàn như Mỹ, Úc, Canada, Châu Âu, Argentina, New
Zealand…

Ngoài ra, những tiến bộ kĩ thuật khác trong liên lạc và viễn thông đặc biệt là
Internet đã tạo ra những phương thức giao dịch thương mại mới tiến bộ hơn. Công
nghệ đang thúc đẩy ngành viễn thông Việt Nam phát triển mạnh mẽ, góp phần
quan trọng mạng lưới thông tin liên lạc quốc tế. Điển hình tập đoàn lớn như Viettel
góp mặt trong danh sách 50 nhà mạng đầu tiên trên thế giới triển khai thành công
công nghệ 5G và dự kiến đưa vào hạ tầng kết nối vạn vật IoT. Các hình thức thu
thuế điện tử, hải quan điện tử đang được nghiên cứu ứng dụng nhằm rút ngắn quy
trình, thủ tục, chi phí, lợi nhuận cho quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa. Tiêu biểu
là tập đoàn công nghệ lớn thứ 2 tại Việt Nam CMC đã thành lập Viện nghiên cứu
Ứng dụng Công nghệ CMC ( CIST ) để nghiên cứu các giải pháp liên quan AI, Big
Data, IoT và đang thử nghiệm công nghệ Blockchain trong thu ngân sách hải quan
phục vụ Bộ Tài chính.

Tiến bộ công nghệ còn tạo ra những loại hình thương mại dịch vụ mới, có hàm
lượng tri thức cao. Trong những năm gần đây, thương mại điện tự đang trở thành 1
loại hình kinh doanh mới và phát triển vô cùng mạnh mẽ. Bạn có thể vừa ngồi vừa
nhâm nhi 1 ly cà phê tại Hà Nội mà vẫn có thể đặt mua 1 cái nồi áp suất thương
hiệu Instan Pot sản xuất tại Đức chỉ bằng 1 cái click chuột trên trang bán hàng của
Amazon. Bên cạnh đó, tiến bộ công nghệ và thông qua các công ty đa quốc gia
giúp kết nối nền sản xuất của 1 quốc gia với mạng lưới sản xuất toàn cầu

Tóm lại, những tiến bộ kĩ thuật mang lại những thay đổi về chất lượng trong
thương mại quốc tế và hội nhập kinh tế quốc tế.

5, Vai trò của thể chế

Thể chế được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả sự vận hành của thể chế chính trị,
luật pháp và chính sách. Sự ổn định chính trị là tiền đề cho việc ban hành và thực
thi các chiến lược hội nhập kinh tế của quốc gia.

Một chính phủ có thể hỗ trợ, thúc đẩy hoặc cản trở hội nhập kinh tế quốc tế, tùy
thuộc vào quan điểm của những người lãnh đạo, một chế độ dân chủ sẽ có khuynh
hướng đẩy mạnh hội nhập nhằm phát huy lợi thế so sánh của quốc gia và nâng cao
phúc lợi của người dân. Ngược lại, một chế độ độc tài luôn có khuynh hướng đóng
cửa nền kinh tế, tự cô lập mình với thế giới văn minh nhằm phục vụ cho lợi ích
duy trì quyền lực của tập đoàn lãnh đạo.

Một chính phủ theo đuổi tự do hóa thương mại với sự vận hành các chính sách và
luật lệ một cách minh bạch sẽ tạo thuận lợi cho thương mại và thu hút các nguồn
lực quốc tế

Thuận lợi

Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế và tài chính toàn cầu, thể chế chính trị thị
trường định hướng XHCN của Việt Nam vẫn từng bước được xây dụng và hoàn
thiện, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì được tốc độ tăng trưởng khá, quy mô
nền kinh tế từng bước tăng lên, môi trường đầu tư, kinh doanh đươc cải thiện; quốc
phòng, an ninh, đối ngoại được tăng cường, độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn
vẹn lãnh thổ, chế độ XHCN, an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được giữ
vững; quan hệ kinh tế đối ngoại đươc mở rộng, góp phần tạo ra thế và lực mới của
đất nước.
Nhà nước ta triển khai, thực hiện nhất quán đường lối, chính sách đối ngoại rộng
mở. đa dạng hóa, đa phương hóa của Đảng, với tinh thần chủ động, tích cực đẩy
mạnh hội nhập kinh tế quốc tế. Chúng ta đã xây dựng được nhiều chủ trương, giải
pháp nhằm hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, kích thích các
doanh nghiệp quan tâm đầu tư phát triển nguồn nhân lực, ứng dụng và sáng tạo
công nghệ sản xuất và công nghệ quản lí mới, thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu đầu
tư, sản xuất, tạo ra 1 nền kinh tế có khả năng sáng tạo cao với nhiều sản phẩm mới,
đảm bảo hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Đồng thời, nhằm thu hút vốn
và tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài, Nhà nước
đã xây dựng, bổ sung những đạo luật đáp ứng đòi hỏi của hội nhập kinh tế quốc tế
như : Luật Thương mại, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư…từng bước xóa bỏ sự
phân biệt đối xử giữa đầu tư trong nước với đầu tư nước ngoài, xóa bỏ sự bất bình
đẳng giữa các thành phần kinh tế, đặc biệt giữa khu vực kinh tế nhà nước với khu
vực kinh tế tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

