Tài Liệu Về Thong Gió

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 16

I.

Hệ thống thông gió

1. Hệ thống thông gió là gì ?

Trong quá trình sản xuất và sinh hoạt của con người trong không gian điều hoà thường sinh ra các chất
độc hại và nhiệt thừa, ẩm thừa làm cho các thông số khí hậu trong đó thay đổi, mặt khác nồng độ ôxi
cần thiết cho con người giảm, sinh ra mệt mỏi và ảnh hưởng lâu dài về sức khoẻ.

Quá trình thay đổi không khí trong phòng đã ô nhiễm bằng không khí mới bên ngoài trời đã qua xử lý
được gọi là thông gió. Thông gió giúp Loại bỏ không khí bị ô nhiễm, kiểm soát nhiệt độ, loại bỏ hơi ẩm,
mùi hôi, khói bụi, hơi nóng, được sử dụng tại các môi trường khác nhau bao gồm cả trong gia đình và
nơi làm việc.

2. Tầm quan trọng của hệ thông gió

Toà nhà cao tầng là một khối hoàn chỉnh, khép kín. Do vậy, để đảm bảo có được luồng không khí sạch,
an toàn cho con người sống, sinh hoạt thì khi thi công, thợ xây dựng sẽ phải đảm bảo tới những yếu tố
thông khí.Thông thường, việc lấy không khí từ bên ngoài sẽ do hệ thống cửa chính, cửa sổ đảm nhiệm.
Tuy nhiên ở những khu vực như cầu thang, tầng hầm hoặc những phòng kín… thì dường như bộ phận
trên lại chưa đáp ứng được.

Bên cạnh đó, những khu vực này còn là nơi sinh ra một lượng lớn khí độc hại như NO, CO2, SO2,… Đây là
yếu tố ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc của các cư dân và các nhân viên làm việc tại các khu vực
của tầng hầm, cầu thang. Thậm chí trong nhiều trường hợp, nơi đây còn dễ xảy ra hỏa hoạn do tích tụ
khí CO2 quá nhiều.

Vì vậy, một hệ thống thông gió được lắp đặt bài bản, đúng kỹ thuật là điều hết sức cần thiết. Nó không
chỉ giúp cung cấp nguồn khí sạch, an toàn mà còn giúp lưu thông, loại bỏ những khí độc, khí tích tụ lâu
ngày gây ảnh hưởng tới sức khoẻ và môi trường.

+ Những lợi ích phổ biến mà hệ thống thông gió mang lại

_ Loại bỏ đi các khí độc hại như CO2, SO2 và các khí bẩn khác ( phổ biến nhất là CO2 đồng thời đưa khí
tươi từ bên ngoài vào để làm cho không khí sạch hơn và thoáng mát hơn.)

_ Thải nhiệt thừa và ẩm thừa ra bên ngoài.

_ Tạo bầu không khí trong lành trong môi trường làm việc, tăng cường sức khỏe cho người lao động (do
cung cấp đủ lượng ôxi cần thiết cho sinh hoạt của con người.)

(Trong một số trường hợp đặc biệt mục đích thông gió là để) khắc phục các sự cố như: lan  toả chất độc
hại hoặc hoả hoạn kiểm soát khi có cháy, giúp hút khói và mùi khi hỏa hoạn xảy ra; giúp con người di tản
ra ngoài an toàn mà không lo ngạt khí, tiết kiệm được chi phí khi sử dụng đồng thời cùng hệ thống điều
hòa công nghiệp hoặc quạt làm mát)

3. Phân loại hệ thống thông gió

Hệ thống thông gió chia làm 2 loại chính:

1. Hệ thống thông gió tự nhiên:


Thông gió tự nhiên là sự điều hướng có chủ đích không khí tự nhiên vào không gian nhà, chủ yếu là để
kiểm soát chất lượng không khí trong nhà bằng cách pha loãng, thay thế không khí ô nhiễm trong nhà và
làm mát ngôi nhà. 

Thông gió tự nhiên cũng được chia thành 2 dạng: thông gió từ áp lực nhiệt và thông gió từ áp lực gió.

+ Hệ thống thông số tự nhiên

Thông gió từ áp lực nhiệt (Thermal force): Lợi dụng sự lưu thông gió tạo nên bởi áp suất của không khí.

Trong một không gian, cụ thể là trong công trình kiến trúc, hoạt động con người tạo ra nhiệt độ. Nhiệt
độ này làm tăng nhiệt độ không khí, nhiệt độ cao khí sẽ nhẹ và bay lên cao – hình thành vùng có khí áp
thấp. Không khí lạnh bên ngoài sẽ tràn vào thế chỗ tạo nên gió. Gió là sự dịch chuyển các luồng khí từ
nơi có khí áp cao đến nơi có khí áp thấp. Do đó cách làm này dựa trên sự chênh lệch mật độ của không
khí giữa các vùng ở trong phòng.

