2021.08.17-Quy Dinh Thi Nghiem Nhi Thu - Ver7. 2021 (1) (84KB)

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 24

TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỔNG CÔNG TY Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


TRUYỀN TẢI ĐIỆN QUỐC GIA

QUY ĐỊNH
KHỐI LƯỢNG VÀ TIÊU CHUẨN THÍ NGHIỆM NHỊ THỨ
(Ban hành kèm theo Quyết định số ………… ngày / /20…của HĐTV EVNNPT)

I. CƠ SỞ PHÁP LÝ
Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 ngày
29/6/2006 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam và các văn bản sửa đổi, bổ sung;
Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 về quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật và các văn bản sửa đổi
bổ sung;
Căn cứ Thông tư số 21/2007/TT-BKHCN ngày 28/9/2007 của Bộ Khoa học và
Công nghệ về hướng dẫn xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn;
Căn cứ Quy phạm trang bị điện ban hành kèm theo Quyết định số 19/2006/QĐ-
BCN của Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương);
Căn cứ Quy chuẩn Quốc gia về kỹ thuật điện, Tập 5 - QCVN QTĐ-5: 2009 BCT
ban hành kèm theo Thông tư số 40/2009/TT-BCT ngày 31/12/2009 của Bộ Công
Thương;
Căn cứ Quy định hệ thống điện truyền tải ban hành kèm theo Thông tư số
25/2016/TT-BCT ngày 30/11/2016 của Bộ Công Thương và Thông tư số 30/2019/TT-
BCT ngày 18/11/2019 của Bộ Công Thương;
Căn cứ Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia
ban hành kèm theo Quyết định số 284/QĐ-EVN ngày 18/10/2018 của Hội đồng thành
viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam;
Căn cứ Quy định xây dựng, công bố và áp dụng tiêu chuẩn cơ sở trong Tập
đoàn Điện lực Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 660/QĐ-EVN ngày
06/10/2014 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam;
Căn cứ quy chế quản trị trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam ban hành kèm theo
Quyết định số 238/QĐ-EVN ngày 28/08/2018;
2

Căn cứ Quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật của hệ thống điều khiển tích hợp, cấu
hình bảo vệ, quy cách kỹ thuật của rơle bảo vệ cho đường dây và TBA 500 kV, 220 kV
và 110 kV của EVN; Quy định về công tác thí nghiệm đối với rơle bảo vệ kỹ thuật số
ban hành kèm theo Quyết định số 2896/QĐ-EVN-KTLĐ-TĐ ngày 10/10/2003 của
Tổng công ty Điện lực Việt Nam (nay là Tập đoàn Điện lực Việt Nam);
Căn cứ Quy định kiểm soát công tác trang bị, chỉnh định và thí nghiệm rơle bảo
vệ trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số
851/QĐ-EVN ngày 25/06/2021 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam;
Căn cứ văn bản số 698/EVNNPT-PC ngày 11/03/2019 của Tổng công ty Truyền
tải điện Quốc gia về việc hướng dẫn trình tự xây dựng, ban hành, quản lý Quy chế
quản lý nội bộ trong Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia;
Căn cứ tình hình tổ chức sản xuất, vận hành của Tổng công ty Truyền tải điện
Quốc gia và các văn bản hướng dẫn thi hành khác đang có hiệu lực.
II. MỤC ĐÍCH
Quy định này nhằm đưa ra các yêu cầu về khối lượng và tiêu chuẩn đánh giá kết
quả thí nghiệm nghiệm thu, thí nghiệm định kỳ các thiết bị nhị thứ trên lưới điện truyền
tải.
III. NỘI DUNG

Chương I
CÁC QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng


1. Phạm vi điều chỉnh
a. Quy định này quy định khối lượng và tiêu chuẩn thí nghiệm nhị thứ trong
Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia.
b. Quy định này thay thế “Phần X Quy định khối lượng và tiêu chuẩn thí nghiệm
nhị thứ” trong Bộ quy định vận hành sửa chữa ban hành kèm theo Quyết định số
0020/QĐ-EVNNPT ngày 08/01/2018.
2. Đối tượng áp dụng
Quy định này áp dụng đối với:
a. Văn phòng và các Ban chuyên môn nghiệp vụ của Tổng công ty Truyền tải
điện Quốc gia.
3

b. Các Công ty Truyền tải điện;


c. Các Ban Quản lý dự án;
d. Công ty Dịch vụ kỹ thuật truyền tải điện.
Điều 2. Định nghĩa và các chữ viết tắt
1. Định nghĩa
a. Thiết bị nhất thứ: là những thiết bị điện như máy phát điện, máy biến áp,
kháng điện, máy cắt điện, dao cách ly, máy biến dòng điện, máy biến điện áp, chống
sét van, cuộn kháng, tụ điện, đường dây truyền tải điện mà nhờ có các thiết bị này
năng lượng điện được tạo ra, truyền tải và phân phối.
b. Thiết bị nhị thứ: là những thiết bị điện có điện áp hoạt động thấp (dưới 1000
V) như tủ điều khiển, tủ bảo vệ, tủ trung gian, hộp nối dây, rơle bảo vệ, thiết bị điều
khiển, thiết bị giám sát, các thiết bị đo đếm, thiết bị báo tín hiệu, thiết bị chỉ thị, các
loại rơle phụ trợ, áp tô mát, hệ thống cấp nguồn AC/DC, … được nối với nhau bằng
mạch nhị thứ dùng để điều khiển, bảo vệ và giám sát các thiết bị nhất thứ.
c. Mạch nhị thứ: là mạch điện có điện áp thấp dùng để nối các thiết bị nhị thứ
như mạch dòng điện, mạch điện áp, mạch tín hiệu, mạch điều khiển, mạch bảo vệ,
mạch đo lường, mạch giám sát… Điện áp làm việc của mạch nhị thứ không được lớn
hơn 500 V. Trường hợp mạch nhị thứ không liên lạc với mạch nhị thứ khác và thiết bị
của mạch đó bố trí riêng biệt thì điện áp làm việc được phép đến 1000 V.
d. Thiết bị rơle bảo vệ: là thiết bị có khả năng xử lý các tín hiệu đo lường (dòng
điện, điện áp, …) để thực hiện các chức năng bảo vệ và tự động. Bản thân thiết bị
rơle bảo vệ có thể kết hợp hoặc không cần kết hợp với các thiết bị rơle bảo vệ khác
thành một mạch bảo vệ. Rơle bảo vệ thường có các loại sau:
i. Rơle kỹ thuật số: là rơle sử dụng công nghệ kỹ thuật số (có bộ vi xử lý);
ii. Rơle điện cơ: là các rơle sử dụng công nghệ cảm ứng điện từ;
iii. Rơle tĩnh (rơle bán dẫn): là các rơle sử dụng công nghệ bán dẫn;
iv. Rơle bảo vệ công nghệ: là các rơle bảo vệ được Nhà sản xuất trang bị cùng
với thiết bị nhất thứ.
e. Rơle phụ trợ: là các rơle thực hiện một số các chức năng trung gian như: cắt,
báo tín hiệu, đặt độ trễ thời gian, chuyển mạch, khóa, giữ trạng thái; giám sát mạch
cắt, khởi động từ, … Tùy theo chức năng sử dụng, các yêu cầu về thời gian tác động
và mức độ chịu tải của các tiếp điểm khác nhau.
f. Thiết bị điều khiển kỹ thuật số: Là thiết bị sử dụng công nghệ kỹ thuật số (có
bộ vi xử lý) cho phép người vận hành thực hiện các thao tác điều khiển các thiết bị
4

