Chương 2

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

CHƯƠNG 2:

1. Pháp luật xã hội chủ nghĩa là do:


a. Kế thừa pháp luật tư sản
b. Do nhà nước xã hội chủ nghĩa ban hành
c. Sao chép một phần pháp luật tư sản
d. Tất cả đều đúng
2. Pháp luật có vai trò quan trọng đối với kinh tế, thể hiện ở việc:
a. Pháp luật điều chỉnh các hoạt động kinh tế
b. Thúc đẩy kinh tế bằng các chính sách ưu đãi, thông thoáng
c. Bảo vệ nền kinh tế thông qua việc ngăn chặn, loại trừ các hoạt động kinh tế trái pháp
luật
d. Tất cả đều đúng
3. Pháp luật có vai trò đối với xã hội, bởi lẽ:
a. Pháp luật là công cụ hiệu quả nhất để Nhà nước sử dụng quản lý xã hội
b. Giáo dục con người ý thức chấp hành pháp luật, góp phần đề cao trách nhiệm của công
dân trước các vấn đề của xã hội
c. Ghi nhận và bảo vệ các chuẩn mực và giá trị xã hội
d. Tất cả đều đúng
4. Pháp luật không tồn tại trong xã hội nào sau đây?
a. Xã hội không có tư hữu
b. Xã hội không có giai cấp
c. Xã hội không có Nhà nước
d. Tất cả đều đúng
5. Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do:
a. Chủ tịch nước ban hành
b. Chính phủ ban hành
c. Quốc hội ban hành
d. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành
6. Luật Giáo dục do cơ quan nào ban hành?
a. Bộ giáo dục và đào tạo
b. Quốc hội
c. Bộ lao động thương binh và xã hội
d. Chính phủ
7. Xét ở khía cạnh trình độ, ý thức pháp luật được chia thành hai loại:
a. ý thức pháp luật thông thường và ý thức pháp luật mang tính lý luận
b. ý thức pháp luật cá nhân và ý thức pháp luật nhóm
c. ý thức pháp luật lịch sử và ý thức pháp luật hiện tại
d. ý thức pháp luật thấp và ý thức pháp luật cao
8. Pháp luật Việt Nam chưa từng sử dụng hình thức pháp luật nào sau đây:
a. Tập quán pháp
b. Tiền lệ pháp
c. Văn bản quy phạm pháp luật
d. Tất cả đều đúng
9. Chức năng của pháp luật:
a. Điều chỉnh
b. Giáo dục
c. Bảo vệ
d. Tất cả đều đúng
10. Pháp luật được xem là?
a. Những quy tắc ứng xử, xử sự chung của một quốc gia
b. Là do con người tự nghĩ ra
c. Là do kết quả của đấu tranh giai cấp
d. Là một phần của đời sống xã hội
11. Nguồn của Pháp luật có thể là:
a. Do nhà nước ban hành
b. Do nhà nước thừa nhận
c. Do nhà nước bổ sung, hoàn thiện
d. Tất cả đều đúng
12. Pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp nào sau đây?
a. Mọi tầng lớp, giai cấp trong xã hội
b. Giai cấp thống trị
c. Giai cấp bị trị
d. Ý muốn chủ quan của nhà nước
13. Lực lượng nào sau đây sẽ đảm bảo Pháp luật được thực hiện?
a. Nhà nước
b. Giai cấp thống trị
c. Giai cấp bị trị.
d. Lực lượng công an, quân đội
14. Xét về mặt khách quan, Pháp luật ra đời là do?
a. Chế độ tư hữu và đấu tranh giai cấp, cùng với sự ra đời của nhà nước
b. Nhà nước ban hành pháp luật
c. Do ý muốn chủ quan của con người
d. Kết quả của những cuộc chiến tranh
15. Về mặt chủ quan, Pháp luật là do?
a. Chế độ tư hữu và đấu tranh giai cấp, cùng với sự ra đời của nhà nước
b. Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận pháp luật
c. Do ý muốn chủ quan của con người
d. Kết quả của những cuộc chiến tranh
16. Tính cưỡng chế của Pháp luật khác với ý thức đạo đức, tôn giáo ở chỗ:
a. Bắt buộc mọi người phải tuân thủ theo những quy định của Pháp luật
b. Được nhà nước bảo vệ
c. Thông qua các biện pháp tuyên truyền, biện pháp cưỡng chế của nhà nước.
d. Tất cả các đáp án trên
17. Pháp luật chỉ cách ứng xử mà mọi người phải tuân theo trong những trường hợp nhất
định, là tính chất nào sau đây của Pháp luật?
a. Tính cưỡng chế của Pháp luật
b. Tính phổ biến
c. Tính khách quan
d. Tính tương đối ổn định
18. Văn bản pháp luật cấp dưới không được trái với văn bản cấp trên, là tính chất nào sau
đây của Pháp luật?
a. Tính cưỡng chế của Pháp
b. Tính phổ biến
c. Tính khách quan