Ưu điểm

• Cho phép xây dựng hệ thống làm mát và thông gió với chi phí bảo trì và vận hành thấp hơn so với hệ
thống cơ khí. Tiếng ồn hoạt động tối thiểu.

• Hệ thống hoàn toàn thụ động không cần thêm năng lượng. Các ngăn xếp được bổ sung bằng điều
khiển dòng hoạt động sử dụng ít năng lượng hơn các hệ thống cơ học tương đương.

• Giảm nhu cầu năng lượng làm mát tòa nhà. Có thể kết hợp với thông gió chéo thụ động để tối đa hóa
thông gió.

Nhược điểm

Do sự phụ thuộc vào các lực lượng tự nhiên, quá mức và thiếu phát triển có thể xảy ra thường xuyên.

• Thiết kế phù hợp và kiểm soát dòng chảy là cần thiết để duy trì tốc độ thông gió đầy đủ.
• Thông gió có thể không đầy đủ ở các tầng trên của các tòa nhà lớn hơn, giữ nhiệt và giảm chất lượng
không khí. Lắp đặt cửa sổ có thể hoạt động có thể cần thiết để tạo điều kiện thông gió.
• Vào mùa đông, sự chênh lệch nhiệt độ cao giữa bên trong và bên ngoài tòa nhà có thể dẫn đến tình
trạng quá tải và mất nhiệt mà không có sự kiểm soát dòng chảy thích hợp.

+ Hệ thống thông số tự nhiên

Thông gió từ áp lực gió (Wind force): Là giải pháp mở cửa thoát gió nằm ở hai mặt nhà khác nhau, tốt
nhất là ở mặt đối diện. Cách làm này cho phép gió đi xuyên phòng, kết hợp với khí nóng rồi được đẩy ra
ngoài qua cửa thoát. 

Nguyên lý hoạt động:

Khi gió va chạm với một bên của tòa nhà, các áp lực khác nhau sẽ tác động lên các mặt khác nhau của
tòa nhà. Phía tiếp xúc với gió chịu lực không khí cao nhất và kết quả là áp suất không khí cao hơn. Trong
khi đó, phía bên kia chịu áp suất không khí thấp hơn.

Sự chênh lệch áp suất này khiến không khí chuyển động thay đổi tốc độ để tìm kiếm trạng thái cân bằng.
Không khí ở phía áp suất cao hơn chảy về phía không khí ở phía áp suất thấp hơn với tốc độ tăng. Trong
trường hợp lý tưởng, phía áp suất thấp là bên trong tòa nhà, và tốc độ di chuyển của không khí tăng lên
thành gió làm mát.

Ưu điểm:

• Dựa vào các yếu tố tự nhiên. (Gió)

• Rất hiệu quả và rất thoải mái

• Thích hợp ở hầu hết các nơi trên thế giới ở hầu hết các vùng khí hậu.

• Làm mát không tốn kém.

• Không có khí thải. Không tiêu thụ năng lượng.

Nhược điểm:

• Các yếu tố không thể đoán trước (tốc độ và hướng) làm cho nó không nhất quán

• Có thể mang bụi hoặc không khí ô nhiễm vào tòa nhà

• Gió mạnh có thể dẫn đến nhiệt độ quá lạnh hoặc gió giật mạnh.

2. Hệ thống thông gió cơ khí

Một hệ thống thông gió tòa nhà sử dụng quạt hoặc máy thổi để cung cấp không khí trong lành cho các
phòng khi các lực tự nhiên của áp suất không khí và trọng lực không đủ để lưu thông không khí qua tòa
nhà gọi là thông gió cơ học hoặc cưỡng bức. Có 3 loại chính thông gió kiểu thổi, thông gió kiểu hút và
thông gió kết hợp.

+ Thông gió kiểu thổi :

Thổi không khí sạch vào phòng và không khí trong phòng thải ra bên ngoài qua các khe hở của phòng
nhờ chênh lệch cột áp.

Phương pháp thông gió kiểu thổi có ưu điểm là có thể cấp gió đến các vị trí cần thiết, nơi tập trung nhiều
người, hoặc nhiều nhiệt thừa, ẩm thừa, tốc độ gió luân chuyển thường lớn. Tuy nhiên nhược điểm của
phương pháp này là áp suất trong phòng là dương nên gió tràn ra mọi hướng, do đó có thể tràn vào các
khu vực không mong muốn

+ Thông gió kiểu hút :

Hút xả không khí bị ô nhiễm ra khỏi phòng và không khí bên ngoài tràn vào phòng theo các khe hở hoặc
cửa lấy gió tươi nhờ chênh lệch cột áp.