trong trạm biến áp. Các thiết bị điều khiển kỹ thuật số bao gồm: Thiết bị điều khiển
mức ngăn (BCU - Bay Control Unit); Thiết bị điều chỉnh điện áp (F90); Thiết bị điều
khiển lựa chọn thời điểm đóng mở máy cắt; …
g. Thí nghiệm trong khi lắp đặt: là thí nghiệm để xác nhận việc thực hiện từng
giai đoạn các công việc thi công tại công trường bao gồm cả công việc sửa chữa, đại
tu đối với mỗi loại thiết bị (ví dụ rơle bảo vệ, thiết bị điều khiển, ...) hoặc từng loại
công việc (như việc lắp tủ điều khiển bảo vệ, đấu nối mạch nhị thứ, ...).
h. Thí nghiệm nghiệm thu: Là thí nghiệm bao gồm các hạng mục kiểm tra thực
hiện khi hoàn thành công việc kỹ thuật để xác nhận chất lượng hoàn thành tổng hợp
công trình trước khi bắt đầu vận hành.
i. Thí nghiệm định kỳ: là kiểm tra thực hiện bằng quan sát và đo để duy trì tính
năng hoạt động bình thường, phòng tránh sự cố trong khoảng thời gian quy định và
nhằm phát hiện, khắc phục những bất thường nhị thứ có khả năng dẫn đến từ chối
hoạt động của thiết bị
j. Nhà sản xuất: là đơn vị sản xuất thiết bị nêu trong hợp đồng mua sắm thiết bị.
k. Bản vẽ hoàn công: là bản vẽ được lập và xác nhận theo Điều 11 Thông tư
26/2016/TT-BXD ngày 26/10/2016 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội
dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng và các nội dung sửa đổi,
bổ sung, thay thế liên quan sau này.
l. Quy định hệ thống điện truyền tải: là quy định do Bộ Công Thương ban hành
theo Thông tư số 25/2016/TT-BCT ngày 30 /11/ 2016 và các sửa đổi, bổ sung, thay
thế liên quan sau này.
m. Quy định hệ thống điện phân phối: là quy định do Bộ Công Thương ban
hành theo Thông tư số 39/2015/TT-BCT ngày 18/11/2015 và các sửa đổi, bổ sung,
thay thế liên quan sau này.
n. Quy định yêu cầu kỹ thuật rơle bảo vệ: là các yêu cầu về cấu hình hệ thống
bảo vệ, quy cách kỹ thuật của rơle bảo vệ đường dây và trạm biến áp 500 kV, 220
kV, 110 kV nêu tại Quyết định số 2896/QĐ-EVN-KTLĐ-TĐ ngày 10/10/2003 và các
sửa đổi, bổ sung, thay thế liên quan sau này.
o. QCVN về Kiểm định trang thiết bị hệ thống điện: là quy chuẩn QCVN QTĐ-
5:2009/BCT do Bộ Công Thương ban hành theo Thông tư 40/2009-TT-BCT ngày
31/12/2009 và các sửa đổi, thay thế liên quan sau này.
2. Các chữ viết tắt
Trong Quy định này chữ viết tắt và thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
a. Ban QLDA: Ban Quản lý dự án trực thuộc EVNNPT.
5

b. EVN: Tập đoàn Điện lực Việt Nam.


c. EVNNPT: Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia.
d. IEC (International Electrotechnical Commission): Ủy ban Kỹ thuật điện Quốc tế.
e. IEEE (Institute of Electrical and Electronics Engineers): Viện các kỹ sư điện
và điện tử Hoa Kỳ.
f. PTC: Công ty Truyền tải điện.
g. QLVH: Quản lý vận hành.
h. QCVN: Quy chuẩn Quốc gia Việt Nam.
i. TCVN: Tiêu chuẩn Quốc gia Việt Nam.
j. TTĐ: Truyền tải điện khu vực.
Điều 3. Các tài liệu liên quan áp dụng
1. Luật Điện lực số 28/2004/QH11 ngày 03/12/2004.
2. Luật về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực số 24/2012/QH13.
3. Quy chuẩn Quốc gia về Kỹ thuật điện tập 5: QCVN QTĐ- 5: 2008-BCT.
4. Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về An toàn điện: QCVN 01:2020/BCT.
5. Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia QCVN 02: 2009/BXD.
6. Quy phạm Trang bị điện: 11 TCN-18-2006; 11 TCN-19-2006; 11 TCN-20-
2006; 11 TCN-21-2006.
7. Quy định Hệ thống điện truyền tải ban hành theo Thông tư số 25/2016/TT-
BCT ngày 30/11/2016, Thông tư số 30/2019/TT-BCT ngày 18/11/2019 của Bộ Công
Thương.
8. Quy trình an toàn điện trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam.
9. Bộ tiêu chuẩn IEC 60255.
10.Bộ tiêu chuẩn IEC 60947.
Điều 4. Các yêu cầu chung
1. Thí nghiệm nhị thứ phải sử dụng các thiết bị thí nghiệm phù hợp với độ chính
xác (sai số) không quá 1 % và được kiểm định theo đúng quy định hiện hành.
2. Các thí nghiệm nhị thứ đối với các hệ thống đang vận hành phải tuân thủ các
yêu cầu tại Quy trình an toàn điện trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam, đảm
bảo không có trường hợp thao tác nhầm hoặc ảnh hưởng tới các thiết bị khác đang
vận hành.
6

Chương II
CÁC QUY ĐỊNH VỀ KHỐI LƯỢNG VÀ TIÊU CHUẨN
THÍ NGHIỆM NHỊ THỨ

Điều 5. Kiểm tra bên ngoài


1. Đối tượng áp dụng
Tất cả các thiết bị và mạch nhị thứ.
2. Nội dung kiểm tra
Kiểm tra, quan sát bên ngoài các thiết bị và ghi nhận các dấu vết có khả năng
gây sự cố như: Vết bám bụi, vết cháy xém, vết phóng điện, vết biến dạng cơ học, vết
ô xi hóa, …
3. Đánh giá kết quả
a. Tất cả các dấu vết cần phải được ghi vào biên bản thí nghiệm.
b. Trường hợp các phát hiện bám bụi lâu ngày cần phải làm sạch thiết bị.
c. Trường hợp phát hiện các vết cháy xém, phóng điện, vết ô xi hóa, vết biến
dạng cơ học, cần đánh giá khả năng hư hỏng của thiết bị để thực hiện kiểm tra bên
trong.
Điều 6. Kiểm tra bên trong
1. Đối tượng áp dụng
Tất cả các thiết bị nhị thứ.
2. Nội dung kiểm tra
a. Kiểm tra bên trong chỉ thực hiện khi phát hiện các hư hỏng bên ngoài có khả
năng ảnh hưởng tới các linh kiện bên trong hoặc hoạt động bất thường, hư hỏng
không phát hiện các dấu vết bên ngoài để đánh giá tình trạng hư hỏng của thiết bị.
b. Kiểm tra bên trong được thực hiện theo hướng dẫn của nhà sản xuất để tránh
làm hư hỏng thiết bị trong quá trình tháo lắp.
c. Kiểm tra, quan sát bên trong thiết bị và ghi nhận các biến dạng, hư hỏng của
các linh kiện bên trong thiết bị.
3. Đánh giá kết quả
Tất cả các dấu vết có khả năng hư hỏng cần phải được ghi vào biên bản thí
nghiệm và có đánh giá khả năng hư hỏng.
Điều 7. Kiểm tra cách điện
1. Đối tượng áp dụng
7

Tất cả các thiết bị và mạch nhị thứ.