Khó khăn

Hệ thống luật pháp, chính sách Việt Nam còn nhiều bất cập: không đồng bộ, không
nhất quán, không hiệu lực, không hiệu quả, không khả thi, không dự đoán trước
được. Ngoài ra, luật pháp còn chưa hoàn thiện, chưa có một số luật quan trọng
trong vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế như : Luật trợ cấp, Luật phòng vệ và tự vệ
thương mại, Luật giải quyết tranh chấp…

6, Mức độ thị trường hóa nền kinh tế


Thị trương hóa nền kinh tế hay kinh tế thị trường là mô hình kinh tế mà trong đó
người mua và người bán tác động với nhau theo quy luật cung cầu, giá trị để xác
định giá cả và số lượng hàng hóa, dịch vụ trên thị trường.

Nền kinh tế thị trường của 1 quốc gia phải phát triển đến 1 mức độ nhất định mới
có thể hội nhập kinh tế quốc tế được. Thực tế và lý luận đều chứng minh rằng: nền
kinh tế đóng cửa, hướng nội và độc quyền không thể là nền kinh tế có thể hội nhập.

Hiện nay, WTO chỉ có 2 thành viên cam kết về địa vị nền kinh tế phi thị trường là
Việt Nam và Trung Quốc. Kể từ khi gia nhập WTO đến nay, mỗi năm Trung Quốc
chịu hơn 20 vụ kiện chống bán phá giá. Chỉ tính riêng tại Hoa Kì, hiện nay hơn 50
sản phẩm của Trung Quốc đang phải chịu thuế chống bán phá giá của Hoa Kì ..
Khi đàm phán gia nhập WTO, Việt Nam chấp nhận cam kết là nước có nền kinh tế
phi thị trường cho đến năm 2018. Tuy nhiên, đến nay, việc Việt Nam có hay không
là nền kinh tế phi thị trường vẫn còn gây nhiều tranh cãi.

Việc bị coi là nền kinh tế phi thị trường gây không ít thiệt thòi cho các doanh
nghiệp Việt Nam xuất khẩu ra nước ngoài:

- Gia tăng nguy cơ bị đánh trùng thuế: hiện nay, nhiều thành viên WTO có xu
hướng điều tra cùng một lúc hai biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp đối
với cùng một sản phẩm của 1 nước có nền kinh tế phi thị trường mặc dù Hiệp định
GATT 1994 không cho phép việc đánh trùng thuế lên cùng 1 sản phẩm. Đây được
cho là hành vi thương mại không công bằng. VD: Trong vụ việc Hoa Kì điều tra áp
dụng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với sản phẩm đinh thép từ
một số nước trong đó có Việt Nam, cũng với lí do Việt Nam bị coi là nước có nền
kinh tế phi thị trường nên trong quá trình điều tra DOC đã sử dụng nước thay thế
trong tính toán giá trị đầu vào, kết quả là mức thuế chống bán phá giá DOC áp
dụng cho các doanh nghiệp bị đơn Việt Nam lên đến hơn 300%. Đây có thể coi là
mức thuế hủy diệt với các doanh nghiệp bị đơn.