Thông gió kiểu hút xả có ưu điểm là có thể hút trực tiếp không khí ô nhiễm tại nơi phát sinh, không cho
phát tán ra trong phòng, lưu lượng thông gió nhờ vậy không yêu cầu quá lớn, nhưng hiệu quả cao. Tuy
nhiên phương pháp này cũng có nhược điểm là gió tuần hoàn trong phòng rất thấp, hầu như không có
sự tuần hoàn đáng kể, mặt khác không khí tràn vào phòng tương đối tự do, do đó không kiểm soát được
chất lượng gió vào phòng, không khí từ những vị trí không mong muốn có thể tràn vào

+ Thông gió kết hợp :


Kết hợp cả hút xả lẫn thổi vào phòng, đây là phương pháp hiệu quả nhất.

Thông gió kết hợp giữa hút xả và thổi gồm hệ thống quạt hút và thổi. Vì vậy có thể chủ động hút không
khí ô nhiễm tại những vị trí phát sinh chất độc và cấp vào những vị trí yêu cầu gió tươi lớn nhất. Phương
pháp này có tất cả các ưu điểm của hai phương pháp nêu trên, nhưng loại trừ các nhược điểm của hai
kiểu cấp gió đó. Tuy nhiên phương pháp kết hợp có nhược điểm là chi phí đầu tư cao hơn.

3. So sánh

Thông gió tư nhiên Thông gió cơ khí


Sử dụng quạt Không sử dụng quạt

Cần lắp đặt Lắp đặt trong thiết kế nhà

Tạo ra không khí sạch liên tục Phụ thuộc vào thời tiết

Tốn kém Tiết kiệm

Bảo trì thường xuyên Không cần bảo t rì

Cho phép không khí nóng thoát ra nhanh hơn Phụ thuộc nhiệt độ môi trường

Ồn ào Yên tĩnh

Giá tiền điện cao Không tốn điện

II. Air Handling Unit (Ahu)

1. Định nghĩa

Air Handling Unit – Khối xử lý không khí) là một thiết bị trao đổi nhiệt được sử dụng trong hệ thống
HVAC hoặc là các xưởng công nghiệp, nơi mà có yêu cầu cao về phòng sạch như: ngành dược phẩm, mỹ
phẩm, công nghệ điện tử, … Ngày nay, hệ thống AHU được phổ biến rất nhiều trong các tòa nhà thương
mại, trung tâm thương mại lớn có hệ thống điều hoà trung tâm.

2. Cấu tạo Ahu

AHU được thiết kế để phù hợp với mỗi công trình khác nhau, nhưng tất cả các loại AHU đều có một cấu
tạo chung bao gồm:

- Quạt gió

Quạt ly tâm là loại quạt điều hòa không khí. Cánh quạt được điều khiển bởi động cơ ba pha. Quạt được
phát triển sử dụng công nghệ cao và có tiếng ồn thấp, cấu trúc nhỏ gọn và được thiết kế riêng để chế
tạo AHU.
Lưu lượng và phạm vi áp suất của quạt giao động là từ 1000m³ / h đến 20000m³ / h và 200Pa đến
850Pa, đây là thiết bị lý tưởng cho điều hòa không khí và các loại hệ thống thông gió khác.
- Dàn gia nhiệt (Heater)

- Dàn lạnh

Dàn coil

Dàn Coil với hệ số truyền nhiệt cao


Tổn thất áp suất qua coil thấp
Hiệu quả trao đổi nhiệt ẩm tối ưu
Có thể kéo ra, đẩy vào bên hông tổ hợp. Dàn coil với dãy công suất rộng và phù hợp với nhiều môi chất

Kết cấu coil:


Dàn coil được làm bằng ống đồng và cánh nhôm
Dàn khung được làm bằng tôn tráng kẽm hoặc bằng thép không gỉ theo yêu cầu
Các coil trước khi xuất xưởng đều được kiểm tra độ kín trong môi trường nước bằng khí ni-tơ nén.

- Bộ lọc khí

Túi lọc khí AHU hay còn gọi là phin lọc túi AHU là một loại thiết bị dùng lọc khí thứ cấp trong các hệ
thống FCU, AHU. Sản phẩm được thiết kế dạng khung với nhiều túi bên trong, từ 3 - 8 túi/khung.
Vật liệu lọc được làm bằng vật liệu sợi tổng hợp có độ thoáng khí cao
Vật liệu khung làm bằng GI hoặc nhôm, thông thường thì GI.
Các loại túi lọc khí AHU gồm 5 loại được chia thành 5 cấp độ lọc từ cấp độ lọc F5 đến F9.

- Vỏ bảo vệ

Bộ khung AHU được làm bằng thép ống kết hợp sơn tĩnh điện đảm bảo độ cứng, bền và chống ăn mòn
khi vận chuyển cũng như khi lắp đặt và sử dụng.
Góc nối được làm bằng hợp kim nhôm.
Chân đế AHU vững chắc làm bằng thép, sơn tĩnh điện, đế khung cũng thiết kế các lỗ để nâng hạ thuận
tiện
Panel chuẩn là loại 2 lớp vỏ, thiết kế theo kiểu tháo lắp được để có thể tháo lắp dễ dàng khi cần thiết mà
không ảnh hưởng đến thẩm mỹ của toàn bộ tổ hợp AHU. Nơi tiếp xúc giữa panel và khung được dán
gioăng chuyên dụng đảm bảo cách nhiệt và kín gió.