2. Nội dung kiểm tra
a. Kiểm tra cách điện đối với rơle được thực hiện đơn chiếc, trong điều kiện rơle
hoàn toàn cách ly khỏi vận hành.
b. Trong trường hợp đối rơle đã lắp đặt trong tủ điều khiển bảo vệ, không phát
hiện các vết hư hỏng bên ngoài hoặc rơle đang vận hành bình thường, nội dung kiểm
tra cách điện đối với rơle được thay thế bằng việc kiểm tra cách điện mạch nhị thứ.
c. Các mạch nhị thứ được kiểm tra phải được cách ly hoàn toàn về điện với các
mạch đang vận hành. Phải kiểm tra bằng cách sử dụng đồng hồ vạn năng kiểm tra
điện áp trước khi đo điện trở cách điện.
d. Kiểm tra cách điện sử dụng Mêgômét với điện áp 500 VDC và giá trị điện trở
cách điện đo được là giá trị ổn định đạt được sau ít nhất 5 giây sau khi áp dụng điện
áp đo lên thiết bị / mạch nhị thứ.
e. Kiểm tra cách điện giữa các đầu vào, đầu ra với nhau và với vỏ; giữa 2 tiếp
điểm đầu ra với nhau ở trạng thái mở. Đặc biệt lưu ý các đầu vào, đầu ra dành cho các
mạch: Mạch cắt, mạch truyền cắt, khởi động chức năng bảo vệ hư hỏng máy cắt
(50BF), tự động đóng lại (F79).
f. Kiểm tra cách điện giữa các mạch độc lập với nhau và giữa các mạch với đất.
g. Trường hợp mạch nhị thứ có nhiều phân đoạn (qua các khóa, tiếp điểm của
rơle trung gian) phải kiểm tra cách điện của từng phân đoạn hoặc chuyển các khóa,
rơle sang trạng thái đóng để kiểm tra tổng thể nhưng phải đảm bảo an toàn cho các
thiết bị đang vận hành.
h. Đối với công tác thí nghiệm định kỳ, việc kiểm tra cách điện được thực hiện
đối với các mạch quan trọng (mạch cắt, mạch truyền cắt, mạch khởi động chức năng
chống hư hỏng máy cắt, mạch khởi động chức năng tự động đóng lại, mạch đóng máy
cắt, mạch giám sát mạch cắt, mạch liên động khóa / vận hành chức năng bảo vệ).
Trong trường hợp phát hiện có bất thường đối với các mạch nhị thứ khác, các đơn vị
liên quan thống nhất nội dung kiểm tra.
3. Đánh giá kết quả
a. Điện trở cách điện đo được đối với rơle mới không thấp hơn 100 MΩ nếu
không có quy định của nhà sản xuất;
b. Đối với rơle đã vận hành: Điện trở cách điện đo được không thấp hơn 10 MΩ.
c. Giá trị điện trở cách điện của mạch nhị thứ đo được phải lớn hơn 2 MΩ.
8

Điều 8. Rơle bảo vệ kỹ thuật số


Các hạng mục tổng quát khi thí nghiệm các loại rơle bảo vệ kỹ thuật số được quy
định dưới đây. Đối với từng loại cụ thể, các yêu cầu đặc biệt cần được bổ sung theo
hướng dẫn của nhà sản xuất.
1. Kiểm tra hoạt động của chức năng hiển thị, điều khiển tại rơle
a. Nội dung kiểm tra
i. Thực hiện các thao tác điều khiển thông qua các nút chức năng tại rơle.
ii. Quan sát hiển thị trên màn hình tại thiết bị.
iii. Số lần thao tác: Tối thiểu 05 lần.
b. Đánh giá kết quả
i. Các nút chức năng hoạt động tốt theo hướng dẫn của nhà sản xuất, không có
hiện tượng không hoạt động hoặc hoạt động kém.
ii. Màn hình hiển thị đầy đủ các thông tin, không có hiện tượng bị đen, ố, biến
màu, …
2. Kiểm tra hoạt động của các đầu vào nhị phân, đầu vào dòng điện, điện áp
a. Nội dung kiểm tra:
i. Sử dụng thiết bị thí nghiệm mô phỏng các tín hiệu đưa vào các đầu vào nhị
phân và đầu vào dòng điện, điện áp.
ii. Kiểm tra các trị số giá trị dòng điện, điện áp, góc pha, tần số, … đo được trên
rơle (Màn hình hiển thị tại rơle, phần mềm đọc dữ liệu từ rơle).
iii. Kiểm tra các tín hiệu đầu vào nhị phân.
b. Đánh giá kết quả:
i. Giá trị dòng điện, điện áp, góc pha trên rơle sai lệch so với giá trị cấp từ thiết
bị thí nghiệm nằm trong phạm vi sai số cho phép theo đặc tính của thiết bị.
ii. Rơle ghi nhận và hiển thị các tín hiệu đầu vào nhị phân theo đúng ngưỡng quy
định của nhà sản xuất.
3. Kiểm tra hoạt động với điện áp nguồn nuôi biến đổi
a. Nội dung kiểm tra:
i. Khi rơle đã hoạt động ổn định, cấp dòng điện và điện áp từ thiết bị thí nghiệm
ở giá trị định mức và trên định mức của ngăn lộ đang tiến hành thí nghiệm.
ii. Tắt nguồn trong ít nhất 05 giây và sau đó cấp lại nguồn trong khi vẫn duy trì
các giá trị dòng điện, điện áp cấp cho rơle.
b. Đánh giá kết quả:
i. Rơle khởi động lại tốt theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
ii. Các chức năng đo lường, hiển thị bình thường.
9

iii. Rơle không chỉ thị hiện tượng bất thường liên quan đến vận hành và không có
tác động tới các đầu ra (trừ đầu ra báo tín hiệu mất nguồn và các tín hiệu báo mất
nguồn rơle).
4. Kiểm tra hoạt động của chức năng điều khiển (nếu có sử dụng)
a. Nội dung kiểm tra:
i. Kiểm tra cấu hình điều khiển của rơle.
ii. Thực hiện các thao tác điều khiển trên rơle.
b. Đánh giá kết quả:
Rơle phải thực hiện các lệnh điều khiển đảm bảo theo đúng cấu hình, không tác
động nhầm sang đầu ra khác không được cấu hình.
5. Kiểm tra hoạt động của chức năng bảo vệ
a. Nội dung kiểm tra:
i. Kiểm tra hoạt động của chức năng bảo vệ được thực hiện sau khi đã có phiếu
chỉnh định chính thức của rơle và rơle đã được cài đặt và cấu hình theo đúng phiếu
chỉnh định.
ii. Sử dụng thiết bị thí nghiệm cấp tín hiệu dòng điện, điện áp, tín hiệu trạng thái
để mô phỏng sự cố theo các ngưỡng chỉnh định của rơle.
iii. Mô phỏng tất cả các dạng ngắn mạch: một pha, hai pha, ba pha, pha-đất, pha-
pha. Với sự cố một pha cần mô phỏng đầy đủ cho từng pha A, B, C.
iv. Mô phỏng kiểm tra các trường hợp bất thường (mất nguồn nôi, mất kênh
truyền, chuyển nhóm chỉnh định, …) cần thực hiện khi rơle đang vận hành với giá trị
dòng tải định mức, dòng tải trên định mức và trên ngưỡng tác động tối thiểu của chức
năng bảo vệ.
v. Mô phỏng đồng thời nhiều chức năng bảo vệ có thời gian tác động tương
đương của các rơle bảo vệ để đánh giá tính tương hỗ đối với rơle bảo vệ đường dây.
vi. Đối với chức năng bảo vệ quá dòng có hướng: Kiểm tra hoạt động tại các giá
trị 0,8; 0,95; 1,05; 1,2 giá trị của các ngưỡng cài đặt trong các trường hợp hướng
thuận và hướng nghịch.
vii. Đối với chức năng bảo vệ quá dòng vô hướng: Kiểm tra hoạt động của rơle
tại các giá trị 0,8; 0,95; 1,05; 1,2 giá trị của các ngưỡng cài đặt.
viii. Đối với chức năng bảo vệ thuộc tính phụ thuộc: kiểm tra ít nhất 5 điểm trên
đường đặc tính tác động.
ix. Đối với chức năng bảo vệ so lệch máy biến áp, thanh dẫn, thanh cái.
- Phải đưa dòng vào từng phía để thử ngưỡng tác động.
10