- Nguy cơ bị tính toán bất lợi trong các vụ kiện về chống trợ cấp và chống bán phá
giá: Khi một nước bị coi là nền kinh tế phi thị trường, trong các vụ điều tra, cơ
quan điều tra sẽ sử dụng phương pháp dùng dữ liệu của nước thay thế có nền kinh
tế thị trường để tính mức thuế chống bán phá giá cho nền kinh tế phi thị trường.
Cách tính toán này không phản ánh giá trị thực của hàng hóa bị điều tra và làm thổi
phồng biên độ phá giá, dẫn đến thuế chống phá giá cao hơn so với thực tế. Theo số
liệu Cục phòng vệ thương mại công bố, tính đến hết năm 2019, Việt Nam đã có 88
vụ việc về chống bán phá giá do nước ngoài khởi xướng điều tra, áp dụng với hàng
hóa xuất khẩu của Việt Nam. Tiêu biểu có các vụ kiện chống bán phá giá của Hoa
Kì đối với Việt Nam ở các mặt hàng: cá tra, cá ba-sa(2002), Tôm(2003), Đinh
thép(2014)…

II. Nhân tố đặc trưng

1. Tổ chức bộ máy và năng lực của bộ máy quản trị quốc gia

Một quốc gia muốn đáp ứng được điều kiện hội nhập sâu rộng, bền vững cần có sự
lãnh đạo của bộ máy quản trị phù hợp, có năng lực, gọn nhẹ, chuyên nghiệp. Mọi
thiếu sót của bộ máy quản trị quốc gia đều gây ra những cản trở cho quốc gia trong
quá trình phát triển cũng như hội nhập kinh tế quốc tế.
Để hỗ trợ cho quá trình hội nhập mang lại hiệu quả thiết thực, một trong những yêu
cầu quan trọng cấp thiết hiện nay đối với nước ta là tiếp tục đẩy mạnh cải cách
hành chính theo hướng: đẩy mạnh cải cách hành chính đồng bộ với đổi mới kinh
tế, đổi mới hệ thống chính trị và mở cửa hội nhập nhằm thực hiện mục tiêu xây
dựng một nền hành chính trong sách, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả,
phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội và nhân dân tốt hơn. Theo đó, cần tập trung
thực hiện một số việc như:
- Thực hiện triệt để việc tách chức năng quản lý hành chính nhà nước với hoạt
động sản xuất kinh doanh và sự nghiệp;
- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thể chế kinh tế, tạo cơ sở pháp lý để xây
dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, giải phóng và
phát triển sản xuất, tháo gỡ khó khăn cho hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp, đảm bảo môi trường cạnh tranh công bằng và bình đẳng;
- Tổ chức bộ mấy hành chính nhà nước cần được cải cách trên cơ sở phân
công, phân cấp rõ ràng cụ thể về thẩm quyền, trách nhiệm, tinh giản, kiện
toàn tổ chức theo mô hình quản lý nhà nước đa ngành, đa lĩnh vực bao quát
trong phạm vi cả nước đối với tất cả các thành phần kinh tế;
- Xây dựng và hoàn chỉnh thể chế, hệ thống văn bản tiêu chuẩn nghiệp vụ làm
cơ sở pháp lý và khoa học cho việc xây dựng, quản lý đội ngũ cán bộ, công
chức theo tinh thần của chiến lược cán bộ trong thời kỳ mới.