3. Nguyên lý hoạt động

Khi nhiệt độ trong phòng, hoặc khu vực cần làm lạnh lớn hơn so với nhiệt độ cài đặt thì van 3 ngã sẽ mở
cho nước lạnh chảy qua bộ dàn trao đổi nhiệt để làm lạnh luồng khí tới khi luồng khí làm cho nhiệt độ
trong phòng hoặc khu vực đó thấp hơn so với nhiệt độ cài đặt thì van 3 ngã mới đóng lại, dòng nước
lạnh chảy qua đường bypass để về chiller. Trong khi đó, không khí trước khi được đưa vào AHU đều
được lọc qua một bộ phận tiền lọc, thường là lọc thô và lọc túi (Nên thường xuyên vệ sinh). Trường hợp
cần độ sạch cao hơn thì sử dụng thêm cả lọc HEPA. Không khí môi trường sau khi qua bộ lọc sẽ tiếp xúc
với dàn trao đổi nhiệt bên trong AHU để tạo ra không khí lạnh, sau đó sẽ vào một buồng tuần hoàn, cuối
cùng không khí lạnh được thổi qua các đường ống gió rồi tới phòng, hoặc khu vực sử dụng điều hoà.

Nhiệt độ không khí đầu ra được điều chỉnh bởi valve nước lạnh và tốc độ quạt gió. Tuy nhiên, ở hầu hết
các AHU không hẳn chính xác tuyệt đối, các AHU chủ yếu được dùng để xử lý sơ bộ luồng khí. Còn để xử
lý độ ẩm chính xác thì người ta thường lắp thêm các FCU tại từng khu vực.
4. Phân loại

AHU dược về môi chất dẫn dẫn nhiệt được chia làm 2 loại là AHU chạy nước và AHU loại gas lạnh trực
tiếp: 

- AHU loại dùng nước ( Water AHU) bao gồm dàn trao đổi nhiệt dùng trao đổi nhiệt giữa nước lạnh đi
qua các ống đồng và không khí thổi qua nó quạt ly tâm ,hệ thống điều khiển gồm cảm biến nhiệt độ, độ
ẩm, van ba ngã actuator, chiller... khi nhiệt độ phòng lớn hơn nhiệt độ đặt thì van 3 ngã mở cho nước
lạnh chảy qua dàn trao đổi nhiệt đến khi nhiệt độ tụt xuống nhiệt độ đặt thì van 3 ngã đóng lại nước
lạnh chảy qua đường bypass về thiết bị làm lạnh nước(chiller). 

- AHU loại dùng gas lạnh trực tiếp (DX AHU) bao gồm dàn trao đổi nhiệt dùng trao đổi nhiệt giữa gas
lạnh đi qua các ống đồng và không khí thổi qua nó nhờ lực hút của quạt ly tâm.  

Gió cấp trước khi cấp vào khu vực sử dụng thường được lọc qua bộ phận tiền lọc và lọc túi. Khi cần độ
sạch cao thì sử dụng cả lọc HEPA.

Quạt cấp của AHU thường dùng quạt ly tâm, với ứng dụng trong phòng sạch ngoại áp suất tĩnh của quạt
lên đến 1000Pa. Để hiệu chỉnh được chính xác lượng đúng theo thiết kế,  dùng các VSD (variable speed
drive) cho các quạt công suất lớn. Qua việc điều khiển valve nước lạnh, tốc độ quạt gió để điều khiển
nhiệt độ không khí đầu ra.

AHU có 2 dạng: Loại đặt nằm ngang và đặt thẳng đứng. Tuỳ thuộc vào vị trí lắp đặt mà ta có thể chọn
loại thích hợp. Khi đặt nền, chọn loại đặt đứng, khi gá lắp lên trần, chọn loại nằm ngang.

5. Các hệ thống Ahu

+ AHU ngoài trời

Trong hệ thống AHU này, chỉ có không khí ngoài trời được hút vào và xử lý mà không có bất kỳ luồng khí
nào từ hệ thống. Thường kết hợp FCU , dùng cho các phòng riêng lẻ của khách sạn hoặc bệnh viện và
AHU trên mỗi tầng trong các tòa nhà văn phòng Phụ thuộc vào nhiệt độ bên ngoài.

+ Constant air volume (CAV) AHU ( Lưu lượng gió không đổi )

Phương pháp này kiểm soát không khí quay lại phòng và không khí ngoài trời phân phối lượng không khí
không đổi qua các ống dẫn.

Kiểm soát các khu vực có đặc điểm tải khá ổn định và được sử dụng rộng rãi, từ các không gian lớn như
nhà hát hoặc trung tâm mua sắm, nội thất của các tòa nhà nhỏ đến trung bình, đến xử lý không khí trong
các tòa nhà lớn và ở mỗi tầng.