- Phải đưa dòng vào đồng thời ít nhất 2 phía để thử các trường hợp: cân bằng; sự
cố ngoài vùng bảo vệ; tác động theo đặc tính có hãm.
- Mô phỏng các trường hợp mất kết nối (đối với rơle so lệch kiểu phân tán), các
chế độ vận hành khác nhau của thanh cái (đối với rơle so lệch thanh cái).
x. Đối với chức năng bảo vệ so lệch đường dây
- Phải thực hiện kiểm tra đo lường ở các đầu đường dây liên quan. Ưu tiên sử
dụng các thiết bị thí nghiệm có đồng bộ thời gian để thử tác động với dòng điện cấp
cho các đầu đường dây.
- Mô phỏng các trường hợp mất kênh truyền, lỗi kênh truyền.
xi. Đối với chức năng bảo vệ khoảng cách:
- Kiểm tra hoạt động của rơle tại các giá trị tổng trở như sau: 0,8; 0,95; 1,05;
1,2 giá trị của các ngưỡng cài đặt, ứng với các góc: 0 o, 30o, 60o, 90o ở góc phần tư thứ
I; -90o, -120o, -150o, -180o ở góc phần tư thứ III; 01 giá trị góc nằm trong giới hạn có
vùng tác động của góc phần tư thứ II và thứ IV của đồ thị R-X.
- Kiểm tra hoạt động của rơle tại ít nhất 5 điểm gần gốc toạ độ của đồ thị R-X
thuộc các vùng tác động và không tác động;
- Các giá trị khác nếu cần thiết để kiểm tra độ nhạy của vùng bảo vệ.
xii. Đối với các chức năng bảo vệ khác: kiểm tra hoạt động tại các giá trị 0,8;
0,95; 1,05; 1,2 giá trị của các ngưỡng cài đặt; kiểm tra theo logic chức năng của nhà
sản xuất rơle.
xiii.Đối với rơle cài đặt nhiều nhóm bảo vệ: Thực hiện chuyển nhóm bảo vệ
trong khi vẫn duy trì dòng điện cấp bình thường.
xiv.Kiểm tra mô phỏng hoạt động của các chức năng bảo vệ khi có tín hiệu khoá
bảo vệ được kích hoạt.
xv. Kiểm tra mô phỏng hoạt động của các chức năng bảo vệ khi sự cố tiến triển
từ vùng ngưỡng tác động cao vào vùng ngưỡng tác động thấp và ngược lại.
xvi.Thực hiện mô phỏng các chức năng giám sát mạch điện áp và dòng điện của
rơle theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
xvii. Thực hiện các mô phỏng các dạng sự cố khác theo yêu cầu của các đơn vị
liên quan nếu cần để đánh giá hoạt động của rơle bảo vệ.
xviii. Thực hiện kiểm tra các hạng mục sau:
- Kiểm tra hoạt động của rơle theo đúng cấu hình logic cài đặt liên quan tới các
chức năng được gán cho các nút chức năng trên rơle, các đầu vào của rơle.
- Kiểm tra các tín hiệu khởi động, tác động của rơle.
- Kiểm tra các tín hiệu cảnh báo tại rơle.
11

- Kiểm tra thời gian tác động của rơle.


- Kiểm tra bản ghi sự kiện, sự cố được lưu trong rơle: tại màn hình hiển thị của
rơle/ thông qua phần mềm kết nối vào rơle.
b. Đánh giá kết quả:
i. Rơle được cài đặt theo đúng phiếu chỉnh định.
ii. Các nút chức năng, đầu vào được cấu hình hoạt động đúng theo cấu hình.
iii. Rơle tác động theo đúng ngưỡng của phiếu chỉnh định và chỉ tác động đến các
đầu ra theo đúng cài đặt logic trong rơle. Rơle không tác động khi có sự cố ngoài
vùng bảo vệ.
iv. Chức năng bảo vệ so lệch thanh cái ghi nhận các chế độ vận hành của thanh
cái theo đúng cấu hình.
v. Chức năng bảo vệ so lệch đường dây không tác động khi mất kênh truyền và
không có sự cố.
vi. Rơle không được tác động khi chuyển nhóm chỉnh định.
vii. Các chức năng bảo vệ của rơle không được hoạt động khi tín hiệu khoá bảo
vệ được kích hoạt.
viii.Thời gian tác động của rơle theo đúng yêu cầu của phiếu chỉnh định với sai
số theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.
ix. Các bản ghi sự kiện, sự cố hiển thị theo đúng trình tự xảy ra sự kiện và gắn
nhãn thời gian theo thời gian của rơle.
x. Bản ghi sự cố của rơle có độ dài ghi nhận được diễn biến sự cố và đầy đủ tín
hiệu tối thiểu theo quy định.
6. Kiểm tra chức năng tự chẩn đoán
a. Nội dung kiểm tra:
Kiểm tra chức năng tự chẩn đoán được thực hiện theo hướng dẫn của nhà sản
xuất. Một số nội dung chính được áp dụng như sau:
i. Kiểm tra các cảnh báo xuất hiện trên rơle (đèn LED, tín hiệu trên màn hình,
…).
ii. Kiểm tra các bản ghi trong chức năng tự chẩn đoán của thiết bị.
iii. Chạy chức năng tự chẩn đoán của thiết bị và kiểm tra kết quả thu được.
b. Đánh giá kết quả:
Các cảnh báo, kết quả kiểm tra được đánh giá theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
12

Điều 9. Rơle bảo vệ bán dẫn


Các hạng mục tổng quát khi thí nghiệm các loại rơle bảo vệ bán dẫn được quy
định dưới đây. Đối với từng loại cụ thể, các yêu cầu đặc biệt cần được bổ sung theo
hướng dẫn của nhà sản xuất.
1. Kiểm tra hoạt động của chức năng hiển thị, điều khiển tại rơle
a. Nội dung kiểm tra:
i. Thực hiện các thao tác điều khiển thông qua các nút chức năng tại rơle.
ii. Quan sát hiển thị trên màn hình tại thiết bị (nếu có).
iii. Số lần thao tác: Tối thiểu 05 lần.
b. Đánh giá kết quả:
i. Các nút chức năng hoạt động tốt theo hướng dẫn của nhà sản xuất, không có
hiện tượng không hoạt động hoặc hoạt động kém.
ii. Màn hình hiển thị đầy đủ các thông tin, không có hiện tượng bị đen, ố, biến
màu, …
2. Kiểm tra hoạt động với điện áp nguồn nuôi biến đổi
a. Nội dung kiểm tra:
i. Khi rơle đã hoạt động ổn định, cấp dòng điện và điện áp từ thiết bị thí nghiệm
ở giá trị định mức và trên định mức của ngăn lộ đang tiến hành thí nghiệm.
ii. Tắt nguồn trong ít nhất 05 giây và sau đó cấp lại nguồn trong khi vẫn duy trì
các giá trị dòng điện, điện áp cấp cho rơle.
b. Đánh giá kết quả:
i. Rơle khởi động lại tốt theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
ii. Các chức năng đo lường, hiển thị bình thường (nếu có).
iii. Rơle không chỉ thị hiện tượng bất thường liên quan đến vận hành và không có
tác động tới các đầu ra (trừ đầu ra báo tín hiệu mất nguồn và các tín hiệu báo mất
nguồn rơle).
3. Kiểm tra hoạt động của chức năng bảo vệ
a. Nội dung kiểm tra:
i. Kiểm tra hoạt động của chức năng bảo vệ được thực hiện sau khi đã có phiếu
chỉnh định chính thức của rơle và rơle đã được cài đặt và cấu hình theo đúng phiếu
chỉnh định.
ii. Sử dụng thiết bị thí nghiệm cấp tín hiệu dòng điện, điện áp, tín hiệu trạng thái
để mô phỏng sự cố theo các ngưỡng chỉnh định của rơle.
iii. Mô phỏng tất cả các dạng ngắn mạch: một pha, hai pha, ba pha, pha-đất, pha-
pha. Với sự cố một pha cần mô phỏng đầy đủ cho từng pha A, B, C.
13