2. Kết cấu hạ tầng


Kết cấu hạ tầng là tổng hợp các công trình vật chất kỹ thuật có chức năng phục vụ
trực tiếp cho sản xuất và đời sống của nhân dân, được bố trí trên một phạm vi lãnh
thổ nhất định. Kết cấu hạ tầng là một hệ thống phức tạp, nội dung khá rộng nên có
nhiều cách phân loại, nhưng nhìn chung thường được phân chia thành bộ phận: Kết
cấu hạ tầng kinh tế và kết cấu hạ tầng xã hội.
Kết cấu hạ tầng kinh tế phục vụ trực tiếp cho quá trình sản xuất và tái sản xuất
xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Một kết cấu hạ tầng kinh tế tốt sẽ làm tăng
sức sản xuất và giảm chi phí, nhưng nó cũng cần được phát triển tương đối nhanh
để duy trì các điều kiện tăng trưởng. Và đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế có đóng góp
vào tăng trưởng kinh tế cao hơn những lĩnh vực khác vì đầu tư cho kết cấu hạ tầng
nói chung, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông nói riêng sẽ phá vỡ tình trạng
cát cứ của các địa phương, các vùng, tạo điều kiện cần thiết cho lưu thông và buôn
bán hàng hóa, nhờ đó nhiều công ty kinh doanh tầm cỡ xuất hiện và phát triển. Mặt
khác, mức độ hiện đại và chi phí thấp của hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế quyết
định hiệu quả sản xuất kinh doanh, tốc độ tăng trưởng và khả năng cạnh tranh của
nền kinh tế.
Kết cấu hạ tầng kinh tế là điều kiện để mở rộng thị trường, kích thích tăng đầu
tư và hợp lý hóa phân công lao động xã hội. Việc củng cố và hoàn thiện hệ thống
kết cấu hạ tầng kinh tế tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng, mở rộng các thị
trấn, khu công nghiệp, trung tâm kinh tế, từ đó tạo điều kiện thúc đẩy thị trường
phát triển, kích thích tăng vốn đầu tư, mở rộng sản xuất và thu hút thêm các nguồn
đầu tư mới.
Kết cấu hạ tầng kinh tế góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa và đô thị hóa. Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế tạo điều kiện vật chất – kỹ
thuật cho đổi mới công nghệ theo hướng tích cực, hiện đại nhằm phát triển mạnh
mẽ lực lượng sản xuất và xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý.
Kết cấu hạ tầng xã hội trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất và tái sản xuất
sức lao động, nhân tố quan trọng quyết định mức độ phát triển của nền kinh tế.
Giáo dục là yếu tố điển hình tạo nên sự khác biệt trong lực lượng lao động của các
quốc gia. Sự phát triển của khoa học công nghệ đã từng bước hình thành một nền
kinh tế tri thức. Phát triển được kinh tế tri thức sẽ tiết kiệm được tài nguyên thiên
nhiên, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giảm bớt nặng nhọc lao động. Vì vậy, hiện
nay các nước đều quan tâm hàng đầu trong việc xây dựng và thực hiện chiếc lược
quốc gia về tri thức và phát triển đội ngũ tri thức.
Kết cấu hạ tầng xã hội góp phần ổn định an sinh xã hội, nâng cao đời sống
nhân dân, ổn định môi trường chính trị trong nước, tạo điều kiện cho kinh tế
phát triển và hội nhập.
Tại Việt Nam trong những năm qua, Chính phủ đã tăng cường quan tâm đến việc
đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng với những chủ trương, chính sách ưu tiên đầu tư
phát triển cũng như dành lượng vốn đầu tư 9-10% GDP cho phát triển kết cấu hạ
tầng.
3. Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao đóng vai trò quyết định
đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Trong xu thế hội nhập sâu
vào nền kinh tế thế giới, đòi hỏi thị trường lao động ở Việt Nam phát triển linh
hoạt để hỗ trợ tăng trưởng, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. Trong thế giới
hiện đại, khi chuyển dần sang nền kinh tế chủ yếu dựa trên tri thức và trong xu thế
toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực
chất lượng cao ngày càng thể hiện vai trò quyết định. Các lý thuyết tăng trưởng
gần đây chỉ ra rằng, một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh và ở mức cao đều
phải dựa trên ít nhất ba trụ cột cơ bản: áp dụng công nghệ mới, phát triển kết cấu
hạ tầng hiện đại và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Trong đó, động lực quan
trọng nhất của sự tăng trưởng kinh tế bền vững chính là con người, đặc biệt là
nguồn nhân lực chất lượng cao, tức là những người được đầu tư phát triển, có kỹ
năng, kiến thức, tay nghề, kinh nghiệm, năng lực sáng tạo nhằm trở thành “nguồn
vốn - vốn con người, vốn nhân lực”. Trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động và
cạnh tranh quyết liệt, phần thắng sẽ thuộc về những quốc gia có nguồn nhân lực
chất lượng cao, có môi trường pháp lý thuận lợi cho đầu tư và một môi trường
chính trị - xã hội ổn định.
Nguồn nhân lực Việt Nam hiện nay có các đặc điểm sau: Nguồn nhân lực khá dồi
dào, nhưng chưa được sự quan tâm đúng mức; chưa được quy hoạch, khai thác;
chưa được nâng cấp; chưa được đào tạo đến nơi đến chốn; Chất lượng nguồn nhân
lực chưa cao, dẫn đến tình trạng mâu thuẫn giữa lượng và chất; Sự kết hợp, bổ
sung, đan xen giữa nguồn nhân lực từ nông dân, công nhân, trí thức,… chưa tốt,
còn chia cắt, thiếu sự cộng lực để cùng phối hợp thực hiện sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước.
Để góp phần nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của nhân lực Viê ̣t Nam Nhà
nước cần quan tâm quản lý phát triển nguồn nhân lực đồng thời thực hiện những
chính sách về lao động và thị trường như:
- Chú trọng hơn nữa đến phát triển nguồn nhân lực thông qua việc tăng đầu tư
cho giáo dục phổ thông, tập trung cải thiện hệ thống đào tạo kỹ năng nghề
nghiệp và tăng cường cung cấp thông tin việc làm rộng rãi tới NLĐ. Ngoài ra,
Nhà nước cần có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện để khu vực tư nhân
cung cấp dịch vụ đào tạo, dạy nghề cho NLĐ.
- Cần tăng cường hệ thống các công cụ điều tiết thị trường lao động bằng cách
hoàn thiện công cụ pháp luật bảo vệ người lao động như: Về việc làm, dịch
chuyển lao động, đóng và hưởng BHXH, tăng cường công tác giáo dục pháp
luật…; Áp dụng mạnh mẽ các công cụ kinh tế thay cho biện pháp hành chính
trong điều chỉnh quan hệ lao động.
- Phát triển và thực thi có hiệu quả các chính sách phát triển thị trường lao động
như: Hệ thống dịch vụ giới thiệu việc làm; hoàn thiện chính sách đào tạo và đào
tạo lại cho người lao động.
 4, Chính sách hội nhập của quốc gia