+ Variable air volume (VAV) AHU ( Thay đổi lưu lượng gió )
Phương pháp này tưởng tự như CAV AHU nhưng VAV AHU điều khiển các vùng riêng biệt bằng cách sử
dụng VAV box riêng lẻ và giảm tổng thể tích không khí của AHU bằng cách sử dụng bộ biến tần, v.v. kiểm
soát các vùng tốt hơn đối với tải trọng trên từng vùng nhỏ và do đó cho phép tiết kiệm năng lượng

VAV box hay còn gọi là hộp điều chỉnh lưu lượng gió. Chúng có tác dụng điều chỉnh lưu lượng gió ra cho
các khu vực khác nhau. Trong hệ thống HVAC chúng ta thường thấy lắp đặt trước các miệng cấp gió cho
các phòng khác nhau của AHU. VAV box nhận tín hiệu nhiệt độ phòng thay đổi qua đó tăng giảm lưu
lượng qua miêng gió cho phù hợp đồng thời AHU cũng giảm lưu lượng tương ứng.

Phương pháp này phù hợp với các tòa nhà văn phòng cỡ vừa đến lớn với khu vực xử lý không khí rộng,
điều này rất quan trọng đối với chi phí vận hành.

+ Fan coil unit (FCU)

Một máy điều hòa không khí nhỏ gọn kết hợp quạt, dàn trao đổi nhiệt và bộ lọc, v.v ... Nói chung, nó
không lấy không khí ngoài trời hoặc thực hiện làm ẩm, mà chỉ đơn giản là thực hiện lưu thông không khí.

Phương pháp này phù hợp cho các phòng riêng lẻ trong khách sạn hoặc bệnh viện hoặc chu vi trong các
tòa nhà văn phòng. FCU kiểm soát phòng hoặc trả lại nhiệt độ không khí bằng cách điều khiển các van
riêng lẻ hoặc theo nhóm (đối với khu vực). Kết hợp với AHU tiết kiệm năng lượng.

Phân loại FCU

Hiện nay, theo thông kế sơ bộ thì có các loại FCU phổ biến như:

FCU hiểu treo tường, áp tường hoặc áp trần:

• Kiểu FCu này thường gắn trên tường, đặt trần hoặc gắn trên trần nhà.

• Loại FCU này cũng có vỏ bọc thích hợp để bảo vệ và che giấu thiết bị của những cuộn dây quạt, lưới
tán nhiệt độ và bộ phận khuếch tán không khí được đặt vào vỏ bọc mà vẫn đảm bảo được quá trình
phân phối không khí.

FCU kiểu âm trần nối với ống gió, giấu tường, giấu trần:

• Nếu những FCU được lắp đặt âm thì những người kỹ thuật sẽ tiến hành lắp đặt trong khoảng trống
của trần nhà hoặc trần giả.

• Các thiết bị FCU như lưới tản nhiệt không khí và bộ khuếch tán không khí thường đặt vào trần, được
dẫn đến bộ phận cuộn dây quạt.

• Loại FCU này được dùng phổ biến tận dụng khoảng không trống trần để giúp lưu thông không khí
trong không gian lắp đặt.

FCU kiểu cassette thổi tròn kiểu 4 hướng, 1 hướng:

• Dựa vào quạt sử dụng mà có loại FCU trên.

III. Chiller

1. Chiller là gì ?
Chillers: Là máy sản xuất nước lạnh để cung cấp tới tải của công trình. Thường được lắp đặt cho nhà
máy hoặc trung tâm thương mại.

Hệ thống chiller hay còn được gọi là hệ thống điều hòa trung tâm chiller là loại máy phát sinh ra nguồn
lạnh để làm lạnh các đồ vật, thực phẩm, là máy sản xuất nước lạnh dùng trong hệ thống điều hòa không
khí trung tâm, sử dụng nước là chất tải lạnh. Nước sẽ được làm lạnh qua bình bốc hơi (thường vào 12 độ
và ra 7 độ).

2. Cấu tạo

a) Cụm trung tâm nước Water Chiller là trung tâm của hệ thống, Tiêu thụ điện
năng lớn nhất, giá thành cao nhất so với thiết bị khác. Sản phẩm được sản
xuất hàng loạt công nghiệp theo những công suất định sẵn tại các nước có
nền công nghệ cao, từ đó phân phối riêng lẻ theo các công trình lớn nước
ngoài.

Việc chọn lựa và hàm lượng tính toán đơn giản so với các thành phần còn lại
của hệ thống. Được chọn theo năng suất lạnh yêu cầu (lấy đơn giản
15m2 bằng 1 tons loại điều hòa thường). Loại máy nén gas, loại Gas, Hiệu suất
làm việc (cấp giảm tải, chạy biến tần.v.v.). Hoặc một số yêu cầu kèm theo: gắn
bơm nhiệt, chất tải lạnh glycol .v.v.