iv. Mô phỏng kiểm tra các trường hợp bất thường (mất nguồn nôi, mất kênh
truyền, chuyển nhóm chỉnh định, …) cần thực hiện khi rơle đang vận hành với giá trị
dòng tải định mức, dòng tải trên định mức và trên ngưỡng tác động tối thiểu của chức
năng bảo vệ.
v. Mô phỏng đồng thời nhiều chức năng có thời gian tác động tương đương của
các rơle bảo vệ để đánh giá tính tương hỗ đối với rơle bảo vệ đường dây.
vi. Đối với chức năng bảo vệ quá dòng có hướng: Kiểm tra hoạt động tại các giá
trị 0,8; 0,95; 1,05; 1,2 giá trị của các ngưỡng cài đặt trong các trường hợp hướng
thuận và hướng nghịch.
vii. Đối với chức năng bảo vệ quá dòng vô hướng: Kiểm tra hoạt động của rơle
tại các giá trị 0,8; 0,95; 1,05; 1,2 giá trị của các ngưỡng cài đặt.
viii. Đối với chức năng bảo vệ thuộc tính phụ thuộc: kiểm tra ít nhất 5 điểm trên
đường đặc tính tác động.
ix. Đối với chức năng bảo vệ so lệch máy biến áp, thanh dẫn, thanh cái
- Phải đưa dòng vào từng phía để thử ngưỡng tác động.
- Phải đưa dòng vào đồng thời ít nhất 2 phía để thử các trường hợp: cân bằng; sự
cố ngoài vùng bảo vệ; tác động theo đặc tính có hãm.
- Mô phỏng các trường hợp mất kết nối (đối với rơle so lệch kiểu phân tán), các
chế độ vận hành khác nhau của thanh cái (đối với rơle so lệch thanh cái).
x. Đối với chức năng bảo vệ so lệch đường dây
- Phải thực hiện kiểm tra đo lường ở các đầu đường dây. Ưu tiên sử dụng các
thiết bị thí nghiệm có đồng bộ thời gian để thử tác động với dòng điện cấp cho các
đầu đường dây.
- Mô phỏng các trường hợp mất kênh truyền, lỗi kênh truyền.
xi. Đối với chức năng bảo vệ khoảng cách:
- Kiểm tra hoạt động của rơle tại các giá trị tổng trở như sau: 0,8; 0,95; 1,05;
1,2 giá trị của các ngưỡng cài đặt, ứng với các góc: 0 o, 30o, 60o, 90o ở góc phần tư thứ
I; -90o, -120o, -150o, -180o ở góc phần tư thứ III; 01 giá trị góc nằm trong giới hạn có
vùng tác động của góc phần tư thứ II và thứ IV của đồ thị R-X.
- Kiểm tra hoạt động của rơle tại ít nhất 5 điểm gần gốc toạ độ của đồ thị R-X
thuộc các vùng tác động và không tác động;
- Các giá trị khác nếu cần thiết để kiểm tra độ nhạy của vùng bảo vệ.
xii. Đối với các chức năng bảo vệ khác: kiểm tra hoạt động tại các giá trị 0,8;
0,95; 1,05; 1,2 giá trị của các ngưỡng cài đặt; kiểm tra theo logic chức năng của nhà
sản xuất rơle.
14

xiii. Đối với rơle cài đặt nhiều nhóm bảo vệ: Thực hiện chuyển nhóm bảo vệ
trong khi vẫn duy trì dòng điện cấp bình thường.
xiv.Kiểm tra mô phỏng hoạt động của các chức năng bảo vệ khi có tín hiệu khoá
bảo vệ được kích hoạt.
xv. Kiểm tra mô phỏng hoạt động của các chức năng bảo vệ khi sự cố tiến triển
từ vùng ngưỡng tác động cao vào vùng ngưỡng tác động thấp và ngược lại.
xvi.Thực hiện mô phỏng các chức năng giám sát mạch điện áp và dòng điện của
rơle theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
xvii. Thực hiện các mô phỏng các dạng sự cố khác theo yêu cầu của các đơn vị
liên quan nếu cần để đánh giá hoạt động của rơle bảo vệ.
xviii. Thực hiện kiểm tra các hạng mục sau:
- Kiểm tra hoạt động của rơle theo đúng cấu hình logic cài đặt liên quan tới các
chức năng được gán cho các nút chức năng trên rơle, các đầu vào của rơle.
- Kiểm tra các tín hiệu khởi động, tác động của rơle.
- Kiểm tra các tín hiệu cảnh báo tại rơle.
- Kiểm tra thời gian tác động của rơle.
b. Đánh giá kết quả:
i. Rơle được cài đặt và tác động theo đúng phiếu chỉnh định.
ii. Các nút chức năng, đầu vào được cấu hình hoạt động đúng theo cấu hình.
iii. Rơle tác động theo đúng ngưỡng của phiếu chỉnh định và chỉ tác động đến các
đầu ra theo đúng cài đặt logic trong rơle.
iv. Chức năng bảo vệ so lệch thanh cái ghi nhận các chế độ vận hành của thanh
cái theo đúng cấu hình.
v. Chức năng bảo vệ so lệch đường dây không tác động khi mất kênh truyền và
không có sự cố.
vi. Rơle không được tác động khi chuyển nhóm chỉnh định (nếu có).
vii. Các chức năng bảo vệ của rơle không được hoạt động khi tín hiệu khoá bảo
vệ được kích hoạt.
viii. Thời gian tác động của rơle theo đúng yêu cầu của phiếu chỉnh định với sai
số theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.
ix. Bản ghi sự cố của rơle (nếu có) có độ dài ghi nhận được diễn biến sự cố và
đầy đủ tín hiệu tối thiểu theo quy định.
15

