Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

Câu 2: Vai trò của Đảng cộng sản trong quá trình thực hiện sư mệnh

lịch sử của Giai cấp Công nhân.

Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân xuất hiện một cách khách quan, song,
để biến khả năng khách quan đó thành hiện thực thì phải thông qua những nhân
tố chủ quan. Trong những nhân tố chủ quan ấy, việc thành lập ra Đảng Cộng
sản trung thành với sự nghiệp, lợi ích của gia cấp công nhân là yếu tố quyết
định nhất.

2.1 Tính tất yếu của sự hình thành, phát triển chính đảng của giai
cấp công nhân
2.1.1. Tính tất yếu.
Chỉ khi giai cấp công nhân đạt tới trình độ tự giác bằng việc tiếp thu lý luận
khoa học và cách mạng của chủ nghĩa mác lênin thì phong trào công nhân mới
thực sự là phong trào chính trị.
Chỉ khi có Đảng cộng sản lãnh đạo, gia cấp công nhân mới chuyển từ đấu
tranh tự phát sang đấu tranh tự giác với tư cách của một gia cấp tự giác và thực
sự cách mạng.

2.1.2 Quy luật hình thành và phát triển Đảng của giai cấp công nhân.
Sự thâm nhập của chủ nghĩa Mác vào phong trào công nhân dẫn đến sự ra đời
của Đảng Cộng sản. Đây là quy luật hình thành chính Đảng của giai cấp công
nhân. Tuy nhiên ở mỗi nước, sự kết hợp ấy là sản phẩm của lịch sử tùy theo
điều kiện không gian và thời gian.
V.I. Lênin chỉ ra rằng Đảng là sự kết hợp phong trào công nhân với chủ nghĩa
xã hội khoa học. Nhưng trong mỗi nước, sự kết hợp ấy là sản phẩm của lịch sử
lại được thực hiện bằng con đường đặc biệt, tùy theo điều kiện không gian và
thời gian.
Ở nhiều nước thuộc địa nữa thuộc địa chủ nghĩa Mác thường kết hợp với
phong trào công nhân và phong trào yêu nước thành lập ra Đảng cộng sản.
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ : Chủ nghĩa Mác-lênin kết hợp với phong trào
công nhân và phong trào yêu nước dẫn tới việc thành lập Đảng cộng sản Việt
Nam vào đầu năm 1930.

Trong thực tế lịch sử, phong trào đấu tranh của Giai cấp công nhân chống lại
Giai cấp tư sản đã nổ ra ngay từ khi chủ nghĩa tư bản hình thành và phát triển,
theo quy luật có áp bức có đấu tranh.
2.2 Mối quan hệ của Đảng và giai cấp công nhân.

Chủ nghĩa Mác Lênin ra đời đáp ứng được yêu cầu của cuộc đấu tranh của
giai cấp công nhân, được giai cấp công nhân tiếp thu và nhanh chóng trở thành
vũ khí lí luận của mình. Chủ nghĩa Mác Lênin sau 1 thời gian xâm nhập vào
phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân đã dẫn đến sự ra đời của Đảng
cộng sản.
Khi Đảng cộng sản ra đời, thông qua sự lãnh đạo của Đảng, giai cấp công
nhân nhận thức được vai trò, vị trí của mình trong xã hội, hiểu được con đường,
biện pháp đấu tranh cách mạng, từ đó tập trung đông đảo quần chúng nhân dân
lao động, thực hiện việc lật đổ Chủ nghĩa tư bản, giải phóng giai cấp mình, giải
phòng toàn xã hội và tổ chức xã hội mới về mọi mặt.
Giai cấp công nhân là cơ sở xã hội – giai cấp của Đảng, là nguồn gốc bổ sung
lực lượng của Đảng, Đảng là đội tiền phong chiến đấu, là bộ tham mưu của giai
cấp, là biểu hiện tập trung lợi ích, nguyện vọng phẩm chất, trí tuệ của giai cấp
công nhân và của dân tộc. Giữa Đảng với giai cấp công nhân có mối liên hệ hữu
cơ, không thể tách rời. Những Đảng viên của Đảng cộng sản có thể không phải
là công nhân nhưng phải là người giác ngộ về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công
nhân.
Với Đảng cộng sản chân chính thì sự lãnh đạo của Đảng chính là sự lãnh đạo
của giai cấp. Đảng với giai cấp là thống nhất, nhưng Đảng có trình độ lý luận và
tổ chức cao nhất để lãnh đạo cả giai cấp và dân tộc, vì thế không thể lẫn lộn
Đảng với giai cấp.