Các thương hiệu hàng đầu thế giới: Trane, Carrier, York, Mc Quay,
Hitachi,Climaveneta, Dunham – bush.v.v.

b) Hệ thống đường ống nước lạnh và bơm nươc lạnh 


Bơm nước:

Bơm nước của hệ thống điều hòa trung tâm chịu trách nhiệm bơm nước lạnh
qua Chiller đến tải sử dụng trực tiếp (Nước lạnh sinh hoạt trao đổi qua tấm
PHE, AHU, FCU, PAU.v.v.). Hiệu suất cao hơn nếu mỗi Chiller có riêng một bơm
cho mình, bơm là loại bơm dùng cho nhà cao tầng có độ ồn nhỏ, cột áp không
cao lắm (vì cân bằng tuần hoàn kín giữa cột áp đi và cột áp về).

Lưu lượng nước từ bơm qua Chiller luôn phải được giữ ổn định, không tăng
hay giảm công suất lưu lượng bơm bằng biến tần nếu không có sự kết hợp có
khoa học của hệ thống.
Chọn công suất bơm: dựa vào cột áp nước và lưu lượng nước (lưu lượng có
sẵn theo thông số Chiller đã chọn). Việc Tính Toán cột áp Bơm nước có phần
phức tạp do các thông số toán nhiều (lưu lượng nước, độ dài đường ống, độ
cao, sụt áp qua co, cút, Tê, AHU, FCU, PAU .v.v.). Mặt dù có tính toán bằng tay
để làm thuyết minh dự thầu, nhưng đa số vẫn dựa vào phần mềm phân tích
tính toán để đưa ra kết quả tốt nhất.

Đường ống nước lạnh

Thường là ống thép đen được bọc cách nhiệt với đường nước lạnh. Ống thép
đen hay ống đồng với đường ống nước nóng dẩn ra Cooling tower. Hiện nay
người ta bắt đầu thiết kế sang ống nhựa PPR cho hệ thống Chiller, một số
công trình dùng ống loại này hiện đang sử dụng rất tốt.

Việc lựa chọn kích thước đường ống dựa vào lưu lượng  mà nó chuyên chở:
Đường ống nhỏ quá dẩn đến tổn thất áp suất nước lớn đồng thời đường ống
phải chịu áp suất cao hơn khi làm việc. Đường ống quá lớn dẩn đến tăng giá
thành do thi công và giá đường ống.

Tùy theo lưu lượng mà ta chọn kích thước đường ống, tra theo Catalog nhà
sản xuất.

c) Hệ thống tái sử dụng trực tiếp : AHU. FCU, PAU, PHE,…


Trên thực tế thì AHU, FCU, PAU, có bản chất giống nhau nhưng mục đích sử
dụng lại khác nhau.

 AHU: là bộ xử lý nhiệt ẩm hệ thống ống gió trung tâm và chia ra làm


nhiều ống gió phụ đi vào không gian điều hòa. Như vậy một AHU có
thể có nhiều lớp lọc bụi, nhiều dàn coil ống đồng (nước nóng hoặc
lạnh) theo điều kiện xử lý yêu cầu và dùng cho một không gian lớn.
 FCU: thì dùng cho nhiều phòng nhỏ hay khu vực nhỏ nơi mà hệ thống
ống gió của AHU không thể tới được, hay với yêu cầu một vài phòng
nằm trong khu vực với yêu cầu nhiệt độ và độ ẩm khác với AHU đang
lắp sử dụng. FCU không xử lí nhiệt ẩm tốt bằng AHU (do kích thước
sản xuất hạn chế). Nên với yêu cầu đòi hỏi cao ta bắt buột sử dụng
thêm bộ xử lý PAU (lọc, làm lạnh,gia nhiệt, tách ẩm hay tạo ẩm) được
lắp bên ngoài và nối ống gió cho nhiều FCU bên trong.
 PAU: Luôn cấp gió khô hơn không khí trong không gian điều hòa. Khô
ở đây nói đến độ chứa hơi ( hay độ khô), không phải độ ẩm tương đối
( vì gió sao khi ra coil FCU thì có độ ẩm tương đối cao 85~95%).Luôn
cấp gió nhiệt độ càng thấp ( >9 nếu dùng VAV, > 11 nếu dùng CAV)
khi có thể, khi này sẽ giảm được size của FCU hay Indoor Unit.
d) Hệ thống ống gió 

 Hòa trộn gió tươi và gió hồi, lượng gió hòa trộn này sẻ được đưa vào
AHU hay FCU để xử lý theo yêu cầu về nhiệt độ, độ ẩm của không
gian điều hòa.
 Có nhiều phương pháp tính toán ống gió. Nhưng phương pháp sử
dụng phổ biến là phương pháp ma sát đồng điều.
 Tính toán không quá mấy phức tạp do dể dàng trong lựa chọn số
lượng miệng gió và kích thước từng đoạn nhánh. thông số chủ yếu là
lưu lượng gió và độ ồn yêu cầu điều dể dàng tra ra được. Mà điều khó
khăn nhất là thể hiện trên bản vẻ 2D hoặc 3D để ra thông số chính xác
nhất cho nhà đầu tư.
 Ngoài ra còn có hệ thống ống gió khác như ống gió hồi, ống gió thải,
ống gió tăng áp cầu thang .v.v.
e) Hệ thống bơm và tuần hoàn nước qua Cooling Tower (nếu có) đối với Chiller
giải nhiệt nước 