Điều 10: Rơle bảo vệ điện cơ


Các hạng mục tổng quát khi thí nghiệm các loại rơle bảo vệ điện cơ được quy
định dưới đây. Đối với từng loại cụ thể, các yêu cầu đặc biệt cần được bổ sung theo
hướng dẫn của nhà sản xuất.
1. Nội dung kiểm tra:
a. Kiểm tra hoạt động của chức năng bảo vệ được thực hiện sau khi đã có phiếu
chỉnh định chính thức của rơle và rơle đã được cài đặt và cấu hình theo đúng phiếu
chỉnh định.
b. Sử dụng thiết bị thí nghiệm cấp tín hiệu dòng điện, điện áp, tín hiệu trạng thái
để mô phỏng sự cố theo các ngưỡng chỉnh định của rơle.
c. Mô phỏng tất cả các dạng ngắn mạch: pha-đất, pha-pha, pha-pha-đất, ba pha.
d. Đối với chức năng bảo vệ quá dòng có hướng: Kiểm tra hoạt động tại các giá
trị 0,8; 0,95; 1,05; 1,2 giá trị của các ngưỡng cài đặt trong các trường hợp hướng
thuận và hướng nghịch.
e. Đối với chức năng bảo vệ quá dòng vô hướng: Kiểm tra hoạt động của rơle tại
các giá trị 0,8; 0,95; 1,05; 1,2 giá trị của các ngưỡng cài đặt.
f. Đối với chức năng bảo vệ thuộc tính phụ thuộc: kiểm tra ít nhất 5 điểm trên
đường đặc tính tác động.
g. Đối với chức năng bảo vệ so lệch máy biến áp, thanh dẫn, thanh cái
- Phải đưa dòng vào từng phía để thử ngưỡng tác động.
- Phải đưa dòng vào đồng thời ít nhất 2 phía để thử các trường hợp: cân bằng; sự
cố ngoài vùng bảo vệ; tác động theo đặc tính có hãm.
h. Đối với chức năng bảo vệ so lệch đường dây
- Phải thực hiện kiểm tra đo lường ở cả 2 đầu đường dây. Ưu tiên sử dụng các
thiết bị thí nghiệm có đồng bộ thời gian để thử tác động với dòng điện cấp cho 2 đầu
đường dây.
- Mô phỏng các trường hợp mất kênh truyền, lỗi kênh truyền.
i. Đối với chức năng bảo vệ khoảng cách:
- Kiểm tra hoạt động của rơle tại các giá trị tổng trở như sau: 0,8; 0,95; 1,05;
1,2 giá trị của các ngưỡng cài đặt, ứng với các góc: 0 o, 30o, 60o, 90o ở góc phần tư thứ
I; -90o, -120o, -150o, -180o ở góc phần tư thứ III; 01 giá trị góc nằm trong giới hạn có
vùng tác động của góc phần tư thứ II và thứ IV của đồ thị R-X.
- Kiểm tra hoạt động của rơle tại ít nhất 5 điểm gần gốc toạ độ của đồ thị R-X
thuộc các vùng tác động và không tác động;
- Các giá trị khác nếu cần thiết để kiểm tra độ nhạy của vùng bảo vệ.
16

j. Đối với các chức năng bảo vệ khác: kiểm tra hoạt động tại các giá trị 0,8;
0,95; 1,05; 1,2 giá trị của các ngưỡng cài đặt
k. Kiểm tra mô phỏng hoạt động của các chức năng bảo vệ khi sự cố tiến triển từ
vùng ngưỡng tác động cao vào vùng ngưỡng tác động thấp và ngược lại.
l. Thực hiện các mô phỏng sự cố khác theo yêu cầu của đơn vị quản lý vận
hành.
m. Thực hiện kiểm tra các hạng mục sau:
- Kiểm tra hoạt động của rơle theo đúng cấu hình logic cài đặt liên quan tới các
chức năng được gán cho các nút chức năng trên rơle, các đầu vào của rơle.
- Kiểm tra các tín hiệu khởi động, tác động của rơle.
- Kiểm tra các tín hiệu cảnh báo tại rơle.
- Đo thời gian tác động của rơle.
2. Đánh giá kết quả:
a. Rơle được cài đặt theo đúng phiếu chỉnh định.
b. Rơle tác động theo đúng ngưỡng của phiếu chỉnh định và chỉ tác động đến các
đầu ra theo đúng cài đặt logic trong rơle.
c. Các chức năng bảo vệ của rơle không được hoạt động khi tín hiệu khoá bảo
vệ được kích hoạt.
Điều 11. Thiết bị điều khiển điện tử
Các hạng mục tổng quát khi thí nghiệm các loại thiết bị điều khiển điện tử được
quy định dưới đây. Đối với từng loại cụ thể, các yêu cầu đặc biệt cần được bổ sung
theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
1. Kiểm tra hoạt động của chức năng hiển thị, điều khiển tại thiết bị
a. Nội dung kiểm tra:
i. Thực hiện các thao tác điều khiển thông qua các nút chức năng tại thiết bị.
ii. Quan sát hiển thị trên màn hình tại thiết bị.
iii. Số lần thao tác: tối thiểu 05 lần.
b. Đánh giá kết quả:
i. Các nút chức năng hoạt động tốt theo hướng dẫn của nhà sản xuất, không có
hiện tượng không hoạt động hoặc hoạt động kém.
ii. Màn hình hiển thị đầy đủ các thông tin, không có hiện tượng bị đen, ố, biến
màu, …
2. Kiểm tra hoạt động với điện áp nguồn nuôi biến đổi
a. Nội dung kiểm tra:
17

Khi thiết bị đã hoạt động ổn định, tắt nguồn trong ít nhất 05 giây và sau đó cấp
lại nguồn.
b. Đánh giá kết quả:
i. Thiết bị khởi động lại tốt theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
ii. Các chức năng đo lường, hiển thị bình thường.
iii. Thiết bị không chỉ thị hiện tượng bất thường liên quan đến vận hành và không
có tác động tới các đầu ra.
3. Kiểm tra hoạt động của các đầu vào
a. Nội dung kiểm tra:
i. Sử dụng thiết bị thí nghiệm mô phỏng các tín hiệu đầu vào các đầu vào nhị
phân và đầu vào dòng điện, điện áp.
ii. Kiểm tra các trị số đo lường trên thiết bị (Màn hình hiển thị tại thiết bị, phần
mềm đọc dữ liệu từ thiết bị).
iii. Kiểm tra các tín hiệu đầu vào nhị phân.
b. Đánh giá kết quả:
i. Kết quả dòng điện, điện áp, góc pha trên thiết bị sai lệch so với tín hiệu bơm
từ bộ thử trong phạm vi sai số cho phép theo đặc tính của thiết bị.
ii. Thiết bị ghi nhận và hiển thị các tín hiệu đầu vào nhị phân heo đúng ngưỡng
quy định của nhà sản xuất.
4. Kiểm tra hoạt động của chức năng điều khiển
a. Nội dung kiểm tra:
i. Kiểm tra cấu hình điều khiển của thiết bị điều khiển.
ii. Thực hiện các thao tác điều khiển trên thiết bị.
b. Đánh giá kết quả:
Thiết bị điều khiển phải thực hiện các lệnh điều khiển đảm bảo theo đúng cấu
hình, không tác động nhầm sang đầu ra khác không được cấu hình.
5. Kiểm tra chức năng tự chẩn đoán
a. Phương pháp thực hiện
Kiểm tra chức năng tự chẩn đoán được thực hiện theo hướng dẫn của nhà sản
xuất. Một số nội dung chính được áp dụng như sau:
i. Kiểm tra các cảnh báo xuất hiện trên rơle (đèn LED, tín hiệu trên màn hình,
…).
ii. Kiểm tra các bản ghi trong chức năng tự chẩn đoán của thiết bị .
iii. Chạy chức năng tự chẩn đoán của thiết bị và kiểm tra kết quả thu được.
18