2.2 Mối quan hệ giữa đảng cộng sản và giai cấp công nhân

 Đảng cộng sản là tổ chức chính trị cao nhất của giai cấp công nhân, đại
biểu cho lợi ích và trí tuệ của giai cấp công nhân và toàn thể nhân dân lao động.
 Giai cấp công nhân là cơ sở xã hội của Đảng cộng sản, là nguồn bổ sung
lực lượng phong phú cho Đảng Cộng sản.
 Sự lãnh đạo của Đảng cũng chính là sự lãnh đạo của giai cấp công nhân.
 Đảng cộng sản là đội ngũ tiên phong chiến đấu của giai cấp công nhân và
nhân dân lao động, Đảng có sự tiên phong về lí luận và hành động.
 Đảng Cộng sản là lãnh tụ chính trị của giai cấp công nhân và nhân dân
lao động.
 Đảng Cộng sản có những lợi ích cơ bản thống nhất với lợi ích của giai
cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao động

*Liên hệ vai trò của Đảng cộng sản Việt Nam


Đảng cộng sản Việt Nam ra đời ngày 3/2/1930 là sản phẩm của sự kết hợp
chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước, là sự
sát nhập của 3 tổ chức cộng sản: Đông Dương cộng sản Đảng, An Nam cộng
sản Đảng, Đông Dương cộng sản liên đoàn.

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự kết hợp chặt chẽ giữa chủ nghĩa Mác-
Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. Từ khi
thành lập cho đến nay, Đảng luôn thể hiện rõ là một đảng cách mạng chân
chính, hội tụ sức mạnh của dân tộc, của giai cấp, là đội tiên phong của giai cấp
công nhân và của dân tộc Việt Nam. Những thành tựu to lớn của cách mạng
Việt Nam suốt 90 năm qua đã minh chứng cho tầm vóc bản lĩnh, trí tuệ của
Đảng trên con đường lãnh đạo xây dựng đất nước Việt Nam hùng cường, vững
bước tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Sự ra đời của giai cấp công nhân Việt Nam cơ bản gắn với quá trình khai thác
thuộc địa của thực dân Pháp những năm nửa cuối thế kỷ XIX. Đặc biệt, sự mở
rộng quy mô khai thác thuộc địa và phát triển công nghiệp của thực dân Pháp đã
làm cho đội ngũ những người công nhân Việt Nam ngày càng đông đảo và dần
hình thành một giai cấp.
Trong quá trình hình thành và phát triển của mình, giai cấp công nhân ở Việt
Nam đã hình thành lên những mâu thuẫn sâu sắc với giai cấp tư sản ở đây là
thực dân và phong kiến. Từ những mâu thuẫn ấy ngày càng được tích tụ qua
thời gian dẫn đến sự đối kháng giai cấp giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư
sản là nền móng cho mọi cuộc cách mạng và thay đổi sau này.
Đảng cộng sản Việt Nam ra đời như một sự tất yếu là đội tiên phong của giai
cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành cho lợi ích giai cấp của công
nhân, nhân dân lao động Việt Nam. Đảng cộng sản Việt Nam lấy chủ nghĩa
Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam
cho hành động, lấy nguyên tắc tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản,
lấy sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp công nhân làm mục đích
tối cao của mình.
Giai cấp công nhân Việt Nam lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiền phong
của nó là Đảng Cộng sản Việt Nam. Khi nói giai cấp công nhân lãnh đạo là nói
đến toàn bộ giai cấp như một chỉnh thể cứ không phải từng nhóm, từng người.
Để có thể lãnh đạo, giai cấp công nhân phải có lực lượng có tổ chức tiêu biểu
cho sự tự giác và bản chất giai cấp của mình lực lượng đó là Đảng Cộng sản.
Xét về thành phần xuất thân thì nước ta có nhiều Đảng viên không phải là công
nhân nhưng bất cứ Đảng viên nào cũng phải đứng trên lập trường giai cấp công
nhân thể hiện ở lý tưởng ở lý luận Mác-lênin và đường lối cách mạng ở tinh
thần kiên quyết cách mạng trong cuộc đấu tranh để thực hiện sứ mệnh của giai
cấp công nhân vì lợi ích của giai cấp công nhân của nhân dân lao động và của
cả dân tộc. Điều này được Đảng ta khẳng định rất rõ:”Đảng Cộng sản Việt Nam
là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân
dân lao động và của dân tộc Việt Nam; Đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp
công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc”

You might also like