 Từng phần thiết bị: Chiller, AHU, FCU, PAU, Van 2 – 3 Ngả.v.v. điều
hoạt động độc lập bởi bộ điều khiển DDC. Và DDC có thể nhận tín
hiệu từ cảm biến (cảm biến nhiệt độ, độ ẩm, lưu lượng gió và nước,
nồng độ CO2.v.v.), được lập trình điều khiển sẳn bằng máy tính và có
tích hợp cổng truyền thông.
 DDC có kết nối với hệ thống máy tính chủ qua các chuẩn giao tiếp
(cổng giao tiếp truyền thông RS232, RS485.v.v.) kết nối được với
nhau. Từ đó máy tính có thể nhận biết các hệ thống đang hoạt động
và tình trạng hoạt động. Do máy tính có thêm chức năng phân quyền
điều khiển mà máy tính chủ có thể tác động can thiệp vào dữ liệu đã
được lập trình sẳn trên DDC để điều khiển thiết bị đó theo nhu cầu
của người quản lý của máy tính chủ.
 Việc lập trình, điều khiển và đảm bảo các thiết bị có thể giao tiếp
được với nhau để kết nối với máy tính với phần mềm BMS viết riêng
cho công trình tòa nhà. Đa số là do một công ty điều khiển và sử
dụng dòng hàng điều khiển chuyên dùng riêng của hàng.

3. Phân loại

Chiller giải nhiệt bằng nước - Water cooled chiller

Công suất hoạt động lớn từ 5ton đến trên  1000ton. Chiller giải nhiệt nước thích
hợp với công trình lớn hoặc rất lớn

Chiller giải nhiệt bằng gió - Air cooled chiller 

Công suất hoạt động nhỏ nên Chiller giải nhiệt gió thích hợp hơn với những
công trình yêu cầu công suất nhỏ, những vùng nước nhiễm phèn.

a) Chiller giải nhiệt bằng nước - Water cooled chiller

Thiết bị làm lạnh bằng nước thường được đặt ở tầng hầm hoặc tầng thấp nhất
của tòa nhà. Loại máy làm lạnh này cần một tháp giải nhiệt để loại bỏ nhiệt từ
tòa nhà. Máy làm lạnh tạo ra nước lạnh và đẩy thiết bị này xung quanh tòa nhà
sang Bộ xử lý không khí (AHU,) và Đơn vị cuộn dây quạt (FCU, v.v.) Những đơn
vị này lưu thông không khí xung quanh không gian địa phương cũng như tòa
nhà. Không khí bị ép qua các bộ trao đổi nhiệt, có chứa nước lạnh, chiết xuất
nhiệt không mong muốn trước khi không khí được phân phối khắp tòa nhà.

Nhiệt không mong muốn, được chiết xuất từ không khí, tích tụ trong vòng
nước lạnh. Vòng lặp này quay trở lại máy làm lạnh và một khi nó đến thiết bị
bay hơi, nhiệt không mong muốn sẽ được truyền qua thiết bị ngưng tụ làm
lạnh thông qua vòng làm lạnh.

Thiết bị ngưng tụ hấp thụ nhiệt này và sau đó đưa nó vào vòng lặp nước
ngưng tụ của bộ phận nóng chảy chạy giữa thiết bị ngưng tụ làm lạnh và tháp
giải nhiệt. Tháp giải nhiệt sẽ buộc không khí xung quanh qua nước ngưng để
trích nhiệt không mong muốn. Quạt trong tháp giải nhiệt buộc nhiệt này rời
khỏi hệ thống, và tòa nhà, và bị đẩy ra ngoài khí quyển. Trong trường hợp này,
thiết bị ngưng tụ của máy làm lạnh đã được làm mát bằng nước nên nó là máy
làm lạnh làm mát bằng nước.

Máy làm lạnh làm mát bằng nước thường được sử dụng cho các tài sản
thương mại lớn với tải trọng làm mát cao, bạn có thể biết liệu một tòa nhà có
máy làm lạnh làm mát bằng nước bởi vì nó sẽ cần các tháp giải nhiệt thường ở
trên mái nhà. Thông thường sẽ có nhiều hơn 1 máy làm lạnh và tháp giải nhiệt,
không có gì lạ khi có ít nhất 2 hoặc 3 hoặc thậm chí nhiều hơn chỉ để dự
phòng cũng như thay đổi nhu cầu làm mát.