b. Đánh giá kết quả


Các cảnh báo, kết quả kiểm tra được đánh giá theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Điều 12. Các thiết bị giám sát
1. Nội dung kiểm tra:
i. Kiểm tra hoạt động theo nguyên lý hoạt động của thiết bị.
ii. Kiểm tra các tín hiệu ghi nhận từ thiết bị giảm sát
iii. Các nội dung khác kiểm tra được thực hiện theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
2. Đánh giá kết quả:
Thực hiện theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Ghi chú:
Trường hợp nhà sản xuất không quy định, các thiết bị riêng rẽ trong hệ thống bảo vệ
công nghệ sẽ được thực hiện theo các nội dung từ Điều 5 đến Điều 15 của Quy định này.
Điều 13. Các thiết bị đo lường đa chức năng
Các hạng mục tổng quát khi thí nghiệm các loại thiết bị đo lường đa chức năng
được quy định dưới đây. Đối với từng loại cụ thể, các yêu cầu đặc biệt cần được bổ
sung theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
1. Nội dung kiểm tra:
i. Thao tác điều khiển trên thiết bị và kiểm tra hiển thị thông số của thiết bị.
ii. Sử dụng thiết bị thí nghiệm cấp các tín hiệu đo lường phù hợp vào thiết bị.
2. Đánh giá kết quả
i. Các thao tác điều khiển thực hiện tốt.
ii. Màn hình hiển thị không xuất hiện các vết đen, mờ.
iii. Các thông số đo lường hiển thị đầy đủ.
iv. Các giá trị đo lường sai khác so với tín hiệu từ thiết bị trong phạm vi sai số
cho phép theo đặc tính của thiết bị.
Điều 14. Các loại rơle phụ trợ
Các hạng mục tổng quát khi thí nghiệm các loại rơle phụ trợ thiết bị được quy
định dưới đây. Đối với từng loại cụ thể, các yêu cầu đặc biệt cần được bổ sung theo
hướng dẫn của nhà sản xuất.
1. Nội dung kiểm tra
i. Áp dụng điện áp điều khiển vào thiết bị theo sơ đồ hoạt động của thiết bị, xác
định ngưỡng tác động, ngưỡng trở về.
ii. Kiểm tra tiếp xúc của các tiếp điểm ở trạng thái đóng bằng đồng hồ vạn năng.
19

iii. Đối với rơle thời gian, rơle cắt nhanh: Bổ sung hạng mục đo thời gian tác
động.
2. Đánh giá kết quả::
i. Các thiết bị tác động theo đúng ngưỡng tác động như đặc tính do nhà sản xuất
quy định.
ii. Giá trị điện trở tiếp xúc của các tiếp điểm ở trạng thái đóng:
- Tiếp điểm có dòng định mức thấp hơn hoặc 200 mA: không quá 1 Ω.
- Tiếp điểm có dòng định mức cao hơn 200 mA: không quá 50 Ω.
iii. Đối với rơle thời gian, rơle cắt nhanh: Thời gian tác động theo đúng đặc tính
kỹ thuật của thiết bị.
Điều 15: Áp tô mát
Các hạng mục tổng quát khi thí nghiệm các loại áp tô mát được quy định dưới
đây. Đối với từng loại cụ thể, các yêu cầu đặc biệt cần được bổ sung theo hướng dẫn
của nhà sản xuất.
1. Nội dung kiểm tra
i. Áp dụng dòng điện vào mạch chính trên ngưỡng tác động, đo thời gian tác
động và so sánh thời gian tác động theo đường cong đặc tính của thiết bị.
ii. Kiểm tra điện trở tiếp xúc của tiếp điểm phụ ở trạng thái đóng bằng đồng hồ
vạn năng.
iii. Kiểm tra điện trở tiếp xúc tiếp điểm chính bằng dòng định mức.
2. Đánh giá kết quả:
i. Các thiết bị tác động theo đúng ngưỡng tác động như đặc tính do nhà sản xuất
quy định.
ii. Điện trở tiếp xúc của tiếp điểm phụ ở trạng thái đóng: không quá 1 Ω.
iii. Điện trở tiếp xúc của tiếp điểm chính: So sánh với đặc tính của nhà sản xuất
và đánh giá theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Điều 16: Mạch nhị thứ
1. Nội dung kiểm tra:
Rà soát đấu nối mạch nhị thứ theo đúng bản vẽ thiết kế được duyệt hoặc bản vẽ
hoàn công.
2. Đánh giá kết quả:
i. Các mạch thay đổi so với bản vẽ thiết kế được duyệt hoặc bản vẽ hoàn công
cần phải được kiểm tra, điều chỉnh lại.
20

ii. Trường hợp phát hiện các mạch có khả năng hoạt động sai so với nguyên lý điều
khiển và bảo vệ, đơn vị thí nghiệm phải báo đơn vị quản lý vận hành để thực hiện điều
chỉnh.
Điều 17: Kiểm tra tổng thể hệ thống điều khiển bảo vệ
1. Nội dung kiểm tra:
i. Kiểm tra kết nối từ hệ thống điều khiển bảo vệ tới các thiết bị.
ii. Kiểm tra các cảnh báo tại hệ thống máy tính.
iii. Kiểm tra các tín hiệu xuất hiện trên hệ thống điều khiển bảo vệ theo các mức:
tại các thiết bị bảo vệ, tại tủ điều khiển bảo vệ, tại hệ thống điều khiển tích hợp (nếu
có) theo các tín hiệu thử nghiệm tại thiết bị.
iv. Thực hiện các lệnh điều khiển từ các thiết bị điều khiển theo các cấp: tại chỗ,
tại thiết bị điều khiển ngăn lộ, tại hệ thống điều khiển tích hợp (nếu có). Ghi nhận quá
trình tác động trong tổng sơ đồ theo đúng thiết kế.
v. Thực hiện thử nghiệm bảo vệ và đo tổng thời gian tác động.
vi. Kiểm tra đồng bộ thời gian trên toàn hệ thống.
vii. Kiểm tra mang tải hệ thống điều khiển bảo vệ sau khi thí nghiệm.
2. Đánh giá kết quả:
i. Các thiết bị kết nối tốt đến hệ thống điều khiển bảo vệ.
ii. Các cảnh báo tại hệ thống máy tính không xuất hiện các cảnh báo hư hỏng thiết
bị.
iii. Các lệnh điều khiển được thực hiện, các mạch tác động đúng trình tự theo
thiết kế.
iv. Các tín hiệu cảnh báo xuất hiện gắn nhãn thời gian theo đúng thời gian trên
thiết bị ghi nhận cảnh báo.
v. Các thông tin đo lường, sự cố theo đúng giá trị ghi nhận tại các thiết bị.
vi. Tổng thời gian cắt không được vượt quá thời gian giải trừ sự cố quy định
trong Quy định hệ thống điện truyền tải và Quy định hệ thống điện phân phối.
vii. Sau khi mang tải, các thiết bị ghi nhận các thông số vận hành bình thường
theo đúng sơ đồ kết lưới về giá trị, góc pha. Ghi nhận tất cả các bất thường.
Ghi chú:
Các nội dung kiểm tra của hệ thống điều khiển bảo vệ có thể phối hợp với việc
kiểm tra khác.
Điều 18. Các hệ thống bảo vệ công nghệ
1. Nội dung kiểm tra:
i. Kiểm tra hoạt động theo nguyên lý hoạt động của thiết bị.
21

