Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Tên: Nguyễn Thị Hồng Huế

Môn: Đề Án Kinh Doanh 2 – Bái Tập Cá Nhân 2

Câu hỏi:
Anh/chị sử dụng thông tin trong bài đọc tình huống AeonMall để phân tích 5 áp lực cạnh tran
h có tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Bài làm:
1/ Áp lực cạnh tranh từ các đối thủ trực tiếp
Là những đối thủ có cùng phân khúc khách hàng, cùng giá, cùng sản phẩm, có sức cạnh tranh
trên cùng phân khúc. Việc mở rộng ồ ạt của một số thương hiệu ngoại cho thấy sức hấp dẫn
của thị trường đi cùng với nó cũng là mức độ cạnh tranh sẽ ngày một khốc liệt hơn. Các nhà
bán lẻ ngoại đang xây dựng hệ thống của mình thông qua nhiều cách thức khác nhau, từ đầu
tư trực tiếp, mua bán - sáp nhập cho đến liên doanh, liên kết.
Vào tháng 8/2014, thị trường bán lẻ Việt Nam chấn động với thương vụ khủng: Metro (Đức)
bán lại toàn bộ bộ phận kinh doanh Việt Nam với giá 879 triệu USD. Toàn bộ 19 siêu thị
Metro Cash & Carry của Metro tại Việt Nam được bán cho tập đoàn Berli Jucker (Thái Lan).
Ngoài ra, còn có những thương hiệu lớn khác đang tiến vào thị trường như chuỗi Robins của
Central Group (Thái Lan), Takashimaya (Nhật Bản) hay Auchan (Pháp), Mark & Spencer
(Anh),
Riêng về Aeon thì chiến lược của họ rất đa dạng, tập đoàn này vừa cho xây dựng những trung
tâm mua sắm có thương hiệu riêng cực lớn, đồng thời hợp tác với các tên tuổi trong nước có
mặt bằng nhỏ hơn để xây dựng hệ thống phân phối, cửa hàng riêng. Bằng cách này, Aeon vửa
đẩy nhanh tốc độ phát triển, vừa giúp người tiêu dùng làm quen với hàng hóa và thương hiệu
Aeon.

2/ Áp lực cạnh tranh từ các đối thủ tiềm ẩn


Ngành càng dễ gia nhập thì tỉ lệ cạnh tranh càng cao, sức mạnh cạnh tranh của những đối thủ
tiềm ẩn là một cản trở, gây khó khăn, tốn kém, cho các doanh nghiệp. Do đó, để tạo vị thế
trong ngành doanh nghiệp cần tạo ra rào cản để cản trở sự gia nhập như: sản phẩm được khác
biệt hóa, lợi thế chi phí tuyệt đối, duy trì các kênh phân phối trung thành và mở rộng kênh
phân phối mới, thì nguy cơ nhập cuộc của các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn sẽ giảm đáng kể.
Aeon đã thực hiện chiến lược kinh doanh nhãn hàng riêng có giá cả phải chăng và phổ biến.
Dẫn đầu trong chiến lược kinh doanh này là trung tâm thương mại Aeon’s Tân Phú Celadon,
TP.HCM. Aeon đã cung cấp các sản phẩm thương hiệu riêng lần đầu ở Malaysia vào những
năm1990, sau đó mở rộng ra Thái Lan và Việt Nam vào năm 2016. Hiện nay, Aeon bán gần
3.000 sản phẩm tăng gấp đôi so với 3 năm trước.
Bằng việc mở rộng quy mô trực tiếp (xây mới các đại siêu thị) và gián tiếp (hợp tác & liên
kết với các chuỗi siêu thị nhỏ), Aeon đang chứng tỏ trong thị trường bán lẻ sôi động đang trở
nên chật chội tại Việt Nam. Dù thuận lợi, nhưng Aeon lại đang gặp phải sự cạnh tranh mạnh
mẽ từ các nhà bán lẻ trong và ngoài nước. Nhà bán lẻ nước ngoài như Aeon sẽ phải cố gắng
cân bằng giữa thương hiệu, giá cả và chất lượng hàng hóa để cạnh tranh có hiệu quả hơn.

3/ Áp lực cạnh tranh từ sản phẩm, dịch vụ thay thế


Sản phẩm thay thế là những sản phẩm khác có thể thỏa mãn cùng nhu cầu của người tiêu
dùng. Đặc điểm cơ bản có ưu thế sẽ bị thay thế bởi các đặc trưng riêng biệt. Ngày nay, sản
phẩm của các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau thông qua việc sáng tạo ra các giá trị mới,
giá trị cảm nhận hơn là giá trị hữu dụng vốn có. Đối với các nhà bán lẻ, số lượng sản phẩm
bày bán rất đa dạng, nên áp lực cạnh tranh từ những sản phẩm thay thế là khó tránh khỏi.
Vd: Theo xu hướng sử dụng các sản phẩm tốt cho sức khoẻ, như sản phẩm trong ngành sản
xuất bánh kẹo phải đối mặt với sản phẩm thay thế là những sản phẩm được sản xuất từ những
nguyên liệu khác có thể đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Như các sản phẩm được
sản xuất từ hoa quả, rau xanh, nguyên liệu có tinh chất được chiết xuất tự nhiên.
Áp lực cạnh tranh chủ yếu của sản phẩm thay thế là khả năng đáp ứng nhu cầu so với các sản
phẩm trong ngành thêm vào là các yếu tố về giá, chất lượng, các yếu tố môi trường như văn
hoá, chính trị và công nghệ cũng ảnh hưởng đến sự đe doạ của sản phẩm thay thế.