d. Tính xác định chặt chẽ về hình thức
19. Pháp luật có những chức năng cơ bản nào sau đây?
a. Chức năng điều chỉnh
b. Chức năng bảo vệ các quan hệ xã hội
c. Chức năng giáo dục
d. Tất cả đều đúng
20. Giữa pháp luật và kinh tế, thì:
a. Kinh tế quyết định đến pháp luật
b. Pháp luật quyết định đến kinh tế
c. Pháp luật và kinh tế không phụ thuộc vào nhau
d. Tất cả đều đúng
21. Phương pháp điều chỉnh hành vi con người của Pháp luật và đạo đức, khác nhau ở
chỗ:
a. Pháp luật điều chỉnh bằng tính cưỡng chế, đạo đức bằng ý thức tự giác
b. Pháp luật điều chỉnh bằng hình phạt, còn đạo đức điều chỉnh bằng sự phê phán
c. Pháp luật điều chỉnh bằng cơ quan nhà nước, đạo đức điều chỉnh bằng xã hội
d. Pháp luật thì có thời hạn xét sử, còn đạo đức thì không.
22. Chế tài xét sử của Pháp luật và đạo đức khác nhau ở chỗ:
a. Pháp luật có chế tài bằng sự trừng phạt trực tiếp và ngay trong hiện tại
b. Đạo đức thì không mang tính quyền lực bắt buộc
c. Đạo đức được xét sử bằng lương tâm và áp lực dư luận
d. Tất cả đều đúng
23. Để quản lý xã hội, thời kỳ phong kiến Trung Quốc đã sử dụng học thuyết nào sau đây
là chủ yếu?
a. Phật giáo
b. Nho giáo
c. Đạo giáo
d. Chủ nghĩa mác xít
24. Đặc điểm chung trong việc quản lý xã hội của các học thuyết Nho giáo, Đạo giáo,
Phật giáo lấy yếu tố nào làm nòng cốt?
a. Nhân nghĩa
b. Pháp luật
c. Ý thức cá nhân
d. Ý thức tập thể
25. Vì sao nói "Đạo đức là pháp luật tối đa, pháp luật là đạo đức tối thiểu"?
a. Pháp luật làm nền tảng, thực hiện pháp luật là con người có được nền đạo đức cơ bản
b. Xử lý bằng pháp luật chỉ mang tính răn đe, còn xử lý bằng đạo đức có tính giáo dục
cao.
c. Đạo đức là tự ý thức của mỗi người, là sự tự giác của mỗi người khi không cần đến
biện pháp của Pháp luật cưỡng chế thực hiện
d. Tất cả đều đúng
26. Pháp luật không có ở chế độ nào sau đây?
a. Cộng sản nguyên thủy
b. Chiếm hữu nô lệ
c. Phong kiến
d. Tư bản chủ nghĩa
27. Bản chất của Pháp luật là?
a. Là hệ thống các văn bản, các quy phạm pháp luật
b. Biểu hiện ý chí của giai cấp thống trị
c. Là cơ sở để quản lý xã hội
d. Là một hình thái ý thức xã hội của con người
28. Chức năng nào KHÔNG phải là chức năng của pháp luật:
a. Chức năng điều chỉnh các quan hệ xã hội
b. Chức năng xây dựng và bảo vệ tổ quốc
c. Chức năng bảo vệ các quan hệ xã hội
d. Chức năng giáo dục
29. Các thuộc tính của pháp luật là:
a. Tính bắt buộc chung (hay tính quy phạm phổ biến)
b. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức
c. Tính bắt buộc chung (hay tính quy phạm phổ biến); Tính xác định chặt chẽ về mặt hình
thức
d. Tất cả đều sai
30. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, nhà nước và pháp luật là hai hiện tượng
xã hội:
a. Cùng phát sinh, phát triển, cùng tồn tại và tiêu vong.
b. Luôn luôn phát sinh, phát triển và tồn tại cùng với xã hội loài người
c. Nhà nước có thể bị tiêu vong còn pháp luật thì tồn tại mãi mãi
d. Pháp luật có thể bị mất đi còn nhà nước thì cùng tồn tại với xã hội loài người
31. Thuộc tính (đặc trưng) nào sau đây là của pháp luật:
a. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức
b. Tính bắt buộc chung (tính quy phạm phổ biến
c. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức; Tính bắt buộc chung (tính quy phạm phổ biến
d. Tất cả đều sai
32. Thuộc tính (đặc trưng) nào sau đây là của pháp luật:
a. Tính bắt buộc chung (tính quy phạm phổ biến)
b. Tính được đảm bảo thực hiện bằng nhà nước
c. Tính được đảm bảo thực hiện bằng nhà nước; Tính bắt buộc chung (tính quy phạm phổ
biến)
d. Tất cả đều sai
33. Thuộc tính (đặc trưng) nào sau đây là của pháp luật:
a. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức
b. Tính được đảm bảo thực hiện bằng nhà nước