ii. Kiểm tra cách điện đối với các mạch mang điện
iii. Kiểm tra cách điện đối với các tiếp điểm báo tín hiệu.
iv. Các nội dung khác kiểm tra được thực hiện theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
2. Đánh giá kết quả:
Thực hiện theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
3. Trường hợp nhà sản xuất không quy định, các thiết bị riêng rẽ trong hệ thống
bảo vệ công nghệ sẽ được thực hiện theo các nội dung từ Điều 5 đến Điều 15 của Quy
định này.
Điều 19. Hệ thống cấp nguồn AC/DC
1. Nội dung kiểm tra
i. Kiểm tra điện áp nguồn AC.
ii. Kiểm tra điện áp DC đầu ra của bộ biến đổi AC/DC trong các chế độ nạp.
iii. Kiểm tra dòng đầu ra bộ biến đổi AC/DC trong các chế độ nạp.
iv. Kiểm tra hoạt động của các thiết bị đo lường, bảo vệ của hệ thống AC/DC.
v. Kiểm tra điện áp, nội trở của các bình ắc quy.
vi. Các nội dung khác thực hiện theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
2. Đánh giá kết quả
i. Điện áp AC nằm trong dải hoạt động cho phép.
ii. Điện áp DC đầu ra không vượt ngoài khoảng giá trị cho phép của nhà sản
xuất. Trường hợp nhà sản xuất không quy định, điện áp này không được ngoài giới
hạn ± 5 % giá trị định mức.
iii. Điện áp và nội trở của các bình ắc quy đánh giá theo hướng dẫn của nhà sản
xuất.
iv. Các nội dung khác đánh giá theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
3. Trường hợp nhà sản xuất không quy định, các thiết bị riêng rẽ trong hệ thống cấp
nguồn AC/DC sẽ được thực hiện theo các nội dung từ Điều 5 đến Điều 15 của Quy định
này.
Điều 20. Các chương trình thí nghiệm và thời hạn thí nghiệm
1. Các chương trình thí nghiệm
i. Thí nghiệm nghiệm thu: Được thực hiện trước khi đưa thiết bị được sửa chữa
hoặc lắp mới vào vận hành. Thời điểm thí nghiệm nghiệm thu không được quá 1 năm
kể từ lúc đóng điện đưa vào vận hành.
ii. Thí nghiệm định kỳ: Được thực hiện trong quá trình vận hành nhằm đánh giá
khả năng vận hành của thiết bị.
22

iii.Thí nghiệm bất thường: Được thực hiện khi có thay đổi cấu trúc logic của
rơle, thiết bị điều khiển; cập nhật firmware của rơle, thiết bị điều khiển; thiết bị hoạt
động không bình thường hoặc có dấu hiệu bất thường mà không đưa ra các tín hiệu
cảnh báo; phát hiện các khiếm khuyết trong kiểm tra vận hành có nguy cơ ảnh hưởng
tới khả năng vận hành của thiết bị.
2. Thời hạn thí nghiệm
a. Thí nghiệm nghiệm thu
Thí nghiệm nghiệm thu phải được thực hiện trước khi đưa thiết bị được sửa chữa
hoặc lắp mới vào vận hành.
b. Thí nghiệm định kỳ
i. Thí nghiệm định kỳ lần đầu: 1 năm sau lắp đặt hoặc trước khi hết hạn bảo
hành.
ii. Thí nghiệm định kỳ lần các lần tiếp theo: Thực hiện theo hướng dẫn của nhà
sản xuất. Trong trường hợp nhà sản xuất không nêu chu kỳ cụ thể, việc thí nghiệm
định kỳ được thực hiện với chu kỳ 06 năm.
c. Thí nghiệm bất thường
i. Được thực hiện khi có hiện tượng hoạt động bất thường hoặc các hư hại có
nguy cơ ảnh hưởng tới hoạt động của thiết bị.
ii. Các nội dung thí nghiệm do đơn vị quản lý vận hành yêu cầu.
3. Thời hạn gửi biên bản thí nghiệm, bản vẽ hoàn công:
a. Thí nghiệm nghiệm thu:
i. Biên bản thí nghiệm (trừ biên bản kiểm tra mang tải) phải được hoàn thành và
gửi đến hội đồng nghiệm thu trước khi tiến hành họp nghiệm thu chuẩn bị đưa thiết bị
vào vận hành.
ii. Biên bản kiểm tra mang tải phải được gửi đến đơn vị quản lý vận hành thiết bị
chậm nhất sau 15 ngày kể từ thời điểm đóng điện đưa thiết bị vào vận hành.
iii. Bản vẽ hoàn công phải được gửi đến đơn vị quản lý vận hành chậm nhất sau
15 ngày kể từ thời điểm đóng điện đưa thiết bị vào vận hành.
b. Thí nghiệm định kỳ
Biên bản thí nghiệm định kỳ phải được gửi đến đơn vị quản lý vận hành thiết bị
chậm nhất sau 15 ngày kể từ thời điểm thí nghiệm.
c. Thí nghiệm bất thường:
Biên bản thí nghiệm bất thường phải được gửi đến đơn vị quản lý vận hành thiết
bị chậm nhất sau 05 ngày kể từ thời điểm thí nghiệm.
23

Chương III
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 21. Tổ chức thực hiện


1. Các Ban chức năng, nghiệp vụ của EVNNPT, các đơn vị trực thuộc EVNNPT
và các tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm thi hành Quy định này.
2. Các Đơn vị áp dụng trực tiếp Quy định này và được ban hành Quy chế quản lý
nội bộ, hướng dẫn … để quy định những nội dung đặc thù của Đơn vị chưa được quy
định tại Quy định này. Quy chế quản lý nội bộ, hướng dẫn … của Đơn vị không được
trái quy định pháp luật, quy định của EVN, quy định của EVNNPT và quy định tại
Quy định này.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc hoặc phát hiện thiếu sót,
các đơn vị, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm phản ánh bằng văn bản về EVNNPT để
xem xét bổ sung, sửa đổi cho phù hợp.
Điều 22. Hiệu lực thi hành
Quy định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký ban hành.

TM. HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN


CHỦ TỊCH

Nguyễn Tuấn Tùng


24

MỤC LỤC
I. CƠ SỞ PHÁP LÝ.........................................................................................................................1
II. MỤC ĐÍCH...................................................................................................................................2
III. NỘI DUNG...................................................................................................................................2
Chương I CÁC QUY ĐỊNH CHUNG.................................................................................................2
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng.......................................................................2
Điều 2. Định nghĩa và các chữ viết tắt..........................................................................................3
Điều 3. Các tài liệu liên quan áp dụng...........................................................................................5
Điều 4. Các yêu cầu chung..............................................................................................................5
Điều 5. Kiểm tra bên ngoài.............................................................................................................6
Điều 6. Kiểm tra bên trong.............................................................................................................6
Điều 7. Kiểm tra cách điện.............................................................................................................6
Điều 8. Rơle bảo vệ kỹ thuật số......................................................................................................8
Điều 9. Rơle bảo vệ bán dẫn.........................................................................................................12
Điều 10: Rơle bảo vệ điện cơ........................................................................................................15
Điều 11. Thiết bị điều khiển điện tử.............................................................................................16
Điều 12. Các thiết bị giám sát.......................................................................................................18
Điều 13. Các thiết bị đo lường đa chức năng..............................................................................18
Điều 14. Các loại rơle phụ trợ......................................................................................................18
Điều 15: Áp tô mát........................................................................................................................19
Điều 16: Mạch nhị thứ..................................................................................................................19
Điều 17: Kiểm tra tổng thể hệ thống điều khiển bảo vệ............................................................20
Điều 18. Các hệ thống bảo vệ công nghệ.....................................................................................20
Điều 19. Hệ thống cấp nguồn AC/DC..........................................................................................21
Điều 20. Các chương trình thí nghiệm và thời hạn thí nghiệm.................................................21
Điều 21. Tổ chức thực hiện...........................................................................................................23
Điều 22. Hiệu lực thi hành............................................................................................................23

You might also like