a, Chính sách bảo hộ thương mại

Bảo hộ thương mại là thuật ngữ kinh tế học, theo đó quốc gia áp đặt thuế nhập
khẩu cao hoặc áp dụng các hảng rào kĩ thuật đối với một số hàng hóa, dịch vụ mà
mình có lợi thế để hạn chế nhập khẩu, bảo vệ các hàng hóa trong nước của mình.
Theo đó, việc các quốc gia tăng cường chính sách bảo hộ thương mại gần đây đang
gây ra những cản trở lớn trong thương mại toàn cầu, qua đó gián tiếp ảnh hưởng
đến quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ. Theo Global Trade Alert (GTA),
kể từ khủng hoảng tài chính 2008, đã có thêm 4000 biện pháp bảo hộ thương mại
mới được áp dụng: biện pháp phòng vệ thương mại, tăng thuế, rào cản địa phương,
trợ cấp phí xuất khẩu và các phân biệt đối xử khác. Tại Mỹ, ngay sau khi nhậm
chức, Tổng thống Donald Trump đã thực hiện nhiều chủ trương, bất chấp những
phản đối từ ngay trong nội bộ chính giới nước Mỹ và các đồng minh của Mỹ. Ống
chủ trương đàm phán và thúc đẩy các hiệp định thương mại song phương thay vì
đa phương nhằm gia tăng lợi ích của Mỹ trong thương mại quốc tế, thúc đẩy xu
hướng gia tăng bảo hộ và sẵn sàng gia tăng thuế nhập khẩu đối với mặt hàng mà
Mỹ có lợi thế để bảo vệ sản xuất trong nước

Bảo hộ thương mại đã lên đến đỉnh điểm tính đến thời điểm hiện nay là xung đột
thương mại Mỹ-Trung chính thức nổ ra. Theo đó, chính quyền Tổng thống Mỹ đã
áp thuế đối với các mặt hàng nhập khẩu trị giá 34 tỷ USD từ Trung Quốc, chủ yếu
là máy móc, thiết bị điện tử và công nghệ cao, chính thức có hiệu lực từ 6/7/2018.
Trung Quốc cũng đã có những biện pháp đáp trả lại.

b, Chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

Các quy định của luật pháp và các chính sách liên quan trực tiếp đến FDI bao gồm
những quy định về việc thành lập và hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài (cho
phép, hạn chế đầu tư ở 1 số ngành, ưu đãi nhằm khuyến khích FDI…), các tiêu
chuẩn đối xử với FDI (quốc tịch), … Các quy định này ảnh hưởng trực tiếp đến
khối lượng, hiệu quả hoạt động của FDI. Các quy định thông thoáng, có nhiều ưu
đãi, ít rào cản sẽ góp phần tăng cường thu hút FDI và tạo thuận lợi cho các dự án
FDI khi đi vào hoạt động. Ngược lại, hành lang pháp lí và cơ chế chính sách có
nhiều quy định mang tính hạn chế sẽ khiến cho FDI không vào được hoặc chủ đầu
tư nước ngoài không muốn đầu tư.