4/ Áp lực cạnh tranh từ nhà cung cấp


Trong quá trình phát triển thị trường, hầu như nhà sản xuất nào cũng muốn đưa sản phẩm của
mình vào hệ thống siêu thị, trung tâm mua sắm lớn. Nhà cung cấp có thể trở thành một áp
lực khi mà thúc ép nâng giá hoặc ra yêu cầu giảm chất lượng đầu vào mà họ cung cấp cho
công ty, do đó làm giảm khả năng sinh lợi của công ty. Và ngược lại, nếu nhà cung cấp yếu
sẽ cho bên công ty một cơ hội thúc ép giảm giá và yêu cầu chất lượng cao. Áp lực này cho
thấy tầm ảnh hưởng của các nhà cung cấp tới giá bán sản phẩm, tác động trực tiếp tới lợi
nhuận của doanh nghiệp.
Sự hiện diện của Aeon tại Việt Nam với vai trò là thương hiệu trong ngành bán lẻ lại tạo cơ
hội cho các nhà cung ứng Việt Nam, họ có điều kiện để phát triển thương hiệu, làm phong
phú thêm nguồn hàng, tạo điều kiện kiểm soát tốt chất lượng.
AEON tổ chức các hoạt động nhằm hỗ trợ các nhà cung cấp Việt nâng cao chất lượng sản
phẩm, đáp ứng kỳ vọng ngày càng cao của người tiêu dùng trong và ngoài nước. Cụ thể,
doanh nghiệp hỗ trợ người sản xuất kinh doanh hàng hóa ở quy mô lớn, khách hàng ổn định,
ngoài ra còn giúp nhà cung cấp đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế, từ đó có cơ hội xuất khẩu
sang các thị trường nước ngoài thông qua hệ thống AEON.
Tháng 6/2020, lô vải thiều tươi đầu tiên của Việt Nam xuất sang Nhật Bản đã chính thức
được bày bán tại hệ thống phân phối của AEON, gồm 250 trung tâm bách hóa tổng hợp và
siêu thị AEON, cửa hàng AEON Style trên khắp Nhật Bản.

5/ Áp lực cạnh tranh từ khách hàng


Khách hàng ở đây có thể hiểu là người tiêu dùng cuối cùng, là nhà phân phối hoặc nhà mua
công nghiệp. Sức ảnh hưởng của khách hàng có tác động không nhỏ đến mức độ cạnh tranh
của doanh nghiệp. Theo ông Yasuo Nishitoge, lãnh đạo Aeon Việt Nam cho biết: "Người tiêu
dùng Việt Nam nhạy cảm về giá hơn những gì chúng tôi dự đoán"
Trong tình hình kinh tế không ổn định, khách hàng phải chú ý hơn đến ngân sách của mình,
chi tiêu sao cho hợp lý vì vậy họ càng nhạy cảm với giá cả hơn, cùng với thương mại điện tử
đang phát triển mạnh thì thông tin sản phẩm và giá cả thị trường công khai, người tiêu dùng
dễ dàng so sánh giữa các nhà bán lẻ với nhau. Ngoài những yêu cầu về chất lượng sản phẩm
cao, khách hàng luôn đòi hỏi mức giá rẻ, được giảm giá. Vì vậy, các nhà bán lẻ luôn chú ý
đẩy mạnh các dịch vụ chăm sóc khách hàng, phổ biến các chương trình khuyến mãi,.. để thu
hút khách hàng mới và giữ chân lượng khách hàng cũ.
Bên cạnh đó, số lượng khách hàng cũng là một yếu tố quan trọng quyết định sự cạnh tranh
của doanh nghiệp. Khi thị trường có nhiều nhà bán lẻ thì người tiêu dùng càng có nhiều sự
lựa chọn các loại sản phẩm cũng như có nhiều sự lựa chọn các thương hiệu với nhau. Số
lượng khách hàng càng đông sẽ mang lại lợi ích càng lớn cho doanh nghiệp. Vì vậy, việc giữ
chân khách hàng là yếu tố quan trong, lượng khách hàng lớn thể hiện doanh nghiệp đó có
chiến lược kinh doanh tốt, sản phẩm và dịch vụ của có chất lượng.
Như Aeon cũng triển khai dịch vụ như đưa đón khách hàng miễn phí đến trung tâm mua sắm
Aeon Mall Bình Dương; Sagawa Express - doanh nghiệp logistics Nhật Bản, giao hàng miễn
phí trong phạm vi 10km cho khách hàng có hóa đơn trên 300.000 đồng.

You might also like