Ưu điểm

-Hệ thống giải nhiệt nước là hệ thống có hiệu suất, tuổi thọ cao.

-Lắp đặt không sợ bị ảnh hưởng đến không gian bố trí

-Công suất hoạt động lớn từ 5 ton đến trên 1000 ton.

-Thích hợp với công trình lớn hoặc rất lớn

Nhược điểm

- Độ ồn lớn phải có cooling tower và hệ thống bù nước làm mềm nước cho
tháp giải nhiệt

- Bảo trì của giải nhiệt nước phức tạp hơn giải nhiệt gió 

- Chi phí đầu tư,lắp đặt, vận hành và bảo trì đều cao hơn hệ giải nhiệt gió

b) Chiller giải nhiệt bằng gió - Air cooled chiller 

Máy làm lạnh không khí thường được đặt trên nóc tòa nhà hoặc bên ngoài, ví
dụ: trong bãi đậu xe. Máy làm lạnh không khí cũng tạo ra nước lạnh được bơm
xung quanh tòa nhà cho các đơn vị xử lý không khí cũng như các thiết bị khác
như bộ phận cuộn dây quạt, v.v ... Điều này là để làm mát tòa nhà xuống bằng
cách thu nhiệt không mong muốn.

Không khí buộc phải lưu thông xung quanh tòa nhà và không gian địa phương,
và sẽ đi qua các bộ trao đổi nhiệt trong AHU và FCU. Nhiệt không mong muốn
này một lần nữa được truyền qua thiết bị ngưng tụ của máy làm lạnh từ thiết bị
bay hơi. Nó được chuyển qua một chất làm lạnh, vòng lặp liên tục giữa thiết bị
bay hơi và thiết bị ngưng tụ và được ép bởi máy nén. Sự khác biệt với loại máy
làm lạnh này là quạt thổi không khí qua thiết bị ngưng tụ giúp loại bỏ nhiệt. Vì
vậy, trong trường hợp này, thiết bị ngưng tụ của máy làm lạnh đã được làm
mát bằng không khí, do đó nó là một máy làm lạnh không khí.

Máy làm lạnh không khí thường được đặt bên ngoài vì chúng cần tiếp cận với
nhiều không khí xung quanh để loại bỏ nhiệt. Loại máy làm lạnh này thường có
thể được tìm thấy trên các tài sản thương mại trung bình đến lớn.

Chiller giải nhiệt gió không sử dụng tháp giải nhiệt để giải nhiệt mà dùng quạt
hút cưỡng bức để giải nhiệt

Chiller giải nhiệt gió hiệu suất lạnh của nó kém hơn chiller giải nhiệt nước rất
nhiều, chỉ bằng 70% hiệu suất làm lạnh. Cần phải bảo dưỡng thường xuyên.

Ưu điểm của Chiller giải nhiệt gió:

_ Hệ thống nhỏ gọn, nên tiết kiệm điện tích, dễ vận chuyển lắp đặt

_ Có thể làm việc ở nơi không có nguồn nước sạch hoặc nguồn nước chứa
hóa chất

_ Thường được ứng dụng ở những ngành nghề như: giải nhiệt cho hóa chất,
làm mát nhà sưởng, và những nơi có nguồn nước bẩn.

Nhược điểm Chiller giải nhiệt gió :

 
_ Chỉ thích hợp sử dụng ở những công trình yêu cầu công suất nhỏ.

_ Công suất hoạt động nhỏ.

Tài liệu sử dụng

https://tongkhodieuhoa.com/he-thong-dieu-hoa-trung-tam-chiller-la-gi-co-cau-tao-ra-sao.html

https://yenphat.vn/cau-tao-may-lam-lanh-nuoc-water-chiller.html

https://theengineeringmindset.com/air-handling-units-explained/

https://happynest.vn/chuyen-nha/3333/thong-gio-tu-nhien-hieu-ung-ong-khoi-va-nhung-yeu-to-gia-
tang-kha-nang-luu-thong-khong-khi-trong-nha

https://theengineeringmindset.com/ventilation/

https://theengineeringmindset.com/chillers-ahu-rtu-work/

https://hvacdesign.vn/blogs/kinh-nghiem-thiet-ke/50-cau-hoi-hvac-thuong-gap-trong-phong-van-xin-
viec

http://imsvietnam.ac.vn/dinh-nghia-chiller-la-gi-he-thong-may-lanh-chiller-la-gi-ns54

http://imsvietnam.ac.vn/su-can-thiet-he-thong-gio-cho-cac-toa-nha-cao-tang-ns108

https://dienlanhmiennam.com/item/hvac-la-gi.html

https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%B4ng_gi%C3%B3#S%E1%BB%B1_c%E1%BA%A7n_thi%E1%BA%BFt

http://dieuhoasaoviet.vn/tin-tuc/he-thong-thong-gio-mang-lai-cho-ban-nhung-loi-ich-gi--428.html

https://www.slideshare.net/areminosman/natural-ventilation?from_action=save

You might also like