c, Chính sách chuyển giao công nghệ

Chuyển giao công nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực công
nghệ của quốc gia, tác động mạnh mẽ đến quá trình phát triển kinh tế xã hội của
quốc gia đó. Trên thực tế, ảnh hưởng này đã được kiểm chứng ở nhiều quốc gia.
Thời kì đầu, Trung Quốc nhập toàn bộ máy móc, thiết bị, dây chuyền từ Liên Xô.
Sau đó, Trung Quốc chuyển sang nhập công nghệ từ Hàn Quốc và các nước Tây
Âu để nâng cao năng lực và tích lũy kinh nghiệm. Đến giai đoạn nền công nghiệp
phát triển mạnh, Trung Quốc chuyển đổi sang chính sách nhập khẩu công nghệ
dưới hình thức mới là cho phép các công ty và tập đoàn lớn trên thế giới hình thành
các cơ sở nghiên cứu và phát triển, sau đó chuyển giao công nghệ cho các cơ sở
trong nước. Chính những chính sách hợp lí trong từng thời kì đã giúp cho Trung
Quốc vươn lên phát triển ngày càng mạnh mẽ.

Hiện nay, Việt Nam đang trong giai đoạn công nghệ trong nước còn kém phát
triển. Vì vậy, nhà nước cần xây dựng một chiến lược nhập khẩu và chuyển giao
công nghệ nhất quán, xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy các doanh nghiệp hợp
tác nghiên cứu với các đối tác, tập đoàn, viện nghiên cứu quốc tế để nâng cao hiệu
quả nhập khẩu và chuyển giao công nghệ. Qua đó, ngày càng góp phần nâng cao
năng lực của công nghệ trong nước.

5, Sự tham gia của doanh nghiệp và người dân vào tiến trình hội nhập

a, Doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy chuyển giao công
nghệ

Trong sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp luôn cần đến những giải pháp công
nghệ để tăng năng suất và hiệu quả ở tất cả các khâu, từ cung ứng, tổ chức sản
xuất, kiểm soát chất lượng, quảng bá sản phẩm, phân phối đến các hoạt động quản
trị nhân sự, tài chính, đầu tư…Công nghệ đang ngày càng trở thành động lực phát
triển kinh tế-xã hội. Các quốc gia phát triển tìm cách thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động
đổi mới, sáng tạo công nghệ nhằm duy trì vị thế của mình trong nền kinh tế toàn
cầu. Trong khi đó, các quốc gia đang phát triển tìm cách tiếp cận những công nghệ
hiện đại nhanh nhất nhằm nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Tại Việt Nam, trong những năm qua, Chính phủ đã có những chính sách, chiến
lược để nâng cao hiệu quả trong tiếp nhận và ứng dụng công nghệ tiên tiến nước
ngoài vào sản xuất trong nước. Tuy nhiên, chất lượng chuyển giao công nghệ ở
doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa đạt được kì vọng. Theo báo cáo Diễn đàn kinh tế
thế giới năm 2018, điểm số xếp hạng các quốc gia về chuyển giao công nghệ từ
doanh nghiệp FDI, Việt Nam đứng thứ 89 trong tổng số các quốc gia tham gia xếp
hạng, đứng sau nhiều quốc gia trong khu vực như Campuchia, Philipines, Thái
Lan, Malaysia và Singapore, bị đánh giá là quốc gia có hiệu quả chuyển giao công
nghệ khu vực FDI rất thấp và đang có xu hướng tụt hậu.

Năng lực của doanh nghiệp còn ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thu hút và sử
dụng hiệu quả vốn đầu tư nước ngoài. Việc tự do hóa thương mại và đầu tư trên thế
giới cung dẫn đến sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp để thu hút nguồn
vốn FDI. Việc thu hút và sự dụng hiệu quả được nguồn vốn đầu tư nước ngoài phụ
thuộc rất nhiều vào năng lực của nền kinh tế, trong đó có năng lực quản lí, khả
năng cạnh tranh, khả năng tiếp thu công nghệ của bản thân các doanh nghiệp trong
nước

b, Bên cạnh doanh nghiệp thì chính người dân cũng đóng vai trò vô cùng lớn trong
nâng cao vị thế kinh tế đất nước trong thời kì hội nhập

Tinh thần doanh nhân trong nhân dân được mọi quốc gia phát triển khuyến khích
và thúc đẩy không ngừng. Doanh nhân là lực lượng xã hội đóng vai trò quan trọng
trong giải phóng lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế. Thông
qua tổ chức và điều hành sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp góp phần thúc đẩy
phân công lao động xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng
hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

You might also like