c. Tính được đảm bảo thực hiện bằng nhà nước; Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức
d. Tất cả đều sai
34. Thuộc tính (đặc trưng) nào sau đây là của pháp luật:
a. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức
b. Điều chỉnh các quan hệ xã hội
c. Cả A và B đều đúng
d. Cả A và B đều sai
35. Thuộc tính (đặc trưng) nào sau đây là của pháp luật:
a. Tính bắt buộc chung (tính quy phạm phổ biến)
b. Bảo vệ các quan hệ xã hội
c. Điều chỉnh các quan hệ xã hội
d. Tính xác định chặt chẽ
36. Thuộc tính (đặc trưng) nào sau đây là của pháp luật:
a. Giáo dục hành vi con người
b. Tính được đảm bảo thực hiện bằng nhà nước
c. Điều chỉnh các quan hệ xã hội
d. Tính xác định chặt chẽ
37. Chức năng nào sau đây là của Pháp luật
a. Bảo vệ các quan hệ xã hội
b. Tính được đảm bảo thực hiện bằng nhà nước
c. Điều chỉnh các quan hệ xã hội
d. Tính xác định chặt chẽ
38. Chức năng nào sau đây là của Pháp luật
a. Giáo dục hành vi con người
b. Tính được đảm bảo thực hiện bằng nhà nước
c. Giác ngộ
d. Tất cả đều sai
39. Pháp luật là quy tắc xử sự chung, được áp dụng đối với tất cả mọi người là thể hiện
đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
a. Tính quy phạm phổ biến.
b. Tính phổ cập.
c. Tính rộng rãi.
d. Tính nhân văn.
40. Pháp luật do Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện
a. Bằng quyền lực Nhà nước
b. Bằng chủ trương của Nhà nước.
c. Bằng chính sách của Nhà nước.
d. Bằng uy tín của Nhà nước.
41. Pháp luật không quy định về những việc nào dưới đây ?
a. Nên làm
b. Được làm.
c. Phải làm
d. Không được làm.
42. Một trong những đặc trưng của pháp luật thể hiện ở
a. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
b. Tính hiện đại.
c. Tnh cơ bản
d. Tính truyền thống.
43. Để quản lí xã hội, Nhà nước cần sử dụng phương tiện quan trọng nhất nào dưới đây?
a. Pháp luật
b. Giáo dục.
c. Thuyết phục
d. Tuyên truyền.
44. Nội dung của tất cả các văn bản pháp luật đều phải phù hợp, không được trái với Hiến
pháp là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
a. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
b. Tính quy phạm phổ biến..
c. Tính phù hợp về mặt nôi dung.
d. Tính bắt buộc chung.
45. Các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành phù hợp với lợi ích của giai cấp cầm
quyền là thể hiện bản chất nào dưới đây của phâp luật?
a. Bản chất xã hội.
b. Bản chất giai cấp.
c. Bản chất nhân dân.
d. Bản chất dân tộc.
46. Pháp luật có tính quyền lực, bắt buộc chung, nghĩa là quy định bắt buộc đối với
a. Mọi người từ 18 tuổi trở lên.
b. Mọi cá nhân tổ chức.
c. Mọi đối tượng cần thiết.
d. Mọi cán bộ, công chức.
47. Pháp luật phản ánh những nhu cầu, lợi ích của giai cấp, tầng lớp khác nhau trong xã
hội là thể hiện bản chất nào dưới đây của pháp luật?
a. Bản chất xã hội.
b. Bản chất giai cấp.
c. Bản chất nhân dân.
d. Bản chất hiện đại.
48. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định nam, nữ khi kết hôn với nhau phải
tuân theo điều kiện: “Việc kết hôn phải được đăng kí và do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền thực hiện”, là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật ?
a. Tính nghiêm túc.
b. Tính quy phạm phổ biến.
c. Tính nhân dân và xã hội.
d. Tính quần chúng rộng rãi.
49. Khoản 2 Điều 69 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về nghĩa vụ của cha
mẹ: “Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con chưa
thành niên” là thể hiện mối quan hệ giữa pháp luật với
a. Kinh tế
b. Đạo đức.
c. Chính trị
d. Văn hóa.
50. Pháp luật có vái trò như thế nào đối với công dân ?
a. Bảo vệ quyền tự do tuyệt đối của công dân
b. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
c. Bảo vệ lợi ích của công dân.
d. Bảo vệ mọi nhu cầu của công dân.

You might also like